Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tư tưởng của erich fromm về tự do trong tác phẩm trốn thoát tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.88 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN HỌC

TƯ TƯỞNG
CỦA ERICH FROMM VỀ TỰ DO TRONG
TÁC PHẨM “TRỐN THOÁT TỰ DO”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà nội – 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN HỌC

TƯ TƯỞNG
CỦA ERICH FROMM VỀ TỰ DO TRONG
TÁC PHẨM “TRỐN THOÁT TỰ DO”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60220301

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ MINH HỢP



Hà nội – 2015

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Minh Hợp.
Tôi xin cam đoan đề tài này không trùng với bất cứ đề tài luận văn thạc
sĩ nào đã được cơng bố ở Việt Nam.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.
Người cam đoan

Nguyễn Văn Học

3


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Minh Hợp, hiện đang công tác
tại Viện triết học, đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, em cũng chân thành cảm ơn sự tận tình chỉ bảo của các thầy
giáo, cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học khoa học xã hội và Nhân
văn Hà Nội, và tất cả người thân, bạn bè đã luôn sát cánh giúp đỡ, trong suốt
quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn vừa qua.
Em xin chân thành cám ơn!

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội phương Tây hiện đại, con người được giải phóng khỏi
những sợi dây hữu hình trói buộc con người về tự nhiên cũng như về xã hội.
Về mặt tự nhiên, con người dần nắm bắt được những quy luật của tự nhiên và
“làm chủ” được nó. Về mặt xã hội, con người thoát khỏi sự kiềm chế của giáo
hội, thoát khỏi những cơ cấu giai cấp cũ, trở thành một con người “tự do”.
Tuy nhiên, con người lại bị trói buộc bằng những sợi dây mới – sợi dây vơ
hình, biến con người trở thành “nô lệ”. C. Mác đã chỉ ra rằng, người công
nhân sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng anh ta không được sử
dụng giá trị của cải vật chất ấy cho mình, mà quyền sử dụng giá trị của cải vật
chất thuộc về nhà tư bản, dẫn đến hiện tượng “lao động tha hóa”. Người công
nhân trở thành “nô lệ” cho những vật phẩm mà mình làm ra. Để khắc phục sự
tha hóa trong lao động, Mác khẳng định cần phải xóa bỏ chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất và xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Sự tha hóa
khơng những diễn ra ở lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn diễn ra trên “lĩnh
vực tinh thần”, điều này đã được C.Mác tiên đoán. Erich Fromm tiếp thu
những điểm tích cực từ Mác, đồng thời chỉ ra rằng, con người đề cao quá mức
sức mạnh của khoa học, cơng nghệ dẫn đến, “tha hóa về mặt tinh thần”. Con
người đánh mất đi những bản ngã vốn có của mình như: vui, buồn, yêu, ghét,
giận dữ, đau khổ, v.v. Ngày nay, xã hội càng phát triển, vấn đề tha hóa về tinh
thần càng lớn – con người đang đứng trước những thách thức mới được đặt ra
có tính chất toàn cầu như: sự lo ngại về bom nguyên tử, sự hủy hoại môi
trường, chủ nghĩa khủng bố. Nguyên nhân và cách giải quyết những khủng
hoảng là những vấn đề đã được Erich Fromm, nhà phân tâm học, triết học
người Đức đặt ra và luận giải từ những năm đầu của thế kỷ XX.
Erich Fromm với lý thuyết của ông thể hiện mối quan tâm với cả cá
nhân và xã hội, cùng sự tương tác giữa chúng. Erich Fromm: “giải thích lập
trường cơ bản là có một tập hợp các điều kiện xã hội lý tưởng và quả thật,

5


một xã hội lý tưởng cũng như một sự định hướng tối ưu mà một cá nhân có
thể có đối với xã hội. Tuy nhiên, các lý tưởng này đã không đạt được, nên về
cơ bản, các cá nhân là những sinh vật cô đơn, biệt lập. Mỗi cá nhân cố gắng
để đạt được tự do, nhưng khi có tự do, sự cơ lập lại đến, do đó cần phải cố
gắng liên tục để thoát khỏi tự do đã đạt được” [43, tr.232].
Tự do của con người đã, đang và sẽ ln là một vấn đề nóng hổi, thu
hút sự quan tâm của các nhà tư tưởng. Có thể nói, nếu con người là đề tài
trung tâm của mọi thời đại, là nguồn hứng khởi chủ yếu cho những suy tư triết
học, thì tự do của con người chính là mục đích cuối cùng của những suy tư ấy.
Trong lịch sử, vấn đề tự do đã được các nhà tư tưởng lý giải ở nhiều góc độ
khác nhau. Từ góc nhìn tâm lý học xã hội, trong “Trốn thốt tự do”, E.Fromm
đã "tập trung vào khía cạnh vốn là điểm cốt yếu của những cuộc khủng hoảng
văn hóa, xã hội trong thời đại chúng ta: ý nghĩa của tự do đối với con người
hiện đại" [16, tr.5].
Việt Nam đang tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống vật
chất của nhân dân ngày càng được nâng cao. Dù vậy, đời sống văn hóa tinh
thần lại phát triển khơng tương xứng, sự chênh lệch đó đang được đặt ra nhiều
vấn đề bức xúc. Ở lĩnh vực văn hóa tinh thần, Việt Nam gặp phải những vẫn
đề tương tự như các nước phương Tây. Trong xã hội phương Tây, con người
được giải phóng khỏi sự áp bức bên ngồi, trong khi đó, vấn đề nội tâm được
đặt ra rất gay gắt. Phân tâm học đã góp phần giải quyết những vấn đề liên
quan đến nội tâm con người, đặc biệt là vấn đề “tha hóa tinh thần” của con
người trong xã hội hiện đại.
Với những lí do trên, tác giả đã chọn đề tài Tư tưởng về tự do trong tác
phẩm “Trốn thoát tự do” của Erich Fromm làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Phân tâm học của Erich Fromm nói riêng và trường phái phân tâm học

nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến chủ nghĩa nhân bản phi duy lý của thế kỷ
XX. Phân tâm học còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
6


