Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Áp dụng hiệu quả các phương pháp sửa lỗi phát âm trong dạy học tiếng Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.01 KB, 8 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 223-230
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0168

ÁP DỤNG HIỆU QUẢ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM
TRONG DẠY HỌC TIẾNG PHÁP
Trương Thị Thuý, Chu Đỗ Quyên
Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Sửa lỗi phát âm là hoạt động không thể tách rời trong dạy/học ngoại ngữ. Tuy
nhiên thực tế cho thấy hoạt động sửa lỗi của giáo viên phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc yêu
cầu học sinh bắt chước theo mẫu. Thực trạng này phần lớn là do giáo viên thiếu kiến thức
hệ thống về các phương pháp sửa lỗi phát âm. Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra,
đọc tài liệu, so sánh, phân tích và tổng hợp, tác giả bài báo cung cấp cho giáo viên những
hiểu biết hệ thống, tường minh về các phương pháp sửa lỗi phát âm cũng như những lưu ý
để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Từ đó góp phần quan trọng giúp giáo viên nâng
cao hiệu quả của hoạt động sửa lỗi phát âm đồng thời giúp người học hoàn thiện năng lực
phát âm của bản thân.
Từ khóa: Phát âm tiếng Pháp, phương pháp sửa lỗi phát âm.

1.

Mở đầu

Trong khung tham chiếu trình độ ngơn ngữ chung của Châu Âu, yêu cầu về năng lực ngữ
âm là thành tố không thể thiếu ở mỗi cấp độ làm chủ ngôn ngữ của người học, từ cấp độ cơ bản
nhất đến cấp độ cao nhất [6, 10, 14]. Vì lẽ đó, thật dễ hiểu khi phát âm đúng giờ đây là mong muốn
của bất kì người học ngơn ngữ nào. Khơng khó để có thể nhận thấy các khố luyện phát âm ngày
càng nhiều và luôn thu hút rất đông người học. Thực tế này cũng đồng thời cho thấy những hạn
chế nhất định của việc dạy phát âm trong môi trường học đường. Điều đó được lý giải một phần là


do thời lượng dành cho việc luyện âm không nhiều trong chương trình học nhưng mặt khác cũng
phải thừa nhận thực tế là giáo viên chưa thật sự quan tâm tới việc sửa lỗi phát âm cho học sinh và
hiệu quả sửa lỗi phát âm cho học sinh của giáo viên chưa cao [3].
Trong học kì 2 của năm học 2016-2017, tác giả đã thực hiện điều tra đối với sinh viên năm
thứ nhất và năm thứ hai khoa tiếng Pháp thì có tới 73,5 % sinh viên cho biết giáo viên chỉ thỉnh
thoảng sửa lỗi phát âm và 100% khẳng định phương pháp sửa lỗi phát âm được giáo viên sử dụng
thường xuyên nhất là phương pháp bắt chước theo mẫu. Kết quả điều tra cũng đồng thời cho thấy
hoạt động sửa lỗi phát âm cịn thiên về mục đích thuận tiện hơn là mục đích khoa học, hiệu quả
[12, 14]. Bởi lẽ, theo Abry và Veldeman-Abry thì giáo viên cần lựa chọn phương pháp sửa lỗi phát
âm dựa vào loại lỗi mà học sinh mắc phải và đặc điểm của người học [1].
Các phương pháp sửa lỗi phát âm ít nhiều đã được đề cập tới dù còn phân tán trong
sách của một số tác giả tiêu biểu như Abry D. và Veldeman-Abry J. [1]; Billières M. [2, 3];
Ngày nhận bài: 15/5/2017. Ngày nhận đăng: 2/8/2017
Liên hệ: Trương Thị Thuý, e-mail:

