Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

(Luận án tiến sĩ) khảo sát hệ thuật ngữ tin học viễn thông tiếng việt 5 04 08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 283 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------o0o-------------

NGUYỄN THỊ KIM THANH

KHẢO SÁT HỆ THUẬT NGỮ
TIN HỌC - VIỄN THÔNG TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------o0o-------------

NGUYỄN THỊ KIM THANH

KHẢO SÁT HỆ THUẬT NGỮ
TIN HỌC - VIỄN THÔNG TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 5.04.08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



1. GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG
2. TS. NGUYỄN HỒNG CỔN

HÀ NỘI - 2005


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................1
2. Đối tƣợng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .....................2
3. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án .....................................3
4. Cái mới của luận án ................................................................................5
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ..................................................5
6. Bố cục của luận án .................................................................................7
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..........................................8
1.1. Thuật ngữ - thành phần cơ bản của ngôn ngữ khoa học .................8
1.1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................8
1.1.2. Vị trí quan trọng của ngơn ngữ khoa học trong hệ thống ngôn ngữ 11
1.2. Những nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam .......18
1.2.1. Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới ...................................18
1.2.2. Những nghiên cứu về thuật ngữ ở Việt Nam ...................................19
1.2.3. Vần đề phân biệt thuật ngữ và danh pháp khoa học .........................22
1.2.4. Thuật ngữ và ngữ định danh ............................................................24
1.2.5. Đặc điểm chung của thuật ngữ ........................................................25
1.2.6. Quan niệm của luận án về thuật ngữ ...............................................28
1.3. Khái niệm thuật ngữ tin học - viễn thông ......................................30
1.3.1. Sự ra đời và phát triển của tin học - viễn thông và vai trị
quan trọng của nó trong tiến trình phát triển lịch sử của toàn thế giới ......31
1.3.2. Thuật ngữ tin học - viễn thông ........................................................34

1.4. Thuật ngữ tin học - viễn thơng tiếng Việt .......................................34
1.4.1. Khái qt về tình hình phát triển về hệ thuật ngữ từ vựng
tiếng Việt ..................................................................................................34
1.4.2. Một số đặc điểm cơ bản của hệ thuật ngữ tin học - viễn thông
tiếng Việt .................................................................................................37
1.4.3. Xác định nội dung cần giải quyết ...................................................39
CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ TIN HỌC - VIỄN
THÔNG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BÌNH DIỆN HÌNH THÁI CẤU TRÚC
..................................................................................................................40
i


2.1. Thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt được hình thành
chủ yếu bằng con đường vay mượn .......................................................40
2.1.1. Các hình thức tiếp nhận thuật ngữ tin học - viễn thơng
tiếng nƣớc ngồi vào tiếng Việt ................................................................40
2.1.2. Về các thuật ngữ tin học - viễn thơng nƣớc ngồi đƣợc
chuyển dịch sang tiếng Việt ......................................................................52
2.2. Đặc điểm cấu trúc của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt...59
2.2.1. Đơn vị cơ sở để cấu tạo thuật ngữ trong tiếng Việt ..........................60
2.2.2. Đặc điểm cấu trúc của thuật ngữ tin học - viễn thông
tiếng Việt xét trên phƣơng diện cấu tạo từ ................................................70
2.2.3. Đặc điểm về từ loại của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt ...93
Tiểu kết ....................................................................................................95
CHƢƠNG III: ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ TIN HỌC - VIỄN
THƠNG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA VÀ CÁCH
SỬ DỤNG ...............................................................................................97
3.1. Đặt vấn đề ........................................................................................97
3.2. Đặc điểm của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt xét từ
bình diện nội dung ngữ nghĩa ................................................................98

3.2.1. Vấn đề định danh ngơn ngữ và tính linh hoạt của thuật ngữ
tin học - viễn thông trong sự phát triển nội dung ......................................99
3.2.2. Cách thức biểu thị của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt ... 104
3.2.3. Đặc điểm phân định nội dung biểu đạt theo tính chun mơn của hệ
thuật ngữ tin học- viễn thông tiếng Việt ................................................. 132
3.3. Đặc điểm của hệ thuật ngữ tin học - viễn thơng tiếng Việt
xét từ bình diện sử dụng ...................................................................... 137
3.3.1. Tình hình chung trong sử dụng thuật ngữ tin học - viễn thông
tiếng Việt ............................................................................................... 137
3.3.2. Những nét cơ bản về tình hình sử dụng thuật ngữ
tin học-viễn thơng tiếng Việt .................................................................. 139
3.3.3. Đặc điểm sử dụng của các thuật ngữ tin học - tiếng Việt
xét trên phƣơng diện nội dung thuật ngữ ................................................ 148
Tiểu kết ................................................................................................. 151

ii


CHƢƠNG IV: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ ĐỊNH HƢỚNG CHUẨN HỐ
THUẬT NGỮ TIN HỌC - VIỄN THƠNG TIẾNG VIỆT ...................... 155
4.1. Vấn đề chuẩn hóa và thuật ngữ khoa học - nền tảng của việc xây
dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tin học- viễn thông tiếng Việt ............. 155
4.1.1. Đặt vấn đề .................................................................................... 155
4.1.2. Chuẩn hoá thuật ngữ khoa học ...................................................... 157
4.1.3. Tình hình xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ khoa học ở Việt Nam 161
4.1.4. Những cách thức xử lý thuật ngữ hiện gặp trong tiếng Việt ........... 163
4.2. Vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tin học - viễn thông
tiếng Việt ............................................................................................... 165
4.2.1. Sự cần thiết của việc chuẩn hóa hệ thuật ngữ tin học - viễn thông
tiếng Việt ................................................................................................ 165

4.2.2. Những nội dung cần đƣợc chuẩn hóa của thuật ngữ
tin học - viễn thơng tiếng Việt ................................................................. 165
4.2.3. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo ra những
nhƣợc điểm của hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt ................... 168
4.3. Một số ý kiến đề xuất về xây dựng và chuẩn hóa hệ thuật ngữ
tin học - viễn thơng tiếng Việt ............................................................... 169
4.3.1. Ý kiến đề xuất về dịch thuật ngữ tiếng Anh/Mỹ sang tiếng Việt .... 169
4.3.2. Một số ý kiến đề xuất đối với việc vay mƣợn thuật ngữ Anh/Mỹ .. 175
4.4. Đề xuất về biên soạn từ điển thuật ngữ song ngữ
(Anh/Mỹ - Việt) chuyên ngành tin học - viễn thông ............................ 182
4.4.1. Những vấn đề chung của từ điển chuyên ngành
tin học - viễn thông ................................................................................. 182
4.4.2. Một cấu trúc nội dung thống nhất cho từ điển chuyên ngành
tin học - viễn thông Anh/Mỹ - Việt ......................................................... 183
4.4.3. Đề xuất thiết kế ngân hàng điện tử của thuật ngữ
tin học - viễn thông tiếng Việt (E - Termbank) ........................................ 185
Tiểu kết ................................................................................................. 188
KẾT LUẬN ............................................................................................ 190
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ....................................... 196
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iii


