Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Luận văn thạc sĩ đặc điểm từ ngữ nam bộ trong truyện ngắn của sơn nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 123 trang )

HUỲNH KIM TƯỜNG VI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HUỲNH KIM TƯỜNG VI
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NAM BỘ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

KHÓA 2009 - 2011

VINH, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HUỲNH KIM TƯỜNG VI

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NAM BỘ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60. 22. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học


TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN

Vinh, 2011


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………

1

NỘI DUNG ……………………………………………………………

12

Chƣơng 1. NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

12

1.1. Vùng đất Nam Bộ …………………………………………………

12

1.2. Phương ngữ Nam Bộ ……………………………………………...

23

1.3. Nhà văn Sơn Nam …………………………………………………

38


1.4. Tiểu kết ……………………………………………………………

43

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP TỪ ĐỊA PHƢƠNG NAM BỘ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM
2.1. Lớp danh từ riêng ………………………………………………….

44

2.2. Lớp từ xưng hô …………………………………………………….

51

2.3. Lớp từ chỉ sông nước ………………………………………………

54

2.3.1. Từ định danh địa hình sông nước ………………………..........

56

2.3.2. Từ miêu tả vận động của dòng nước …………………….........

58

2.3.3. Từ chỉ phương tiện di chuyển trên sông nước ………………...

65


2.3.4. Từ chỉ hoạt động của người dân miền sông nước ……….........

63

2.3.5. Từ chỉ sản vật vùng sông nước ………………………………..

65

2.4. Lớp từ khẩu ngữ ……………………………………………………

71

2.5. Tiểu kết …………………………………………………………….

75

Chƣơng 3. TÁC DỤNG CỦA TỪ ĐỊA PHƢƠNG NAM BỘ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM
3.1. Làm nổi bật cảnh sắc của thiên nhiên Nam Bộ ……………………

76

3.2. Miêu tả cuộc sống, con người Nam Bộ ……………………………

79

3.2.1. Miêu tả cuộc sống Nam Bộ ……………………………………

79


3.2.2. Miêu tả con người Nam Bộ ……………………………………

85

3.2.3. Thể hiện phong tục Nam Bộ ……………………………..........

95

3.2.4. Thể hiện văn hóa ứng xử ……………………………………...

97

3.3. Tiểu kết …………………………………………………………….

104

KẾT LUẬN ……………………………………………………………

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Văn học của mỗi vùng miền có một đặc sắc riêng, trong đó, văn học
Nam Bộ đã để lại cho độc giả những ấn tƣợng rất đậm đà. Nói đến văn học Nam
Bộ trƣớc 1945, ta thƣờng nhắc tới các tên tuổi nhƣ Trƣơng Vĩnh Ký, Huỳnh
Tịnh Của, Trƣơng Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Trƣơng Duy Toản, Trần
Chánh Chiếu, Hồ Biểu Chánh, Lê Hoàng Mƣu, Phi Vân, Nguyễn Chánh Sắt,
Tân Dân Tử, Bửu Đình, Phú Đức,… Sau năm 1945, những tác giả nổi bật
thƣờng đƣợc nhắc đến là Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Anh Đức,
Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng… Những tác giả này sống ở Nam Bộ và
chuyên viết về phƣơng Nam. Họ là kho tư liệu sống về con ngƣời, văn hóa, địa
lý, lịch sử của vùng đất phƣơng Nam. Thông qua truyện, ký cũng nhƣ những
công trình khảo cứu về đất và ngƣời phƣơng Nam của họ, chúng ta hiểu biết
thêm về một thời oanh liệt của ông cha ta trong quá trình khai phá vùng đất mới
này. Các tác giả đã có góc nhìn về vùng đất và con ngƣời phƣơng Nam tạo một
dấu ấn sâu đậm cho độc giả hôm nay và mai sau. Các nhà văn phƣơng Nam đã
vƣợt ra ngoài khuôn khổ của một quốc gia, dân tộc, tạo đƣợc tiếng vang lớn, làm
cho độc giả trong và ngoài nƣớc phải ngƣỡng mộ.
1.2. Nghiên cứu về các nhà văn của văn học Nam Bộ, chúng tôi thấy có
nhiều công trình viết về các tác giả nhƣ Anh Đức, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang
Sáng và đặc biệt là Sơn Nam. Sơn Nam nổi tiếng với truyện ngắn Hương
rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962, tập truyện đƣợc nhiều độc giả đánh giá rất
cao. Hương rừng Cà Mau đã chính thức khẳng định tên tuổi của nhà văn Sơn
Nam, góp thêm cho văn học miền Nam một tiếng nói riêng. Sơn Nam đã hoàn
thành bốn tập hồi kí, hơn 30 chục đầu sách văn học và khảo cứu; số lƣợng
truyện ngắn khoảng 300 truyện; sự nghiệp sáng tác đó chính là những khám
phá về vùng đất Nam bộ, những trang viết mang hơi thở của thiên nhiên, văn
hóa và con ngƣời Nam Bộ.


2
Tác phẩm của ông có nhiều giá trị đặc sắc, đặc biệt về mặt ngôn ngữ. Do

đó, ông không chỉ đƣợc biết đến nhƣ một nhà văn hóa, nhà Nam Bộ học, mà
còn là cuốn từ điển sống về Nam Bộ.
1.3. Lâu nay, nhiều bài nghiên cứu, nhiều công trình khoa học, khi chọn
Sơn Nam làm đối tƣợng nghiên cứu, dƣờng nhƣ đều tập trung khai thác
những giá trị văn hóa Nam Bộ, thiên nhiên Nam Bộ mà ít nghiên cứu về đặc
điểm ngôn ngữ Sơn Nam - một thứ ngôn ngữ đặc Nam bộ.
1.4. Tiếp xúc với những tác phẩm của Sơn Nam không chỉ mở ra cho
chúng ta một thế giới mới về vùng đất cực Nam của Tổ quốc mà còn có một
thế giới ngôn ngữ đƣợc mở ra vừa quen vừa lạ. Quen bởi nó là tiếng nói Nam
Bộ hàng ngày chúng ta dùng, lạ vì nó mang nhiều đặc trƣng của vùng đất với
những con ngƣời đặc thù, việc làm đặc thù (bắt rắn, bắt cá sấu, đốt than lậu,
ăn ong, …) với giang hồ tứ xứ, với hảo hớn kì lạ, huyền bí là một thứ ngôn
ngữ đặc sệt miền Nam. Những trang văn của tác giả thắm đƣợm hơi thở của
sông nƣớc, rừng cây, những câu chuyện có cả thực có cả kỳ bí của thiên nhiên
Nam Bộ hoang sơ và truyền đƣợc hơi thở ấy cho độc giả. Những tác phẩm ấy
đã phổ biến trong giới học sinh, sinh viên, mà cả đối với độc giả khắp nơi trên
mọi miền đất nƣớc, họ xem nó nhƣ một áng văn về con ngƣời và vùng đất
Nam Bộ khá điển hình. Có đƣợc điều đó, không những là nhờ tình yêu của tác
giả đối với miền đất Nam Bộ quê hƣơng mà còn thể hiện ở óc quan sát tỉ mỉ,
tinh tế, lối văn kể chuyện hấp dẫn đƣợc thể hiển trong tác phẩm của mình. Có
thể nói, tất cả các sáng tác của các nhà văn Sơn Nam đều gắn liền với đời
sống nông thôn Nam Bộ. Đọc tác phẩm, chúng ta có thể cảm nhận đƣợc bối
cảnh nông thôn trên một vùng đất bao la một cách khái quát, sâu rộng, đủ mọi
sắc thái và diện mạo, ta nhƣ sống trong một bầu không khí dân dã, quê mùa
nhƣng bao giờ cũng thiết tha tình cảm, một thứ tình cảm rất đậm đà sâu lắng
giữa ngƣời với ngƣời, giữa ngƣời với thiên nhiên, một thiên nhiên hoang sơ,
xa vắng rất Nam Bộ.


