Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tín ngưỡng thờ mẫu tại phủ dầy xã kim thái, huyện vụ bản, tỉnh nam định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.3 KB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG

TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU TẠI PHỦ DẦY XÃ KIM THÁI,
HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG

TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU TẠI PHỦ DẦY XÃ KIM THÁI,
HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Thụ

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn
của TS. Nguyễn Hữu Thụ. Các nhận định nêu ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu
nghiêm túc, độc lập của bản thân tác giả luận văn trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các
tài liệu khoa học đã đƣợc công bố và thực hiện điền dã điều tra xã hội học tại địa bàn.
Luận văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học.
Học viên

Nguyễn Thị Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Hữu Thụ,
ngƣời đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập và thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô và tập thể cán bộ Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, đặc biệt các thầy cô ở Bộ môn
Tôn giáo học đã giúp đỡ, dạy bảo, động viên và trao đổi ý kiến khoa học quý báu trong
suốt thời gian học tập để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và
giúp đỡ để tôi có thể thực hiện tốt luận văn này. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Phƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU VÀ
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................. 15

1.1. Khái quát chung về tín ngƣỡng thờ Mẫu ................................................... 15
1.1.1. Khái niệm tín ngƣỡng thờ Mẫu ........................................................... 15
1.1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của tín
ngƣỡng thờ Mẫu tại vùng đồng bằng Bắc Bộ ................................................ 20
1.1.3. Nghi lễ thờ cúng của tín ngƣỡng thờ Mẫu tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
........................................................................................................................ 30
1.2. Khái quát về Phủ Dầy xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định........ 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU TẠI PHỦ DẦY
XÃ KIM THÁI, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY. MỘT
SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ........................................................... 49
2.1. Thực trạng tín ngƣỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy ............................................. 49
2.1.1. Niềm tin của nhân dân vào tín ngƣỡng thờ mẫu.................................. 49
2.1.2. Thực hành tín ngƣỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy ....................................... 61
2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với tín ngƣỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy. ................ 73
2.2.1. Xu hƣớng vận động.............................................................................. 73
2.2.2. Giá trị và hạn chế ................................................................................. 78
2.2.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế biểu hiện
tiêu cực của tín ngƣỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy hiện nay ................................ 87
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 98
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 107

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngƣỡng, tơn giáo tồn tại lâu đời theo
chiều dài lịch sử của dân tộc. Gia đình ngƣời Việt nào cũng có bàn thờ tổ tiên;
làng xã nào cũng có đền, miếu thờ Thành hồng, các anh hùng dân tộc hay thờ

Mẫu. Tín ngƣỡng, tơn giáo dần trở thành mảng sinh hoạt văn hóa quan trọng,
thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cộng đồng ngƣời Việt mà khơng dễ gì có thể xóa
nhịa đƣợc.
Thấu hiểu tơn giáo, tín ngƣỡng khơng đơn thuần chỉ là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận quần chúng nhân dân mà nó cịn có ý nghĩa văn hóa, đạo đức,
lối sống vô cùng quan trọng nên bƣớc vào thời kỳ đổi mới, bên cạnh những
đƣờng lối, chính sách đổi mới về chính trị, kinh tế, văn hóa thì Đảng và Nhà
nƣớc đã chú trọng quan tâm đến vấn đề tín ngƣỡng, tơn giáo nhằm mục đích đƣa
đất nƣớc phát triển vƣợt bậc về mọi mặt nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân. Trong Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa IX về cơng tác tơn giáo, Đảng
đã khẳng định “Tín ngƣỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nƣớc ta” [4, tr48]. Với chính sách tơn giáo tín ngƣỡng của Đảng cộng thêm Nghị
định số 69/HĐBT ban hành ngày 21/3/1991 quy định về các hoạt động tơn giáo
và gần đây nhất là Luật Tín ngƣỡng Tơn giáo là tiền đề quan trọng giúp hàng
loạt các tín ngƣỡng dân gian đƣợc phục hồi.
Tín ngƣỡng thờ Mẫu là một tín ngƣỡng dân gian phổ biến ở vùng Đồng
bằng Bắc Bộ, là bộ phận quan trọng cấu thành bản sắc văn hóa dân tộc; nó cũng
khơng nằm ngồi quy luật phát triển phổ qt của dịng văn hóa dân gian. Trong
2


bối cảnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của tín ngƣỡng thờ Mẫu là điển hình cho sự
phục hƣng của sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian trong đời sống văn hóa tâm linh
của ngƣời Việt. Tín ngƣỡng thờ Mẫu đã trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc
từ chỗ bị coi là mê tín dị đoan, bị cấm thực hành nó vẫn âm thầm đƣợc giữ gìn
và thực hành trong cộng đồng. Cho đến nay, tín ngƣỡng đã đƣợc cả nƣớc công
nhận, thế giới vinh danh với danh hiệu: Thực hành tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam phủ
là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Tín ngƣỡng thờ Mẫu mang
trong mình nhiều giá trị nhân văn, nhân đạo, tính nghệ thuật và là loại hình kết

