Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần tập đoàn nhựa đông á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

PHAN THỊ LÝ

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CƠNG VIỆC TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐỒN NHỰA ĐƠNG Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ

HÀ NỘI, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

PHAN THỊ LÝ

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CƠNG VIỆC TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐỒN NHỰA ĐƠNG Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
MÃ SỐ: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.LÊ THANH HÀ

HÀ NỘI, 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Đánh giá thực hiện công
việc tại cơng ty cổ phần tập đồn Nhựa Đơng Á” là cơng trình nghiên cứu của
cá nhân tơi, dưới sự hướng dẫn của P.GS. TS. Lê Thanh Hà - Trường Lao
động Xã hội.
Nội dung của Khóa luận chưa từng được cơng bố ở bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào khác. Những ý kiến của các tác giả khác mà người viết sử
dụng trong nghiên cứu của mình đều được trích dẫn rõ ràng trong bài viết.

Tác giả luận văn

Phan Thị Lý


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
P.GS.TS. Lê Thanh Hà người đã ln tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn của mình một cách logic và chặt chẽ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Khoa học
quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình học tập, nghiên
cứu.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành cảm ơn tới
Ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên Công ty cổ phần Tập đồn Nhựa Đơng
Á đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành bài luận
văn.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân trong gia

đình và những đồng nghiệp của tôi, những người luôn bên tôi, động viên tôi
trong suốt q trình hồn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Phan Thị Lý


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng chất lƣợng công việc........................................................... 20
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lƣợng nhân lực................................................ 33
Bảng 2.2 Bảng số liệu thống kê số lƣợng lao động theo trình độ chun
mơn tại thời điểm tháng 12/2015 ................................................................. 35
Bảng 2.3.Bảng số liệu thống kê lao động theo tuổi và giới tính tại thời
điểm tháng 12/2015 ....................................................................................... 37
Bảng 2.4 Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc ........................................ 39
Bảng 2.5 Tiêu chuẩn xếp loại đối với nhân viên ................................... 41
Bảng 2.6 Cách thức phản hồi cho nhân viên về kết quả ĐGTHCV ......... 48
Bảng 2.7 Bảng đánh giá xếp hạng ................................................................ 49
Bảng 2.8 Trách nhiệm của các bên có liên quan trong công tác đánh giá
thực hiện công việc ........................................................................................ 54


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa ba yếu tố của đánh giá hệ thống đánh giá và các
mục tiêu của đánh giá thực hiện cơng việc ..................................................... 15
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần tập đồn Nhựa Đơng Á năm
2015 ................................................................................................................. 32
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu nhân lực theo đơn vị ................................................ 33

Hình 2.3 Biểu đồ thống kê số lượng lao động theo trình độ chun mơn tại
thời điểm tháng 12/2015 ................................................................................. 36
Hình 2.4: Sơ đồ đánh giá thực hiện cơng việc tại công ty cổ phần Nhựa
Đông Á ............................................................................................................ 44


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 3
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 4
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4
5. Mẫu Khảo sát ............................................................................................... 4
6. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................... 4
7. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................. 5
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN
CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP ................................................... 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản............................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc và một số khái niệm
liên quan ........................................................................................................... 8
1.1.2. Vai trò của đánh giá thực hiện công việc .............................................. 9
1.2. Nội dung của đánh giá thực hiện công việc trong một tổ chức ............ 11
1.2.1. Xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá thực hiện cơng việc ... 11
1.2.3. Xác định chu kỳ đánh giá và ngƣời đánh giá, huấn luyện ngƣời
đánh giá .......................................................................................................... 15
1.2.4. Các phƣơng pháp đánh giá thực hiện công việc................................. 19
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến đánh giá thực hiện công việc trong doanh

nghiệp ............................................................................................................ 25
1.3.1. Các nhân tố chủ quan .......................................................................... 25
1.3.2. Các nhân tố khách quan ...................................................................... 27


