Tải bản đầy đủ (.pdf) (319 trang)

(Luận án tiến sĩ) tri thức bản địa của người thái ở miền núi thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 319 trang )

Đại học Quốc gia hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
------------  ------------

Vũ Trường Giang

Tri thức bản địa của người Thái
ở miền núi thanh Hóa
Luận án tiến sĩ Lịch sử
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 62227001

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS - TS Phan Hữu Dật
2. PGS - TS Hoàng Lương

Hà Nội, 2009

1


Mục lục

Trang
Mở đầu...……………………………………………………………….

5

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu………………………………….

5



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………

7

3. Mục tiêu nghiên cứu.……………………………….………………...

15

4. Phạm vi nghiên cứu.……………...…………………………………..

15

5. Phương pháp nghiên cứu…………….……………………………….

16

6. Nguồn tư liệu…………..……………………………………………..

16

7. Đóng góp của luận án…………..…………………………………….

17

8. Bố cục của luận án…………………………………..……………….

17

Chương 1: Tổng quan về địa bàn, tộc người và vấn đề nghiên cứu..


18

1.1. Khái quát về địa bàn miền núi Thanh Hóa………..…………..……

18

1.2. Người Thái ở miền núi Thanh Hóa………………………………

19

1.3. Tri thức bản địa…………………………………………………….

31

Chương 2: Tri thức bản địa trong trong hoạt động sản xuất nông

50

nghiệp và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
2.1. Tri thức trong phân loại và bảo vệ đất trồng trọt…...………………

50

2.2. Tri thức trong lựa chọn giống lúa………………………...………...

58

2.3. Tri thức trong kỹ thuật canh tác...………………………………….


59

2.4. Tri thức trong đoán định thời tiết……..……………………………

61

2.5. Tri thức về lịch và nông lịch……..………………………………

63

2.6. Tri thức trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước……..…………..

70

2.7. Tri thức trong khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng………………..

79

Chương 3: Tri thức bản địa về y học dân gian và chăm sóc sức

89

khoẻ cộng đồng
3.1. Quan niệm về ốm đau, bệnh tật…………………………………….

89

3.2. Quan niệm về nghề thuốc và truyền nghề………………………….

92


3.3. Tri thức về thuốc nam chữa bệnh…………………………………..

97

2


3.4. Ăn uống dưới khía cạnh dinh dưỡng và chữa bệnh………………..

113

Chương 4: Tri thức bản địa trong tổ chức và quản lý xã hội………. 118
4.1. Chế độ sở hữu ruộng đất…………………………………………

118

4.2 Thiết chế bản - mường và bộ máy hành chính……………………... 122
4.3. Tri thức về luật tục…………………………………………………

132

4.4. Tri thức trong thơng tin cộng đồng.………………………………..

155

Kết luận………………………………………………………………... 188
Khuyến nghị…………………………………………………………… 192
Chú thích………………………………………………………………. 194
Danh mục các cơng trình cơng bố của tác giả……………………….. 196

Tài liệu tham khảo…………………………………………………….. 198
Phụ lục…………………………………………………………………. 220
Bản đồ địa bàn nghiên cứu…..…………………………………………. 221
Một số hình ảnh về người Thái…………………………………………

224

ảnh một số cây thuốc ……...…………………………………………...

245

Thống kê danh sách một số cây thuốc và bài thuốc……………………. 262
Những nghi lễ và kiêng kỵ trong phòng bệnh………………………….. 274
Chữa bệnh bằng ma thuật………………………………………………. 282
Nghi lễ cầu

293

mưa…………………………………………………………
Truyền thuyết về ta leo…………………………………………………. 295
Bảng so sánh một số từ vựng của người Thái ở một vài địa phương…

297

Danh sách những người cung cấp tư liệu………………………………. 303

3


Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tri thức bản địa là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa,
góp phần làm nên bản sắc tộc người. Tri thức bản địa có thể coi là tài sản của
mỗi tộc người trong qúa trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của từng cộng
đồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
Kinh nghiệm phát triển của nhiều quốc gia châu á và châu Phi trong
những thập kỷ qua cho thấy cách tiếp cận khoa học và công nghệ phương Tây
không đủ đáp ứng những quan niệm phức tạp và đa dạng của nông dân cũng
như những thách thức về kinh tế, xã hội, môi trường… mà ngày nay chúng ta
đang phải đương đầu. Ngược lại, rất nhiều kỹ thuật truyền thống đã đưa lại
hiệu quả cao, được thử thách và chọn lọc trong một thời gian dài, có sẵn tại
địa phương, phù hợp với văn hóa và phong tục tập quán của tộc người.
Việt Nam là một quốc gia có đa tộc người, nên tri thức bản địa của các
tộc người rất phong phú và đa dạng. Mặc dù tri thức bản địa của các tộc người
mới chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm và cảm nhận, nhưng nhờ được rút ra
từ hoạt động thực tiễn, nên nó có giá trị thiết thực trong xã hội hiện nay của
mỗi tộc người. Do đó, cần phải coi tri thức bản địa như một nguồn tài nguyên
quan trọng và lập kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm, phát huy chúng trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển
bền vững ở vùng miền núi và tộc người thiểu số nói riêng.
Miền núi Thanh Hóa là địa bàn cư trú của các tộc người Mường, Thái,
Thổ, Hmông, Dao, Khơ mú. Các tộc người này có số lượng dân cư, đặc điểm
kinh tế - xã hội - văn hóa nói chung và tri thức bản địa nói riêng có nhiều
điểm khác biệt. Với riêng người Thái, việc nghiên cứu về tộc người này đã trở
thành một vấn đề mang ý nghĩa quốc tế và được nhiều nhà khoa học trên thế
giới quan tâm. ở Việt Nam, các Hội nghị về Thái học do Chương trình Thái

