Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phong trào yêu nước của người công giáo việt nam ở sài gòn dưới chế độ nguyễn văn thiệu (1967 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.62 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

NGUYỄN THỊ KIM THOA

PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CỦA NGƢỜI
CƠNG GIÁO VIỆT NAM Ở SÀI GỊN DƢỚI CHẾ ĐỘ
NGUYỄN VĂN THIỆU (1967-1975)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

NGUYỄN THỊ KIM THOA

PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CỦA NGƢỜI
CƠNG GIÁO VIỆT NAM Ở SÀI GỊN DƢỚI CHẾ ĐỘ
NGUYỄN VĂN THIỆU (1967-1975)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Quang Hƣng



Hà Nội - 2013

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, tất cả những kết quả nghiên cứu trong luận văn là
của riêng bản thân tôi, chưa từng được nghiên cứu và công bố. Nếu sai, tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Kim Thoa

2


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này khơng thể hồn thành nếu không nhận được sự hỗ trợ
và giúp đỡ nhiệt thành của nhiều người.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Đỗ Quang
Hưng, người Thầy tận tâm đã chỉ dạy và hướng dẫn tôi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu để hồn thành được luận văn. Sự biết ơn sâu sắc của
bản thân học viên giành cho Thầy giáo hướng dẫn về thời gian, sự kiên
nhẫn, sự động viên về tinh thần và lý tưởng khoa học cũng như những lời
khuyên quý báu mà Thầy đã truyền thụ.
Thêm vào đó, tơi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong khoa
Lịch sử cũng như những Giáo sư, nhà nghiên cứu nước ngoài đã thỉnh giảng

ở Khoa, đặc biệt là tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại của trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, đã truyền
thụ những nguồn kiến thức, tinh thần, thái độ, và lý tưởng khoa học cần thiết
và quý báu cho thế hệ sinh viên, học viên chúng tôi trong suốt những tháng
năm học tập, trưởng thành.
Cuối cùng, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và gia đình,
những người đã khuyến khích, động viên và ủng hộ tôi trong suốt chặng
đường học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Kim Thoa

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
Chƣơng 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ ............................................................. 16
1.1. Tình hình chính trị - xã hội miền Nam Việt Nam từ sau 1954 ..........................16
1.2. Tình hình Giáo hội và người Công giáo ở miền Nam ........................................23
Chƣơng 2: CÁC DẠNG THỨC HOẠT ĐỘNG YÊU NƢỚC CỦA
NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở SÀI GÒN ......................................................... 31
2.1. Phong trào yêu nước chịu sự ảnh hưởng của Đảng ............................................ 31
2.2. Phong trào đấu tranh dưới sự dẫn dắt của của các chức sắc và trí thức Cơng
giáo tiến bộ .....................................................................................................................40
2.2.1. Phong trào đấu tranh địi hịa bình ..................................................... 41
2.2.2. Phong trào địi dân sinh dân chủ ........................................................ 46
2.3. Giới trí thức Cơng giáo tiến bộ và vấn đề “tìm về dân tộc” ............................... 55
2.3.1. Suy nghĩ của người Công giáo về Kitô giáo ...................................... 56

2.3.2. Công giáo ở Việt Nam…………………………………….………..53
2.3.3. Thái độ của người Cơng giáo về hiện tình đất nước .......................... 59
2.3.4. Suy nghĩ của người Công giáo về quê hương, dân tộc ...................... 64
Chƣơng 3: MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH ........................................................ 72
3.1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam .72
3.2. Điều kiện đấu tranh ................................................................................................76
3.2.1. Tinh thần của Công đồng Vatican II .................................................. 76
3.2.2. Thái độ của hàng giáo phẩm Việt Nam ............................................. 77
3.2.3. Nhóm “Cơng giáo tiến bộ” ................................................................. 78
3.3. Ý nghĩa, vai trị của phong trào yêu nước của người Công giáo Việt Nam 79
3.3.1. Trong nước ......................................................................................... 79
3.3.2. Trên thế giới ....................................................................................... 82
3.4. Khả năng đồng hành cùng dân tộc của người Công giáo Việt Nam ......... 83
3.4.1. Vấn đề Công giáo với Dân tộc trong quá khứ ................................... 83
3.4.2. Từ góc độ tư tưởng, thần học ............................................................. 84
3.4.3. Từ truyền thống dân tộc ..................................................................... 86
3.5. Bài học lịch sử .........................................................................................................87
KẾT LUẬN ................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 96
4


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong lịch sử cận hiện đại Việt Nam, giữa Tôn giáo và Dân tộc có
những mối quan hệ phức tạp, đặc biệt là với đạo Công giáo. So với các tôn
giáo khác, Công giáo xuất hiện ở Việt Nam tương đối muộn, với tỷ lệ tín đồ
khơng cao nhưng vấn đề Cơng giáo và Dân tộc luôn là vấn đề lịch sử tế nhị
và phức tạp. Nói đến thái độ của người Cơng giáo Việt Nam với Dân tộc,
người ta thường nói tới một “dịng đục” thân phương Tây và các chính

quyền đô hộ. Tuy nhiên, người ta không thể không nhắc tới một “dòng
trong” yêu nước, dù là thiểu số nhưng vẫn tồn tại xuyên suốt trong lịch sử
Việt Nam, được thể hiện bằng các đấu tranh trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé nhưng truyền thống yêu nước bất
khuất của dân tộc là một trong những lý do quan trọng để cho nó tồn tại
trước những kẻ thù xâm lược. Trong hoàn cảnh ấy, đối với lịch sử Giáo hội
Cơng giáo nói riêng và với lịch sử dân tộc nói chung , việc nghiên cứu các
phong trào đấu tranh của người Cơng giáo có ý nghĩa đặc biệt, nó góp phần
làm sáng tỏ những trang sử yêu nước, đồng thời giúp hiểu hơn những suy tư,
quan điểm của một cộng đồng dân cư đặc biệt. Thêm vào đó, bởi mối quan
hệ của người Cơng giáo Việt Nam với dân tộc có lịch sử đặc biệt nên truyền
thống yêu nước của người Công giáo dù ở giai đoạn nào cũng đều đáng trân
trọng và khuyến khích.
Để làm sáng tỏ mục đích nêu trên, luận văn lựa chọn nghiên cứu
phong trào yêu nước của người Công giáo trong giai đoạn từ 1967 đến 1975,
một giai đoạn lịch sử khốc liệt với những chính sách can thiệp mới của đế
quốc Mỹ thơng qua chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Đó cũng là khi
cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận được phát
huy mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn diễn ra sự kiện có ý
nghĩa to lớn với tồn bộ thế giới Cơng giáo, đó là Cơng đồng Vatican II
5


