Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm nhân vật chính trong ba tác phẩm của franz kafka lâu đài, vụ án, hóa thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.98 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ GIANG

ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT CHÍNH
TRONG BA TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA
LÂU ĐÀI, VỤ ÁN, HÓA THÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ GIANG

ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT CHÍNH
TRONG BA TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA
LÂU ĐÀI, VỤ ÁN, HĨA THÂN
Chun ngành: Văn học nƣớc ngồi
Mã số: 60 22 02 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Lê Huy Bắc


HÀ NỘI - 2014
2


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Lê Huy Bắc, người
thầy đã tận tính giúp đỡ tơi trong suốt q trính nghiên cứu và hồn thiện
luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã giảng dạy tơi trong q trính học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Trong quá trính học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn luôn nhận được
sự động viên, quan tâm giúp đỡ của những người thân trong gia đính, bạn
bè và đồng nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Thị Giang

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đặc điểm nhân vật chính trong ba tác
phẩm của Franz Kafka: Lâu đài, Vụ án, Hóa thân” và tồn bộ nội dung
luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một cơng trính khoa học hay
luận văn nào đã được cơng bố trong và ngồi nước.
Trong khn khổ luận văn, tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm về:
- Sự phù hợp giữa tên đề tài với nội dung nghiên cứu, với chuyên ngành

cũng như mã số đào tạo.
- Tình trung thực và đầy đủ của các trìch dẫn tài liệu tham khảo.
- Độ tin cậy của các phương pháp nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Thị Giang

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 6
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................. 5
2.1. Tính hính nghiên cứu Franz Kafka trên thế giới ....................... 7
2.2. Tính hính nghiên cứu tác phẩm của Kafka ở Việt Nam ........... 8
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 15
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 15
5. Bố cục luận văn ............................................................................. 15
6. Đóng góp của luận văn .................................................................. 15
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VÀ NHÂN VẬT CHÍNH ............................. 17
1.1. Kafka trong mối quan hệ với các nhân vật chình .......................... 17
1.2. Thế giới nhân vật Kafka ................................................................. 22
1.2.1. Đặc điểm về lì lịch của nhân vật ............................................... 23
1.2.2. Đặc điểm về nghề nghiệp của nhân vật .................................... 27
1.2.3. Đặc điểm về ngoại hính của nhân vật ....................................... 28
1.2.4. Đặc điểm về khả năng, tình cách của nhân vật ......................... 29

Tiểu kết ................................................................................................... 35
Chương 2
NHÂN VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIA ĐÌNH, XÃ HỘI.......... 36
2.1. Mối quan hệ của nhân vật với xã hội .............................................. 36
2.2. Mối quan hệ của nhân vật với gia đính. .......................................... 46
Tiểu kết:.................................................................................................. 53
Chƣơng 3
SỐ PHẬN CỦA NHÂN VẬT: SỰ ĐAU KHỔ, BI KỊCH VÀ TUYỆT VỌNG ... 55
3.1. Nhân vật đau khổ: xa lạ và cơ đơn .................................................. 55
3.2. Nhân vật tha hóa.............................................................................. 64
3.3. Nhân vật phi lì ................................................................................. 71
3.4. Nhân vật bi kịch, nạn nhân của xã hội vơ nhân tình ...................... 83
Tiểu kết ................................................................................................... 88
KẾT LUẬN ................................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 91
5


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Franz Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX và hiện
nay là một trong những tên tuổi lớn của văn học thế giới. Sinh thời ơng viết
khơng nhiều và có 3 tác phẩm dở dang: Lâu đài, Hóa thân và Vụ án…
nhưng đều trở thành kinh điển. Tác phẩm của ông mang tình ẩn dụ và sự đa
nghĩa của các hính tượng nghệ thuật, đồng thời là sự đổi mới kĩ thuật viết
tiểu thuyết trong một số phương diện. Và chình Kafka là một trong những
nhà văn có cơng lớn trong việc cách tân tiểu thuyết. Ví thế mà ơng có vai

trò rất quan trọng với tiểu thuyết hiện đại.
Khi nghiên cứu về Franz Kafka có nghĩa là đặt chân lên địa hạt đã
được “cày đi xới lại nhiều lần” nhưng chúng ta có thể khẳng định việc
khám phá về ơng sẽ khơng có điểm dừng bởi tình đa nghĩa cùng các tầng
biểu hiện phức tạp trong tác phẩm của ông. Chình ví thế mà tác phẩm của
Kafka nói chung và tiểu thuyết của ơng nói riêng đã mang đến cho văn đàn
thế giới nhiều cuộc tranh luận sôi nổi và đã gây hứng thú cho các nhà
nghiên cứu và độc giả trong suốt một thời gian dài xuyên suốt từ khi bắt
đầu khám phá cho tới hiện nay.
Nhân vật trong tác phẩm của Kafka có một vị trì quan trọng bởi sự
phức tạp và ý nghĩa phong phú của nó. Điều này gợi ra cho chúng tôi
những băn khoăn, thắc mắc và hứng thú đối với việc tím hiểu, nghiên cứu
“Đặc điểm nhân vật chính trong ba tác phẩm của Franz Kafka: Lâu
đài, Vụ án, Hóa thân”.
2.

Lịch sử vấn đề

Sinh thời Franz Kafka không may mắn khi không được chứng kiến
nhân loại đã đánh giá thành tựu văn chương của ông như thế nào. Bởi ví
theo ý nguyện của nhà văn trước khi chết các bản thảo chưa in của ông sẽ
6


bị đốt hết. Nhưng bạn của ông - Max Brod đã cho công bố rộng rãi các tác
phẩm của Franz Kafka ví cho rằng đó sẽ là một trong những tác phẩm vĩ
đại của nhân loại. Như vậy người đầu tiên đánh giá cao tác phẩm của Kafka
và hiểu được khả năng lan tỏa rộng rãi của chúng đối với nhân loại là Max
Brod. Và sau khi những bản thảo trên được Max Brod cơng bố thí những
tác phẩm đó đã nhanh chóng được chú ý và gây tiếng vang cho nhân loại.

