Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.08 KB, 9 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 200-208
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0105

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH
TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
Hoàng Phan Hải Yến

Khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên, trường Đại học Vinh
Tóm tắt. Trong q trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế nông nghiệp của Nghệ An đã
đạt được những thành tựu đáng kể, cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng nền nơng
nghiệp hàng hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; song sự chuyển
dịch này diễn ra còn chậm và bộc lộ nhiều hạn chế. Bài viết này tập trung phân tích tình
hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế về khía cạnh ngành trong nơng nghiệp của tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2000 - 2015.
Từ khóa: Cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.

Mở đầu

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và
chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương
thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn,
bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn ni, sơ chế nơng sản; theo nghĩa rộng, cịn bao
gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp là q trình làm thay đổi về tỉ lệ giữa các chuyên
ngành, tiểu ngành thuộc ngành hay lĩnh vực nơng nghiệp theo một chủ đích nhất định. Trong nền
kinh tế thị trường, sự thay đổi tỉ lệ về quy mô sản xuất, giá trị sản lượng giữa các chuyên ngành,


tiểu ngành của nông nghiệp theo một hướng nào đó nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu
thị trường và hiệu quả kinh tế tối đa.
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có diện tích tự nhiên lớn nhất
cả nước, với 1.648.162 ha, chiếm 4,98% diện tích tự nhiên tồn quốc. Trong tổng diện tích đất tự
nhiên, đất nơng nghiệp chiếm 1.463,64 nghìn ha, tương đương 88,8%. Năm 2015, dân số toàn tỉnh
là 3.063.944 người, dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 41,4%. [1]
Việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều tác giả
đề cập đến. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo ngành trong nông nghiệp. Các nghiên cứu phần lớn đề cập đến vấn đề sử dụng đất
nông nghiệp theo hướng bền vững [4] , chuyển dịch cơ cấu cây trồng [5] , chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp [6] của một địa phương cụ thể chứ chưa nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh. Vì
vậy, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao
Ngày nhận bài: 15/7/2017. Ngày sửa bài: 11/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017
Liên hệ: Hoàng Phan Hải Yến, e-mail:

200


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015

hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An theo hướng
phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là rất cần thiết.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu của bài báo được tác giả tính tốn, phân tích từ các nguồn như: Niên giám thống kê

của Cục Thống kê Nghệ An, các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như Sở nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cung cấp. Những số liệu sơ cấp được thu thập và sau đó tính tốn thành các
bảng biểu để dễ so sánh, nhận xét và phân tích. Tất cả các dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ
2000 đến 2015, một số khác cập nhật đến 2016.
Đề đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu, bài báo đã sử dụng kết hợp các phương pháp
như:
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu (thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp): Số liệu liên
quan đến hoạt động khai thác thủy sản ở vùng bờ tỉnh Nghệ An được thu thập thông qua Niên giám
thống kê hàng năm của tỉnh Nghệ An, thu thập từ các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các văn bản nêu trên,
tác giả đã tiến hành phân tích, tổng hợp góp phần làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo ngành trong nông nghiệp tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Tác giả tiến hành thực địa khảo sát tình hình kinh tế - xã
hội và các hoạt động nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thủy sản ở các huyện thị
phát triển mạnh về nông nghiệp, tiếp xúc với nông dân và các chủ trang trại trong nông nghiệp để
nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Đây là phương pháp được tác giả thực hiện
bằng hệ thống câu hỏi bằng miệng với các chuyên gia về nông nghiệp ở Sở Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn Nghệ An, các Trưởng phịng Nông nghiệp, Trưởng trạm sản xuất giống và dịch vụ
nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thị để thu thập thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp
một cách tồn diện.

2.2.

