Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

(Luận văn thạc sĩ) định hướng giá trị nghề trong sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỦY HOÀN

ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ
TRONG SỰ LỰA CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH
LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỔ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên nghành: Tâm lý học

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỦY HOÀN

ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ
TRONG SỰ LỰA CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH
LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỔ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60310401

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Minh Loan


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Lê Thị Minh Loan – trường Đại Học Khoa Học Xã Hội &
Nhân Văn. Các số liệu điều tra và kết quả trong luận văn là trung thực,
khách quan và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thủy Hồn


LỜI CẢM ƠN
Với tâm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
Khoa Tâm lý đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình em
học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô Khoa Sau đại học – trường
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong thời gian em học tại trường!
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Thị
Minh Loan đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua,
để em có thể hoàn thành đề tài này!
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tồn thể các thầy cơ
giáo cùng toàn thể các em học sinh ở hai trường trung học phổ thông (
trường THPT Minh Khai – Quốc Oai, trường THPT Nhân Chính – Thanh
Xuân – Hà Nội) đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho quá trình nghiên
cứu, đồng thời cho em những ý kiến quý báu để giúp em hoàn thành luận
văn !
Do điều kiện và năng lực có hạn của bản thân nên luận văn của em
chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự nhận xét

và góp ý cảu các thầy cô và các bạn để đề tài cảu em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

STT

Chữ viết tắt

Nôi dung viết tắt

1

THPT

Trung học phổ thông

2

ĐHGT

Định hướng giá trị

3

ĐTB

Điểm trung bình


4

ĐLC

Độ lêch chuẩn

5

p

Mức ý nghĩa

6

r

Hệ số tương quan

7

HS

Học sinh

8

GTN

Giá trị nghề



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đánh giá của học sinh lớp 12 về tầm quan trọng của các nhóm
nghề. ................................................................................................... 50
Bảng 3.2: Nhận thức của học sinh đối với các giá trị nghề mang tính “xã hội” 52
Bảng 3.4 Nhận thức của học sinh đối với các giá trị nghề mang tính “cá nhân”. . 55
Bảng 3.5: Tổng hợp về ĐHGT nghề của học sinh lớp 12 ở mặt nhận thức . 57
Bảng 3.6: Hứng thú của học sinh đối với các giá trị nghề mang tính “xã hội”. .. 59
Bảng 3.7: Hứng thú của học sinh đối với các giá trị nghề mang tính “gia đình”.61
Bảng 3.8: Hứng thú của học sinh đối với các giá trị nghề mang tính “cá
nhân”. ............................................................................................................ 62
Bảng 3.9: Tổng hợp về định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12 ở mặt
hứng thú......................................................................................................... 64
Bảng 3.10: Hành vi tìm hiểu nghề của học sinh lớp 12. .............................. 66
Bảng 3.11: Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp của học sinh lớp 12. .................... 68
Bảng 3.12: Tổng hợp về định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12 ở
mặt hành vi. ......................................................................................... 70
Bảng 3.13: Định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12. ............................ 74
Bảng 3.14: Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường
THPT thành phố Hà Nội ............................................................................... 76
Bảng 3.15: Các nguồn cung cấp thông tin về nghề và giá trị nghề cho học
sinh của các hoạt động hướng nghiệp cơ bản và cần thiết. ........................... 77
Bảng 3.16: Động cơ chọn nghề. .................................................................... 81
Bảng 3.17: Tự đánh giá năng lực học tập của mình đối với các nhóm nghề82
Bảng 3.18: Tự đánh giá về sức khỏe của học sinh đối với nghề. ................. 84


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Hành vi lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 ........................... 71

Biểu đồ 3.2: Sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 .................................... 73
Biểu đồ 3.3: Tương quan giá trị nghề của học sinh lớp 12. ........................ 75
Biểu đồ 3.4: Nguồn cung cấp thông tin về giá trị nghề .............................. 79


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................1
2. Mục đich nghiên cứu .................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..........................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................2
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................4
Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƢỚNG GIÁ
TRỊ NGHỀ TRONG SỰ CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG .....................................................................................5
1.1. Sơ lược các nghiên cứu về định hướng giá trị .....................................5
1.1.1. Nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị ...................................5
1.1.2. Nghiên cứu về định hướng giá trị nghề ........................................12
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài. ...................................................18
1.2.1. Những nội dung về giá trị. ............................................................18
1.2.2. Định hướng giá trị .........................................................................25
1.3. Nghề và các nhóm nghề phổ thơng hiện nay của nước ta. .................30
1.3.1. Khái niệm nghề. ............................................................................30
1.3.2. Sự phân loại nghề nghiệp trong xã hội. ........................................31
1.4. Giá trị và định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12 ......................33
1.4.1. Giá trị nghề. ..................................................................................33

1.4.2. Định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12. ..............................34
1.4.3. Nội dung định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12. ...............37
1.5. Yếu tố tác động đến định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12. ....39
1.5.1. Yếu tố bên ngoài (yếu tố khách quan) ..........................................39
1.5.2. Yếu tố bên trong (yếu tổ chủ quan) ..............................................41


Tiểu kết chƣơng 1. .......................................................................................43
Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ...............44
2.1. Tổ chức nghiên cứu.............................................................................44
2.2. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................45
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. .................................................45
2.2.2. Nghiên cứu thực trạng. .................................................................45
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................49
CHƢƠNG 3. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ
NGHỀ TRONG SỰ LỰA CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 ....50
3.1 Thực trạng định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12 .....................50
3.1.1 Nhận thức của học sinh lớp 12 về tầm quan trọng của các
nhóm nghề cụ thể........................................................................... 50
3.1.2. Nhận thức của học sinh lớp 12 về giá trị nghề ............................51
3.1.3. Định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12 thể hiện qua mặt
hứng thú ........................................................................................ 59
3.1.4. Định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12 thể hiện ở mặt hành vi. .66
3.1.5. Tổng hợp chung về định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12. .......74
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ định hướng giá trị nghề của học
sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội. 75
3.2.1 Yếu tố giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường THPT. .....................76
3.2.2. Động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 .......................................81
Tiểu kết chƣơng 3. .......................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................90
PHỤ LỤC .....................................................................................................94


