Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quan hệ giữa trung quốc với các nước trung á những năm đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN NAM

QUAN HỆ TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƢỚC TRUNG Á
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN NAM

QUAN HỆ TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƢỚC TRUNG Á
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60.31.02.06

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6


1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................12
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................12
NỘI DUNG ..............................................................................................................14
CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ TRUNG QUỐC VỚI
CÁC NƢỚC TRUNG Á ..........................................................................................14
1.1. Khái quát quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế
kỷ XXI .......................................................................................................................14
1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động tới quan hệ của Trung Quốc với các nước
Trung Á .....................................................................................................................15
1.2.1. Tình hình thế giới ........................................................................................15
1.2.2. Tình hình các nước Trung Á........................................................................20
1.2.3. Trung Quốc ..................................................................................................24
CHƢƠNG 2: QUAN HỆ TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƢỚC TRUNG Á TRÊN
CÁC LĨNH VỰC .....................................................................................................28
2.1. Về chính trị .........................................................................................................28
2.1.1. Sự cần thiết hợp tác song phương ................................................................29
2.1.2. Nguyên tắc phát triển quan hệ Trung Quốc với các nước Trung Á ............32
2.1.3. Trao đổi đoàn giữa Trung Quốc và các nước Trung Á ...............................36
2.2. Về kinh tế ...........................................................................................................42
2.2.1. Hợp tác nhằm thúc đẩy kinh tế song phương phát triển ..............................42
2.2.2. Thương mại mậu dịch song phương ............................................................46
3


2.2.3. Hợp tác kỹ thuật giữa hai bên ......................................................................53

2.3. Về quân sự, an ninh ............................................................................................56
2.4. Về giao lưu văn hoá ...........................................................................................59
2.5. Quan hệ Trung Quốc- Trung Á trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ....61
2.5.1. Hợp tác kinh tế .............................................................................................62
2.5.2. Hợp tác an ninh ............................................................................................66
2.5.3. Hợp tác giao lưu văn hoá .............................................................................68
CHƢƠNG 3: HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA TRUNG QUỐC VỚI CÁC
NƢỚC TRUNG Á ...................................................................................................71
3.1. Trung Quốc với nhu cầu năng lượng liên tục tăng ............................................71
3.2. Hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc với các nước Trung Á ...........................73
3.2.1. Tầm quan trọng của hợp tác năng lượng song phương ...............................73
3.2.2. Tình hình hợp tác năng lượng song phương ................................................75
3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và
các nước Trung Á ..................................................................................................80
CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ TRUNG QUỐC VÀ
CÁC NƢỚC TRUNG Á ..........................................................................................88
4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước
Trung Á .....................................................................................................................88
4.1.1. Thuận lợi ......................................................................................................88
4.1.2. Khó khăn ......................................................................................................91
4.2. Triển vọng quan hệ Trung Quốc các nước Trung Á ..........................................98
4.3. Tác động của quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á tới môi trường
thế giới và khu vực. ...................................................................................................95
4.3.1. Đối với khu vực ...........................................................................................95
4.3.2. Đối với thế giới ............................................................................................96
KẾT LUẬN ............................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104

4



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU

European Union
Liên minh châu Âu

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm kinh tế quốc nội

LHQ

United Nations
Liên Hiệp Quốc

NATO

North Atlantic Treaty Organization
Khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương

NMD

National Missile Defense

Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia

SCO

Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

SNG

Содружество Независимых Государств
Cộng đồng các quốc gia độc lập

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những thay đổi hết sức
nhanh chóng, trật tự thế giới đa cực đang hình thành rõ rệt, trong đó Trung quốc trỗi
dậy và nổi lên như một siêu cường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục hai con số
của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã đưa nền kinh tế Trung Quốc vượt qua
Nhật Bản và trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Để tiếp tục duy trì tốc độ
phát triển nhanh chóng của mình, Trung Quốc cần mơi trường hịa bình, ổn định,
đặc biệt là mơi trường xung quanh Trung Quốc, do đó, Trung Quốc đã thực hiện
chính sách ngoại giao láng giềng hết sức linh hoạt, lôi kéo các nước xung quanh
bằng sợi dây kinh tế, chính trị, qn sự và văn hóa. Trung Á bao gồm 5 nước là:
Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzberkistan và Turmenistan. Về mặt địa lý,
Trung Quốc là láng giềng gần gũi của các quốc gia này, trong đó, Trung Quốc có
đường biên giới chung lên đến hơn 3300 km với


Kazakhstan, Tajikistan,

Kyrgyzstan. Dọc hai bên đường biên giới chung này có các dân tộc thiểu số của
Trung Quốc và các nước Trung Á sinh sống đan xen. Trung Á là khu vực nằm giữa
hai châu lục Á, Âu, chính là con đường giao thông thương mại huyết mạch Đông,
Tây thời cổ đại – Con đường Tơ lụa. Sau khi Liên Xô giải thể, các nước Trung Á
trở thành các quốc gia độc lập, chấn hưng và phát triển kinh tế đất nước, nhanh
chóng hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Trung Á là khu vực được ưu đãi nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, được coi là “rốn dầu” của thế giới. Tuy nhiên, sau
khi độc lập, các nước này phải đối mặt với rất nhiều nhân tố bất ổn định, đó là chủ
nghĩa ly khai, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố.
Là quốc gia có hệ thống đường biên giới dài tiếp giáp với các nước Trung Á
giàu tài nguyên, Trung Quốc rất quan tâm tới khu vực đặc thù này. Năm 1992, các
quốc gia Trung Á sau khi tách ra khỏi Liên bang Xô Viết và trở thành những quốc
gia độc lập, Trung Quốc đã nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao với lần lượt
các nước Uzberkistan, Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Turmenistan. Kể từ

6


đó, quan hệ này khơng ngừng được tăng cường trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế,
quân sự, văn hóa, xã hội…
Nghiên cứu mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á để thấy
được vị trí và vai trò của các nước này trong sự ổn định và phát triển của Trung
Quốc, cũng như vai trò của Trung Quốc trong quá trình chấn hưng đất nước, duy trì
hịa bình ổn định và hội nhập ngày càng sâu hơn vào cộng đồng quốc tế của các
quốc gia Trung Á. Mối quan hệ này cịn có ảnh hưởng, tác động nhất định tới môi
trường an ninh khu vực cũng như trên thế giới. Bàn về quan hệ Trung Quốc – Các
nước Trung Á đã có những cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam, Trung Quốc cũng
như trên thế giới, đề cập trên một số lĩnh vực trong quan hệ này, tuy nhiên, chưa có

một cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện về quan hệ Trung
Quốc – Trung Á, đặc biệt là từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay. Vì vậy, tơi đã
lựa chọn đề tài “Quan hệ Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ
XXI” làm luận văn cao học cho mình. Hy vọng đề tài đóng góp được một phần nhất
định vào nghiên cứu quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á những thập
niên đầu thế kỷ XXI.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trung Quốc là một nước lớn đang “trỗi dậy”, vì vậy mọi động thái của Trung
Quốc luôn nhận được sự quan tâm của giới học giả trên thế giới, trong đó có vấn đề
quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, do đó, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước
Trung Á cũng dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam,
Trung Quốc và thế giới.
Tài liệu tiếng Việt
Tại Việt Nam, có nhiều tác phẩm viết về Trung Quốc như: Khi Trung Quốc
làm thay đổi thế giới, Nguyễn Huy Cố & Lê Huy Thìn NXB Thế giới, 2006; Trung
Quốc những chiến lược lớn, Hồ An Cương, NXB Thông tấn, 2003; Những sách
lược làm thay đổi Trung Quốc, Trương Hiểu Hà, NXB Văn hóa thơng tin, 2005;
Trung Quốc cải cách mở cửa: những bài học kinh nghiệm, Nguyễn Văn Hồng,
NXB Thế giới, 2003; Sự trỗi dậy hịa bình của Trung Quốc: cơ hội hay thách thức,

