Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) khảo sát truyền thuyết và lễ hội đinh lê ở ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.54 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GIANG THỊ THU PHƯƠNG

KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT
VÀ LỄ HỘI ĐINH LÊ Ở NINH BÌNH
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 36

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Chí Quế

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GIANG THỊ THU PHƯƠNG

KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT
VÀ LỄ HỘI ĐINH LÊ Ở NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2012
0979162328



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đinh Tiên Hồng và Lê Đại Hành là những vị anh hùng dân tộc có
cơng lớn trong việc mở ra một kỉ ngun mới cho đất nước ta. Đó là kỉ
nguyên độc lập, tự chủ và phục hưng dân tộc. Từ lịch sử, các vị vua “khai sơn
phá thạch” đã bước thẳng vào trong đời sống văn hoá, văn nghệ của quần
chúng nhân dân, trong ánh hào quang của niềm ngưỡng mộ chân thành. Mặc
dù những đóng góp đối với sự chuyển biến của lịch sử của hai vua đầu triều
Đinh, Lê là rất lớn và những vấn đề lịch sử, văn hoá thời Đinh – tiền Lê cịn
có khá nhiều vấn đề thú vị nhưng những cơng trình khoa học nghiên cứu
chun sâu lại cịn khá ít ỏi, sơ lược, nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ.
Tôi vô cùng tự hào là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hoa
Lư anh hùng, văn hố. Dường như mỗi ngọn núi, mỗi dịng sơng nơi đây đều
in bóng những chiến cơng oai hùng của các anh hùng lịch sử. Từ thuở còn cắp
sách tới trường, mỗi chúng tôi đều luôn nhộn nhịp, háo hức theo những tiếng
trống, tiếng kèn, tiếng thanh la, tiếng não bạt… của các đám rước trong lễ hội
Trường Yên. Đó khơng chỉ là một sự chờ đợi cái khơng khí vui vẻ náo nhiệt
của hội lễ mà cịn ẩn chứa cả một lịng thành kính và niềm tự hào vơ bờ bến.
Viết và tìm hiểu về hai vị vua đầu triều Đinh – tiền Lê, về những sinh hoạt
văn hố nơi đây cũng chính là một nén tâm hương của người viết đối với các
vị anh hùng trên quê hương mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết dân gian nói chung
Trong kho tàng văn học dân gian, truyền thuyết là thể loại có vị trí quan
trọng. Với cách huyền thoại hoá lịch sử để lưu giữ kí ức cộng đồng, truyền
thuyết đã có những đặc điểm nội dung và nghệ thuật hết sức đặc biệt. Tuy
nhiên ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, việc nghiên cúu truyền
thuyết thường vấp phải một khó khăn là sự phân chia ranh giới giữa truyền
1



thuyết với các thể loại tự sự dân gian gần gũi như thần thoại và cổ tích. Thậm
chí ở Việt Nam có khi truyền thuyết khơng được cơng nhận là một thể loại văn
học dân gian. Cho đến nay, với việc sưu tầm được nhiều tư liệu cùng với nỗ lực
của các nhà nghiên cứu cũng như quá trình tiếp thu thành tựu của truyền thuyết
học thế giới, truyền thuyết ở Việt Nam đã được công nhận là thể loại văn học
dân gian. Có thể chia việc nghiên cứu truyền thuyết thành hai giai đoạn: giai
đoạn trước cách mạng Tháng Tám và giai đoạn sau cách mạng Tháng Tám.
2.1.1. Giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám
 Giai đoạn trước thế kỉ XVIII, XIX
Ở nước ta, thuật ngữ truyền thuyết và việc giới thuyết thuật ngữ ra đời
khá muộn. Nghiên cứu dòng lịch sử, ta thấy một thực tế là, khi các sáng tác văn
học được ghi lại bằng văn tự và đã có những thành tựu rực rỡ (đời Lý) thì vẫn
chưa có những chứng cớ văn bản nghiên cứu văn học. Theo tác giả Trần Băng
Thanh môn nghiên cứu văn học phát triển chậm. Suốt đời Lý chưa có hoạt
động nào chứng tỏ người đương thời đã quan tâm đến ngành khoa học này mặc
dù triều đình đã chú ý đến việc viết sử, vẽ địa đồ và các trung tâm Phật giáo,
các thiền viện, việc khảo cứu triết học thiền đã rất sôi nổi, thịnh đạt. Các tác giả
đều nhất trí rằng, ý thức nghiên cứu văn học trung đại bắt đầu từ việc sưu tầm,
biên soạn, chỉnh lí hai tập sách là Việt điện U linh tập và Lĩnh Nam chích qi.
Đây là hai tập sách có ghi chép nhiều truyền thuyết dân gian lại có thêm phần
khảo cứu và là hai cơng trình đầu tiên đã đặt nền móng nghiên cứu truyền
thuyết. Tuy nhiên, cịn là quá sớm khi nói đến việc xuất hiện thuật ngữ truyền
thuyết cũng như ý thức nó là một thể loại. Trong suốt hành trình nghiên cứu
văn học trung đại, cũng theo tác giả Trần Băng Thanh, nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào việc bình phẩm, xướng hoạ và đưa ra quan niệm về thơ, quan niệm
về sự phản ánh của văn học và việc khảo cứu văn bản của các giai đoạn văn
học trước đó. Các tập tăng bổ, hiệu bình Việt điện U linh và Lĩnh Nam chích
qi cũng chỉ là một sự tiếp tục mang dấu ấn tư liệu mà thôi.


2


 Nửa đầu thế kỉ XX
Sang đến đầu thế kỉ XX, việc nghiên cứu truyền thuyết vẫn khơng có
nhiều chuyển biến. Những cơng trình sưu tầm, biên soạn cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX như Truyện khôi hài (1882, Huỳnh Tịnh Của), Truyện Đời xưa
(1886, Trương Vĩnh Kí), nửa đầu thế kỉ XX như truyện cổ nước Nam (1932 –
1934, Nguyễn Văn Ngọc) đều chưa có ý thức rõ rệt về các thể loại tự sự dân
gian. Ngay đến cả cơng trình nghiên cứu cơng phu là Văn học sử yếu (1941)
của Dương Quảng Hàm cũng chưa có thuật ngữ truyền thuyết. Trong cuốn
sách của mình, ở thiên “văn chương truyền khẩu” chương “văn chương bình
dân”, Dương Quảng Hàm mới chỉ đề cập tới ca dao, tục ngữ, thành ngữ,
phương ngơn, câu ví. Có lẽ phải đến năm 1942, với sự ra đời của Việt Nam cổ
văn học sử của Nguyễn Đổng Chi thì việc phân loại truyện dân gian mới được
chú ý. Tác giả Nguyễn Đổng Chi đã chia truyện đời xưa thành ba loại: thần
thoại, chuyện thần qi, chuyện vặt. Trong sự phân tích của ơng, có thể thấy
bóng dáng của truyền thuyết trong loại chuyện thần quái, và ở đây thuật ngữ
truyền thuyết vẫn chưa được đặt tên cho một thể loại.
Cũng vào nửa đầu thế kỉ XX, các bài viết của tác giả Phục Ba, Nhàn
Vân Đình (trên tạp chí Nam Phong) chưa nhắc đến thuật ngữ truyền thuyết
mà mới chỉ kể lại một số câu chuyện về các nhân vật lịch sử như Lê Phụng
Hiểu, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Lợi… và trong khi kể đã gọt
hết yếu tố thần kì, chỉ chú trọng yếu tố lịch sử (trang 486 – 492, 31 – 34). Cịn
trên tạp chí Tri Tân, tác giả Đào Duy Anh đã dùng thuật ngữ truyền thuyết và
trong khi phân tích các truyện đã đụng chạm đến một vấn đề lí luận mấu chốt
là mối quan hệ giữa yếu tố hoang đường và sự thật lịch sử trong truyền thuyết.
Tác giả đề cập rằng sách xưa của người Trung Quốc không chép việc Triệu
Đà đánh An Dương Vương để chiếm Tượng Quân nhưng cứ truyền thuyết ấy,
nếu ta bỏ đi những yếu tố hoang đường thì cũng còn lại cái kỉ niệm của một

