ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI TẬP TỔNG HỢP
MÔN: ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
(Mã CK: DAG)
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM
I. KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
Tổng quan, 6 tháng đầu năm 2016 kinh tế Việt Nam đã có
nhiều dấu hiệu khởi sắc, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Tuy nhiên,
bức tranh tổng thể vẫn còn nhiều điểm tối, như sự sụt giảm của
ngành nông nghiệp.
GDP 6 tháng đầu năm ước tính tăng 5,52%. Tốc độ tăng trưởng
năm nay tuy cao hơn tốc độ tăng chung của cùng kỳ các năm 2012 –
2014 (lần lượt là 4,93%; 4,9%; 5,22%) nhưng có dấu hiệu chững lại so
với tốc độ tăng 6,28% trong 6 tháng đầu năm 2015.
Nguyên nhân là tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động
cộng với thời tiết diễn biến bất thường khiến cho kinh tế Việt Nam chịu
nhiều ảnh hưởng. Dù vậy, Chính phủ vẫn kiên định với mục tiêu tăng
trưởng đã đề ra là 6,7% cho toàn năm. Theo đó, dự tính 6 tháng cuối
năm tăng trưởng phải đạt được 7,6% mới hoàn thành được chỉ tiêu.
Tăng trưởng GDP theo quý 5 năm trở lại đây
Tăng trưởng nông nghiệp: 6 tháng đầu năm nông nghiệp tăng
trưởng âm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến GDP nửa đầu
năm bị chững lại. Nguyên nhân khiến cho nông nghiệp sụt giảm là tình
hình thời tiết khắc nghiệt như xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng ở các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng, ở
3
các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên làm nhiều diện tích gieo trồng không
thể sản xuất do thiếu nước.
Tăng trưởng nông nghiệp của năm 2016 có sự sụt giảm nghiêm trọng
Tăng trưởng công nghiệp: Ngành công nghiệp đang có dấu hiệu
phục hồi nhưng chậm, mức tăng trưởng ngành công nghiệp thấp hơn
cùng kỳ năm trước do ngành khai khoáng tăng trưởng âm và công
nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Công nghiệp khai thác giảm do sản lượng khai thác dầu thô giảm
hơn 500 nghìn tấn so với 6 tháng năm 2015.Tính chung 6 tháng đầu năm
nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước
(quý I tăng 7,6%; quý II tăng 7,5%), thấp hơn nhiều mức tăng 9,7% của
cùng kỳ năm 2015.
Ngành công nghiệp có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên vẫn còn chậm
Hoạt động của doanh nghiệp: Tính chung 6 tháng đầu năm nay,
cả nước có 54.501 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn
đăng ký là 427,8 nghìn tỷ đồng, tăng 20% về số doanh nghiệp và tăng
4
51,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Số lượng doanh
nghiệp và số vốn đăng ký 6 tháng đầu năm đều tăng mạnh so với cùng
kỳ năm trước.
Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 6
tháng đầu năm nay là 14.902 doanh nghiệp, tăng 75,2% so với cùng kỳ
năm trước và là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Số doanh
nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong 6 tháng là 5.507 doanh nghiệp, tăng 17% so với cùng kỳ
năm trước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt
động trong 6 tháng đầu năm nay là 31.119 doanh nghiệp, tăng 15,0% so
với cùng kỳ năm trước.
Tình hình doanh nghiệp 6 tháng đầu năm
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng: Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay ước tính đạt
1724 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ
yếu tố giá tăng 7,5%, thấp hơn mức tăng 8,8% của cùng kỳ năm 2015.
Nếu loại đi yếu tố giá thì mức doanh thu từ hoạt động bán lẻ hàng hoá và tiêu dùng thấp hơn mức tăng
cùng kỳ năm 2015
5
Khách du lịch đến Việt Nam: Tính chung 6 tháng đầu năm,
khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 4.706,3 nghìn lượt người, tăng
21,3% so với cùng kỳ năm trước. Ngành du lịch đã có sự gia tăng về cơ
sở vật chất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, bên cạnh
mặt tích cực, ngành du lịch những tháng qua cũng ghi nhận nhiều vụ tai
nạn thảm khốc, trong đó chủ yếu là tai nạn giao thông, tác động không
nhỏ đến tâm lý của du khách.
Ngoài ra du lịch cũng chịu tác động trước hiện tượng cá chết ở
khu vực miền Trung. Đặc biệt còn có tình trạng thao túng hoạt động du
lịch của người nước ngoài; hoạt động bất hợp pháp của hướng dẫn viên
du lịch nước ngoài, đặc biệt là hướng dẫn viên Trung Quốc, ở nước ta.
