Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đại từ nhân xưng trong tiếng anh, tiếng đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TRONG TIẾNG ANH,
TIẾNG ĐỨC VÀ CÁCH BIỂU ĐẠT
TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TRONG TIẾNG ANH,
TIẾNG ĐỨC VÀ CÁCH BIỂU ĐẠT
TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÂM QUANG ĐÔNG

Hà Nội - 2014



LỜI CẢM ƠN

Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lâm Quang Đông, đã luôn
tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học - Trường
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo môi trường
thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tơi có thể hồn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Ngọc


M ỤC L ỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 4
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn..................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 7
1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 7
1.1.1. Đại từ và đại từ nhân xưng ...................................................................................... 7
1.1.2. Xưng hô ....................................................................................................................... 9
1.1.3. Một số vấn đề về lý thuyết lịch sự và vai giao tiếp trong ngôn ngữ ...........12

1.2. Đại từ nhân xƣng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tƣơng
đƣơng trong tiếng Việt ...........................................................................................15
1.2.1. Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh........................................................................15
1.2.2. Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức .......................................................................16
1.2.3. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và các phương tiện xưng hô khác ...........20
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................................28
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TRONG TIẾNG
ANH, TIẾNG ĐỨC VÀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT ................ 29
2.1. Thực hiện chức năng ngữ pháp: quy chiếu các ngôi nhân xƣng ............29
2.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất............................................................................29
2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai ...................................................................34
2.1.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba ....................................................................39
2.2. Thực hiện chức năng lịch sự..........................................................................47
2.2.1. Chức năng thể hiện tính lịch sự của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh.47
2.2.2. Chức năng thể hiện tính lịch sự của các đại từ nhân xưng trong tiếng Đức...48
1


2.2.3. Chức năng thể hiện tính lịch sự của các từ xưng hô trong tiếng Việt ............49
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................................52
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH ĐẠI TỪ NHÂN
XƢNG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT QUA MỘT SỐ
BẢN DỊCH TIÊU BIỂU ............................................................................... 54
3.1. Một số lý thuyết về chuyển dịch và khái niệm tƣơng đƣơng trong dịch
thuật .............................................................................................................................54
3.2. Phân tích cách chuyển dịch đại từ nhân xƣng trong tác phẩm tiếng Anh
và tiếng Đức sang tiếng Việt ..................................................................................55
3.2.1. Đại từ nhân xưng trong tác phẩm “Schneewittchen” (thuộc bộ “Grimms
Märchen”) và bản dịch sang tiếng Việt của dịch giả Hữu Ngọc.................................57
3.2.2. Đại từ nhân xưng trong tác phẩm “The wild swans” (thuộc bộ “Andersen’s

Fairy Tales”) và bản dịch sang tiếng Việt của các dịch giả Nguyễn Văn Hải và Vũ
Minh Toàn .............................................................................................................................69
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
NGUỒN TƢ LIỆU ........................................................................................ 84
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt ..................................................... 20
Bảng 2: Đại từ nhân xưng trong 3 ngôn ngữ .................................................. 53
Bảng 3: Đại từ nhân xưng trong “Schneewittchen” và cách chuyển dịch sang
tiếng Việt ......................................................................................................... 58
Bảng 4: Đại từ nhân xưng trong “The wild swans” và cách chuyển dịch sang
tiếng Việt ......................................................................................................... 70

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển thì mối quan hệ của con
người cũng như sự hợp tác trong công việc khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi
đất nước Việt Nam mà cịn mở rộng ra mơi trường quốc tế. Tiếng Anh, một
trong những ngôn ngữ quốc tế đã và đang đóng vai trị là phương tiện giao
tiếp giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa, giữa các cơng ty, tổ chức quốc tế

và giữa các cộng đồng. Có thể nói rằng, trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay,
tiếng Anh đã trở thành điều kiện tiên quyết để mỗi quốc gia hịa nhập vào đại
gia đình thế giới.
Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Đức cũng là một trong năm thứ tiếng quốc tế
được Liên hợp quốc công nhận. Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức xác lập
quan hệ ngoại giao từ năm 1975. Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO, mối quan hệ này càng được củng cố khăng khít và bền
chặt hơn. Tiếng Đức từ lâu cũng đã được đưa vào giảng dạy ở Việt Nam và
trong xu thế hội nhập hiện nay tiếng Đức ngày càng khẳng định được vai trò
của mình.
Đại từ nhân xưng là một chủ điểm ngữ pháp tuy nhỏ nhưng lại đóng vai
trị vơ cùng quan trọng trong giao tiếp ở bất kỳ ngôn ngữ nào, đặc biệt là
trong giao tiếp của người Việt. Người nước ngoài nào khi học tiếng Việt cũng
đều gặp khó khăn khi sử dụng các đại từ nhân xưng tiếng Việt trong giao tiếp.
Cịn người Việt Nam khi học các ngơn ngữ nước ngồi như tiếng Anh và
tiếng Đức thì lại gặp khó khăn vì các đại từ nhân xưng trong những ngơn ngữ
này có tính chất biến hình hay biến đổi theo các cách khác nhau. Xuất phát từ
những điểm này chúng tôi muốn thực hiện nghiên cứu về hệ thống đại từ nhân

4


xưng trong hai ngôn ngữ phương Tây là tiếng Đức và tiếng Anh, đồng thời
xem xét những cách biểu đạt tương đương của các đại từ đó trong tiếng Việt.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là miêu tả và phân tích cách sử dụng
của các đại từ nhân xưng tiếng Anh, tiếng Đức trong các tình huống giao tiếp
cụ thể, đồng thời đối chiếu các đại từ đó với các từ xưng hơ tương đương
trong tiếng Việt để thấy được những điểm tương đồng cũng như những điểm
khác biệt trong các ngôn ngữ này.