đương đại. Mặc dù vậy, các cơng trình nghiên cứu về phân tâm học nói chung
và phân tâm học của Erich Fromm ở Việt Nam còn chưa đa dạng, phong phú.
Tư tưởng phân tâm học của Erich Fromm trong các tác phẩm phân tâm học
nói chung hay các tác phẩm viết về triết học phương Tây hiện đại mới chỉ
được trình bày một cách khái quát, sơ lược.
Trong cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế
kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn
Thanh, các tác giả đã trình bày được rất nhiều nội dung trong tư tưởng của
Fromm về bản tính con người. Các tác giả đã đưa ra nhận định: “Fromm xác
định bản tính con người không phải là tổng thể các dục vọng được định trước
về mặt sinh học đây bao giờ cũng là “bản tính thứ hai”, là câu trả lời có suy
xét, như là quan hệ toàn vẹn với thế giới. Câu trả lời như vậy có thể là khát
vọng về tự do, về sự công bằng, về chân lý, nhưng cũng hệt như vậy, cũng có
thể là sự căm thù, sự quá tự mê, là sự theo thời, sự tàn bạo, thói thích phá
hủy” [24, tr.79]. Tuy nhiên, cuốn sách này mới ở dạng đại cương nên chưa
đưa ra được những phân tích cụ thể về tư tưởng tự do của Erich Fromm.
Trong cuốn Chủ nghĩa Mác phương Tây (trường phái Frankfurt) của
Nguyễn Chí Hiếu – Đỗ Minh Hợp, hai tác giả đã nhận định rằng, “Các đại
biểu của trường phái này đã cố gắng phát triển chủ nghĩa Mác nhằm phê phán
xã hội tư sản hiện đại (lý thuyết phê phán) và chỉ ra con đường khắc phục “nơ
lệ”, “tha hóa” của con người phương Tây hiện đại”. Đồng thời, các tác giả
cũng đã đề cập đến những phương diện tự do của Erich Fromm, nhưng chỉ
dừng lại ở mức độ khái quát.
Trong cuốn Lịch sử triết học phương Tây, tập 3 của Đỗ Minh Hợp, tác
giả đã chỉ ra rằng, trong xã hội phương Tây hiện đại con người đã “tự do” về

mặt sinh học, nhưng lại rơi vào tình trạng “tha hóa về tinh thần”. Cách thức
giải quyết sự tha hóa đó là xóa bỏ sự xa cách giữa con người với xã hội. Tuy
vậy, tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chưa đi sâu phân tích quan
niệm “tự do”.
7


Luận văn thạc sĩ Quan niệm về con người trong phân tâm học của
Erich Fromm của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền nghiên cứu con người và
bản chất của con người, cũng như cách thức giải phóng con người của Erich
Fromm. Tác giả luận văn trên đã phân tích sự giải phóng con người ở hai góc
độ: thứ nhất là ở góc độ tình u – câu trả lời cho vấn đề hiện hữu, thứ hai là
tôn giáo nhân bản. Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền cũng đã chỉ ra một số con
đường giải phóng con người, nhưng chưa đi sâu vào tư tưởng tự do của Erich
Fromm.
Trong luận văn thạc sĩ của Phan Thị Hồng Nhung, Tư tưởng của Erich
Fromm trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”, tác giả đã tìm hiểu về “tự do tiêu
cực” và “tự do tích cực”. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào phân tích chi tiết
hai nội dung tự do này.
Các cơng trình của các tác giả nói trên đã trình bày và phân tích sơ lược
được những nội dung cơ bản trong học thuyết của Erich Fromm, nhưng mới
chỉ nghiên cứu ở một mức độ nào đó một số khía cạnh trong tư tưởng về tự do
của ơng.
Do đó, tác giả luận văn này mong muốn trình bày một cách có hệ thống
tư tưởng của Erich Fromm về tự do trong tác phẩm “Trốn thốt tự do”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ tư tưởng về tự do của Erich Fromm
trong tác phẩm “Trốn thốt tự do”.
Để đạt mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày hoàn cảnh và những tiền đề ra đời của tư tưởng về

tự do trong tác phẩm “Trốn thoát tự do” của Erich Fromm.
Thứ hai, làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng tự do trong tác phẩm
“Trốn thoát tự do” của Erich Fromm.
Thứ ba, đánh giá những giá trị và những hạn chế của tư tưởng về tự do
trong tác phẩm “Trốn thoát tự do” của Erich Fromm.
8


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp logic và lịch
sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu và
một số phương pháp khác.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng về tự do của Erich
Fromm trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các nội dung của tác phẩm “Trốn
thốt tự do” có liên quan tới vấn đề tự do.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những ai
muốn tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Erich Fromm, về tư tưởng tự do
của Erich Fromm.
Về mặt thực tiễn: Luận văn trên cơ sở xem xét tư tưởng tự do của Erich
Fromm, cung cấp một hướng giải quyết việc khủng hoảng về mặt tinh thần
trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở Việt Nam có thể tiếp
thu và học tập trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
trong điều kiện hồn cảnh cụ thể ở nước ta.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn gồm có 2 chương và 6 tiết.

9


CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI
TƯ TƯỞNG CỦA ERICH FROMM VỀ TỰ DO

1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị văn hóa – xã hội phương Tây cuối thế kỷ
XIX và đầu thế kỷ XX
1.1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở châu Âu, những thành tựu khoa học
được bổ sung thêm những khám phá mới. Đặc biệt, những nguồn năng lượng
mới được phát hiện như: hơi đốt, xăng dầu, điện lực được sử dụng rộng rãi
trong đời sống, những công cụ sử dụng điện năng ngày càng được ưa chuộng.
Việc giải quyết được vấn đề truyền tải điện đi xa đã giải phóng nền cơng
nghiệp ra khỏi những giới hạn về địa lí, tạo nên khả năng sử dụng điện ngay
cả ở những nơi xa nguồn thủy năng. Cùng với công nghiệp, ngành giao thông
vận tải cũng tiến bộ nhanh chóng, chiều dài đường sắt ngày một tăng lên. Ở
đường biển, các tàu biển sử dụng tuốcbin chạy bằng sức nước hay động cơ nổ
10


thay thế cho thuyền buồm. Các phương tiện liên lạc như điện báo, điện thoại
ngày càng được hoàn thiện. Đối với ngành truyền thông việc sáng chế ra rađiô
và ngành liên lạc vô tuyến điện phát triển đã làm cho thơng tin được phổ biến
một cách nhanh chóng.
Những thay đổi trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật làm cho kinh tế của
châu Âu có những bước phát triển khơng ngừng, năng suất lao động tăng lên.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế, trên tồn châu Âu diễn ra khơng đồng đều