Những gam màu tối đó vừa là áp lực, vừa là động lực để ngành du lịch
nỗ lực quản lý tốt hơn nữa...
Lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái
Xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 82,24
tỉ đô la Mỹ, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2015 (6 tháng năm 2015 tăng
9,2% so với cùng kỳ năm trước). Đây là mức tăng thấp, kể cả xem xét
trong tương quan với mức tăng GDP của năm nay.
Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng thấp chủ yếu do giá xuất khẩu
giảm 6,3%, bao gồm cả giảm giá dầu thô và giá xuất khẩu hàng công
nghiệp chế biến. Nếu loại trừ yếu tố giá giảm, thì tốc độ tăng kim ngạch
xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 10,1% (mặc dù vẫn thấp hơn mức tăng
13,4% của cùng kỳ năm trước nhưng là mức cao hơn so với mục tiêu kế
hoạch đề ra của năm 2016).
6
Xuất khẩu bị đánh giá là tăng thấp
Nhập khẩu: Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá
nhập khẩu đạt 80,7 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất
siêu 6 tháng đầu năm ước khoảng 1,54 tỷ USD, bằng khoảng 1,9% kim
ngạch xuất khẩu. Giá nhập khẩu của các mặt hàng nguyên, nhiên, vật
liệu giảm mạnh so với cùng kỳ khiến tổng kim ngạch nhập khẩu giảm
mặc dù lượng nhập khẩu các mặt hàng hầu hết đều tăng, như sắt thép,
xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, cao su, giấy, xơ sợi
dệt, kim loại...
6 tháng đầu năm nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái
Lạm phát, chỉ số CPI: chỉ số CPI 6 tháng đầu năm đã tăng liên
tục trong 5 tháng – đây là hiện tượng hiếm thấy trong 20 năm vừa qua,
trừ những năm có tốc độ tăng cả năm khá cao. Nguyên nhân chính khiến
CPI “tăng tốc” là việc tăng giá các dịch vụ y tế. Trong 6 tháng qua, chỉ
số giá thuốc và dịch vụ y tế đã tăng 26,39% và với tỷ trọng 5% trong rổ
hàng hoá CPI, mức tăng này đóng góp khoảng 1,32 điểm phần trăm vào
7
mức tăng chung là 2,35%. Do đó, nhiều chuyên gia nhận định lạm phát
có thể có những diễn biến bất thường, áp lực lớn lên nửa cuối năm 2016.
Chỉ số CPI đã tăng liên tục trong 5 tháng và được nhận định là hiện tượng hiếm thấy trong 5 năm vừa
qua
II. TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM 6 THÁNG CUỐI NĂM
2016 VÀ NĂM 2017
ADB dự báo: Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2016 và 6,3%
năm 2017
Báo cáo mới công bố ngày 27/09/2016 của Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB) đánh giá nền kinh tế Việt Nam tiếp tục vận hành tốt mặc
dù thách thức đang gia tăng.
ADB cho biết vì sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai
khoáng trong nửa đầu 2016, Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế Châu
Á (ADOU) 2016 dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ giảm
xuống còn 6,0% trong năm 2016 và 6,3% năm 2017.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam
cho biết: “Hạn hán ở khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu
Long, cùng với giá cả hàng hóa toàn cầu thấp, đã làm chậm nhịp tăng
trưởng kinh tế trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, các ngành khác lại có
sự tăng trưởng mạnh mẽ. Lĩnh vực chế tạo tăng trưởng hai con số do các
nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài mới đẩy mạnh sản xuất, và tăng
trưởng trong ngành dịch vụ do thương mại trong nước gia tăng, ngân
hàng tăng cường cho vay và du khách đến Việt Nam tăng 25%”.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được kỳ vọng tăng trong 6
tháng cuối năm, nhờ sự gia tăng mạnh hơn của dòng vốn FDI và xuất
8
khẩu, tăng trưởng tín dụng trong nước, sự phục hồi nhẹ trong nông
nghiệp và việc đẩy mạnh giải ngân các khoản chi đầu tư cơ bản trong
các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia.
ADB nhấn mạnh rằng mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận
hành tương đối tốt trong bối cảnh có nhiều thách thức, nhưng để đảm
bảo duy trì tăng trưởng bền vững Việt Nam cần phải giải quyết một số
vấn đề.
