Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo tại học viện quân y thông qua vai trò của các bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.43 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

CAO VÔ SẢN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN QN Y
THƠNG QUA VAI TRỊ CỦA CÁC BỆNH VIỆN

Chun ngành: Quản lý Khoa học và Cơng nghệ
Mã số: 60.34.72

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2014
1


2


Cơng trình được hồn thành tại: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Ngọc Thanh
Phản biện 1: PGS. TS. Đặng Ngọc Dinh

Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Học

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn


Giờ: 13 giờ 30 phút, ngày 21 tháng 5 năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQP
BS - DS

Bộ Quốc phòng
Bác sĩ, Dược sĩ

CBQL
HVQY

Cán bộ quản lý
Học viện Quân y

KH
ĐT
GD&ĐT
BV
KH&CN
KH,CN&MT
NCKH
VIFOTEC
WIPO
WHO

CKI
CKII

Khoa học
Đào tạo
Giáo dục và Đào tạo
Bệnh viện
Khoa học và công nghệ
Khoa học, công nghệ và môi trường
Nghiên cứu khoa học
Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
Tổ chức Y tế thế giới
Chuyên khoa 1
Chuyên khoa 2

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
HVQY là một trung tâm đào tạo, NCKH và điều trị lớn của
Quân đội. Học viện có hai bệnh viện lớn là Bệnh viện 103 và viện
Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác vừa làm nhiệm vụ thu dung điều trị vừa
là bệnh viện thực hành cho các đối tượng học viên.
Trong những năm qua, hoạt động KH&CN ở HVQY đã có
những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Đặc
biệt với ngành Y, thì kết quả nghiên cứu lại càng có giá trị thực tiễn,
vì học viên khơng dễ gì thực hành thực tế trên cơ thể con người.
Trong khi NCKH tại nhà trường đạt nhiều thành tựu, thì chất

lượng bác sĩ tốt nghiệp ra trường cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là bậc đại
học. Nhà trường đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy nhiệm vụ NCKH
và kết hợp giữa nhiệm vụ ĐT và NCKH, sao cho phát triển song hành,
tận dụng được trí tuệ của các cán bộ, GV, thông qua các sản phẩm
nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, sự kết
hợp đó cịn rất nhiều bất cập, trong nhiều trường hợp, chưa gắn kết
chặt chẽ với nhau. Để tận dụng hiệu quả hơn kết quả nghiên cứu phục
vụ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, các bệnh viện đóng vai trị là
yếu tố quyết định thành cơng của các hoạt động này. Với những lý do
trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng kết hợp NCKH và ĐT
tại HVQY thơng qua vai trị của các BV” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ. Mong
muốn duy nhất của tôi là áp dụng kết quả nghiên cứu của luận văn
này vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng NCKH và ĐT tại HVQY.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đây là một đề tài nghiên cứu mới chưa được thực hiện ở bất
kỳ cấp độ nào. Qua khảo sát các cơng trình NCKH thuộc lĩnh vực Y
5


- Dược có liên quan đến đào tạo và nghiên cứu, có một số cơng trình
nghiên cứu, bài báo khoa học liên quan đến đề tài này như đề tài “Đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ tuổi
trẻ HVQY trong lĩnh vực y - sinh học”, tác giả là ThS. Nguyễn Văn
Dự, thực hiện năm 2001; luận văn cao học của ThS Nguyễn Thái
Ngọc: “Đề xuất các giải pháp trong quản lý nhằm nâng cao hiệu
quả công tác NCKH Y - Dược học (Nghiên cứu trường hợp Học viện
Quân y)” thực hiện năm 2010; luận văn cao học của ThS Nguyễn
Thị Thu Hà: “Tạo môi trường làm việc thân thiện nhằm thu hút
nguồn nhân lực KH&CN về công nghệ sinh học trong y học (nghiên

cứu trường hợp Học viện Quân y)” thực hiện năm 2010. Tuy nhiên,
mục đích nghiên cứu của các luận văn trên chủ yếu đi sâu về nghiên
cứu công tác quản lý KHCN và các hoạt động KH&CN của nhà
trường mà chưa đề cập đến vai trò của việc nghiên cứu để nâng cao
chất lượng đào tạo trong nhà trường – đó là nhiệm vụ trung tâm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kết hợp nghiên
cứu khoa học và đào tạo tại Học viện Quân y thơng qua vai trị của
bệnh viện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác NCKH, ĐT, sự kết hợp giữa
NCKH và đào tạo tại HVQY thông qua BV của Học viện.
Phạm vi không gian: Học viện Quân y.
Phạm vi thời gian: từ 2003 – 2012.
5. Mẫu khảo sát
Học viện Quân y, Bệnh viện 103 và Viện Bỏng Quốc gia Lê
Hữu Trác

