Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(Luận văn thạc sĩ) kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (nghiên cứu trường hợp vải thiều lục ngạn, bắc giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐẶNG THỊ NHUNG

KẾT HỢP GIỮA QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN TRONG
VIỆC BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
(Nghiên cứu trường hợp vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học quản lý

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐẶNG THỊ NHUNG

KẾT HỢP GIỮA QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN TRONG
VIỆC BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
(Nghiên cứu trường hợp vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang)

Chuyên ngành: Khoa học quản lý
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hải Yến

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 1
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 6
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6
5. Mẫu khảo sát ................................................................................................. 7
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 7
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 7
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
9. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN
TRONG VIỆC BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI
CDĐL................................................................................................................ 9
1.1. Khái quát chung về Chỉ dẫn địa lý và Bảo hộ, Thực thi quyền SHCN
đối với CDĐL ................................................................................................... 9
1.1.1. Khái quát chung về CDĐL ...................................................................... 9
1.1.2. Khái quát về Bảo hộ và Thực thi quyền SHCN đối với CDĐL ............. 21
1.2. Khái niệm quản lý và tự quản trong việc Bảo hộ và Thực thi quyền
SHCN đối với CDĐL ..................................................................................... 39
1.2.1. Khái niệm quản lý trong việc Bảo hộ và Thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL .............................................................................................................. 39
1.2.2. Nội dung của quản lý CDĐL................................................................. 44
1.3. Ý nghĩa của việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ

và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL ...................................................... 46
* Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................... 47


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC KẾT HỢP GIỮA QUẢN LÝ VÀ TỰ
QUẢN TRONG BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI
CDĐL VẢI THIỀU LỤC NGẠN CỦA TỈNH BẮC GIANG .................... 48
2.1. Giới thiệu tổng quan huyện Lục Ngạn và lịch sử hình thành, đặc
điểm phát triển cây vải thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. .......................... 48
2.1.1. Tổng quan huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. ....................................... 48
2.1.2. Đặc điểm và tình hình phát triển cây Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang 49
2.2. Thực trạng việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và
thực thi quyền SHCN đối với CDĐL Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang ..... 51
2.2.1. Thực trạng quản lý trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang............................................................ 51
2.2.2. Thực trạng tự quản trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang .......................................................... 82
2.2.3. Đánh giá sự kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và thực thi
quyền SHCN đối với CDĐL Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang. ....................... 86
* Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................... 95
CHƢƠNG 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TỰ QUẢN, KẾT
HỢP GIỮA QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN TRONG BẢO HỘ VÀ THỰC
THI QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI CDĐL “LỤC NGẠN” CHO SẢN PHẨM
VẢI THIỀU TỈNH BẮC GIANG ................................................................ 96
3.1. Công tác quản lý CDĐL của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm
cho tỉnh Bắc Giang ........................................................................................ 96
3.1.2. Công tác quản lý CDĐL nhìn từ kinh nghiệm Cộng hịa Pháp ............ 97
3.1.2. Công tác quản lý CDĐL tại Hoa Kỳ ..................................................... 99
3.1.3. Kinh nghiệm quản lý CDĐL của Trung Quốc .................................... 103

3.1.4. Kinh nghiệm cho quản lý và tự quản CDĐL vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang . 107


3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý, tự quản, kết
hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN cho
vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang. ................................................................ 108
3.2.1. Nhóm giải pháp cơng tác “quản lý” CDĐL ....................................... 109
3.2.2. Nhóm giải pháp cho công tác “ tự quản” CDĐL ............................... 110
3.2.3. Nhóm giải pháp giúp tăng cường hiệu quả việc phối hợp giữa quản lý
và tự quản CDĐL. ......................................................................................... 111
3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL vải thiều Lục Ngạn............................................................................. 111
* Kết luận chƣơng 3 .................................................................................... 113
KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 116