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang sống ở thế kỉ XXI – thế kỉ của sự phát triển không ngừng
của khoa học công nghệ cao, của thông tin… làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đời
sống xã hội. Tuân theo quy luật tất yếu của sự phát triển, cũng như trong xu thế
tồn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam cũng đang có nhiều biến đổi tồn diện và
sâu sắc trên nhiều lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội, trong đó có việc lựa chọn
nghề. Có nhiều nghề trước đây được xã hội coi trọng nhưng đứng trước bối cảnh
mới của thời đại thì nhiều nghề đã mất đi và nhường chỗ cho nhiều ngành nghề
mới. Vì thế việc lựa chọn hệ thống giá trị phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại, với yêu cầu của nghề nghiệp là vấn đề cần phải quan tâm nghiên cứu.
Trong tất cả các nguồn lực của xã hội thì nguồn lực con người đóng vai
trị quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Con người là giá trị cao nhất của
mọi giá trị, là thước đo của mọi giá trị. Đầu tư vào con người là cơ sở chắc chắn
nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, điều cốt lõi của sự thành công là
tạo ra được nguồn nhân lực có đủ năng lực, trí tuệ, thích nghi được với những
thay đổi mới của thời đại. Muốn vậy, học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường phải có một trình độ tri thức, một sự hiểu biết nhất định về nghề và giá trị
của nghề trong xã hội để từ đó lựa chọn một nghề phù hợp với năng lực và
nguyện vọng của bản thân.
Nghề luôn được coi là một trong những yếu tố quan trong quyết định
tương lai của mỗi con người. Vì thế lựa chọn cho mình một nghề phù hợp là vấn
đề được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là là học sinh cuối cấp trung học phổ
thông . Trong xã hội hiện nay học sinh THPT có rất nhiều sự lựa chọn sau khi tốt
nghiệp: học tiếp ĐH, CĐ, học nghề, du học, đi làm….Vậy họ sẽ chọn nghề như
thế nào?

Sau khi tốt nghiệp THPT học sinh thường mong muốn được vào các
trường Cao đẳng, Đại học để có một nghề nghiệp nhất định. Song sự hiểu biết
của các em về nghề nghiệp cũng như những yêu cầu của nghề, những khả năng
của bản thân để đáp ứng với yêu cầu đối với nghề nghiệp mà mình lựa chọn còn
rất hạn chế. Nhiều em còn lúng túng chưa định hướng được tương lai cho cuộc
1


sống của bản thân, vì vậy khi chọn nghề thường theo cảm tính khơngcó sự cân
nhắc, suy xét. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới q trình hoạt động nghề nghiệp
của các em. Nếu mỗi cá nhân có một nhận thức và thái độ đúng đắn về nghề và
giá trị của nghề sẽ chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp với khả năng,
năng lực, hứng thú và nguyện vọng, sẽ tạo ra một động lực thúc đẩy cá nhân tích
cực say mê tham gia vào các hoạt động xã hội. từ đó cá nhân sẽ có điều kiện để
phát huy được khả năng sáng tạo của mình.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn và
nghiêncứu đề tài: “Định hướng giá trị nghề trong sự chọn nghề của học sinh lớp
12 trên địa bàn thành phố Hà Nội.”
2. Mục đich nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị nghề trong sự chọn
nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra
một số kiến nghị cho các em học sinh, gia đình, nhà trường, nhằm hình thành
định hướng giá trị nghề đúng đắn cho học sinh lớp 12.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ định hướng giá trị nghề của học sinh lớp
12 trên địa bàn thành phố Hà Nội..
- Khách thể nghiên cứu: 300 học sinh khối lớp 12 trên địa bàn thành phố
Hà Nội. (Trong đó có 150 em học sinh Trường THPT Minh Khai – Quốc Oai và
150 em học sinh Trường THPT Nhân Chính – Thanh Xuân).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp một số vấn đề lý luận và xây dựng những khái niệm công cụ
của đề tài như: giá trị, giá trị nghề, định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề.
- Phân tích thực trạng định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12 trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng định hướng giá
trị nghề của học sinh như: Ảnh hưởng từ nhà trường thầy cô, bạn bè, gia đình và
các phương tiện truyền thơng, năng lực học tạp của bản thân.
- Đề xuất một số giải pháp định hướng giá trị nghề cho học sinh lớp 12
trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2


5. Giả thuyết nghiên cứu
- Đa số học sinh lớp 12 có định hướng giá trị nghề khá đúng đắn. Chỉ có
một số ít học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận thức chưa đúng về
giá trị nghề.
- Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về định hướng giá trị lựa chọn nghề
theo giới tính, và giữa các trường.
- Định hướng của học sinh lớp 12 không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu
tố như yếu tố giáo dục hướng nghiệp từ nhà trường, ý kiến từ gia đình người
thân, phương tiện thơng tin đại chúng… Mà bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố
như: Tự đánh giá năng lực học tập của bản thân, tình hình sức khỏe đối với nghề
mình định chọn.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ 01/09/2016 đến 01/06/2017.
- Địa bàn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu định hướng giá trị nghề trong sự lựa
chọn nghề của học sinh lớp 12 trên 2 trường là Trường THPT Minh Khai – Quốc
Oai, và Trường THPT Nhân Chính - Thanh Xuân.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích tổng hợp và hệ thống các tài liệu lý luận có liên quan đến vấn đề
định hướng giá trị nghề trong sự lựa chọn nghề của học sinh THPT để làm sáng
tỏ các vấn đề lý luận.
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Sử dụng bảng hỏi đã thiết bao gồm một hệ thống câu hỏi danh cho khách thể
nghiên cứu và đối tượng có liên quan nhằm thu thập thơng tin, từ đó làm sáng tỏ
thực trạng định hướng giá trị nghề của học sinh THPT, các yếu tổ ảnh hưởng đến
định hướng giá trị nghề.
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn 6 học sinh đang học lớp 12 và 2 cán bộ giáo viên trường THPT
trên địa bàn nghiên cứu về định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12.
7.4 Phương pháp thống kê toán học.
3


Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 16 để xử lý số liệu bao gồm các thông
số: tỷ lệ phần trằm, điểm trung bình trung để phần tích số liệu thu được từ các
phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương và kết luận, kiến nghị.
Chương 1: Cơ sở lý luận về định hướng giá trị nghề của học sinh trung học phổ
thông.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12 trên
địa bàn thành phố Hà Nội.