6


6. Vấn đề nghiên cứu
Vai trò của bệnh viện cần được thể hiện như thế nào để là
giải pháp chủ đạo nhằm nâng cao chất lượng kết hợp nghiên cứu
khoa học và đào tạo tại Học viện Quân y?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Để bệnh viện đóng vai trị là giải pháp chủ đạo trong việc
nâng cao chất lượng kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo tại Học
viện Quân y, cần:
- Hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý, chính sách phát

triển đội ngũ cho NCKH và ĐT tại BV một cách thiết thực, đúng
hướng, thu hút được đông đảo cán bộ, GV tại các bộ môn tham gia.
- Nâng cao chất lượng kết hợp NCKH và ĐT thông qua các
hoạt động chuyên đề, hoạt động phong trào NCKH, hoạt động dạy –
học lâm sàng; tạo điều kiện cho học viên tham gia NCKH để tận
dụng nguồn chất xám trong học viên, chú trọng vào công tác chỉnh
sửa, bổ sung chương trình đào tạo, giáo án, giáo trình thơng qua hoạt
động NCKH; Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong NCKH.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý, đội ngũ cán bộ, GV, phát
triển đội ngũ NCKH mạnh tại BV.
8. Phương pháp chứng minh luận điểm
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua các báo cáo
tổng kết về KH&CN và ĐT; kết quả, số liệu của các phòng, ban chức
năng liên quan tại Học viện Quân y, các bệnh viện,....
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi: Trưng cầu
310 người thời gian từ 3/2011 đến tháng 2/2012.
- Phương pháp quan sát thực tế.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày gồm 3 chương:
7


Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng
NCKH và ĐT thông qua bệnh viện; Chương 2: Thực trạng kết hợp
NCKH và ĐT tại HVQY thông qua các bệnh viện; Chương 3: Giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng kết hợp giữa NCKH và ĐT thông
qua các BV.
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐÀO
TẠO THÔNG QUA BỆNH VIỆN
1.1. Các khái niệm chủ yếu
Trong phần này, tác giả trình bày các khái niệm về khoa học,
nghiên cứu khoa học, đào tạo, hoạt động đào tạo, chất lượng và khái
niệm về bệnh viện.
1.2. Cơ sở của sự kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo
thông qua các bệnh viện
1.2.1. Quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo
trong trường đại học
Đối với trường đại học, hoạt động NCKH và ĐT là hai hoạt
động cơ bản nhất, không thể tách rời của một trường đại học nghiên
cứu, có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Sự kết hợp giữa hai nhiệm
vụ này là cơ sở để nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo trong
nhà trường.
Hoạt động NCKH và ĐT trong các trường y rất đặc biệt,
phải gắn liền với điều trị thử nghiệm và thực hành lâm sàng. Yêu
cầu khoa học của NCKH và ĐT trong lĩnh vực y mang tính trung
thực, chính xác và nhân văn cao. Hệ thống cơ quan tham gia NCKH
và ĐT liên kết chặt chẽ với các viện - trường - bệnh viện.
8


1.2.2. Đặc điểm nghiên cứu khoa học và đào tạo trong các
trường y
1.2.2.1. Một số đặc điểm cơ bản nghiên cứu khoa học và đào
tạo trong trường y
a. Tạo ra kiến thức mới.
b. Nâng cao chất lượng và sự an toàn của các phương pháp
điều trị.

c. Tăng cường hiệu quả chi phí trong điều trị.
1.2.2.2. Yêu cầu nghiên cứu khoa học và đào tạo trong
trường Y
Do đặc thù của ngành y, người tham gia NCKH và ĐT trong
trường Y phải đáp ứng một số u cầu chủ yếu sau:
*Có trình độ chun mơn.
*Có phương pháp làm việc khoa học:
* Có các đức tính của một nhà khoa học chân chính và có
tâm trong nghề nghiệp.
* Tuân thủ đạo đức nghề y trong NCKH
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc kết hợp nghiên cứu
khoa học và đào tạo trong trường Đại học y
Đối với ngành Y, việc NCKH còn liên quan đến vấn đề y
đức, các quy định của pháp luật; Thời gian đào tạo cũng kéo dài;
Nhiều GV trường Y theo đuổi hướng nghiên cứu khác xa với môn
học do mình đảm nhiệm. Việc NCKH và ĐT trong ngành Y phải phụ
thuộc nhiều vào nguồn nghiên cứu. Thù lao được trả chưa xứng với
cơng sức bỏ ra.
1.2.4. Vai trị bệnh viện với việc kết hợp nghiên cứu khoa
học và đào tạo trong trường y
Sinh viên đại học Y, thời gian thực tập tại BV chiếm khoảng
60%. Vai trò của bệnh viện trong việc đào tạo và nghiên cứu được
thể hiện:
9


* Hình thành ý tưởng nghiên cứu.
* Thúc đẩy nghiên cứu tài liệu, thu thập thơng tin chun đề.
* Hình thành giả thuyết nghiên cứu:.
* Thiết kế nghiên cứu.