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

SHCN

: SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

CDĐL

: CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

SHTT

: SỞ HỮU TRÍ TUỆ



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Việc xây dựng, bảo hộ thành công quyền Sở hữu công nghiệp
(SHCN) đối với chỉ dẫn địa lý (CDĐL) không hề đơn giản, nên việc quản lý
và phát triển bền vững CDĐL cũng phức tạp và khó khăn;
- Quản lý CDĐL là khâu rất quan trọng, liên quan đến thành công hay
thất bại của sản phẩm. Để phát huy ý nghĩa và giá trị của CDĐL đã được bảo
hộ cần triển khai tốt công tác quản lý kết hợp với tự quản. Tuy nhiên, trên
thực tế công tác quản lý kết hợp với tự quản còn nhiều bất cập và chưa thực
sự phát huy sức mạnh của CDĐL dẫn tới hiệu quả còn nhiều hạn chế.
- Bắc giang là tỉnh với nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, được thiên
nhiên ban tặng nên có vùng chuyên canh Vải Thiều lớn nhất cả nước. Tới
năm 2008 Vải Thiều Lục Ngạn chính thức được xứng danh. Tuy nhiên, sau
gần 6 năm việc khai thác và phát triển bền vững CDĐL “Lục Ngạn” cho sản
phẩm Vải Thiều vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Với mong muốn kết hợp
tốt việc quản lý và tự quản nâng cao chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao
cũng như quảng bá hình ảnh cây nơng sản thế mạnh của vùng giúp bà con
nơng dân thốt nghèo đã thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài: “Kết hợp giữa
quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL (Nghiên cứu trường hợp Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang)” làm luận
văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
- CDĐL là vấn đề khá mới mẻ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã tham gia
và tổ chức một số cuộc hội thảo quốc gia, quốc tế bàn về quản lý CDĐL với
các chủ đề sau: “Bảo hộ CDĐL của ASEAN tại thị trường đã xuất khẩu và thị
trường tiềm năng”. Hội thảo nằm trong chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các
nước ASEAN trong lĩnh vực SHTT (Dự án ECAP III) đã phối hợp với


1


ASEAN và Việt Nam tổ chức vào ngày 20/5/2013 tại Hà Nội; “ Quản lý
CDĐL” do Cục SHTT phối hợp với Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Lâm
nghiệp Pháp, Sở Khoa học và Cơng nghệ Bình Thuận tổ chức vào ngày
04/12/2013 tại Thành Phố Phan Thiết. Bên cạnh đó có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu, bài báo khoa học liên quan tới Bảo hộ quyền SHCN đối với
CDĐL điển hình như:
- Luận văn Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Hà (2010) “Bảo hộ
quyền SHTT dưới góc độ thương mại đối với CDĐL của Việt Nam trong điều
kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế” tại Trường Đại học Ngoại Thương. Trong
nghiên cứu của mình tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và hồn thiện thêm cơ
sở lý luận về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL dưới góc độ thương mại.
Đặc biệt tác giả nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia, từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bên cạnh đó luận án đề xuất bốn nhóm giải
pháp góp phần phát triển hoạt động bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL ở
Việt Nam: giải pháp hồn thiện mơi trường pháp lý, giải pháp đối với các bộ
ngành địa phương, giải pháp đối với các tổ chức tập thể, giải pháp đối với các
cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Luận văn Thạc sĩ của Ninh Thị Thanh Thúy (2009), “Bảo hộ quyền
SHCN đối với CDĐL theo pháp luật Việt Nam”, trong công trình này tác giả
đi nghiên cứu một cách tổng thể các quy định pháp luật hiện hành của Việt
Nam về bảo hộ CDĐL, những vấn đề chung cơ bản nhất. Đánh giá thực trạng
và tác giả cũng đưa ra yêu cầu, kiến nghị. Tác giả cho rằng: cần có một chính
sách tổng thể quốc gia về CDĐL, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành
văn bản dưới luật quy định chi tiết một số vấn đề liên quan đến CDĐL như
quản lý CDĐL, quy chế quản lý và sử dụng CDĐL, cơ chế kiểm soát sản
phẩm mang CDĐL, sử dụng CDĐL.
- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Lâm (2010), “Bảo hộ