7


Nguyễn Văn Lập, Thông tấn xã Việt Nam, 2006; Trung Quốc - Nhìn lại một chặng
đường phát triển, JUN MA, NXB Trẻ, 2002; Tập bài giảng môn Quan hệ quốc tế ở
Châu Á - Thái Bình Dương, Phạm Quang Minh, 2006; Trung Quốc trỗi dậy hồ
bình, Giang Tây Ngun & Hạ Lập Bình, NXB Quân đội nhân dân, 2007; Trung
Quốc trước ngã ba đường, Peter Nolan, NXB Chính trị quốc gia, 2005… Trong đó,
tiêu biểu có những tác phẩm sau đây:
- Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI – Những vấn đề lý luận và thực tiễn nổi

bật, Đỗ Tiến Sâm, Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 năm 2010. Bài viết đã trình bày và
phân tích một số vấn đề nổi bật về Chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội
cùng với thử nghiệm cải cách ở một số địa phương Trung Quốc.
- Cuốn sách Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 20 năm đầu thế kỷ
XXI do Lê Văn Mỹ chủ biên, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, năm 2011. Cuốn
sách đề cập đến những vấn đề nổi bật trong quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc
gia Trung Á 10 năm đầu thế kỷ XXI và đưa ra những dự báo.
- Cuốn sách Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn
đề đặt ra cho Việt Nam do Lê Văn Mỹ chủ biên, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa,
năm 2013, đã phản ánh về tình hình ngoại giao của Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ
XXI đảm bảo cho sự “trỗi dậy” của Trung Quốc như thế nào, đồng thời đề cập đến
việc Trung Quốc ráo riết triển khai ngoại giao năng lượng đối với các nước và khu
vực có nhiều nguồn tài nguyên, trong đó có các quốc gia khu vực Trung Á.
- Cuốn sách Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI của tác giả Đỗ Tiến Sâm
và M. L. Titarenko, NXB Từ điển Bách Khoa năm 2009 đã phân tích những khía
cạnh cơ bản của đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, xem xét, đánh giá
những giai đoạn, những vấn đề quan trọng nhất của sự chuyển đổi cơ cấu chính trị
và xã hội, nền kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Trung Quốc.
Cung cấp cho người đọc tình hình sâu rộng và tồn diện về những vấn đề then chốt
và những triển vọng của công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra
kinh nghiệm của Trung Quốc trong giải quyết những vấn đề mới xuất hiện của nước
này.

8


- Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với các nước Trung
Á những năm đầu thế kỷ XXI, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Biển Đơng ngày
08/2/2012 của tác giả Lê Tuấn Thanh, đã khẳng định Dầu lửa đã, đang và sẽ trở
thành câu chuyện quan trọng hàng đầu liên quan đến an ninh và phát triển của

Trung Quốc. Trung Quốc tích cực thúc đẩy triển khai chính sách ngoại giao năng
lượng rộng khắp các châu lục nhằm phục vụ nhu cầu năng lượng ngày càng cao.
Tác giả cũng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh và cuối cùng rút ra kết
luận chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại khu vực Trung Á sẽ vẫn
được triển khai mạnh mẽ thông qua các biện pháp như nước này đang áp dụng hiện
nay, hơn thế nữa, sẽ ngày càng ráo riết hơn, cứng rắn hơn.
Tài liệu tiếng nước ngoài
- Quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc với Trung Á, năm 2011, Hồ Chấn Hoa,
Đại học Dân tộc Trung ương Trung Quốc, tác giả đã đưa ra những đánh giá, phân
tích tổng hợp quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á qua các thời kỳ khác
nhau, từ thời cổ đại, thời kỳ Cách mạng Tân Hợi đến sau khi các nước Trung Á tách
ra khỏi Liên Xô để trở thành các quốc gia độc lập và những năm đầu thế kỷ XXI,
trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa xã hội. Trong
cuốn sách của mình, tác giả chủ yếu đi sâu vào ca ngợi mối quan hệ gắn bó và ngày
càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á, đồng thời đưa ra các giải
pháp để thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp này.
- Chiến lược Trung Á của Trung Quốc từ sau Sự kiện 11/9, năm 2006, Triệu
Quốc Lực, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Diên Biên, Trung Quốc đã
phân tích nhân tố Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào tới lợi ích của các nước
Trung Á, từ đó là rõ những vấn đề cụ thể trong chiến lược Trung Á của Trung
Quốc, đặc biệt trên các lĩnh vực: môi trường an ninh, chiến lược ngoại giao, hợp tác
kinh tế mà mũi nhọn là các hợp đồng năng lượng.
- Hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và các nước Trung Á, năm 2009, của
tác giả Bành Văn Tuyển, Đại học Tế Nam Trung Quốc đã đi sâu vào vấn đề hợp tác
năng lượng giữa Trung Quốc và các nước Trung Á. Tác giả đã nêu ra thực trạng

9


hợp tác song phương, những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới mối quan

