Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đảng bộ huyện từ liêm lãnh đạo phát triển nông nghiệp trong những năm 1986 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.75 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ BÌNH

ĐẢNG BỘ HUYỆN TỪ LIÊM
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG
NHỮNG NĂM 1986 – 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2009

1


MỤC LỤC
Lời mở đầu

1

Chƣơng 1: Cơ chế quản lý và thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện
Từ Liêm trƣớc năm 1986
1.1. Vài nét về thiên nhiên, con người huyện Từ liêm.
1.2. Cơ chế quản lý kinh tế huyện Từ Liêm trước năm 1986
1.2.1. Xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp theo mơ hình tập thể

7
7
14
14



hố (1958-1980)
1.2.2. Bước đầu đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp (1981-1986)
Chƣơng 2 : Đảng bộ Từ Liêm tổ chức chỉ đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp trong những năm 1986 - 1995
2.1. Chỉ đạo thực hiện ba chương trình kinh tế lớn theo tinh thần
Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam.
2.2. Tập trung chỉ đạo đổi mới cơ chế quản lý nơng nghiệp theo
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị.
2.3. Chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
phân vùng sản xuất và thực hiện xây dựng nông thôn mới
2.4. Kết quả đạt được qua 10 năm Đảng bộ Từ Liêm tổ chức chỉ
đạo phát triển kinh tế nông nghiệp (1986 - 1995).
Chƣơng 3: Đảng bộ Từ Liêm tổ chức chỉ đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp theo hƣớng cơng nghiệp hố, hiện đại hố (1996 - 2005)
3.1. Chủ trương của Đảng về cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp và nơng thơn
3.2. Đảng bộ Từ Liêm tổ chức thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nông thôn.
3.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

2

22
28

28

34


44

51

57

57

67
67


nghiệp
3.2.2. Chỉ đạo thực hiện chính sách khuyến nơng, tăng cường cơ
76

sở vật chất kỹ thuật.
3.2.3. Chỉ đạo tiếp tục đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp.
3.2.4. Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn
mới.
3.3. Kết quả tổ chức thực hiện và một số kinh nghiệm lịch sử.

80
83
91

3.3.1. Kết quả tổ chức thực hiện

91


3.3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử

97

Kết luận

103

Tài liệu tham khảo

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là một ngành đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của
nước ta. Mỗi bước phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc nâng cao đời sống của người nông dân – lực lượng chiếm
số đơng dân cư. Vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ln ln chú trọng phát triển
một nền nơng nghiệp tồn diện và dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu,
tổng kết kinh nghiệm, tìm tịi cơ chế quản lý phù hợp.
Công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng khởi xướng và lãnh đạo hơn 20
năm qua đã mang lại những biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, trong đó
đổi mới kinh tế nông nghiệp được coi là nét đặc trưng nổi bật, có ý nghĩa
mở đầu cho cơng cuộc đổi mới kinh tế. Trải qua q trình hồn thiện và đổi
mới từng bước, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to
lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Những
thành tựu ấy có được, một phần rất lớn là nhờ vai trị hoạch định chính sách
và tổ chức thực hiện của Đảng cộng sản Việt Nam.
Là một huyện ngoại thành của Hà Nội, Từ Liêm có rất nhiều tiềm

năng để phát triển kinh tế nơng nghiệp như: vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi
(nằm trong vùng đồng bằng phì nhiêu, lưu vực của các dịng sơng Hồng,
sơng Nhuệ,…); tiềm năng đất đai phong phú; dân cư đông đúc và có truyền
thống sản xuất nơng nghiệp từ rất lâu đời,… Từ thời kỳ sơ khai thành lập
nhà nước Văn Lang đến nay, nơng nghiệp ln là ngành kinh tế đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của Từ Liêm. Và suốt một
thời kỳ dài trong lịch sử, nơng nghiệp đã giữ vị trí ngành kinh tế then chốt,
hàng đầu của huyện.
Công cuộc đổi mới kinh tế nơng nghiệp của cả nước nói chung và
cơng cuộc đổi mới kinh tế nơng nghiệp của Từ Liêm nói riêng được bắt đầu

4


từ khi có Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 (trước đó
cũng có đổi mới như việc thực thi chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương,
nhưng công cuộc đổi mới thực sự là sau Đại hội VI). Từ đó đến nay, bên
cạnh việc thực hiện có kết quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế
nông nghiệp của Trung ương và Thành phố, Đảng bộ Từ Liêm đã chủ
động, sáng tạo, tìm tịi, thể nghiệm trong tổ chức sản xuất và chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương.
Mặc dù còn nhiều những hạn chế, nhưng công cuộc đổi mới và phát triển
kinh tế nơng nghiệp đã góp phần đưa Từ Liêm từng bước khởi sắc và phát
triển. Từ Liêm trở thành điểm sáng xây dựng nông thôn mới của ngoại
thành Hà Nội.
Với mong muốn tìm hiểu sự phát triển kinh tế nơng nghiệp địa phương
nơi mình đang sinh sống sau những năm đổi mới, người viết đã mạnh dạn
lựa chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Từ Liêm lãnh đạo phát triển nông
nghiệp trong những năm 1986 – 2005” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong việc phát triển kinh tế nông
nghiệp thời kỳ đổi mới là một đề tài rộng lớn thu hút sự nghiên cứu của
đông đảo các nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà chính trị, nhà sử học,… Có thể
tổng hợp các cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này thành những
nhóm cơ bản sau:
- Các văn kiện của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp như: Đảng
cộng sản Việt Nam, “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến
năm 2000”, Nxb Sự thật, H.1991; Đảng cộng sản Việt Nam,“Một số văn
kiện đại hội của Đảng về phát triển nơng nghiệp”, Nxb Chính trị Quốc gia,
H.1993; Đảng cộng sản Việt Nam, “Nghị quyết Bộ Chính trị về một số vấn
đề phát triển nơng nghiệp và nơng thơn”, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1998;
5


Đảng cộng sản Việt Nam, “Nghị quyết Bộ Chính trị (Nghị quyết 10) về đổi
mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, Nxb Sự thật, H. 1988;...
- Các cơng trình khoa học, sách nghiên cứu về đổi mới kinh tế nông
nghiệp, nông thôn như: “Lịch sử nông nghiệp Việt Nam” của Ban biên tập
lịch sử nông nghiệp Việt Nam (Nxb. Nông nghiệp, H.1994), “Đổi mới quản
lý kinh tế nông nghiệp. Thành tựu, vấn đề, triển vọng” do Nguyễn Văn
Bích chủ biên (Nxb. Chính trị quốc gia. H. 1994),“Đổi mới quản lý kinh tế
nông nghiệp” của Học viện Nguyễn Ái Quốc – Khoa Quản lý kinh tế (Nxb.
Tư tưởng- Văn hoá, H.1990), “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp
ở Việt Nam” của PGS.TS Trương Thị Tiến (Nxb. Chính trị quốc gia,
H.1999), “Phát triển nền nơng nghiệp hàng hố ở Việt Nam thực trạng và
giải pháp” của Trần Xuân Châu (Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2003). “Nơng
nghiệp, nơng thơn Việt Nam thời kỳ đổi mới” của PGS.TS Nguyễn Sinh
Cúc (Nxb Thống kê,H.2003), “Gắn bó cùng nơng nghiệp, nơng thơn, nơng
dân trong đổi mới” của Nguyễn Văn Tiêm (Nxb Chính trị Quốc gia,

