Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hoãn trong tiếng anh và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………………………

ĐINH VÂN ANH

CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI TRÌ HỖN
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2009

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

ĐINH VÂN ANH

CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI
TRÌ HỖN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

CHUYÊN NGÀNH:
MÃ SỐ:

NGÔN NGỮ HỌC
602201


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC

HÀ NỘI - 2009

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

Người viết

Đinh V ân Anh

3


MỘT SỐ QUI ƢỚC TRÌNH BÀY
1. Xuất xứ các tài liệu trích dẫn được ghi trong ngoặc [ ] theo qui
định.
2. Ký hiệu / nghĩa là hoặc, ví dụ người Anh/Mỹ được đọc là người
Anh hoặc người Mỹ.
3. Ký hiệu Sp nghĩa là người nói (viết), ví dụ Sp1 được đọc là ngưịi
nói (viết) thứ nhất; Sp2 được đọc là người nói (viết) thứ hai.
4. Ký hiệu tư liệu trích dẫn theo thứ tự: Số thứ tự tác phẩm; số trang
trích dẫn. Thơng tin đầy đủ được chú dẫn ở phần tài liệu tham khảo.


4


MỤC LỤC
Số trang
Phần mở đầu

1

Chƣơng 1. Cơ sở lí thuyết

4

1.1. Hành động ngôn từ

4

1.2. Các hành vi tại lời

5

1.2.1. Điều kiện sử dụng hành vi tại lời

5

1.2.2. Các loại hành vi tại lời

8


1.3. Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngơn hành

8

1.4.

Hành vi trì hỗn

10

1.4.1.Khái niệm và điều kiện để thực hiện hành vi trì hỗn

10

1.4.2. Các loại hành vi trì hỗn

11

1.5. Chiến lược giao tiếp – Phép lịch sự

13

1.5.1. Lịch sự

13

1.5.2. Chiến lược giao tiếp

15


1.6. Tiểu kết

18

Chƣơng 2. Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hỗn trong

24

tiếng Anh
1. Dẫn nhập

24

2. Biểu đạt hành vi trì hỗn bằng biểu thức ngơn hành tường
3. Biểu đạt hành vi trì hỗn bằng biểu thức ngơn hành hàm ẩn

minh

26
28

3.1. Các từ ngữ chuyên dùng

28

3.2 Các kiểu kết cấu

36

4. Chiến lược giao tiếp - Phép lịch sự


56

4.1. Phạm trù xưng hơ

56

4.2. Chiến lược phi cá nhân hóa

58

4.3.

59

Chiến lược nói gián tiếp

5


4.4.

Chiến lược dịu hóa

60

Tiểu kết

60


Chƣơng 3. Các biểu đạt ngơn ngữ của hành vi trì hỗn trong

62

tiếng Việt
1. Dẫn nhập

62

2. Biểu đạt hành vi trì hỗn bằng biểu thức ngơn hành tường
3. Biểu đạt hành vi trì hỗn bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn

minh

62
64

3.3.1. Các từ ngữ chuyên dùng

64

3.2 Các kiểu kết cấu

75

3.4. Chiến lược giao tiếp - Phép lịch sự

95

3.4.1 Phạm trù xưng hô và chiến lược sử dụng từ xưng hô


95

3.3.2 Chiến lược từ chối khéo

102

3.4.3. Chiến lược hịa giải nhàm làm dịu hóa

104

3.3.4. Chiến lược tìm kiếm sự tán đồng

106

Tiểu kết

108

Kết luận

110

Các tài liệu tham khảo chính

112

Tƣ liệu trích dẫn

113


Phụ lục

116

6


PHẦN MỞ ĐẤU
1. Lý do chọn đề tài
Khi chúng ta giao tiếp, cụ thể là khi nói chúng ta thực hiện những hành
vi ngôn ngữ khác nhau. Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, giao tiếp
của con người ngày càng trở nên tinh tế, phức tạp hơn. Điều này đã khiến cho
số lượng các hành vi ngôn ngữ ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn.
Để xác định con số chính xác các hành vi ngơn ngữ là một điều rất khó.
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu cũng mới chỉ đưa ra những kết quả tạm
thời dựa trên các tiêu chí nào đó. Trong lịch sử ngành ngơn ngữ học đã có
nhiều cơng trình của các nhà ngơn ngữ học trong và ngồi nước nghiên cứu
về hành vi ngôn ngữ.
Từ những gợi mở của các nghiên cứu đã xuất hiện và mong muốn được
tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, chúng tôi đã chọn hành vi trì hỗn làm đối
tượng khảo sát nghiên cứu cho luận văn của mình. Đó là lý do vì sao chúng
tơi chọn đề tài: "Các biểu đạt ngơn ngữ của hành vi trì hỗn trong tiếng
Anh và tiếng Việt (trên tư liệu truyện ngắn hiện đại Anh – Việt)". Hy vọng
rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ có những đóng góp nhất định vào cơng việc
nghiên cứu các hành vi ngơn ngữ.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Thơng qua việc tiếp cận, khảo sát và đối chiếu các biểu đạt ngơn ngữ
của hành vi trì hỗn trong tiếng Việt và tiếng Anh, mục đích luận văn hướng

