Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

(Luận văn thạc sĩ) báo điện tử với việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRIỆU THÚY HÀ

O ĐIỆN T

VỚI VIỆ QUẢNG

I SẢN VĂN H
ĐƢ

UN S O

V T TH
NG NH N

LU N VĂN THẠ SĨ
Chuyên ngành: Báo chí

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRIỆU THÚY HÀ

O ĐIỆN T



VỚI VIỆ QUẢNG

I SẢN VĂN H
ĐƢ

UN S O

V T TH
NG NH N

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí
Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Anh

Hà Nội - 2014


LỜI

M ĐO N

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học của tôi, chưa từng được công
bố, những số liệu, dẫn chứng dẫn ra trong luận văn đảm bảo độ tin cậy và
chính xác.

Ký tên

Triệu Thúy Hà



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Hồng Anh vì thầy đã định hướng và chỉ
dẫn tận tình cho tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Với các kiến thức và
kinh nghiệm từ thầy, tơi đã có được cách tiếp cận, nghiên cứu và hồn thành đề tài
này một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ của Cục Di sản văn hóa và các
phóng viên, biên tập viên thực hiện chuyên mục văn hóa ở các báo VnExpress, Dân
trí, Vietnamnet. Qua cuộc trị chuyện và phỏng vấn các anh, chị, tơi đã có cơ hội tìm
hiểu kỹ hơn về đề tài này với góc nhìn từ thực tiễn về báo chí, truyền thơng và văn
hóa từ cơng việc của các anh, các chị. Thông tin quý báu do các anh, các chị cung
cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành tốt luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cơ tại Khoa Báo chí – Truyền
thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn. Những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu mà các thầy cô đã truyền dạy trong suốt 2 năm học Thạc sỹ là cầu
nối và hành trang cho tôi bước vững chắc hơn trên con đường sự nghiệp sau này.

Xin chân thành cảm ơn!

Triệu Thúy Hà


MỤ LỤ
ẢNG

HIỆU

H


VI T T T

DANH MỤC BẢNG BI U
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.......................................................................................... 4
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 5
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 7
6.

nghĩa lý luận – thực tiễn của đề tài ..................................................................... 7

7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 8
hƣơng

L LU N V QU N HỆ TRU

O MẠNG ĐIỆN T

VÀ I SẢN VĂN H

N TH NG - VĂN H
ĐƢ

UN S O

GI
NG


NH N .........................................................................................................................9
1.1 Báo mạng điện tử ..................................................................................................... 9
1.2 Di sản văn hóa ........................................................................................................12
.

ác ếu tố của quan hệ tru ền th ng - văn hóa gi a áo mạng điện tử v

i

sản văn hóa đƣợc UN S O c ng nhận ...................................................................16
. . M i trƣờng truyền thông ......................................................................16
1.3.2 Chiến lƣợc truyền thông .......................................................................22
. . Năng lực văn hóa v tru ền thơng .......................................................24
1.4 Vai trò và chức năng của báo mạng điện tử trong quan hệ tru ền th ng –
văn hóa gi a áo mạng điện tử v
hƣơng 2 PHÂN T
CÁC DI SẢN VĂN H

H TH

i sản văn hóa đƣợc UN S O c ng nhận .26

TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ VIỆ QUẢNG BÁ

V T TH ĐƢ C UNESCO CÔNG NH N TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN T ...........................................................................................31
2.1 Các di sản văn hóa vật thể đƣợc UNESCO công nhận ...................................31
2.2 V i nét cơ ản về các báo mạng điện tử khảo sát.............................................38



2. Ph n tích thực trạng v hiệu quả việc quảng á các i sản văn hóa vật thể
đƣợc UN S O c ng nhận trên áo mạng điện tử .................................................42
2.3.1 Số lƣợng

i viết ....................................................................................42

2.3.2 Nội ung đề cập .....................................................................................44
2.3.3 H nh thức thể hiện ................................................................................48
2.3.4 Mức độ tha đ i nhận thức v h nh vi của c ng ch ng ....................50
2.3.5 Hiệu quả của c ng tác ảo t n v phát hu giá trị i sản văn hóa vật
thể đƣợc UN S O c ng nhận .......................................................................55
hƣơng

GIẢI PH P NÂNG CAO HIỆU QUẢ Ủ VIỆ QUẢNG BÁ

CÁC DI SẢN VĂN H

V T TH ĐƢ C UNESCO CÔNG NH N TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN T ...........................................................................................71
3.1 Về nội dung đề cập và hình thức thể hiện .........................................................71
3.2 Về m i trƣờng truyền thông ................................................................................76
3.2.1 Về công tác quản lý và chiến lƣợc truyền thông .................................76
3.2.2 Về m i trƣờng kỹ thuật .........................................................................82
.2. Về năng lực văn hóa v tru ền thông ..................................................84
3.2.4 Về công chúng của báo mạng điện tử ..................................................89
K T LU N ..............................................................................................................96