* Thu thập và phân tích số liệu.
* Thơng qua BV, chúng ta có thể làm rõ q trình diễn dịch
kết quả
* So sánh với các nghiên cứu trước đây.
* Kết luận của cơng trình nghiên cứu.
*Kết luận chương 1
Chương 1 chủ yếu nêu các khái niệm liên quan đến luận văn.
Tác giả đã phân tích, đánh giá việc kết hợp NCKH và ĐT của trường
đại học nghiên cứu nói chung, đặc thù của ngành y và các yếu tố liên
quan đến việc kết hợp NCKH và ĐT của trường đại học y. Đặc biệt,
tác giả đã phân tích vai trị của bệnh viện trong việc kết hợp NCKH
và ĐT ở trường y và nêu vướng mắc có thể có.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG KẾT HỢP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐÀO
TẠO TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y THÔNG QUA CÁC BỆNH VIỆN
2.1. Giới thiệu chung về Học viện Quân y
2.1.1. Học viện Quân y
Học viện Quân y là nhà trường nằm trong hệ thống các
trường Quân đội. Học viện là trung tâm NCKH và ĐT và điều trị lớn
của cả nước và của quân đội. Ngồi các cơ quan chức năng, Học viện
có hai bệnh viện thực hành của trường là Bệnh viện 103 và Viện
Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Trường đào tạo đại học và sau đại học

10


về y học; NCKH ghép tạng, công nghệ sinh học, ....; Điều trị và
chắm sóc sức khỏe cho quân đội và nhân dân.
2.1.2. Bệnh viện 103
2.1.3. Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.

2.1.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo tại Học
viện Quân y
2.1.4.1. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
NCKH ở HVQY được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau,
trong đó tiêu biểu là các mũi nhọn:
*Y học quân sự: Nghiên cứu phục vụ công tác bảo đảm
quân y. Nghiên cứu tổ chức cứu chữa người bị thương, bị nạn trong
thời chiến, thảm hoạ bão lụt, hoả hoạn, động đất, giao thông.
*Ghép tạng: Là nơi ghép thận trên người, ghép gan thành
trên người và ghép tim thành công trên người lần đầu tiên tại Việt
Nam được thực hiện thành công tại Học viện Quân y.
*Công nghệ sinh học: Học viện Quân y đã triển khai nghiên
cứu ứng dụng tế bào và tế bào gốc trong điều trị bệnh.
*Kế thừa và phát triển y học cổ truyền: Đã nghiên cứu áp
dụng quy trình châm tê phẫu thuật vào mổ cho gần 10.000 trường
hợp an toàn.
2.1.4.2. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo
* Các hình thức đào tạo sau đại học: Đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ,
bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và bác sĩ nội trú
* Các hình thức đào tạo đại học: Đào tạo Bác sĩ Quân y đa
khoa dài hạn, Bác sĩ Dân y đa khoa dài hạn, Bác sĩ đa khoa cho các
tỉnh Tây Nguyên, Bác sĩ đa khoa tuyến cơ sở.
2.1.4.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên
Học viện có đội ngũ đơng đảo cán bộ khoa học có học hàm,
học vị cao (11 GS, 68 PGS, 107 TS, 63 ThS, 51 BSCK), có trình độ
11


chuyên môn sâu, nhiều người là cán bộ khoa học đầu ngành của quân
đội và quốc gia.

2.2. Kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo tại Học viện
Quân y thông qua bệnh viện
2.2.1. Căn cứ kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo tại
bệnh viện
Theo thông tư số 09/2008/TT-BYT của Bộ Y tế đưa ra yêu
cầu đối với các bệnh viện thực hành; Theo Quyết định số 673/QY-4,
ngày 23/5/2003 và quyết định số 47/QY-4, ngày 17/1/2000 của Cục
trưởng Cục Quân y; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện
Quân y lần thứ XVIII, XIX, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
Bệnh viện 103 lần thứ XXIII.
2.2.2. Quy trình kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo tại
bệnh viện
*Biên chế tổ chức: Tổ chức biên chế của các bệnh viện được
tổ chức thành các bộ mơn – khoa và các phịng, ban giúp việc. Hiện
nay, bệnh viện thuộc HVQY vẫn thực hiện theo quyết định số
47/QY-4, ngày 17 tháng 1 năm 2000 của Cục trưởng Cục Quân y về
việc ban hành chức trách cán bộ, nhân viên y dược bệnh viện quân
đội quy định.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp và Ban giáo vụ chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Phó giám đốc y vụ.
- Chủ nhiệm khoa: là thủ trưởng khoa được phân công phụ
trách, chịu sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện về việc thực hiện công tác điều trị
về thực hiện nhiệm vụ của Khoa.
Theo Quyết định số 02/2006/QĐ-QP, ngày 06/01/2006 của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về chức năng, nhiệm vụ của chủ
nhiệm Bộ môn quy định:
12



