Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hệ thống chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của việt nam giai đoạn 1990 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN HOÀNG PHƢƠNG ANH

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH
TƠN GIÁO, TÍN NGƢỠNG CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1990 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIệT NAM HọC

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN HOÀNG PHƢƠNG ANH

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH
TƠN GIÁO, TÍN NGƢỠNG CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1990 - 2015

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam Học
Mã số: 60220113

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trƣờng Sơn

Hà Nội - 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tơi
tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực
tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Hoàng Phương Anh


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi
lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo đang công tác tại Khoa Việt Nam Học và
Tiếng Việt; các thầy, cô giáo đang công tác tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu, để tơi có thể hồn thành Luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hƣớng dẫn đã dành
nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn
chỉnh bản Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam Học.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, khích lệ, chia sẻ, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong
cuộc sống cũng nhƣ trong quá trình học tập, nghiên cứu.


Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Hoàng Phương Anh


MỤC LỤC
Mở đầu .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 4
3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: SƠ LƢỢC VỀ TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM..... 7
1.1. Một số quan niệm về tín ngƣỡng, tơn giáo trên thế giới và Việt Nam ...... 7
1.1.1 Quan niệm về tín ngƣỡng, tơn giáo của các nhà khoa học trên thế giới .. 7
1.1.2. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng, tơn giáo ........... 10
1.2. Bản chất, nguồn gốc, tính chất, chức năng của tín ngƣỡng, tơn giáo ...... 11
1.2.1. Bản chất của tín ngƣỡng, tơn giáo ........................................................ 11
1.2.2. Nguồn gốc của tín ngƣỡng, tơn giáo ..................................................... 12
1.2.3. Tính chất của tín ngƣỡng, tơn giáo ....................................................... 13
1.2.4. Chức năng của tín ngƣỡng, tơn giáo ..................................................... 15
1.3. Đặc điểm tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam ............................................. 16
1.3.1. Việt Nam là quốc gia đa tơn giáo .......................................................... 16
1.3.2. Tín ngƣỡng, tơn giáo ở Việt Nam có tính chất đan xen, hịa đồng, khoan
dung ................................................................................................................. 17
1.3.3. Ở Việt Nam, khơng có tơn giáo nào giữ vị trí độc tơn, chi phối ý thức
hệ mang tính lâu dài ........................................................................................ 18
1.3.4. Trong tín ngƣỡng, tơn giáo ở Việt Nam khó phân biệt đƣợc cái thiêng

và cái tục.......................................................................................................... 19
1.3.5. Tín ngƣỡng, tơn giáo Việt Nam góp phần thần thánh hóa những ngƣời
có cơng với gia đình, làng nƣớc ...................................................................... 20


1.3.6. Trong tín ngƣỡng, tơn giáo Việt Nam, vai trị của ngƣời phụ nữ đƣợc
thể hiện rõ rệt................................................................................................... 21
Tiểu kết ............................................................................................................ 23
CHƢƠNG 2: CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH TÍN NGƢỠNG, TƠN GIÁO
CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1990 2015 ................................................................................................................. 25
2.1. Những chủ trƣơng, chính sách tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà
nƣớc Việt Nam ................................................................................................ 25
2.1.1. Phƣơng hƣớng, quan điểm, chủ trƣơng đối với tín ngƣỡng, tơn giáo và
cơng tác tín ngƣỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam ................... 25
2.1.2. Những chủ trƣơng, chính sách cụ thể đối với tín ngƣỡng, tơn giáo ..... 27
2.2. Tình hình thực hiện chủ trƣơng, chính sách tín ngƣỡng, tơn giáo của
Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2015 ........................... 30
2.2.1. Hoạt động quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động tín ngƣỡng........... 31
2.2.2. Hoạt động quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo .............. 32
2.3. Phản hồi của các tơn giáo đối với chủ trƣơng, chính sách tín ngƣỡng, tơn
giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2015 ............. 36
Tiểu kết ............................................................................................................ 42
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH
TÍN NGƢỠNG, TƠN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 1990 – 2015 ................................................................ 44
3.1. Các thành tựu của chủ trƣơng, chính sách tín ngƣỡng, tơn giáo của Đảng
và Nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2015 ..................................... 44
3.1.1. Thể chế hóa ngày càng cao quan điểm, chủ trƣơng, chính sách về quyền
tự do tín ngƣỡng, tơn giáo ............................................................................... 44
3.1.2. Góp phần làm cho đời sống tín ngƣỡng, tơn giáo phát triển ổn định ... 46



3.1.3. Đóng góp tích cực trong cơng tác đấu tranh ngoại giao của Nhà nƣớc
Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo, nhân quyền ................................................. 47
3.2. Hạn chế trong chính sách tín ngƣỡng, tơn giáo của Nhà nƣớc Việt Nam
trong giai đoạn 1990 – 2015............................................................................ 51
3.2.1. Một số quy định trong chính sách tín ngƣỡng, tơn giáo chƣa đảm bảo
tính cụ thể, khả thi ........................................................................................... 51
3.2.3. Một số nội dung chƣa hoặc mới quy định một phần trong chính sách tín
ngƣỡng, tơn giáo.............................................................................................. 54
3.3. Hồn thiện chính sách đối với hoạt động tín ngƣỡng, tơn giáo để thích
nghi với tình hình mới ..................................................................................... 62
3.3.1. Đối với hoạt động tín ngƣỡng ............................................................... 62
3.3.2. Đối với hoạt động tôn giáo.................................................................... 64
3.4. Một số dự báo về tình hình quản lý tín ngƣỡng, tơn giáo đến năm 2020 67
Tiểu kết ............................................................................................................ 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74


Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở khoa học
Tín ngƣỡng, tơn giáo tồn tại với tƣ cách là một thực tại xã hội. Trong
thực tiễn đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo của các quốc gia trong thế giới hiện
nay, nhà nƣớc nào cũng đều phải xây dựng và hồn thiện luật pháp về tín
ngƣỡng, tơn giáo.
Nhà nƣớc – tơn giáo – luật pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong điều kiện đất nƣớc ta đang xây dựng một nhà nƣớc pháp quyềnxã hội
chủ nghĩa, thực tại nhà nƣớc ln đóng vai trị chủ thể trong mối quan hệ nhà

nƣớc – tôn giáo, nhằm giải quyết mối quan hệ có tính cốt lõi của chính sách
tơn giáo. Trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, mối quan hệ này hiện đã có
những biểu hiện mới. Vƣợt qua giai đoạn tôn giáo đứng trên nhà nƣớc, nhất là
trong các xã hội Âu – Mỹ, phần lớn các nhà nƣớc hiện nay luôn coi tôn giáo,
đúng hơn là các tổ chức tôn giáo là thành tố của xã hội dân chủ.
Đối với Nhà nƣớc Việt Nam, đặc biệt kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ
XI (2011) nhu cầu hoàn thiện chính sách pháp luật về tín ngƣỡng, tơn giáo
đƣợc coi nhƣ một phần quan trọng trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, nhà nƣớc pháp quyền chỉ có thể quản lý đất nƣớc bằng hệ
thống luật pháp; đồng thời trong bối cảnh mở cửa, hội nhập và tồn cầu hóa
hiện nay, cịn phải hịa nhập với hệ thống công ƣớc quốc tế.
Việt Nam là một đất nƣớc đa dân tộc, đa tơn giáo, tín ngƣỡng vơ cùng
phong phú, lâu đời. Vì thế, đúng nhƣ Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI
(2011)đã chỉ rõ, cần tiếp tục hồn thiện chính sách luật pháp về tín ngƣỡng,

1


tôn giáo; công tác này hiện đã trở thành một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu
dài.
Thực tiễn đời sống tơn giáo và q trình thực thi đƣờng lối đổi mới
chính sách tín ngƣỡng, tơn giáo từ cuối thập kỷ 1990 trở lại đây, bên cạnh
thành tựu còn nhiều vấn đề đặt ra, thậm chí có tính thách thức.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa dạng về loại hình tín ngƣỡng,
tơn giáo. Nếu tính cả tín ngƣỡng và tơn giáo, Việt Nam có đến trên 90% dân
số có tín ngƣỡng, tơn giáo, trong đó có 24 triệu tín đồ các tơn giáo, chiếm gần
27% dân số [3, tr.77]. Sự đa dạng về dân tộc và tơn giáo đã góp phần tạo nên
sự phong phú và đặc sắc của văn hóa Việt Nam.

Là một nƣớc phƣơng Đông, xét về lịch sử quan hệ giữa nhà nƣớc và
tơn giáo ở Việt Nam thì nhà nƣớc thƣờng dựa trên nền tảng tôn giáo, sử dụng
tôn giáo nhƣ một cơng cụ chính trị tƣ tƣởng, văn hóa, đạo đức để xây dựng
đất nƣớc.
Trong quá trình vận động cách mạng và điều hành đất nƣớc cũng nhƣ
quản lý xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc và tôn
giáo; đồng thời luôn có những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách đúng đắn,
phù hợp với tôn giáo trong từng thời kỳ của cách mạng, trêncăn bản tôn trọng
và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo của nhân dân. Thực tiễn cho
thấy, trong chính sách dân tộc và tơn giáo, thì việc đồn kết dân tộc và tơn
giáo có mối quan hệ biện chứng với nhau, cũng là vấn đề đƣợc ƣu tiên hàng
đầu.
Chủ trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc đối với tơn
giáo đã góp phần quan trọng vào những thắng lợi to lớn của dân tộc. Đó là
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, kháng chiến chống Pháp, kháng

2


chiến chống Mỹ thắng lợi và tái thiết đất nƣớc sau ngày giải phóng miền Nam.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề nhận thức cịn hạn chế,
nhất là tƣ tƣởng chủ quan duy ý chí, nên cơng tác đối với tín ngƣỡng, tơn giáo
cịn những tồn tại cần đƣợc khắc phục.
Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, với phƣơng châm nhìn lại và đổi mới đối với
tín ngƣỡng, tơn giáo và cơng tác tín ngƣỡng, tơn giáo; đồng thời đặt trong
điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành chủ
trƣơng, chính sách mới đối với tơn giáo (từ cuối năm 1990), xây dựng thể chế
chính trị theo hƣớng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, khiến cho mối
quan hệ “nhà nƣớc – tơn giáo – luật pháp” cũng có thay đổi quan trọng. Đổi
mới tƣ duy, chính sách về luật pháp tín ngƣỡng, tơn giáo để phù hợp với xã

hội hiện đại cần kế thừa những nhân tố hợp lý đã đƣợc đề cập và bổ sung,
phát triển những điểm mới, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới.
Thực hiện chủ trƣơng, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, cơng
tác đối với tín ngƣỡng, tơn giáo đã mang lại những kết quả rất quan trọng, làm
thay đổi đời sống tín ngƣỡng, tơn giáo ở Việt Nam đi theo hƣớng tích cực và
tiến bộ, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của đất nƣớc. Tuy
nhiên, trƣớc biến đổi nhanh chóng của đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo, trong
hơn 25 năm qua, dƣới tác động của tồn cầu hóa, bên cạnh những thành tựu
đạt đƣợc, chính sách và pháp luật về tín ngƣỡng, tơn giáo của Việt Nam đã và
đang bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần đƣợc khắc phục.
Chính vì vậy, tơi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Đánh giá hệ
thống chính sách tơn giáo, tín ngƣỡng của Việt Nam giai đoạn 1990 2015” nhằm đáp ứng yêu cầu về mặt khoa học và thực tiễn.