Làn sóng ngân hàng tăng cường cho vay gần đây củng cố thêm
tầm quan trọng của những nỗ lực thắt chặt quy định nhằm ngăn chặn sự
gia tăng các rủi ro của khu vực tài chính. Những nỗ lực này sẽ được hỗ
trợ bởi việc áp dụng dần dần các tiêu chuẩn điều tiết khắt khe hơn –
Basel II – trong vòng 12 – 18 tháng tới.
Hơn nữa, để giảm nhẹ áp lực nợ công, cần củng cố chính sách tài
khóa theo hướng tạo thuận lợi cho tăng trưởng, bao gồm hợp lý hóa chi
thường xuyên và thắt chặt chi phí tiền lương cho khu vực công. Tỷ lệ chi
hành chính trên tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng từ mức trung bình
8% trong giai đoạn 2007-2009 lên tới 11% trong giai đoạn 2013-2016.
Báo cáo lưu ý rằng thương mại vẫn là một điểm sáng trong nền
kinh tế Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đạt mức thặng
dư thương mại hàng hóa lớn, ước tính tương đương 8,2% GDP. Đây là
bước cải thiện đáng kể so với năm 2015, phản ánh sự tăng trưởng tiếp
tục trong xuất khẩu, trong khi nhu cầu nhập khẩu giảm bớt.
“Mặc dù thành tích thương mại ấn tượng của Việt Nam được kỳ
vọng sẽ tiếp diễn, song nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm hơn nữa
của các nền kinh tế công nghiệp chủ đạo, hoặc mức tăng trưởng thấp
ngoài dự kiến của Trung Quốc – một đối tác thương mại ngày càng quan
trọng của Việt Nam”, Ông Sidgwick khuyến cáo.
III. DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra cho kinh
tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 3 kịch bản như sau:
1, Kịch bản tăng trưởng thấp
Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình
quân năm, cho giai đoạn 2016-2020):
9
Nhân tố năng suất tổng hợp (TFP): 2,0%/năm
Lao động: 0,88%/năm
Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 11,5%/năm, tăng trưởng thực
(giá cố định, đã loại bỏ lạm phát): 5,5%, (tương đương tỉ lệ vốn đầu tư
trên GDP khoảng 30,5-31% GDP, giữ ổn định như hiện nay)
Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế duy trì ở mức cao như hiện nay (không
có cải thiện), khoảng 5,6-5,7.
Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%
Vốn FDI: tăng trưởng 0-3%/năm
Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 5%/năm
Lạm phát: 6%/nămTăng trưởng tín dụng bình quân: 11,3-15,7 %/năm.
Với kịch bản này VEPR dự báo nền kinh tế chỉ tăng trưởng ở mức từ 4,20-4,62%
2, Kịch bản tăng trưởng vừa phải
Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình
quân năm, cho giai đoạn 2016-2020:
Nhân tố năng suất tổng hợp TFP: 2,4%/năm
Lao động: 0,88%/năm
Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 11%/năm, tăng trưởng thực (giá
cố định): 6%, (tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 30-31%
GDP, ổn định so với hiện nay).
Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế được cải thiện nhờ chặt chẽ hơn trong đầu
tư công, tỉ lệ trung bình khoảng 5,4.
Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%
Vốn FDI: tăng trưởng 4-6%/năm
10
Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 10%/năm
Lạm phát: 5%/năm
Tăng trưởng tín dụng bình quân: 13,3-18,7 %/năm
Với kịch bản này, nền kinh tế chỉ tăng trưởng ở mức từ 4,66-5,08%.
3, Kịch bản tăng trưởng cao
Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào trong kịch bản này (bình
quân năm, cho giai đoạn 2016-2020:
Nhân tố năng suất tổng hợp TFP: 2,7%/năm
Lao động: 1,0%/năm
Vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành): 12,5%/năm, tăng trưởng thực
(giá cố định): 6,5% (tương đương tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP khoảng 3132% GDP, tăng nhẹ so với hiện nay)
Chỉ số ICOR toàn nền kinh tế được cải thiện so với hiện nay, đưa về
mức trước năm 2010, khoảng 5,2 (bằng giai đoạn 2000-2005).
Tỉ lệ tiết kiệm nội địa (tiết kiệm/GDP) bình quân: 30,35%
Vốn FDI: tăng trưởng 7-10%/năm
Vốn vay của khu vực tư nhân: tăng 15%/năm
Lạm phát: 6%/năm
11
Tăng trưởng tín dụng bình quân: 16,3-21,7 %/năm
Ở kịch bản này, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng: Giả thiết TFP
tăng khoảng 3%/năm bình quân trong giai đoạn 2016-2020 là một mức
tăng rất cao. Để đạt mức này, bản thân nền kinh tế phải có những cải
cách và thay đổi rất tích cực.