- Chủ nhiệm bộ môn là người chỉ huy bộ môn, chịu trách nhiệm
trước giám đốc Học viện về mọi mặt công tác giảng dạy và hướng học
thuật, hoạt động khoa học, chỉ huy, quản lý, xây dựng bộ môn vững
mạnh toàn diện và hoàn thành các nhiệm vụ khác được giao.
- Một số bộ môn – khoa Chủ nhiệm bộ môn kiêm chủ nhiệm
khoa như: Phẫu thuật lồng ngực, Răng – miệng, Mắt, Ngoại tiết niệu,
Nội bệnh nghề nghiệp, da liễu. Ngồi ra, các bộ mơn – khoa cịn lại
Chủ nhiệm bộ mơn khác chủ nhiệm Khoa.
Qua phân tích tác giả nhận thấy:
1. Để hoạt động NCKH và ĐT đi vào nền nếp, trong cơng
tác chỉ đạo thì Phó giám đốc Y vụ của BV, cơ quan trực tiếp chịu
trách nhiệm tổ chức, triển khai là Phòng Kế hoạch tổng hợp, Ban
Giáo vụ của BV.
3. Biên chế tổ chức quy định Chủ nhiệm Bộ môn là người
chỉ huy bộ môn, chịu trách nhiệm trước Giám đốc HVQY (là người
chỉ huy trực tiếp của Giám đốc BV) về công tác ĐT và NCKH. Chủ
nhiệm Khoa chịu trách nhiệm trước Giám đốc BV về công tác điều
trị và tổ chức thực hiện công tác NCKH. Điều này mâu thuẫn với cơ
cấu tổ chức phân cấp của nhà trường.
4. Các bác sĩ là người trực tiếp tham gia điều trị, NCKH và
thực hiện nhiệm vụ ĐT. Chịu sự chỉ huy trực tiếp của Chủ nhiệm bộ
môn (kế hoạch giảng dạy và NCKH) và chủ nhiệm Khoa (kế hoạch
điều trị). Điều này sẽ dẫn đến kế hoạch có thể chồng chéo và bác sĩGV sẽ không thể thực hiện các nhiệm vụ song song và không thống
nhất chỉ huy.

13


*Mơ hình kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo tại bệnh viện:
3


Đầu vào
(tuyển

Điều trị

2

1
Đào
tạo

4


hình
tại
bệnh

Nghiên cứu
khoa học

Đầu ra
(tốt

Sơ đồ 2.3: Mơ hình kết hợp nghiên cứu khoa học và đào
tạo tại bệnh viện
Giải thích sơ đồ:
1. Học viên ĐT tại HVQY phải tuyển sinh theo quy định của
Bộ GD&ĐT và BQP.

2. Học viên được đào tạo một số môn cơ bản trước khi đi
thực tập lâm sàng tại BV.
3. BV là nơi học viên buộc phải học thực hành tại BV ít nhất
là 60% thời gian đào tạo trong tồn khóa học của học viên. ĐT tại
BV là hoạt động bắt buộc và gắn với hoạt động điều trị và NCKH
trong BV.
4. Đầu ra là kết quả chính là mục tiêu cần đạt được của quá
trình ĐT của nhà trường. Đó cũng là hiệu quả của việc kết hợp giữa
các nhiệm vụ NCKH, ĐT và điều trị tại BV.
Tại BV, chức năng Điều trị, NCKH và ĐT là các chức năng
có mối quan hệ tất yếu, tương hỗ lẫn nhau, không thể tách rời.

14


2.2.3. Hoạt động kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo tại
bệnh viện
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả khảo sát hoạt động
kết hợp NCKH và ĐT tại HVQY tại BV là Bệnh viện 103 có 48 bộ
mơn – khoa với 900 giường bệnh bao gồm các bộ môn – khoa và
Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác có 20 Khoa với 130 giường bệnh
thuộc HVQY.
Bảng 2.2. Lưu lượng bệnh nhân tại bệnh viện tính đến năm 2012.
(Đơn vị tính: Ca/ngày)
Chỉ số

Bệnh viện 103

Viện Bỏng
quốc gia


30

11

2.050

450

Số bệnh nhân quân đội /ngày

190

15

Số bệnh nhân nhân dân /ngày

360

110

Số bệnh nhân nội/ngày

270

-

Số bệnh nhân ngoại/ngày

280


110

Số ca phẫu thuật/ngày
Số người xét nghiệm/ngày

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện 103, Viện Bỏng Quốc gia HVQY)
Như vậy, với số bệnh nhân đầy đủ ở các chuyên khoa và
được bổ sung mặt nhiều mặt bệnh, nên Học viện hồn tồn có khả
năng đảm bảo chất lượng đào tạo về thực hành lâm sàng và phục vụ
hiệu quả cho NCKH tại BV.
2.2.3.1. Nghiên cứu khoa học tác động đến hoạt động đào
tạo và điều trị tại BV

15


Hoạt động NCKH tại BV phát triển mạnh mẽ, NCKH khơng
những để tìm ra phương pháp chữa bệnh tốt nhất mà cịn phục vụ cơng
tác giảng dạy lâm sàng và thúc đẩy phát triển BV được thể hiện:
Bảng 2.3. Thống kê số lượng đề tài, dự án của Học viện
Quân y do bệnh viện đảm nhiệm và trực tiếp tham gia nghiên cứu
từ năm 2003 - 2012.