hệ hợp tác này, đồng thời, đưa ra những nhận xét, kiến nghị về triển vọng hợp tác,
các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác năng lượng giữa hai bên.
- Tình hình Trung Á sau Chiến tranh Lạnh và quan hệ hợp tác giữa Trung
Quốc với các nước Trung Á, năm 2005 của tác giả A Nhĩ Man, Đại học Cát Lâm
Trung Quốc đã nêu vị trí chiến lược của Trung Á trên bản đồ thế giới, Trung Á với
vai trò là cầu nối đông tây, khu vực tiếp giáp giữa hai châu lục Á, Âu, là con đường
tơ lụa cổ đại. Tác giả cũng nêu ra chiến lược Trung Á của các cường quốc như Mỹ,
Nga và Trung Quốc. Đánh giá và triển vọng quan hệ Trung Quốc và các nước
Trung Á trong tương lai, đặc biệt nhấn mạnh hợp tác giữa hai bên thông qua cơ chế
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
- Hợp tác an ninh, quân sự giữa Trung Quốc và các nước Trung Á sau Chiến
tranh Lạnh, năm 2009, Trần Kỳ Tường, Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao
Trung Quốc. Tác giả tập trung nghiên cứu về môi trường an ninh khu vực và hợp
tác quân sự giữa Trung Quốc và các nước Trung Á sau Chiến tranh Lạnh. Tác giả
cho rằng, thực chất của hợp tác quân sự an ninh song phương để duy trì ổn định tình
hình khu vực và phát triển nền kinh tế tất cả các nước. Tác giả cũng dự báo về xu
thế phát triển hợp tác quân sự an ninh song phương và đưa ra đánh giá những nhân
tố thuận lợi, khó khăn trong phát triển mối quan hệ này.
- Chiến lược năng lượng từ các nước Trung Á của Trung Quốc, năm 2009,
Trương Tân Hoa, Đại học Tân Cương Trung Quốc đã tập trung phân tích về cơn
khát năng lượng của các cường quốc trên thế giới trong đó có Trung Quốc, nêu lên
thực trạng tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực, bên cạnh đó tác giả
cũng đưa ra chiến lược của Trung Quốc tại khu vực này để tối đa hóa lợi ích, đó
chính là tăng cường xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị, xây dựng các đường
ống dẫn dầu, giành các hợp đồng năng lượng, duy trì ổn định tình hình khu vực,
nhấn mạnh hợp tác thông qua tổ chức Hợp tác tác Thượng Hải.
- Ngồi ra cịn các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh như:

10



Central Asia at the End of the Tratrisition của tác giả Boris Rumen, đăng
trên tạp chí New York: Armonk N.Y. M.E. Sharpe, năm 2005; America ’s
Information Edge của tác giả Joseph S. Nye và William Owens, đăng trên tạp chí
Foreing Affairs, March/April 1996; China’s Energy Security and Geo-Economic
Interest in Central Asia, của tác giả Liyan Hu, Ter-Shing Cheng đăng trên tạp
chí Central European Journal of International & Security Studies, Metropolitan
University Prague, Volume 2, Issue 2 (11/2008); Central Asia’s Pipelines: Field of
Dreams and Reality của tác giả Edward C. Chow and Leigh E. Handrix được đăng
trên tạp chí The National Bureau of Asian Research (9/2010); One step forward,
two step back? The Realities of a Rising China and Implications for Russia’s
Energy Ambitions của Igor Danchenco, Erica Downs đăng trên tạp chí Fiona
Hill Foreign Policy at Brookings (8/2010).… đều có những nhận định, phân tích về
tình hình địa chính trị các nước Trung Á.
Bên cạnh đó cịn có nguồn tài liệu từ TTXVN, Tài liệu Tham khảo đặc biệt
của Bộ Ngoại giao và các trang báo mạng uy tín như: Nhân dân, Quân đội, Lao
động, Tạp chí Nghiên cứu Biển Đơng… với nhiều bài viết về quan hệ Trung Quốc Trung Á. Thông qua các nguồn tài liệu tin cậy, quan trọng, xác thực này, mối quan
hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á được phản ánh, đề cập vừa khái quát,
sinh động vừa cụ thể. Đặc trưng của loại tài liệu này là đi sâu vào những sự kiện
thường nhật, thời sự “nóng hổi” nhất về chính sách đối nội, đối ngoại, tình hình
kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc và các quốc gia Trung Á. Đây chính là
nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho việc hoàn thành Luận văn này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận văn đề cập tới quan hệ Trung Quốc với các quốc gia khu
vực Trung Á, đặc biệt là chính sách sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc với
các quốc gia khu vực này. Trung Á theo nghĩa rộng được Liên Hợp Quốc công nhận
bao gồm vị trí địa lý của các nước: Afghanistan, Tây Trung Quốc, Bắc Ấn Độ,
Đông Bắc Iran, Mông Cổ, Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan,
Turmenistan và Uzberkistan. “Các quốc gia Trung Á” mà đề tài nghiên cứu bao


11


gồm năm quốc gia là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turmenistan và
Uzberkistan bởi những quốc gia này đều là những nước thuộc Liên Xơ cũ, là láng
giềng của Trung Quốc, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định và an ninh khu vực
Tây bắc Trung Quốc.
Về thời gian nghiên cứu, đề tài giới hạn mối quan hệ giữa Trung Quốc và các
nước khu vực Trung Á từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay.
Về mặt nội dung, luận văn nghiên cứu quan hệ Trung Quốc – các quốc gia
khu vực Trung Á trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, chính trị, ngoại
giao, an ninh quân sự. Nhận định, đánh giá của tác giả trong triển vọng quan hệ hai
bên, những tác động của mối quan hệ này đối với khu vực và thế giới.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Phân tích, làm rõ mối quan hệ và sự phát triển của mối quan hệ
giữa Trung Quốc với các nước Trung Á những năm đầu thế kỷ 21, từ đó rút ra được
vị trí địa chính trị quan trọng của khu vực Trung Á đối với Trung Quốc.
- Nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn. Phân tích, làm nổi bật sự phát
triển, sự thay đổi của mối quan hệ này. Đánh giá kết quả mối quan hệ, rút ra tác
động của mối quan hệ này đối với khu vực và thế giới, đồng thời đưa ra triển vọng
mối quan hệ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do đề tài luận văn có đề cập tới mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc
gia khu vực Trung Á trong một giai đoạn nhất định nên phương pháp nghiên cứu
được sử dụng chủ yếu ở đây là các phương pháp nghiên cứu quốc tế.
Ngoài ra, đề tài được viết dựa trên phương pháp lịch sử, phương pháp phân
tích, so sánh, logic, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tư liệu, hệ thống hóa nhằm rút ra
những nhận định có tính tổng hợp, khái qt phục vụ cho nghiên cứu được chi tiết,
xác thực hơn.
6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 4 chương, trình
bày theo thứ tự sau:

12


Chương 1: Bối cảnh tình hình thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ
XXI tác động tới quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Á
Khái quát tình hình chung của thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ
XXI và những tác động tới quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia khu vực
Trung Á. Làm rõ vị trí địa chiến lược của khu vực Trung Á đối với Trung Quốc.
Chương 2: Quan hệ Trung Quốc với các nước Trung Á trên các lĩnh vực
Chương này nêu cụ thể quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia khu vực
Trung Á trên các phương diện: kinh tế, chính trị, quân sự và giao lưu văn hố, từ đó
làm nổi bật chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc với các quốc gia khu
vực này. Đặc biệt đi sâu vào trình bày hợp tác giữa Trung Quốc với các quốc gia
khu vực Trung Á thông qua tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Chương 3: Hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc với các nước Trung Á
Trung Quốc trong quá trình “trỗi dậy” mạnh mẽ của mình có nhu cầu năng
lượng rất lớn, mà các quốc gia Trung Á ngồi vị trí địa chiến lược nằm ở cửa ngõ
phía Tây Trung Quốc, cịn là khu vực giàu tài nguyên, cung cấp năng lượng mà
Trung Quốc rất cần đến. Nội dung chương này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu hợp
tác năng lượng giữa Trung Quốc với các quốc gia khu vực Trung Á, những thuận
lợi, khó khăn mà hai bên phải đối mặt trong quá trình hợp tác.
Chương 4: Đánh giá và triển vọng quan hệ Trung Quốc và các nước Trung Á
Chương này đưa ra những đánh giá về quan hệ giữa Trung Quốc và các nước
Trung Á, những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa hai bên. Những ảnh
hưởng của quan hệ này tới khu vực và thế giới, đồng thời dự báo về triển vọng quan
hệ Trung Quốc và các nước Trung Á trong những năm tiếp theo.