PHỤ LỤC I
PHỤ LỤC II

iv


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, quá trình tồn cầu hóa đang trở thành một xu hƣớng quốc
tế. Tồn cầu hóa là một quy luật phát triển tất yếu, khách quan của xã hội vì
thế tin học - viễn thơng, với đặc tính của mình, trở thành một trong những
ngành chịu tác động rất lớn của tiến trình tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Cơng nghệ thông tin là ngành kinh tế, kỹ thuật quan trọng khi bƣớc vào kỷ
nguyên thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thơng tin sẽ có tác động mạnh
mẽ tới q trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế - xã hội. Phát
triển công nghệ thông tin sẽ cho phép các nƣớc có điều kiện tiếp cận với
nền kinh tế thế giới, với tri thức của nhân loại, nhƣ các công nghệ mới, các
thành tựu khoa học mới trên nhiều lĩnh vực, các phƣơng thức kinh doanh
mới, cũng nhƣ các kinh nghiệm quản lý, góp phần thu hút vốn đầu tƣ,
chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh để phát triển kinh tế và từng
bƣớc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia. Kinh nghiệm đã
chỉ ra rằng, khoảng cách về tri thức có thể san lấp trong một thời gian ngắn
hơn nhiều so với khoảng cách về vật chất. Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc
đang phát triển, chắc chắn phải tập trung vào khoa học công nghệ và giáo
dục đào tạo. Cập nhật công nghệ tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng thông tin quốc gia, tận dụng ƣu thế của các nƣớc đi sau trong việc ứng
dụng cơng nghệ mới địi hỏi tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu khoa học
công nghệ, đặc biệt là khoa học thông tin (tin học) và công nghệ viễn thông
(viễn thông).
Đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nội dung phát triển, hiện đại
hoá nội dung đào tạo đối với tin học - viễn thông là yêu cầu tất yếu và cấp
thiết của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới này. Điều đó thể hiện ở
nhu cầu giảng dạy và học tập tin học - viễn thơng tăng rất nhanh, và cùng
với nó là khối lƣợng tài liệu sách vở phục vụ cho ngành khoa học này xuất
hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều, phần lớn trong số chúng là các tài liệu
tiếng Anh/Mỹ. Hiện nay, về vấn đề thuật ngữ khoa học ở Việt Nam đang
1



còn thiếu thống nhất giữa các quan điểm nhƣ: chuyển dịch thuật ngữ, đặt
thuật ngữ mới, tiếp nhận thuật ngữ nƣớc ngồi dƣới các hình thức khác
nhau (chuyển dịch, phiên chuyển, để nguyên dạng). Hơn nữa, ngôn ngữ
dành cho tin học - viễn thông phổ biến là tiếng Anh/Mỹ. Qua thực tế giảng
dạy tiếng Anh cho chuyên ngành tin học - viễn thông cho sinh viên của
trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Cơng nghệ Bƣu chính Viễn
thơng và một số các cơ sở đào tạo tin học khác chúng tơi nhận thấy việc
khẳng định vị trí then chốt của hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt
đã trở thành vấn đề thực sự cần kíp. Chính vì vậy mà việc đi sâu vào
nghiên cứu các đặc điểm về cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và hoạt động của
các thuật ngữ tin học - viễn thông trong tiếng Việt là cần thiết. Chỉ ra đƣợc
các đặc điểm và xu hƣớng phát triển của hệ thuật ngữ này là góp phần vào
q trình xây dựng và chuẩn hố hệ thống thuật ngữ tiếng Việt nói chung
và thuật ngữ tin học - viễn thơng tiếng Việt nói riêng theo phƣơng châm
khoa học, dân tộc, đại chúng và quốc tế. Hiểu rõ về các đặc điểm cấu tạo,
nội dung ngữ nghĩa và hoạt động của thuật ngữ tin học - viễn thơng cũng sẽ
đóng góp phần nào cho việc khẳng định vai trò của tiếng Việt trong lĩnh
vực khoa học cơng nghệ mới mẻ này, đóng góp thiết thực vào quá trình
truyền bá kiến thức, phát triển tin học - viễn thơng ở Việt Nam.
2. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hệ thuật ngữ tin học - viễn
thông tiếng Việt và những yếu tố có liên quan đến q trình hình thành,
phát triển của hệ thuật ngữ này. Các yếu tố có liên quan đến hệ thuật ngữ
tin học - viễn thông tiếng Việt nhƣ nguồn gốc, phƣơng thức cấu tạo, tác
động của điều kiện lịch sử, ảnh hƣởng của các thuật ngữ tin học - viễn
thơng tiếng nƣớc ngồi (đặc biệt là Anh/Mỹ) lên hệ thuật ngữ tin học - viễn
thông tiếng Việt,... sẽ đƣợc chú trọng nghiên cứu và phân tích trong luận

án.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là khảo sát, phân tích thuật ngữ tin
học - viễn thông tiếng Việt nhằm rút ra đƣợc các đặc điểm cơ bản của các

2


thuật ngữ trong lĩnh vực này về cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và sự hoạt
động hay việc sử dụng chúng trong giao tiếp khoa học, cũng nhƣ trong
cuộc sống. Trên cơ sở đó, luận án sẽ đƣa ra một số ý kiến đề xuất đối với
hƣớng chuẩn hóa thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án cần phải giải quyết các nhiệm vụ
sau đây:
(1) Hệ thống hóa các quan điểm lý luận về thuật ngữ khoa học nói
chung và lý luận về thuật ngữ học ở Việt Nam.
(2) Xem xét một cách có hệ thống về quá trình phát triển lịch sử của
ngành bƣu chính viễn thơng Việt Nam trong mối liên hệ mật thiết với sự
hình thành và phát triển của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt.
(3) Khảo sát đặc điểm cấu trúc, nội dung ngữ nghĩa và hoạt động của
thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt. Xác định nguồn tạo nên thuật ngữ
tin học - viễn thông tiếng Việt, các mơ hình cấu tạo cơ bản của chúng, các
đặc điểm về nội dung, cũng nhƣ phạm vi, tần suất hoạt động của hệ thuật
ngữ rất lớn này. Phân tích kỹ lƣỡng để thấy rõ những ảnh hƣởng của thuật
ngữ tin học - viễn thông tiếng Anh/Mỹ lên hệ thuật ngữ tin học - viễn thơng
tiếng Việt, từ đó chỉ ra đặc điểm tiếp nhận và sử dụng thuật ngữ tiếng Anh/
Mỹ trong tiếng Việt, xây dựng bức tranh toàn cảnh về hệ thuật ngữ tin học viễn thông tiếng Việt.
(4) Dựa trên các kết quả nghiên cứu đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị
mang tính lý luận đối với việc xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tin học viễn thông tiếng Việt.