Cấp Quản lý

Tổng
số

Bệnh viện


Đơn vị khác

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Cấp Nhà nước

62

50

80,64

12

19,35

Cấp Bộ, ngành

103


85

82,52

18

17,47

Cấp cơ sở

681

500

73,42

181

26,57

Nguồn: Phịng Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường - HVQY
NCKH còn để tác động và phát triển ĐT: Phát triển được
thêm chuyên ngành điều trị tiên tiến của thế giới; Mở ra chuyên
ngành ĐT mới cho ngành Y, phát triển các chuyên ngành ĐT liên
quan khác như Hồi sức cấp cứu, Gây mê, Huyết học – Truyền máu,
...; Đào tạo thêm được nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực ghép
tạng nước nhà. Các bác sĩ, giảng viên được cử đi học tập và nghiên
cứu tại nước ngoài để phục vụ ghép tạng là nguồn tài sản vô giá của
BV để đào tạo học viên thiết thực, có hiệu quả.

2.2.3.2. Hoạt động ĐT và điều trị tác động đến NCKH của BV
BV là nơi thực tập của học viên ĐT đại học và sau đại học.
Các bộ mơn – khoa ngồi nhiệm vụ điều trị phải trực tiếp giảng dạy
các đối tượng theo kế hoạch thực tập chung của HVQY. 100% học
viên ĐT tại HVQY đều phải qua thực tập tại BV, thời gian học tại
bệnh viện đối với học viên đại học là khoảng 60%, 100% thời gian
học tại BV đối với học viên sau đại học.
16


Bảng 2.4. Lưu lượng học viên đi thực tập tại BV tính đến năm 2012.
(Đơn vị tính: học viên/khoa/ngày)
Chỉ số
Số học viên
tập/khoa/ngày

sau

đại

học

thực

Số học viên đại học thực tập/khoa/ngày

Bệnh viện
103

Viện Bỏng

quốc gia

100

30

150

50

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện 103, HVQY
Nhận xét: Bảng trên cho thấy: Số lượng học viên thực tập
lâm sàng hàng ngày là rất cao. Do đó, GV khơng có nhiều thời gian
dành cho NCKH. Đó chính là trở ngại lớn cho GV để phát triển song
song các nhiệm vụ.
2.2.3.3. Kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo thông qua
hoạt động chuyên đề
*Kết hợp thông qua hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật là hoạt động tiêu biểu và
rất thiết thực, mang tính ứng dụng cao, tập trung được cán bộ, nhân viên
trong từng đơn vị tham gia NCKH và kết quả của hoạt động này được
ứng dụng trực tiếp vào hoạt động ĐT và điều trị tại bộ mơn – khoa
mình. Phát huy Phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật là mắt xích quan
trọng trong kết hợp NCKH và ĐT tại BV.
*Kết hợp thông qua hoạt động tuổi trẻ sáng tạo
Bên cạnh các hoạt động thường xuyên, hoạt động tuổi trẻ
sáng tạo là hoạt động dành riêng cho các bác sĩ trẻ tại BV. Ngoài
việc thúc đẩy phong trào NCKH tại BV phát triển, còn là cầu nối
giữa các bác sĩ, GV có kinh nghiệm trong NCKH và ĐT.


17


2.2.3.4. Nghiên cứu khoa học tác động tới hoạt động dạy học lâm sàng tại bệnh viện
Hoạt động học tập của học viên là yếu tố quan trọng và dễ
nhận thấy rõ nhất trong chuỗi hoạt động kết hợp tại BV.
*Đối tượng học viên sau đại học:
Bảng 2.6. Số lượng luận án, luận văn của học viên sau đại
học có liên quan và được lồng ghép vào nội dung nghiên cứu của
Dự án, đề tài bệnh viện chủ trì giai đoạn 2003- 2012.
(Đơn vị tính: người)
Nội dung

