Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) mô hình hỗ trợ giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho người hoạt động mại dâm tại tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM VĂN ĐỒNG

MƠ HÌNH HỖ TRỢ GIẢM HẠI VÀ HÒA NHẬP
CỘNG ĐỒNG CHO NGƢỜI HOẠT ĐỘNG
MẠI DÂM TẠI TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

HàNội, năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM VĂN ĐỒNG

MƠ HÌNH HỖ TRỢ GIẢM HẠI VÀ HÒA NHẬP
CỘNG ĐỒNG CHO NGƢỜI HOẠT ĐỘNG
MẠI DÂM TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số:60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan

Hà Nội, năm 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan:
- Đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
- Số liệu trong luận văn đƣợc điều tra trung thực.
- Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Phạm Văn Đồng

1


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và khoa Xã hội học
đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình viết luận văn tốt nghiệp, đã tạo điều
kiện cho tơi đƣợc trải nghiệm thực tế qua cơng trình nghiên cứu của bản thân.
Với sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của khoa, tơi đã có cơ hội đƣợc vận dụng những
kiến thức và kỹ năng đƣợc học vào công tác nghiên cứu, điều tra về các vấn
đề xã hội, đây cũng là một tiền đề để tơi có thể tham gia các cơng trình nghiên
cứu khoa học sau này.
Tơi xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan đã tận tình hƣớng dẫn cho
tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Những hƣớng dẫn, chỉ bảo của thầy đã
cho tơi tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài
Do thời gian thực hiện và hoàn thành Luận văn có hạn chế nên nghiên
cứu của tơi khơng thể tránh khỏi những thiếu xót, kính mong các thầy cơ
trong khoa và nhà trƣờng đóng góp ý kiến để bài luận văn của tơi đƣợc hồn

thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Phạm Văn Đồng

2


PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: ................................................................ 2
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài: ............................................................. 3
2.2. Các nghiên cứu trong nước: ............................................................. 5
3. Ý nghĩa của nghiên cứu. .......................................................................... 7
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 7
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 7
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ......................................................... 8
6. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................ 8
7. Phƣơng pháp nghiên cứu: ........................................................................ 8
7.1. Phương pháp luận ............................................................................ 8
7.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................ 9
8. Kết cấu luận văn.................................................................................... 10
NỘI DUNG CHÍNH..................................................................................... 11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU............................................................................................................. 11
1.1. Các khái niệm liên quan: ................................................................. 11

1.2. Các lý thuyết ứng dụng: .................................................................. 16
1.3. Chính sách về cơng tác phịng, chống mại dâm. .............................. 23
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: ......................................................... 29
Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG MƠ HÌNH HỖ TRỢ
GIẢM HẠI VÀ HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƢỜI BÁN DÂM TẠI
TỈNH QUẢNG NINH .................................................................................. 32
2.1. Cơ sở thực tiễn xây dựng mơ hình hỗ trợ giảm hại, hồ nhập cộng đồng
cho ngƣời bán dâm tại tỉnh Quảng Ninh .................................................... 32
2.1.1. Những khó khăn của người bán dâm. .......................................... 32
2.1.2. Nhu cầu của người bán dâm ........................................................ 40

3


2.1.3. Quan điểm của nhà nước về xây dựng Mô hình hỗ trợ giảm hại và
hịa nhập cộng đồng cho người bán dâm. .............................................. 50
2.1.4. Quan điểm về xây dựng mơ hình hỗ trợ giảm hại và hồ nhập cộng
đồng cho người bán dâm tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. ...... 51
2.2. Thực trạng mơ hình hỗ trợ giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho ngƣời
bán dâm tại Quảng Ninh ........................................................................... 54
2.2.1. Mục đích xây dựng mơ hình ......................................................... 55
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của mơ hình ......................................................... 55
2.2.3. Những kết quả đạt được. .............................................................. 61
2.2.4. Những hạn chế, tồn tại ................................................................. 65
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MƠ HÌNH HỖ TRỢ GIẢM HẠI VÀ
HỊA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƢỜI BÁN DÂM TẠI TỈNH QUẢNG
NINH ........................................................................................................... 68
3.1. Mục đích hoạt động............................................................................ 68
3.2. Cơ cấu tổ chức của mơ hình hỗ trợ giảm hại và hồ nhập cộng đồng
cho ngƣời bán dâm. ................................................................................... 69

3.2.1.Cơ quan quản lý: .......................................................................... 69
3.2.2. Số lượng thành viên. .................................................................... 70
3.2.3. Cơ sở vật chất .............................................................................. 71
3.3. Những hoạt động chính của Mơ hình hỗ trợ giảm hại và hòa nhập cộng
đồng cho ngƣời hoạt động mại dâm. ......................................................... 71
3.4. Kinh phí hoạt động của mơ hình hỗ trợ giảm hại và hịa nhập cộng
đồng cho ngƣời bán dâm. .......................................................................... 74
3.5. Vai trò của nhân viên xã hội trong mơ hình hỗ trợ giảm hại và hòa nhập
cộng đồng cho ngƣời bán dâm. ................................................................. 76
3.6. Một số khuyến nghị ........................................................................... 77
3.6.1. Đối với chính sách ....................................................................... 77
3.6.2. Đồi với Mơ hình giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho người bán
dâm........................................................................................................ 79
KẾT LUẬN .................................................................................................. 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 88