giữa các quốc gia do khả năng và trình độ ứng dụng những thành tựu của
khoa học kỹ thuật ở các quốc gia rất khác nhau. Trong giai đoạn 1870 – 1900,
sản lượng gang sản xuất ở Anh tăng 1/3, Đức tăng 5 lần rưỡi và Mỹ tăng 8
lần. Tuy nhiên, những mặt khác Đức và Mỹ còn thua Anh như: ngành đóng
tàu, dệt vải… Điều này làm cho vị trí của mỗi nước trong nền sản xuất của thế
giới có sự thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi đó chưa làm thay đổi được địa vị
mỗi nước trong lĩnh vực thương nghiệp. Anh vẫn là quốc gia hàng đầu trong
xuất khẩu hàng hóa với 19%, trong khi đó, Đức chỉ chiếm có 13%, Mỹ là
12% và Pháp là 9%. Chủ nghĩa tư bản ở các nước châu Âu phát triển không
đồng đều và đang chuyển dần từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư
bản độc quyền.
Đức là nước cơng nghiệp hóa muộn hơn so với những nước khác ở
châu Âu, nhưng nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và những
kinh nghiệm của những nước khác mà kinh tế nước này phát triển một cách
nhanh chóng và sớm trở thành một nền kinh tế quan trọng ở Châu Âu cũng
như trên thế giới: “sản lượng những ngành công nghiệp nặng tăng lên rất
nhanh, chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng sản lượng thế giới. Về nhiều mặt,
nó đuổi kịp và vượt Anh, Pháp. Mạng lưới đường sắt được mở rộng trên quy
mô rất lớn. Các ngành cơng nghiệp mới như điện, hóa chất đều tăng tiến
mạnh mẽ, chiếm vị trí hàng đầu châu Âu. Năm 1883, Đức sản xuất 2/3 thuốc
nhuộm trên thế giới dùng cho ngành dệt. Ngành ngoại thương, nhất là việc
xuất cảng các sản phẩm công nghiệp, tăng lên rõ rệt” [38, tr.246]. Sự phát
11


triển ngày càng lớn mạnh của nền công nghiệp nước Đức đã làm cho Chủ
nghĩa tư bản ở đây chuyển thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, sớm hình thành
các tổ chức độc quyền. Tuy có nền cơng nghiệp hiện đại, nước Đức vẫn duy
trì thủ cơng nghiệp trong một thời gian khá dài. Thợ làm nghề thủ công vào
năm 80 khoảng - 2,3 triệu người, với khoảng 67 vạn người làm ở nhà một

mình. Trong lĩnh vực nơng nghiệp, nước Đức cũng có sự phát triển, nhưng
chậm chạp do cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. Ruộng đất vẫn
được tập trung trong tay giai cấp địa chủ và q tộc. Vùng đơng Phổ, đã có sự
tập trung ruộng đất tạo thành những trang trại lớn, áp dụng những thành tựu
khoa học kỹ thuật mới, nhưng sản xuất kiểu phong kiến vẫn được duy trì.
Erich Fromm sống ở Đức trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, lúc này, nền
kinh tế nước Đức đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghiệp. Sản lượng
công nghiệp trong những ngành cơ bản ở Đức đứng hàng đầu châu Âu và thứ
hai thế giới. Ở lĩnh vực sản xuất và thép đến năm 1912, Đức đã vượt cả Anh
và Pháp. Các ngành khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí, hóa chất, đường sắt,
đóng tầu biển…đều có những bước tiến tương tự. Trong nơng nghiệp, sản
lượng cũng tăng lên nhanh chóng với việc cơ giới hóa lao động và sử dụng
phân bón hóa học. Từ năm 1909 đến năm 1913, sản lượng lúa và khoai tăng
gấp 2 lần so với năm 1894 đến 1897. Đức đã đẩy mạnh việc xuất khẩu tư bản
ra nước ngoài với số vốn ngày một tăng mà chủ yếu là thị trường Đông Nam
Âu, cận Đông và Nam Mỹ, bằng chứng là: “năm 1902, số vốn đó là 12,5 tỉ
phrăng (bằng 1/5 Anh, 1/2 Pháp), đến năm 1914 lên 44 tỉ (gần bằng 1/2 Anh
và 2/3 Pháp). Đồng thời trong khoảng 1909 – 1913, hàng xuất khẩu của Đức
tăng 60%. Thị trường đầu tư chủ yếu của Đức là Đông nam Âu, cận đông và
nam Mĩ” [38, tr.248]. Tuy nhiên, Đức vẫn là một đế quốc trẻ ít thuộc địa,
những thị trường trên khơng thỏa mãn sự phát triển kinh tế và tham vọng của
tư sản Đức. Do đó, nước Đức tìm cách tăng cường thuộc địa của mình bằng
việc gây ra chiến tranh để chia lại thị trường thế giới. Đức chính là nước phát
động, gây ra hai cuộc chiến tranh lớn trên thế giới: chiến tranh thế giới thứ
12


nhất (1914 – 1918), chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Bên cạnh đó,
cũng như các nước phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa khác,
kinh tế nước Đức không tránh khỏi những cuộc khủng hoảng có chu kì. Nhà

sử học Norman Davies đã nhận định về nước Đức: “tiến trình cơng nghiệp
hóa dữ dội của Đức đã xuất hiện chậm hơn Anh và Pháp. Sự thống nhất chính
trị chỉ đến vào khoảng 1871. Hệ quả là đế quốc thực dân Đức khơng có những
tầm cỡ tương xứng với sự kiêu hãnh và lòng dũng cảm của nó. Khách quan
mà nói, tình thế bất lợi của Đức được tưởng tượng nhiều hơn là có thật: sự
xâm nhập của kinh tế Đức vào những vùng kề cận tại Đơng Âu là một sự bù
đắp, cịn tốt đẹp hơn là sở hữu những thuộc địa xa xôi. Tuy vậy, về mặt tâm
lý, Đức cảm thấy rất bực bội và khơng bằng lịng” [3, tr.770].
Châu Âu của thế kỷ XIX phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế đã kéo
theo tư tưởng khám phá bao trùm. Về chính trị, chiến tranh tưởng chừng đã
chấm dứt với hội nghị Viên, nhưng quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản
làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản không ngừng diễn ra, đặc
biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với nhau, mâu thuẫn giữa giai cấp tư
sản với giai cấp vô sản. Về cơ bản, châu Âu đã hịa bình, nhưng vẫn có những
xung đột cục bộ. Hội nghị Viên xu hướng bảo thủ thắng lợi và họ vẫn muốn
duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, chưa chấp nhận xu hướng phát triển của
các cuộc cách mạng tư sản đang nổ ra ở nhiều nơi.
Trong giai đoạn này, chủ nghĩa dân tộc cũng hình thành với q trình
hiện đại hóa. Nó dần trở thành hệ tư tưởng thống trị ở châu Âu và lan ra khắp
thế giới. Chủ nghĩa dân tộc là tập hợp những ý tưởng có liên quan đến quốc
gia – dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc hình thành do sự phát triển mạnh mẽ của các
quốc gia châu Âu ở thế kỷ 19. Từ đó, nó lan sang các châu lục khác. Chủ
nghĩa dân tộc tồn tại dưới hai dạng: chủ nghĩa dân tộc nhà nước và chủ nghĩa
nhân dân hay sắc tộc. Chủ nghĩa dân tộc nhà nước được bảo vệ của thiết chế
nhà nước. Chủ nghĩa nhân dân hay sắc tộc được dẫn dắt bởi nhóm người sống
bên trong nhà nước và chống lại nhà nước đó.
13