4



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ
TRONG SỰ CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Sơ lƣợc các nghiên cứu về định hƣớng giá trị
1.1.1. Nghiên cứu về giá trị và định hƣớng giá trị
Hiện nay, vấn đề giá trị, định hướng giá trị, trong đó có định hướng giá trị nghề
nghiệp và vấn đề dự định chọn nghề của học sinh THPT đang là vấn đề mang
tính thời sự và được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên
cứu.
1.1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về giá trị và định hƣớng giá trị
trên thế giới
Trong tâm lý học,vấn đề giá trị cuả cá nhân và xã hội, ngay từ khi chuyên
ngành khoa học này ra đời đã chiếm một vị trí quan trọng mà thuật ngữ của
Wundt, là đối tượng “ cao cấp” của tâm lý học.
W.Dilthey và E.Spranger là những nhà tâm lý thuộc trường phái tâm lý
học mô tả, giảng giải, song họ lại có quan điểm khác nhau về vấn đề giá trị.
Theo W.Dilthey những cảm xúc, tình cảm chứa đựng những biểu hiện nhân cách
của giá trị là nội dung của đời sống tinh thần. Ông cho rằng, đối với chúng ta, chỉ
có những cái được trải nghiệm cảm xúc mới có giá trị, giá trị khơng tách khỏi
tình cảm[21].
Phê phán quan điểm này, E.Spranger nhấn mạnh rằng, nội dung đời sống
tâm hồn của con người khơng thể đơn giản hóa thành các giá trị mnag tính chủ
quan, được xác định như những cơng cụ điều chỉnh cảm xúc. Theo ông, tâm hồn
của con người phản ánh cả những giá trị mang tính khách quan- “những giá trị
xuất hiện trong đời sống lịch sử, về mặt bản chất và ý nghĩa, nó nằm ngồi đời
sống cá nhân, và được chúng ta gọi là tinh thần, đời sống tinh thần hay văn hóa
mang tính khách quan”. Như vậy phạm trù nhân cách, trong tâm lý học mô tả
gồm hai khía cạnh, cả những đánh giá chủ quan, chuẩn mực và những hình dung
về sự tồn tại trong ý thức xã hội [21].
Trường phái tâm lý học Úc mà đại diện là A.Meinong, X.Ehrenfels,

I.Kreybig lại cho rằng giá trị được hiểu là hiện tượng hồn tồn mang tính chủ
5


quan. Theo X.Ehrenfels, giá trị của đối tượng được xác định bởi mong muốn có
nó, mà mong muốn này lại được xác định bằng khả năng đạt được sự thỏa mãn.
Sự sắp xếp các giá tri, do đó được xây dựng trên cớ sở năng lực của đối tượng
mang lại sự hài lịng hay khơng hài lịng. A.Meinong chuyển khái niệm giá trị
thành khẳ năng trải nghiệm “cảm xúc giá trị” chủ quan nào đó. Theo ơng giá trị
được gán cho một đối tượng bất kỳ nào đó, bởi lẽ là có “một người nào đó mà
giá trị là giá trị”. Cũng trong nghĩa này ông đã sử dụng khái niệm “giá trị nhân
cách”, nghĩa là giá trị “đối với ai đó”[ 21].
Trong quan niệm các nhà tâm lý học hành vi, giá trị nằm ngoài phạm vi
nghiên cứu khoa họa về bản chất con người. Đối với họ “đạo đức, luân lý và giá
trị- chẳng qua chỉ là kết quả học hỏi liên từ xã hội”. Hành vi của con người theo
chủ nghĩa hành vi cổ điển được coi là tập hợp các phản ứng, mà sự thể hiện của
nó được xác định bởi sức mạnh của củng cố kích thích từ mơi trường bên ngồi.
Tuy nhiên, để đặc trưng cho sức mạnh và xu hướng phản ứng của con người,
E.Tolman đã đước sử dụng các khái niệm về giá trị. Khái niệm giá trị được ông
định nghĩa như sức hấp dẫn của khách thể mục tiêu cùng với nhu cầu xác đinh sự
cần thiêt của mục tiêu. J.Rotter trong lý thuyết học hỏi xã hội của mình sử dụng
khái niệm “giá trị củng cố” và được hiểu là mức độ mà một người ưa thích củng
cố này hay củng cố khác khi xác suất nhận được như nhau. Cùng với “giá trị
củng cố”, hành vi của con người còn được xác định bởi “giá trị nhu cầu”. Giá trị
này là giá trị trung bình của tập hợp các củng cố có liên quan đến các phạm trù
nhu cầu cơ bản. Giá trị mong đợi của củng cố phụ thuộc vào đánh giá chủ quan
tình hình xã hội bên ngoài [21].
Phân tâm học của Freud tập trung chú ý vào các yếu tố sinh học bên trong
của sự phát triển nhân cách. Phân tâm học đặt các ham muốn bản năng vô thức
(Id) là cơ sở hành vi của hành vi của con người. Theo Freud, “hiển nhiên “Cái