4


BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KÝ TỰ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

LĐTBXH

Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

NGO


Tổ chức phi chính phủ

HIV/AIDS

Bệnh suy giảm miễn dịch xảy ra ở ngƣời

PCTNXH

Phịng,chống tệ nạn xã hội

STIs

Bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc

5


BẢNG DANH MỤC BẢNG BIỂU BIỂU ĐỒ
1. Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1: Lý do hoạt động mại dâm của ngƣời bán dâm đƣợc điều tra
Bảng 2.2: Thông kê số con của ngƣời bán dâm đƣợc điều tra

Bảng 2.3: Nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời bán dâm
Bảng 2.4: Những vấn đề bất ổn về tinh thần
2. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Miêu tả hoạt động khám bệnh của ngƣời hoạt động mại dâm
Biểu đồ 2.2: Nguyên nhân quay trở lại hoạt động mại dâm
Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn nhóm ngƣời hoạt động mại dâm đƣợc điều tra
Biểu đồ 2.4: Ý định về công việc trong thời gian tới
Biểu đồ 2.5: Những vấn đề tâm lý gặp phải ở ngƣời hoạt động mại dâm
Biểu đồ 2.6: Nhu cầu trợ giúp pháp

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhƣ chúng ta đã biết, cơng tác phịng ngừa và hỗ trợ ngƣời mại dâm
giảm hại trong bán dâm và hòa nhập cộng đồng đƣợc các bộ, ngành, cơ quan
chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong nƣớc
(NGO) quan tâm thực hiện theo nhiệm vụ đƣợc quy định tại văn bản pháp luật
và chính sách liên quan.
Trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong các năm 2011-2013 thực hiện
Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 do Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt, hầu hết các tỉnh, thành phố đã đƣợc Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã
hội hƣớng dẫn và hỗ trợ triển khai các mơ hình thí điểm nhƣ mơ hình hỗ trợ
tái hịa nhập cộng đồng cho ngƣời mại dâm (từ các năm 1995), mơ hình xã
phƣờng khơng có tệ nạn mại dâm (từ các năm 2005) mơ hình chuyển đổi hỗ
trợ ngƣời bán dâm từ Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội sang
hỗ trợ tại cộng đồng( từ năm 2012), mơ hình hỗ trợ giảm hại và hòa nhập
cộng đồng (từ năm 2013). Các Trung tâm phòng chống HIV/AIDS ở một số
tỉnh, thành phố có tỉ lệ cao về số ngƣời nhiễm HIV và một số tổ chức NGO

trong nƣớc đƣợc các tổ chức quốc tế hỗ trợ đã thực hiện các mô hình nhóm
đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ can thiệp giảm tác hại về HIV cho ngƣời
bán dâm. Ngoài ra, trong các năm 2012 trở về trƣớc, ngƣời bán dâm đƣợc
chữa trị, giáo dục bằng hình thức đƣa vào trung tâm chữa bệnh -giáo dục- lao
động xã hội.
Thông qua thực hiện các mơ hình nêu trên, các địa phƣơng đã đạt đƣợc
kết quả nhất định về nhiều mặt nhƣ nâng cao nhận thức của các ban ngành,
đoàn thể, ngƣời dân đối với phịng chống mại dâm; tăng cƣờng cơng tác quản
lý địa bàn, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có mơi trƣờng dễ

1


phát sinh mại dâm; đấu tranh, xử lý các đƣờng dây, tổ chức hoạt động mại
dâm; hỗ trợ ngƣời bán dâm giảm hại về lây nhiễm HIV/AIDS, điều trị các
bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục ( STIs) và hịa nhập cộng đồng. Cơng tác
phịng chống mại dâm nói chung, các mơ hình thí điểm nói riêng, đã mang lại
những kết quả nhất định, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo vệ
thuần phong mỹ tục, hạnh phúc gia đình, phịng ngừa lây nhiễm HIV.
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc trên thì kết quả phịng, chống mại
dâm nói chung và hỗ trợ hồ nhập cộng đồng cho ngƣời bán dâm nói riêng
cịn nhiều hạn chế. Số lƣợng ngƣời tham gia vào hoạt động mại dâm vẫn tăng,
tỷ lệ ngƣời lây nhiễm các bệnh qua đƣờng tỉnh dục mà đặc biết là lây nhiễm
HIV/AIDS qua con đƣờng tình dục tăng cao; tỷ lệ ngƣời bán dâm bị bạo hành
và phân biệt đối xử vẫn còn khá cao. Các mơ hình thí điểm cho ngƣời bán
dâm cịn thiếu cơ sở pháp lý (chủ yếu là do các tổ chức quốc tế thực hiện),
thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn trong cơng tác xây dựng mơ hình. Chính vì
những lý do trên, để giúp ngƣời bán dâm có thể tự bảo về mình và tiếp cận
các dịch vụ xã hội cũng nhƣ từng bƣớc hoà nhập đƣợc cộng đồng, trong
nghiên cứu này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất mơ hình lý thuyết: Mơ hình hỗ