13


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
BỐI CẢNH TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ
TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƢỚC TRUNG Á
1. 1. Khái quát quan hệ giữa Trung Quốc với các nƣớc Trung Á những
năm đầu thế kỷ XXI
Năm nước Trung Á bao gồm: Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan,
Uzberkistan và Turmenistan. Về mặt địa lý, Trung Quốc là láng giềng gần gũi của
các quốc gia này, trong đó, Trung Quốc có đường biên giới chung lên đến hơn 3300
km với Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan. Dọc hai bên đường biên giới chung
này có các dân tộc thiểu số của Trung Quốc và các nước Trung Á sinh sống đan
xen. Trung Á là khu vực nằm giữa hai châu lục Á, Âu, chính là con đường giao
thơng thương mại huyết mạch Đông, Tây thời cổ đại – Con đường Tơ lụa. Vị trí địa
lý quyết định các nước Trung Á đều nằm sâu trong lục địa, khơng có cảng biển. Sau
khi Liên Xô giải thể, các nước Trung Á trở thành các quốc gia độc lập, chấn hưng
và phát triển kinh tế đất nước, nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Khu
vực Trung Á là khu vực được ưu đãi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, được
coi là “rốn dầu” của thế giới. Tuy nhiên, sau khi độc lập, các nước này phải đối mặt
với rất nhiều nhân tố bất ổn định, đó là chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa tôn giáo cực
đoan và chủ nghĩa khủng bố.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình quốc tế có những thay đổi to
lớn, nhìn một cách tổng thể, xu thế đó có lợi cho sự phát triển quan hệ của Trung
Quốc với các nước Trung Á.
Trước hết, với sự tan rã của hai Cực đối đầu, hịa bình, hợp tác và phát triển
trở thành tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế. Việc giải quyết xung đột và mâu
thuẫn bằng biện pháp đàm phán chứ không phải dùng sức mạnh vũ lực trở thành

nguyên tắc phổ biến trong cộng đồng quốc tế. Đồng thời, các nước đều đặt lợi ích
quốc gia lên hàng đầu, điều này rất có lợi trong việc giải quyết các cơng tác ngoại
14


giao của những nước mới độc lập như các quốc gia Trung Á. Hai là, quan hệ giữa
Trung Quốc với các nước Mỹ, Nhật, EU đã có bước cải thiện rõ nét, đặc biệt là
quan hệ đối tác chiến lược với Nga khơng ngừng được làm sâu sắc hóa, khiến cho
quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á thêm phần thuận lợi, tạo mơi
trường thơng thống để hai bên xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị lên một tầm
cao mới. Ba là, để hội nhập vào trào lưu tồn cầu hóa kinh tế, các quốc gia đều cần
nỗ lực xây dựng quan hệ quốc tế lành mạnh, tranh thủ mọi cơ hội để phát triển kinh
tế trong nước. Trung Quốc và các quốc gia Trung Á có điểm chung là đều là những
nước đang trên con đường mở cửa cải cách, nỗ lực phát triển kinh tế đất nước, cải
thiện đời sống nhân dân. Trong xu thế phát triển tổng thể, Trung Quốc và các nước
Trung Á tìm được tiếng nói chung. Bốn là, trong bối cảnh tình hình thế giới phát
triển theo hướng đa cực, rất nhiều quốc gia mong muốn xây dựng một trật tự kinh tế
chính trị quốc tế mới một cách cơng bằng, hợp lý. Đây chính là cơ hội thúc đẩy
quan hệ Trung Quốc và các nước Trung Á phát triển cùng có lợi. Vì vậy, sự thay
đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế có lợi cho phát triển quan hệ giữa Trung
Quốc với các nước Trung Á.①
1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động tới quan hệ của Trung Quốc
với các nƣớc Trung Á
1.2.1. Tình hình thế giới
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, xu hướng nổi trội của mơi trường an ninh
- chính trị quốc tế là duy trì ổn định, thúc đẩy hợp tác, kiềm chế xung đột. Các nước
lớn có nhiều nỗ lực tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế; các khu vực và các nước
nhỏ đẩy mạnh hợp tác và hội nhập. Do vậy, chiến tranh, xung đột quân sự được
kiềm chế, ngăn chặn; tiến trình giải quyết các điểm nóng trên thế giới bằng giải
pháp hịa bình đạt được một số tiến bộ; hợp tác bảo vệ an ninh phi truyền thống tiếp

tục được mở rộng.
Tuy vậy, tình hình thế giới vẫn tiềm ẩn các nguy cơ mất ổn định, chủ yếu do
các nước lớn, các trung tâm quyền lực đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược, can thiệp


Bích Quân Độ, “Trung Quốc và Trung Á”, NXB Văn Hiến Khoa học xã hội, năm 1999, trang 51.

15


vào công việc nội bộ của các nước khác. Trong khi Mỹ phát động cuộc chiến ở
Nam Á và Trung Đông dưới chiêu bài “chống khủng bố” để thu hẹp không gian
chiến lược của các đối thủ tiềm tàng, các nước lớn khác như Nga, Trung Quốc, Ấn
Độ tăng cường hợp tác chiến lược, đẩy mạnh tập hợp lực lượng nhằm thúc đẩy sự
hình thành trật tự thế giới đa cực, phá vỡ mơ hình thế giới đơn cực do Mỹ thiết lập
sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Các cuộc “cách mạng màu sắc” liên tiếp nổ ra
tại các nước cộng hịa thuộc khơng gian hậu Xơ-viết là một điển hình cho sự can
thiệp của phương Tây vào khơng gian hậu Xô-viết nhằm cô lập, làm suy yếu Nga.
Bên cạnh xu hướng tồn cầu hóa tiếp tục tác động sâu sắc, tồn diện đến tình hình
của các nước và khu vực, sự chi phối của các cường quốc đối với quan hệ quốc tế
vẫn rất rõ nét:
a. Mỹ
Chính quyền Mỹ triển khai các biện pháp đơn phương nhằm củng cố vị thế
“bá chủ toàn cầu”. Sau khi lên nắm quyền (2000), Tổng thống Mỹ G. Bush đã đẩy
mạnh các biện pháp quân sự, đối ngoại nhằm khẳng định địa vị siêu cường của Mỹ.
Ngay sau khi xảy ra vụ khủng bố tấn cơng nước Mỹ ngày 11/09/2001, Chính quyền
Bush lập tức sử dụng chiêu bài “chống chủ nghĩa khủng bố” phát động cuộc chiến
chống khủng bố trên phạm vi tồn cầu, toan tính với sức mạnh qn sự vượt trội sẽ
giành được thắng lợi trong cuộc chiến này, qua đó gia tăng ảnh hưởng và lợi ích
chiến lược, tăng cường kiềm chế các đối thủ của Mỹ tại các khu vực trọng điểm trên