Như vậy những tiên đoán của Max Brod là hồn tồn chình xác.
Trên thế giới, Franz Kafka được biết đến là một trong những tên tuổi
kí vĩ có tác động to lớn trong việc thay đổi diện mạo của tiểu thuyết thế
giới đầu thế kỉ XX. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất trong
đội ngũ nhà văn nỗ lực cách tân bằng cách mang đến cho tiểu thuyết sự tự
do đã bị Chủ nghĩa Hiện thực thế kỉ XIX “đánh cắp”. Do vậy, các tiểu
thuyết của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cơng trính
khoa học.
Các cơng trính nghiên cứu về Franz Kafka tương đối nhiều, các nhà
nghiên cứu về tiểu thuyết của Franz Kafka dưới cả hai góc độ: giá trị phản
ánh hiện thực và giá trị đổi mới nghệ thuật. Tuy nhiên những tác phẩm đó
được nhín nhận dưới góc độ nghệ thuật thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu nhiều hơn.
2.1.

Tình hình nghiên cứu Franz Kafka trên thế giới

Người đầu tiên phát hiện và đánh giá cao tài năng của Franz Kafka là
Max Brod - người bạn mà tác giả đã hết lịng tin tưởng. Ơng là người
không chịu thực hiện bản di chúc của Franz Kafka trong vấn đề tác giả yêu
cầu đốt tác phẩm còn lại. Với di chúc bị phản bội, đã khiến tên tuổi của
Kafka vang dội khắp thế giới.
Sự phổ biến rộng rãi các tác phẩm của Franz Kafka ra nhiều nước,
nhiều khu vực trên thế giới khiến tài năng của Franz Kafka được mến mộ.
Khi cuộc chiến tranh thế giới nổ ra, Mixen Remon phát hiện: “Thế giới bắt
7


đầu gặp gỡ Kafka và định ngữ K rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng
vào cuộc sống hằng ngày” [22, 20]. Và bắt đầu từ đây cũng là khởi điểm,

mốc đánh dấu cho những nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết của Franz
Kafka nở rộ. Vào những năm 60 của thế kỉ trước, giới phê bính phương
Tây rộ lên hiện tượng Kafka. Theo thống kê của Yvezilli vào năm 1981 thí
các cơng trính nghiên cứu về tác phẩm của Franz Kafka với con số hơn
năm nghín bài viết dù mới tình trên nhan đề, đã chứng tỏ khả năng quyến
rũ của nhà văn với bạn đọc.
Tại hội nghị Libvice [Tiệp Khắc – 1963] Franz Kafka được xem là
“thần tượng của thời đại”. Cùng với M. Proust, J. Joyce, Kafka là người
khai tử cho tiểu thuyết kiểu truyền thống, quen thuộc, theo một lối mòn của
thế kỉ XIX. Franz Kafka đã mở đầu cho một thời đại tiểu thuyết mới với
các kĩ thuật tiểu thuyết mới về: Nội dung, cấu trúc… tại hội nghị này nhiều
học giả của nhiều trường phái (gồm triết gia, nhà nghiên cứu, nhà phê
bính…) đã nhận Kafka là tiền bối hay ông tổ xa xơi của mính.
E.Fischer nhín thấy trong thế giới tiểu thuyết của Franz Kafka nhiều
điều mới mẻ trong kết cấu nghệ thuật nội tại, tồn tại trong tác phẩm của
Kafka ở tình chất tiêu cực, sự tha hóa của con người. Đồng thời khẳng định
khả năng tái hiện hiện thực một cách khác biệt mà trước đây chưa hề xuất
hiện: Không có nhà văn nào thể hiện cái tiêu cực này sự tha hóa tổng thể
của con người bằng ngơn từ một cách sinh động tương tự. Ơng cịn cho
rằng cái cảm xúc mãnh liệt này, độ chình xác này về sự khủng khiếp liên
quan chặt chẽ nhất với sự quá tải của cái tiêu cực, với tình chất một chiều,
với chủ nghĩa chủ quan trong tác phẩm của Kafka. Và tổng quan về thế giới
nghệ thuật của Kafka nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh: toàn bộ các sáng tác
của Kafka là hính thức hợp nhất của hai yếu tố đối nghịch: Chủ nghĩa chủ
quan cực đoan của thơ trữ tính và phong cách phóng sự khách quan.
Tác phẩm Kafka ảnh hưởng và gây ấn tượng sâu sắc đến cho người
8


đọc, tuyển tập The Kafka problem (do Angel Feliceores chủ biên) các nhà

phê bính viết về sự ảnh hưởng của Kafka ở các bính diện khác nhau trong
văn học và trong đời sống xã hội. Ở đây ta thấy rõ rệt việc phê bính văn
học xen lẫn với phân tìch tâm lì và giải thìch xã hội. Các nhà phê bính nhận
thấy Kafka ảnh hưởng tới lối viết của nhiều vở kịch và tiểu thuyết hiện đại.
Những người giữ mục phê bính văn học trên báo chì đã đặt ra những danh
từ như: có tình chất Kafka (Kafkaesque), giống văn Kafka (Kafkalike), và
các phóng viên khi thuật lại một vụ án thường phê bính như sau: “như hệt
một vụ án trìch ở tác phẩm của Kafka mà ra”.
Trên trang web www.themodernword.com Franz Kafka được giới
thiệu như một đại diện tiêu biểu của nền văn học thế giới. Tác giả đã nêu
lên các lớp ý nghĩa trong tác phẩm của Kafka, đồng thời nhấn mạnh sự đa
nghĩa của nó. Dựa vào đây chúng tơi có được cái nhín tồn diện về ẩn ý của
lớp tác phẩm. Từ đó thấy được vấn đề con người, nhân vật trong thế giới
nghệ thuật đầy sắc màu của Franz Kafka.
Các cơng trình nghiên cứu về Kafka của giới nghiên cứu thuộc văn
học hải ngoại Việt cũng chiếm một vị trì quan trọng. Trong tạp chì văn học
nước ngồi, Hồng Ngọc Tuấn nhín thấy ở các tác phẩm của nhà văn tình
chất đa phương, đa chiều về ý nghĩa, là sự tổng hợp của nhiều mối suy tư
thuộc về con người, luôn luôn biến dạng theo mỗi lần đọc. Khả Tri khẳng
định khả năng tác động của Kafka không chỉ đối với văn học nghệ thuật mà
còn đối với cả cuộc sống. Nhà nghiên cứu còn cho rằng: văn nghiệp của
Kafka trở thành tấm gương so sánh, phương pháp trị liệu tâm thần xóa bớt
khổ đau, những vết thương mưng mủ còn đọng lại trong tâm thức con
người.
2.2. Tình hình nghiên cứu tác phẩm của Kafka ở Việt Nam