223


Trương Thị Thuý, Chu Đỗ Quyên

Champagne-Muzar C. và Bourdages J. [5]; Lauret B. [9] . . . Những tác phẩm này hướng đến khái
quát chung về các nội dung dạy và học ngữ âm tiếng Pháp trong đó có giới thiệu sơ lược về các
phương pháp sửa lỗi ngữ âm. Đó là một hạn chế cản trở đáng kể giáo viên trong việc tiếp cận và
hiểu đúng, hiểu đủ để có thể áp dụng các phương pháp sửa lỗi phát âm trong các tác phẩm này.
Xuất phát từ thực tế trên đây, chúng tôi viết bài báo này với mong muốn đem đến cho giáo viên
cái nhìn tổng quan, tường minh về các phương pháp sửa lỗi phát âm cũng như những lưu ý trong
việc lựa chọn phương pháp sửa lỗi phù hợp để từ đó có thể chủ động áp dụng một cách linh hoạt
và hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

2.

2.1.

Nội dung nghiên cứu
Các phương pháp sửa lỗi phát âm

Với nền tảng kiến thức, kĩ năng có được từ các bài tập phát âm đặc biệt là bài tập nghe tiếp
nhận, người học ít nhiều có thể có khả năng tự sửa lỗi phát âm cũng như sửa lỗi phát âm cho nhau
và giáo viên ln khuyến khích điều đó [13]. Tuy nhiên, người giáo viên có vai trị khơng thể thiếu
trong việc sửa lỗi phát âm, đặc biệt là với đối tượng người học ở trình độ ban đầu [8]. Khi trực tiếp
làm nhiệm vụ sửa lỗi phát âm thì với vốn kiến thức về cấu âm, âm học cũng như khả năng phát
âm tốt, giáo viên hồn tồn có thể cải thiện khả năng phát âm của người học nhờ vào các phương
pháp sửa lỗi phát âm được giới thiệu rất cụ thể dưới đây.

2.1.1. Phương pháp cấu âm
Phương pháp này ra đời xuất phát từ quan điểm sở dĩ người học mắc lỗi khi phát âm một
âm nào đó là do khi phát âm đã để vị trí và hình dáng các bộ phận của bộ máy cấu âm khơng đúng.
Do đó để người học khơng mắc lỗi phát âm nữa thì giáo viên cần hướng dẫn cho người học đặt các
bộ phận của bộ máy cấu âm đúng vị trí khi phát âm [5, 11].
Phương pháp này dùng phù hợp với đối tượng người học có khả năng điều chỉnh linh hoạt,
làm chủ tốt được các vận động của bộ máy cấu âm và với những lỗi phát âm liên quan tới các bộ
phận dễ nhìn thấy của bộ máy cấu âm.
Để hỗ trợ cho phương pháp sửa lỗi này giáo viên và học sinh có thể sử dụng gương để kiểm
tra vận động của các bộ phận cấu âm, dùng các hình ảnh mô tả các bộ phận cấu âm của âm liên
quan, còn nếu là liên quan đến các hiện tượng thanh điệu thì giáo viên có thể dùng đến các hình
biểu thị [2, 9, 16].
Để minh họa cho hoạt động sửa lỗi bằng phương pháp này, sau đây chúng tôi giới thiệu cách
thức áp dụng vào thực tế sửa lỗi cho sinh viên thơng qua một ví dụ cụ thể liên quan đến đặc tính
mơi vốn rất đặc thù trong phát âm tiếng Pháp khi mà có tới 2/3 số nguyên âm và 1/2 số phụ âm và
các bán phụ âm liên quan đến đặc tính trịn mơi và đơi khi là cả việc đẩy môi về trước khi phát âm
[15]. Đó là khi học sinh mắc lỗi phát âm từ đại từ chủ ngữ tu [ty] thành [tu] thì giáo viên có thể

lưu ý cho học sinh biết về đặc điểm mơi trịn và đẩy mạnh về phía trước đồng thời lưỡi cần đưa ra
phía trước khoang miệng khi phát âm [y].