Tiểu kết Chƣơng 1 .......................................................................................... 28
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN NHỰA ĐƠNG Á ....................... 29
2.1. Khái qt chung về cơng ty cổ phần Tập đồn Nhựa Đơng Á ............. 29
2.1.1 Giới thiệu chung về cơng ty và q trình hình thành, phát triển của
cơng ty ............................................................................................................ 29
2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực của đơn vị............................................... 32
2.2. Thực trạng thực hiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần
tập đồn Nhựa Đơng Á .................................................................................. 38
2.2.1. Mục tiêu của đánh giá thực hiện cơng việc ........................................ 38
2.2.2.Tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc.......................... 39
2.2.3 Quy trình đánh giá kết quả thực hiện cơng việc ................................. 43
2.2.4. Xác định chu kỳ đánh giá và ngƣời đánh giá, huấn luyện ngƣời
đánh giá .......................................................................................................... 45
2.2.5. Thông tin phản hồi trong đánh giá thực hiện công việc................... 47
2.2.6. Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong công tác quản trị
nhân sự ........................................................................................................... 48
2.3. Thực trạng một số nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến đánh giá thực hiện
công việc tại Công ty cổ phần tập đồn Nhựa Đơng Á ................................ 50
2.3.1. Quan điểm của Ban lãnh đạo Cơng ty cổ phần Tập đồn Nhựa Đơng
Á về đánh giá thực hiện công việc................................................................. 50
2.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng ....................................................................... 51
2.3.3. Thực trạng phân tích cơng việc ........................................................... 51
2.3.4. Thực trạng bộ máy làm công tác đánh giá thực hiện công việc tại
Công ty Cổ phần Tập đồn Nhựa Đơng Á .................................................... 53

2.3.5. Thực trạng một số nhân tố khác ......................................................... 56
2.4 Đánh giá chung về công tác đánh giá thực hiện công việc ................... 58


2.4.1 Ƣu điểm.................................................................................................. 58
2.4.2 Hạn chế .................................................................................................. 59
2.4.3 Nguyên nhân ......................................................................................... 60
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC
HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN NHỰA
ĐƠNG Á ......................................................................................................... 64
3.1. Định hƣớng phát triển của cơng ty cổ phần Tập đồn Nhựa Đơng Á . 64
3.2. Quan điểm hồn thiện đánh giá thực hiện cơng việc đối với nhân
viên tại công ty cổ phần tập đồn Nhựa Đơng Á ....................................... 65
3.3. Các giải pháp hồn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ
phần tập đồn Nhựa Đơng Á ......................................................................... 67
3.3.1. Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá phù hợp cho từng vị trí ................. 67
3.3.2. Đào tạo ngƣời đánh giá ....................................................................... 75
3.3.3. Phản hồi kết quả đánh giá thực hiện công việc. ................................ 75
3.3.4 Đẩy mạnh công tác truyền thông về đánh giá thực hiện công việc .... 77
3.3.5. Ứng dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong các hoạt động
quản trị nhân lực khác................................................................................... 78
3.4. Giải pháp mang tính điều kiện nhằm đảm bảo tính hiệu quả của đánh
giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Tập đồn Nhựa Đơng Á ....... 79
3.4.1 Hồn thiện phân tích cơng việc ............................................................ 79
3.4.2. Hồn thiện bộ máy làm cơng tác đánh giá thực hiện công việc tại
Công ty Cổ phần Tập đồn Nhựa Đơng Á .................................................... 84
3.4.3. Hồn thiện kênh thông tin phản hồi và kết quả đánh giá ................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 1



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐGTHCV: Đánh giá thực hiện công việc
QTNL: Quản trị nhân lực
HCNS: Hành chính nhân sự
DAG: Cơng ty cổ phần tập đồn Nhựa Đơng Á
TNHH: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn
NDA: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhựa Đông Á
SMW: Công ty trách nhiệm hữu hạn Smartwindow Việt Nam
DAS: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhựa Đông Á


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại kinh tế hội nhập như hiện nay thì việc các doanh nghiệp
cạnh tranh chiếm lĩnh vị trí quan trọng trên thị trường là mục tiêu của mọi tổ
chức. Trong hoàn cảnh đó các doanh nghiệp phải biết tận dụng những thế
mạnh của mình để khắc phục những điểm yếu tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp mình. Lợi thế có thể là vốn, cơng nghệ, nguồn nhân lực,
…Trong đó lợi thế tốn ít chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất đó là đầu tư
phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Để có một nguồn nhân lực mạnh hoạt động hiệu quả, những nhà quản
lý có thể đưa ra các chính sách phù hợp thúc đẩy sự phát triển của doanh
nghiệp và dễ dàng thực hiện các mục tiêu mà mình đề ra.Để làm được điều đó
các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá thực hiện
công việc.Đánh giá công việc là một trong những công cụ cơ bản và quan
trọng của quản trị nhân lực nó giúp người lao động được đánh giá đúng hiệu
quả công việc và là công cụ giúp nhà quản lý hồn thành được mục tiêu.Đánh
giá thực hiện cơng việcnếu được tiến hành đúng cách, quá trình này sẽ nâng

cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Đánh giá thực hiện công việc là cơ
sở để đánh giá được năng lực của từng vị trí trong tổ chức mức độ hồn thành
cơng việc, để đánh giá kết quả liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình.
Hơn 15 năm hình thành và phát triển Cơng ty cổ phần Tập đồn Nhựa
Đơng Á đã và đang khẳng định được vị thế của mình. Phát triển khơng ngừng
trong sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, trang trí nội
ngoại thất, quảng cáo, cửa nhựa thơng minh Smartwindow, là một trong
những công ty lớn nhất cả nước trong lĩnh vực kinh doanh nói trên. Để đáp
ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu phát triển trung hạn và dài hạn thì vấn đề

1


về quản lý nhân sự luôn được coi là vấn đề trọng tâm của doanh nghiệp trong
đó cơng tác đánh giá thực hiện công việc được Ban lãnh đạo tập đồn coi là
chiến lược trong cơng tác nhân sự. Ban lãnh đạo tập đồn cũng đã nêu rõ vấn
đề cơng tác đánh giá thực hiện công việc là mục tiêu của cơng ty cần được
chú trọng hồn thiện và ứng dụng đồng bộ như các hoạt động quản trị nhân
lực khác.
Vì vậy học viên chọn đề tài “Đánh giá thực hiện cơng việc tại cơng ty cổ
phần tập đồn Nhựa Đông Á” để làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp chƣơng
trình học Thạc sĩ nhằm đáp ứng cũng nhƣ hồn thiện nhu cầu thực tiễn tại
doanh nghiệp học viên đang cơng tác.
2. Tình hình nghiên cứu
Đánh giá thực hiện cơng việc được coi là một phần cơ bản trong hoạt
động quản trị nhân lực. Đánh giá thực hiện công việc được các tổ chức trong
và ngoài nước quan tâm với nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau nghiên
cứu với nhiều cơng trình khoa học, đề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
áp dụng theo nhiều xu hướng và quan điểm khác nhau nhưphân tích về cơng

tác đánh giá thực hiện công việc, hiệu quả công việc của người lao động
thông qua các phương pháp đánh giá khác nhau như căn cứ trên cơ sở quản lý
mục tiêu hay chỉ số đo lường hiệu quả công việc KPI... Các cơng trình nghiên
cứu đã dạng trước đây được coi là nguồn tư liệu tham khảo vô cùng cần thiết
cho tác giả trong quá trình xây dựng luận văn của mình. Trong các nghiên cứu
liên quan tới luận văn, nổi bật có một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu mà
tác giả sưu tầm, khảo cứu, tìm hiểu như sau:
- Cuốn sách Trần Kim Dung (2003), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực.
NXB Thống kê.
- Cuốn sách Lê Thanh Hà (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực (Tập 1),
NXB Lao động – Xã hội.

2


- Cuốn sách Hoàng Văn Luân, Nguyễn Thị Kim Chi, Nguyễn Anh Thư
(2012),Quản lý nguồn nhân lực, Tập bài giảng, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực hiện công việc của công ty TNHH
Đầu Tư Hà Đơ” của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc (2016) Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn.
- Luận văn thạc sĩ: “Đánh giá thực hiện công việc của công ty cổ phần
tập đoàn Quang Minh” của tác giả Nguyễn Thị Trang (2014) Đại học Lao động
– Xã hội.
Các công trình nghiên cứu trên đã xem xét và đánh giá hiệu quả công
việc tại các đơn vị, nhưng trên cơ sở nghiên cứu một cách tổng quát như hệ
thống đánh giá, tiêu chuẩn và yêu cầu đối với một hệ thống đánh giá... hoặc
xem xét công tác đánh giá này thông qua việc áp dụng các phương pháp đánh
giá như phương pháp thang đo đồ họa, phương pháp quản lý theo mục tiêu
hay ghi chép các sự kiện quan trọng.. Chính vì vậy mà tác giả có định hướng

nghiên cứu công tác đánh giá thực hiện cho người lao động tại Cơng ty cổ phần
tập đồn Nhựa Đơng Á được dựa trên cơ sở lý thuyết đánh giá thực hiện công
việc của cán bộ công nhân viên công ty và dựa vào những kinh nghiệm đánh giá
thành công của một số cơng ty để hồn thiện những mặt nhược điểm còn tồn tại,
xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc phù hợp cho công ty cổ phần
Nhựa Đông Á.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn nhằmhệ thống hóa những cơ sở lý luận về đánh giá thực
hiện công việc, đánh giá thực trạng ưu nhược điểm và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đánh giá thực hiện cơng việc tại
Cơng ty cổ phần Tập đồn Nhựa Đông Á trong thời gian tới.