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đại từ nhân xưng trong tiếng
Anh, tiếng Đức và các từ xưng hô tương ứng trong tiếng Việt. Luận văn tập
trung khảo sát cách sử dụng đại từ nhân xưng trên cơ sở tư liệu từ các tác
phẩm văn học tiêu biểu viết bằng tiếng Anh và tiếng Đức đã được dịch sang
tiếng Việt, chủ yếu là truyện cổ tích và một số đoạn hội thoại giao tiếp trong
các ngôn ngữ này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ
pháp sau:
- Phương pháp miêu tả và phân tích: Miêu tả những đặc điểm của đại
từ nhân xưng trong các ngơn ngữ và phân tích cách sử dụng các đại
từ đó trong các tình huống khác nhau.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh liên ngơn ngữ, liên văn hóa
(tiếng Anh, tiếng Đức, và tiếng Việt) để tìm ra những nét tương
đồng và dị biệt giữa các đại từ nhân xưng trong các ngôn ngữ.

5


- Thủ pháp thống kê: tập hợp các số liệu, lập bảng, phân tích để rút ra
các kết quả nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm và giúp hiểu biết sâu sắc hơn cách sử
dụng đại từ nhân xưng tiếng Anh, tiếng Đức trong mối liên hệ với các ngôi,
các vai giao tiếp cũng như các cách xưng hơ trong giao tiếp tiếng Việt xét trên
bình diện ngơn ngữ và văn hóa.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần bổ sung cứ liệu văn hóa để đưa vào giảng dạy đối

chiếu văn hóa tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt như một ngoại ngữ liên
quan đến việc sử dụng đại từ nhân xưng và từ xưng hô.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Hoạt động của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức
và từ xưng hô trong tiếng Việt
Chƣơng 3: Một số vấn đề chuyển dịch đại từ nhân xưng tiếng Anh,
tiếng Đức sang tiếng Việt qua một số bản dịch tiêu biểu

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Đại từ và đại từ nhân xưng
1.1.1.1. Đại từ
Đại từ là một từ loại được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm và
đã được nhiều sách ngữ pháp tiếng Việt thống nhất đặt tên.
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (2001: 148), Nguyễn Hữu Quỳnh
quan niệm: “Đại từ là những từ dùng để chỉ sự vật, để xưng hô, để thay thế
cho danh từ, động từ, tính từ và cụm từ trong câu.”
Tác giả Nguyễn Văn Thành trong cuốn “Tiếng Việt hiện đại” (2003:
115) định nghĩa: “Đại từ là những từ dùng để chỉ người, chỉ vật, chỉ ngôi thứ
thay cho các danh từ cụ thể và để chỉ định xác định các danh từ, các đại từ
nhân xưng làm cho chúng có tính xác định rõ ràng.”
“Đại từ là từ loại không gọi tên sự vật, hiện tượng… mà thay thế cho
chúng, chức năng của đại từ giống như chức năng của danh ngữ. Đối với tiếng
Việt, một số nhà ngôn ngữ học cho rằng đại từ là loại thực từ có thể tự mình

làm thành một danh ngữ, trong một số trường hợp có thể làm trung tâm của
một danh ngữ. Người ta có thể chia đại từ thành đại từ xác định và đại từ bất
định, đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, đại từ phản chỉ, đại
từ quan hệ, đại từ tương hỗ.” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp, 2010: 175)
“Đại từ là từ loại không định danh sự vật đối tượng mà chỉ định chúng
trong một ngữ cảnh nhất định (như nó, tơi, này, ấy, nào…)” (Nguyễn Như Ý,
1998: 580)
“Đại từ là những từ dùng để thay thế cho danh từ / danh ngữ; tức là đại
từ không gọi tên các sự vật, hành động, mà “chỉ ra” chúng.” (Vũ Đức Nghiệu,
2009: 301)
7