3

Từ những lý do trên, chúng tôi muốn đi sâu khám phá thế giới ngôn ngữ
này trong giới hạn Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sau khi đã tập hợp nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài, ngƣời viết nhận
thấy đã có không ít những nhà ngôn ngữ học, khoa học, văn hóa nổi tiếng
trong nƣớc lẫn nƣớc ngoài có mối quan tâm chung về vấn đề phƣơng ngữ.
Không những thế, trong số họ còn có ngƣời đặc biệt quan tâm đến việc nghiên
cứu, thống kê, tập hợp những từ rặt miền Nam để soạn thảo ra những quyển
từ điển từ địa phƣơng Nam Bộ có giá trị. Đây là những bƣớc tiến khá mới
trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ vào những năm 1990 trở lại đây khi
ngƣời ta dần dần nhận ra tầm quan trọng của phƣơng ngữ, phƣơng ngữ Nam
Bộ trong tiến trình chuẩn hóa ngôn ngữ tiếng Việt. Trong việc đào sâu nghiên
cứu, thấy đƣợc vẻ đẹp về cả hình thức lẫn nội dung của những cây bút đặc sệt
chất Nam Bộ nhƣ Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Quang Sáng, Trang Thế Hy, Hồ
tĩnh Tâm, Đoàn Giỏi và đặc biệt là Sơn Nam ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, nhờ vào việc vận dụng tinh tế vốn phƣơng ngữ vào sáng tác văn học.
Nó mang theo dấu ấn văn hóa riêng đậm chất Nam Bộ .
2.1. Trƣớc hết chúng tôi đề cập đến công trình Phương ngữ học tiếng Việt
của Hoàng Thị Châu. Ở công trình này, tác giả thể hiện quan niệm của mình về
sự khác biệt từ vựng - ngữ âm giữa hai miền Nam - Bắc với tƣ cách là hai hệ
thống (phần II): biến đổi ngữ âm là sự biến đổi diễn ra đồng loạt trong mọi từ có
âm ấy không ngoại trừ một ngoại lệ nào [7, 70]. Những biến đổi ngữ âm thường
là những âm tố nằm trong giới hạn của hai âm vị kế cận nhau trong hệ thống âm
vị của một ngôn ngữ... các biến thể ngữ âm có thể xuất hiện trong những bối
cảnh ngữ âm phân bố bổ túc... hoặc ở thế không phân bố bổ túc... [7, 71], biến
thể do quy luật ngữ âm có tính chất đều đặn, nhất loạt [7, 72]
Hay tác giả Nguyễn Kim Thản trong Nguyễn Kim Thản tuyển tập đã đề
cập trực tiếp đến phƣơng ngữ Nam Bộ trong bài Thử bàn về một vài đặc điểm
trong phương ngữ Nam Bộ. Ở bài viết này, tác giả đã chỉ ra đƣợc những đặc



4
điểm về từ vựng, ngữ âm đặc trƣng của phƣơng ngữ Nam Bộ. Đặc biệt, bài
viết có sự so sánh giữa phƣơng ngữ Nam Bộ và phƣơng ngữ Bắc Bộ. Từ đó,
giúp độc giả hiểu rõ hơn đặc trƣng của phƣơng ngữ Nam Bộ về biến đổi ngữ
âm: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu.
Đặc biệt, Đoàn Thiện Thuật trong Ngữ âm tiếng Việt (1999), Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, trong phần giới thiệu âm đầu cũng có đề cập đến biến thể âm
đầu. Tuy nhiên, tác giả nghiêng về biến thể ngữ âm âm đầu trong phƣơng ngữ
Bắc Bộ nhiều hơn. Các vấn đề khác thuộc về biến thể ngữ âm trong một âm tiết
nằm trong hệ thống các phƣơng ngữ nhƣ biến thể ngữ âm - âm chính, biến thể ngữ
âm - âm cuối... không đƣợc tác giả đề cập nhiều. Tác giả khẳng định: Những biến
thể địa phương của các âm vị rất đa dạng, cần được nghiên cứu riêng [65, 161].
Kế tiếp là công trình Phương ngữ Nam Bộ - những khác biệt về từ
vựng- ngữ nghĩa với phương ngữ Bắc Bộ (1995) của Trần Thị Ngọc Lang.
Đây là một trong những chuyên luận giúp ngƣời viết nhận ra có nhiều vấn đề
liên quan đến đề tài. Tác giả không chỉ đƣa ngƣời đọc đến những khái niệm
lịch sử hình thành đặc điểm của phƣơng ngữ Nam Bộ mà còn giúp họ phân
biệt đƣợc sự tƣơng đồng và dị biệt giữa phƣơng ngữ hai miền Nam - Bắc. Tác
giả đặc biệt nhấn mạnh bình diện từ vựng - ngữ nghĩa với những dẫn chứng
đƣợc phân tích hết sức rõ ràng, cụ thể. Đây là những đóng góp quý báu của
tác giả ở chuyên luận này. Trong các kiểu khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa
giữa hai phƣơng ngữ Bắc - Nam, ở phần I, tác giả giới thiệu sơ lƣợc về biến
thể ngữ âm và xếp biến thể ngữ âm vào kiểu thứ 6 trong phần này: Các biến
thể ngữ âm này có thể do hệ thống ngữ âm của từng phương ngữ tạo nên
hoặc do biến đổi lịch sử của từng vùng mà có sự sai khác. Những sai khác
này không đáng kể hoặc ở âm đầu... [27, 59], hoặc âm chính... [27, 60] hoặc ở
thanh điệu... [27,60], những biến thể ngữ âm đó chắc hẳn vốn bị chi phối bởi
một lĩnh vực nào đó, nhƣ qui luật chuyển đổi các phụ âm có cùng vị trí cấu
âm. Cũng có một số vần biến trại do kỵ húy (trùng với tên trong hoàng tộc