4



học thuộc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa (nay là Viện
Việt Nam học và khoa học phát triển thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức
vào các năm 1991, 1998, 2002, 2006 và 2009; trên thế giới, các Hội nghị quốc
tế về Thái học được tổ chức trong những thập kỷ gần đây (năm 1981 ở ấn Độ,
năm 1984 ở Thái Lan, năm 1987 ở Ôxtrâylia, năm 1990 ở Trung Quốc, năm
1993 ở Anh, năm 1996 ở Thái Lan, năm 1999 ở Hà Lan, năm 2002 ở Thái
Lan, năm 2005 ở Mỹ và năm 2008 ở Thái Lan) đã chứng minh điều đó.
So với tồn bộ cư dân Thái ở Đơng Nam á và Nam Trung Quốc, người
Thái ở Việt Nam không nhiều: 1.328.725 người {212, tr 21}, nhưng do địa
bàn bị chia cắt, lại chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa từ nhiều hướng,
cũng như văn hóa của các tộc người cư trú xen kẽ, nên sự khác biệt giữa các
nhóm địa phương là điều không tránh khỏi. Nhiệm vụ của giới nghiên cứu
khoa học nước ta hiện nay là phải nghiên cứu một cách có hệ thống tất cả các
nhóm cư dân Thái trên địa bàn cả nước, cũng như ở các địa phương. So với
toàn bộ cư dân Thái ở Việt Nam, người Thái ở miền núi Thanh Hóa có nhiều
nét tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt, nên việc nghiên cứu
người Thái ở đây vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Là một người sinh ra và lớn lên ở miền núi Thanh Hóa và là cán bộ
giảng dạy, nghiên cứu Dân tộc học ở Học viện Chính trị - Hành chính khu
vực I, trong nhiều năm qua tôi đã tiến hành nghiên cứu về lịch sử tộc người,
kinh tế, xã hội và văn hóa của người Thái, và có nhiều dịp đi điền dã tại nhiều
địa bàn có người Thái sinh sống thuộc miền núi Thanh Hóa. Những vấn đề về
tri thức bản địa của người Thái trong đời sống tộc người truyền thống cũng
như hiện nay đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Tri thức bản địa của người Thái ở
miền núi Thanh Hóa” làm luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành
Dân tộc học.
Nghiên cứu đề tài này tôi muốn khái quát những tri thức bản địa của
người Thái ở miền núi Thanh Hóa, khai thác những giá trị lịch sử, văn hóa mà

5



người Thái đã sáng tạo ra trên chiếc nôi của nền văn hóa dân tộc. Qua đó, một
mặt phát huy những mặt tích cực, hữu ích của tri thức bản địa; mặt khác, chỉ
ra những hạn chế và việc kết hợp giữa tri thức bản địa với tri thức khoa học
hiện đại trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa... hiện nay. Qua đó giới thiệu
nguồn tư liệu khảo sát từ thực tiễn và đề xuất một số ý kiến làm cơ sở bảo lưu
các giá trị văn hóa tộc người, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về tri thức bản địa
Cho đến nay các, kết quả nghiên cứu lý thuyết về tri thức bản địa ở
Việt Nam mới chỉ là một phần, một chương hoặc một bài của cuốn sách, một
bài đăng trên tạp chí chuyên ngành, tổ chức hội thảo khoa học về vấn đề
này… Có thể kể đến các tác giả với những cơng trình nghiên cứu sau:
Hoàng Xuân Tý - Lê Trọng Cúc (chủ biên): "Kiến thức bản địa của
đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên"
(236). Nội dung của cuốn sách trình bày: 1. Các khái niệm và vai trò của kiến
thức bản địa; 2. Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong một số lĩnh
vực cụ thể. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo tốt trong nghiên cứu về tri
thức bản địa.
Ngô Đức Thịnh: "Tri thức dân gian và phát triển" (197). Bài viết trình
bày các nội dung: 1. Khái niệm tri thức dân gian; 2. Các loại tri thức dân gian
của các tộc người; 3. Vai trò của tri thức dân gian; 4. Bảo tồn tri thức dân
gian.
Ngô Đức Thịnh: "Thế giới quan bản địa" (205). Bài viết trình bày các
nội dung: 1. Khái niệm tri thức bản địa; 2. Các lĩnh vực của tri thức bản địa;
3. Những nghiên cứu trường hợp…
Dưới góc nhìn nhân học - văn hóa, hai bài viết của tác giả Ngơ Đức
Thịnh trình bày tương đối đầy đủ về khái niệm, nội hàm và các lĩnh vực liên
quan của tri thức bản địa.


6


Hồng Hữu Bình: "Tri thức địa phương và vấn đề phát triển bền vững
miền núi Việt Nam" (17). Bài viết của tác giả trình bày các nội dung: 1. Khái
niệm tri thức địa phương; 2. Tri thức địa phương trong bảo vệ môi trường và
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Phạm Quang Hoan: “Tri thức địa phương của các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam” (97). Bài viết trình bày các nội dung: 1. Tầm quan trọng của tri
thức địa phương; 2. Quan niệm về tri thức địa phương; 3. Tri thức địa phương
của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Phạm Quang Hoan: "Tri thức địa phương (tri thức truyền thống) của các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong đời sống xã hội đương đại” (98). Bài viết trình
bày các nội dung: 1. Tại sao cần nghiên cứu tri thức địa phương; 2. Tri thức địa
phương là gì; 3. Tri thức địa phương của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Phạm Quang Hoan: "Tri thức địa phương về quản lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên của các dân tộc ở các tỉnh miền núi Việt Nam" (99). Bài viết trình
bày các nội dung: 1. Quan niệm về tri thức địa phương; 2. Tri thức địa
phương về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc ở các tỉnh
miền núi phía Bắc.
Dưới góc nhìn nhân học - văn hóa, ba bài viết của tác giả Phạm Quang
Hoan trình bày tương đối đầy đủ về khái niệm, nội hàm và các lĩnh vực liên
quan của tri thức bản địa nói chung, tri thức bản địa của các tộc người thiểu số
ở Việt Nam.
Hà Đình Thành "Tác động của tri thức dân gian" (180). Bài viết của
tác giả trình bày các nội dung: 1. Khái niệm và vai trò của tri thức dân gian; 2.
Tri thức dân gian của các tộc người ở Việt Nam; 3. Tác động của tri thức dân
gian trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên môi trường.
(Mông ký Slay chủ biên): "Cung cấp tri thức địa phương một hướng

tiếp cận mới trong giáo dục cho học sinh dân tộc" (133). Bài viết của tác giả
trình bày các nội dung: 1. Quan niệm về tri thức địa phương; 2. Tri thức địa

7


phương với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; 3. Một số nguyên tắc
lựa chọn nội dung tri thức địa phương; 4. Các môn học với việc chuyển tải kiến
thức địa phương.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền tổ
chức Hội thảo tri thức bản địa (143). Các tham luận trình bày: phương pháp
nghiên cứu, đánh giá tri thức bản địa; tài nguyên sinh vật và sự chia sẻ lợi ích;
ngăn ngừa việc chiếm dụng văn hóa vật thể, bảo vệ tri thức cổ truyền, tri thức
bản địa; y học dân gian và tri thức bản địa trong chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng của một số tộc người thiểu số…
Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo Vai trò của tri
thức bản địa trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân tộc
thiểu số (144). Các tham luận trình bày: Mối quan hệ giữa văn hóa và mơi
trường; một đơi nét về khái niệm tri thức bản địa; tri thức bản địa - những
bước thăng trầm; tri thức bản địa trong bảo vệ môi trường, khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên của một số tộc người thiểu số…
Trần Bình: “Tri thức địa phương, tiềm lực phát triển đất nước” (23).
Bài viết của tác giả trình bày các nội dung: 1. Quan niệm và nội hàm của tri
thức địa phương; 2. Vai trò của tri thức địa phương trong phát triển kinh tế xã hội.
Nguyễn Duy Thiệu: “Tri thức bản địa nguồn lực quan trọng cho sự
phát triển” (188). Bài viết của tác giả trình bày các nội dung: 1. Quan niệm về
tri thức bản địa; 2. Tri thức bản địa của một số tộc người trong khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp…
Lê Văn Khoa: "Tri thức bản địa" (112). Bài viết của tác giả trình bày các
nội dung: 1. Quan niệm về tri thức bản địa; 2. Đặc điểm của tri thức bản địa.