3


2. Lịch sử nghiên cứu
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều cơng trình, bài báo, tạp chí nghiên
cứu về vấn đề chủ trƣơng, chính sách tín ngƣỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà
nƣớc Việt Nam. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về tình hình tín
ngƣỡng, tơn giáo cũng nhƣ chính sách tín ngƣỡng, tơn giáo và việc áp dụng
chính sách trong thực hiện cơng tác tín ngƣỡng, tôn giáo, phải kể đến nhƣ:
“Lý luận về tôn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam” của tác giả Đặng
Nghiêm Vạn, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội (2001); “Vấn đề tôn giáo trong
cách mạng Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”củatác giả Đỗ Quang Hƣng, Nxb
Chính trị quốc gia Hà Nội (2005); “Lý luận về tôn giáo và chính sách tơn
giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Lữ chủ biên năm 2008; “Tôn giáo
và chính sách tơn giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Xn, Nxb
Thế giới (2015); “Tín ngưỡng, tơn giáo và thực hiện chính sách tín ngưỡng,
tơn giáo ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Minh Khải, Nxb Chính trị

quốc gia Hà Nội ( 2013)...
Bên cạnh đó, cịn có rất nhiều bài báo nghiên cứu về chính sách tín
ngƣỡng, tơn giáo đƣợc đăng trên các tạp chí có uy tín nhƣ: “Thực hiện tốt
chính sách tơn giáo trong thời kỳ mới” của tác giả Nguyễn Văn Sáu, đăng
trên Tạp chí Lý luận chính trị (số 4/2001); “Những bước tiến trong việc thể
chế hóa chủ trương, chính sách về tôn giáo của nước ta thời gian gần đây”
của tác giả Bùi Đức Luận, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo (2003); “Để
có cái nhìn mới về tơn giáo và công tác tôn giáo” của tác giả Đặng Nghiêm
Vạn, đăng trên Tạp chí Cộng sản (số 19/7/2003); “Q trình hồn thiện chủ
trương chính sách về tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong 60 năm (1945
– 2005)” của tác giả Nguyễn Đức Lữ, đăng trên Tạp chí Cơng tác tôn giáo (số
3/9/2005)...

4


Qua các cơng trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí nghiên cứu về chủ
trƣơng, chính sách tín ngƣỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam nói
trên, có thể nhận định rằng việc xây dựng, hoàn thiện và bổ sung các chính
sách liên quan đến vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo luôn nhận đƣợc sự quan tâm
đặc biệt. Đây không những là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc
mà cịn là trách nhiệm của tồn thể nhân dân Việt Nam, nhằm ổn định tình
hình xã hội, thúc đẩy q trình phát triển kinh tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trong những năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của
Đảng cùng với những đổi mới về cơ chế, chính sách, pháp luật trên tất cả các
lĩnh vực nói chung; chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tơn giáo của Việt
Nam nói riêng ngày càng ổn định, thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi, bổ sung với
tinh thần thực sự cầu thị để phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nguyện

vọng và nhu cầu chính đáng của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đạt đƣợc, chính sách và pháp luật về tín ngƣỡng, tơn giáo của nƣớc ta vẫn
còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
Đề tài nhằm góp phần đánh giá, làm rõ thành tựu và hạn chế của chính
sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo của Việt Nam từ năm 1990 đến năm
2015. Đề tài cũng góp phần khẳng định những nội dung của chính sách, pháp
luật cịn giá trị, những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp
với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập
quốc tế của đất nƣớc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

5


Hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tơn giáo của Việt Nam
trong giai đoạn 1990 – 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đánh giá về hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tơn
giáo của Nhà nƣớc Việt Nam thông qua các Sắc lệnh, Nghị quyết, Nghị định,
Pháp lệnh, Chỉ thị... của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn 1990 –
2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Một trong các phƣơng pháp chủ đạo đƣợc vận dụng trong q trình
nghiên cứu là phân tích tƣ liệu liên quan đến chủ trƣơng, chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc Việt Nam đối với tín ngƣỡng, tơn giáo để làm cơ sở lý thuyết.
Từ đó sử dụng các phƣơng pháp phân tích, diễn dịch, quy nạp, so sánh, thống
kê, dự báo để đƣa ra những nhận xét, đánh giá về hệ thống chính sách tín
ngƣỡng, tơn giáo của Nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2015 một
cách toàn diện và có cơ sở khoa học.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng cơ
bản nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Sơ lƣợc về tín ngƣỡng, tơn giáo ở Việt Nam
- Chƣơng 2: Chủ trƣơng, chính sách tín ngƣỡng, tơn giáo của Đảng và
Nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2015
- Chƣơng 3: Một số nhận xét vềchủ trƣơng, chính sách tín ngƣỡng, tơn
giáo của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2015