Trong bối cảnh chính trị châu Âu như vậy, nước Đức khơng nằm ngồi

những xu hướng chung đó, sự thống nhất chính trị của nước Đức đến vào năm
1871 sau khi cuộc đấu tranh thống nhất dẫn đến thắng lợi nhà nước Đức được
thành lập. Trong hiến pháp nước Đức năm 1871 quy định, Đức là quốc gia
liên bang với 22 bang và 3 thành phố. Ở các bang có chính phủ và vua riêng,
có hệ thống hàng chính và giáo dục riêng. Trên toàn nước Đức, hội đồng liên
bang gồm các đại biểu ở các bang và Quốc hội do bầu cử. Nhà vua có quyền
hạn rất lớn như thống lĩnh quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, kí kết
hiệp ước, ngoại giao, tun chiến…Vua có quyền triệu tập, giải tán và chịu
trách nhiệm trước Quốc hội. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước vua. Thủ
tướng không bắt buộc phải thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, khơng bị
bắt buộc phải rút lui khi khơng được tín nhiệm. Đức mang tính chất tư bản
chủ nghĩa nhưng vai trò của tầng lớp quý tộc vẫn rất lớn. Đặc biệt, ở Đức chủ
nghĩa dân tộc phát triển mạnh mẽ, thể hiện rất rõ ở nửa đầu thế kỷ XX khi chế
độ Đức quốc xã cầm quyền với chính sách bài do thái: “tinh thần Phổ hóa
nước Đức thể hiện rõ rệt trong hiến pháp vua Đức phải là vua Phổ. Chủ tịch
Hội đồng liên bang phải là thủ tướng của đế quốc và trong số 58 ghế của Hội
đồng thì Phổ chiếm 17 ghế” [38, tr. 249]. Trong thời gian này, phong trào
cơng nhân đã có bước phát triển mới. Để chống lại chính sách Phổ hóa nước
Đức, đảng Trung tâm cơ đốc giáo (đảng này có ảnh hưởng ở miền Nam và
Tây Nam nước Đức thu hút đông đảo nông dân, thợ thủ công và cả một bộ
phận công nhân lạc hậu và những người theo đạo Giatô được Vaticăng ủng
hộ) đã chống lại thủ tướng Bixmác. Để trấn áp sự phản kháng, Bixmác ban
hành đạo luật năm 1872 cấm giáo sĩ tuyên truyền chính trị, tước sự kiểm soát
của nhà thờ đối với trường học, nhà nước đào tạo và bổ nhiệm tăng lữ, hạn
chế quyền lực của giáo sĩ cao cấp…các công việc khai sinh, khai tử…đều
tách khỏi luật lệ của nhà thờ. Để đối phó với sự đấu tranh của giai cấp công
nhân, Bixmác ban hành đạo luật đặc biệt (1878 – 1890) giải tán các tổ chức
cơng nhân, đóng cửa các tịa báo và tạp chí cơng nhân, bắt bớ và truy nã các
14



đảng viên đảng Xã hội dân chủ và ở một số nơi, tun bố tình trạng chiếm
đóng quy mơ nhỏ. Về chính sách đối ngoại, Bixmác ráo riết tiến hành những
cuộc chiến tranh xâm lược. Nước Đức đã gây ra chiến tranh thế giới thứ nhất
1914 – 1918, Bixmác đã thành lập một khối khối liên minh gồm Đức – Ý –
Áo Hung (1882) để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống Pháp và Nga sau
này. Đức cũng là nước gây ra chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Đức
đã mở đầu chiến tranh thế giới thứ hai bằng cách không tuyên chiến: “ngày 19-1939, không tuyên chiến, quân Đức tràn vào Ba Lan. Để tấn công Ba Lan,
Đức đã có sự chuẩn bị từ lâu và đưa vào Ba Lan một lực lượng to lớn: 70 sư
đoàn (trong đó có 7 sư đồn xe tăng và 6 sư đoàn cơ giới, với hơn 3000 máy
bay). Nước Đức có q trình tư bản chủ nghĩa chậm hơn so với các nước khác
ở châu Âu, đặc biệt là chậm hơn so với Anh và Pháp nên lượng thuộc địa ít
hơn hai nước này. Nhằm chia lại thị trường thế giới, Đức đã phát động những
cuộc chiến tranh. Ở hai cuộc chiến tranh thế giới Đức đều là nước thua trận.
Các cuộc chiến tranh thế giới với số lượng người tham gia đông đảo,
các quốc gia và các dân tộc bị lơi kéo lớn, sự tàn khốc của nó làm cho con
người cảm thấy lo âu, hoảng sợ. Erich Fromm đã chỉ ra rằng: “nguy cơ của
chiến tranh cũng gớp thêm vào tâm trạng bất lực của cá nhân. Thật vậy, có
quá nhiều cuộc chiến trong thế kỷ XIX. Nhưng kể từ cuộc chiến cuối cùng,
nguy cơ của sự hủy diệt đã lớn lên khủng khiếp – số người bị tác động bởi
chiến tranh đã tăng đến mức hầu như khơng trừ một ai – đến nỗi nó đã trở
thành một cơn ác mộng, phủ bóng đen lên tồn bộ cuộc sống của họ, làm gia
tăng tâm trạng sợ hãi và bất lực trên mỗi cá nhân” [16, tr.148].
Tóm lại, kinh tế - chính trị châu Âu ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX có nhiều thay đổi. Sự khủng hoảng của hình thái kinh tế - xã hội tư
bản chủ nghĩa, với những mâu thuẫn sâu sắc diễn ra trong lòng xã hội tư bản
chủ nghĩa. Erich Fromm sống ở Frankfurt, nước Đức nên không tránh khỏi sự
ảnh hưởng của những biến đổi ấy. Đặc biệt, Erich Fromm đã chứng kiến sự
khốc liệt của chiến tranh khi mới chỉ 14 tuổi. Chính điều đó đã tác động đến
15