Kết quả nghiên cứu

2.2.1. Những lợi thế chính cho phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An
- Nghệ An là một tỉnh có 83% diện tích là đồi núi, đồng bằng chỉ chiếm 17% diện tích. Trên
địa bàn của tỉnh có đầy đủ các dạng địa hình và thổ nhưỡng của Việt Nam: đồng bằng, đồi, núi,

đất ven biển, hệ thống các đảo thuận lợi cho phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng.
- Năm 2015, trong tổng số diện tích đất nơng nghiệp là 1.463,64 nghìn ha, đất giành cho
sản xuất nông nghiệp chiếm 20,76%, đất cho sản xuất lâm nghiệp chiếm 78,48%, đất giành cho
nuôi trồng thủy sản là 0,65%, đất làm muối là 0,06%, đất nông nghiệp khác là 0,05%. Ngồi ra,
tỉnh cịn có quỹ đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc nhưng có khả năng đưa vào sản
xuất nơng nghiệp khoảng 356,7 nghìn ha. Phần lớn diện tích đất này tập trung ở các huyện miền
núi vùng Tây Nam của tỉnh.
- Nghệ An có chiều dài 82 km bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 4.230 hải lí
vng. Tài nguyên biển của Nghệ An được đánh giá là khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản
khoảng 78.000 tấn, trong đó trữ lượng cá biển khoảng 74.000 tấn, khả năng cho phép khai thác từ
201


Hồng Phan Hải Yến

29.000 - 30.000 tấn/năm; mực có trữ lượng ước tính khoảng 3.000 tấn, khả năng cho phép khai
thác 1.500 tấn/năm; tơm có trữ lượng khoảng 700 tấn, khả năng cho phép khai thác 350 tấn/năm.
Ngoài ra, biển Nghệ An cịn có các lồi nhuyễn thể có giá trị cao như: Ốc Hương, Ngao, Điệp,
Sị Lơng. Đặc biệt, moi biển là loại đặc sản của Nghệ An, khả năng khai thác từ 1.500 - 2.000
tấn/năm.[5]
- Nguồn lao động của Nghệ An dồi dào, có nhiều triển vọng cho phát triển nông nghiệp.
Hiện nay, lực lượng lao động sống ở vùng nông thôn Nghệ An là 1,67 triệu người, chiếm 85,6%
tổng số lao động trong tỉnh, trong đó có 1,27 triệu người làm nông nghiệp, chiếm 75,6% số lao
động sống ở nông thôn. Lao động nông nghiệp của Nghệ An rất dồi dào, trẻ, khỏe, có kinh nghệm
sản xuất, chịu khó, chịu khổ.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng đang ngày càng được đầu tư và hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống
đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc cũng như hệ thống thủy lợi phục vụ
tưới tiêu...đã dần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, miền núi với thành thị và đồng bằng.
Với những điều kiện thuận lợi nêu trên là lợi thế to lớn để Nghệ An phát triển ngành nông
nghiệp đa dạng, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao cũng như thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp và thay đổi bộ mặt nông thôn.

2.2.2. Những biến đổi trong cơ cấu ngành nông nghiệp
Trong những năm gần đây, mặc dù chịu nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại,
bão...nhưng ngành nơng nghiệp của tỉnh Nghệ An có nhiều khởi sắc, cơ cấu ngành có sự chuyển
dịch theo xu hướng nền nơng nghiệp hàng hóa. Xu hướng chung trên địa bàn của tỉnh đó là sự
giảm sút rõ rệt của tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi, thủy sản và
dịch vụ nông nghiệp.
Bảng 1. Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015
2000

2005

2010

1. GTSX (Triệu đồng, giá hiện hành)

5.163.008

9.068.055

22.513.619

- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Lâm nghiệp
- Thủy sản
- Dịch vụ nông nghiệp
2. Cơ cấu GTSX (%)
- Trồng trọt

- Chăn nuôi
- Lâm nghiệp
- Thủy sản
- Dịch vụ nông nghiệp

3.060.453
1.136.500
554.062
352.393
59.600
100
59,28
22,01
10,73
6,83
1,15

2015

42.199.660
4.789.369 10.866.348 16.317.104
2.551.733
7.135.617 16.428.409
886.237
1.345.707
2.586.893
741.692
2.442.325
5.241.203
99.024

723.622
1.626.051
100
100
100
52,82
48,27
38,67
28,14
31,69
38,93
9,77
5,98
6,13
8,18
10,85
12,42
1,09
3,21
3,85
(Nguồn: Tính tốn từ [1] và [2])