6


CHƢƠNG 1: SƠ LƢỢC VỀ TÍN NGƢỠNG, TƠN GIÁO Ở VIỆT NAM
1.1. Một số quan niệm về tín ngƣỡng, tơn giáo trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Quan niệm về tín ngƣỡng, tơn giáo của các nhà khoa học trên thế
giới
Tín ngƣỡng ra đời từ rất sớm, ngay trong xã hội ngun thủy và sau đó
từng bƣớc hình thành tơn giáo. Tín ngƣỡng, tơn giáo là phạm trù rộng, khá
phức tạp cả về mặt lý luận và thực tiễn, nên hiện nay vẫn cịn có nhiều ý kiến
tranh luận, chƣa thật sự thống nhất. Tùy mục đích, góc độ tiếp cận nghiên cứu
mà các nhà khoa học đƣa ra các quan niệm khác nhau và mỗi quan niệm đều
có sự hợp lý riêng.
Tín ngƣỡng đƣợc quan niệm là niềm tin, sự ngƣỡng mộ, sùng bái, tôn
thờ của con ngƣời vào những lực lƣợng siêu nhiên với quan niệm rằng những
lực lƣợng siêu nhiên ấy có khả năng chi phối, thậm chí quyết định số phận
con ngƣời. Tín ngƣỡng cũng đƣợc quan niệm là những hình thức tơn giáo
ngun thủy, để phân biệt với tơn giáo hiện đại.
Tơn giáo có nghĩa rộng và nghĩa hẹp khác nhau. Tôn giáo theo nghĩa
rộng là một hiện tƣợng xã hội, một “hình thái ý thức xã hội gồm những quan
niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên quyết định

số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ”[38, tr.80]. “Tôn giáo
là sự tin tưởng và sùng bái sức mạnh siêu phàm của thần linh, bắt đầu xuất
hiện từ cuối cơng xã ngun thủy, lúc đầu có hình thức sơ khai, gọi là tơn
giáo ngun thủy, sùng bái tự nhiên như bái vật giáo: thờ thần lửa, sinh thực
khí, thờ Tơ tem, sau đó phát triển thành đa thần giáo, nhất thần giáo và thành
tôn giáo quốc tế”[54. tr.81]. Theo nghĩa hẹp, tôn giáo là hiện tƣợng xã hội
mang tính lịch sử, bao gồm ý thức về lực lƣợng siêu nhiên, tổ chức, hoạt
7


độngtôn thờ lực lƣợng siêu nhiên mà sự tồn tại và phát triển của nó là do sự
phản ánh hƣ ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con ngƣời.
Tơn giáo bao gồm tồn bộ quan niệm, ý thức, tình cảm, hành vi, hoạt
động, tổ chức tơn giáo. Nó đồng nghĩa với đạo, để chỉ các tổ chức tôn giáo
nhƣ đạo Phật, đạo Kitô, đạo Cao Đài… Theo đó, tơn giáo khơng chỉ là một
hình thái ý thức xã hội mà còn là một thiết chế xã hội – một lực lƣợng xã hội
có tổ chức.
Nhƣ vậy, tín ngƣỡng và tơn giáo quan hệ với nhau, trong đó tín ngƣỡng
là phạm trù rộng, cịn tơn giáo là phạm trù cụ thể. Tơn giáo nằm trong tín
ngƣỡng, tơn giáo là cái biểu hiện bên ngồi của tín ngƣỡng. Khơng thể có
những hoạt động tơn giáo nếu nhƣ khơng có niềm tin tơn giáo – tín ngƣỡng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã và đang sử dụng nhiều phƣơng pháp
tiếp cận khác nhau để giải thích cụ thể hơn về tín ngƣỡng, tơn giáo nhƣ: tiến
hóa luận, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, miêu tả,
di truyền, lịch sử, so sánh, cấu trúc chức năng, hiện tƣợng học chú giải, biểu
tƣợng và huyền thoại…. Do đó, hiện có khoảng 250 quan điểm khác nhau về
tín ngƣỡng, tơn giáo [30, tr. 79]. Đáng chú ý hơn cả là quan điểm về tín
ngƣỡng, tơn giáo của các ngành Thần học, Tôn giáo học, Triết học, Xã hội
học, Dân tộc học/ Nhân học, Tâm lý học, Đạo đức học, Văn hóa học, Ngơn
ngữ học…

Đa số các nhà Dân tộc học/ Nhân học và Văn hóa học luôn coi tôn giáo
là một khái niệm tƣơng đối chung chung, là hiện tƣợng văn hóa mang tính
phổ qt. Một quan điểm chung về tôn giáo chỉ cho phép so sánh giữa các hệ
thống văn hóa khác về hình thức bề ngồi. Do đó, nhà Dân tộc học/ Nhân học
ngƣời Anh là Edward Bernett Tylor đã đề xuất một quan điểm tối thiểu: “Tôn