quyền SHTT trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức”, Viện

2


Tài Nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á, tác giả nhận định rằng: Việt
Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc Xây dựng các văn bản Pháp Luật về SHTT
nhưng vấn đề thực thi là một điểm yếu cần khắc phục. Vì trên thực tế tình
trạng vi phạm luật SHTT và xâm phạm quyền SHTT đang biểu hiện ở các
mặt: có tính phức tạp và dấu hiệu khá phổ biến, mức độ nghiêm trọng của tình
trạng xâm phạm đang gia tăng.
Một số nguyên nhân được tác giả đề cập tới: Cơ chế đảm bảo thực thi
chưa được phát huy đúng mức; các tổ chức đảm bảo thực thi chưa phù hợp vì
hiện tại các tịa án và cơ quan thực thi SHTT có rất ít cán bộ được đào tạo về
vấn đề này; sự hiểu biết của xã hội cịn hạn chế và do mặt trái của q trình
hội nhập.
Tác giả đưa ra 4 giải pháp và cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp.
- Tác giả Lê Thị Thu Hà (2011), “Quản lý CDĐL ở Việt Nam nhìn từ
góc độ kinh nghiêm của Pháp”, Bảo hộ thương hiệu. Ở nghiên cứu này tác giả
tập chung tìm hiều kinh nghiệm của Pháp trong công tác quản lý CDĐL và rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Ở Pháp việc quản lý CDĐL bao gồm: tự quản lý; quản lý nội bô; quản
lý ngoại vi.
Tác giả cho rằng: thực tiễn quản lý CDĐL ở Việt Nam trong thời gian
qua cho thấy hoạt động CDĐL dựa trên mơ hình của Pháp và Châu Âu nhưng
trong quá tình thực những nội dung của Việt Nam còn nhiều bất cập.Bởi vậỵ
tác giả cho rằng việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm mơ hình quản lý
CDĐL của Pháp là cần thiết.
- Bên cạnh đó, TS Lê Thu Hà lại có hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu
bảo hộ CDĐL dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận của Hoa Kỳ. Từ đó, tác

giả đúc kết một số kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam. TS Lê Thu Hà
(2010), “Bảo hộ CDĐL dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận của Hoa Kỳ”,
Học viện Tư pháp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử.

3


Trong nghiên cứu này tác giả tập chung nghiên cứu kinh nghiệm bảo
hộ CDĐL theo hệ thống bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu chứng nhận
của Hoa Kỳ. Tác giả đi sâu nghiên cứu một số nguyên tắc bảo hộ CDĐL dưới
hình thức bảo hộ nhãn hiệu của Hoa Kỳ như: Khẳng định quyền tư hữu đối
với CDĐL dưới những giám sát của tập thể và cộng đồng; Xây dựng quan
điểm kiểm sốt chất lượng trên hai góc độ từ sản phẩm và từ doanh nghiệp;
Chính sách quản lý phù hơp đối với sản phẩm mang CDĐL. Và cuối cùng tác
giả đưa ra nhận định: “Luật SHTT Việt Nam tuy đã sửa đổi nhưng vẫn chỉ
mang tính chất nền tảng chưa có hướng dẫn triển khai trên thực tiễn”.
- Cơng trình nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn của nhóm tác giả:
Trương Thị Minh, Bùi Minh Thắng, ng Thị Nga và Trịnh Văn Tuấn
(2008), “Mơ hình hệ thống quản lý nội bộ CDĐL Vải Thiều Thanh Hà”, Tạp
chí Khoa học và Công nghiệp Việt Nam. Với nội dung nhấn mạnh vai trị của
quản lý nội bộ, nhóm tác giả đã thu được kết quả nghiên cứu ý nghĩa khi vận
hành thử mơ hình như sau: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng Vải thiều
Thanh Hà; Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý CDĐL Vải thiều Thanh Hà;
Đưa ra được các yêu cầu của việc xây dựng với hệ thống tổ chức giám sát nội
bộ; Xây dựng quy chế chất lượng Vải thiều mang CDĐL; Mơ hình hệ thống
chất lượng (cách thức vận hành của mơ hình quản lý chất lượng); Tính tốn
đưa ra các điều kiện để đảm bảo tính bền vững của mơ hình. Từ đó, nhóm tác
giả rút ra bài học kinh nghiệm từ mơ hình: Lựa chọn kênh phân phối để tổ
chức triển khai kênh phân phối có sử dụng nhãn mác; lựa chọn con người
thực hiện công tác quản lý chất lượng.