3


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu trên luận văn cần hoàn thiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện công việc.
- Khảo sát thực trạng về đánh giá thực hiện công việc mà doanh nghiệp
hiện nay đang áp dụng. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của công tác đánh giá
thực hiện công việc tại Công ty cổ phần tập đồn Nhựa Đơng Á.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện
cơng việc tại Cơng ty cổ phần tập đồn Nhựa Đông Á.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đánh giá thực hiện công việc tại cơng ty cổ phần tập đồn Nhựa Đơng Á.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại trường hợp Công ty
cổ phần Tập đồn Nhựa Đơng Á.

- Phạm vi thời gian: 02 năm từ năm 2014 đến năm 2016.
5. Mẫu Khảo sát
- Để nghiên cứu đánh giá thực hiện công việc đề tài sẽ tiến hành khảo
sát thông qua bảng hỏi với số đối tượng được phỏng vấn là 100 người
- Trong đó có 30 người là cơng nhân sản xuất trực tiếp và 70 người là
nhân viên khối văn phòng, cấp quản lý. Các đối tượng được chọn là các đối
tượng tiêu biểu cho số lượng lao động chính tạ Cơng ty cổ phần tập đồn
Nhựa Đơng Á.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phầntập đồn Nhựa
Đơng Á thời gian qua có những ưu điểm và hạn chế gì?

4


- Giải pháp nào có thể được triển khai nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng đánh giá thực hiện công việc tại Cơng ty cổ phần tập đồn Nhựa Đơng
Á trong thời gian tới?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Bên cạnh những ưu điểm, đánh giá thực hiện công việc tại Cơng ty cổ
phần tập đồn Nhựa Đơng Á cịn những hạn chế cơ bản như:cách thức đánh
giá, tiêu chuẩn đánh giá chưa phù hợp;Tính ứng dụng vào thựctiễn cơng tác
đánh giácòn chưa cao, mặc dù các chỉ tiêu đưa ra rất chi tiết, cụ thể và khá
hợp lý; Các chỉ tiêu mà Cơng ty giao cho mỗi nhân viên cịn mang tính áp đặt,
chưa có sự thảo luận thống nhất để đưa ra mục tiêu hợp lý nhất cho mỗi cá
nhân…
Một số giải pháp tập trung vào việc thảo luận, thống nhất tiêu chuẩn
đánh giá và làm tốt thông tin phản hồi về đánh giá thực hiện công việc… là
cần thiết trong đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần tập đồn Nhựa
Đơng Á trong thời gian tới.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài đánh giá thực hiện công việc tại Công ty cổ phần
tập đồn Nhựa Đơng Á luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chính như sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Tác giả tiến hành phân tích các
luận điểm khoa học liên quan đến đánh giá thực hiện cơng việc và tổng hợp
để hệ thống hóa thành cơ sở lý luận của luận văn. Đồng thời, các số liệu thu
được quan quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu sẽ được phân
tích, tổng hợp thành những luận điểm, luận cứ để chứng minh giả thuyết của
luận văn.
- Phương pháp quản lý bằng mục tiêu: sử dụng phương pháp này thì
việc người quản lý cùng với từng nhân viên xây dựng các mục tiêu thực hiện

5


công việc cho kế hoạch tương lai.Người quản lý sử dụng các mục tiêu đó để
đánh giá sự nỗ lực của nhân viên và cung cấp các thông tin phản hồi cho họ.
Phương pháp này nhấn mạnh nhiều vào kết quả mà nhân viên cần đạt được
chứ không nhận mạnh nhiều vào q trình thực hiện cơng việc và do đó nó có
tác dụng nâng cao sự chịu trách nhiệm của từng cá nhân tới công việc.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả sử dụng bảng hỏi để thu
thập những ý kiến của các đối tượng mẫu về hiện trạng công tác đánh giá thực
hiện công việc của nhân viên hiện nay. Phương pháp này chủ yếu lấy ý kiến
phản hồi của nhân viên về đánh giá thực hiện cơng việc của Cơng ty để trên
cơ sở đó, chúng tơi đề xuất những giải pháp vừa mang tính khoa học vừa phù
hợp với nhân viên của Công ty nhằm tăng tính khả thi và đồng thuận. Trường
hợp khảo sát cho thấy, nhân viên Công ty chưa thật hiểu hết nội dung cũng
như ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc, chúng tôi sẽ đề xuất những giải
pháp cụ thể về vấn đề truyền thông của Công ty.