ấy” không biết đến giá trị, thiện và ác, đạo đức”. Song lý thuyết Freud dù sao
cũng hàm ý sự điều chỉnh giá trị - chuẩn mực nhất định về hành vi của con
người. “Siêu tôi” của Freud về bản chất là nơi lưu trữ các quy định đạo đức vô
thức lẫn các quy định đạo đức được xã hội thiết lập, những giá trị đạo đức và
chuẩn mực hành vi. Freud trong các cơng trình của mình chỉ ra ba chức năng của
6


Siêu tơi: lương tâm, tự quan sát và hình thành lý tưởng, theo quan điểm của ông,
nhiệm vụ của lương tâm là kiềm chế, cấm đốn hoạt động vơ thức; nhiệm vụ của
vô thức là đánh giá hoạt động trên cơ sở và nhu cầu; nhiệm vụ của Cái tôi là tự
quan sát. Sự hình thành lý tưởng liên quan đến sự phát triển của cái Siêu tôi được
tác động bởi các yếu tố xã hội.
Khái niệm trung tâm trong lý thuyết nhân cách của Carl Roger người đại
diện cho trường phái tâm lý học nhân văn là “tự thân” được ơng định nghĩa là
“một mơ hình khái niệm có tổ chức, cơ động, nhưng gián tiếp trong việc tri giác
các đặc điểm và các mối quan hệ của “Cái tơi”, hoặc chính bản thân mình, và
bên cạnh đó là hệ thống giá trị áp dụng cho khái niệm này”. Theo quan niệm củ
ông cấu trúc của “tự thân” bao gồm cả những giá trị mà “có thể trực tiếp trải
nghiệm” lẫn những giá trị có liên quan và “cảm giác bên trong” mà con người
diễn giải nhầm lẫn và coi nó như là những giá trị của mình. Theo Rogers chính
cơ thể cung cấp dữ liệu để hình thành nên những phán xét về giá trị. Ông tin
tưởng rằng cả các giá trị bên trong và bên ngoài được thành lập hoặc là được tiếp
nhân, nếu như được cảm nhận bằng “cơ chế sinh lý” như là những giá trị đảm
bảo cho sự an toàn và củng cố cơ thể. Chính trên cở sở này hình thành nên các
giá trị xã hội được rút ra từ nền văn hóa. Tuy nhiên Rogers vẫn nhấn mạnh sự
cần thiết ý thức các trải nghiệm xuất hiện như là nền tảng của các ý tưởng giá trị.
Theo Maslow, sự lựa chọn các giá trị bậc cao của một người do chính họ
xác định, mà không phải do lực lượng thần thánh hoặc lực lượng nào khác nằm
ngồi bản thân họ. Khi có sự lựa chọn tự do con người tự mình một cách “bản

năng” lựa chọn cái thực sự, mà không phải cái giả dối, điều thiện mà không phải
là điều ác”. Khi nói về tính tự nhiên, tính hiển nhiên của các giá trị tâm lý bên
trong, Maslow nhấn mạnh, tuy nhiên “bất kỳ xu hướng bản năng nào của con
người cũng yếu hơn nhiều so với sức mạnh của nền văn minh”. Nhưng ơng cũng
như Carl Rogers nhìn thấy vai trò “quan trong” sống còn của các nhà tâm lý học
hiện thực hóa, “thức tỉnh” các giá trị bên trong của con người.
Nhóm giá tri định danh là những mong muốn mà cá nhân muốn đạt được
trong cuộc sống. Đây là những mục tiêu mà một người muốn đạt được trong
cuộc đời mình. Những giá trị này khác nhau giữa các nhóm người khác nhau
7


trong nền văn hóa khác nhau. Nó gồm 18 giá trị: Tình hữu nghị, tình u, được
tơn trọng, hạnh phúc, cái đẹp, công bằng, độc lập, được thừa nhận xã hộ, tự do,
lạc quan, gia đình an tồn, quốc gia an toàn, nhạy cảm , thế giới tươi đẹp, thế
giới hịa bình, cuộc sống tiện nghi, cuộc sống lạc quan [ 21].
Tâm lý hoạt động có cách tiếp cận tương tự với các nhà tâm lý học nhân
văn phương tây. Theo B.F.Lomov có những giải thích khác nhau về khái niệm
“nhân cách”, song các nhà tâm lý học hoạt động đều đặt giá trị xu hướng lên
hàng đầu. Xu hướng như thuộc tính tổng hợp và xác định tồn bộ tài sản tâm lý
của nhân cách đã được phân tích theo các cách khác nhau trong các cơng trình
nghiên cứu của Rubinstein, Leontiev, B.G.Ananiev, Uznadeze, Bozhovich,
B.F.Lomov xác định xu hướng như “mối quan hệ giữa cái mà nhân cách nhận
được và tiếp nhận từ xã hội (với nghĩa là cả các giá trị vật chất và tinh thần) với
cái mà nhân cách mang lại cho xã hội, làm cho xã hội phát triển”. Như vậy trong
xu hướng thể hiện các giá trị chủ quan của nhân cách với các khía cạnh khác
nhau của thực tại. Nhấn mạnh đặc trưng tâm lý của các giá trị với tư cách là đối
tượng xu hướng. V.P.Tugarinov sủ dụng khái niệm “định hướng giá trị”. Định
hướng giá trị được định nghĩa như xu hướng của nhân cách đói với giá trị nghề
nào đó.

Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị ở đây đã
chỉ ra được những khác biệt trong thang giá trị của thanh niên, xây dựng bộ dụng cụ
để đo đạc và kiểm chứng cho nghiên cứu thực tế. Ngồi ra các cơng trình nghiên cứu
cịn được ứng dụng vào trong các trường học và cộng đồng dân cư.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về giá trị và định hƣớng giá trị ở Việt Nam
Vấn đề giá trị cũng đã thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học thuộc
các lĩnh vực khoa học khác nhau tại Việt Nam.
Đề tài “Thực trạng gia đình trẻ em Việt Nam” đã làm rõ thực trạng giá trị
và thực trạng giá trị trong các gia đình Việt Nam thời kỳ “Đổi mới”. Bên cạnh đó
đề tài cũng nhấn mạnh tới vai trị của gia đình trong việc đảm bảo hạnh phúc và
giáo dục đạo đức cho trẻ [21].
Để tài “Chuyển đổi cơ cấu xã hội và định hướng giá trị ở nông thôn đồng
bằng Bắc Bộ” của viện khoa học xã hội đã làm rõ thực trạng và những thay đổi
8


định hướng giá trị của nông dân vùng đồng bằng Bắc bộ trong thời kỳ đổi mới.
Để tài đặc biệt chú ý tới những tín hiệu thay đổi từ định hướng sản xuất nhỏ
mang tính tự cung tự cấp sang nên kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị
trường.
Trong cuốn Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi
mầm non của tác giả Ngơ Cơng Hồn có đề cập tới nội hàm khái niệm giá trị,
những phạm trù cơ bản giáo dục đạo đức cho trẻ em mầm non. Những phạm trù
cơ bản mà tác giả đề cập tới là Quyền, Bổn phận, Trách nhiệm, Nghĩa vụ. Đồng
thười trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả cũng đề cập tới thực trạng việc
xây dựng nội dung giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non trong
một số trường mầm non ở các địa phương: Thái Bình, Nghệ An, Hịa Bình. Ưu
điểm trong việc giáo dục đạo đức rong các trường tác giả đưa ra: nhà trường csac
cô giáo đã có kế hoạch cụ thể để tổ chức giáo dục đạo đức cho trẻ, đồng thời tổ
chức tốt chuyên đề giáo dục lễ giáo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai. Vì

vậy giáo dục đạo đức ở trường mầm non đạt kết quả cao. Tuy nhiên tác giả cũng
chỉ ra những hạn chế như: giáo viên chưa thực sự mẫu mực trong hành vi ứng xử
với các cháu, đặc biệt ở các lớp đông trẻ, cô thường dung mệnh lệnh sai khiến
trẻ, những hiện tượng quậy phá trò chơi của bạn, tranh dành đồ chơi của bạn….
vẫn tồn tại [21].
Tác giả Phạm Minh Hạc đã phát biểu về triết lý giáo dục hiện nay tại buổi
tạo đàm “triết lý giáo dục Việt Nam” do Báo điện tử ĐCS Việt Nam tổ chức
31/8/2011 tại Hà Nội như sau: Nhà trường giúp học sinh hình thành và phát triển
hệ giá trị của từng người: tâm lực, trí lực, thể lực – giá trị học thức, giá trị sống,
giá trị tay nghề và lương tâm nghề, giá trị đóng góp, giá trị tự khẳng định
mình…”.
Năm 1991 – 1995 nhiều đề tài KX thuộc chương trình khoa học cơng
nghề cấp nhà nước đã tiếp cận vấn đề giá trị, đặc biệt các chương trình thuộc
chương trình KX – 07 “ Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát
triển kinh tế - xã hội”. Có thể điểm qua một số đề tài sau:
Đề tài “Những đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách của con người
Việt Nam trong sự phát triển kinh tế xã hội” mã số KX -07 – 04 do PGS.TS
9


Nguyễn Quang Uẩn làm chủ nhiệm (1995) đã nghiên cứu những giá trị chung,
giá trị nhân cách, giá trị nghề nghiệp, giá trị truyền thống và hiện đại của các
nhóm học sinh, sinh viên, thanh niên nông thôn [42].
Tác giả Thái Duy Tuyên với đề tài “tìm hiểu định hướng giá trị của thanh
niên Việt Nam” mã số KX – 07 – 10 (1995) đã khảo sát trên các đối tượng thanh
niên công nhân, nông dân, học sinh – sinh viên, tri thức… tại một số thành phố
lớn về “nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên”, và “Định hướng giá trị của thanh
niên”. Các số liệu thu được của đề tài đã phần nào phác họa bức tranh chung về
nhân cách của con người Việt Nam qua các mặt như: nhận thức và giá trị, tâm
trạng và thái độ, hứng thú và thị hiếu, nhu cầu và động cơ, cảm nhận và sự đánh

giá, nguyện vọng và ước mơ [36].
Tác giả Mạc Văn Trang với cơng trình nghiên cứu “Đặc điểm của lối sống
sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục”(1995) đã tìm
hiểu thực trạng những đặc điểm lối sống của sinh viên và trên cơ sở đó để đưa ra
các biện pháp giáo dục phù hợp
Năm 1996, luận án của tác giả Dương Tự Đam nghiên cứu: “Định hướng giá
trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” [6]. Đã nêu ra một
số biểu hiện đặc trưng, xu hướng phát triển và sự chuyển đổi định hướng giá trị trong
sinh viên. Trên cơ sở đó đề tài đưa ra những giải pháp nhằm giáo dục định hướng giá
trị cho thanh niên sinh viên theo yêu cầu của công cuộc đổi mới.
Tập thể tác giả Phạm Minh Hạc, Thụy Như Ngọc, Rusell J.Daiton. Trong
cuộc điều tra giá trị thế giới năm 2001 tại Việt Nam đã thăm dò về sự hài lòng về
chất lượng cuộc sống, quan hệ xã hội và gia đình, mức độ quan tâm và sự tham
gia trong lĩnh vực chính trị, những giá trị kinh tế, niềm tin vào hệ thống chính trị.
Đề tài cũng đưa ra được bức tranh về sự lựa chọn những giá trị cơ bản trong lối
sống trong thực tế xã hội vào thời điểm trên.
Đầu năm 2002, tác giả Đỗ Ngọc Hà với luận án tiến sỹ “Định hướng của
thanh niên, sinh viên hiện nay trước sự chuyển đổi kinh tế - xã hội cuả đất
nước”. Cho thấy những giá trị nào điều tiết được cuộc sống hàng ngày và hành vi
xã hội của sinh viên, trên cơ sở đó xây dựng biểu mẫu định hướng giá trị cho
sinh viên Việt Nam [8].
10