tâm lý của Erich Fromm, làm chất chứa trong ông những mâu thuẫn của sự
thù hận và ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của ông sau này.
1.1.2. Điều kiện văn hóa – xã hội
Cùng với sự phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội cũng có sự
thay đổi khơng ngừng. Sự phát triển của kinh tế làm cho các nước tư bản chủ
nghĩa luôn đi tìm thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm. Với việc đầu tư tư bản
vào các nước, văn hóa cũng đi theo sự đầu tư tư bản ấy xâm nhập vào các
nước thuộc địa và phụ thuộc. Văn hóa của các nước có nền kinh tế phát triển
ở châu Âu chiếm lĩnh khơng chỉ ở châu Âu mà trên tồn thế giới. Giáo dục ở
các nước trên khắp châu Âu được đầu tư và mở rộng giúp cho tỷ lệ người dân
biết đọc, biết viết ngày càng tăng lên. Xã hội xuất hiện những loại hình văn
hóa mới, trong đó có “văn hóa đại chúng”.
Thời kỳ này có nhiều khám phá mới về mặt khoa học kỹ thuật, kinh tế
không ngừng tăng trưởng làm cho người châu Âu hào hứng với một giai đoạn
thăng hoa của kinh tế lẫn xã hội. Giai đoạn này tạo thành một trào lưu thể
hiện trong tồn bộ văn hóa châu Âu “Chủ nghĩa lãng mạn”. Người châu Âu
không ngờ đằng sau sự phát triển của khoa học kỹ thuật và tăng trưởng kinh
tế là mặt trái ghê gớm của nó. Norman Davies đã so sánh giai đoạn cuối thể
kỷ XIX đầu thế kỷ XX với giai đoạn trước như sau: Những nguyên lý chính
của phong trào lãng mạn trái hẳn với mọi điều mà Thời Đại Khai Sáng đã đại
diện. Không giống như thời đại Khai Sáng nhấn mạnh đến sức mạnh của lý
trí, những người lãng mạn chủ nghĩa bị cuốn hút bởi mọi điều khơng có sự
dẫn dắt của lý trí trong trải nghiệm của con người: những đam mê, sự siêu
nhiên, mê tín, đau khổ, điên khùng và cái chết. Trong khi thời đại Khai Sáng
nhấn mạnh đến sự gia tăng sức mạnh làm chủ thiên nhiên của con người,
những nhà lãng mạn cảm thấy thích thú đến run sợ khi không thể chế ngự của
tự nhiên: trong cái hoang vắng của sa mạc, sự cô đơn của biển cả. Thời đại
Khai Sáng tn theo sở thích có tính cổ điển về hài hòa và kiềm chế, tuân thủ

những nguyên tắc có tính nền tảng của quy ước văn minh, cịn những nhà lãng
16


mạn theo đuổi mọi điều mang tính thách thức các quy ước đã thiết định: sự
hoang dã, kỳ quặc hoặc cổ lỗ một cách hấp dẫn, có nguồn gốc xa xơi, đưa từ
ngồi vào (ngoại lai), thuộc một thế giới khác, người bị loạn trí. Khi thời đại
Khai Sáng hướng đến trình bày trật tự nằm dưới vẻ hỗn loạn của thế giới,
những nhà lãng mạn lại bị lôi cuốn bởi “tâm linh” ẩn khuất bên trong vạn vật.
Thời đại Khai Sáng tỏ ra bài tôn giáo hoặc không tôn giáo, trong khi đó,
những nhà lãng mạn là những người rất sùng đạo, ngay cả khi họ khinh
thường những lễ nghi có tính quy ước của Thiên Chúa Giáo [Xem 3, tr.717].
Chủ nghĩa lãng mạn được thể hiện trong hầu hết các lĩnh vực văn hóa
như: văn học, triết học, tơn giáo,…Đối với văn học có hàng loạt những tác gia
văn học nổi tiếng như: Alphonse de Lamartine (1790 – 1869) những sáng tác
của ông là vẻ đẹp của hồ Bourget và những ý tưởng về vĩnh hằng; hay
Giacomo Leopardi (1798 – 1837) với Dạ khúc người chăn cừu lang thang của
châu Á;…đặc biệt là những tác phẩm của Alexander Pushkin (1799 – 1837),
Adam Mickiewicz (1798 – 1855), và J.W.Goethe các tác phẩm của những tác
gia này có sự kết hợp giữa cổ điển và lãng mạn thành một tổng thể khó có thể
phân định để xếp vào cổ điển hay lãng mạn. Triết học trong thời kỳ này xuất
hiện nhiều nhà triết học, đặc biệt là G.W.F.Hegel (1770 – 1831) và những
người theo trường phái của ông đã tạo ra sự tranh luận rộng khắp ở châu Âu.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều triết gia đã dần nhận ra mặt trái của
tiến bộ kỹ thuật, thơng qua những tác phẩm khác nhau, với những khía cạnh
khác nhau. Các đại biểu với quan điểm nhân văn đã bày tỏ sự quan tâm không
những tới những vấn đề do tiến bộ khoa học – kỹ thuật sinh ra (như vấn đề hạt
nhân và sinh thái) mà chủ yếu quan tâm tới một thực tế là con người có nguy
cơ đánh mất bộ mặt của riêng mình khi đối diện với sức mạnh kỹ thuật. Nói
cách khác, tin tưởng vào sức mạnh toàn năng của những thành tựu kỹ thuật,

con người có thể vơ tình đánh mất những giá trị nhân văn, như năng lực thấu
hiểu và đồng cảm với người thân, khái niệm về cái thiện và ác, điều này kéo
theo sự phi nhân văn hóa quan hệ của xã hội và quan hệ của cá nhân với nhau.
17


Nguy cơ như vậy là hoàn toàn hiện thực và có thể nhận thấy tính hiện thực của
nó ở khắp nơi. Chúng ta nhận thấy đa số các nhà triết học phương Tây hiện đại
đều bảo vệ và thực hiện cách tiếp cận nhân văn trong tác phẩm của mình [Xem
22, tr.21–22]. Ở giai đoạn này, tôn giáo sau một thời gian lắng xuống cũng bắt
đầu có sự hồi sinh. Nhiều nước ở châu Âu ngồi đạo Cơng giáo vốn đã được
thừa nhận, đạo Tin Lành, Do thái giáo sau một thời gian bị pháp luật cấm đoán
cũng đã được chấp nhận ở nhiều nơi. Ở Đức, quê hương của Erich Fromm,
giáo lý đạo Tin Lành của Luther và Calvin đã cho thấy sự nổi trội và dần cuốn
hút được đông đảo các tầng lớp tin theo, đặc biệt là tầng lớp trung lưu. Khoa
học công nghệ phát triển, dẫn đến q trình tập trung hóa sản xuất, đại đa số
quần chúng hoặc là tập hợp dưới sự chỉ đạo của một bộ phận nhỏ các nhà tư
sản, sự khủng hoảng của kinh tế dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới; mà
trong chiến tranh người lính phải ln ln tuân thủ tuyệt đối người chỉ huy ở
chiến trường. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn trong quá trình giáo dục: ngay
từ lúc cịn nhỏ, trẻ em ln được dạy lặp đi lặp lại một vấn đề nào đó. Cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thơng, cơng việc bn bán hàng
hóa cũng phát triển đến một mức độ nhất định. Những nhà Marketing bán hàng
hóa của mình thơng qua việc quảng cáo liên tục trên các kênh truyền thông và
được lặp đi lặp lại hàng ngày làm cho con người trong xã hội hiện đại khơng
kịp suy nghĩ theo cách nghĩ của mình. Con người trong xã hội hiện đại bị đánh
mất mình khơng cịn suy nghĩ theo cách riêng của mình mà theo những lối suy
nghĩ vốn có ở bên ngồi. Con người khơng cịn khẳng định được chính mình
nữa và đã biến thành con người đại chúng. Theo Ortecga I Gasset: “Con người
đại chúng là người khơng thể đánh giá mình từ mặt tốt cũng như từ mặt xấu, là