8


giáo là niềm tin vào thực thể tâm linh, hay sự tồn tại của thần thánh”[30, tr.
79]. Tƣơng tự, nhà lý thuyết xã hội học ngƣời Anh là Herbert Spencer cho
rằng: “Tôn giáo chủ yếu nhằm vào niềm tin ở sự tồn tại khắp nơi của một vật
gì đó vượt ra ngồi sự hiểu biết”[30, tr.79]. Cịn nhà Ngơn ngữ học ngƣời
Anh, gốc Đức là Friedrich Max Muller đã nhìn thấy trong mọi tôn giáo “một
cố gắng để hiểu cái không thể tưởng tượng được, để diễn đạt điều không thể
giải thích được, một khát vọng hướng về vơ tận”[30, tr.79].
Nhà Nhân học ngƣời Mỹ là Clifford Geetz đã đề xuất một quan điểm
về tín ngƣỡng, tơn giáo khá tổng quát rất đang chú ý: “là một hệ thống văn
hóa qua đó những vấn đề cơ bản của sự tồn tại được thể hiện và vận
hành”[30, tr.79]. Sau đó ơng đã cụ thể hóa và nhấn mạnh hơn yếu tố biểu
tƣợng văn hóa và sự tác động của tín ngƣỡng, tơn giáo vào chủ thể văn hóa
nói chung: “Tơn giáo là một hệ thống biểu tượng, hoạt động nhằm thiết lập
những tâm trạng và động cơ mạnh mẽ, rộng khắp và bền lâu trong con người
bằng cách đề ra những khái niệm về một trật tự chung của sự tồn tại và khoác
cho những khái niệm này một hào quangcủa sự thật khiến cho những tâm
trạng và động cơ đó dường như là hiện thực duy nhất”[30, tr.79]
Nhìn từ góc độ xã hội học, quan điểm của nhà Xã hội học ngƣời Pháp
là Émile Durkheim cũng rất đáng quan tâm khi bàn về tín ngƣỡng, tơn giáo,
đó là: “Tơn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và
thực hành liên quan đến các điều thiêng liêng, nghĩa là được tách biệt, cấm

đoán, các niềm tin và thực hành gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một
cộng đồng tinh thần, được gọi là giáo hội”[30, tr.79].

9


1.1.2. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng, tơn giáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhiều lần khẳng định “Tín ngưỡng, tơn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”[30, tr.79]. Quan điểm
này đã thể hiện sự tơn trọng đối với tình cảm tôn giáo của nhân dân – điều mà
các nhà sáng lập của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định. Quan điểm này
cũng đã bác bỏ những nhận thức sai lầm cho rằng tín ngƣỡng, tơn giáo chỉ là
sự bịa đặt, dối trá hay sự lừa bịp quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đƣa ra quan điểm rằng: “Tín ngưỡng, tôn
giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta”[22, tr.78]. Quan điểm này đã góp phần thể hiện sự nhận thức
lại đúng đắn hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo, đặc biệt
là quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sự tiêu vong của tôn giáo. Tại
buổi trả lời cử tri Hà Nội vào ngày 10/5/1958, trƣớc câu hỏi “Tiến lên chủ
nghĩa xã hội thì tơn giáo có bị hạn chế khơng?”; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả
lời: “Khơng. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hồn tồn tự do. Ở
Việt Nam cũng vậy…”[35, tr.80]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự tồn
tại tất yếu khách quan của tôn giáo cùng dân tộc trong suốt quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Tƣ tƣởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Phát huy giá trị văn
hóa, đạo đức tốt đẹp trong tơn giáo”[22, tr.78]. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
ghi nhận và trân trọng, đề cao những giá trị văn hóa, đạo đức của tơn giáo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh những giá trị nhân văn đặc sắc riêng của
từng tôn giáo, coi các tôn giáo và chủ nghĩa Mác có ƣu điểm chung là cùng
mƣu cầu hạnh phúc cho loài ngƣời. Nhƣng do bị chi phối bởi tƣ duy cứng

nhắc và định kiến về tôn giáo, có thời kỳ chúng ta chỉ nhấn mạnh đến mặt tiêu
cực của tơn giáo mà chƣa chú ý mặt tích cực của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh
10


một lần nữa khẳng định tôn giáo chứa đựng nhiều nhân tố tích cực, giá trị văn
hóa, đạo đức tốt đẹp, phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội trong thời kỳ
đổi mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhận thức rõ sự khác biệt giữa tín
ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân Việt Nam với các tôn giáo theo cách nghĩ
của phƣơng Tây. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Người An Nam khơng có linh
mục, khơng có tơn giáo theo cách nghĩ của châu Âu. Việc cúng bái tổ tiên
hoàn toàn là một hiện tượng xã hội”[22, tr.78]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
nhiều lần nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ phải tơn trọng tín ngƣỡng truyền thống
của nhân dân, đồng thời khuyến khích nhân dân giữ gìn, phát huy những nét
đẹp của tín ngƣỡng truyền thống.
1.2. Bản chất, nguồn gốc, tính chất, chức năng của tín ngƣỡng, tơn giáo
1.2.1. Bản chất của tín ngƣỡng, tơn giáo
Tín ngƣỡng, tơn giáo là một hiện tƣợng xã hội, một hình thái ý thức xã
hội phản ảnh hƣ ảo hiện thực khách quan, biến lực lƣợng tự nhiên, xã hội
thành lực lƣợng siêu nhiên; là “thế giới quan lộn ngược”[10, tr.77]trong việc
giải quyết mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, xã hội. Tín ngƣỡng, tơn
giáo về bản chất, khơng phảilà sản phẩm của thần thánh, không phải là cái
siêu nhiên, thần bí mà là sản phẩm của xã hội. Tín ngƣỡng, tôn giáo do con
ngƣời sáng tạo ra, là biểu hiện của sự khốn cùng hiện thực, đồng thời là sự
phản kháng chống lại sự khốn cùng hiện thực ấy. Đó là sự phản kháng tiêu
cực, yếu đuối, tự phát của tầng lớp nhân dân bị áp bức. Xét đến cùng, tín
ngƣỡng, tơn giáo áp bức con ngƣời về tinh thần, làm tha hóa con ngƣời. Theo
C. Mác, tín ngƣỡng, tôn giáo đã làm cho con ngƣời trở nên thụ động, cam
chịu bị áp bức và trở thành nô lệ cho lực lƣợng siêu nhiên thần bí. Trong xã