tinh trong đó chủ nghĩa yêu nƣớc cao đẹp.
Tuy nhiên, do bản chất là một tín ngƣỡng dân gian đƣợc truyền khẩu, khơng
có hệ thống kinh sách, giáo lý, giáo luật, nguồn thơng tin phổ cập cịn hạn chế
nên nhân dân cũng nhƣ một số con nhang đệ tử chƣa có hệ thống tri thức mạch
lạc về tín ngƣỡng thờ Mẫu dẫn đến nhiều suy nghĩ lệch lạc sai sự thật. Do đó, họ
có những hành vi ứng xử khơng chuẩn mực hoặc nhiều ngƣời cố tình lợi dụng
những “lỗ hổng” đó để cung cấp kiến thức sai lệch về tín ngƣỡng “thƣơng mại
hóa tín ngƣỡng” nhằm lợi dụng lịng tin của nhân dân để trục lợi cá nhân.
Để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tâm linh độc đáo của tín
ngƣỡng thờ Mẫu, tránh yếu tố dị đoan, cần có cái nhìn tồn diện, khách quan,
khoa học về tín ngƣỡng này. Việc nghiên cứu vấn đề tín ngƣỡng cụ thể là tín
ngƣỡng thờ Mẫu giúp chỉ ra đƣợc cơ sở hình thành, thực trạng và xu hƣớng vận
động của nó giúp chúng ta có cái nhìn tổng qt về tín ngƣỡng thờ Mẫu để có thể
định hƣớng đúng đắn các hoạt động của tín ngƣỡng thờ Mẫu.
Phủ Dầy – quần thể di tích lịch sử thuộc địa phận xã Kim Thái, huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định là một trong những trung tâm lớn nhất cả nƣớc về tín
3


ngƣỡng thờ Mẫu, là nơi làm nên nét khác biệt của tín ngƣỡng này với cƣ dân các
địa phƣơng khác ở miền Nam, miền Trung... Điều này đã khắc sâu, in đậm bản
sắc văn hóa, tâm linh ngƣời Việt trong bức tranh văn hóa đặc sắc của nhân loại.
Bên cạnh đó, Phủ Dầy cịn có những điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế, văn hóa
– xã hội thuận lợi để tín ngƣỡng thờ Mẫu phát triển. Các triều đại phong kiến đã
để lại nhiều dấu tích lịch sử trên vùng đất Thiên Trƣờng nên vùng đất này chính
là nơi lƣu giữ nhiều nhất các huyền thoại, truyền thuyết và di tích lịch sử liên
quan trực tiếp đến tín ngƣỡng thờ Mẫu.
Vì vậy, để có cái nhìn khái qt, khách quan nhất về tín ngƣỡng thờ Mẫu,
tơi đã lựa chọn Phủ Dầy - trung tâm thờ Mẫu vùng Đồng bằng Bắc Bộ là địa bàn
để nghiên cứu với đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy xã Kim Thái,

huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Những cơng trình về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
Các cơng trình nghiên cứu đầu tiên về Nữ thần, Mẫu thần ở Việt Nam là các
cơng trình của ngƣời Pháp.
H. Parmentier với cơng trình “Đền thờ Po Na Gar ở Nha Trang” năm 1902,
nghiên cứu về kiến trúc đền tháp thờ Bà.
H. Maspero với cơng trình “Thánh ca tắm tƣợng thần của ngƣời Chăm”
năm 1919 nghiên cứu về phần lễ hội.
Bên cạnh đó Nguyễn Văn Huyên, M. Durand, Đào Thái Hành, P. J. Simon
cịn có những cơng trình viết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ngay từ thời Hậu Lê, đã
có một số ghi chép các sáng tác về Thánh Mẫu Liễu Hạnh của Nguyễn Công
4


Trứ, Đoàn Thị Điểm. Tài liệu thành văn xƣa nhất đƣợc biết đến là tác phẩm
“Vân Cát thần nữ truyện” của Đồn Thị Điểm trong cuốn “Truyền kì Tân Phả”
bằng chữ Hán. Đầu thế kỷ XX trong “Nam Hải Dị nhân” Phan Kế Bính có bài
viết về Mẫu Liễu Hạnh. Năm 1944, trong cuốn “Sự phụng thờ các vị thánh bất tử
ở Việt Nam” Nguyễn Văn Huyên đặc biệt trân trọng Nữ thần Liễu Hạnh. Cũng
vào năm 1944, Đào Thái Hành cũng có bài viết về cơng chúa Liễu Hạnh cơng bố
trên tạp chí Những ngƣời bạn Huế.
M. Durand năm 1959, vợ chồng P. J. Simon năm 1973 đã lần lƣợt cơng bố
các cơng trình nghiên cứu về Lên đồng.
Từ thập niên 1990, nhất là sau hội thảo quốc gia về Thánh Mẫu Liễu Hạnh
do Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu (Hà Nội) không khí
học thuật về tín ngƣỡng thờ Mẫu diễn ra sơi nổi.
Năm 1990, Ngô Đức Thịnh cùng Vũ Ngọc Khánh và Phạm Văn Ty xuất
bản hai cuốn sách: “Tứ Bất tử” và “Vân Cát thần nữ”. Hoàng Tuấn Phổ xuất bản
cuốn “Bà Chúa Liễu”. Các tác phẩm chủ yếu là tập hợp các tƣ liệu, thự tịch về

Thánh Mẫu Liễu Hạnh và ba vị còn lại trong Tứ Bất tử (Thánh Gióng, Chử Đồng
Tử, Sơn Tinh).
Năm 1992, Ngơ Đức Thịnh xuất bản sách “Hát văn”, là cuốn sách đầu tiên
đặt cơ sở cho việc nghiên cứu đạo Tam phủ, Tứ phủ và nghi lễ Lên đồng. Trong
thời gian này, Đặng Văn Lung cũng đã xuất bản sách “Tam Tòa Thánh Mẫu”.
Năm 1996, Ngô Đức Thịnh xuất bản sách “Đạo Mẫu ở Việt Nam” và tái
bản vào năm 2009, 2011. Tác phẩm đã cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn
tổng quan hồn chỉnh nhất về tín ngƣỡng thờ Mẫu.