Năm 2005 tác giả Đào Thị Oanh trong nghiên cứu về định hướng giá trị
của học sinh trung học. Tác giả đã chỉ ra những giá trị truyền thống và những giá
trị mới trong hệ thống giáo dục của học sinh [24].
Tác giả Nguyễn Thị Khoa với luận án: “Định hướng giá trị chất lượng
cuộc sống gia đình của nữ tri thức hiện nay”. Đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về giá
trị, định hướng giá trị nghiên cứu đã nêu ra những đặc trưng và xu thế định

hướng giá trị cuộc sống gia đình của nữ tri thức, từ đó xây dựng những chuẩn giá
trị gia đình Việt Nam hiện đại [18].
Gần đây nhất một số đề tài về định hướng giá trị đạo đức, lối sống được
quan tâm, như: “Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh” [1], “Định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường
đại học tại TPHCM” [4]. Cả hai trên cơ sở nghiên cứu lý luận và hệ thống câu hỏi mở
để lấy ý kiến các nhà giáo dục, các chuyên gia, sinh viên… nêu ra hệ thống giá trị đạo
đức, lối sống. Trên cơ sở nghiên cứu cả hai tác giả đều nhận định đa số sinh viên đều
có định hướng giá trị đạo đức tích cực, lối sống đúng đắn.
Trong đề tài: “Thực trạng lựa chọn các giá trị đạo đức nhân văn
trong lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, của tác giả
Huỳnh Văn Sơn cho biết, trong việc lựa chọn các giá trị cụ thể sinh viên chưa
quan tâm đúng mức đến các giá trị hướng đến cộng đồng và các giá trị hướng
đến một cuộc sống hữu nghị hợp tác với người khác. Ngồi ra, sự lựa chọn của
sinh viên cịn chưa thống nhất và rất dao động.
Tác giả Lê Thị Minh Loan đã tìm hiểu hệ giá trị của doanh nhân thời kì
hội nhập quốc tế với ba nhóm giá trị cơ bản bao gồm giá trị cá nhân, giá trị nghề
nghiệp và giá trị xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị cá nhân và giá trị
nghề nghiệp được doanh nhân đề cao và thực hiện tốt nhất, những giá trị xã hội ít
được đề cao và thực hiện kém hơn [21].
Ngoài những đề tài nghiên cứu, cịn có một số bài viết và báo cáo về giá
trị và định hướng giá trị được đăng trên các tạp chí khoa học. Nhìn chung các đề
tài tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ nhiều vấn đề cả tích cực lẫn tiêu cực của
những thay đổi về định hướng giá trị của người Việt Nam nói chung và của sinh
viên, học sinh nói riêng, trên cơ sở đó đề ra những phương hướng và biện pháp
để giúp sinh viên, học sinh hoàn thiện về mặt nhân cách.
11


1.1.2. Nghiên cứu về định hƣớng giá trị nghề

1.1.2.1. Các nghiên cứu về định hƣớng giá trị nghề trên thế giới
Trên thế giới, những vấn đề liên quan đến việc đầu tư cho giới trẻ
những “cơng việc thích hợp” đã diễn ra từ rất sớm (gắn liền với sự phát triển của
các vương quốc châu Âu và các đế chế thực dân, thời trung cổ). Vì vậy, những ấn
phẩm và cơng trình nghiên cứu liên quan khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,
trong các tác phẩm này, định hướng giá trị nghề chưa được nghiên cứu một cách
chuyên biệt mà chúng mới chỉ được xem xét như một khía cạnh có ảnh hưởng đáng
kể đến sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân trong đời sống xã hội.
Năm 1909 cuốn sách “Chọn lựa một nghề” (Choosing a Vocation) của
Parson đã được xuất bản qua đó trình bày phương pháp kết nối những đặc điểm
tính cách của cá nhân với một nghề. Cuốn sách của Parsons thực sự có ý nghĩa
với những điều ông đã đề cập về ba nhân tố cần thiết để chọn lựa chính xác một
nghề: 1. sự hiểu biết rõ ràng về bản thân, những năng khiếu, năng lực, những sự
quan tâm, tham vọng, những sự tháo vát, hạn chế và những nguyên nhân khác
của bạn; 2. kiến thức về những yêu cầu và những điều kiện của sự thành công,
những thuận lợi và phi thuận lợi, sự đền bù, những cơ hội và cả các triển vọng
theo những con đường khác nhau của công việc; 3. Lý lẽ đúng đắn trên những
mối quan hệ của hai nhóm của những sự thật đó. Sự nỗ lực mang tính tiên phong
và các tác phẩm của Frank Parsons đã đặt nền móng cho sự ra đời của một nghề
mới “Hướng dẫn hướng nghiệp”, sau này được sử dụng với một khái niệm
mới“tham vấn hướng nghiệp”.
K.K. Platonop (1960), với quan niệm về “Tam giác hướng nghiệp”. Ba
cạnh của hướng nghiệp được xác định là (1) đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề
trong xã hội, (2) nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, (3) đặc điểm về nhân
cách, tâm sinh lý cuả cá nhân. Khi cá nhân tìm được sự phù hợp cả ba cạnh của
tam giác, khi đó tìm được sự lựa chọn nghề tối ưu và có định hướng giá trị nghề
nghiệp đúng đắn và phù hợp. Mơ hình tam giác hướng nghiệp của ơng được
đánh giá cao, có rất nghiều nghiên cứu lấy đây là cơ sở quan trọng để xây dựng
khung lý thuyết nghiên cứu định hướng giá tri nghề [26].
Whiston và Keller (2004), trong bài viết: “Thống kê phân tích các nghiên