Ở Việt Nam bước đầu chúng ta tiếp xúc với một số tác phẩm, cơng
trính nghiên cứu lì luận phê bính về nghệ thuật tác phẩm Kafka: Phê phán
9



văn học hiện sinh của Đỗ Đức Hiểu (Nxb. Văn học 1978), Về tư tưởng và
văn học phương Tây hiện đại của Phạm Văn Sỹ (Nxb Đại học và THCN
1986)… Phương Tây văn học và con người của Hoàng Trinh (quyển 1 Nxb
KHXH, 1999)… đã bước đầu đưa Kafka đến với bạn đọc Việt Nam và đã
có những nhận định về tác phẩm của Kafka là viết về “thân phận con
người”. Các cơng trính nghiên cứu của các tác giả bước đầu đã thừa nhận
những đóng góp của Kafka với nền văn học nghệ thuật thế giới.
Đặng Anh Đào, một chuyên gia về Kafka, có bài “Kafka” trong Franz
Kafka, Tuyển tập tác phẩm, đã đi từ những nét từ tiểu sử đến với “Tính
trạng cơ đơn, “lưu đày” ở mọi chốn có thể phát triển đậm nét hơn sau này ở
Kafka, do tính hính sức khoẻ và gốc tìch” [22, 901]. Hoặc “Hiện tượng
“phản nhân vật” (truyền thống) bước đầu đã xuất hiện: cái tên của nhân vật
đang bị mất dần, chỉ cịn lại một chữ viết tắt. Khơng thể rõ hính hài diện
mạo, giọng nói riêng của một nhân vật Kafka. Thậm chì những chi tiết lịch
sử - cụ thể khác, một gia đính, một quan hệ bạn bè, những dấu vết nghề
nghiệp, tất cả đều bị xoá mờ, hết sức mông lung” [22, 930]. Những nhận
định này đã gợi mở giúp cho chúng tôi một hướng tiếp cận các nhân vật từ
những nét tiểu sử của Kafka cũng như chiều sâu của chúng.
Trương Đăng Dung trong bài viết Thế giới nghệ thuật của Franz
Kafka (lời giới thiệu tiểu thuyết Lâu đài Nxb. Văn học 1998) đã cho rằng
Kafka là nhà văn lớn đầu thế kỉ đã cảm nhận sâu sắc về trạng thái tồn tại
của con người hiện đại và thể hiện bản chất của thời đại một cách độc đáo,
rõ nét. Tác phẩm của Franz Kafka là sự lì giải những ấn tượng mạnh mẽ về
một thế giới phi lì, sự tha hóa của con người trong vịng vây của những
thiết chế quyền lực vơ hính. Tác giả còn khẳng định biểu hiện của trung
tâm thế giới nghệ thuật của Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái
chết bao quanh thế giới nhân vật của nhà văn Kafka.
Trong Tạp chì Văn học nước ngoài tác giả Nguyễn Văn Dân với bài
10



viết Kafka với cuộc chiến chống phi lí (Nxb Hội nhà văn) đã cho rằng: Đặc
điểm của nhân vật trong thế giới nghệ thuật của Kafka là một sự bất an của
con người trong một thế giới phi lì. Đồng thời bài viết cũng khẳng định
những dấu ấn của Kafka trong văn học Việt Nam hiện đại và những điểm
mới mẻ trong thế giới nghệ thuật của Kafka.
Tác giả Lê Huy Bắc trong hàng loạt cơng trính nghiên cứu đã có
những cơng bố, những nhận xét chình xác, sắc sảo về đặc điểm nhân vật,
nội dung thế giới mà Kafka miêu tả: nỗi khổ nhục hằng thường của con
người, sự thống trị thế giới của quyền lực, pháp luật… đồng thời trong bài
viết Trên hành trình chân lí Kafka (Tạp chí Văn học, số 4, 2003). Tác giả
cũng cho rằng Kafka “đề xuất cái phi lì, cái bi đát, sự tha hóa, nỗi cơ đơn,
sự nhỏ bé, sự bất lực, xa lạ… của con người”.
Con người tha hóa trong các sáng tác của Franz Kafka được quan tâm
rất nhiều trong những đề tài và cơng trính nghiên cứu. Trong đề tài Vấn đề
con người bị tha hoá trong tác phẩm của Franz Kafka, tác giả Nguyễn Thị
Hằng đã đi sâu vào so sánh sự tha hóa của nhân vật ở nhiều tác giả của các
trường phái văn học khác nhau và đã thu được những kết quả rất khả quan.
Ở đó tác giả đã khẳng định: Trong tác phẩm của mính, F. Kafka đã phát
hiện ra cái tha hóa trên cơ sở cái bi đát. Nhân vật khơng có sự phán xử và
khơng có sự tự phán xử. Nhân vật bị đẩy vào cỗ máy và bị nghiền nát y như
một con bọ hay y như một con chó. Đây cũng là một trong những đề tài tím
hiểu khá sâu về vấn đề con người bị tha hóa trong tác phẩm của Kafka làm
tư liệu để khám phá, mở rộng vấn đề liên quan.
Trong bài viết Thân phận con người trong sáng tác của Franz Kafka
của tác giả Lê Thanh Nga được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu văn học
số 3, 2006 đã khẳng định “Những bất hạnh của bản thân cùng những đau
khổ mang tình cộng đồng đã hun đúc ở nhà văn cực kí nhạy cảm này sự
cảm nhận sâu sắc về thân phận con người trong thời đại”. Cũng như “Con

11


người trong sáng tác của Kafka đã trở thành nạn nhân của xã hội toàn trị.
Họ bị biến thành những cỗ máy mà mọi hoạt động đều đã được lập trính,
mọi khâu đoạn đều đợi sẵn và những con người ấy chỉ việc tuân theo”.
Trong cuốn Giáo trình văn học phương Tây tác giả Đặng Anh Đào
(Nxb. Giáo dục, 2012) đã cung cấp một cái nhín tương đối tồn diện về
thân phận con người, nhân vật trong sáng tác của Kafka như tình chất bi
thảm, tình trạng cơ đơn, lưu đày của con người thông qua sự khảo sát lần
lượt từng tác phẩm: Hóa thân, Vụ án, Lâu đài. Những phân tìch trên đã
giúp ìch chúng tơi rất nhiều trong việc tím hiểu nghệ thuật xây dựng nhân
vật của Kafka, được xem như biểu hiện cụ thể về đặc trưng của các nhân
vật trong các tiểu thuyết của Kafka.
Trong luận văn Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong
sáng tác của Franz Kafka (2011) của tác giả Hoàng Minh Thương đã đặc biệt
quan tâm tới con người và cuộc sống trong tác phẩm của Franz Kafka. Đồng
thời luận văn này đã tím hiểu sâu về nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu và
ngôn ngữ trong các tác phẩm của Kafka đặc biệt tím hiểu về nhân vật trong ba
tiểu thuyết của Kafka. Tác giả đã khẳng định: “Kafka đã khai thác kinh
nghiệm hiện sinh của mỗi nhân vật và qua các trường hợp cụ thể, ông đã tím
ra mẫu số chung của con người thời hiện đại. Đó là hính ảnh con người đang
trên đường tha hóa, xa lạ với xã hội và với chình bản thân mính trong một thế
giới phi lì và thù địch. Các kiểu loại nhân vật và cuộc sống con người mà
Kafka mô tả thể hiện thật sâu xa và sinh động quan niệm nghệ thuật của ông
về con người và thế giới” [38,19].
Năm 2012, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thắng được bảo vệ, do Lê
Huy Bắc hướng dẫn với đề tài “Nhân vật trong tác phẩm của Franz
Kafka” có cấu trúc: Chƣơng 1. Quan niệm về con ngƣời; Chƣơng 2.
Các kiểu nhân vật và Chƣơng 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. Như