ẢNG
KDTSQ
MĐT

HIỆU

H

VI T T T

Khu Dự trữ sinh quyển
Báo mạng điện tử

GTNBTC

Giá trị n i bật tồn cầu

DSVHVT

Di sản văn hóa vật thể

DSVHPVT

Di sản văn hóa phi vật thể


NH MỤ

ẢNG I U


n
ểu đồ số lượng bài về Di s n văn hóa v t thể đượ N
O
n nh n trên báo mạn đ ện tử (2013)........................................................ 42
n

ểu đồ mô t mứ độ quan tâm của

đối với việc qu ng bá di s n văn hóa v t thể đượ

quan
N

O

o mạn đ ện tử
n nh n

(2013) .............................................................................................................. 43
n
N

Biểu đồ mô t các chủ đề qu ng bá về di s n văn hóa v t thể đượ
O n nh n trên báo mạn đ ện tử th o hủ đề (2013) ................... 45

n
N

ểu đồ mô t các chủ đề qu ng bá về di s n văn hóa v t thể đượ
n nh n trên báo mạn đ ện tử th o t n

s n (2013) ............ 46

O


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề t i
Sau 20 năm kể từ khi di sản văn hóa vật thể đầu tiên tại Việt Nam, Cố đô
Huế, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993, tới cuối
năm 2013, thời điểm luận văn nghiên cứu, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được
UNESCO ghi danh ở các hạng mục: di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, bao gồm:
Quần thể Di tích Cố đơ Huế, Vịnh Hạ Long, Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu Phố
c Hội An, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Khu Trung tâm Hoàng thành
Thăng Long – Hà Nội, Di tích Thành Nhà Hồ. Trong đó, dễ dàng thấy số lượng
DSVHVT nhận được danh hiệu di sản thế giới chiếm con số đáng kể (5/7). Bên
cạnh đó là hệ thống các danh hiệu khác có liên quan tới yếu tố văn hóa được
UNESCO trao tặng cho Việt Nam như: 3 di sản tư liệu thế giới (Mộc bản triều
Nguyễn, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và Bia đề danh Tiến sỹ Văn Miếu – Quốc Tử
Giám (Hà Nội), 8 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là kiệt tác của nhân
loại (Đờn ca tài tử Nam Bộ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát xoan, Hội
Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đ ng, Hà Nội, Ca trù, Dân ca Quan họ, Không gian
văn hóa Cồng Chiêng Tây Ngun, Nhã nhạc Cung đình Huế), 8 khu dự trữ sinh
quyển thế giới tại Việt Nam (KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ, KDTSQ Đồng Nai,
KDTSQ Cát Bà, KDTSQ châu th sông Hồng, KDTSQ ven biển và biển đảo Kiên
Giang, KDTSQ miền Tây Nghệ An và KDTSQ Mũi Cà Mau, KDTSQ Cù Lao
Chàm) và 1 công viên địa chất toàn cầu (Cao nguyên đá Đồng Văn). Tháng 6/ 2014
vừa qua, Quần thể danh thắng Tràng An lại vinh dự được Ủy ban Di sản Thế giới
công nhận là Di sản Thế giới hỗn hợp, đảm bảo được cả tiêu chí về văn hóa và thiên
nhiên, mang lại niềm tự hào lớn cho các giá trị văn hóa và thiên nhiên của Việt
Nam. Các danh hiệu này, đặc biệt là 5 di sản văn hóa thế giới, có vai trò và ý nghĩa

đặc biệt quan trọng, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất, tồn vẹn
nhất về đặc trưng văn hoá và cội nguồn dân tộc, là niềm tự hào về giá trị văn hóa
nghìn đời của Việt Nam trên trường quốc tế.

1


Với những ý nghĩa to lớn mà các di sản này lưu giữ, khơng chỉ ở tầm quốc
gia mà cịn được quốc tế công nhận, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị hiện
có của các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO cơng nhận trở thành
một trong những nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của ngành văn hóa mà cịn là của
tồn xã hội. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua ư n lĩnh xây
dựn đất nước trong thời kỳ qu độ lên Chủ n hĩa xã hội (b sung, phát triển năm
2011), trong đó khẳng định: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh
thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào
toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh
quan trọng của phát triển. Đồng thời, kế thừa và phát huy những truyền thống văn
hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá
nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính
và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng
cao”. Luật Di sản Văn hóa có hiệu lực từ 1/1/2002 cũng cho thấy vai trị quan trọng
của các di sản văn hóa tại Việt Nam, đồng thời chứng minh được tính nhất quán
trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển di sản văn hóa của Đảng và Nhà nước ta, thể
hiện nguyện vọng, ý chí chung của tồn dân tộc trong sự nghiệp đầy khó khăn và
thử thách này.
Về mặt báo chí, tới năm 2007, Nghị quyết TW 5, khóa X được ban hành đã
chỉ rõ việc bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân
tộc, những tinh hoa văn hoá thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã
hội là một trong những cơng tác quan trọng của báo chí Việt Nam. Do vậy, sự góp

mặt của báo chí với tư cách là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu của tồn
xã hội trong cơng tác này là một yêu cầu bắt buộc và một trách nhiệm lớn lao. Báo
chí đã làm tốt cơng tác thơng tin, tun truyền đối ngoại, góp phần quan trọng vào
việc nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế;
củng cố và mở rộng quan hệ của Việt Nam với các nước và các t chức quốc tế,
thúc đẩy hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư và du khách nước ngoài vào Việt Nam,