Áp dụng kết quả nghiên cứu để biên soạn từ điển (đối chiếu và giải
thích) tin học - viễn thông Anh - Việt, lập ra ngân hàng thuật ngữ tin học viễn thông tiếng Việt trên Internet, tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy
chuyên ngành, tin học - viễn thông cho sinh viên, học sinh trong nhà trƣờng
và các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin ở Việt Nam.
3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án
3.1. Tƣ liệu nghiên cứu
3


Tƣ liệu nghiên cứu chính của luận án là gần 30 000 thuật ngữ tin học
- viễn thông đƣợc chuyển dịch và mƣợn sang tiếng Việt (bằng các con
đƣờng: phiên âm, sao phỏng, viết tắt, nguyên dạng) lấy từ:
(1) Các từ điển thuật ngữ chuyên ngành tin học - viễn thông song
ngữ Anh - Việt, Nga - Việt, Việt - Nga (chủ yếu là các từ điển Anh - Việt),
và một số từ điển đa ngữ nhƣ Anh - Pháp - Đức - Việt, Anh - Nga - Việt
của các nhà xuất bản trong nƣớc và quốc tế v.v… (Danh mục tƣ liệu);
(2) Các bài viết, bài khoá từ các sách báo, tạp chí chun ngành Bƣu
chính Viễn thơng tiếng Anh và tiếng Việt và những tài liệu liên quan khác
(Danh mục tƣ liệu);
(3) Các giáo trình chuyên ngành tin học - viễn thông dùng trong
trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Cơng nghệ Bƣu chính Viễn
thơng, Đại học Quốc Gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo nhân lực tin học viễn thông khác ở Việt Nam;
(4) Thực tế sử dụng thuật ngữ của các đối tƣợng khác nhau trong
cuộc sống hàng ngày, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc một cách có hiệu quả mục đích nghiên cứu của mình,
chúng tơi áp dụng các phƣơng pháp, các thủ pháp nghiên cứu sau đây:
(1) Phƣơng pháp phân tích định tính giúp nhanh chóng xác định
đƣợc yếu tố cũng nhƣ quy luật cấu tạo của các thuật ngữ. Đây là phƣơng
pháp giúp chúng tơi phân tích và miêu tả hình thái, cấu trúc của thuật ngữ

tin học - viễn thông tiếng Việt một cách hiệu quả. Trong luận án, chúng tơi
phân tích cấu tạo thuật ngữ trên đơn vị cơ sở (thành tố trực tiếp) là tiếng
trong tiếng Việt đối với thuật ngữ có cấu tạo là từ; là từ đối với thuật ngữ
có cấu tạo là cụm từ/ngữ định danh. Nhờ vận dụng phƣơng pháp này,
chúng tơi sẽ tìm ra đƣợc các nguyên tắc cơ sở tạo thành thuật ngữ tin học viễn thông tiếng Việt và các mô hình cấu tạo cơ bản của chúng.
(2) Phƣơng pháp thống kê ngơn ngữ để tính tốn các số liệu cần
thiết làm cơ sở xác thực cho những kết luận trong q trình nghiên cứu.
Trong ngơn ngữ học phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng rất rộng rãi, bởi

4


vì các hiện tƣợng ngơn ngữ ngồi những đặc trƣng về chất cịn có những
đặc trƣng về lƣợng và trong khơng ít các trƣờng hợp của ngơn ngữ, sự khác
biệt về chất chỉ có thể đƣợc giải thích nhờ những khác biệt về lƣợng.
Chúng tôi vận dụng các thủ pháp thống kê ngôn ngữ học để thực hiện các
thống kê cần thiết về từ vựng nhƣ: tỷ lệ các yếu tố từ vựng tạo thành thuật
ngữ, độ phong phú từ vựng, độ tập trung từ vựng, độ phân tán từ vựng, tỷ lệ
tƣơng quan giữa các từ loại khác nhau,…. Các kết quả thống kê của chúng
tôi sẽ đƣợc tổng hợp lại dƣới hình thức các bảng biểu, đồ thị giúp hình
dung rõ hơn các nét đặc trƣng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngữ nghĩa,
phƣơng thức hoạt động của thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt.
(3) Phƣơng pháp đối chiếu chuyển dịch để tìm ra các ảnh hƣởng cơ
bản về phƣơng thức cấu tạo, cấu trúc ngữ nghĩa của các thuật ngữ tin học viễn thông tiếng Anh/Mỹ đối với các các thuật ngữ tin học - viễn thông
tiếng Việt. Cơ sở đề chúng tôi chọn và vận dụng phƣơng pháp này trong
nghiên cứu của mình chính là sự vay mƣợn gần nhƣ tuyệt đối của hệ thuật
ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt các thuật ngữ nƣớc ngồi, trong đó
nhiều nhất là các thuật ngữ tiếng Anh/Mỹ, đặc biệt thông qua con đƣờng
chuyển dịch.
(4) Theo suốt các phƣơng pháp đã nêu trên là hai phƣơng pháp luận

cơ bản trong nghiên cứu khoa học diễn dịch và quy nạp. Trong q trình
nghiên cứu, có những kết luận chúng tôi rút ra đƣợc từ những quy luật
chung, chẳng hạn, quy luật về các con đƣờng hình thành thuật ngữ khoa
học; nhƣng cũng có những kết luận có đƣợc nhờ khảo sát, phân tích những
trƣờng hợp cụ thể trong hệ thuật ngữ tin học - viễn thông.
4. Cái mới của luận án
Có thể nói đây là cơng trình liên ngành, kết hợp kiến thức ngơn ngữ
học và kiến thức cơ sở về tin học - viễn thông, bƣớc đầu nghiên cứu tƣơng
đối kỹ lƣỡng và có hệ thống những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ tin học viễn thông tiếng Việt trên phƣơng diện cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và sự
hoạt động. Luận án sẽ giới thiệu các phƣơng thức cơ bản tạo thành thuật
ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt đồng thời sẽ đƣa ra những con số tỷ lệ
về các yếu tố từ vựng thuộc các nguồn gốc khác nhau tham gia vào cấu tạo

5


thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt cũng nhƣ các mơ hình kết hợp cơ
bản nhất của các yếu tố từ vựng để tạo thành thuật ngữ .
Về mặt nội dung và cấu trúc ngữ nghĩa, luận án sẽ nêu lên và phân
tích tính có lý do của thuật ngữ tin học - viễn thơng nói chung và thuật ngữ
tin học - viễn thơng tiếng Việt nói riêng dựa trên các đặc trƣng cơ bản đƣợc
dùng làm cơ sở định danh trong quá trình tạo ra các thuật ngữ tin học - viễn
thông.
Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu của mình, luận án đƣa ra những ý
kiến đề xuất đối với việc chuẩn hóa thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng
Việt và vấn đề biên soạn từ điển chuyên ngành tin học - viễn thông song
ngữ Anh/Mỹ - Việt.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa lý luận
(1) Nếu những nghiên cứu về hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng

Việt của luận án đƣợc thực hiện thành cơng sẽ góp phần hệ thống lại các
vấn đề thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam. Xem xét sự đổi mới của hệ tri
thức khoa học - công nghệ thông tin Việt Nam qua hệ thuật ngữ tƣơng ứng
trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc trong xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa.
(2) Qua khảo sát và phân tích chỉ ra các đặc điểm của thuật ngữ tin
học - viễn thông tiếng Việt về cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa và sự hoạt động,
từ đây sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng một hệ thuật ngữ tin học viễn thơng tiếng Việt chính xác, hiệu quả, mang tính khoa học, dân tộc, đại
chúng và vẫn đảm bảo tính quốc tế, thiết thực giúp ích cho sự phát triển của
khoa học thông tin và công nghệ viễn thông ở Việt Nam.
(3) Kết quả nghiên cứu sẽ thực sự đóng góp vào việc xây dựng lý
thuyết về thuật ngữ khoa học nói riêng và lý luận về chuẩn hóa ngơn ngữ
nói chung. Trên cơ sở phân tích kỹ các đặc điểm cơ bản của hệ thuật ngữ
tin học - viễn thông tiếng Việt, luận án hệ thống lại các vấn đề tồn tại của
hệ thuật ngữ này, đƣa ra những đề xuất cụ thể cho việc xây dựng và chuẩn
hóa hệ thuật ngữ tin học - viễn thơng tiếng Việt nói riêng và thuật ngữ khoa
học tiếng Việt nói chung.
6