triều Nguyễn), phƣơng ngữ Nam Bộ ít chịu sự tác động này. Chuyên luận này


5
chủ yếu nghiên cứu quá trình hình thành cũng nhƣ thời gian xuất hiện vốn từ
phƣơng ngữ và chỉ ra đƣợc các nơi phát sinh nguồn gốc xuất xứ của phƣơng
ngữ từ các thứ tiếng.
Năm 2009, tác giả Trần Thị Ngọc Lang tiếp tục cho ra mắt bạn đọc bài
viết Chức năng văn hóa xã hội của tiếng Việt ở Nam Bộ. Tác giả không chỉ
xem xét phƣơng ngữ Nam Bộ trên bình diện từ vựng mà còn ngữ âm. Đây là
một bƣớc chuyển biến mới, mở rộng hƣớng nghiên cứu cho những ai quan
tâm đến phƣơng ngữ Nam Bộ nói chung. Tác giả bàn trực tiếp đến vấn đề
phát âm của ngƣời Nam Bộ trong ngôn ngữ nói hàng ngày (khẩu ngữ). Tác
giả viết: Ở Nam Bộ do môi trường sống không quá khó khăn, khắc nghiệt nên
cách phát âm khá thoải mái, không có sự cố gắng phân biệt, do vậy số lượng
âm và vần trùng nhau khá nhiều.
Tác giả còn chỉ ra nguyên nhân chính yếu của việc hình thành phƣơng
ngữ Nam Bộ trong sáng tác văn học là do xuất thân của ngƣời sáng tác cùng
với điều kiện địa lí mà họ sinh sống. Từ đó góp phần tạo nên hƣơng vị đặc
biệt và một nét đẹp mộc mạc, dân dã. Mức độ sử dụng các yếu tố của phƣơng
ngữ Nam Bộ cũng thay đổi qua các thời kì. Tác giả viết: Thời kì đầu, do việc
tiếp xúc phương ngữ còn hạn chế nên giọng văn của các tác giả còn đặc sệt
chất Nam Bộ với một phong cách “viết như nói”.
2.2. Gần đây nhất, trên các ấn phẩm nhƣ Ngôn ngữ, Ngữ học trẻ xuất hiện
các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu có sự quan tâm sâu sắc đến tầm quan
trọng của phƣơng ngữ nói chung, phƣơng ngữ Nam Bộ nói riêng đƣợc sử
dụng trong những trƣờng hợp cụ thể.
Tác giả Huỳnh Công Tín trong bài Một số đặc điểm phát âm tiếng Việt
của người Khơ-me Nam Bộ vùng đồng bằng châu thổ (Ngữ học trẻ 1996) đã
bỏ nhiều tâm sức nghiên cứu trƣờng hợp những biểu hiện ngữ âm ở thành

phần phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Cùng năm này,
tác giả lại tiếp tục ra mắt bạn đọc bài viết Tiếng Việt và vấn đề phân vùng
phương ngữ [67,30-33]. Đến năm 1997, tác giả lại bàn về Một số hiện tượng


6
ngôn từ của phương ngữ Nam bộ trong tiến trình chuẩn hóa tiếng Việt [68,6568], ông đã đƣa ra nhiều trƣờng hợp nhầm lẫn trong cách phát âm có tính phổ
thông do xu hƣớng thích sự đơn giản và hiện tƣợng biến thanh ở các lớp từ,
đại từ hóa chỉ đối tƣợng, không gian, thời gian, mức độ (...). Bên cạnh đó, tác
giả còn đƣa ra một số trƣờng hợp cụ thể về hiện tƣợng một số từ toàn dân và
từ địa phƣơng có nét chung, tƣơng tự hoặc không giống nhau.
Đến Ngữ học trẻ 1998, tác giả Huỳnh Công Tín lại một lần nữa ra mắt
độc giả bài viết Tính chất bán phương ngữ của phương ngữ Sài Gòn [69, 2731] xét trên bình diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
Đến năm 2009, Huỳnh Công Tín đã cho ra đời cuốn Từ điển từ ngữ
Nam Bộ. Soạn giả Huỳnh Công Tín đã nghiên cứu về từ ngữ Nam Bộ ở các
bình diện từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ âm, ngữ pháp và phong cách diễn đạt. Nhƣ
vậy, cảm nhận bản sắc Nam Bộ, TS. Huỳnh Công Tín đã cho ra đời gồm 27
bài báo đƣợc viết trong khoảng mƣời năm, trong đó: có 7 bài về văn chƣơng
Nam Bộ, 6 bài về những con ngƣời, tác giả, cũng nhƣ những nhân vật lịch sử
ở vùng đất Nam Bộ, 3 bài về địa danh, phong tục tập quán của ngƣời Nam Bộ
và đặc biệt có tới 11 bài về phƣơng ngữ Nam Bộ. Tác giả của cuốn sách đã
chú ý tới những vấn đề chung nhƣ sự tác động qua lại giữa ngôn ngữ, tƣ duy
và văn hóa Nam Bộ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ chuẩn và các phƣơng ngữ.
Đến năm 2001, trên Ngữ học trẻ lại có một bài nghiên cứu liên quan
trực tiếp đến phƣơng ngữ Nam Bộ với tiêu đề: Nhìn lại việc dùng từ địa
phương trong văn học Nam Bộ qua một số thế kỉ của Nguyễn Tài Thái. Nếu
nhƣ những bài viết trƣớc, các tác giả quan tâm đến việc nghiên cứu phƣơng
ngữ, phƣơng ngữ Nam Bộ ở nhiều phƣơng diện tổng thể nghiêng về lĩnh vực
ngôn ngữ học, thì đến đây, lần đầu tiên tác giả đã đƣa ra những nhận định
khái quát nhƣng sâu sắc, đề cập trực tiếp việc vận dụng phƣơng ngữ Nam Bộ

vào trong sáng tác văn học (văn học Việt Nam) trong thế kỉ XX. Điều này có
ý nghĩa quan trọng giúp độc giả thấy đƣợc sự biến động của vốn từ ngữ địa
phƣơng trong một thế kỉ qua; thấy đƣợc thực tế sử dụng và quan niệm về cách


7
dùng từ địa phƣơng trong quá trình chuẩn hóa ngôn ngữ dân tộc. Tác giả đi
vào khai thác các từ địa phƣơng ở từng giai đoạn đƣợc phản ánh trong văn
học cùng với thực trạng và quan niệm về cách dùng từ địa phƣơng trong văn
học thế kỉ XX. Cuối bài viết tác giả tổng kết: Trên đây chúng tôi vừa sơ lược
trình bày về mức độ và quan niệm của việc sử dụng từ địa phương trong văn
học Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến nay. Qua đó có thể thấy rằng phương ngữ
trong sáng tác văn học Nam Bộ trong suốt một thế kỉ qua đã phát triển và có
những biến đổi rõ rệt, tạo nên một xu hướng chung là hướng tới chuẩn hóa
ngôn ngữ. Xu hướng này thể hiện rất rõ trong việc dùng từ có chọn lọc và hạn
chế hiện tượng sai lỗi chính tả như đã phân tích ở trên [36, 474]. Điều này
cho thấy, tác giả có sự quan tâm đặc biệt về mặt từ vựng phƣơng ngôn trong
tác phẩm văn học với ƣu, nhƣợc điểm của nó trong quá trình chuyển tải nội
dung, nhất là tạo mạch cảm xúc đến ngƣời đọc.
Cuốn sách Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam do Hội khoa học lịch
sử Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Thế giới xuất bản, trên cơ sở tổng
hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học liên quan nhƣ sử học,
khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học, luật học... ở trong và ngoài nƣớc đã
trình bày một cách khách quan, có hệ thống và cô đọng những tƣ liệu, chứng
cứ cơ bản về lịch sử phát triển của vùng đất Nam Bộ.
2.3. Đáng lƣu ý là các vấn đề: Thiên nhiên và con người Nam Bộ qua
truyện ngắn Sơn Nam, luận văn cử nhân Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh của Đoàn Trần Ái Thi, năm 1996; Đặc
điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 - 1975, luận văn thạc sĩ của Lê
Thị Thùy Trang, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, năm

2003; Đinh Thị Thanh Thủy với đề tài Văn hóa và con người NamBộ trong
truyện của Sơn Nam, luận văn thạc sĩ tại Trƣờng Đại học khoa học xã hội và
nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Hồng với Nghệ thuật kể
chuyện của Sơn Nam, luận văn thạc sĩ, Trƣờng đại học Vinh, đã đánh giá rất
cao diện mạo, phong cách văn chƣơng của Sơn Nam.