5


Năm 2000, Nguyễn Chí Bền xuất bản cuốn “Văn hố dân gian Việt Nam”
giới thiệu khái quát kho tàng văn hố cổ truyền của Việt Nam trong đó có tín
ngƣỡng thờ Mẫu.
Cuốn “Nữ thần và các Thánh Mẫu Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh xuất bản
năm 2002 thể hiện một cách khái quát về nguồn gốc, về sự tích của phần lớn các
Thánh Mẫu đang đƣợc thờ phụng ở Việt Nam.
Năm 2004, Đặng Văn Lung xuất bản cuốn “Văn hóa Thánh Mẫu” đƣa ra
các tƣ liệu về Mẫu dƣới góc độ văn học, lịch sử. Cuốn “Đạo Mẫu và các hình
thức Shaman trong các tộc ngƣời ở Việt Nam và Châu Á” cũng đƣợc Ngô Đức
Thịnh xuất bản vào năm này.
Năm 2008, Ngô Đức Thịnh xuất bản sách “Lên đồng hành trình của thần
linh và thân phận”, Vũ Ngọc Khánh xuất bản sách “Tục thờ Đức Mẫu Liễu
Hạnh, Đức Thánh Trần”.
Hội thảo khoa học quốc tế “Văn hóa thờ Nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và văn
hóa – Bản sắc và giá trị” tổ chức vào tháng 9 năm 2012 tại Nam Định tập trung
vào các vấn đề về nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển, đặc trƣng và ý nghĩa
của văn hóa thờ Mẫu ở Châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam.
Ngày 6/1/2016, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa

Thể thao và Du lịch) phối hợp với Ủy Ban nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức hội
thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu thực hành tín ngƣỡng trong xã hội đƣơng
đại” (Trƣờng hợp tín ngƣỡng thờ Mẫu).
Bên cạnh đó cịn có một số báo, tạp chí đề cập đến tín ngƣỡng thờ Mẫu
nhƣ:
6


Trần Lâm Biền (1990) “Quanh tín ngƣỡng dân dã, Mẫu Liễu và điện thờ”
trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật số 5, tr 42 – 45.
Phạm Quỳnh Phƣơng (1994) “Khát vọng của ngƣời phụ nữ Việt Nam qua
truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh” trên Tạp chí Khoa học về phụ nữ số 4,
tr 4 – 5.
Nguyễn Kim Hiền (2001) “Lên đồng một số hoạt động tâm linh mang tính
trị liệu” Tạp chí Văn hóa dân gian số 4, tr 69 – 78.
Nguyễn Quốc Tuấn (2004) “Mẫu Liễu Hạnh qua góc nhìn tơn giáo trong
bối cảnh tồn cầu hóa” Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo số 6, tr 50 – 59.
Nguyễn Hữu Thụ (2009) “Đôi điều về sự tiếp xúc giữa Phật giáo và tín
ngƣỡng thờ Mẫu qua truyền thuyết Phật Mẫu Man Nƣơng và Thánh Mẫu Liễu
Hạnh” Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo số 4, tr 27 – 29.
Nguyễn Ngọc Mai (2009) “Múa đồng trong nghi lễ lên đồng của ngƣời Việt
và mối quan hệ với múa bóng (Chăm) một đơi điều suy nghĩ” Tạp chí Văn hóa
dân gian số 3, tr 56 – 61.
Ngồi ra cịn có một số cơng trình luận văn, luận án nhƣ:
Luận văn của Phan Thị Kim với đề tài “Tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật
giáo và tín ngƣỡng thờ Mẫu ở khu vực Bắc Bộ” trình bày khái quát về tín
ngƣỡng thờ Mẫu, phân tích mối quan hệ giữa thờ Mẫu và Phật giáo.
Luận văn của Vũ Thị Thu An với đề tài “Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín
ngƣỡng thờ Mẫu ở Kiến An Hải Phịng” trình bày khái quát về tín ngƣỡng thờ
Mẫu, địa bàn Kiến An Hải Phịng và các hình thức của nghi lễ thờ Mẫu tại đây.


7


Luận án của Nguyễn Ngọc Mai, “Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị”. Thông
qua nghi lễ lên đồng, hầu bóng, tác giả khẳng định nghi lễ lên đồng là một hiện
tƣợng văn hóa phức tạp, trong lên đồng ở đồng bằng Bắc Bộ xƣa có hội tụ đủ cả
các yếu tố nhƣ: Đạo giáo (phép thuật, ảo thuật để trừ tà), Mật tông (bùa chú, phù
chú…), khả năng tâm linh.
Luận án của Nguyễn Hữu Thụ với đề tài “Khía cạnh triết học trong tín
ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ” nghiên cứu cơ sở hình
thành tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ với tƣ cách là
một hình thái ý thức xã hội. Phân tích những quan niệm trong sự giải thích về thế
giới tự nhiên, con ngƣời, mối quan hệ giữa con ngƣời với thế giới tự nhiên và với
xã hội trong tín ngƣỡng thờ Mẫu. Khuynh hƣớng vận động của tín ngƣỡng thờ
Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay.
Các cơng trình trên đã cung cấp nguồn tri thức đầy đủ về lịch sử, chủ thể,
đối tƣợng cũng nhƣ nghi lễ và tổ chức của tín ngƣỡng thờ Mẫu nói chung, tín
ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng băng Bắc bộ nói riêng. Theo đó, tín
ngƣỡng thờ Mẫu gồm 3 lớp thờ: thờ nữ thần, thờ Mẫu thần và cuối cùng là thờ
Tam phủ - Tứ phủ với sự xuất hiện của hình tƣợng Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Trong số các nghi lễ của tín ngƣỡng thờ Mẫu thì nghi lễ hầu đồng là cơ bản nhất.
Trong nghi lễ hầu đồng thì chủ thể là các ông đồng bà đồng, đối tƣợng mà ơng
đồng bà đồng hƣớng đến chính là các vị thần linh trong Tam tịa Thánh Mẫu và
Tứ phủ cơng đồng. Tín ngƣỡng thờ Mẫu đƣợc tín đồ chú ý nhiều nhất là vào dịp
tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ.
2.2. Những cơng trình về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Dầy.