(1962-1965) triệu tập, họp bàn và đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng
hướng tới việc hòa giải, canh tân, hội nhập với thế giới. Ở Việt Nam, tinh
thần mới của Cơng đồng có nhiều tác động tới người Cơng giáo đơ thị Sài
Gịn.
Chính vì vậy, ngồi việc tìm hiểu phong trào yêu nước trong giai đoạn
này, luận văn góp phần chỉ ra những chuyển biến trong quan điểm, nhìn

nhận cũng như trong hành động của người Công giáo tại đơ thành Sài Gịn
nói riêng và của người Cơng giáo Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở các nguồn tư liệu, đề tài cố gắng làm rõ phong trào yêu
nước của người Cơng giáo Việt Nam ở Sài Gịn dưới chế độ Nguyễn Văn
Thiệu cũng như những đóng góp của người Công giáo Việt Nam vào sự
nghiệp bảo vệ nền độc lập, hịa bình và thống nhất của đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công giáo và Dân tộc ở Việt Nam là một chủ đề lớn, phức tạp nhưng
thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước,
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Sử học, Triết học, Tâm lý học, Tôn giáo
học, Xã hội học…
Trong các nghiên cứu, khi tiếp cận thái độ của người Công giáo với
Dân tộc, nhất là trong những giai đoạn chống Mỹ, thường có hai khuynh
hướng chính là: thứ nhất là khuynh hướng thân Mỹ, chính quyền tay sai và
chống lại cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của đại bộ phận nhân dân Việt
Nam; thứ hai là khuynh hướng ủng hộ, đấu tranh yêu nước.
Ở Việt Nam, mối quan hệ Công giáo với dân tộc trong những giai
đoạn lịch sử đặc biệt này thu hút cả người Cơng giáo lẫn người ngồi Cơng
giáo và phần nhiều nó được nghiên cứu dưới khía cạnh lịch sử. Dưới góc độ
này, phía các nhà nghiên cứu ngồi tơn giáo có GS. Trần Văn Giàu với
nhiều tác phẩm trong đó nổi bật là tập Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam
từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám (Nxb, CTQG, 3 tập, in từ 1973 đến
1977). Trong tập sách này, tác giả đề cập sự xâm nhập của đạo Kitô vào
6


Việt Nam và những xung đột của tôn giáo này với văn hóa dân tộc. Thêm
vào đó, các tập Miền Nam giữ vững thành đồng: Lược sử đồng bào miền
Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai (Nxb KHXH, Hà Nội, 5 tập, lần lượt
được in trong những năm từ 1964 đến 1978); tập Địa chí văn hóa thành phố

Hồ Chí Minh (Nxb TPHCM, 1987, 1988, 3 tập, GS Trần Văn Giàu chủ
biên)… Những phong trào tranh đấu của người Cơng giáo cũng như những
đóng góp của họ vào sự nghiệp kháng Mỹ cứu nước được tác giả đề cập ít
nhiều trong tác phẩm của mình.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về Công giáo ở miền Nam của PGS. Bùi
Thị Kim Quỳ được tập hợp trong Mối quan hệ thời đại – dân tộc – tôn giáo
(Nxb KHXH, 2002) là tài liệu tham khảo có giá trị. Trong tác phẩm này, tác
giả một mặt chỉ ra sự dính líu vào chính trị của Cơng giáo thơng qua nỗ lực
xây dựng chế độ Cộng hịa trên nền “Cơng giáo hóa” của chủ nghĩa thực dân
mới ở miền Nam, mặt khác đưa ra phân tích biểu hiện “nhập thế” của người
Việt Nam Cơng giáo trên con đường “tìm về dân tộc”, đặc biệt trong giới trí
thức Cơng giáo ở thành thị miền Nam.
Bên cạnh đó, những tác phẩm, bài viết có giá trị như: Một số vấn đề
về lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam (do Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội xuất bản 1991), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam: Lý luận và
thực tiễn (Nxb CTQG, 2005); Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ
(Nxb KHXH, TpHCM, 2001); Vấn đề tơn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng
Hồ Chí Minh (Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 1/1999); Công giáo và cách
mạng (1945-1954): Bài học lịch sử và ý nghĩa của nó (bài tham luận Hội
thảo về cuộc đời và sự nghiệp của linh mục Phạm Bá Trực, do Viện Nghiên
cứu Tôn giáo và tỉnh Thái Nguyên tổ chức 2009); Linh mục Trương Bá Cần,
mấy suy nghĩ về con người và sự nghiệp (Công giáo và Dân tộc, 2011)…
của GS.TS Đỗ Quang Hưng cung cấp cái nhìn tương đối tồn diện về vị trí
vai trị của đạo Cơng giáo trong dịng lịch sử chống ngoại xâm, đồng thời
thông qua các bài nghiên cứu về những cá nhân, nhân vật Công giáo, tác giả
7


chỉ ra “dịng trong” trong Giáo hội Cơng giáo Việt Nam là một dòng chảy
chưa khi nào bị đứt đoạn.