cứu về tác động của xuất thân gia đình lên định hướng nghề”, thống kê các
12


nghiên cứu từ 1980 về tác động của xuất thân gia đình lên định hướng giá trị của
các thành viên trong gia đình. Các khái niệm về nghề của các thành viên trong
gia đình chụi ảnh hưởng tới cấu trúc gia đình (như nghề nghiệp của bố mẹ) và
các hoạt động của gia đình (như tương trợ lẫn nhau, sự gắn bó, tính độc lập). Tuy
nhiên ảnh hưởng của hoạt động gia đình mang tính phức tạp hơn và chụi sự chi
phối của các yếu tố như dân tộc, giới và tuổi [47].
Hou, Wu và Liu (2013), trong bài viết “Sự gần gũi cha mẹ và khó khăn
trong việc chọn nghề: Mơ hình về định hướng trí tuệ - văn hóa và lương tâm”.
Đánh giá tác động của sự gần gũi cha mẹ, lương tâm và định hướng trí tuệ - văn hóa
trong gia đình tới sự khó khăn lựa chọn nghề của sinh viên Trung Quốc. Mẫu 1196
sinh viên. Kết quả cho thấy sự gần gũi cha mẹ tác động tới lương tâm lại có ảnh
hưởng lên khó khăn chọn nghề của thanh niên. Ngoài ra mối quan hệ giữa gần gũi
cha mẹ và khó khăn chọn nghề được điều tiết bởi trí tuệ - văn hóa [45].
Sự ra đời của các lý thuyết phát triển nghề (bắt đầu từ những năm 50)
với nội dung tập trung vào những quan điểm cá nhân là một bước ngoặt quan
trọng khẳng định hiệu quả, tính bền vững và sự phát triển của hoạt động
“Tham vấn hướng nghiệp”. Các lý thuyết được đề cập đến bao gồm: Thuyết quá
trình (Ginzberg, Ginsburg, Axelrod, Herma, Blau, Gustad, Parnes và
Wilcock); Lý thuyết phát triển (Super, Starishevshky,Matlin, Jordaan và
Havighurst); Thuyết nhân cách (Holland, Roe vàLunneborg); Lý thuyết logic xã
hội (Caplow, Bandura, Herr, Crarner, Hotchkiss và Borow); Lý thuyết kinh
tế (Zunker, Isacson…). Kết quả nghiên cứu các lý thuyết trên đây cho thấy: Phát
triển nghề là một quá trình liên tục, là một mặt lâu dài của sự tồn tại của con
người (career development across the life span). Định hướng giá trị nghề có vai
trị quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Dựa trên các
nhu cầu cơ bản, những mơ hình tính cách khác nhau, những trải nghiệm

thực tế, sự tiến bộ liên tục của những ý niệm riêng về nghề…, mỗi cá nhân sẽ
tự biểu hiện về bản thân (giá trị, nhu cầu, hứng thú...) thông qua các quyết định
lựa chọn nghề cũng như môi trường làm việc [3].
Trong những công trình nghiên cứu về hứng thú nghề ( V.N.Supkin,
V.P.Gribanov, X.N.Trixtaiakova, N.N.Dakharov…), dự định ghề (A.A.Barbinova,
13


A.A.Bungacov..) và động cơ chọn nghề ( V.A.Cruchetxki, N.Đ.Leevitov,
A.V.Petrovxki,

E.M.Pavlưuchenkov,

G.Reynolds,

J.Shister,

A.Roe,

A.A.Maslow…) mặc dù định hướng giá trị nghề không phải là đối tượng
nghiên cứu trực tiếp nhưng nó ln hiện hữu và có mối quan hệ mật thiết với hứng
thú, động cơ chọn nghề và dự định chọn nghề ở học sinh THPT: 1) Ý nghĩa xã hội
của nghề kết hợp nhuần nhuyễn với nguyện vọng và khả năng của cá nhân mang
lại sự thỏa mãn về mặt đạo đức cho con người và lợi ích tối đa cho xã hội; 2)
Tính sáng tạo của lao động, ý nghĩa xã hội của nghề và quy mô tiềnlương… luôn
là một trong những yếu tố hấp dẫn học sinh trong quátrình lựa chọn một nghề
nào đó; 3) Những ngành nghề học sinh dự định phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi,
giới tính cũng như điều kiện kinh tế xã hội của từng giai đoạn phát triển… [27].
1.1.2.2. Các nghiên cứu về định hƣớng giá trị nghề ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề định hướng giá trị nghề nghiệp phần lớn được

nghiên cứu như một khía cạnh của xu hướng lựa chọn nghề, thái độ lựa chọn
nghề, động cơ chọn nghề, dự định chọn nghề… hoặc trong những lĩnh vực lớn
về giá trị nhân cách con người Việt Nam.
Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ngọc Bích, Phạm Tất
Dong, Phạm Nguyệt Lãng và Trần Anh, Phạm Mạnh Hùng, Phan Thị Tố Oanh…
đã xem xét một cách sâu sắc và có hệ thống về hứng thú nghề, xu hướng chọn
nghề, động cơ chọn nghề, nhận thức nghề và dự định chọn nghề của học sinh
THPT. Tuy nhiên có thể thấy trong tất cả những cơng trình nghiên cứu này, định
hướng giá trị nghề của học sinh THPT cũng mới chỉ xem xét như một khía
cạnh của hứng thú nghề, động cơ chọn nghề và xu hướng chọn nghề của học
sinh. “Ở thanh niên học sinh, động cơ bên trong nổi bật hơn động cơ bên
ngoài, nam thanh niên xếp khả năng của bản thân là động cơ thứ nhất, tính
chất quan trọng của nghề nghiệp là động cơ thứ hai…Nữ thanh niên xếp thứ
nhất là yêu cầu của nhà nước, thứ hai là vị trí xã hội của nghề, thứ ba là khả
năng của bản thân…” [27, tr.10]; “Lý do chọn nghề quan trọng nhất ở học
sinh là nghề phù hợp với khả năng học tập, hứng thú học tập sau đó là sự
phù hợp với yêu cầu xã hội” [27, tr.136].