Nguyễn Thanh Thự: "Một vài suy nghĩ về việc giảng dạy tri thức bản
địa" (208). Bài viết của tác giả trình bày các nội dung: 1. Suy nghĩ về khái

8


niệm tri thức bản địa; 2. Sự cần thiết phải giáo dục tri thức bản địa; 3. Nội
dung và phương pháp giảng dạy.
Trần Hồng Hạnh: "Tri thức địa phương - tiếp cận lý thuyết" (89). Bài
viết của tác giả trên cơ sở tổng hợp nhiều nguồn tài liệu ở trong và ngồi
nước, trình bày đầy đủ và có hệ thống các nội dung: 1. Khái niệm tri thức địa
phương; 2. Tri thức địa phương và cư dân địa phương; 3. Tri thức địa phương
và bối cảnh; 4. Phân loại tri thức địa phương.
Vũ Trường Giang: “Về tri thức bản địa và phát triển” (67). Bài viết của
tác giả trình bày các nội dung: 1. Khái niệm tri thức bản địa; 2. Tầm quan
trọng của tri thức bản địa trong phát triển.
Nguyễn Thị Thu Hà: “Tri thức bản địa - những bước thăng trầm”
(85). Bài viết của tác giả trình bày các nội dung: 1. Tri thức bản địa và những
đặc điểm chung; 2. Tri thức bản địa và những bước thăng trầm.
Bùi Hồi Sơn: “Một đơi nét về khái niệm trị thức bản địa” (161). Bài
viết của tác giả trình bày các nội dung: 1. Sự phát triển khái niệm tri thức bản
địa; 2. Mối quan hệ giữa tri thức bản địa và khoa học.
2.2. Về người Thái
Cho đến nay có nhiều nhà khoa học quan tâm và có nhiều cơng trình
nghiên cứu về người Thái đã được xuất bản. Trong phạm vi của đề tài luận
án, kể các tác giả và những cơng trình nghiên cứu sau:
R. Robert: “Notes sur les Tày dèng de Lang Chánh (Thanh Hóa - An
nam)” (264). Nội dung của cuốn sách trình bày: 1. Điều kiện địa lý; 2. Hoàn
cảnh xã hội và vật chất; 3. Thần thánh ma quỷ; 4. Những trường hợp chính
của cuộc sống; 5. Các thầy mo; 6. Tín ngưỡng và các loại lễ; 7. Tinh thần

nhân dân; Phần cuối của cuốn sách là phụ lục về bản đồ, hình vẽ, truyền
thuyết, bảng thống kê… Cuốn sách là một nguồn tư liệu quý, một tài liệu
tham khảo có giá trị khi nghiên cứu về người Thái ở miền núi Thanh Hóa nói
riêng, ở khu vực Bắc Trung bộ nói chung.

9


Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên): “Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc
Thái” (240). Nội dung của cuốn sách trình bày: 1. Truyện kể bản mường; 2.
Lai lịch dịng họ Hà Cơng, Lệ mường và luật mường; Phần cuối của cuốn
sách là phụ lục được lập rất công phu, chú thích về địa danh, những khái niệm
chung về xã hội Thái, cách tính lịch của người Thái đen… Cuốn sách là một
tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu về người Thái.
Tơ Sỹ Hịa: “Đơi nét về nông nghiệp ruộng nước của người Thái xã
Vạn Xuân - huyện Thường Xuân - tỉnh Thanh Hóa” (95). Đây là luận văn cử
nhân chuyên ngành dân tộc học, nội dung chính của luận văn trình bày về hoạt
động nơng nghiệp ruộng nước và những nghi lễ nông nghiệp của người Thái…
Nguyễn Doãn Hương: “Truyền thống thuỷ lợi và những nghi lễ liên
quan đến thuỷ lợi của người Tày Dọ ở Vạn Xuân, Thường Xuân, Thanh Hóa”
(104). Đây là luận văn cử nhân chuyên ngành dân tộc học, nội dung chính của
luận văn, nội dung chính của luận văn trình bày về kỹ thuật xây dựng hệ thống
thuỷ lợi cổ truyền, vai trị của thuỷ lợi trong canh tác nơng nghiệp, những nghi
lễ liên quan đến thuỷ lợi của người Thái…
Cầm Trọng: “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” (217) là cuốn sách
nghiên cứu công phu, nghiêm túc và tương đối toàn diện về người Thái. Nội
dung của cuốn sách trình bày: 1. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam; 2. Các loại
hình kinh tế; 3. Ruộng đất và xã hội; 4. Bản mường; 5. Một số nét khái quát
về tôn giáo, nghệ thuật, văn học; 6. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, xã hội người
Thái không ngừng phát triển. Cuốn sách là một nguồn tư liệu quý, một tài liệu

tham khảo có giá trị khi nghiên cứu về người Thái.
Cầm Trọng: “Mấy vấn đề về lịch sử kinh tế xã hội cổ đại của người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam” (219). Nội dung của cuốn sách trình bày: 1. Sự
xuất hiện hình thái hơn nhân đầu tiên; 2. Hệ thống thân tộc và các hình thái xã
hội sơ khai; 3. Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cổ truyền. Cuốn

10


sách là một nguồn tư liệu quý, một tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên
cứu về người Thái.
Đặng Nghiêm Vạn và cộng sự: “Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của
người Thái Mai Châu” (242). Nội dung của cuốn sách trình bày: 1. Lịch sử; 2.
Bản làng; 3. Phong tục; 4. Hội lễ; 5. Văn học; 6. Nghệ thuật; 7. Phần phụ lục
trình bày về lệ mường, truyện cổ, tục ngữ…
Hồng Anh Nhân (chủ biên): “Văn hóa truyền thống mường Ca Da”
(139). Nội dung của cuốn sách trình bày: 1. Truyền thuyết và cổ tích; 2.
Truyện thơ, trường ca, trò diễn, dân ca; 3. Một số luật lệ… của người Thái ở
mường Ca Da (nay thc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Trong các kỷ yếu/sách (229, 230, 231, 247) của 5 Hội thảo khoa học
về Thái học có nhiều bài viết của nhiều tác giả cũng có đề cập đến các khía
cạnh khác nhau về tri thức bản địa của người Thái.
Cầm Trọng - Phan Hữu Dật: “Văn hóa Thái Việt Nam” (224). Nội
dung của cuốn sách trình bày: 1. Văn hóa của người Thái ở Việt Nam; 2. Văn
hóa Thái trong cội nguồn Việt Nam và Đơng Nam á; 3. Văn hóa Thái - một
loại hình văn hóa thung lũng; 4. Văn hóa Thái - một loại hình văn hóa kỹ
thuật tiền cơng nghiệp; 5. Văn hóa thiết chế xã hội; 6. Hệ thống tư tưởng và
tri thức; 7. Mối quan hệ giữa văn hóa Thái với văn hóa các dân tộc nói ngơn
ngữ Mơn - Khơ me ở Tây Bắc và một số dân tộc ở miền Bắc Việt Nam. Có
thể nói đây là một cơng trình nghiên cứu cơng phu, nghiêm túc, trình bày văn