Thêm vào đó, vấn đề mối quan hệ giữa Cơng giáo với các chính
quyền miền Nam cũng được nghiên cứu nhiều. PGS.TS Nguyễn Hồng
Dương với Hoạt động tơn giáo và chính trị của Thiên Chúa giáo miền Nam
thời Mỹ Ngụy (1954-1975) (Nxb TPHCM, 1988) cung cấp cái nhìn khái quát
về hệ thống cơ cấu tổ chức đạo, cuốn sách phân tích thái độ và hoạt động
chống đối của Công giáo ở miền Nam Việt Nam dưới thời Mỹ - Diệm,
Thiệu cai trị. Đặc biệt, TS. Phạm Thế Hưng với cuốn Hiểu biết về Công
giáo ở Việt Nam, (Nxb Tôn giáo, 2005) đã cung cấp những hiểu biết cơ bản
về Giáo hội Cơng giáo Việt Nam… Ngồi ra, phải kể tới nhà nghiên cứu
GS. Nguyễn Văn Kiệm với Góp phần hiểu biết về thêm về lịch sử cận đại
Việt Nam (Nxb Văn hóa Thơng tin, 2003), Nguyễn Hồng Dương, Ths Ngơ
Quốc Đơng, Công giáo Việt Nam tri thức cơ bản (Nxb Từ điển Bách khoa,
2012)…
Cuốn Trí thức Sài Gịn – Gia Định 1945-1975 (Nxb Chính trị Quốc
gia, 2001) do TS. Hồ Hữu Nhựt (chủ biên); Chúng ta đã đứng dậy: truyền
thống phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn – Gia Định 1954-1975 (Nxb
Trẻ, TpHCM, tập 1, 2012)… nói về sự hịa nhập của học sinh, sinh viên, trí
thức, giáo chức Cơng giáo vào cuộc đấu tranh chung của giới học sinh sinh
viên do Đảng và Mặt trận chỉ đạo.
Mới đây, năm 2007, Nxb Tổng hợp TPHCM cùng với Nxb Văn hóa
Sài Gòn in bộ sách 100 câu hỏi về Sài Gòn – Gia Định – Thành phố Hồ Chí
Minh trong đó có một số tập như: Thiên Chúa giáo ở Thành phố Hồ Chí
Minh của Nguyễn Nghị, Khổng Thành Ngọc, Hồng Minh Thức; Lịch sử
Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh của Phạm Văn Thắng; Lịch sử Sài Gòn
thời kỳ 1945-1975 của Hà Minh Hồng, Trần Nam Tiến, Lưu Văn Quyết, Hà
Kim Phương… tái hiện cuộc đấu tranh của người Công giáo Việt Nam trong
sự nghiệp kháng Mỹ cứu nước.
8



Các cơng trình của giới sử học Cơng giáo có liên quan đến chủ đề
Công giáo với dân tộc phải kể đến những tên tuổi với những tác phẩm có giá
trị tham khảo như: Phan Phát Huồn với Việt Nam Giáo sử (Cứu Thế tùng
thư xuất bản, Sài Gòn, 1965, 2 tập); Chân Tín với Luồng gió mới (Tin, Paris,
2000); Nguyễn Ngọc Lan với Đường hay Pháo đài (Tin, Paris, 1995); Lê
Tiền Giang với Công giáo kháng chiến Nam Bộ 1945-1954 (Hồi ký, Nxb
Chọn, Sài Gòn, 1972); Nguyễn Văn Trung với Nhận định (gồm 4 tập); Lý
Chánh Trung với Đối Diện với chiến tranh (Nxb Trẻ, TpHCM, 2000), Một
thời đạn bom, một thời hịa bình (Nxb Đồng Nai, Đồng Nai, 2005); Trương
Bá Cần với Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm (1945-1995) (Cơng
giáo và Dân tộc xuất bản, 1996); Trần Tam Tỉnh Thập giá và lưỡi gươm
(bản tiếng Việt do Vương Đình Bích dịch, 1988); Bùi Đức Sinh với Lịch sử
Giáo hội Công giáo (Chân lý xuất bản, Sài Gịn, 1972, 2 tập), Lịch sử Giáo
hội Cơng giáo Việt Nam (Chân lý xuất bản, 3 tập)… Các tác phẩm này nói
đến thái độ của người Cơng giáo Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ dân
tộc, trong đó có cả thái độ chống đối lẫn thái độ yêu nước.
Đặc biệt, những trang hồi ký của linh mục Trương Bá Cần trong Năm
mươi năm nhìn lại (TPHCM, 2008), cho người đọc đi sâu tìm hiểu tâm tư,
suy nghĩ khơng chỉ của vị linh mục cấp tiến mà còn của cả một bộ phận
người Việt Nam Công giáo yêu nước tập hợp trong nhóm Thanh Lao Cơng,
báo Cơng giáo và Dân tộc, Đối Diện…
Trực tiếp đề cập đến Công giáo ở Sài Gịn có cơng trình Cơng giáo tại
Sài Gịn giai đoạn 1954-1975 (chưa xuất bản, 1997) của tác giả Nguyễn
Nghị. Qua cơng trình này Cơng giáo ở Sài Gịn hiện lên một cách rõ nét là
một giáo hội bị phân hóa mạnh trong hồn cảnh chiến tranh. Việc đó lý giải
những thái độ ứng xử của người Công giáo ở Sài Gịn với chính trị, thời
cuộc và với dân tộc…
Bài Người Việt Nam Thiên Chúa giáo Sài Gòn của tác giả Trần Công
Thạch in trong tác phẩm lớn Chung một bóng cờ: Về Mặt trận Dân tộc giải
9



phóng miền Nam Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993) do Trần
Bạch Đằng (chủ biên) đã cho người đọc thấy một cái nhìn xuyên suốt hơn
về các phong trào đấu tranh của đồng bào Công giáo cũng như của giới chức
sắc, trí thức Cơng giáo ở Sài Gịn để địi hịa bình, dân sinh dân chủ…
Trong bài viết này cũng nêu được sự chuyển biến về tư tưởng, thái độ của
bộ phận người Việt Nam Công giáo về vị thế đạo mình trong lịng dân tộc
Việt Nam, về khả năng đồng hành với dân tộc chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Bên cạnh đó, mối quan hệ của người Công giáo Việt Nam với dân tộc
là vấn đề nghiên cứu, trao đổi trong nhiều hội thảo khoa học. Các tập kỷ yếu
khoa học như: Một số vấn đề lịch sử đạo Thiên Chúa trong lịch sử dân tộc
Việt Nam, (Kỷ yếu Hội nghị khoa học tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Viện
Khoa học xã hội và Ban Tơn giáo, thành phố Hồ Chí Minh, 1988); Nửa thế
kỷ người Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc (Ủy ban đồn kết
Cơng giáo TpHCM, Nxb Tơn giáo, 2005); Từ Công đồng Vatican II đến Thư
chung 1980 (Ủy ban đồn kết Cơng giáo TpHCM, Nxb Tơn giáo, 2006);
Một trang sử mới, Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng giám mục Phaolơ
Nguyễn Văn Bình (Ủy ban đồn kết Cơng giáo TpHCM, Nxb Tôn giáo,
2010); Cuộc đời và sự nghiệp của Linh mục Phạm Bá Trực (Nxb Tôn giáo,
2010)… tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà nghiên cứu về các “vấn đề lịch
sử”, “yêu nước”, “đồng hành cùng dân tộc” của người Công giáo Việt Nam.
Các tập Văn kiện Đại hội của Ủy ban Liên lạc Cơng giáo tồn quốc
(lần thứ hai, 1961); của Ủy ban Đồn kết Cơng giáo Việt Nam: Kỷ yếu Đại
hội toàn quốc những người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc
lần thứ II (Ủy ban Đồn kết Cơng giáo Việt Nam xuất bản, 1991), lần thứ III
(Nxb Tôn giáo, 2000)… cũng là những tư liệu quý khi nghiên cứu thái độ
yêu nước của người Công giáo Việt Nam.
Bên cạnh các cơng trình xuất bản, cịn có một số bài tạp chí, nghiên
cứu liên quan đến đề tài đó là bài Nhóm Cơng giáo tiến bộ Sài Gịn – Gia