8



Cơng trình nghiên cứu cụ thể về tín ngƣỡng thờ Mẫu và địa bàn Phủ Dầy
sớm nhất có thể là cuốn “Hội Phủ Dầy sự tích Đức Liễu Hạnh cơng chúa” của
Phạm Quang Phúc Tri Huyện Vụ Bản xuất bản năm 1942 tại nhà in Mỹ Thắng.
Cuốn sách chia làm hai phần chính thể hiện rõ hai nội dung là lai lịch của Mẫu
Liễu Hạnh và nội dung công tác chuẩn bị cũng nhƣ quá trình diễn ra lễ hội Phủ
Dầy.
Sau năm 1990, khơng khí học thuật về tín ngƣỡng thờ Mẫu khởi sắc, các
cơng trình nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Mẫu tại Phủ Dầy cũng bắt đầu xuất
hiện. Đáng chú ý là luận văn tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội của Phạm
Quỳnh Phƣơng và Phạm Thị Thanh Huyền. Tác giả xem tục thờ Mẫu Liễu ở Phủ
Dầy là hiện tƣợng văn hóa dân gian tổng thể và Phủ Dầy là trung tâm thờ Mẫu
lớn nhất nƣớc ta.
Năm 1993, Bùi Hạnh Cẩn và Lê Chân xuất bản cuốn “Chợ Viềng và hội
Phủ” tại Nxb Giáo dục Hà Nội.
Năm 1995, luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Đình San với đề tài “Việc phụng
thờ Mẫu Liễu ở Phủ Giầy” chỉ ra những đặc trƣng của tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Phủ
Dầy, khẳng định Phủ Dầy là trung tâm tín ngƣỡng thờ Mẫu lớn nhất, phản ánh rõ
nét sự biến chuyển của tín ngƣỡng dân gian tiến tới một tôn giáo bản địa sơ khai;
đồng thời đƣa ra những nhận xét về quy luật vận động, phát triển của tín ngƣỡng.
Năm 2000, Ngơ Bạch xuất bản cuốn “Nghi lễ thờ Mẫu văn hóa và tập tục”,
tổng hợp về đặc trƣng, bản chất, nguồn gốc của các vị thần, các nghi lễ thờ cúng,
diễn xƣớng đến các không gian di tích, lễ hội gắn với tín ngƣỡng thờ Mẫu. Trong
đó, tín ngƣỡng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy nói riêng đƣợc
tác giả đề cập đến với những thông tin cơ bản.
9


Năm 2000, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã xuất bản cuốn “Kho tàng Lễ hội
cổ truyền Việt Nam” tập hợp các bài viết của nhiều tác giả viết về lễ hội cổ

truyền ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt, bài viết của Ngô Đức Thịnh về
lễ hội ở Phủ Dầy, Nam Định đã tái hiện chi tiết các bƣớc của một lễ hội truyền
thống đồng thời diễn giải về nguồn gốc làm nảy sinh các nghi lễ đó thơng qua
các thần tích hành trạng của Mẫu Liễu Hạnh. Qua đây, ông cũng bƣớc đầu chỉ ra
những ảnh hƣởng, tác động của lễ hội tới đời sống cộng đồng.
Năm 2001, hội thảo quốc tế “Đạo Mẫu và lễ hội Phủ Dầy” đƣợc tổ chức tại
Hà Nội do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh
Nam Định tổ chức với sự tham gia của hơn 100 nhà nghiên cứu.
Hồ Đức Thọ xuất bản cuốn “Huyền tích Thánh mẫu Liễu Hạnh và di sản
văn hoá - lễ hội Phủ Dầy” năm 2004 đã giới thiệu khái quát về lễ hội Phủ Dầy ở
Nam Định, tác giả coi “hội Phủ Dầy tháng ba là lễ hội truyền thống, là sinh hoạt
văn hóa dân gian trữ tình đáng trân trọng”.
Năm 2005, “Nếp cũ - Hội hè đình đám” (quyển thƣợng) của Toan Ánh đề
cập đến các lễ hội của Việt Nam đặc biệt là lễ hội thờ Mẫu ở cả ba miền Bắc Trung - Nam. Lễ hội Phủ Dầy đƣợc tác giả Toan Ánh đề cập khá chi tiết từ lịch
sử, thần tích, hành trạng tới cơng tích của thần đến nghi thức tổ chức lễ hội Phủ
Dầy.
Năm 2007, Bùi Văn Tam xuất bản cuốn “Phủ Dầy và tín ngƣỡng Mẫu Liễu
Hạnh” đã trình bày đầy đủ về lƣợc sử Mẫu Liễu Hạnh và sự thờ phụng ở Phủ
Dầy, các di tích trong quần thể Phủ Dầy, lễ hội Phủ Dầy.

