Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

(Luận án tiến sĩ) hoạt động của công ty đông ấn anh ở vương quốc xiêm thế kỷ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=========================

NGUYỄN VĂN VINH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH
Ở VƢƠNG QUỐC XIÊM THẾ KỶ XVII

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=========================

NGUYỄN VĂN VINH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH
Ở VƢƠNG QUỐC XIÊM THẾ KỶ XVII

Chuyên ngành
Mã số

: Lịch sử Thế giới
: 62 22 03 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Anh Tuấn

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nếu không
đúng như đã nêu trên, tôi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về luận án của mình.

Nghiên cứu sinh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ về đề tài: Hoạt động của Công ty Đông Ấn
Anh ở Vương quốc Xiêm thế kỷ XVII, trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc
tới người Thầy PGS.TS Hoàng Anh Tuấn. Từ những năm cuối hệ Đại học cho
đến khi làm Nghiên cứu sinh, tôi đã nhận được dìu dắt, giúp đỡ chân thành của
Thầy, khơng chỉ là sự tư vấn, định hướng khoa học trong quá trình học tập và
thực hiện luận án, mà cả những ý kiến gợi mở và đóng góp quý báu đối với nội
dung nghiên cứu của luận án. Từ Thầy, tơi cịn học được tính nghiêm túc trong
khoa học, sự nỗ lực hết mình và sáng tạo cho những ý tưởng chuyên mơn.
Gắn bó với khoa Lịch Sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội từ khi còn là sinh viên cho đến khi trở thành Nghiên cứu sinh là một niềm
vinh dự lớn lao đối với bản thân tôi. Cho phép tôi được gửi lời tri ân đến các thầy
cô tổ bộ môn Lịch sử thế giới, đặc biệt là Thầy GS. Nguyễn Văn Kim - người đã
động viên và ln quan tâm đến q trình học tập của cá nhân tôi cũng như các

học viên chuyên ngành.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa
Lịch sử và các bạn đồng nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - nơi tôi công
tác đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập.
Trong q trình học tập và hồn thành luận án, các thành viên trong gia đình
đã động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho tôi.
Xin chân thành cám ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn sử liệu .............................................................8
5. Đóng góp của luận án ............................................................................................13
6. Bố cục của luận án ................................................................................................14
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................16
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ...................................................................16
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước....................................................................21
1.2.1. Các sách nghiên cứu, báo, tạp chí ...................................................................21
1.2.2. Luận văn, luận án ............................................................................................27
1.3. Đánh giá chung về các cơng trình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần đi
sâu nghiên cứu ...........................................................................................................28
1.3.1. Những vấn đề các cơng trình nghiên cứu đã giải quyết mà luận án có thể kế
thừa ............................................................................................................................28
1.3.2. Những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu..................................................30
CHƢƠNG 2. SỰ THÀNH LẬP CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH VÀ NHỮNG
LIÊN HỆ ĐẦU TIÊN VỚI VƢƠNG QUỐC XIÊM ĐẦU THẾ KỶ XVII ........31
2.1. Sự thành lập công ty Đông Ấn Anh năm 1600 ..................................................31

2.1.1. Nước Anh trong bối cảnh thương mại Tây Âu đến cuối thế kỷ XVI .............31
2.1.2. Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh năm 1600 ..............................................44
2.2. Vương quốc Xiêm đến thế kỷ XVII ...................................................................49
2.2.1. Khôi phục nền độc lập dưới thời Naresuan (1555-1605)................................49
2.2.2. Vài nét về thương mại Xiêm đến thế kỷ XVII ................................................53
2.2.3. Những mối liên hệ Anh - Xiêm đầu tiên (1587-1611) trong bối cảnh thâm
nhập của người phương Tây vào Đông Nam Á ........................................................59
Tiểu kết .....................................................................................................................63
CHƢƠNG 3. CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH Ở VƢƠNG QUỐC XIÊM (16121623): THỜI KỲ THỬ NGHIỆM ..........................................................................65
1


3.1. Phái đoàn Thomas Essington - Lucas Antheunis đến Xiêm (1612) ..................65
3.2. Quan hệ Anh - Xiêm (1613 - 1620): thăm dò, thử nghiệm, và mở rộng mạng
lưới ra khu vực ..........................................................................................................75
3.3. Nhân tố Hà Lan trong quan hệ Anh - Xiêm đến nửa đầu thế kỷ XVII. .............86
3.4. Quan hệ Anh - Xiêm (1620-1623): suy thối và đóng cửa thương điếm .................89
Tiểu kết .....................................................................................................................93
CHƢƠNG 4. CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH Ở VƢƠNG QUỐC XIÊM: MỞ
RỘNG VỊ THẾ NGOẠI GIAO VÀ THƢƠNG MẠI (1659-1682) .....................95
4.1. Vương quốc Xiêm dưới triều vua Narai (1656-1688): những cải cách hỗ trợ
giao thương................................................................................................................95
4.2. Thương điếm Anh ở Vương quốc Xiêm (1659-1674) .....................................100
4.3. Thương điếm Anh ở Vương quốc Xiêm (1674-1682) .....................................105
4.4. Các đợt thanh tra thương điếm Anh ở Xiêm năm 1678 và 1681 .....................115
Tiểu kết ...................................................................................................................126
CHƢƠNG 5. CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH Ở VƢƠNG QUỐC XIÊM (1683-1685):
ÁP LỰC CẠNH TRANH VỚI PHÁP VÀ ĐĨNG CỬA THƢƠNG ĐIẾM............ 129
5.1.Phái đồn Strangh và nỗ lực cứu vãn nền thương mại Anh ở vương quốc Xiêm
(1683-1684) .............................................................................................................129

5.2. Nỗ lực bất thành của Hội đồng Surat trong việc khôi phục nền thương mại Anh
ở vương quốc Xiêm năm 1685 ................................................................................141
5.3. Nhân tố Pháp trong quan hệ Anh-Xiêm trong thập niên 80 của thế kỷ XVII..145
5.4. Constance Phaulkon: từ hợp tác với người Anh đến bắt tay với người Pháp .......... 148
5.5. Từ chiến tranh Xiêm - Golconda đến cuộc chiến tranh Anh-Xiêm năm 1687 ........ 156
Tiểu kết ...................................................................................................................163
KẾT LUẬN ............................................................................................................165
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌCCỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 171
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................172
PHỤ LỤC ...............................................................................................................189

2


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
EIC

East India Company (Công ty Đông Ấn Anh)

VOC

Vereenigde Oost- Indische Compagnie (Công ty Đông Ấn Hà Lan)

CIO

Compagnie des Indes Orientales (Công ty Đông Ấn Pháp)