cuộc chiến tranh hẳn có. Cịn tác giả Hoa Bằng thì chú ý đến truyền thuyết
dân gian, dùng nó để cải chính lại chi tiết trong sử sách. Tuy chỉ là những bài
3


viết lẻ tẻ nhưng những cảm nhận của hai ông có thể coi là những gợi ý bước
đầu cho những người đi sau.
2.1.2. Giai đoạn sau cách mạng Tháng Tám
 Những năm 50 của thế kỉ XX
Phải đến những năm sau Cách mạng tháng 8, việc nghiên cứu văn học
dân gian mới được đưa lên một bước mới. Một loạt cơng trình nghiên cứu có
tầm cỡ liên tiếp ra đời như: Lược khảo về thần thoại Việt Nam (1950, Nguyễn
Đổng Chi), Truyện cổ tích Việt Nam (1955, Vũ Ngọc Phan), Kho tàng truyện
cổ tích Việt Nam (1958, Nguyễn Đổng Chi), Lược Thảo lịch sử văn học Việt
Nam (1957, Nguyễn Đổng Chi, Văn Tân, Hồng Phong)… Đến đây, truyền
thuyết đã được công nhận về mặt thuật ngữ. Nhưng dù thuật ngữ được thừa
nhận nhưng hầu hết các tác giả chưa tách thể loại truyền thuyết ra một cách
riêng biệt mà vẫn để chung trong kho tàng tự sự dân gian. Ở chương Chuyện
đời xưa trong cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam các tác giả nhóm Lê
Q Đơn đã để truyền thuyết vào cùng nhóm với cổ tích. Tác giả cho rằng
truyền thuyết là tất cả những chuyện lưu hành trong dân gian có thật xảy ra
khơng thì khơng có gì bảo đảm. Như vậy có nhiều truyền thuyết lịch sử mà
cũng có nhiều truyền thuyết khác hoặc dính dáng về một đặc điểm địa lí
(chuyện nàng Tơ Thị, chuyện núi Vọng Phu…) hoặc kể lại gốc tích một sự
vật gì (chuyện nàng Tơ Thị, chuyện núi Vọng Phu…) hoặc giải thích những
phong tục tập qn, hoặc nói về sự tích các nghề nghiệp và tất cả những
chuyện kì lạ khác. Trong cơng trình này, các tác giả đã phân biệt ranh giới
thần thoại và truyền thuyết, cho rằng, truyền thuyết là những truyện dân gian
có thể có thực, cịn thần thoại là những chuyện tưởng tượng hồn tồn, trong
khi đó, việc chỉ ra ranh giới giữa truyền thuyết và truyện cổ tích thì cơng trình

cịn tỏ ra lúng túng.
Điều này hẳn có lí do từ trong thực tế tác phẩm truyện dân gian. Trong
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi đã có những kiến giải

4


khá thuyết phục về ranh giới truyền thuyết và truyện cổ tích dưới góc độ xem
xét truyền thuyết như một thể loại văn học dân gian. Ông đã chỉ ra sự bất cập
khi xác định thể loại truyền thuyết Việt Nam theo những tiêu chí phân loại
của nước ngồi và những khó khăn khi tách bạch truyền thuyết và truyện cổ
tích ở Việt Nam. Xét q trình hình thành và phát triển của truyền thuyết, ông
cho rằng, truyền thuyết mới chỉ tồn tại ở dạng mẩu chuyện chứ chưa thành
câu chuyện và nếu phát triển hồn chỉnh thì truyền thuyết có thể trở thành
thần thoại hoặc cổ tích. Xét góc độ kết cấu của truyền thuyết, nhận định này
có sức thuyết phục không phải chỉ đối với truyền thuyết Việt Nam mà cịn có
sự gặp gỡ với việc nghiên cứu truyền thuyết ở một số nước. Từ đó tác giả cho
rằng nếu truyền thuyết có thể đứng được thành một thể loại riêng biệt thì phải
gồm những truyện xưa chuyện nói về anh hùng lực sĩ trong thời khuyết sử và
thời Bắc thuộc đã được kì vĩ hố, thần thánh hố. Đây có thể nói là một mảng
rất quan trọng trong truyền thuyết, song coi nó là tồn bộ truyền thuyết dân
gian Việt Nam thì e rằng đã thu hẹp phạm vi truyền thuyết.
Trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi lại có dịp
viết về truyền thuyết. Ở phần “truyện truyền miệng”, tuy vẫn để chung với
thần thoại nhưng tác giả đã có những tìm tịi về bản chất thể loại truyền
thuyết. Ông đã từ những truyện cụ thể để nhận xét những đặc điểm nội dung,
thời đại hình thành truyền thuyết và sự thay đổi bộ mặt truyền thuyết qua việc
ghi chép ở nhiều thời đại. Ông nhận định rằng xét về đề tài truyền thuyết, có
thể phỏng đốn rằng, truyền thuyết xuất hiện sau thần thoại. Truyền thuyết là
những truyện lịch sử chỉ có thể có khi con người đã có ý thức về lịch sử của

mình, về đất đai và xứ sở của mình. Đây có thể coi là một bước tiến với chính
ơng vì trong Kho tàng truyện cổ tích việt Nam ông cho rằng thần thoại và
truyền thuyết không có sự khác nhau về nội dung và nghệ thuật.
Nhưng nhận xét về nội dung truyền thuyết, về sự thay đổi của truyền
thuyết qua các thời kì theo các tác giả chỉ mới là những phỏng đốn trên cơ
sở phân tích một số truyền thuyết quen thuộc nhưng so với sự trống vắng
5


của lí luận thể loại trước đó. Thành tựu của các bộ Lược thảo lịch sử văn học
Việt Nam, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và Sơ khảo lịch sử văn học Việt
Nam có thể coi là những đột phá quan trọng trong việc nghiên cứu truyền
thuyết ở góc độ thể loại. Nó xứng đáng là những viên gạch đặt nền móng
cho những bước tiến tiếp theo trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thuyết dân
gian ở Việt Nam.
 Những năm 60 của thế kỉ XX
Đây là khoảng thời gian mà vấn đề truyền thuyết đã thu hút sự quan
tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu. Trước hết phải kể đến cuộc tranh luận
về Truyện Mị Châu - Trọng Thuỷ trên Tập san nghiên cứu văn học diễn ra từ
tháng 12/1960 và tuyên bố kết thúc vào tháng 5/1961 nhưng sau đó vẫn cịn
một số bài lẻ tẻ. Cuộc tranh luận xuất phát từ mục đích cải biên truyện Mị
Châu - Trọng Thuỷ nên cần tranh luận chủ đề nào của truyện là chính: Ca
ngợi tình u thuỷ chung hay đề cao bài học cảnh giác? Từ xuất phát điểm đó,
các tác giả Thanh Việt, Song Bân, Sĩ Tiến, Hoài Anh, Trần Quốc Vượng… đã
mở rộng vấn đề tranh luận và đụng chạm đến rất nhiều vấn đề lí thuyết thể
loại. Chẳng hạn mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và truyền thuyết
được ghi chép (các tác giả Song Bân, Lê Phương Anh, Trần nghĩa), việc định
giá yếu tố sử trong truyền thuyết (các tác giả Ngọc Anh, Đào Lâm Tùng…).
Cuộc tranh luận này mới chỉ dừng lại ở những ý kiến lẻ tẻ, cảm tính, chưa giải
quyết triệt để được vấn đề gì nhưng đã cày xới lên những vấn đề ngổn ngang