5.2. Ý nghĩa thực tiễn
(1) Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cầu nối tri thức ngôn ngữ
học với tri thức khoa học - công nghệ, cụ thể là khoa học - công nghệ thông
tin, một lĩnh vực có nhiều cái mới và có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát
triển đất nƣớc, hỗ trợ tích cực cho quá trình giảng dạy, truyền thụ kiến thức
tin học - viễn thông trong nhà trƣờng và các trung tâm đào tạo cho chuyên
ngành này ở Việt Nam.
(2) Trên cơ sở xác định đƣợc các đặc điểm của hệ thuật ngữ tin học viễn thông tiếng Việt, luận án đề xuất việc biên soạn từ điển tin học - viễn
thông song ngữ Việt - Anh vốn đang còn rất thiếu so với nhu cầu lớn của
đông đảo ngƣời sử dụng, đồng thời mạnh dạn đƣa ra ý tƣởng xây dựng

ngân hàng thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng Việt trên Internet, khẳng
định vị trí của tiếng Việt trong tiến trình phát triển của khoa học - cơng
nghệ thơng tin ở Việt Nam, điều kiện tất yếu cho sự nghiệp phát triển đất
nƣớc.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, thƣ mục tham khảo và phụ lục, luận
án gồm có bốn chƣơng đƣợc sắp xếp nhƣ sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
CHƢƠNG 2: Đặc điểm của thuật ngữ tin học - viễn thơng tiếng Việt

xét trên bình diện hình thái cấu trúc.
CHƢƠNG 3: Đặc điểm của thuật ngữ tin học - viễn thơng tiếng Việt

xét trên bình diện từ vựng ngữ nghĩa và cách sử dụng.
CHƢƠNG 4: Một số ý kiến về định hƣớng chuẩn hóa thuật ngữ tin học

- viễn thông tiếng Việt
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. THUẬT NGỮ - THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ KHOA HỌC

1.1.1. Đặt vấn đề

Từ xưa tới nay, trong hoạt động giao tiếp của con người, luôn luôn
tồn tại những rào cản, mà một trong số các rào cản đó là ngơn ngữ. Đó là
những khó khăn về ngơn ngữ gặp phải trong giao tiếp giữa những cá nhân
thuộc các sắc tộc, tơn giáo, các miền địa lý, văn hóa, xã hội và nghề nghiệp
chun mơn khác nhau. Vì xã hội lồi người phát triển không ngừng nên
ngôn ngữ cũng liên tục phát triển để kịp thời phản ánh được thực tiễn cuộc
sống. Ngày nay, những cách thể hiện hoàn toàn mới về nhiều lĩnh vực khác
nhau trong cuộc sống đã xuất hiện trong mối liên quan mật thiết với các
chuyên ngành máy tính, dự báo, quảng cáo thương mại, âm nhạc phổ
thông,... Trải qua nhiều thế kỷ, những phong cách chuyên biệt đã được phát
triển phù hợp với các lĩnh vực như tơn giáo, luật pháp, thể chế chính trị,
thương mại, báo chí, y học và khoa học. Ngơn ngữ thực sự giúp cho việc
đáp ứng các nhu cầu chuyên môn trong các xã hội phát triển, và hoàn thiện
những lĩnh vực mới nảy sinh trong khi con người dần dần quen với các từ
ngữ được tạo ra. Xét về tiêu chí mục đích và phạm vi sử dụng, có thể phân
chia ngơn ngữ thành: ngơn ngữ tồn dân và ngơn ngữ chun dụng. Ngơn
ngữ tồn dân và ngơn ngữ chun dụng đều nằm trong hệ thống ngôn ngữ
chung, ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ mẹ đẻ. Chúng giống nhau ở chỗ là đều
tuân thủ các nguyên tắc chung của ngôn ngữ về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng,
nhưng mỗi loại có những đặc điểm riêng. Các đặc điểm đó được thể hiện
khác nhau phụ thuộc vào sự khác nhau về phạm vi, mục đích sử dụng ngơn
ngữ. Nếu như, ngơn ngữ toàn dân được đại đa số nhân dân trong một quốc
gia sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để giao tiếp, thì ngơn ngữ chun
dụng có số lượng người sử dụng hạn chế hơn rất nhiều, tuỳ thuộc vào mục
đích cụ thể của từng cá nhân, từng nhóm người. Thơng thường, mỗi cá
nhân phải nắm vững ngơn ngữ tồn dân trước khi tiếp cận với ngôn ngữ
chuyên dụng. Nhu cầu tiếp cận với ngôn ngữ chuyên dụng chỉ thực sự xuất
hiện khi một cá nhân tham gia vào các hoạt động trong xã hội.
8



Đặc trưng của ngơn ngữ tồn dân được thể hiện rõ trong định nghĩa
sau: "Ngơn ngữ tồn dân được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày,
không bị hạn chế bởi phong cách và phạm vi sử dụng; ngôn ngữ được mọi
người trong quốc gia biết, chấp nhận và sử dụng." [80, tr. 171]
Khác với ngơn ngữ tồn dân (được sử dụng rộng rãi, "không bị hạn
chế về phong cách và phạm vi sử dụng", lại dễ phổ biến và dễ dùng), ngôn
ngữ chuyên dụng là ngôn ngữ được sử dụng trong từng lĩnh vực chuyên
biệt với những mục đích cụ thể khơng giống nhau, có kèm thêm các yếu tố
nhân tạo (ký hiệu, công thức,... ) và được xác định bằng nội dung giao tiếp
dưới dạng văn bản hay lời nói, phục vụ cho những mục đích xác định (công
việc, nghiên cứu, học tập,...). Định nghĩa dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
thêm về bản chất và chức năng của ngôn ngữ chuyên dụng: "Ngôn ngữ
chuyên dụng là ngơn ngữ được sử dụng với những mục đích cụ thể khác
nhau: dùng trong công việc hàng ngày, dùng cho mục đích nghiên cứu, học
tập, dùng để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật,... Nó là một bộ phận của
ngơn ngữ chung nhưng khơng phải là ngơn ngữ tồn dân vì nó có chứa
đựng những nội dung chun mơn mà không phải tất cả mọi người đều
hiểu." [95, tr.16]
Rõ ràng, ngôn ngữ chuyên dụng không phải là một dạng đặc biệt của
ngôn ngữ mà là ngôn ngữ chuyên dùng cho một ngành chuyên môn, hay
một nghề nghiệp nhất định nào đó trong xã hội lồi người, ví dụ: ngành
giáo dục đào tạo, ngành khoa học vật liệu, ngành chế biến thực phẩm,
ngành cơ khí chế tạo máy, ngành thủ công mỹ nghệ, ngành sản xuất nông
nghiệp, ngành nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thuỷ hải sản, ngành bưu
chính viễn thơng,v.v...
Ngơn ngữ chun dụng có tính độc lập thể hiện ở chỗ nó là một hệ
thống mở thường xuyên được bổ sung, hồn thiện và có liên quan tương hỗ
với ngơn ngữ tồn dân. Nó có thể mượn các yếu tố của ngơn ngữ tồn dân
để tạo ra các từ ngữ mới và ngược lại có thể làm giàu cho ngơn ngữ tồn

dân bằng những yếu tố của nó (trường hợp thuật ngữ hố từ ngữ thơng
thường và thơng thường hoá thuật ngữ).