HN


Hà Nội

Nxb

Nhà xuất bản

PL

Phụ lục

Tr

Trang

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong phần lớn thời kỳ trung đại, nước Anh có vị trí quan trọng trong mạng
lưới hải thương Tây Âu; đội ngũ thủy thủ và thương nhân buôn bán đường biển của
Anh hoạt động khá năng động, cạnh tranh với nhiều dân tộc hàng hải khác như Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan… Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XV, người Anh
tụt hậu so với hai dân tộc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong cuộc đua khám phá
các vùng đất mới. Những phát kiến địa lý vĩ đại cuối thế kỷ XV tạo điều kiện để hai
dân tộc trên bán đảo Iberia phân chia phạm vi ảnh hưởng thương mại và truyền giáo
dưới sự thừa nhận của Giáo hoàng. Quyết định đó khiến cho người Anh khơng thể
cạnh tranh và lần lượt bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua sang miền Đông Ấn và Tây
Ấn trong suốt thế kỷ XVI. Bản thân triều đình Anh lúc đó né tránh xung đột với các
thế lực Iberia nên khơng khuyến khích thương nhân Luân Đôn qua mũi Hảo Vọng

mà ủng hộ họ “Đơng tiến” qua biển Ban Tích và Bắc Băng Dương hoặc theo đường
bộ qua Ba Tư. Những cố gắng đó đều khơng đem lại kết quả. Phải đến năm 1591,
thương nhân Anh mới có chuyến đi phương Đơng đầu tiên qua mũi Hảo Vọng. Đến
cuối năm 1600, công ty Đơng Ấn Anh (English East India Company/EIC) mới
chính thức được thành lập.
Ngay sau khi được thành lập, kế thừa các tuyến thương mại đường dài Á Âu cổ xưa, thương nhân Anh nhanh chóng nỗ lực tìm cách thâm nhập và gây dựng
mạng lưới thương mại nội Á ở Viễn Đông trong suốt thế kỷ XVII, đánh dấu một
thời kỳ đầy hứa hẹn của nền hải thương Anh trong lịch sử thương mại và hàng hải
thế giới. Bên cạnh việc hướng trọng tâm thương mại vào thị trường lớn Nhật Bản,
Trung Quốc, Công ty Đông Ấn Anh cũng thiết lập được các thương điếm tương đối
quan trọng ở Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á hải đảo, Cao Miên, Miến Điện, Xiêm…
Trong đó, cùng với sự xuất hiện của các thương nhân phương Tây khác (Bồ Đào
Nha, Hà Lan, Pháp...), người Anh đã xây dựng được thương điếm ở Patani và
Ayutthaya từ khá sớm - năm 1612. Hoạt động của EIC ở Xiêm tuy trải qua các giai
đoạn thăng - trầm nhưng nó cũng cho thấy vị trí nhất định của Xiêm trong tổng thể

4


mạng lưới thương mại của người Anh ở Viễn Đông trong thế kỷ XVII. Bên cạnh đó,
những thành cơng và thất bại của EIC ở Xiêm cịn góp phần cho thấy những đặc
tính trong cơ cấu hoạt động của Cơng ty Đông Ấn Anh ở châu Á trong thế kỷ XVII,
đó chính là vai trị của các thương nhân tự do [interloper]. Mặt khác, hoạt động
thương mại giữa Công ty Đơng Ấn Anh với Xiêm trong thế kỷ XVII cịn để lại
nhiều hệ quả trong mối quan hệ thương mại, chính trị rất đặc biệt giữa hai quốc gia
Anh - Xiêm trong những thế kỷ tiếp theo. Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động của
Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm thế kỷ XVII có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn sâu sắc.
Trước tiên, thế kỷ XVII được coi là thời đại hồng kim trong nền hải thương
Đơng Á nói chung và vương quốc Xiêm nói riêng. Các hoạt động bang giao thương mại được triều đình Xiêm hết sức chú trọng nhất là từ khi người Xiêm giành

được độc lập từ Miến Điện cuối thế kỷ XVI. Ngoài các đối tác thương mại truyền
thống ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồi giáo… vua Xiêm còn chào đón và
thiết lập các hoạt động bang giao - thương mại với các thế lực hàng hải phương Tây
như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... Hoạt động thương mại nhộn
nhịp của các thương thuyền đã góp phần đưa Ayutthaya trở thành một thương cảng
mang tính quốc tế cao (cosmopolitan city), xứng đáng như một “Venice ở phương
Đông”. Đặc biệt, trong thế kỷ này, thời kỳ cầm quyền của vua Narai (1656-1688) là
đáng chú ý hơn cả.
Thứ hai, trải qua một quá trình thiên di lâu dài trong lịch sử, người Thái đã
tơi luyện cho mình truyền thống của một dân tộc năng động, cởi mở, dễ thích ứng,
thích nghi với mọi hồn cảnh, biến động. Vào thế kỷ XVII, khi vương quốc Xiêm
trở thành điểm đến của các đồn thuyền bn từ Nhật Bản, Trung Quốc đến Ba Tư,
nhất là sự có mặt của các thương nhân, giáo sĩ phương Tây, đã góp phần định hình
nên rất nhiều nét đặc sắc trong truyền thống chính trị, thương mại của người Thái.
Trong đó, cách thức ứng đối, việc xử lý mối quan hệ giữa triều đình Xiêm với thế
lực hàng hải phương Tây trong thế kỷ XVII đã dần trở thành “khuân mẫu” cho cách
thức tiếp cận mềm dẻo của người Thái với chủ nghĩa thực dân phương Tây trong

5


thế kỷ tiếp theo. Ngoài ra, việc những người ngoại quốc như người Nhật Bản, Ba
Tư, Anh, Hà Lan…, tiêu biểu là Constance Phaulkon được vua Xiêm sử dụng như
những “chuyên gia” phục vụ cho triều đình cho thấy sự cầu thị, thái độ cởi mở của
vua Xiêm trong việc tận dụng trí tuệ của người nước ngồi để tạo nên một vương
triều nổi bật trong khu vực.
Thứ ba, xét trong tương quan với các thế lực hàng hải phương Tây khác như
Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp… người Anh đến Xiêm tương đối muộn, thời gian hoạt
động tương đối ngắn. Nhưng việc nghiên cứu tổng thể về hoạt động của EIC ở
Xiêm với tư cách là một thế lực hàng hải châu Âu sẽ góp phần cho thấy bức tranh

tổng thể về hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở châu Á trong thế kỷ XVII trong
mối tương quan với các địa điểm thương mại khác của người Anh trong suốt 1 thế
kỷ nỗ lực xây dựng mạng lưới thương mại nội Á.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Hoạt động của Công
ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm thế kỷ XVII” làm chủ đề nghiên cứu cho
Luận án Tiến sĩ của mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về quá trình thâm nhập và hoạt động của Công
ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm thế kỷ XVII.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động thương mại của công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm được
bắt đầu chính thức từ năm 1612. Từ đây cho đến năm 1688 khi chính thức chấm dứt
quan hệ thương mại, hoạt động của EIC ở Xiêm trải qua nhiều thăng trầm và có
những thời kỳ phải tạm dừng hoạt động. Ở giai đoạn đầu tiên (1612-1623), quan hệ
Anh - Xiêm diễn ra tương đối yên bình mặc dù các nhân viên thương điếm tiến
hành thương mại tư nhân gây phương hại đến lợi ích Cơng ty. Giai đoạn thứ hai
(1659-1688) diễn ra rất sôi động và nhiều rối loạn dẫn đến việc EIC quyết định