hóa của người Thái. Cuốn sách là một nguồn tư liệu quý, một tài liệu tham
khảo có giá trị khi nghiên cứu về văn hóa của người Thái ở Tây Bắc.
Vi Văn An: “Thiết chế xã hội truyền thống của người Thái ở miền Tây
Nghệ An” (4). Đây là luận án Tiến sĩ Sử học, chuyên ngành Dân tộc học, nội
dung chính của luận án trình bày: 1. Người Thái ở Nghệ An; 2. Quan hệ xã
hội; 3. Chế độ ruộng đất; 4. Tổ chức hành chính và bộ máy quản lý bản
mường; 5. Sự biến đổi của thiết chế xã hội bản mường...

11


Ngô Đức Thịnh - Cầm Trọng: “Luật tục của người Thái ở Việt Nam”
(199). Nội dung của cuốn sách trình bày: 1. Người Thái và luật tục Thái; 2.
Các văn bản Luật tục Thái ở Tây Bắc. Cuốn sách là một nguồn tư liệu quý,
một tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu phương thức tổ chức và quản
lý xã hội của người Thái.
Vũ Trường Giang: “Hệ thống truyền thông cổ truyền của người Thái ở
miền Tây Thanh Hóa” (54). Đây là luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Dân tộc
học, nội dung chính của luận văn trình bày: 1. Truyền thông biểu tượng; 2.
Truyền thông âm thanh…
ạttha nantachukra: “Các giá trị văn hóa vật chất của người Thái ở
miền núi Nghệ An” (11). Đây là luận án Tiến sĩ Sử học, chuyên ngành Dân tộc
học, nội dung chính của luận án trình bày: 1. Khái quát về người Thái ở Nghệ
An; 2. Hệ thống công cụ sản xuất; 3. Hệ thống thuỷ lợi; 4. Về ăn, mặc, ở; 5.
Các phương tiện vận chuyển, đi lại; 6. So sánh về tính đồng nhất và khác biệt
trong văn hóa vật chất của người Thái ở Nghệ An và người Thái ở Thái Lan.
Vũ Thị Hoa: “Lễ hội cầu mùa của người Thái Tây Bắc Việt Nam”
(94). Nội dung của cuốn sách trình bày: 1. Khái quát về người Thái ở Tây
Bắc; 2. Những lễ nghi và lễ hội liên quan đến nông nghiệp của người Thái; 3.
Lễ nghi và lễ hội nơng nghiệp Thái với tín ngưỡng và nghệ thuật truyền

thống.
Nguyễn Nghĩa Thìn (chủ biên): “Thực vật học dân tộc: cây thuốc của
đồng bào Thái Con Cuông, Nghệ An” (193). Nội dung của cuốn sách trình
bày: 1. Hệ thống các cây thuốc; 2. Sử dụng cây thuốc; 3. Tính hiệu quả; 4.
Các bài thuốc truyền thống; 5. Những cây thuốc quý và những cây thuốc mới
phát hiện. Cuốn sách là một nguồn tư liệu quý, một tài liệu tham khảo có giá
trị khi nghiên cứu y học cổ truyền và thực vật học dân tộc của người Thái.
Vương Anh: “Tiếp cận văn hóa bản Thái xứ Thanh” (12). Nội dung
của cuốn sách trình bày: 1. Từ cội nguồn tộc người Thái, 2. Vào kho tàng văn

12


hóa phi vật thể, 3. Tiếp tục phát triển đời sống văn hóa, xây dựng mơi trường
xã hội - nhân văn ở bản Thái xứ Thanh.
Lê Huy Dũng: “Tín ngưỡng dân gian của người Thái ở Thường Xuân,
Thanh Hóa” (41). Đây là luận văn cử nhân chuyên ngành dân tộc học, nội
dung chính của luận văn trình bày về quan niệm và vai trị của các hình thức tín
ngưỡng dân gian trong đời sống của người Thái…
Hồng Thị ánh: Tìm hiểu tục lệ cưới xin của người Thái ở xã Xuân Lẹ,
huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” (15). Đây là luận văn cử nhân chuyên
ngành dân tộc học, nội dung chính của luận văn trình bày về quan niệm và các
nghi lễ trong hôn nhân của người Thái…
Khổng Minh Hằng: “Tìm hiểu tri thức về bảo vệ mơi trường của người
Thái ở xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” (90). Đây là luận
văn cử nhân chuyên ngành dân tộc học, nội dung chính của luận văn trình bày
quan niệm về môi trường và các tri thức tộc người trong bảo vệ môi trường
của người Thái.
Vũ Phương Nga: “Các phong tục tập quán về sinh đẻ và nuôi con cái
của người Thái ở xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” (146).

Đây là luận văn cử nhân chuyên ngành dân tộc học, nội dung chính của luận
văn trình bày về các phong tục tập quán về sinh đẻ và nuôi con cái của người
Thái.
Cao Văn Thanh (chủ biên): “Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền
thống của người Thái vùng núi Bắc Trung bộ hiện nay” (179). Nội dung của
cuốn sách trình bày: 1. Giới thiệu về người Thái và văn hóa truyền thống của
người Thái; 2. Thực trạng văn hóa truyền thống của người Thái; 3. Bảo tồn và
phát huy truyền thống của người Thái…
Vi Văn Biên: “Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ
An” (16). Nội dung của cuốn sách trình bày: 1. Khái quát về tộc người Thái ở
Thanh Hóa và Nghệ An; 2. Văn hóa ẩm thực; 3. Làng bản - nhà cửa; 4. Trang