- Bộ Khoa học Công nghệ- Cục SHTT (2007), “Xây dựng hệ thống
quản lý dùng cho nông sản”. Tác phẩm khái quát các vấn đề chung về quản
lý CDĐL và mô hình chung về hệ thống quản lý CDĐL với các nội dung chi
tiết về quản lý CDĐL. Cuốn sách được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kinh

4


nghiệm của các nước và thực tế hỗ trợ triển khai các hoạt động quản lý CDĐL
ở Việt Nam.
- Đáng chú ý hơn cả: Cục SHTT (2010) “Quản lý CDĐL ở Việt Nam:
Khó khăn và giải pháp”, Hội thảo quản lý CDĐL ở Việt Nam tại Hà Nội. Qua
đây tác giả hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan CDĐL; Thực tiễn
quản lý CDĐL “Quản lý CDĐL là một cơng việc mới nên trong cơng tác triển
khai có gặp những khó khăn nhất định”.
Tác giả cho rằng: Để phát triển CDĐL ở Việt Nam cần hoàn thiện pháp
luật về quản lý CDĐL ở Việt Nam, cũng như việc đẩy mạnh tuyên truyền
nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và các nhà sản xuất kinh doanh,
nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức tập thể và cần quan tâm tháo gỡ
những khó khăn trong thực tiễn quản lý CDĐL.
- Ngồi ra cịn một số tác phẩm với nội dung phong phú và có ý nghĩa
tham khảo sâu sắc như: Daniele Giovannucci (2009), “Hướng dẫn CDĐLKết nối sản phẩm và xuất xứ sản phẩm”, Trung tâm thương mại quốc tế 2009.
Với nội dung phong phú, hữu ích cuốn sách nghiên cứu về việc xử lý CDĐL;
Lưu dữ các trường hợp điển hình nhất rồi rút ra bài học từ các nghiên cứu
thực tiễn trong lĩnh vực này. Từ đó khám phá được tiềm năng cho các quốc
gia có mong muốn sử dụng phác thảo các nhân tố tạo nên thành công cho
chiến lược phát triển CDĐL; Đặc biệt tác giả hệ thống hóa những chính sách
và phương thức tiếp cận khác nhau trên thế giới. Đồng thời kiểm định các cơ
chế khác nhau hiện có tại mỗi quốc gia nhằm bảo hộ và khuyến khích các sản
phẩm, dịch vụ CDĐL mới.

Nhận xét chung:
Điểm chung của các tác giả này là đều đề cập và tập chung nghiên cứu
hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến SHTT, đặc biệt là vấn đề bảo hộ
quyền SHCN đối với CDĐL ở Việt Nam. Từ đó, đánh giá thực trạng, nguyên

5


nhân và đưa ra giải pháp, khuyến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật tại
Việt Nam để phát triển CDĐL. Có rất nhiều đề xuất và giải pháp đóng góp, có
ý nghĩa thực tiễn sâu sắc góp phần tăng cường hiệu quả bảo hộ và thực thi
quyền SHCN cho CDĐL của Việt Nam. Một số tác phẩm đề cập và nghiên
cứu vấn đề quản lý CDĐL và đưa ra hệ thống các giải pháp có ý nghĩa đóng
góp về mặt lý luận. Tuy nhiên, tất cả đều chung chung và ý nghĩa áp dụng,
đóng góp trên thực tiễn cịn mờ nhạt. Bởi trên thực tế: Sau khi CDĐL được
bảo hộ cần phải xây dựng và vận hành hệ thống quản lý CDĐL để phát huy
giá trị và đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp của các tổ chức cá nhân có đủ
điều kiện sử dụng CDĐL và điểm mấu chốt của quản lý CDĐL là cơ chế đảm
bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của địa lý của sản phẩm và đảm bảo tính
đặc thù của sản phẩm thơng qua quy trình kiểm sốt chặt chẽ về chất lượng.
Nhưng nhìn chung chưa có tác giả nào tiếp cận vấn đề dưới góc độ kết hợp
giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL; Chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu, tồn diện và có hệ thống
về vấn đề này.
Trong đề tài này, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên và
tập chung nghiên cứu, làm rõ việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc
bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL và trường hợp cụ thể CDĐL
Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và

thực thi quyền SHCN đối với CDĐL. Đưa ra những giải pháp quản lý và tự
quản nâng cao hiệu quả kết hợp quản lý, tự quản CDĐL “Lục Ngạn” cho sản
phẩm Vải Thiều tỉnh Bắc Giang.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tập chung nghiên cứu phân tích, đánh giá thực
trạng việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ quyền SHCN đối
với CDĐL.