thế giới; đồng thời Mỹ triệt để lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền”, ra sức thúc
đẩy “diễn biến hịa bình, bạo loạn lật đổ” nhằm lật đổ chế độ ở các nước mà Mỹ kết
tội là “thù địch” để phục vụ lợi ích của Mỹ. Sau khi tiến hành hai cuộc chiến ở
Afghanistan (2001) và Iraq (2003), kích động một loạt cuộc “cách mạng màu sắc” ở
không gian hậu Xô-viết như Gruzia, Ukraina, Kyrgyzstan, Uzbekistan, kích động
phong trào “dân chủ hóa” ở khu vực Trung Đông với mục tiêu hàng đầu là lật đổ
các chế độ chống Mỹ ở Iran và Syria, Tổng thống Bush tuyên bố “Nước Mỹ vẫn ở
trong tình trạng chiến tranh”, nhấn mạnh “cuộc chiến này còn hơn cả xung đột vũ
trang, vì nó là cuộc chiến mang tính quyết định về hệ tư tưởng và an ninh của nước

16


Mỹ”①. Mỹ tăng mạnh ngân sách quốc phòng (năm 2007 là 448 tỷ USD; năm 2008
là 648 tỷ USD), thử nghiệm vũ khí mới, thúc đẩy chạy đua vũ trang, tìm cách mở
rộng hiện diện qn sự trên tồn thế giới…
Mỹ thúc đẩy các biện pháp nhằm tăng cường khả năng kiềm chế các nước
đối thủ tiềm tàng, trước hết là Trung Quốc (Trung Quốc) và Nga. Mỹ xác định liên
minh Mỹ - Nhật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chính sách kiềm chế, uy hiếp
Trung Quốc. Mỹ đã ký với Nhật Bản “Hiệp định Bảo mật tình báo quân sự”, đẩy
nhanh tiến độ bố trí hệ thống phịng thủ tên lửa PC-3 tại Nhật, thơng qua “Mục tiêu
chiến lược chung năm 2007”, thúc đẩy “Quan hệ đối tác toàn cầu” giữa NATO với
Nhật, nỗ lực đưa Úc vào liên minh tay ba Nhật - Mỹ - Úc; gia tăng hợp tác quân sự
với Ấn Độ, bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan; lơi kéo các nước Đông Nam Á vào
hợp tác an ninh, quân sự; duy trì “mặt trận chống khủng bố thứ hai” để tạo vành đai
bao vây, kiềm chế Trung Quốc. Mỹ đưa nhiều yêu cầu với Trung Quốc trong vấn đề
thương mại; đưa Trung Quốc vào danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về
tơn giáo”; chỉ trích Trung Quốc tăng cường tiềm lực quốc phòng… Ngày
17/10/2007, Tổng thống G. Bush đã trao “Huy chương Vàng Quốc hội” cho Đạt Lai
Lạt ma - “lãnh tụ tinh thần Tây Tạng” của lực lượng chống Chính phủ Trung Quốc,

giữa lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành Đại hội 17②.
Mỹ thực hiện chính sách mới chống lại Nga, nhằm thu hẹp không gian chiến
lược của Nga, tăng cường sức mạnh quân sự áp sát Nga, tạo điều kiện cho các lực
lượng thân phương Tây tại Nga và các nước thuộc SNG thúc đẩy “cách mạng màu
sắc”. Mỹ đẩy mạnh triển khai các biện pháp chiến lược: Thúc đẩy ý đồ kết nạp các
nước thành viên SNG vào NATO; cải tổ các cơ cấu, liên kết các lực lượng thân Mỹ
và xây dựng các trục địa chính trị mới ở khu vực để chống Nga (hậu thuẫn cho các
hoạt động của Tổ chức GUAAM, gồm Gruzia, Ukraina, Armenia, Azerbaijan và
Moldova); đẩy nhanh kế hoạch xây dựng các căn cứ quân sự ở một số nước Đông
Âu, Baltic (Latvia, Litva và Estonis) và Kazkav; xúc tiến triển khai kế hoạch xây


Thông điệp Liên bang năm 2007 của Tổng thống Mỹ G. Bush
Giải Huy Chương Vàng Quốc hội-DaiLaiLatMa
/>A%2F%2Fwww.vietnalanda


17


dựng hệ thống NMD tại một số nước Đông Nam châu Âu như Ba Lan và Cộng hịa
Séc, nhằm hình thành thế gọng kìm Đơng - Tây chế ngự các loại vũ khí hiện đại của
Nga①.
b. Nga
Trên cơ sở những thành tựu quan trọng về ổn định chính trị và phát triển kinh
tế, Liên bang Nga tăng cường tiềm lực quốc phòng, củng cố quan hệ an ninh - quân
sự với các nước, nỗ lực tập hợp lực lượng nhằm kiềm chế Mỹ và phương Tây.
Chính quyền Nga đẩy mạnh các chương trình cải cách chính trị, kinh tế, qn sự
nhằm tạo thế và lực mới cho đất nước, với mục tiêu khôi phục vị thế cường quốc
thế giới, trở thành một cực quan trọng trong thế giới đa cực mà Nga và các nước

mới nổi đang nỗ lực thiết lập. Trước việc Chính quyền Mỹ gia tăng các biện pháp,
thủ đoạn chống phá Nga, Nga đã đáp trả quyết liệt thông qua các biện pháp: Phản
đối các kế hoạch thiết lập hệ thống NMD của Mỹ ở Trung Âu; tuyên bố rút khỏi
Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE); nâng cao tiềm
lực và sức mạnh quân sự; đẩy mạnh hợp tác chiến lược với các nước lớn, trước hết
là với Trung Quốc, Ấn Độ; tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề quốc tế và
khu vực; tăng cường vị thế và sức mạnh của SCO, hướng xây dựng SCO thành một
tổ chức an ninh - quân sự mạnh để đối trọng với NATO của Mỹ và phương Tây;
đẩy mạnh phát triển tiềm lực kinh tế, quân sự; triệt để sử dụng con bài “khí đốt” và
“Nga kiều” duy trì ảnh hưởng tại không gian hậu Xô-viết; đẩy mạnh quan hệ với
các nước bạn bè truyền thống trên thế giới, đặc biệt là sử dụng mọi nguồn lực để chi
phối các nước thuộc Liên Xô cũ vốn là sân sau của Nga, trong đó có các nước
Trung Á②.
c. Liên minh châu Âu (EU)
EU có những thay đổi về chính sách sau khi thế hệ lãnh đạo mới lên nắm
quyền ở Đức, Pháp, Anh. Nội bộ EU bị phân hóa về tiến trình mở rộng EU, kế


Nguyễn Thị Bích Huyền (2008), Mơi trường chiến lược tồn cầu và sự điều chỉnh chính sách của các nước
lớn (10/2008).