8
2.4. Năm 2008, nhà văn Sơn Nam đi vào cõi vĩnh hằng, đã có nhiều bài
viết nghiên cứu về ông, đăng trên hàng loạt các trang báo trong và ngoài
nƣớc. Chu Văn Sơn trên có bài Sơn Nam, Sẽ là
trồng cây đước tiền kiếp trên châu thổ, đánh giá cao tài năng của Sơn Nam;
Đặng Tiến trên một website nhận xét: Sơn Nam, nhà văn, tác giả hàng đầu
trong

nền

văn

học

Việt

Nam

đương

đại.

Trên


báo

điện

tử

http//www.dantri.com có bài viết của Lê Phƣơng, Lê Bá Lƣ, Sơn Nam - Nhà
văn, nhà khảo cứu văn hóa, đã đánh giá cao vị thế, phong cách của Sơn
Nam… Một số tác giả khác cũng có bài viết đánh giá, nhận xét về nhà văn
Sơn Nam. Tác giả Nguyễn Mạnh Trinh với bài viết Sơn Nam, ông già Ba Tri
của đồng bằng Nam Bộ đã có cách nhìn bao quát, ấn tƣợng đầy chiêm
nghiệm: Sinh hoạt một thuở của những ngƣời di dân Nam Bộ đƣợc sống lại
trong Hương rừng Cà Mau. Những câu hò trong Con Bảy đƣa đò mang tâm
tình của ngƣời đi khai hoang. Mùa nƣớc nổi những đàn trâu bò phải di chuyển
lên vùng cao, một nét đặc thù của ngƣời miền đồng bằng trong Mùa len trâu.
Cũng nhƣ với Một cuộc biển dâu, ngƣời chết trong mùa lụt phải thủy táng chứ
không thể chôn đƣợc dƣới ba thƣớc đất. Rồi, đóng gông ông thầy Quýt, rồi
cây huê xà, ngƣời ác với những mƣu mô lẫn lộn ở cạnh ngƣời hiền và rốt
cuộc cũng là lẽ trả vay của trời đất tuần hoàn.
Những nhân vật như ông Từ Thông, như lục cụ Tăng Liên, như bác Vật
Xà Bông, như cậu xã Nê, như ông Tư Đức, như Ông Tiên sư tổ giăng câu,…
có nhiều nét sống thực nhưng cũng có nhiều nét của những chuyện kể của
những tò mò muốn tìm những nét đặc sắc của một thời đã được ghi dấu trên
lịch sử… Nhân vật của Sơn Nam có nét dân gian, gần cận với sinh hoạt bình
dân nên người đọc dễ hòa mình vào tâm cảm của họ…
Trong khi đó, theo nhà thơ Hoài Anh: Không cứ biên khảo, nghiên cứu
ngay cả truyện ngắn ông cũng viết bằng giọng kể giản dị như có người ngồi
nghe trước mặt mình. Điều này ta thấy rõ trong Hương rừng Cà Mau. Vùng
đất lục tỉnh với Sơn Nam như đất vườn quê ông. Ông là một lão nông dân cày



9
ruộng văn chương, hiểu cặn kẽ ngóc ngách thửa ruộng của mình. Tức là, nhà
thơ đã nhìn nhận Hương rừng Cà Mau với góc nhìn gần với thi pháp truyện
ngắn hiện đại mà cụ thể là giọng kể.
Sau khi Sơn Nam mất, một nhà báo lão thành nguyên là Trƣởng ban
văn nghệ Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, đã có lời tri ân về những
tác phẩm của Sơn Nam, mà hiển nhiên với Hương rừng Cà Mau là chính:
Đọc Sơn Nam người ta kinh ngạc về sự độc đáo của văn phong. Ông viết như
nói, như một ông già Nam Bộ kể chuyện đời trong quán cà phê. Nhưng sức
nặng của thông tin và cảm xúc của người viết khiến lời văn biến hóa khôn
lường. Đừng có ai đi tìm thể loại hay bố cục trong một truyện ngắn, hay một
cuốn sách của Sơn Nam. Nhưng cầm nó là phải đọc đến trang cuối vì càng
đọc càng thấy yêu nhân vật của ông, càng thấy yêu mảnh đất Nam Bộ, miền
cực Nam của tổ quốc.
Còn TS. Chu Văn Sơn lại nhìn truyện của Sơn Nam đầy chất thơ: Ông
đã tích tụ vào mình cả một nền văn minh mà chính ông đặt là văn minh miệt
vƣờn cả một nền văn hóa mà chính ông đã gọi văn hóa sông nƣớc để làm trữ
lƣợng cho một đời cầm bút. Vì thế, khi ông thả những dòng chữ trên trang
giấy, thì đó không còn là những nét mực, mà đó sự thực là những ngọn sóng
Cửu Long sóng sánh phù sa. Hơi thở Nam Bộ, không khí miệt vƣờn thấm
đƣợm chan hòa đến từng dòng văn, từng lời chú thích.
Không ngọt ngào nhƣ TS. Chu Văn Sơn, Hà Văn Thƣơng nhận xét
kiểu đặc sệt Nam Bộ: Sơn Nam là ông già kể chuyện xƣa, lối kể cũng xƣa.
Văn ông giản dị, ngắn gọn có khi cộc lốc, ông nói cho ngƣời ta hiểu chứ
không cốt làm văn. Đấy là cái chất của ông.
Qua những cách nhìn nhận đánh giá trên, ta thấy tất cả các nhà văn,
nhà phê bình đều nhìn nhận và đánh giá cao các tác phẩm của Sơn Nam, đặc
biệt là sự đóng góp của ông về mặt nội dung, mà nội dung này lại không hoàn

toàn giống nhƣ những loại truyện ngắn khác mà chúng ta vẫn quen thấy nơi
những nhà văn hiện đại: không dữ dội, không giật gân, không ủy mị.


10
3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm các lớp
từ trong một số truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, cụ thể là trong tập truyện
ngắn Hương rừng Cà Mau tập 1, tập 2 và tập 3 (65 truyện)
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thống kê các lớp từ địa phƣơng Nam Bộ đƣợc nhà văn Sơn Nam sử dụng
trong tác phẩm nhƣ: danh từ riêng chỉ tên nhân vật, từ định danh địa hình
sông nƣớc, từ miêu tả vận động của dòng nƣớc, từ chỉ phƣơng tiện di chuyển
trên sông nƣớc, từ chỉ hoạt động của ngƣời dân miền sông nƣớc, từ chỉ sản
vật vùng sông nƣớc…
- Tập trung làm nổi bật những nét đặc sắc về cách dùng từ ngữ Nam Bộ
trong truyện ngắn của Sơn Nam.
4. Phạm vi tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Tư liệu khảo sát
Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát ngôn ngữ của 65 truyện trong
Hương rừng Cà Mau (3 tập) nhằm góp phần thấy đƣợc đóng góp của tác giả
về mặt ngôn ngữ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đề ra, chúng tôi sử dụng những
phƣơng pháp chủ yếu sau:
- Phƣơng pháp thống kê ngôn ngữ học để thu thập và phân loại tƣ liệu.
- Dùng các thủ pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp để làm nổi bật đặc
sắc ngôn ngữ truyện ngắn của Sơn Nam.

