Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

__________________
NGUYỄN THỊ THU TRANG

HỢP TÁC ĐỐI PHĨ VỚI VẤN ĐỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG ASEAN
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội – 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

__________________
NGUYỄN THỊ THU TRANG

HỢP TÁC ĐỐI PHĨ VỚI VẤN ĐỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG ASEAN
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Huy Hoàng

Hà Nội – 2015

2


MỤC LỤC
Trang +2
MỤC LỤC

1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

8

MỞ ĐẦU

9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HỢP TÁC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

15


1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu

15

1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu

15

1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu

16

1.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu

24

1.2 Sự cần thiết phải hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu trong
ASEAN

34

1.2.1 Tác động của biến đổi khí hậu tại Đơng Nam Á

34

1.2.2 Vai trị của hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu trong tiến
trình xây dựng cộng đồng ASEAN

41


CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC ĐỐI PHĨ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TRONG ASEAN ĐẦU THẾ KỶ 21

45

2.1 Quan điểm của ASEAN về biến đổi khí hậu

45

2.1.1 Quan điểm của ASEANvới vấn đề đối phó với biến đổi khí
hậu

45

2.1.2 Tiến trình xây dựng cơ chế quản lý về đối phó với biến đổi
khí hậu trong ASEAN

50

2.2 Hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu trong ASEAN

56

2.3 Hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu với các đối tác

66

CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC ĐỐI PHĨ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG ASEAN THỜI GIAN TỚI
3


81


3.1 Triển vọng hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu trong
ASEAN

81

3.1.1 Thuận lợi

81

3.1.2 Thách thức

84

3.2 Đối sách của Việt Nam

89

3.2.1 Nguy cơ và thách thức đối với Việt Nam

89

3.2.2 Một số khuyến nghị đối với Việt Nam

91

3.3 Một số khuyến nghị và giải pháp đối với ASEAN


92

KẾT LUẬN

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

99

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AADMER

Tên tiếng Anh và Tiếng Việt
ASEAN Agreement on Disaster management and Emergency
response
Hiệp định ASEAN về Quản lý thiên tai và Ứng phó khẩn cấp
ACB
ASEAN Centre for Biodiversity
Trung tâm Đa dạng Sinh học ASEAN
ACCI
ASEAN Climate Change Initiative
Sáng kiến ASEAN về Biến đổi khí hậu
ACDM
ASEAN Committee on Disaster Management

Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai
ADMM
ASEAN Defense Ministerial Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
ADMM+
ASEAN Defense Ministerial Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng
ADSOM
ASEAN Defense Senior Officials Meeing
Hội nghị quan chức quốc phòng cao cấp ASEAN
ADVANCE ASEAN Development Vision to Advance National
Cooperation and Economic Integration
Tầm nhìn Phát triển ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác quốc gia
và hội nhập kinh tế
AEC
ASEAN Economic Community
Cộng đồng Kinh tế ASEAN
AEEAP
ASEAN Environmental Education Action Plan
Kế hoạch hành động giáo dục môi trường ASEAN
AEM
ASEAN Economic Ministers
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN
AFCC
ASEAN Multi-Sectoral Framework on Climate Change and
Food Security
Khung đa ngành về biến đổi khí hậu và an ninh lương thực
AHA
Asean Coordinating Centre For Humanitarian Assistance
Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo

AHPS
ASEAN Heritage Parks
Vườn di sản ASEAN
AMME
ASEAN Ministerial Meeting on Environment
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN
APG
AADMER Partner Group
Nhóm Đối tác AADMER
ARCBC
ASEAN Regional Centre for Biodiversity Conservation
Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học khu vực ASEAN
5


Từ viết tắt
ARDEX
ARKNFCC
ASCC
ASEAN
ASEP
ASOEN
AWGCC
CFC
CH4
CIDA
CMP
CO2
COP
DiREx

DMRS
EAS
ECHO

ERAT
EU

Tên tiếng Anh và Tiếng Việt
ASEAN Regional Disaster Emergency Simulation Exercise
Diễn tập Ứng phó thiên tai khẩn cấp khu vực ASEAN
ASEAN Regional Knowledge Networking on Forest and
Climate Change
Mạng lưới tri thức khu vực về lâm nghiệp và biến đổi khí hậu
ASEAN Socio-Culture Community
Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
ASEAN Subregional Environment Program
Chương trình mơi trường tiểu khu vực ASEAN
ASEAN Senior Officials on Environment
Hội nghị Các quan chức Cao câp ASEAN về Mơi trường
ASEAN Working Group on Climate Change
Nhóm cơng tác ASEAN về biến đổi khí hậu
Chlorofluorocarbon
Methane
Mêtan
Canada International Development Agency
Cơ quan phát triển quốc tế Canada
Meeting of the Parties
Hội nghị các bên tham gia