Và với kịch bản này, nền kinh tế tăng trưởng bình quân trong
khoảng 5,06-5,52%/năm trong giai đoạn 2016-2020.
VEPR đưa ra ý kiến rằng, để cải thiện tốc độ tăng trưởng và chất
lượng của nền kinh tế, chắc chắn cần phải có quyết tâm cải cách thực sự
mạnh mẽ quyết liệt nhằm tăng năng suất của toàn bộ nền kinh tế, tái cơ
cấu nguồn lực theo hướng chất lương cao hơn. Cải cách thể chế kinh tế,
hành chính có ý nghĩa quyết định.
Ngoài ra, việc cải thiện nguồn nhân lực cho nền kinh tế và mở
rộng thị trường xuất khẩu với mô hình liên kết quốc tế theo kiểu mới.
Chỉ với những nỗ lực cải cách với cam kết cao, Việt Nam mới có hy
vọng kiểm soát được mức tăng trưởng khoảng trên 6% (trong điều kiện
bối cảnh quốc tế thuận lợi).
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG
NHỰA VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NHỰA
ĐÔNG Á
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG NHỰA Ở VIỆT NAM NĂM
2016 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
Năm 2015 có thể nói là năm khá thành công đối với ngành nhựa
khi được hưởng lợi từ nhiều yếu tố như giá nguyên liệu giảm, cộng
hưởng từ việc ngành xây dựng và bất động sản khởi sắc hay nền kinh tế
châu Âu hồi phục. Những yếu tố này đã đẩy lãi ròng ngành nhựa niêm
yết tăng trưởng 28%, đạt 1,143 tỷ đồng.
1, Thuận lợi
Theo báo cáo chiến lược năm 2016 của CTCK Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (HOSE: BSI), nhu cầu tiêu thụ nhựa trong nước
năm 2016 được dự báo tiếp tục khả quan. Dựa trên 3 yếu tố gồm (1) nhu
cầu tiêu thụ nhựa bình quân đầu người sẽ tăng và dạt 45kg/người/năm
12
vào năm 2020, tương đương CAGR là 4%/năm; (2) ngành bất động sản,
xây dựng tiếp tục phục hồi trong thời gian tới sẽ thúc đẩy tiêu thụ các
sản phẩm nhựa xây dựng; (3) xu hướng chuyển dịch sản xuất về Việt
Nam, tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài kéo theo sự tăng trưởng phân
khúc nhựa kỹ thuật.
Về mặt xuất khẩu sản phẩm nhựa được dự báo tăng. Cụ thể, thuế
nhập khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam vào thị trường xuất khẩu chủ lực
EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc được kỳ vọng giảm về 0-5% sau khi các
hiệp định thương mại tự do được ký kết.
2, Khó khăn
Về mặt xuất khẩu sản phẩm nhựa được dự báo tăng, tuy nhiên tốc
độ tăng trưởng túi nilon có thể giảm. Cụ thể, thuế nhập khẩu sản phẩm
nhựa Việt Nam vào thị trường xuất khẩu chủ lực EU, Nhật Bản, Mỹ,
Hàn Quốc được kỳ vọng giảm về 0-5% sau khi các hiệp định thương
mại tự do được ký kết. Tuy nhiên, xuất khẩu túi nhựa có thể giảm do
nhiều nước thành viên thuộc EU đã thống nhất thông quab quy định về
hạn chế xử dụng túi nhựa và xu hướng chuyển sang sử dụng các sản
phẩm bao bì tự phân hủy thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Mỹ kéo
dài lệnh áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm túi nhựa Việt
Nam.
Cạnh tranh có xu hướng tăng cả trên thị trường nội địa và xuất
khẩu khi cộng đồng kinh tế Asean (AEC), hiệp định thương mại tự do
(FTA) Việt Nam – HÀn Quốc chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2016,
hiệp định TPP hoàn tất. Cùng với đó là đồng CNY mất giá làm tăng lợi
thế cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc trên cả thị trường Việt
Nam và các thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, theo Thông tư 107/2013/TT-BTC, thuế suất thuế nhâp
khẩu ưu đãi của mặt hàng nhựa PP được điều chỉnh tăng theo lộ trình và
tăng lên 3% vào năm 2016 (từ mức 2% năm 2015). Riêng mặt hàng
nhựa PP, loại dùng để sản xuất màng kéo sợi BOPP được hưởng mức
thuế suất nhập khẩu là 0% do trong nước chưa sản xuất được. Điều này
sẽ tăng chi phí sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước.