11


hội có giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị sử dụng tôn giáo nhƣ một phƣơng
tiện để áp bức, nơ dịch và thủ tiêu ý chí đấu tranh của quần chúng lao động.
Tuy nhiên, trong tín ngƣỡng, tơn giáo cũng chứa đựng những giá trị
văn hóa đạo đức nhất định, phù hợp với xã hội mới mà con ngƣời đang xây
dựng, đòi hỏi con ngƣời phải biết kế thừa, phát huy. Tín ngƣỡng, tơn giáo
ln mang dấu ấn lịch sử của thời đại, của dân tộc mà nó ra đời, tồn tại và nó
cũng biến đổi, thích ứng với sự biến đổi của xã hội. Thông thƣờng, khi mới ra
đời, các tín ngƣỡng, tơn giáo đều phản ánh nguyện vọng của quần chúng,
nhƣng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển thƣờng bị các thế lực,
giai cấp thống trị lợi dụng biến thành công cụ phục vụ cho lợi ích của chúng,
chống lại lợi ích của quần chúng. Tín ngƣỡng, tơn giáo cịn tồn tại lâu dài, còn
là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
1.2.2. Nguồn gốc của tín ngƣỡng, tơn giáo
Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tín ngƣỡng, tơn giáo
Do trình độ sản xuất thấp kém, con ngƣời bất lực trƣớc sức mạnh tự
nhiên, sức mạnh xã hội, làm cho họ tìm đến với các lực lƣợng siêu nhiên, thần
thánh và hi vọng đƣợc che chở, cứu vớt. V.I.Lênin khẳng định: “Sự bất lực
của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra
lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự
bất lực của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin
vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu”[31, tr.79].
Nguồn gốc nhận thức của tín ngƣỡng, tơn giáo
Do trình độ nhận thức thấp kém, con ngƣời khơng lý giải đƣợc các hiện
tƣợng bí ẩn của thế giới khách quan, họ đã tƣởng tƣợng và gán cho nó sức
mạnh siêu tự nhiên, tạo ra các biểu tƣợng tôn giáo. Trong tác phẩm
12



Lútvíchphoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen chỉ
rõ: “Tôn giáo sinh ra… từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thủy của
con người về bản chất của chính họ và thế giới tự nhiên bên ngồi, xung
quanh họ”[10, tr.77]. V.I.Lênin phân tích thêm: “Khả năng xuất hiện tôn
giáo nằm ngay trong phép biện chứng của quá trình nhận thức; nhận thức
phát triển theo con đường xoắn ốc, ngoằn ngo trong q trình đó dễ dẫn
tới sự đơn giản, xơ cứng, phiến diện, ảo tưởng, trừu tượng hóa – cách xa sự
vật ban đầu… sẽ dẫn đến chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo”[31, tr.79].
Nguồn gốc tâm lý của tín ngƣỡng, tơn giáo
Những trạng thái tâm lý tiêu cực nhƣ sự sợ hãi, cô đơn, bất hạnh, đau
khổ, nhất là sợ hãi trƣớc cái chết, thậm chí ngay cả trạng thái tâm lý tình cảm
tích cực nhƣ: lịng biết ơn, sự kính trọng, sự hài lòng và sự ngƣỡng mộ trƣớc
vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, xã hội cũng làm nảy sinh nhu cầu tôn giáo.
V.I.Lênin cho rằng: “sự áp bức đối với quần chúng lao động… trước những
thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản đang hàng ngày, hàng giờ gây ra cho
những người lao động… những nỗi thống khổ cực kỳ ghê gớm… cũng đe dọa
đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”,
“ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin,
một kẻ bần cùng…, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu
xa của tơn giáo hiện đại”[31, tr.79]. Ngồi ra, truyền thống, phong tục, tập
quán, thói quen cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát
triển của tơn giáo.
1.2.3. Tính chất của tín ngƣỡng, tơn giáo
Tính lịch sử

13



Tín ngƣỡng, tơn giáo là một hiện tƣợng lịch sử, là sản phẩm của hồn
cảnh lịch sử. Nó ra đời khi con ngƣời đã có khả năng trừu tƣợng, khái quát
hóa về những hiện tƣợng tự nhiên và xã hội. Tín ngƣỡng, tơn giáo vận động
và biến đổi cùng với sự vận động, biến đổi của lịch sử. Những biến đổi lớn
lao trong những phong trào tín ngƣỡng, tơn giáo thƣờng gắn liền với lịch sử
xã hội.Thực chất sự biến đổi trong các tín ngƣỡng, tơn giáo chỉ là sự phản ánh
các biến đổi của lịch sử.
Tính chính trị
Tính chính trị của tín ngƣỡng, tơn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội loài
ngƣời phân thành giai cấp.Khi mới ra đời, các phong trào tín ngƣỡng, tơn giáo
bao giờ cũng là sự phản kháng chống lại sự bất cơng, bất bình đẳng đòiquyền
đƣợc tự do hạnh phúc của giai cấp bị áp bức bóc lột. Về sau, trong q trình
tồn tại, tín ngƣỡng, tơn giáo thƣờng bị giai cấp thống trị lợi dụng, biến thành
công cụ nô dịch tinh thần đối với giai cấp bị trị.
Trong xã hội hiện đại, cuộc đấu tranh tƣ tƣởng giữa duy vật và duy
tâm, khoa học và tôn giáo, tiến bộ và lạc hậu vẫn luôn là một bộ phận của
cuộc đấu tranh giai cấp. Các thế lực phản động vẫn âm mƣu lợi dụng tín
ngƣỡng, tơn giáo để chống phá nhà nƣớc, gây chiến tranh giữa các quốc gia,
dân tộc. Điều đó làm cho tính chính trịcủa tín ngƣỡng, tơn giáo càng trở nên
sâu sắc.
Tính quần chúng
Các phong trào tín ngƣỡng, tơn giáo trong lịch sử thƣờng là các phong
trào quần chúng, thể hiện ƣớc mơ, nguyện vọng và ý chí của quần chúng.
Tính quần chúng của tín ngƣỡng, tơn giáo cịn thể hiện ở một số lƣợng tín đồ
các tơn giáo rất đơng đảo. Tín ngƣỡng, tơn giáo từ trƣớc đến nay vẫn là một
14