Định góp phần khiêm tốn vào sự nghiệp hịa bình thống nhất tổ quốc (1955
10


– 1975) của linh mục Nguyễn Đình Đầu. Bài viết tập trung chủ yếu vào
nhóm Cơng giáo tiến bộ gồm các linh mục, trí thức phần đơng đã từng học ở
nước ngồi. Đón nhận tinh thần đổi mới của Tịa thánh Rôma trong cuộc
“trở về dân tộc”, các phong trào của nhóm Cơng giáo tiến bộ như đã thổi
thêm vào giáo hội Cơng giáo miền Nam một luồng gió mới, góp phần quan
trọng vào cuộc đấu tranh chính trị chống chính quyền tay sai ở Sài Gịn.
Thêm vào đó, tờ tạp chí Đối Diện, một trong những tờ báo tiến bộ ra
đời và hoạt động dưới nền Đệ nhị Cộng hòa (1969-1978) là nguồn tư liệu
quan trọng của luận văn. Tờ báo phản ánh sinh động hơi thở thời cuộc, đặc
biệt là cuộc đấu tranh của người Công giáo yêu nước Việt Nam trong đơ thị
Sài Gịn.
Quan hệ giữa Cơng giáo với dân tộc thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu bên ngồi, trong đó khơng thể khơng kể đến GS. Trần Văn
Toàn với tác phẩm Đạo trung tùy bút, (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2009); TS.
Trần Thị Liên với luận án tiến sĩ viết bằng tiếng Pháp tại Paris năm 1996 với
nhan đề Người Việt Nam Công giáo trong cuộc chiến tranh giành độc lập
(1945-1954)-Chính sách tái chiếm thuộc địa và cuộc kháng chiến của Việt
Minh… Trong bài nghiên cứu Công giáo Việt Nam dưới chế độ Việt Nam
Cộng hòa (1954-1963) (in trong Du conflict d’Indochine aux conflicts
indochinois, Editions Conplexe, 2000), tác giả chỉ ra những ảnh hưởng từ di
sản của chế độ thuộc địa Pháp là chìa khóa để hiểu lịch sử miền Nam Việt
Nam giai đoạn sau này. Tác giả không nghiên cứu “chế độ Sài Gịn” Ngơ
Đình Diệm ở mọi khía cạnh mà chỉ tập trung vào một số góc độ khác nhau
của Giáo hội Công giáo Việt Nam khi tham gia vào trường chính trị miền
Nam giai đoạn 1954-1963. Qua kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh của Pháp,
chế độ Ngơ Đình Diệm hiểu lực lượng Công giáo là một “lực lượng đặc

biệt”. Từ đó, dễ hiểu vì sao chế độ Sài Gịn ngay từ đầu đã nâng đỡ, xây
dựng lực lượng Công giáo, thành lập “khu tam giác sắt”… Đặc biệt, chế độ
Sài Gịn đưa người Cơng giáo vào trong cấu trúc bộ máy chính quyền, ra sức
11


lôi kéo các “thủ lĩnh” Công giáo… đồng thời sử dụng học thuyết nhân vị
vào cấu trúc chính trị…
Đặc biệt, các bài lược dịch của cuốn sách Bồ câu và bom lửa – Giới
Kitô giáo Pháp chống các cuộc chiến tranh Đông Dương và Việt Nam
(1945-1975) của Sabine Rousseau (Nxb Trung tâm Quốc gia nghiên cứu
Khoa học, 2002), in trên Công giáo và Dân tộc trong 6 số liên tiếp, cho
người đọc hiểu những tác động của chiến tranh Việt Nam đối với giới Kitơ
giáo Pháp, đồng thời qua đó ghi nhận sự ủng hộ quý báu của họ đối với cuộc
đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Ngoài ra, chủ đề u nước của người Cơng giáo cịn được khai thác
dưới nhiều góc độ khác như của Ngơ Quốc Đơng, Tìm hiểu phong trào
Cơng giáo kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) (Luận văn thạc sĩ, Hà Nội,
2010); Trần Hữu Hợp, Cộng đồng người Việt Công giáo đồng bằng sông
Cửu Long: Lịch sử hình thành và quá trình hội nhập văn hóa (Luận án tiến
sĩ, 2009); Nguyễn Mộng Hồng Liên, Một số tạp chí tiến bộ cơng khai ở Sài
Gịn và sự phát triển của văn học yêu nước giai đoạn 1965-1975 (khóa luận
tốt nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000), Hồng Thị Dạ Thi, Phong trào
báo chí sinh viên học sinh các đơ thị miền Nam thời chống Mỹ, (Khóa luận
tốt nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999)...
Qua việc tiếp cận các nguồn tài liệu trên cho thấy có nhiều khía cạnh,
nhiều phương diện khác nhau khi tiếp cận vấn đề đang nghiên cứu. Tuy
nhiên, các cơng trình, các bài nghiên cứu thường: thứ nhất, tập trung đi vào
“dòng đục” của Công giáo miền Nam, một tôn giáo luôn bị lợi dụng và gắn
với chế độ thực dân; thứ hai, thấy được tinh thần dân tộc của bộ phận Công

giáo “tiến bộ” trong Giáo hội Công giáo bị phân rẽ, song các cơng trình lại
đề cập một cách khái qt, hoặc chỉ ở một khía cạnh nhất định… mà chưa
cho thấy sự đa dạng của các phong trào tranh đấu yêu nước của bộ phận
người Việt Nam Công giáo tại Sài Gòn. Đặc biệt, đến nay vẫn còn thiếu một