6


đóng cửa cơ quan thương mại và “tuyên chiến” chống lại Xiêm vào năm 1687 - một
năm trước khi vua Narai băng hà, và diễn ra cuộc đảo chính cung đình (năm 1688).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ lịch sử hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm
trong thế kỷ XVII từ khi bắt đầu thiết lập quan hệ chính thức cho đến khi quyết định
đóng cửa thương điếm và rời khỏi đây; phân tích về những đặc điểm trong hoạt
động của công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm thế kỷ XVII trong mối tương quan so sánh

với các thế lực phương Tây khác như Hà Lan, Pháp...
Chỉ ra những đặc điểm của nền chính trị, xã hội Xiêm đã chi phối như thế
nào đến các hoạt động bang giao - thương mại, truyền giáo với các quốc gia phương
Tây trong giai đoạn cận đại sơ kỳ, đồng thời làm sáng rõ thế ứng đối khơn khéo của
chính quyền Xiêm khi đứng trước sự gia tăng ảnh hưởng của các nước phương Tây,
định hình truyền thống ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt của triều đình Xiêm trong các
thế kỷ XVIII-XIX nhằm ứng phó với những thách thức mới của thời đại.
Chỉ ra những biến đổi về kinh tế - xã hội ở vương quốc Xiêm dưới tác động
của EIC với tư cách là một trong những thương nhân phương Tây hoạt động ở Xiêm
trong thế kỷ XVII.
Phân tích và lý giải tại sao các hoạt động thương mại của Công ty Đông Ấn
Anh ở Xiêm không đạt được những kỳ vọng như Ban Giám đốc ở Luân Đôn mong
muốn, trong bối cảnh người Anh nỗ lực thâm nhập vào khu vực Đông Á thế kỷ
XVII.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, xử lý và hệ thống hoá tư liệu nhằm tái hiện lại tồn bộ q trình
thâm nhập, tiến hành các hoạt động thương mại và cuối cùng là đóng cửa thương
điếm ở Xiêm của Cơng ty Đơng Ấn Anh thế kỷ XVII.
- Nghiên cứu hoạt động thương mại của Công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm thế
kỷ XVII trong mối tương quan, cạnh tranh với các thế lực hàng hải phương Tây
khác cũng hoạt động ở Xiêm trong giai đoạn này. Trên cơ sở đó, có cái nhìn toàn

7


diện hơn về đối sách “cân bằng quan hệ” của triều đình Xiêm trong bối cảnh mở
rộng hoạt động thương mại, truyền giáo của các nước phương Tây thế kỷ XVII XVIII.
- Trên cơ sở phân tích chuyên sâu quá trình thâm nhập và hoạt động để làm
sáng tỏ bước thăng - trầm trong lịch sử hoạt động của công ty Đơng Ấn Anh ở
Xiêm, từ đó làm rõ ngun nhân tác động dẫn đến sự suy tàn hoạt động thương mại

của EIC ở Xiêm thế kỷ XVII.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn sử liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài người viết sử dụng phương pháp lịch sử, logic. Theo đó,
mọi diễn biến lịch sử được xem xét trên cả phương diện lịch đại và đồng đại để
chúng ta thấy được một cách chân xác và hồn chỉnh nhất về sự phát triển sơi động
của hải thương châu Á thế kỷ XVII, cả về động lực, nguyên nhân cũng như những
đặc tính phát triển. Cùng với phương pháp lịch sử và logic, tác giả đồng thời sử
dụng các phương pháp bổ trợ trong nghiên cứu sử học như: phương pháp phân tích,
phương pháp nghiên cứu hệ thống cấu trúc, tổng hợp để xem xét các sự kiện lịch sử
một cách khách quan, toàn diện, cũng như mối tương tác đa chiều của chúng.
4.2. Nguồn sử liệu
- Sử liệu gốc: luận án được nghiên cứu trên cơ sở nguồn tư liệu gốc, bao gồm
các bộ biên niên sử của triều đình Xiêm, tư liệu lưu trữ của Công ty Đông Ấn Anh
(nhật ký thương điếm Anh ở Xiêm), các ghi chép, hồi ký của các thương nhân, giáo
sĩ phương Tây đương thời như Anh, Pháp, Hà Lan… viết về đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội Xiêm thế kỷ XVII.
Như chúng ta đã biết, vào năm 1767, khi kinh đô Ayutthaya bị người Môn
cướp phá, hầu hết các biên niên sử của Xiêm đều bị phá hủy. Các vị vua ở đầu triều
đại Bangkok đã cố gắng thu thập những gì cịn sót lại trong các biên niên sử cũ,
nhưng hầu như khơng cịn gì nhiều. Sau đó bảy bản chính và một số ghi chép lẻ tẻ
được tìm thấy và xuất bản bằng tiếng Thái. Vào đầu những năm 1970, học giả trẻ
người Mỹ là Richard D.Cushman, đã quyết định dịch tất cả các bản biên niên còn

8


lại về lịch sử Ayutthaya sang tiếng Anh, với tựa đề “Royal Chronicles of
Ayutthaya”. Cơng trình này cùng với sự hiệu đính tỉ mỉ của David Wyatt đã trở
thành một cuốn biên niên sử vô song về lịch sử 400 năm của người Thái. Nó xứng

đáng là một tác phẩm kinh điển được các nhà sử học đánh giá rất cao. Đồng thời
cuốn biên niên này cũng góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu lịch sử đầy màu sắc
của vương quốc Xiêm.
Các tư liệu gốc của phương Tây liên quan đến hoạt động của những người
châu Âu ở Xiêm thế kỷ XVII cũng tương đối phong phú. Cho đến những năm đầu
của thế kỷ XX, cụ thể từ năm 1915-1921, trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu lưu
trữ cịn được bảo quản của Cơng ty Đơng Ấn, một bộ tư liệu gốc đầy đủ, trọn vẹn
nhất về hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm trong thế kỷ XVII đã được
Thư viện Vajiranana ở Bangkok xuất bản dưới nhan đề “Records of the Relations
between Siam and Foreign Countries in the 17th century” gồm 5 tập. Trong tập tư
liệu này, những thông tin liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của Công
ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm từ năm 1607-1700 đã được thể hiện một cách
rất đầy đủ, rõ ràng. Đặc biệt, trong đó một số tư liệu Hà Lan đã được dịch sang
tiếng Anh góp phần cung cấp các thơng tin một cách đầy đủ hơn cho các nhà nghiên
cứu. Vì thế, bộ tư liệu này được coi là một nguồn tư liệu rất đáng quý trong quá
trình nghiên cứu về hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm thế
kỷ XVII.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên bộ tư liệu gốc “Records of the
Relations between Siam and Foreign Countries in the 17th century” do Thư viện
Vajiranana ở Bangkok ấn hành vẫn chưa thể tập hợp hết các tư liệu liên quan về
Công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm thế kỷ XVII. Phải đến những năm gần đây, thơng
qua nghiên cứu của mình, Anthony Farrington đã tìm được thêm hơn 200 tài liệu có
liên quan đến hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở Ayutthaya và Xiêm, chủ yếu
là từ Văn Phịng Cơng ty Đông Ấn (Oriental India Office Collections), hiện được
lưu giữ tại Thư viện Anh (British Library). Vì thế, vào năm 2007, Anthony Farring
và Dhiravat na Pombeja, trên cơ sở kế thừa những cơng bố trước đó, cùng với các