Carbon dioxide
Cacbon điơxít
Conference of Parties
Hội nghị các bên tham gia
ASEAN Regional Forum Disaster Relief Exercise
Diễn tập giảm nhẹ thiên tai ARF
Disaster Monitoring and Response System
Hệ thống Giám sát và Ứng phó thiên tai
East Asia Summit
Hội nghị Cấp cao Đông Á
European Commission Directorate-General for Humanitarian
Aid and Civil Protection
Tổ chức Cứu trợ Nhân đạo của Ủy ban châu Âu
ASEAN-Emergency Rapid Assessment Team
Nhóm đánh giá nhanh khẩn cấp ASEAN
European Union
Liên minh châu Âu
6


Từ viết tắt
FLEGT
GDP
GEF
GHG
GIZ

GNP
IAMME
ICLEI

ICS
ICT
IFAD
INSPIRE

IPCC
JCC
JICA
LEAD
LEAF
LEAP

Tên tiếng Anh và Tiếng Việt
Forest Law for Enforcement, Governance and Trade
Buôn bán, quản trị, và tôn trọng luật lâm nghiệp
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
Global Environmental Fund
Quỹ Mơi trường tồn cầu
Greenhouse gases
Khí nhà kính
Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit
(tiếng Đức)
Cơ quan hợp tác phát triển Đức
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân
ASEAN Ministerial Meeting on Environment
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN
International Council for Local Environmental Initiatives
Hội đồng quốc tế về sáng kiến môi trường địa phương

Incident Command System
Hệ thống Chỉ huy tình huống
Information and communications technology
Cơng nghệ thông tin
International Fund for Agricultural Development
Quỹ quốc tế Phát triển Nông nghiệp
US-ASEAN Innovation in Science through Partners in
Regional Engagement
Sáng kiến Sáng tạo khoa học thông qua Quan hệ đối tác hợp
tác khu vực
Intergovernmental Panel on Climate Change
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
Joint Cooperation Committee
Ủy ban hợp tác chung
Japan International Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Low Emissions Asian Development
Chương trình Phát triển giảm phát thải khí nhà kính thấp
Lowering Emissions in Asia's Forests
Giảm phát thải rừng châu Á
Long-range Energy Alternatives Planning
Lập kế hoạch thay thế năng lượng dài hạn
7


Từ viết tắt
LEDS
MFF
MRC
NGO

NO2
O3
Ppb
RDMA
RDR
READI
REDD
RHAP
SASOP

SFM
UNEP
UNFCC
UNISDR
UNOCHA

Tên tiếng Anh và Tiếng Việt
Low emission development strategy
Chiến lược phát triển giảm phát thải khí nhà kính thấp
Mangroves for the Future
Chương trình Rừng ngập mặn cho tương lai
MeKong River Commission
Ủy hội sông Mê Công
Non-governmental Organisation
Tổ chức liên chính phủ
Nitrogen dioxide
Nitơ điơxít
Ozone
Ơ Zơn
parts per billion

Phần tỷ
Regional Development Mission for Asia
Phái bộ phát triển khu vực Châu Á
Rapid Disaster Response
Hiệp định Phản ứng nhanh
Regional EU-ASEAN Dialogue Instrument
Cơ chế đối thoại khu vực ASEAN-EU
reducing emissions from deforestation and forest degradation
Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng
Regional Haze Action Plan
Kế hoạch hành động chống khói mù khu vực
Standard Operating Procedure for Regional Standby
Arrangements and Coordination of Joint Disaster Relief and
Emergency Response Operations
Quy chế vận hành chuẩn cho các Hiệp định khu vực về giảm
nhẹ và Ứng phó Khẩn cấp
Sustainable Forest Management
Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững
United Nations Environment Programme
Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc
United Nations Framework Convention on Climate Change
Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
United Nations International Strategy for Disaster Reduction
Cơ quan chiến lược về giảm nhẹ thiên tai của Liên Hợp Quốc
The United Nations Office for the Coordination of
Humanitarian Affairs
8


Từ viết tắt

USAID
USTATF
USTDA
USTR
WP

Tên tiếng Anh và Tiếng Việt
Văn phòng Liên hợp quốc về điều phối hỗ trợ nhân đạo
U.S. Agency for International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ
ASEAN-US Technical Assistance and Training Facility
Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật và Đào tạo ASEAN –Mỹ
U.S. Trade and Development Agency
Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ
U.S Trade Representative
Cơ chế Đại diện thương mại Mỹ
Work Programme
Chương trình làm việc

9


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
- Biểu đồ 1.1: Chỉ số dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra đối
với khu vực Đông Nam Á và một số nước: Giai đoạn 1995-2012
- Bảng 1.2: Thống kê các hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra ở bốn
nước Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nhất
- Bảng 2.3: Thống kê các dự án hợp tác về biến đổi khí hậu giữa các
nước ASEAN và Nhật Bản


