Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

(Luận án tiến sĩ) quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người việt ở đà lạt từ đầu thế kỷ XX đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.57 MB, 241 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

LÊ THỊ NHUẤN

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐÀ LẠT TỪ ĐẦU
THẾ KỶ XX ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

LÊ THỊ NHUẤN

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐÀ LẠT TỪ ĐẦU
THẾ KỶ XX ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 62 22 01 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Vũ Văn Quân
2. GS.TS. Phạm Hồng Tung

Hà Nội - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan cơng trình nghiên cứu này là của riêng tôi, xuất
phát từ ý tƣởng và nhận định của tơi, khơng sao chép từ cơng trình
nghiên cứu khác.
Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là trung thực, chính
xác, tơi là ngƣời trực tiếp xây dựng câu hỏi phỏng vấn và thực hiện
phỏng vấn sâu. Các ý kiến khoa học nêu trong luận án đƣợc tác giả kế
thừa và trích nguồn theo đúng quy định.
Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận án

Lê Thị Nhuấn


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ
Văn Quân, GS.TS. Phạm Hồng Tung đã tận tình hƣớng dẫn và tạo điều kiện
tốt nhất cho tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội,
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, phịng Khoa học cơng nghệ và
Đào tạo, Phịng Khu vực học đã làm việc đầy trách nhiệm, tạo điều kiện tốt
nhất cho tác giả trong những năm qua.
Tác giả trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trƣờng Đại học Đà Lạt, nơi tác giả
đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin đƣợc cảm ơn các Thầy, Cô, các nhà khoa học tham gia Hội
đồng chấm các chuyên đề trong quá trình học tập; các chuyên gia đã hỗ trợ,
chia sẻ, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và định hƣớng để cơng trình nghiên

cứu của tác giả đƣợc hồn thiện.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng; Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng; Cục Thống kê Lâm Đồng; Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Lạt; Công an thành phố Đà Lạt; Trung tâm Lƣu trữ
Quốc gia IV đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu quý.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã ln quan tâm, động viên, chia sẻ giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần cho tác
giả trong suốt quá trình học tập và làm luận án.
Tác giả Luận án

Lê Thị Nhuấn


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH..................................................................... 5
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ........................................................................9
5. Đóng góp của luận án ........................................................................................10
6. Bố cục của luận án .............................................................................................10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 11
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................................11
1.1.1. Các đặc điểm địa lý tự nhiên của Đà Lạt ............................................11
1.1.2. Sự khám phá và xây dựng Đà Lạt .......................................................14
1.1.3. Các thành phần dân cư ở Đà Lạt ........................................................17

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .........................................................................21
1.2.1. Nghiên cứu về di dân ...........................................................................21
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về người Việt ở Tây Ngun ....................23
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về người Việt ở Đà Lạt ............................25
1.3. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................34
1.3.1. Các khái niệm cơng cụ và thao tác hóa khái niệm ..............................34
1.3.2. Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu .........................................39
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................45
Tiểu kết Chƣơng 1 .................................................................................................48
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐÀ LẠT
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1954................................................................. 49
2.1. Lịch sử hình thành ngƣời Việt ở Đà Lạt .........................................................49
1


2.1.1. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................49
2.1.2. Những đợt người Việt đến Đà Lạt .......................................................52
2.1.3. Đặc trưng của người nhập cư .............................................................70
2.2. Nguyên nhân thúc đẩy ngƣời Việt đến Đà Lạt ...............................................72
2.2.1. Nguyên nhân khách quan ....................................................................72
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................74
2.3. Đời sống của cộng đồng ngƣời Việt tại Đà Lạt ..............................................75
2.3.1. Sinh kế..................................................................................................75
2.3.2. Xã hội ...................................................................................................83
2.3.3. Văn hóa ................................................................................................87
Tiểu kết Chƣơng 2 .................................................................................................94
Chƣơng 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐÀ
LẠT TỪ NĂM 1955 ĐẾN NAY .............................................................................. 95
3.1. Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975 ...............................................................95
3.1.1. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................95

3.1.2. Những đợt người Việt đến Đà Lạt từ năm 1955 đến 1975 ..................96
3.1.3. Thực trạng và nguyên nhân người Việt đến Đà Lạt ..........................102
3.1.4. Đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Việt ở Đà Lạt ..............107
3.2. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay .......................................................................114
3.2.1. Bối cảnh lịch sử .................................................................................114
3.2.2. Thực trạng người Việt đến Đà Lạt từ năm 1975 đến nay .................114
3.2.3. Đặc trưng của người nhập cư ở Đà Lạt ............................................124
3.2.4. Những chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa .....................................128
Tiểu kết Chƣơng 3 ...............................................................................................141
Chƣơng 4. ĐẶC ĐIỂM, KHUYNH HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐÀ LẠT ..........................142
4.1. Một số bản sắc của cộng đồng ngƣời Việt ở Đà Lạt ....................................142
4.1.1. Đặc điểm của cộng đồng người Việt tại Đà Lạt ................................142
4.1.2. Người Việt ở Đà Lạt trong tương quan với người Việt tại các đô thị
2


thuộc vùng Tây Nguyên ...............................................................................145
4.2. Tác động của cộng đồng ngƣời Việt đến Đà Lạt ..........................................150
4.2.1. Tích cực .............................................................................................151
4.2.2. Hạn chế ..............................................................................................156
4.3. Dự báo, định hƣớng và giải pháp phát triển bền vững cộng đồng ngƣời Việt ở
Đà Lạt ..................................................................................................................161
4.3.1. Dự báo ...............................................................................................161
4.3.2. Định hướng ........................................................................................164
4.3.3. Giải pháp ...........................................................................................167
Tiểu kết Chƣơng 4 ...............................................................................................169
KẾT LUẬN .............................................................................................................171
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................175

PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT
CIA

Cơ quan tình báo trung ƣơng của Hoa Kỳ

BSEI

Tập san Hội nghiên cứu Đơng Dƣơng

ha

héc ta

HĐBT

Hội đồng Bộ trƣởng

ICC

Ủy ban kiểm sốt quốc tế

KHCN-TN


Khoa học công nghệ Tây Nguyên

NXB

Nhà xuất bản

QT/TD

Theo dụ của Quốc trƣởng

QĐ-TTG

Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ

RSA

Tịa Khâm sứ Trung Kỳ

STT

Số thứ tự

tr

trang

TUDC

Tổng ủy di cƣ


4


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH

BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình phân bố tài liệu về Đà Lạt .......................................................... 25
Bảng 1.2. Tình hình phân bố tài liệu về Đà Lạt ở Phơng Bảo Đại ............................. 28
Bảng 1.3. Tình hình phân bố tài liệu về Đà Lạt ở Phông Phủ Thủ hiến Trung Việt .. 29
Bảng 1.4. Tình hình phân bố tài liệu về Đà Lạt ở Phơng Tịa Đại biểu chính phủ tại
Trung nguyên Trung phần ........................................................................................... 30
Bảng 1.5. Tình hình phân bố cơng trình nghiên cứu về Đà Lạt trong các lĩnh vực
chuyên môn từ năm 1893 đến năm 1945 .................................................................... 31
Bảng 4.1. Bảng kê tình hình di dân ở các địa điểm dinh điền ở Tây Nguyên ........... 148
Bảng 4.2. Cơ cấu ngƣời Việt ở các thành phố, thị xã Tây Nguyên năm 1979 .......... 149
Bảng 4.3. Diện tích rừng hiện có ở Đà Lạt ................................................................ 157
Bảng 4.4. Dự báo dân số ngƣời Việt ở Đà Lạt từ năm 2017-2030 ............................ 162
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Sự gia tăng dân số ở Đà Lạt từ năm 1923 đến năm 1944....................... 66
Biểu đồ 2.2. Biến động dân số Đà Lạt từ năm 1946 đến năm 1953 ........................... 69
Biểu đồ 3.1. Biến động dân số ở Đà Lạt từ năm 1956 đến 1975 ............................... 101
Biểu đồ 3.2. Luồng dân cƣ từ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đến Tây Nguyên
thời kỳ 1981-1985 ...................................................................................................... 117
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu dân di cƣ chia theo khu vực, giới tính giai đoạn 1994-1999 ..... 120
Biểu đồ 3.4. Quy mô tăng trƣởng dân số từ năm 1979-2009..................................... 123
Biểu đồ 3.5. Số ngƣời đăng ký tạm trú ở Đà Lạt giai đoạn 2010-2016 ..................... 124
Biểu đồ 3.6. Trình độ học vấn của ngƣời Việt ở Đà Lạt ............................................ 126
Biểu đồ 3.7. Cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian
nhất ở Lâm Đồng năm 2014 ....................................................................................... 129


5


HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Lạt .......................................................... 11
Hình 3.1. Bản đồ dân số các phƣờng, xã ở Đà Lạt giai đoạn 1989, 1999, 2009 ....... 128

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đà Lạt - thành phố ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, là địa danh quen
thuộc với ngƣời Việt Nam và du khách quốc tế. Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang
Bian, đƣợc bao bọc bởi huyện Lạc Dƣơng ở phía Bắc; phía Đơng và Đơng Nam
giáp với huyện Đơn Dƣơng; phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và
Đức Trọng. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lƣợc và
thống trị Việt Nam, trong chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, ngƣời Pháp
đã chủ trƣơng xây dựng Đà Lạt thành trung tâm du lịch và nghỉ dƣỡng ở Viễn Đông.
Trong công cuộc phát triển đó, cộng đồng ngƣời Việt có vai trị, vị trí quan trọng
trong sự phát triển vùng đất Tây Nguyên nói chung, Đà Lạt nói riêng.
Theo bảng “Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam” công bố năm 1979
bởi Tổng cục Thống kê, ngƣời Kinh cịn có tên gọi khác là Việt. Từ nhiều địa
phƣơng, ngƣời Việt đƣợc huy động hay tự nguyện đã lần lƣợt đến Đà Lạt. Theo
chiều dài lịch sử hơn một trăm năm qua, các luồng dân cƣ từ nhiều nơi đã tề tựu về
Đà Lạt, vừa tạo nên một bức tranh phức hợp tổng thể của bộ mặt dân cƣ, vừa góp
sức mình vào sự phát triển của đơ thị Đà Lạt. Do đó, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu
Đà Lạt trên nhiều lĩnh vực, nhất là theo hƣớng tiếp cận liên ngành, đa chiều cạnh...
Cùng với việc nghiên cứu các cộng đồng tộc ngƣời thiểu số tại chỗ, cần chú ý đến

việc nghiên cứu ngƣời Việt. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu sẽ là những đóng góp hữu
ích cho việc phát huy vai trò của ngƣời Việt trong sự phát triển bền vững của Tây
Nguyên khi con ngƣời và vùng đất này bƣớc vào thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Việc nghiên cứu cộng đồng cƣ dân Việt ở Đà Lạt không những góp phần
đánh giá cơng sức, vai trị to lớn của họ đối với sự hình thành và phát triển của
thành phố Đà Lạt, mà còn làm sáng tỏ nguồn gốc của lực lƣợng đơng đảo có tính
quyết định đến tƣơng lai phát triển của tỉnh Lâm Đồng trong xu thế phát triển chung
của Việt Nam hiện nay. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Q trình
7


hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến
nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án hƣớng đến mục tiêu nghiên cứu toàn diện, hệ thống và chuyên sâu
về cộng đồng ngƣời Việt ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến nay trên các phƣơng diện
lịch sử hình thành, quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ đặc điểm lịch sử của quá trình hình thành cộng đồng
ngƣời Việt ở Đà Lạt. Về cơ bản, có thể trình bày lịch sử di cƣ - tụ cƣ và phát triển
của cộng đồng ngƣời Việt qua các thời kỳ: từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954, từ năm
1955 đến 30-4-1975 và từ sau 30-4-1975 đến nay (2016). Trong mỗi giai đoạn, quy
mô và cấu trúc, thành phần dân cƣ đều có sự thay đổi gắn với q trình phát triển
của thành phố trong những điều kiện lịch sử của vùng Tây Nguyên và của Việt Nam.
Luận án nghiên cứu, xác định đƣợc nguyên nhân chuyển cƣ, định cƣ, đồng
thời tìm hiểu quá trình tạo ra dấu ấn văn hóa, tiếp thu biến đổi văn hóa của ngƣời
Việt ở Đà Lạt thông qua các tƣơng tác phức hợp, đa chiều trong quá trình lịch sử di
cƣ, quần cƣ và phát triển cộng đồng.

