Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nà lữ (hòa an cao bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thi Ha
̣ ̉i

Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX
đến nửa đầu thế kỷ XIX

Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 54

Nghd. : GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nà Lữ là một cánh đồng cổ, nằm trong vùng sản sinh ra nghề nông trồng lúa
nƣớc của các dân tộc Tày – Thái. Vì thế, con ngƣời đến đây tụ cƣ từ rất sớm.
Trong lịch sử, Nà Lữ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, qn sự của Cao
Bằng – một tỉnh biên giới thuộc “nơi phên dậu thứ tƣ về phƣơng Bắc” nƣớc ta.
Ngay từ thế kỷ IX, Cao Biền đã cho xây dựng thành Nà Lữ, đƣa nơi đây trở
thành căn cứ quân sự quan trọng của nhà Đƣờng nhằm chống lại quân Nam
Chiếu. Vào thế kỷ XI, Nà Lữ lại đƣợc chọn là trung tâm cát cứ của cha con Nùng
Tồn Phúc, Nùng Trí Cao. Năm 1592, sau khi thất thủ ở Thăng Long, vua tôi nhà
Mạc đã chạy lên Cao Bằng tiếp tục củng cố và xây dựng chính quyền cát cứ, đặt
kinh đơ ở vùng Nà Lữ, Cao Bình. Nhà Mạc đổi xã Nà Lữ thành phƣờng, xây
dựng cung điện và tu sửa thành trì. Trong suốt thế kỷ XVII, Nà Lữ luôn là mục
tiêu tấn cơng của qn Lê – Trịnh, hịng lật đổ chính quyền họ Mạc. Năm 1677,
Nà Lữ thất thủ, nhà Mạc chạy về Phục Hịa rồi thất bại hồn tồn, triều đình Lê –


Trịnh trực tiếp cai quản Cao Bằng. Từ đó, Nà Lữ khơng cịn là trấn thành nhƣng
vẫn là trung tâm của châu Thạch Lâm, là căn cứ quân sự của trấn Cao Bằng.
Có thể nói, trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX, Nà Lữ
là khu vực thể hiện tập trung nhất những biến động chính trị, xã hội cũng nhƣ
văn hố của vùng Cao Bằng. Tìm hiểu Nà Lữ một cách thấu đáo khơng chỉ cho
ta có cái nhìn sâu sắc về mảnh đất nơi biên viễn mà còn bổ sung nguồn tƣ liệu
quan trọng trong việc tìm hiểu về vấn đề Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao, Bế
Khắc Thiệu, vấn đề nhà Mạc ở Cao Bằng, cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc giai đoạn
1592 - 1677... Đồng thời, nó giúp chúng ta có cái nhìn khoa học về những giá trị
kinh tế, văn hóa truyền thống của Nà Lữ, từ đó, có những chính sách phát triển
phù hợp, góp phần phát huy nguồn nội lực trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa của đất nƣớc.
Việc nghiên cứu Nà Lữ trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX sẽ
cung cấp nguồn tƣ liệu quan trọng, phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên
cứu Lịch sử địa phƣơng, Nhân học, Văn hóa …

7


Vì những lý do trên, chúng tơi chọn “Nà Lữ (Hòa An – Cao Bằng) từ thế kỷ
IX đến giữa thế kỷ XIX” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi đƣợc thừa hƣởng rất ít kết quả
nghiên cứu của các học giả đi trƣớc. Bởi lẽ, chƣa có một cơng trình nào lấy Nà
Lữ làm đối tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực và từng khía cạnh khác
nhau, các học giả đã ít nhiều đề cập đến một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Đầu tiên là cuốn Cao Bằng thực lục của tác giả Bế Hựu Cung viết năm Gia
Long thứ 9 (1810) do Cao Huy Giu dịch. Bế Hữu Cung (1757 - 1820) quê ở xã
Bắc Khê, tổng Xuất Tính, châu Thạch Lâm, trấn Cao Bằng (nay thuộc xã Canh

Tân, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng). Ông là ngƣời học rộng, biết nhiều, từng
đƣợc bổ nhiệm là Hữu thiêm đô ngự sử, lãnh chức Tổng trấn Cao Bằng. Cao
Bằng thực lục ghi chép tỉ mỉ về núi sơng, truyền thuyết dân gian, các thần tích,
phong tục tập quán, cung cấp nhiều tƣ liệu lịch sử địa phƣơng từ thời cổ đến đầu
triều Nguyễn. Trong đó, tác giả giới thiệu về thành Nà Lữ, về việc vua Lê Thái
Tổ lên dẹp Bế Khắc Thiệu và cho xây dựng sinh từ của mình ở đó.
Cuốn thứ hai là Cao Bằng tạp chí của Bế Huỳnh. Bế Huỳnh (1857 - 1930)
quê ở xã Tĩnh Oa, tổng Tĩnh Oa, châu Thạch Lâm (nay là xã Dân Chủ, Hòa An,
Cao Bằng). Ơng là ngƣời có tƣ chất thơng minh, học rộng, đƣợc bổ làm Huấn
đạo Trùng Khánh phủ, sau là Tri châu Hà Quảng. Ông để tâm sƣu tầm nghiên
cứu về lịch sử, văn hóa địa phƣơng và viết Cao Bằng tạp chí vào năm 1921, gồm
3 tập. Nhật tập (tập 1) có 6 chƣơng viết về địa danh, sơng núi, hang động, nguồn
gốc sắc tộc và phong tục. Nguyệt tập (tập 2) gồm 3 chƣơng viết về chiến tranh
xảy ra ở Cao Bằng từ cổ cho đến khi Pháp bảo hộ. Tinh tập (tập 3) gồm 6
chƣơng viết về thần từ cổ tích (nói về các đền miếu), dị đoan lục (chuyện mê tín
dị đoan), nhân vật lục (các danh nhân địa phƣơng), kỹ nghệ thổ sản và chỉ dẫn về
phƣơng pháp giải độc. Qua bộ sách này, Bế Huỳnh nêu lên một số vấn đề liên
quan đến Nà Lữ nhƣ việc cát cứ của Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao; việc Lê
Thái Tổ đem quân lên đánh Bế Khắc Thiệu ở Nà Lữ; chiến tranh giữa nhà Mạc
với Lê – Trịnh…, hiện tƣợng “Kinh già hóa Thổ”, phong tục tập quán… nhƣng
rất sơ lƣợc.
8


Thứ ba là cuốn Cao Bằng thủ hiến liệt phương danh của Mông Tô Trần sao
lục năm 1955. Đây là cuốn sách tác giả sƣu tầm đƣợc khi đi điền dã tại Cao
Bằng, do ông Mông Văn Bút (con trai của ông Mông Tô Trần) ở xã Phong Châu,
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cung cấp. Hiện nay, bản gốc của cuốn sách
này đang đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng Cao Bằng. Cao Bằng thủ hiến liệt phương
danh vừa là sự sao chép một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu trƣớc nhƣ Cao

Bằng tạp chí, Cao Bằng Tam trung sự tích biên chí, … vừa là kết quả nghiên cứu
của tác giả Mông Tô Trần. Tác phẩm gồm 49 đầu mục, 72 tờ chữ Hán Nôm đã
cung cấp cho ngƣời đọc những hiểu biết cơ bản về diên cách, điều kiện tự nhiên,
dân cƣ, phong tục tập quán, thần từ cổ tích, phƣơng pháp chữa bệnh, … ở Cao
Bằng, đặc biệt là các chức quan của huyện Thƣợng Lang, phủ Trùng Khánh và các
chức quan đứng đầu tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 1885 -1943. Tác phẩm đã cung
cấp cho chúng ta một vài tƣ liệu mới về thành cổ Nà Lữ và Đền Vua Lê nhƣ chỉ rõ
rằng sau khi Lê Thái Tổ đánh thắng Bế Khắc Thiệu đã để lại một tấm áo bào và một
thanh kiếm sắc để nhân dân thờ phụng. Sau này, khi tiêu diệt quân Mạc, vua Lê Hy
Tông lại ban áo bào và kiếm báu để thờ nhƣ cũ, đồng thời cho thờ Lê Tuân, Lê Tải
trong đền... Từ những chi tiết nhƣ thế, chúng ta có đƣợc những hiểu biết rõ ràng hơn
về vùng đất Nà Lữ trong lịch sử.
Thứ tƣ là tập kỷ yếu hội thảo Văn hóa dân gian Cao Bằng do Hội văn nghệ
Cao Bằng xuất bản năm 1993. Đây là một cuộc hội thảo có sự góp mặt của rất
nhiều nhà văn hóa dân gian nổi tiếng nhƣ GS. Tô Ngọc Thanh, PGS. Vũ Ngọc
Khánh, GS. Trần Quốc Vƣợng,… Các tham luận đã cung cấp cho ngƣời đọc
những hiểu biết cơ bản về Folklore Cao Bằng. Đặc biệt, báo cáo Cao Bằng dưới
cái nhìn dân gian về sự giao hịa văn hóa Tày – Việt của GS Trần Quốc Vƣợng
đã đề cập đến vấn đề giao thoa văn hóa giữa ngƣời Tày và ngƣời Việt mà Nà Lữ
là một điển hình.
Thứ năm là cuốn Địa chí Cao Bằng đƣợc xuất bản năm 2000, đề cập đến
các vấn đề lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội Cao Bằng từ nguyên thủy cho đến
những năm 90 của thế kỷ XX. Song những nghiên cứu về Nà Lữ rất hạn chế,
nhất là vào thế kỷ XVII – XIX, chủ yếu đề cập đến di tích lịch sử đền Vua Lê và
thành Nà Lữ.