đến là:
- Góp thêm một cách nhìn vào lý thuyết hành động ngơn từ nói chung
và hành vi trì hỗn nói riêng. Từ đó giúp thấy được rõ nét, sâu sắc về hành
động ngơn từ, hành vi trì hỗn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

7


- Góp phần tìm hiểu lý luận để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng
dạy và học tập tiếng ở Việt Nam, và để ứng dụng vào công tác dịch thuật.
2.2. Nhiệm vụ
Với mục đích nêu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết về hành động ngơn từ nói chung và
hành vi trì hỗn nói riêng.
- Khảo sát các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời của hành vi trì hỗn,
cụ thể là các động từ ngơn hành, các từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức
ngôn hành, các kiểu kết cấu biểu đạt hành vi trì hỗn của các kết cấu này.
- Khảo sát lối xưng hô trong các phát ngơn chứa hành vi trì hỗn.
- Khảo sát các chiến lược giao tiếp đi kèm với hành vi trì hỗn.
3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu đạt ngơn ngữ của hành
vi trì hỗn trong các tác phẩm văn học. Do đó, phạm vi nghiên cứu chỉ giới
hạn trong các tác phẩm văn học của Việt Nam và Anh/Mỹ.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp quy nạp. Sau khi tổng hợp,
phân tích và nhận xét các ví dụ cụ thể về hành vi trì hỗn trong tiếng Anh và
tiếng Việt, chúng tơi tiến tới các nhận xét có tính khái qt, tìm ra quy luật
chung trong hai ngơn ngữ.
- Bên cạnh phương pháp quy nạp, luận văn cũng sử dụng phương pháp

so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai
ngôn ngữ và hai nền văn hóa Việt – Anh.

8


4. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn chia
thành 3 chương như sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết
1. Hành động ngôn từ
2. Các hành vi tại lời
3. Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngơn hành
4. Hành vi trì hỗn
5. Chiến lược giao tiếp - Phép lịch sự
Chƣơng 2. Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hỗn trong tiếng Anh
1. Dẫn nhập
2. Biểu đạt hành vi trì hỗn bằng biểu thức ngơn hành tường minh
3. Biểu đạt hành vi trì hỗn bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn
4. Các chiến lược giao tiếp
Chƣơng 3. Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hỗn trong tiếng Việt
1. Dẫn nhập
2. Biểu đạt hành vi trì hỗn bằng biểu thức ngơn hành tường minh
3. Biểu đạt hành vi trì hỗn bằng biểu thức ngơn hành hàm ẩn
4. Các chiến lược giao tiếp

9


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Hành động ngôn từ
Thuật ngữ tiếng Anh "Speech act" khi vào Việt Nam đã được các nhà
ngôn ngữ học chuyển dịch bằng nhiều tên gọi khác nhau: hành động nói (Diệp
Quang Ban), hành vi ngơn ngữ (Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân), hành vi
nói năng (Nguyễn Văn Khang), hành động ngôn từ (Cao Xuân Hạo). Trong
luận văn này chúng tôi sử dụng tên gọi hành vi ngơn ngữ.
Khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện
một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Người đầu tiên khởi
xướng và xây dựng lý thuyết hành động ngôn từ là J. Austin. Trong tác phẩm
nổi tiếng "How to do things with word" ("Người ta làm nên các sự vật bằng từ
ngữ như thế nào?" – Nguyễn Đức Dân) của mình, xuất bản năm 1962, ơng đã
đề cập đến vấn đề lý thuyết hành động ngôn từ như sau: Một hành động ngôn
ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngơn U
cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C.
Austin đưa ra 3 loại hành động ngôn từ là: Hành động tạo lời, hành
động tại lời và hành động mượn lời.
Hành động tạo lời là những hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ
như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu …. để tạo ra một phát ngơn về
hình thức và nội dung.
Hành động tại lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói
năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngơn ngữ, có nghĩa là
chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví
dụ về hành động tại lời: hành vi hỏi, hành vi yêu cầu, hành vi ra lệnh, hành vi
mời, hành vi hứa hẹn, hành vi khuyên bảo, hành vi nghi ngờ …Khi chúng ta