- Dùng phƣơng pháp so sánh đối chiếu để nhận diện cá tính ngôn ngữ
truyện ngắn của Sơn Nam.
5. Đóng góp của đề tài


11
Qua nghiên cứu ngôn ngữ trong truyện ngắn của Sơn Nam, luận văn nhằm
khẳng định giá trị to lớn, vị trí vai trò của truyện ngắn trong toàn bộ sự nghiệp
sáng tác của Sơn Nam, truyện ngắn Việt Nam. Từ việc tìm hiểu một số đặc ngôn
ngữ trong 65 truyện ngắn của Sơn Nam, luận văn nhằm khẳng định đóng góp
của ông đối với văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam, khẳng định vai trò to lớn trong
việc thể hiện đặc trƣng văn hoá - xã hội của phƣơng ngữ Nam Bộ.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Đặc điểm từ địa phƣơng Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam
Chƣơng 3: Vai trò của từ địa phƣơng Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam


12

Chƣơng 1. NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Vùng đất Nam Bộ
1.1.1. Về địa lí
Nam Bộ nằm ở phía Nam của nƣớc Việt Nam là một vùng đồng bằng
sông nƣớc rất đặc trƣng thuộc hạ lƣu sông Mê Kông, sông Vàm Cỏ và sông
Đồng Nai, tiếp giáp với biển Đông. Vùng đất Nam Bộ mang đặc điểm chung
của thiên nhiên Việt Nam: bán đảo, nhiệt đới, gió mùa. Là một vùng đất mở
và động, đa dạng về sinh thái, thiên nhiên vừa ƣu đãi lại vừa khắc nghiệt.

Vùng đất Nam Bộ có độ phì nhiêu cao nhất trong tất cả các đồng bằng nƣớc
ta. Toàn vùng có đến 4.000 kinh rạch, dài tổng cộng 5. 00 km [32], với hai hệ
thống sông lớn nhất của vùng là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông
Cửu Long. Hệ thống sông Đồng Nai ở khu vực Đông Nam Bộ có lƣợng phù
sa khá thấp, tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm, nhƣng nhờ lòng sông sâu nên
đây là nơi tập trung các cảng chính của khu vực nhƣ cảng Sài Gòn, cảng Cát
Lái, cảng Hiệp Phƣớc, cảng Phú Mỹ... Hệ thống sông Cửu Long đã đóng vai
trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng sông Cửu Long mà
diện tích lên tới 39. 34 km² [32]. Nam Bộ là nơi gặp gỡ của các tuyến giao
thông đƣờng biển quốc tế, Việt Nam với Đông Nam Á, Việt Nam với phƣơng
Tây, ngã ba đƣờng Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ Dƣơng. Nam Bộ là nơi gặp gỡ
của những điều kiện tự nhiên thuận tiện, gần xích đạo nhƣng mùa hè không
quá nóng và ẩm nhƣ miền Bắc ở sâu trong lục địa, không quá khô và quanh
năm không bao giờ bị bão lớn nhƣ miền Trung.
Khí hậu Nam Bộ mang tính chất nhiệt đới gió mùa, thời tiết có hai
mùa: mùa mƣa và mùa nắng. Ở Nam Bộ, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mƣa,
những tháng còn lại không mƣa gọi là mùa khô nên hầu nhƣ nơi đây nóng
quanh năm và không có mùa đông. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, từ tháng
8 trở đi thƣờng có lũ lụt, ngập khoảng 25% diện tích (Đồng Tháp, An


13
Giang,…) và nhiệt độ trung bình cả năm là 260C. Các ngành kinh tế nhƣ
nông, lâm, ngƣ nghiệp, nhất là nông nghiệp trồng lúa nƣớc phát triển rất thuận
lợi nhờ đất đai màu mỡ, thời tiết điều hòa. Bên cạnh phèn chua, nhiễm mặn,
ngập úng vào mùa mƣa, thiếu nƣớc vào mùa nắng luôn luôn là những thách
thức cho vùng đất nơi đây.
Hiện nay, vùng đất Nam Bộ có thế mạnh về nông nghiệp, công
nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, thủy sản lớn nhất nƣớc ta với 19 tỉnh thành.
Vùng đất hơi cao ở vùng phía Đông Bắc, thƣờng đƣợc gọi là miền Đông Nam

Bộ, độ cao trung bình từ vài chục mét đến khoảng 200 nét trên mực nƣớc
biển. Miền Đông Nam Bộ có 6 tỉnh thành là Bình Phƣớc, Bình Dƣơng, Tây
Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Còn miền
Tây Nam Bộ có 13 tỉnh thành nhƣ: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ và hàng trăm đảo lớn nhỏ, có đƣờng biên giới bộ
giáp với Campuchia dài gần 880 km. Dân số toàn vùng Nam Bộ hiện nay có
trên 30 triệu ngƣời, chiếm hơn 1/3 dân số của cả nƣớc (cả nƣớc trên 80 triệu
ngƣời), trong đó, ngƣời Khmer khoảng 1,3 triệu ngƣời, ngƣời Hoa trên
600.000 ngƣời, ngƣời Chăm trên 14.000 ngƣời, ngƣời Kinh gần 28 triệu
ngƣời và một số dân tộc khác sinh sống ở vùng này nhƣng với số lƣợng ít.
1.1.2. Về lịch sử
Tiến trình lịch sử của Nam Bộ khác với những vùng đất khác, nó không
phát triển liên tục mà bị đứt quãng, điển hình là trên vùng đất này đã từng có
vƣơng quốc Phù Nam cổ xƣa với nền văn hóa Óc Eo một thời phát triển rực rỡ.
Những gì mà ngƣời ta nói về Nam Bộ ngày nay thƣờng chỉ giới hạn trong phạm
vi trên dƣới ba trăm năm. Ngƣời Việt di dân vào Nam có thể nói bắt đầu khi
cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn nổ ra và sau đó là cuộc di dân thực sự vào thời
nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVIII khi nhà Nguyễn nắm đƣợc chính quyền Đàng
Trong và kêu gọi những ngƣời giàu có vào khai khẩn trên đất Đồng Nai, Gia
Định. Trong mấy trăm năm định hình và phát triển, Nam Bộ đã tạo nên cho


14
mình một lịch sử với giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú,
độc đáo và một bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác.
Cách nay khoảng 4000 năm đến 2500 năm, những cƣ dân bản địa của
văn hóa Đồng Nam từ vùng miền Đông Nam Bộ nhƣ Stiêng, Chơ Ro, Mạ...
đã di cƣ xuống đồng bằng sông Cửu Long và định cƣ ở đó. Từ thế kỷ I đến
thế kỷ thứ VII, hình thành vƣơng quốc Phù Nam, chủ nhân của nền văn hóa