10


MỞ ĐẦU
1. Tên Luận văn
Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những
năm đầu thế kỷ 21.
2. Lý do chọn đề tài
Trong 30 năm trở lại đây, biến đổi khí hậu thực sự trở thành mối quan
ngại to lớn đối với con người, thu hút sự quan tâm chú ý của mọi quốc gia.
Ảnh hưởng và tác hại của biến đổi khí hậu khơng chỉ giới hạn trong phạm vi
một quốc gia, một khu vực hay một châu lục nào bởi nó có thể là thảm họa
xuyên biên giới đạt đến mức độ toàn cầu vào bất cứ thời điểm nào.
Biến đổi khí hậu khơng chỉ gây ra nghèo đói, kìm hãm sự phát triển mà
còn đang thách thức nghiêm trọng đến các vấn đề an ninh tồn cầu. Nhiều nhà
phân tích nhận định rằng: Biến đổi khí hậu có thể làm mất ổn định mơi trường
địa chính trị; từ đó, dẫn tới xung đột, giao tranh, thậm chí chiến tranh. Điều
đó có nghĩa là, chiến tranh, xung đột nổ ra khơng chỉ vì tranh chấp tài nguyên
(như: dầu mỏ, vàng bạc và các loại khống sản khác) hay vì các mục tiêu
chính trị như trước đây, mà trong tương lai, hồn tồn có thể xuất phát từ việc
tranh chấp tài nguyên nước và lương thực. Biến đổi khí hậu là vấn đề chung
trong một nước và cùng là vấn đề chung của mọi quốc gia, địi hỏi phải hợp
tác khu vực và tồn cầu để có hành động đáp ứng nhanh chóng, hiệu quả, kịp
thời.
Đông Nam Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề từ những hiệu ứng nóng
lên của khí hậu. Đồng bằng sông Irrawaddy (Myanmar) đã bị tàn phá trong
bão Nargis tháng 5-2008, làm hơn 100 nghìn người chết. Khu vực Đông Nam
Á đã phải chứng kiến siêu bão Haiyan đổ bộ vào khu vực miền trung
Philippines tháng 11/2013, khiến hơn 6.000 người chết, gần 1800 người bị
mất tích, gần 27.500 người bị thương; thiệt hại về tài sải ước tính khoảng 35

11


tỷ Pê-sô (tương đương 800 triệu USD). Những nỗ lực cứu trợ của các nước
ASEAN và LHQ chỉ giúp khắc phục được một phần rất nhỏ hậu quả tàn khốc
của vụ thiên tai này.
Ngược lại, thời tiết bất thường đã xảy ra ở miền bắc Thái-lan, một vụ
hạn hán hiếm thấy đầu năm 2009, làm cháy rừng, khói bốc lên che phủ khu
vực cả tuần liền. Những đám cháy lớn xảy ra thường xuyên ở đảo Sumatra và
Borneo (Indonesia) bốc lên những cột khói nghẹt thở, lan sang nhiều nước lân
cận. Điều này đã thúc đẩy các Bộ trưởng môi trường ASEAN thảo luận và
tiến hành các biện pháp hành động hợp tác đối phó với các thảm họa thiên
nhiên trong các Hội nghị giữa tháng 8 và đầu tháng 9/2011.
Trong tương lai, nếu khơng có các hành động thích hợp để chống lại sự
nóng lên tồn cầu, nhiều khu vực đông dân ven biển ở Đông Nam Á bị ảnh
hưởng bất lợi của khí hậu nóng lên. Lưu vực sông Irrawaddy, sông Cửu Long
và vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mê Công cũng như những siêu thành
phố như Jakarta, Manila và Bangkok bị nhấn chìm, đang được coi như "điểm
nóng" bị tổn thương. Tác động nặng nề tới kinh tế xã hội của từng nước và
của cả khối.
Rõ ràng biến đổi khí hậu gây ra các vấn đề an ninh phi truyền thống và
đặc biệt tác động mạnh tới q trình hồn thành xây dựng cộng đồng ASEAN
vào năm 2015 và củng cố kết nối cộng đồng những năm sau đó. Do đó, các
nước ASEAN cần phải liên kết chặt chẽ, tăng cường hợp tác trong khối,
chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu đặt ra
đối với sự phát triển của mỗi quốc gia thành viên, đặc biệt đối với tương lai
của cộng đồng ASEAN 2015 và những năm tiếp sau. Thêm vào đó, biến đổi
khí hậu khơng chỉ là vấn đề của riêng quốc gia hay của riêng khu vực, bởi vậy
các nước ASEAN cần phải tận dụng sự giúp đỡ của các nước đối tác, các tổ
chức bên ngoài để tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu một