9


Thứ sáu là Luận văn Thạc sĩ Văn hóa dân tộc Tày ở huyện Hòa An (Cao

Bằng) của tác giả Lô Việt Thắng. Tác giả là ngƣời ở làng Nà Lữ, xã Hồng
Tung, huyện Hịa An. Luận văn đƣợc hồn thành năm 2006, đề cập đến đời sống
vật chất và đời sống tinh thần của cƣ dân Hòa An cũng nhƣ Nà Lữ nhƣng tiếc
rằng, tác giả chƣa chỉ ra những yếu tố truyền thống, sự biến đổi của nó và đặc
biệt là sự giao thoa văn hóa Tày Việt ở khu vực nghiên cứu.
Cuối cùng là cuốn Địa chí các xã huyện Hịa An xuất bản năm 2008, trong
đó có phần viết về xã Hồng Tung (tức là xã Nà Lữ xƣa), đề cập đến vị trí địa lý
hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội nhƣng chủ yếu là những vấn đề từ đầu thế
kỷ XX đến năm 2007.
Nhƣ vậy, cho đến nay chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về Nà Lữ (Hòa
An, Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. Hầu hết các tác phẩm nêu trên
chỉ đề cập đến thời điểm xây dựng và một vài sự kiện lịch sử liên quan đến thành
Nà Lữ và đền Vua Lê. Nhiều vấn đề nhƣ chế độ sở hữu ruộng đất, tình hình kinh
tế, chính trị - xã hội và văn hóa của cƣ dân phƣờng Nà Lữ cùng những biến động
lịch sử trong khoảng thời gian đã giới hạn chƣa đƣợc làm sáng tỏ. Mặc nhiên,
thành quả của các nhà nghiên cứu đi trƣớc không chỉ dẫn dắt chúng tôi đến với
Nà Lữ, mà còn gợi mở nhiều ý kiến quý báu cho chúng tơi tiếp tục đi sâu tìm
hiểu về vùng đất này trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
Chọn đề tài “Nà Lữ (Hòa An, Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ
XIX”, chúng tôi mong muốn dựng lại một cách chân thực lịch sử Nà Lữ, qua đó
có thể bổ sung nguồn tƣ liệu, góp phần lý giải một số vấn đề lịch sử Việt Nam
thời phong kiến nhƣ vấn đề Nùng Trí Cao, Bế Khắc Thiệu, vấn đề nhà Mạc ở
Cao Bằng; chiến tranh Trịnh – Mạc giai đoạn 1592 – 1677; vấn đề giao thoa văn
hóa xi ngƣợc và hiện tƣợng “Kinh già hóa Thổ”. Đó là những vấn đề lâu nay
các nhà nghiên cứu chƣa có điều kiện đi sâu tìm hiểu.
Đề tài của chúng tơi tập trung nghiên cứu về Nà Lữ với tƣ cách là một xã,
đóng vai trị là trung tâm chính trị, qn sự của Cao Bằng trong giai đoạn lịch sử
từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. Trong giai đoạn đó, Nà Lữ không ngừng đƣợc
mở rộng, ban đầu là một làng, sau đó đƣợc phân tách thành nhiều làng, xóm khác

nhau. Do hạn chế về nguồn tƣ liệu, chúng tôi không thể khảo sát một cách đầy
10


đủ về quá trình thay đổi diên cách của Nà Lữ mà chỉ xác định lãnh thổ của
phƣờng Nà Lữ vào nửa đầu thế kỷ XIX thông qua tƣ liệu địa danh, địa chí, địa
bạ. Do đó, luận văn tập trung nghiên cứu Nà Lữ theo lãnh thổ đã xác định đƣợc,
bao gồm các xóm Làng Đền, Nà Lữ, Bản Giài, Nà Riềm, Khau Lng, Bó Lếch,
Bản Chạp, Bến Đị, Kế Nơng thuộc xã Hồng Tung, huyện Hịa An, tỉnh Cao
Bằng hiện nay, trong đó, Nà Lữ đƣợc coi là làng gốc. Các làng, xóm cịn lại của
Hồng Tung chỉ đƣợc nghiên cứu ở mức độ cần thiết để đối sánh và bổ sung cho
khu vực chính.
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên và xã
hội của Nà Lữ, quá trình lịch sử của vùng đất này cũng nhƣ đời sống kinh tế và
xã hội của cƣ dân Nà Lữ trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. Tuy
nhiên, do hạn chế về nguồn tƣ liệu, nên chúng tôi chƣa thể khôi phục diện mạo
Nà Lữ một cách đầy đủ, nhất là giai đoạn trƣớc thế kỷ XVII. Vì thế, khi nghiên
cứu về đời sống kinh tế và văn hóa, chúng tơi chỉ tập trung vào giai đoạn tồn tại
của phƣờng Nà Lữ từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Nghiên cứu về một địa phƣơng cụ thể nên chúng tơi gặp rất nhiều khó khăn
trong việc tìm kiếm tài liệu, nhất là một địa phƣơng ở xa trung tâm đất nƣớc nhƣ
Nà Lữ. Một vài sự kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa của Nà Lữ đã đƣợc nhắc đến
trong các bộ sử thời phong kiến nhƣ Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử
thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Việt thông sử, Lịch triều tạp kỷ…
Các bộ sử và ghi chép của các học giả Việt Nam đƣơng đại đã cung cấp cho
chúng tôi những nét khái quát về bối cảnh kinh tế, xã hội, làm cơ sở cho việc đi
sâu khảo sát về Nà Lữ.
Trong quá trình thu thập tài liệu, chúng tôi nhận thấy các sách địa lý lịch sử

nhƣ: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Đại Nam thống nhất chí, Đồng Khánh dư địa
chí, Hồng Việt nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định), Lịch triều hiến chương
loại chí (Phan Huy Chú)… hay các sách viết về Cao Bằng nhƣ: Cao Bằng thực
lục (Bế Hựu Cung), Cao Bằng tạp chí (Bế Huỳnh), Cao Bằng sự tích (Nguyễn
Đức Nhã), Cao Bằng thành hãm sử ký (Nguyễn Đình Tông), Cao Bằng ký lược
(Phạm An Phủ) … cũng cung cấp cho chúng tôi những tƣ liệu cụ thể về tình hình
11


chính trị, xã hội, văn hóa ở địa phƣơng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
Nà Lữ. Tuy nhiên, tài liệu về Nà Lữ do những cuốn sách trên mang đến rất sơ
lƣợc.
Kết hợp với các nguồn tài liệu trên, tƣ liệu địa bạ của phƣờng Nà Lữ và 11
địa bạ khác thuộc tổng Hà Đàm đƣợc lập vào năm Gia Long 4 (1805) và Minh
Mệnh 21 (1840) cũng đƣợc chúng tơi khai thác triệt để nhằm tìm hiểu rõ hơn về
tình hình sở hữu ruộng đất của địa phƣơng nửa đầu thế kỷ XIX.
Sau khi thực dân Pháp chiếm nƣớc ta, nguồn tƣ liệu ghi chép về Cao Bằng
của các viên quan đô hộ và các học giả ngƣời Pháp tăng lên nhiều, tiêu biểu nhất
là cuốn La haute région du Tonkin et officier colonial: Cercle de Cao Bang
(Vùng cao Bắc kỳ và viên chức thuộc địa: hạt Cao Bằng) của Paul Marabail.
Cuốn sách khảo khá kỹ về Cao Bằng với nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, xã hội,
phong tục tập quán của các tộc ngƣời … Điều đó ít nhiều đã cung cấp những
hiểu biết cơ bản về yếu tố kinh tế, văn hóa truyền thống của Cao Bằng nói chung
và Nà Lữ nói riêng.
Mặc dù chúng tôi đã cố gắng khai thác triệt để các tài liệu thƣ tịch nhƣng
vẫn chƣa đủ để nhận thức tồn diện về Nà Lữ. Để khắc phục khó khăn đó, chúng
tơi tiến hành thu thập tƣ liệu từ điều tra thực địa tại Nà Lữ và các vùng lân cận.
Kết quả, nguồn tài liệu thu đƣợc rất phong phú, góp phần quan trọng trong việc
hồn thành đề tài nghiên cứu này. Chúng tôi tạm thời chia thành ba loại nhƣ sau:
- Nguồn tài liệu thƣ tịch sƣu tầm đƣợc gồm văn bia, câu đối đền Vua Lê, gia

phả các dòng họ, quy định của các hội hữu ƣớc trong làng xã, sách Then …
Những tài liệu này phản ánh cụ thể tình hình kinh tế, tín ngƣỡng, phong tục tập
quán… của cƣ dân địa phƣơng.
- Nguồn tài liệu vật chất: Bao gồm các di tích nhƣ thành Nà Lữ, đền Vua
Lê, gạch ngói nhà Mạc, đạn đá thời nhà Mạc, nhà cửa, các công cụ sản xuất, …
Đây là những chứng tích vật chất cịn lại giúp chúng ta nhận thức đúng đắn hơn
về Nà Lữ trong quá khứ.
- Nguồn tài liệu truyền miệng: Bao gồm các truyền thuyết dân gian, ca dao,
tục ngữ, hát ru, đồng dao, các cách giải thích địa danh của Nà Lữ … Những tƣ
liệu này tuy mang tính ƣớc lệ, thiếu độ chính xác nhƣng nếu biết so sánh, đối