2


tăng cường gắn kết, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi đóng góp
vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, báo chí đã tham gia làm
tốt vai trò là diễn đàn của nhân dân, đưa tiếng nói của nhân dân đến với Đảng và
Nhà nước cũng như tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước đến với đông đảo người dân, góp phần to lớn trong việc thúc đẩy việc
thực thi Nghị quyết của Chính phủ. Các hạn chế như một số cơ quan báo chí chưa
thực hiện tốt chức năng tư tưởng, văn hóa của báo chí; nhiều sản phẩm của báo chí
tiếp tục chạy theo xu hướng giật gân, câu khách, xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng,
nhất là trong các ấn phẩm phụ, số chun đề, báo điện tử; có những tờ báo vì chạy
theo tính nhanh nhạy của thơng tin nên thơng tin chưa được kiểm chứng, thiếu
chuẩn xác, thiếu nhạy cảm chính trị dẫn đến những sai sót đáng tiếc

đang dần

từng bước được cải thiện. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thơng, tính tới
năm 2014, nền báo chí Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ với 838 cơ quan báo
in, 67 đài phát thanh - truyền hình và 104 kênh truyền hình, hàng trăm trang báo
điện tử.
Trong các loại hình báo chí, báo mạng điện tử, với lợi thế về cơng nghệ, tính
cập nhật, tính tương tác và tính đa phương tiện, đã góp phần to lớn trong việc quảng

bá rộng rãi hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO cơng nhận
tới đơng đảo công chúng trong nước và quốc tế dưới nhiều góc nhìn đa dạng. Điều
này được minh chứng ở nhiều số lượng và chất lượng các bài viết phản ánh về các
di sản văn hóa cũng như sự quan tâm của cơng chúng dành cho nền văn hóa Việt
Nam. Tuy nhiên, do cơng tác quảng bá có liên quan tới cả hai lĩnh vực văn hóa và
báo chí – truyền thơng nên khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót cả về nội dung đề cập
và hình thức thể hiện, dẫn tới hiệu quả quảng bá chưa đạt được như mong muốn.
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế và những nguyên nhân nêu trên, với mong
muốn tăng cường vai trò của báo chí trong việc phát triển và bảo tồn các giá trị của
các di sản văn hóa nói riêng và quảng bá nền văn hóa Việt Nam nói chung, đề tài
này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu báo mạng điện tử với việc quảng bá hình ảnh
các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO cơng nhận thơng qua việc khảo

3


sát các bài viết trên ba báo mạng điện tử Vnexpress, Vietnamnet và Dantri trong
năm 2013.
2. Lịch sử nghiên cứu đề t i
Các nghiên cứu có liên quan tới đề tài này thường nằm trong hai nhóm:
nhóm các nghiên cứu về văn hóa và nhóm các nghiên cứu về báo chí.
Các nghiên cứu về di sản văn hóa nói chung và các di sản văn hóa vật thể
Việt Nam được UNESCO cơng nhận nói riêng rất đa dạng và phong phú nhưng ít
tài liệu chun sâu. Có thể kể ra đây bộ sách "Đến với truyền thống và di sản văn
hóa Việt Nam” do Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội xuất bản dịp
Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cuốn sách “Di sản thế giới ở Việt
Nam” do Trung tâm Thông tin Du lịch (T ng cục Du lịch) xuất bản. Một số bài viết
có liên quan như: “Bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa phục vụ phát triển
du lịch thủ đô” của tác giả Bùi Thanh Thủy trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa của
trường Đại học Văn hóa Hà Nội, “Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ,

xây dựng và phát triển đất nước” của tác giả Nguyễn Thế Hùng trên tap chí Di sản
văn hóa số 20 (2007). Các nghiên cứu về việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể
Việt Nam được UNESCO cơng nhận cũng rất hạn chế, có thể kể đến một số cuốn
sách như: “Di sản văn hóa Hội An – Nhìn lại một chặng đường” của Trung tâm
Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, “Một con đường tiếp cận di sản văn hóa”
của Cục Di sản văn hóa (2012); hay các đề tài nghiên cứu như “Bảo tồn, khai thác
văn hóa du lịch ở đơ thị c Hội An” của Trần Quang Thanh (1997), “Con đường di
sản thế giới ở miền Trung Việt Nam từ góc nhìn văn học” của Trịnh Thúy Qu nh
(2009) , “Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay”
của Trần Thị Hồng Minh (2014), “Vấn đề truyền thơng bốn di sản văn hóa phi vật
thể của Việt Nam được UNESCO cơng nhận: Nhã nhạc cung đình Huế, Khơng gian
văn hóa Cồng chiêng Tây Ngun, Quan họ, Ca trù trên báo in và báo điện tử (Khảo
sát báo tu i trẻ TP HCM, Tạp chí Văn học Nghệ thuật, Vietnamnet và Vnexpress từ
năm 2003 đến năm 2009)” của Lương Thị Qu nh Chi (2011).