H.2005)….
- Vấn đề sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển kinh tế nông
nghiệp ở huyện Từ Liêm trong thời kỳ đổi mới là một đề tài mới. Trước
đây, chỉ có một số tài liệu viết về Từ Liêm như : Lịch sử Đảng bộ huyện Từ
Liêm (1930-2005) (Nxb.Hà Nội, H.2005), Lịch sử cách mạng huyện Từ
Liêm (3 tập, Nxb. Chính trị quốc gia), Từ Liêm 40 năm xây dựng và trưởng
thành, Từ Liêm trên đường đổi mới (Sở VHTT, 1994),… nhưng chưa có
cơng trình chun khảo nào trực tiếp nghiên cứu về vấn đề kinh tế nơng
nghiệp của huyện. Chính vì lẽ đó, trong q trình thực hiện đề tài chúng tơi
có những thuận lợi nhưng gặp khơng ít khó khăn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích

6


- Tìm hiểu chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện
phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Từ Liêm sau hai mươi năm đổi
mới (1986 – 2005).
- Bước đầu rút ra thành tựu, hạn chế sau hai mươi năm đổi mới và
một số kinh nghiệm cho thời kỳ sau.
Nhiệm vụ
- Tập hợp các tư liệu có liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
Từ Liêm về phát triển kinh tế nông nghiệp trước và trong thời kỳ đổi mới.
- Trình bày có hệ thống các chủ trương, biện pháp, q trình lãnh đạo
thực hiện của Đảng bộ huyện và những kết quả đạt được theo từng giai
đoạn lịch sử.
- Phân tích vai trò của Đảng bộ huyện Từ Liêm trong quá trình lãnh
đạo phát triển kinh tế nơng nghiệp. Đồng thời, luận văn đúc kết một số kinh
nghiệm nhằm tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh thực

hiện CNH – HĐH.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của
Đảng bộ huyện Từ Liêm trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp huyện
trong những năm 1986-2005.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vai trị của Đảng bộ
huyện Từ Liêm trong q trình vận dụng sáng tạo chủ trương phát triển
kinh tế nông nghiệp vào tình hình cụ thể của địa phương.
- Khơng gian nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu trên địa bàn
huyện Từ Liêm hiện nay.
- Thời gian nghiên cứu: tập trung chủ yếu từ năm 1986 đến 2005.

7


5. Các nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tham khảo,
nghiên cứu và sử dụng những nguồn tài liệu cơ bản sau đây:
- Văn kiện, nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ
thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
Đây là nguồn tài liệu có vai trị làm nền tảng trong quá trình nghiên cứu về
chủ trương, chính sách phát triển nơng nghiệp của huyện.
- Các tài liệu tham khảo viết về vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế
nơng nghiệp thời kỳ đổi mới nói riêng. Đây là nguồn tài liệu lý luận giúp
nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về vấn đề đang nghiên cứu.
- Các văn kiện, nghị quyết của Đại hội, Hội nghị Đảng bộ huyện (từ
năm 1986 đến 2006) đặc biệt là những văn kiện, nghị quyết có liên quan tới
vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó là báo cáo hàng quý,
hàng năm,…, các bản thống kê số liệu về tình hình thực hiện phát triển

kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện,…, lịch sử Đảng bộ huyện và Đảng
bộ các xã… Đây là nguồn tài liệu quan trọng, trong đó có các tài liệu gốc
có giá trị khai thác làm tư liệu lịch sử như: báo cáo thường niên của Phịng
nơng nghiệp huyện, báo cáo hàng năm về tình hình phát triển kinh tế – xã
hội của Uỷ ban nhân dân huyện,…
Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi đã dựa vào phương pháp luận
sử học nói chung và phương pháp luận lịch sử Đảng nói riêng trong việc
nhận thức, phân tích, đánh giá những sự kiện có liên quan. Bên cạnh đó, để
xử lý nguồn số liệu phong phú, chúng tôi đã áp dụng phương pháp phân
tích, hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh, logic,… Các phương pháp
nghiên cứu liên ngành đã giúp chúng tôi khai thác các nguồn tài liệu, đánh
giá và phân tích được đầy đủ và sâu sắc hơn các vấn đề đặt ra.

8


Trong khuôn khổ một luận án chuyên đề của chuyên ngành Lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam, chúng tôi hy vọng luận án đã bước đầu đóng góp
vào việc tìm hiểu vai trò của Đảng bộ Từ Liêm trong việc phát triển kinh tế
nông nghiệp huyện trong những năm 1986-2005 và là tài liệu tham khảo
cho những ai quan tâm đến vấn đề kinh tế nông nghiệp ở địa phương.

6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
bao gồm hai chương:
Chương 1: Cơ chế quản lý và thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện
Từ Liêm trước năm 1986.
Chương 2: Đảng bộ Từ Liêm tổ chức chỉ đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp trong những năm 1986 - 1995
Chương 3: Đảng bộ Từ Liêm tổ chức chỉ đạo phát triển kinh tế nơng

nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá (1996 - 2005)

9


CHƢƠNG 1
CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TỪ LIÊM TRƢỚC NĂM 1986.

1.1. Vài nét về thiên nhiên, con ngƣời huyện Từ liêm:
Điều kiện tự nhiên:
Huyện Từ Liêm nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, trong toạ độ
1060 kinh Đông và 21010 độ vĩ Bắc. Phía Bắc giáp với huyện Đơng Anh
(bên tả ngạn sơng Hồng); phía Đơng giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ; phía
Tây giáp huyện Hồi Đức, Đan Phượng; phía Nam giáp quận Thanh Xuân.
Từ Liêm nằm trong vùng đồng bằng phì nhiêu, lưu vực của các dịng
sơng Hồng, sơng Nhuệ nên nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp. Đây không chỉ là nguồn cung cấp nước dồi dào mà còn giúp đất đai
màu mỡ – một nhân tố rất quan trọng trong việc phát triển ngành trồng trọt
của huyện. Đồng thời, khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt là cơ
sở để huyện mở rộng, đa dạng hố các loại cây trồng, vật ni. Đặc biệt,
khí hậu mùa đơng rất thích hợp với việc phát triển cây rau màu, cây thực
phẩm vụ đông để phục vụ sinh hoạt của nhân dân, nguyên liệu cho chăn
nuôi, chế biến rau…
Về giao thông vận tải: Từ xưa ở Từ Liêm đã có đường giao thơng
thuỷ bộ thuận tiện. Phía Bắc có sơng Hồng và hai nhánh là sơng Tô và sông
Nhuệ chạy dọc theo chiều dài của huyện, thuyền bè đi lại tấp nập. Trên
tuyến đê sông Hồng có các bến đị cổ: Chèm, Sù, Kẻ qua sơng sang xứ
Kinh Bắc.