10


hỏi ai về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta,

cho dù trả lời không biết. Không trả lời, không đáp lại câu hỏi, người nghe bị
xem là không lịch sự. Khác với các hành động mượn lời, hành động tại lời có
ý định (có đích ) quy ước và có thể chế dù rằng quy ước và thể chế của chúng
không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được mọi người trong một cộng
đồng ngôn ngữ tuân theo một cách khơng tự giác. Có thể nói, nắm được ngơn
ngữ, khơng chỉ có nghĩa là nắm được âm, từ ngữ, câu …. của ngơn ngữ đó mà
cịn là nắm được những quy tắc điều khiển các hành động tại lời trong ngơn
ngữ đó, có nghĩa là biết các quy tắc để “hỏi”, “hứa hẹn” … sao cho đúng lúc,
đúng chỗ cho thích hợp với ngữ cảnh, với người được hỏi….
Hành động mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ,
nói cho đúng hơn là mượn các phát ngơn để gây ra một hiệu quả ngồi ngơn
ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Ví dụ nghe một
phát ngơn:"ở đây tối q". Sp2 có thể mở cửa sổ. Hành động mở cửa sổ thuộc
hành động mượn lời. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ
các hiệu quả mượn lời của phát ngôn. Có những hiệu quả mượn lời là đích
của một hành động tại lời như trong ví dụ nêu trên: Hành động mở cửa sổ là
hiệu quả của hành động tại lời đề nghị. Cũng có những hiệu quả khơng thuộc
đích của hành động tại lời: Chẳng hạn Sp2 trong ví dụ trên mở cửa sổ một
cách khó chịu, gắt gỏng thì hành vi đó khơng phải là đích của hành động tại
lời. Những hiệu quả mượn lời, rất phân tán, khơng thể tính tốn được. Chúng
khơng có tính quy ước (trừ hành động mượn lời đích của hành động tại lời).
[1, 88-89]

11


2. Các hành vi tại lời
2.1. Điều kiện sử dụng hành vi tại lời
Các hành vi tại lời, cũng như các hành vi khác, các hành vi sinh lí cũng
như vật lí, khơng phải được thực hiện một cách tùy tiện. Nếu là một hành vi

xã hội thì các điều kiện để cho nó có thể thực hiện được lại càng chặt chẽ đa
dạng hơn nữa. Mà các hành vi tại lời như đã biết, về cơ bản là hành vi xã hội.
Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều kiện mà một hành vi tại
lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngơn
ra nó.
J. Austin xem các điều kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều
kiện "may mắn" nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới "thành cơng", đạt
hiệu quả. Nếu khơng nó sẽ thất bại. Những điều kiện may mắn của J.Austin là
như sau:
A- (i) Phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả
cũng có tính quy ước.
(ii) Hồn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong
thủ tục.
B- Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ.
C- Thơng thường thì (i) những người thực hiện hành vi ở lời phải có ý nghĩ,
tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành động
diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có. [1, 112]
J. Searle là người đầu tiên vạch ra hạn chế chỉ phân loại các động từ
ngôn hành của bảng phân loại của Austin. J. Searle còn cho rằng, vì J. Austin
khơng định ra các tiêu chí phân loại do đó kết quả phân loại có khi dẫm đạp
lên nhau. Ông cho rằng trước hết là phải phân loại các hành vi tại lời chứ
không phải phân loại các động từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ
các tiêu chí thích hợp với các hành động ngơn từ thì có thể giải tỏa được thái

12


độ bi quan của Wittenstein cho rằng không thể phân loại được các “trị chơi
ngơn ngữ” và tránh được tình trạng dẫm đạp lên nhau giữa các phạm trù, các
nhóm trong từng phạm trù hành vi tại lời.

J. Searle liệt kê 12 điểm khác biệt giữa các hành động ngôn từ có thể
dùng làm tiêu chí phân loại như sau:
1. Đích ở lời
2. Hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến
3. Trạng thái tâm lí được thể hiện
4. Sức mạnh mà đích được trình bày ra
5. Tính quan yếu của mối quan hệ liên cá nhân giữa Sp1 và Sp 2
6. Định hướng
7. Câu hỏi và câu trả lời là hai thành phần của một cặp kế cận cịn sai
bảo

thì khơng

8. Nội dung mệnh đề
9. Hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời, tức thực hiện như một hành vi
ở lời trong khi đó phân loại có thể được thực hiện bằng phương thức
khác khơng phải bằng lời
10. Đặt tên thánh và rút phép thông cơng địi hỏi phải có thể chế xã hội
mới có hiệu lực nhưng trần thuật thì khơng địi hỏi như vậy.
11. Không phải tất cả các động từ gọi tên hành vi tại lời đều là động từ
ngơn hành. Thí dụ: khoe và dọa không phải là động từ ngôn hành.
12. Phong cách thực hiện hành vi tại lời.
J. Searle chỉ dùng có 4 trong số 12 tiêu chí trên để phân lập 5 loại hành động
ngôn từ là: Tiêu chí đích ở lời; tiêu chí hướng khớp ghép; tiêu chí trạng thái
tâm lí và tiêu chí nội dung mệnh đề.
Searle đưa ra bốn điều kiện. Mỗi điều kiện lại được biểu hiện khác
nhau tùy theo từng phạm trù, từng loại và từng hành vi tại lời cụ thể.