Có thể thấy rằng, các quan niệm trên đều thống nhất ở chỗ coi đại từ là
những từ dùng để chỉ người, chỉ vật , chỉ sự vật. Đại từ có thể thay thế cho các
từ loại trong câu như danh từ, động từ, tính từ…. Trong các ngơn ngữ, số
lượng đại từ không nhiều như danh từ, vị từ; mà ngược lại, có thể nói là rất ít,
khơng đáng kể nếu so sánh với danh từ, vị từ. Tuy nhiên, các đại từ có những
vai trị, ý nghĩa và chức năng rất đa dạng. Căn cứ vào những tiêu chí về ý
nghĩa, chức năng… đó, các tiểu loại của đại từ đã được phân định như: đại từ
nhân xưng, đại từ chỉ định. (Đinh Văn Đức, 2001: 204)
1.1.1.2. Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng là đối tượng nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi
tách phần này ra làm một mục riêng và chỉ tập trung nghiên cứu vào kiểu loại
đại từ này.
Các nhà Việt ngữ như: Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Bùi Minh
Toán đều phân biệt đại từ nhân xưng đích thực và các danh từ, danh ngữ dùng
trong xưng hô.
Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995: 352) ghi rõ: “Đại từ nhân xưng
(còn gọi là đại từ xưng hô) là đại từ dùng để tự xưng (ngôi thứ nhất), để gọi

người đối thoại (ngôi thứ hai), để gọi người hay sự vật thứ ba (ngôi thứ ba).
Đại từ nhân xưng gồm số ít và số nhiều”.
Nguyễn Kim Thản (1997: 276) cho rằng: “Đại từ nhân xưng gồm
có: tao, ta, mày, mi, nó, hắn, y, chúng và những đại từ gốc là danh từ: tôi,
tớ, họ…”
Nguyễn Hữu Quỳnh (1994: 163) quan niệm: Đại từ xưng hô là đại từ
được dùng để xưng hô hoặc thay thế và trỏ người. Đại từ xưng hô trong tiếng
Việt gồm các đại từ chuyên dùng để xưng hô và các đại từ xưng hô lâm thời,
mượn các danh từ biểu thị quan hệ thân thuộc hay quan hệ xã hội”.

8


Để thống nhất trong việc khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi xin đồng
ý với quan điểm của Diệp Quang Ban (2010: 127) về đại từ nhân xưng: đại
từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao
tiếp (được phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực từ hay tổ hợp thực từ
tương ứng).
Đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (người, vật) được chỉ ra một
cách chung nhất ở cương vị ngơi trong ý nghĩa của đại từ. Vì vậy, có thể phân
biệt đại từ dùng ở một ngôi xác định và đại từ có thể dùng được ở nhiều ngơi
khác nhau.
Như vậy, đại từ nhân xưng đích thực được chia thành ba ngôi: Ngôi
thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba và phân chia theo số ít và số nhiều.
Việc xưng hơ theo ngơi trong tiếng Việt có đặc điểm riêng là khơng
chỉ dùng nhân xưng từ, mà cịn dùng các lớp từ khác làm từ chỉ ngôi (Diệp
Quang Ban, 2005: 519). Các đại từ nhân xưng của tiếng Việt ít có sắc thái
trung tính. Bên cạnh các đại từ nhân xưng chuyên dùng tiếng Việt còn sử
dụng một số lượng lớn các từ và ngữ khác để xưng hô.
1.1.2. Xưng hô

1.1.2.1. Quan niệm
Xưng hô là một hành động ngôn ngữ, được thực hiện trong giao tiếp ở
tất cả các cộng đồng người, các dân tộc trên thế giới. Mỗi một ngơn ngữ đều
có hệ thống từ xưng hơ của riêng ngơn ngữ đó. Hệ thống từ xưng hơ này
khơng chỉ thực hiện chức năng xưng, gọi mà còn thể hiện đặc điểm ngôn ngữ,
đặc trưng tâm lý, đặc trưng văn hóa của dân tộc mình.
Có rất nhiều cách hiểu về xưng hô. Trong những năm đầu thế kỷ XX,
khái niệm xưng hô được hiểu là “tiếng kêu gọi” hoặc hành động “kêu gọi lẫn
nhau”, “gọi nhau” (Bùi Thị Minh Yến, 1994: 31).

9


Sau này, trong một số từ điển tiếng Việt, xưng hơ được định nghĩa là
hành động “tự xưng mình và gọi người khác là gì đó để biểu thị tính chất
của mối quan hệ với nhau” (Hoàng Phê, 1994: 1200), hoặc là hành động
“tự xưng mình và gọi người khác trong giao tiếp…” (Nguyễn Như Ý, 1998:
1152), là “việc gọi nhau trong lúc giao thiệp” (Nguyễn Lân, 2000: 1215).
Như vậy, có thể thấy rằng, khái niệm xưng hơ trong phần lớn các từ điển là
hành động nói năng, có chức năng biểu thị thứ bậc hay vai vế của những
người tham gia giao tiếp.
Trong các cơng trình nghiên cứu về Việt ngữ của các nhà ngôn ngữ
học, khái niệm xưng hơ được trình bày một cách đầy đủ và khoa học hơn.
Nguyễn Văn Chiến (1993: 64) cho rằng: “xưng hô là một hành vi ngôn ngữ
được thực hiện trong giao tiếp…” Phạm Ngọc Thưởng tách bạch hai yếu tố
“xưng” và “hơ”, trong đó: “xưng là hành động người nói dùng một biểu
thức ngơn ngữ để đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình
đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình”, cịn “hơ là hành
động người nói dùng một biểu thức ngơn ngữ để đưa người nghe vào trong
lời nói” (Phạm Ngọc Thưởng, 1999: 12). Theo quan điểm này, xưng hô đã