lượng

Tiến


Thạc


Bác sĩ
CKI

Bác sĩ
CKII

Bác sĩ
nội trú


Dự án, đề tài Cấp
Nhà nước

50

47

26

29

45

8

Dự án, đề tài Cấp
bộ, ngành

85

79

68

65

77

40


Đề tài cấp cơ sở

500

180

200

210

35

230

Số

(Nguồn: Phịng Khoa học , Cơng nghệ và Mơi trường và
Phịng Thơng tin Khoa học , Công nghệ và Môi trường – HVQY)
Nhận xét: Đối với học viên đào tạo Tiến sĩ và Thạc sĩ, tỷ lệ đóng
góp nghiên cứu vào các Dự án, đề tài cấp Nhà nước và Cấp bộ, ngành do
BV đảm nhiệm cao, Bác sĩ CKI, CKII và Bác sĩ nội trú hạn chế.
*Đối tượng học viên đào tạo đại học:
Hoạt động sinh viên NCKH thể hiện rõ nét sự kết hợp giữa
NCKH và ĐT tại BV đối với học viên đào tạo đại học. Trong 10 năm
từ 2003 - 2012, Học viện đã có trên 500 đề tài NCKH của cán bộ trẻ
và sinh viên. Kết quả 07 lần tham gia Hội nghị khoa học tuổi trẻ
ngành Y - Dược toàn quốc đã có 39 đề tài đoạt giải; có 02 đề tài đạt
giải nhất Giải thưởng VIFOTEC, 03 giải thưởng của Tổ chức Sở hữu
trí tuệ thế giới (WIPO) của Liên Hợp quốc.
18



Số lượng đề tài tham gia phong trào sinh viên NCKH nhiều,
thơng qua các đè tài đạt giải có thể thấy chất lượng tốt và đều tăng
từng năm. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, phong trào này lại có xu
hướng giảm.
* Chương trình, kế hoạch đào tạo lâm sàng.
- Các chương trình đào tạo xây dựng trên cơ sở chương trình
khung của Bộ GD&ĐT, các bộ mơn-khoa xây dựng các chương trình
chi tiết cho mơn học có sự tham gia của cán bộ quản lý giáo dục sau
đó được Hội đồng khoa học giáo dục trường thông qua.
Đối với học viên đào tạo đại học tỷ lệ giờ lên lớp/ giờ thực
hành: 0,8/ 1 và tỷ lệ giờ tự học/ giờ lên lớp và thực hành: 1,2/1. Như
vậy thời gian lên lớp là quá nhiều. Kế hoạch huấn luyện lâm sàng
tổng thể và chi tiết tại BV được xây dựng theo từng học kỳ.
2.2.3.5. Lưu trữ kết quả nghiên cứu khoa học và bệnh án
điều trị
Kết quả NCKH là cơ sở dữ liệu quan trọng, là tài liệu chính
thống để phục vụ nhiệm vụ ĐT tại nhà trường. Kết quả NCKH của
BV do phòng KHTH của BV và Phòng KH, CN&MT HVQY lưu
trữ. Bệnh án do các bộ môn quản lý sau khi bệnh nhân ra viện bàn
giao cho Phòng Kế hoạch tổng hợp của BV lưu trữ.
2.2.3.6. Hợp tác với đơn vị khác trong kết hợp nghiên cứu
khoa học và đào tạo tại bệnh viện
Hợp tác trong lĩnh vực ghép tạng, công nghệ sinh học. Đăng
cai tổ chức Hội nghị quốc tế,…Qua các hình thức hợp tác quốc tế,
phần lớn các BS thực hiện kỹ thuật khó được gửi đi ĐT tại nước
ngồi để về phục vụ cơng tác điều trị, NCKH và ĐT tại BV.
2.2.3.7. Khảo sát đội ngũ cán bộ, giảng viên tại bệnh viện về
công tác kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo

Khảo sát 310 các bộ là chỉ huy, cán bộ quản lý, giảng viên,
bác sĩ, dược sĩ; Trong đó Giáo sư, Phó giáo sư: 68; tiến sĩ: 90, thạc
19


sĩ: 100, Bác sĩ CK2: 15, BSCK1: 15 và Đại học: 22. Tất cả 310 đều
có trình độ ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ để có thể thực
hiện hoạt động NCKH và ĐT.
Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến về những khó khăn của cán bộ, giảng
viên trong việc kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo .
(Đơn vị tính số lượng: người)

Loại khó khăn

CNBM -

GV

BS-DS

CBQL

CNK

(n=200)

(n=50)

(n=20)


(n=40)
SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

30

75,0

155

77,5

40

80,0

16


80,0

13

32,5

93

46,5

32

64,0

12

60,0

Thiếu thời gian

31

77,5

158

79,0

45


90,0

16

80,0

Kinh phí

14

35,0

81

40,5

12

24,0

6

30,0

Thiếu kiến thức

4

10,0


20

10,0

8

16,0

2

10,0

Cơ chế, chính sách
Thiếu vật tư, trang
bị, nguyên liệu

(Nguồn: Số liệu điều tra bằng bảng hỏi)
Nhận xét:
Qua bảng khảo sát trên ta thấy gặp khó khăn chung trong
việc kết hợp NCKH và ĐT là thiếu thời gian là vấn đề ảnh hưởng
nhất; Ít nhất là thiếu kiến thức cho thấy đội ngũ cán bộ của BV có
trình độ cao. Những khó khăn trên trực tiếp ảnh hưởng đến việc kết
hợp NCKH và ĐT tại BV.

20


Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến của giảng viên trong việc nghiên cứu
khoa học tại bệnh viện.