13



a. Điều kiện nội dung mệnh đề: Chỉ ra bản chất nội dung của hành vi.
Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo
nghiệm, xác tín, miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép
kín, tức những câu hỏi chỉ có hai khả năng trả lời, có hoặc không; phải, không
phải ....). Gọi là hàm mệnh đề vì phát ngơn ngơn hành tương ứng với hành vi
hỏi đưa ra hai khả năng, người trả lời chọn một và trả lời. Nội dung mệnh đề
có thể là một hành động của người nói hay một hành động của người nghe.
b. Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát ngơn về
năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói và
người nghe.
c. Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của
người phát ngơn. Xác tín, khảo nghiệm địi hỏi niềm tin vào điều mình xác
tín,...
d. Cuối cùng là điều kiện căn bản, đây là điều kiện đưa ra kiểu trách
nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi tại lời đó được
phát ra. Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa
hẹn) hoặc đối với tính chân thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói
phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều nói ra). [1, 116]
2.2. Các loại hành vi tại lời
Trong giao tiếp, người nói ln mong muốn truyền đạt được nhiều nhất
tư tưởng và mục đích của mình tới người nghe. Do đó một hành vi tại lời đơi
khi khơng chỉ thể hiện tính chất của chính nó mà cịn thể hiện tính chất của
những hành vi tại lời khác. Chẳng hạn, hành vi hỏi không phải lúc nào cũng
mang mục đích hỏi mà có khi nhằm mục đích chào hay trì hỗn, đe dọa..
Cuộc sống ngày càng phát triển thì hoạt động giao tiếp theo đó cũng trở nên
sâu sắc, tinh tế hơn. Để có thể thống kê con số chính xác các hành động ngơn
từ mà ở đây là các hành vi tại lời thật là khó bởi số lượng khá lớn.

14



Luận văn xin nêu ra hai cách phân loại theo J. Austin và J.Searle dựa
trên những tiêu chuẩn đã nêu trên cùng một số tiêu chuẩn khác.
Theo J. Austin, ông phân chia hành vi tại lời thành 5 loại lớn:
Phán xét, hành xử, cam kết, ứng xử và bày tỏ.
J.Searle cũng chia thành 5 nhóm lớn nhưng có một số khác biệt như
sau:
Tuyên bố, biểu hiện, cầu khiến, hứa hẹn, bày tỏ.
Trong mỗi nhóm lại bao chứa những hành vi tại lời nhỏ, cụ thể hơn.
Như vậy, danh sách các hành vi tại lời rất phong phú. Điều đó phù hợp với
nhu cầu giao tiếp ngày càng tinh vi, sâu sắc của con người.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, hành vi tại lời có thể chia
thành hành vi tại lời trực tiếp và hành vi tại lời gián tiếp. Bản thân trong khi
giao tiếp không phải con người chỉ đơn thuần sử dụng hành vi tại lời trực tiếp
mà đơi khi vì mục đích, hồn cảnh giao tiếp phải sử dụng hành vi tại lời gián
tiếp.
3. Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngôn hành
Các phát ngôn ngôn hành là sản phẩm, và cũng là phương tiện của các
hành vi tại lời. Phát ngôn ngôn hành là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi
tại lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực.
Phát ngôn ngơn hành có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi tại lời tạo ra
nó. Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngơn hành. Ví dụ: Phát ngơn trì hỗn
sau đây: Ơng ở ngồi ấy chờ tơi xong việc đã.‖ có biểu thức ngơn hành: Chờ
tơi xong việc đã
Biểu thức ngơn hành là những thể thức nói năng đặc trưng cho một
hành vi tại lời. Nói như vậy có nghĩa là về nguyên tắc, trừ những trường hợp
được sử dụng gián tiếp, cịn thì có bao nhiêu hành vi tại lời thì có bấy nhiêu
kiểu biểu thức ngôn hành. Biểu thức ngôn hành là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ


15


nghĩa của các hành vi tại lời. Nhờ các biểu thức ngôn hành chúng ta nhận biết
được các hành vi tại lời.
Mỗi biểu thức được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ những
dấu hiệu này mà các biểu thức ngôn hành phân biệt với nhau. J. Searle gọi các
dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời:
- Các kiểu kết cấu: Kết cấu cũng tức là các kiểu câu hiểu theo ngữ pháp
truyền thống. Cần mở rộng khái niệm kết cấu, cũng tức là mở rộng khái niệm
kiểu câu để nó có thể bao gồm những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi tại
lời (hoặc phạm trù hành vi tại lời). Kết cấu khơng chỉ là những kiểu câu có
mục đích nói hết sức sơ lược và khái quát như trần thuyết, hỏi, cầu khiến, cảm
thán với những dấu hiệu hình thức rất chung chung mà còn bao gồm cả những
kết cấu cụ thể ứng với những hành vi tại lời.
- Những từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngôn hành. Những từ ngữ
này dùng để tổ chức các kết cấu và là các dấu hiệu nhờ chúng chúng ta biết
được hành vi nào đang thực hiện. Đó là những từ ngữ chun dùng trong các
biểu thức hỏi như: có … khơng, có phải … khơng? Ai, cái gì, bao giờ, mấy
…? Đó là các từ ngữ như nên, khơng nên trong các biểu thức ngôn hành
khuyên...; Các từ thế à, thật không, liệu, sao... trong các biểu thức ngôn hành
ngờ vực .
- Ngữ điệu. Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể nếu được phát
âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngôn hành khác nhau
tương ứng với những hành vi ở lời khác nhau.
Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội
dung mệnh đề được nêu trong biểu thức ngôn hành với các nhân tố của ngữ
cảnh. Các đặc tính ngữ nghĩa như tự nguyện hay cưỡng bức, tích cực hay tiêu
cực, có lợi hay có hại … của hành động đối với người tạo ra hành vi và người
nhận hành vi cũng có giá trị như những phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời.


16


Có một phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc biệt, đánh dấu cho một
số biểu thức ngôn hành tường minh là các động từ ngơn hành. Đó là những
động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngôn hành, tức thực hiện trong
chức năng ở lời. Những động từ này được gọi tên là động từ ngôn hành
(performative verbs – động từ ngữ vi). Động từ ngôn hành là những động từ
mà khi phát âm chúng ra cùng biểu thức ngơn hành (có khi khơng cần biểu
thức ngơn hành đi kèm) là người nói thực hiện ln cái hành vi ở lời do chúng
biểu thị. [1, 91]
Theo Austin, các biểu thức có động từ ngơn hành là biểu thức ngôn
hành tường minh; Và gọi những biểu thức tuy vẫn có hiệu lực ở lời nhưng
khơng có động từ ngôn hành là biểu thức ngôn hành nguyên cấp hay biểu
thức ngôn hành hàm ẩn.
Trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ, phổ biến và thường xuyên được
dùng là các biểu thức ngôn hành hàm ẩn. Như thế các biểu thức ngôn hành
hàm ẩn với các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc trưng tương ứng với
từng hành vi ở lời là cơ sở để lí giải các phát ngơn nghe được, đọc được.
4. Hành vi trì hoãn
4.1. Khái niệm và điều kiện để thực hiện hành vi trì hỗn
Theo định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt”: Trì hỗn là để chậm lại,
kéo dài thời gian hay lần lựa, dần dà. Ví dụ như: bị trì hỗn mà trễ tàu. Như
vậy hành vi trì hỗn được hiểu là hành vi làm chậm lại thời gian, nhằm níu
kéo thời gian để thực hiện sự việc nào đó.
Theo bảng phân loại của J. Austin, hành vi ngơn ngữ trì hỗn thuộc
nhóm 5. Đây là nhóm những hành vi phản ứng với cách xử sự của người
khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ
đối với hành vi hay số phận của người khác. Do đó điều kiện để có hành vi trì

hỗn theo ơng là phải có Sp1 nói (viết) một phát ngôn về một sự kiện, Sp2

17


đưa ra phản ứng trì hỗn. Như vậy phải có Sp1 đưa ra một phát ngơn xác tín
về một sự việc hành động đã xảy ra (có thể của Sp 1 hoặc người thứ 3). Sp2
đưa ra phát ngôn thể hiện phản ứng của mình – trì hỗn tính xác thực của sự
kiện, hành động đó. Hoặc một người đưa ra phát ngôn trước một sự kiện,
hành động đã xảy ra mà mình đã biết.
Cịn theo bảng phân loại của J. Searle: Hành vi trì hỗn thuộc nhóm
điều khiển: Đích ở lời là đạt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành
động tương lai; hướng khớp ghép hiện thực – lời; trạng thái tâm lí là mong
muốn của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp2.[ 1, 126].
Là nhóm hành động thể hiện cái mà người nói khơng thể phân biệt giá trị
chân ngụy hay đúng sai, vì nó khơng có giá trị đúng sai. Hành vi trì hỗn xét
đến ở đây là người nói – Sp1 khơng tự trì hỗn hành vi của mình mà Sp1 phát
ngơn ra hành vi trì hỗn nhằm trì hỗn hành vi thực hiện hành động nào đó
sắp xảy ra của đối tượng giao tiếp – Sp2.
Các điều kiện để thực hiện hành vi trì hỗn theo Searle là:
Nội dung mệnh đề: Sự kiện hành động của Sp1, hoặc của người thứ 3 mà cả
Sp1 và Sp2 đều biết.
Điểu kiện chuẩn bị: Có những bằng chứng thuyết phục Sp2 tin
Điều kiện chân thành: Sp2 ngạc nhiên, không chắc chắn hay phỏng đoán về
sự kiện, hành động mà Sp1 nêu ra trước đó, hoặc thậm chí là phủ nhận, bác bỏ
chúng..
Điều kiện căn bản: Phản ứng của người Sp2 trước phát ngơn của Sp1
4.2. Các loại hành vi trì hỗn
Phát ngơn trì hỗn có thể chia thành phát ngơn trì hỗn trực tiếp và
phát ngơn trì hỗn gián tiếp. Phát ngơn trì hỗn trực tiếp là phát ngơn có chứa

biểu thức trì hỗn tường minh, phát ngơn trì hỗn gián tiếp là phát ngơn chức
biểu thức ngơn hành trì hoãn hàm ẩn.