được coi là một hành động, một hành vi ngơn ngữ có chức năng đưa người
nói và người nghe vào trong giao tiếp.
Các quan niệm nêu trên đều thống nhất ở chỗ coi xưng hơ là hành
động tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất
của mối quan hệ. Xưng hô bao gồm hai yếu tố Xưng và Hô. Xưng ứng với
ngôi nhân xưng thứ nhất, hô ứng với ngôi nhân xưng thứ hai. Các phương
tiện nhân xưng ngôi thứ nhất là sự tự quy chiếu của người nói. Các phương
tiện nhân xưng ngơi thứ hai là sự quy chiếu đến người nghe. Chức năng
của xưng hơ là chỉ thị người nói, người nghe trong một cuộc hội thoại.

10


1.1.2.2. Các phương tiện xưng hô
Phương tiện xưng hô là những đơn vị từ, ngữ dùng để xưng hô nhằm
chỉ vai người nói người nghe trong hoạt động giao tiếp. Phương tiện xưng hô
bao gồm đại từ nhân xưng và các phương tiện xưng hô khác. Về đại từ nhân
xưng chúng tơi đã trình bày trong phần 1.1.1.2, dưới đây chúng tơi chỉ trình
bày về các phương tiện xưng hơ khác.
“Từ xưng hơ là tồn bộ những đơn vị từ vựng để người nói tự xưng,
để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ người thứ ba vắng mặt trong cuộc
giao tiếp. Cịn đại từ xưng hơ là một từ loại, hay chính xác hơn là một bộ phận
của từ loại đại từ được dùng để xưng hô” (Nguyễn Thị Trung Thành, 2007: 2)
Theo quan điểm của các nhà Việt ngữ trước đây như Cao Xuân Hạo
(2001), Nguyễn Đức Thắng (2002) đều cho rằng: “Bên cạnh nhóm đại từ
nhân xưng đích thực dùng trong xưng hơ, người Việt cịn dùng các “đại từ
nhân xưng lâm thời” gồm các danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề
nghiệp để xưng hô”. Diệp Quang Ban (2005: 288) nhấn mạnh: “Trong xưng
hơ, chính lớp từ thứ hai tức danh từ chỉ quan hệ thân tộc cho thấy rõ nhất
nghĩa liên nhân của nhân xưng từ trong tiếng Việt.

Như vậy, trong giao tiếp, người Việt thường mượn các từ chỉ quan hệ
gia đình, nghề nghiệp, chức vụ, học hàm, học vị… để xưng gọi, đặc biệt là
các từ chỉ quan hệ gia đình chiếm số lượng lớn và xuất hiện trong nhiều mơi
trường hoạt động của con người. Bởi vì, trong giao tiếp, người nói thường
hướng tới người đối thoại với hai thái độ: lịch sự hoặc không lịch sự gắn với
bốn kiểu sắc thái biểu cảm: trang trọng, trung hoà, thân mật, suồng sã và thô
tục, khinh thường. Mặt khác, trong giao tiếp, xưng hô thường thể hiện ở hai
phạm vi: Xưng hơ trong gia tộc và xưng hơ ngồi xã hội. Điểm đặc biệt trong
giao tiếp của người Việt là quan hệ giữa người và người trong gia tộc chuyển
thành quan hệ giữa người và người trong xưng hơ ngồi xã hội. Trong giao
11


tiếp, những người tham gia giao tiếp cần phải thực hiện đúng vai giao tiếp của
mình. Ngồi ra, mỗi cá nhân đều phải tuân thủ những quy tắc giao tiếp đã
được xã hội chấp nhận như những chế định. Một trong những quy tắc và
chiến lược quan trọng luôn được chú ý trong giao tiếp là nhân tố lịch sự. Các
nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra cả một lý thuyết liên quan tới vấn đề này gọi là
lý thuyết lịch sự.
1.1.3. Một số vấn đề về lý thuyết lịch sự và vai giao tiếp trong ngôn ngữ
1.1.3.1. Lý thuyết lịch sự trong ngôn ngữ học
Lịch sự là một phạm trù gắn liền với lịch sử phát triển của các nền văn
hố, trong đó phản ánh các nền nếp văn hoá của dân tộc. Mặt khác, lịch sự
cũng gắn với sự phát triển văn hoá của từng cá nhân. Như vậy, lịch sự được
thực hiện bởi từng cá nhân trong từng nền văn hoá cụ thể. Các chiến lược lịch
sự là những phương thức mà mỗi cá nhân ý thức được trong nền văn hố của
mình và cố gắng thực hiện chúng, nhưng việc thực hiện các chiến lược lịch sự
phải được cộng đồng chấp nhận, tức là phải tuân theo các chế định xã hội. Do
đó một hành vi lịch sự ở nơi này lại có thể khơng phải là thích hợp với cách
quan niệm về lịch sự ở một miền đất khác. Mỗi dân tộc đều có những quan

niệm khác nhau về tính lịch sự trong giao tiếp.
Vấn đề lịch sự trong giao tiếp được các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan
tâm từ những năm 70 của thế kỷ XX. Kể từ đó tới nay, đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến những cơng trình của các tác
giả như Brown và Levinson, Kerbrat - Orecchioni, Leech, Grice.
Leech cho rằng các hoạt động giao tiếp phải tuân theo một quy tắc cơ
bản: “Hãy lịch sự”, đó chính là các ngun tắc lịch sự (Principles of
Politeness). Nguyên tắc này không liên quan đến khái niệm thể diện mà liên
quan đến khái niệm cái mất và cái được (Leech, 1983: 132).