2.1.2. Phương pháp phiên âm
Phương pháp này sử dụng các kí tự trong bảng chữ cái ngữ âm quốc tế API ra đời vào năm
1883 để chỉ ra cho người học biết sử dụng âm nào đã được học để phát âm một từ nào hay một nội
dung lời nói nào đó. Tuy nhiên hoạt động phiên âm cho tới giờ vẫn được đánh giá là chủ yếu dành
cho các chuyên gia ngữ âm hơn là đối tượng người học đại trà đặc biệt là đối tượng người học nhỏ
224


Áp dụng hiệu quả các phương pháp sửa lỗi phát âm trong dạy học tiếng Pháp

tuổi, người mới bắt đầu học hoặc nắm không rõ bảng chữ cái ngữ âm quốc tế.
Hạn chế của phương pháp này là làm cho hoạt động phát âm vốn là hoạt động nói thành
hoạt động gắn nhiều với dạng viết và khơng khuyến khích việc nghe tiếp nhận vốn rất cần thiết khi
học phát âm [14]. Tuy nhiên khơng vì vậy mà cần phải loại bỏ bảng chữ cái ngữ âm quốc tế bằng
mọi cách khi mà người học vẫn thường xuyên gặp các biểu tượng này trong các từ điển và chúng
có thể hỗ trợ rất tốt cho người học trong việc phát âm một từ mới cũng như tra cứu một từ đã biết
nhưng chưa chắc chắn về cách phát âm. Thông qua việc phiên âm thì các âm khó nghe cũng như
các hiện tượng nối âm, luyến âm, không phát âm e không ổn định. . . sẽ trở nên dễ hình dung hơn
với người học.

2.1.3. Phương pháp bắt chước theo mẫu
Với phương pháp này người học khi mắc lỗi sẽ nghe theo mẫu từ các phương tiện nghe nhìn
hoặc từ giáo viên để bắt chước lại cho đúng [8]. Trong thực tế dạy học cho sinh viên thì khi sinh
viên phát âm sai, giáo viên sẽ nói lại ở dạng đúng và sinh viên nhắc lại theo sau. Phương pháp này
được giáo viên sử dụng thường xuyên bởi tính tiện dụng nhanh chóng của nó.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với đối tượng người học có bộ máy cấu âm linh
hoạt, dễ thích ứng cịn nếu khơng thì sẽ khó lịng khắc phục nhanh được lỗi sai. Ngồi ra sửa lỗi

theo phương pháp này người học sẽ không biết được vì sao mình mắc lỗi, giáo viên phát hiện ra
lỗi ở người học nhưng không chỉ cho người học nguyên do lỗi mà chỉ đơn thuần là yêu cầu người
học nhắc lại theo mình. Như vậy cũng có nghĩa là nguy cơ tái mắc lỗi ở người học khá cao khi mà
chưa biết gốc rễ của lỗi là do đâu.

2.1.4. Phương pháp cặp âm đối lập
Phương pháp cặp âm đối lập ra đời vào thời kì phát triển thịnh vượng của ngôn ngữ học cấu
trúc. Phương pháp này đặc biệt quan tâm đến các cặp âm mà sự chuyển đổi giữa chúng dẫn đến sự
khác biệt về hình thái – cú pháp và từ vựng cho phép hiểu một cấu trúc, một từ [5, 11].
Ví dụ việc học sinh mắc lỗi phát âm giữa hai âm [e] và [ ] sẽ ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa
của hai câu: Prends les livres hay là Prends le livre. Việc phát âm chính xác hai âm này ở đây là
rất quan trọng vì đó là dấu hiệu duy nhất mà người nghe có thể dựa vào để hiểu chính xác thơng
điệp của người nói (khi nói thì livres và livre được phát âm giống nhau).
Ưu điểm của phương pháp này là đã chứng minh được mối liên hệ chặt chẽ giữa ngữ âm với
từ vựng và hình thái – cú pháp. Tuy nhiên phương pháp này khó áp dụng hiệu quả cho người học
ở trình độ ban đầu khi mà vốn ngữ vựng còn rất hạn chế [11].