9


Ở Việt Nam khái niệm ngôn ngữ chuyên dụng chưa được nghiên cứu
và xem xét một cách thật thấu đáo, nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp chúng ở
các sách chuyên môn, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, và chúng
vẫn là vấn đề cịn để mở. Cần phải nói thêm rằng, chúng tôi dùng thuật ngữ
"ngôn ngữ chuyên dụng" nhằm nhấn mạnh vào tính mục đích của việc sử
dụng ngôn ngữ trong thể hiện tư duy, trong thực hiện những nhiệm vụ cụ
thể, trong giao tiếp khoa học,... của xã hội lồi người. Cùng khái niệm này
có một số tác giả Việt Nam đã dùng thuật ngữ "ngôn ngữ chun ngành"
cụm từ "chun ngành" theo chúng tơi thì có nghĩa hẹp hơn "chuyên dụng"
và dễ làm chúng ta liên tưởng tới một ngành khoa học, kỹ thuật cụ thể nào
đó. Tuỳ thuộc vào những mục đích phục vụ khác nhau, trong ngơn ngữ
chun dụng có sự phân biệt giữa các khái niệm: ngôn ngữ nghề nghiệp,
ngôn ngữ khoa học và ngôn ngữ nghệ thuật.
- Ngôn ngữ nghề nghiệp phục vụ cho công việc hàng ngày giữa
những người cùng ngành nghề chuyên môn, cùng nghề nghiệp dùng để
giao tiếp với nhau khi cần trao đổi những thơng tin mang tính chuyên môn,
nghề nghiệp. Ngôn ngữ nghề nghiệp là "ngôn ngữ trong các lĩnh vực
chuyên sâu của giao tiếp được xác định theo loại hình cơng việc ngồi
ngơn ngữ của con người,... ngôn ngữ nghề nghiệp được cá nhân học theo
loại hình cơng việc, là tiếng mẹ đẻ và là cả ngoại ngữ trong mối quan hệ
rất chặt chẽ." [56, tr. 366]
- Ngơn ngữ khoa học phục vụ cho q trình nghiên cứu và truyền bá
tri thức khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ của con người để duy trì cuộc sống
và phát triển xã hội. "Trong đó có vấn đề thuật ngữ, từ vựng khoa học

chung, mối tương quan giữa ngôn ngữ và phong cách trình bày khoa học."
[56, tr. 369]
- Ngơn ngữ nghệ thuật là ngơn ngữ được hình tượng hóa ở mức cao
nhằm phản ánh mọi khía cạnh đời sống của con người dưới các hình thức
văn học, nghệ thuật khác nhau. "Ngôn ngữ nghệ thuật tức ngôn ngữ trong
các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ
hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngôn ngữ tự nhiên). Chức năng thẩm mỹ của
ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật được thể hiện ở chỗ tín hiệu ngơn

10


ngữ (tức đặc trưng ngữ nghĩa và đặc trưng âm thanh) trở thành yếu tố tạo
thành của hình tượng." [45, tr. 18]
Có thể hình dung ra bức tranh ngơn ngữ với cách phân loại như trên
bằng sơ đồ dưới đây
NGÔN NGỮ

NGƠN NGỮ CHUN DỤNG

NGƠN NGỮ TỒN DÂN

NGƠN NGỮ
NGHỀ NGHIỆP

NGƠN NGỮ
KHOA HỌC

NGƠN NGỮ
NGHỆ THUẬT


Sơ đồ 1. Phân loại ngơn ngữ theo mục đích và phạm vi sử dụng
Trên thế giới, khái niệm ngôn ngữ chuyên dụng, ngôn ngữ nghề
nghiệp, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ văn học nghệ thuật, đã được nhiều
nhà ngôn ngữ học như: IU.V. Rozdextvenxki, R.N. Pôpôv, D.P. Vankôva,
L.IA. Malôvixtki, A.K. Phêđôrôv, Tom Hutchinson, Alan Waters,... quan
tâm đến . Trong luận án, đối tượng chính được đề cập đến là các thuật ngữ
tin học - viễn thông thuộc phạm vi các thuật ngữ khoa học, một bộ phận
chính của ngôn ngữ khoa học, nên ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ mô tả kỹ
lưỡng hơn về ngôn ngữ khoa học.
1.1.2. Vị trí quan trọng của ngơn ngữ khoa học trong hệ thống ngơn
ngữ.
Có thể thấy rằng, chức năng của ngơn ngữ được hiện thực hóa trong
cách sử dụng ngôn ngữ ở các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Mục đích
của khoa học là xác định các nguyên lý chế ngự vũ trụ. Tiến tới mục đích
này là đồng nghĩa với việc tiến tới mở rộng sử dụng ngôn ngữ. Các kiến
thức cơ bản về một chuyên ngành khoa học bất kỳ chỉ có thể được tiếp cận
và phát triển nếu các thế hệ của các nhà khoa học đi trước thành công trong

11


việc thể hiện các thành tựu khoa học của họ (phát minh, khám phá,...) một
cách chính xác, tường minh bằng một ngôn ngữ nhất định. Cũng như vậy,
các nhà khoa học ngày nay, với mong muốn đóng góp những thành quả
riêng của mình vào tri thức khoa học chung của toàn nhân loại, bắt buộc
phải thoả mãn các yêu cầu, nghiêm luật của ngơn ngữ để tác phẩm, cơng
trình của họ được hiểu một cách chính xác và được chấp nhận bởi các đồng
nghiệp của mình. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học với những địi
hỏi của nó về đối tượng, mục đích, việc điều tra, khảo sát có hệ thống, sự