6


- Phạm vi về thời gian: từ năm 2008 tới 2015
- Phạm vi về không gian: huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
5. Mẫu khảo sát
- Các xã: xã Kim Sơn, xã Thanh Hải, xã Giáp Sơn, xã Hồng Giang;
- Một số chuyên gia về lĩnh vực SHTT
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Vì sao việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ quyền
SHCN đối với CDĐL ở Bắc Giang cịn nhiều bất cập?
- Có những vướng mắc nào về lý luận và thực tiễn làm cho vấn đề quản
lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL chưa
đạt hiệu quả? Giải pháp khắc phục như thế nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Việc vận hành hệ thống quản lý CDĐL trên thực tế là vấn đề phức
tạp, đòi hỏi sự nỗ lực đầu tư cơng sức, thời gian chi phí và sự tham gia phối
hợp của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng như cơ sở sản xuất và cá
nhân liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế năng lực của cán bộ quản lý về CDĐL
yếu kém; nhận thức của nơng dân, các cơ sở sản xuất cịn nhiều hạn chế, thói
quen của người tiêu dùng chưa phân biệt và mặn mà với sản phẩm mang
CDĐL;

- Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có bất cứ quy định pháp luật nào
về hoạt động của tổ chức quản lý CDĐL. Những quy định về chủ thể cũng
như nội dung quản lý CDĐL của Việt Nam chưa cụ thể; mỗi CDĐL lại được
quản lý theo một hướng khác nhau.
- Cần hoàn thiện pháp luật về quản lý CDĐL; mở lớp tập huấn bồi
dưỡng kiến thức về SHTT và Quy trình sản xuất canh tác theo tiêu chuẩn
VietGAP để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nông dân.

7


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về thực
trạng quản lý và tự quàn CDĐL ở Bắc Giang;
- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 03 lãnh đạo: 01 lãnh đạo Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Bắc Giang; 01 lãnh đạo huyện Lục Ngạn; 01 Chủ tịch Hiệp
hội sản xuất và Tiêu thụ Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang.
- Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu và so sánh hệ thống văn bản về bảo hộ và
thực thi quyền SHCN đối với CDĐL.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Danh mục các từ viết tắt; Danh mục tài liệu tham khảo;
Danh mục các bảng biểu; Phần mở đầu và Phần kết luận. Luận văn gồm có 03
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và
thực thi quyền SHCN đối với CDĐL;
Chương 2. Thực trạng việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo
hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL vải Thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc
Giang ;
Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý, tự

quản, kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN
đối với CDĐL “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải Thiều tỉnh Bắc Giang

8


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ VÀ
TỰ QUẢN TRONG VIỆC BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SHCN
ĐỐI VỚI CDĐL
1.1. Khái quát chung về Chỉ dẫn địa lý và Bảo hộ, Thực thi quyền SHCN
đối với CDĐL
1.1.1. Khái quát chung về CDĐL
1.1.1.1. Khái niệm CDĐL
Thuật ngữ “Chỉ dẫn địa lý” đã được đề cập trong Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (“TRIPS”) tại khoản
1 Điều 22 như sau: “Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa có nguồn
gốc từ lãnh thổ của một nước thành viên hoặc từ một khu vực hay địa phương
trong lãnh thổ đó mà chất lượng, uy tín hay đặc tính khác của hàng hóa chủ
yếu do xuất xứ địa lý quyết định”.
Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, “CDĐL là dấu hiệu
dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ
hay quốc gia cụ thể”.
Khái niệm về CDĐL theo pháp luật hiện hành của Việt Nam là hoàn
toàn tương thích với Điều 22.1 của Hiệp định TRIPS.
* Khái niệm CDĐL: Chỉ dẫn địa lý là một yếu tố mà sản phẩm, hàng
hóa được mang một cách tự nhiên, nói lên sự gắn kết của sản phầm với tên
một miền lãnh thổ. Thường là gắn với truyền thống tập tục của địa phương từ
tay nghề truyền thống của người dân địa phương, tạo nên sự khác biệt hay
nổi tiếng của sản phẩm.
Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới (WTO): “CDĐL là

một chỉ dẫn được dùng để xác định một hàng hóa có nguồn gốc từ lãnh thổ
của một quốc gia hoặc một vùng một địa phương của lãnh thổ đó, với điều
kiện chất lượng, danh tiếng của sản phẩm hoặc các đặc điểm khá của sản
phẩm mà chủ yếu gắn với nguồn gốc địa lý của sản phẩm này mang lại”.