4


Việc chưa thấy một tài liệu nghiên cứu chuyên sâu nào về truyền thơng các di
sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên báo mạng điện tử là một sự thiếu
sót rất lớn của những người làm cơng tác nghiên cứu văn hóa và báo chí. Tác giả hy
vọng thơng qua đề tài này có thể góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả của
công tác nghiên cứu và quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa nói chung và các di sản
văn hóa vật thể của Việt Nam được UNESCO cơng nhận nói riêng trên báo mạng
điện tử.
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích, luận văn nhằm làm sáng tỏ thực trạng việc quảng bá các di sản
văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên báo mạng điện tử (Quần thể Di tích
Cố đơ Huế, Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu Phố c Hội An, Khu Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long – Hà Nội, Di tích Thành Nhà Hồ); chỉ ra những thành tựu, khó

khăn, thách thức của việc quảng bá các di sản này trên báo mạng điện tử; đồng thời
đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động quảng bá các di sản đã đề cập trên báo mạng điện tử.
Về nhiệm vụ, luận văn tập trung vào việc:
- Phân tích mối quan hệ truyền thơng văn hóa giữa các di sản văn hóa vật thể được
UNESCO cơng nhận và báo mạng điện tử (Quần thể Di tích Cố đơ Huế, Khu Di
tích Chăm Mỹ Sơn, Khu Phố c Hội An, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long
– Hà Nội, Di tích Thành Nhà Hồ) với các khái niệm có liên quan về báo chí, truyền
thơng và di sản văn hóa.
- Phân tích thực trạng việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được UNESCO cơng
nhận trên báo mạng điện tử (khảo sát trên Vnexpress, Dantri, Vietnamnet trong năm
2013). Từ đó, luận văn chỉ ra điểm mạnh và điểm hạn chế của việc quảng bá các di
sản này trên báo mạng điện tử
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả việc quảng bá các di sản
văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên báo mạng điện tử

5


4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là báo điện tử với việc quảng bá các di
sản văn hóa vật thể được UNESCO cơng nhận. Luận văn cũng nghiên cứu khảo sát
các tài liệu, các cơng trình khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề
tài.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tin bài trong năm 2013
trên 03 tờ báo điện tử Dantri, Vnexpress và Vietnamnet trong việc quảng bá hình
ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm: Quần
thể Di tích Cố đơ Huế, Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu Phố c Hội An, Khu Trung
tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, Di tích Thành Nhà Hồ. Các di sản tư liệu
được UNESCO công nhận, dù theo định nghĩa của Việt Nam là các di sản văn hóa

vật thể, không được xếp vào danh sách các trường hợp nghiên cứu của luận văn này
với 2 nguyên nhân sau:
- Về mặt phân loại: Các danh hiệu UNESCO ở Việt Nam gồm danh sách các di
sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, cơng viên
địa chất tồn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại... Trong hệ thống
các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu
đời nhất. Di sản tư liệu là một loại danh hiệu khác, nằm ngoài danh sách các
Di sản thế giới. Do vậy, để đảm bảo tính tiêu biểu và điển hình nhất của các
trường hợp nghiên cứu được lựa chọn, đề tài sẽ chỉ tập trung vào các di sản
văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận trong danh sách Di sản
thế giới – gọi cách khác là các Di sản văn hóa thế giới, từ đó, phát triển thành
lý luận chung cho các trường hợp tương tự.
- Về mặt lý luận và nghiên cứu của đề tài: Ngồi đảm bảo tính tiêu biểu và điển
hình, việc lựa chọn các trường hợp nghiên cứu cùng nằm trong danh sách Di
sản văn hóa thế giới cịn đảm bảo sự tương đồng về tính chất của các trường
hợp nghiên cứu. Từ đó, giúp việc nghiên cứu và thực hiện luận văn có tính tập
trung hơn và có thể đóng góp được những luận cứ, luận điểm khoa học sâu sắc hơn.

6


Việc lựa chọn phạm vi nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể hơn ở Chương I khi nói
về các khái niệm có liên quan tới đề tài nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng nhiều phương pháp như: phương
pháp kết hợp lơgíc với lịch sử, phương pháp t ng hợp, đánh giá và phân tích tài liệu
thơng tin từ báo chí, các website, các bài bình luận, các sách nghiên cứu; phương
pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp khảo sát, thống kê; phương pháp t ng kết
thực tiễn...
Trong đó, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là khảo sát, phân

tích nội dung các bài báo về di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận trên 3
báo mạng điện tử VnExpress, Vietnamnet, Dân trí trong năm 2013; phân tích, t ng
hợp, so sánh nhằm mục đích đánh giá các ưu nhược điểm, thành công, các hạn chế
tồn tại của các báo mạng điện tử trong công tác quảng bá được đề cập. Từ đó khái
quát những điểm cơ bản cần phải có để mang lại hiệu quả cho việc quảng bá các di
sản nói trên.
Ngồi ra, học viên sẽ tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi anket đối với một
nhóm độc giả báo mạng điện tử để đánh giá tác động về nhận thức và hành vi của
họ sau một q trình tiếp nhận các thơng tin về di sản văn hóa vật thể được
UNESCO cơng nhận trên 3 báo mạng điện tử; lấy ý kiến của họ về các yếu tố cần
phải có nhằm thúc đẩy q trình tiếp nhận thơng tin về di sản văn hóa vật thể được
UNESCO công nhận của công chúng báo mạng điện tử.
6.