đo lường chuẩn xác,... đều có kết quả quan trọng của sự thể hiện bằng ngơn
ngữ. Ở đây có sự liên quan đặc biệt đến các tuyên bố chung, việc giải thích,
chứng minh lơgic một vấn đề lý thuyết, và sự mơ tả chính xác bằng lời một
sự vật, hiện tượng khoa học. Lối bình luận cảm tính, sắc thái hài hước, lối
mơ tả tượng hình và nhiều đặc điểm khác của ngôn ngữ thông thường đều
được tránh sử dụng. Ngơn ngữ khoa học có những đặc trưng về từ vựng và
ngữ pháp, những đặc điểm tiêu biểu tạo nên sắc thái riêng cho ngôn ngữ
khoa học và phân biệt nó với ngơn ngữ nghề nghiệp và ngơn ngữ nghệ
thuật.
Chức năng của ngôn ngữ khoa học là thông báo, chứng minh tính
quy luật đã được phát hiện ra bằng tư duy khoa học, loại tư duy mang tính
khái quát, trừu tượng và được diễn đạt bằng những phán đoán, suy lý chính
xác, lơgic. Chính vì vậy mà muốn thực hiện được chức năng của mình,
ngơn ngữ khoa học cần có những đặc trưng chung: tính trừu tượng, khái
qt cao; tính lơgic nghiêm ngặt và tính khách quan.
Tính trừu tượng, khái qt cao
Khoa học phải thơng qua khái qt hóa, trừu tượng hóa để nhận thức
và phản ánh hiện thực khách quan. Mục đích của khoa học là phát hiện ra
các quy luật tồn tại trong sự vật, hiện tượng nên nó khơng thể dừng lại ở
những gì mang tính riêng lẻ, bộ phận, cá biệt. Điều này có thể nhìn thấy rất
rõ khi so sánh ngơn ngữ khoa học và ngôn ngữ văn học nghệ thuật. Từ ngữ
trong ngôn ngữ khoa học thường được dùng với nghĩa đen, nghĩa sự vật;
cịn trong ngơn ngữ nghệ thuật, chúng thường được dùng với nghĩa bóng,
nghĩa phái sinh.

12


Tính lơgic nghiêm ngặt
Tính lơgic nghiêm ngặt bảo đảm cho ngơn ngữ khoa học gợi mở trí

tuệ và thuyết phục bằng lý tính. Từ ngữ được sử dụng phải biểu hiện được
năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy lơgic
hình thức đến tư duy lơgic biện chứng. Tính lơgic là tính nhất quán trong
sự phân bổ các đơn vị của văn bản và sự có mặt của những mối liên hệ về
nghĩa giữa những đơn vị đó, giúp cho các kết luận trong một văn bản khoa
học đều được rút ra một cách hợp lý từ nội dung, không gây ra mâu thuẫn,
phản ánh đúng sự vận động của tư duy đi từ cái chung đến cái riêng hoặc
ngược lại. Tính lơgic trong ngơn ngữ khoa học có u cầu cực kỳ khắt khe
vì nó là thứ lơgic được chứng minh, và vì tư duy khoa học khơng chấp
nhận một bất kỳ một sự mâu thuẫn hay phi lơgic nào.
Tính chính xác khách quan.
Ngơn ngữ khoa học phải đạt tính chính xác khách quan, bởi vì u
cầu chính của khoa học là phản ánh chính xác, chân thực và khách quan các
quy luật của tự nhiên và xã hội. Tính chính xác của từ ngữ khoa học được
hiểu như là tính một nghĩa, địi hỏi khơng được tạo ra sự khác biệt giữa cái
được biểu đạt và cái biểu đạt.
Đặc điểm hình thức của ngôn ngữ khoa học
Ngôn ngữ khoa học chủ yếu là ngơn ngữ viết. Dạng nói trong ngơn
ngữ khoa học chiếm vị trí thứ yếu so với dạng viết. Các văn bản khoa học
thông thường tồn tại dưới dạng xuất bản phẩm như: các cơng trình nghiên
cứu khoa học; các tạp chí, tập san, thơng báo, báo cáo khoa học; các hình
thức tóm tắt, giới thiệu, lược thuật và tổng thuật khoa học; các sách giáo
khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo; các bài thi, luận văn, đồ án tốt nghiệp...
Tuy nhiên, tất cả các văn bản khoa học đều có thể được in ra và đọc
lên, có nghĩa là chuẩn bị kỹ dưới dạng viết và công bố bằng lời, do đó ngơn
ngữ khoa học cũng tồn tại ở dạng nói gồm: lời giảng bài, lời thuyết trình,
lời phát biểu trong các hội nghị, trong các buổi thảo luận khoa học; lời trình
bày, thuyết minh các cơng trình, hay báo cáo khoa học; lời hỏi đáp về các
vấn đề khoa học; vì vậy, tồn tại các cụm từ như: đọc báo cáo, đọc bài
giảng,...


13


Cú pháp của ngôn ngữ khoa học
a. Đặc điểm cú pháp nổi bật trong ngôn ngữ khoa học là việc sử dụng
các hình thức câu hồn chỉnh, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu
chính xác, tính một nghĩa và tránh cách hiểu nước đôi, nước ba. Trong
ngôn ngữ khoa học, các kiểu câu giản lược thành phần, câu đảo vị trí hầu
như khơng được sử dụng, mà chủ yếu là những kiểu câu ghép, thích hợp
với việc diễn đạt tập trung quá trình vận động của tư tưởng, sự lập luận của
tác giả và những mối liên hệ giữa các hiện tượng được nói đến. Điều này
làm cho các câu văn khoa học càng thêm sáng tỏ, chặt chẽ, chứa đựng một
lượng thông tin lôgic, đầy đủ, tuy nhiên nó làm cho các câu thường dài và
có cấu trúc phức tạp. Tính phức tạp được thể hiện chủ yếu trong các cụm
danh từ chứ không phải các cụm động từ. Trong ngơn bản khoa học, có thể
gặp trường hợp mỗi vế của câu ghép tách ra thành một câu độc lập nếu câu
quá dài, nhằm mục đích nhấn mạnh vào trọng tâm thơng tin.
b. Các câu trong ngôn ngữ khoa học thường là những câu khuyết chủ
ngữ, hoặc những câu chủ ngữ không xác định cho phù hợp với tính khái
quát và khách quan. Ví dụ trong tiếng Việt: Thực tế đã chứng minh... ; Có
giải thích theo cách này mới có thể... ; Nhìn qua lăng kính... có thể nói
rằng..., v.v... ; trong tiếng Anh: It has been proved that; It can be
understood that; It is considered as;...
c. Ngôn ngữ khoa học dùng một số lượng lớn các phương tiện liên
kết giữa các câu độc lập và các phần thông tin riêng lẻ của văn bản hay
ngơn bản. Ví dụ, để nối các phần của văn bản, các từ và cụm từ chỉ trình tự
phát triển của tư tưởng đã được sử dụng, trong tiếng Việt hay dùng: Đầu
tiên; Trước hết; Tiếp theo; Sau đó; Cuối cùng; Nói tóm lại;... ; tiếng Anh
cũng có các đơn vị tương đương như: Firstly/At first/First of all; Next;

After that; Finally; Briefly saying;....
d. Đặc điểm cú pháp dễ nhận thấy nhất là việc sử dụng triệt để cấu
trúc bị động trong các ngôn ngữ phổ biến (Nga, Anh, Pháp, Mỹ,...). Ví dụ:
Những máy móc này được điều khiển bởi các... thay cho (Người nào đấy,
hay trung tâm nào đấy) điều khiển các máy móc này; Dây cáp được chơn
xuống đất ở độ sâu... thay cho (Các kĩ thuật viên) chôn dây cáp xuống đất ở
độ sâu... (These machines are operated by..., The cables were buried at the