10


Năm 2008, Ban quản lý di tích và danh thắng Nam Định xuất bản cuốn “Di
tích lịch sử văn hóa tỉnh Nam Định” giới thiệu về các di tích của tỉnh Nam Định
trong đó có quần thể di tích Phủ Dầy.
Nguyễn Duy Hùng năm 2013 đã công bố bài viết “Tín ngƣỡng thờ Mẫu và
lễ hội Phủ Giày” trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 348, tr16-19.
Năm 2016, Nguyễn Duy Hùng công bố bài viết "Những nhân tố tác động
đến lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ ở Phủ Dầy" trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (381),

tr.16-19.
TS. Lƣơng Cơng Lý – TS. Nguyễn Thị Vân năm 2017 xuất bản cuốn Tín
ngƣỡng thờ Mẫu ở Nam Định đã trình bày về q trình hình thành tín ngƣỡng
thờ Mẫu, các cơ sở thờ Mẫu lớn ở Nam Định nhƣ Phủ Nấp, Phủ Dầy, tác động
của tín ngƣỡng đến địa phƣơng.
Nguyễn Duy Hùng với luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học với đề tài
“Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay” năm 2017 đã làm
rõ quá trình hình thành, phát triển và giá trị của lễ hội Phủ Dầy, chỉ ra những tác
động giữa lễ hội Phủ Dầy và đời sống văn hóa cộng đồng.
Nhƣ vậy, qua các tài liệu, sách báo, các cơng trình nghiên cứu khoa học
cũng nhƣ các hội thảo về tín ngƣỡng thờ Mẫu chúng ta có thể thấy tín ngƣỡng
thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng dân gian có những biểu hiện phong phú,
khá phức tạp. Đồng thời việc khái quát tình hình nghiên cứu cũng cung cấp cho
ta nhiều tƣ liệu quan trọng để tìm hiểu, nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Mẫu.
Các cơng trình dƣới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau nhƣ văn hóa, triết
học, nhân học, lịch sử, … đã cung cấp một lƣợng thông tin phong phú về tín
11


ngƣỡng thờ Mẫu cũng nhƣ những giá trị về thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị
văn học, nghệ thuật của tín ngƣỡng thờ Mẫu cũng nhƣ những tác động của nó
đến văn hóa, xã hội của ngƣời Việt cả trong lịch sử cũng nhƣ ở hiện tại.
Tuy nhiên, việc tiếp cận và nghiên cứu tín ngƣỡng thờ Mẫu tại địa bàn
Phủ Dầy - cái nơi sản sinh ra tín ngƣỡng thờ Mẫu trong giai đoạn hiện nay vẫn
chƣa đƣợc các cơng trình trên chỉ rõ. Trên cơ sở những kết quả mà các tác giả đi
trƣớc đã đạt đƣợc, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng tín ngƣỡng thờ Mẫu tại
Phủ Dầy xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Phủ Dầy xã Kim Thái, huyện

Vụ Bản, tỉnh Nam Định hiện nay, đề xuất những kiến nghị nhằm phát huy những
giá trị tích cực và hạn chế những biểu hiện tiêu cực của nó.
3.2. Nhiệm vụ
Xác định một số vấn đề lý thuyết về tín ngƣỡng thờ Mẫu: khái niệm, nguồn
gốc, bản chất và cơ sở hình thành tín ngƣỡng thờ Mẫu vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Khảo sát, đánh giá về thực trạng niềm tin và việc thực hành tín ngƣỡng thờ
Mẫu tại cái nơi của tín ngƣỡng trong giai đoạn hiện nay.
Chỉ ra những vấn đề đang đặt ra và đề xuất khuyến nghị nhằm bảo tồn, phát
huy những giá trị và hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tín ngƣỡng ở Nam
Định nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
12


Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là niềm tin và sự thực hành tín ngƣỡng
thờ Mẫu tại Phủ Dầy.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Phủ Dầy tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam
Định.
Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Mẫu tại Phủ
Dầy xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong thời điểm hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối, chính sách pháp luật của Đảng
cộng sản và Nhà nƣớc Việt Nam về tín ngƣỡng, tơn giáo.
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp duy
vật biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử, phƣơng pháp logic lịch sử, phƣơng
pháp khảo sát, phƣơng pháp phân tích, mơ tả, nghiên cứu tài liệu, điền dã, ...
Trong đó, luận văn sử dụng phƣơng pháp điền dã thực tế: quan sát, ghi chép

mô tả, phỏng vấn sâu. Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành trên cơ sở tham dự trực
tiếp tại địa bàn nghiên cứu trong các thời gian có chủ đích. Tiến hành phỏng vấn
sâu trên mẫu ngẫu nhiên và mẫu có chủ đích. Các bƣớc tiến hành và câu hỏi
phỏng vấn đƣợc xây dựng trên cơ sở xác định đối tƣợng, mục đích, nội dung của
luận văn. Sử dụng phƣơng pháp Xã hội học: dùng bảng hỏi để thu thập số liệu
liên quan đến đối tƣợng và mục đích nghiên cứu dƣới dạng định tính.
6. Ý nghĩa của luận văn

13


Luận văn là tài liệu phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về tín ngƣỡng
thờ Mẫu và di tích lịch sử Phủ Dầy xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 4 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo. Phần nội dung gồm 2 chƣơng 4 tiết.