9



tài liệu mới phát hiện, đã xuất bản bộ tư liệu gốc đồ sộ về hoạt động của công ty
Đông Ấn Anh ở Xiêm thế kỷ XVII với nhan đề “The English Factory in Siam,
1612-1685” gồm 2 tập. Có thể nói, với hơn 2.194 trang tư liệu gốc liên quan đến
hoạt động của người Anh ở Xiêm trong thế kỷ XVII, cho đến thời điểm hiện tại, đây
được coi là bộ tư liệu đồ sộ, hoàn chỉnh nhất về hoạt động của EIC ở Xiêm thế kỷ
XVII. Khối tư liệu này chủ yếu liên quan đến hoạt động buôn bán của thương điếm
của Công ty Đông Ấn Anh ở Ayutthaya, nhưng cũng có đề cập một số khía cạnh
khác của Xiêm trong thế kỷ XVII, đặc biệt là thương mại hoàng gia của Xiêm. Các
văn bản trong khối tư liệu thương điếm này không chỉ ghi chép về những nỗ lực của
Công ty khi tiến hành hoạt động thương mại ở Xiêm, mà còn cung cấp một bức
tranh sống động về vai trò của “thương nhân tự do” người Anh [English interloper]
thường xuyên móc nối với một số nhân viên thương điếm nhằm triển khai hoạt
động tư thương, qua đó trực tiếp hoặc gián tiếp làm phương hại đến nền thương mại
của Cơng ty ở Xiêm nói riêng, tại phương Đơng nói chung.
Ngồi hai bộ tư liệu gốc đồ sộ trên, tư liệu các thương điếm đương thời ở
phương Đông như các thương điếm ở Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc…
cũng lần lượt được tập hợp và công bố. Sớm nhất trong số đó, là bộ tư liệu 6 tập
được Ethel Bruce Sainsbury xuất bản rải rác trong các năm từ năm 1907-1922, về
hoạt động của công ty Đông Ấn Anh ở châu Á từ năm 1635 đến 1663 với tựa đề “A
calendar of the Court minutes, etc. of the East India Company” 1 . Cũng trong
khoảng thời gian này, trên cơ sở những lưu trữ còn được bảo quản tại pháo đài
St.George (Madras, Ấn Độ), một bộ tư liệu đồ sộ cũng đã được xuất bản dưới dạng

1

Ethel Bruce Sainsbury (1907), A calendar of the court minutes, etc. of the East India Company (16351639), Vol.1, Oxford at the Clarendon Press, (with an introduction and notes by William Foster); Ethel Bruce
Sainsbury (1909), A calendar of the court minutes, etc. of the East India Company (1640-1643), Vol.2,
Oxford at the Clarendon Press, (with an introduction and notes by William Foster); Ethel Bruce Sainsbury
(1912), A calendar of the court minutes, etc. of the East India Company (1644-1649), Vol.3, Oxford at the
Clarendon Press, (with an introduction and notes by William Foster); Ethel Bruce Sainsbury (1913), A

calendar of the court minutes, etc. of the East India Company (1650-1654), Vol.4, Oxford at the Clarendon
Press, (with an introduction and notes by William Foster); Ethel Bruce Sainsbury (1916), A calendar of the
court minutes, etc. of the East India Company (1655-1659), Vol.5, Oxford at the Clarendon Press, (with an
introduction and notes by William Foster); Ethel Bruce Sainsbury (1922), A calendar of the court minutes,
etc. of the East India Company (1660-1663), Vol.6, Oxford at the Clarendon Press, (with an introduction and
notes by William Foster)

10


những bức thư được các nhân viên của EIC từ các thương điếm trong khu vực gửi
về. Có 4 tập trong bộ tư liệu “Records of Fort St.George: Letters to Fort St.
George” là liên quan đến hoạt động của EIC ở châu Á trong thế kỷ XVII.2 Một bộ
tư liệu đồ sộ khác gồm 11 tập liên quan đến hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở
Ấn Độ cũng lần lượt được William Foster công bố trong khoảng 2 thập niên đầu thế
kỷ XX. Bộ tư liệu này mang tên “The English factory in India”, trong đó cơng bố
những ghi chép một cách đầy đủ về hoạt động của EIC ở Ấn Độ thế kỷ XVII.3
Nhằm cung cấp đầy đủ những dữ liệu về sự hình thành và hoạt động của các
thương nhân Anh ở Nhật Bản, năm 1991, Anthony Farrington đã sưu tầm và tập
hợp tư liệu để xuất bản cơng trình “The English Factory in Japan, 1613-1623” gồm
2 tập.4 Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng góp phần phục dựng một cách đầy đủ về
những năm tháng hoạt động ngắn ngủi của EIC ở Nhật Bản, cũng như góp phần làm
sáng tỏ những nguyên nhân đưa đến sự thất bại của EIC ở châu Á trong 2 thập niên
đầu thế kỷ XVII thâm nhập vào nền hải thương châu Á. Liên quan đến sự thâm
nhập và hoạt động trong khoảng 15 năm của EIC ở thương điếm Đài Loan, Chang
Hsui-jung đã biên tập và xuất bản bộ tư liệu 800 trang, cung cấp những thông tin
quan trọng về thời gian hoạt động của EIC tại đảo Đài Loan trong hơn một thập kỷ
cuối thế kỷ XVII. Đối với hoạt động của người Anh ở Trung Quốc lục địa, có thể kể
đến bộ tư liệu gốc gồm 5 tập đề cập đến hoạt động của EIC ở Trung Quốc thế kỷ
XVI-XIX được H.B.More xuất bản trong các năm từ năm 1926-1929. Đây là bộ tư

liệu tương đối đầy đủ vào thời điểm đó, phản ánh nỗ lực của EIC trong việc thiết lập
quan hệ buôn bán với thị trường Trung Quốc rộng lớn.5 Trên đây là những bộ tư
liệu gốc rất có giá trị góp phần làm nổi bật bức tranh tồn diện về q trình xây
2

Records of Fort St.George: Letters to Fort St. George (1681-82), Vol.1, Printed by the Superintendent
Government, Madras, 1916; Records of Fort St.George: Letters to Fort St. George, 1682, Vol.2, Printed by
the Superintendent Government, Madras, 1916; Records of Fort St.George: Letters to Fort St. George, 16841685, Vol.3, Printed by the Superintendent Government, Madras, 1917; Records of Fort St.George: Letters
to Fort St. George, 1699-1700, Vol.7, Printed by the Superintendent Government, Madras, 1921.
3
William Foster (1909 - 1922), The English factory in India (1618-1621), Vol.1-11, Oxford at Clarendon
Press.
4
Anthony Farrington (1991), The English Factory in Japan, 1613-1623 (2 Vol), The British Library Press.
5
H.B.Morse (2000), Britain and the China Trade (1635-1834). The Chronicles of the East India Company
Trading to China 1635-1834. Vol.1-5. Selected and with a new introducion by Patrick Tuck. London; New
York: Routledge.