12


cách hiệu quả và thực chất. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của
ASEAN được tăng cường cũng đồng thời đóng góp vào nỗ lực đối phó với
biến đổi khí hậu của cộng đồng quốc tế để từ đó góp phần khẳng định và nâng
cao vai trị chung của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh mơi trường đang trở thành vấn đề tồn cầu mang tính
cấp bách, ngày càng có nhiều cơng trình, tài liệu nghiên cứu về mơi trường
nói chung và biến đổi khí hậu nói riêng. Ở nước ngồi, có thể kể ra các cơng
trình nghiên cứu như ―An Inconvenient Truth: The Planetary Emergency of
Global Warming and What We Can Do About It‖ của Al Gore (2006, Rodale
Press), đề cập đến tình trạng nóng ấm toàn cầu mà con người là tác nhân,
cũng như đưa ra lời cảnh báo về hậu quả của nó nếu con người không chịu
hành động kịp thời để thay đổi các thói quen tác hại đến mơi trường sống; và
―Hot, Flat, Crowded‖ của Thomas Friedman (2008, Penguin Group), cảnh báo
rằng sự thay đổi kh hậu do con người gây ra là một mối đe dọa đối với toàn
xã hội và nhấn mạnh sự cần thiết của một cuộc cách mạng xanh trong việc sử
dụng năng lượng sạch và bảo vệ môi trường.
Trong những năm gần đây, về tác động của biến đổi khí hậu đối với
khu vực Đơng Nam Á có nhiều nghiên cứu mới, đáng chú ý là bản báo cáo
khá toàn diện của Ngân hàng Phát triển châu Á ―The Economics of Climate
Change in Southeast Asia: A Regional Review‖ xuất bản tháng 4/2009. Bản
báo cáo đã đưa ra những đánh giá toàn diện về tác động của biến đổi khí hâu
tới các mặt của khu vực Đơng Nam Á, từ đó đưa ra đánh giá, cảnh báo về tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế của khu vực. Ngồi ra có
nhiều bài viết trên các tạp chí của các chuyên gia nghiên cứu các nước trong
khu vực như Singapore, Indonesia, Thái-lan về các tác động của biến đổi khí
hậu tới đời sống chính trị, xã hội của ASEAN.

13


Tại Việt Nam, cũng đã có một số tác phẩm để cập đến vấn đề này, ví dụ
như ―Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỉ XXI‖ của
GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006). Cuốn
sách đã trình bày thực trạng và chiều hướng phát triển những vấn đề toàn cầu
trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, tập trung vào ba nhóm vấn đề chính,
bao gồm nhóm những vấn đề toàn cầu gắn liền với mối quan hệ giữa các cộng
đồng xã hội cơ bản của nhân loại (như chiến tranh và hồ bình, xung đột tơn
giáo và dân tộc, ..); nhóm những vấn đề tồn cầu nảy sinh từ sự tác động qua
lại giữa xã hội loài người và giới tự nhiên (ô nhiễm môi trường sống, cạn kiệt
nguồn nước và vấn đề năng lượng); và nhóm những vấn đề toàn cầu liên quan
trực tiếp đến con người, đến sự tồn tại của các cá nhân con người (dân số,
lương thực, thực phẩm, bệnh tật,…). Một cuốn sách khác có thể kể đến là
―Đảm bảo An ninh mơi trường cho phát triển bền vững‖ do PGS.TS Nguyễn
Đình Hịe - và TS Nguyễn Ngọc Sinh biên soạn (NXB Khoa học kỹ thuật, Hà
Nội, 2010). Cuốn sách trình bày khá cụ thể vấn đề tranh chấp quốc gia và liên
quốc gia liên quan tới tài nguyên; nguy cơ mất an ninh do thảm họa thiên tai,
sự cố môi trường; trong đó, vấn đề ơ nhiễm mơi trường xun biên giới, tị nạn
môi trường, nhiễu loạn sinh thái, vũ kh sinh thái, những thách thức cũng như
cách giải quyết tranh chấp về tài nguyên và ô nhiễm môi trường đã được trình
bày khá chi tiết.
Nhìn chung các nghiên cứu này chỉ đề cập ở tầm vĩ mơ, tập trung vào
phân tích thực trạng, nguyên nhân của vấn đề biến đổi khí hậu nói chung, và
vấn đề Trái Đất ấm lên nói riêng chứ chưa nhìn nhận xem xét những tác động
của vấn đề này theo khía cạnh hợp tác trong quan hệ quốc tế. Từ việc phân
tích tiến trình đi từ nhận thức tới hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
trong ASEAN trong những năm đầu thế kỷ 21, luận văn này được thực hiện
với mong muốn thể hiện rõ vấn đề biến đổi khí hậu là nhân tố hợp tác cấp

14


bách giữa các thành viên ASEAN để xây dựng thành công cộng đồng ASEAN
vào cuối năm 2015 cũng như duy trì, củng cố và phát triển cộng đồng sau
2015.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung:
Làm rõquan điểm, chính sách và các hoạt động hợp tác trong ASEAN
nhằm ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu tới các nước trong khu
vực đầu thế kỷ 21.
4.2. Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ các tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực Đơng Nam Á
và quan điểm, chính sách của các nước ASEAN đến vấn đề này.
- Làm rõ q trình hợp tác chống biến đổi khí hậu của ASEAN trong và
ngồi khu vực.
- Phân tích thuận lợi và khó khăn trong q trình ASEAN hợp tác đối
phó với biến đổi khí hậu.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình ASEAN
hợp tác chống tác động của biến đổi khí hậu và áp dụng thực tiễn các biện
pháp này tại Việt Nam.
- Làm rõ vai trò của vấn đề này trong tiến trình xây dựng cộng đồng
ASEAN đến năm 2015, đóng góp của ASEAN vào nỗ lực giải quyết các vấn
đề toàn cầu của quốc tế.
5.Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu trongthời gian đầu thế kỷ
21, nhất là trong hai thập niên đầu khi ASEAN bắt đầu xây dựng Cộng đồng.
Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu hợp tác của ASEAN trong
vấn đề biến đổi khí hậu.
6.Phƣơng pháp nghiên cứu