trợ giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho ngƣời hoạt động mại dâm tại
tỉnh Quảng Ninh.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Phòng, chống mại dâm nói chung và hỗ trợ ngƣời bán dâm hịa nhập
cộng đồng nói riêng là vấn đề đƣợc chính quyền, đồn thể tỉnh Quảng Ninh
đặc biệt quan tâm trong những năm vừa qua.
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống mại dâm Chi cục phòng, chống
tệ nạn xã hội tỉnh Quảng Ninh đƣợc sự chỉ đạo của Cục Phòng, chống tệ nạn
xã hội – Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội đã phối hợp với các tổ chức

2


quốc tế thực hiện các hoạt động thống kê, báo cáo và nghiên cứu về hoạt động
mại dâm tại khu vực để thuận tiện cho cơng tác ban hành chính sách, hỗ trợ
đối tƣợng bán dâm hòa nhập cộng đồng.
2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài:
Mại dâm là một vấn đề khá nổi cộm trong xã hội nhƣng do tính chất
nhạy cảm của vấn đề nên hiện nay vẫn còn khá ít những cơng trình nghiên
cứu trong và nƣớc ngồi về lĩnh vực này.
Nghiên cứu Cơ sở pháp lý, quyền con ngƣời và phòng, chống HIV đối
với ngƣời hành nghề mại dâm ở khu vực châu Á và Thái Bình Dƣơng do
Trung tâm Khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng UNDP tháng 8 năm 2011.
Nghiên cứu này đã đƣa ra cái nhìn tổng quan về chính sách đối với hoạt mại
dâm và những nỗ lực cải thiện chính sách của các nƣớc trong khu vực Châu Á
– Thái Bình Dƣơng, trong đó có nhận định về chính sách phịng, chống mại
dâm ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ: “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam”
của TS. Kimberly Hoàng. Trên cơ sở nghiên cứu điền dã tại TP Hồ Chí Minh;
Ts. Kimberly Hồng đã làm việc nhƣ một chiêu đãi viên tại bốn quán bar

phục vụ cho các nhóm khách hàng khác nhau. Theo giáo sƣ xã hội học
Berkeley Raka Ray, chủ tịch ủy ban luận án, nghiên cứu của Kimberly Hồng
“khơng những chỉ làm nổi bật là cấu trúc và cách hành nghề mại dâm ở Việt
Nam mà cịn giải thích mại dâm giữ vai trị quan trọng nhƣ tiền mặt trong nền
kinh tế chính trị của Việt Nam.”
“Tomiye Ishida – Câu chuyện của một gái mại dâm đồng tính tại Mỹ”
đây là đề tài kinh tế thuộc những nghiên cứu về phụ nữ tại Mỹ giai đoạn
1993-1994. Cơng trình nghiên cứu này là bài vết của một ngƣời phụ nữ bán
dâm đồng tính tại Canada, dƣới cái nhìn của một ngƣời vẫn đang hoạt động

3


mại dâm để nhìn nhận về nguyên nhân làm mại dâm, những khó khăn trong
q trình bán dâm của những ngƣời bán dâm nói chung và của ngƣời đồng
tính nói riêng và những cản trở từ việc ban hành và thực thi pháp luật tại
Canada. Qua bài viết này, chúng ta có thể cảm nhận đƣợc những vấn đề khó
khăn mà ngƣời bán dâm thƣờng phải đối mặt, ngay cả khi họ hoạt động mại
dâm tại một đất nƣớc không coi mại dâm là một hoạt động vi phạm pháp luật
và từ đó tìm ra những biện pháp hỗ trợ thích hợp cho ngƣời bán dâm tại Việt
Nam.
Bài viết “Mại dâm theo nhu cầu- hợp pháp hóa ngƣời mua dâm nhƣ
khách hàng tình dục” của Janice G.Raymond – Giám đốc điều hành của Liên
minh chống buôn bán phụ nữ (CATW)thuộc Hội đồng kinh tế xã hội Liên
hợp Quốc. Bài viết này đã đƣa ra giả thuyết giải thích tại sao ngƣời đàn ông
mua dâm và không cho rằng chỉ nhu cầu của nam giới đối với tình dục mại
dâm thúc đẩy việc buôn bán ngƣời, mại dâm và kinh doanh tình dục. Nhƣng
tác giả lại khẳng định nhu cầu của nam giới là một yếu tố quan trọng để mở
rộng ngành kinh doanh tình dục trên tồn thế giới đồng thời duy trì khai thác
thƣơng mại tình dục và làm cho ngƣời mua dâm dễ dàng thoạt khỏi sự kiểm

tra, phân tích, chỉ trích và sự trừng phạt cho hành động của họ.
Bài phát biểu "Mại dâm và quyền dân sự"

của tác giả Catharine

A.Mackinton tại Hội nghị chuyên đề " Mại dâm: những nghiên cứu khoa học
đến hoạt động thực tiễn" đƣợc tổ chức vào 31/10/1992 tại trƣờng đại học Luật
Michigan. Bài phát biểu này đã nêu ra quyền dân sự của những ngƣời bán
dâm và những khó khăn trong việc tiếp cận những quyền đó, những hạn chế
của pháp luật đối với ngƣời bán dâm.
Bên cạnh những nghiên cứu trên, có một số nghiên cứu khác về mại
dâm nhƣ: Antonian J.U (1996), Gái mại dâm dƣới con mắt nhà tâm lý học”,