10


Đường bộ có quốc lộ 11 (nay là quốc lộ 32) nối kinh đơ với xứ Đồi
(Sơn Tây) chạy ngang giữa huyện, đường 70 (Hà Đông- Thượng Cát). Đầu
thế kỷ XX có thêm các đường hàng tỉnh như đường 23 (Yên Phụ- Chèm),
đường 65 (Nhật Tân- Ngã Tư Sở), đường 69 (Dịch Vọng- Chèm). Nay,
huyện có nhiều tuyến giao thơng huyết mạch: đường Phạm Hùng- Phạm
Văn Đồng – cầu Thăng Long đi sân bay quốc tế Nội Bài; đường Láng –
Hồ Lạc (Trần Duy Hưng); đường đê hữu ngạn sơng Hồng đi Sơn Tây.
Do đặc điểm vị trí, Từ Liêm trở thành địa bàn có ý nghĩa cơ động và
chiến lược về mặt quân sự. Miền đất này vừa là vành đai, áo giáp, hậu cứ
bảo vệ thủ đô, vừa là cửa ngõ từ miền trung du, trung tâm quân sự Sơn Tây,
căn cứ địa Việt Bắc xuống đồng bằng Bắc Bộ, tiến vào thành phố. Với vị
trí như vậy, Từ Liêm có nhiều lợi thế trong xây dựng căn cứ, phịng thủ
cũng như tiến cơng kẻ thù.
Địa lý hành chính:
Từ Liêm có từ đầu Cơng ngun thuộc huyện Luy Lâu, sau thuộc
quận Giao Chỉ. Đến năm 621 (sau Công nguyên) lập huyện Từ Liêm cùng
hai huyện Ô Diên và Vũ Lập thuộc Từ Châu.
Dưới thời Lý, Trần, huyện Từ Liêm thuộc quận Vĩnh Khang; thời
Lê, Tây Sơn và đầu Nguyễn thuộc phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây. Năm Minh
Mệnh thứ 12 (1831) là một trong ba huyện của phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội
Năm 1888, thực dân Pháp thành lập thành phố Hà Nội, một số xã
thuộc huyện Từ Liêm trước đây được cắt vào khu ngoại thành Hà Nội. Đến
năm 1915, khu vực này đổi thành huyện Hoàn Long- tỉnh Hà Đơng. Sau đó,
vua Khải Định ra đạo dụ (26-12-1918) quy định cấp phủ ngang cấp huyện
thì huyện Từ Liêm khơng cịn chỉ cịn phủ Hồi Đức thuộc tỉnh Hà Đông. Để
mở rộng thành phố Hà Nội, ngày 31-12- 1942 Pháp quyết định cắt 23 làng
thuộc phủ Hoài Đức cùng với huyện Hoàn Long lập ra “Đại lý đặc biệt”,

nhân dân quen gọi là đại lý Hoàn Long, trụ sở ở ấp Thái Hà (nay thuộc quận

11


Đống Đa). Phủ lỵ Hồi Đức đóng ở xã Dịch Vọng (nay thuộc phường Dịch
Vọng, quận Cầu Giấy), sau ngày 9-3-1945 chuyển về xã Tây Tựu.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng chia lại
thành nhiều đơn vị hành chính nhỏ và qua nhiều lần đổi tên: tháng 5 – 1946,
ngoại thành chia thành 5 khu: Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh.
Đầu năm 1947, thực dân Pháp chiếm một số vùng ở ngoại thành nên 5 khu
được tổ chức thành 3 quận: sáp nhập khu Lãng Bạc và Đại La để thành lập
quận IV; chia 3 khu Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh thành hai quận V và VI. Từ
tháng 12 – 1949 đến tháng 10-1953 thống nhất 3 quận IV, V, VI thành quận
ngoại thành.
Ngày 31-5-1961, thành phố Hà Nội được mở rộng, một số xã thuộc
huyện Hoài Đức, Đan Phượng tỉnh Hà Đông cũ sáp nhập với quận V và
quận VI ngoại thành Hà Nội, lập ra huyện Từ Liêm gồm 26 xã: Nghĩa Đô,
Xuân La, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Thụy Phương, Đức Thắng, Phú Thượng,
Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An (quận V); Trung Thành, Nhân Chính, Trung
Hồ, n Hồ, Dịch Vọng, Mai Dịch, Hồ Bình, Mễ Trì (quận VI); Xn
Phương, Hữu Hưng, Cương Kiên huyện Hoài Đức); Tân Dân, Tân Tiến,
Minh Khai, Trần Phú, Trung Kiên (huyện Đan Phượng).
Đến năm 1973, cắt xã Yên Lãng về khu phố Đống Đa (nay là quận
Đống Đa). Năm 1995, lập quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm bàn giao 5 xã về
quận Tây Hồ;1 cuối năm 1996, chuyển xã Nhân Chính về quận Thanh
Xuân;2 năm 1997, cắt 3 xã: Yên Hoà, Trung Hoà, Dịch Vọng và 4 thị trấn:
Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Cầu Giấy để thành lập quận Cầu Giấy.
Huyện Từ Liêm ngày nay cịn 16 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cầu
Diễn và các xã: Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Thuỵ Phương, Liên Mạc,

Thượng Cát, Tây Tựu, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Trung Văn, Mễ Trì,

1

Theo Nghị định số 69/CP ngày 28-10-1995 của Thủ tướng Chính Phủ.
Theo Nghị định số 74/CP ngày 22-11-1996 của Thủ tướng Chính phủ