2.1.5. Phương pháp âm học
Trong số các phương pháp sửa lỗi phát âm thì phương pháp âm học là phương pháp được
hình thành dựa trên những ngữ liệu khoa học có cơ sở nhất và là bước tiến lớn trong lĩnh vực sửa
lỗi phát âm [4, 7, 12, 11]. Phương pháp này ra đời xuất phát từ quan điểm sở dĩ người học phát
âm không đúng là do chưa nghe ra đúng các đặc trưng của âm. Do đó, cần thiết phải đặt âm đó
vào ngữ cảnh thuận lợi. Ngữ cảnh thuận lợi ở đây được hiểu là môi trường âm và môi trường thanh
điệu cho phép làm nổi bật lên được những đặc trưng âm học của âm. Khi âm được đặt vào ngữ
cảnh thuận lợi thì người học sẽ nghe được âm rõ, chính xác nhất và làm nền tảng cho việc phát âm
chính xác. Ngồi ra khi âm được đặt vào ngữ cảnh thuận lợi thì người học cũng sẽ dễ dàng hơn
trong việc phát âm «ra» được âm đó và bộ máy cấu âm cũng sẽ thích ứng từng bước dễ dàng hơn.
Ví dụ, một nguyên âm mũi sẽ được nghe rõ hơn khi nó nằm trong cùng âm tiết với một phụ âm
mũi, một nguyên âm bổng bị phát âm trầm thì cần đặt ngun âm đó trong cùng âm tiết với phụ
225



Trương Thị Thuý, Chu Đỗ Quyên

âm bổng để làm rõ tính chất bổng của ngun âm đó, một ngun âm bị phát âm yếu thì cần đặt
nó trong cùng âm tiết với các phụ âm mạnh. . .
Theo tác giả Lauret, ngữ cảnh thuận lợi cho âm liên quan chủ yếu đến các đặc tính: bổng /
trầm (le trait aigu / grave), tính mơi (la labialité), cường độ mạnh yếu (la tension) của âm [9]. Về
đặc tính mạnh, yếu của âm thì tất cả các nguyên âm tiếng Pháp đều là ngun âm mạnh, cịn với
các phụ âm thì phụ âm tắc sẽ mạnh hơn phụ âm xát, phụ âm vô thanh mạnh hơn phụ âm hữu thanh
tương ứng.
Tác giả Calbris còn đề xuất các yếu tố ngữ cảnh thuận lợi khác, cụ thể: môi trường trầm
được tạo ra với ngữ điệu xuống và tốc độ lời nói chậm, mơi trường bổng được tạo ra với ngữ điệu
lên và tốc độ lời nói nhanh [4].
Ngồi vai trị của các đặc tính trầm / bổng, mạnh / yếu, ngữ điệu lên / xuống, tốc độ lời nói
nhanh / chậm trong việc tạo ra môi trường âm thuận lợi cho các âm. Trong quá trình xây dựng, lựa
chọn sử dụng các bài tập nghe tiếp nhận cũng như sửa lỗi phát âm của học sinh để người học nghe
được rõ nhất, chính xác nhất đặc trưng âm học của các âm có tác dụng hỗ trợ tốt cho hoạt động sửa
lỗi phát âm, giáo viên cần nắm được những đặc trưng âm học cơ bản sau liên quan đến các nguyên
âm và các phụ âm [9].
Nguyên âm nhìn chung sẽ được nghe rõ nhất trong âm tiết mang trọng âm. Ngoài ra khi
nằm trong âm tiết đóng mang trọng âm thì các nguyên âm sau sẽ được đọc kéo dài, nghe rõ. Thứ
nhất là các nguyên âm mũi và [o] [ø] (ví dụ: mange [m ; ], il ronfle [r ;fl], mince [m :s], la côte
[ko:t], c’est neutre [nø:tr], une chanteuse [∫ tø:z] Thứ hai là khi các nguyên âm miệng đứng trước
các phụ âm [r], [v], [z], [ ] (ví dụ: la chose [∫ o:z], le port [p :r], je rêve [rε:v], c’est rouge [ru: ])
[1, 5, 7, 9].
Đối với các phụ âm thì chúng sẽ được nghe thấy rõ nhất khi nằm ở đầu âm tiết mang trọng
âm (ví dụ: d’accord [da’k r], tu iras? [tyi’ra]). Còn khi phụ âm đứng sau ngun âm thì nó sẽ ở
"vị thế" yếu, nghe thấy khó hơn (ví dụ: l’amour [la’mur) và thậm chí có cảm giác bị xố bỏ (đặc
biệt là đối với [r] [l]) khi nó đứng sau một phụ âm khác (ví dụ: quatre, à table !, par la fenêtre