Có thể nói, năm 2016 ngành nhựa gặp khá nhiều thuận lợi
nhưng khó khăn thì vẫn hiện hữu. Trong đó, BSI đánh giá có 3 đơn
vị ngành nhựa niêm yết gồm BMP, NTP và AAA là đáng chú ý hơn cả
khi ngành xây dựng bất động sản ấm lên và kinh tế EU phục hồi.
13
II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN NHỰA ĐÔNG Á
1, Hồ sơ doanh nghiệp
NHỰA ĐÔNG Á - DONGA PLASTIC GROUP JOINT STOCK COMPANY
CÔNG
TY
CỔ
PHẦN
TẬP
ĐOÀN
NHỰA
ĐÔNG
Á
Lô 1 CN5 Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - Hà Nội
Điện
thoại:
(84-4)
-3793
8686
Fax:
(84-4)
-3793
8181
Email:
Website: http://
Chi Tiết
Sàn Giao Dịch
HOSE
Ngành Nghề
Nhựa xây dựng
Số lượng nhân sự
N/A
2, Thông tin giao dịch
14
Ngày GD đầu tiên
08/04/2010
KLNY đầu tiên
10,000,000
Giá niêm yết
18
Tổng Khối lượng niêm yết
39,890,000
Cổ Phiếu Quỹ
0
Khối lượng đang lưu hành
39,890,000
Nước ngoài được phép sở hữu
16,291,076
(40.84%)
Nước ngoài còn được phép mua
14,636,865
(36.69%)
Nước ngoài đang sở hữu
1,654,211
(4.15%)
3, Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á tiền thân là công ty
TNHH Thương mại Sản xuất Nhựa Đông Á được thành lập theo giấy
phép số 0102002000 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
ngày 16/02/2001.
- Cuối năm 2001, Công ty tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ đồng.
- Tháng 6/2004, Công ty tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng.
- Tháng 11 năm 2006 Công ty tăng vốn điều lệ lên 58 tỷ đồng với phần
vốn tăng thêm được góp bằng tiền mặt và thực hiện chuyển đổi hình
thức từ công ty TNHH sang công ty cổ phần theo Giấy phép kinh doanh
số 0103014564 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hà Nội cấp ngày
14/11/2006, tập trung đầu tư xây dựng 2 nhà máy tại hai KCN Châu Sơn
và KCN Ngọc Hồi.
- Tháng 2/2007, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á tăng vốn điều
lệ lên 100 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành riêng lẻ cho 03 cổ
đông có tiềm lực về tài chính và chuyển đổi thành mô hình Công ty mẹ con với việc tách phần sản xuất ra khỏi công ty mẹ và thành lập 2 Công
ty con chuyên về sản xuất là:
15
+ Công ty TNHH Nhựa Đông Á, có trụ sở tại Khu công nghiệp Châu
Sơn - Hà Nam (tiền thân là Nhà máy nhựa Đông Á đặt tại Thanh Trì Hà Nội) với vốn điều lệ là 58 tỷ đồng.
+ Công ty TNHH một thành viên S.M.W địa chỉ tại Khu Công nghiệp
Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội (tiền thân là Nhà máy lắp ráp cửa nhựa
SmartWindows) với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
- Ngày 21/06/2007 Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á thành lập
Công ty con thứ 3 là Công ty TNHH Một thành viên Nhựa Đông Á
(DAS) với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng.
- Ngày 08/04/2010, cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết tại Sở
Giao dịch chứng khoán Tp HCM.
- Ngày 14/06/2011, DAG tăng vốn điều lệ lên mức 125 tỷ đồng.
- Năm 2012, Công ty nhập khẩu dàn máy sản xuất Mica (tấm PS) hiện
đại nhất Đông Nam Á và chính thức công bố sản phẩm Mica ra đời.
Mở rộng năng lực sản xuất, nhập khẩu thêm dây chuyền tấm nhôm
composite, mở rộng năng lực sản xuất cung ứng tấm nhôm vào thị
trường miền Trung và miền Nam.
- Năm 2013
+ Ngày 08/05/2013, Công ty được nhận giấy phép kinh do anh của Sở
Kế hoạch và Đầu tư cấp tăng vốn điều lệ lên 137,5 tỷ đồng.