14


Trên cơ sở phân tích các khía cạnh nhận thức lựa chọn nghề, thái độ lựa
chọn nghề, động cơ lựa chọn nghề, dự định lựa chọn nghề, các tác giả chỉ ra thực
trạng định hướng giá trị nghề của học sinh THPT [15].
Trong tác phẩm “Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới
và hội nhập” Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên (2010) đã chỉ ra những biến đổi
định hướng giá trị của con người Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường
giai đoạn 1991 – 1995. Nghiên cứu đã chỉ ra một số giá trị nghề mà người lao
động Việt Nam hướng tới đó là: Vấn đề tìm nghề trong biên chế nhà nước khơng
cịn giữ vị trí độc tơn; Quan niệm “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”

nhường chỗ cho quan niệm mới; Nghề có thu nhập cao sống ở các thành phố lớn
với đầy đủ tiện nghi được thanh niên ưa thích; Hiện đại hóa thiết bị và đào tạo
những chun gia có trình độ chuyên môn cao tiếp cận với thị trường
trong và ngoài nước… Các tác giả nhận định những giá trị cần thiết để trở thành
người lao động tốt bao gồm: 1. Trình độ tay nghề; 2. Văn hóa lao động như tinh
thần trách nhiệm, bảo đảm sự nghiêm túc về kỷ luật lao động và quy trình cơng
nghệ; trung thực, không làm hàng xấu, hàng giả, biết tiết kiệm nguyên vật
liệu, sức lao động và thì giờ; quan hệ hịa đồng, tốt đẹp với đồng nghiệp…; 3.
Dạy nghề đồng thời với quản lý nghề, lòng yêu mến và chăm lo phát triển nghề
[12, tr.68 - 70].
Một số nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận vai trò định hướng của hoạt động
cá nhân (cán bộ công chức) trong nghề cho thấy định hướng giá trị nghề được
thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau (cấp độ nhận thức, cấp độ mong muốn và cấp
độ hoạt động thực tiễn). Ở cấp độ mong muốn, cá nhân hướng vào việc nhấn
mạnh đến khía cạnh cảm xúc mà các giá trị có được đối với cá nhân. Ở cấp độ
hoạt động thực tiễn, cá nhân nhận rõ những giá trị thực sự có khả năng thúc đẩy
chủ thể hành động nhằm đạt được những giá trị đó [16]. Ở cấp độ nhận thức và
thái độ, các giá tri liên quan đến việc phát triển cá nhân (“Nâng cao trình độ
chun mơn”; “Được làm chủ công việc chuyên môn”) và những tiêu chuẩn
nghề nghiệp (“Phù hợp với sở thích của bản thân”; “Tính sáng tạo” và “Giao
tiếp với đồng nghiệp”) được quan tâm và đánh giá cao hơn giá trị kinh tế
(“Lợi ích vật chất”). Trong biểu hiện thực tế hoạt động nghề có những điểm
15


thiếu nhất qn và có xu hướng khơng tích cực so với nó ở cấp độ nhận thức
và thái độ.
Lị Mai Thoan (2010) với quan niệm định hướng giá trị nghề của học sinh
THPT là kết quả của quá trình giáo dục xã hội, đặc biệt là giáo dục hướng
nghiệp của nhà trường và tự giáo dục một cách tích cực và chủ động của mỗi học

sinh… [34, tr.48] đã chỉ ra các mặt biểu hiện của định hướng giá trị nghề (Nhận
thức, hứng thú và hành động đối với các giá trị nghề) ở học sinh THPT. Nghiên
cứu đưa đến kết luận định hướng giá trị nghề của học sinh THPT tỉnh Sơn La ở
mức trung bình thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó giáo dục hướng
nghiệp đóng vai trị quan trọng nhất [34, tr.163]. Nội dung các giá trị nghề (Giá
trị nghề xã hội, Giá trị nghề gia đình, Giá trị nghề cá nhân) được tác giả nghiên
cứu trong bối cảnh kinh tế xã hội của địa phương (Sơn La). Vì vậy, các giá trị
nghề này chưa phản ánh được những biến động mạnh mẽ của đời sống xã hội,
của thế giới nghề nghiệp trong xu thế hội nhập và quốc tế hóa. Ở một góc độ nào
đó, vấn đề định hướng giá trị nghề được tác giả nghiên cứu gần với nguyên nhân
chọn nghề và dự định chọn nghề của học sinh.
Tác giả Phạm Thị Đức, đã tìm hiểu sự tác động của một số giá trị đối với
hoạt động học tập và sự chọn nghề của học sinh THPT. Theo tác giả, việc học
tập của đa số học sinh là định hướng vào các giá trị tinh thần, trong khi đó tác
dụng thúc đẩy học tập của các giá trị vật chất ở mức độ thấp hơn và giá tiếp hơn.
Kết quả cũng cho thấy, ĐHGTNN trong học tập gắn bó chặt chẽ với định hướng
nghề tương lai và ý thức trách nhiệm công dân. Đây là sự biểu hiện rõ của sự
phát triển nhân cách học sinh ở lứa tuổi này [7].
Tác giả Phùng Thị Hằng (2012), thực hiện đề tài “Định hướng nghề
nghiệp của học sinh trung học phổ thông là người dân tốc tiểu số ở tỉnh Thái
Nguyên”. Tác giả đã tìm hiểu ĐHGTNN bao gồm các khía cạnh: dự định tương
lai, những lý do căn cứ chọn nghề, ĐHGTNN và xu hướng chọn nghề. Nhìn
chung ĐHGTNN của Trung học phổ thông là người dân tộc tiểu số ở tỉnh Thái
Nguyên thể hiện sự lựa chọn của các đối với nhưng GTNN cụ thể có 13 giá trị
nghề được các em đề cập. Tuy nhiên mức độ lựa chọn đối với các giá trị khác
nhau có sự khác nhau [9, tr.10 -11 ,tr.17].
16



×