4


đã nghiên cứu sâu nguyên nhân của tệ nạn mại dâm dƣới góc độ tâm lý, xã
hội của gái mại dâm, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp phịng, chống mại dâm từ
góc độ tâm lý, xã hội. Balars Gabrielle (1996), Thị trƣờng mại dâm”, đã làm
sáng tỏ toàn diện thực trạng mại dâm trên thế giới; chỉ rõ nguyên nhân của
mại dâm và giải pháp phòng ngừa mại dâm của một số nƣớc trên thế giới.
2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc:
- Nghiên cứu Đặc điểm di biến động của ngƣời hoạt động mại dâm nhìn
từ góc độ giới năm 2013. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Cục Phòng chống
Tệ nạn xã hội (Cục PCTNXH), Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH), với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức Di cƣ Quốc tế (IOM), trong
khuôn khổ chƣơng trình đƣợc tài trợ bởi Qũy thành tựu Thiên niên kỷ (MDGF) của Liên hiệp quốc do Tây Ban Nha hỗ trợ và Chƣơng trình Chung quốc
gia về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hiệp quốc. Nghiên
cứu giúp mọi ngƣời có đƣợc sự hiểu biết tốt hơn về vai trò của yếu tố giới
trong việc quyết định di cƣ của những ngƣời hoạt động mại dâm, và những
khía cạnh mà di cƣ và giới có liên quan đến việc tham gia vào hoạt động mại

dâm; lý do và khuôn mẫu di biến động của ngƣời hoạt động mại dâm (cả
những ngƣời di cƣ và những ngƣời không di cƣ) cũng nhƣ khả năng dễ bị tổn
thƣơng do di biến động của họ, nhìn từ góc độ về giới. Từ đó đề xuất cụ thể
về việc ban hành chính sách và xây dựng các chƣơng trình can thiệp.
- Đề tài cơ sở lý luận và thực tiến xây dựng định hƣớng cho cơng tác
phịng, chống tệ nạn xã hội đến năm 2020 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và
Xã hội năm 2012. Đề tài đã chỉ ra đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn cơng tác
phịng, chống mại dâm trong tình hình hiện tại và đƣa ra một số định hƣớng
trong thời gian tới.

5


- Nguyên cứu tâm lý của phụ nữ tham gia mại dâm chƣa đến tuổi vị
thành niên năm 2003 do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động –
Thƣơng binh và Xã hội chỉ ra rằng đặc điểm tâm lý của tr em gái tuổi vị
thành niên làm nghề mại dâm Tác động của mại dâm đến đối tƣợng này và
phƣơng pháp ngăn ngừa sự tác động của mại dâm đến phụ nữ chƣa đến tuổi vị
thành niên.
- Tài liệu dịch Các nghiên cứu quốc tế về phòng, chống mại dâm do
Cục phòng, chống tệ nạn xã hội – Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội thực
hiện năm 2013. Tài liệu cung cấp cho ngƣời đọc những thơng tin về các biện
pháp phịng, chống mại dâm tại một số nƣớc ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dƣơng. Những phƣơng pháp phịng, chống mại dâm nói chung và hỗ trợ
ngƣời bán dâm nói riêng sẽ là kinh nghiệm để chúng ta học hỏi và áp dung
khoa học vào thực tế ở Việt Nam.
Nghiên cứu Đánh giá nhu cầu hỗ trợ ngƣời bán dâm và tình phù hợp
với mơ hình thí điểm từ năm 2011-2014 do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
phối hợp với tổ chức Plan vùng Hà Nội đƣợc thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố
lớn Hà Nội , Hải Phịng, Khánh Hồ, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh năm 2013.

Nghiên cứu đã cho thấy những nhu cầu hiện tại của ngƣời hoạt động mại dâm
cũng nhƣ những khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội và hòa nhập
cộng đồng của họ.
Bộ tài liệu "Can thiệp giảm tác hại nhằm cải thiện tiếp cận và sử dụng
dịch vụ sức khỏe sinh sản và HIV cho ngƣời bán dâm dành cho học viên và
giảng viên do Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – Thƣơng binh
và Xã hội biên soạn năm 2014. Bộ tài liệu giúp cho cán bộ ngành Lao động –
Thƣơng binh và Xã hội tham khảo các thơng tin về chƣơng trình can thiệp