(Đơn vị tính số lượng: người)
CNBM - CNK
(n=40)

Nội dung

GV
(n=200)

SL

%

SL

%

Có tham gia NCKH

40

100

165

82,5

Tham gia NCKH đúng lĩnh vực
chuyên ngành


29

72,5

145

72,5

(Nguồn: Số liệu điều tra bằng bảng hỏi)
Nhận xét: Tỷ lệ tham gia NCKH cao. Tuy nhiên, tham gia
đúng chuyên ngành của mình nghiên cứu và giảng dạy còn hạn chế.
* Kết luận Chương 2
Chương 2 luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích về thực
trạng cơng tác NCKH và ĐT của nhà trường thông qua BV, các căn
cứ, quy trình và hoạt động kết hợp NCKH và ĐT tại BV đã áp dụng
để thực hiện trong thời gian qua. Khảo sát về những khó khăn,
vướng mắc trong việc NCKH và ĐT tại BV. Những kết quả mà
chương 2 đã mang lại là cơ sở KH để đề ra các giải pháp nâng cao
chất lượng kết hợp NCKH và ĐT tại BV.

21


CHƯƠNG 3.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y THÔNG QUA CÁC BỆNH VIỆN
3.1. Giải pháp về Cơ chế, chính sách quản lý
3.1.1. Đối với cán bộ, giảng viên.
1. Nâng cao vai trò của người lãnh đạo đối với giảng viên về

kết hợp NCKH và ĐT. BV cần xây dựng kế hoạch, nội dung thực
hiện chung và chi tiết, có sự giám sát, kiểm tra, đánh giá, rút kinh
nghiệm, khen thưởng, kỷ luật. Không quy định cứng nhắc nguyên tắc
là phải có kết quả nghiên cứu ứng dụng thực tế.
2. Củng cố các Bộ mơn - Khoa giữ vai trị chủ đạo trong
nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH. Xây dựng lực lượng cán
bộ, GV trẻ để khắc phục tình trạng hẫng hụt cán bộ đầu đàn; Xây
dựng đội ngũ cán bộ về trình độ chun mơn, đạo đức y học, … của
cán bộ, GV, trước hết tập trung vào cán bộ chủ trì; Cần quy định bắt
buộc thơng qua GV của bác sĩ trẻ theo hướng không quá 3 năm phải
là GV thực hành và không quá 5 năm phải là GV lý thuyết tại BV.
3. Tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế, các điều kiện
phục vụ cho dạy và học, có phịng làm việc riêng cho nghiên cứu
sinh để nghiên cứu sinh có thể NCKH và tham gia đào tạo cùng các
bộ môn - khoa. Tăng cường bám sát thực tế của các đơn vị, liên kết
với các bệnh viện, Công ty Sinh phẩm, Công ty Dược.
4. Đãi ngộ về tài chính hợp lý cho các nhà khoa học làm
nhiệm vụ NCKH và ĐT tại Bệnh viện bằng kinh phí của BV ngồi
kinh phí Nhà nước trả cho GV. Kịp thời và tạo điều kiện đề nghị

22


phong tặng các danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, học
hàm Giáo sư, Phó giáo sư.
3.1.2. Giải pháp về trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài chính
1. Đổi mới tổ chức và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ đào tạo, NCKH và điều trị theo hướng mở hơn. Tăng cường
sử dụng các la bơ, phịng thí nghiệm đầu tư cho NCKH, tạo điều kiện
để học viên có thể sử dụng để nghiên cứu và học tập tại các la bô.

2. Đầu tư kinh phí thích đáng cho hoạt động kết hợp NCKH
và ĐT. Mở rộng các nguồn thu từ liên kết đào tạo, hợp tác NCKH và
điều trị; Huy động nguồn lực tài chính từ các nguồn vốn đầu tư nước
ngồi, các tổ chức quốc tế để phục vụ cho hoạt động NCKH và ĐT.
3.2. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và đào tạo
3.2.1. Kết hợp nghiên cứu khoa học và đào tạo thông qua
các hoạt động chuyên đề
1. Thường xuyên tổ chức và nhân rộng các hình thức tổ chức
Hội nghị Sinh viên NCKH, Hội nghị Khoa học và công nghệ tuổi trẻ,
Hội thi sáng tạo kỹ thuật tuổi trẻ, hội thao kỹ thuật khám lâm sàng.
Chú trọng nâng cao chất lượng phong trào sinh viên NCKH của học
viên, tạo điều kiện hơn nữa cho học viên có điều kiện NCKH, nhân
rộng và khuyến khích và hỗ trợ thành lập các nhóm nghiên cứu trong
học viên. Đẩy mạnh hoạt động sáng tạo tuổi trẻ của BV, sáng kiến,
cải tiến kỹ thuật song song với các hoạt động khác cho các GV, bác
sĩ trong BV.
3.2.2. Kết hợp nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ đào tạo
và điều trị tại bệnh viện
1. Xây dựng các trung tâm R&D của bệnh viện để triển khai
các nghiên cứu và thử nghiệm các kết quả nghiên cứu trước khi đưa
sản phẩm NCKH vào phục vụ điều trị con người và đào tạo học viên.
23