Trên cơ sở khảo sát, xử lý phiếu khảo sát, chúng tôi cũng tiến hành
phỏng vấn ban lãnh đạo và các cán bộ trong Công ty với các câu hỏi liên quan
đến đề tài để làm rõ hơn những vấn đề còn tồn tại cũng như mong muốn
của lãnh đạo và nhân viên đối với công tác đánh giá thực hiện công việc của
Công ty số lượng phỏng vấn 100 người tưng ứng 100 phiếu. Cơng ty cổ phần
Tập đồn Nhựa Đơng Á có 03 cơng ty con nhưng 02 cơng ty con được luận
văn chọn mẫu vì 02 cơng ty này đại điện tiêu biểu cho mơ hình cơng ty mẹ
hiện nay chính vì vậy mà số lượng mẫu được phân bổ như sau:
- Công nhân sản xuất: 20 phiếu ( NDA), 10 phiếu (SMW)
- Nhân viên gián tiếp: 15 phiếu (NDA) 10 phiếu ( SMW) 25 (VP DAG)
- Quản lý: 20 phiếu (DAG)

6


9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện công việc
Chương 2: Thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ
phần tập đồn Nhựa Đơng Á.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thực
hiện cơng việc tại Cơng ty cổ phần tập đồn Nhựa Đông Á.

7


CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC
HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc và một số khái niệm liên
quan
Công việc: Là tổng hợp các nhiệm vụ, các trách nhiệm hay các chức
năng mà một con người hay một nhóm người lao động phải đảm nhận trong
một tổ chức. Công việc chỉ rõ những chức năng nhiệm vụ của tổ chức mà một
người hay một nhóm người phải thực hiện. Đồng thời, cơng việc là cơ sở để
phân chia các chức năng, quyền hạn và trách nhiệm cho từng người, từng
nhóm người trong một tổ chức. [4,tr 144]
Đánh giá: là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực
trạng về mức độ hồn thành nhiệm vụ, chất lượng hiệu quả cơng việc, trình
độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại
đang xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập.
Đánh giá nhân viên hay còn gọi là đánh giá hiệu quả làm việc của nhân
viên là quy trình đã được chuẩn hóa để thu thập thơng tin từ các cấp bậc quản
lý về hành động và ứng xử trong chuyên môn nghiệp vụ của toàn bộ nhân sự
[14, tr.1].
Đánh giá thực hiện cơng việc: là sự đánh giá có hệ thống và chính thức
tình hình thực hiện cơng việc của người lao động trong quan hệ so sánh với
các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về việc đánh giá đó với người
lao động.[4,tr 211]. Thực chất đây chính là sự so sánh giữa việc thực hiện của
người lao động với mục tiêu tổ chức đề ra.
Như vậy, đánh giá thực hiện công việc là một hệ thống các hoạt động.
Trong đó, tiến trình đánh giá thực hiện cơng việc là sự kết hợp chặt chẽ giữa
tính khoa học và tính hệ thống. Đồng thời, nội dung đánh giá là các quy định

8


được ban hành phải phù hợp với sự định hướng phát triển, mục đích phát triển
sản xuất kinh doanh, tầm nhìn trong tương lai của tổ chức.Đánh giá thực hiện