12


Theo Penelope Brown và Stephen Levinson, ý niệm về lịch sự bao giờ
cũng gắn liền với ý niệm về thể diện vốn có tính phổ qt trong nhân loại
(Brown P. and Levinson S., 1987). Ý niệm về thể diện thì bao giờ cũng gắn
liền với những niềm tin và những bảng giá trị nhất định. Các niềm tin và bảng
giá trị này thay đổi theo từng nền văn hoá, và trong mỗi nền văn hoá, thay đổi
theo từng giai đoạn lịch sử.
Như vậy, lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Phép
lịch sự thể hiện qua mối quan hệ liên nhân trong tương tác, làm cho cuộc
tưỡng tác xã hội được hài hoà, các cá nhân tham dự cảm thấy dễ chịu, thoải
mái và góp phần đưa cuộc tương tác đến thành cơng. Do đó, để có thể tiếp
xúc liên văn hố, người học cần phải tìm hiểu, ngay từ đầu, các nguyên tắc
lịch sự của ngơn ngữ mà mình đang học.
1.1.3.2. Vai giao tiếp
Để có thể giao tiếp được với nhau, giữa những người tham gia giao
tiếp phải có một mối quan hệ qua lại nhất định, đó chính là quan hệ giao tiếp.
Quan hệ giao tiếp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ xã hội
chung, trên cơ sở cấu trúc của xã hội đó.

“Khi nói đến quan hệ giao tiếp là muốn nói đến mối quan hệ giữa các
thành viên tham gia một cuộc giao tiếp cụ thể. Là một “thực thể đa chức
năng”, mỗi một người có rất nhiều vai từ ở trong gia đình đến ra ngoài xã hội”
(Nguyễn Văn Khang, 1999: 199). Một người đàn ông ở trong gia đình là cha
trong quan hệ với con, là con trong quan hệ với cha, là chồng trong quan hệ
với vợ, là anh trong quan hệ với em… Ở ngồi xã hội, anh ta có thể là thủ
trưởng đối với nhân viên cấp dưới, nhưng lại là nhân viên trong quan hệ
với thủ trưởng cấp trên, là thầy giáo trong quan hệ với học sinh… Tất cả

13


những mối quan hệ đan xen ấy làm nên một mạng các quan hệ với rất
nhiều vai khác nhau.
Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, thực tế
được nói tới, hồn cảnh giao tiếp, hệ thống tín hiệu được sử dụng làm cơng
cụ. Trong giao tiếp, nhân vật giao tiếp luôn phải lựa chọn sẽ nói gì, nói như
thế nào và muốn có một sự lựa chọn đúng, người tham gia giao tiếp không
thể không tính đến mối quan hệ giữa bản thân với các thành viên tham gia
giao tiếp.
Các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng thuật ngữ vai giao tiếp để thể hiện
vị thế xã hội của nhân vật hội thoại. Có thể nói, vai giao tiếp là cơ sở mà các
nhân vật hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu hiện vị thế xã hội của mình
trong giao tiếp. Vị thế xã hội có thể phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác. Căn
cứ vào tuổi tác thì những người nhiều tuổi hơn ở bậc trên những người ít tuổi
hơn. Các cặp xưng hô trong tiếng Việt như: ông – cháu, chú – cháu, anh –
em, chị - em, bác – tôi… phản ánh sự khác biệt về tuổi tác của các nhân vật
giao tiếp.
Như vậy, “vai giao tiếp” là một khái niệm đặc biệt quan trọng trong
giao tiếp của người Việt. Nguyễn Văn Khang quy mối quan hệ giữa bản thân

người nói và các thành viên giao tiếp về hai mối quan hệ chính: quan hệ
quyền thế và quan hệ kết liên. Người nói phải xác định được vai của người
tham dự giao tiếp ở vào một quan hệ nào đó thì sẽ có sự lựa chọn phong cách
ngơn ngữ tương ứng để giao tiếp sao cho thoả đáng. Nếu vai của người giao
tiếp ở vào quan hệ quyền thế thì phải chọn phong cách ngơn ngữ tương đối
chính thức, còn khi vai của người giao tiếp ở vào quan hệ kết liên thì phong
cách ngơn ngữ có phần tuỳ tiện, thoải mái hơn.

14


1.2.