12


chiếu với các nguồn tƣ liệu khác một cách nghiêm túc thì nó lại cung cấp cho
chúng ta nhiều thơng tin bổ ích để nghiên cứu về Nà Lữ.
Nguồn tƣ liệu khảo sát thực địa sau khi đƣợc xử lý theo phƣơng pháp khoa
học là nguồn tài quan trọng bổ sung cho tài liệu thƣ tịch, giúp chúng tôi bƣớc
đầu khôi phục diện mạo của Nà Lữ trong lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trƣớc hết chúng tôi chú ý khai thác tài liệu thƣ tịch,
kể cả những tài liệu của nhà nƣớc phong kiến và tƣ nhân còn đƣợc lƣu giữ đến
ngày nay. Nhƣng khơng phải lúc nào nguồn tƣ liệu gốc cũng có sẵn. Để khắc
phục sự khuyết thiếu đó, chúng tơi sử dụng phƣơng pháp hồi cố, lấy kết quả từ
quá trình điều tra thực địa với mong muốn khôi phục diện mạo Nà Lữ trong giai
đoạn từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. Ngoài phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử,
phƣơng pháp lơgic, tác giả cịn sử dụng phƣơng pháp liên ngành nhƣ văn hóa
học, văn hóa dân gian, nhân học, địa lý học … để nghiên cứu Nà Lữ một cách
tổng thể, mang tính tồn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.
Đồng thời, phƣơng pháp định tính và định lƣợng cũng đƣợc tác giả sử dụng để

phân tích, xử lý địa bạ, kết hợp với phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu với các nguồn tƣ liệu khác, các địa phƣơng khác để làm nổi bật những luận
điểm khoa học đƣa ra.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về Nà Lữ (Hòa An, Cao Bằng)
trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX. Dựa trên nguồn tƣ liệu khai
thác đƣợc, luận văn bƣớc đầu khơi phục một cách có hệ thống về lịch sử, kinh tế,
chính trị, văn hóa cũng nhƣ những biến động về dân cƣ của vùng đất này trong
lịch sử.
Kinh đô nhà Mạc cũng nhƣ hệ thống quân sự, chính sách tích cực phát triển
kinh tế, xã hội của vƣơng triều Mạc ở Nà Lữ nói riêng và Cao Bằng nói chung
đƣợc chúng tơi bƣớc đầu tái hiện. Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp những
hiểu biết cơ bản về cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc diễn ra ở Cao Bằng, trong đó,
Nà Lữ là một trong những chiến trƣờng ác liệt nhất.
Lần đầu tiên tài liệu địa bạ phƣờng Nà Lữ lập vào đầu triều Nguyễn đƣợc
đƣa ra phân tích, từ đó cho thấy, ruộng đất tƣ hữu ở Nà Lữ đã chiếm ƣu thế hoàn
13


toàn (gần 100%). Đây là kết quả của sự biến động về chính trị, dân cƣ và định
chế khai hoang của các triều đại phong kiến. Sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Nà
Lữ trong giai đoạn đầu thế kỷ XVII đã góp phần phá vỡ quan hệ kinh tế, chính
trị, xã hội truyền thống.
Luận văn đã bƣớc đầu cơng bố nguồn tƣ liệu về các dịng họ Tày gốc Kinh
ở Nà Lữ và một số địa phƣơng lân cận trong vùng Hịa An, góp phần làm sáng tỏ
hiện tƣợng “Kinh già hóa Thổ”. Đồng thời, dựa trên nguồn tƣ liệu điền dã, tác
giả đã chứng minh Nà Lữ là một trong những vùng giao thoa văn hóa Tày – Việt
đặc trƣng và điển hình nhất.
Luận văn đƣợc hồn thành sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các
nhà nghiên cứu về Cao Bằng và sinh viên khi học bộ mơn Lịch sử địa phƣơng,

Nhân học, Văn hóa học…
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết kuận, luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Nà Lữ: Mấy nét khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và
xã hội. Chƣơng này tập trung làm rõ duyên cách và vị trí địa lý phƣờng Nà Lữ
cũng nhƣ nguồn gốc dân cƣ và quá trình tộc ngƣời diễn ra ở đây trong giai đoạn
từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX.
- Chƣơng 2: Quá trình lịch sử. Chƣơng này làm rõ lịch sử Nà Lữ từ thời
nguyên thủy cho đến giữa thế kỷ XIX, nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về
những biến động chính trị, xã hội đã xảy ra ở vùng đất này.
- Chƣơng 3: Đời sống kinh tế phường Nà Lữ. Chƣơng này tập trung phân
tích địa bạ đầu thời Nguyễn, nhằm làm rõ chế độ sở hữu ruộng đất phƣờng Nà
Lữ, đồng thời phác họa mơ hình kinh tế truyền thống của phƣờng Nà Lữ.
- Chƣơng 4: Đời sống văn hóa phường Nà Lữ. Chƣơng này tập trung nghiên
cứu đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cƣ dân địa phƣơng, từ đó làm rõ
sự giao thoa văn hóa Tày – Việt trong lịch sử.

14


CHƢƠNG 1
NÀ LỮ: MẤY NÉT KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ,
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Nà Lữ là một cánh đồng cổ của Cao Bằng, đã xuất hiện trong truyền thuyết
Pú Lương Quân – câu truyện kể về cuộc sống nguyên thủy của ngƣời Tày cổ.
Trong các thƣ tịch trƣớc thế kỷ XIX, hầu nhƣ khơng có tƣ liệu nói về diên cách
của Nà Lữ.
Đầu thế kỷ XIX, theo tƣ liệu địa bạ, phƣờng Nà Lữ là một đơn vị hành
chính tƣơng đƣơng cấp xã, thuộc tổng Hà Đàm, châu Thạch Lâm, trấn Cao Bằng,

nay là một bộ phận của xã Hoàng Tung, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng, cách Thị
xã 10km về hƣớng Đông Nam và cách Thị trấn Nƣớc Hai 6km về hƣớng Tây
Bắc. Theo Địa bạ Gia Long 4 (1805), phƣờng Nà Lữ “Đông cận Mạnh Tuyền xã
địa phận lấy trung giang làm giới; Tây gần Phúc Tăng xã địa phận, lấy suối Hội
Tùng làm giới; Nam gần Hà Hoàng xã, lấy Pàn Chân xứ làm giới; Bắc giáp Cối
Khê xã, lấy Chiêu Bình lãnh thổ sơn làm giới” [125]. Sau cải cách hành chính
Minh Mệnh, địa giới các xã cũng có ít nhiều thay đổi. Theo địa bạ Minh Mệnh
21 (1840), phƣờng Nà Lữ “Đông cận Cầu Lâm, Vu Thuỷ xã, lấy bán giang làm
giới, lại gần Xuân Lĩnh xã, Tha Yến bán giang làm giới; Tây gần Phúc Tăng xã,
lấy bán khê Hội Tùng làm giới; Nam gần xã Hà Đàm, lấy Pàn Chân xứ làm giới,
lại gần Cối Khê xã, lấy Lãnh Chung, Chiêu Bình làm giới; Bắc giáp Thọ Cƣơng,
lấy trung hà làm giới” [126]. Nhƣ vậy, về đại thể, địa giới phƣờng Nà Lữ vẫn
đƣợc giữ nguyên. Song có lẽ ngƣời chép địa bạ Minh Mệnh 21 đã có sự nhầm
lẫn: xã Cối Khê thực chất nằm ở phía Bắc Nà Lữ, gianh giới là đèo Bình, nay là
làng Mã Quan thuộc xã Hồng Việt; xã Thọ Cƣơng chính là khu vực Đà Lạn (xã
Bế Triều) ở về phía Đơng Bắc, lấy sông Bằng làm gianh giới. Đến thời Đồng
Khánh, địa giới Nà Lữ về cơ bản vẫn đƣợc giữ nguyên, nhƣng đã trở thành đơn
vị hành chính xã [89, tr.659].

15


Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã Nà Lữ gồm 16 bản: Nà Lữ, Làng Đền,
Đoóng Mậy, Chân Khắc Thiệu, Nà Riềm, Nà Thắng, Bản Giài, Khau Luông,
Bản Kế, Bản Nơng, Hoằng Chng, Hoằng Ging, Nà Đồng, Nà Nhâm, Bó
Lếch [40, tr.187]. Qua khảo sát thực tế địa phƣơng, kết hợp với tài liệu trên,
chúng tôi thấy, địa vực phƣờng Nà Lữ đầu thế kỷ XIX bao gồm 9/14 xóm của xã
Hồng Tung hiện nay là: xóm Làng Đền, Nà Lữ, Bản Giài, Nà Riềm, Khau
Lng, Bó Lếch, Bản Chạp, Bến Đị, Kế Nơng. Các xóm này nằm về phía Đơng
của xã, giáp sơng Bằng.

Nà Lữ là cách gọi theo tiếng Việt, biến âm từ tiếng Tày cổ “Nà Lậc” mà
thành. “Nà Lậc” nghĩa là ruộng sâu, lầy thụt. Theo các cụ già địa phƣơng kể lại,
Nà Lữ ngày xƣa là một vùng đất trũng ven sông, quanh làng Nà Lữ đã có 12
giếng nƣớc tự nhiên. Nhiều khu ruộng cao của Hoàng Tung hiện nay xƣa là đầm
lầy nhƣ khu Nà Ó (ruộng cây sậy) (nay thuộc Bản Chạp). Đầu thế kỷ XX, nhân dân
mới khai phá vùng Nà Ó, cải tạo thành ruộng lúa. Hơn nữa, những địa danh có tiền
tố “ao” nay đã trở thành ruộng cao, dùng để cày cấy nhƣ Ao Quan, Ao Cả, Ao Xe,
Thâm Rạng (Ao voi)... Nà Lữ cịn có tên gọi là Nà Lự hay Na Lữ. Đây là các cách
phát âm khác của cƣ dân địa phƣơng và các vùng lân cận. Có tên gọi là Nà Lự bởi
trong phát âm của ngƣời Tày khơng có dấu ngã, nên những từ có dấu đó nhiều khi
chuyển thành dấu nặng.
Nà Lữ nằm ở trung tâm khu vực lòng máng sơng Bằng (cánh đồng Hồ An
hiện nay), có độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển là 250 - 350m. Do nằm
giữa hai dãy núi đá vôi Bảo Lạc - Tắp Ná và Lục Khu Hà Quảng - Trà Lĩnh, ở
giữa có sơng Bằng chảy qua, nên Nà Lữ cũng nhƣ khu vực Hồ An có một vùng
đất rộng rãi với những cánh đồng phì nhiêu nằm xen với đồi núi.
Đồi núi ở Nà Lữ nằm trong dãy núi đất bắt nguồn “từ xã Triều Vũ huyện
Nguyên Bình chạy đến núi Thiên Mã (núi đất) xã Phúc Tăng, tản đi các xã Phúc
Cơ, Hà Đàm, Nà Lữ, An Ninh rồi hết, dài khoảng 20 dặm” [89, tr.661]. Vì thế, ở
Nà Lữ núi đất là chủ yếu, chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên của vùng, tạo
thành những rừng cây um tùm, rậm rạp, cung cấp cho cƣ dân địa phƣơng nhiều
lâm sản. Các loại gỗ quý nhƣ lim, táu, nghiến, lát sả kài, cáng lò, bồ đề ... dùng
16