11


dựng mạng lưới thương mại nội Á của công ty Đông Ấn Anh trong suốt thế kỷ
XVII. Hơn thế qua việc tìm hiểu về mạng lưới thương mại của EIC ở các thương
điếm ở châu Á, sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về chiến lược, đặc điểm trong hoạt
động thương mại của EIC và quan trọng hơn là có thể xác định được vị trí của Xiêm
trong mối quan hệ tổng thể giữa các địa điểm này.
Ngoài ra, trong quá trình thâm nhập vào Xiêm, các thương nhân, giáo sĩ đã
ghi chép, mô tả những điều kỳ thú họ được trực tiếp quan sát hoặc nghe kể lại, tập
hợp thông tin để viết du ký về vùng đất mà mình đã ghé thăm. Ban đầu chỉ là những

bản chép tay, bằng thứ các tiếng Anh, Pháp, Hà Lan cổ... dần dần chúng được tái
bản chuyển ngữ sang tiếng Anh hiện đại giúp tạo thuận lợi hơn trong việc tiếp cận
và khai thác tư liệu. Các nhân vật tiêu biểu của khối tư liệu trên có thể kể đến: Tome
Pires, Van Vliet, Abbe de Choisy, Kosa Pan, Nicolas Gervaise... Trong số này, có lẽ
Tome Pires (1424?-1524/1540) là người phương Tây có ghi chép sớm nhất về
Xiêm. Trong tác phẩm “The Suma Oriental” của mình,6 Tome Pires đã ghi chép rất
chân thực về cuộc sống, phong tục tập quán của tầng lớp dân thường và cả vua chúa
Xiêm. Quan trọng hơn, Pires cịn mơ tả khá cụ thể hoạt động kinh tế, thương mại,
bang giao của vương quốc Xiêm với các nước trong khu vực trong thời gian này.
Tiếp theo phải kể đến cuốn hồi ký của thương nhân Hà Lan Jeremias Van
Vliet được ghi chép lại trong thời gian ở Xiêm.7 Đây là tài liệu chi tiết, hấp dẫn,
sinh động nhất về Xiêm được viết bởi thương gia người Hà Lan này trong khoảng
thời gian từ năm 1636 đến 1640. Cuốn hồi ký này chứa đựng những mô tả chân
thực về điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội, chính trị và tơn giáo của vương quốc Xiêm,
về các cuộc đấu tranh quyền lực đẫm máu trong chốn cung đình Xiêm. Thơng qua
đó, Van Vliet cung cấp những dữ liệu lịch sử quan trọng để hiểu sâu sắc hơn về lịch
sử của vương quốc người Thái.
Các giáo sĩ Pháp không phải là người phương Tây đầu tiên đến Xiêm, nhưng
lại là những người có những ghi chép đặc sắc và phong phú về vương quốc Xiêm
6

Armando Cortesão (translate & ed), The Suma Oriental of Tomé Pires, Hakyut Society, second series
LXXIX, Vol.I (London, 1944).
7
Chris Baker, Dhiravat na Pombejra (2005), Van Vliet‟s Siam, Silkworm books Published.

12


hơn cả. Những ghi chép của họ đã được Michael Smithies dụng công chuyển ngữ

sang tiếng Anh. Trong số các tác phẩm đó có thể kể đến: “The Diary of Kosa Pan:
Thai Ambassador to France, June-July/1686”, “Description the Old Siam”, “The
Siame memoirs of Court Claude de Forbin, 1685-1688”, “Journal of a Voyage to
Siam, 1685-1686” của Abbe de Choisy; Guy Tachard “A relation of the Voyage to
Siam, Performed by six Jesuits, sent by the French King, to the Indies and China in
the year 1685”; Engelbert Kaempfer, A Desscription of the Kingdom of Siam
1690… Hầu hết các ghi chép của giáo sĩ Pháp đều có đề cập đến tình hình kinh tế, xã
hội, chính trị của vương quốc Xiêm thế kỷ XVII, đồng thời phản ánh những tương tác
của người Pháp với xã hội bản địa Xiêm thời kỳ này. Tuy những ghi chép của họ đơi khi
cũng có những điểm cường điệu, về cơ bản tài liệu đương thời giúp chúng ta hiểu biết
sâu sắc hơn về một thời đoạn sôi động trong lịch sử vương quốc Xiêm.
- Ngoài nguồn sử liệu gốc, các cơng trình nghiên cứu bao gồm những cơng
trình mang tính chun khảo của các tác giả trong và ngồi nước, tạp chí, chun đề
nghiên cứu, luận án đã hoàn thành liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, vì đây là một đề
tài nghiên cứu mới, trong nước khơng có nhiều những cơng trình khảo cứu chun
sâu nên luận án khai thác tối đa các tư liệu nước ngoài từ nhiều nguồn khác nhau:
sách từ các thư viện nước ngồi, tạp chí nước ngồi, các chun đề nghiên cứu,
cơng trình nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới, các bài viết từ các hội
thảo khoa học quốc tế,... và nguồn tài liệu học thuật trên internet về các vấn đề có
liên quan.
5. Đóng góp của luận án
Thế kỷ XVII được xem như là thời kỳ “hoàng kim” trong lịch sử phát triển
ngoại thương của vương quốc Xiêm, trong đó, vương quốc này đã tích cực dự nhập
vào mạng lưới trao đổi thương mại rộng khắp trải dài từ Nhật Bản đến Ba Tư, nhất
là quá trình tương tác của nó với các thế lực hàng hải phương Tây. Vì thế, việc
nghiên cứu về sự thâm nhập và hoạt động của các thế lực hàng hải phương Tây nói
chung và cơng ty Đơng Ấn Anh nói riêng ở vương quốc Xiêm thế kỷ XVII góp