[parla’fnεtr]) [1, 5, 7, 9].
Môi trường thuận lợi khi thực hiện việc sửa lỗi phát âm sẽ được xác định tuỳ thuộc vào lỗi
mắc phải. Cụ thể, khi nguyên âm được phát âm q bổng và cần được trầm hố thì cần đưa nó vào
mơi trường cùng với các phụ âm trầm, ngữ điệu xuống, tốc độ lời nói chậm và thậm chí có thể
cho người học phát âm ngun âm trầm hơn đối lập với cách phát âm âm hiện tại của người học.
Chẳng hạn, khi học sinh phát âm câu Il a bu [ilaby] thành [ilabu] tức là âm [y] (một nguyên âm
bổng) bị phát âm thành [u] (một nguyên âm trầm). Cũng trong câu này ta có thể nhận thấy nguyên
âm [y] đi kèm với phụ âm [b] (là một phụ âm trầm). Để sửa lỗi phát âm trầm hố ngun âm này
giáo viên sẽ thay đổi mơi trường âm xung quanh nguyên âm [y] bằng một phụ âm bổng (và nếu
có thể thì đặt vào câu có ngữ điệu lên), phụ âm [s] chẳng hạn và cho học sinh phát âm [sy] và yêu
cầu lặp đi lặp lại nhiều lần. Sau đó, giáo viên thay đổi bằng phụ âm đi cùng khác để tính chất bổng
ngày càng bớt đi và tiến về phụ âm ban đầu là [b]. Có thể thực hiện theo trật tự sau [sy, ny, dy, ky,
vy, py, by].
Khi phụ âm bị phát âm quá rõ và cần làm cho yếu bớt đi thì cần đặt nó vào vị trí cuối của
âm tiết và trong môi trường ngữ điệu xuống. Chẳng hạn, khi học sinh phát âm [∫ ] (phụ âm xát) bị
phát âm mạnh lên thành [t∫ ] (phụ âm bán tắc) thì cần đặt [∫ ] ở vị trí cuối của từ và trong câu có
ngữ điệu xuống, ví dụ: Je fais de la marche.
Khi phụ âm bị phát âm quá yếu và cần làm cho rõ hơn thì cần đặt nó vào vị trí đầu của
âm tiết và trong mơi trường ngữ điệu lên. Chẳng hạn, khi học sinh phát âm câu Je vais à Paris
226


Áp dụng hiệu quả các phương pháp sửa lỗi phát âm trong dạy học tiếng Pháp

[ vεapari] thành [ vεabari] tức là [p] (phụ âm tắc vô thanh) bị phát âm yếu đi thành [b] (phụ âm
tắc hữu thanh). Lúc này để cho người học phát âm ra âm [p] thì giáo viên sẽ đặt nó ở vị trí âm tiết
đầu và làm mạnh lên bằng ngữ điệu, ví dụ: Vive Paris!
Khi nguyên âm được phát âm quá trầm và cần được bổng hố thì cần để nó vào mơi trường
cùng với các phụ âm bổng, ngữ điệu lên, tốc độ lời nói nhanh và thậm chí có thể cho người học
phát âm nguyên âm bổng hơn đối lập với cách phát âm âm hiện tại của người học. Khi ngun