12


nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề đấu tranh yêu nước của người Cơng giáo
tại Sài Gịn dưới nền chính quyền của Nguyễn Văn Thiệu.
Dựa vào nguồn tư liệu sưu tầm, luận văn góp phần tìm hiểu đầy đủ
hơn vấn đề đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích: làm sáng tỏ những đặc điểm của phong trào đấu tranh u
nước của người Cơng giáo Sài Gịn trong giai đoạn Nguyễn Văn Thiệu
Nhiệm vụ:
- Phân tích bối cảnh lịch sử trong nước và nước ngoài dẫn đến những
biến chuyển trong tư tưởng và hành động của người Công giáo
- Phân loại các dạng thức trong phong trào đấu tranh của người Công
giáo
- Rút ra những nhận định và bài học lịch sử
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng tìm hiểu của luận văn là phong trào yêu nước của người
Cơng giáo Việt Nam ở Sài Gịn dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu (19671975).
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian, luận văn tập trung vào giai đoạn tồn tại của nền Đệ nhị
Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam với chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Đây là lúc
tư tưởng và hành động của giới Công giáo yêu nước chuyển biến rõ nhất.
Về không gian, luận văn nghiên cứu các phong trào yêu nước của
người Công giáo Việt Nam ở thành phố Sài Gòn – Gia Định, đặc biệt là ở

vùng Đơ thành Sài Gịn. Tuy nhiên, luận văn xin dùng danh từ “Sài Gòn”, từ
được sử dụng phổ biến, xuyên suốt hơn 300 năm.
Về mặt hành chính Sài Gịn là thủ phủ, đồng thời là cơ quan đầu não
của chính quyền Mỹ, Thiệu ở miền Nam. Về mặt tôn giáo, Sài Gịn cũng là
“địa đầu” của Cơng giáo ở miền Nam Việt Nam, nơi người Công giáo tập
trung gần như đông nhất cả nước sau cuộc di cư 1954.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

13


Phương pháp tiếp cận trong đề tài nghiên cứu là phương pháp lịch sử
(phương pháp lịch đại), cụ thể là nghiên cứu sự kiện tơn giáo qua lịch sử.
Ngồi ra các kĩ năng như phân tích, chứng minh, tổng hợp… được sử dụng
chủ yếu trong luận văn.
Cơ sở lý luận: dựa trên cơ sở khách quan khoa học và các quan điểm
của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo để tác giả triển khai thực hiện
đề tài này.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn có 3
chương chính:
Chƣơng 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Trình bày khái qt tình hình chính trị - xã hội miền Nam Việt Nam
và Giáo hội Công giáo ở miền Nam.
Chƣơng 2: CÁC DẠNG THỨC HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA
NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở SÀI GÕN
Chương này là một trong hai chương chính của luận văn, tác giả đi
sâu nghiên cứu các dạng thức hoạt động yêu nước chính của người Cơng
giáo ở Sài Gịn.
Chƣơng 3: MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH

Đây cũng là một phần nội dung chính của luận văn. Trên cơ sở dữ liệu
nghiên cứu từ Chương 2, tác giả đưa ra một vài nhận định về nguyên nhân,
điều kiện, ý nghĩa, vai trò cũng như bài học lịnh sử về hoạt động, tinh thần
yêu nước và khả năng đồng hành cùng dân tộc của người Cơng giáo ở Sài
Gịn nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Đối với tác giả, luận văn là một đề tài không dễ. Đồng thời, do mới
được làm quen với chủ đề nên những sai lầm, khiếm khuyết chắc chắn
không thể không tránh khỏi. Bởi vậy, tác giả luận văn rất mong được các
thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn, các đồng nghiệp góp ý để luận văn
được chỉnh trang hoàn thiện hơn.

14


Đặc biệt, trong suốt một thời gian tương đối dài, sự hướng dẫn, góp ý
tận tình của GS.TS Đỗ Quang Hưng về tư liệu cũng như về ý tưởng nghiên
cứu là nguồn khích lệ cho tác giả hồn thành luận văn tốt nghiệp này. Qua
đây, tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc nhất tới
thầy, người thầy đáng kính.
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Thoa

15


Chƣơng 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1.1. Tình hình chính trị - xã hội miền Nam Việt Nam từ sau 1954
Sau khi hịa bình lập lại (1954), miền Bắc được hồn tồn giải phóng,
cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới. Dưới sự lãnh đạo

của Đảng, miền Bắc đang tiến những bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội,
tăng cường lực lượng về mọi mặt, trở thành thành trì của cách mạng cả
nước. Trong khi đó thì đế quốc Mỹ và Ngơ Đình Diệm dựng lên ở miền
Nam một chính quyền độc tài và hiếu chiến, biến miền Nam thành thuộc địa
kiểu mới và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ. Sự nghiệp thống nhất nước nhà
của nhân dân Việt Nam đang bị chúng cản trở và phá hoại”. [15, tr. 933]
Đế quốc Mỹ để ý và dính líu vào Việt Nam từ lâu, thơng qua các
chương trình viện trợ ngày càng lớn cho thực dân Pháp. Ngồi ra, vị trí
chiến lược hết sức quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á,
được Mỹ đánh giá là một trong những vị trí sống cịn trong tuyến ngăn chặn
chủ nghĩa cộng sản. Bởi vậy, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp duy trì
tình trạng chia cắt Việt Nam.
Ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã khai thác triệt để các khó khăn của miền
Nam Việt Nam, thuộc địa vừa mới giải phóng khỏi thực dân Pháp nhưng
chưa thể cắt đứt hẳn hàng loạt những mối dây ràng buộc về kĩ thuật, trang
bị, vốn… trong khi xã hội ln bị phân hóa bởi chiêu bài ý thức hệ, thiếu ý
thức đồng nhất về dân tộc, thiếu một tổ chức qn đội vững mạnh, thống
nhất… Chính những khó khăn đó mà chủ yếu là sự chênh lệch giữa độc lập
về chính trị với độc lập về kinh tế mà đế quốc Mỹ đã xen vào công việc nội
bộ của miền Nam Việt Nam. Đế quốc Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới
ở miền Nam thơng qua chính quyền tay sai của mình. Đầu tiên là Ngơ Đình
Diệm. Nhưng kể từ sự bất thành của lá bài đầu tiên, Ngơ Đình Diệm, phải
sau nhiều lần thay ngơi đổi chủ, cải tổ nội các và sửa đổi hiến pháp, chính

