Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
~~~~~~~~~~~~

ĐẶNG VIỆT HÀ

NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
~~~~~~~~~~~~

ĐẶNG VIỆT HÀ

NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH
(CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HC: PGS.TS Trần Đức Thanh

H NI - 2013


`MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 6
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 11
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH ........................................................ 12
1.1 Thị trƣờng du lịch ............................................................................ 12
1.1.1 Khái niệm ......................................................................................... 12
1.1.2 Các chức năng cơ bản của thị trường du lịch quốc tế ...................... 14
1.1.3 Phân loại thi ̣ trường du li ̣ch quố c tế ................................................. 15
1.1.4 Đặc điểm và một số nhân tố tác động tới cầu du lịch quốc tế .......... 15
1.1.5 Đặc điểm và một số nhân tớ tác đợng tới cung du lịch ..................... 18
1.2Vai trị của các doanh nghiệp lữ hành ................................................. 19
1.3 Những sản phẩ m chủ yế u của các doanh nghiê ̣p lữ hành .................... 21
1.3.1 Các dịch vụ lẻ .................................................................................... 21
1.3.2 Các chương trình du lịch trọn gói .................................................... 22
1.3.3 Các sản phẩm khác............................................................................ 22
1.4

Kênh phân phối sản phẩm lữ hành trên thị trường du lịch


quốc tế ..................................................................................................... 22
1.4.1 Hê ̣ thố ng các kênh phân phố i sản phẩm lữ hành quố c tế ................. 22
1.4.2 Hê ̣ thố ng các đại lý du li ̣ch tại các thi ̣ trường gửi khách .................. 23
1.4.3 Hê ̣ thố ng các doanh nghiê ̣p lữ hành gửi khách ................................ 24
1.4.4 Hê ̣ thố ng các doanh nghiê ̣p lữ hành nhận khách ............................. 24
1.5 Phương thức mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành25
1.5.1 Nghiên cứu và phân đoạn thi ̣ trường ................................................ 25

1


1.5.2 Xây dựng chiế n lược thi ̣ trường ........................................................ 27
1.5.3 Marketing hỗn hợp đố i với thi ̣ trường du li ̣ch quố c tế ...................... 30
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC
TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH .................................................................................................... 35
2.1 Tình hình khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh giai đoạn 2008-201235
2.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của các DNLH quốc tế trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................... 37
2.3. Đặc điểm thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 42
2.3.1 Tổng quan về thị trường du lịch quốc tế trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ................................................................................................ 42
2.3.2 Một số đặc điểm cơ bản của thị trường khách du lịch Trung Quốc . 45
2.3.3 Một số đặc điểm cơ bản của thị trường khách du lịch Pháp ............ 49
2.3.4 Một số đặc điểm cơ bản của thị trường khách du lịch Nhật Bản...... 53
2.4 Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các
doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................ 57
2.4.1. Khái quát kết quả hoạt động mở rộng thị trường du lịch quốc tế của

các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .......................... 57
2.4.2 Hoạt động hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch đối
với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .................. 59
2.4.3 Chính sách marketing nhằm khai thác và mở rợng mợt số thị trường
du lịch quốc tế chủ yếu của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh
QN .............................................................................................................. 62
2.4.4 Tổ chức hoạt động marketing của các doanh nghiệp lữ hành trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh .................................................................................. 78
2.5 Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các DNLH
quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ...................................................... 80
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 82

2


CHƢƠNG 3.......................................................................................................... 83
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC
TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH .................................................................................................... 83
3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của du lịch VN và tỉnh QN ...... 83
3.1.1 Xu hướng vận động và mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam .... 83
3.2.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển của du lịch tỉnh Quảng Ninh 85
3.2 Giải pháp phát triển thị trƣờng du lịch quốc tế của du lịch tỉnh
Quảng Ninh ............................................................................................ 88
3.2.1 Giải pháp cho các nhà quản lý.......................................................... 88
3.2.2 Giải pháp cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Quảng Ninh... 90
3.3 Một số kiến nghị ................................................................................ 95
3.3.1 Đối với Tổng cục Du lịch Việt Nam .................................................. 95
3.3.2 Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh ...................... 98
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 102

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 105
BẢNG PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Tổ hơ ̣p sản phẩ m - thị trường của một công ty lữ hành ........................ 28
Bảng 1.2 Chiế n lươ ̣c tăng trưởng dựa trên danh mu ̣c sản phẩ m - thị trường ....... 29
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2008-2012 ....................... 35
Bảng 2.2: Doanh thu từ kinh doanh lữ hành Quảng Ninh năm 2008-2012 .......... 36
Bảng 2.3 Đội ngũ lao động của một số DNLH quốc tế tiêu biểu trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................................... 38
Bảng 2.4 Đặc điểm của một số thị trường khách du lịch quốc tế ......................... 44
chủ yếu tới Việt Nam ............................................................................................ 44
Biểu đồ 2.1: Doanh thu du lịch Quảng Ninh 2007 - 2012 ................................... 36

4


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

UNESSCO

United Nations Educational Scidentific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc.

WTO


World Tourism Organization
Tổ chức Du lịch thế giới

DNLH

Doanh nghiệp lữ hành

DL&DV

Du lịch và Dịch vụ

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tour

Chương trình du lịch

VN

Việt Nam

QN

Quảng Ninh

TCDLVN

Tổng cục du lịch Việt Nam


Sở VHTT&DL

Sở Văn hoá thể thao và Du lịch

AMTA

The Agency for Coordinating Mekong Tourism Activities

ADS

Approved Destination Status- Điểm du lịch chính thức

UBND

Uỷ ban nhân dân

XNK

Xuất nhập khẩu

HDV

Hướng dẫn viên

GTGT

Giá trị gia tăng

TW


Trung ương

ĐP

Địa phương

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí thuận lợi, có nguồn tài ngun thiên nhiên
đa dạng và phong phú, những di tích lịch sử nhân văn nổi bật cấp quốc gia, đặc
biệt Vịnh Hạ Long được hai lần UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế
giới, được thế giới bình chọn là Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Quảng Ninh
được biết đến như hình ảnh của Việt Nam thu nhỏ bởi lợi thế nổi bật về tài
nguyên du lịch phong phú, độc đáo. Với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có,
hoạt động du lịch tại Quảng Ninh đã và đang khẳng định vị thế quan trọng của
mình trong cơ cấu kinh tế xã hội Quảng Ninh. Cụ thể từ năm 2007 đến nay tốc độ
tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Quảng Ninh đạt mức 15 - 20%/năm.
Năm 2012 Quảng Ninh đã đón 7 triệu lượt, trong đó có 2,4 triệu lượt khách quốc
tế chiếm gần 40% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2012 là gần 7
triệu lượt khách. Tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những trung tâm du
lịch trọng điểm của cả nước.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch thì hoạt động lữ hành, đặc biệt là hoạt
động kinh doanh lữ hành quốc tế hết sức quan trọng. Trong những năm qua do
chính sách mở cửa của nền kinh tế, cùng với những chính sách, biện pháp của
Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi lên đã tạo điều kiện phát triển lữ
hành quốc tế vào Việt Nam và lượng khách Việt Nam đi ra nước ngoài. Mặc dù