18


Ngoài ra, khi giao tiếp ngoài việc thể hiện hành vi trì hỗn , người nói
cịn đưa ra thái độ quan điểm của mình về sự việc. Người nói thể hiện thái độ
của mình như thế nào là tùy thuộc vào ngữ cảnh; vào mối quan hệ giữa người
nói và người nghe; vào trạng thái tâm lý của mình khi sự kiện hành động
được nêu ra. Chúng tôi xin nêu ra một số kiểu hành vi trì hỗn phổ biến như
sau:
- Trì hỗn để từ chối: Trước một sự việc, hành động đề nghị nào đó mà
người nghe thấy thực khơng thể thực hiện ngay hành động đó nhưng ngại
khơng dám từ chối thẳng thì người nghe dùng hành vi trì hỗn nhằm mục đích
từ chối làm theo lời u cầu hay đề nghị của người nói. Nhưng chỉ mang tính
chất trì hỗn tạm thời cho việc thực hiện hành động.
“She’s pretty bitter right now. I don’t know. You phone me at the bank
tomorrow.” “I couldn’t explain any thing to her now,”
Charlie got up. He took his coat and hat and stared down the corridor. Then
he opened the door of the dining room and said in a strange voice, “Good
night, children,”
[F. Scott Fitzgerald, Babylon Revisited]
Ví dụ trong tiếng Việt
- Thím Thư, tơi có chuyện.
- Ửa anh Hải. Chuyện chi mà trái đường trái gió rứa.
- Là... cũng chuyện quan trọng. - Ông Hải nhè nhẹ đặt cày xuống đất, xắm
rắm lựa thế ngồi - Thím nghỉ tay lên bờ tơi nói rõ.
Ai thấy thì chết. Chị ngượng nghịu dúi dúi cây cuốc.
- Thơi trưa về nhà hãy nói. Ruộng cịn ngồn ngộn cả cỏ. Anh thông cảm.


19


- Khơng, thím Thư, là tơi muốn nói cái chuyện mộ chú Ngộ ấy mà. Tiện đây
gặp thím, tơi cũng khơng có ý tìm.
Rứa thì được. Thanh thiên bạch nhật. Mình cứ thói xấu hổ đa nghi, trách gì
già rồi như kẻ nít.
- Dạ để tơi rửa tay.
[Hàn Nguyệt, Trinh ngun]
- Trì hỗn nhằm kéo dài thời gian : Đi kèm hành vi trì hỗn với mục
đích là kéo dài thời gian thực hiện hành động. Người nói nêu ra ý kiến chủ
quan của mình, kéo dài thời gian thực hiện hành động được đề nghị làm hay
yêu cầu phải làm ngay tại thời điểm nói, giải thích cho sự kéo dài thời gian và
đưa ra cái mốc thời gian cụ thể cho việc trì hỗn thực hiện hành động như một
đảm bảo là hành động này chỉ bị tam ngừng thực hiện chứ không phải bị hủy
bỏ hay từ chối không làm, hiệu lực tiếp theo của sự việc hành động.
Ví dụ trong tiếng Anh:
When I went into the bathroom, there was a woman there. She was cleaning,
and she seemed worried when I appeared. She started to pick up her cleaning
things.
―It‘s all right,‖ I said, ―I’m not in a hurry. I can wait until you’ve finished
‖ (Tôi không vội. Tơi có thể chờ đến khi bà xong việc). But she had already
risen, with some difficulty. I saw then that she was not old, …
[The Moonspinners, Mary Stewart]
Ví dụ trong tiếng Việt
Đáp lại bao nhiêu lời bóng bảy, xa xơi ấy, ông bố vợ chỉ trả lời gọn lỏn
một câu :
- Vâng. Mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.
Rồi ông lại cất cao giọng bảo con :


20


- Hễ được nước thì bắc lên đây, con nhé ?