để làm nhà cửa và các vật dụng gia đình; các loại cây hƣơng liệu và thuốc quý
nhƣ kim mao cẩu tích, sa nhân, hà thủ ơ, tam thất, mộc nhĩ, nấm hƣơng, ...; các
loại rau, thực phẩm nhƣ măng, rau ngót rừng, rau dển, củ nâu, củ chàm .... Mây,
tre, vầu, nứa, trúc ... thì nhiều vơ kể, khơng chỉ có ở rừng mà cịn mọc dọc theo
bờ sơng Bằng và các khe suối. Rừng Nà Lữ còn là nơi sinh sống của nhiều loài

động vật nhƣ hƣơu, nai, hổ, báo, lợn lịi, tê tê, sóc, cầy,...
Nà Lữ nằm trong đới địa chất sơng Hiến, đƣợc hình thành cách đây khoảng
26 - 30 triệu năm. Đới sông Hiến nằm giữa đứt gãy sông Năng và đứt gãy Cao
Bằng - Tiên Yên. Trong đới có một đƣờng đứt gãy dài chạy theo hƣớng Tây Đông,
qua vùng núi Phya Oắc nối liền từ Ngun Bình đến Hồ An. Đƣờng đứt gãy này
có đá trầm tích lục ngun phun trào và trầm tích của hồ Nêơgen. Do đó, trong lịng
đất của đới sơng Hiến, đặc biệt là khu vực Ngun Bình, Hồ An, Thạch An có
nhiều khống sản q nhƣ vàng, thiếc, đồng, sắt, ti tan... Nà Lữ có mỏ sắt ở xóm Bó
Lếch (giếng sắt).
Hệ thống sơng suối của Nà Lữ dày đặc, đảm bảo nguồn nƣớc tƣới để phát
triển nghề trồng lúa. Bằng Giang là con sông lớn nhất của tỉnh, bắt nguồn Trung
Quốc, qua huyện Hà Quảng, “chảy về phía đơng qua xã Nhƣợng Bạn và An Ninh,
lại chảy về phía đơng nam qua các xã Cối Khê, Thọ Cƣơng, Cầu Lâm, Nà Lữ và
Vu Thuỷ” [67, tr.415], đến thành Mục Mã hợp lƣu với sông Hiến, sông Cổn, rồi
xi về Quảng Hồ, sang Long Châu (Trung Quốc). Sơng Bằng chảy qua địa phận
Nà Lữ dài khoảng 3km “rộng 13 trƣợng 8 thƣớc, sâu 5 thƣớc” [89, tr.661], vừa
cung cấp nguồn nƣớc dồi dào cho các cánh đồng ở Nà Lữ, vừa thuận lợi cho
thuyền bè qua lại.
Ngoài ra, Nà Lữ có nhiều suối, chiếm 7/11 con suối của xã Hồng Tung,
hầu hết bắt nguồn từ đồi núi phía Tây Nam, chảy qua các khe núi và cánh đồng ra
sông Bằng nhƣ Khuổi Quan, Khuổi Lủng, Khuổi Cƣờm, Khuổi Luông, Khuổi Nặm,
Suối Thiềng, suối Thơi. Suối của Nà Lữ nhỏ, dốc, nƣớc chảy xiết, mỗi khi trời mƣa
to, nƣớc lên rất nhanh và thƣờng ứ lại từ 3 đến 5 ngày sau mới rút hết [89, tr.657].
Sông suối ở Nà Lữ không chỉ đem lại nguồn nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất mà còn

17


cung cấp cho cƣ dân một lƣợng không nhỏ thuỷ sản nhƣ tôm, cá dầm xanh, cá
chép, ba ba, rùa ...

Trong lịch sử, Nà Lữ đã từng đóng vai trị là kinh đơ, là trung tâm chính trị
của một vùng nên giao thơng rất thuận lợi, có cả đƣờng bộ và đƣờng thuỷ. Sách
Đồng Khánh địa dư chí có nhắc đến một con đƣờng nhỏ đi từ phủ lỵ Hoà An
(tức là Cao Bình, xã Hƣng Đạo hiện nay) theo hƣớng Tây Nam qua các xã Nà
Lữ, Lân Chỉ (huyện Thạch Lâm), các xã Gia Bằng, Bằng Đức (huyện Nguyên
Bình) đến xã Vân Tịng giáp giới huyện Cảm Hố (tỉnh Thái Ngun) [89,
tr.658]. Nà Lữ cịn nhiều đƣờng mịn, có thể sử dụng những phƣơng tiện thô sơ
nhƣ ngựa, xe trâu... nối liền các bản với nhau, các bản với rừng và đồng ruộng.
Nhiều con đƣờng đã đƣợc nhân dân cải tạo thành đƣờng lớn, ơ tơ có thể vào
đƣợc nhƣ đƣờng nối liền từ Làng Đền, Nà Lữ qua Bến Đị, Bản Chạp, Kế Nơng,
Bó Lếch, đến Bản Tấn có một đƣờng đi Quốc lộ 3; một đƣờng đi Hào Lịch, đến
Lam Sơn (xã Hồng Việt) lại có một đƣờng qua cầu Hoằng Bó lên Thị trấn Nƣớc
Hai, một đƣờng đi Minh Tâm, Nguyên Bình.
Nà Lữ nằm ở khu vực trung tâm cánh đồng Hịa An, lại có sơng Bằng chảy
qua nên cũng đƣợc coi là một trong những đầu mối giao thông về đƣờng thuỷ,
thuận tiện cho việc thông thƣơng với các địa phƣơng trong tỉnh và với Trung
Quốc. Trên con sông này, những chiếc thuyền mành và bè mảng thƣờng xuyên
chuyên chở khách du lịch và thƣơng nhân đi lại buôn bán giữa Trung Quốc và
Cao Bằng [135, tr.181]. Thƣơng nhân ngƣời Hoa có thể đi thuyền từ Long Châu
(Trung Quốc) sang buôn bán ở các chợ dọc sông Bằng. Qua khảo sát thực tế cho
thấy, Nà Lữ từng có 3 bến đị (thuộc các xóm Làng Đền, Nà Lữ và Bến Đò). Từ
đây, ngƣời dân địa phƣơng có thể đi thuyền mảng lên bn bán ở Háng Cáp
(Nƣớc Hai), Nà Giàng (Hà Quảng), Mỏ Sắt (xã Dân Chủ), có thể sang phố Cao
Bình (Háng Shéng), hoặc xuôi xuống Mục Mã cũng nhƣ các chợ miền Đông Cao
Bằng, thậm chí sang tận Long Châu (Trung Quốc). Tuy nhiên, sông Bằng thƣờng
bị cạn nƣớc vào mùa đông, và lịng sơng ln ẩn chứa những ghềnh đá nguy
hiểm vào mùa hè [135, tr.181]. Do đó, càng về sau, giao thơng đƣờng thủy càng
mất vai trị của mình trong việc thông thƣơng với Trung Quốc.
18



Khí hậu Nà Lữ cũng nhƣ Cao Bằng đều mang những đặc điểm chung khí
hậu miền Bắc nhiệt đới gió mùa. Do điều kiện cảnh quan quy định nên khí hậu ở
đây mang tính tiểu vùng rõ rệt. Nguyễn Trãi đã dẫn lời trong sách Ác thuỷ ký
rằng thiên hạ có 29 xứ nƣớc độc thì Cao Bằng chiếm cả 4 xứ là châu Thạch Lâm,
Quảng Nguyên, Thƣợng, Hạ Lang [98, tr.240-241]. Ở Nà Lữ, “mùa xuân còn rét,
mùa hè mƣa nhiều, mùa thu rất nóng, mùa đơng rất lạnh… có lam chƣớng” [67,
tr.406]. Cụ thể là: “Đất liền vùng chân rừng, nhiều sƣơng mù chƣớng khí, mặt
trời lên cao 2, 3 trƣợng sƣơng núi mới tan, từ thu đông đến mùa xn đều nhƣ
thế. Mùa xn nhiều gió đơng bắc, tháng 3 trời còn rét. Tháng 4 thời tiết ấm dần.
Tháng 5, 6 nắng nóng, mƣa nhiều, sơng suối dâng tràn, sau mƣa từ 3 đến 5 ngày
mới rút hết. Tháng 7, 8 lui nóng, đêm đến lạnh dần. Tháng 9, 10 trời thƣờng âm u.
Tháng 11, 12 gió bắc, rét đậm, thỉnh thoảng có mƣa tuyết. Nhƣng bốn mùa khơng
có gió bão” [89, tr.657].
Nhƣ vậy, ở Nà Lữ một năm vẫn có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20 - 220C. Vào mùa lạnh, nhiệt độ trung
bình giảm xuống dƣới 160C. Lạnh nhất trong năm là tháng 11, 12, nhiệt độ trung
bình tháng xuống tới 13 - 140C, có năm nhiệt độ xuống dƣới 00C, thƣờng kèm
theo sƣơng muối. Nhƣng mùa đông không phải là một chuỗi thời gian rét liên tục
mà có xen kẽ những ngày ấm áp do gió đơng mang lại. Nhiệt độ tối cao trong
mùa lạnh có thể đạt tới 28 - 290C. Nhƣng nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm
rất lớn. Ban ngày, trời quang, nắng ấm, nhiệt độ lên khá cao nhƣng ban đêm
giảm xuống rất thấp, biên độ trung bình ngày từ 8 -100C, nhất là vào thời gian
giao mùa [6, tr.12-13]. Vì thế, vào khoảng tháng 3, 4 và tháng 7-8 (âm lịch),
ngƣời dân Nà Lữ đêm ngủ vẫn phải đắp chăn bơng. Ngƣời dân thƣờng có câu ca:
“Bƣơn chất dân rẻt rẻt - Bƣơn pét dân rịu rịu” (tức là tháng 7 mới chớm rét,
tháng 8 đã thấy lạnh buốt). Vào mùa nóng, nhiệt độ thấp nhất là 25 0C, cao nhất
có thể lên tới 370C. Thời gian nóng nhất trong năm là tháng 5, tháng 6.
Do ở xa biển, nên lƣợng mƣa trung bình hàng năm của Nà Lữ đạt từ 1300 1500mm. Song lƣợng mƣa không phân bố đều trong các tháng, mùa mƣa chỉ kéo