đã có những bước phát triển đáng kể và tốc độ tăng trưởng cao, ổn định nhưng sự
phát triển của ngành Du lịch của Quảng Ninh trong thời gian qua vẫn chưa xứng
với tiềm năng, thế mạnh, tính chuyên nghiệp của du lịch Quảng Ninh chưa cao,
chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách đặc biệt là khách quốc tế. Sự kém phát
triển này là do sản phẩm du lịch cịn nghèo nàn, chưa hấp dẫn được du khách, các
cơng ty lữ hành quốc tế còn yếu về kinh nghiệm quản lý, chưa xây dựng được
sản phẩm đặc trưng, các chương trình du lịch chưa phong phú và hấp dẫn...
Vì những lí do trên, “Nghiên cứu mở rộng thị trƣờng du lịch quốc tế của
các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là việc làm cấp bách

6


nhằm thu hút, mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh, góp phần
thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Ninh nhanh, bền vững trong tương lai.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế
đến Quảng Ninh, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp lữ
hành quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng thị trường khách
du lịch quốc tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường khách du lịch trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp nhằm mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế đối với
các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thị trường mục tiêu và thị trường tiềm

năng của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Trong đề tài này, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
quốc tế trên địa bàn Quảng Ninh được hiểu là các doanh nghiệp lữ hành quốc tế
đăng ký kinh doanh và chịu sự quản lý của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch
Quảng Ninh.
Do giới hạn về quy mô luận văn cũng như thời gian nghiên cứu nên tác giả
lựa chọn 3 đối tượng khách quốc tế là: Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản để nghiên
cứu điển hình. Luận văn nghiên cứu nhằm mở rộng thêm thị trường khách quốc
tế các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

7


+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, khảo sát số liệu trong khoảng thời gian
từ năm 2008-2012. Các chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam và tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thị trường được gắn liền với quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá . Trong
quá trình phát triển của nhân loại , khi phân cơng lao đô ̣ng xã hô ̣i đa ̣t đế n mơ ̣t
trình độ cao sẽ x́ t hiê ̣n chun mơn hoá . Thị trường được hình thành trong q
trình lưu thông, mua bán và trao đổ i hàng hoá với sự hỗ trơ ̣ của các phương tiê ̣n
thanh toán.
Theo quan điểm của kinh tế chính trị học: Thị trường là phạm trù của nền
sản xuất và lưu thông hàng hố, phản ánh tồn bộ quan hệ trao đổi giữa người
mua và người bán, giữa cung và cầu và tồn bộ các mối quan hệ, thơng tin kinh
tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó.
Theo quan điểm của marketing: Thị trường bao gồm toàn bộ các khách
hàng tiềm ẩn cùng một số các nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả
năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.

Để đảm bảo cho các hoạt động trong du lịch khơng bị ách tắc thì nhiều loại
hàng hố vật chất phải được mua và bán, nhiều loại hình dịch vụ phải được tạo
ra, phải được mua, bán và phải được tiêu dùng. Nhưng q trình mua và bán có
thể được diễn ra trên thị trường. Như vậy, du lịch cũng tồn tại thị trường.
Trong lịch sử phát triển của du lịch, lúc đầu khách đến một vùng nào đó, đi
lại hàng ngày, nơi ăn-ở do khách tự lo. Nhưng cùng quá trình phát triển, du lịch trở
thành một hiện tượng phổ biến, lượng người đi du lịch tăng lên, nhu cầu về dịch vụ
liên quan đến chuyến đi được hình thành. Từ đó xuất hiện những tổ chức chuyên
kinh doanh vận chuyển, ăn uống, lưu trú...Khách chi trả cho những nơi chăm lo
cho họ việc ăn uống, đi lại, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí... Thị trường du lịch đã
được hình thành như vậy trong quá trình đổi tiền-hàng giữa khách và các cơ sở
chuyên doanh.

8


Thị trường hàng hố chung có thể chia thành nhiều loại thị trường thành
phần tuỳ thuộc vào quan điểm, cách nhìn, mục đích nghiên cứu, quản lý hoặc
kinh doanh. Dưới góc độ đặc trưng giá trị sử dụng của các đối tượng mua bán
trên thị trường, người ta thường phân chia thị trường thành các thị trường tư liệu
sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường dịch vụ và thị trường khác. Thị
trường du lịch luôn được coi là bộ phận cấu thành của thị trường dịch vụ.
Theo cách nhìn của các nhà kinh doanh du lịch thì thị trường du lịch là các
nhóm khách hàng đang có mong muốn và có sức mua sản phẩm du lịch nhưng
chưa được đáp ứng. Về bản chất, thị trường du lịch được coi là bộ phận cấu thành
tương đối đặc biệt của thị trường hàng hố nói chung. Nó bao gồm toàn bộ các
mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện và
phạm vi thực hiện các dịch vụ, hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch.
Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản
xuất và lưu thơng hàng hố, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi

giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và tồn bộ các mối quan hệ,
thơng tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.
Khi đề cập đến thị trường du lịch cần chú ý đến ba khía cạnh quan trọng:
Thứ nhất: Do thị trường du lịch là bộ phận cấu thành của thị trường hàng hố nói
chung nên bản thân nó cũng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong nền
sản xuất hàng hoá như quy luật cung-cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh
tranh...Thứ hai: Thị trường du lịch là nơi thực hiện hàng hoá (cả hàng hoá dưới
dạng vật chất và hàng hoá dưới dạng dịch vụ) nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về
du lịch, do vậy nó có sự độc lập tương đối. Ba là: Để bán được một sản phẩm du
lịch cần phải xác định cơ chế kinh tế, chính trị đối với một địa điểm cụ thể, một
thời gian xác định và các đối tượng khách hàng rõ ràng.
Thị trường du lịch có những đặc trưng riêng biệt làm cho thị trường du
lịch có tính độc lập tương đối so với thị trường hàng hoá. Thị trường du lịch
xuất hiện muộn hơn so với một số thị trường hàng hố thơng thường, trong
tiêu dùng du lịch khơng có sự di chuyển của hàng hoá vật chất và dịch vụ từ
nơi sản xuất đến nơi thường trú của khách hàng. Trên thị trường du lịch, cung