Nguyễn Quốc Sự (2009), Nga đã và đang tạo dựng sức mạnh của một cường quốc, Tạp chí Kiến thức quốc
phịng hiện đại (02/2010)

18


hoạch triển khai NMD tại châu Âu của Mỹ, chính sách đối với Iraq, Iran,
Afghanistan và Trung Đông. Quan hệ EU - Mỹ được cải thiện, do chính sách thân
Mỹ của các nhà lãnh đạo mới của EU. Tuy nhiên, quan hệ giữa EU và Mỹ đã nảy

sinh một số bất đồng về cuộc chiến ở Iraq (Đức, Pháp cùng Nga phản đối việc Mỹ
đơn phương phát động cuộc chiến Iraq, phớt lờ vai trò của Hội đồng Bảo an LHQ
và dư luận quốc tế). Quan hệ EU - Nga suy giảm, các bất đồng trong các vấn đề về
năng lượng, dân chủ, kinh tế và quân sự có xu hướng gia tăng. Phương Tây tiếp tục
phối hợp với Mỹ trong chiến lược bao vây, kiềm chế Nga (ủng hộ các cuộc “cách
mạng màu sắc” tại không gian hậu Xô-viết, kết nạp các quốc gia thuộc khu vực
Đông Âu vào NATO và cho phép quân đội các nước này tham gia liên quân giúp
Mỹ bình ổn tình hình ở Iraq và Afghanistan sau chiến tranh.
d. Nhật Bản
Nhật Bản tăng cường quan hệ với Mỹ và các quốc gia chủ chốt ở châu Âu,
trọng tâm là NATO; điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc theo hướng “mềm dẻo”
hơn; tiếp tục mở rộng ảnh hưởng tại Đông Nam Á, Trung Á và Trung Đông; ký
hiệp ước an ninh với Úc. Từ ngày 09/01/2007, Nhật Bản nâng cấp Cục Phòng vệ
thành Bộ Quốc phòng①. Nhật Bản đã thành lập Ủy ban An ninh quốc gia do Thủ
tướng làm Chủ tịch để hoạch định chiến lược ngoại giao, quốc phòng - an ninh,
năng lượng, viện trợ ODA và xử lý những vấn đề cấp bách khác. Chính quyền Nhật
Bản đẩy nhanh tiến trình sửa đổi Hiến pháp, trọng tâm là Điều 9, nhằm thực hiện
mục tiêu trở thành “quốc gia bình thường” có sức mạnh chính trị và quân sự tương
xứng với sức mạnh kinh tế. Quốc hội Nhật đã thông qua Luật trưng cầu dân ý về
sửa đổi Hiến pháp. Sau khi trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản (25/09/2007),
ông Fucuda đã cơng bố chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản, trong đó cam
kết tiếp tục tiến hành các cuộc thảo luận về sửa đổi Hiến pháp, tìm kiếm bộ luật cho
phép Nhật Bản triển khai quân đội ra bên ngồi lãnh thổ; tiếp tục duy trì liên minh
an ninh Nhật - Mỹ, thúc đẩy cải cách LHQ và thúc đẩy việc thành lập Cộng đồng
Đông Á… Nhật Bản tích cực ủng hộ chủ trương của Mỹ trong việc thiết lập các liên


Nhật Bản thành lập Bộ Quốc phòng, />
19



minh “tay ba, tay tư” ở khu vực. Bên cạnh đó, Nhật Bản đã ký Hiệp ước an ninh
chung với Úc (3/2007), tham gia cuộc đối thoại “3 bên” (Mỹ-Nhật-Úc) cấp Thứ
trưởng (02/07/2007). Trong chuyến thăm Ấn Độ (XXI/08/2007), Thủ tướng Nhật
Bản đã mời Ấn Độ tham gia vào “vòng cung tự do và thịnh vượng” bao gồm 4 bên
Mỹ- Nhật-Úc-Ấn①. Đối với các nước Trung Á, Nhật Bản tích cực thúc đẩy quan hệ
với các nước này. Ngày 16/7/2014, tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan đã diễn ra
cuộc Đối thoại lần thứ năm giữa Nhật Bản và 5 nước Trung Á. Hai bên đã ký thỏa
thuận hợp tác 10 năm, trên nhiều lĩnh vực như: kiểm soát biên giới, trao đổi lập
trường về tình hình khu vực và quốc tế, đặc biệt hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trước đó, các cuộc Đối thoại giữa Nhật Bản và các nước Trung Á được tổ chức vào
năm 2004 tại Astanan, năm 2006 tại Tokyo, năm 2010 tại Tashkent và năm 2012 tại
Tokyo. ②
1.2.2. Tình hình các nước Trung Á
Sau khi các nước Trung Á độc lập phải đối mặt với ba nhiệm vụ lớn, đó là
củng cố nền chính trị và duy trì ổn định đất nước, đẩy nhanh hội nhập kinh tế để
phát triển kinh tế đất nước và nâng cao vị thế đất nước mình trên trường quốc tế.
Hiện nay, các nước Trung Á bước vào giai đoạn bước ngoặt, đồng thời, trong bối
cảnh tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, tình hình các nước ở khu vực Trung Á
cũng có những biến động sâu sắc.
Các nước Trung Á đang trong giai đoạn bước ngoặt, chuyển đổi mơ hình.
Sau hơn 20 năm phát triển kể từ khi độc lập, nhìn một cách tổng thể, các
nước Trung Á có nền chính trị tương đối ổn định, kinh tế đã hồi phục và đang tăng
trưởng, tình hình an ninh có những chuyển biến tốt.
Trước hết, về mặt chính trị đã xây dựng chế độ chính trị dân chủ đa đảng với
người đứng đầu là tổng thống. Sau khi Liên Xô tan rã, các nước Trung Á đã loại bỏ
mô hình phát triển Chủ nghĩa xã hội của Liên Xơ, đặt ra Hiến pháp quốc gia tam




Nguyễn Thị Bích Huyền (2008), Mơi trường chiến lược tồn cầu và sự điều chỉnh chính sách của các nước
lớn (10/2008).

Nhật Bản và 5 nước Trung Á ký thỏa thuận hợp tác 10 năm, TTXVN, ngày 17/7/2014.