Luận án đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực trong q trình hình
thành và phát triển của cộng đồng ngƣời Việt ở Đà Lạt trên các phƣơng diện kinh tế,
cơ cấu dân cƣ và lao động, xã hội, văn hóa. Trên cơ sở đó, luận án sẽ nêu ra một số
đề xuất với chính quyền địa phƣơng về việc quy hoạch, bố trí sắp xếp các địa bàn
cƣ trú của cƣ dân Việt ở Đà Lạt trong quá trình phát triển bền vững của thành phố.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu đƣợc xác định là quá trình hình thành và phát
triển của cộng đồng ngƣời Việt ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến nay (2016).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung vấn đề: Nghiên cứu lịch sử hình thành ngƣời Việt ở Đà
Lạt, đời sống của ngƣời Việt từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954; quá trình phát triển
8


dân cƣ, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng ngƣời Việt từ năm 1954
đến năm 1975; thực trạng ngƣời Việt đến Đà Lạt, những chuyển biến kinh tế, xã hội
văn hóa của cộng đồng ngƣời Việt từ năm 1975 đến 2016.
3.2.2. Về không gian: Luận án điền dã, nghiên cứu tại các phƣờng, xã:
Phƣờng 1, Phƣờng 2, Phƣờng 3, Phƣờng 6, Phƣờng 7, Phƣờng 8, Phƣờng 9, Phƣờng
12, Xã Xuân Trƣờng, Xã Trạm Hành và Tà Nung trong thời gian từ năm 2015 đến
năm 2016.
3.2.3. Về thời gian: Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng ngƣời
Việt ở Đà Lạt đƣợc chia thành 3 thời kỳ: thời kỳ hình thành cộng đồng từ đầu thế kỷ
XX đến năm 1954 và thời kỳ phát triển từ năm 1955 đến 30-4-1975, từ sau 30-41975 đến năm 2016.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đặc trƣng của cộng đồng ngƣời Việt ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến năm
1954, từ năm 1955 - 1975, từ năm 1975 đến nay là gì?
Quá trình thích ứng của cộng đồng ngƣời Việt trên các phƣơng diện kinh tế,
xã hội, văn hóa đƣợc thể hiện nhƣ thế nào?

Những tác động của cộng đồng ngƣời Việt trên các phƣơng diện kinh tế, văn
hóa, xã hội từ đầu thế kỷ XX đến nay là gì?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Đặc trƣng của bộ phận ngƣời Việt ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954
đã có sự khác biệt về “chất” so với các bộ phận dân cƣ đến Đà Lạt từ năm 1955 đến
1975 và từ 1975 đến nay.
Cộng đồng ngƣời Việt đã thích ứng đƣợc với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, văn hóa ở Đà Lạt.
Cộng đồng ngƣời Việt đã có những tác động đối với sự phát triển bền vững
của Đà Lạt qua các chiều cạnh kinh tế, cơ cấu lao động, xã hội, văn hóa.

9


5. Đóng góp của luận án
Về ý nghĩa khoa học: Làm rõ các khái niệm và lý thuyết liên quan đến lịch sử
hình thành và phát triển của cộng đồng ngƣời Việt tại một không gian cụ thể - Đà
Lạt; là cơng trình nghiên cứu đầy đủ, chun sâu về cộng đồng ngƣời Việt ở Đà Lạt,
góp phần làm sáng tỏ thêm lịch sử hình thành, dấu ấn văn hóa và vai trò của cộng
đồng dân cƣ Việt tại quê hƣơng mới.
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án gợi ra các vấn đề thực tiễn trong việc quy
hoạch, hoạch định các chính sách phù hợp cho việc phát triển bền vững cộng đồng
ngƣời Việt. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào việc giảng dạy, nghiên cứu về
cộng đồng dân cƣ đô thị theo hƣớng tiếp cận liên ngành và Khu vực học.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án đƣợc chia
thành 4 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu, tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận
và phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 2. Quá trình hình thành cộng đồng ngƣời Việt ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ

XX đến năm 1954
Chương 3. Quá trình phát triển của cộng đồng ngƣời Việt ở Đà Lạt từ năm
1955 đến nay
Chương 4. Đặc điểm, khuynh hƣớng biến đổi và giải pháp phát triển bền vững
cộng đồng ngƣời Việt ở Đà Lạt

10


Chƣơng 1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Các đặc điểm địa lý tự nhiên của Đà Lạt
- Vị trí địa lý và tên gọi: Đà Lạt là tỉnh lỵ của Lâm Đồng, tọa lạc ở độ cao
trung bình khoảng 1.500m so với mặt nƣớc biển, có tọa độ địa lý: kinh độ từ
108019’23’’ đông đến 108036’27’’; vĩ độ: từ 11048’36’’ Bắc đến 12001’07’’ Bắc,
khơng có đƣờng địa giới hành chính chung với các tỉnh lân cận. Diện tích tự nhiên
của Đà Lạt là 394,46km2, dân số là 220.251 ngƣời, mật độ dân số 558 ngƣời/km2
(năm 2015). Hiện nay, thành phố Đà Lạt gồm có 12 phƣờng, đƣợc đánh số từ
phƣờng 1 đến phƣờng 12 và 4 xã ngoại thành gồm Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân
Trƣờng, Trạm Hành [Cục Thống kê Lâm Đồng, 2015] (xem hình 1.1).

Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Lạt
“Nguồn: Tác giả Luận án”
11


Theo phân loại đơ thị tồn quốc, Đà Lạt là đô thị loại I. Đối với Lâm Đồng,
Đà Lạt đƣợc xác định có 5 tính chất quan trọng là: Tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng;
trung tâm du lịch - nghỉ dƣỡng; trung tâm đào tạo đa ngành, nghiên cứu khoa học;

khu vực sản xuất, chế biến rau và hoa chất lƣợng cao; có vị trí quan trọng về an
ninh và quốc phòng.
Đà Lạt - tên gọi từ khi ngƣời Pháp tìm ra cao nguyên Lang Bian. Cho đến
nay, mặc dù có nhiều cách lý giải khác nhau về tên gọi này; song, phần lớn đều
thống nhất với cách hiểu: Đạ là nƣớc/sơng/suối, Lạt là Lạch (con suối của nhóm
ngƣời Lạch1). Ơng Phạm Khắc Hịe giải thích, “Đà” theo tiếng Cơ-ho là nƣớc/suối.
“Lạt” là tên một bộ tộc ở dƣới chân núi Lang Bian. Đà Lạt là suối của ngƣời
Lạt…[…]…Đà Lạt là tên cấu thành từ 5 chữ cái đứng đầu của mỗi chữ trong câu
latin: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là cho ngƣời này niềm vui cho
ngƣời kia sức khỏe. Đó là một cách hiểu sai đi ý nghĩa thật của danh xƣng Đà Lạt”
[Phạm Khắc Hòe, 1983, tr.226-227]. Quan điểm của ơng Phạm Khắc Hịe khá trùng
hợp với ông M. Cunhac - Thị trƣởng ở Đà Lạt (từ năm 1916 - 1920): “Ở tại chỗ cái
hồ nƣớc trƣớc đó, con suối nhỏ của bộ lạc ngƣời Lạch chảy qua và ngƣời ta đã gọi
suối này là Đà Lạt (Da hay Dak tiếng Thƣợng nghĩa là nƣớc) và khơng hiểu lý do gì
mà ngƣời ta đã thay thế danh xƣng Việt Nam và Cam Ly [Baudrit, A., 1944, tr.23].
Cũng theo Mạc Đƣờng, “tên gọi Đà Lạt có nghĩa là con suối của ngƣời Lạt theo
ngôn ngữ của ngƣời dân địa phƣơng lúc bấy giờ (theo tiếng Lạt, Đạ có nghĩa là
nƣớc, Lạt là ngƣời Lạt” [Mạc Đƣờng, 1983, tr.18].
- Tài nguyên thiên nhiên
+ Về khí hậu: Do ảnh hƣởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang
nhiều đặc tính của miền ơn đới: “Nhiệt độ trung bình tháng giao động trong khoảng
15,8 - 19,3°C, trong những tháng nóng nhất nhiệt độ khơng vượt q 20°C, những
tháng lạnh nhất nhiệt độ vẫn lớn hơn 14°C” [Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt,
2008, tr.78]. Tính chất gió mùa cũng đƣợc phản ảnh rõ rệt trong đặc điểm khí hậu
Đà Lạt (xem bảng 1, Phụ lục Chƣơng 1).
1

Nhóm Lạch là một trong 6 nhóm địa phƣơng của tộc ngƣời Cơ-ho.

12



+ Về thủy văn: Tại địa bàn Đà Lạt có trên 20 dòng suối với chiều dài hơn
4km, đều là những dịng suối đầu nguồn thuộc lƣu vực sơng Đồng Nai, trong đó có
14 suối bắt nguồn từ độ cao trên 1.500m. Là các suối đầu nguồn, nên số lƣợng các
suối cạn chiếm trên 50% số dòng chảy. Chế độ dịng chảy ở Đà Lạt phụ thuộc vào
khí hậu và phân ra hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Thời kỳ từ tháng 5 đến tháng
7 là mùa chuyển tiếp từ kiệt sang lũ trên các dòng suối của Đà Lạt.
+ Về thổ nhưỡng: Theo bảng phân loại mới dùng cho bản đồ đất của Việt
Nam, các loại đất ở Đà Lạt thuộc hai nhóm chính: Nhóm đất feralit nâu đỏ rất thích
hợp cho các giống cây cơng nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, chè; Nhóm đất feralit vàng
đỏ: là đất sắt nhôm hơi yếu, giàu caolimit và có màu vàng đỏ, nâu vàng hoặc nâu đỏ
tạo thành nhóm đất feralit vàng đỏ chiếm hơn 90% diện tích đất toàn thành phố.
Theo tài liệu điều tra của Phân viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp miền Nam, trên
đất feralit nâu đỏ khá phù hợp cho các loại hoa, sau hoa là cây dƣợc liệu a-ti-sô
(artichoke), rau các loại xếp thứ 3 và cuối cùng là cây ăn quả. Trên đất feralit vàng
đỏ, các cây trồng vì mục đích kinh doanh có thể cho lãi suất tuy khơng cao, nhƣng
thứ tự vẫn xếp từ trên xuống là rau, cây ăn quả và cây hoa màu. Với sự hình thành
và phát triển của đô thị Đà Lạt, nhu cầu về rau quả tăng lên, cƣ dân tới đây lập
nghiệp đã khai thác các loại đất feralit, lập thành các vùng chuyên canh rau, hoa,
cây ăn quả, cây công nghiệp.
+ Rừng và hệ động, thực vật: Từ lâu, các yếu tố tự nhiên đã góp phần hình
thành nên một thảm thực vật đa dạng ở Đà Lạt, với các kiểu hình rừng khác nhau
nhƣ: rừng lá kim, rừng thƣờng, rừng hỗn giao và trảng cỏ cây bụi... Trong phạm vi
rừng cao nguyên Lang Bian, sự phân bố động, thực vật theo độ cao biểu hiện rất rõ
nét. Ở Đà Lạt, với hơn 3.000 loài thực vật. Rừng ở Đà Lạt gồm thông 2 lá và 3 lá,
riêng họ thông đất ở đây đã có 10 lồi trong khi cả nƣớc chỉ có 11 lồi
[Champsoloix, R., 1958, tr.3-11]. Điểm dị biệt giữa Đà Lạt với nhiều thành phố
khác ở Việt Nam - Đà Lạt là thành phố trong rừng, rừng trong thành phố tạo nên nét
riêng, độc đáo của Đà Lạt. Chính vì có mật độ che phủ cao nên đã có đƣợc một nền

nhiệt lý tƣởng có thể coi thành phố nhƣ một máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ.
13