14


depth of,... ). Sở dĩ ngôn ngữ khoa học dùng nhiều cấu trúc bị động vì tâm
điểm của các văn bản khoa học là đối tượng (sự vật, hiện tượng), q trình
thao tác,... chứ khơng phải là chủ thể nào liên quan, thực hiện.
Từ ngữ trong ngôn ngữ khoa học.
Đây chính là đặc điểm lớn của ngơn ngữ khoa học mà chúng tơi quan
tâm hơn cả, vì nó chính là bộ phận chứa đựng đối tượng nghiên cứu trong
luận án, đó là thuật ngữ khoa học - kỹ thuật - công nghệ.
Quả vậy, vốn từ vựng khoa học - kỹ thuật - cơng nghệ chính là đặc
điểm nổi bật nhất phản ánh đối tượng, khách thể của một chuyên ngành
trong một lĩnh vực chuyên môn của khoa học - kỹ thuật - công nghệ. Từ
ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày, từ ngữ tồn dân trong các ngơn ngữ
nói chung thường mơ hồ và thiếu chính xác đối với việc diễn đạt các vấn đề
khoa học, chính vì vậy mà những từ ngữ mới, hay những nghĩa mới của từ
ngữ đã được tạo ra để đáp ứng yêu cầu đặc biệt của ngơn ngữ khoa học.
Lấy ví dụ, q trình làm mới vốn từ vựng này trong tiếng Anh (một trong
những ngôn ngữ được dùng nhiều nhất trên thế giới), theo nhận định của
Roland Wilbur Brown (1893 - 1961) "về cơ bản dựa trên dựa trên sự vay
mượn từ ngôn ngữ La Tinh và Hy Lạp, thể hiện rõ ảnh hưởng to lớn của
các ngôn ngữ truyền thống trong suốt giai đoạn khám phá, mở ra cánh cửa

của khoa học cho nhân loại ở thời Phục hưng (thế kỷ 14, 15, 16). Vốn từ
vựng này có chứa nhiều từ ghép và cụm từ cố định. Trong số chúng có
những từ cực kì dài và thậm chí là khơng thể phát âm nổi (như trong lĩng
vực vật lý lí thuyết), địi hỏi phải được viết tắt để có thể sử dụng thuận tiện.
Ngược lại, trong các lĩnh vực khác lại sử dụng những từ ngữ thông thường
để diễn tả các giả thuyết mới, các khám phá mới, điển hình là trong vật lý
thực nghiệm, sinh học,...và hiện nay là phỏng sinh học, viễn thông và tin
học" [88, tr. 36-37]
a. Trong từ ngữ khoa học có sự phân biệt giữa từ ngữ khoa học
chung, thuật ngữ và lớp từ ngữ đa phong cách.
Từ ngữ khoa học chung là những từ ngữ được dùng phổ biến trong
nhiều ngành khoa học khác nhau như: tốn học, vật lý, sinh vật, hóa học, y
học, địa lý,... . Những từ ngữ này được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong các

15


văn bản khoa học. Ví dụ trong tiếng Việt có các từ như: hệ thống, yếu tố,
chức năng, vật chất, thời gian, bình diện, phản ứng, nguyên lý,... . Trong số
chúng cịn có các từ ngữ trừu tượng, đặc biệt là trong các văn bản có tính
tốn học và triết học. Ví dụ, trong tiếng Việt, phần lớn những từ ngữ trừu
tượng này là các từ Hán Việt: hiệu năng, hiệu ứng, hình khí, hình thái,
nghiệm pháp, qn tính, sĩ hạnh, siêu dẫn, trường phái, tư duy, vũ khí,... ;
bên cạnh đó cách thức định danh hóa một động từ bằng các yếu tố: "sự",
"cuộc", "tính", "độ",... cũng được khai thác triệt để, ví dụ: sự sống, sự tăng
trưởng, cuộc thử nghiệm, cuộc đàm thoại, tính siêu dẫn, tính chống ẩm, từ
tính, độ dẫn nhiệt, độ tin cậy,... . Những từ ngữ chỉ vật chất trừu tượng
trong ngôn ngữ khoa học thường được sử dụng với ý nghĩa khái quát,
không được ẩn dụ hóa, với tư cách là những thuật ngữ khoa học ngắn gọn
và chính xác, ví dụ, trong tiếng Việt có các từ: sự sáng tạo, sự phát triển,

yếu tố, ý thức, tính hiện thực, tính năng động,... .
"Vốn từ vựng khoa học chung được hiểu là những từ - không chỉ là
thuật ngữ - được sử dụng trong các văn bản khoa học ở một nghĩa hay ở
các nghĩa tương đương. Là cơ sở để trình bày các bước lôgic của tư duy
trong văn bản khoa học, từ vựng khoa học chung trong các ngơn ngữ có sự
khác biệt với các từ vựng đồng âm với chúng trong ngơn ngữ tồn dân"
[56, tr. 369]. Chẳng hạn động từ "thoả mãn" trong ngơn ngữ văn học có
nghĩa là hồn tồn bằng lịng, trong ngơn ngữ khoa học, động từ này
thường kết hợp với danh từ điều kiện để biểu thị ý tuân theo quy tắc cho
trước, hay đáp ứng yêu cầu phải có nào đó; danh từ trái tim trong ngơn ngữ
thơng thường có trường nghĩa rộng hơn rất nhiều so với thuật ngữ trái tim
trong y học, sinh học (một bộ phận cơ thể nằm trong lồng ngực có chức
năng điều khiển, vận chuyển máu trong cơ thể). Thuật ngữ tim này không
thể kết hợp với yêu thương, hạnh phúc,... và cũng khơng có khả năng tạo
nên những hình ảnh đầy ý nghĩa như sống mãi trong trái tim, trái tim thắp
sáng,... . Nghĩa khoa học chung của từ được phát triển từ nghĩa thông
thường bằng con đường chun mơn hóa nghĩa. Vốn từ vựng khoa học
chung là mắt xích trung gian, chuyển tiếp từ ngơn ngữ chung đến ngơn ngữ
khoa học. Sự chun mơn hóa nghĩa xuất hiện ở các từ trong ngơn ngữ tồn

16


dân trên cơ sở hình tượng đặc biệt (hình ảnh của đối tượng khoa học), dẫn
đến sự hình thành các thuật ngữ sau này.
Thuật ngữ là một thành tố quan trọng của trong ngôn ngữ khoa học,
tức là những từ hoặc nhóm từ dùng để biểu đạt các khái niệm khoa học.
Trong thành phần các hệ thống thuật ngữ, các thuật ngữ quốc tế có một vai
trị quan trọng. Về thuật ngữ và vai trò hạt nhân của chúng trong từ ngữ
khoa học, chúng tơi sẽ phân tích ở các phần tiếp theo của luận án này.