9


cầu chủ yếu về dịch vụ bởi sản phẩm du lịch chủ yếu dưới dạng dịch vụ quyết
định. Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không hiện hữu trước người
mua nên các khâu chào giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá, quyết định mua, bán
phải thông qua phương tiện quảng bá, quảng cáo và kinh nghiệm, khác hẳn với
mua, bán thông thường. Đối tượng mua, bán rất đa dạng và khách du lịch khơng sở
hữu hàng hố mình đã mua, đồng thời mối quan hệ giữa người mua và người bán
trên thị trường du lịch diễn ra từ khi sản phẩm du lịch được bán ra đến khi kết thúc
và khách trở về nơi thường trú của họ. Đặc biệt sản phẩm du lịch nếu không được
tiêu thụ, khơng bán được sẽ khơng có giá trị. Việc mua, bán, tiêu dùng du lịch
được gắn với không gian nhất định và thời gian cụ thể bởi thị trường du lịch sản

xuất, lưu thông và tiêu dùng sản phẩm diễn ra cùng một thời gian, cùng một địa
điểm. Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả đã sử dụng phương pháp này nghiên cứu các tài liệu đã thu thập
được nhằm tìm ra bản chất và thực trạng của đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở kế
thừa các tài liệu đã được cơng bố, những cơng trình nghiên cứu, tạp chí, internet,
sách, báo, tài liệu thu thập từ các hãng lữ hành, báo cáo của UBND tỉnh, Sở Văn
hóa thể thao và du lịch từ năm 2008-2012…để thu thập thơng tin, có những đánh
giá, phân tích nhận định đúng đắn, khách quan.
Sử dụng phương pháp này sẽ giúp tác giả có sự nhìn nhận tổng quan về sự phát
triển hoạt động du lịch Quảng Ninh. Trên cơ sở đó đã tổng hợp các số liệu để có
bức tranh chung về hiện trạng thị trường du lịch của các doanh nghiệp lữ hành
quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành tham vấn
các nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ở trung ương và địa
phương để hoàn thiện kết quả nghiên cứu.
5.2 Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này được sử dụng để điều tra tổng hợp về tình hình khách du
lịch quốc tế đến Quảng Ninh nhằm bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông

10


tin đã thu thập. Đồng thời việc trực tiếp tham quan, khảo sát tại các điểm du lịch
đông khách quốc tế của Quảng Ninh như vịnh Hạ Long, khu vui chơi quốc tế
Tuần Châu, Móng Cái... đã giúp tác giả đánh giá chính xác hơn về thực trạng thị
trường du lịch quốc tế của các DNLH quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trên
cơ sở đó đưa ra được các giải pháp nhằm mở rộng thêm thị trường du lịch quốc tế
đến Quảng Ninh.

5.3 Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Sử dụng phương pháp tham vấn chuyên gia, tham khảo ý kiến của một số
người có chun mơn về hoạt động du lịch, lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
nhằm làm căn cứ cho những nhận xét, đánh giá của luận văn.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn, đánh giá nhanh và điều tra bảng hỏi. Cụ
thể tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với một số thị trường khách du
lịch: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp để đánh giá được sở thích, tâm lý, thị hiếu,
khả năng tiêu dùng...Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm thu hút khách
du lịch quốc tế đến Quảng Ninh.
Các thông tin thu thập trên thực tế giúp tác giả có sự đánh giá khách quan
thực trạng thị trường khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh, qua đó sẽ tổng hợp
được các ý kiến, quan điểm đa dạng nhằm đề ra các giải pháp nhằm mở rộng thị
trường du lịch quốc tế của các DNLH quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có
hiệu quả nhất.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về thị trƣờng du lịch quốc tế của các doanh
nghiệp lữ hành
Chƣơng 2. Thực trạng thị trƣờng du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ
hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trƣờng du lịch quốc tế của
các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

11


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

1.1 Thị trƣờng du lịch
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Thị trường
Theo Philip Kotler: Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và
tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng
tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó [36,tr.68].
Quan điểm này coi khách hàng là thị trường của nhà kinh doanh. Với quan
điểm đó đã mở ra khả năng khai thác thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp.
Thị trường luôn ở trạng thái vận động và phát triển. Khả năng phát triển khách
hàng sẽ quyết định sự phát triển của thị trường của các doanh nghiệp.
Xét ở góc độ vĩ mô: Thị trường được hiểu là một tập phức hợp và liên tục
các nhân tố môi trường kinh doanh, các quan hệ trao đổi hàng hóa được hấp dẫn,
được thực hiện trong một không gian mở, hữu hạn các chủ thể cung cầu và
phương thức tương tác giữa chúng nhằm tạo điều kiện tồn tại và phát triển cho
sản xuất và kinh doanh.
Xét ở góc độ vi mơ: Thị trường được hiểu là một tập hợp khách hàng là
người cung ứng hiện tại và tiềm năng cùng có nhu cầu về sản phẩm mà doanh
nghiệp có dự án kinh doanh và tập hợp người bán-đối thủ cạnh tranh của nó.
Mở rộng thị trường được hiểu là việc làm gia tăng khách hàng của DN
trên thị trường, gia tăng khối lượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, tăng thị phần
của DN về sản phẩm hàng hóa trên thị trường mà DN kinh doanh. Mục tiêu chính
của các DN là việc mở rộng bán hàng trên thị trường mục tiêu. Sản phẩm bán có
thể là thị trường mới hoặc sản phẩm mới. Thị trường mục tiêu của DN có thể là
thị trường mới, các phân đoạn mới của thị trường hiện tại, hay các nhóm khách
hàng tiềm năng trên các đoạn thị trường hiện tại.