Trong nội bộ từng ngành lại có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất nơng sản hàng hóa, đặc
biệt là trong chăn ni, đẩy mạnh chăn ni bị, lợn và gia cầm. Trong trồng trọt, phá thế độc canh
của cây lúa, trồng nhiều cây có giá trị kinh tế cao hơn. Trong thủy sản tăng giá trị của nuôi trồng
và khai thác xa bờ, giảm tỉ trọng của khai thác gần bờ. Tuy nhiên, trong lâm nghiệp chuyển dịch
theo hướng tăng giá trị của khai thác gỗ và lâm sản. Trong dịch vụ nông nghiệp, mặc dầu chưa
thật ổn định nhưng đã tăng nhanh là các dịch vụ cung cấp và tư vấn vật tư, quy trình chăm sóc cây
202



Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015

trồng vật ni, chế biến các sản phẩm nơng nghiệp. Nhìn chung, tốc độ phát triển của các ngành
đều tăng lên.
a. Trồng trọt
Đây là ngành ln chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ
An. Diện tích các loại cây trồng năm 2015 là 303.919 ha, trong đó trồng cây hàng năm chiếm
68,8%, cây lâu năm chiếm 31,2%, giá trị sản xuất ngành này đạt 16.317.104 triệu đồng. Với ưu
thế về đất đai, khí hậu và nguồn nước, Nghệ An có điều kiện phát triển đa dạng các loại cây trồng;
ngoài những cây trồng nhiệt đới, cịn phát triển cây ơn đới vào vụ đơng. Cơ cấu cây trồng bao gồm:
cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả và các loại cây khác;
trong đó ưu thế thuộc về cây lương thực chiếm 42,5% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt.
Tuy lúa vẫn là cây lương thực chính nhưng diện tích gieo trồng lúa ngày càng giảm. Nguyên
nhân do chủ trương của tỉnh chuyển khoảng trên 6000 ha đất trồng lúa 1 vụ bấp bênh sang trồng
loại cây khác có hiệu quả hơn và giành 2000 ha để làm thủy lợi. Tuy nhiên, sản lượng lúa vẫn liên
tục tăng do thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, thay đổi giống, công tác thủy lợi được đảm bảo.
Cây ngô hiện nay được xem là cây quan trọng và ngày càng được mở rộng diện tích. Ngơ
được trồng làm thức ăn cho chăn nuôi là chủ yếu. Ngô được trồng trên các bãi bồi ven sông, trồng
xen canh trên đất lúa, sản lượng ngơ tăng lên đáng kể.

Sản phẩm
Lúa
Ngơ
Mía
Lạc
Chè
Cao su
Cà phê


Bảng 2. Diện tích, sản lượng, năng suất một số cây trồng chính
của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)

2000
186.838
753.634
40,33
37.473

78.672
20,99
16.893
901.948
533,92
26.645
36.717
13,78
4.790,4
14.400
30,06
3.564
497
13,95
2.988
400
1,34

2005
180.233
822.041
45,6
64.385
218.606
33,95
21.966
1.128.596
513,79
27.194
45.494

16,73
7.204
26.550
36,85
3.383
1.320
39,02
2.466
1.215
4,93

2010
2015
183.414
186.551
828.622
978.862
45,18
52,47
62.872
55.893
234.625
235.474
37,32
39,98
23.379
26.685
1.249.042
1.539.802
534,26

577,03
21.919
16.207
46.069
37.428
21,02
23,09
7.851
7.543
55.055
62.666
70,12
83,08
7.281
11.224
3.134
4.874
4,3
4,34
931
352
983
442
10,56
12,56
(Nguồn: Tính tốn từ [1])

Ngồi ra, cây khoai lang và cây sắn cũng được chú trọng phát triển nhằm tận dụng triệt để
quỹ đất nông nghiệp của tỉnh.
Cây công nghiệp chiếm 18,18% giá trị sản xuất ngành trồng trọt bao gồm cây công nghiệp