Đại từ nhân xƣng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt
tƣơng đƣơng trong tiếng Việt

1.2.1. Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh là một chủ điểm ngữ pháp thu hút
được sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngữ pháp học. Đại từ (pronoun) bắt
nguồn từ tiếng La-tinh “pro - nomen”, có nghĩa là “thay thế cho danh từ”. Kể
từ thế kỷ XVI khi lần đầu tiên thuật ngữ “đại từ nhân xưng” (personal
pronouns) xuất hiện, đã có rất nhiều quan niệm của các nhà ngôn ngữ về vấn
đề ngữ pháp này. Trong những định nghĩa về đại từ nhân xưng được đưa ra,
định nghĩa cho rằng đại từ nhân xưng “thay thế cho danh từ” hay “là từ thay
thế cho danh từ” được coi là những định nghĩa phổ biến nhất. Đại từ nhân
xưng còn được định nghĩa là “từ thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ”
(Leech và Svartvik 1975; Young 1984; Freeborn 1987; Crystal 1988;
Greenbaum 1991, McArthur 1992) (Dẫn theo Katie Wales, 1996: 5)
Từ điển Longman định nghĩa đại từ nhân xưng như sau: “Đó là một
hệ thống đại từ biểu thị một phạm trù ngữ pháp của ngôi, mà hệ thống các

từ này ở trong tiếng Anh được tạo bởi một loạt các hình thái từ đơn giản I,
you, we, he, she, it, they và các biến thể như me, mine, yours, him, his…”
(Richards, 1999: 459)
Các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh gồm có: I, you, he, she, it, they,
you (số nhiều).
Trong tiếng Anh khơng có sự phân biệt đại từ dựa vào mức độ thân
mật, trang trọng. Khơng có đại từ nhân xưng nào được sử dụng riêng biệt
trong các tình huống giao tiếp khác nhau như trong gia đình, giữa bạn bè hay
nơi làm việc… Đại từ “I”, “we” và “you” được sử dụng trong mọi tình huống
và cho mọi đối tượng:

15


- “Perhaps that‟s why I spend so much time at the gym.” (Richard
North Patterson, 2009: 19)
(Có lẽ đó là lý do vì sao tơi dành rất nhiều thời gian ở phòng tập.)
- “We‟re divorcing. It‟s really not her fault.” (Richard North
Patterson, 2009: 20)
(Chúng tôi ly dị. Thật sự là điều này không phải do lỗi của cô ấy.)
- “But if you take my voice, what have I left?” (Hans Christian
Andersen, 1993: 21)
“Nhưng nếu mụ lấy giọng hát của tơi thì tơi chẳng cịn gì nữa ư?” (Bản
dịch tiếng Việt của Nguyễn Văn Hải và Vũ Minh Toàn, 2012)
Việc lựa chọn hình thức đại từ thích hợp để thay thế cho danh từ phụ
thuộc vào yếu tố số nhiều hay số ít, giống đực hay giống cái:
- Lan has come. She can help us lay the table. (Lan đến rồi. Cô ấy có
thể giúp chúng ta sắp xếp bàn ăn.) (“She” là đại từ thay thế cho danh từ
“Lan”, số ít, giống cái)
- The students are here. I have to tell them about the teatalk. (Sinh

viên đến rồi. Tơi phải nói với họ về buổi toạ đàm.) (“them” là đại từ thay thế
cho danh từ “the students”, số nhiều)
- Has Nam arrived? He will go with us to the conference. (Nam đến
chưa? Anh ấy sẽ cùng chúng ta đến dự hội thảo.) (“he” là đại từ thay thế cho
danh từ “Nam”, số ít, giống đực)
1.2.2. Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức
Từ điển Langenscheidt định nghĩa đại từ nhân xưng trong tiếng Đức
như sau: “Các đại từ thuộc lớp này có quan hệ đặc biệt với các danh từ khác.
Vì vậy chúng tôi xác định đại từ như “một từ được sử dụng thay cho danh từ

16


và đề cập đến cùng một người hay một vật như danh từ, ví dụ: anh ta, cơ
ấy…” (Dieter Gưtz, Hünther Haensch, Hans Wellmann, 2003: 583)
“Đại từ nhân xưng là những từ dùng thay thế cho danh từ, và biểu thị
người, vật và sự vật.” (Götze/Hess-Lüttich 1999: 263)
Đại từ nhân xưng tiếng Đức có thể được phân chia theo nhiều cách
khác nhau như tiêu chí dụng học, tiêu chí ngữ pháp...Với tiêu chí dụng học,
đại từ nhân xưng được nhìn nhận dưới góc độ khả năng tham gia giao tiếp
thực tế trong hội thoại. Khi được phân loại theo tiêu chí ngữ pháp, đại từ nhân
xưng tiếng Đức được phân chia theo ngôi ngữ pháp, tức là theo ngôi thứ nhất
(I. Person), ngôi thứ hai (II. Person) và ngôi thứ ba (III.Person). Chúng tôi xin
lựa chọn cách phân loại này để trình bày trong phần phân loại đại từ nhân
xưng trong tiếng Đức.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất bao gồm các đại từ nhân xưng “ich”
và “wir” trong đó “ich” thay thế cho một người còn “wir” thay thế cho nhiều
người. Cả hai đại từ này đều được sử dụng cho người nói/người viết.
Đại từ nhân xưng ngơi thứ hai gồm các đại từ “du”, “ihr” và “Sie”.
“Du” và “ihr” là dạng thức xưng hô thân mật, được sử dụng trước hết