12


1.1.1.2 Thị trường du lịch

Theo các nhà nghiên cứu, Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường
chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thơng hàng hố, dịch vụ du lịch,
phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và
cầu và tồn bộ các mối quan hệ, thơng tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan
hệ đó trong lĩnh vực du lịch [12,tr. 34].
Trước hế t , thị trường du lịch gắn liền với khách du lịch . Có lẽ khơng có
mơ ̣t loa ̣i thi ̣trường nào mà khách hàng

(người tiêu dùng ) lại được định nghĩa

mô ̣t cách chi tiế t và thố ng nhấ t trên pha ̣m vi toàn th

ế giới như thị trường du

lịch. Khách du lịch là tất cả những công dân rời khỏi nơi ở thường xuyên của họ
đến một nơi khác trong thời gian tối thiểu là

24 tiế ng với mu ̣c đích không phải

là kiếm tiền hoặc làm việc lâu dài . Trong điều 4 Luật du lich
̣ Viê ̣t Nam , có chỉ
rõ “Khách du li ̣ch là người đi du li ̣ch hoặc kế t hợp đi du li ̣ch , trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” .
Khách du lịch được phân chia ra làm hai loạ i chủ yế u căn cứ vào pha ̣m vi
đi du lich
̣ của ho ̣ là khách du lich
̣ quố c tế và khách du lich
̣ nô ̣i điạ

. Trong mục


2,3(điều 34) Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa:“Khách du li ̣ch quố c tế là người
nước ngoài, người Viê ̣t Nam định cư ở nướ c ngoài vào Việt Nam du lịch và công
dân Viê ̣t Nam, người nước ngoài thường trú tại Viê ̣t Nam ra nước ngoài du li ̣ch”.
Sự tồ n ta ̣i tương đố i đô ̣c lâ ̣p của cả thị trường gửi khách và thị trường nhận
khách trên pha ̣m vi mô ̣t quố c gia (hoă ̣c mô ̣t điạ phương ) thể hiê ̣n tính chấ t hai
mă ̣t của hoa ̣t đô ̣ng du lich
̣ . Mô ̣t điạ phương có thể vừa nhâ ̣n khách và gửi khách .
Sự tồ n ta ̣i đô ̣c lâ ̣p và song song của cả thi ̣trường nhâ ̣n khách và gửi khách trên
mô ̣t điạ bà n đòi hỏi khi đề câ ̣p đế n thi ̣trường du lich
̣ chúng ta phải chỉ rõ đó là
thị trường gửi khách hay nhận khách.
Từ những điể m phân tích trên đây , có thể khái quát về thi ̣trường du lich
̣
như sau: Thị trường du lịch là một phạ m trù phản ánh toàn bộ quan hê ̣ trao đổ i
mua bán hàng hoá và di ̣ch vụ giữa khách du li ̣ch và các nhà cung cấ p hàng hoá
và dịch vụ đã được thể chế hoá . Thị trường du lịch là bộ phận đặc biệt của thị

13


trường hàng hoá và dịch vụ trong đó khách du lịch có vai trò quyết định tới tính
chấ t và phạm vi của thi ̣ trường.
Thị trường du lịch quốc tế là một bộ phận của thị trường du lịch , phản ánh
toàn bộ quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá d ịch vụ đối với khách du lịch quốc
tế .
1.1.2 Các chức năng cơ bản của thị trƣờng du lịch quốc tế
Chức năng công nhận và thực hiê ̣n : Trước hế t , thông qua thi ̣trường du lich
̣
các hoạt động mua bán và trao đổi sản phẩm hàng hoá


và dịch vụ du lịch được

thực hiê ̣n. Viê ̣c mua bán trao đổ i như vâ ̣y không chỉ nhằ m thoả mañ nhu cầ u của
khách du lịch mà còn tạo điều kiện cho các nhà cung cấp thực hiện được giá trị
sử du ̣ng của sản phẩ m du lich.
̣ Để đảm bảo chức năng thực hiê ̣n của thi ̣trường du
lịch được tiến hành một cách tốt nhất thì thị trường phải được thể chế hố ở mức
cao nhấ t. Mơi trường pháp lý phải chi tiế t và đầ y đủ , quy đinh
̣ rõ ràng quyề n ha ̣n ,
trách nhiệm và chế tài đối với các vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của
các bên tham gia thị trường (chủ yếu là khách du lịch ). Mă ̣t khác , cầ n có mô ̣t hê ̣
thố ng các quy tắ c quy pha ̣m dưới luâ ̣t đảm bảo tính lành ma ̣nh và trong sa ̣ch của
thị trường. Khi sản phẩ m du lich
̣ của mô ̣t quố c gia (mô ̣t vùng) hay cu ̣ thể hơn là
của một doanh nghiệp được công nhận giá cả , giá trị sử dụng và có uy tín trên thi ̣
trường, khi đó thi ̣trường du lich
̣ đã hoàn thành chức năng thực hiê ̣n của nó .
Chức năng thông tin : Thị trường du lịch cung cấp những thông tin cần thiết
về cung và cầ u du lich
̣ cho các bên tham gia , vai trò của thông tin mang tin
́ h chấ t
quyế t đinh
̣ chiế n lươ ̣c . Đối với người bán, thị trường cung cấp thông tin về cầu
du lịch, cung du lịch của các đối thủ cạnh tranh để quyết định tổ chức hoạt động
kinh doanh. Cịn đối với người mua, thơng tin mà thị trường cung cấp có giá trị
quyết định việc lựa chọn chuyến đi. Vì thế mà người mua trên thị trường du lịch
cần có các thơng tin tồn diện hơn, khối lượng thông tin lớn hơn và được cân
nhắc kỹ hơn so với khi họ mua sắm hàng hoá.
Chức năng điề u tiế t , kích thích: Là chức năng tác động làm thay đổi các

hành vi của các thành viên tham gia vào thị trường du lịch. Cũng như các thị

14


trường khác phát triể n theo những chu kỳ và chiụ ảnh hưởng của rấ t nhiề u
nhân tố khác nhau . Những quy luâ ̣t chủ yế u của nề n kinh tế thi ̣trường như
quy luâ ̣t giá tri ̣ , quy luâ ̣t ca ̣nh tranh , quy luâ ̣t cung - cầ u chi phố i hoa ̣t đô ̣ng
của các doanh nghiệp cũng như khách du lịch

. Quy luâ ̣t ca ̣nh tranh đòi hỏi

các doanh nghiệp phải ln ln tìm tịi và phát triển những sản phẩm du
lịch mới đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi

đa da ̣ng của khách du lich
. Mă ̣t
̣

khác thông qua những hoạt động quảng cáo khuyếch trương

, các doanh

nghiê ̣p có khả năng tác đô ̣ng rấ t ma ̣nh tới nhu cầ u du lich
̣

, làm phát sinh

những nhu cầ u mới . Những chính sách khuyế n ma ̣i đă ̣c


biê ̣t trong mùa thấ p

điể m là mô ̣t ví du ̣ điể n hiǹ h của chức năng điề u tiế t

, kích thích . Trên mơ ̣t

phạm vi rộng lớn hơn , thị trường du lịch cho phép khách du lịch có thể tìm
kiế m và có đươ ̣c những sản phẩ m thay thế tố t nhấ t
mô ̣t điạ phương có những biể u hiê ̣n không thuâ ̣n lơ ̣i

. Khi mô ̣t quố c gia hay
, thị trường luôn tạo điều

kiê ̣n cho khách du lich
̣ có đươ ̣c những sản phẩ m phù hơ ̣p nhấ t và nhờ vâ ̣y thì
nhu cầ u du lich
̣ sẽ luôn đươ ̣c nuôi dưỡng và phát t

riể n .

1.1.3 Phân loaị thi ̣trƣờng du lich
̣ quố c tế
Căn cứ vào điể m đi và điể m đế n của khách du lich
̣ có hai loa ̣i thi ̣trường chủ
yế u là thi ̣trường khách du lic̣ h quố c tế đến (Inbound) và thị trường khách du lị ch
quố c tế gửi khách(Outbound).
Thị trường khách du lịch quốc tế đến

(Inbound) là quốc gia gửi khách du


lịch đến tham gia du lịch nước chủ nhà. Phầ n lớn những quố c gia đang phát triể n
hay những quố c gia có tiề m năng phát triể n du lich
̣ đề u coi đây là thị trường quan
trọng nhất, luôn luôn mang tính ca ̣nh tranh dữ dô ̣i nhấ t .
Thị trường du li ̣ch quố c tế gửi khách (Outbound) là các quốc gia tiếp nhận
khách từ một quốc gia gửi khách. Các nước phát triển là những thị trường gửi
khách quan tro ̣ng nhấ t .
1.1.4 Đặc điểm và một số nhân tố tác động tới cầu du lịch quốc tế
1.1.4.1 Đặc điểm của cầ u du li ̣ch quố c tế
Cầ u du lich
̣ là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n chủ yế u có tin
̣ trên thi ̣trường du
́ h quyế t đinh
lịch. Khi nói đế n cầ u du lich
̣ là chúng ta hiểu đó là nhu cầ u về hàng hoá và dich
̣

15


vụ du lịch có khả năng thanh tốn của các tầng lớp xã hội

(khách du lịch tiềm

năng).
Phầ n lớn nhu cầ u về sản phẩ m du lich
̣ là các dich
̣ vu ̣ . Hê ̣ thố ng các nhu c ầu
về dich
̣ vu ̣ của khách du lich

̣ tương đố i đa da ̣ng và phong phú nhưng tâ ̣p trung la ̣i
có thể phân chia làm năm nhóm cơ bản sau đây :
• Dich
̣ vu ̣ vâ ̣n chủ n
• Dich
̣ vu ̣ lưu trú, ăn ́ ng, nghỉ ngơi tại các khách sạn, khu nghỉ mát
• Dich
̣ vu ̣ tham quan du lich
̣
• Dich
̣ vu ̣ mua sắ m hàng hoá
• Các dich
̣ vu ̣ đă ̣c biê ̣t như hô ̣i nghi ̣, hô ̣i thảo, chữa bê ̣nh, v.v.
Nhu cầ u du lich
̣ chủ yế u là về các dich
̣ vu ̣ , do vâ ̣y nó mang đầ y đủ những
đă ̣c điể m của nhu cầ u dich
̣ v ụ. Trước hế t đó là tính đờng thời thể hiê ̣n quá triǹ h
sản xuất diễn ra cùng một lúc (cả về thời gian và địa điểm ) với quá trình tiêu thu ̣
sản phẩm. Tính đồng thời là đặc trưng tiêu biểu của dịch vụ . Nó quy định mức đợ
tiế p xúc trực tiế p cao giữa khách hàng là những người sản xuấ t (cung cấ p ) dịch
vụ.
Sự cách biê ̣t lớn về không gian giữa cung và cầ u : Phầ n lớn khách du lich
̣
(nhấ t là khách du lich
̣ quố c tế ) đều ở rất xa địa điểm du l ịch. Khoảng cách này
mô ̣t mă ̣t làm tăng chi phí đi la ̣i của khách du lich
̣ nhưng mă ̣t khác nó cũng ta ̣o ra
mô ̣t sức hút, lôi cuố n ma ̣nh mẽ hơn . Hơn thế nữa , do các tài nguyên du lich
̣ là cố

đinh
̣ nên khách du lich
̣ phải chủ đô ̣ng tì

m đế n các điể m du lich
̣ ta ̣o ra dòng

chuyể n đô ̣ng mô ̣t chiề u từ cầ u đế n cung trong du lich
̣
điể m khó khăn lớn nhấ t của kinh doanh du lich
̣

, đây là mô ̣t trong những

. Cầ u phải mang tin
́ h chủ đơ ̣ng

hồn tồn.
Tính chất tổng hợp của nhu cầ u : Nhu cầ u du lich
̣ có thể khái quát đó là tất
cả những nhu cầu hà ng ngày (trừ nhu cầ u làm viê ̣c ) cô ̣ng thêm với nhu cầ u phát
sinh mới nhằ m thoả mañ đô ̣ng cơ đi du lich.
̣

16


Tính chất phức tạp và đa dạng của nhu cầu : Khách du lich
̣ quố c tế rất đa
dạng và phong phú về: Lứa t̉ i, trình độ văn hố, thu nhâ ̣p, tính cách tới động cơ

đi du lich...
vì thế các nhà cung cấ p tìm mo ̣i cách để đáp ứng bởi họ luôn đi theo
̣
nguyên tắc không nói “khơng” với khách hàng.
Tính thời vụ của nhu cầu : Nhu cầ u du lich
̣ thay đổ i rấ t lớn theo các mùa
trong năm. Theo các phân tích gầ n đây thì các nhà cung cấ p du lich
̣ thường chiụ
mô ̣t sức ép rấ t lớn khi hoa ̣t đô ̣ng hế t công suấ t trong khoảng