15


Đề tài được nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở vận dụng một số lý
thuyết về lý luận quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do,
chủ nghĩa kiến tạo trong phân tích thách thức và thuận lợi của q trình hợp
tác ASEAN ứng phó với biến đổi khí hậu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu
của đề tài là phương pháp lịch sử và phương pháp tiếp cận hệ thống. Ngoài ra
những phương pháp khác như so sánh, tổng hợp, thống kế, đối chiếu, so sánh
cũng được sử dụng để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn được bố cục thành ba chương, không kể phần Mở đầu và
Danh mục tài liệu tham khảo. Cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan về biến đổi khí hậu
Chương này đưa ra cái nhìn tổng quan về biến đổi khí hậu, định nghĩa,
nguyên nhân của biến đổi khí hậu cũng như những tác động của nó trên bình
diện tồn cầu nói chung và tại Đơng Nam Á nói riêng.
- Chương 2: Q trình hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu trong
ASEAN đầu thế kỷ 21
Nội dung: Chương này phân t ch quá trình đi từ nhận thức chung trong
ASEAN về biến đổi khí hậu tới các hành động hợp tác cụ thể ở trong và ngoài
khu vực.
- Chương 3: Triển vọng hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời
gian tới
Nội dung: Chương này phân tích các thách thức và thuận lợi trong quá
trình hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu trong ASEAN, từ đó đưa ra một số
khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác ASEAN trong vấn đề này.
Chương này cũng nêu ra thách thức của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, và
đề ra một số giải pháp tăng cường hợp tác của Việt Nam trong ASEAN ứng
phó với biến đổi khí hậu.

16


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HỢP TÁC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu
Trong những năm gần đây, khái niệm về Biến đổi khí hậu thường được
sử dụng tương tự với khái niệm ấm lên tồn cầu. Theo cách hiểu thơng
thường, ấm lên toàn cầu chỉ việc tăng nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển
gần bề mặt trái đất và trên tầng đối lưu, tầng khí hậu có thể thể ảnh hưởng đến
điều kiện khí hậu tồn cầu. Trái đất ấm lên do sự gia tăng kh thải gây hiệu
ứng nhà kính với các hoạt động của con người.
Theo cơng ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change), biến đổi khí hậu "là sự
thay đổi của khí hậu do các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người
dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào những
biến động tự nhiên của khí hậu được quan sát trên những thời kỳ có thể so
sánh được‖.1
Theo Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), ―biến đổi khí
hậu là sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể được xác định được (ví
dụ như sử dụng các phương pháp thống kê) diễn ra trong một thời gian dài,
thường là thập kỷ hoặc lâu hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự
nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng
đất‖ 2.
Như vậy, IPCC có một cái tổng quát hơn về biến đổi khí hậu khi cho
rằng biến đổi khí hậu xảy ra như là kết quả của cả những sự biến đổi của tự
1

United Nations, UN framework convention on climate change – Article 1: definition,

21 Mar 1994
2
Intergovernmental Panel on Climate Change (2001), Third Assessment Report: Climate Change 2001,
/>
17


nhiên trong một thời gian dài do cả biến đổi bên trong hoặc do các hoạt động
của con người. Trong khi đó, UNFCCC mặc định ngun nhân của biến đổi
khí hậu là chỉ do các hoạt động của con người gây nên.
1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu
Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên
bên trong, bao gồm cả các quy trình động năng của bản thân Trái Đất, cả các
lực bên ngoài bao gồm các biến đổi trong cường độ ánh sáng Mặt Trời, và các
tác động bên ngoài, tức là các hoạt động của con người tác động tới tự nhiên
làm thay đổi thành phần của khí quyển.
1.1.2.1 Nguyên nhân khách quan
* Sự thay đổi mang tính chu kì trong khí hậu Trái Đất
Hiện tượng nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện
tượng tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của
Trái đất. Không phải chỉ trong thời điểm hiện tại mà lịch sử Trái đất hàng
triệu triệu năm đã trải qua nhiều lần nóng lên rồi lại lạnh đi kéo theo những
biến động to lớn trong đời sống sinh vật trên Trái đất, làm thay đổi cả diện
mạo địa hình lục địa và đại dương. T nh từ 1,6 triệu năm trước đến nay đã có
từ 5 đến 6 chu kỳ biến động lớn. Đó là các thời kỳ băng hà kéo theo mực
nước biển hạ thấp (biển lùi) và các thời kỳ gian băng (băng tan) kéo theo mực
nước biển dâng cao (biển tiến). Vào các thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Trái
đất khô lạnh. Vào thời kỳ gian băng nhiệt độ bề mặt Trái đất đan xen giữa
nóng ẩm và khơ hạn. Vào các thời kỳ đó, biên độ dao động của nước biển
(dâng, hạ) lên đến hàng chục, hàng trăm mét. Mỗi chu kỳ kéo dài hàng vạn,

chục vạn năm. Mỗi chu kỳ như vậy còn được chia ra các chu kỳ ngắn hơn với
thời gian kéo dài nhiều trăm năm đến nghìn năm với biên độ dao động mực
nước biển 2-3 m hoặc hơn.
* Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất
18