Đà Lạt đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, trở thành nơi ƣớc đến, thu hút du khách từ
nhiều nơi đến tham quan và thậm chí là cƣ trú, định cƣ. Cũng với vị trí này, từ thời
cận đại, ngƣời Pháp đã có ý tƣởng xây dựng Đà Lạt làm nơi trú quân của binh lính
Pháp và cố gắng đƣa Đà Lạt trở thành một trung tâm hành chính ở Đơng Dƣơng:
“Khơng ai có thể phủ nhận, Đà Lạt chiếm một vị trí đặc biệt thuận lợi ở Viễn Đơng.
Khí hậu, danh lam thắng cảnh, tiềm năng phát triển làm cho Đà Lạt thành một nơi
đƣợc ƣu đãi, khơng nơi nào có thể so sánh đƣợc. Đà Lạt có thể trở thành một nơi
nghỉ mát ở Viễn Đông” [Lagisquest, J., 1942, tr.73]. Bên cạnh đó, “Đà Lạt là xứ sở
của hoa, xứ sở của thơng, xứ sở của rau… thích hợp cho sinh hoạt trí thức. Đà Lạt
cịn có vùng ven săn bắn lý tƣởng” [Munier, P., 1941, tr.31-33].
1.1.2. Sự khám phá và xây dựng Đà Lạt
- Từ năm 1893 đến năm 1954: Trƣớc thế kỷ XX, khu vực cao nguyên Lâm
Viên nói chung, Đà Lạt nói riêng vốn là địa bàn cƣ trú của các nhóm ngƣời Lạch,
Chil, Srê thuộc dân tộc Cơ-ho sinh sống theo phƣơng thức du canh, du cƣ; trong đó,
đơng nhất là nhóm Lạch. Với nhiệm vụ tìm hiểu thƣợng lƣu sơng Đồng Nai, bác sĩ
Paul Néis và trung úy Albert Septans có đến thăm một số làng ngƣời Lạch trên cao
nguyên Lang Bian ngày 16-3-1881 và ghi chép đƣợc nhiều số đo khí tƣợng và nhân
trắc học cƣ dân trong vùng. Ngày 21-6-1893, trong một chuyến thám hiểm vùng
rừng núi ở Nam Trung Kỳ giữa biển Đông và sông Mê Công, đầu nguồn sông Đồng
Nai và Xê Băng Can, bác sĩ A.Yersin2 đã đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên. Nghỉ
mát dƣỡng sức là nhu cầu cần thiết của ngƣời Pháp tại xứ nóng nhƣ Việt Nam:
“Năm 1870, ngƣời Pháp đã thiết lập nơi nghỉ mát dƣỡng sức dành cho nhà binh tại
Bà Rịa” [Baudrit, A., 1938, tr.55-59.]. Sau chuyến đi Ấn Độ, Toàn quyền Paul
Doumer nhận thấy cần phải thiết lập nơi nghỉ mát ở miền núi tƣơng tự nhƣ ở Ấn Độ
rất lợi ích đối với những Pháp kiều bị đau yếu vì khí hậu nhiệt đới. “Nhờ chuyến
thám hiểm Lâm Viên năm 1893, A. Yersin đã đề xuất chọn cao nguyên Lâm Viên

làm nơi nghỉ dƣỡng và đƣợc Toàn quyền Paul Doumer ghi nhận” [Ủy ban nhân dân
2

Alexandre Yersin sinh ngày 22-9-1869 tại Thụy Sĩ. Năm 24 tuổi, ông sang Pháp. Từ năm 1905 đến 1908,
Yersin là Giám đốc Viện Pasteur Sài Gòn - Nha Trang. Ông là một nhà y học, vi trùng học, nông học, mất
ngày 1-3-1943 tại Nha Trang.

14


thành phố Đà Lạt, 2008, tr.7]. Ban đầu, địa điểm ngƣời Pháp chọn làm nơi nghỉ
dƣỡng không phải là Đà Lạt ngày nay mà là khu vực Đankia.
Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer đã cử một phái đoàn lên cao nguyên
Lang Bian, dƣới sự chỉ huy của đại úy Thouard3. Cho đến năm 1899, Tồn quyền
Đơng Dƣơng Paul Doumer đã ký Nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thƣợng với
thủ phủ là Djiring và hai trạm hành chính là Tánh Linh (Bình Thuận) và Lâm Viên
(đặt tại Đà Lạt ngày nay). Ngày 31-10-1920, Toàn quyền Maurice Long đã ký Nghị
định thành lập khu tự trị Lâm Viên. Cùng ngày, một Nghị định khác của Tồn quyền
Đơng Dƣơng ấn định khu tự trị trên cao nguyên Lâm Viên thành thị xã Đà Lạt và
xác định nâng Đà Lạt lên thành thị xã hạng hai [Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt,
2008, tr.10].
Về tính chất, Đà Lạt đƣợc thiết kế xây dựng theo hƣớng đơ thị sinh thái. Mơ
hình đơ thị sinh thái kiểu áp dụng ở Đà Lạt lúc bấy giờ chính là giữ nguyên đặc
điểm cảnh quan tự nhiên. Điều đó thể hiện khá rõ nét qua các đồ án quy hoạch của
các Thị trƣởng, kiến trúc sƣ, kĩ sƣ ngƣời Pháp trong thời kỳ này.
Ngày 15-4-1950, Bảo Đại ký sắc lệnh số 6, đặt các tỉnh Nam Trung Bộ thuộc
“Hồng triều cƣơng thổ”, trong đó Đà Lạt vẫn giữ nguyên địa giới, cơ cấu tổ chức
nhƣ trƣớc năm 1945. Ngày 10-11-1951, Bảo Đại ký Dụ số 4 QT/TD ấn định ranh
giới thị xã Đà Lạt phía Bắc đến Đan Kia, phía Đơng đến núi Láp-bê Nam, phía Nam
đƣợc xác định theo tọa độ 117 grat 8804 kinh độ đông, 13 grat 2304 vĩ độ bắc.

Nhiệm kỳ của Hội đồng thị xã và Hội đồng khu phố là hai năm, “các đơn vị hành
chính cấp dƣới là 10 khu phố với 30 ấp” [Monnographie de Dalat, 1953, tr.13] (xem
bảng 2, Phụ lục Chương 1).
- Từ năm 1955 đến 30-4-1975: Thời kỳ này, Đà Lạt trực thuộc Phủ Tổng
thống Việt Nam Cộng hịa. Năm 1961, tịa thị chính tách ra khỏi tịa hành chính, sáp
nhập thành tịa hành chính Đà Lạt - Tuyên Đức (1964). Nền kinh tế của Đà Lạt lúc
đó vẫn giữ định hƣớng nhƣ trƣớc: phát triển kinh tế nghỉ dƣỡng - du lịch và nông
nghiệp trồng rau hoa, nhƣng mở ra một hƣớng mới là dịch vụ giáo dục và nghiên
3

Một số tài liệu ghi là Thouars.