6


giảm tác hại cho ngƣời bán dâm. Đồng thời các tổ chức và cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực công tác xã hội cũng có thể sử dụng tài liệu này để tham khảo.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu.
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết Xã hội học
và CTXH nhƣ: thuyết nhu cầu, thuyết vai trò, thuyết trao đổi xã hội…
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với Nhà nƣớc: kết quả nghiên cứu có thể giúp cho q trình hoạch
định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lƣợc về các đối tƣợng yếu
thế trong xã hội. Đặc biệt là những chị em hoạt động mại dâm.
Đối với địa phƣơng: nghiên cứu đƣa ra một mơ hình lý thuyết về hỗ trợ
giảm hại và hoà nhập cộng đồng cho ngƣời bán dâm để tỉnh Quảng Ninh có
thể từng bƣớc áp dụng vào hoạt động hỗ trợ ngƣời bán dâm tại địa phƣơng
Đối với bản thân nhà nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực
tế, nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phƣơng pháp đã
đƣợc học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành
CTXH nói chung và CTXH nhóm nói riêng. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm
vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những

nghiên cứu tiếp theo và q trình cơng tác của bản thân.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng thực hiện mơ hình hỗ trợ giảm hại và hịa nhập
cộng đồng cho ngƣời hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó
đƣa ra đề xuất hồn thiện mơ hình hỗ trợ ngƣời bán dâm hồ nhập cộng đồng
tại tỉnh Quảng Ninh.

7


4.2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng mại dâm tỉnh Quảng Ninh.
- Tìm hiểu về nhu cầu hỗ trợ của ngƣời bán dâm trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Cơ sở pháp lý, đặc điểm và tính chất của mơ
hình hỗ trợ giảm hại, hồ nhập cộng đồng cho ngƣời bán dâm.
Khách thể nghiên cứu: cán bộ địa phƣơng (chi cục PCTNXH, phòng
Lao động – Thƣơng binh và Xã hội thành phố Hạ Long, Hội phụ nữ thành
phố Hạ Long, trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, cán bộ tổ chức
SCDI……, các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, tƣ vấn, dạy nghề, hỗ trợ vay vốn
tạo việc làm, các cơ quan cung cấp các hỗ trợ pháp lý
6. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu này tập trung vào nhóm chị em bán dâm trên địa bàn thành
phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Độ tuổi ngƣời hoạt động mại dâm trong
nghiên cứu này chủ yếu từ 27 đến 35 tuổi.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1. Phƣơng pháp luận

Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng. Đồng thời, phƣơng pháp luận lấy cơ
sở là các lý thuyết xã hội học và công tác xã hội nhƣ: Thuyết nhu cầu, thuyết
học tập xã hội, thuyết trao đổi xã hội…

8


7.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
7.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích văn bản, tài liệu:
Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nhà nghiên cứu
đã tìm hiểu một số tài liệu nhƣ: các nghiên cứu về vấn đề mại dâm trong và
ngoài nƣớc; báo cáo cơng tác phịng, chống tệ nạn mại dâm hàng năm và xây
dựng mơ hình hỗ trợ giảm hại, hoà nhập cộng đồng của tỉnh Quảng Ninh và
các tài liệu liên quan khác (xem phần Danh mục tài liệu tham khảo).
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhà nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành phỏng vấn sâu
cá nhân 20 ngƣời, trong đó:
Số ngƣời

Nội dung

14

Chị em đang hoạt động mại dâm;

02

Cán bộ chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội;


02

Cán bộ Hội phụ nữ thành phố Hạ Long;

01

Cán bộ Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh

01

Cán bộ phòng lao động thành phố Hạ Long;
Các kết quả phỏng vấn sâu giúp cho ngƣời đọc hiểu rõ hơn, chi tiết hơn

về các vấn đề liên quan và là minh chứng cụ thể, sinh động cho các số liệu
nghiên cứu định lƣợng
72.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến
Để hiểu về tuổi, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, khó khăn… của ngƣời
hoạt động mại dâm nhà nghiên cứu tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với

9


50 ngƣời hoạt động mại dâm. Họ là những ngƣời tham gia nhón tự lực của
ngƣời hoạt động mại dâm trên địa bàn thành phố Hạ Long. Hiện tại hoạt động
của nhóm tự lực đƣợc thực hiện thƣờng xuyên một tháng một lần dƣới sự
quản lý của Chi Cục phòng,chống tệ nạn xã hội tỉnh Quảng Ninh. Tác giả đã
tiến hành phát phiếu hỏi cho 55 ngƣời và thu lại 50 phiếu.
7.2.4. Phương pháp quan sát.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã tiến hành
quan sát thái độ, cử chỉ của chị em hoạt động mại dâm. Đặc biệt là việc quan

sát chị em trong quá trình sinh hoạt nhóm. Những quan sát này góp phần làm
sáng tỏ thêm những kết quả nghiên cứu định lƣợng đã thu thập đƣợc.
8. Kết cấu luận văn.
Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Kiến nghị. Phần
Nội dung bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chƣơng 2: Mơ hình hỗ trợ giảm hại và hịa nhập cộng đồng cho ngƣời
bán dâm tại tỉnh Quảng Ninh
Chƣơng 3: Đề xuất hồn thiện mơ hình hỗ trợ giảm hại và hòa nhập
cộng đồng cho ngƣời hoạt động mại dâm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