+ Mở rộng quy mô sản xuất Profile, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về
năng lực sản xuất và chất lượng đối với sản phẩm này tại Việt Nam,
đồng thời được UBND Thành phố Hà Nội công nhận hàng chủ lực của
Thành phố.
- Năm 2014
+ Hoàn thiện mở rộng hai phân xưởng sản xuất Mica, Profile với tổng
diện tích gần 20.000 m2.
+ Với 13 năm hình thành và phát triển, DAG luôn luôn là một trong
những Công ty nhựa hàng đầu trong nghành tại Việt Nam. Công ty đã
được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Ba.
4, Lĩnh vực kinh doanh
- Khai thác muối, khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt; khai
thác và thu gom than cứng.
16
- Khai thác và thu gom than non; Khai thác quặng kim loại q uí hiếm
(Trừ loại Nhà nước cấm).
- Khai thác quặng sắt.
-Khai thác quặng uranium và quặng thorium (Chỉ hoạt động khi được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép).
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê. Chỉ gồm có: Dịch vụ cho thuê văn phòng, cho thuê
đất, cho thuê mặt bằng (Doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh doanh theo
quy định của pháp luật).
- Kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ du lịch sinh thái
(Không bao gồm kinhdoanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).
- Đầu tư, xây dựng nhà ở; Gia công cơ khí.
- Kinh doanh phương tiện vận tải; Thiết bị máy móc phương tiện vận tải.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách.
- Kinh doanh bất động sản, nhà ở (Chỉ hoạt động khi có đủ điều kiện
theo quy định của Pháp luật).
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất; Đại lý mua,
bán, ký gửi hàng hóa.
- Buôn bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, công nghiệp,
giao thông.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
- Kinh doanh các vật tư, thiết bị ngành nhựa và ngành điện công nghiệp,
điện dân dụng.
- Sản xuất các sản phẩm, các vật liệu phục vụ trong xây dựng và trang trí
nội ngoại thất.
5, Vị thế công ty
- Các sản phẩm truyền thống của công ty được phân phối và tiêu thụ
rộng khắp, chiếm khoảng 20% thị phần toàn quốc.
- Sản phẩm cửa Smartwindow chiếm thị phần khoảng 10%. Đối thủ
cạnh tranh trực tiếp với công ty là EuroWindows, Vinaconex, Sông Đà,
Tân Đô, EBM... Sản phẩm của công ty tập trung vào phân đoạn thị
17
trường có thu nhập trung bình còn EuroWindows tập trung chủ yếu vào
phân đoạn thị trường có thu nhập cao.
6, Chiến lược phát triển và đầu tư
- Bằng các tiền đề có sẵn, DAG chủ trương tái cấu trúc toàn diện nhằm
đạt chuẩn về tổ chức mô hình quản lý theo hướng Tập đoàn tư nhân đa
ngành - đa nghề nhưng vẫn đảm bảo chuyên sâu ngành nghề hoạt động
sản xuất đến năm 2015.
- Hướng tới giao toàn quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các công
ty thành viên và tách văn phòng Tập đoàn trở thành tổ chức đầu tư/ quản
lý vốn, tài chính chuyên nghiệp - hiệu quả.
- Tiếp tục nâng cao các hoạt đông tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng sản
xuất kinh doanh các sản phẩm mới trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt tăng
cường hoạt động xuất khẩu những sản phẩm chủ lực của công ty.
- Hướng đến gái trị cốt lõi, DAG phấn đấu bằng hiệu quả của đầu tư,
kinh doanh tạo dựng và gia tăng nhiều hơn cho cổ đông và đảm bảo cơ
chế quản lý mở - minh bạch hoạt động thông tin của một tổ chức niêm
yết.
- Mở rộng mạng lưới đại lý tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền
Nam như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, TP HCM.
- Đến năm 2015, DAG sẽ có số vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng, thực hiện
các đợt tăng vốn theo kế hoạch phát triển trung-dài hạn thông qua Đại
hội đồng cổ đông; phát hành thêm thông qua thị trường chứng khoán
Việt Nam.