của thể loại mà nếu khơng hiểu được bản chất thể loại thì khó lịng có một
cách giải thích thấu đáo những chi tiết riêng lẻ của nó. Nói cách khác, khi
chưa xác lập được hệ thống thì các yếu tố có tính chất bộ phận sẽ không được
sắp xếp theo một trật tự nào cả.
Những yếu tố ngổn ngang đó được sắp xếp vào hai hệ thống, tức là hai
luồng ý kiến trong hai cuốn giáo trình của Đại học Sư phạm và Đại học Tổng
hợp. Trong khi cuốn của Đại học Sư phạm thừa nhận có thể loại truyền thuyết
dân gian thì cuốn giáo trình của Đại học Tổng hợp lại khơng thừa nhận điều
6


này, đề nghị coi đó là thuật ngữ của sử học. Phần viết của Đỗ Bình Trị đã sắp
xếp chung thần thoại và truyền thuyết vào một chương, tuy nhiên những nét
đặc trưng thể loại chưa chưa được nói nhiều.
 Những năm 70 của thế kỷ XX
Sự ý thức về thể loại truyền thuyết phải nói là sâu sắc hơn nhiều vào
một vài năm sau đó trên Tạp chí văn học năm 1967 và được tập hợp lại cùng
một số bài viết dài hơn và sâu sắc hơn trong cuốn Truyền thống anh hùng
trong loại hình tự sự văn học dân gian Việt Nam. Ở cuốn này, hai tác giả
Đinh Gia khánh và Nguyễn Ngọc Côn vẫn dùng thuật ngữ truyện cổ tích lịch
sử để chỉ bộ phận truyện kể dân gian về các anh hùng nông dân khởi nghĩa.
Ba tác giả khác là Tầm Vu, Phan Trần, Kiều Thu Hoạch đã có những đóng
góp mới vào việc xây dựng lí thuyết thể loại truyền thuyết. Tác giả Tầm Vu
(Trần Văn Giàu), tìm hiểu truyền thống u nước thương nịi trong truyện dân
gian trên cở sở đặt vấn đề phân biệt thần thoại và truyền thuyết, phân biệt
truyền thuyết thật giả và chọn ra năm truyện đứng đầu trong kho tàng thần
thoại, truyền thuyết Việt Nam là: Họ Hồng bàng, Thần Tản Viên, Thánh
Gióng, Thần Kim Quy, Hai Bà Trưng.
Để nghiên cứu tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử, các tác
giả Phan Trần đã nêu những nhận xét sơ bộ về sự phân biệt thần thoại và

truyền thuyết.
Cơng trình Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến của tác giả
Kiều Thu Hoạch có thể nói là cơng trình cơng phu đầu tiên đặt vấn đề nghiên
cứu truyền thuyết từ góc độ thể loại. Trong cơng trình này, tác giả đã nêu lên
những vấn đề có tính chất gợi mở quan trọng về bản chất lịch sử cũng như về
đặc trưng nghệ thuật của thể loại truyền thuyết.
Cũng năm 1974, Cao Huy Đỉnh cho ra đời cuốn Tìm hiểu tiến trình văn
học dân gian Việt Nam mà trong đó, ơng có một chương nhan đề là dịng tự
sự lịch sử với nền độc lập nước nhà và những gương cơng đức tài trí từ An

7


Dương Vương đến đầu Lê. Những nét nổi bật trong chương này là sự khảo sát
truyền thuyết trên một diện rộng (tư liệu điền dã, các sách cổ và sử ca dân
gian) để khắc hoạ dòng tâm thức dân gian mà theo ơng lắm khi con người
giàu có, sống động hơn sử sách viết nhiều. Tuy nhiên ông vẫn chưa gọi đó là
thể loại truyền thuyết mà chỉ gọi tên là “dòng lịch sử” và “chuyện lịch sử”.
Những nét đặc trưng nghệ thuật chưa được chú ý đúng mức.
Năm 1978, người viết chương truyền thuyết trong giáo trình Đại học
Sư phạm cho ra mắt cuốn Nghiên cứu tiến trình văn học dân gian Việt Nam.
Trong khi bàn về sự phát triển của văn học dân gian Việt Nam, tác giả đã ba
lần nhắc đến thuật ngữ “truyền thuyết lịch sử” ở ba giai đoạn: Ngàn năm Bắc
thuộc, Quốc gia phong kiến tự chủ và khởi nghĩa nông dân. Nhưng do phải đề
cập đến cả một dòng chảy của văn học dân gian nên tác giả khó có điều kiện
dừng lại một bến bờ nào và vì vậy chưa thể đi sâu nghiên cứu bản chất thể
loại truyền thuyết.
 Những năm 80 của thế kỷ XX
Khơng có cuốn sách nào viết về thể loại truyền thuyết mà chỉ có các bài
viết đăng trên Tạp chí văn học, Văn hố dân gian, Văn hố nghệ thuật, Khảo

cổ học… Từ góc độ lí thuyết, có thể kể đến bốn bài của tác giả Bùi Quang
Thanh trên Tạp chí văn học và Tạp chí khảo cổ học. Các bài viết của tác giả
này thiên về chú ý tích sử trong các truyền thuyết dân gian mà chưa chú ý
đúng mức tới đặc trưng nghệ thuật của thể loại. Do đó, về cơ bản việc nghiên
cứu truyền thuyết như là một thể loại văn học dân gian vẫn chưa có những
bước tiến đáng kể.
 Những năm 90 của thế kỷ XX
Đến năm 1990, việc nghiên cứu truyền thuyết từ góc độ bản chất thể
loại có những khởi sắc sau hơn 10 năm chìm vào im lặng. Trước hết phải kể
đến cơng trình Giơng bão Loa thành của tác giả Đặng Văn Lung. Từ sự khảo
sát công phu các bản ghi chép, các dị bản truyền thuyết như bản chất sử trong

8


truyền thuyết, mối quan hệ giữa sử với chủ đề và kết cấu truyền thuyết, vấn đề
mơ típ, nhân vật; tác giả đã có những gợi ý rất tốt cho sự triển khai khảo sát
trên diện tư liệu rộng hơn. Đây là cơng trình mở đầu cho xu hướng khảo cứu,
phân tích một truyền thuyết qua tất cả những nguồn tư liệu có chứa đựng
truyền thuyết (thư tịch cổ, truyền thuyết truyền miệng…). Đây là một xu
hướng cần thiết để việc xây dựng lí thuyết thể loại có cơ sở chắc chắn hơn.
Năm 1990 còn là năm đánh dấu việc viết lại hai bộ Giáo trình văn học
dân gian Việt Nam của trường Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp. Trong
khi giáo trình Đại học Sư phạm phần truyền thuyết do Hồng Tiến Tựu viết
lại khơng có gì thay đổi đáng kể so với Đỗ Bình Trị viết trước đây thì giáo
trình Đại học Tổng hợp đã có sự thay đổi lớn. Trước đây như đã nói ở trên,
tác giả Đinh Gia Khánh không thừa nhận sự tồn tại của truyền thuyết mà gạt
hết sang hoặc là sử học, hoặc là cổ tích lịch sử thì sau này Giáo sư Lê Chí
Quế đã thừa nhận sự tồn tại độc lập của thể loại truyền thuyết trong kho tàng
tự sự dân gian.