13



phần soi sáng bức tranh kinh tế, xã hội, chính trị của quốc gia này trong bối cảnh
của những chuyển biến chung của tình hình khu vực và quốc tế.
Mặt khác, Công ty Đông Ấn Anh với tư cách là một trong những thế lực
hàng hải Tây Âu nổi bật trong thế kỷ XVII, đang cố gắng tìm cách thiết lập mạng
lưới thương mại rộng khắp ở nhiều quốc gia phương Đông. Hoạt động của EIC ở
Xiêm thế kỷ XVII một mặt cho chúng ta thấy những đặc điểm về hoạt động của
thương nhân Anh ở châu Á nói chung và ở Xiêm nói riêng, (sự phát triển thương
nhân tự do [Interloper]), một mặt cho thấy phần nào đó về điều kiện chính trị,
thương mại ở vương quốc Xiêm, trong tương quan với các quốc gia có nền hải
thương phát triển trong giai đoạn này (điển hình là hệ thống quản lý độc quyền
hồng gia, sự kiểm sốt ngoại thương của triều đình…)
Cuối cùng, luận án góp phần cung cấp cái nhìn tồn diện/đầy đủ hơn về lịch
sử Xiêm trong một giai đoạn “bản lề” thế kỷ XVII, nhất là khi có sự tương tác, dự
nhập của những người phương Tây đã giúp định hình nhiều đặc tính lịch sử của xã
hội người Thái đầy cởi mở, linh hoạt, năng động. Trong đó, rõ nét nhất chính là việc
người Thái đã định hình được một chính sách tương đối cởi mở, mềm dẻo, nhằm
cân bằng sức mạnh của các cường quốc phương Tây khi họ chuyển sang chính sách
thực dân trong thế kỷ XVIII-XIX.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 5
chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những mối liên hệ đầu
tiên với vương quốc Xiêm đầu thế kỷ XVII
Trình bày và phân tích ngun nhân, điều kiện dẫn đến sự ra đời của Công ty
Đông Ấn Anh vào năm 1600. Trình bày, phân tích bối cảnh lịch sử vương quốc
Xiêm đầu thế kỷ XVII, sau khi người Thái giành được độc lập từ Miến Điện và thực
hiện công cuộc tái thiết đất nước, mở rộng hoạt động bang giao, thương mại với các


14


quốc gia bên ngồi. Trình bày mối liên hệ Anh - Xiêm đầu tiên vào đầu thế kỷ
XVII.
Chương 3: Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm: thời kỳ thử nghiệm
(1612-1623)
Trình bày và phân tích q trình Cơng ty Đơng Ấn Anh chính thức thiết lập
quan hệ thương mại ở vương quốc Xiêm năm 1612. Trình bày, phân tích q trình
EIC tiến hành thăm dị và mở rộng thiết lập quan hệ thương mại ở một số địa điểm
như Nhật Bản, Cao Miên, Đàng Trong…, đáng kể nhất là nỗ lực thiết lập cầu
thương mại giữa Xiêm - Nhật Bản của EIC. Đến năm 1623, khi tình hình hoạt động
của Anh gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do sự cạnh tranh quyết liệt của VOC, Công ty
đã quyết định đóng cửa thương điếm ở Patani, Ayutthaya, Nhật Bản.
Chương 4: Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm: mở rộng vị thế ngoại
giao và thương mại (1659-1682)
Trình bày và phân tích bối cảnh kinh tế - xã hội Xiêm dưới thời trị vì của vua
Narai (1656-1688). Trình bày và phân tích q trình tái thâm nhập vương quốc
Xiêm của nhân viên Công ty Đông Ấn Anh trong các năm 1659, 1661. Đồng thời,
trình bày về sự móc nối giữa các nhân viên Công ty với các thương nhân tự do
(Interloper) gây thiệt hại cho EIC. Đặc biệt sau khi xảy ra vụ cháy thương điếm của
EIC ở Xiêm Ban Giám đốc buộc phải phái cử người đến thanh tra thương điếm
Ayutthaya (1678, 1681) nhưng không đạt được kết quả cụ thể.
Chương 5: Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm: Áp lực cạnh tranh
với Pháp và đóng cửa thương điếm (1683-1688)
Trình bày và phân tích nỗ lực cứu vãn nền thương mại của công ty Đông Ấn
Anh ở vương quốc Xiêm trong các năm 1683-1684, sau khi xuất hiện nguy cơ dạn
nứt ngày càng lớn trong mối quan hệ Anh - Xiêm. Trình bày và phân tích sự xuất
hiện của nhân tố Pháp trong mối quan hệ Anh - Xiêm vào thập niên 80 của thế kỷ
XVII. Trình bày vai trị, vị trí của Constance Phaulkon - nhân vật có tác động rất

lớn đến chính sách đối ngoại của triều đình Narai. Trình bày và phân tích ngun
nhân dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh Anh - Xiêm năm 1687.

15


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Nghiên cứu q trình thâm nhập cũng như hoạt động của Công ty Đông Ấn
Anh ở Đông Á nói chung khơng phải là đề tài q mới mẻ trên bình diện sử học
quốc tế. Được hiểu là tiền thân của hệ thống chính quyền thuộc địa Anh ở phương
Đông, Công ty Đông Ấn Anh đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều thế
hệ sử gia phương Tây từ đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, xuất phát từ vai trò quan trọng
của nền mậu dịch của Công ty với Trung Quốc trong sự bành trướng về thương mại
và lãnh thổ của Công ty trong thế kỷ XVIII mà sự chú trọng của các sử gia đều
hướng về mối quan hệ giữa Công ty Đông Ấn Anh với Trung Quốc. Bằng chứng là
đã có hàng loạt các cơng trình nghiên cứu quan trọng về mối quan hệ Anh-Hoa
được công bố trong nửa đầu thế kỷ XX.
Đối với hoạt động của công ty Đông Ấn Anh ở khu vực Đông Nam Á, những
nghiên cứu của các sử gia phương Tây hạn chế hơn. Trong thập niên 30 của thế kỷ
trước, nhà sử học Anh, D.G.E.Hall lần lượt cho cơng bố những nghiên cứu của
mình về hoạt động của công ty Đông Ấn Anh tại Miến Điện và đến năm 1955, cuốn
chuyên khảo nổi tiếng A History of Southeast Asia của Ông được ấn hành. Vậy nên
đúng như nhà nghiên cứu D.K.Basset đã cho rằng, cho đến năm 1960, hiếm có một
cơng trình nghiên cứu thực sự chun sâu nào về hoạt động của Công ty Đông Ấn
Anh ở khu vực Viễn Đông thế kỷ XVII xuất phát từ hiện thực lịch sử là, đến khoảng
năm 1700, kim ngạch buôn bán của Công ty Đông Ấn Anh với các quốc gia Viễn
Đông, nhất là với Trung Quốc, quá khiêm tốn nếu so với kim ngạch của Công ty
trong phần lớn thế kỷ XVIII. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về hoạt động của

Công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm cũng sẽ giúp soi sáng một phần lịch sử thâm nhập
của Cơng ty vào Đơng Á nói chung và Đơng Nam Á nói riêng.
Trong số các nghiên cứu về quan hệ của vương quốc Xiêm với các thế lực
hàng hải phương Tây trong thế kỷ XVII, “English Intercourse with Siam in the
Seventeenth Century”, của tác giả John Anderson (xuất bản năm 1890) được đánh