Trong các yếu tố tác động đến khí hậuthuộc nhóm các nguyên nhân
khách quan, sự thay đổi trong quỹ đạo của Trái Đất là yếu tố có ý nghĩa quan
trọng làm thay đổi năng lượng Mặt Trời, bởi vì dù chỉ có sự thay đổi rất nhỏ
trong quỹ đạo Trái Đất cũng đã dẫn tới những sự thay đổi trong sự phân phối
của ánh sáng Mặt Trời khi tiến tới bề mặt Trái Đất.
Trong quá trình quay xung quanh mặt trời, trục của Trái Đất nghiêng và
quaytheo vòng tròn ngược hướng với hướng quay của chính nó. Hiện
tượngnày được gọi là tuế sai. Trục của Trái Đất chịu hiện tượng này vì hành
tinh này khơng phải là hình cầu hồn hảo (nó là một hình cầu bẹt, lồi hơn ở
khu vực gần x ch đạo) khiến cho các lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và
các thiên thể khác tạo ra mơmen lực lên nó (lực thủy triều).
Học thuyết Milankovitch về sự ảnh hưởng của quỹ đạo và vận hành của
địa cầu quanh mặt trời đối với khí hậu và nhiệt độ trên trái đất ra đời năm
1920 theo tên nhà toán học, thiên văn học, địa vật lý và khí hậu học người
Serbia là Milutin Milankovitch (1879 –1958), đã chỉ ra rằng cùng với độ lệch
tâm và độ nghiêng của trục, tuế sai là 3 chu kì chi phối tạo ra sự thay đổi
trong quỹ đạo Trái Đất. Học thuyết này đã chứng minh ảnh hưởng trực tiếp
đến việc tăng hay giảm bức xạ Mặt trời mà Trái đất nhận được, từ đó sẽ ảnh
hưởng đến hồn lưu kh quyển, đồng thời cũng ảnh hưởng tới hoạt động của
hệ thống băng hà trên Trái Đất. Phát hiện của Milankovitch cũng chỉ ra rằng
một khi thay đổi khí hậu qua cường độ bức xạ ở một bán cầu cũng sẽ thay đổi
đồng bộ khí hậu trên tồn Trái đất.
* Hoạt động của núi lửa

Núi lửa cũng là một phần làm gia tăng lượng khí Cacbon có trong khí
quyển. Phun trào núi lửa là một quá trình vận chuyển vật liệu từ dưới sâu lòng
đất lên bề mặt, như là một phần của tiến trình mà Trái Đất loại bỏ sự quá dư
thừa về nhiệt độ và áp suất bên trong lịng nó. Sự phun trào núi lửa là sự giải
19


phóng ở các mức độ khác nhau những vật liệu đặc biệt vào trong bầu khí
quyển. Trong một thế kỉ mà xảy ra vài vụ nổ núi lửa sẽ có tác động ít nhiều
đến khí hậu tồn cầu, điển hình là chúng có thể gây ra hiện tượng ―mát‖ cho
một giai đoạn kéo dài khoảng một năm hoặc nhiều hơn thế. Các vụ phun trào
núi lửa có thể là tác nhân làm biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và lâu dài hơn.
Sự hoạt động của núi lửa Pinatubo năm 1991 – hoạt động phun trào núi lửa
lớn thứ hai trên Trái Đất trong thế kỉ XX (chỉ sau hoạt động của núi lửa
Novarupta xảy ra vào năm 1912), là một ví dụ, làm cho khí hậu bị ảnh hưởng
đáng kể, nhiệt độ toàn cầu giảm đi 0,5oC, và làm cho tầng ozone bị suy yếu đi
đáng kể.
1.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Những giả thuyết cho rằng con người đã gây ra sự biến đổi khí hậu đã
được tranh luận trong nhiều năm qua. Cho đến nay, cuộc tranh luận khoa học
này đã chuyển từ ―chủ nghĩa hoài nghi‖ thành ―khoa học đồng lịng‖, theo đó
hoạt động của con người được khẳng định là nguyên nhân chính gây ra sự
biến đổi nhanh chóng của khí hậu tồn cầu trong một vài thập kỉ gần đây.
Khảo sát của các đoàn địa chất Hoa Kỳ đã ước tính rằng các hoạt động của
con người cịn tạo ra một khối lượng khí cacbon nhiều gấp 130 lần lượng khí
được tạo ra do hoạt động núi lửa tạo ra3. Nhóm các nguyên nhân chủ quan
bao gồm các nguyên nhân chính sau:
* Tăng lượng phát thải khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
Trái Đất nhận năng lượng từ Mặt trời dưới dạng các bức xạ sóng ngắn.
Bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và lớp ozone để xuống

mặt đất. Khi xuống mặt đất, một phần của năng lượng này được phản xạ vào
khơng khí, một phần bị các chất trên mặt đất hấp thu, làm cho bề mặt trái đất
nóng lên. Khi bề mặt Trái Đất nóng lên lại bức xạ năng lượng vào khí quyển
3