2,3

12


Mỹ Đình, Phú Diễn, Minh Khai; có diện tích trên 75km2 (trong đó đất nơng
nghiệp khoảng 4100ha), với hơn 24,24 vạn người1.
Cư dân và bản sắc văn hoá:
Với điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển nông nghiệp, Từ
Liêm là một trong những địa bàn sinh tụ của cư dân Văn Lang thời dựng
nước. Qua khai quật các di chỉ khảo cổ học ở thôn Ngọc Long (xã Minh
Khai) cho thấy những di chỉ này thuộc văn hoá Phùng Nguyên- đầu thời đại
đồng thau cách ngày nay khoảng 4000 – 3500 năm trước Công nguyên.
Tại di chỉ Vinh Quang (địa phận xã Cát Quế, Di Trạch) trong tầng
văn hố lớp trên đã tìm thấy nhiều dụng cụ như lưỡi rìu chiến, búa chiến,
mũi tên,...; cùng lớp đó, đã tìm thấy một số đồng tiền bán lạng Lữ Hậu
(187- 180 trước Cơng ngun). Tầng văn hố này tiêu biểu cho giai đoạn 3
văn hố Gị Mun. Ở tầng văn hố lớp dưới đã thấy nhiều cơng cụ sản xuất,
đồ trang sức, tiền ốc, các loại đồ gốm có màu sắc, hoa văn trang trí phong
phú và 11 sọ người niên đại các – bon phóng xạ di chỉ là 1095 năm trước
Cơng ngun.
Các di chỉ đồng Dền, gị Chiền là tiêu biểu cho văn hố Gị Mun.
Ngơi mộ cổ khai quật ở khu vực Cầu Giếng (Thuỵ Phương) có niên đại

khoảng 200 năm trước Công nguyên. Những viên gạch ( ở Xuân Đỉnh)
được tráng men nâu mỏng xác định từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ III, cách
ngày nay khoảng 2000 năm. Nhiều ngôi mộ cổ được phát hiện dưới lòng
đất làng Chèm – Vẽ (Thuỵ Phương- Đơng Ngạc), đó là khu mộ Hán có
niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ VI (sau Công nguyên), thời nước ta thuộc
Đơng Hán. Di vật trong lịng mộ gồm: kiếm sắt, kiếm đồng, nhẫn vàng,
bạc, tiền đồng, bình vị, cốc chén và cả mộ hình nhà, giếng nước, bếp lò
bằng gạch nung. Những di vật ấy khẳng định huyện Từ Liêm lúc đó đã có
cư dân sinh sống.

1

Theo Văn hố Thơng tin Hà Nơi, số 8-2004.

13


Như vậy, ngay từ buổi đầu của lịch sử dân tộc, cư dân trên vùng đất
này đã chung lưng đấu cật, cùng chung sức khai phá đất đai, chống chọi với
thiên tai, địch hoạ, lập nên xóm làng trù phú. Nguồn sống chính của cư dân
là sản xuất nơng nghiệp cấy lúa, trồng màu, nuôi tằm, chăn nuôi,... Các di
vật khai quật cho thấy trên vùng đất Từ Liêm lúc đó đã có một bộ phận cư
dân sinh sống, cấu thành nhà nước Văn Lang của các vua Hùng, chủ nhân
của nền văn minh sông Hồng rực rỡ.
Từ Liêm xưa và nay ln là vùng đất gắn bó chặt chẽ với Thăng
Long – Hà Nội. Bên cạnh cư dân bản địa từ xa xưa, cịn có cư dân từ khắp
các địa phương, qua nhiều thời đại đến làm ăn sinh sống, đùm bọc lẫn
nhau. Ở địa bàn tiếp giáp với kinh kỳ, trải qua hàng ngàn năm lao động với
đôi bàn tay khéo léo và sáng tạo, người dân Từ Liêm đã tạo ra những sản
phẩm nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp nổi tiếng. Nói đến rau, quả khơng

thể khơng nhắc đến: su hào, bắp cải, cà chua, dưa hấu Tây Tựu, Phú Diễn;
ngoài cam Canh (Xuân Phương) đã được ghi vào sử sách nghìn xưa, nay
thêm bưởi Phú Diễn, Minh Khai, hồng xiêm Xuân Đỉnh làm giàu cho cây
trái Thủ đô. Với truyền thống lao động cần cù, người dân Từ Liêm cịn
khéo léo chế biến ra các món ăn ngon như giị Chèm, nem Vẽ (Đơng Ngạc,
Thuỵ Phương), bánh đúc làng Kẻ (Thượng Cát), bánh tẻ làng Diễn (Minh
Khai), bánh trung thu (Xuân Đỉnh).
Về tiểu thủ công nghiệp, nghề dệt thêu ren đạt kỹ nghệ tinh xảo ở Miêu
Nha (Tây Mỗ), Đại Mỗ; làng Vẽ (Đông Ngạc), làng Dộc Cơ (Ngọc Trục) thạo
nghề hàng nan với các sản phẩm: chẻ quang song, đan mũ nan, quạt lá đề, đĩa
mây, ép dầu ở Đông Ba (Thượng Cát), làm thừng (Trung Văn), đậu phụ ở Đại
Cát (Liên Mạc). Khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất (cuối thế kỷ XIX), Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố
của cả nước. Từ xưa nghề rèn ở Hoè Thị (Xuân Phương) đã kéo ra phố Lị
Rèn và các cửa ơ để sản xuất dao, kéo, lưỡi liềm, lưỡi hái, dao phát bờ,...phục
vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Làng Thị Cấm, Ngọc Mạch (Xuân Phương)
14


có nghề tráng gương, thợ kim hồn làm vàng bạc và các đồ trang sức. Nghề
may Cổ Nhuế tuy mới xuất hiện đầu thế kỷ XX nhưng phát triển nhanh trở
thành một làng chuyên may quần áo binh sĩ.
Từ Liêm có nhiều di tích lịch sử – văn hố, kiến trúc tạo hình, gắn liền
với những danh nhân quê hương. Nhiều di tích lịch sử – văn hố được Nhà
nước cơng nhận là những di tích cấp quốc gia và được coi là một trong những
huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá. Chỉ nghiên cứu riêng các di tích lịch sử
văn hố nghệ thuật trên địa bàn huyện cùng những truyền thống giàu tính
nhân văn, những nhân vật lịch sử đã trở thành các vị thần thành hoàng làng và
các sinh hoạt văn hoá lễ hội sinh động, cũng thấy nổi bật lên quá trình lịch sử
phát triển của q hương. Tiêu biểu là ngơi đình Chèm được xây dựng từ thế