cơng việc cần có hệ thống bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả.
Bên cạnh đó cần dựa vào thực tế thực hiện công việc của người lao động
năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của họ đến đâu để giao cho công việc phù
hợp với khả năng. Đánh giá thực hiện công việc rất quan trọng nó chính là
tiền đề để đưa ra đánh giá khen thưởng, kỷ luật, động viên nhân viên cũng
như giúp nhà quản trị đưa ra các mức lương thưởng một cách cơng bằng và
chính xác.
1.1.2. Vai trị của đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá và thực hiện cơng việc có vai trị quan trọng đối với cả cá nhân
và tổ chức. Đối với người lao động, đánh giá thực hiện công việc sẽ cải thiện
sự thực hiện cơng việc với những vai trị sau:
Thứ nhất: Đối với những nhà quản lý, những người lãnh đạo, trưởng
phòng, trưởng bộ phận, trưởng bộ phận chuyên trách về nguồn nhân lực cơng
tác đánh giá thực hiện cơng việc có thể đưa ra các quyết định nhân sự đúng
đắn từ đánh giá thực hiện cơng việc của người lao động có thể đưa ra các vấn
đề tiền lương, thưởng, quyết định tuyển dụng, bố trí nhân lực hay buộc thơi
việc đối với người lao động. Ngoài ra, đánh giá thực hiện cơng việc cịn đóng
vai trị quan trọng trong việc đề bạt, thăng chức hay xuống cấp đối với người
lao động. Thông tin phản hồi trong đánh giá giúp nhà quản lý có cái nhìn tồn
diện va sâu sắc hơn về tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Qua đó, nhà
quản lý thẩu hiểu được người lao động để từ đó đưa ra các quyết định nhân sự
đúng đắn, phù hợp với mong muốn của người lao động.
Thứ hai, phát triển nguồn lao động. Thông qua đánh giá thực hiện công
việc, người lao động sẽ biết điểm mạnh, điểm yếu của mình để thực hiện cơng
việc tốt hơn. Người lao động biết được mình đã làm được những gì và cần

9


phải cố gắng ở mức nào từ đó giúp họ hồn thiện mình hơn. Từ kết quả đánh

giá đó nhà quản lý sẽ có những hoạt động quản trị nhân lực tiếp theo, do vậy
thực chất của việc đánh giá thực hiện công việc là tạo động lực cho người lao
động. Công tác đánh giá thực hiện công việc giúp họ biết được kết qủa xuất
của mình đạt được ở mức nào, cần phải phấn đấu như thế nào để đạt được kết
quả cao hơn, phù hợp với mong muốn của tổ chức. Giữa người lao động và
nhà quản lý sẽ có thơng tin phản hồi để họ hiểu nhau hơn. Nhà quản lý sẽ có
những quyết định chính xác và kịp thời, đáp ứng được nhu cầu và nguyện
vọng của người lao động. Người lao động từ đó thay đổi cách thức làm việc
cũng như hành vi, thái độ của mình để nâng cao năng xuất lao động, hồn
thành mục tiêu của tổ chức.
Việc đánh giá đúng kết quả làm việc của người lao động có ý nghĩa rất
lớn đối với cả nhà quản lý và người lao động.
Dựa trên kết quả đánh giá này để đánh giá được hiệu quả thực hiện
công việc của các hoạt động quản lý nguồn nhân lực khác. Ngoài việc giúp
nhà quản lý đưa ra được các quyết định nhân sự, kết quả của đánh giá thực
hiện cơng việc cịn giúp nhà quản lý và các cấp lãnh đạo có thể đánh giá được
hiệu quả của các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực khác như tuyển
dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thăng tiến từ đó kiểm điểm mức độ
hiệu quả và đúng đắn của hoạt động đó, đồng thời cũng khắc phục và có
hướng điều chỉnh sao cho phù hợp. Sự hợp lý và đúng đắn của việc sử dụng
hệ thống đánh giá cũng như thông tin phản hồi các kết quả thu được sẽ giúp
tạo động lực cho người lao động, cải thiện bầu khơng khí tâm lý xã hội trong
các tập thể lao động và phát triển thái độ làm việc, đạo đức của người lao động.
Đảm bảo lợi ích cho người lao động: Vì mọi kết quả đánh giá sẽ được
lưu vào hồ sơ nhân viên. Do vậy, việc người lao động được đánh giá đúng
năng lực của mình sẽ ảnh hưởng tới những quyền lợi mà họ có thể được nhận