tên của các chương, tác giả luận án đã đi sâu vào nghiên cứu lần lượt quan
12


niệm về con người của Kafka (bị chi phối, ảnh hưởng trong bối lịch sử, xã
hội lúc đó; con người kì hiệu; con người tha hố; con người bi đát); các
kiểu nhân vật (kiểu nhân vật biến dạng; kiểu nhân vật phân mảnh đủ loại)
và nghệ thuật xây dựng nhân vật (“rối hố” – ngơn ngữ “rối”, hành động
“rối”; khơng gian mê cung – vật thể, tinh thần; biểu tượng – vết thương; đồ
vật - y phục, cửa, cửa sổ).
Ngoài ra tác phẩm của Kafka còn được nhắc tới trong một số cơng
trính như đối tượng hay vấn đề so sánh, đối chiếu. Hầu hết đều khẳng định
vai trò của Franz Kafka trong việc đổi mới vai trò của nghệ thuật tiểu
thuyết trên một số phương diện trong đó đặc điểm nhân vật chình trong tiểu
thuyết là một vấn đề rất quan trọng.
Trên trang có bài “Tình chất mê cung trong
tác phẩm của Frank Kafka” của hai tác giả Lê Từ Hiển và Lê Minh Kha. Như
tên bài viết chỉ ra, hai tác giả đã nghiên cứu về những mê cung hữu hính và vơ
hính trong đó có cả những mê lộ của thời gian trong tác phẩm của nhà văn này.
Trên trang có bài “Cốt truyện trong truyện
ngắn” của Đoàn Thị Việt Nga. Tác giả đã chỉ ra “Một trong những yếu tố
tạo nên cuộc cách tân lớn đó chình là cốt truyện” trong sáng tác của Kafka.
Cốt truyện của ơng khơng có những xung đột căng thẳng kịch tình hoặc
những mâu thuẫn gay gắt, bởi vậy, nó rất khó nắm bắt, khó tóm tắt.
Trên: có bài “Tác phẩm của Franz Kafka và nền văn
hóa đại chúng – một vài phác thảo” của Lê Minh Kha “với mục đìch đưa ra
vài nét phác thảo nhằm làm rõ thêm về mối quan hệ giữa tác phẩm của
Franz Kafka và nền văn hoá đại chúng (popular culture)” lần lượt qua:
“Bước thứ nhất, chúng tơi thử tím một cách hiểu khả dĩ về nền văn hoá đại
chúng. Bước thứ hai, xem xét tác phẩm của Kafka – một hiện tượng văn

học nổi bật trên văn đàn thế giới thế kỷ XX đã được tiếp biến như thế nào
trong nền văn hố đó. Bước thứ ba, thử đưa ra một vài lý giải về sức hấp
13


dẫn của Kafka với nền văn hoá đại chúng, và dấu ấn của nền văn hoá đại
chúng trong việc đề xuất thêm một cách “đọc”, cách giải mã thế giới nghệ
thuật của Kafka”.
Bài “Kỷ lục về sự „khó đọc‟ và „khó dịch‟ ” trên:
(khơng thấy có tên tác giả tường thuật lại ý kiến của dịch giả), giáo sư
người Pháp, Noël Dutrait, vào ngày 30/10/2014, tại lễ kì kết hợp tác dịch
văn học giữa Hội Nhà văn Hà Nội và Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại
học Alx-Marseille rằng Kafka, Proust và J.Joyce là những tác giả rất khó
dịch.
Ngày 18 tháng 9 năm 2013, tại Trung tâm Văn hóa và Hợp tác Pháp và
Viện trao đổi Văn hóa với Pháp (IDECAF) đã giới thiệu Hội thảo về chủ đề
Kafka - Vì một nền văn học thiểu số của Gilles Deleuze và Félix Guattari, với
sự tham gia của Tiến sỹ văn học Nguyễn Thị Từ Huy, dịch giả tác phẩm.
Tổng hợp lại chúng ta thấy vấn đề lớn nhất trong sáng tác của Kafka
là nhân vật như biểu tượng cho thân phận con người, sự phi lì, tha hố, bất
hạnh trong thế giới nghệ thuật của ơng. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã đưa
ra được các đặc điểm nổi bật trong thế giới nhân vật chình thuộc tiểu thuyết
của Kafka. Trên đây là tất cả những quan niệm và cơng trính nghiên cứu đã
củng cố thêm luận điểm của chúng tơi về Đặc điểm nhân vật chính trong
ba tác phẩm của Franz Kafka: Lâu đài, Vụ án, Hóa thân.
Nhín chung, các bài viết ìt nhiều đã đề cập đến cuộc đời, phong cách,
đặc trưng nghệ thuật cùng đặc điểm chình của nhân vật trung tâm trong
sáng tác của Kafka, trở thành tài liệu tham khảo thiết thực đóng góp phần
nào đó cho đề tài của chúng tơi. Tuy nhiên vẫn chưa có một cơng trính cụ
thể nào khái qt và đi sâu tím hiểu đặc trưng của nhân vật chính trong bộ

ba tác phẩm. Ví vậy, chúng tơi hy vọng luận văn sẽ đóng góp phần nào làm
phong phú hơn lịch sử nghiên cứu vấn đề, cụ thể là về phương diện đặc
điểm của nhân vật trong ba tác phẩm: Vụ án, Hóa thân, Lâu đài. Vì chúng
14


cho đến nay vẫn giống như một thế giới tiềm ẩn, cuốn hút người nghiên
cứu bởi rất nhiều khìa cạnh phong phú, bì ẩn cần khám phá.
Nhín chung, các bài viết ìt nhiều đã đề cập đến cuộc đời, phong cách,
đặc trưng nghệ thuật cùng đặc điểm chình của nhân vật trung tâm trong
sáng tác của Kafka, trở thành tài liệu tham khảo thiết thực đóng góp phần
nào đó cho đề tài của chúng tơi. Tuy nhiên vẫn chưa có một cơng trính cụ
thể nào khái qt và đi sâu tím hiểu đặc trưng của nhân vật trung tâm trong
bộ ba tác phẩm. Ví vậy, chúng tơi hy vọng luận văn sẽ đóng góp phần nào
làm phong phú hơn lịch sử nghiên cứu vấn đề, cụ thể là về phương diện đặc
điểm của nhân vật chính trong ba tác phẩm: Vụ án, Hóa thân, Lâu đài.
3.

Phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có tham
vọng khảo sát tồn bộ thế giới nhân vật trong toàn bộ các sáng tác của
Franz Kafka mà chỉ tập trung khai thác vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong ba tác phẩm: Lâu đài, Hóa thân, Vụ án in trong Tuyển tập tác
phẩm Franz Kafka do Hội nhà văn xuất bản năm 2003.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp: Phương pháp tiếp cận hệ thống,

phương pháp loại hính, phương pháp phê bính tiểu sử; kết hợp các thao tác
so sánh, đối chiếu, thống kê, phân tìch, tổng hợp.
5.

Bố cục luận văn

Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tác giả và nhân vật chình
Chương 2: Nhân vật trong mối quan hệ gia đính và xã hội
Chương 3: Số phận nhân vật: sự đau khổ, bi kịch và tuyệt vọng
6.

Đóng góp của luận văn

Luận văn đóng góp cái nhín chun sâu về nhân vật trong tiểu thuyết
của Franz Kafka - một tác giả nằm trong chương trính nghiên cứu của bậc
15


đại học.
Luận văn tập trung khai thác bính diện nhân vật, sự độc đáo trong bút
pháp nghệ thuật tiểu thuyết Kafka, từ đó làm rõ những đặc trưng về nhân
vật chính trong bộ ba tiểu thuyết của ơng.
Ngồi ra, chúng tơi hy vọng cơng trính nhỏ bé này sẽ đóng góp phần
nào vào việc củng cố tên tuổi của nhà văn Franz Kafka từ đó trở thành tư
liệu tham khảo thiết thực cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn học
nước ngoài.

16



Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VÀ NHÂN VẬT CHÍNH
Nhân vật là một sáng tạo của nhà văn. Tím hiểu nhân vật trong tác
phẩm văn học bên cạnh phương pháp là đọc kĩ (close reading) để tím hiểu,
phân tìch, rút ra được nghệ thuật miêu tả, phương pháp xây dựng nhân vật
của tác giả, tím hiểu tiểu sử của nhà văn ìt nhiều cũng soi sáng thêm được
nhận định, đánh giá của nhà nghiên cứu. Đồng thời, chúng ta ìt nhiều soi
sáng thêm được thế giới nhân vật của họ. Trước khi đi vào phần chình của
chương này chúng tơi muốn điểm qua một số nét về nhà văn, theo đó có thể
hiểu thêm về thế giới nhân vật của nhà văn Franz Kafka.
1.1. Kafka trong mối quan hệ với các nhân vật chính
Trong những nghiên cứu về cuộc đời Kafka của các học giả, các nhà
nghiên cứu qua các giáo trình, các bài tạp chì, cụ thể là những bài viết sâu
sắc của các tác giả Đặng Anh Đào, Nguyễn Văn Dân, Lê Huy Bắc, Trương
Đăng Dung,… về cuộc đời cũng như sự phân tìch tác phẩm Kafka ở nhiều
khìa cạnh khác nhau đã cho người viết hiểu sâu hơn thế giới nghệ thuật của
ơng. Trong đó, nhiều ý kiến nhấn mạnh đến thời đại, xã hội, gia đính,
những mối quan hệ tính cảm của nhà văn,… đã gợi ý cho chúng tơi rất
nhiều trong q trính tím hiểu thế giới quan của nhà văn vĩ đại này.
Franz Kafka là nhà văn lỗi lạc gốc Do Thái, sinh trưởng tại Cộng hòa
Séc, sáng tác bằng tiếng Đức được suy tôn là một trong những bậc thầy
trong lĩnh vực văn chương. Ông sinh ngày 03/07/1883 tại Prague. Kafka là
con đầu lòng của Hermann Kafka và Julie Kafka. Bố mẹ Kafka sinh được
sáu người con nhưng hai em trai sau Kafka đều mất lúc sơ sinh. Kafka chỉ
còn ba người em gái là Gabricle (1889), Valerie (1890) và Ottilie. Ottilie là
cô em gái được Kafka yêu quý hơn cả.
Gia đính Hermann do làm ăn khá giả đã nhập vào cộng đồng người
17



Đức sinh sống ở Praha. Đây có thể coi là cộng đồng có thế lực chình trị
cùng sức mạnh kinh tế. Họ là những người hãnh tiến, có tước vị hoặc đại tư
sản. Những người này nắm một khối lượng lớn tài sản của xã hội. Họ sở
hữu các mỏ, đứng đầu các công ti sắt thép, rượu, giấy, vũ khì…Tuy nhiên
những người Do Thái trong cộng đồng đó gặp khơng ìt khó khăn, trở ngại
bởi họ khơng tránh khỏi bị kí thị, bị phân biệt đối xử, bị đổ lỗi trong nhiều
sự việc khơng mong muốn trong q trính sống lưu vong của họ ở nước
ngồi. Tâm lì bài xìch người Do Thái bắt nguồn từ những câu chuyện kể
của đạo Thiên chúa giáo, cho rằng người Do Thái đáng bị nguyền rủa ví tội
giết Chúa. Thời kí Kafka sống, người Do Thái bị xua đuổi khắp mọi nơi mà
ơng lại là thành viên của chủng tộc bị kí thị và bị bài xìch đó. Thêm vào đó
nhiều tư tưởng sai lầm và nhiều việc không mong muốn xảy ra khiến tính
trạng căm ghét người Do Thái càng trở nên phổ biến. Chính vì thế người
Do Thái lưu vong sinh sống rất vất vả đồng thời là sự khó khăn trong việc
hòa nhập với cộng đồng. Điều này đã tạo cho Kafka một tâm lí mặc cảm
tồn tại trong tính cách của ơng.
Người cha của Kafka, Hermann Kafka, là một người đàn ông bản lĩnh
với sự chăm chỉ, cần cù, thông minh đã tạo được sự thịnh vượng cho mính.
Trước một xã hội đầy biến động cùng sự rủi ro cao độ nhưng người đàn
ông mang nhiều trọng trách đó đã cố gắng đứng vững trong cộng đồng.
Ngồi nghị lực và ý chì phi thường để chèo chống gia đính người đàn ơng
này cịn thể hiện bản lĩnh của mính trong việc làm ăn, Hermann đã tạo cho
mính một cơ ngơi tương đối lớn. Tuy nhiên, người đàn ông này đã đem sự
khắt khe, khô cứng áp đặt vào việc quản lì gia đính và giáo dục con trai của
mính nên ơng đã để lại dư âm nặng nề trong suốt cuộc đời những thành
viên trong gia đính đặc biệt là con trai mà ông không hề hay biết. Đồng
thời ông đã để lại ấn tượng sâu sắc về sự khắc nghiệt của mính trong lịng
đứa con, cũng như quyền lực to lớn, sự át chế của người cha đối với gia