10


NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm liên quan:
1.1.1. Khái niệm mại dâm:
Trên thế giới hiện nay, chƣa có một khái niệm thống nhất về mại dâm.
Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, các nhà khoa học lại đƣa ra quan điểm riêng của
mình.
Quan điểm của một số nhà tâm lý học cho rằng: “mại dâm là hành vi
nhằm thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở
một giá trị vật chất nhất định ngồi phạm vi hơn nhân”.
Các nhà xã hội học khi nghiên cứu về mại dâm cho rằng: “mại dâm là
một dịch vụ kinh doanh nhằm cung cấp sự thỏa mãn tình dục cho cá nhân
trong những trƣờng hợp nhất định, nó cung cấp tình dục mang tính cách đồi
trụy và tạo ra khơng khí vơ đạo đức đáng ngờ và nguy hiểm, tác dụng nhƣ
thuốc kích thích đối với một số ngƣời nhất định, nó cung cấp và đáp ứng nhƣ

cầu tình dục cho những ngƣời khơng cần sự gắn bó về tình cảm”.
Vì vậy, một hành vi đƣợc coi là mại dâm khi có các dấu hiệu đặc trƣng
cơ bản là có sự quan hệ trao đổi tình dục ngồi hơn nhân và quan hệ đó có bên
mua và bên bán.
Mua dâm và bán dâm là những hành vi đƣợc thực hiện ít nhất cũng là
từ khi con ngƣời biết đến lịch sử của mình và ở một chừng mực nào đó, có thể
gọi đó là “một nghề lâu đời nhất thế giới”. Mua dâm là dùng vật chất để đổi
lấy sự thỏa mãn tình dục cho bản thân mình.
Bán dâm là mang thân thể của mình làm thỏa mãn tình dục cho ngƣời
khác để nhận đƣợc một phần quà hoặc kinh phí nhất định. Hay nói cách khác

11


đây là hành vi cho thuê thân thể của mình làm thỏa mãn tình dục cho ngƣời
khác để đƣợc trả một giá trị vật chất nhất định.
Mại dâm là nỗi đau nhức nhối của lƣơng tâm nhân loại, cũng có thể
xem đó là sự sỉ nhục đối với lƣơng tri. (Khái niệm Tệ nạn mại dâm – Trang
thông tin điện tử Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hải Phòng
ngày 23/05/2012)
Ở Việt Nam, theo Điều 3, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm Số:
10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 14 tháng 03 năm 2010 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội:
Mại dâm gồm có hành vi mua dâm, bán dâm, trong đó:
Bán dâm là hành vi giao cấu của một ngƣời với ngƣời khác để đƣợc trả
tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Mua dâm là hành vi của ngƣời dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả
cho ngƣời bán dâm để đƣợc giao cấu.
Mại dâm là một hoạt động bất hợp pháp ở Việt Nam. Điều 4 Pháp lệnh
Phòng chống mại dâm nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm và những

hành vi khác nhƣ chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cƣỡng bức bán
dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt
động mại dâm và các hành vi liên quan khác .
Đặc điểm quan trọng của mại dâm là hình thức cung cấp sự thỏa mãn
về tình dục để đổi lấy tiền hoặc các giá trị vật chất. Nghiên cứu này tìm hiểu
bốn hình thức mại dâm sau: mại dâm nữ với nam, mại dâm nữ với nữ, mại
dâm nam với nam và mại dâm nam với nữ.
Nhƣ vậy, ta có thể thấy, khái niệm mại dâm đƣợc nhà nƣớc ta đƣa ra
vẫn còn khá nhiều bất cập và thu hẹp phạm vi đối tƣợng mại dâm. Hành vi

12


mại dâm khơng chỉ có giao cấu mà cịn có các hình thức khác nhƣ kính dục,
quan hệ qua đƣờng miệng… Chính vì vậy mà khái niệm mại dâm chỉ đƣợc
xác định khi có hành vi giao cấu là chƣa hồn tồn chính xác.
1.1.2. Khái niệm giảm hại
Khái niệm giảm hại trong phòng, chống mại dâm là một khái niệm khá
mới ở Việt Nam. Hiện nay ở nƣớc ta, công tác giảm hại trong phòng, chống
mại dâm mới đƣợc tiến hành trong một vài năm trở lại đây nên chƣa có một
khái niệm chính thức nào đƣợc các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách
đƣa ra. Trƣớc đây chúng ta từng thực hiện hoạt động giảm hại nhƣng chủ yếu
tập trong trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.
Trên thế giới, trong những năm qua, đặc biết là ở những nƣớc có chính
sách cởi mở về mại dâm nhƣ: Hà Lan, Brasin, Đức… khái niệm giảm hại
trong phòng, chống mại dâm đƣợc sử dụng khá phổ biến. Định nghĩa ban đầu
của “Giảm hại” đƣợc sử dụng trong cơng tác phịng, chống ma túy: “Triết lý
và xây dựng các chiến lƣợc mang tính thực tế để việc sử dụng ma túy an toàn
nhất có thể với chính ngƣời dùng ma túy, cộng đồng và nền văn hóa” Bộ Nội
vụ Anh (1984), Báo cáo về phòng chống lạm dụng ma túy [5, tr. 8]. Sau đó