203


Hồng Phan Hải Yến

hàng năm (bơng, vừng, cói, mía, lạc, thuốc lá, đậu tương...) và cây công nghiệp lâu năm (chè, cà
phê, cao su, hồ tiêu).
Trong những năm gần đây, cây công nghiệp hàng năm vẫn được chú trọng phát triển vì
khơng địi hỏi vốn đầu tư lớn, có khả năng tổ chức thành vùng chuyên canh và gắn với các cơ sở
chế biến, tiếp cận với nhu cầu thị trường. Vì vậy, diện tích trồng cây cơng nghiệp hàng năm tăng
lên nhanh chóng từ 57.937 ha (năm 2000) lên 209.110 ha (năm 2015). Trong cơ cấu của các loại
cây này, mía và lạc vẫn là hai cây trồng chủ yếu, chiếm diện tích và sản lượng lớn.
Cây cơng nghiệp lâu năm có xu hướng mở rộng về diện tích do các loại cây này có hiệu quả
tương đối cao, là những sản phẩm nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chính, đồng thời
cịn làm tăng độ che phủ, có tác dụng bảo vệ đất và mơi trường sinh thái.
Ngồi các loại cây trồng chính nêu trên, Nghệ An còn trồng các loại rau đậu và các cây ăn
quả như cam, chanh, quýt, dứa, chuối.
Như vậy, ngành trồng trọt của Nghệ An đã dựa vào đặc thù về điều kiện tự nhiên, lao động,
từ đó xác định được cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương
cũng như phục vụ xuất khẩu.
b. Chăn ni
Nghệ An có nhiều lợi thế để phát triển mạnh ngành chăn nuôi. Các loại gia súc, gia cầm
chủ yếu là trâu, bò, hươu, dê ở các huyện trung du, miền núi; lợn, gà, vịt ở vùng đồng bằng ven đô
thị. Trong thời gian qua, tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục
tăng từ 22,01% năm 2000 lên 38,93% năm 2015. Tốc độ tăng trung bình của ngành chăn ni đạt
19,49%/năm. Điều đó chứng tỏ Nghệ An đã biết phát huy lợi thế so sánh của tỉnh, ứng dụng khoa
học kĩ thuật và vốn đầu tư vào phát triển ngành chăn nuôi, trong tương lai đây sẽ trở thành ngành
sản xuất chính trong nơng nghiệp.
Bảng 3. Số lượng một số gia súc và gia cầm chủ yếu (nghìn con)
Đàn trâu

Đàn bị
Đàn lợn
Đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng)

2000
276
283
961
6.714

2005
294
388
1.239
10.950

2010
2015
309
297
396
429
1.170
925
15.108
19.127
(Nguồn: Tính tốn từ [1])

Trong các vật ni chính nêu trên, đáng chú ý nhất là đàn bò. Đây là lợi thế của tỉnh Nghệ
An vì từ năm 2010 ở huyện Nghĩa Đàn (là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An) đã thu hút

được dự án đầu tư chăn ni bị sữa lớn nhất khu vực Đông Nam Á với một hệ thống quản lí cao
cấp và quy trình khép kín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu đồng cỏ, xây dựng chuồng trại,
chế biến thức ăn cho bò, quản lí thú y. Dự án chăn ni bị sữa trong chuồng trại tập trung và chế
biến sữa này có quy mô 1 tỉ 200 triệu USD với 137.000 con bò sữa, trên 37.000 ha đất.
c. Lâm nghiệp
Đây được coi là thế mạnh và là một trong những ngành kinh tế quan trọng, có vai trị to lớn
trong việc cung cấp lâm sản, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân vùng miền núi; đặc
biệt là vai trị phịng hộ đầu nguồn sơng Lam, sơng Hiếu và dải bờ biển.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp thì hoạt động khai thác gỗ và lâm sản chiếm
tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng nhanh. Các hoạt động khác chiếm tỉ trọng nhỏ và đang có
xu hướng giảm. Điều đó chứng tỏ hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Nghệ An vẫn chỉ coi rừng là
204