[Một đám cưới - Nam Cao]
- Trì hỗn để thương lượng: Khi người nói thấy vấn đề gây bất lợi cho
mình, thì hành vi trì hỗn của người nói cịn có ý để thương lượng cho việc
giải quyết vấn đề, nhằm làm dịu hóa sự việc diễn ra. Hành vi trì hỗn của
người nói đã chuyển thành hành vi đề nghị, thương lượng.
Ví dụ trong tiếng Anh:
Rosa said. “I’m going to call the police. Now!”
“Oh no, please!” Dorothy Burns said. “I’m very, very sorry but not the
police, please! Listen, I can help you. I can drive you home and _”
“I’m not getting in that car with you!” Rosa said. “You’re drunk”.
“No!” Dorothy Burns said. “Just one small whisky, that’s all.”
“Oh, yes? Tell that to the police.” Rosa stood up, holding her leg. “What’s the
number of your car?”.
“No, please!” Dorothy Burns said. “Not the police. Listen, I want to help
you. Take a taxi to the hospital. I can give you the money for it. Go to the
accident _?”
“How much money?” said Rosa.
“Um, er, twenty pounds?” Dorothy Burns said.
[Hush Money, Eskine Childers]
Ví dụ trong tiếng Việt
Cụ Bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm ; người ta bảo cụ hơn người
cũng chỉ bởi cái cười :
- Cái anh này nói mới hay ! Ai làm gì mà anh phải chết ? Đời người
chứ có phải con ngóe đâu ? Lại say rồi phải không ?

Rồi đổi giọng, cụ thân mật :

21


- Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước.
Thấy Chí Phèo khơng nhúc nhích, cụ tiếp ln :
- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói
chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế,
người ngoài biết, mang tiếng cả.
Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn :
- Khổ q ! Giá có tơi ở nhà có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau,
thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là
đủ. Chỉ tại thằng Lý Cường nóng tính khơng nghĩ trước, nghĩ sau.
Ai,chứ anh với nó cịn có họ cơ đấy.
[Chí Phèo, Nam Cao]
Ngồi các kiểu hành vi trì hỗn phổ biến nêu trên, có thể xuất hiện những
kiểu hành vi trì hoãn khác nữa bởi giao tiếp trong xã hội bị chi phối bởi nhiều
yếu tố. Những yếu tố chi phối đó bao gồm ngữ cảnh với các vai giao tiếp, các
quan hệ liên cá nhân; hiện thực ngồi diễn ngơn; hoàn cảnh giao tiếp; tâm lý
khi tham gia giao tiếp. Nhưng do khn khổ có hạn của luận văn, chúng tơi
chỉ đề cập tới những dạng phổ biến nói trên của hành vi trì hỗn .
5. Chiến lƣợc giao tiếp – Phép lịch sự
5.1. Lịch sự
Lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội, Nó có tác
động chi phối khơng những đối với q trình giao tiếp mà cả đối với kết quả
giao tiếp. Nhiều người nghiên cứu ngữ dụng học coi lịch sự như một nguyên
tắc giao tiếp bên cạnh nguyên tắc hợp tác trong hội thoại và gọi là nguyên tắc
lịch sự.
Trước hết, người ta có thể coi lịch sự như một chuẩn mực xã hội. Các

nhà nghiên cứu thuộc nhiều dân tộc khác nhau đã quan niệm lịch sự là hành vi
xã hội có lễ độ hay là phép xã giao trong phạm vi văn hóa. Người ta cũng có

22


thể quan niệm lịch sự là những nguyên tắc chung trong tương tác xã hội của
mỗi nền văn hóa. Những nguyên tắc đó có thể bao gồm sự tế nhị, sự khoan
dung, sự khiêm tốn, sự cảm thông đối với người khác.Trong những hồn cảnh
giao tiếp nào đó, người ta khơng tiện nói thẳng mà phải nói bóng gió, xa xôi.
Hoặc tránh gọi tên trực tiếp của sự vật hiện tượng cũng là một cách nói tế nhị.
Khi chính kiến hồn tồn khác nhau, người ta vẫn cố tìm những nét khả thủ
trong suy nghĩ của đối phương, tránh phủ định sạch trơn, gây mâu thuẫn căng
thẳng. Đó chính là nguyên tắc cảm thông với người khác trong giao tiếp.
Tuy nhiên, trong giao tiếp cịn có một kiểu lịch sự nữa được thực hiện.
Để miêu tả kiểu lịch sự này cần biết khái niệm thể diện (face). Thể diện là
hình ảnh bản thân trước công chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức
xã hội và tình cảm mà mỗi cá nhân có và mong muốn người khác tri nhận.
Trong giao tiếp, phép lịch sự có thể được định nghĩa là phương tiện được
dùng để thể hiện hiểu biết về thể diện của người khác. Như thế, phép lịch sự
thực hiện trong các tình huống có khoảng cách xã hội và có sự thân hữu.
Khi có khoảng cách xã hội thì người ta thể hiện sự hiểu biết về thể diện
của người khác bằng cách sử dụng những từ ngữ tơn trọng, chiều lịng.
Khi có sự thân hữu thì người ta thể hiện bằng việc dùng các từ ngữ có tính
thân tình, đồn kết.
Trong giao tiếp hàng ngày người ta cư xử y như mong muốn của họ về
nhu cầu thể diện sẽ được tôn trọng. Nếu một người nói cái gì đó có biểu hiện
đe dọa sự mong đợi của người khác về mặt thể diện thì đó là hành động đe
dọa thể diện (face threatening act). Nếu người nói nói thế nào để làm giảm
khả năng đe dọa thể diện thì hành động đó gọi là hành động giữ thể diện (face

saving act).
Trước hết, cần phân biệt thể diện âm tính (negative face) và thể diện dương
tính (positive face). Thể diện âm tính của một người là nhu cầu được độc lập,