Năm 1992, Chiêng Xom An có cơng bố bài viết Bàn thêm về thể loại
truyền thuyết. Bài viết này cày xới trở lại những vấn đề đặc trưng thể loại
nhưng với dung lượng một bài viết ngắn. Đây mới chỉ là sự đặt vấn đề trở lại
các luận án của Lê Kì, Nguyễn Quang Lê đã có trước đó. Các luận án của hai
tác giả này đã nghiên cứu nhiều góc độ khác nhau như mối quan hệ giữa
truyền thuyết và lễ hội, góc độ sử liệu học tuy nhiên vẫn khơng đặt mục đích
nghiên cứu đặc trưng thể loại.
Năm 2000, Nguyễn thị An trong luận án Tiến sĩ của mình (Đặc trưng
thể loại và việc văn bản hố các truyền thuyết dân gian Việt Nam) cũng đã
góp thêm một cái nhìn tương đối thú vị về đặc trưng của thể loại truyền thuyết
cũng như việc văn bản hoá các truyền thuyết dân gian Việt Nam. Năm 2001,
Lê Trường Phát xuất bản cuốn Thi pháp văn học dân gian. Đáng chú ý là năm
2006, nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam Kiều Thu Hoạch đã cho

9


xuất bản cuốn Văn học dân gian người Việt dưới góc nhìn thể loại… Điều dễ
nhận thấy là các nhà nghiên cứu văn học dân gian đang có xu hướng nghiên
cứu tìm hiểu văn học dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng từ góc
nhìn thể loại cũng như đặc trưng thi pháp của nó.
Sau một loạt cơng trình ở nhiều chặng đường nghiên cứu kể trên, cho
đến nay, việc thừa nhận sự tồn tại của thể loại truyền thuyết trong kho tàng
tự sự dân gian Việt Nam không cịn là vấn đề bàn cãi nữa. Tuy nhiên việc
tìm hiểu bản chất thể loại vẫn còn chờ đợi những cơng trình nghiên cứu
chun sâu.
2.2. Những tư liệu viết về thời Đinh Lê
Từ trước đến nay đã có một số tác giả sưu tầm, viết bài về triều đại
Đinh Lê và hai vị vua đầu triều đó. Tuy vậy số lượng bài viết nói chung khá ít
ỏi. Các bài viết cũng chỉ mới tìm hiểu được một số phương diện nào đó chứ

chưa có các cơng trình chun sâu. Các tác giả thường chỉ giành một phần
nhỏ trong cuốn sách của mình để điểm qua về sự nghiệp, cơng trạng của hai
vị vua này, hoặc có khi tìm hiểu về kiến trúc hai khu đền Đinh Lê… Có thể kể
đến một số tác giả như Nguyễn Thế Giang với cuốn Kinh đơ cũ Hoa Lư
(NXB VHDT, 1982), Nguyễn văn Trị với cuốn Cố đơ Hoa Lư (NXB VHDT,
1998), Di tích lịch sử về hai triều Đinh – Lê ở Ninh Bình (NXB VHDT,
2007), Lã Đăng Bật với Cố đơ Hoa Lư, lịch sử và danh thắng (NXB VHDT,
2006, khi tái bản lại tác giả đã đổi tên là Cố đô Hoa Lư). Viết nhiều và thực
sự sâu sắc phải kể đến tác giả Trương Đình Tưởng với cuốn Những nhân vật
lịch sử thời Đinh – Lê (NXB VHDT, 2001) và Truyền thuyết Đinh – Lê (NXB
VHDT, 2007). Các tác phẩm này của ông đã được tặng giải thưởng của Hội
văn nghệ dân gian. Cuốn sách Truyền thuyết Đinh Lê tập hợp được một số
truyền thuyết tiêu biểu về thời Đinh Lê được giới thiệu trong tập Truyền
thuyết Hoa Lư của Trương Đình Tưởng và Lê Hải (do Sở Văn hố – Thông
tin tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản năm 1998, nay được biên soạn lại). Ngoài một

10


số tác giả là người Hoa Lư viết về quê hương mình, cịn có một số tác giả
khác. Đó là Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo (NXB Văn hố Thơng tin,
1997), Nguyễn Đăng Thục trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 2 (NXB
TP.HCM, 1998), Nguyễn Khắc Thuần trong Việt sử giai thoại (NXB Giáo
dục, 2001), Trần Xuân Sinh trong Việt sử kỉ yếu (NXB Hải Phịng, 2004).
Ngồi các tư liệu chính sử, trong văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm nổi
tiếng viết về Đinh Bộ Lĩnh, tiêu biểu như Cờ lau dựng nước, Trận chiến trong
thung lũng, Hoàng đế cờ lau, Sử ca Đinh Bộ Lĩnh, Truyền thuyết sơng Hồng
Long,Ttruyền thuyết con ngựa đá, Bóng cờ lau… Trong đó có tác phẩm đã
được chuyển thành phim như Trận chiến trong thung lũng, Hoàng đế cờ lau,
Đinh Tiên Hồng đế. Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã đi vào thơ ca

tuổi trẻ Việt Nam từ thời tiểu học :
Bé thì chăn nghé chăn trâu
Trận bày đã lấy bông lau làm cờ
Lớn lên xây dựng cơ đồ
Mười hai sứ tướng bấy giờ đều thua
Ngoài một số tác phẩm được chuyển thể thành phim nói trên, cịn có
một số vở chèo như Nước mắt vua Đinh (Trần Đình Ngơn), vở cải lương Thái
hậu Dương Vân Nga. Đặc biệt vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga đã gây
nên một chấn động lớn trong đời sống những năm sau giải phóng khi nó gắn
với sự kiện diễn viên Thanh Nga thủ vai Thái Hậu Dương Vân Nga bị ám sát.
Nhiều người cho rằng vụ ám sát này có liên quan đến mưu đồ chính trị bởi vì
vở cải lương đó đã dấy lên trong đơng đảo quần chúng lịng u nước, tự tơn
dân tộc qua hành động chống Tống của cha ông ta từ xa xưa.
Nhân dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo
dục đã xuất bản tập thơ Hoa Lư thi tập của tác giả Hoàng Quang Thuận. Toàn
bộ tập thơ nói về cố đơ Hoa Lư với non nước hữu tình và những con người
hào sảng. Đó là những bài thơ nhuốm vị thiền, được minh họa bởi một chuỗi
hình ảnh, sự kiện, tư tưởng, văn hóa qua các triều đại Đinh – Lê - Lý.
11


Trần Ninh Hổ (Hội nhà văn Việt Nam) có một loạt bài viết về văn hố
Đinh Lê, trong đó có bài Đơi nét về văn hố và giao lưu thời Đinh – tiền Lê –
Lý. Theo ông cơ sở của tinh thần tự chủ đó là bề dày văn hố, văn hiến. Văn
hóa, văn hiến quyết định sự bền vững, cao cả cho tính cách, tâm hồn, tâm
linh. “Phật tại tâm. Đạo tại tâm. Kỷ cương tại tâm. Phật, Lão, Nho… đi vào
nước ta, dù từ Ấn Độ, Trung Hoa hay những quốc gia, dân tộc khác, qua
những giao lưu, giao thoa tất nhiên trong cộng đồng nhân loại thì cũng là
chữ tâm, nhân tâm ấy”. Trần Ninh Hổ còn dẫn ra cuốn Kiến văn tạp lục của
học giả Lê Quý Đôn. Trong cuốn sách này, Lê Quý Đôn đã ghi lại những

trang thơ đằm thắm của các thiền sư Trung Hoa khi tiễn đưa các thiền sư Giao
Châu rời Tràng An về nước:
Núi thẳm một mình ẩn
Cửa tùng đơi cánh gài
Lá chuối biên kinh cũ
Bóng mây rụng áo dài
Lật đá khơi ngòi giếng
Xoi rừng tỉa giống gai
Khi gặp khách nam Hải
Tiếng Mường biết hỏi ai?
(Thượng tọa Mật Thế dịch)
(Nguồn trên website: ).