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015

đối tượng khai thác chứ chưa được coi là đối tượng sản xuất. Bởi vậy, vấn đề đặt ra với ngành lâm
nghiệp là phải khai thác một cách hợp lí và có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, kết hợp khai thác
với trồng và khoanh nuôi, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.
Bảng 4. Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2000 - 2015 (%)
Tổng số
- Trồng và nuôi rừng
- Khai thác gỗ và lâm sản
- Lâm nghiệp khác

2000
100
18,50
70,34
11,16


2005
100
22,60
66,55
10,85

2010
2015
100
100
13,86
11,00
80,42
85,13
5,72
3,87
(Nguồn: Tính tốn từ [1])

d. Thủy sản
Nghệ An là một tỉnh có lợi thế to lớn về tài nguyên biển phục vụ phát triển ngành thủy sản.
Giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh liên tục tăng từ 352.393 triệu đồng năm 2000 lên 5.241.203 triệu
đồng năm 2015. Trong cơ cấu ngành thủy sản, hoạt động khai thác đã giảm dần tỉ trọng từ 68,77%
năm 2000 xuống cịn 60,52% năm 2015, hoạt động ni trồng có xu hướng tăng lên tương ứng
từ 31,23% lên 39,48%. Tuy nhiên, xu hướng này không ổn định theo từng giai đoạn, nhất là giai
đoạn 2010 – 2015, hoạt động khai thác tăng trong cơ cấu, trong khi hoạt động nuôi trồng giảm.
Điều này do, hoạt động khai thác xa bờ được đẩy mạnh bằng năng lực tàu thuyền và các phương
tiện đánh bắt được cải tiến; hoạt động nuôi trồng chịu ảnh hưởng bởi nắng nóng, hạn hán cục bộ
và thất thường đã làm tăng độ mặn trong môi trường nước, dẫn đến các loài thủy sản chết do dịch
bệnh và môi trường thay đổi.

Bảng 5. Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2000 - 2015 (%)
2000
100
68,77
31,23

Tổng số
- Khai thác
- Ni trồng

2005
100
71,65
28,35

2010
2015
100
100
58,62
60,52
41,38
39,48
(Nguồn: Tính tốn từ [1])

Đối với Nghệ An, nghề nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản được chú trọng phát
triển, phong trào nuôi tôm thâm canh tuy mới hình thành nhưng đã mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp.
Tỉnh đã xác định đây là một trong những ngành kinh tế góp phần quan trọng vào việc cung cấp
nguồn hàng xuất khẩu, cung cấp thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
và giải quyết việc làm cho người lao động.

e. Ngành chế biến và dịch vụ nông nghiệp
Đây là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sản xuất nông
nghiệp là cơ sở, động lực cho lĩnh vực chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
Bảng 6. Cơ cấu dịch vụ nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2015 (%)
Tổng số
- Trồng trọt và Chăn nuôi
- Lâm nghiệp
-Thủy sản

2000
100
88,37
5,12
6,51

2005
100
88,02
5,46
6,34

2010
2015
100
100
87,79
87,21
5,81
6,19
6,4

6,6
(Nguồn: Tính tốn từ [1])

205


Hồng Phan Hải Yến

Nhìn chung, cơ cấu dịch vụ chuyển dịch chậm và chưa ổn định, dịch vụ thuần nông chiếm tỉ
lệ lớn nhất, tuy nhiên có xu hướng giảm chậm. Dịch vụ lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng tăng
nhưng không đáng kể và không ổn định. Điều này chứng tỏ, dịch vụ thuần nơng đang cịn là dịch
vụ chính trong ngành nơng nghiệp.
Trên tồn tỉnh, các cơ sở chế biến có quy mơ tương đối lớn phân bố gần các nguồn nguyên
liệu như các cơ sở chế biến thủy sản, cơ sở mía đường, cơ sở chế biến chè...nhằm nâng cao giá trị
và giảm chi phí sản xuất.