14


CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU VÀ
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chung về tín ngƣỡng thờ Mẫu
1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu
Từ xa xƣa, con ngƣời Việt Nam đã biết dựa vào thiên nhiên, khai thác thiên
nhiên để duy trì sự sống cho mình. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của điều kiện
tự nhiên cùng với việc không lý giải đƣợc một số hiện tƣợng tự nhiên đang diễn
ra nên con ngƣời đã có ý thức thờ cúng các yếu tố, hiện tƣợng tự nhiên. Điểm
đặc biệt trong tín ngƣỡng Việt Nam là một tín ngƣỡng đa thần và có sự đề cao
phần âm tính. Sự đề cao yếu tố âm tính của văn hóa nơng nghiệp dẫn đến hệ quả

trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ, và trong tín
ngƣỡng là tình trạng các nữ thần chiếm ƣu thế. Chính bởi sự coi trọng thiên
nhiên, đề cao yếu tố âm tính và quan niệm “xét về bản chất tự nhiên và tính nữ
có những điểm chung cơ bản. Đó là: sản sinh, bảo trữ và che chở” [62, tr 386]”
nên “ngƣời Việt có xu hƣớng nữ tính hóa các hiện tƣợng tự nhiên, biến các thần
tự nhiên thành các nữ thần và tôn phong nhiều vị nữ thần là Mẹ, Mẫu” [57, tr12].
Với nền tảng là nền nơng nghiệp lúa nƣớc cùng chế độ gia đình tiểu nông
phụ quyền sinh sống trong môi trƣờng làng xã, tục thờ Mẫu phát triển từ hình
thức thờ cúng rời rạc các Nữ thần, đến các Mẫu thần và dần quy tụ, thống nhất
thành một hệ thống hoàn chỉnh thờ Tam phủ - Tứ phủ phản ánh tƣơng đối đầy đủ
nhận thức của con ngƣời cũng nhƣ tiến trình lịch sử của xã hội.
Về cách gọi tục thờ Mẫu giới nghiên cứu có nhiều quan niệm khác nhau.
Trong đó khái quát thành ba tên gọi nhƣ sau:

15


Thứ nhất, tục thờ Mẫu đƣợc gọi là tín ngƣỡng thờ Mẫu và chỉ là một loại
hình tín ngƣỡng dân gian. Bởi “hình tƣợng Mẫu hồn tồn là sản phẩm của loại
hình tín ngƣỡng dân gian chứ khơng phải là một tơn giáo chính thống” [76; tr 5354], “tín ngƣỡng này sinh từ thực tế cuộc sống cộng đồng con ngƣời ý thức về
một dạng thần linh nào đó, rồi cộng đồng con ngƣời ấy tin theo, tôn thờ lễ bái,
cầu mong cho hiện thực cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin
tín ngƣỡng thiêng liêng ấy” [14, tr 22].
Bên cạnh đó, có ý kiến lại cho rằng thờ Mẫu là một Đạo. GS. Ngô Đức
Thịnh cho rằng ““Đạo” ở đây theo ý nghĩa là con đƣờng, cách thức đƣa con
ngƣời đạt tới niềm tin vào cái thiêng liêng, siêu nhiên” [61, tr17]. Đồng nhất với
quan điểm của GS. Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Đăng Duy cũng kết luận thờ Mẫu là
một “đạo” nhƣng “ở đây cũng vẫn hiểu đạo thờ Mẫu chƣa phải là tôn giáo vì nó
khơng có tín điều giáo lý, giáo chủ, đạo là con đƣờng, cách theo” [14, tr141]
Thứ ba, có ý kiến lại cho rằng “Đạo Mẫu trong quá trình nảy sinh, vận động

và biến đổi đã và đang chuyển hóa từ tín ngƣỡng ngun thủy để trở thành một
tơn giáo sơ khai” [39; tr 88], hay thờ Mẫu “đã là một tơn giáo chứ khơng cịn là
một tín ngƣỡng, theo kiểu thờ cúng tổ tiên trong gia đình hay thờ cúng anh hùng
dân tộc tại một số đền riêng lẻ. Đạo Mẫu đã có những hoạt động mang tính đặc
trƣng tơn giáo” [38; tr 502].
Có thể thấy, vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam là một hệ thống phức
tạp mà bản thân khái niệm tín ngƣỡng và tơn giáo chƣa có sự phân định rõ ràng.
Sự phân biệt giữa tín ngƣỡng và tơn giáo mang tính chất tƣơng đối dựa trên mức
độ niềm tin và cơ cấu tổ chức của hai hiện tƣợng xã hội này. GS. Đặng Nghiêm
Vạn cho rằng, thuật ngữ “tín ngƣỡng” có thể có hai nghĩa. Khi nói đến tự do tín
16


ngƣỡng có thể hiểu là niềm tin nói chung hay niềm tin tơn giáo. Nếu hiểu tín
ngƣỡng là niềm tin thì có một phần ở ngồi tơn giáo, nếu hiểu là niềm tin tơn
giáo thì tín ngƣỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành nên tôn giáo [84].
Niềm tin của tín ngƣỡng dân gian khác với tín ngƣỡng tơn giáo. Niềm tin ở tín
ngƣỡng tơn giáo là niềm tin vào đấng siêu nhiên là biểu tƣợng của một tơn giáo.
Cịn niềm tin ở tín ngƣỡng dân gian chỉ mang màu sắc tơn giáo. Tín ngƣỡng dân
gian vẫn chỉ gắn bó với sinh hoạt của con ngƣời. Cịn tôn giáo là “một thứ tổ
chức lấy thần đạo làm trung tâm mà lập nên giới ƣớc để khiến ngƣời ta tín
ngƣỡng” [3; tr 306]. Nhƣ vậy, Nếu coi tơn giáo là tiểu hệ thống kiến trúc thƣợng
tầng tức là tôn giáo sẽ bao gồm: ý thức, sự thờ cúng, tổ chức hay giáo hội; cịn ở
tín ngƣỡng chƣa có đầy đủ các bộ phận kể trên. Tôn giáo và tín ngƣỡng đều là
hiện tƣợng xã hội, nhƣng hiện tƣợng tơn giáo lại có sự gắn kết để trở thành một
thiết chế mang những tên gọi khác nhau nhƣ: giáo hội, hội đồng, ban trị sự, ...
cịn tín ngƣỡng thƣờng gắn với cộng đồng ngƣời, phong tục tập quán, văn hóa
của cộng đồng ấy, “là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tƣợng linh thiêng;
tƣởng niệm và tôn vinh ngƣời có cơng với đất nƣớc, với cộng đồng; các lễ nghi
dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội” [10, tr 1]