18


đính. Điều đó đã để lại ám ảnh sâu sắc trong lòng Kafka. Điều này được thể
hiện sâu sắc trong loạt tác phẩm của Kafka. Đó là việc thiếu tình cảm gia
đính, thiếu sự gần gũi mà chỉ là sự khơ cằn, sự sợ sệt tồn tại trong lịng.
Ngồi yếu tố về gia đính, yếu tố xã hội, thời đại cũng ảnh hưởng rất
sâu sắc tới tư tưởng của Kafka. Thời đại mà Kafka đang sống có sự đoạn
tuyệt gay gắt giữa ước mơ và cuộc đời. Niềm kí vọng vào thời đại mới đã
tan biến bởi chình sự phản bội của giai cấp tư sản. Q trính tìch lũy tư bản
trên vấn đề bóc lột sức lao động của con người, thúc đẩy công nghiệp và
công nghệ phát triển đã khiến xã hội trở thành một guồng quay khổng lồ.
Nền văn minh vật chất mới, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp con
người phát hiện ra những bì mật của đời sống, của tự nhiên, của vũ trụ. Sự
xuất hiện các thuyết lượng tử, phân tử, thuyết tương đối, những phát hiện y
học về thân thể con người đã làm người ta thấy rõ hơn những vấn đề có
tình chất khám phá, những phát hiện về thế giới mà triết học duy lý trước
đó đã khơng thể giải quyết được. Ðiều này kéo theo sự lung lay, sự nghi
ngờ nền tảng tinh thần cũ và yêu cầu xem xét lại những giá trị đó sau khi
người ta thấy rằng có một số những chân lý khoa học và tư tưởng của thế
kỷ trước thực sự không cịn chình xác nữa. Con người bắt đầu đối diện với
sự hồi nghi. Chình ví thế con người bị rơi vào bi kịch của chình cộng đồng
mính tạo ra. Trước hiện trạng này Kafka đã từng giải bày trong Nhật kí của
mính rằng con người chỉ là những hính ảnh tưởng tượng được thoát thai từ
cuộc sống. Cái xã hội mà Kafka đang sống khiến cho con người bị bủa vây
trong sự cô đơn lạc lõng.
Kafka sống trong thời điểm lịch sử phức tạp của thế giới. Thế kỉ
XVIII, đầu thế kỉ XIX đánh dấu cái nhín tìch cực đối với lịch sử cũng như
sự tin tưởng vào vào khả năng phục thiện của con người. Sự tin tưởng vào
các thành quả của y tế, công nghệ, giáo dục… để bảo vệ đời sống con

người, bảo vệ tự nhiên cùng sự hòa hợp thống nhất về quan điểm nhân sinh
19


của nhân loại. Nhưng thời gian sau đó là một loạt sự kiện xảy ra khiến
chúng ta phải nhín nhận, đánh giá lại toàn bộ cục diện, đời sống của con
người. Trong cái hố của thời đại với bốn bức tường bủa vây con người
khơng lối thốt trở thành thù địch với nhau hoặc bị tiêu diệt hồn tồn. Đó
là những đặc điểm điển hính của xã hội Tây Âu lúc bấy giờ và được nhận
dạng sâu sắc thông qua loạt sáng tác của V.Hugo, Balzac, Standhal.
Đối với Kafka, ngoài hồn cảnh gia đính, xã hội thật khó xác định bối
cảnh lịch sử, xã hội truyền thống văn chương bởi vì tính chất tồn thế giới,
sự đa dạng, phong phú trong vốn văn hóa của nhà văn mà cịn ví rất khó
xác định ơng là kết tinh của nền văn hóa Tiệp, Đức hay Do Thái. Về nguồn
gốc người ta xác định ông là người Tiệp gốc Do Thái, viết bằng tiếng Đức.
Có khi lại gọi ơng là người Tiệp gốc Đức… Dù Kafka sinh trưởng ở
Bôhêm nhưng thời thanh niên Kafka rất gắn bó với Viên (lúc bấy giờ thuộc
đế quốc Áo- Hung). Kafka sử dụng nhuần nhuyễn cả hai loại ngôn ngữ:
Đức, Tiệp. Kaka học tập ở trường Đức nên ông viết văn bằng tiếng Đức.
Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu Tiệp đánh giá ông sử dụng tiếng Tiệp
một cách tuyệt vời. Những năm cuối đời Kafka mới dành thêm thời gian
nghiên cứu tiếng Do Thái song nền văn hóa và tìn ngưỡng Do Thái ln
phảng phất trong những trang văn của ông.
Những điều trên đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong thế giới tinh thần
của Kafka, trong đó sự day dứt, mặc cảm về nguồn gốc bị chối bỏ, xua
đuổi, tình chất bi đát của thân phận con người đã để lại những ám ảnh rất
sâu sắc trong các trang viết của Kafka và thế giới nhân vật của ông.
“Franz Kafka cũng đã tạo ra những kỹ thuật viết khiến một số tác
phẩm của ông mang tình cách đa tầng và đa phương về ý nghĩa, và hầu như
bất khả giản lược: một bản tóm tắt đại ý sẽ là một hành động bất công đối

với tác giả. Cuốn Das Schloss (Lâu đài, 1926) là một vì dụ thú vị. Nó là
một tác phẩm chứa đựng đầy những ẩn dụ phức tạp và có khả năng gợi
20