Ngồi ra cịn có một số bài viết về triều đại Đinh – tiền Lê như tác giả
Lê văn Hảo với bài Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê của văn hoá Hoa Lư (Nguồn:
/>Trên website: có bài viết
Hoa Lư viết một cách khá chi tiết về nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, kiến trúc

12


thành Hoa Lư, thành Tràng An, núi Mã Yên, núi Cột Cờ, sơng Hồng Long,
cung điện Hoa Lư, văn hố Hoa Lư.
Các bài viết có liên quan đến kinh đơ Hoa Lư và triều đại Đinh – tiền
Lê khác có thể kể đến như: Về Ðường Lâm thăm quê hương Ngô Quyền; Vị tổ
Trung hưng thứ nhất của dân tộ;, Về thăm Hoa Lư, kinh đô nước Ðại Cồ Việt
thời Ðinh và thời Tiền Lê; Hội Trường Yên vang bóng văn hóa; Văn học, tư
tưởng và tơn giáo thời kỳ văn hóa Hoa Lư, Vài nét về diện mạo văn học trung
đại Ninh Bình của tác giả Bùi Ngọc Minh.
Từ tháng 10/2008-1/2011, tác giả Vân Giang có bài viết về Cố đô Hoa

Lư khá tường tận chi tiết như giới thiệu tổng quan, hành trình thăm viếng, các
nhóm di tích (các đình, đền, các chùa cổ, các lăng bia, các phủ miếu), dấu tích
kinh thành (cung điện dưới lịng đất, thành thiên tạo, đô thị cổ Hoa Lư), bảo
tồn phát huy…
(Nguồn: />
Gần đây có một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu lật lại vấn đề lịch
sử, tỏ ý nghi ngờ Đỗ Thích khơng phải là kẻ chủ mưu trong vụ sát hại cha con
Đinh Tiên Hoàng năm Kỉ Mão (tác giả Trần Xuân Sinh trong Việt sử kỉ yếu,
Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo, Phan Duy Kha – Lã Duy Lan – Đinh
Cơng Vĩ trong Nhìn lại lịch sử ). Theo hướng nhận định đó, các tác giả cho
rằng Đỗ Thích chính là tay chân của Lê Hồn, là con tốt mà Lê Hồn đã thí
mạng trong ván cờ quyền lực của ông. Tác giả Trần Xn Sinh đã đốn định
rằng Dương Thái Hậu, nếu khơng lấy áo long bào mặc cho Lê Hồn thì bọn
Phạm Cự Lượng cũng cướp lấy mà dâng cho Hoàn và chính Thái hậu sẽ bị
đuổi ra khỏi cung khuyết. Theo ơng thì Lê Hồn đã sắp đặt việc thốn đoạt từ
trước lâu rồi. Đi xa hơn nữa tác giả còn nghi ngờ chính Lê Đại Hành đã sai
người bắn lén giết chết Đinh Toàn nhân trận đi đánh dẹp ở Cử Long – Thanh
Hoá. Nhiều ý kiến nghi ngờ rằng, việc Dương Vân Nga trao áo long bào cho
Lê Hoàn là có tình ý riêng. Trong bài viết Người phụ nữ ba lần là hoàng hậu

13


và vụ án lịch sử: Ai giết vua Đinh?, Đinh Công Vĩ đặt khá nhiều giả thuyết
mới mẻ, bất ngờ. Theo ơng chính tâm trạng hoang mang của Dương Thái Hậu
sau vụ Hạng Lang bị giết đã lọt vào tầm ngắm của Lê Hồn. Giữa họ nhanh
chóng tạo thành mối liên hệ tự nhiên về quyền lợi chứ chưa phải chuyện tình
ái. Lê Hồn lại được qn sư Hồng Hiến (nguời Trung Quốc) hiến mưu nên
nhanh chóng có âm mưu thoán đoạt. Kết quả: Cha con vua Đinh bị giết hại và
nội nhân Đỗ Thích phải thịt nát xương tan và phải hứng chịu trách nhiệm

trước công khai và lịch sử. Dương Vân Nga lúc đầu mới chỉ nghĩ đến việc
nhờ tay quan thập đạo để bảo vệ và mang lại ngai vàng cho con trai mình. Ở
bước thứ nhất này, bà đã được toại nguyện nhưng ở bước tiếp theo, duy trì
ngai vàng thì bà chưa lường hết được. Trong khi đó, qn sư Hồng Hiến và
Lê Hồn đã lấy quan hệ “tiền hôn nhân” để đạt được mục đích ngai vàng.
Theo một số truyện và lời truyền miệng của các cụ bơ lão ở Hoa Lư thì Lê
Hồn và Dương Vân Nga có tình ý với nhau từ rất lâu rồi. Tác phẩm Hồn
Vương ca tích nói nhiều đến cuộc “mây mưa tình ái” giữa hai người trong
thời kì ở kinh đơ Hoa Lư kể từ sau năm 968 là năm họ Đinh lên ngôi và cho
rằng “cuộc tình” ấy đã sinh ra Đinh Tồn.
Nhưng có lẽ đó chỉ là những lời đồn đại của đời sau rồi đem diễn ra
chứ sự thực không phải như vậy. Bởi lẽ cha con vua Đinh và “bộ tứ” hãy cịn
thì làm sao họ có thể cơng khai gặp và “mây mưa” với nhau được. Dẫu vậy
điều ấy trên thực tế vẫn có thể xảy ra và cũng chính từ đó đã tạo ra một “nghi
án lịch sử”. Dù thế nào đi chăng nữa thì Dương Vân Nga đã, đang và sẽ cịn
gây nhiều tranh luận. Đó quả là người phụ nữ phi thường, có những ảnh
hưởng lớn lao tới cả một thời kì lịch sử của dân tộc.
Các đền thờ Đinh Bộ Lĩnh có ở nhiều vùng miền khác nhau. Nổi bật
nhất phải kể đến Ninh Bình với 16 đền thờ và nhiều nơi phối thờ - đều nằm ở
phía Bắc của tỉnh (trong khi các đền thờ Lê Đại Hành lại nằm ở nửa phía Nam
tỉnh). Các đền, đình này gồm: Đền vua Đinh Tiên Hồng, đình n Trạch,
đình n Thành, ở khu di tích cố đơ Hoa Lư, xã Trường Yên; đình Trung Trữ
14


xã Ninh Giang; đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở xã Gia Phương; đình Viến và đền
Thung Lau ở động Hoa Lư, đình Kính Chúc ở xã Gia Phú huyện Gia Viễn;
các đình Mỹ Hạ, đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba ở xã Gia Thuỷ và các đình
thơn Lược, thơn Me ở xã Sơn Lai huyện Nho Quan.
Nam Định có đền vua Đinh ở xã Yên Thắng, đình Thượng Đồng ở xã