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐÔNG Á NĂM 2015 VÀ KẾ HOẠCH NĂM
2016
1, Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2015
Năm 2015 là năm DAG có sự phát triển vượt bậc với nhiều sự
thay đổi quan trọng như đầu tư thành công Dự án mở rộng nhà máy sản
xuất thanh Profile, đẩy mạnh và chiếm lĩnh thị trường trong nhiều ngành
hàng, lĩnh vực. Với sự nỗ lực hết mình của toàn thể CBCNV cùng sự chỉ
đạo sâu sát của BLĐ Tập đoàn, DAG đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đặt
ra, cụ thể như sau:
STT
chỉ tiêu
2015
2014
18
1
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung 1.254.000.821.02 1.109.442.098.3
cấp dịch vụ
9
8
2
Tổng LNKT trước thuế
44.410.577.611
32.770.184.687
3
LN sau thuế TNDN
40.394.022.558
29.565.078.784
4
EPS
1.695
2.150
5
VCSH
467.001.650.206
189.625.512.579
Theo số liệu trên báo cáo tài chính, năm 2015 doanh thu thuần
bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 13,18%, lợi nhuận sau thuế tăng
36,6% so với năm 2014. Lãi cơ bản trên cổ phiếu sau khi tăng vốn lên
398,9 tỷ vẫn đạt 1.695 đồng/cổ phiếu. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ
189,6 tỷ lên 398,9 tỷ, tăng 110,39%. Việc tăng vốn thành công lên 398,9
tỷ và hoàn thiện giai đoạn 1 Đầu tư mở rộng nhà máy NDA đưa DAG
trở thành đơn vị có quy mô sản xuất thanh nhựa Profile lớn nhất Việt
Nam và tạo được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở mức 36,6% chứng tỏ
định hướng kinh doanh của HĐQT đưa ra là đúng đắn.
2, Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016
Năm 2016, nền kinh tế Việt Nam được dự báo có những tín hiệu
phục hồi rõ nét hơn để bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, tuy nhiên
ngành vật liệu xây dựng vẫn phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn,
thách thức, giá cả nguyên liệu đầu vào nhiều biến động, biên lợi nhuận
giảm, 31 cạnh tranh trong thị trường ngày càng khốc liệt,... Với bối cảnh
chung của ngành, DAG xác định mục tiêu cho năm tài chính 2016 là
“Phát triển vững chắc- Tăng trưởng phù hợp”. Với mục tiêu và định
hướng hoạt động sản xuất kinh doanh như trên, kế hoạch doanh thu
2016 dự kiến như sau:
ϖ Doanh thu : 1.468 tỷ đồng
ϖ Lợi nhuận sau thuế : 55,69 tỷ đồng
ϖ Tỷ lệ chi trả cổ tức : 80% lợi nhuận sau thuế.
Trong quá trình thực hiện, tùy theo điều kiện thị trường và kinh
tế, các chỉ tiêu này có thể sẽ được HĐQT DAG điều chỉnh sao cho phù
hợp.
19
Đại hội đồng cổ đông Nhựa Đông Á đã thông qua kế hoạch kinh
doanh 2016 với doanh thu 1.468 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 55,69 tỷ
đồng.
Trong đó, công ty này sẽ dùng 80% lợi nhuận sau thuế để chia cổ
tức cho các cổ đông.
Theo tiết lộ của Nhựa Đông Á về tình hình doanh 3 tháng, doanh
thu thuần Quý 1 đạt 294,5 tỷ đồng tăng 7,99% so với cùng kỳ năm
ngoái. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần giảm nên lãi
gộp đạt 25,7 tỷ đồng tăng 11,68% so với cùng kỳ 2015. Sau khi trừ các
khoản chi phí, Nhựa Đông Á lãi ròng 11,01 tỷ đồng tăng 21,9% so với
quý 1/2015.
Theo thông tin từ phía công ty, nguyên nhân lợi nhuận tăng
trưởng mạnh là do công ty đã có các biện pháp hiệu quả trong việc kiểm
soát chi phí trong quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, công ty tiếp tục có kế hoạch phát hành cổ phiếu cho
cổ đông chiến lược đã được thông qua chủ trương từ năm 2015, khối
lượng phát hành là 9 triệu cổ phiếu. Vốn từ đợt phát hành sẽ được sử
dụng để tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị, tài sản cố định nhằm hoàn
thiện Nhà máy Sản xuất Profile giai đoạn 2, bổ sung vốn lưu động.
Dự án đầu tư 30 dây chuyền sản xuất Profile được đầu tư dàn
máy của hãng Theyson, Cincinnati – do Áo sản xuất, nhằm tăng công
xuất của nhà máy lên gấp 3 lần, đạt mức 50 nghìn tấn sản phẩm trên một
năm. Đây là dự án được đầu tư quy mô và hiện đại nhất trong ngành
nhựa xây dựng tại Việt Nam. Nhựa Đông Á kỳ vọng sau khi hoàn thành
dự án này, công ty sẽ có thể vươn lên vị trí số 1 trong sản xuất Profile.