Căn cứ vào những điều trên thì trong luận văn này tác giả gọi tục thờ Mẫu
với tên gọi là tín ngƣỡng thờ Mẫu. Tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín
ngƣỡng dân gian bản địa là hệ quả của các quan hệ xã hội đƣợc hình thành trong
quá trình lịch sử - văn hóa bắt nguồn từ sự sùng bái tự nhiên, Nữ thần trải qua
quá trình lịch sử tín ngƣỡng có xu hƣớng kế thừa, tiếp thu và giao lƣu tiếp biến
hƣớng đến phát triển thành một tôn giáo bản địa của dân tộc Việt Nam phản ánh
tƣơng đối hồn chỉnh nhận thức của con ngƣời về mơi trƣờng tự nhiên và xã hội.

17


“Mẫu” có gốc từ Hán Việt, trong tiếng việt nghĩa là mẹ, mụ, mế, má dùng
để chỉ đấng sinh thành ra mỗi chúng ta, là tiếng xƣng hô của ngƣời con đối với
ngƣời sinh ra mình. Ngồi ý nghĩa xƣng hơ thơng thƣờng, từ Mẫu và Mẹ cịn bao
hàm ý nghĩa tơn vinh ví dụ nhƣ Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ,
... là các vị thần linh gắn với các hiện tƣợng thiên nhiên, vũ trụ có chức năng
sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con ngƣời nhƣ trời, đất, sông nƣớc,
rừng núi, ... Mẫu cịn để chỉ sự sinh sơi, nảy nở, sinh hóa khơng ngừng của vạn
vật nhƣ những danh xƣng: Mẹ Cây, Mẹ Đất, Mẹ Lúa, Mẹ Chim, Mẹ Cá, ... Nhƣ
vậy, Mẫu trong tín ngƣỡng thờ Mẫu chỉ sự đùm bọc, che chở, bao dung, độ
lƣợng, nuôi dƣỡng, sự sinh sôi nảy nở và không mang ý nghĩa là đấng sáng thế
nhƣ những tơn giáo khác.
Tín ngƣỡng thờ Mẫu “có thể là tín ngƣỡng sớm nhất của con ngƣời Việt
trƣớc khi du nhập tam giáo Phật, Nho và Đạo” [20, tr145]. Ngƣời ta chƣa biết
chính xác tín ngƣỡng có từ khi nào nhƣng một số nhà nghiên cứu cho rằng “tín
ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II
trƣớc công ngun. Tín ngƣỡng thờ Mẫu có nguồn gốc ở miền Bắc từ lúc ngƣời
Việt khai thác đồng bằng Bắc Bộ” [75, tr49]. Tín ngƣỡng bắt đầu từ tục thờ thần
tự nhiên có từ thời nguyên thủy; qua các giai đoạn lịch sử, chịu sự chi phối của
đời sống kinh tế - chính trị - xã hội dần phát triển thành tục thờ Nữ thần. Ngay từ

thời kỳ của xã hội cộng sản nguyên thủy, ở giai đoạn Mẫu hệ, ngƣời ta đã thấy
dấu hiệu của tục thờ Nữ thần (“Tín ngƣỡng thờ hình tƣợng ngƣời phụ nữ xuất
hiện từ thời nguyên thủy sơ khai khi con ngƣời có ý niệm về linh hồn ngƣời
chết” [75, tr48]). Thờ Nữ thần là những vị thần là Nữ bao gồm nhiên thần là thần
mây, thần mƣa, thần sấm, thần chớp (Tứ pháp), Mẹ Lúa, Mẹ Chim, Mẹ Cá, ...
Với đặc trƣng nền văn minh nông nghiệp, con ngƣời sinh sống chủ yếu nhờ vào
18


canh tác nông nghiệp mà cây lúa nƣớc là cây canh tác chính nên họ rất coi trọng
yếu tố tự nhiên. Họ thần thánh hóa, nữ tính hóa các yếu tố trời, đất, nƣớc thành
Mẫu Thiên, Mẫu Thoải (Mẫu Thủy), Mẫu Địa và gắn cho chúng một sức mạnh
siêu nhiên để cầu mong đất đai màu mỡ, thời tiết, khí hậu mƣa thuận gió hịa tạo
điều kiện cho cây cối phát triển “nhân khang, vật thịnh”. Nhân thần là các vị thần
có cơng sinh thành, bao bọc, giúp đỡ con ngƣời, là anh hùng dân tộc có cơng với
nƣớc nhƣ Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Hai Bà Trƣng, ... Về khái niệm tín
ngƣỡng thờ Mẫu, GS. Ngơ Đức Thịnh nhấn mạnh “Mẫu đều là Nữ thần nhƣng
không phải tất cả Nữ thần đều là Mẫu thần, mà chỉ một số Nữ thần đƣợc tôn vinh
là Mẫu thần” [65, tr29], và chỉ những Nữ thần là chủ thể sinh nở mới đƣợc tôn
vinh là Mẫu. Sau phát triển thành thờ Mẫu Thần và thờ Tam phủ - Tứ phủ.
Nhƣ vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cuộc sống thƣờng ngày mà con
ngƣời đã tôn vinh các vị thần tự nhiên để phục vụ cho mục đích của bản thân
mình. Đó là Mẫu Thiên (Mẹ trời), Mẫu Thƣợng Ngàn (Mẹ rừng), Mẫu Thoải
(Mẫu Thủy) (Mẹ nƣớc), Mẫu Địa (Mẹ đất) là hệ thống Mẫu cơ bản ban đầu của
tín ngƣỡng thờ Mẫu.
Đến thế kỷ XVI - XVII, tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đƣợc hoàn thiện
dƣới ảnh hƣởng trực tiếp của hoàn cảnh kinh tế - xã hội và văn hóa. Thời kỳ này
xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng về mọi mặt: tranh giành quyền lực
giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh - Mạc, Trịnh - Nguyễn; kinh tế suy thoái, ý
thức Nho giáo ngày càng suy đồi, tôn ti trật tự xã hội bị đảo lộn, nhân dân phải