Yên Tiến, Ý Yên, ở làng Việt cổ Bách Cốc, Vụ Bản, đền vua Đinh ở Giao
Thủy… Hà Nam có đền Lằn ở Thanh Liêm, đền vua Đinh ở xã Đồng Hoá và
đền Đăng Xá ở Văn Xá, Kim Bảng, đền Ung Liêm ở Phủ Lý… Hà Nội có đền
thờ ở làng Cổ Điển, Tứ Hiệp, Thanh Trì… xa hơn là Đà Nẵng có đền thờ vua
Đinh ở xã Hồ Khương, Hồ Vang. Lạng Sơn có đền thờ vua Đinh Tiên
Hồng ở thơn Quảng Trung xã Quang Lạc, thành phố Lạng Sơn. Thanh Hố
có đền thờ vua Đinh ở làng Quan Thành, Triệu Sơn, Đắc Lắc có đình Cao
Phong, ở Hồ Thắng, Bn Ma Thuột…
Tượng đài anh hùng Đinh Bộ Lĩnh ở thành phố Hồ Chí Minh được
dựng ở Suối Tiên và công viên Tao Đàn. Tại trung tâm thành phố Ninh Bình
đã xây dựng khu Quảng trường tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế.
Các vị quan trung thần của vua Đinh Tiên Hoàng được thờ chung ở rất
nhiều nơi, qua đó thấy được sự nghiệp và tình cảm đặc biệt mà nhân dân dành
cho vị vua này. Đó là các di tích: phủ Khống ở Tràng An (Ninh Bình), đình
làng Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội), đình làng đại Vị, xã Đại Hồng (Tiên Du,
Bắc Ninh), đình làng mai động (Hà Nam), đình thơn Cẩm Du xã Thanh Lưu
(Thanh Liêm, Hà Nội), đình làng So xã Cộng Hịa (Quốc Oai, Hà Nội), đình
làng Thủy Trà xã Nam Trung (Nam Sách, Hải Dương). Tục đánh quân ở làng
Yên Thủ xã Yên Phương (n Lạc, Vĩnh Phúc) lại có các trị mục đồng đánh
quân và chợ mục đồng suy tôn tinh thần thượng võ của Đinh Bộ Lĩnh khi qua
đấy đánh dẹp sứ quân Nguyễn Khoan ở Vĩnh Mộ.
3. Đối tƣợng – phạm vi nghiên cứu
Đinh Bộ Lĩnh và Lê Đại Hành đã tạo dựng được hai vương triều khá
hiển hách trong lịch sử. Những chiến công của các vị anh hùng đó khơng chỉ
15


được sử sách lưu truyền mà còn được quần chúng nhân dân muôn đời tụng ca.
Họ không chỉ sống trong các trang sử biên niên mà còn sống trong những pho
sử “chép ở lòng dân, bia ở miệng người”. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi

là khảo sát truyền thuyết Đinh Lê ở Ninh Bình cả ở mặt lịch sử, truyền thuyết,
trong các tín ngưỡng, sinh hoạt văn hố văn nghệ…
Trong q trình viết luận văn này, chúng tơi có tham khảo tư liệu của
một số sách sử học như Đại Việt sử kí tồn thư, Việt sử thơng giám cương
mục, Việt sử lược, Việt Nam sử lược…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu (gồm cả tư liệu lịch sử, tư liệu
văn học, những tài liệu chưa xuất bản, những lời truyền miệng ở địa
phương…). Trên cơ sở tìm hiểu, thu thập, tổng hợp các tư liệu gồm cả tư liệu
sử học, tư liệu văn học cũng như các tư liệu đã sưu tầm được trong q trình
điền dã, chúng tơi đã tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu, xác minh, xử lí
các tư liệu.
- Phương pháp điền dã, thực địa, ghi chép, quay phim, chụp ảnh, phỏng
vấn… Chúng tôi đã tiến hành về thực địa ở xã Trường Yên và các xã lân cận
thuộc địa bàn Hoa Lư. Trên cơ sở thực địa chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn,
ghi chép những tư liệu mà người dân bản địa cung cấp. Chúng tôi cũng đã
trực tiếp tham dự vào lễ hội Trường Yên cũng như đi sâu tìm hiểu các phong
tục tập qn, tín ngưỡng của người dân nơi đây.
5. Đóng góp của luận văn
Nhìn nhận được mối quan hệ gắn bó mật thiết hữu cơ giữa truyền
thuyết – lịch sử - lễ hội. Các anh hùng không chỉ sống trong những lời kể mà
còn sống trong những nghi lễ thờ cúng với những nghi thức, những tập tục
sinh động.

16


Luận văn cũng góp thêm một số tư liệu bổ sung vào việc nghiên cứu
truyền thuyết Đinh Lê ở Ninh Bình. Hiện nay tài liệu về thời Đinh Lê nhìn

chung khá ít ỏi và chưa được tập hợp thành một hệ thống. Các tài liệu cũng
thiên về nghiên cứu lịch sử hoặc các cơng trình kiến trúc thời Đinh Lê. Vì thế
luận văn này của chúng tơi có thể sẽ góp một phần nhỏ bé vào cơng tác
nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa truyền thuyết - lịch sử lễ hội. Đồng thời đây cũng là nguồn bổ sung những tư liệu cần thiết cho cơng
tác nghiên cứu truyền thuyết ở Ninh Bình.
6. Kết cấu
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có ba chương:
Chương 1: Triều đại Đinh - Lê trong lịch sử và trong truyền thuyết
dân gian
Chương 2: Giải mã một số biểu tượng văn hoá trong truyền thuyết
Đinh Lê
Chương 3: Lễ hội và những tín ngưỡng gắn với truyền thuyết Đinh Lê

17


Chương 1:
TRIỀU ĐẠI ĐINH LÊ TRONG LỊCH SỬ VÀ TRONG
TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN
1.1. Vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành trong lịch sử
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thế kỉ X đánh dấu một chuyển biến
lớn lao về nhiều mặt, có ý nghĩa như bước ngoặt của lịch sử dân tộc. Tất cả
những chuyển biến lớn lao đó đều quay xung quanh một trục trung tâm là
chống Bắc thuộc, giành độc lập dân tộc, chấm dứt họa mất nước kéo dài hơn
nghìn năm và mở ra một thời kì phát triển độc lập của đất nước. Có thể nói
một thành tựu trọng đại của thế kỉ bản lề đó là sự thành lập và củng cố chính
quyền độc lập từ nền móng ban đầu của chính quyền họ Khúc, họ Dương đến
vương triều Ngô, Đinh, tiền Lê. Trong dòng chảy hào hùng của lịch sử, Đinh
Bộ Lĩnh và Lê Hồn đã cắm được những mốc son chói lọi mà cho dù năm
tháng có chảy trơi thì những dấu ấn đó cũng khơng thể phai nhạt. Những trang

vàng của lịch sử đã ghi chép lại cuộc đời và những chiến công vang giội của
hai vị anh hùng dân tộc đó theo những định luật riêng của sử học:
Luật thứ nhất của sử học là khơng dám nói láo
Luật thứ hai là khơng sợ nói đến sự thật
( Léon XIII)
Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, mỗi người đã đảm nhận một sứ mệnh, một
vai trò lịch sử của riêng mình nhưng đều góp phần làm nên: “một nhà nước
dân tộc tiêu biểu của đất nước” (Phan Huy Lê). Có người lên thuyền khiến
cho thuyền bị nghiêng đổ nhưng có người lên thuyền khiến cho thuyền có thể
lướt tới băng băng. Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hồn chính là người bước lên thuyền
khiến cho thuyền nước Việt ta băng tới. Nước độc lập mà dân khơng được
hưởng thái bình thì đại họa vẫn cịn đó, cho nên thay đấng dẹp loạn, tạo dựng
nền quốc thái dân an, do trí đại định cho xã tắc, tên tuổi của Đinh Tiên Hoàng