23


được tự do hành động và không bị người khác áp đặt. Thể diện dương tính
của một người là nhu cầu được người khác chấp nhận, thậm chí được người
khác yêu mến đối xử như người cùng nhóm.
Nói cách khác, thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập cịn thể diện
dương tính là nhu cầu được quan hệ.
Như vậy, một hành động giữ thể diện hướng vào thể diện âm tính của
một người sẽ phải thể hiện sự tôn trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng của thời
gian và quan hệ của người khác, thậm chí bao gồm cả việc xin lỗi về sự áp đặt
hoặc làm gián đoạn. Cái đó được gọi là phép lịch sự âm tính. Một hành động
giữ thể diện hướng vào thể diện dương tính của người khác sẽ phải thể hiện
tình đồn kết, nhấn mạnh nguyện vọng chung, mục đích chung của hai người.
Cái đó được gọi là phép lịch sự dương tính. [1, 100]
5.2. Chiến lƣợc giao tiếp
Chiến lược giao tiếp là phương châm và các biện pháp sử dụng các
hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thể diện
của người tham gia giao tiếp. Lựa chọn cách xưng hô nào là phụ thuộc vào
chiến lược giao tiếp; lựa chọn cách nói thẳng hay nói vịng là tùy thuộc vào
tình huống giao tiếp và văn hóa của cộng đồng; Tránh hành động đe dọa thể
diện được thể hiện bằng hành động giữ thể diện. Hành động giữ thể diện dùng
chiến lược lịch sự dương tính và chiến lược lịch sự âm tính.
Chiến lược lịch sự dương tính cần phải chú ý đến mục đích chung,
đến tình thân hữu, vì thế có thể coi chiến lược lịch sự dương tính là chiến lược
đồn kết. Các hình thức lịch sự dương tính nhấn mạnh sự gần gũi giữa người

nói và người nghe. Từ xưng hơ là một phương tiện thể hiện lịch sự dương
tính. Để xưng hơ người ta có thể dùng các đại từ nhân xưng, tên riêng, các từ
chỉ quan hệ họ hàng và các từ chỉ chức tước, địa vị. Tùy thuộc vào quan hệ
giữa người nói và người nghe mà người ta lựa chọn từ xưng hơ cho thích hợp.

24


Trong quan hệ bình đẳng, dùng tên riêng để xưng hơ sẽ tạo ra khơng khí thân
mật. Trong quan hệ khơng bình đẳng, chẳng hạn người dưới nói với người
trên, không thể hô gọi chỉ bằng tên riêng. Nếu dùng các từ chỉ chức vụ thì tuy
bảo đảm sự lễ độ nhưng khơng thân mật. Để tạo khơng khí thân hữu giữa
người nói và người nghe, người Việt thường sử dụng các từ chỉ quan hệ họ
hàng để xưng hô.
Lựa chọn các vị từ thích hợp cũng là một cách tạo sự gắn bó giữa
người nói và người nghe. Các tiểu từ tình thái cũng là một phương tiện
thể hiện lịch sự dương tính. Trong các phương tiện lịch sự dương tính cịn
có những thành phần bổ trợ thể hiện mục đích chung, sự thân thiện của
người nói và người nghe.
Trong Đại cương ngôn ngữ học, tập II - Ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu
đã đưa ra một danh sách các chiến lược lịch sự dương tính (theo C.K
Orecchioni, Brown và Levinson)[1, 272] như sau:
1. Bày tỏ cho Sp2 sự chú ý của mình đối với Sp2
2. Nói q sự tán dương, thiện cảm của mình đối với Sp2
3. Gia tăng sự quan tâm của mình đối với Sp2
4. Sử dụng những dấu hiệu báo mình cùng nhóm với Sp2 (dùng những từ
xưng hô kiểu anh trai ơi, em gái ơi, ...)
5. Tìm kiếm sự tán đồng (tìm những đề tài đôi bên cùng quan tâm)
6. Tránh sự bất đồng
7. Nêu ra những lẽ thường (chung cho cộng đồng của Sp1 và Sp2)

8. Hãy biết nói đùa, nói vui.
9. Quan tâm tới sở thích của Sp2
10. Mời, hứa hẹn
11. Hãy tỏ ra lạc quan
12. Lơi kéo Sp2 cùng với mình làm chung một việc

25


×