Triển khai những nghiên cứu y học cơ sở, đặc biệt chú trọng các
hướng hiện đại, làm cơ sở cho sự phát triển y học quân sự và y học
lâm sàng. Đẩy mạnh và phát huy các nghiên cứu mũi nhọn của bệnh
viện để phục vụ đào tạo và điều trị. Đầu tư NCKH ưu tiên chuyên
ngành mà BV có thế mạnh, xây dựng tiêu chí trong việc đăng ký
đề tài NCKH theo hướng có tiêu chí đào tạo hoặc số học viên

được đào tạo qua từng đề tài cụ thể.
2. Tăng cường hợp tác với các nhà khoa học đầu ngành ở các
cơ sở khoa học, nhất là đối với các Bộ mơn- Khoa cịn thiếu chun
viên đầu ngành. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các nhà khoa
học có trình độ cao từ các cơ quan bên ngồi tham gia vào cơng tác
đào tạo và NCKH của Học viện và mời làm GV kiêm nhiệm của nhà
trường. Tạo điều kiện cho học viên, nhất là học viên sau đại học
tham gia các đề tài NCKH.
3. Xây dựng định mức thời gian cho các hoạt động NCKH,
quy ra giờ chuẩn cho cán bộ giảng dạy. Tăng cường gắn các đề tài tốt
nghiệp bác sĩ nội trú, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ với các hướng
nghiên cứu. BV phải xây dựng kế hoạch NCKH và ĐT tổng thể ngắn
hạn (1 năm) và dài hạn (5 năm trở lên) để hiệu chỉnh sao cho phù
hợp với BV và đội ngũ GV, học viên thực tập tại BV.
4. Lưu trữ bệnh án có hệ thống và có biện pháp phịng chống
các rủi ro có thể xảy ra trong q trình lưu trữ bằng hình thức: Ứng
dụng phần mềm quản lý lưu trữ trên máy tính và dùng các tủ sắt có
bảo vệ, chống cháy; Lưu trữ riêng theo chuyên ngành hoặc theo
khoa, có đánh mã để phục vụ việc tra cứu nhanh chóng.
3.2.3. Chương trình đào tạo, giáo án, giáo trình
1. Xây dựng giáo án nội dung cốt lõi mang tính cơ bản, phải
cập nhật các kết quả nghiên cứu mới; Chỉnh lý, bổ sung chương trình
24


đào tạo giảm bớt giờ lên lớp lý thuyết, tăng thời gian tự học, hoạt
động ngoại khóa và NCKH cho học viên, tỷ lệ giờ tự học/ giờ lên lớp
tối thiểu phải đạt 1,5 /1; Yêu cầu các bộ môn – khoa phải có đầu sách
chuyên khảo cho chuyên ngành của mình để phục vụ ĐT.
3.2.4. Hoạt động NCKH thúc đẩy đổi mới phương pháp

dạy – học lâm sàng
1. Tăng thời gian tự học và thực hành lâm sàng tại BV của
học viên; Tạo điều kiện để học viên có điều kiện tham gia NCKH;
Cho phép học viên đào tạo sau đại học được tham gia thảo luận lâm
sàng, giao ban huấn luyện, sinh hoạt khoa học, thông qua mổ, điểm
bệnh, khám bệnh, kê đơn, chăm sóc bệnh nhân… Quy định cụ thể
những kỹ thuật mà học viên bắt buộc phải hoàn thành trong kỳ thi tốt
nghiệp Quốc gia; Cải tiến phương pháp lượng giá học viên theo
hướng giảm áp lực cho học viên, đi sâu đánh giá khả năng độc lập
nghiên cứu và tự học của học viên, chú trọng đến kỹ năng chuyên
môn, kỹ năng NCKH.
2. Đổi mới phương pháp giảng dạy lâm sàng; Bố trí học viên
thực tập bệnh viện cả buổi sáng và buổi chiều. Các tốp thực tập chi
nhỏ hơn khoảng từ 15-18 học viên/tốp. Mỗi khoa đảm nhiệm thực
tập từ 6-8 tốp thực tập học viên đào tạo đại học và 4-6 tốp đào tạo
sau đại học trong mỗi buổi thực tập và điều chỉnh lại chế độ bệnh
viện cho phù hợp.
3.3. Giải pháp kiện toàn cơ cấu tổ chức, đội ngũ giảng
viên, cán bộ trong thực hiện nghiên cứu khoa học và đào tạo
3.3.1. Giải pháp kiện toàn về cơ cấu tổ chức
* Về hoạt tổ chức, biên chế cơ quan quản lý KH&CN và ĐT tại BV
Thành lập Ban KH&CN trực thuộc phịng Kế hoạch tổng
hợp biên chế ít nhất 02 người. Kiện toàn lại về chức năng, nhiệm vụ

25


×