19


dài trong vòng 5 tháng nhƣng tập trung tới 70 - 80% tổng lƣợng mƣa của năm.
Thời gian mƣa nhiều nhất là tháng 6, tháng 7, lƣợng mƣa trung bình tháng có thể
lên tới 300mm. Những tháng mùa khơ thì khác hẳn, lƣợng mƣa chỉ đạt từ 4 50mm. Trong thời gian này thƣờng xảy ra hạn hán trầm trọng, có khi 4 tuần liền
khơng có mƣa. Ví dụ vào tháng 2, 3 năm 1962 ở Hồ An có tới 53 ngày liền
không mƣa gây ra nạn hạn hán kéo dài [6, tr.31-32]. Thỉnh thoảng ở Nà Lữ cũng
xuất hiện những thiên tai khác nhƣ sƣơng muối, mƣa đá ... gây ảnh hƣởng không
nhỏ đến sản xuất.
Ở Nà Lữ, độ ẩm tƣơng đối cao, trung bình từ 75 - 85%. Độ ẩm có thể giảm
xuống dƣới 30%, nhất là vào khoảng tháng 12 và tháng 1. Nhƣng sang thời kỳ
mƣa phùn vào tháng 2, 3 độ ẩm có thể đạt tới hơn 90% .
Khí hậu trên đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và sản
xuất của cƣ dân. “Ruộng đất khô rắn xấu xa, chỉ cấy đƣợc vụ mùa, khơng có vụ
chiêm, tháng 4 cấy, tháng 8, tháng 9 thu hoạch, nếu cấy hơi muộn đến cuối mùa
thu khí hậu giá lạnh, lúa khơng trổ bơng đƣợc mà bị chết khô” [67, tr.406-407].
Song, so với các vùng khác của Cao Bằng thì Nà Lữ là một nơi tƣơng đối thuận
lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Đất ở Nà Lữ chủ yếu là đất phù sa đƣợc bồi đắp bởi sông Bằng và đất mùn
trên núi nên rất thuận lợi cho cây lúa nƣớc phát triển. Tuy nhiên, đất ở đây không
đƣợc màu mỡ nhƣ vùng đồng bằng. Theo Địa bạ thì tổng diện tích cấy trồng của
phƣờng Nà Lữ năm 1805 là 344 mẫu 7 sào 3 tấc và đến năm 1840 nhờ khai
hoang mà tăng lên 347 mẫu 1 sào 13 thƣớc 3 tấc, song hoàn toàn là ruộng hạng 2
và hạng 3, trong đó ruộng hạng 3 chiếm 56,7%.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên nhƣ trên, Nà Lữ có thể phát triển một
nền kinh tế tồn diện: nơng - lâm - ngƣ nghiệp và cơng thƣơng, trong đó nơng
lâm nghiệp đƣợc coi là thế mạnh.
1.2. Dân cư và dân tộc
Khi xét về dân cƣ và thành phần dân tộc, chúng tơi khơng chỉ bó hẹp trong

địa phận của Nà Lữ từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XIX mà mở rộng ra toàn xã
Hoàng Tung hiện nay nhằm nhìn nhận về khu vực này một cách tổng thể. Bởi lẽ,
20


trong quá trình phát triển, dân số ngày càng tăng, nhiều dòng họ ban đầu sinh
sống ở làng Nà Lữ, do khai hoang, cải tạo đất đai để cấy trồng đã chuyển ra ở
gần những khu ruộng của mình tạo thành các bản mới, hoặc di cƣ sang những
bản làng khác.
Xã Hồng Tung hiện có 5 dân tộc anh em cùng chung sống là Tày, Nùng,
Kinh, Mông, Dao với 798 hộ, 3265 nhân khẩu, đƣợc phân bố cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.1: Thành phần các dân tộc trong xã Hoàng Tung, huyện Hịa An
STT

Dân tộc

1

Tày

2710

83,00

2

Nùng

327


10,02

3

Kinh

211

6,46

4

Mơng

11

0,34

5

Dao

6

0,18

3265

100,00


Tổng

Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Ghi chú

(1)

1.2.1 Dân tộc Tày
Ngƣời Tày là cƣ dân bản địa sinh sống lâu đời và liên tục ở Cao Bằng nói
chung và phƣờng Nà Lữ nói riêng. Điều đó đƣợc phản ánh rõ qua truyền thuyết
Pú Lương Quân, hiện vẫn đƣợc lƣu truyền rộng rãi ở địa phƣơng. Truyền thuyết
kể về sự xuất hiện và cuộc sống nguyên thuỷ của ngƣời Tày cổ ở Cao Bằng mà
trung tâm là cánh đồng Hồ An. Nà Lữ (Nà Lự) chính là một trong những cánh
đồng của ngƣời Tày cổ đã đƣợc nhắc đến trong truyền thuyết này [80, tr.12]. Đặc
biệt, qua nghiên cứu địa danh tại khu vực Nà Lữ cho thấy, từ tên xã cho đến tên
xóm, bản, sơng, suối, núi, đồi, ruộng đồng… hầu hết là tiếng Tày, chiếm hơn
80%. Điều đó chứng tỏ rằng, Nà Lữ là nơi cƣ trú lâu đời và liên tục của các tộc
ngƣời thuộc nhóm ngơn ngữ Tày – Thái, chủ yếu là ngƣời Tày.
Trải qua quá trình lịch sử, với nhiều biến động chính trị, bên cạnh một vài
dịng họ Tày bản địa, lớp cƣ dân mới đã xuất hiện. Ngƣời Tày ở Hồng Tung
hiện nay hầu hết có gốc Việt, theo kiểu mà ngƣời ta thƣờng gọi là “Kinh già hoá
Thổ”. Với vị trí địa lý thuận lợi, lại từng là kinh đơ, trung tâm chính trị của vùng,
1

Theo điều tra của Ban Dân số xã Hoàng Tung tháng 6 năm 2008

21



nên phƣờng Nà Lữ đã tiếp nhận dòng ngƣời Kinh từ dƣới xi lên từ rất sớm, có
thể bắt đầu từ thế kỷ XI, với sự kiện vua quan nhà Lý đem quân lên dẹp “loạn”
Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao. Nhƣng có lẽ, lúc này cƣ dân của Nà Lữ chƣa
bị xáo trộn nhiều. Phải đến những thế kỷ XV, XVI, XVII, cƣ dân Nà Lữ mới có
biến động mạnh trong dân cƣ, dòng ngƣời Kinh từ dƣới xi lên ở lại sinh sống,
lập gia đình rất đơng. Một môtip chung là chàng trai ngƣời Việt, lấy cô gái Tày,
con cháu lớn dần chịu ảnh hƣởng của văn hóa, phong tục tập quán ngƣời Tày do
mẹ truyền dạy. Lâu dần, họ tự nhận mình là ngƣời Tày. Trong Cao Bằng tạp chí
nhật tập, Bế Huỳnh đã chia ngƣời Thổ (ngƣời Tày) thành bốn loại là Thổ ty (con
cháu công thần triều Lê đƣợc phân phong thế tập cai quản ở đây), Phụ Đạo
(ngƣời Tày bản địa đƣợc triều đình phong làm phụ đạo), Thổ trƣớc (dân Tày bản
địa) và Biến Thổ (ngƣời ở dƣới đồng bằng hoặc đi việc vua, đi dạy học mà tới,
dân tứ xứ đến buôn bán cùng con cháu bề tôi nhà Mạc, những ngƣời phị giúp
Tây Sơn an trí ở đây …) [36, tr.2]. Hiện nay, gia phả của các dòng họ đều phản
ánh hiện tƣợng này.
Vào thế kỷ XV, vua Lê Thái Tổ đem quân lên đánh Bế Khắc Thiệu - một vị
tƣớng của ngƣời Tày đã có cơng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Sử
cũ chép “Thành Nà Lữ từ khi Thái Tổ nhà Lê lên đánh Bế Khắc Thiệu, đóng lại
ở thành ấy, sau làm điện để thờ sống, sai dân làng ấy phải quét dọn điện ấy” [22,
tr.48]. Khơng chỉ lập sinh từ, vua Lê cịn cho hai võ tƣớng là Lê Tuân, Lê Tải ở
lại, đóng trong thành Nà Lữ, trông coi trấn ải Cao Bằng. Gia phả dòng họ Lê ở
Nà Giƣởng (xã Hồng Việt) và Nà Lữ (xã Hồng Tung) cịn ghi rõ Lê Vĩnh Tải,
ngƣời Thanh Hóa theo Lê Lợi khởi nghĩa chống Minh giành thắng lợi, đƣợc
phong tƣớc, đặt phủ tại Bắc Ninh. Năm 1430, hai ông theo vua Lê Thái Tổ lên
đánh Bế Khắc Thiệu, sau đó đƣợc lệnh ở lại trấn giữ vùng Cao Bằng. Trên hoành
phi bàn thờ họ Lê còn khắc: “Nguyên tự Bắc Ninh phù ngự giá” [31]. Ban đầu
họ Lê ở Nà Lữ, nhƣng khi nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, lên Cao Bằng, định đô
ở Nà Lữ (sau mở rộng sang Cao Bình) vào cuối thế kỷ XVI đã đẩy dòng họ này
sang tận Nà Giƣởng, sát chân dãy núi Thiên Mã (Lam Sơn ngày nay). Lúc này, Nà
Lữ lại đƣợc bổ sung thêm một lớp cƣ dân mới thuộc dòng dõi con cháu, quan

quân của nhà Mạc.