16


quyền thân Mỹ ở Sài Gòn mới tạm thời ổn định dưới thời Nguyễn Văn
Thiệu.
Cùng với việc “xây dựng quốc gia mới”, đế quốc Mỹ tiến hành thực

hiện thí điểm các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Sau sự sụp
đổ của chính quyền Ngơ Đình Diệm cũng như thất bại của chiến lược “chiến
tranh đặc biệt”, năm 1965, đế quốc Mỹ quyết định đưa gần nửa triệu quân
vào miền Nam Việt Nam. Hành động đó đã đẩy cuộc chiến tranh mà Mỹ
tiến hành chuyển sang một giai đoạn mới. Đế quốc Mỹ leo thang và mở rộng
chiến tranh xâm lược ra cả phía bắc vĩ tuyến 17, đồng thời đẩy mạnh chiến
tranh tại khắp miền Nam Việt Nam.
Với mục tiêu, đánh bại cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền
Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong những năm 1965-1968, Mỹ
thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đồng thời tiến hành ném bom
miền Bắc với cường độ mạnh; từ 1969-1972, đế quốc Mỹ và chính quyền
tay sai thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra tồn
Đơng Dương với chiến lược “Đơng Dương hóa chiến tranh”…
Có thể nói, 9 năm dưới nền Đệ nhị Cộng hòa là thời kỳ đấu tranh gian
khổ và ác liệt nhất để chống lại các hình thái chiến lược chiến tranh được
Mỹ liên tục thay đổi để mở rộng cuộc chiến ở Việt Nam. Mặt khác, việc Mỹ
ồ ạt đưa gần nửa triệu quân vào miền Nam Việt Nam đã dẫn đến những biến
chuyển lớn và sâu sắc trong đời sống xã hội của người Việt Nam, đặc biệt là
ở những thành phố lớn...
Từ khi nửa triệu quân Mỹ xuất hiện, đời sống xã hội trong các đơ thị
ở miền Nam, đặc biệt là Sài Gịn, có sự biến đổi nhanh chóng. Sự hiện diện
của đơng đảo binh sĩ Mỹ đã làm xuất hiện trong xã hội này một tầng lớp
“làm chiến tranh và hưởng thụ chiến tranh”… Việc xây dựng các căn cứ
quân sự, tiếp tế quân nhu và lương thực, xây cất hoặc sửa chữa hệ thống
giao thông, và một cách chung, sửa chữa những đổ nát của chiến tranh, đã
dựng nên một thị trường khổng lồ mới: nhập cảng vật liệu, hàng hóa và cả
17


tay thợ, vì có đến hàng chục ngàn nhân cơng và chuyên viên từ Nam Hàn,

Phi Luật Tân, Thái Lan đến… Khả năng tiêu thụ của đoàn quân ngoại quốc
này năm 1969 tính ngang với sức tiêu thụ của 17 triệu dân miền Nam Việt
Nam. Nhu cầu dịch vụ gia tăng mà bản xứ không thể nào thỏa mãn. Tháng
6-1969, lực lượng quân sự Mỹ đã dùng đến 170.000 nhân viên Việt Nam.
Cịn phải tính thêm những dịch vụ gián tiếp như quán ăn, phòng trà, khách
sạn, câu lạc bộ và hàng trăm dịch vụ nhỏ nhặt khác”. [65, tr. 78]
Nền kinh tế miền Nam rơi vào tình trạng lệ thuộc, suy thoái. Viện trợ
Mỹ đã biến miền Nam thành một thị trường tiêu thụ lớn, sản xuất đình đốn
làm cho cuộc sống ở đây ngày càng khó khăn. Trong khi đó, đồng đơ la của
Mỹ đã làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội ở miền Nam Việt Nam, nhất là
trong các vùng đô thị, mà ở đây nó là sự tàn phá: “đồng đơ-la của Mỹ, đi
theo gót chân xâm lược của hơn nửa triệu lính viễn chinh đã có tác dụng
khơng kém gì những cuộc rải thảm của bom từ những chiếc máy bay B52:
nó đào bới đến tận gốc rễ nếp sống thuần phác và lành mạnh của người Việt
Nam, ngược lại hẳn với những lời hứa hẹn về “văn hóa truyền thống” mà
những nhà lý luận của chủ nghĩa thực dân mới từng rêu rao cho người bản
xứ. Nếu có những nơi nào đó chủ nghĩa thực dân mới đã tiến hành thống trị
và bóc lột được một cách tinh vi thì ở Việt Nam nó chỉ là sự phá hoại đơn
thuần”. [73, tr. 187-188]
Lối sống tiêu thụ, hưởng thụ cùng với sự xuất hiện của nhiều nghề
dịch vụ mới… của thiểu số thị dân ở nơi có người Mỹ và đồng tiền Mỹ làm
mất đi truyền thống văn hóa của người Việt Nam, đồng thời tạo nên bức
tranh tương phản với cuộc sống gian khổ, hi sinh của đa phần còn lại để bảo
vệ đất nước.
Trước âm mưu chia rẽ và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ, nhân
dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ra sức ổn định, củng cố miền Bắc
để làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng cả nước; nhân dân miền Nam tiến
hành đấu tranh chính trị địi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đồng thời ra sức
18



tìm phương pháp đấu tranh thích hợp để vừa đẩy mạnh cách mạng miền
Nam, hạn chế được tổn thất, vừa bảo vệ miền Bắc...
Hội nghị lần thứ 8 (1955) Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II,
chủ trương miền Nam phải chuyển sang phương thức đấu tranh mới là đấu
tranh chính trị và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: “…Đấu
tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hịa bình, thực hiện tự do, dân
chủ…, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập. Đồng
thời phải lãnh đạo nhân dân chống những hành động khủng bố, đàn áp, phá
cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng, giữ lấy những
quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến”. [68, tr. 68].
Với phương châm đấu tranh là tranh thủ hoạt động hợp pháp kết hợp với
nửa hợp pháp. Công tác ở đô thị phải được coi trọng đồng thời giữ vững và
phát triển cơ sở ở nông thôn.
Trên cơ sở thực tiễn miền Nam, Hội nghị lần thứ 15 (1-1959) Ban
Chấp hành Trung ương khóa II, đã họp và đưa ra Nghị quyết về cách mạng
miền Nam. Song song với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Nam thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân. Tuy tính chất khác nhau nhưng Đảng xác định hai nhiệm vụ ở hai
miền có quan hệ hữu cơ với nhau, cùng tác động ảnh hưởng và hỗ trợ lẫn
nhau. Nghị quyết nhấn mạnh đánh đổ đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng
miền Nam là nhiệm vụ chung vì lợi ích và u cầu chung của nhân dân Việt
Nam.
Sau đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ III (1960) của Đảng tiếp tục chỉ rõ
cả hai miền đều có nhiệm vụ giải quyết một mâu thuẫn chung cả cả nước là
mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Dù thực
hiện nhiệm vụ khác nhau nhưng cách mạng ở hai miền có quan hệ mật thiết
với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Nghị quyết chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất
riêng cho miền Nam. Khi thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam

19


Việt Nam, Đảng đề ra mục tiêu trước mắt cho miền Nam là giành độc lập,
dân chủ, hịa bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà, chưa coi tiến lên
chủ nghĩa xã hội là mục tiêu trực tiếp. Khẩu hiệu “hịa bình”, “trung lập” là
một sách lược có mềm dẻo có tác dụng tập hợp lực lượng, thêm bạn bớt thù,
giới hạn được quy mô chiến tranh, không để nó lan rộng, tạo điều kiện thuận
lợi buộc địch xuống thang từng bước để cuối cùng chịu sự thất bại. [1, tr. 13]
Sau khi tìm được con đường và bước đi thích hợp thì vấn đề cịn lại là
lựa chọn những phương pháp cách mạng cụ thể như Nghị quyết Đại hội lần
IV của Đảng khẳng định: “Đó là thắng lợi của phương pháp cách mạng: sử
dụng bạo lực cách mạng tổng hợp bao gồm lực lượng chính trị quần chúng
và lực lượng vũ trang nhân dân;… kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh
chính trị và đấu tranh ngoại giao;… đánh địch trên cả ba vùng chiến lược:
rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng ba mũi giáp
cơng: qn sự, chính trị, binh vận… [1, tr. 13]
Các đơ thị, đặc biệt là Sài Gịn – Gia Định là nơi tập trung đơng đảo
binh lính Mỹ nhất, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai luôn âm mưu: “Giữ
vững các thành thị nhằm ngăn chặn phong trào đấu tranh chính trị của quần
chúng, xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của nguỵ quyền thật mạnh ở
thành thị để khống chế và dập tắt phong trào cách mạng ở nông thôn” [19,
tr. 536]. Bởi vậy Đảng chủ trương:“Đẩy mạnh hoạt động ở các đô thị. Nổi
bật nhất là ở Sài Gòn – Chợ Lớn đã hoạt động mạnh cả ở nội ngoại thành, diệt
ác ôn, cảnh sát, đánh vào các cơ sở của Mỹ, phá thế kìm kẹp tạo điều kiện cho
phong trào chính trị phát triển, làm rối loạn hậu phương địch, buộc chúng
luôn luôn nơm nớp lo sợ, phải thường xuyên dùng một lực lượng lớn Mỹ –
nguỵ để bảo vệ”. [16, tr. 99]
Từ sau Lời kêu gọi ngày 17-7-1966 của Hồ Chủ tịch, nhân dân cả hai
miền càng nức lòng chiến đấu và sản xuất. ở miền Nam, vùng giải phóng

được củng cố và mở rộng, phong trào đấu tranh chính trị trong đô thị phát

20


triển, làm cho ngụy quyền lung lay đến tận gốc. Trong các tầng lớp trung
gian, xu hướng hồ bình trung lập đang phát triển”. [16, tr. 104]
Vào những năm 60, khi xâm lược Việt Nam, Mỹ đã đi ngược lại xu
thế phát triển khách quan của thời đại - thời đại hịa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau đang ở thế không
ngừng tấn công vào các thế lực phản động đế quốc…
Với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả
nước vượt qua những giai đoạn chiến tranh khó khăn, đánh bại các chiến
lược chiến tranh của Mỹ và chính quyền tay sai. Đặc biệt, sau chiến tranh
cục bộ khí thế cách mạng lên cao đưa đến việc thành lập Chính phủ cách
mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, chính phủ mới đại diện cho nhân dân
đấu tranh ở miền Nam Việt Nam và đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ vào
một thời kỳ mới. Trên đà phát triển, nhân dân cả nước đã làm thất bại kế
hoạch mở rộng chiến tranh ra cả nước và tồn Đơng Dương của đế quốc Mỹ.
Đặc biệt, chiến thắng trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2,
nhất là đợt tập kích B52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972, cùng với
sức ép của phong trào phản chiến trên thế giới, Mỹ - Thiệu đã buộc phải ký
kết Hiệp định Paris lập lại hịa bình ở Việt Nam (21-7-1973).
Theo Hiệp định Paris, Mỹ buộc phải rút hết quân về nước, song Mỹ
vẫn để lại nhiều cố vấn, nhân viên quân sự trá hình trong tổ chức Tùy viên
quân sự Mỹ để tiếp tục kiểm soát hoạt động quân sự ở miền Nam và vẫn tiếp
tục viện trợ cho chính quyền Thiệu dù các nguồn viện trợ khơng cịn được
dồi dào như trước.
Bên cạnh đó, do được sự tiếp tay của Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn
Thiệu khơng thực hiện Hiệp định Paris và với chủ trương “4 không” (không

nhường đất cho cộng sản, không liên hiệp với cộng sản, không công nhận
cộng sản, không trung lập miền Nam), Nguyễn Văn Thiệu đã vi phạm hầu
hết mọi điều khoản đình chiến. Khơng những khơng thi hành Hiệp định
Paris, trái lại quân đội Sài Gòn còn tổ chức hàng vạn cuộc hành quân lớn
21


nhỏ lấn chiếm các vùng giải phóng và thực tế ngay trong ngày ký Hiệp định
hịa bình Việt Nam, ở nhiều nơi chính quyền Sài Gịn cho qn lấn chiếm
vùng giải phóng.
Cùng với chủ trương đó, nhờ nguồn viện trợ ồ ạt của Mỹ trước 11973, lực lượng quân đội Sài Gòn tăng rất nhanh, khoảng 1.200.000 quân
với phương tiện chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, đội quân này gặp rất nhiều
khó khăn về vấn đề tinh thần và đảo ngũ…
Lúc này, phong trào chống chính quyền Sài Gịn khơng chỉ có quần
chúng nhân dân mà ngay cả các tướng lĩnh, quan chức và cả nhiều lực lượng
Công giáo… cũng đấu tranh chống Thiệu.
Tình hình miền Nam thay đổi nhanh. Đến cuối năm 1974, thế và lực
của cách mạng miền Nam lớn mạnh, cuộc giải phóng cuối cùng được sự ủng
hộ của đơng đảo quần chúng nhân dân. Bộ Chính trị họp hạ quyết tâm giải
phóng miền Nam bắt đầu bằng chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, chỉ sau
hơn 10 ngày (từ 10 đến 24-3-1975) giành thắng lợi. Cũng như vậy, trong
vòng 10 ngày (từ 21 đến 29-3-1975) Huế - Đà Nẵng được giải phóng. Ngày
30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh thành cơng giải phóng Sài Gịn. Cho
đến đầu tháng 5-1975, tồn bộ các tỉnh cịn lại ở miền Nam được giải phóng
hồn tồn.
Đại thắng mùa Xn 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước của nhân dân Việt Nam kéo dài 21 năm với biết bao hi sinh, gian
khổ, đã tỏ rõ sức mạnh đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản.
Với Việt Nam, chiến tranh đã gieo bao đau thương trên cả hai miền