13


phục; 5. Công cụ lao động và phương tiện vận chuyển; 6. Đơi nét về văn hóa
vật chất của người Thái ở Bắc Trung Bộ và người Thái ở Tây Bắc…
Ngồi ra, trên các Tạp chí khoa học như: Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc
học, Văn hóa dân gian, Nghiên cứu Đơng Nam á, Văn hóa nghệ thuật, Nguồn
sáng dân gian, Dân tộc và thời đại… cũng đã đăng tải nhiều bài viết về kinh
tế, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán… của người Thái. Riêng trên Tạp chí
Dân tộc học, tơi đã thống kê đến nay có khoảng 80 bài viết về người Thái,
trong đó có một số bài đề cập tới tri thức bản địa của người Thái trên một số
lĩnh vực cụ thể của các tác giả: Vi Văn An (9); Hoàng Cầm (26); Lâm Minh
Châu (27); Vũ Trường Giang (56), (57), (65), (68), (69)…
Từ những cuốn sách, luận án, luận văn, bài viết… về tri thức bản địa
và về người Thái vừa trình bày có thể rút ra một nhận xét sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về tri thức bản địa là một nghiên cứu "trẻ" ở
Việt Nam nhưng đã thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học thuộc các
chuyên môn khác nhau như dân tộc học, văn hóa học, tài ngun mơi trường,

sinh học, nông nghiệp, lâm nghiệp…
Thứ hai, các kết quả nghiên cứu đã đạt được những thành công nhất
định về lý thuyết; đồng thời, khẳng định vai trò quan trong của tri thức bản
địa trong phát triển bền vững.
Thứ ba, những kết quả nghiên cứu thể hiện tinh thần làm việc nghiêm
túc của các tác giả, là tài liệu tham khảo tốt trong nghiên cứu, giảng dạy và
hoạch định chính sách.
Thứ tư, nhiều nội dung trong tri thức bản địa của người Thái về hoạt
động sản xuất nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, về cây thuốc, về
luật tục, về truyền tin… đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và trình bày
trong nhiều cơng trình.
Thứ năm, hiện nay chưa có một cơng trình chun khảo nào nghiên
cứu có hệ thống và chuyên sâu về Tri thức bản địa của người Thái ở miền núi
Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung.
14


3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Phác họa một cách tương đối hệ thống về tri thức bản địa của
người Thái ở miền núi Thanh Hóa.
3.2. Phân tích giá trị và vai trò của tri thức bản địa trong đời sống của
người Thái dưới góc nhìn bản sắc văn hóa tộc người.
3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của tri
thức bản địa của người Thái trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tri thức bản địa của người Thái ở miền núi Thanh Hóa bao gồm rất
nhiều lĩnh vực, trong phạm vi của luận án, tôi nghiên cứu những tri thức bản
địa trong sản xuất nông nghiệp (tôi chỉ đề cập tới những tri thức trong trồng
trọt, mà chưa đề cập tới những tri thức trong chăn nuôi, hái lượm, thủ công
nghiệp) và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tri thức bản địa về y học dân gian

và chăm sóc sức khỏe; tri thức bản địa trong tổ chức và quản lý xã hội.
Luận án tiến hành nghiên cứu diện tại nhiều xã có người Thái cư trú ở
miền núi Thanh Hố và nghiên cứu điểm là hai xã Yên Khương (huyện Lang
Chánh) và Xuân Lẹ (huyện Thường Xuân).
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận án này, tôi đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên nền tảng lý luận đó, sử
dụng phương pháp điền dã Dân tộc học là điền dã, ghi chép, chụp ảnh, phỏng
vấn, thảo luận nhóm… Trong chừng mực nào đó, chúng tơi cịn áp dụng một
số phương pháp như: phương pháp nghiên cứu tham dự (PR: Participating
Research), phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của người dân
(PRA: Participatory Rural Appraisal)… Khi áp dụng PRA, chúng tôi thực
hiện các yêu cầu:
- Thái độ làm việc: Tự nguyện, kiên nhẫn ngồi lắng nghe để người dân
được trình bày những điều họ làm hoặc cách thức mà họ lựa chọn, để từ đó
hiểu được tại sao họ lại làm như vậy.
15


- Hình thức làm việc: Đa dạng, đơn giản, cụ thể để người dân có thể
trình bày những tri thức của họ một cách dễ dàng và đầy đủ.
- Đánh giá: Dùng những thơng tin nhìn thấy được, cơng khai các
thông tin để đối tượng nghiên cứu tham gia thảo luận theo nhóm, giúp đưa ra
các đóng góp tương đối thống nhất của người dân địa phương đối với các
thông tin mà người nghiên cứu muốn thu thập.
6. Nguồn tư liệu
Thực hiện luận án này, tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu chính sau đây:
Thứ nhất, tư liệu điền dã về người Thái tôi thu thập được trong nhiều
năm qua ở các huyện Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước,
Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát… thuộc miền núi Thanh Hóa.

Thứ hai, kế thừa những thành tựu nghiên cứu về người Thái ở Việt
Nam nói chung, ở miền núi Thanh Hóa nói riêng của các nhà nghiên cứu đi
trước ở trong và ngoài nước.
Thứ ba, khai thác các tài liệu lưu trữ tại phòng Tư liệu khoa Lịch sử Trường Đại học KHXH & nhân văn Hà Nội, thư viện Viện Dân tộc học, Viện
Nghiên cứu văn hóa, Viện Thơng tin khoa học xã hội, Thư viện quốc gia,
phịng lưu trữ thuộc Văn phòng UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa…
7. Đóng góp của luận án
7.1. Bổ sung tài liệu thành văn về tri thức bản địa của người Thái ở
miền núi Thanh Hóa.
7.2. Xác định giá trị và vai trò của tri thức bản địa của người Thái đối
với việc phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi Thanh Hóa, góp phần hoạch
định và thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
7.3. Những kết quả nghiên cứu của luận án trong một chừng mực nhất
định sẽ bổ ích cho các nhà quản lý về công tác dân tộc và văn hóa...
8. Bố cục của luận án

16


Luận án có 305 trang, bao gồm cả phần phụ lục, bản đồ, ảnh, bảng
thống kê, danh sách người cung cấp tư liệu…
Ngoài phần mở đầu 13 trang, phần kết luận 4 trang, nội dung chính
của luận được chia thành 4 chương.
Chương I. Tổng quan về địa bàn, tộc người và vấn đề nghiên cứu.
Chương II. Tri thức bản địa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Chương III. Tri thức bản địa về y học dân gian và chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng.
Chương IV. Tri thức bản địa trong tổ chức và quản lý xã hội.