âm được phát âm khơng đủ trịn mơi thì cần để nó vào mơi trường cùng với các phụ âm môi. Khi
nguyên âm được phát âm không đủ đẩy ra trước thì cần để nó vào mơi trường cùng với các phụ âm
trước.
Để có thể áp dụng hiệu quả phương pháp âm học trong dạy và sửa lỗi phát âm cho học sinh,
giáo viên cần nắm vững các đặc tính âm học của âm và khi áp dụng việc sửa lỗi phát âm dựa trên
ngữ cảnh thuận lợi cần chú ý đảm bảo nguyên tắc thực hiện theo tiến độ giảm dần mức độ thuận
lợi của ngữ cảnh để tiến dần tới ngữ cảnh gốc.
Dưới đây chúng tôi giới thiệu bảng sắp xếp các âm theo các đặc tính trên đây để thuận tiện
cho giáo viên trong sử dụng.
Bảng 1. Các đặc tính âm học của ngun âm [9]

Hình 1. Sắp xếp mức độ bổng / trầm của các nguyên âm miệng [1]
227


Trương Thị Thuý, Chu Đỗ Quyên

Hình 2. Sắp xếp mức độ bổng / trầm của các nguyên âm mũi [1]
Bảng 2. Bảng các đặc tính âm học của phụ âm [9]

Hình 3. Mức độ trầm / bổng của phụ âm [9]
Bảng 3. Sắp xếp các phụ âm theo tính chất vô thanh / hữu thanh, tắc / xát [1]

228


Áp dụng hiệu quả các phương pháp sửa lỗi phát âm trong dạy học tiếng Pháp

2.2.


Lựa chọn phương pháp sửa lỗi

Lựa chọn phương pháp sửa lỗi phát âm để sử dụng phải dựa trên lỗi phát âm mà người học
mắc phải và khả năng đáp ứng của người học đối với phương pháp đó.
Dựa trên lỗi phát âm của người học vì có lỗi dùng phương pháp này sẽ hiệu quả hơn phương
pháp khác. Trước mỗi lỗi phát âm của người học, giáo viên cần phải có khả năng "chẩn đoán" ra
loại lỗi để định hướng cho việc sử dụng (những) phương pháp sửa lỗi phù hợp. Ví dụ với lỗi người
học phát âm [y] thành [u] thì việc sử dụng phương pháp cấu âm sẽ khó thực hiện được vì xét về
mặt cấu âm, hai âm này chỉ khác nhau ở đặc tính trước hay sau của lưỡi trong khoang miệng mà sự
khác biệt về vị trí đặt của bộ phận cấu âm này thì rất khó quan sát. Do đó trong trường hợp này thì
phương pháp âm học sẽ được ưu tiên sử dụng (cách thức sửa lỗi cụ thể xem lại phần phương pháp
âm học 2.1.5)
Lựa chọn phương pháp sửa lỗi phát âm còn phải dựa trên khả năng đáp ứng của người học
đối với mỗi phương pháp. Cùng một lỗi có thể dùng nhiều phương pháp sửa lỗi khác nhau nhưng
hiệu quả của các phương pháp có thể khơng như nhau và giáo viên sẽ cần biết thay đổi để lựa chọn
được phương pháp phù hợp nhất. Chẳng hạn với người học mà khả năng làm chủ các vận động của
bộ máy cấu âm bị hạn chế thì giáo viên khơng nên sử dụng phương pháp cấu âm để sửa lỗi. Hoặc
một ví dụ cụ thể hơn khi người học mắc lỗi phát âm [y] thành [i] thì giáo viên có thể lần lượt sử
dụng một trong hai phương pháp (phương pháp cấu âm liên quan sự khác biệt về đặc tính trịn mơi
của hai âm và phương pháp âm học bằng cách đặt âm [y] vào môi trường ngữ điệu xuống với các
phụ âm trầm như [b] [m] để giảm độ bổng) khi phương pháp đầu tiên dùng chưa đạt hiệu quả như
mong muốn.

3.