nghĩa lý luận – thực tiễn của đề t i

Ý n hĩa lý lu n:
Đề tài hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan, đồng thời góp
phần xây dựng phương pháp luận khi nghiên cứu q trình quảng bá một di sản văn
hóa trên một phương tiện truyền thông cụ thể.
Ý n hĩa thực tiễn:
Luận văn là tài liệu tham khảo b ích cho nhiều đối tượng đang làm vào cơng
tác báo chí – truyền thơng và quảng bá hình ảnh các di tích văn hóa, lịch sử; đồng

7


thời phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, quản lý, sử dụng và bảo tồn các di tích
văn hóa, lịch sử tại Việt Nam.
7. ấu tr c luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn có kết cấu gồm ba chương:
hƣơng : Lý luận về quan hệ tru ền th ng - văn hóa gi a áo mạng
điện tử v

i sản văn hóa đƣợc UN S O c ng nhận

hƣơng 2: Ph n tích thực trạng v hiệu quả việc quảng á các i sản
văn hóa vật thể đƣợc UN S O c ng nhận trên áo mạng điện tử
hƣơng

Giải pháp n ng cao hiệu quả của việc quảng á các i sản

văn hóa vật thể đƣợc UN S O c ng nhận trên áo mạng điện tử

8


hƣơng 1: L LU N V QU N HỆ TRU
O MẠNG ĐIỆN T

N TH NG - VĂN H

VÀ I SẢN VĂN H

ĐƢ

GI

UN S O


NG

NH N
1.1 Báo mạng điện tử
Internet (International Network) là mạng thơng tin tồn cầu, được hình thành
trên cơ sở kết nối các máy tính, các website, trang thông tin điện tử trên khắp hành
tinh. Sự ra đời và phát triển của Internet – xa lộ thông tin siêu tốc kết nối toàn cầu
được coi là cuộc bùng n truyền thông, mở ra kỷ nguyên mới trong truyền thơng và
phát triển của lồi người. Theo điều 3, Luật Báo chí năm 1989 (được sửa đ i và b
sung tại k họp thứ 5 Quốc hội khóa X) thì MĐT là loại hình báo chí đượ thự
h ện tr n mạn th n t n m y t nh. Đây là kênh truyền thông đặc thù với các đặc
điểm sau đây :
 Thế mạnh của báo mạng điện tử
BMĐT cho phép kết nối và truyền tải một dung lượng thông tin lớn, với tốc
độ nhanh. Nhờ vậy, con người trên khắp hành tinh dễ dàng truy cập, liên kết với
nhau, chia sẻ, trao đ i, hình thành dư luận xã hội và tham gia giải quyết những vấn
đề toàn cầu, những vấn đề khu vực hay từng quốc gia một cách nhanh chóng và
hiệu quả. Đây là loại hình báo chí có năng lực hàng đầu trong việc xã hội hóa các sự
kiện và vấn đề thời sự nhanh chóng, rộng khắp và phong phú sinh động nhất.
BMĐT tạo ra khả năng giao lưu trực tuyến, tương tác nhiều chiều giữa đông
đảo công chúng, bao gồm kết nối với các blog (một dạng website cá nhân ra đời từ
những năm 90) và các mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, tạo điều kiện cho mỗi
người trực tiếp tiếp cận với nguồn tin, đa nguồn tin mà có thể không cần qua khâu
trung gian biên tập sửa chữa ; tần suất tương tác giữa chủ thể và công chúng truyền
thơng có điều kiện được thực hiện tốt nhất, cho nên năng lực và hiệu quả tác động
rất lớn. Từ đó, giảm tính độc quyền và áp đặt trong thơng tin.
BMĐT có thể cung cấp thơng tin, dữ liệu theo yêu cầu của mỗi người, theo
địa chỉ thông qua đơn đặt hàng, từ việc mua bán, dạy học, nghiên cứu khoa học,
chun giao cơng nghệ đến tư vấn tình cảm


9

nhờ khả năng liên kết (Hyperlink).