là giữa những thành viên trong gia đình, hay giữa những người bạn với nhau,
những người trẻ tuổi. Ngoài ra, hai đại từ nhân xưng này cũng được sử dụng
giữa những người đồng nghiệp tại nơi làm việc, các tổ chức, xưng hô với trẻ
em… “du” được dùng với một người cụ thể, “ihr” dùng với nhiều người
(nhưng khơng bao giờ dùng cho người nói). “Ihr” trước đây cũng thường
được sử dụng khi nhà vua gọi các thần dân của mình.
-

“Sie” (ln ln được viết hoa) là dạng thức lịch sự của đại từ nhân
xưng ngôi thứ 2 và được dùng cho cả số ít và số nhiều. Đại từ này được dùng
trong các tình huống giao tiếp trang trọng, giữa những người không thân quen
(thường là người lớn tuổi).
17


Ví dụ:
- Số ít: Herr Schulze, wir begrüβen Sie herzlich in unserer Schule.
- Số nhiều: Sehr geehrte Damen und Herren, wir begrüβen Sie in
unserer Werkstatt.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba gồm các đại từ “er”, “sie”, “es” (số ít) và
“sie” (số nhiều). Các đại từ này có những đặc điểm sau:
Về đặc điểm chức năng, các đại từ nhân xưng thuộc nhóm này có
chức năng thay thế cho người hay vật, sự việc được nhắc đến.
-

sie (số nhiều) dùng để thay thế cho một danh từ số nhiều.

-

er, sie, es dùng để thay thế cho một danh từ số ít. Để lựa chọn giữa

er, sie, es người ta dựa vào quy tắc giới tính ngữ pháp.
Đại từ “es” là một đại từ đặc biệt. “Er” và “sie” chỉ thay thế cho một từ,

“es”có thể thay thế cho một từ hoặc cả câu:
Ví dụ:
- Magst du das Handy? Ja, es ist wunderbar! (es thay thế cho một danh
từ) (Bạn có thích chiếc điện thoại đó khơng? Có, nó tuyệt lắm!)
- Ist sie schnell? Ja, sie ist es. (es thay thế cho cả câu) (Cơ ấy có nhanh
nhẹn khơng? Có.)
Sự lựa chọn giữa “sie” và “er” là phụ thuộc vào giống của danh từ: sie
chỉ có thể được dùng để chỉ một danh từ thuộc giống cái và “er” dùng để chỉ
danh từ giống đực. “Es” thì vừa được dùng để chỉ danh từ giống trung, vừa có
thể dùng như một chủ ngữ giả:
Ví dụ:
- Sehen Sie die Jungen und Mädchen dort? Es sind meine
Studenten. (Anh có nhìn thấy những cậu bé và cơ bé ở đằng
kia khơng? Đó là sinh viên của tôi.)

18


- Es regnet. (Trời mưa.)
- Es ist schon spät. (Đã muộn rồi.)
Trong tiếng Đức có sự chia động từ. Động từ được chia theo chủ ngữ,
tức là cho các ngôi nói trên khi xưng hơ.
Việc chia động từ này hết sức quan trọng vì chủ ngữ (Subjekt) trong
tiếng Đức có thể hốn vị, khơng phải lúc nào cũng đứng ở vị trí thứ nhất. Để
nhận ra chủ ngữ người ta phải dựa vào dạng thức được chia của động từ
(konjugiertes Verb, Prädikat, vị ngữ).
Như vậy, trong tiếng Đức có 10 đại từ nhân xưng tương ứng với các

ngôi giao tiếp:
Số ít (Singular):
ich

Ngôi thứ nhất

du, Sie

Ngôi thứ hai

er, sie, es

Ngôi thứ ba

(Ngơi thứ ba số ít được chia ra ba giống: giống đực, giống cái và
giống trung)
Số nhiều (Plural):
wir

Ngôi thứ nhất

ihr, Sie

Ngôi thứ hai

sie

Ngôi thứ ba

19



1.2.3. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và các phương tiện xưng hô khác
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật tham gia giao tiếp
dùng ngôn ngữ để tạo lập quan hệ. Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt bao
gồm nhiều từ loại khác nhau nhằm đáp ứng tính đa dạng trong xưng hơ và đạt
hiệu quả giao tiếp nhất định. Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt có thể phân
thành hai nhóm: nhóm đại từ nhân xưng đích thực và nhóm các phương tiện
xưng hơ khác.
1.2.3.1. Đại từ nhân xưng đích thực trong tiếng Việt
Diệp Quang Ban (2005) căn cứ vào vai nhân vật tham gia quá trình
giao tiếp cùng với sự phân biệt về số lượng nhân vật ở mỗi vai đó để chia đại
từ nhân xưng đích thực theo bảng phân loại sau:
Bảng 1: Đại từ nhân xƣng trong tiếng Việt
Nhân xƣng từ
Nhân vật trong