Lớp từ đa phong cách là các từ ngữ cịn lại của ngơn ngữ khoa học
không thuộc về thuật ngữ cũng như từ ngữ khoa học chung. Chúng trung
hoà về màu sắc cảm xúc, chủ yếu được dùng với nghĩa khái quát. Ví dụ:
"Hổ là động vật ăn thịt", "Nho là loại cây thân mềm",... "hổ" và "nho" được
dùng với nghĩa khái quát chỉ cả một họ, loài động/ thực vật.
Một đặc điểm nữa của từ ngữ khoa học là chúng đòi hỏi được cập
nhật liên tục để đáp ứng kịp thời với sự phát triển không ngừng của khoa
học, kỹ thuật và công nghệ. Nói cách khác, khoa học, kỹ thuật và cơng
nghệ, chính là cái nơi sản sinh ra từ mới cho bất kỳ một ngôn ngữ nào. Đại
từ điển tiếng Anh [90, tr. 18] khẳng định rằng cho tới nay các thuật ngữ
khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã chiếm phần lớn khối lượng từ vựng của
ngôn ngữ này, chẳng hạn, hơn 750 000 lồi cơn trùng đã được tìm ra và đặt
tên, nếu tên của chúng được đưa vào hết trong từ điển thì số lượng từ điển
tiếng Anh sẽ tăng ngay lên gấp hai lần.
b. Trong ngôn ngữ khoa học của đa số các ngôn ngữ, theo thống kê
các khảo sát, danh từ được dùng nhiều hơn hẳn động từ, khẳng định
khuynh hướng định danh trong ngôn ngữ khoa học. Cụ thể trong tiếng Việt,
danh từ được sử dụng nhiều gấp bốn lần động từ, các danh từ trừu tượng
(thời gian, hiện tượng, số lượng, thuộc tính, trạng thái, tần số,... ) với ý
nghĩa khái quát được sử dụng nhiều. Để đảm bảo tính khách quan, các đại
từ ngơi thứ nhất và thứ ba số nhiều, ví dụ: người ta, chúng ta, chúng tôi,...
trong tiếng Việt; it, they, their,... trong tiếng Anh/Mỹ; oớo, oớu, eóo,...
trong tiếng Nga,... được dùng nhiều. Để đảm bảo tính chính xác khoa học,
từ ngữ khoa học chỉ được phép hiểu theo một nghĩa và là nghĩa đen, nghĩa
sự vật - lôgic, việc sử dụng nghĩa bóng, nghĩa hình tượng và từ đồng nghĩa

17


cũng như đại từ thay thế là rất hạn chế. Tính chất trung hồ của các từ ngữ

khoa học giúp cho các văn bản và ngơn bản khoa học hồn thành tốt chức
năng thông báo khách quan và chứng minh thuyết phục. Đó cũng chính là
dấu hiệu phân biệt ngơn ngữ khoa học với ngơn ngữ tồn dân, ngơn ngữ
nghề nghiệp và ngơn ngữ văn học nghệ thuật.
Qua phân tích trên, có thể nhận thấy, thuật ngữ khoa học là một bộ
phận cấu thành không thể thiếu được trong ngôn ngữ khoa học nói riêng và
ngơn ngữ nói chung. Thuật ngữ được hình thành và phát triển khơng ngừng
cùng với sự phát triển của các khoa học khác nhau trong xã hội lồi người
và chúng thu hút khơng ít sự quan tâm của các nhà ngơn ngữ học trên tồn
thế giới. Dưới đây là những kết quả trong nghiên cứu về thuật ngữ của thế
giới và Việt Nam.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THUẬT NGỮ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
Mặc dù vấn đề "thuật ngữ" đã được quan tâm từ rất lâu, nhưng phải
tới thế kỷ XX, thuật ngữ học mới thực sự được khẳng định như một ngành
khoa học. Việc nghiên cứu thuật ngữ xuất phát từ hai vấn đề nền tảng sau:
thứ nhất là do kết quả quan sát quá trình hình thành lý thuyết nhằm đáp ứng
sự ra đời của một bộ phận từ ngữ đặc biệt trong ngôn ngữ chuyên dụng; thứ
hai là do trên thực tế, trong giao tiếp, nhóm từ ngữ đặc biệt này được coi
như những từ có ứng dụng độc lập.
Tuy nhiên, thuật ngữ của mỗi ngành khoa học lại tạo dựng cho mình
các cơ sở xây dựng nên những hệ thống thuật ngữ khác nhau, vì thế chúng
có đặc thù riêng. Chẳng hạn, trong sinh học và y học, thuật ngữ mang tính
nước đơi (những đồ vật, hiện tượng cần được miêu tả bằng thuật ngữ được
gọi tên bằng các từ La Tinh tương ứng với các thuật ngữ bằng ngôn ngữ
văn học). Ngược lại trong hóa học, thuật ngữ mang tính quốc tế, được xây
dựng trên cơ sở tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Thuật ngữ toán học và vật
lý học, xét về mặt từ nguyên, có phần mang tính ngẫu nhiên. Chúng phụ
thuộc vào hình ảnh mà người tạo ra chúng đưa vào thuật ngữ và được xây
dựng bằng vốn từ vựng có nguồn gốc từ thực tiễn các ngơn ngữ khác nhau.

Vì thế, để có cách nhìn xác đáng hơn về thuật ngữ, cần đặt thuật ngữ vào

18


trong bức tranh tồn cảnh về hoạt động ngơn ngữ nói chung và hệ thống từ
vựng của ngơn ngữ nói riêng.
Trên thực tế, thuật ngữ ra đời và được sử dụng trước khi người ta tìm
cách định nghĩa chúng. Để hình dung rõ hơn về thuật ngữ khoa học, trước
hết hãy đến với quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Âu - Mỹ, các quốc
gia có nền khoa học - kỹ thuật - công nghệ phát triển sớm, nhanh và mạnh,
mảnh đất tốt cho sự phát triển của ngôn ngữ khoa học, điều kiện cần thiết
cho sự ra đời và phát triển của thuật ngữ khoa học.
1.2.1. Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới
Nói về thuật ngữ học, không thể không nhắc tới các nhà thuật ngữ
học Xơ Viết với những cơng trình q báu về thuật ngữ của họ. Các nhà
ngôn ngữ học Xô Viết trong các nghiên cứu của mình đã đi sâu vào phân
tích bản chất, chức năng, khái niệm và đã tìm định nghĩa cho thuật ngữ
khoa học. Chẳng hạn:
"Thuật ngữ không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng
đặc biệt, đó là chức năng gọi tên" [78, tr. 6];
V.V.Vinôgrađốp cho rằng: "Từ trước hết thực hiện chức năng định
danh, điều đó có nghĩa hoặc nó là phương tiện biểu thị thì nó chỉ là một ký
hiệu giản đơn, hoặc nó là phương tiện của định nghĩa lơgic, lúc đó nó là
thuật ngữ khoa học" [101, tr.12];
L.A.Kapatnatze đã nhấn mạnh về vai trò đặc biệt của thuật ngữ:
"Thuật ngữ không gọi tên khái niệm như từ thông thường mà là khái niệm
được gán cho nó, giống như định nghĩa về nó. Ý nghĩa của thuật ngữ là
định nghĩa khái niệm, là cái định nghĩa được gán cho nó" [104, tr. 57].
A.X.Gerd là một trong những nhà ngôn ngữ học Xô Viết của thập

niên 60-70, thế kỷ XX, cũng có định nghĩa tương đối đầy đủ về thuật ngữ
như sau: "Thuật ngữ là một đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa có chức năng định
nghĩa và được khu biệt một cách nghiêm ngặt bởi các đặc trưng như tính
hệ thống, tính đơn nghĩa; ở thuật ngữ khơng có hiện tượng đồng nghĩa hay
đồng âm trong phạm vi của một khoa học hoặc một lĩnh vực tri thức cụ
thể" [103, tr. 3]. Trong định nghĩa này, tác giả đã nêu rõ về bản chất "thuật

19


×