15


cứu khoa học. Các cơng trình phục vụ du lịch đƣợc xây dựng và sửa chữa [Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Lạt, 2008, tr.20].
Sau khi chính quyền Ngơ Đình Diệm bị lật đổ (1963), cuộc chiến ở miền
Nam Việt Nam ngày càng khốc liệt hơn, các sĩ quan thay thế các Thị trƣởng dân sự.
Những cố gắng xây dựng quy hoạch mới cho đô thị Đà Lạt đều không thành công.
Sự khác nhau giữa giai đoạn này với các giai đoạn trƣớc là Đà Lạt nằm trong tay
ngƣời Việt, nhu cầu “Thủ đô mùa hè” đã bị lãng quên, chỉ còn giữ lại chức năng
nghỉ dƣỡng - du lịch. Hơn thế, giai đoạn này, Đà Lạt đang vƣơn tới một trung tâm
văn hóa, giáo dục và nghiên cứu. Phong cách kiến trúc cũng có nhiều thay đổi: “Các
kiểu nhà của ngƣời Âu dần bị Mỹ hóa bởi các ngơi nhà hộp nhiều tầng, mái bằng…
Điều đáng tiếc là “những kiểu nhà tạm thời” trong những qui hoạch xƣa cũng lấn
dần ra trung tâm thành phố làm mất dần vẻ đẹp quy hoạch của một thành phố vƣờn, một cảnh quan, một phong cách kiến trúc đặc biệt của thành phố cao nguyên”
[Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt, 1993, tr.81].
- Từ sau 30-4-1975 đến 2016
Thời gian đầu sau giải phóng đất nƣớc (30-4-1975), Đà Lạt trực thuộc tỉnh

Tuyên Đức (4-4-1975), sau đó chuyển sang khu VI (6-5-1975). Từ ngày 5-6-1976
đến nay, Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của Lâm Đồng. Tháng 2-1979, Đà Lạt đƣợc bổ
sung thêm phần đất vùng kinh tế mới Tà In (xã Đà Loan, huyện Đức Trọng ngày
nay). Ngày 14-3-1979, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 116-CP chia một số
huyện thuộc Lâm Đồng, xác định Đà Lạt gồm 6 phƣờng (từ phƣờng 1 đến phƣờng
6) và 3 xã Tà Nung, Xuân Trƣờng, Xuân Thọ.
Năm 1986, Hội đồng Bộ trƣởng ra Quyết định 67-HĐBT điều chỉnh địa giới
hành chính Đà Lạt từ 6 phƣờng thành 12 phƣờng và 3 xã nhƣ trƣớc. Ngày 23-32009, Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công
nhận Đà Lạt là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng4. Ngày 12-5-2014 đã đƣợc
Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt điều
4

Quyết định số 373/QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ: Về việc cơng nhận Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng.
(Xem: truy cập ngày 12 tháng 12 năm
2016).

16


chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 trở thành
một vùng đô thị hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự
nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia, khu vực và có ý nghĩa quốc
tế5.
Có thể khẳng định, q trình hình thành đơ thị Đà Lạt hồn tồn khác so với
các thành phố khác ở Việt Nam. Vì thế, Đà Lạt là một đô thị đặc biệt của Việt Nam
giai đoạn cận - hiện đại. Cho đến nay, Đà Lạt vẫn kế thừa những tính chất ấy khi
yếu tố vƣờn, thậm chí phát huy tác dụng tích cực trong kết cấu kinh tế của thành
phố du lịch hiện đại.
1.1.3. Các thành phần dân cư ở Đà Lạt

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Lâm Đồng ngày 1-4-1999, ở
Đà Lạt có 29 thành phần dân tộc. Năm 2009, cơ cấu dân số ở Đà Lạt có nhiều thay
đổi gồm 34 tộc ngƣời khác nhau và số ít là ngƣời nƣớc ngoài. So với năm 1999 đã
tăng lên 05 tộc ngƣời; trong đó, ngƣời Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ cao nhất (95,97%)
dân số Đà Lạt, ngƣời Cơ-ho (1,68%) và ngƣời Hoa (0,81%) [Cục Thống kê Lâm
Đồng, 2010, tr.185].
- Người Cơ-ho
Trong Danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê
công bố vào năm 1979, ngƣời Cơ-ho có 6 nhóm địa phƣơng: Srê, Nộp, Cơ don, Chil
(Cil), Làc (Lạt, Lạch), T’ring (Trinh). Trong đó, ba nhóm Chil, Làc và Srê có địa
bàn cƣ trú truyền thống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Lang Bian.
Nhóm Srê: Từ “Srê” trong ngơn ngữ Cơ-ho có nghĩa là “ruộng”. Ngƣời Cơho Srê tự gọi mình là Cau Srê - ngƣời Srê. Họ là nhóm tộc ngƣời đơng nhất, có địa
bàn cƣ trú chủ yếu ở cao nguyên Di Linh (Djiring) nay thuộc địa bàn các xã Gung
Ré, Bảo Thuận, Đinh Lạc, Tân Nghĩa, Liên Đầm... Vấn đề là ở chỗ, Srê nghĩa là
ruộng - một kiểu hình sinh hoạt kinh tế - hoàn toàn khác biệt với mìr (rẫy). Khá
nhiều cộng đồng/nhóm tộc khác ở Lâm Đồng lơh srê (làm ruộng), nhƣng họ không
5

Quyết định số 704/QĐ-TTg, ngày 12-4-2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy
hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Xem:
/>truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016).