Khả năng này cho phép tạo ra nhiều tầng, nhiều lớp thông tin không giới hạn – một
siêu thị thông tin đa dạng, phong phú và sinh động.
Nhờ tính đa phương tiện (multimedia) của BMĐT, thơng tin có thể được lưu
trữ và chuyển tải qua nhiều hình thức như chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đồ họa. Với
các file video, audio, ngơn ngữ báo mạng lại được sử dụng có nét tương đồng với
ngôn ngữ phát thanh và ngôn ngữ truyền hình, trong khi ngơn ngữ thơng tin văn bản
đọc trên màn hình lại tương đồng với ngơn ngữ báo in. Nắm bắt được lợi thế đó,
nhiều tờ báo mạng đã có sự đ i mới trong việc chuyển tải thơng tin, đẩy mạnh khai
thác tính đa phương tiện của báo mạng. Ở Việt Nam có thể kể đến Vietnamnet,
Tuoitreonline, VOVNews, VTVweb, Vnexpress.net

Trên các website này thường

thấy bài báo dưới dạng văn bản, có cả chỉ dẫn như: “nghe VOV”, “nghe âm thanh”,
“bấm vào đây để xem video”

Thông tin cũng có thể được b sung thơng qua các

liên kết đến các trang web khác. Việc kết hợp nhiều yếu tố như vậy sẽ không làm
rối hay nhiễu thông tin, mà trái lại, cịn làm cho thơng tin trở nên sinh động hấp dẫn
hơn, giúp công chúng tiếp cận khách quan, từ nhiều góc độ để có cái nhìn tồn
cảnh, hình dung rõ nét như là nhân chứng sự kiện. Do đó, người viết cho BMĐT
ln phải cân nhắc lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với hình ảnh, âm thanh. Đối với
hình ảnh thì cần cận cảnh, với âm thanh thì phải mang tính thơng tin cao, vừa hấp

dẫn, vừa tăng tính tư liệu, chứng cứ tăng độ tin cậy hơn.
BMĐT dễ dàng thăm dò dư luận (thống kê và xử lý kết quả thăm dò) ngay
trên mặt báo, các loại hình báo chí khác khơng làm được. Người đọc điền thông tin
và hồi âm bằng vài việc nhấp chuột. BMĐT có thể đếm chính xác số lượng người
truy cập, từ đó có chấn chỉnh phù hợp với từng trang báo mà không mất nhiều thời
gian, công sức. Đối với nhà truyền thông chuyên nghiệp, kênh truyền thông này cho
phép nắm bắt từng giờ về số lượng, cơ cấu và địa bàn cơng chúng nhóm đối tượng
tham gia truy cập để có định hướng cho việc sản xuất và phân b thông tin ; đồng
thời giúp nhà kinh doanh nghiên cứu tiếp cận thị trường
Từ những thế mạnh trên đây, mạng internet, BMĐT trong môi trường số đã
làm thay đ i về căn bản phong cách tư duy và làm nghề của giới báo chí – truyền

10


thơng. Do vậy, hầu hết tịa soạn báo chí nước ngồi và một số cơ quan báo chí nước
ta đã xây dựng tòa soạn hội tụ thay thế tòa soạn truyền thống.

u thế đáng nói ở đây

là ở các trang BMĐT, người làm báo có thể chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ thông tin sau khi
đã xuất bản; đồng thời tạo cơ hội cho công chúng truy cập và lưu trữ tư liệu dưới
dạng file hết sức tiện lợi. BMĐT cũng tạo khả năng và cơ hội kinh doanh – dịch vụ,
nhất là dịch vụ gia tăng, dịch vụ đa loại hình để tăng nguồn thu cho cơ quan báo chí.
 Một số vấn đề của báo mạng điện tử
Độ tin cậy của thông tin trên báo mạng điện tử không cao, vì nhiều khi
nguồn tin khơng rõ ràng. Mạng internet như một dòng lũ kh ng lồ thu gom đủ từ
các con suối, nguồn lạch, mang cả phù sa màu mỡ lẫn rác rưởi và chất độc hại rất
khó hoặc khơng thể kiểm sốt được. Internet thể hiện rõ rệt nhất tính hai mặt: lợi và
hại, như con dao hai lưỡi. Màng lọc chủ yếu chính là những người khai thác sử

dụng. Do đó, khi truy cập Internet, ln ln chú ý tới nguồn tin. Bất cập này của
Internet đã ảnh hưởng đến báo mạng điện tử, nhất là hệ thống “vành đai” của nó là
các mạng xã hội, các trang thông tin điện tử, các website
Vấn đề an ninh mạng luôn luôn đặt ra đối với mọi quốc gia, mọi t chức
chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội; hoặc là bị mất cắp bí mật quốc gia, hoặc là bị
các hacker tấn công làm tê liệt hệ thống điều hành và có khả năng mất mát tài sản –
dữ liệu, nếu khơng có giải pháp hữu hiệu.
Mạng Internet và báo mạng điện tử là kênh dẫn hữu hiệu nhất cho q trình
tồn cầu hóa truyền thơng đại chúng, nhưng cũng là kênh tiềm ẩn những nguy cơ
biến thành cơng cụ can thiệp chính trị, xâm lăng văn hóa từ nước mạnh, nước giàu
sang các nước nghèo và những nước đang phát triển.
Báo mạng điện tử, truyền thông xã hội và mạng xã hội đang kết nối về mọi
phương diện và hình thành sức mạnh xã hội, thế lực xã hội đặc biệt quan trọng, tiềm
ẩn nhiều cơ hội và nguy cơ khó lường. Do đó, cần có cơ chế quản lý phù hợp để
Internet và báo mạng điện tử phục vụ sự phát triển với tốc độ nhanh và bền vững –
xét trên phạm vi quốc gia; truy cập, khai thác và sử dụng thế nào để phát triển
nguồn lực – vốn con người, xét từ lý thuyết sức mạnh mềm là điều rất cần thiết.