người cảm thấy mình “như tất cả mọi người” và hồn tồn khơng thấy đau khổ
vì điều đó. Con người đại chúng khơng tự địi hởi nhiều ở mình. Khơng cố
gắng tự hồn thiện, khơng thích tự làm cho cuộc sống trở nên phức tạp. Nó
thích sống kiểu nước chảy bèo trơi. Nó giải quyết khá tốt vấn đề vật chất của
mình. Nó có thói quen khơng dựa vào một quyền uy tinh thần nào, ngoài quyền
18


uy của bản thân. Xét từ góc độ trí tuệ, con người đại chúng là người khi giải
quyết một vấn đề trí tuệ nào đó thì thỏa mãn với tư tưởng nảy sinh đầu tiên
trong đầu” [Dẫn theo 22, tr.31]. Hàng loạt các nhà tư tưởng ở giai đoạn này đã
phê phán xã hội hiện đại - xã hội công nghiệp làm cho con người tự đánh mất
mình. Theo C.Mác, việc người công nhân không nhận được những giá trị trong
những sản phẩm mà mình làm ra mà bị nhà tư sản chiếm đoạt gọi đó là “tha
hóa trong lao động” và C.Mác kêu gọi đại đa số quần chúng đoạt lại giá trị sản
phẩm của mình bằng cách mạng. Trong khi đó, Freud lại xem xét tha hóa ở góc
độ tâm thần. Freud khám phá ra cái vơ thức và sự tương tác giữa cái vô thức
với cái ý thức và cái siêu ý thức. Hiện tượng cái vô thức bị cái ý thức và cái
siêu ý thức kìm hãm dẫn đến những bệnh tâm thần ở con người đã được Erich
Fromm và những người thuộc trường phái Frankfurt kế thừa và phát triển.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho cách thức tổ chức sản xuất
thay đổi, dẫn đến những biến đổi về cơ cấu giai cấp trong xã hội. Châu Âu lúc
này xuất hiện những giai cấp mới bên cạnh những giai cấp vốn có là nơng dân
và địa chủ, trong số đó, nổi bật nhất là giai cấp tư sản và vô sản. Giai cấp tư
sản là những người có tài sản họ tổ chức sản xuất theo cách tập trung những
người vô sản lại và vận hành theo những dây chuyền máy móc nhất định. Giai
cấp tư sản bắt những người vô sản làm việc nhiều tiếng đồng hồ trong một
ngày dẫn đến người lao động khơng có thời gian để nghỉ ngơi tái sản xuất sức
lao động. Mục đích của giai cấp tư sản là lợi nhuận, ngồi lợi nhuận ra họ
khơng còn quan tâm đến những yếu tố khác trong xã hội: “ không giống như

địa tô và tiền công, tỷ suất lợi nhuận không tăng lên cùng với sự phồn vinh
của xã hội và không hạ xuống cùng với sự suy sụp của xã hội” [35, tr.94]. Sự
bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã làm cho phong trào đấu tranh của công nhân
không những diễn ra ở Đức mà còn diễn ra ở khắp châu Âu trong thời gian
cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Đồng thời, những cuộc khủng hoảng kinh tế
và chiến tranh đã làm cho nước Đức cũng như châu Âu có rất nhiều xáo trộn.

19


Tóm lại, cùng với sự phát triển của kinh tế - chính trị, lĩnh vực văn hóa
– xã hội của châu Âu cũng có nhiều thay đổi. Hầu hết các lĩnh vực văn hóa
của châu Âu trong giai đoạn này đều phát triển hơn giai đoạn trước, hoặc là ca
ngợi cho việc thống trị của giai cấp tư sản, hoặc tìm ra những hạn chế của chủ
nghĩa tư bản mà đặc biệt là văn hóa đại chúng. Về mặt xã hội, ở giai đoạn này
do sự tập trung hóa sản xuất nên trong xã hội mâu thuẫn về mặt lợi ích, dẫn
đến nhiều cuộc đấu tranh đòi lại lợi ích mà đặc biệt là các cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản. Giai đoạn này có rất nhiều xáo trộn
nên có nhiều các nhà tư tưởng lớn, trong đó có Erich Fromm.
1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng tự do của Erich Fromm
1.2.1. Phân tâm học Freud
Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud; sinh ngày 6
tháng 5 năm 1856 – mất ngày 23 tháng 9 năm 1939) nguyên là một bác sĩ về
thần kinh và tâm lý, Freud sinh ra trong một gia đình người Do Thái. Quê
hương ông là thành phố Freiberg (sau đổi tên là Pribor), một thành phố nhỏ
thuộc vùng Moravia nằm gần biên giới với Ba Lan, trước đây thuộc Áo, nay
thuộc cộng hòa Séc. Ơng được cơng nhận là người đặt nền móng và phát triển
lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết về
phân tâm học của ơng cịn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh
hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp

điều trị khác, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh
hưởng lớn trong thế kỷ XX.
Có nhà phê bình đã nhận xét về Freud như sau: “đối với nhân loại thì
với sự phổ biến học thuyết này, Freud đã nổi bật như một kẻ phá bĩnh vĩ đại
hơn hết trong lịch sử tư tưởng loài người. Ông ta đã biến đổi sự giễu cợt và
những niềm vui nhẹ nhàng của con người thành những hiện tượng dồn ép, bí
hiểm và sâu thẳm đã tìm thấy thù hận trong cội dễ yêu thương, ác ý ngay
trong lòng âu yếm, loạn luân trong tình yêu phụ mẫu và con cái, tội lỗi trong
đại lượng và sự căm hờn dồn ép của một người cha như là một của thừa tự
20