sống cơ cực. Lúc này ngƣời phụ nữ là tầng lớp bị vùi dập, chà đạp nhiều nhất.
Họ có xu hƣớng tìm đến tín ngƣỡng dân gian, tơn giáo mong đƣợc che chở, giải
thốt. Việc hình thành thêm Địa Cung Thánh Mẫu (Thánh Mẫu Liễu Hạnh) đã

19


thỏa mãn đƣợc niềm mong mỏi của nhân dân lúc bấy giờ. Tơn thờ thêm Thánh
Mẫu Liễu Hạnh chính là sự phản kháng của nhân dân lao động nói chung và
ngƣời phụ nữ nói riêng đối với chế độ phong kiến đầy bất công. Sự xuất hiện của
Thánh Mẫu Liễu Hạnh đại diện cho con ngƣời đã hoàn thiện hệ thống Mẫu của
tín ngƣỡng thờ Mẫu. GS. Ngơ Đức Thịnh đã đƣa ra một mốc thời gian muộn
nhất cho sự ra đời của hình thức thờ Mẫu Tam phủ “có lẽ muộn nhất cũng là từ
thời Lý” [60, tr.18] và “cũng không rõ từ lúc nào mà Tam phủ biến thành Tứ
phủ” [60, tr.17]. Bên cạnh đó, việc Tam phủ chuyển lên Tứ phủ còn thể hiện lối
tƣ duy trong dân gian, sự bổ sung đầy đủ về vũ trụ thống nhất thành bốn miền do
bốn vị Thánh Mẫu cai quản.
Tín ngƣỡng thờ Mẫu từ rất sớm đã phát triển thành một hệ thống tín ngƣỡng
mang tính tầng bậc, thứ lớp và trở thành tín ngƣỡng đƣợc lƣu hành rộng rãi.
Theo thống kê của Viện Hán Nôm trong tập “Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam”
thì trong tổng số 1000 di tích văn hóa đã có tới 250 di tích thờ cúng các vị thần
hay danh nhân là nữ” [70, tr 6], chiếm ¼ tổng số di tích văn hóa trên cả nƣớc.
Hiện nay cả nƣớc có khoảng 7000 cơ sở thờ tự liên quan đến thờ Mẫu [24]. Di
tích thờ Mẫu ở nƣớc ta trải khắp các vùng miền nổi tiếng là Lạng Sơn, Hà Nội,
Nam Định, Thanh Hóa trong đó tiêu biểu là quần thể di tích Phủ Dầy (thờ Mẹ).
1.1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của tín
ngưỡng thờ Mẫu tại vùng đồng bằng Bắc Bộ
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tơn giáo tín ngƣỡng là một
hiện tƣợng xã hội ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở
hầu hết các cộng đồng ngƣời. Tơn giáo, tín ngƣỡng là sản phẩm của con ngƣời


20


nảy sinh trên cơ sở địa lý - kinh tế - xã hội nhất định chịu sự quy định của tồn tại
xã hội.


Điều kiện địa lý - văn hóa

Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam với địa hình đa dạng và
phức tạp gồm nhiều đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
Đây là vùng đồng bằng châu thổ lớn thứ hai ở Việt Nam nằm ở lƣu vực
sông Hồng, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp với địa hình bề mặt đồng
bằng tƣơng đối bằng phẳng. Với điều kiện địa lý thuận lợi nhƣ vậy nên các làng
Việt thƣờng quần tụ ở những triền sông, những vùng đồng bằng châu thổ, rồi
theo dải đồng bằng ven biển di cƣ dần về phía Nam. Về phía Tây và Tây Bắc
khu vực đồng bằng là vùng trung du và miền núi gồm những dãy núi cao hiểm
trở, có nhiều đồng cỏ nằm rải rác trên các cao nguyên là nơi sinh sống của ngƣời
Việt cổ trƣớc khi tiến xuống khai phá vùng đồng bằng sơng Hồng. Ở những vùng
trung du, miền núi có nhiều thung lũng màu mỡ, những đồng cỏ, đồi, rừng, với
hệ sinh thái động, thực vật và sản vật tự nhiên phong phú, đa dạng.
Vùng Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chia làm bốn mùa xuân hè
thu đông, rõ rệt nhất là hai mùa hè và mùa đơng. Mùa đơng lạnh và ẩm ƣớt, mùa
hè nóng và mƣa nhiều là những điều kiện thuận lợi đối với đời sống và sản xuất
của con ngƣời. Tuy nhiên, do có vùng biển rộng lớn cộng thêm chế độ gió mùa
nên vùng đồng bằng Bắc Bộ thƣờng xuyên phải hứng chịu tác động xấu của thời
tiết đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và việc sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân.
Sự đa dạng về địa hình, điều kiện tự nhiên là yếu tố tiên quyết góp phần tạo
nên sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam. Trong đó hai tính trội của văn hóa Việt


21


×