kỷ IX thờ Lý Ông Trọng, người địa phương, một nhân vật nổi tiếng từ trước
Công nguyên. Các ngơi đình Thượng Cát, Đại Cát thờ các tướng lĩnh của Hai
Bà Trưng; các ngơi đình Đơng Ngạc, H Thị , Miêu Nha,.. khơng chỉ có giá
trị kiến trúc mà cịn có những cổ vật q,... Đáng chú ý là cụm di tích lịch sử
xã Đại Mỗ được xây dựng từ thời Lê thờ các danh nhân quê hương,...
Nhân dân Từ Liêm có truyền thống sinh hoạt văn hố dân gian từ lâu
đời, gắn liền với những lễ hội tiêu biểu nhất của các làng quê ở phía Tây
đồng bằng Bắc Bộ như: lễ hội để tưởng nhớ và tỏ lịng biết ơn các thần
thành hồng làng có cơng với quê hương, đất nước; các hoạt động văn hoá
như thổi cơm, thả chim, đánh cờ người, chọi gà, thi hát cửa đình…
Từ Liêm là mảnh đất có truyền thống hiếu học với nhiều người học
giỏi, đỗ đạt cao, tiêu biểu là bốn vùng “ Mỗ, Là, Canh, Cót – tứ danh
hương”. Lớp đỗ đại khoa có Hồng Qn Chí – thái học sinh đời Trần
(1393) và Nguyễn Quang Minh đời Hồ (1400). Đời Lê có Phan Phù Tiên
(Đơng Ngạc) đỗ Minh kinh bác sĩ khoa đầu tiên (1429)....
Trên đất Từ Liêm xuất hiện nhiều nhân tài về thơ, phú như: Kiều
Bản Tịnh ở Phú Diễn (đời Lý), Hoàng Quán Chí (đời Trần), Bà huyện
Thanh Quan (làng Nghi Tàm – Quảng An),...Nhiều người đã dùng thơ, phú
15


làm vũ khí đấu tranh có hiệu quả như: Nguyễn Quý Đức (Đại Mỗ), Nguyễn
Đăng Bao (Tây Mỗ), Nguyễn Công Cơ (Xn Đỉnh), Hồng Tăng Bí,
Nguyễn Hữu Tiến (Đơng Ngạc),….
Dân số và lao động: Theo “Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Tổng
điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 huyện Từ Liêm” của Ban Chỉ đạo tổng
điều tra dân số và nhà ở của UBND huyện, tính đến ngày 1/4/2009 tổng số
dân thường trú trên địa bàn huyện là 371.247 người, tăng gấp 1,9 lần so với
năm 1999. Như vậy, bình quân mỗi năm tăng 18.506 người (gần bằng số dân
bình quân chung của 1 xã), chủ yếu là do tăng dân số cơ học. Từ Liêm là địa

bàn đang trong q trình đơ thị hố mạnh với qui mô dân số lớn nhất Hà Nội,
dân số tăng nhanh với mật độ chung toàn huyện 4.929 người/km2 (cao hơn
mật độ chung của toàn Thành phố 2,6 lần), tập trung đơng ở các xã, thị trấn có
điều kiện về tự nhiên, kinh tế – xã hội phát triển cao. Số dân đang trong độ
tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số, chiếm 71,8%.
Có thể nói, với những đặc điểm tự nhiên và xã hội đó, huyện Từ
Liêm có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp như: điều kiện
tự nhiên thuận lợi, người dân có truyền thống sản xuất nơng nghiệp từ lâu
đời,…Tuy nhiên, phát triển kinh tế nông nghiệp huyện cũng có rất nhiều
vấn đề cần giải quyết như:
- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc phát triển đa dạng cây
trồng vật nuôi, việc lựa chọn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sao cho phù
hợp là vấn đề đặt ra trong khi hoạch định chính sách phát triển nơng
nghiệp của Đảng bộ Từ Liêm. Đặc biệt, huyện nằm ở vị trí cửa ngõ phía
Tây thủ đơ Hà Nội nên có thị trường tiêu thụ sản phẩm nơng sản tiềm năng,
việc phát triển một nền nơng nghiệp hàng hố cũng là điều mà Đảng bộ
huyện cần quan tâm.
- Từ Liêm là một huyện có truyền thống sản xuất nơng nghiệp lâu
năm, người dân rất có kinh nghiệm nhưng kỹ thuật cịn yếu, máy móc sản
xuất nơng nghiệp thiếu và lạc hậu, hệ thống thuỷ nông đã xuống cấp nhiều.
16


Vì vậy, phát triển kinh tế nơng nghiệp huyện cần có định hướng đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật, cán bộ chuyên môn để hỗ trợ người dân nâng cao năng
suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp.
- Là một huyện ngay sát thủ đô, tốc độ đô thị hố nhanh, mật độ dân
số đơng, số dân tăng nhanh(chủ yếu là tăng cơ học), quỹ đất canh tác của
huyện ngày càng thu hẹp, ảnh hưởng không nhỏ tới ngành nơng nghiệp. Vì
vậy, Đảng bộ huyện cần có những chủ trương phù hợp để duy trì sự phát

triển của kinh tế nông nghiệp.
- Từ khi thành lập đến nay, Từ Liêm nhiều lần thay đổi địa giới hành
chính. Điều này gây khó khăn khơng nhỏ cho huyện trong việc phát triển
kinh tế – xã hội nói chung và kinh tế nơng nghiệp nói riêng.

1.2. Cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm trƣớc năm 1986
1.2.1. Xây dựng các hợp tác xã nơng nghiệp theo mơ hình tập thể hố
(1958-1980)
Sau ngày miền Bắc được giải phóng, nhằm tiếp tục hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện khẩu hiệu "người cày có
ruộng", Trung ương Đảng chủ trương tiến hành 5 đội cải cách ruộng đất
trên toàn miền Bắc. Giữa năm 1956 , cải cách ruộng đất được hoàn thành ở
hầu hết các xã trong huyện. Uy thế địa chủ bị đánh đổ. Ruộng công điền,
công thổ, một số được sử dụng vào các cơng trình phúc lợi (trạm y tế,
trường học, sân bãi thể dục thể thao...) còn lại đều được chia cho nơng dân.
Từ Liêm là vùng ngoại thành nên bình qn ruộng đất tính theo đầu người
khơng cao, ngày cắm thẻ nhận ruộng được tổ chức như ngày hội. Ước mơ
lâu đời của nơng dân "người cày có ruộng" trở thành hiện thực. Tuy không
tránh khỏi những mặt hạn chế nhưng với việc hoàn thành cải cách ruộng

17


đất, nông dân đã được làm chủ đồng ruộng, phấn khởi hăng hái sản xuất,
xây dựng nơng thơn mới. Đó là thắng lợi to lớn của cải cách ruộng đất.
Sau 3 năm khơi phục, đến năm 1958, tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội của huyện có nhiều chuyển biến rõ rệt. Đời sống nhân dân được giữ
vững, kết quả của cải cách ruộng đất đã tạo tiền đề quan trọng để thiết lập
quan hệ sản xuất mới.
Tháng 11- 1958, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ

14 (khoá II) đề ra nhiệm vụ cơ bản thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh tế 3
năm 1958 – 1960 ở miền Bắc là:
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản
xuất nông nghiệp là khâu chính, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lương
thực, đồng thời rất chú trọng sản xuất công nghiệp; hết sức tăng thêm tư
liệu sản xuất và giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng.
- Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương
nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, khâu chính là đẩy mạnh hợp
tác hố nơng nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần
kinh tế quốc doanh.
Thực hiện kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) của Nhà nước về phát triển
hợp tác xã tiến lên một bước mới, cuối năm 1958, Từ Liêm chỉ đạo thí
điểm xây dựng một hợp tác xã cấp thấp quy mơ xóm. Ở Qn La, 100% số
hộ nông dân đã làm đơn xin vào hợp tác xã và vinh dự được đón Bác Hồ về
thăm tháng 11-1958. Tháng 7-1959 hợp tác xã Phú Gia (xã Phú Thượng)
mở rộng quy mô hợp tác xã nông nghiệp lên cấp cao, đây là hợp tác xã cao
cấp đầu tiên của ngoại thành.
Phong trào xây dựng hợp tác xã dần dần được mở rộng, việc đầu tiên là
tập thể hoá tư liệu sản xuất gồm ruộng đất, trâu bị, nơng cụ... trên cơ sở vận
động và tự nguyện của nông dân để tổ chức sản xuất. Cuối năm 1959, hầu hết
các xã trong huyện đã có hợp tác xã. Đến năm 1960, Từ Liêm có khoảng
21.000 mẫu ruộng, 5.700 con trâu bị của nơng dân được đưa vào sở hữu tập
18


thể. Một số xã bắt đầu xây dựng hợp tác xã cấp cao, quy mô thôn. Đàn lợn
cũng được phát triển từ 28.267 con năm 1958 lên 30.016 con năm 1960.
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về quy hoạch, cải tạo và mở
rộng thành phố Hà Nội, ngày 20-4-1961, Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 2
phê chuẩn Nghị quyết của Chính phủ mở rộng thành phố. Tháng 6-1961,

các đơn vị hành chính mới đi vào hoạt động. Huyện Từ Liêm được thành
lập gồm 26 xã.
Tháng 9-1961, Thành uỷ họp bàn về phát triển nông nghiệp ngoại
thành đã xác định: lấy sản xuất thực phẩm (chú ý đặc biệt chăn ni) làm
chính, đồng thời rất coi trọng sản xuất lương thực, phát triển các nghề phụ.
Tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa làm cho quan hệ sản xuất mới
phát huy tác dụng, thúc đẩy sản xuất; khắc phục những yếu kém trong công
tác quản lý. Thành uỷ mở cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã (nông
nghiệp, thủ công nghiệp); tiến hành sáp nhập các hợp tác xã nhỏ thành hợp
tác xã có quy mô lớn và chuyển dần lên bậc cao.
Từ ngày 18 đến 20- 12- 1961, Đảng bộ huyện Từ Liêm tiến hành Đại
hội đại biểu lần thứ nhất, Đại hội đánh giá tình hình từ khi thành lập huyện,
đề ra nhiệm vụ chung trong những năm tới là: ra sức mở rộng và phát triển
sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp lấy sản xuất nơng nghiệp làm chính,
theo hướng chuyển mạnh sang sản xuất thực phẩm, rau, hoa, đặc biệt là
chăn nuôi. Ra sức xây dựng, củng cố hợp tác xã, đẩy mạnh cải tiến kỹ
thuật, công cụ và cải tiến quản lý, đồng thời chú trọng các mặt văn hoá,
giáo dục, y tế nhằm cải thiện đời sống nhân dân[2,135].
Căn cứ vào chủ trương của Thành uỷ, xuất phát từ thực tế của địa
phương, Đại hội lần thứ II, lần thứ III Đảng bộ huyện Từ Liêm đều khẳng
định: tập trung lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển
mạnh sang sản xuất thực phẩm là chính (đặc biệt là chăn nuôi); đồng thời
coi trọng lương thực và cây công nghiệp.

19


Để từng bước đẩy mạnh chăn ni, ngồi việc duy trì chăn ni
trong hộ gia đình xã viên, các hợp tác xã cịn tổ chức chăn ni lợn tập thể
ở đội sản xuất. Năm 1965, có 63 hợp tác xã phát triển chăn nuôi tập thể

trong 600 đội sản xuất. Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, so với năm
1961, đàn lợn trong huyện tăng 10.523 con; lợn tập thể có 5.390 con, trong
đó có 695 con lợn nái. Cùng với chăn nuôi lợn, gia cầm, các hợp tác xã còn
phát triển đàn trâu bò để bảo đảm sức kéo cho nơng nghiệp. Năm 1965, đàn
trâu bị tăng hơn năm 1961 là 1.480 con.
Nhằm tăng cường củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông
thôn, thực hiện nghị quyết của Thành uỷ và Huyện uỷ, các hợp tác xã tiến
hành cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp, đưa dần hợp tác xã cấp thấp lên
cấp cao, có quy mơ liên xóm hoặc liên thôn. Thành phố và huyện đã mở các
lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật cho các xã. Từ năm 1961 đến 1965,
tồn huyện Từ Liêm đã có hàng trăm cán bộ được đào tạo có trình độ sơ cấp,
trung cấp về thuỷ lợi, trồng trọt, chăn nuôi, quản lý kinh tế. Hầu hết các hợp
tác xã đều lập được kế hoạch sản xuất hàng năm; thực hiện ba khoán, ba quản
chặt chẽ; tổ chức các đội chuyên về giống, kỹ thuật và thuỷ lợi.
Được sự quan tâm của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ Hà
Nội, sự cố gắng của nhân dân trong huyện, từ năm 1961 đến 1965, Từ
Liêm đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi. Diện tích canh tác năm
1965 tăng hơn năm 1961 là 193ha. Năng suất lúa năm 1965 đạt trên 5
tấn/ha. Đời sống nhân dân được cải thiện. Mức ăn của nơng dân bình qn
nhân khẩu là 22,6kg thóc/tháng. Năm 1965, huyện đóng góp nghĩa vụ cho
Nhà nước được 4.633 tấn thóc và 941 tấn thịt lợn. Riêng nghĩa vụ thịt lợn
tăng 100% so với năm 1961.[2,140]
Bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu, trong những năm chống chiến tranh
phá hoại, Huyện uỷ Từ Liêm hết sức coi trọng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
“chuyển mạnh sang sản xuất thực phẩm, chủ yếu là chăn nuôi và rau, đồng
thời coi trọng đúng mức sản xuất lương thực và cây công nghiệp, nhằm
20