22


Sau 85 năm đóng đơ ở Cao Bình - Nà Lữ, năm 1677, nhà Mạc bị quân Lê Trịnh đánh bại. Con cháu nhà Mạc phải đổi họ và phần lớn chạy đi nơi khác sinh
sống nhƣ dòng họ Ma, Mạc ở Minh Tâm (Ngun Bình), họ Mơng ở Đức Hồng,
Phong Châu (huyện Trùng Khánh), họ Ma ở Chí Thảo (Quảng Uyên) ... Một bộ
phận nhỏ con cháu nhà Mạc lấy họ mẹ là họ Phạm ở lại sinh sống tại Nà Lữ. Lớp
cƣ dân mới đƣợc hình thành chủ yếu quan quân nhà Lê - Trịnh. Gia phả dòng họ
Hoàng ở Lam Sơn (Hồng Việt) và Nà Lữ (Hoàng Tung) ghi rõ: “Nguồn gốc ơng
tổ ngun là trí thức ở Gia Miêu trang, thuộc huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung,
trấn Thanh Hoa. Vào thời Lê triều, ông tổ đầu tiên của ta nhậm chức Quan trấn
Vũ Định, đƣợc truyền đời thế tập mà cai quản. Về sau, nhân vì nhà Mạc, nhà
Trịnh tranh giành nhau gây loạn, tổ tiên ta cụ Hoàng Triều Hoa, Hoàng Triều
Ninh, phụng mệnh vua Lê lên Cao Bằng đánh dẹp nhà Mạc; đánh thắng đƣợc
vua Lê phong đất ở Phúc Tăng làm Thái ấp, cho lấy dân 7 xã xung quanh vùng
thái ấp làm binh đinh canh điền và phục dịch, vinh thăng tƣớc Phúc Quận Công,
chức Tổng trấn Cao Bằng. Cụ Hoa sáng nghiệp ở Phúc Tăng, cụ Ninh sáng
nghiệp ở Nà Lữ” [32]. Cụ Hoàng Triều Ninh đã quản lĩnh đội quân ở lại Nà Lữ.
Là những ngƣời lính, từng chiến đấu vào sinh ra tử nên tính cách của ngƣời dân
Nà Lữ mạnh mẽ. Trong vùng Hòa An vẫn lƣu truyền câu: “Anh hùng Na Lữ, hay
chữ Phúc Tăng”. Những ngƣời lính ấy đã dựng nhà, lấy vợ ngƣời Tày và sinh
con đẻ cái. Từ đó hình thành những dịng họ Tày gốc Kinh nhƣ họ Nguyễn Trọng
gốc ở Thanh Hóa; họ Bùi, Đàm, Nguyễn Khánh ở Nam Định … Vì “Kinh già hoá
Thổ” nên họ thƣờng dùng song ngữ Tày – Việt và dân quanh vùng vẫn gọi là
“Keo pha Nà Lữ”.
Từ cuối thế kỷ XVII trở đi, cƣ dân Tày ở Nà Lữ khơng có nhiều biến động
lớn. Về căn bản, ngƣời Tày ở xã Hoàng Tung hiện nay đều có gốc Kinh.
1.2.2 Dân tộc Nùng

Về nguồn gốc của tộc danh Nùng rất có thể bắt nguồn từ dịng họ Nùng,
một trong 4 dịng họ có thế lực lớn (Nùng, Hoàng, Chu, Vi) ở vùng Tả và Hữu
Giang tức miền đất thuộc Cao Bằng và Nam Quảng Tây (Trung Quốc). Sau khi
cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao (vào thế kỷ XI) chống lại nhà Tống bị thất bại,
nhiều ngƣời thuộc dịng họ Nùng đã chạy theo Nùng Trí Cao vào vùng Đặc Ma
(Vân Nam, Trung Quốc) hoặc chạy trốn vào rừng hoặc đổi thành họ Nông để
23


tránh sự khủng bố của vƣơng triều Tống. Bế Huỳnh khi nói về Nùng Trí Cao
viết: “Hậu duệ của Nùng thị ngày nay trong tỉnh hạt khơng cịn. Duy truyền rằng,
nghe nói thời kỳ chiến tranh giữa nhà Trần với nhà Ngun, có cháu tằng tơn của
Nùng Trí Cao tên là Hùng Công, từ tỉnh Vân Nam của Bắc quốc dắt gia quyến
ngầm trở về nƣớc ta lập nghiệp ở Bảo Lạc, tức là hậu duệ của Trí Cao” [38,
tr.68]. Song ông cũng nghi vấn về điều này. Hiện nay, dịng họ Nơng ở Bảo Lạc
vẫn truyền đời lại mình là con cháu của Nùng Trí Cao và viết thành cuốn gia phả
của dịng họ Nơng (họ Nùng) bắt đầu từ đời Nơng Dân Phú [29]. Rất có thể,
cùng với tiến trình lịch sử tiếp diễn về sau, từ tên gọi tộc họ đã chuyển hoá thành
tộc danh để chỉ tộc ngƣời sinh sống trên địa bàn lãnh thổ họ Nùng trƣớc kia (tức
là Cao Bằng và một vài tỉnh Đông Bắc của nƣớc ta). Nhƣ vậy, vào khoảng thời
gian từ thế kỷ VIII cho đến thế kỷ XI, ở Nà Lữ đã có tộc ngƣời Nùng sinh sống.
Sau sự biến Nùng Trí Cao, họ đã dần hồ nhập vào cộng đồng Tày địa phƣơng, trở
thành những ngƣời Tày bản địa. Bởi, hai tộc ngƣời Tày và Nùng có chung nguồn
gốc lịch sử, chung hệ ngơn ngữ và có văn hoá về cơ bản giống nhau, nên rất dễ diễn
ra q trình hịa hợp tộc ngƣời.
Trong khi đó, ở bên kia biên giới sau ngày nƣớc Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa thành lập, tộc ngƣời Nùng đã hợp nhất vào cộng đồng ngƣời Choang
và tộc danh Nùng để chỉ bộ phận ngƣời Choang ở các khu vực Tây và Tây Nam
Quảng Tây, Trung Quốc nhƣ Bình Quả, Đơ An, Mục Biên, Đức Bảo... và các
vùng Đông Nam Vân Nam nhƣ Văn Sơn cùng một số vùng thuộc vùng biên giới

Trung- Việt thuộc tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Tộc ngƣời Nùng ở Việt Nam
ngày nay là bộ phận ngƣời Nùng ở bên kia biên giới nhập cƣ sang. Ở Cao Bằng,
“ngoài ngƣời Nùng Mấn và Nùng Vảng là ngƣời bản địa vốn có, cịn lại đều là
loại hai ba trăm năm hoặc năm sáu mƣơi năm trƣớc mới từ phƣơng bắc di cƣ
xuống đây, ở lẫn lộn với ngƣời Thổ, ngƣời Nùng bản địa. Họ khai khẩn đất đai
mà canh tác nộp thuế nên đều trở thành ngƣời Nùng bản địa” [36, tr.3]. Thực ra,
các nhóm Nùng sang nƣớc ta sớm nhất là cách ngày nay khoảng từ 300- 400
năm, cũng có nhóm mới sang đƣợc mấy đời và ngày nay vẫn còn giữ đƣợc mối
quan hệ họ hàng với ngƣời đồng tộc ở bên kia biên giới.
Cả tỉnh Cao Bằng hiện nay có 13 nhóm Nùng khác nhau nhƣng ở xã
Hồng Tung chỉ có một nhóm Nùng duy nhất là Nùng Giang. Theo sử cũ, nhóm
24


Nùng Giang còn gọi là Nùng Giang Viện, là tộc ngƣời Nùng ở châu Quy Thuận
(Trung Quốc) di cƣ sang và cƣ trú chủ yếu ở Hà Quảng và Thƣợng Lang (Trùng
Khánh hiện nay) [36, tr.3]. Qua khảo sát thực tế địa phƣơng cho thấy, ngƣời
Nùng xã Hoàng Tung là ở huyện Hà Quảng mới di cƣ về từ năm 1979. Khi chiến
tranh biên giới nổ ra, đồng bào chạy giặc, khi hồ bình thì ở lại Hồng Tung và
nhiều xã khác thuộc khu vực cánh đồng Hoà An, khai hoang phục hoá, cấy trồng
và sinh cơ lập nghiệp. Họ cƣ trú rải rác, xen lẫn với ngƣời Tày và ngƣời Kinh,
nhƣng tập trung đông nhất là ở Nà Riềm. Hiện nay, dân số của tộc ngƣời Nùng ở
Hoàng Tung chiếm 10 % tổng dân số của xã, đứng thứ hai sau tộc ngƣời Tày.
1.2.3 Dân tộc Kinh
Nhƣ trên đã nói, ngƣời Kinh di cƣ lên sinh sống ở Nà Lữ từ rất sớm. Họ có
thể là những ngƣời dân nghèo lên miền núi kiếm ăn, có thể là quan quân triều
đình phong kiến, hoặc thầy đồ, thầy địa lý, hay những ngƣời bn bán. Q trình
di cƣ của ngƣời Kinh đến Nà Lữ diễn ra liên tục trong lịch sử, có lúc lẻ tẻ, có lúc
ồ ạt. Qua nhiều đời, họ đã dần hoà nhập vào cộng đồng Tày địa phƣơng, trở
thành những ngƣời Tày gốc Kinh.