10



trong tương lai như tiền thưởng, chế độ thăng tiến, đào tạo phát triển…
Ngược lại nếu kết quả đánh giá bị sai lệch, khơng dựa vào các tiêu chí đánh
giá mà chỉ căn cứ theo thâm niên công tác hay theo ý kiến chủ quan của người
đánh giá thì kết quả đánh giá sẽ làm người lao động có suy nghĩ không muốn
cố gắng và ỷ lại vào công việc. Vì thế hệ thống đánh giá hợp lý, khách quan
và cho kết quả đúng sẽ đảm bảo lợi ích cho người lao động và tạo động lực
khiến họ muốn phấn đấu hơn nữa.
Giúp người lao động có thái độ tốt hơn, tạo bầu khơng khí làm việc
lành mạnh. Một hệ thống đánh giá hiệu quả sẽ giúp người lao động thấy cơng
sức của mình bỏ ra được ghi nhận, họ sẽ ln có ý chí muồn phấn đấu trong
cơng việc thay vì thái độ lười biếng và ỷ lại nếu như công tác đánh giá không
được thực hiện đúng mục đích. Mọi thành viên trong tổ chức đều có thái độ
làm việc tích cực sẽ giúp bầu khơng khí làm việc lành mạnh, thoải mái và có
hiệu quả.
Như vậy, việc đánh giá đúng kết quả của người lao động rất có ý
nghĩa đối với họ, đối với nhà quản lý và tổ chức. Người lao động hăng say
hơn, bầu không khí làm việc lành mạnh, nhà quản lý đạt được mục tiêu hiệu
quả cơng tác của mình, tổ chức ngày càng đi lên, đó chính là những ý nghĩa to
lớn mà kết quả công tác đánh giá thực hiện công việc đem lại.
1.2.Nội dung của đánh giá thực hiện công việc trong một tổ chức
1.2.1. Xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá thực hiện cơng việc
1.2.1.1. Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc
* Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá
- Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá trên cơ sở phân tích cơng việc và bản
mơ tả cơng việc
Tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng nhằm đo lường mức độ thực hiện
cơng việc của nhân viên. Do đó, thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá khả

11



thi, phù hợp điều đầu tiên người lãnh đạo cần thực hiện là phải nắm được công
việc của nhân viên. Như vậy, để nắm được công việc của nhân viên thì người
lãnh đạo cần phải phân tích cơng việc, phải thiết kế được bản mô tả công việc.
Căn cứ nội dung bản mô tả công việc, người lãnh đạo sẽ xác định mục
tiêu, định lượng công việc nhân viên cần phải thực hiện để đạt các mục tiêu
đặt ra. Cần lưu ý mục tiêu đề ra cần đạt được sự thống nhất giữa lãnh đạo và
nhân viên thực hiện để tránh tình trạng người lãnh đạo áp đặt cơng việc vượt
quá khả năng thực hiện của nhân viên hoặc nhân viên đăng ký mức độ hồn
thành cơng việc dưới khả năng thực hiện của mình để làm việc nhàn nhã và dễ
đạt thành tích. Căn cứ kết quả phân tích công việc và bản mô tả công việc,
người lãnh đạo có thể xác định mức độ ưu tiên, mức độ quan trọng của từng
công việc để quyết định thang điểm đánh giá phù hợp.
- Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá trên cơ sở bản tiêu chuẩn thực hiện
công việc.
Từ việc phân tích cơng việc và bản mơ tả cơng việc, người lãnh
đạo có thể xác định những yêu cầu về tiêu chuẩn đối với nhân viên thực
hiện cơng việc đó. Bản tiêu chuẩn thực hiện cơng việc cũng có thể được
xem là một cơ sở để tham khảo cho việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá.
* Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn đánh giá
- Tiêu chuẩn đánh giá phải gắnvới mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Tiêu chuẩn đánh giá gắn với mục tiêu tổ chức hàm ý đề cập đến mức độ
liên quan giữa tiêu chuẩn đánh giá và mục tiêu chiến lực của tổ chức. Ví dụ
nếu tổ chức đề ra tiêu chuẩn “100% những khiếu nại của khách hàng phải
được giải quyết trong ngày” thì khi xác định tiêu chuẩn đánh giá nhân viên
chăm sóc khách hàng, người lãnh đạo sẽ gắn kết mục tiêu này vào tiêu chuẩn
đánh giá của nhân viên.