16 tuầ n và chỉ đạt

đươ ̣c công suấ t 30% trong vòng 20 tuầ n khác . Áp dụng các biện pháp khuyến
mại nhằm kéo dài thời vụ du lịch là một trong những điều bắt buộc đối với các
nhà cung cấp tại các điểm du lịch xa nguồn khách như Việt Nam.
Tính dễ bị tổn thương của nhu cầu : Nhu cầ u du lich
̣ là nhu cầ u dễ bi ̣tổ n
thương nhấ t vì nó không phải là nhu cầ u thiế t yế u , cầ u du lich
̣ có tin
́ h linh hoa ̣t
rấ t cao do khả năng lựa cho ̣n và thay đổ i các chương trình du

lịch khách du lịch

là hầu như khơng có hạn chế.
1.1.4.2. Mợt sớ nhân tớ tác động đế n cầ u du li ̣ch
Cầu du lịch ln biến động do tác động của nhiều nhóm yếu tố với những
cơ chế rất khác nhau và phức tạp, nhiều khi trái ngược, khống chế lẫn nhau.
Yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa hình, địa mạo, động thực vật, tài nguyên
nước,... tác động chủ yếu đến việc hình thành cầu du lịch và lượng cầu du lịch.

Yếu tố văn hố xã hội như tình trạng tâm, sinh lý con người, độ tuổi và
giới tính của khách, thời gian nhàn rỗi, dân cư, trình độ văn hố, nghề nghiệp, thị
hiếu và các kỳ vọng của mỗi cá nhân và từng nhóm người trong xã hội.
Yếu tố kinh tế: đây là nhóm yếu tố quyết định, tác động trực tiếp và nhiều
chiều lên cầu du lịch, cả về sự hình thành cầu du lịch đến khối lượng và cơ cấu
của nó trên thị trường du lịch bao gồm: thu nhập của dân cư hay thu nhập của
người tiêu dùng, giá cả hàng hoá, tỷ giá trao đổi ngoại tệ.
Cách mạng khoa học, cơng nghệ và q trình đơ thị hố tạo điều kiện cần
thiết để hình thành các nhu cầu du lịch và chuyển hoá nhu cầu du lịch thành cầu.

17


Yếu tố này làm cho sự cân bằng nhịp sống bị phá vỡ, buộc con người phải nghỉ
ngơi để khôi phục lại.
Yếu tố chính trị: điều kiện ổn định chính trị, hồ bình sẽ làm tăng khối
lượng khách du lịch giữa các nước.
Giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển của du lịch. Ba góc độ
mạng lưới giao thông, phương tiện vận chuyển và việc vận hành giao thơng an
tồn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động sâu sắc đến sự hình thành và
phát triển của cầu.
Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch,mốt, mức độ ô nhiễm môi trường, các
yếu tố bất thường như: thiên tai, xung đột chính trị, chiến tranh, dịch bệnh đều có
tác động lớn đến cầu du lịch.
1.1.5 Đặc điểm và một số nhân tố tác động tới cung du lịch
1.1.5.1 Đặc điểm của cung du lịch
Tính cớ định : Phầ n lớn các bô ̣ phâ ̣n trong cung du lich
̣ mang tin
̣
́ h cố đinh

cả về vị trí cũng như năng lực sản xuất
dưới da ̣ng tờ n kho hay cấ t trữ

. Sản phẩm du lịch không thể tồn tại

. Cung du lich
̣ không thể tự di chuyể n đế n với

khách du lịch và không thể điều chỉnh công suất phục vụ nhằm đáp ứng tính
thời vu ̣ rấ t cao của nhu cầ u du lich
̣ .
Tính đợc lập trong hoạt đợng và sự phụ thuộc lẫn nhau tạo thành sản
phẩm chung của các thành phầ n trong cung du li ̣ch

: sản phẩm du lịch là sự

tổ ng hơ ̣p của tấ t cả các dich
̣ vu ̣ và hàng hoá du lich
̣ mà khách du lich
̣ đã tiêu
dùng trong chuyến đi của mình , vì thế hiện nay các nhà cung cấp liên kết lại
tạo nên một sản phẩm chung.
Chi phí cố đi ̣nh cao : Vố n đầ u tư cơ bản ban đầ u rấ t lớn dẫn đế n chi phí
khấ u hao chiế m tỷ tro ̣ng cao trong tổ ng chi phí kinh doanh của các cơ sở du lich
̣ .
Mă ̣t khác thì chi phí biế n đổ i chiế m mô ̣t tỷ

trọng nhỏ trong giá thành do những

chi phí cố đinh

̣ khác như điê ̣n, nước, tiề n lương, v.v. có giá trị lớn.
Cung du lịch có tính chun mơn hoá cao: Trên thị trường du lịch có bốn
hướng chun mơn hố của cung du lịch là chun mơn hố theo loại hình dịch vụ;

18


chun mơn hố theo loại hình du lịch; chun mơn hố theo giai đoạn của q trình
du lịch; và chun mơn hố theo các cơng đoạn sản xuất dịch vụ du lịch.
Tính mạo hiểm cao: Đây là hê ̣ quả tấ t yế u của chi phí cố đinh
̣ cao và tí nh dễ
bị tổn thương của nhu cầu.
1.1.5.2 Một số nhân tố tác động tới cung du li ̣ch
Cung du li ̣ch bi ̣ chi phố i sâu sắ c bởi mặt bằ ng giá cả chung
đô ̣ng của mă ̣t bằ ng giá cả ngay lâ ̣p tức sẽ làm thay đổ i hoàn toàn mứ

: Sự biế n
c giá các

sản phẩm du lịch .
Cung du li ̣ch chi ̣u ảnh hưởng lớn của tài nguyên du li ̣ch

: Các cơ sở kinh

doanh du lich
̣ đươ ̣c hiǹ h thành nhằ m khai thác tố i đa giá tri ̣sử du ̣ng của tài
nguyên du lich.
̣ Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng lớn tới thể loa ̣i và thứ ha ̣ng của
cung du lich.
̣