Các hộ ngƣời Kinh ở Hoàng Tung hiện nay chủ yếu quê ở Hƣng Yên, Hà
Tây… lên vào năm 1963, khi Trung ƣơng Đảng phát động phong trào nhân dân
miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế vùng núi. Đặc biệt, từ năm 2000, khi
nhà máy khai thác quặng đƣợc mở trên địa phận xã Hoàng Tung, số lƣợng ngƣời
Kinh đã tăng lên nhanh chóng, chiếm vị trí thứ ba với 6,46% dân số tồn xã.
Xã Hồng Tung hiện nay cịn có 2 hộ ngƣời Mông và 1 hộ ngƣời Dao.
Những hộ này đều mới chuyển cƣ đến.
Tiểu kết
Nằm trong thung lũng Hịa An, Nà Lữ là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho sản xuất và sinh hoạt của con ngƣời. Mặc dù ruộng đất chỉ thuộc hạng 2 và
hạng 3 nhƣng do nằm giáp sơng Bằng, lại có hệ thống suối dày đặc, đảm bảo
nguồn nƣớc tƣới thƣờng xuyên nên ruộng đất của Nà Lữ đƣợc khai phá sớm, ít bị
bỏ hoang. Nà Lữ khơng chỉ có ruộng đồng mà cịn có núi rừng, sơng suối, thuận
lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng kết hợp với kinh tế khai thác tự
nhiên
25


Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, Nà Lữ sớm trở thành nơi tập trung
đông dân cƣ và là trung tâm chính trị, quân sự của Cao Bằng trong quá khứ. Trải
qua các giai đoạn lịch sử, thành phần dân cƣ, dân tộc của Nà Lữ có nhiều xáo
trộn. Trƣớc sự kiện vua Lê Thái Tổ mang quân lên đánh Bế Khắc Thiệu, dân cƣ
địa phƣơng hầu hết là các dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Tày – Thái, trong đó
ngƣời Tày là chủ yếu. Nhƣng từ thế kỷ XV, đặc biệt là thế kỷ XVI – XVII, trải
qua những biến động chính trị, cƣ dân gốc cịn lại rất ít, thay vào đó là lớp cƣ
dân mới, chủ yếu là ngƣời Kinh từ miền xuôi lên theo nhà Mạc và nhà Lê –
Trịnh. Do cùng sinh sống lâu dài trong một địa vực nhất định mà quá trình hòa
hợp giữa tộc ngƣời Kinh và tộc ngƣời Tày ở đây đã diễn ra và trở thành điển
hình cho hiện tƣợng “Kinh già hóa Thổ”. Song, dù là ngƣời bản địa hay di cƣ từ
nơi khác đến, có nguồn gốc, phong tục và ngôn ngữ khác nhau nhƣng khi tới địa

phƣơng sinh sống đều thƣơng yêu đùm bọc lẫn nhau, đồn kết gắn bó, cùng đấu
tranh chống thiên tai, giặc giã, xây dựng quê hƣơng mới ngày càng giàu đẹp hơn.

26


CHƢƠNG 2
QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ
2.1. Nà Lữ từ khởi nguồn đến căn cứ quân sự của nhà Đường thế kỷ IX
Lịch sử Nà Lữ gắn liền với sự xuất hiện của con ngƣời trên đất Hoà An Cao Bằng. Truyền thuyết Pú Lương Qn góp phần khẳng định rằng Hịa An là
nơi phát tích của ngƣời Tày cổ. Báo Lng (trai to) và Sao Cải (gái lớn) đã gặp
nhau, lấy nhau và chung sống trong Ngƣờm Ngả (tức Ngƣờm Bốc ở Bản Nƣa, xã
Hồng Việt, huyện Hòa An), sinh ra một trăm ngƣời con. Qua lao động, họ đã tìm
ra lửa, phát minh ra nghề nông lúa nƣớc, thuần dƣỡng và chăn nuôi gia súc, dần
dần mở rộng địa bàn cƣ trú xuống gần những cánh đồng. Quá trình ấy gắn liền với
những địa danh Tày cổ của Hòa An nhƣ Nà Đuốc, Nà Loòng, Nà Niền, Nà Mỏ,
Nà Lữ, Vỏ Má, Lậu Pất, Khau Ma, Nà Vài, Nà Mò, Chông Mu [80, tr.12]… Hơn
nữa, các địa danh thuộc Nà Lữ hầu hết đƣợc gọi theo tiếng Tày đã chứng tỏ đây là
nơi cƣ trú lâu đời và liên tục của các tộc ngƣời thuộc nhóm ngơn ngữ Tày – Thái,
chủ yếu là ngƣời Tày.
Cốt lõi lịch sử của truyền thuyết này phần nào đã đƣợc chứng minh qua
những di chỉ khảo cổ học ở khu vực Hòa An. Năm 1995, Bảo tàng Cao Bằng đã
thu lƣợm ngẫu nhiên một cơng cụ đƣợc chế tác từ đá cuội quarzite, có chiều dài
14cm, rộng 13cm và dày 6,3cm ở bên bờ sơng Hiến thuộc thơn Hào Lịch, xã
Hồng Tung. Đây là một tropper đƣợc ghè hai nhát lớn từ hai phía để tạo thành
mũi nhọn [91, tr.96-97]. Những công cụ này thuộc dạng của văn hoá Sơn Vi
hang động Tây Bắc [79, tr.28]. Dấu tích của nền văn hố Hồ Bình - Bắc Sơn
cũng đƣợc tìm thấy nhiều ở các huyện của Cao Bằng. Ngay tại Ngƣờm Bốc, cách
Nà Lữ không xa, các nhà khảo cổ học đã đào thám sát, thu đƣợc một khối trầm
tích Canxi Cácbonnat có chứa hóa thạch động vật và vỏ ốc suối khá lớn hầu hết đã

đƣợc chặt đít, 11 hiện vật bằng đá. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ khẳng định
đây là một di tích cƣ trú của ngƣời nguyên thủy sống vào giai đoạn chuyển tiếp
giữa thời đại đá cũ và đá mới, tƣơng đƣơng với giai đoạn văn hóa Hịa Bình sớm
[18, tr.3-5].
Những vết tích thời đại đá ở khu vực này tuy còn rải rác nhƣng cũng cho ta
thấy sự phát triển liên tục của các nền văn hoá khảo cổ tại Cao Bằng… Mặc dù
chƣa tìm đƣợc tầng văn hóa nhƣng rõ ràng, ngƣời nguyên thủy đã có mặt ở Hịa
An và có thể xem giai đoạn “Pú Lng Quân” là giai đoạn xã hội thị tộc nguyên
thủy của ngƣời Tày - Thái mà sử cũ gọi là bộ lạc Tây Âu.
27


Trải qua lao động và sáng tạo, xã hội loài ngƣời ngày càng phát triển. Vào
giai đoạn hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí, cơng xã thị tộc dần tan rã, cơng xã nơng
thơn dần đƣợc hình thành. Truyền thuyết Cẩu chủa cheng vùa của đồng bào Tày
Cao Bằng phản ánh một xã hội phụ hệ đang mạnh bƣớc tới ngƣỡng cửa văn
minh, của sự hình thành nhà nƣớc. “Nƣớc Nam Cƣơng” nằm ở phía Nam Trung
Quốc và vùng đất Cao Bằng ngày nay, giáp với nƣớc Văn Lang, do Thục Chế cha của Thục Phán - làm vua, kinh đơ đặt ở Nam Bình (tức Cao Bình thuộc xã
Hƣng Đạo, Hịa An hiện nay). Đó là một liên minh bộ lạc gồm mƣời mƣờng, mỗi
chúa cai quản một xứ nhƣng lệ thuộc vào mƣờng trung tâm của Thục Chế, cứ ba
năm tiến cống một lần. Khi Thục Chế chết, Thục Phán còn nhỏ tuổi, các chúa
mƣờng kéo quân đến vây kinh thành địi nhƣờng ngơi. Thục Phán tổ chức cuộc
thi tài giữa các chúa, ai thắng cuộc sẽ nhƣờng ngơi cho. Bằng tài trí thơng minh
của mình, Thục Phán đã khéo tìm cách làm cho các chúa phải thua cuộc, giữ vững
ngôi vị. “Nƣớc Nam Cƣơng” ngày càng cƣờng thịnh, nhân lúc Văn Lang suy yếu
đã đánh chiếm, lập lên nƣớc Âu Lạc, đóng đơ ở Cổ Loa [53, tr.54]. Theo truyền
thuyết, Nà Lữ thuộc khu vực kinh đô của “nƣớc Nam Cƣơng” lúc bấy giờ.
Nhiều học giả cịn hồi nghi về nguồn gốc của An Dƣơng Vƣơng Thục
Phán nhƣng đa số nghiêng về giả thuyết Thục Phán quê ở Cao Bằng và cho rằng
ông là thủ lĩnh một liên minh bộ lạc ngƣời Tây Âu (ngƣời Tày cổ) ở vùng núi