2.2.3. Những vấn đề đặt ra
Mặc dù có nhiều khởi sắc, song sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ
An diễn ra còn chậm, chưa thực sự phản ánh được lợi thế so sánh của tỉnh, thể hiện:
Sự đóng góp của ngành nơng nghiệp trong GRDP của tỉnh cịn thấp, chỉ chiếm 25,27%,
trong khi Nghệ An có lợi thế to lớn để phát triển nông nghiệp;
Trong nội bộ ngành, nông nghiệp thuần vẫn ở mức cao, chiếm tới 77,6% giá trị sản xuất
nông, lâm, thủy sản; trong khi đó, lâm nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 6,1%; thủy sản chiếm
12,4% và dịch vụ nông nghiệp ở tình trạng thấp nhất, bấp bênh, khơng ổn định: 3,9%;
Ngành trồng trọt tăng chậm, năng suất cây trồng thấp, chưa hình thành các vùng nguyên
liệu lớn, ổn định để cung cấp cho nguyên liệu chế biến và xuất khẩu; tỉ trọng ngành trồng trọt giảm
nhưng không đáng kể, từ 59,28% năm 2000, xuống còn 38,67% năm 2015. Trong ngành trồng
trọt, lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của tỉnh, trong khi đó sự chuyển đổi sang các cây trồng cho năng
suất và hiệu quả kinh tế cao hơn còn chậm;
Ngành lâm nghiệp còn thiên về hoạt động khai thác gỗ và lâm sản, chưa chú trọng nhiều

đến công tác trồng và khoanh nuôi rừng;
Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành thủy sản diễn ra còn chậm. Khai thác thủy sản
chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng, nhưng chủ yếu đánh bắt gần bờ, tính tự phát cao, sử dụng
các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt cịn lớn. Ni trồng thủy sản có xu hướng giảm, chủ
yếu tự phát theo hộ gia đình, quy mơ nhỏ lẻ. Các loại hình dịch vụ thủy sản chưa phát triển.
Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo ngành ở Nghệ An còn chủ yếu
nhằm vào khai thác tài nguyên, mức sử dụng vật tư đầu vào cao, hàm lượng đầu tư khoa học kĩ
thuật, công nghệ và cơ giới hóa cịn thấp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn đối mặt với nhiều khó khăn như thiên tai, sự
cố môi trường, thị trường, đầu tư...

2.2.4. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng
bền vững
- Áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp là yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của con người, bảo đảm chuyển dịch nơng nghiệp bền vững.
+ Rà sốt bổ sung hồn thiện quy hoạch vùng nơng nghiệp ứng dụng cao cho từng nông sản
phẩm, tạo tiền đề cho thu hút đầu tư, tạo bước đi vững chắc.
+ Tiếp tục quan tâm ứng dụng công nghệ sinh học, gắn du nhập giống mới với cơng nghệ
mới hiện đại, mang tính tồn cầu để bổ sung thường xuyên.
+ Ứng dụng đồng bộ cơng nghệ cao từ sản xuất, chăm sóc, quản lí dịch bệnh đến chế biến,
bảo quản, tiêu thụ.
206


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2015

+ Phải phân kỳ lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh để đầu tư, khắc phục tình trạng đầu
tư dàn trải, nhiều sản phẩm nhưng khơng có sản phẩm nổi bật. Trong trồng trọt tập trung vào sản
xuất chế biến chè, nâng cao chất lượng lạc Nghệ An; ứng dụng đồng bộ các công nghệ kĩ thuật