Óc Eo. Từ thế kỷ thứ VII, Phù Nam bị Chân Lạp xâm chiếm sau đó
chia thành Lục Chân Lạp (địa phận Campuchia hiện nay) và Thủy Chân Lạp
(địa phận Nam Bộ hiện nay). Thủy Chân Lạp hoang vắng từ thế kỷ VIII đến
thế kỷ XIII. Chỉ khoảng thế kỷ XIII, ngƣời Khmer mới từ Campuchia đến cƣ
trú rải rác tạo thành những nhóm nhỏ tại Thủy Chân Lạp. Từ thế kỷ thứ XVI
đến XVII, cƣ dân Việt từ Đàng Trong (sau đó từ miền Bắc, miền Trung) di
cƣ vào lập nghiệp ngày càng đông. Năm 1698, Chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu
Cảnh vào lập phủ Gia Định; Chúa Nguyễn là ngƣời bảo hộ cho quá trình khai
phá và thiết lập chủ quyền ở Nam Bộ một cách hòa bình hữu nghị.
Trên vùng đất Nam Bộ, Chúa Nguyễn đã thi hành chính sách khuyến
khích đặc biệt đối với việc khai phá đất hoang, cho phép ngƣời dân biến
ruộng đất khai hoang đƣợc thành sở hữu tƣ nhân. Trƣớc làn sóng tự phát di cƣ
vào Nam tìm đất sinh sống của đông đảo những ngƣời nông dân Thuận Quảng, Chúa Nguyễn cho ngƣời đứng ra tổ chức các cuộc di cƣ này và lập
thành các xã, thôn, phƣờng, ấp của ngƣời Việt. Chúa Nguyễn đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho những địa chủ giàu có ở Thuận - Quảng đem tôi tớ và chiêu
mộ nông dân lƣu vong vào đây khai hoang lập ấp, chính sách này đƣợc thực
thi lâu dài và nhất quán nhƣ một phƣơng thức khai hoang chủ yếu ở Nam Bộ.
Lực lƣợng khai hoang chủ yếu là lƣu dân ngƣời Việt và một bộ phận những
ngƣời dân gốc Chăm Pa, Chân Lạp. Ngoài ra, một số lính đồn trú, một số
ngƣời Trung Quốc, ngƣời dân tộc thiểu số khác cũng đƣợc sử dụng vào việc
khai khẩn và canh tác.


15
Trải qua quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc lâu dài của dân tộc, lãnh thổ
và biên giới của Việt Nam ngày càng đƣợc củng cố và từ lâu đã trở thành thực
thể thống nhất từ Bắc chí Nam, trong đó có vùng đất Nam Bộ. Với truyền
thống kiên cƣờng, bất khuất và tinh thần lao động cần cù của cả dân tộc, các
thế hệ ngƣời Việt đã viết nên những trang sử hào hùng trong quá trình xây
dựng, bảo vệ và phát triển vùng đất Nam bộ, góp phần làm rạng rỡ non sông,

đất nƣớc Việt Nam.
Trong cuốn sách Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam, các tác giả đã
nghiên cứu lịch sử Nam Bộ bắt đầu từ văn hóa Óc Eo và nƣớc Phù Nam,
nghĩa là từ khi nhà nƣớc đầu tiên ra đời trên vùng đất này vào đầu Công
nguyên. Cuốn sách đã trình bày quá trình nƣớc Phù Nam suy sụp, vùng đất
Nam Bộ thuộc lãnh thổ nƣớc Chân Lạp từ thế kỷ VII cho đến thế kỷ XVI, rồi
sự xuất hiện những nông dân ngƣời Việt, ngƣời Hoa vào khai phá lập nghiệp
từ thế kỷ XVII. Từ đây, cƣ dân bản địa ngƣời Khmer, ngƣời Chăm và một số
tộc ngƣời thiểu số khác cùng ngƣời Việt, ngƣời Hoa mở rộng công cuộc khẩn
hoang, phát triển kinh tế. Ở thế kỷ XIII, cƣ dân ở vùng đất Nam Bộ còn thƣa
thớt. Chu Đạt Quan, một ngƣời Trung Quốc có dịp đến Chân Lạp vào năm
1296 - 1297, đã mô tả vùng đất này nhƣ sau: Từ chỗ vào Chân Bồ trở đi, hầu
hết là rừng thấp cây rậm. Sông dài cảng rộng, kéo dài mấy trăm dặm, cổ thụ
rậm rạp, mây leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở trong đó. Đến
nửa cảng mới thấy ruộng đồng rộng rãi, tuyệt không có một tấc cây. Nhìn xa
chỉ thấy cây lúa rờn rờn mà thôi. Trâu rừng họp nhau thành từng đàn trăm
ngàn con, tụ tập ở đấy. Lại có giồng đất đầy tre dài dằng dặc mấy trăm dặm.
Loại tre đó, đốt có gai, măng rất đắng [22, 25]. Trong suốt quá trình lịch sử
đó, cộng đồng cƣ dân các dân tộc trên đất Nam Bộ ngày càng gắn bó với nhau
trong vận mệnh chung của quê hƣơng và đất nƣớc với nghĩa vụ xây dựng và
bảo vệ vùng đất Nam Bộ.
Trên cơ sở thực tế lịch sử và các văn bản pháp lý mang tính quốc tế,
Nam Bộ là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Cuốn sách


16
dành một phần thích đáng trình bày về cuộc sống của cộng đồng cƣ dân Nam Bộ
và mối quan hệ đoàn kết, giao thoa văn hóa mật thiết giữa các dân tộc Việt,
Khmer, Hoa, Chăm cùng các dân tộc ít ngƣời khác và những nét đặc trƣng của
không gian lịch sử, văn hóa Nam Bộ. Các tác giả nhấn mạnh truyền thống đoàn

kết dân tộc của cộng đồng các dân tộc ở Nam Bộ trong lao động sáng tạo, phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng nhƣ trong đấu tranh kiên cƣờng, bất khuất bảo
vệ độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Có thể khẳng
định rằng chân lý Nam Bộ là đất Việt Nam [22, 51], Đồng bào Nam Bộ là dân
nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ
thay đổi [22, 59] đã đƣợc làm sáng tỏ trong cuốn sách Lƣợc sử vùng đất Nam Bộ
- Việt Nam do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Thế
giới xuất bản, phát hành cuối năm 2006.
Khi thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam năm 1858, đánh chiếm Nam Bộ,
ngƣời dân Nam Bộ đã đoàn kết kháng chiến chống ngoại xâm. Đặc biệt, từ khi có
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo (1930), nhân dân Nam Bộ đã kiên cƣờng chiến
đấu góp phần vào thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám và tiến hành hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đi đến thắng lợi hoàn toàn, cùng nhân dân
cả nƣớc xây dựng Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ từ ải Nam quan đến mũi Cà Mau và văn bản các hiệp ƣớc quốc tế cũng đã
khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.
Nhƣ vậy, là đến năm 1945 các nƣớc láng giềng với Việt Nam, trong đó
có Campuchia đã ký các văn bản pháp lý chính thức công nhận vùng đất Nam
Bộ là của Việt Nam. Đến năm 1949, vùng đất Nam Bộ vốn từng bị triều Nguyễn
nhượng cho Pháp đã đƣợc trả lại bằng một văn bản có giá trị pháp lý. Chính phủ
Pháp đã khẳng định những cơ sở lịch sử và luật pháp của văn bản này với Vƣơng
quốc Campuchia. Từ đó về sau chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam bộ đƣợc
tất cả các hiệp định có giá trị pháp lý quốc tế thừa nhận nhƣ Hiệp định Giơneve
(1954) giữa nƣớc ta và Pháp ký, Hiệp định Pari (1973) giữa nƣớc ta và Mỹ ký
cũng đƣợc cộng đồng quốc tế thừa nhận. Như vậy, bằng bao xương máu, hy