Nam – Bắc. Nhưng từ khi quân đội Mỹ xuất hiện ở miền Nam Việt Nam,
cuộc chiến trên mảnh đất này cịn mang ý nghĩa to lớn khác, đó là cuộc
chiến để bảo vệ truyền thống, văn hóa Việt trước sự xâm lăng của “lối sống
Mỹ”. Sau 1973, quân đội Mỹ đã rút khỏi miền Nam Việt Nam nhưng những

22


biến đổi văn hóa tư tưởng đã làm xáo trộn nhiều mặt đời sống xã hội của
người dân Việt Nam.
1.2. Tình hình Giáo hội và ngƣời Cơng giáo ở miền Nam
Để phục vụ âm mưu xây dựng quốc gia mới nên ngay khi mới trực
tiếp can thiệp vào miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã tỏ ra rất chú trọng
đến vấn đề văn hóa tư tưởng, trong đó nổi bật lên là khía cạnh tơn giáo, một
trong những “di sản” mà thực dân Pháp để lại. Đặc biệt, việc dựa hẳn vào
Cơng giáo có tính cách xun suốt trong những âm mưu lợi dụng tôn giáo
của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ đã đi xa
hơn thực dân Pháp trong việc lợi dụng Công giáo: “… trước đây, như thực
dân Pháp, từng đạt đến mức cao trong việc thành lập nên những đội ngũ võ
trang giáo phái chống cộng, thì ngày nay bọn xâm lược Mỹ còn nhằm mục
tiêu khác xa hơn và có ý nghĩa quyết định hơn. Đó là việc cố gắng tổ chức
trên nền tảng “Cơng giáo hóa” cả một dân tộc”. [75, tr. 217]
Để thực hiện tính tốn đó, việc đầu tiên đế quốc Mỹ phải làm là tuyển
lựa người đứng đầu chính quyền tay sai ở miền Nam. Đầu tiên, Ngơ Đình
Diệm, một người chống cộng trên cả “ba yêu tố” (về mặt giai cấp và giai
cảnh, Diệm xuất thân từ hàng quan lại địa chủ, bản thân gia đình có nợ với
nhân dân và đã từng bị cách mạng trừng trị; về mặt tôn giáo, Diệm là đạo
“gốc”, khơng những rất sùng tín mà lại có người anh nắm chức vụ đạo rất
cao – Tổng giám mục Ngơ Đình Thục [75, tr. 217]) đã thuyết phục đế quốc
Mỹ chọn. Gần đây, các nhà sử học nước ngoài đưa thêm lý giải: thứ nhất,

việc là một tín đồ Cơng giáo giúp cho Diệm thốt khỏi tư tưởng vị chủng tộc
của người Mỹ mà từ trước tới nay người Mỹ đều cho rằng Phật tử là những
người thụ động và thiếu thực tế… Thứ hai, trong những lần gặp gỡ với
người Mỹ, Diệm không những tập trung vào niềm tin tơn giáo của ơng mà
cịn vào việc phát triển và hiện đại hóa một quốc gia mới, điều đó đã lôi kéo
sự quan tâm của quan chức Mỹ. [123, tr. 27]

23


Tiếp đến, nhằm xây dựng chỗ dựa cho nền cộng hòa ở miền Nam, Mỹ
cùng Pháp khởi xướng “cuộc di cư vĩ đại” đưa hơn 800.000 người từ miền
Bắc di cư vào Nam, trong đó Cơng giáo chiếm trên 2/3 tổng số những người
di cư (của hơn 650.000 Công giáo [38, tr.199]) chỉ trong vòng 360 ngày kể
từ ngày 7-1954 đến tháng 9-1956 [123, tr. 25]. Trong việc này, tuy khơng
chủ động nhưng Tịa Thánh đã “để ngỏ” tạo điều kiện cho nhiều chức sắc
Công giáo đứng ra tổ chức di cư cho giáo dân [98, tr. 100]. Cũng vì vậy,
“cuộc di cư vĩ đại” này đã đưa khoảng một nửa số tín đồ của Giáo hội Cơng
giáo miền Bắc vào Nam. Tuy vậy, về hàng giáo sĩ, giáo phẩm và tu sĩ, tỷ lệ
ra đi lại cao hơn rất nhiều: 72% linh mục, hầu hết các nam nữ tu sĩ, hầu hết
các chủng viện và đại chủng viện, các cơ sở ấn lốt và báo chí Cơng giáo
xuất bản tại miền Bắc (Đức Mẹ hằng cứu giúp, Đạo binh Đức Mẹ, Trái tim
Đức Mẹ, Thu Âm, Liên minh Thánh Tâm, Nghĩa binh Thánh thể...). Do đó
nhiều người nói rằng “không phải đông đảo người Công giáo đã di cư mà là
Giáo hội Công giáo miền Bắc đã di cư, tuy vẫn còn một bộ phận của giáo
hội này ở lại”. [65, tr. 28]
Trong khi đó, ở miền Nam Việt Nam, Giáo hội Công giáo được đánh
giá là phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện xã hội, giáo dục, văn hóa [84,
tr. 375]. Năm 1957, số giáo dân Miền Nam là 1.100.000 (60% là người di
cư) và 67.854 dự tịng, với một hàng giáo sĩ đơng đảo [84, tr. 74]. Trong thời

gian này Tòa Thánh Vatican tiếp tục trao các địa phận cho hàng giáo sĩ Việt
Nam, đến 24-11-1960, Tòa Thánh thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, đánh
dấu sự trưởng thành của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam.
Cuộc di cư ào ạt đã gây ra nhiều “khoảng trống” trong Giáo hội Công
giáo ở miền Bắc, làm thay đổi cấu trúc của Giáo hội Công giáo miền Nam
và đưa đến sự đảo lộn về “địa - tôn giáo” ở Việt Nam trong thời gian này.
Đó khơng chỉ đơn thuần là câu chuyện của tơn giáo mà nó thực sự cịn là
câu chuyện của tơn giáo – chính trị; tôn giáo – xã hội ở Việt Nam.

24


×