Số đơn

Số nhiều ngoại Số

giao tiếp

trừ

nhiều

gộp

Ngƣời nói:


tơi, tao, tớ (ta), chúng tơi, chúng chúng

Ngơi thứ nhất

mình

tao,

bao

chúng

ta,

ta,

tớ chúng mình (ngơi

(ngơi thứ nhất số thứ nhất số nhiều
nhiều loại trừ)
Ngƣời nghe:

mày, mi

chúng mày, bay,

Ngơi thứ hai

chúng bay


Ngƣời đƣợc nói nó, hắn, y

chúng nó, chúng

đến:
Ngơi thứ ba

20

bao gộp)


Đại từ nhân xưng “tôi”, “chúng tôi” tương đối trung tính và ít dùng
trong hồn cảnh xưng hơ thân mật. Trong phong cách ngơn ngữ khoa học, để
tạo tính khách quan cho bài viết, tác giả cơng trình thường xưng “tôi”, “chúng
tôi”. Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Đại từ nhân xưng “tơi”, “chúng tơi” khơng
có sự hơ ứng ở ngơi thứ hai và ngôi thứ ba và phải thay bằng các từ xưng hô:
ông, bà, anh, chị… (Đinh Trọng Lạc, 2004: 171).
Đôi khi trong một số ngữ cảnh giao tiếp nhất định, việc dùng đại từ
nhân xưng “tôi” để xưng cịn mang tính nghiêm túc. Chẳng hạn, trong hội
nghị, đại biểu có thể xưng “tơi” gọi đồng chí. Xưng “tơi” trong một số trường
hợp cũng có thể thể hiện sự khẳng định của “cái tôi” cá nhân.
“Tôi” cũng được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày giữa những
người không quen biết, giữa bạn bè… và thể hiện quan hệ ít thân thiết, có
khoảng cách giữa những người giao tiếp.
- Chị làm ơn cho tôi hỏi bây giờ là mấy giờ rồi ạ?
- Anh/Chị có thể giúp tơi điền vào phiếu khảo sát này được khơng?
Nhưng khi người nói sử dụng đại từ nhân xưng “tơi” với đối tượng có
quan hệ thân thiết với mình mà bình thường mình sử dụng đại từ nhân xưng

khác “tơi” thì đại từ “tơi” báo hiệu sự rạn nứt quan hệ thân thiết vốn có.
- Tơi muốn cậu làm rõ vấn đề đó.
- Tơi muốn chúng ta nói chuyện thẳng thắn với nhau.
Đại từ nhân xưng “tao” có đại từ hơ ứng: “mày”, “mi” (ngơi thứ hai);
“hắn”, “nó” (ngơi thứ ba). Trong giao tiếp, việc sử dụng cặp hô ứng “tao –
mày, mi”; “tao – nó”; “tao – hắn” mang hai sắc thái: hoặc thân mật, suồng sã,
hoặc tỏ vẻ coi thường, khinh miệt.

21


Ví dụ:
- Tao hỏi mày, mày là cái thá gì mà dám đến tranh cướp… của
tao hử? (Nguyễn Minh Ngọc, 2012: 159)
Trong ví dụ trên, hai nhân vật giao tiếp là hai người phụ nữ đang tranh
cãi nhau, thay vì xưng “chị - em” như giao tiếp với sắc thái trung hịa hay thân
mật, người nói xưng “tao” và gọi người nghe là “mày”. Cặp từ xưng hô “tao –
mày” trong tình huống này thể hiện thái độ khinh ghét, thù hằn của người nói
đối với người nghe.
Tuỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp, cặp xưng hô “tao – mày” còn mang
sắc thái thân mật và thường được giới trẻ dùng để gọi nhau:
Ví dụ: “Tao nhớ mày lắm đó! Tuần này mày có về q khơng?”
Đại từ nhân xưng “hắn” dùng để chỉ người, khi sử dụng thường mang
sắc thái khơng thân mật, có phần miệt thị. Từ “y” chỉ người nam (hiện nay ít
dùng; để chỉ người nữ trước đây cũng dùng từ “thị”, đối lập với “y”. Từ “nó”
chỉ người, vật được nhắc đến. “Nó” có thể dùng với sắc thái thân mật hoặc
khinh miệt, suồng sã. Trong ví dụ dưới đây, “nó” là đại từ được người chị
dùng để gọi người em với ý nghĩa thân mật:
- Nó nằm trong buồng ấy, chắc vừa ngủ. Ở bên này chị nấu cơm ăn
xong hãy về bên ấy. (Thanh Phúc, 2010: 13)

Trong khẩu ngữ, hiện tượng “nó” làm thành phần đồng ngữ của danh từ
là hiện tượng rất phổ biến:
- Tình cảnh tơi nó bó buộc lắm!
Đại từ “ta”, “chúng ta” bao gồm người nói và người nghe. “Chúng ta”
ln ln được xác định là số nhiều, cịn “ta” có thể là số ít hoặc số nhiều.

22


×