16


giá là sớm nhất và tiêu biểu nhất. Trên cơ sở tham khảo nguồn tư liệu dày dặn, cuốn
sách của John Anderson cung cấp cho người đọc một bức tranh tương đối tồn diện
về q trình thâm nhập, hoạt động cũng như mối quan hệ đầy thăng trầm của Công
ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm thế kỷ XVII. Tuy nhiên ra đời cách đây hơn 1
thế kỷ nên cơng trình của Anderson khơng tránh khỏi những hạn chế về quan điểm
sử học, những nhầm lẫn về thông tin, thậm chí tồn tại nhiều nhận định thiếu chính
xác về quan hệ giữa EIC và vương quốc Xiêm trong thế kỷ XVII. Những hạn chế
trong tác phẩm của John Anderson về sau được sử gia hậu bối là D.K.Basset chỉ ra
trong loạt bài nghiên cứu của ông về hoạt động của Cơng ty Đơng Ấn Anh ở Viễn
Đơng nói chung và ở Xiêm nói riêng. Tuy nhiên, mặc cho những hạn chế nêu trên,
cơng trình mang tính khai mở của John Anderson thực sự vẫn là một tác phẩm khảo
cứu có giá trị từ nguồn tư liệu gốc, cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về
hoạt động của EIC ở vương quốc Xiêm thế kỷ XVII.
Đến năm 1940, trên cơ sở kế thừa một phần những nghiên cứu trước đó của
Anderson, E.W.Hutchinson đã hồn thành tác phẩm “Adventures in Siam in the
Seventeenth Century”. Tác phẩm của Hutchinson được nghiên cứu dựa trên nguồn
tư liệu Anh và Pháp phong phú, tập trung vào diễn biến của mối quan hệ hết sức
phức tạp giữa Xiêm thời kỳ vua Narai với các thế lực phương Tây, nhất là Anh và
Pháp, cùng với một nhân vật người nước ngoài rất đặc biệt trên sân khấu chính trị
Xiêm lúc bấy giờ là Constance Phaulkon. Bên cạnh đó, nghiên cứu của
E.W.Hutchinson cũng cho thấy bước ngoặt của lịch sử Xiêm chính là cuộc cách

mạng năm 1688 - đánh dấu kết thúc sự cởi mở của vua Narai với thế giới bên ngoài,
và khởi đầu của kỷ nguyên “tự cô lập” dưới triều đại Ban Phlu Luang (1688-1767) khởi đầu bằng cuộc cách mạng 1688 do vua Phetracha (1688-1703) lãnh đạo - điều
này cuối cùng ngăn cản Xiêm bắt kịp với sự tiến bộ của phương Tây trong các thế
kỷ sau. Mặc dù một số nhận định, đánh giá của E.W.Hutchinson về sau đã được các
học giả khác chứng minh là không phù hợp nhưng giá trị của cơng trình học thuật
này vẫn vơ cùng quan trọng khi nghiên cứu về mối quan hệ bang giao - thương mại
giữa Xiêm với các nước phương Tây trong thế kỷ XVII.

17


Trong các nghiên cứu gần đây nhất phải kể đến nghiên cứu của của Dirk
Vander Cruysse “Siam and the West 1500-1700”. Cơng trình này biên soạn vơ cùng
cơng phu trên cơ sở khai thác tương đối triệt để các nguồn tư liệu Pháp, Anh, Hà
Lan. Tác phẩm chia làm 5 phần với 20 chương, tập trung vào câu chuyện về sự
thành công và thất bại trong quan hệ bang giao - thương mại của Pháp ở Xiêm từ
thập niên 1660 đến thập niên 1680. Trái với E.W.Hutchinson, người đổ lỗi cho thái
độ dân tộc chủ nghĩa và thái độ bài ngoại của vua Xiêm sau cuộc cách mạng 1688,
Van der Cruysse lại nhấn mạnh đến tương phản trong trạng thái tâm lý giữa chủ nhà
và khách, nhưng đặc biệt là sự không khoan dung tôn giáo đối với Pháp. Tuy nhiên,
mặc dù cơng trình đề cập rất ít đến sự có mặt của người Anh ở Xiêm, nhưng nó
cũng giúp ích cho chúng ta có nhìn khách quan hơn về lịch sử Xiêm trong bối cảnh
có sự thâm nhập của các thế lực phương Tây.
Ngoài ra nhiều ánh sáng đã soi rọi vào các quan hệ đối tác giữa người châu
Âu và Xiêm trong giai đoạn cận đại sơ kỳ bằng các nghiên cứu dựa vào các nguồn
tư liệu Hà Lan. Tiên phong trong việc sử dụng các nguồn tư liệu này để nghiên cứu
lịch sử Xiêm chính là George Smith Vinal với tác phẩm “The Dutch in SeventeenthCentury Thailand” được xuất bản năm 1977.8 Trong nghiên cứu của mình George
Smith Vinal đã phân tích rất cụ thể sự phát triển của mối liên hệ chính trị, thương
mại, và xã hội giữa Hà Lan và Xiêm thế kỷ XVII, đồng thời đưa ra những lý giải
sâu sắc về bản chất dẫn đến thành công của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở

Xiêm. Trong khảo cứu của mình về mối quan hệ giữa Xiêm và Hà Lan trong thế kỷ
XVII và XVIII, Han ten Brummelhuis với cơng trình “Merchant, Courtier and
Diplomat: A History of the Contacts Between the Netherlands and Thailand”, xuất
bản năm 1987,9 tiếp tục chứng minh cho sự thích ứng rất tốt của thương nhân Hà
Lan với tình hình chính trị, xã hội Xiêm. Một cơng trình tiêu biểu khác cũng sử
dụng tư liệu lưu trữ Hà Lan là nghiên cứu của Dhravat na Pombeja “A Political
History of Siam under the Prasatthong Dynasty, 1629-1688” được hoàn thành năm
8

George Smith Vinal (1977), The Dutch in Seventeenth Century Thailand, Northern Illinois University Press.
Han ten Brummelhuis (1987), Merchant, Courtier and Diplomat: A History of the Contacts Between the
Netherlands and Thailand, Uitgeversmaatschappij de Tijdstroom
9

18


1984.10 Dhiravat na Pombejra đã làm sáng tỏ bằng cách nào mà người Hà Lan đã
tồn tại về chính trị và tiếp tục duy trì sự hiện diện của họ ở Xiêm, ngay cả sau khi có
sự trục xuất người Anh và sau đó người Pháp trong thập niên 1680. Việc tiếp tục có
trao đổi thương mại của Xiêm với người Hà Lan và người nước ngoài khác bác bỏ
quan điểm cho rằng, sau cuộc Cách mạng 1688, vương quốc đã cắt đứt liên lạc với
thế giới bên ngoài. Thế kỷ XVIII, Ayutthaya khơng suy tàn; thay vào đó, vương
quốc và triều đình Xiêm vẫn tiếp tục thịnh vượng về thương mại và văn hóa.
Cuối cùng, kế thừa các thành tựu của giới sử gia Thái, một cơng trình mang
tính tổng hợp cao về mối quan hệ giữa Xiêm và Hà Lan đã được Bhawan Ruangsilp
xuất bản năm 2007 với nhan đề “Dutch East India Company Merchants at the
Court of Ayutthaya 1604-1765”.11 Ở cơng trình này Ruangsilp một lần nữa minh
chứng hoạt động năng nổ, khả năng thích ứng của thương nhân VOC đối với các
điều kiện chính trị, xã hội phức tạp ở Xiêm. Đó cũng chính là điều kiện tiên quyết