vào vùng rau, vùng cây ăn quả (cam, chanh leo, bưởi) an toàn. Đối với cây ăn quả tập trung đầu tư
vào quy trình sản xuất, quản lí chăm sóc đặc biệt phịng trừ dịch bệnh, bảo quản chế biến. Trong
chăn nuôi quan tâm các vấn đề: Nhập giống mới, công nghệ chăn nuôi, quản lí dịch bệnh tiên tiến
và thu hút đầu tư để có nhà đầu tư mạnh đầu tư vào chế biến và tiêu thụ.
+ Sớm rà sốt, bổ sung, hồn thiện và ban hành chính sách đủ mạnh, làm địn bẩy tích tụ
đất đai, hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp mạnh, tâm huyết vào đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp du nhập
công nghệ mới, giống mới. . .
- Gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, tồn tỉnh có 114 xã
đạt chuẩn nơng thơn mới, chiếm 27% số xã, đứng đầu cả nước về số lượng xã đạt chuẩn. Trong
q trình xây dựng nơng thôn mới, không chỉ hệ thống hạ tầng nông nghiệp được nâng cấp mà hệ
thống hạ tầng giao thông và xãthội cũng được chỉnh trang. Qua đó, phục vụ tốt hơn nhu cầu vận
chuyển, đi lại, giao thương buôn bán, nâng cao trình độ nhận thức của người dân, giá trị kinh tế từ
các sản phẩm nông nghiệp cũng tăng lên.
- Xây dựng, mở rộng hoặc quy hoạch lại các mơ hình kinh tế với mục tiêu nâng cao sản
lượng và giá trị kinh tế, lan toả những mơ hình hiệu quả. Trong giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh đã
xây dựng được hơn 4.500 mơ hình kinh tế nơng nghiệp, trong đó đáng chú ý có 100 mơ hình cánh
đồng mẫu lớn nhờ thực hiện tích cực chủ trương dồn điền, đổi thửa ở 21/21 huyện, thành, thị, tăng
10 - 15% hiệu quả so với sản xuất đại trà.
- Tăng hàm lượng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thơng qua cơ giới hố, cơng nghệ
sinh học, sử dụng các dây chuyền, ứng dụng có tính chính xác cao để hướng đến ngành công nghiệp
chế biến. Những dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáng chú ý ở Nghệ An như ni bị
sữa và sản xuất sữa tươi của TH True milk, Vinamilk; Nhà máy chế biến thực phẩm Masan; Nhà
máy chế biến hải sản Royal Foods;. . . là những ví dụ điển hình mở ra hướng đi mới cho nông
nghiệp Nghệ An, chú trọng hơn đến sản phẩm tinh và các ngành công nghiệp “hậu kỳ” cho hoạt
động sản xuất.

3.

Kết luận


Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một nội dung trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đang đi đúng hướng, phù hợp với nhu cầu chung của tồn
xã hội. Q trình chuyển dịch ảnh hưởng đến đầu tư, phân công lao động, hiệu quả sản xuất kinh
doanh, ngồi ra được thể hiện thơng qua sự trao đổi vai trị, vị trí của các thành phần kinh tế và các
tiểu vùng nông nghiệp trên phạm vi của tỉnh.
Trong những năm tới, tỉnh Nghệ An cần có những định hướng và các mơ hình phát triển
phù hợp để phát huy tối đa lợi thế, khắc phục những khó khăn nhằm thúc đẩy hơn nữa sự chuyển
dịch cơ cấu nơng nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, 2007 và 2016. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2006 và
2015. NXB Nghệ An.
[2] Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, 2016. Báo cáo ước tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm năm
2016 phân theo Huyện, Thành phố, Thị xã.
207


Hồng Phan Hải Yến

[3] Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, 2015. Báo cáo tổng kết kết quả khai thác
thủy sản giai đoạn 2011 - 2015, kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020.
[4] Nguyễn Thị Trang Thanh, 2005. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 5/2005, tr.133-137
[5] Nguyễn Thị Trang Thanh, 2005. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Vinh.
[6] Nguyễn Thị Trang Thanh, 2010. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nghệ
An. Kỷ yếu hội thảo địa lí tồn quốc lần thứ IX, tr. 167-175.
[7] UBND tỉnh Nghệ An, 2013. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013-2020.
ABSTRACT
Transforming economic structure by branch in argriculture

in Nghe An province, period 2000 - 2015
Hai Yen Hoang Phan
Department of Geography - Resource Management, Vinh University
In this process of socio-economic development, agricultural economy of Nghe An has
remarkable achievements. The structure of agriculture has shifted towards commodity agriculture,
climate changeadaptation, goal of sustainable development. However, this shift is slow and reveals
many drawbacks, such as: cultivation occupies a large proportion but low production value, goods
have no stable market, etc. This paper focuses on analyzing the economic structure of agricultural
sector in Nghe An province from 2000 to 2015.
Keywords: Economic structure of agricultural, agricultural economy, Nghe An province,
sustainable development.

208



×