khái niệm giảm hại đƣợc chuyển dịch sang lĩnh vực phòng, chống mại dâm:
“Giảm hại trong mại dâm là làm cho việc mua bán dâm an tồn nhất có thể
với ngƣời bán dâm, ngƣời mua dâm, cộng đồng và nền văn hóa bằng việc áp
dụng những nguyên tắc của giảm hại trong sử dụng ma túy.” (GS Michael L
Rekart, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh British Columbia, Trường Đại học
tổng hợp British Columbia)
Nhƣ vậy chúng ta có thể khái quát lại nhƣ sau:
Hỗ trợ giảm hại là việc thực hiện các biện pháp can thiệp về y tế, tâm
lý, pháp lý, dạy nghề, vay vốn tạo việc làm nhằm giúp NBD hạn chế đƣợc tối

13


đa các tác hại nhiều mặt do đặc thù của mại dâm nhƣ giảm thiểu tác hại về
sức khỏe liên quan đến hoạt động bán dâm ( HIV/AIDS, STIs); phòng, chống
bóc lột tình dục bởi chủ chứa, mơi giới, bạo lực tình dục của khách mua dâm;
giảm tần suất bán dâm, đƣợc thực hiện các quyền cơ bản của con ngƣời; giảm
sự kỳ thị của xã hội và giảm tự kỳ thị bản thân; đồng thời, giảm tác động tiêu
cực của hành vi bán dâm đối với xã hội.
- Mục đích của giản hại:
Nhằm làm cho hoạt động mại dâm đƣợc an toàn hơn bằng cách áp dụng
các nguyên tắc của giảm hại. Một số ý kiến nhận định can thiệp giảm hại sẽ
gửi thông điệp cho cộng đồng rằng những hành vi rủi ro hoặc bất hợp pháp là
chấp nhận đƣợc.
- Một số nguyên tắc giảm hại cơ bản trong phịng, chống mại dâm;
1. Mại dâm ln tồn tại trong mọi xã hội.
2. Mại dâm gây ra những mối nguy hại cho cá nhân và xã hội.
3. Các chính sách về mại dâm phải thực tế và tác động của chính sách
phải đƣợc đánh giá kỹ càng.
4. Phụ nữ mại dâm là phần không nhỏ của cộng đồng, bảo vệ sức khỏe

của họ là bảo vệ chính cộng đồng.
5. Những mối nguy hại cho mại dâm xảy ra với nhiều cơ chế khác nhau
nên cần thiết phải có 1 loạt can thiệp khác nhau.
6. Ngƣời hoạt động mại dâm cần phải đƣợc đƣa ra những lựa chọn của
mình dựa trên những thơng tin đầy đủ họ có và những lựa chọn đó sẽ làm
giảm thiểu những mối nguy hại cho bản thân họ và cho xã hội. Cục Phòng,
chống tệ nạn xã hội - Tổ chức Sức khỏe Gia đình quốc tế - FHI (2013), Tài

14


liệu Can thiệp giảm tác hại nhằm cải thiện tiếp cận và sử dụng dịch vụ sức
khỏe sinh sản và HIV cho người bán dâm.[12, tr.21].
1.1.3. Khái niệm hoà nhập cộng đồng
Hòa nhập cộng đồng là việc ngƣời bán dâm đã thay đổi cơng việc, trở
lại cuộc sống bình thƣờng về tâm lý, tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt
cộng đồng và không cảm thấy bị phân biệt đối xử và tự kỳ thị bản thân. Cục
Phòng, chống tệ nạn xã hội – Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội (2013),
Tài liệu hướng dẫn thực hiện mơ hình hỗ trợ giảm hại và hòa nhập cộng đồng
cho người bán dâm [13, tr.18].
1.1.4. Khái niệm mơ hình hỗ trợ giảm hại
Mơ hình hỗ trợ giảm hại và hịa nhập cộng đồng cho ngƣời bán dâm là
mơ hình trong đó các mối quan hệ giữa các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia
cơng tác phịng, chống mại dâm giải quyết các vấn đề, sự vật, hiện tƣợng, nhu
cầu liên quan đến ngƣời bán dâm theo cách tiếp cận vì mục tiêu giảm hại về
bán dâm và hỗ trợ ngƣời bán dâm hòa nhập cộng đồng. Cục Phòng, chống tệ
nạn xã hội – Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội (2013),Tài liệu hướng dẫn
thực hiện mơ hình hỗ trợ giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm
[13, tr. 19].
1.1.5. Khái niệm nhóm Tự lực

Mỗi ngƣời đều có trong mình tiềm năng để tự phát triển bản thân (tự
lực) và mỗi cá nhân đều cần có động lực để thích nghi, cải thiện hồn cảnh
đang ảnh hƣởng tới cuộc sống của họ để họ có thể tham gia vào đời sống xã
hội một cách bình đẳng, an tồn và đầy đủ.
Nhóm Tự lực đƣợc hiểu mà một tập hợp những ngƣời có cùng một
hồn cảnh (có thể về kinh tế, về tâm lý, về hoàn cảnh sống, gia đình,..).