20


quyền phân lập, quy định rõ về mặt chính trị xây dựng quốc gia dân chủ, thực hiện
nguyên tắc tam quyền phân lập, thực hiện chế độ tổng tuyển cử tồn dân. Tổng
thống có quyền lực rất lớn, Quốc hội khơng thể hạn chế được quyền lực mà cịn bổ
sung quyền lực cho Tổng thống. Thể chế này đã bảo đảm cho tình hình cơ bản ổn
định ở các nước Trung Á (ngoại trừ Kyrgyzstan xảy ra nội chiến trong 5 năm từ
2000 - 2005). Đương nhiên, nền chính trị ở các nước Trung Á cũng vẫn tồn tại mốt
số nhân tố khơng xác định, thể chế chính trị vẫn tương đối yếu. Các hoạt động
chống đối chính phủ vẫn diễn ra dưới sự cổ xúy của các nước phương Tây.
Về mặt kinh tế, các nước Trung Á đã thoát khỏi khó khăn, bắt đầu bước vào
giai đoạn phục hồi, phát triển.
Sau khi Liên Xô tan rã, nền kinh tế các nước cộng hòa khu vực Trung Á tách
ra từ Liên bang Xơ Viết đều gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng chung là: vật giá
tăng cao, khả năng sản xuất của nền kinh tế cực kỳ thấp kém, đời sống nhân dân hết
sức cực khổ. Đối mặt với tình hình trên, các nước đều tích cực thực hiện cải cách nỗ
lực thực hiện nền kinh tế thị trường, tiến hành phi quốc hữu hóa, tư nhân hóa các tài
sản quốc hữu trước đó, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần với chủ thể là các
doanh nghiệp tư nhân. Trải qua hơn 20 năm cải cách, về cơ bản các nước đã loại bỏ
được thể chế kinh tế tập trung bao cấp, bước đầu hình thành nên khung kinh tế thị
trường, nền kinh tế đã có bước hồi phục và tăng trưởng. Hiện nay, các nước Trung
Á đều đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế ngắn hạn, trung hạn, lên kế hoạch sử
dụng ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, phát triển sản xuất, kìm
chế lạm phát, chuyển nền kinh tế sang xuất khẩu, thực hiện tăng trưởng kinh tế ổn

định. Ví dụ như, Kazakhstan đã đề ra chiến lược “Dùng dầu khí để chấn hưng đất
nước”, trọng điểm là phát triển ngành công nghiệp dầu và khí tự nhiên, đồng thời
tích cực phát triển ngành cơng nghiệp khai khống và luyện kim. Đứng trước tình
hình nền kinh tế có những chuyển biến tốt, các nước Trung Á đều cảm thấy tràn đầy
tự tin về phát triển nền kinh tế nước mình trong tương lai. Một số nước đã đề ra kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội trong 15 đến 20 năm tiếp theo. Kazakhstan đặt ra,
đến năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội đất nước phải đạt mức cao gấp 3,5 lần so

21


với năm 2000. Turmenistan đặt ra mục tiêu tổng giá trị sản phẩm quốc nội năm
2020 sẽ cao gấp 27,4 lần, giá trị sản xuất ngành công nghiệp cao hơn 25,3 lần, giá
trị nông nghiệp cao hơn 16,7 lần so với năm 2000. Nước có nền kinh tế yếu kém
nhất là Tajikistan đã đề ra trong Cương yếu phát triển đến năm 2015 của nước này
là tổng giá trị sản phẩm quốc nội đến năm 2015 sẽ cao hơn 4,4 lần, giá trị sản phẩm
công nghiệp cao hơn 4,2 lần và giá trị sản phẩm nông nghiệp cao hơn 2,2 lần so với
năm 2000.① Trong đó, nhìn cụ thể vào tình hình các nước có thể thấy, viễn cảnh trở
thành quốc gia sản xuất năng lượng rất tươi sáng, thể hiện rõ qua các nước như
Kazakhstan, Turmenistan. Tuy nhiên, việc phục hồi kinh tế của các nước Trung Á
vẫn còn tương đối chậm, trong cơ cấu kinh tế còn tồn tại rất nhiều vấn đề, nền kinh
tế thiếu vốn đầu tư để có thể trở thành nền kinh tế phát triển cịn phải trải qua một
chặng đường dài tiếp theo.
Tình hình an ninh các nước Trung Á đã có những bước chuyển biến tốt, tuy
nhiên vẫn tồn tại rất nhiều mối đe dọa tiềm tàng.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, do rất nhiều vấn đề nội tại trong các nước
Trung Á như: vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới, mâu thuẫn tôn giáo, hoạt động
mạnh mẽ của “Ba thế lực” (chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa hồi
giáo cực đoan), vấn đề an ninh ở khu vực Trung Á trở nên rất căng thẳng và cấp
bách, khu vực này rơi vào tình trạng xung đột vũ trang. Sau sự kiện 11/9, tình hình

an ninh ở khu vực Trung Á có những bước thay đổi rất sâu sắc. Ảnh hưởng trực tiếp
đến từ Afghanistan đã bị ngăn chặn, các thế lực chủ nghĩa cực đoan vốn tồn tại ở
khu vực này đã bị giáng những đòn nặng nề nên phải tản mát ra các khu vực xung
quanh để tìm chỗ dung thân, các nước Trung Á kể từ khi độc lập vốn chìm trong
mối đe dọa mất an ninh suốt thời gian dài thì nay tình hình đã được cải thiện. Tuy
nhiên, khu vực Trung Á vẫn khơng có được sự n bình, mà vẫn chứa đựng rất
nhiều nhân tố bất ổn định. Trước tiên, các thế lực bên ngoài như Mỹ, Nga, Trung
Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Iran dần xâm nhập vào khu vực Trung Á, sử


Thẩm Phố, “Tình hình hiện nay của 5 nước Trung Á và các vấn đề có liên quan”, Tạp chí Nghiên cứu các
vấn đề quốc tế Trung Quốc, số 3, năm 2001.

22


dụng các biện pháp khác nhau để giành ảnh hưởng nhằm thu về lợi ích lớn nhất cho
mình, điều đó mang đến những tiềm ẩn rủi ro về an ninh đối với các nước Trung Á.
Sau sự kiện 11/9, Mỹ mượn lý do chống khủng bố đã xây dựng căn cứ quân sự ở
các nước Trung Á như: Tajikistan, Uzberkistan, tăng cường ảnh hưởng với các
nước này. Bản thân Nga vẫn coi các nước Trung Á trong phạm vi chi phối là sân
sau của mình, khơng ngừng thúc đẩy quan hệ với các nước Trung Á. Ấn Độ cũng
tăng cường quan hệ với các nước Trung Á, nước này còn xây dựng căn cứ khơng
qn ở nước ngồi đầu tiên tại Trung Á. Các nước khác như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ,
Pakistan cũng lợi dụng văn hóa, tơn giáo, và sự gần gũi về điều kiện địa lý để gia
tăng ảnh hưởng của mình. Các nước trong Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn
Quốc… cũng rất coi trọng khu vực này, nên các nước này đã tiến hành đầu tư quy
mô vào Trung Á. Có thể thấy, Trung Á đứng trước tình thế bị “quần hùng tranh
đoạt”, ảnh hưởng tới tình hình an ninh của chính các nước thuộc khu vực này. Bên
cạnh đó, trong nội bộ các nước Trung Á cũng tồn tại những vấn đề rất nghiêm