18


sánh ngang tên tuổi các bậc anh hùng đã có công phá giặc ngoại xâm. Cùng
với Đinh Bộ Lĩnh, tên tuổi của Lê Hoàn cũng mãi mãi được người đời ngợi
ca. Ai lên ngôi để hưởng cuộc đời nhung lụa, cịn Lê Hồn lên ngơi trước hết
là nhận lấy sứ mệnh vinh quang mà cực kì khó khăn, đó là chỉ huy cuộc chiến
đấu chống quân Tống xâm lược, bảo vệ nền tự chủ và thái bình cho xã tắc.
Đinh Bộ Lĩnh là vị vua khai sáng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập
sau một ngàn năm bị bọn phương Bắc đô hộ. Hoa Bằng trong Tri tân tạp chí
(số 41 năm 1942, trang 3) đánh giá Đinh Tiên Hồng là người anh hùng, có ý
thức dân tộc đã “khai sơn phá thạch” xây dựng quốc thống Việt Nam đầu tiên.
Nguyễn Đăng Thục thì nhận định: “Sự nghiệp hỗn nhất nước Đại Cồ Việt ấy
phải chăng cũng công to bằng Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất nước Tàu thời
chiến quốc” [42, 323]. Các nhà nho xưa cũng đã khẳng định: Đinh Bộ Lĩnh là
người mở đường của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam,

người mở nền chính thống (chính thống thuỷ).
Ngày rằm tháng hai năm 924 Đinh Bộ Lĩnh cất tiếng khóc chào đời tại
thơn Kim Lưu, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng. Cuộc đời lăn lộn “nếm mật
nằm gai” đầy gian khổ dễ khiến chúng ta lầm tưởng gốc gác nông dân của
ông nhưng thực ra ông là con quan thứ sử Hoan Châu (Nghệ An) là Đinh
Cơng Trứ (đời Dương Đình Nghệ: 930 – 937, đến thời Ngơ Vương Quyền
vẫn giữ chức đó). Tuy là con quan nhưng cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh khơng
phải lớn lên trong lụa là gấm vóc, trong phú quý giàu sang. Cha mất sớm, Bộ
Lĩnh phải theo mẹ là Đàm thị về quê, nương thân chú là Đinh Dự. Tiếng là ở
với chú, được chú nuôi nhưng lại là cuộc sống của một đứa ở chăn trâu đầy
cực nhục. Có lẽ chính cảnh “ăn nhờ ở đậu” lại là phép thử đầu tiên tạo nên
bản lĩnh cho người anh hùng dũng lược sau này. Từ thuở chăn trâu cắt cỏ, cái
khí phách của một bậc đế vương đã lộ rõ. Bộ Lĩnh thường bẻ hoa lau làm cờ,
lập trận giả tỏ rõ tài chỉ huy. Có ai ngờ những trò chơi thuở thiếu thời này, sau
đã trở thành những trận hùng binh của một vị tướng tài uy danh cả một góc
trời Nam. Trước tư chất hơn người, trước khí phách của một vị tướng trẻ đầy
19


oai phong, bọn trẻ trong làng thường: “Lấy tay làm kiệu, lấy hoa lau làm cờ,
đi hai bên Bộ Lĩnh để rước như nghi vệ thiên tử” (Toàn thư). Nhân dân địa
phương cịn lưu truyền Bộ Lĩnh đã:
Đặt ra có ngũ, có dinh
Có quân túc vệ, có thành tứ vi
Trên thì bảo điện uy nghi
Bên ngồi lại sẵn đan trì nghi mơn
Nếu đúng như những câu ca trên thì ngay từ thuở thiếu thời Bộ Lĩnh
đã có những hình dung bước đầu về mơ hình của nhà nước phong kiến.
Đúng là anh hùng nổi danh bất luận tuổi tác. Đinh Bộ Lĩnh như rồng thiêng
giữa chốn rừng xanh. Ông được tôn lập làm trưởng ở sách Đào Áo, người

theo về rất đông.
Ngay từ thuở chăn trâu cắt cỏ, ngay từ thuở cờ lau tập trận, Đinh Bộ
Lĩnh đã kết nghĩa “đào viên” với bốn người bạn cùng làng cùng tuổi (đồng
lân đồng giáp) là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú. Đây là những
người bạn thuỷ chung như nhất, luôn luôn kề vai sát cánh cùng Đinh Bộ Lĩnh,
cả khi chiến đấu gian khổ đến khi đất nước thái bình. Quan hệ giữa Đinh Bộ
Lĩnh với “tứ trụ triều Đinh” là sự gắn bó đẹp đẽ bền chặt như kim cương
khơng gì phá nổi. Ân tình sâu nặng của ba người có gắn rễ bền chặt từ thuở
cịn thơ tóc cịn xanh mướt dưới bóng cờ lau chứ khơng phải đợi đến khi quốc
gia hữu sự, cần dẹp giặc khăn vàng mới “đào viên kết nghĩa” như Lưu Bị,
Quan Vân Trường, Trương Phi. Tuổi thơ đã hun đúc trong Đinh Bộ Lĩnh
những hoài bão khác thường vượt xa lứa tuổi. Đến tuổi trưởng thành, vốn
mang sẵn trong mình dịng máu của bậc anh hùng cái thế, lại chứng kiến cảnh
đất nước đang lâm vào cơn hỗn loạn nên Bộ Lĩnh đã quyết tâm đem lại cảnh
thái bình cho mn dân. Ông chiêu tập các bạn từ thuở cờ lau tập trận, các
nghĩa sĩ quanh vùng, tại động Hoa Lư, tập võ nghệ, luyện kiếm cung, tích trữ
lương thảo, chờ thời cơ nổi dậy.

20


Sau một thời gian đất nước hưởng cảnh thái bình dưới thời Ngơ Vương
Quyền thì đến nay đất nước lại chìm trong cảnh máu me tang tóc của những
cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Những cảnh “nồi da nấu thịt”, cảnh
“chia ba rẽ bảy”, mỗi địa bàn phấp phới một lá cờ sứ quân. Người ta gầm ghè
nhau, hục hặc lẫn nhau trong vòng mấy năm trời chỉ đưa quần chúng vào lị
sát sinh để hịng lấy cái ngơi chúa tể mà thôi. Cảnh cát cứ ấy, sự phân chia ấy
chỉ tổ làm tê liệt cái nguyên khí của nước Văn Lang. Mâm cát vụn kia, nắm
đũa rời kia càng dễ làm mồi cho con hùm Nam Hán. Trước tình thế phân chia
nguy ngập đó, nếu nước ta hồi ấy khơng có một tay hào kiệt phi thường đứng