hiển nhiên của nhân loại” [dẫn theo 3, tr. 250]. Xuất phát từ một phương pháp
trị bệnh rối loạn thần kinh đặc biệt, Freud đã đề xuất phép trị liệu phân tâm
học bằng sự sử dụng liên tưởng, mộng để phân tích những động lực mạnh gây
bệnh. Về sau phân tâm học trở thành chủ nghĩa Freud và đề xuất hai bản năng
gốc là "bản năng tình dục" và "bản năng chết", xem đó là nguyên động lực chi
phối tiến trình lịch sử nhân loại. Sau này, một số nhà tư tưởng đã kế thừa và
phát triển học thuyết của Freud hình thành chủ nghĩa Freud mới với các đại
biểu chính là E. Fromn, K. Horney v.v...
Một số tác phẩm chính thể hiện tư tưởng của Freud như: Vật tổ và cấm
kỵ (1913); Bàn về lịch sử phong trào phân tâm học (1914); Nhập mơn phân
tâm học (1917); Ở phía bên kia nguyên tắc khoái lạc (1920); Nguyên tắc siêu
việt và khối lạc (1920); Bất mãn với văn hóa (1920); Tâm lý học tập thể và
phân tích bản ngã (1921); Tự ngã, bản ngã (1923); Tương lai của một ảo
tưởng (1924); Sự bất ổn của nền văn minh (1930);…
Trong phân tâm học Freud ta thấy ông đề cập đến nhiều vấn đề song
nổi bật hơn cả là vấn đề bàn về cõi vô thức và mà sau này Erich Fromm đã kế
thừa.
Trong phân tâm học của Freud, ông đề cập đến nhiều vấn đề, nhưng nổi

bật hơn cả là bàn về cõi vô thức mà sau này Erich Fromm đã kế thừa. Theo
Freud, hoạt động tâm thần của mỗi cá nhân con người tồn tại ba dạng là: cái
vô thức (tự ngã), cái ý thức (bản ngã), siêu ý thức (siêu ngã). Trong đó, cái vơ
thức là quan trọng nhất, vô thức là cái ẩn chứa bên trong tầng sâu của con
người, vô thức điều khiển mọi hoạt động của con người, nó chứa đựng những
ham muốn đầy quyền năng và những ham muốn này tồn tại toàn bộ bên ngoài
trạng thái ý thức nhưng lại chịu trách nhiệm cho toàn bộ những hành vi quan
trọng của con người. Nội dung của nó hầu như khơng tiếp cận được vào bên
trong sự nhận thức, nơi chúng sẽ hợp thành một sự nguy hiểm về tâm lý thực
sự cho cá nhân. Chỉ trong một trạng thái tượng trưng được lưu ý chu đáo, bất
kỳ một dữ kiện nào bắt nguồn từ vô thức mới vào được nhận thức. Tuy nhiên,
21


vô thức là người quyết định tối thượng tất cả các hành vi – là kho chứa của
những động cơ, những ước nguyện, mong muốn, bốc đồng, xung đột, quá
trình xử lý, và những động lực được xem như để hợp thành những nguyên do
chính cho hành động của con người. Con đường giữa hành vi tư duy ý thức và
những q trình tâm thần vơ thức có thể khó khăn và trắc trở để hiểu được,
nhưng nó lại rất quan trọng.
Vô thức vô cùng quan trọng quyết định mọi hành vi của con người, nó
hoạt động theo hai phương thức khác nhau có thể được thăng hoa, có thể bị
lấn át. Vô thức tồn tại trong mỗi con người, khi bị cái ý thức và cái siêu ý thức
kìm chế, điều khiển cái vô thức cho phù hợp với mơi trường bên ngồi. Một
mặt, vơ thức khơng chịu sự cưỡng ép của ý thức và siêu ý thức dẫn đến hiện
tượng mà Freud gọi là “thăng hoa”, thể hiện sự sáng tạo trong văn hóa. Mặt
khác, vơ thức bị lấn át của cái ý thức và cái siêu ý thức, dẫn đến con người bị
loạn thần kinh. Tuy nhiên, vơ thức khơng vì thế mà biến mất. Nó trở thành
nguồn gốc sinh ra tính hiếu chiến. Theo Freud, vơ thức có bản chất nguyên sơ
ở mỗi người và nó thường khơng tn theo một tổ chức nào, nó cần sự kiểm

soát chặt chẽ của ý thức để phù hợp với những hoạt động trong mơi trường
bên ngồi: “bản ngã hành động để trì hỗn sự thỏa mãn của một bản năng vô
thức bốc đồng cho tới khi một đối tượng thích hợp được định vị trong mơi
trường bên ngồi” [43, tr.62-63]. Sự kiểm soát của ý thức được thực hiện theo
nguyên tắc, mà theo Freud, đó là nguyên lý duy thực và sự kiểm tra duy thực
của kế hoạch đó.
Như vậy, mối quan hệ giữa vơ thức và bản ngã là mối quan hệ đối
kháng, đầu tiên bản ngã xuất hiện từ những xung động bản năng và thỏa mãn
những ham muốn của bản năng, nó cũng ngăn ngừa những ham muốn của bản
năng gây hại cho cá nhân. Do vậy, bản ngã vừa thỏa mãn vừa ngăn chặn chọn
lọc những ham muốn của xung động bản năng, mục đích của bản ngã là giúp
cho cá nhân sống khỏe mạnh và duy trì nịi giống. Ngồi hai yếu tố trên, yếu
tố thứ ba đó là siêu ý thức (siêu ngã). Cái siêu ngã là những cái ở bên ngoài
22


ln tìm cách kìm hãm sự vơ tổ chức của cái vơ thức: “cái cấm đốn và các
quy định xã hội đã được nắm bắt, thể hiện trực tiếp ở cái mà chúng ta gọi là
“tiếng nói của lương tâm”, ở nỗi sợ hãi, ở cảm giác tội lỗi xâm chiếm chúng
ta khi chúng ta xâm phạm các điều cấm kỵ (taboo) của xã hội. Thang bậc này
là hệ quả của thời thơ ấu kéo dài, của sự lệ thuộc vào cha mẹ, của sự giáo dục
trong gia đình, trong truyền thống, tại trường học và các thiết chế xã hội
khác” [21, tr.67–68]. Cái siêu ngã bản chất của nó là những yếu tố ở bên
ngoài mà đứa trẻ được giáo dục có thể thơng qua sự giáo dục của bố mẹ,
thông qua nhà trường, dư luận xã hội, hay sự quy định của pháp luật.
Qua tìm hiểu về Freud và học thuyết của ông, chúng ta nhận thấy
những giá trị mà Fromm đã kế thừa để xây dựng nên học thuyết tự do của
mình, đó là:
Thứ nhất, Erich Fromm phân tích tính cách xã hội dựa trên những
khám phá nền tảng của Freud, đặc biệt là sự vận hành của vô thức và tác động

của ngoại cảnh đối với vô thức.
Thứ hai, thông qua sự tác động qua lại giữa ba yếu tố cái vô thức, cái ý
thức và cái siêu ý thức trong đó cái vơ thức giữ vai trò đặc biệt quan trọng:
“bản năng tự nhiên của con người vốn được những nhà tâm lý học trước đây
thừa nhận, quan điểm của Freud về bản chất con người thực chất là sự phản
ánh những thúc bách quan trọng nhất được nhìn thấy nơi con người hiện đại.
Đối với Freud, mỗi cá nhân trong học thuyết của ông đại diện cho “con
người” trong xã hội hiện đại được nhìn nhận như là những thơi thúc miên viễn
đã bắt dễ sâu trong cấu trúc sinh học của con người” [16, tr.13]. Cái vô thức
luôn bị cái siêu ý thức và sự sàng lọc của cái ý thức trước khi thể hiện tính
cách của con người ra xã hội. Cho nên, cái vơ thức ln tìm cách để thỏa
mãn: “các cá nhân bước vào các mối quan hệ với những “đối tượng” khác. Do
vậy, những người khác luôn luôn là một phương tiện để đạt tới cứu cánh, đó
là sự thỏa mãn những thơi thúc mà tự nó đã bén dễ trong mỗi cá nhân trước
khi anh ta bước vào mối quan hệ với người khác” [16, tr.15]. Tuy nhiên, Erich
23