Cung du li ̣ch chi ̣u ảnh hưởng sâu sắ c của cơ sở hạ tầ ng kinh tế xã hội của
đấ t nước. Trước hế t là Chính sách của chính phủ , thứ hai là Khoa học kỹ thuật ,
thứ ba là Cạnh tranh giữa các doanh nghiê ̣p . Cạnh tranh đảm bảo cho người tiêu
dùng có được sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất và nó cũng buộc các doanh
nghiê ̣p du lich
̣ phải luôn luôn cải tiế n và đổ i mới sản phẩ m đáp ứng nhu cầ u củ a
khách du lịch . Điể m mấ u chố t cuố i cùng là cung du li ̣ch bi ̣ chi phố i hoàn toàn
bởi nhu cầ u du li ̣ch . Mố i quan hê ̣ giữa cung và cầ u là mố i quan hê ̣ tương tác qua
lại lẫn nhau.
Thị trường du lịch quốc tế chứa đựng tổng cung , tổ ng cầ u và cả những yế u
tố tác động đế n cung và cầ u du li ̣ch quố c tế . Nắ m rõ những đặc điể m , xu thế vận
động của quan hê ̣ cung - cầ u du li ̣ch quố c tế là yêu cầ u bắ t buộc đố i với các
doanh nghiê ̣p lữ hành.
1.2 Vai trò của các doanh nghiệp lữ hành
DNLH ra đời giúp cho khách du lịch có điều kiện thuận lợi và cảm thấy
thoải mái, yên tâm, bớt hao tổn thời gian, tiền trong chuyến đi. Khách du lịch
được hưởng chuyến đi du lịch với chương trình phong phú, hấp dẫn và tổ chức
chuyên nghiệp, khoa học.

19


Về phía các nhà cung cấp, nhờ có sự xuất hiện của các DNLH mà họ bớt đi
được sự thụ động trong tiêu thụ sản phẩm, rủi ro vì lượng khách bất thường, tăng
khả năng thu hút khách cũng như việc tiêu thụ sản phẩm của mình đề tập trung
vào sản xuất, mở rộng quy mơ và đa dạng hóa sản phẩm tạo ra các dịch vụ mới
phục vụ du khách.
DNLH còn thu hút và tổ chức gửi khách tới các điểm du lịch, tạo điều kiện
cho các cơ sở kinh doanh ở đó khai thác với mức độ tốt nhất công suất hoạt động
của hệ thống cơ sở vật chất của mình.

Mỗi quốc gia có một cách phân loại DNLH sao cho phù hợp với điều kiện
thực tế của hoạt động du lịch của quốc gia đó. Các tiêu thức thông thường để
phân loại bao gồm:
- Sản phẩm cu lịch chủ yếu của DNLH
- Phạm vi hoạt động chủ yếu của DNLH
- Quy mô và phương thức hoạt động của DNLH
- Quan hệ của DNLH với khách du lịch
- Quy định của các cơ quan quản lý du lịch
Tại Việt Nam DNLH được chia thành: DNLH quốc tế và DNLH nội địa
trên cơ sở phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp. Trong đó các DNLH quốc tế
được hoạt động trên cả thị trường quốc tế và thị trường nội địa, còn các DNLH
nội địa chỉ được phép kinh doanh thị trường nội địa.
Sự tồ n ta ̣i và phát triể n của các doanh nghiê ̣p lữ hành bắ t nguồ n từ những
đă ̣c điể m của cung và cầ u du li ̣ ch. Mố i quan hê ̣ cung cầ u trên thi ̣trường du lich
̣
hàm chứa những mâu thuẫn nội tại . Các doanh nghiệp lữ hành có vai trò chủ yếu
là khắc phục những trở ngại trong mối quan hệ giữa khách du lịch với các nhà
cung cấ p sản phẩm du lịch. Theo Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương các
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có những vai trò chủ yếu sau đây:
Vai trò cung cấ p thông tin : Thông qua viê ̣c phát hành các ẩ n phẩ m quảng
cáo, các tập gấp, cuố n sách mỏng (brochurse), các trang Web trên Internet , thư và
tạp chí điện tử (electronic journals).... các công ty lữ hành đã cung cấp cho khách

20


du lich
̣ hầ u hế t những thông tin mà ho ̣ cầ n tim
̣ sắ p
̀ kiế m cho chương trin

̀ h du lich
tới với chất lượng rấ t cao, thông tin đầ y đủ , cô đo ̣ng, có độ trung thực và chính
xác cao. Hình thức trình bày đẹp , hấ p dẫn có khả năng cuố n hút người đo ̣c và ta ̣o
ra những ham muố n đi du lich
̣ . Các công ty lữ hành đã và đang thực sự trở thành
những nguồ n thông tin đáng tin câ ̣y nhấ t đố i với khách du lich
̣ .
Vai trò tổ chức thực hiê ̣n :Thông qua viê ̣c xây dựng và tổ chức các chương
trình du lịch , các cơng ty lữ hành góp phần làm cho hoạt động đi du lịch của
khách cũng như quá trình tiêu thu ̣ sản phẩ m của các nhà cung cấ p du lich
̣ diễn ra
mô ̣t cách khoa ho ̣c và hiê ̣u quả hơn . Các chương trình du lịch được sắp xếp hợp
lý, các hoạt động chuẩn bị chu đáo , vai trò tić h cực của hướng dẫn viên đảm bảo
cho khách du lich
̣ cảm nhâ ̣n tố t nhấ t giá tri ̣của các tài nguyên du lich
̣ , từ đó làm
tăng lươ ̣ng nhu cầ u du lich.
̣
Vai trò hướng dẫn : Đây là mô ̣t trong những mu ̣c tiêu dài ha ̣n mà các doanh
nghiê ̣p lữ hành cầ n tâ ̣p trung thực hiê ̣n. Nó được bắ t nguồ n từ những đă ̣c điể m
của cung và cầu du lịch . Không chỉ dừng la ̣i ở viê ̣c cung cấ p thông tin và tổ chức
thực hiê ̣n thoả mañ nhu cầ u của thi ̣trường , về lâu dài , các doanh nghiệp lữ hành
phải dẫn dắt thi ̣trường du lich
̣ thông qua những sản phẩ m mới , tác động tới nhu
cầ u và ta ̣o ra nhu cầ u . Hê ̣ thố ng các sản phẩ m phải thường xuyên đươ ̣c đở i mới
và hồn thiện. Vai trò của các doanh nghiê ̣p lữ hành đươ ̣c thể hiê ̣n cu ̣ thể qua các
sản phẩm của chúng trên thị trường du lịch.
1.3 Nhƣ̃ng sản phẩ m chủ yế u của các doanh nghiêp̣ lƣ̃ hành
1.3.1 Các dịch vụ lẻ
Các dịch vụ lẻ thông thường là hoạt động trung gian bán sản phẩm của các

nhà cung cấp do các đại lý du lịch thực hiện nhằm thu tiền hoa hồng . Phầ n lớn
các sản phẩm này được bán một cách độc lập khơng có sự gắn kết giữa các sản
phẩ m với nhau. Các dịch vụ lẻ chủ yếu bao gồm : đăng ký đă ̣t chỗ và bán vé máy
bay và các loa ̣i phương tiê ̣n giao thông khác , môi giới và bán bảo hiể m , đăng ký
đă ̣t chỗ trong khách sa ̣n, bán các chương trình du lịch trọn gói , tư vấ n du lich
̣ v.v.