Trong thời gian gần đây, Nhựa Đông Á cũng đã có nhiều buổi
làm việc, tiếp cận với khá nhiều nhà đầu tư tiềm năng.
Cụ thể, hồi tháng 3, Nhựa Đông Á thông qua Công ty Chứng
khoán Sài Gòn đã làm việc với 7 quỹ đầu tư gồm Dragon Capital,
VietNam Holding, Vietfund Management, Korea Investment, Thien Viet
Asset Management, Manulife Asset Management, Indochina Capital…
Ngày 8/3, DAG tiếp tục đón đoàn đến thăm và làm việc của
chứng khoán MBS và VCBS gồm 7 thành viên đến thăm quan và làm
việc tại nhà Hà Nam đang triển khai và xây dựng 30 dây chuyền sản
xuất thanh profile.
20
Ngày 10/3, Nhựa Đông Á cũng đã làm việc với đoàn quỹ đầu tư
Nhật Bản DBJ và tập đoàn Sankyo Tateyama – một tập đoàn lớn của
Nhật Bản trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Dự kiến, Tập đoàn Sankyo Tateyama sẽ triển khai các bước hợp
tác chiến lược và hỗ trợ Nhựa Đông Á trong việc phát triển sản phẩm và
công nghệ mới từ Nhật Bản vào thị trường việt Nam.
Ngày 15-16/3, Nhựa Đông Á phối hợp với Công ty Chứng khoán
Bản Việt tổ chức buổi gặp mặt với khoảng 60 nhà đầu tư tổ chức tại sự
kiện Viet Nam Asset Day.
Ngày 25/03, Nhựa Đông Á có buổi tiếp và làm việc với tập đoàn
IRPC của Thái Lan và Công ty Chứng khoán Dầu khí – PSI. Tập đoàn
IRPC cho biết sẵn sàng cung cấp nguyên liệu với quy mô khoảng 20.000
tấn một năm cho Nhựa Đông Á.
IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1, Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Năm
2012
2013
2014
2015
Doanh thu thuần
893,455
1,000,976
1,107,965
1,254,001
Lợi nhuận gộp
101,921
95,171
91,971
104,108
Lợi nhuận thuần từ 27,424
hđsxkd
29,931
31,285
44,988
LNST thu nhập 23,892
DN
26,765
29,565
40,394
Hệ số biên LN 2.67%
ròng
2.67%
2.67%
3.22%
Doanh thu thuần và LNST thu nhập doanh nghiệp đều tăng từ
trong những năm 2012-2015. Hệ số biên LN ròng giữ ổn định từ năm
2012 đến 2014 là 2.67%, năm 2015 tăng lên 3.22%. Có thể nói hệ số
biên LN ròng của công ty Cổ phần Tập đoàn Đông Á khá ổn định tuy
nhiên không cao.
21
2, Bảng cân đối kế toán
Đơn vị:
VND
1,000,000
2011
2012
2013
2014
2015
382.40
0
459.14
6
507.52
7
596.15
6
697.89
2
18.374
35.290
15.302
5.598
13.122
156.60
3
171.46
3
154.97
6
157.87
8
288.72
7
142.14
6
134.89
2
106.80
4
124.07
5
142.52
2
9.386
33.573
46.626
32.466
77.508
22
6.234
4.161
4.169
4.093
72.544
-1.163
-1.163
-2.624
-2.756
-3.847
203.16
2
249.36
4
333.60
4
401.44
4
395.20
4
4.261
3.029
3.645
31.235
839
187.01
1
174.99
3
187.56
2
198.30
5
252.11
3
151
1.582
23
139.14
8
148.27
5
152.63
0
139.61
6
146.86
3
3.353
3.285
3.216
4.921
4.921
29.347
9.412
17.289
41.379
89.017
15.012
14.022
14.426
12.389
9.730
569.41
0
634.13
9
695.08
9
794.46
0
950.00
5
418.33
1
460.12
9
517.44
9
604.83
5
483.00
3
24
363.36
9
369.37
6
434.57
1
534.21
1
343.04
1
54.962
90.753
82.878
70.623
139.96
3
151.07
9
174.01
0
177.64
0
189.62
6
467.00
2
151.07
9
174.01
0
177.64
0
189.62
6
467.00
2
569.41
0
634.13
9
695.08
9
794.46
0
950.00
5
25