17
sinh, nhân dân Nam bộ và cả nước đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của
Mỹ; giữ vững độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, thống nhất

giang sơn. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, biết bao thế hệ và hàng
triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã đổ máu hy sinh để bảo vệ độc
lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trước mọi âm mưu xâm chiếm hoặc chia
cắt đất nước, dù chỉ là một tấc đất, trong đó có vùng đất Nam bộ, toàn thể cộng
đồng dân tộc Việt Nam đều không tiếc máu xương cầm súng đứng lên bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình [22, 61].
Vùng đất miền Nam màu mỡ đã sản sinh ra rất nhiều tác gia chuyên
viết về cảnh vật và con ngƣời trên quê hƣơng của họ nhƣ: Hồ Biểu Chánh, Phi
Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Quang
Sáng,… Họ xứng đáng đƣợc xem nhƣ những cây bút tiêu biểu, góp tiếng nói
khẳng định những giá trị của văn chƣơng Nam Bộ, làm cho nền văn học Việt
Nam có thêm những thành tựu mới ở thế kỷ XX.
1.1.3. Về văn hóa
Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì
mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và
phong phú. Nam Bộ tuy là vùng đất mà tổ tiên ta mới khai phá và lập nghiệp
hơn 300 năm, nhƣng văn hóa của nông thôn Nam Bộ bắt nguồn từ nền văn
hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Nam Bộ vốn là miền đất hoang vu, cỏ mọc thành tinh, rắn đồng biết
gáy, nhiều sông rạch, đầm lầy, muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh,
trên rừng có nhiều thú dữ, rắn độc và động vật quý, dƣới nƣớc tôm cá bạt
ngàn, còn có rùa, cá sấu,... Ngƣời nông dân Nam Bộ thì lao động cần cù, dũng
cảm, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trƣớc để cải tạo thiên nhiên, phòng chống thú
dữ để sản xuất. Ðể tồn tại và phát triển giống nòi, sản xuất và bảo vệ sản xuất
tất yếu các gia đình nông dân trong họ tộc, trong xóm làng liên kết nhau trong
lao động, phá rừng làm ruộng rẫy, đào sông rạch, làm đƣờng giao thông, săn
bắn thú dữ, vừa cƣu mang đùm bọc lẫn nhau, sống theo đạo lí thương người


18

như thể thương thân, giúp đỡ nhau chén cơm manh áo, con giống, hạt giống.
Đúng với câu ca truyền miệng gần nhƣ nông dân Nam Bộ ai cũng thuộc lòng
một miếng khi đói bằng cả gói khi no, trong sản xuất cũng nhƣ trong đời sống.
Tuy cuộc sống vô cùng cơ cực, ngày ngày phải lao động trên đồng ruộng,
đêm đêm nam nữ quây quần giã gạo, chày đôi, chày ba, rồi ca hát hoặc hò đối
đáp dƣới ánh trăng, tình quê tuy mộc mạc nhƣng thấm đậm nghĩa tình.
Những ngƣời nông dân có mặt ở vùng đất Nam Bộ là những ngƣời
nông dân đến từ miền Trung, miền Bắc. Tuy buổi đầu lập nghiệp trên vùng
đất hoang sơ trăm đắng ngàn cay, bởi rừng thiêng nƣớc độc, ngƣời nông dân
thiếu cả công cụ, phƣơng tiện lao động... nhƣng mọi ngƣời đều kiên cƣờng
bám trụ đến đây thì ở lại đây/ trăm năm bám rễ xanh cây không về. Bám rễ
xanh cây không chỉ có nghĩa là lao động sáng tạo ra của cải vật chất, mà sự
xanh cây bám rễ còn chỉ mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời từ bốn phƣơng hội
tụ trên mảnh đất Nam Bộ ấm áp tình ngƣời. Tấm lòng ngƣời nông dân Nam
Bộ xƣa nay luôn đức độ bao dung, sẵn sàng tha thứ cho những ai biết hối cải
lỗi lầm, nhƣng cũng không tha thứ cho kẻ gian ác, điêu ngoa. Họ coi trọng
nhân nghĩa, với lòng thƣơng ngƣời bao la vô tận, nhƣng họ cũng rất ghét bọn
gian tà, xu nịnh, những kẻ tham phú phụ bần. Nếu ai là ngƣời lƣơng thiện có
đạo đức, sống trung thực, nhân nghĩa dẫu từ nơi đâu đến với xóm làng Nam
bộ thì cũng đƣợc ngƣời nông dân đón tiếp thân tình theo đúng nghĩa tứ hải
giai huynh đệ, sẵn sàng cƣu mang giúp đỡ ngƣời đói rét, bệnh tật anh em như
thể tay chân hay là Bầu ơi thương lắy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng
chung một giàn nhƣ dân gian ta thƣờng nói.
Nam Bộ là vùng đất của sự tiếp xúc văn hóa. Khi nghiên cứu về Nam
Bộ, dễ nhận thấy diện mạo văn hóa hết sức đặc sắc của Nam Bộ đƣợc biểu
hiện ra ở chỗ: một mặt, xuất hiện những hiện tƣợng, những đặc điểm riêng chỉ
có ở Nam Bộ, không thấy ở bất cứ vùng miền nào; nhƣng mặt khác, những
hiện tƣợng, những đặc điểm ấy vẫn là sự tiếp nối, hơn nữa, còn là một sự tiếp
nối làm sâu sắc, phong phú thêm truyền thống văn hoá Việt. Cái đặc sắc ấy là



19
do Nam Bộ đi đầu trong tiếp xúc văn hóa, xét trong tƣơng quan với cả nƣớc.
Ngay từ thời kỳ khai phá vùng đất mới này ở các thế kỷ XVII - XVIII, những
truyền thống văn hoá Việt, Khmer, Hoa, Chăm,... đã gặp gỡ nhau, đan xen và
hòa trộn với nhau. Do vậy, Nam Bộ là nơi gặp gỡ của cƣ dân nhiều tộc ngƣời
(Việt, Hoa, Chăm, Khmer…), đến từ khắp mọi miền của đất nƣớc (Bắc –
Trung – Nam) và khu vực. Mức độ tứ xứ cao nhất nƣớc. Văn hóa Nam Bộ là
sản phẩm của quá trình dƣơng tính hóa trong không gian và thời gian. Nó là
khâu cuối cùng trong quá trình dƣơng tính hóa trong không gian: từ Bắc qua
Trung vào Nam. Nó cũng là khâu cuối cùng trong quá trình dƣơng tính hóa
theo thời gian: từ lớp văn hóa bản địa qua lớp văn hóa giao lƣu với Trung Hoa
đến lớp văn hóa giao lƣu với phƣơng Tây. Trong công cuộc tiếp xúc với văn
hóa phƣơng Tây ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nam Bộ cũng đi trƣớc cả
nƣớc. Chính từ miền đất này, những cuộc cách tân đã khởi phát, sau đó lan ra
cả nƣớc: sản xuất hàng hóa lớn và thƣơng mại quốc tế, văn học quốc ngữ, ăn
uống (đồ Tây), mặc (âu phục), âm nhạc (tân nhạc, cải lƣơng), nghề in và xuất
bản, nghề báo... Đó là những lĩnh vực quan trọng đã làm thay đổi cách nghĩ,
cách cảm của cả dân tộc. Ngày nay, Nam Bộ cũng đang dẫn đầu trong công
cuộc đổi mới và tái hội nhập của đất nƣớc với thế giới.
Nhƣ vậy, công cuộc khai phá Nam Bộ xét về mặt văn hóa đã mở ra
cho cả dân tộc con đƣờng trở về với Đông Nam Á cội nguồn, đồng thời cũng
là con đƣờng đến với thế giới. Ðiều này vô cùng quan trọng, vì nhiều thế kỷ
trƣớc đây, thế giới với ngƣời Việt Nam chỉ là Trung Hoa. Và Nam Bộ lẽ ra đã
có thể đƣa cả nƣớc vào con đƣờng cách tân và hiện đại hóa sớm hơn rất nhiều
nếu cơ hội lịch sử không bị bỏ qua chỉ vì triều đình nhà Nguyễn khƣ khƣ ôm
giữ những giáo điều cổ hủ, sợ sự thay đổi có thể đe dọa đến địa vị thống trị
của họ. Ngày nay, Nam Bộ đang đi tiên phong trong tiếp xúc văn hóa hẳn sẽ
đóng vai trò to lớn xứng đáng của nó trong công cuộc hiện đại hóa của dân
tộc. Về mặt tôn giáo cũng không phải ngoại lệ, Nam Bộ trở thành nơi khởi