12



- Tiêu chuẩn phải bao quát, không khiếm khuyết
Một yếu tố thứ hai cần xem xét khi xác lập tiêu chuẩn thực hiện đó là
mức độ các tiêu chuẩn có thể bao quát toàn bộ những nhiệm vụ đặt ra đối với
nhân viên. Khi tiêu chuẩn đánh giá tập trung chỉ vào một tiêu chí nào đó (ví
dụ như tiêu chí về doanh thu bán hàng) mà loại bỏ những tiêu chí quan trọng
khác khơng thể định lượng được (ví dụ chăm sóc khách hàng), lúc đó hệ
thống đánh giá bị xem là tiêu chuẩn đánh giá không bao quát.
- Tiêu chuẩn khơng bị đồng nhất
Cũng như tiêu chí thực hiện cơng việc bị xem là khiếm khuyết, tiêu
chí cịn có thể bị xem là bị đồng nhất. Có những nhân tố nằm ngồi sự kiểm
sốt của nhân viên và ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc của họ. Ví dụ:
việc so sánh mức độ thực hiện cơng việc của những công nhân sản xuất không
nên bị đồng nhất bởi yếu tố cho rằng những cơng nhân đó có thiết bị máy móc
mới hơn. Sự so sánh mức độ thực hiện công việc của nhân viên bán hàng
không nên bị đồng nhất bởi yếu tố lãnh thổ khác nhau thì tiềm năng thương
mại khác nhau.
- Tiêu chuẩn đánh giá phải rõ ràng, có cơ sở, đáng tin cậy
Độ tin cậy của tiêu chuẩn hàm ý đề cập đến mức độ ổn định và nhất quán
của tiêu chuẩn, hoặc cũng có thể là mức độ thực hiện cơng việc mà nhân viên
có thể duy trì theo một thời gian. Trong việc bình chọn, độ tin cậy có thể được
đo lường qua mối tương quan giữa hai bộ tiêu chuẩn bình chọn do một người
bình chọn hoặc hai người bình chọn khác nhau. Ví dụ: Hai người lãnh đạo có
thể bình chọn cùng một cá nhân để dự đoán mức độ phù hợp trong việc đề bạt
anh ấy hoặc chị ấy. Việc bình chọn của hai người lãnh đạo trên có thể được so
sánh để xác định mức độ tin cậy giữa những người bình chọn.
Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện cơng việc cho phép người lãnh đạo cụ thể
hố và trao đổi với nhân viên thơng tin chính xác về thành quả công việc của

13



họ về cả chất lượng và số lượng. Vì vậy, khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
thực hiện công việc, cần lưu ý đến tính chất có thể định lượng và có thể đo
lường của các tiêu chí đặt ra. Ví dụ: tiêu chí đánh giá “khả năng và thái độ đáp
ứng các đơn đặt hàng của khách hàng nhiệt tình” khơng tốt bằng tiêu chuẩn
đánh giá “tất cả đơn đặt hàng của khách phải được hoàn tất trong 4 giờ với tỷ
lệ chính xác đạt 98%”. Khi tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc được diễn
đạt một cách cụ thể, có thể đo lường được thì việc so sánh giữa tiêu chuẩn với
kết quả thực hiện của nhân viên sẽ đưa đến một kết quả đánh giá công bằng [7,
tr.33].
1.2.2. Quy trình đánh giá thực hiện cơng việc
Để đánh giá thực hiện công viêc của nhân viên, trước hết cần thiết lập
được hệ thống đánh giá. Một hệ thống đánh giá bao gồm ba yếu tố cơ bản:
Tiêu chuẩn thực hiện công việc; đo lường thực hiện công việc qua các tiêu chí
đánh giá được đề cập đến trong tiêu chuẩn; thông tin phản hồi từ tổ chức và
cá nhân về kết quả đánh giá.
Mối quan hệ giữa ba yếu tố của hệ thống được đánh giá được thể hiện
trong sơ đồ 1.1. Sơ đồ này cho thấy trình tự thực hiện khi xây dựng một hệ
thống đánh giá, trong đó tiêu chuẩn thực hiện cơng việc cần được xây dựng
đầu tiên làm cơ sở cho việc thực hiện cho yếu tố thứ 2 là đo lường thực hiện
công việc. Kết quả thực hiện đo lường sẽ được sử dụng nhằm thực hiện yếu tố
thứ ba là thông tin phản hổi và kết quả đánh giá.

14


Thực tế thực hiện
công việc


Đánh giá thực hiện
công việc

Thông tin phản hồi

Đo lường việc thực
hiện công việc

Tiêu chuẩn thực
hiện công việc

Quyết định nhân sự

Hồ sơ nhân viên

( Nguồn: William B. Werther, Jr.,Keith David, “ Human Resourse and
Personel Managemermet, fith edition, Irwin Mac Graw-Hill,1996, Tr.334)
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa ba yếu tố của đánh giá hệ thống đánh giá
và các mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc
1.2.3. Xác định chu kỳ đánh giá và ngƣời đánh giá, huấn luyện ngƣời
đánh giá
1.2.3.1 Xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc
Việc đánh giá thực hiện công việc phải có mục tiêu rõ ràng, các mục tiêu
có thể là: đánh giá các tiềm năng của nhân viên, cho đào tạo phát triển, tổ
chức lao động hợp lý, trả công lao động… Đồng thời, để tiến hành đánh giá,
cần xác định các công việc, kỹ năng, kết quả liên quan đến các mục tiêu, các
loại hoạt động của doanh nghiệp.

15



×