cung cấp ngày càng nhiều hơn nữa nhu cầu thực phẩm của Thành phố,

nâng cao dần đời sống và bồi dưỡng sức chiến đấu của nông dân” [21].Sản
xuất nông nghiệp được bảo đảm nhờ đẩy mạnh đồng bộ nhiều biện pháp kỹ
thuật đi đôi với bước đầu vận động cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp.
Về thuỷ lợi đã xây dựng thêm nhiều trạm bơm điện lớn trên các hệ thống
sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch tăng thêm các máy bơm điện, bơm
dầu, làm thêm nhiều cống tiêu, các tuyến mương và đường trục với khối
lượng gần 2 triệu mét khối đất, bảo đảm chủ động tưới tiêu 90% diện tích
canh tác. Tháng 5-1966 trong chiến dịch kiến thiết đồng ruộng có ngày Từ
Liêm huy động 19.337 người đi làm bờ vùng, bờ thửa. Về giống đã thay
thế giống cũ bằng nhiều giống mới có năng suất cao như Khê năm lùng,
828, Mộc tuyên, Nông nghiệp 8b... Về kỹ thuật, nhiều hợp tác xã nông
nghiệp đã trang bị máy kéo "công nông", máy tuốt lúa, máy bơm nước,
máy xay xát, máy nghiền thức ăn gia súc... Do đó, năng suất sản lượng lúa,
ngơ, khoai, rau... đều tăng. Rau năm 1965: 5.317 tấn; năm 1969: 9.822 tấn.
Lúa từ 4 tấn/ha năm 1964: tăng lên 5 tấn/ha năm 1967. Chăn nuôi lợn năm
1964: 824 tấn; năm 1969: 1.250 tấn Ngoài ra, các loại như: cá, gia cầm,
trứng... đều tăng. Tiêu biểu trong sản xuất là các HTX Quảng Bá, Mễ Trì
Thượng, Đơng Ba (Thượng Cát). Do sản xuất được giữ vững, năng suất lao
động tăng thêm nên đời sống nhân dân ổn định, có phần được cải thiện.
Bình qn thu nhập một lao động nông nghiệp năm 1964 là 16đ trở lên,
năm 1969 là 18đ52. Bình quân thu nhập một xã viên hợp tác xã thủ công
năm 1964 là 50đ đến năm 1969 là 55đ.
Từ năm 1970-1974, Đảng bộ huyện Từ Liêm tiến hành ba kỳ Đại
hội. Đại hội đại biểu lần thứ VIII họp từ ngày 18 đến 20-9-1970. Tiếp đó,
ngày 12 đến 14-11-1971, Đảng bộ huyện Từ Liêm tiến hành Đại hội đại
biểu lần thứ IX. Từ 29 đến 31-3-1973, Đảng bộ huyện Từ Liêm tiến hành
Đại hội đại biểu lần thứ X. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, lần thứ IX
và lần thứ X đều tập trung nhấn mạnh phương hướng nhiệm vụ chủ yếu về
21



phát triển nông nghiệp là: phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết, nêu cao
tinh thần tự lực cánh sinh đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và
mạnh, đặc biệt là sản xuất thực phẩm với chăn ni là mũi đột kích chủ
yếu.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, IX, Từ
Liêm liên tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo phương hướng "Lấy sản
xuất thực phẩm là chính đồng thời rất coi trọng sản xuất lương thực" và
"Phấn đấu đưa chăn nuôi lên thành một ngành sản xuất chính". Từ Liêm đã
bước đầu xây dựng và củng cố đàn lợn nái cơ bản, tích cực phát triển đàn
lợn, mở rộng chăn ni tập thể đi đơi với vận động gia đình xã viên chăn
nuôi; giữ vững và phát triển đàn gia cầm, chú ý đến ni thả cá, ni trâu
bị. Đồng thời Từ Liêm cũng tích cực đẩy mạnh sản xuất lúa hoa màu từng
bước giải quyết vấn đề tự túc lương thực làm cơ sở cho phát triển chăn
nuôi. Để bảo đảm năng suất và sản lượng chăn nuôi, trồng trọt các hợp tác
xã được hướng dẫn áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật vào các khâu sản
xuất. Trong chăn nuôi, lợn lai kinh tế thực sự chiếm ưu thế cả ở khu vực
tập thể và gia đình. Lợn Móng Cái cũng được đưa vào cơ cấu chăn ni gia
đình. Nhiều hợp tác xã đã xây dựng thêm hàng trăm mét vuông chuồng trại
và trang bị máy nghiền thức ăn gia súc. Thanh niên phát động phong trào
"lợn 100 cân". Diện tích trồng rau tăng hàng năm. Nhiều hợp tác xã trồng
rau đã xác định cây chủ lực như bắp cải, hoa lơ (Mai Dịch), su hào, rau lá
(Tây Tựu) v.v. Quảng An, Phú Diễn là những xã chuyển mạnh sang sản
xuất rau. Diện tích lúa được giữ vững. Lúa xuân đưa vào thay lúa chiêm.
Giống Nông nghiệp 8 được bố trí là giống lúa chủ lực. Kết quả là:
Về chăn ni có 34.321 đầu lợn, trọng lượng xuất chuồng bình quân
70kg. Nhiều hợp tác xã chăn nuôi giỏi như Quán La, Nguyên Xá, Phú
Thượng...
Về trồng trọt mặc dù diện tích canh tác giảm còn l.372ha nhưng tổng
sản lượng rau vẫn đạt 23.340 tấn, với năng suất 164tạ/ha; diện tích lúa

22


8.633ha, tổng sản lượng lúa đạt 31 .277 tấn với năng suất bình qn 7,4
tấn/ha. Có 8 hợp tác xã đạt năng suất 8 tấn/ha. Từ Liêm được xếp thứ 7
trong 16 huyện toàn miền Bắc đạt năng suất lúa cao nhất năm 1974. Về
nghĩa vụ với Nhà nước, đã thực hiện 1.020 tấn rau, 1.764 tấn thịt lợn, 3.650
tấn lương thực nhiều hơn những năm trước từ 5 - 10%. Sản phẩm và giá trị
tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp hàng năm đều tăng, năm 1974 đạt
28.050.000đ, trong đó tiểu thủ cơng chun nghiệp đạt: 23.730.000đ; tiểu
thủ cơng trong nông nghiệp đạt: 4.307.000đ.
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, dưới ánh sáng Nghị quyết 24
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III, tháng 8-1975), Đảng bộ và
nhân dân Từ Liêm đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra.
Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ và nhân dân trong huyện là tập trung thực
hiện Chỉ thị 208 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định 61/CP của
Chính phủ và Nghị quyết 18 của Thành uỷ Hà Nội về tổ chức lại sản xuất
và cải tiến quản lý nông nghiệp, lấy cấp huyện làm địa bàn trung tâm, quy
hoạch lại các hợp tác xã.
Việc tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý nông nghiệp trên địa bàn
huyện Từ Liêm được thực hiện từ năm 1974, Thành phố và huyện lấy hợp
tác xã Phú Diễn làm điểm để rút kinh nghiệm trước khi triển khai cuộc vận
động này, trên địa bàn huyện đầu năm 1974 có 59 hợp tác xã nơng nghiệp
với 18.213 hộ và 25.609 lao động, 5.253ha diện tích canh tác. Trong số 59
hợp tác xã có 55 hợp tác xã quy mô thôn và 4 hợp tác xã quy mô tồn xã
nhưng lại nhỏ như An Phú (Nghĩa Đơ), Hải Phịng (Thụy Phương), n
Hồ và Mai Dịch, bình qn một hợp tác xã có 308 hộ với 1.421 nhân
khẩu, 430 lao động, 89ha canh tác và 205.000 đồng vốn tự có. Được sự chỉ
đạo của cấp trên, cuộc vận động tổ chức lại sản xuất trên địa bàn huyện tiến
hành nghiêm túc.[40,36] Qua rút kinh nghiệm của hợp tác xã Phú Diễn,

việc hợp nhất các hợp tác xã được thực hiện tương đối nhanh.