17


đƣợc gọi là Cau Srê. Đây cũng là điều mà một số tƣ liệu dân tộc học nhầm lẫn khi
gọi một cộng đồng nào đó làm ruộng là ngƣời Srê. Ngồi bộ phận ngƣời Srê cƣ trú
đơng đảo ở huyện Di Linh, còn một bộ phận đồng tộc của họ cƣ trú ở xã Tà Nung
(Đà Lạt) ngày nay.
Nhóm Làc (Lạch, Lạt): Trƣớc kia, địa bàn cƣ trú của ngƣời Lạch trải rộng

trên vùng đất thành phố Đà Lạt và vùng lân cận. Tại đây, ngƣời Lạch cƣ trú theo
từng cộng đồng huyết thống (bòn hoặc bon) trong kiến trúc cƣ trú truyền thống hìu
yo, hìu rịt6. Tên của bon7 thƣờng đƣợc đặt theo tên của dòng họ chiếm ƣu thế nhƣ:
Bon Yồ, Bon Đờng, Bon Đa Góut, Bon Nơr, Bon Lâm Biêng… hoặc một đặc điểm
sinh thái riêng biệt, một huyền tích của địa danh nào đó nhƣ: Măng Ling (sau này
đƣợc viết là Măng Line xuất phát từ măng ling-măng ta: sƣơng mù mịt), Tiang de
(đuôi chuột, chỉ dải đồi nhƣ hình đi con chuột)…
Về tên nhóm tộc ngƣời, đa số ngƣời Lạch có cách giải thích thống nhất rằng,
Lạch theo tiếng địa phƣơng có nghĩa là rừng thƣa, dùng để chỉ vùng đồi trọc từ dãy
núi Lang Bian trải dài xuống phía Tây Nam, bao gồm cả thành phố Đà Lạt ngày
nay. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ bệnh dịch, chiến tranh... địa bàn cƣ trú
của ngƣời Lạch đã có nhiều biến động, bị thu hẹp lại, chủ yếu tập trung ở khu vực
dƣới chân núi Lang Bian, cụ thể là xã Lát và thị trấn Lạc Dƣơng (huyện Lạc
Dƣơng), tổ dân phố Măng Line (phƣờng 7, thành phố Đà Lạt)8.
Nhóm Chil (có tài liệu viết là Cil) là nhóm địa phƣơng có số dân đơng thứ hai
trong 6 nhóm địa phƣơng của tộc ngƣời Cơ-ho. Trƣớc khi có sự xáo trộn về nơi ở
do chính sách dồn dân, lập ấp của chính quyền Việt Nam Cộng hịa vào những năm
1960 và chính sách định canh, định cƣ của Nhà nƣớc Việt Nam sau năm 1975, địa
bàn cƣ trú lâu đời của những cƣ dân này tập trung ở khu vực rừng núi của cao

6

Từ hìu rịt thực ra khơng liên quan gì đến kích thƣớc vật lý của kiến trúc; trong ngơn ngữ K’ho, hìu nghĩa là
nhà, rịt nghĩa là khoảng khơng gian cƣ trú của một cặp vợ chồng trong nhà. Do khi tiếp cận với cộng đồng
ngƣời các tộc ngƣời tại chỗ ở Tây Ngun, các hìu rịt thƣờng bao gồm nhiều cặp vợ chồng sinh sống nên
nhà thƣờng rất dài mà ngƣời Việt gọi kiến trúc hìu rịt là nhà dài.
7
Bịn là đơn vị tổ chức xã hội cơ bản của nhiều dân tộc thuộc nhóm Mơn - Khmer. Từ bịn có nghĩa tƣơng tự
nhƣ làng trong tiếng Việt.
8

Theo số liệu tác giả tập hợp đƣợc trên cơ sở thống kê của các địa phƣơng, tính đến giữa năm 2011, dân số
ngƣời Lạch khoảng hơn 1.050 hộ với hơn 4.500 khẩu.

18


ngun Lang Bian, phía Đơng Bắc tỉnh Lâm Đồng, thuộc địa bàn huyện Lạc Dƣơng
ngày nay, với nhiều bòn truyền thống nhƣ: Yờn Gle, Đưng Ja, K’long Klăn, Đưng
T’rang, Jù jìl, Cơ lú… Do những biến động trên đây, ngày nay địa bàn cƣ trú của
ngƣời Chil đã trải rộng trên 5 huyện (Lạc Dƣơng, Đức Trọng, Đơn Dƣơng, Lâm Hà,
Đam Rông) và vùng ngoại thành Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng9.
Cho đến nay, vẫn chƣa có cách giải thích thống nhất về ý nghĩa của tộc danh
Chil. Theo thông tin điền dã trong cộng đồng ngƣời Chil và các cƣ dân lân cận, từ
Chil trong tiếng Cơ-ho dùng để chỉ cho những cƣ dân sống ở vùng rừng núi cao,
cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào làm rẫy. Điều này khá trùng hợp với nhận xét
của Dambo: “Dù sƣờn dốc đến đâu, đất đai cằn cỗi và rừng rậm đến đâu, vẫn là địa
bàn cƣ trú của ngƣời Chil” [Dambo, 2001, tr.50].
- Người Việt
Vào thời kỳ mới thành lập Đà Lạt, đa phần ngƣời dân nghèo tại những vùng
quê của miền Trung đã tìm đến Đà Lạt. Sau đó, chính quyền Đà Lạt đã đƣa một bộ
phận cƣ dân Hà Đông, Nghệ Tĩnh tới Đà Lạt (cƣ trú tại phƣờng 8, Đà Lạt ngày nay)
để khai phá đất hoang, trồng rau. Ngồi ra, ngƣời Pháp cịn đƣa một bộ phận ngƣời
Việt tới phục vụ cơng việc hành chính của chính quyền cai trị, làm đƣờng, làm cơng
nhân trồng chè… Từ đó, hình thành nên các làng, ấp khác ở Đà Lạt nhƣ Xuân
Trƣờng, Đa Lợi… Dƣới thời Pháp thuộc, ngƣời Việt đến Đà Lạt và sau này là thời
kỳ từ năm 1954 đến nay đã mang lại lợi ích cho sự phát triển của Đà Lạt. Họ đến Đà
Lạt trong những thời kỳ khác nhau đã mang đến Đà Lạt những phong tục, tập quán,
văn hóa khác nhau.
Theo cách phân chia hành chính, Đà Lạt gồm hai loại hình cƣ trú nội thành
và ngoại thành. Ở nội thành có 12 phƣờng, ngƣời Việt cƣ trú ở từng đƣờng phố, khu

phố. Hoạt động kinh tế ở nội thành khá nhộn nhịp với một kết cấu kinh tế đa dạng
công - nông - thƣơng - dịch vụ du lịch; một kết cấu văn hóa vừa mang tính hiện đại,
9

Hiện nay, ngƣời Chil cƣ trú khá đông ở các xã: Đƣng K’nớh, Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais, xã Lát (huyện
Lạc Dƣơng); N’thôl Hạ, Phú Hội, Liên Hiệp, Hiệp An, Đại Ninh, Đà Loan, Đa Quyn (huyện Đức Trọng); Mê
Linh, Đạ Đờn, Liên Hà, Phi Tô, Phúc Thọ, Tân Thanh, thị trấn Đinh Văn (huyện Lâm Hà); Đạ Long, Đạ
Tông, Đạ M’rông, Rô Men, Liêng Srônh, Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông); Đạ Rịn, Tu Tra, Ka Đơn, P’ró, thị
trấn Đ’ran (huyện Đơn Dƣơng); xã Tà Nung (thành phố Đà Lạt).