21


trong mô ̣t số trường hơ ̣p các doanh nghiê ̣p lữ hành cũng có thể thực hiê ̣n các dich
̣
vụ lẻ thông qua các đại lý du lịch.
1.3.2 Các chƣơng trình du lịch trọn gói
Chương triǹ h du lich
̣ tro ̣n gói là sản phẩ m chủ yế u và đă ̣c trưng nhấ t của các
doanh nghiê ̣p lữ hành . Chương trình du lịch trọn gói (Package Tour) là chương
trình du lịch mà mức giá bao gồm vận chuyển, khách sạn, ăn uống...và phải trả
tiền trước khi đi du lịch.
Chương trình du lịch trọn gói:
 Là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến du
lịch với mức giá đã xác định trước.
 Nội dung chương trình thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động
từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí.
 Mức giá bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hóa phát sinh
trong quá trình thực hiện chương trình du lịch.
1.3.3 Các sản phẩm khác
Bố n loa ̣i sản phẩ m quan tro ̣ng khác của các công ty lữ hành là

: Du li ̣ch


khuyế n thưởng (incentive): là loại sản phẩm có chất lượng tốt, các dịch vụ đặc biệt
và mức giá cao. Du li ̣ch hội nghi,̣ hội thảo (meetings and conventions) là số lượng
khách tập trung rất lớn, đòi hỏi phải có trin
̀ h đô ̣ tổ chức phố i hơ ̣p cung cấ p các đầ y
đủ các dich
̣ vu ̣ với chấ t lươ ̣ng cao nhấ t

. Các sự kiện du lịch đặc biệt

(special

events): là có sự tham gia của hàng trăm, hàng nghìn khách du lich
̣ và đươ ̣c truyề n
tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây thực sự là những cơ hô ̣i hiế m có
để quảng cáo cho du lịch của một vùng hay một quốc gia. Các sản phẩm khác bao
gồ m các dich
̣ vu ̣ khác trong công nghiê ̣p du lich
̣ như khách sa ̣n

, nhà hàng, vâ ̣n

chủ n ơ tơ, và thậm chí cả hàng không. Sự phát triể n theo hướng liên kế t do ̣c này
của các công ty lữ hành để nhằm phục vụ khách du lịch trong mộ t chu trin
̀ h khép
kín đảm bảo chất lượng sản phẩm.
1.4 Kênh phân phối sản phẩm lữ hành trên thị trƣờng du lịch quốc tế
1.4.1 Hê ̣ thố ng các kênh phân phố i sản phẩ m lƣ̃ hành quố c tế

22



Sản phẩm lữ hành quốc tế (chủ yếu là các chương trình du lịch trọn gói ra
nước ngoài): Là sản phẩm chính, có vị trí then chốt trong các các kênh phân phối
sản phẩm du lịch quốc tế.
Kênh phân phố i sản phẩ m du lich
̣ quố c tế là hin
̀ h thức phố i hơ ̣p của các tổ
chức và cá nhân nhằ m cung cấ p các hàng hoá dich
̣ vu ̣ du lich
̣ của các nhà cung
cấ p tới khách du lich
̣ tiề m năng mô ̣t cách thuâ ̣n tiê ̣n và dễ dàng hơn

. Các kênh

phân phố i có mô ̣t số chức năng cơ bản là :
• Mở rơ ̣ng khả năng tiế p câ ̣n sản phẩ m cho khách du lich
̣
• Góp phầ n thúc đẩ y quá trin
̣
̀ h mua sản phẩ m của khách du lich
• Giảm thiể u chi phí bán sản phẩ m
• Phân tán rủi ro
Theo cách phân loa ̣i thông thườ ng nhấ t , kênh phân phố i có hai loại cơ bản .
Kênh phân phố i trự c tiế p (kênh ngắ n nhấ t ) từ các nhà cung cấ p (sản xuất ) hàng
hoá dịch vụ tới khách hàng bỏ qua các phần tử trung gian . Kênh gián tiế p có sự
tham gia của các tổ chức phân phố i

(trung gian ). Kênh phân phố i sản phẩ m du


lịch qu ốc tế cũng gồm 2 loại kênh như vậy . Điề u quan tro ̣ng là phải phân tích
đươ ̣c vai trò của các kênh cũng như cấ u trúc của các kênh .
1.4.2 Hê ̣ thố ng các đại lý du lich
̣ tại các thi ̣ trƣờng gƣ̉i khách
Mă ̣c dù hê ̣ thố ng đa ̣i lý du l ịch lớn trên thế giới là Thomas Cook bắ t đầ u
hoạt động từ năm 1841, nhưng phải đế n sau chiế n tranh thế giới lầ n thứ nhấ t , các
đa ̣i lý du lich
̣ mới bắ t đầ u tỏ ra có vai trò đáng kể trên thi ̣trường du lich
̣ thế giới .
Sau chiế n tranh thế giới lầ n thứ hai , bắ t nguồ n từ sự phát triể n bùng nổ của hàng
không dân du ̣ng trên pha ̣m vi toàn cầ u , hoạt động bán vé máy bay đã tạo điều
kiê ̣n cho hê ̣ thố ng các đa ̣i lý du lich
̣ lớn ma ̣nh và chiế m liñ h vi ̣trí t hen chố t trên
thị trường gửi khách du lịch quốc tế.
Trên các thi ̣trường gửi khách , đa ̣i lý du lich
̣ là đa ̣i lý (agent) của các nhà
cung cấ p chủ yế u sau : Công ty lữ hành

(Tour Opeators); Hãng hàng không ;

Khách sạn; Các nhà cung cấ p dich
̣ vu ̣ khác (tầ u biể n, bảo hiểm, v,v). Các chương
trình du lịch trọn gói là sản phẩm chủ yếu của các công ty lữ hành được tiêu thụ

23


×