phát của phong trào chấn hƣng Phật giáo nửa đầu thế kỷ XX, là nơi nảy sinh


20
và phát triển các phong trào tôn giáo lớn theo xu hƣớng cách tân và mang
đậm dấu ấn địa phƣơng nhƣ Bửu Sơn Kỳ Hƣơng, Cao Đài, Phật giáo Hòa
Hảo. Các hiện tƣợng này chính là những đối tƣợng thích hợp nhất cho sự
phân tích nhằm lý giải vì sao những truyền thống văn hóa có gốc gác khác
nhau có thể kết hợp đƣợc với nhau nhuần nhuyễn đến nhƣ vậy. Công việc đó
chẳng những góp phần giúp ta hiểu thêm về con ngƣời và văn hóa Nam Bộ,
hiểu thêm sức mạnh của truyền thống văn hóa Việt, đồng thời còn gợi cho
chúng ta suy nghĩ thêm về con đƣờng hội nhập với thế giới hôm nay. Góc
nhìn mới về văn hóa vùng đất mới, quyển Nho giáo ở Gia Định đã lý giải
đƣợc điều đó một cách tƣờng minh. Nho giáo ở Gia Định xuất phát từ con
người Việt Nam ở Nam Bộ thời Đàng Trong đã mang trong hành trang Nam
tiến của mình một loại Nho giáo được dân tộc hóa qua ba thế kỷ... Cũng phải
kể tới bộ phận được du nhập theo chân những di thần nhà Minh Trung Hoa
tìm tới tị nạn chính trị [37]. Từ đó, Nho giáo ở Nam Bộ có bản sắc riêng, có
giá trị riêng và song hành với sự phát triển của địa phƣơng và dân tộc.
Nho giáo đƣợc xem nhƣ mạch chủ đạo để đối chiếu, phân tích với ảnh
hƣởng của Phật giáo, văn hóa Đông Nam Á, văn hóa Tây phƣơng, văn hóa
các dân tộc bản địa trong cuộc sống hỗn dung của cộng đồng các dân tộc ở
Gia Định và Đàng Trong nói chung. Từ phƣơng pháp tiếp cận đó, tác giả cuốn
sách Nho giáo ở Gia Định đã phát hiện và lý giải nhiều hiện tƣợng văn hóa
thú vị của vùng đất phía Nam nhƣ: tìm hiểu truyền thuyết về các ông đạo ở
miền Tây Nam Bộ mà đặc biệt là các nhân vật có liên quan với giáo phái Bửu
Sơn Kỳ Hƣơng từ nửa sau thế kỷ XIX đến 1945, có thể tìm thấy vô số ví dụ
về bùa ngải phù phép, nhƣng nhìn chung loại ma thuật này thƣờng có nguồn
gốc Đông Nam Á, chứ ít có liên hệ với pháp thuật của các đạo sĩ Trung
Hoa… Chẳng hạn, dƣới thời Pháp thuộc, khi các mâu thuẫn kinh tế - xã hội

thuộc địa đã định hình vẫn còn sự xuất hiện các tôn giáo nhƣ đạo Cao Đài
năm 1926, rồi Phật giáo Hòa Hảo năm 1939, trong đó, Cao Đài mang dáng
dấp một hội đoàn có khuynh hƣớng chính trị ôn hòa của tầng lớp trên nhƣng


21
lùi lại vị trí một tôn giáo để thu hút hội viên, còn Phật giáo Hòa Hảo giống
nhƣ một phong trào vận động tƣ tƣởng trong quần chúng tầng lớp dƣới nhƣng
đƣợc nâng lên thành một tôn giáo để tránh bị đàn áp.
Về không gian văn hoá, thì vùng văn hoá này bao gồm địa bàn 19 tỉnh
thành: Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang,
Bạc Liêu, Cà Mau. Có thể chia thành ba tiểu vùng văn hoá: tiểu vùng Đông
Nam Bộ, tiểu vùng Tây Nam Bộ, và tiểu vùng Sài Gòn. Hiện nay, Nam Bộ là
nơi cƣ trú của ngƣời Việt và các tộc ngƣời thiểu số là cƣ dân bản địa: Stiêng,
Chrau, Mạ, hoặc di dân: Khmer, Hoa, Chăm, Tày, Nùng, Mƣờng, Thổ... Các
tộc ngƣời khác thì di dân vào Nam Bộ theo ba đợt chính: di dân có tổ chức
vào các năm 1954, 1975, và di dân tự do ồ ạt từ năm 1994. Do đó, Nam Bộ
cũng là một vùng đất đa tộc ngƣời sinh sống. Bởi vì, Nam Bộ đƣợc hình
thành trên một vùng đồng bằng sông nƣớc và trên một vùng đất đa tộc ngƣời.
Văn hoá Nam Bộ có hai đặc trƣng chủ đạo là đặc trƣng đồng bằng sông nƣớc
và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của ngƣời Chăm, ngƣời Khmer, ngƣời Hoa
vào văn hoá Việt trong vùng. Xét về mức độ, những đặc trƣng chủ đạo này
cũng là những nét đặc thù của vùng văn hoá Nam Bộ. Bởi vì, đặc trƣng đồng
bằng sông nƣớc cũng có mặt trong các vùng văn hoá đồng bằng ở Bắc Bộ và
Trung Bộ, nhƣng chỉ ở Nam Bộ yếu tố sông nƣớc mới nổi lên thành một đặc
trƣng chủ đạo, chi phối toàn diện cuộc sống cũng nhƣ các thành tố văn hoá
của các cộng đồng cƣ dân. Mặc dù, các vùng văn hoá đồng bằng ở Bắc Bộ và
Trung Bộ đều có tiếp biến văn hoá của các tộc ngƣời khác nhau, nhƣng chỉ ở

Nam Bộ, văn hoá các tộc ngƣời thiểu số cộng cƣ mới đủ sức khúc xạ văn hoá
của cƣ dân Việt trong vùng đến mức làm cho nó trở nên vừa quen vừa lạ đối
với chính ngƣời Việt đến từ miền Bắc, miền Trung. Cho nên, không ở đâu có
nhiều từ ngữ để chỉ các loại hình và hoạt động sông nƣớc nhƣ ở vùng này:
sông, lạch, kinh, rạch, xẻo, ngọn, rọc, tắt, mương, rãnh, ao, hồ, đìa, hào,


×