cao giơ lên, xoay lại thời cuộc thì:
Một miếng thịt trăm dao xâu xé
Chiếc kim âu chẳng mẻ cũng khôn lành
Thanh gươm “vạn Thắng” đã chăm rèn
Đinh Bộ Lĩnh thực chất cũng là một sứ quân dù trong danh sách “Thập
nhị sứ quân” cát cứ, đánh chiếm, tranh giành và chống lại triều đình trung
ương lúc đó khơng có tên ơng. Ơng đứng ngồi cuộc chiến huynh đệ tương
tàn đó. Lúc này ông cũng như hùm thiêng đang náu nơi rừng sâu, rồng linh
đang ẩn nơi bể cả chờ thời cơ đến.
Để dựng nên nghiệp đế vương, Đinh Bộ Lĩnh đã vận dụng, thực thi rất
nhiều kế sách và chiến lược tài tình. Có lúc giành thắng lợi bằng sức mạnh
qn sự, có lúc giành thắng lợi bằng kế sách thuyết hàng, thu phục nhân tâm.
Có khi để thu phục được một sứ quân lại là sự kết hợp tài tình của rất nhiều kế
sách, rất nhiều chiến thuật. Trong suốt tồn bộ cuộc đời binh nghiệp của
mình, Đinh Bộ Lĩnh đã vận dụng những điều đó một cách linh hoạt.
Ở giai đoạn đầu, khi lực lượng của nghĩa quân Hoa Lư chưa phải đã
mạnh, khi mà lòng dân vẫn còn hướng nhiều về nhà Ngơ, vì vậy mà Đinh Bộ
Lĩnh đã tránh đối đầu trực diện với triều đình trung ương. Bộ Lĩnh đã khéo
léo, giả thần phục, triều cống, lại cho con trưởng của mình là Đinh Liễn về Cổ
Loa làm con tin triều đình. Bậc tuấn kiệt ấy lấy hồ hỗn để tranh thủ thời
21


gian xây dựng lực lượng, mưu đồ sự nghiệp lớn. Vẻ bề ngồi của một bề tơi
cam chịu, vẻ án binh bất động của một con hổ nơi rừng xanh đã nhờ thế mà
che giấu được bao hoài bão lớn lao, bao hoạch định và sự khẩn trương thực
thi các hoạch định đó. Cũng chính nhờ sự khơn khéo mềm dẻo trong kế sách
mà lực lượng của Bộ Lĩnh càng ngày càng lớn mạnh đến khi triều đình Cổ
Loa biết thì sự đã rồi. Năm Tân Hợi (951), đời hậu Ngô hai vương là Thiên
Sách Vương và Nam Tấn Vương xuất binh đánh nghĩa quân Hoa Lư để trừ

hậu hoạ. Họ biết rằng mối hoạ này nguy hiểm khôn lường vì thủ lĩnh của nó
là một vị tướng tài ba có tầm nhìn chiến lược. Đinh Bộ Lĩnh chống lại triều
đình Cổ Loa nhưng khơng bị gọi là làm loạn bởi lẽ triều đình đã suy yếu,
cũng chỉ là một trong 12 sứ quân mà thôi. Các vương của triều hậu Ngô đã
không gánh vác được trách nhiệm lịch sử để đất nước rơi vào cảnh hỗn loạn
tang thương biết bao ngày. Hẳn ai cũng rõ chẳng có sự nào đáng sợ như sự
thừa vua. Nước nhỏ mà cùng một lúc có đến hai vua, điều đó cũng có nghĩa là
sẽ khơng cịn có vua nào nữa, loạn 12 sứ quân sau đó chẳng phải là sự báo
ứng rành rành đó sao? Chính quyền trung uơng suy yếu đến mức dù đã bao
vây và đánh phá động Hoa Lư nhiều ngày mà vẫn không hạ được nghĩa quân
ở đây. Đều là các bậc vương giả mà phải dùng đến cả kế sách treo Đinh Liễn
lên ngọn cây để dụ hàng.
Thế nhưng mọi sự trù tính dự liệu của họ đều không thể khuất phục
được Đinh Bộ Lĩnh. Không phải Đinh Bộ Lĩnh nhẫn tâm mà ơng đã đặt lợi
ích và nguyện vọng chung lên cao hơn tất cả. Con người binh thư thao lược
đó đã đóng chặt cửa thành, đêm đêm lại tung quân từ các vạt rừng, hang động
ra đánh tiêu hao lực lượng triều đình. Vua quan nhà Ngơ bị rơi vào tình trạng
tự mình gây tổn thất khi thành thì khơng hạ được, lương thì hết, qn thì mệt
mỏi hao hụt. Bao vây hơn một tháng trời mà đành phải rút quân về trong thất
bại chán chường. Ta khơng thấy nói đến việc Đinh Bộ Lĩnh học các sách binh
thư nhưng rõ ràng qua những kế sách mà ơng đã vận dụng với triều đình Cổ
Loa thì ông quả là một tướng biết dùng binh, tiến lùi đều rất hợp lí.
22


Đánh lui được quan quân triều đình, uy danh của Bộ Lĩnh càng thêm
lừng lẫy. Xưa nay có những sự gặp gỡ là do duyên trời nhưng cũng có những
sự gặp gỡ là do nhân định. Sự gặp gỡ của Đinh Bộ Lĩnh với Trần Minh Công
ở Bố Hải Khẩu khiến cho ông như hổ thêm vuốt, như rồng thêm vây. Vì biết
lực lượng của mình cịn mỏng nên Bộ Lĩnh đã sang xin theo sứ quân Bố Hải

Khẩu. Ngay từ những buổi đầu dưới trướng của sứ quân họ Trần, ông đã dành
được sự quý mến của vị tướng già lão luyện nơi trận mạc. Khơng phải chỉ vì
Đinh Bộ Lĩnh là con trai của Đinh Công Trứ - bạn đồng liêu có nhiều ân
nghĩa với Trần Minh Cơng dưới thời Ngơ Vương Quyền mà chính ở chí khí,
tài thao lược của vị tướng trẻ họ Đinh. Chọn mặt gửi vàng, mến tài mến đức,
Trần Minh Công đã gả con gái u của mình cho Bộ Lĩnh. Trao tồn bộ binh
quyền cho Đinh Bộ Lĩnh cũng tức là trao trọn cả niềm tin và hi vọng cho nơi
mình gửi gắm.
Thật khơng phụ lịng uỷ thác tin u, nghĩa qn của Bộ Lĩnh ngày
càng lớn mạnh khiến các sứ quân khác phải vị nể, đề phịng. Bộ Lĩnh có tầm
nhìn chiến lược, bao quát khi ông nhận ra Bố Hải Khẩu tuy là vùng duyên hải,
đất rộng, người đông nhưng lại khơng có thế hiểm yếu để dụng binh. Vì vậy
mà ơng đã quyết định đưa tồn bộ qn ở đây về nhập với quân động Hoa Lư,
chiếm giữ một vùng Hoa Lư hiểm yếu, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một
phương. Có thể nói rằng sự liên minh giữa nghĩa quân động Hoa Lư với quân
Bố Hải Khẩu không chỉ là phép cộng lớn về lực lượng mà nó cịn có ý nghĩa
hết sức lớn lao về thế đứng chân trên một địa bàn chiến lược yết hầu của nước
ta hồi đó. Bởi chính vì đây là địa bàn chiến lược cửa ngõ Thanh – Nghệ, núi
rừng trùng điệp, hiểm trở, có thế thủ, thế cơng, nối liền với duyên hải, giàu
tiềm năng hậu cần và nguồn binh lực tiềm tàng lấy từ dân chúng đồng bằng
châu thổ. Chỉ cần qua quyết định chuyển quân đó ta cũng thấy được tầm nhìn
thiên tài của Bộ Lĩnh trong việc xây dựng lực lượng và thế trận buổi sơ khai.
Phải thừa nhận rằng chính nó làm nên tiền đề quan trọng cho bước trưởng
thành nhanh chóng, vượt bậc của nghĩa quân Hoa Lư trong thời gian rất ngắn.
23


×