cho thành công của VOC ở đây. Như vậy, có thể nói, trái với những nghiên cứu về
hoạt động của EIC ở vương quốc Xiêm, các nghiên cứu chủ yếu cho đến nay của
giới sử gia Thái tập trung nhiều vào khảo cứu quan hệ của VOC với triều đình Xiêm
hơn. Tuy khơng đề cập nhiều đến người Anh trong các nghiên cứu này, nhưng
những nghiên cứu quan trọng về VOC ở Xiêm sẽ góp phần cho chúng ta có cái nhìn
đối sánh giữa các thế lực hàng hải phương Tây đang hoạt động ở Xiêm lúc bấy giờ.
Bắt đầu từ những thập niện 1660 đến thập niên 1680, trên sân khấu chính trị
Xiêm xuất hiện một người Hy Lạp vô cùng đặc biệt là Constance Phaulkon (16471688). Ban đầu là một nhân viên của Công ty Đông Ấn Anh về sau nhờ khả năng về
ngôn ngữ, kinh nghiệm hàng hải, Phaulkon ngày càng chiếm được cảm tình của vua
Narai (1632-1688) và leo lên đỉnh cao của nấc thang danh vọng trong cơ cấu chính
trị Xiêm và từng bước chi phối nhiều hoạt động thương mại của vương quốc. Ẩn số
về Phaulkon trong nền chính trị Xiêm đã khiến cho giới nghiên cứu cũng rất quan
10

Dhiravat na Pombejra (1984) “A Political History of Siam under the Prasatthong Dynasty, 1629-1688”
(Diss., University of London)
11
Bhawan Ruangsilp (2007), Dutch East India Company Merchants at the Court of Ayutthaya 1604-1765,
Leiden: Bostons.

19


tâm tìm hiểu. Bằng chứng là đã có rất nhiều cơng trình được xuất bản liên quan trực
tiếp đến nhân vật này, có thể kể đến như: “Phaulkon: The Greek first counsellor at
the Court of Siam: an appraisal” của George A Sioris xuất bản năm 1998; “The
Phaulkon Legacy” của Walter J.Strach III xuất bản năm 2013; “FOR THE LOVE
OF SIAM: The Story of King Narai and Constantine Phaulkon” của Harold
Stephens xuất bản năm 2009; “The Falcon's Last Flight (The Great Epic Anthology
of Thailand)” của Axel Alywen xuất bản 2013; “The Falcon of Siam: The Great

Epic novel of Thailand” của Axel Alywen xuất bản 2014;… Như vậy có thể thấy số
lượng cơng trình nghiên cứu viết về Phaulkon tương đối nhiều, phần lớn phản ánh
về thân thế sự nghiệp và những tác động của Phaulkon đối với nền chính trị và các
hoạt động thương mại của vương quốc Xiêm trong thời kỳ có sự thâm nhập của các
nước phương Tây vào quốc gia này.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu, sách tham khảo, chuyên khảo kể trên, liên
quan đến đề tài này cịn có một số bài viết mang tính chất khái lược liên quan trực
tiếp hoặc một phần gián tiếp đến hoạt động thương mại của Công ty Đông Ấn Anh
ở Xiêm thế kỷ XVII. Trong đó, đáng chú ý nhất là bài viết mang tính “xét lại” của
D.B.Basset “English Relations with Siam in the Seventeenth Century”, in trên
Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, (Vol.34, No.2 (194),
pp.90-105). Trong nghiên cứu này D.K.Basset một mặt kế thừa những nghiên cứu
trước đó của John Anderson, E.W.Huttchinson, mặt khác vẫn phê phán, cũng như
nhận định lại những vấn đề chưa thực sự chính xác của các nhà nghiên cứu tiền bối
do hạn chế về nguồn tư liệu. Nghiên cứu của D.K.Basset đã khái qt được tồn bộ
những diễn biến chính trong hoạt động thương mại của Công ty Đông Ấn Anh ở
Xiêm trong thế kỷ XVII kể từ khi bắt đầu thâm nhập cho đến khi chính thức đóng
cửa thương điếm và rút khỏi Xiêm. Ngoại trừ nghiên cứu trực tiếp này của Basset,
trên tạp chí “Journal of the Siam Society” một ấn bản học thuật lâu đời và uy tín
nhất ở Đơng Nam Á đã trở thành diễn đàn để các nhà nghiên cứu công bố các ấn
phẩm liên quan đến hoạt động của các thương nhân, nhà truyền giáo ở Xiêm. Trong
đó, có thể đề cập đến những nghiên cứu của E.W.Huttchinson, Dhirvat na Pombeja,

20


Michael Smithies, Chris Baker; Dirk Vander Cruysse…. lần lượt được công bố
trong nhiều năm. Nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy thực tế là những cơng trình
đăng tải trên TheJournal of the Siam Society, phần lớn không đề cập trực tiếp đến
hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm, dù chúng góp phần khơng nhỏ vào

việc cung cấp bức tranh toàn diện về lịch sử quan hệ bang giao, thương mại của
Xiêm với thế giới phương Tây.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
1.2.1. Các sách nghiên cứu, báo, tạp chí
Trái ngược với sự phong phú trong các nghiên cứu của sử học quốc tế về
hoạt động của cơng ty Đơng Ấn Anh nói chung. Các nghiên cứu của giới sử học
trong nước về đề tài này lại rất hạn chế. Thậm chí, các cơng trình nghiên cứu về sự
thâm nhập và hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở Đơng Nam Á nói chung và ở
vương quốc Xiêm trong thế kỷ XVII nói riêng cịn tương đối ít ỏi. Hầu như chưa có
một chun khảo hay bài viết nào có đề cập liên quan trực tiếp đến hoạt động của
Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm trong thế kỷ XVII. Các nghiên cứu đáng
chú ý của các học giả trong nước về Thái Lan chủ yếu được viết dưới dạng biên
niên sử. Sớm nhất trong số đó, phải kể đến cuốn sách khảo cứu của tác giả Vũ
Dương Ninh được ấn hành năm 1990 với nhan đề “Vương quốc Thái Lan lịch sử và
hiện tại”. Một vài năm sau đó, một số tác phẩm khác về vương quốc Thái Lan lần
lượt được công bố: “Lịch sử vương quốc Thái Lan” của tác giả Lê Văn Quang
(1995), tiếp theo là “Lịch sử Thái Lan” của tác giả Phạm Nguyên Long và Tương
Lai (1998). Cả ba tác phẩm trên đều được viết dưới dạng biên niên sử, trình bày
khái lược về sự hình thành và phát triển của Thái Lan trong lịch sử, đặc biệt phần
viết về lịch sử Thái Lan giai đoạn hiện đại chiếm dung lượng nhiều hơn cả. Trong
đó, phần hoạt động của các thương nhân phương Tây, bao gồm cả Công ty Đông
Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm thế kỷ XVII, mới chỉ được đề cập mang tính
điểm xuyết. Mặc dù vậy, những cơng trình có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm
hiểu các giai đoạn phát triển cơ bản của Thái Lan trong lịch sử.

21


×