Kết luận

Có khả năng lựa chọn để sử dụng phù hợp mang lại được hiệu quả cao nhất là kĩ năng cần
thiết với bất kì người giáo viên nào. Điều đó được thể hiện trong việc lựa chọn tư liệu dạy học,
chọn lọc hoạt động dạy học, xác định cách thức tổ chức hoạt động dạy học... Trong sửa lỗi phát

âm cho người học, việc lựa chọn phương pháp sửa lỗi phù hợp có vai trị quan trọng và ảnh hưởng
quyết định đến hiệu quả của hoạt động sửa lỗi phát âm. Bài báo giới thiệu một cách hệ thống về
các phương pháp sửa lỗi phát âm và những lưu ý trong việc lựa chọn phương pháp. Tác giả tin
tưởng nội dung bài báo khơng chỉ là nguồn tư liệu hữu ích cho giáo viên giảng dạy tiếng Pháp mà
còn cho giáo viên dạy ngơn ngữ nói chung, giúp cho hoạt động sửa lỗi phát âm được định hướng
tốt hơn và do đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Abry D. et Veldeman-Abry J., 2007. La phonétique – audition, prononciation, correction. Clé
International, Paris.
[2] Billières M., 2002. Le corps en phonétique corrective. De Boeck Université, Bruxelles.
[3] Billières M., 2016. La phonétique corrective est-elle soluble dans la didactique?, Revue
FDLM – Recherches et applications, No 60, 118-127.
[4] Calbris G., 1996. La prononciation et la correction phonétique // Guide pédagogique pour le
professeur de franc¸ais langue étrangère. Hachette, Paris.
[5] Champagne-Muzar C. et Bourdages J., 1998. Le point sur la phonétique. Clé International,
Paris.
[6] Conseil de l’Europe, 2005. Un cadre européen commun de référence pour les langues:
apprendre, enseigner, évaluer. Didier, Paris.
229


Trương Thị Thuý, Chu Đỗ Quyên

[7] Intravaia P., 2016. La formation verbo-tonale des professeurs de FLE. Revue FDLM –
Recherches et applications, No 60, 128-136.
[8] Kamber A. et Carine Skupien-Dekens C., 2015. La correction phonétique en franc¸ais langue
étrangère: enseignement et évaluation en laboratoire multimédia. Cahiers de l’APLIUT, Vol.
XXIX, No 2, 89-102.
[9] Lauret B., 2007. Enseigner la prononciation du franc¸ais: questions et outils. Hachette, Paris.
[10] Matter J, 2013. La prononciation authentique en langue étrangère: un problème négligé.

Revue franc¸aise de linguistique appliquée, Vol. XI, No 1, 21-32.
[11] Nguyễn Quang Thuấn, 2005. Cours de méthodologie de l’enseignement des compétences
linguistiques. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[12] Rahmatian R. et Mehrabimarzieh P., 2012. An investigation on the different method of
phonetic correction in foreign languages teaching / learning. Journal of language related
research, Vol. 1, No 2, tr33-49.
[13] Trương Thị Thuý, 2016. Nâng cao tính hiệu quả trong xây dựng và chọn lọc hệ thống bài tập
phục vụ dạy học phát âm tiếng Pháp. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số
61 (6), tr 139-146.
[14] Vaissière J., 2015. La phonétique – Collection «Que sais-je ?». Presse Universitaire de
France, Paris.
[15] Weber C., 2016. Variation et variabilité de la prononciation: quelle place en didactique de
l’oral. Revue FDLM – Recherches et applications, No 56, 35-46.
[16] Wioland F., 1991. Prononcer les mots du franc¸ais. Hachette, Paris.
ABSTRACT
Effective use of phonetic correction methods in the teaching of French
Truong Thi Thuy, Chu Do Quyen
Faculty of French, Hanoi National University of Education
Phonetic correction is a component of foreign language teaching / learning. However,
teaching practices reveal that teachers often ask students to repeat according to the model. This is
due to the lack of systematic knowledge about phonetic correction methods in most teachers. Using
the methods of observing, investigating, documenting, comparing, analyzing and synthesizing, the
author of the article provides teachers with systematic and very explicit knowledge of the methods
of phonetic correction as well as remarks for the right choice of method. The aim is to help teachers
improve phonetic correction and learners to improve their skills in phonetics.
Keywords: French pronunciation, phonetic correction methods.

230




×