11


Thiết lập mơi trường văn hóa, nhất là văn hóa gia đình, đồng thời tạo lập hành lang
pháp lý n định là vấn đề rất có ý nghĩa trong việc khai thác thế mạnh và hạn chế
những bất cập của báo mạng điện tử và mạng thơng tin tồn cầu.
1.2 Di sản văn hóa
 Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội
loài người. Việc xác định và sử dụng khái niệm văn hóa khơng đơn giản và thay đ i
theo thời gian.
Thế kỷ XX, theo A.L Kroeber và C.L Kluckhohn, văn hóa được quan niệm

là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và
nó hình thành thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó
bao gồm đồ tạo tác do con người làm ra. Các quan niệm về văn hóa cũng được giải
thích trong mối tương quan với văn minh và văn hiến. Theo đó, văn minh là sự phát
triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực
rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại. Còn văn hiến thiên về những giá trị tinh
thần do những người có tài đức truyền tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo
và văn minh đó tức là văn hóa”. GS. TS Trần Ngọc Thêm thì cho rằng: “Văn hóa là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình”.1 Định nghĩa này đã nêu bật được 4 đặc trưng
quan trọng của văn hóa: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh.
Tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO
chủ trì từ 26/7 đến 6/8/1982 tại Mexico, cho rằng: “Văn hóa hơm nay có thể coi là
t ng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định
1

[27, tr. 25]

12


tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm
nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại
cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở

thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân,
tự biết mình là một phương án chưa hồn thành đặt ra để xem xét những thành tựu
của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những
cơng trình vượt trội lên bản thân”.2
Như vậy, văn hóa khơng phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là t ng thể
nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là
chìa khóa của sự phát triển.
 Di sản văn hóa
Luật Di sản văn hóa Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban
hành ngày 29/06/2001 quy định rằng: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân
loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Di
sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Trong đó, di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao
gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng
truyền thống, tri thức về y, dược học c truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục
truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản
phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn
2

[43, tr. 1]

13



hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, c vật, bảo vật quốc gia. Các di sản văn hóa ở
Việt Nam, theo các tiêu chí này,lại chia thành nhiều cấp độ khác nhau như cấp tỉnh,
cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt với nhiều mức độ bảo tồn khác nhau.
Cịn theo Cơng ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới,
được thơng qua tại k họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16-1119723 , Di sản văn hoá là:
- Các di tích: các cơng trình kiến trúc, các cơng trình điêu khắc và hội họa,
các yếu tố hoặc các cấu trúc có tính chất khảo c học, các dấu khắc, các nơi cư trú
hang động và t hợp các đặc điểm, có GTNBTC xét theo quan điểm lịch sử, nghệ
thuật hay khoa học;
- Các nhóm cơng trình xây dựng: các nhóm cơng trình riêng lẻ hoặc liên
hồn mà, do kiến trúc, tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan có Giá
trị N i bật Tồn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học;
- Các di chỉ: các cơng trình của con người hoặc cơng trình kết hợp giữa con
người và thiên nhiên, và các khu vực gồm có các di chỉ khảo c có GTNBTC xét
theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hay nhân học.
Dựa trên hai hệ thống quan điểm và cách phân loại nói trên, các di sản văn
hóa vật thể Việt Nam được UNESCO cơng nhận, tính tới năm 2013, sẽ bao gồm: 5
di sản thế giới (Quần thể Di tích Cố đơ Huế, Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu Phố
c Hội An, Khu Trung tâm Hồng thành Thăng Long – Hà Nội, Di tích Thành Nhà
Hồ) và 3 di sản tư liệu thế giới (Mộc bản triều Nguyễn, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
và Bia đề danh Tiến sỹ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội). Tuy nhiên, xét
trong bối cảnh phạm vi của một luận văn, nhằm đảm bảo được tính tiêu biểu và các
phân tích sâu sắc của luận văn đóng góp cho đề tài này, luận văn sẽ chỉ tập trung
nghiên cứu 5 di sản văn hóa vật thể trong danh sách Di sản Thế giới – gọi tắt là các
Di sản Văn hóa Thế giới, bao gồm: Quần thể Di tích Cố đơ Huế, Khu Di tích Chăm
Mỹ Sơn, Khu Phố c Hội An, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội,
Di tích Thành Nhà Hồ.
3


[44, tr. 13]