17


Chương 1
Tổng quan về địa bàn, tộc người và vấn đề nghiên cứu
1.1. Khái quát về địa bàn miền núi Thanh Hóa
Miền núi Thanh Hóa là một khu vực rộng lớn với diện tích 7.893 km 2
(chiếm 3/4 diện tích tồn tỉnh), có địa thế núi non hiểm trở với hệ thống bắc
sông Mã là núi đá vôi tiếp nối của dãy Hoàng Liên Sơn và kết thúc bằng dãy
Tam Điệp, có độ cao giảm dần từ 1.500 mét đến 100 mét, đỉnh cao nhất là Bù
Luông (1.667 m) thuộc địa giới 2 xã Thanh Sơn (huyện Bá Thước) và Phú
Xn (huyện Quan Hóa); hệ thống nam sơng Mã gồm các dãy phiến thạch,
grannít chạy từ Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân sang Như
Xuân… có độ cao trên dưới 1000 mét, đỉnh cao nhất là Bù Chó (1.122 m)
thuộc xã Xuân Mỹ (huyện Thường Xuân). Nếu xét dưới góc độ sinh thái thì
đây cũng là khu vực của vùng rừng mưa nhiệt đới với hệ sinh thái phổ tạp. Vì
vậy, thảm thực vật và quần động vật ở đây rất phong phú, tạo điều kiện cho
cuộc sống định cư với sự xuất hiện sớm của nghề nông, đặc biệt là ở các thung
lũng đầu nguồn hoặc phụ lưu các sơng lớn như mường Ca Da (huyện Quan
Hóa), mường Khoòng, mường ống (huyện Bá Thước), mường Đèng (huyện
Lang Chánh), mường Chiếng Ván (huyện Thường Xuân).
Miền núi Thanh Hóa có hai hệ thống sơng chính là sơng Mã và sơng
Chu. Sông Mã bắt nguồn từ huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên), qua huyện
Sông Mã (tỉnh Sơn La), huyện Xiềng Khọ (tỉnh Hủa Phăn, Lào) và chảy vào
huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thuỷ… (tỉnh Thanh Hóa).
Sơng Mã có chiều dài 512 km (phần chảy trên đất Thanh Hóa dài 242 km),
lưu vực rộng 28.400 km2 (thuộc Thanh Hóa là 9.000 km2), có các nhánh chính
tại miền núi là sơng Luồng, Sơng Lị, Suối Sim, Suối Quanh và Sơng Chu.
Sông Chu bắt nguồn từ Lào, qua huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An) và chảy
vào huyện Thường Xuân… (tỉnh Thanh Hóa). Sơng Chu dài 300 km và có các

nhánh chính là sông Khao, sông Đặt, sông Đằn và sông Âm.
18


Hai hệ thống sông Mã và sông Chu qua đất Lào và Việt Nam đã tạo ra
những thung lũng với những cánh đồng màu mỡ thuận lợi cho việc trồng lúa
nước, là con đường chuyển cư chính của người Thái từ Việt Nam sang Lào và
ngược lại, đồng thời là cầu nối cho qúa trình giao lưu văn hóa, trao đổi kinh tế
của các tộc người cư trú ở vùng lưu vực trong lịch sử cũng như hiện tại.
Rừng vốn là thế mạnh của miền núi, nhờ có điều kiện nhiệt đới ẩm
thuận lợi, rừng cây xanh tốt quanh năm với hệ sinh thái phổ tạp. Trong rừng
chứa đựng một tiềm năng lớn về kinh tế với các loại gỗ quý như Đinh, Lim,
Sến, Lát, Pơ mu… Một loại cây khác phổ biến và có giá trị kinh tế cao là cây
luồng cùng bạt ngàn nứa, vầu, song, mấy. Núi rừng ở đây còn hội tụ một quần
thể động vật như voi, hổ, gấu… và một kho tài nguyên trong lịng đất như
vàng, chì, thiếc…
Miền núi Thanh Hóa có 11 huyện với 220 xã, trong đó có 102 xã đặc
biệt khó khăn (diện chương trình 135), hai huyện vùng cao biên giới Mường
Lát, Quan Sơn có 23 xã thì 100% số xã trong diện chương trình 135. Đây
cũng là khu vực giữ vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh
- quốc phịng, giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm sự ổn định, phát triển
khơng chỉ riêng cho vùng mà cịn cho cả tỉnh; là vùng giàu tiềm năng, có
nhiều thế mạnh: đất đai phát triển nơng nghiệp, nghề rừng, khống sản, thuỷ
điện, thương mại cửa khẩu, du lịch…
1.2. Người Thái ở miền núi Thanh Hoá
Theo tổng điều tra dân số ngày 1 - 4 - 1999, miền núi Thanh Hố có
các tộc người thiểu số là Mường, Thái, Thổ, Hmông, Dao, Khơ mú cư trú.
Dân số của tộc Thái là 210.908 người, cư trú tập trung ở 8 huyện miền núi và
một số xã miền núi, trung du của các huyện đồng bằng.
Bảng 1.1: Dân số các tộc người thiểu số ở miền núi Thanh Hóa

TT
1

Huyện
Mường Lát

Dân tộc
Thổ
Hmơng
Dao
11.562 546

Mường
Thái
681
13.621
19

Khơ mú
607


2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16

Quan Hóa
9.618
26.719
1.444
Quan Sơn
1.046
27.321
832
Bá Thước
49.958 31.444 7
9
Lang Chánh
13.087 22.578
Ngọc Lạc
83.927 246
Thường Xuân 3.075
47.496 10
2
Như Xuân
3.568
22.505 9.251
Như Thanh

17.259 12.204 189
Cẩm Thuỷ
56.306
Thạch Thành 68.342 25
2
14
Tĩnh Gia
725
Triệu Sơn
4.563
4.510
Thọ Xuân
8.485
407
5
Hà Trung
1.774
Yên Định
1.190
5
Tổng cộng
328.744 210.908 8.980 13.325
Nguồn: Số liệu của Ban dân tộc Thanh Hóa (2002)

8
1.246
1

3.213
17


5.077

642

1.2.1. Tộc danh và lịch sử cư trú
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các ngành Thái ở Tây Bắc nói riêng và
Việt Nam nói chung đều chung một gốc với các nhóm Thái ở Nam Trung
Quốc, Lào, Thái Lan, Mianma. Tổ tiên người Tày - Thái xa xưa bắt nguồn từ
các nhóm Bách Việt, trong khối ngơn ngữ tiền Thái, sinh sống ở vùng Quảng
Tây, Quảng Đông, Quý Châu và Đông Bắc Việt Nam.
Đến thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, do bị sức ép của người
Hán, một bộ phận người Thái thiên di nhiều đợt theo nhiều hướng dọc theo
các con sông lớn xuống vùng Đông Nam á lục địa. Cùng lúc đó, họ gặp phải
cuộc thiên di của những nhóm tổ tiên các tộc người ngơn ngữ Tạng - Miến từ
Tây Nam Trung Quốc tràn về. Đến đây các nhóm Thái ngành phía Tây cộng
cư với tổ tiên các tộc người ngôn ngữ Môn - Khơ me đã làm chủ miền này từ
trước. Tuy ở một thế yếu kém hơn, đến những thế kỷ đầu sau Công nguyên, tổ
tiên người Thái cũng đã lập được một loạt các tiểu quốc ở thượng lưu sông
Mêkông, ở vùng thượng Đông Dương tới vùng giáp ranh tỉnh Vân Nam, vùng
thượng Lào và Tây Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn này, Tây Bắc nói chung