15


Những ngƣời này gắn kết với nhau bằng những hoạt động chung của nhóm
(nhƣ chia s kinh nghiệm, bộc lộ bản thân và học hỏi kiến thức) nhằm giúp đỡ
lẫn nhau vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Các thành viên trong nhóm Tự lực có thể là nam hoặc nữ, hoặc cả nam
và nữ tham gia vào nhóm một cách tự nguyện. Họ có thể gặp nhau hàng tuần
hay hàng tháng. Họ sẽ là ngƣời lựa chọn địa điểm, thời gian, nội dung, hình
thức sinh hoạt của nhóm để cùng nhau giải quyết vấn đề, phục hồi và vƣơn
lên trong cuộc sống.
Nhóm Tự lực hỗ trợ nạn nhân của mua bán ngƣời là nhóm Tự lực của
những ngƣời bị mua bán trở về cộng đồng. Thơng qua nhóm, ngƣời bị mua
bán trở về đƣợc giúp đỡ bởi các cơ quan chức năng, bởi chính các thành viên
trong nhóm để nâng cao hiểu biết, tăng cƣờng năng lực và tăng cƣờng cơ hội
hòa nhập cộng đồng, phát triển cuộc sống cá nhân của họ. Cục Phòng, chống
tệ nạn xã hội – Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội (2013),Tài liệu hướng
dẫn thực hiện mơ hình hỗ trợ giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho người bán
dâm [13, tr. 22].
1.2. Các lý thuyết ứng dụng:
Ngƣời bán dâm là một phần của xã hội, họ cũng có nhu cầu và các quan
hệ xã hội nhƣ bao con ngƣời bình thƣờng khác. Chính vì vậy để có thể tìm
hiểu về đời sống, nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng cũng nhƣ mối quan hệ

giữa các thành viên khi tham gia Mơ hình, tôi đã ứng dụng một số lý thuyết
sau:
1.2.1. Thuyết nhu cầu
Abraham Maslow nhìn nhận con ngƣời theo hƣớng nhân đạo vì vậy lý
thuyết của ơng đƣợc xếp vào trƣờng phái nhân văn hiện sinh. Ông cho rằng,
con ngƣời cần đƣợc đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển, đó

16


là nhu cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội (tình yêu
thƣơng), nhu cầu đƣợc tơn trọng và nhu cầu đƣợc hồn thiện.
- Nhu cầu về vật chất, sinh lý: nhu cầu về đồ ăn, nƣớc uống, khơng khí,
nhu cầu về tình dục…Nhu cầu này đƣợc xem là nhu cầu cơ bản nhất trong 5
nhóm nhu cầu theo sự phân định của A.Maslow.
- Nhu cầu an tồn: Con ngƣời cần có một mơi trƣờng sống an toàn, sức
khỏe để bảo đảm sự tồn tại của họ. Họ cần có nhà ở để tránh mƣa, tránh nắng.
Họ cần đƣợc khám chữa bệnh, đƣợc chăm sóc sức khỏe. Họ cần đƣợc sống
trong môi trƣờng đƣợc đảm bảo về an ninh để tính mạng của họ khơng bị đe
dọa. Họ cần có mơi trƣờng sinh hoạt, vận động để khơng gây thƣơng tích…
- Nhu cầu tình cảm xã hội: A.Maslow coi đó là nhu cầu thuộc về nhóm
xã hội của con ngƣời, sự mong muốn đƣợc quan tâm của các thành viên trong
nhóm xã hội (gia đình, ngƣời thân, bạn bè…). Sức mạnh của họ sẽ đƣợc nhân
lên, sự tự tin cũng đƣợc tăng cƣờng khi họ là thành viên của các nhóm bởi
điều đó khẳng định vai trị, vị trí của họ trong xã hội.Sự đơn độc, khơng gia
đình, khơng có nhóm xã hội nào để cá nhân thuộc về đó sẽ ảnh hƣởng rất lớn
đối với sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội của cá nhân.
- Nhu cầu đƣợc tôn trọng: Con ngƣời ln cần đƣợc đối xử bình đẳng,
đƣợc lắng nghe và khơng bị coi thƣờng. Dù đó là ai, tr em hay ngƣời lớn,
ngƣời lành lặn hay ngƣời bị khuyết tật, ngƣời giàu hay ngƣời nghèo tất cả họ

đều có nhu cầu đƣợc coi trọng, đƣợc ghi nhận về sự hiện diện cũng nhƣ chính
kiến của cá nhân. Con ngƣời có trở nên tự tin hay không, thể hiện đƣợc sức
mạnh của mình hay khơng đó là một phần do họ đƣợc đối xử bình đẳng hay
khơng khi cịn nhỏ.
- Nhu cầu đƣợc hồn thiện và phát triển: Đó là nhu cầu đƣợc đến
trƣờng, đƣợc nghiên cứu, lao động sáng tạo…để phát triển toàn diện. Nhu cầu

17


×