14


 Di sản Văn hóa Thế giới
Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam gồm danh sách các di sản thế giới, khu dự
trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, cơng viên địa chất tồn cầu, di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại... đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam.
Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu
danh giá nhất và lâu đời nhất. Để được ghi vào danh sách Di sản thế giới
của UNESCO, hạng mục về văn hóa, một di sản văn hóa phải đáp ứng ít nhất một
trong các tiêu chuẩn4 theo Công ước về Di sản Thế giới đã được Ủy ban Di sản Thế
giới của UNESCO xét duyệt, gồm:
(i) là một tuyệt tác của thiên tài sáng tạo;
(ii) thể hiện sự giao thoa quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời k
hay trong một khu vực văn hoá của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc,
hoặc công nghệ, nghệ thuật xây dựng đền tháp, quy hoạch thành phố hay thiết kế
cảnh quan;
(iii) chứa đựng một minh chứng duy nhất hoặc ít nhất cũng hết sức khác biệt về một
truyền thống văn hoá hay một nền văn minh hiện vẫn đang tồn tại hoặc đã diệt vong;
(iv) là một ví dụ n i bật về một loại cơng trình xây dựng, một quần thể kiến trúc, kỹ
thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn quan trọng trong lịch sử
nhân loại;
(v) là một ví dụ n i bật về một hình thức cư trú truyền thống của con người, việc sử
dụng đất đai hay biển cả, đại diện cho một (hay nhiều) nền văn hoá, hoặc sự tương
tác giữa con người và môi trường đặc biệt là khi nó đã trở nên dễ t n thương do ảnh
hưởng của những đ i thay khơng thể đảo ngược;
(vi) có liên hệ trực tiếp hoặc có liên quan đến những sự kiện hay các truyền thống
sinh hoạt, với các ý tưởng, hay các tín ngưỡng, với các cơng trình nghệ thuật hay

văn học có ý nghĩa n i bật tồn cầu. (Ủy ban cho rằng tiêu chí này tốt nhất là sử
dụng kết hợp với các tiêu chí khác);

4

[44, tr. 14]

15


1.3 ác ếu tố của quan hệ tru ền th ng - văn hóa gi a áo mạng điện tử v

i

sản văn hóa đƣợc UN S O c ng nhận
1.3. M i trƣờng tru ền th ng
Bất cứ quá trình truyền thông nào cũng xảy ra trong một môi trường truyền
thông xác định. Môi trường ấy bao gồm các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên – kỹ
thuật và các yếu tố thuộc môi trường tâm lý – xã hội. Để mang lại hiệu quả cho
cơng tác quảng bá hình ảnh các di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO
cơng nhận trên BMĐT, có ba vấn đề thuộc môi trường truyền thông cần lưu ý:
 Thứ nhất định hƣớng của Đảng và sự quản lý của Nh nƣớc
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời k quá độ lên CNXH (b sung,
phát triển năm 2011) của Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ ra định hướng xây dựng nền
văn hóa Việt Nam và mơi trường truyền thơng cho việc quảng bá các giá trị văn hóa
như sau: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát
triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn,
dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời
sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng
của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng

đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng
một xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con
người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao

Phát triển

các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng,
kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ T quốc”.
Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tiếp tục khẳng định
vai trị của văn hóa với nhiệm vụ cụ thể cho công tác quảng bá di sản là: “Huy động
sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống; Bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục
truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát

16


triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy
cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO cơng nhận, góp phần quảng bá hình
ảnh đất nước và con người Việt Nam”. Đồng thời, quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống
báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển và hiệu quả của cơng tác văn hóa. Trong đó,
“Chú trọng cơng tác quản lý các loại hình thơng tin trên mạng Internet để định
hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên. Đ i
mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế đầu tư theo hướng ưu tiên các cơ
quan báo chí, truyền thơng chủ lực. Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng
tơn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chủ yếu; nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và
khoa học, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X tại Đại hội
đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng cũng chỉ rõ phương hướng chăm lo phát

triển nền văn hóa Việt Nam tới năm 2020. Trong đó nêu rõ, để bảo tồn, phát huy giá
trị các di sản văn hoá cần phát triển hệ thống thơng tin đại chúng và báo chí, trong
đó báo mạng điện tử và internet là những yếu tố mới cần được chú trọng. Báo cáo
nêu rõ: “Phát triển và mở rộng việc sử dụng internet, đồng thời có biện pháp quản
lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet để
truyền bá tư tưởng phản động, lối sống không lành mạnh”.
Về mặt thực tiễn, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã làm thay
đ i căn bản cuộc sống của con người ở mọi nơi trên thế giới, trong đó báo chí và
truyền thơng là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ nhanh và nhạy nhất.
Khoa học công nghệ đã thúc đẩy báo mạng điện tử trở thành lực lượng quan trọng
trong hệ thống báo chí Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn
Bắc Son, cũng trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” (VTV1,
15/6/2014), cho biết, mặc dù có những bất cập và hạn chế trong q trình chuyển tải
và tính chất thông tin, báo mạng điện tử sẽ trở thành chủ lực trong các loại hình báo
chí Việt Nam, đóng góp tích cực vào cơng tác tun truyền và truyền thơng đại
chúng. Để làm được điều đó, ngồi một số ít các văn bản quy phạm pháp luật hiện
có quy định các hoạt động của báo mạng điện tử và mạng internet, Dự thảo Luật

17


×