Ths Bùi Thu Vân,BĐKH và tác động của nó đến Việt Nam, Khoa Việt Nam học, Đại học sư phạm Hà
Nội, />
20


dưới dạng các bức xạ bước sóng dài, chủ yếu là các bức xạ nhiệt. Các bức xạ
sóng dài khơng có khả năng xuyên qua ―kh nhà k nh‖, gồm kh CO2, hơi
nước, CH4, các hợp chất chloroflorocacbon (CFC’s) và NO2. Kh nhà k nh có
mặt trong khí quyển sẽ hấp thụ những bứcxạ sóng dài, được sưởi nóng và lại
phản xạ ra mọi ph a trong đó có ph a lên bề mặt của Trái Đất. Kết quả là bề
mặt Trái Đất bị ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất cũng bị nóng lên. Hiện tượng
này được gọi là ―hiệu ứng nhà k nh‖ vì trong quá trình nóng lên của Trái Đất
tương tự như q trình nóng lên trong nhà k nh, có sự tăng kh CO2 và các
chất bức xạ nhân tạo, lớp khí này có tác dụng như lớp kính giữ nhiệt của nhà
kính trồng rau xanh vào mùa đơng.
Các thành phần khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm hơi nước,
khí dioxit các bon (CO2), ô-xit Nitơ (N2O), kh mê-tan (CH4) và ozone (O3).
Những họat động của con người đã làm sản sinh thêm những chất khí mới vào
thành phần các chất khí gây hiệu ứng nhà k nh như fluorure lưu huỳnh SF6,
các họ hàng nhà khí hydroflurocarbone HFC và Hydrocarbures perfluoré
PFC. Tất cả các lọai kh này đều có đặc tính hấp thụ tia bức xạ hồng ngọai từ
bề mặt trái đất lên khơng gian. Nổi bật trong các khí gây hiệu ứng nhà kính là
CO2, có khả năng hấp thụ các tia bức xạ bước sóng dài và nóng lên. Do vậy,
sự phát sinh CO2 ngày càng nhiều trong khí quyển sẽ làm bầu khí quyển nóng
lên, và sự tăng nhiệt độ làm thay đổi khí hậu của khí quyển tồn cầu.

Thực tế hiệu ứng nhà kính tự nhiên có vai trị quan trọng đối với Trái
Đất:
- Nhờ hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất vào
khoảng 60oF. Nếu khơng có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ sẽ vào khoảng -70oF
(hay -22oC).
- Giữ trạng thái ―cân bằng nhiệt‖ trên bề mặt Trái Đất. Bình thường sự
gia tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt theo hai
21


cách: kh CO2 và CH4- tăng trong khơng kh góp phần vào hiệu ứng nhà
kính.
Khi các nhà k nh vượt quá giới hạn và phát sinh khí nhà kính mới thì
―hiệu ứng nhà k nh‖ gây hậu quả nghiêm trọng. Một trong số hậu quả nghiêm
trọng của hiệu ứng nhà k nh đó là sự nóng dần lên của Trái Đất.
Phần lớn khí gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc tự nhiên, một số lại chỉ
bắt nguồn từ những hoạt động của con người. Từ khi xuất hiện nền công
nghiệp trên trái đất, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, khoảng hơn một
thế kỷ, các hoạt động của con người đã phát thải vào bầu khí quyển một lượng
khí gây hiệu ứng nhà k nh đột ngột cao.Việc tích tụ khí gây hiệu ứng nhà kính
ngày càng tăng từ đầu kỷ ngun cơng nghiệp chính là ngun nhân gây ra
hiện tượng ấm lên toàn cầu như giờ đây chúng ta đang thấy. Từ cuối thế kỷ
18, các hoạt động của con người cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng
công nghiệp cũng đã làm thay đổi bản chất khí quyển, q trình cơng nghiệp
hóa và đơ thị hóa được cho là ngun nhân chính của vấn đề này.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử
dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa
thạch (than, dầu, kh đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các
chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái
đất.

Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ
các lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ
băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong
khí quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng
70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm)4. Từ khoảng năm 1.800, hàm
4

GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ, Nguyên nhân của BĐKH, website Bộ tài nguyên và môi trường, Tổng cục
môi trường, />
22


lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm
2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức
khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua.
Theo tính tốn của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển
tăng gấp đơi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu
nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ
1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến
0,035%.
Hàm lượng các kh nhà k nh khác như kh mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O)
cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công
nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất
khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng
lên tồn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ơzơn bình
lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi cơng
nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt
nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao
thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên

tồn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp
khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, cịn lại
(3%) là từ các hoạt động khác.
Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu
chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 tồn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và
Anh trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung
Quốc và 48 lần ở Ấn Độ. Theo số liệu mới từ Dự án carbon toàn cầu (Global
Carbon Project), được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên
cứu biến đổi khí hậu Tyndall tại Đại học East Anglia (UEA), lượng phát thải
23