Fromm đánh giá Freud có những hạn chế nhất định trong học thuyết của mình
khi đã coi nhẹ xã hội mà đề cao quá mức vô thức. Freud coi xã hội như là
những yếu tố tĩnh: “sự phân tích đưa ra trong quyển sách này dựa trên giả
định rằng vấn đề mấu chốt của tâm lý học là mối liên hệ độc đáo của con
người đối với thế giới và không phải là vấn đề thỏa mãn hay không thỏa mãn
điều này điều nọ của nhu cầu tự bản năng; đồng thời giả định quan hệ giữa
con người và xã hội không phải là quan hệ tĩnh” [16, tr.15-16]. Tâm lý học
của Fromm không chỉ thuần túy nghiên cứu về tâm lý con người, mà nghiên
cứu con người dưới sự tác động của xã hội. Ông cho rằng: “xã hội khơng chỉ
có chức năng kìm hãm – mặc dù nó có chức năng đó khá lớn – mà nó cịn có
chức năng sáng tạo” [16, tr.16]. Fromm chỉ ra sự khác biệt giữa những nghiên
cứu của ông so với Freud là ở chỗ, tâm lý mỗi con người luôn thay đổi khi các

điều kiện kinh tế xã hội thay đổi: “con người không những là sản phẩm của
lịch sử - mà còn là chủ thể làm nên lịch sử. Câu trả lời cho vấn đề này dường
như trái ngược với phạm vi nghiên cứu của tâm lý học xã hội. Nó khơng
những chỉ ra phương cách và niềm say mê, nỗi khát khao, những mối bận tâm
thay đổi và phát triển như một kết quả của tiến trình xã hội, mà cịn cho thấy
phương thế mà vì lẽ đó ý chí con người tác động vào bằng một hình thái riêng
đã trở thành những sức mạnh sản sinh, nhào nặn nên tiến trình xã hội” [16,
tr.17]. Ngồi việc kế thừa và phát triển Phân tâm học Freud, Phân tâm học của
Erich Fromm còn kế thừa của chủ nghĩa Mác trong việc phân tích xã hội và
coi xã hội có ảnh hưởng trực tiếp nên tính cách của con người.
1.2.2. Chủ nghĩa Mác - Freud
Chủ nghĩa Mác - Freud đây là một thử nghiệm của Erich Fromm, ơng
tích hợp giữa học thuyết Mác và học thuyết của Freud. Chủ nghĩa Mác –
Freud là một phương án nằm trong rất nhiều phương án tích hợp của chủ
nghĩa Mác mới. Chủ nghĩa Mác mới được hiểu là: “tổng thể những quan điểm
triết học xã hội và kinh tế học mang tính cách tân xuất hiện cuối thế kỷ XIX –
thế kỷ XX ở bên trong truyền thống tư tưởng bắt nguồn từ Mác, tự đem mình
24


đối lập với chủ nghĩa Mác chính thống được đại diện bởi Ăngghen, Causky,
Plekhanov, cũng như bởi Lênin, Stalin” [26, tr.12 – 13]. Tên gọi chủ nghĩa
Mác mới xuất hiện với tư cách là một thuật ngữ chuyên sâu vào những năm
20 của thế kỷ XX. Đầu tiên những người theo chủ nghĩa Mác mới có xu
hướng hợp nhất giữa lý thuyết phê phán của C.Mác với chủ nghĩa hiện sinh:
“ngay trong tác phẩm triết học đầu tay của Marcuse (Lược khảo hiện tượng
học về chủ nghĩa duy vật lịch sử và bài viết Về triết học cụ thể), chúng ta đã
bắt gặp thử nghiệm đầu tiên trong việc hợp nhất các quan điểm của Mác và
Heidegger. Tác phẩm thứ nhất nêu trên của Marcuse chỉ đề cập đến cuốn sách
Tồn tại và thời gian của Heidegger mới xuất bản khi đó, phân tích lý giải về

“hiện tượng lịch sử” được Heidegger nghiên cứu như một trong những tư
tưởng cơ bản của triết học hiện sinh. Lên tiếng chống lại luận giải mang tính
máy móc về chủ nghĩa duy vật lịch sử, Marcuse luận giải triết học lịch sử của
Mác như lý luận về “khả năng lịch sử của hành động cấp tiến có nhiệm vụ
giải phóng hiện thực mới cần thiết cho việc hiện thực hóa con người tồn vẹn.
Đại diện của nó là con người xã hội hữu thức, lĩnh vực hoạt động duy nhất
của nó là lịch sử đang bộc lộ ra như nội dung cơ bản của hiện sinh người” [26,
tr. 32 – 33]. Sau đó, Marcuse còn hai lần xét lại chủ nghĩa Mác, lần một vào
khoảng những năm 1928 – 1932, khi đưa ra lý luận “phủ định hiện tại” như
tiền thân của “phép biện chứng phủ định” của Adorno ở những năm 60. Ông
cho rằng cần phải thay thế lý luận Mác về cách mạng vô sản bằng quan niệm
chủ nghĩa hiện sinh về “phủ định lịch sử”, tầng lớp trí thức chống lại chủ
nghĩa tư bản độc. Lần thứ hai Marcuse xét lại “chủ nghĩa Mác là trong tác
phẩm Những cội nguồn mới để luận chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận
giải các bản thảo lần đầu tiên được công bố của Mác. Dựa vào Bản thảo kinh
tế - triết học năm 1844 lần đầu tiên được công bố, Marcuse yêu cầu xét lại
khái niệm về triết học Mác dưới ánh sáng của tác phẩm này. Ông cố thay thế
cách tiếp cận giai cấp của Mác bằng cách tiếp cận triết học hiện sinh, quy tất
cả mọi mâu thuẫn của xã hội tư bản chủ nghĩa về tha hóa” [26, tr.34].
25


×