tưởng cực kỳ phong phú. Cả cuốn tiểu thuyết tồn tại như một ký hiệu biểu
ý đa giác khiến người đọc mỗi lúc lại tiếp tục nhín thấy một ý nghĩa khác,
như thể nhín vào một ống kình vạn hoa. Mỗi lần đọc, chúng ta có thể nhín
thấy nó biến dạng: nó có thể như một ẩn ý triết lý, hay như một ẩn ý chình
trị, hay như một tiếng nói mang màu sắc Do Thái, hay như một thái độ
phân tâm học kiểu Freud. Nó như một bài thơ kỳ lạ, từ chối mọi công thức
diễn dịch, và chỉ cho phép chúng ta cảm nhận bằng chình kinh nghiệm đọc
trực tiếp và toàn thể để nắm bắt những biểu tượng biến thiên năng động”
[38,99].
Kafka đam mê viết văn, ông viết văn từ rất sớm nhưng bị các thành
viên trong gia đính chê bai, ngăn cấm. Trong cuộc sống hằng ngày Kafka
luôn phải sắm những vai khác nhau: ban ngày là một đứa con ngoan, gương
mẫu trong vỏ bọc là một nhân viên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ công sở,
ban đêm ông lại vật lộn với khát vọng văn chương. Chình ví thế ơng thấy
mính hồn tồn lạc lồi, xa lạ với thế giới mính đang sống. Đó là bi kịch
đeo đẳng, dày vị tâm hồn ơng từ khi ông có ý thức làm người tới khi ông
trút hơi thở cuối cùng. Nhưng rất dễ nhận ra trong con người Kafka tồn tại
vô số điều mâu thuẫn. Một mặt ông kinh hãi sự cô đơn nhưng một mặt ông
lại khao khát sự cô đơn, cô độc. Sự khao khát đó được thể hiện rõ trong
cuộc đời thực cũng như trong thế giới nhân vật của nhà văn. Các nhân vật
trong tiểu thuyết của ông không hướng tới cuộc sống bầy đàn để xoa dịu
nỗi cô đơn bởi họ ý thức được cô đơn là bản thể của con người. Họ khơng
trốn chạy mà ln đón chờ, sống chung với nó và đơi khi khao khát được ở
riêng, đối diện với chình bản thân mính. Đối với Kafka có lẽ ngồi văn
chương ra ơng là người thất bại ở hầu hết mọi lĩnh vực.

Kafka chịu ảnh hưởng rõ rệt của sự đổi mới văn hóa thời đại để tạo
nên những khìa cạnh, bản chất phong phú trong việc miêu tả hính tượng
nhân vật trong tác phẩm, nhất là thơng qua các tác phẩm như: Vụ án, Hóa
21


thân, Lâu đài thí điều đó càng rõ ràng. Ở đây sự biến chuyển rõ rệt nền
tảng văn hóa nghệ thuật phương Tây thời đại Kafka đã khiến các nhân vật
cũng như chình bản thân con người hiện đại phải thay đổi cách nhín mới về
con người. Bởi vậy, đối tượng của văn học hiện đại cũng tất yếu thay đổi.
Phản ánh nhân vật trong tác phẩm văn học hiện đại khơng cịn hướng tới
mục tiêu xây dựng tình cách điển hính trong hồn cảnh điển hính như chủ
nghĩa hiện thực nữa mà đi vào khám phá những mặt mới, những cái huyền
diệu, kể cả nhỏ nhất trong đời sống hằng ngày. Văn học hiện đại chủ
trương quay vào bên trong con người để khám phá thế giới huyền bì, sâu
kìn trong chình bản thân con người mà tư duy văn học cổ điển trước đây né
tránh hay chối từ việc mơ tả nhân vật.
Tất cả các yếu tố chình trị, văn hóa, xã hội đến những yếu tố mang
tình chất cá nhân như gia đính, tính yêu,… là một thế giới tạo nên con
người Kafka đồng thời tạo nên tình chất đa nghĩa trong tư duy sáng tạo của
ơng. Từ đó chuyển tải cho tác phẩm của ơng một thế giới nhân vật đa diện,
đa sắc và không kém phần đa nghĩa.
1.2. Thế giới nhân vật Kafka
Kafka sống trong thời kỳ chuyển mính mạnh mẽ của lịch sử văn hóa
châu Âu từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Tất cả các yếu tố lịch sử,
xã hội đều ảnh hưởng sâu sắc tới tư duy của nhà văn. Tác giả đã diễn tả thật
chân thật những chông chênh, hư ảo trong việc tồn tại của con người trong
xã hội. Đó là số kiếp chung của nhân loại trên bờ vực phá sản. Con người
bị cắt lía khỏi mối dây liên hệ với thế giới bên ngoài, con người như một ký
hiệu trong cảm nhận của Kafka. Kafka sống trong thời điểm lịch sử phức

tạp của thế giới.
Thời điểm Kafka đang sống có sự đoạn tuyệt gay gắt giữa ước mơ và
cuộc đời. Niềm kì vọng vào thời đại mới đã tan biến bởi chính sự phản bội
của giai cấp tư sản. Q trính tìch lũy tư bản trên vấn đề bóc lột sức lao
22


động của con người, thúc đẩy công nghiệp và công nghệ phát triển đã khiến
xã hội trở thành một guồng quay khổng lồ. Ở đấy, con người như những cỗ
máy được lập trình sẵn, họ bị nghẹt thở trong vịng quay lợi nhuận, trong sự
phân cấp giàu nghèo. Chính vì thế con người bị rơi vào bi kịch của chính
cộng đồng mình tạo ra. Trước hiện trạng này Kafka đã thể hiện một cách
sâu sắc trong tiểu thuyết của mình. Từ đó tác giả đã diễn tả chân thật việc
tồn tại của con người. Đó là số kiếp chung của nhân loại trên bờ vực phá
sản. Con người bị cắt lìa khỏi mối dây liên hệ với thế giới bên ngồi, con
người như một ký hiệu.
1.2.1. Đặc điểm về lí lịch của nhân vật
Trước hết, con người bị tỉnh lược đầu tiên ở tên gọi, ở lý lịch. Đặng
Anh Đào có nhắc tới việc các nhà nghiên cứu đã nói đến kiểu “nhân vật
trừu tượng”, “nhân vật ý niệm”. Nhận xét về nhân vật chình trong Vụ án,
bà viết: “Hiện tượng xoá mờ đường viền lịch sử của nhân vật gây một ấn
tượng rõ rệt: dường như đó khơng chỉ là thân phận của một con người bé
nhỏ của một xứ sở nào, mà đó là sự khái quát về thân phận con người nói
chung, nó cũng tạo nên khơng khì huyền thoại của tác phẩm này – với ý
nghĩa như một cảm nhận trực tiếp, hồn nhiên về định mệnh đang đè nặng
lên số phận con người. Sự cảm nhận ấy có phần một chiều, bi đát bởi lẽ đó
khơng nhằm lì giải định mệnh như huyền thoại cổ xưa. Đó là thế giới phi
lì” [22,930-931].
Như vậy, tỉnh lược tên gọi, lý lịch đã nghiễm nhiên tỉnh lược luôn cả
tình cách, tâm lì vốn có ở các nhân vật truyền thống. Bên cạnh đó, nhân vật