nhu cầu tinh thần của một số đông quần chúng nhân dân. Tín đồ các tơn giáo
phần lớn vẫn là những ngƣời lao động nghèo khổ trong xã hội.

1.2.4. Chức năng của tín ngƣỡng, tơn giáo
Chức năng xã hội của tín ngƣỡng, tơn giáo
Chức năng đáp ứng nhu cầu tâm linh là chức năng xã hội chủ yếu, đồng
thời cũng là đặc trƣng cơ bản của tín ngƣỡng, tơn giáo. Trong đời sống xã hội,
do con ngƣời còn nhiều sự khổ đau, bất lực, yếu đuối, nên tín ngƣỡng, tơn
giáo vẫn là chỗ dựa để an ủi, khuyên răn; góp phần tạo nên sự hài lòng, tin
tƣởng vào các lực lƣợng siêu nhiên và cuộc sống hạnh phúc ở thiên đƣờng.
Do đó tín ngƣỡng, tơn giáo góp phần giải tỏa sự sợ hãi, nỗi bất hạnh trong
cuộc đời, giảm nhẹ một cách hƣ ảo sự bất hạnh trong cuộc sống con ngƣời.
Tôn giáo là hạnh phúc ảo tƣởng của con ngƣời.
Chức năng thế giới quan
Tín ngƣỡng, tơn giáo tạo cho con ngƣời một quan niệm về thế giới, về
con ngƣời, nhƣng đó là “thế giới quan lộn ngược”[10, tr.77]. Sự phản ánh
của tín ngƣỡng, tơn giáo là sự phản ánh hƣ ảo về thế giới nên đã định hƣớng
mọi suy nghĩ, nhận thức, hành động của con ngƣời, góp phần hình thành trong
họ hệ thống quan niệm duy tâm về thế giới và những chuẩn mực, hành động
tôn giáo. Trong quan niệm của ngƣời có tín ngƣỡng, tơn giáo vai trò chủ thể
sáng tạo của con ngƣời bị suy giảm, biến mất, họ rất dễ phó mặc cho thần
thánh.
Chức năng điều chỉnh
Tín ngƣỡng, tơn giáo nào cũng có hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức
tôn giáo nhằm điều chỉnh suy nghĩ, hành vi ứng xử của con ngƣời với bản

15


thân, với ngƣời khác, với xã hội và với giới tự nhiên phù hợp với đức tin.
Trong đó vừa có yếu tố tiêu cực, vừa có những chuẩn mực, giá trị đạo đức
chân chính, có ý nghĩa tích cực. Tín ngƣỡng, tơn giáo điều chỉnh con ngƣời,
vừa có tính tự giác, vừa có tính bắt buộc nhằm tn theo nội dung của giáo lý,

giáo luật, nghi lễ hành đạo.
1.3. Đặc điểm tín ngƣỡng, tơn giáo ở Việt Nam
1.3.1. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo
Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngƣỡng, tơn giáo khác
nhau đang cùng tồn tại. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lƣu
của nhiều luồng tƣ tƣởng, văn hóa trong khu vực và trên thế giới; chịu ảnh
hƣởng sâu sắc của hai nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ; đồng thời là
một nƣớc có nhiều dân tộc cƣ trú ở nhiều khu vực với điều kiện tự nhiên, khí
hậu, lối sống, phong tục, tín ngƣỡng, tơn giáo khác nhau. Hơn nữa, ngƣời Việt
vốn có bản tính cởi mở, khoan dung, chứ khơng kỳ thị, khép kín. Vì thế, cùng
một lúc ngƣời Việt có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngƣỡng, tơn giáo khác
nhau. Bên cạnh các tín ngƣỡng dân gian, bản địa,với các nghi lễ đặc sắc,
phong phú, đƣợc đông đảo ngƣời dân sùng kính, nhƣ: tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên, tín ngƣỡng thờ anh hùng dân tộc, tín ngƣỡng thờ Thành hồng, tín
ngƣỡng thờ Mẫu… Có những tơn giáo du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ
đầu công nguyên, lại có những tơn giáo xuất hiện ở nƣớc ta vào những thập
niên đầu thế kỷ, nhƣ: Lão giáo, Nho giáo (từ Trung Quốc), Phật giáo (gốc từ
Ấn Độ), Công giáo, Tin Lành (từ phƣơng Tây), đạo Hồi (từ Trung Đơng).
Ngồi ra cịn có những tơn giáo nội sinh nhƣ: Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo,
Bửu Sơn Kỳ Hƣơng, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cƣ sĩ Phật hội Việt Nam.