19


vừa bảo lƣu, duy trì những yếu tố văn hóa truyền thống của mỗi địa phƣơng gốc. Ở
ngoại thành có 4 xã, cƣ dân ở đây cƣ trú theo từng thơn, xóm với nhà cửa khang
trang, trật tự, hệ thống đƣờng sá thuận lợi cho sinh hoạt văn hóa và phát triển kinh
tế. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm, tiểu thủ công và pha lẫn với thƣơng
nghiệp, kết cấu văn hóa theo đặc trƣng nguồn gốc từng bộ phận dân cƣ và tiếp nhận
ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau.
- Người Pháp (trước năm 1954)
Những ngƣời Pháp đầu tiên đặt chân lên cao nguyên Lang Bian là những
nhân viên trong các phái đoàn nghiên cứu. Năm 1898, phái đồn Thouards về lại
vùng biển, ơng Missigbrod ở lại lập một khu vƣờn rau cải và chăn nuôi gia súc.
Đây là những bƣớc đầu tiên của nông trại Đankia. Sau đó, song song với chƣơng
trình mở mang của chính phủ Pháp, ngồi những viên chức, binh sĩ cùng gia đình
phục vụ trong các công sở, trƣờng học của Pháp tại Đà Lạt, cịn có những ngƣời
Pháp đến khai phá và thành lập các nông trại nhƣ: trại chăn nuôi Đankia, Sở Trà
Cầu Đất, nông trại Cam Ly... Họ mang đến Đà Lạt những giống hoa từ quê hƣơng,
xây dựng biệt thự giống nhƣ những biệt thự ở cố hƣơng. Nhà thờ cũng mang dáng
dấp của một nhà thờ ở Pháp với con gà trống trên nóc tháp chng cao vút. Ngƣời

Pháp đến Đà Lạt với nhiều tâm trạng, hoàn cảnh khác nhau, họ vẫn giữ những nếp
sống, phong cách văn minh, lịch thiệp của ngƣời Pháp. Có lẽ bởi vậy, trong gia
đình thị dân Việt tại Đà Lạt thời đó vừa mang đặc trƣng văn hóa phƣơng Đơng, lại
sớm tiếp xúc với nền văn minh hiện đại phƣơng Tây.
Về dân số, năm 1952, ở Đà Lạt có khoảng 1.217 ngƣời Âu [Monographie de
Dalat, 1953, tr.12]. Sau khi hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết năm 1954, những ngƣời
Pháp có mặt tại Việt Nam và ở Đà Lạt đã hồi hƣơng.
- Người Hoa
Vào những năm đầu thế kỷ XX, ngƣời Hoa đã có mặt tại Đà Lạt, đa phần
trong số họ là những ngƣời đi bn, lúc đầu cung cấp hàng hóa phục vụ dân địa
phƣơng, dần dần định cƣ tại Đà Lạt. Vào năm 1935, “số ngƣời Hoa định cƣ ở Đà
Lạt là 333 ngƣời; đến năm 1944 có khoảng 360 ngƣời và đƣợc phân chia thành
20


nhiều ngành nghề nhƣ buôn bán (52,60%), lao công (17%), giúp việc (25%),
làm vƣờn (5,4%). Năm 1952, có 752 ngƣời Hoa sinh sống ở Đà Lạt” [Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Lạt, 1993, tr. 231].
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu về di dân
1.2.1.1. Trên thế giới
Những nghiên cứu di dân sớm nhất trên thế giới phải kể tới các học giả
ngƣời Mỹ. Trong lịch sử, nƣớc Mỹ là một quốc gia của nhiều ngƣời nhập cƣ, nên
ngay từ cuối thế kỷ XIX đã có nhiều cơng trình đề cập tới vấn đề di dân. Thời kỳ
này, các tác giả chỉ dừng lại ở việc phân tích các tác động của di dân tới nền kinh tế
và văn hóa Mỹ trên hai quan điểm đối lập hay ủng hộ.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về q trình nhập cƣ gồm America Should
Discourage Immigration (Mỹ nên khuyến khích nhập cƣ) của Garrett Davis (1849);
Lawrence Auster với Immigration Is Harming American Culture (Nhập cƣ là điều
bất lợi đối với nền văn hóa Mỹ).

Nhóm các cơng trình tập trung vào phân loại di dân, phân tích tổng hợp
những hành vi di cƣ và tìm hiểu khơng gian của sự di chuyển tiêu biểu nhƣ Clark,
W.A.V. (1970) với “Measurement and explanation in Intra-Urban Residential
mobility” (Đo lƣờng và giải thích sự di chuyển trong đơ thị).
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về di dân nông thôn - đô thị gồm E.G.
Ravenstien với “The Law of migration”. Năm 1966, dựa trên cơ sở học thuyết của
E.G. Ravenstien, E.G. Evertt Lee đã đƣa ra mơ hình di cƣ trong nghiên cứu di dân.
Năm 1970, trên cơ sở kết hợp ý tƣởng của E.G. Ravenstein và E.G. Evertt Lee, M.P.
Todaro trong “A model of labor migration and Urban Unemployment in Less
Developed Countries” đã đƣa ra thuyết “lực hút”, “lực đẩy” trong xây dựng mơ hình
giải thích di cƣ. M.P. Todaro đã có những nghiên cứu về làn sóng di cƣ nơng thơn đơ thị tập trung vào các nƣớc đang phát triển, nơi diễn ra q trình đơ thị hố nhanh
và dịng di dân từ nông thôn ra thành thị rất mạnh. Sau năm 1970, những thay đổi
của sự phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều nƣớc là động lực thúc đẩy việc nghiên
21


×