phía Bắc Việt Nam và Nam Quảng Tây (Trung Quốc), trong đó Hịa An – Cao
Bằng là trung tâm. Nhân dân vùng Cổ Loa đến nay vẫn tƣơng truyền rằng An
Dƣơng Vƣơng là “một tù trưởng miền núi” và trong lễ hội đền Cổ Loa, lễ vật
không thể thiếu ở Đền Thƣợng là bánh chƣng tròn và dài, thƣờng gọi là bánh
chƣng Tày [62, tr.508]. Tuy vậy, những chứng tích vật chất, tƣ liệu khảo cổ học
ở Cao Bằng chƣa ủng hộ cho quan điểm này. Ngoài những chiếc trống đồng
Đông Sơn loại muộn phát hiện ngẫu nhiên ở khu vực Bảo Lạc, Trùng Khánh, di
vật đồng thau ở Cao Bằng rất hiếm. Song, sự có mặt của một vài mũi lao đồng và
rìu đồng mang phong cách Đơng Sơn đƣợc tìm thấy ở khu vực Cao Bình - Hịa
An đã bƣớc đầu khẳng định sự tồn tại của nền văn hóa này trên đất Cao Bằng.
Nhƣ vậy, trong buổi đầu lịch sử, Nà Lữ nằm trong khu vực trung tâm của
vùng Tày - Thái ở phía Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Từ nơi đây, con ngƣời
đã xuất hiện, sinh sôi nảy nở, lao động và sáng tạo, từng bƣớc tiến vào xã hội văn
minh.
28


Sau khi nƣớc Âu Lạc của An Dƣơng Vƣơng thất bại, nƣớc ta rơi vào tay
Triệu Đà, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam. Nhƣng đối với miền
đất trung tâm của “nƣớc” Nam Cƣơng cũ, phong kiến Trung Quốc khơng kiểm
sốt đƣợc trực tiếp, mà duy trì những châu “ki mi” (ràng buộc) do tù trƣởng tự
lập ở khu vực Cao Bằng. Từ thời Hán đến Lục triều, thƣ tịch Trung Quốc đều
chép vùng này là của ngƣời Lý, Lão. Đến thời Đƣờng (thế kỷ VI -IX), nhân dân
vùng Tả Giang, Hữu Giang (tức là vùng Quảng Tây, Quảng Đơng), vùng biên
giới phía Bắc và Đơng Bắc của Cao Bằng đƣợc gọi là Tây Nguyên Man, và cũng
đƣợc gọi là ngƣời Lão. Vua Đƣờng Thái Tông lên ngơi, muốn kiểm sốt chặt chẽ
hơn vùng Tả, Hữu Giang nên “ở Quế Tây lập 36 châu “ki mi”, ở An Nam đô hộ
phủ lập 41 châu “ki mi” ... Từ đấy nhân dân Tày - Nùng dần chịu sự thống trị của
phong kiến Hán tộc. Do đó, các thủ lĩnh Tày - Nùng ở Tây Nguyên lần lƣợt nổi
dậy phản kháng, nổi tiếng nhất là các cuộc nổi dậy của Hoàng động” [115, tr.80].

Cũng trong thời gian này, các bộ tộc ở phía Nam Quý Châu, Vân Nam (Trung
Quốc) đã nổi dậy chống ách đô hộ của phong kiến Hán, lập thành một quốc gia
riêng vào khoảng giữa thế kỷ VIII, mà sử sách gọi là nƣớc Nam Chiếu. Tháng 12
năm thứ 12 niên hiệu Đại Trung đời Tuyên Tông (năm 858), “thổ Man đem quân
Nam Chiếu đến đánh úp bản phủ, hạ đƣợc phủ thành”. Lý Hộ lúc bấy giờ là Đô
hộ An Nam đã bỏ chạy về Vũ Châu ... Đến năm thứ 2 niên hiệu Hàm Thông
(năm 861), Lý Hộ “chiêu tập thổ binh đánh lũ Man, lấy lại đƣợc phủ thành”
[114, tr.34]. Nhƣng sau đó, quân Nam Chiếu lại quay trở lại cƣớp phá, đến năm
thứ 4 niên hiệu Hàm Thông (863) “Nam Chiếu lại đem 5 vạn quân Man tới đánh,
hạ đƣợc phủ thành” [114, tr.35]. Năm 864, vua Đƣờng Ý Tông liền cử Cao Biền
làm “An Nam đô hộ phủ Kinh lƣợc Chiêu thảo sứ, đƣợc giao phó hết qn lính
của Trƣơng Nhân đem đi” [114, tr.35-36]. Tháng 9 năm đó, Cao Biền thống suất
quân đội tấn công quân Nam Chiếu, “chém đƣợc tƣớng Man là Đoàn Thiên Tù
và chém quân thổ Man tới 3 vạn đầu” [114, tr.36]. Sau khi đánh thắng quân Nam
Chiếu, nhà Đƣờng bỏ Đô hộ phủ và đặt Tĩnh Hải quân, phong Cao Biền làm Tiết
độ sứ. Tháng 4 niên hiệu Hàm Thông 7 (năm 866), “Biền sai đắp thành Đại La
và đắp hai thành Nà Lữ, Phục Hoà” [22, tr.48-49]. Theo Cao Bằng thủ hiến liệt
phương danh, vào khoảng đời từ Tự Đức đến Thành Thái, có ngƣời ở các thành
Nà Lữ, Phục Hịa cày cấy đào đƣợc các đồ dao đồng, đấu đồng mấy mƣơi món,
đều có niên hiệu Hàm Thơng thứ 7” [99, tr.118]. Sự kiện này phần nào chứng tỏ
vai trò quan trọng của Nà Lữ trong vùng biên cƣơng của Tổ quốc vào thế kỷ VIII 29


IX. Thành Nà Lữ đƣợc xây dựng nhƣ thế nào? Hiện nay, chúng tơi chƣa tìm đƣợc
nguồn tài liệu cụ thể. Dấu tích của thành ở khu vực Làng Đền (Nà Lữ) khơng cịn
ngun vẹn, nó đã bị xáo trộn và bị nhiều dấu tích của đời sau phủ lên. Để hiểu rõ
về thành cổ Nà Lữ, chúng ta phải chờ đợi các cuộc khai quật khảo cổ học... Với sự
ra đời của thành này, Nà Lữ đã trở thành trung tâm của vùng Cao Bằng, hay nói
cách khác là “châu trị châu Quảng Ngun”.
Các dịng họ có thế lực lớn cai quản vùng Cao Bằng lúc bấy giờ là họ

Hoàng, Nùng, Chu, Vi ..., đều là họ của ngƣời Tày - Nùng. Theo Tân Đường thư,
Tây Nguyên Man truyện, miền Hữu Giang thuộc phạm vi cai quản của họ Nùng.
Theo đó, từ đầu thế kỷ IX, thế lực của họ Nùng ở Cao Bằng và miền Tả Giang
rất mạnh, có các thủ lĩnh nhƣ Nùng Kim Ý, Nùng Kim Lặc, Nùng Kim Trừng,
Nùng Trọng Vũ… [115, tr.80]. Cao Bằng thực lục cho biết dòng họ Nùng là
“ngƣời châu Quảng Uyên (nay là phủ Cao Bằng), nhà nối đời làm thủ lĩnh, có
nhiều binh quyền, ở nƣớc Việt từ đời Đƣờng trở về đây, hùng cứ đất Quảng
Nguyên, cùng với họ Hoàng, họ Chu thống lĩnh đến tám phần mƣời, mà họ Nùng
lại hùng mạnh, cứ nhƣ tằm ăn rỗi, thơn tính dần dần hết” [23, tr.2]. Đến thế kỷ X,
nhà Nam Hán phong Nùng Dân Phú làm thủ lĩnh mƣời châu ở Quảng Nguyên,
sau đó nhà Tống phong chức Kiểm hiệu Tƣ khơng [92, tr.179]. Điều đó chứng
tỏ, họ Nùng có thế lực lớn, đƣợc các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhất là từ
đời Đƣờng, giao cho trấn trị vùng Cao Bằng, lấy Nà Lữ làm trị sở.
Nhƣ vậy, ngay từ buổi đầu lịch sử, Nà Lữ đã đóng vai trị là trung tâm của Cao
Bằng. Vào thế kỷ IX, Nà Lữ đã trở thành căn cứ quân sự quan trọng của nhà Đƣờng
để chống lại quân Nam Chiếu và đƣợc đặt dƣới sự cai quản của các thủ lĩnh họ
Nùng.
2.2. Trung tâm cát cứ của Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao thế kỷ XI
Thế kỷ XI, Cao Bằng vẫn tồn tại phổ biến những bộ lạc Tày cổ cƣ trú trong
một địa vực nhất định, thƣờng gọi là khe, động nhƣ động Xn Phách, động Lơi
Hỏa,…cịn mang tính độc lập do các tù trƣởng nắm giữ. Vùng cƣ trú của các tộc
ngƣời Tày - Nùng - Choang ở phía Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc đóng vai
trò nhƣ vùng đệm, vùng trung gian và chịu sức ép từ hai phía là nhà Tống (Trung
Quốc) và nhà Lý (Việt Nam). Đƣờng biên giới lúc đó chƣa đƣợc phân định nhƣ
thời cận hiện đại mà vẫn dựa trên biên giới tộc ngƣời. Sau 1000 năm Bắc thuộc,
biên giới Việt - Trung gần nhƣ bị xoá bỏ trong phân định các khu vực hành chính
đƣơng thời. “Về phía Tây Cao Bằng, dân Man sống thành từng động không hẳn
30



×