20


và Điện Biên Phủ nói riêng là đường chuyển tải văn hóa từ ấn Độ qua Việt
Nam với những ảnh hưởng của đạo Bà La Môn và Phật giáo. Ngược lại, cũng
qua đây các cư dân bản địa ở Đông Dương đã chuyển sang ấn Độ và Tây Nam
Trung Quốc những thành tựu văn hóa truyền thống của mình {241, tr 17}.
Cuộc thiên di lớn thứ hai của tổ tiên người Thái diễn ra bắt đầu vào

cuối thiên niên kỷ I sau Công nguyên cùng sự lớn mạnh của nhà nước Nam
Chiếu, Đại Lý và phát triển kéo dài suốt những thế kỷ XII - XIII - XIV, kết
thúc vào thế kỷ XV, nhờ sự suy yếu của những nhà nước Môn - Khơ me tại
Đông Dương và sự suy yếu hay thất bại trước quân Mông - Nguyên của
những nhà nước Tạng - Miến. Kết quả là một loạt quốc gia Thái được thiết
lập ở Tây Đông Dương, thay thế các quốc gia Môn - Khơ me ở vùng Lào,
Thái Lan…
Chiếm lĩnh Tây Bắc, các lãnh chúa Thái thần phục triều đình phong
kiến Việt Nam (Lý, Trần, Lê sơ…) và được phép cai quản các lãnh địa cát cứ
của mình. Mỗi vùng thường có một mường trung tâm và các mường phụ
thuộc do một lãnh chúa lớn, là bồi thần trực tiếp của triều đình trung ương
đứng đầu. Đến đời Lý Thánh Tông, ảnh hưởng của nhà Lý đối với vùng này
đã rất lớn: “năm 1067, vào tháng 2 mùa xuân, Ngưu Hống (có thể phiên âm từ
Ngu Háu (Rắn Hổ mang - biểu tượng của người Thái đen) và Ai Lao đều vào
triều cống. Lễ vật gồm có vàng, bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi…” {46, tr
247}.
Cộng đồng người Thái ở Việt Nam có sự phân chia thành hai ngành
Thái trắng (Tay khao) và Thái đen (Tay đăm) rất độc đáo mà khơng thấy có ở
các nhóm Tai khác của miền Nam Trung Quốc một số quốc gia ở khu vực
Đông Nam á lục địa.
ở miền núi Thanh Hóa, người Thái có hai nhóm tự gọi là Tày và Tày
Dọ. Nhóm tự gọi là Tày phân bố chủ yếu ở các huyện Quan Hoá, Quan Sơn,
Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh…; nhóm tự gọi là Tày Dọ tập trung chủ

21


yếu ở các huyện Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh. PGS - TS Lê Sỹ Giáo
cho rằng “Danh xưng Tày Dọ có thể có mối liên hệ với các địa danh Mường
Xo (Lai Châu), Mường Do (Vân Nam - Trung Quốc) xưa kia” {74, tr 41}. TS

Vi Văn An cho rằng “Dọ” có nghĩa là tạm, chẳng hạn “dú dọ” (ở tạm). Rất có
thể “Dọ” là để chỉ những bộ phận Thái mới chuyển cư đến, lúc đầu chỉ xin ở
tạm, sau đó mới định cư lâu dài” {2, tr 53}. Sau này, TS Vi Văn An đính
chính lại: "Dọ" là cố định, "Nhài" là di chuyển(1).
Lý giải về tên gọi của các nhóm Thái ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ
An, nhà dân tộc học Mạc Đường cho rằng:
Sau khi thiên di vào Việt Nam, nhiều nhánh người Thái đã phân chia cư
trú ở các vùng rừng núi Bắc Trung bộ theo từng khu vực nhỏ ngăn cách
khác nhau, họ đã dùng tên địa phương, tên sông núi nơi họ cư trú và
những đặc điểm trang sức để gọi thành những tộc danh phức tạp khác
nhau. Đó là nguyên nhân tồn tại nhiều tộc danh trong các chi tộc Thái ở
miền núi Bắc Trung bộ…” {51, tr 24}.
Cùng với tên gọi, nguồn gốc và lịch sử cư trú của người Thái ở miền
núi Thanh Hóa cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, PGS - TS Lê Sỹ
Giáo cho rằng:
Người Thái ở mường Ca Da đã từ Tây Bắc Việt Nam, từ Lào đi dọc
sông Mã mà xuống vùng Quan Hóa. Khi đã định cư vững chắc, người
Thái Ca Da lại tiếp nhận nhiều đợt di cư sau này của những người đồng
tộc theo con đường truyền thống mà cha ông họ đã đi {79, tr 16}.
Theo nghiên cứu của TS Khăm Pheng Thíp muntaly: Người Phu Thay
ở Hủa Phăn hiện nay có nguồn gốc chủ yếu và trực tiếp là từ Tây Bắc Việt
Nam và miền Tây Thanh Hóa di cư đến và trải qua nhiều đợt, đơng nhất là
thời kỳ thế kỷ XVIII và XIX {111, tr 28 - 31}.
Người Phu Thay dọc sông Nặm Má (sông Mã) xung quanh thị xã Xăm
Nửa, huyện Hủa Mương, vùng Nặm Nơn cho biết cách đây 8 - 9 đời (khoảng
200 năm) những người Thái đen từ mường Muổi (Thuận Châu - Sơn La) đã
22