16


Lịch sử đã chứng minh, một số tơn giáo có ảnh hƣởng lớn đến đời
sống, cách nghĩ và văn hóa của cả cộng đồng ngƣời Việt, góp phần nâng cao
ý thức dân tộc. Nhƣng cũng có tơn giáo, trong q trình du nhập, hình thành
và tồn tại đã bị các thế lực chính trị lợi dụng vì mục đích ngồi tơn giáo. Lịch
sử hình thành và du nhập, số lƣợng tín đồ, vai trị xã hội cũng nhƣ tác động
chính trị… của các tôn giáo ở nƣớc ta cũng rất khác nhau. Theo ƣớc tính hiện

nay (tính đến năm 2013) ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín
ngƣỡng, tơn giáo,trong đó có 13 tơn giáo với 37 tổ chức tôn giáo và 1 pháp
môn tu hành đƣợc Nhà nƣớc công nhận và cấp đăng ký hoạt động với khoảng
gần 24 triệu tín đồ [5, tr.77].
Với sự đa dạng về các loại hình tín ngƣỡng, tơn giáo, Việt Nam giống
nhƣ một bảo tàng của tôn giáo thế giới. Tuy đa dạng về các loại hình tín
ngƣỡng, tơn giáo nhƣng ở Việt Nam chƣa xảy ra xung đột tín ngƣỡng, tơn
giáo. Các tơn giáo ở Việt Nam ln đồn kết, gắn bó với dân tộc.
1.3.2. Tín ngƣỡng, tơn giáo ở Việt Nam có tính chất đan xen, hịa đồng,
khoan dung
Bản tính của ngƣời Việt Nam là cởi mở, khoan dung, chứ khơng hẹp
hịi, kỳ thị, khép kín; nên dù là tín ngƣỡng gì, tơn giáo nào, từ đâu đến, cộng
đồng ngƣời Việt cũng sẵn sàng tiếp nhận một cách tự nhiên, miễn là nó khơng
trái với lợi ích của quốc gia – dân tộc và truyền thống văn hóa, tín ngƣỡng cổ
truyền của dân tộc. Ngƣời Việt Nam cũng không chấp nhận tƣ tƣởng tôn giáo
ngoại sinh một cách dễ dàng, thiếu thận trọng; những gì khơng phải là sản
phẩm của văn hóa bản địa, nếu khơng trực tiếp góp phần vào sự nghiệp giữ
nƣớc của dân tộc, đều bị ngƣời Việt xem xét và tiếp nhận một cách thận
trọng.

17


Tính đan xen, hịa đồng của tín ngƣỡng, tơn giáo ở Việt Nam đƣợc thể
hiện ở những minh chứng sau: Trên điện thờ của một số tơn giáo có sự hiện
diện của một số vị thần, thánh, tiên, Phật… của nhiều tôn giáo khác nhau.
Hiện tƣợng này thấy rõ ở Phật giáo Đại Thừa và điển hình là đạo Cao Đài.
Đối với ngƣời Việt Nam, rất khó xác định đƣợc tiêu chuẩn tơn giáo cụ thể của
họ. Khơng ít ngƣời sẵn sàng chấp nhận thờ cúng cả thần, thánh, tiên, Phật, lẫn
thổ cơng… Ngƣời Việt có thể đều đặn đến chùa mà vẫn say sƣa hầu bóng,

ham bói tốn, tử vi. Họ có thể vừa thể vừa tham gia các nghi lễ tôn giáo lớn
mà vẫn chăm chỉ thờ cúng tổ tiên, tổ chức hội làng. Chức sắc, nhà tu hành,
những ngƣời hoạt động tơn giáo và tín đồ các tơn giáo ở Việt Nam có nhiều
ngƣời thơng thạo giáo lý Phật giáo, đồng thời cũng am hiểu thuyết Khổng
Mạnh và nghiên cứu cả Đạo giáo. Ngƣợc lại, các thầy pháp Đạo giáo (chiêm
tinh, bói tốn) cũng khơng hề bài xích Phật giáo, Khổng giáo.
1.3.3. Ở Việt Nam, khơng có tơn giáo nào giữ vị trí độc tơn, chi phối ý
thức hệ mang tính lâu dài
Khác với một số nƣớc phƣơng Tây, ở Việt Nam khơng có tơn giáo nào
giữ vai trò thống trị suốt chiều dài lịch sử dân tộc, mà vị trí, vai trị của từng
tơn giáo gắn liền với sự hƣng thịnh, suy tàn của các triều đại phong kiến. Lịch
sử Việt Nam đã ghi nhận rằng, ngay từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, sự
du nhập của Phật giáo vào vùng kinh đô Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh
ngày nay), đã nhanh chóng hịa nhập với tín ngƣỡng và văn hóa bản địa, trở
thành một bộ phận trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt cổ. Ở miền Nam,
Phật giáo Nam Tông đã bắt đầu hình thành và phát triển ở thời kỳ Vƣơng
quốc Phù Nam (thế kỷ I – VII), tiếp sau đó ảnh hƣởng sâu đậm trong cộng
đồng dân tộc Khmer Nam Bộ vào thế kỷ XIII và XIV. Vào đầu thế kỷ X, Nho
giáo bắt đầu du nhập vào Việt Nam qua sự ảnh hƣởng của văn hóa Trung

18


×