“vơ danh” kiểu Kafka, trong những tính huống bi đát, cố vùng vẫy để thốt
ra mà khơng được, vẫn mang trong nó những độc thoại nội tâm đầy day
dứt, khốn cùng về nỗi cô đơn, về bi kịch của kiếp người, sự phi lì của đời
sống, thí lại là kiểu nhân vật mang tầm phổ quát trong thời hiện đại. Theo
đó, Michel Raymond nhận định: “Thế giới bắt đầu gặp gỡ Kafka, và định
23


ngữ K rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào đời sống hằng ngày”
[dẫn theo Đặng Anh Đào, 22; 907]. Đó cũng cịn là những phúng dụ về con
người. Nhan đề tiểu thuyết Hoá thân đã gợi lên một motif ám ảnh văn
chương hiện đại, Germaine Brée nhận định: “Lo âu, thường biến và tha hoá
là những từ vựng cơ bản của thời đại” [dẫn theo Đặng Anh Đào, 22; 910].
Nhân vật của Kafka trần trụi ở giữa cuộc đời, có người thân thìch mà vẫn
như khơng, xứ sở quê hương, thời đại, dù có vẻ hiện thực nhưng vẫn như ở
một thế giới nào xa lạ, mù mờ, họ dù đã cố gắng tím cách hịa nhập, cố gắng
lý giải những sự kiện, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng đều thất
bại trong vô vọng. Những con người đó bị rơi vào một thế giới thù nghịch, bị
tuyệt giao mọi sự thấu hiểu. Con người sống như robot đã được lập trính
trong dịng chảy của hiện sinh một cách vật vờ, vô thức: “thức dậy, ngồi xe
điện, bốn giờ ngồi bàn giấy hoặc ở xưởng, cơm trưa rồi lại ngồi xe điện, bốn
giờ ngồi bàn giấy, ăn cơm tối, đi ngủ. Thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ
Sáu, thứ Bảy, cứ thế mãi, cứ thế mãi” [22,43] những công việc đấy chỉ để
chỉ lo sống, lo ăn, lo mặc, lo cho mính đủ những tiện nghi.
Các nhân vật trong tác phẩm không được miêu tả nhiều về quá khứ,
những dự định của tương lai mà chủ yếu là sự khắc họa từ hiện tại. Mọi
chiều về thời gian lịch sử cá nhân, xã hội đã bị tước mất, chỉ còn lại những
cảm nhận và phản ứng yếu ớt trước thực tại. Đa số các tác phẩm của những
nhà văn khác dấu hiệu để nhận diện nhân vật của mính thí lý lịch là một
mảnh ghép vô cùng quan trọng để hiểu về đời sống nhân vật từ đó làm cơ

sở lý giải động cơ, hành vi, tình cách. Từ văn học Hy Lạp, nhà văn đã đề ra
nguồn gốc, xuất thân của nhân vật tới những nhà văn hiện thực chủ nghĩa
như Balzac, Hugo thí tác giả khơng chỉ quan tâm tới nguồn gốc, cái tên,
dòng họ mà còn quan tâm tới vùng đất xuất thân, nguồn cội gia đính… Tất
cả đều tạo ra môi trường xác định nhân thân cho nhân vật. Ba nhân vật
chình của Kafka trong tác phẩm này hồn tồn khác với nhân vật truyền
24


thống. Nhưng chúng ta cũng thấy rõ rằng ở quá khứ hoặc tương lai, nhân
vật trong tác phẩm của Kafka là khn mẫu trùng lặp về ý chì, cơng việc,
suy nghĩ… Tất cả các yếu tố đó hầu như khơng thay đổi từ ngày này sang
ngày khác.
Với tư cách là một nhà viết tiểu thuyết, Franz Kafka đã cảm nhận rõ
những bất ổn của thời đại cùng sự xáo trộn trong đức tin của con người và
sự bất hợp lí của nó, sau đó nhà văn đã thể hiện suy tư một cách cụ thể, sâu
sắc trong tác phẩm. Đồng thời, tác phẩm của Kafka còn thể hiện nỗi lo âu
về tương lai của nhân loại và sự tồn tại của con người trong thế giới hiện
thực. Chình điều này đã giải thích vì sao tác phẩm của Kafka được đón đọc
một cách rộng rãi cũng như là sự đồng cảm trước mọi chủng tộc và mọi tôn
giáo khác nhau.
Trước tiên, ta thấy cả ba nhân vật trong ba tác phẩm đều được tạo
dựng bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật mang đậm tình chất Kafka. Bị cách
ly, bị tỉnh lược gần như hoàn toàn về lý lịch cá nhân. Trừ Hóa thân nhân
vật chình cịn có một cái tên đầy đủ - Gregor Samsa - thí những tiểu thuyết
sau này của Kafka trong Lâu đài, Vụ án, nhân vật bị giảm thiểu tối đa tới
mức chỉ còn một chữ cái. Ở các tiểu thuyết hiện thực, nhân vật chình phụ
đều có họ tên đầy đủ, nhưng nhân vật trong tác phẩm của Kafka chỉ có độc
một cái tên (Grete, Frida, Titoreli, Block, Hunn…) và một chữ cái (K.).
Nếu Gregor Samsa là trường hợp duy nhất được hé lộ một chút ìt thơng tin

khi Kafka mơ tả về gia đính anh ta: một người cha mệt mỏi, kiệt quệ về
tinh thần “người thường mệt mỏi, nằm bẹp trên giường, bất cứ khi nào
Gregor Samsa thu xếp đi xa theo yêu cầu của cơng việc, người thường
khốc áo ngủ nằm dài trên tràng kỷ, không thể đứng dậy nổi mà chỉ giơ tay
chào anh những tối anh về nhà” [22,50] và hính ảnh một người cha bị thất
bại trong kinh doanh, bị phá sản, còn một người mẹ yếu ớt, mong manh, bị
bệnh hen, một người mẹ đáng thương trong tâm tưởng của anh. Thành viên
25


×