đến vùng mường ẹt, mường Xòn. Một bộ phận khác ở Mường Xăm, Mường

Pua, Xiềng Khọ, Mường Xịn lại nói tổ tiên họ vốn từ mường Ca Da (Quan
Hóa - Thanh Hóa) chạy giặc sang Lào.
Người Thay Đeng (Thái Đỏ) ở mường ó, huyện Hủa Mương cho biết
nguồn gốc của họ ở Việt Nam sang. Theo họ một số từ mường Ca Da (Quan
Hóa - Thanh Hóa) đầu tiên đến vùng Xiêng Men, sau đó đi vào mường ó.
Người Thay Đeng (Thái Đỏ) ở Sốp Hao huyện Xiêng Khọ lại có nguồn gốc từ
mường Khng (Bá Thước - Thanh Hóa), mường Ca Da (Quan Hóa - Thanh
Hóa) và mường Mun (Mai Châu - Hịa Bình) đến.
Nói hầu hết người Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn đều là người Thái ở Việt
Nam di chuyển sang, nhưng trong qúa trình thiên di của tộc người này đã có
một bộ phận theo con đường ngược lại. PGS - TS Lê Sỹ Giáo cho biết:
ở mường Ca Da (nay là đất các xã Hồi Xn, Phú Nghiêm… huyện
Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), dịng họ q tộc Lị Khăm cũng có nguồn
gốc từ mường Bua, mường Xà của đất Lào thiên cư đến. Dòng họ này
khi cúng người chết đều đưa linh hồn về Lào. Đặc biệt hơn, xưa kia
trong dịp Tết Nguyên đán dòng họ Lò Khăm vẫn phải cho người con
dâu cả ăn mặc, búi tóc theo kiểu người Lào. Phạm vi bảo lưu tập tục ở
đây tuy chỉ còn ở người con dâu đầu nhưng nó lại là chi tiết rất lý thú
nhắc nhở về nguồn gốc của một dòng họ lớn ở vùng này {75, tr 34}.
Người Thái ở mường Khoòng, cụ thể là dịng họ Hà Cơng đã từ Mai
Châu (Hịa Bình) di cư vào đã được 5 - 6 đời. Người Thái các vùng trên đều
thừa nhận tổ tiên chung với Thái - Mai Đà (Mai Châu, Đà Bắc), thường hay đi
đám ma, nhận họ hàng ở Hịa Bình.
Người Thái ở mường Chiếng Ván (nay là đất các xã Vạn Xuân, Xuân
Chinh, Xuân Lẹ… của huyện Thường Xuân), cụ thể là dòng họ Cầm Bá đã từ
Lai Châu di cư vào ở rể cho một chi họ chuyên về tế lễ đền từ (gọi là chi ơng
Đăm; cịn một chi nữa chuyên lo lễ nghi thờ trời gọi là ông Mường) đã sống ở

23



đây từ trước. Hai chi ông Đăm và ông Mường thấy rể có chữ nghĩa lại tháo
vát mới đồn kết lại cùng nhau tổ chức mường. ít nhất dịng họ Cầm Bá đã ở
Chiếng Ván là 14 đời {79, tr 16}.
Người Thái ở mường Đèng có nguồn gốc rất phức tạp. Khảo sát thực
tế của chúng tôi (tháng 8/1995, tháng 7 - 8/2006) tại vùng này đã được đại
diện một số dòng họ cho biết về con đường di cư của tổ tiên như sau:
Ơng Lị Văn Piêng (78 tuổi, nông dân ở bản Tứ Chiềng, xã Yên
Khương) kể: tổ tiên là người Kinh ở vùng Lược (huyện Thọ Xuân), cách đây
khoảng 6 - 7 đời do túng thiếu nên di cư đến mường Đèng sinh sống, rồi di cư
sang Lào được tạo mường Qun do khơng có con trai nên gả con gái, cho ở
rể và hưởng toàn bộ tài sản. Sau đó lại trở về sinh sống tại mường Đèng. Tạo
mường Đèng chặt cây đè chết người nên bị phạt vạ rất nặng đã được tổ tiên
của ông Lò Văn Piêng giúp đỡ tiền bạc để nộp phạt. Vì việc này nên được tạo
mường Đèng cấp ruộng, đày tớ và cho mang họ Lị của tạo.
Ơng Lị Văn May (50 tuổi, thầy thuốc ở bản Tứ Chiềng, xã Yên
Khương kể: tổ tiên ở mường Lò (Nghĩa Lộ), cách đây 5 - 6 đời do chạy giặc
Cờ Vàng đã di cư vào mường Khng, sau đó mới đến định cư ở mường
Đèng.
Ông Ngân Văn Ninh 65 tuổi, thầy cúng ở bản Tứ Chiềng, xã Yên
Khương) kể: tổ tiên ở mường Kỳ (huyện Bá Thước) di cư đến mường Đèng
đã được 4 đời.
Ơng Lị Văn Thanh (53 tuổi, nơng dân ở bản Bôn, xã Yên Khương)
kể: tổ tiên từ Quỳ Châu (Nghệ An) di cư đến mường Đèng đã được 5 đời.
Ơng Hà Đức Thiện (50 tuổi, Bí thư Đảng uỷ xã Yên Khương) kể: tổ
tiên là người Kinh ở huyện Tĩnh Gia di cư sang Lào, rồi sau đó mới đến
mường Đèng đã được 4 - 5 đời và đã bị Thái hố hồn tồn.
Ơng Vi Văn Thơng (50 tuổi, Chủ tịch UBND xã Yên Khương) kể: tổ
tiên từ huyện Con Cuông (Nghệ An) di cư đến mường Đèng đã 4 - 5 đời.


24


Đối với người Thái ở miền núi Thanh Hóa (và cả miền núi Nghệ An),
sự phân biệt Thái trắng, Thái đen không rõ ràng như ở Tây Bắc. Do vậy, việc
xác định nhóm Thái nào ở Thanh Hóa và Nghệ An tương đồng với Thái trắng
và nhóm Thái nào tương đồng với Thái đen ở Tây Bắc là một việc làm cần
thiết và có ý nghĩa khoa học. Có hai ý kiến khác nhau về vấn đề này:
1. PGS - TS Lê Sỹ Giáo cho rằng:
Bộ phận tự nhận là Tày Dọ ở Thanh Hóa và Tày Mường ở Nghệ An chỉ
là một và bộ phận này tương đồng Thái trắng ở Tây Bắc; các nhóm
Tày, Tày Mường ở Thanh Hóa và Tày Thanh, Tày Mười ở Nghệ An
tương đồng Thái đen ở Tây Bắc {82, tr 25}.
2. TS Vi Văn An cho rằng:
Mặc dù tự nhận là Thái đen nhưng các nhóm địa phương có tên gọi Tày
Thanh, Man Thanh, Tày Mười, Tày Khăng thuộc nhóm Tày Nhại ở
Nghệ An lại có những nét tương đồng với người Thái trắng Tây Bắc, vì
thế, chúng tơi xếp họ vào nhóm Thái trắng. Trái lại, mặc dù tự nhận là
Thái trắng, nhưng các nhóm địa phương Thái có tên gọi Tày Mường,
Tày Xiềng, Hàng Tổng thuộc nhóm Tày Dọ lại có những nét tương đồng
với người Thái đen ở Tây Bắc, vì thế, chúng tơi xếp họ vào nhóm Thái
đen {7, tr 34 - 35}.
1.2.2. Các đặc điểm về kinh tế
Cũng giống như những người đồng tộc của mình ở Tây Bắc, người
Thái ở miền núi Thanh Hoá là những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng
thung lũng, nên đặc trung cơ bản của người Thái là những cư dân thung lũng
và nền văn hóa Thái, dưới góc độ địa - văn hố, có thể gọi là văn hóa thung
lũng. Trong sản xuất nông nghiệp, tuy người Thái đã biết sử dụng cày nhưng
phương thức canh tác cơ bản vẫn là dùng trâu quần ruộng. Bên cạnh đó, hệ
thống thuỷ lợi “làm thay đổi dòng chảy”: Mương, Phai, Lốc, Cọn được xây

dựng và sử dụng từ lâu đời. Hệ thống thuỷ lợi theo phương pháp thủ công này

25


×