carbon dioxide (CO2) toàn cầu đang tăng trở lại trong năm 2012, đạt mức cao
kỷ lục 35,6 tỷ tấn. Phân tích này cho thấy các quốc gia đứng đầu trong việc
đóng góp vào phát thải tồn cầu trong năm 2012 là Trung Quốc (28%), Mỹ
(16%), Liên minh châu Âu (11%), và Ấn Độ (7%).5
Tháng 7/2014, Cơ quan kh tượng học thế giới (WMO) thơng báo nồng
độ khí CO2 trong khí quyển đã vượt ngưỡng mới. Lượng khí thải gây hiệu
ứng nhà k nh năm 2020 dự kiến cao hơn từ 8 đến 12 tỉ lần so với mức cần
thiết để duy trì mức tăng nhiệt độ tồn cầu dưới 2oC vào năm 2020.
Theo WMO chỉ trong tháng 4/2014 vừa qua, nồng độ khí CO2 trung
bình trong khí quyển lần đầu tiên đã vượt mức 400 phần triệu ở bán cầu Bắc,
khu vực ô nhiễm hơn bán cầu Nam. Hiện tượng này từng xảy ra ở bán cầu
Bắc vào mùa Xuân nhưng đây là lần đầu tiên hàm lượng CO2 trung bình của
tháng vượt ngưỡng này. WMO cho biết thêm nồng độ CO2 trung bình trên
tồn cầu sẽ vượt ngưỡng 400 phần triệu vào năm 2015 hoặc 2016, so với
393,1 phần triệu trong năm 2012. WMO cảnh báo, cần phải coi thay đổi trên
là hồi chuông cảnh tỉnh về thực trạng khí thải gây biến đổi khí hậu. Đồng thời
thế giới khơng cịn nhiều thời gian để ngăn chặn chiều hướng này gia tăng.
Nồng độ CO2 trong khi quyển thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp là 278

phần triệu và tăng trung bình 2 phần triệu mỗi năm trong thập kỷ qua6.
* Nạn phá rừng ồ ạt
Con người cũng là tác nhân gây ra những thay đổi trên bề mặt mặt đất
làm thay đổi khí hậu Trái đất, tiêu biểu là nạn phá rừng. Nạn phá rừng là một
nhân tố ch nh làm gia tăng sự nóng lên của trái đất, và được coi là một trong
những nguyên nhân làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Rừng nhiệt đới bị phá

5

GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ, Nguyên nhân của BĐKH, như đã dẫn
Báo Người đưa tin, Giảm phát thải nhà kính, ngày 10/7/2014
6

24


hủy là tác nhân gây ra 20% lượng khí nhà kính7. Theo IPCC, việc phá rừng,
chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đóng góp 1/3 lượng khí thải CO2 do con người
gây ra8. Các tính tốn gần đây cho thấy lượng CO2 thải ra môi trường do phá
rừng và suy thối rừng chiếm 20% lượng khí thải CO2 gây ra bởi con người.9
Cây và các loại thực vật hấp thụ carbon trong q trình quang hợp và nhả lại
ơxy vào khơng khí. Sự phân hủy và đốt gỗ làm lượng carbon tích trữ trong
cây bị thải lại vào khơng kh . Để rừng có thể hấp thụ carbon, gỗ phải được thu
hoạch và biến thành các sản phẩm tiêu thụ và cây phải được trồng lại. Phá
rừng gây tác hại to lớn tới môi trường tự nhiên và nền kinh tế.
* Sự gia tăng dân số
Sự gia tăng dân số khơng được kiểm sốt cũng là một nhân tố gây biến
đổi khí hậu thế giới, vì càng nhiều người sinh sống trên Trái Đất sẽ càng thải
ra nhiều lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Báo cáo của Unfpa công bố
tại Berlin ngày 18/11/2009 khẳng định, việc dân số tăng trong quá khứ phải

chịu trách nhiệm đối với khoảng 50% lượng phát thải CO2 trên thế giới.10
Mặc dù các nước đã có nhiều chính sách hạn chế hoặc khuyến khích thích
hợp để giảm tăng dân số, nhưng tổng dân số tồn cầu vẫn có thể lên đến 9,4 tỉ
người năm 2050.11 Nếu hạn chế được dân số ở mức 8 tỷ người thì sẽ giảm bớt
được 2 tỷ tấn khí thải CO2.

7

Philip M. Fearnside1 and William F. Laurance (2004), Tropical deforestation and greenhouse-gas
emissions, Ecological Applications, Volume 14, Issue 4
8
IPCC Fourth Assessment Report, Working Group I Report "The Physical Science Basis", Section
7.3.3.1.5, p. 527
9
G.R.van der Werf, D.C.Morton, R.S.DeFries, J.G.J.Olivier, P.S.Kasibhatla, R.B.Jackson, G.J.Collatz and
J.T.Randerson (2009), CO2 emissions from forest loss, Nature Geoscience
10
Báo điện tử TTXVN, Dân số tăng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, , ngày 19/11/2009
11
U.S. Census Bureau (2007), Total Midyear Population for the World: 1950 - 2050,
/>
25


×