trọng. Các vấn đề tồn cầu như: bn thuốc phiện, bn lậu vũ khí, ơ nhiễm phế
thải phóng xạ, ơ nhiễm khơng khí… khiến cho an ninh tại khu vực Trung Á gặp rất
nhiều trở ngại. Các vấn đề khác như tham nhũng trong chính quyền các nước Trung
Á, phân hóa giàu nghèo, tình trạng bất cơng trong xã hội… khiến nội bộ các nước
Trung Á phải đối mặt với những mối đe dọa to lớn. Ngay chính bản thân giữa các
nước Trung Á vẫn còn tồn tại mâu thuẫn, tranh chấp xung quanh vấn đề biên giới
lãnh thổ, nguồn nước, năng lượng và xung đột sắc tộc.
Nói tóm lại, trong những năm đầu thế kỷ XXI, các nước Trung Á có bước
phát triển trên các phương diện kinh tế, chính trị, an ninh, tuy nhiên, trong các nước
này vẫn còn những nhân tố bất ổn nhất định. Có thể nói, cục diện kinh tế chính trị
khu vực Trung Á đang trong giai đoạn quá độ, kinh tế khu vực đang bước vào thời
kỳ hội nhập với kinh tế quốc tế. Xác lập được cục diện kinh tế chính là cơ sở để
hồn thành thời kỳ q độ chính trị, mà tình hình an ninh có thể nói chính là một
trong những tiền đề quan trọng hình thành nên trật tự kinh tế chính trị của khu vực
Trung Á.

23


1.2.3. Trung Quốc
Trung Quốc tiếp tục thực hiện sự nghiệp “Đại chấn hưng Trung Hoa” với
mục tiêu đưa Trung Quốc trở lại vị trí hàng đầu thế giới (như thời nhà Đường). Để
thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc tiếp tục gia tăng tiềm lực kinh tế, quân sự và
thực hiện chính sách đối ngoại tích cực chủ động, tham gia rộng rãi vào các vấn đề
quốc tế, khu vực. Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (10/2007) đã
đưa quan điểm “phát triển khoa học” vào Điều lệ Đảng; nâng mục tiêu xây dựng
toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020 cao hơn so với Đại hội XVI. Đại hội nhấn
mạnh phương châm “nước giàu, quân mạnh”, phát triển kinh tế đi đôi với tăng
cường tiềm lực quân sự; lấy quan điểm “phát triển khoa học” làm phương châm chỉ
đạo xây dựng quốc phòng và quân đội… Về đối ngoại, Trung Quốc đưa ra chủ

trương “phát triển hịa bình”, “thế giới hài hịa”, khẳng định khơng thay đổi chiến
lược mở cửa cùng có lợi, cùng thắng và tích cực tham gia các cơng việc quốc tế,
nhằm thiết lập vị thế mới của Trung Quốc trên vũ đài quốc tế, gia tăng khả năng
cạnh tranh chiến lược với Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Về kinh tế, Trung Quốc ln duy trì phát triển kinh tế với tốc độ cao, trước
năm 2010 là hơn 10%/năm, từ năm 2011 đến nay tuy có giảm bớt nhưng vẫn ở mức
rất cao, khoảng 7%/năm, tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiềm ẩn rất nhiều
nguy có khó lượng và nếu tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới 7%/ năm thì sẽ dẫn
tới bất ổn chính trị, xã hội. Trong một bài phát biểu tại một hội nghị quan trọng
ngày 23/7/2012, nguyên Tổng Bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã khẳng định:
“Tổng hợp phân tích tình hình trong nước và quốc tế hiện nay, chúng ta đang có
những thuận lợi, cơ hội chưa từng có, đồng thời cũng phải đối mặt với thách thức
chưa từng có. Sự phát triển của nước ta vẫn trong thời kỳ cơ hội, thách thức đan xen
chiến lược quan trọng…” ① Những năm gần đây, để đối phó với việc giảm sút về
tốc độ phát triển kinh tế, Trung Quốc đã thực thi một loạt các biện pháp điều chỉnh


Hồ Cẩm Đào, “Phấn đấu tiến lên trên con đường vĩ đại của Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Phát
biểu tại Hội nghị Nghiên cứu chuyên đề của lãnh đạo cấp cao toàn quốc họp tại Bắc Kinh, Nhân dân Nhật
báo, ngày 23/7/2012.

24


chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và tung ra gói kích thích mới. Khó khăn rất
lớn của Trung Quốc đó là sự sụt giảm nhu cầu thế giới với hàng hóa Trung Quốc
trong khi q trình chuyển sang tiêu dùng trong nước cịn gặp nhiều khó khăn và
phải trải quan thời gian tương đối dài, mà kinh tế Trung Quốc vốn dựa chủ yếu vào
xuất khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú, tích
lũy được lượng tài chính dồi dào, nhất là lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ (trên 3.200

tỷ USD) đủ để Trung Quốc tiếp tục phát triển nhanh chóng và ổn định trong thời
gian tới. Bên cạnh đó, khó khăn về nguồn cung năng lượng cũng là bài toán mà
Trung Quốc phải giải quyết. Trong điều kiện cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay
gắt giữa các cường quốc, nhất là vấn đề tranh giành nguồn cung năng lượng và
nguyên liệu từ Trung Đông, Châu Phi diễn ra gay gắt giữa Trung Quốc với Mỹ và
các nước Châu Âu. Cạnh tranh kinh tế biển, chủ yếu là khai thác dầu khí và các
nguồn tài nguyên khác ở khu vực Thái Bình Dương cũng khiến cho tình hình quốc
tế và khu vực thêm phần căng thẳng, phức tạp.
Trên phương diện chính trị, xã hội, ở Trung Quốc đang tồn tại nhiều vấn đề
và chứa đựng nhiều nguy cơ xung đột dân tộc, tôn giáo, giai tầng xã hội và cả trong
bản thân nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nguyên Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm
Đào đã phát biểu: “luôn đặt cải cách thể chế chính trị vào vị trí quan trọng hàng đầu
trong cải cách và phát triển, kiên quyết thúc đẩy và đã giành được những chuyển
biến to lớn, quan trọng.”① Tuy nhiên, thực trạng xã hội Trung Quốc còn nhiều vấn
đề như: kinh tế phát triển nhưng phân phối khơng cơng bằng, tình trạng tham ơ,
tham nhũng, lộng quyền, xa rời quần chúng của giới chức sắc đã làm suy giảm lòng
tin của quần chúng với Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền.
Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng vũ trang, liên tục tăng ngân
sách quốc phòng nhằm “rút ngắn khoảng cách chênh lệch” về vũ khí chính xác so
với các nước tiên tiến. Mở rộng đối ngoại quân sự, tích cực tham gia các cuộc diễn


Hồ Cẩm Đào, “Phấn đấu tiến lên trên con đường vĩ đại của Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Phát
biểu tại Hội nghị Nghiên cứu chuyên đề của lãnh đạo cấp cao toàn quốc họp tại Bắc Kinh, Nhân dân Nhật
báo, ngày 23/7/2012.

25



×