23


Đến cuối năm 1975, 17 hợp tác xã hợp nhất lại thành 7 hợp tác xã
quy mơ tồn xã, bình quân mỗi hợp tác xã từ 100 đến 110ha, lớn nhất là
hợp tác xã Mễ Trì 480ha[2,185]. Về mặt tổ chức, hợp tác xã được kiện tồn
theo u cầu có chất lượng hơn trước. Ngồi vốn tự có, Ngân hàng Nhà
nước còn cho vay vốn và huyện cung cấp thêm vật tư để tạo điều kiện cho
các hợp tác xã quy mô lớn hoạt động. Báo cáo sơ kết của Ban Chỉ đạo thực
hiện Chỉ thị 208 của Thành phố chỉ rõ: Trong tổng số hợp tác xã tổ chức lại
sản xuất, Từ Liêm chiếm 60% và chiếm 50% số hợp tác xã thực hiện toàn
diện theo quy định của Thành phố.
Quá trình tổ chức lại sản xuất, hợp nhất các hợp tác xã nhỏ lên quy
mô lớn là quá trình đấu tranh tư tưởng gay go phức tạp trong đội ngũ cán
bộ cơ sở và xã viên các hợp tác xã nhỏ. Hộ Nông dân tập thể vận động
nhân dân phát huy quyền làm chủ tập thể đóng góp xây dựng điều lệ hợp
tác xã, xây đựng nội quy tham gia quản lý hợp tác xã, góp phần đẩy mạnh
sản xuất. Tuy nhiên, về mặt quản lý còn bộc lộ những hạn chế. Việc quyết
toán sổ sách bàn giao từ hợp tác xã nhỏ lên hợp tác xã lớn nhiều nơi làm rất
chậm, một số nơi 6 tháng, thậm chí có hợp tác xã 18 tháng sau hợp nhất
mới bàn giao. Một số nơi không thu được nợ của xã viên phải xin thanh lý
tới hàng triệu đồng, tài sản cố định bị mất mát nhiều.
Từ 59 hợp tác xã nông nghiệp đã sáp nhập lại thành 25 hợp tác xã,
trong đó có một hợp tác xã quy mơ hai xã là Phú Minh (gồm xã Phú Diễn
và xã Minh Khai), 24 hợp tác xã quy mơ tồn xã. Bình qn một hợp tác xã
có 734 hộ, 3.188 nhân khẩu, 1002 lao động, 215ha canh tác, lớn hơn gấp
đôi quy mô trước. Đến cuối năm 1979, cuộc vận động tổ chức lại sản xuất
đã căn bản hoàn thành định mức lao động từ khâu sản xuất và phân bổ lao

động vào các chuyên ngành, chuyên khâu, chuyên việc như: trồng trọt,
chăn ni, thủ cơng nghiệp... Trong trồng trọt, có các đội chuyên: làm đất
(cày, bừa), làm giống (lúa, ngô, khoai, rau, đậu ), làm mạ, làm phân bón,
thuỷ lợi (202), thuỷ nông và bảo vệ thực vật. Trong quy hoạch sản xuất,
24


huyện đã phân ra làm hai vùng chính là: vùng rau, hoa, chăn nuôi và vùng
lúa, chăn nuôi.[2,186]
Với quyết tâm hoàn thành kế hoạch 1976-1980, Đại hội đại biểu lần
thứ XIII Đảng bộ huyện Từ Liêm họp từ ngày 29-3 đến ngày 01- 4- 1977. Về
nông nghiệp, Đảng bộ huyện xác định đẩy mạnh sản xuất rau, tăng diện tích
thêm 20% so với năm 1976, cung cấp cho Thành phố mỗi năm 18.000 tấn.
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện, đến hết năm 1979
diện tích rau chuyên canh đạt 850ha, tăng 64% so với năm 1976, về sản
lượng cũng tăng bình quân mỗi năm 26,2%. Trong thời kỳ này có 18 hợp
tác xã sản xuất rau, trong đó có 9 hợp tác xã trọng điểm, các xã đã có nhiều
thành tích trong sản xuất như Phú Minh, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An,
Dịch Vọng v.v. Về sản xuất lúa trong những năm này, huyện đã đầu tư
chọn giống có năng suất cao cho vụ đơng - xn như NN8, cho vụ mùa như
NN22, 23, nếp và TQ2, Trân trâu lùn... Riêng 3 năm 1977 - 1979 đã cấy
vượt kế hoạch diện tích 1,4%, nhưng do gặp thiên tai, năng suất lúa không
đạt chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra là 70 tạ/ha. Mặc dù vậy
nhân dân trong huyện vẫn phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giữ
vững khẩu hiệu trong chiến tranh chống Mỹ "Thóc khơng thiếu một cân,
qn khơng thiếu một người". Khi nổ ra chiến tranh biên giới, Nhà nước
cần lương thực để nuôi quân chiến đấu, năm nào huyện cũng hoàn thành
thuế và nghĩa vụ với Nhà nước mỗi năm trên 3.000 tấn lương thực (5 năm
là 15.747 tấn). Năm 1977 khu vực chăn ni gia đình có trên 19.000 đầu
lợn, năm 1980 tăng lên đến 22.377 con. [40,38]

Vượt qua khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Từ Liêm đã từng bước đi
lên. Từ Liêm đã hăng hái đảm nhận nhiều chương trình, nhiệm vụ, là địa
bàn chỉ đạo điểm, đi trước làm thử của Thành phố. Đảng bộ và nhân dân
Từ Liêm với lòng quyết tâm và tinh thần trách nhiệm đã làm hết sức mình.
Từ Liêm đã nghĩ suy, trăn trở với việc tổ chức lại sản xuất, ra sức thực hiện
quy hoạch, cải tạo ruộng đồng, tăng cường xây dựng hệ thống thuỷ nông,
25


×