9


Chỉ dẫn địa lý là những từ, tên gọi dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh được
sử dụng để chỉ ra rằng sản phẩm có nguồn gốc từ quốc gia, vùng lãnh thổ
hoặc địa phương mà đặc trung về chất lượng, uy tín danh tiếng hoặc các đặc
tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Tính chất đặc thù về danh tiếng của hàng hóa được biểu hiện bằng một
hoặc một số yếu tố như chỉ tiêu định chính, định lượng hoặc cảm quan về vật
lý, hóa học , vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng
phương tiện kỹ thuật khoa học hoặc chuyên gia theo phương pháp thử được
xác định cụ thể
Danh tiếng uy tín của hàng hóa mang CDĐL thể hiện thơng qua sự biết
đến hàng hóa đó một cách rộng rãi trong giới tiêu dùng trong quá trình tồn tại
và phát triển của sản phẩm
Tính chất đặc thù về điều kiện tự nhiên được thể hiện thông qua các
yếu tố độc đáo về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình và các điều kiện tự
nhiên khác. Tính chất đặc thù về con người được thể hiện thông qua các yếu
tố độc đáo về kĩ năng , kĩ xảo của người sản xuất, bao gồm cả quy trình sản
xuất, truyền thống của người dân địa phương, nếu quy trình đó là nhân tố tạo
ra và duy trì chất lượng , uy tín của sản phẩm.
Chỉ dẫn địa lí có thể là các dấu hiệu từ ngữ: Đó là các danh từ chung
hoặc danh từ riêng chỉ tên của một địa danh cụ thể; Dấu hiệu là hình ảnh hoặc
biểu tượng mơ tả một khu vực địa lí. Đó là những hình ảnh đặc trưng của chỉ
dẫn địa lí, cho khả năng phân biệt, nhận diện với sản phẩm cùng loại. Ví dụ

như khi nhìn thấy logo Thanh Hà và Lục Ngạn dưới đây người đọc bằng trực
quan có thể phân biệt được hai sản phẩm cùng loại nhưng của hai địa danh
khác nhau:

10


* Quy định chung của pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lí
Theo quy định tại Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ khi đáp ứng được hai điều kiện : (i) sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có
nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng
với chỉ dẫn địa lý ;(ii) sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng
hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Điều kiện 1: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí có nguồn gốc địa lí từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lí.
Có “nguồn gốc địa lí” dùng để chỉ khu vực, địa phương nơi hàng nông
sản được sản xuất, gia công, chế biến từ khu vực địa lí đó. Ở đây, yếu tố quan
trọng nhất đặt ra là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí phải liên quan đến khu
vực địa lí, nếu sản phẩm được sản xuất tại khu vực địa lí khác sẽ không
được như vậy.
Theo thông tư số 01/2007/TT- BKHCN ngày 14/2/2007 thì phải tồn tại
vùng địa lí tương ứng với chỉ dẫn địa lí nêu trong đơn và sản phẩm phải có
nguồn gốc địa lí từ vùng đó. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, hồ sơ
đăng kí chỉ dẫn địa lí phải có bản đồ địa lí tương ứng với chỉ dẫn địa lí đó.
Điều 83 Luật sở hữu trí tuệ quy định về khu vực địa lí tương ứng với chỉ dẫn
địa lí: “Khu vực địa lí mang chỉ dẫn địa lí có ranh giới được xác định chính
xác bằng từ ngữ và bản đồ”.

11



Điều kiện 2: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí có danh tiếng, chất lượng
hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lí của khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lí đó quyết định.
Thứ nhất, về danh tiếng của sản phẩm:
Theo quy định tại khoản1, Điều 81 Luật SHTT “ Danh tiếng của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lí được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người
tiêu dùng đối với sản phẩm đó thơng qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng
biết đến và lựa chọn sản phẩm đó”. Việc xác định danh tiếng của sản phẩm
tương đối khó khăn do căn cứ vào “mức độ tín nhiệm” thơng qua “mức độ
rộng rãi của người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm” khi mà chưa có
bất kì thước đo nào cũng như số liệu thống kê để xác định mức độ tín nhiệm
của người tiêu dùng.
Việc xác định danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí dựa trên
thực tiễn chủ yếu thơng qua: các yếu tố gắn với lịch sử, đặc tính khác biệt, nổi
trội của sản phẩm mà các sản phẩm cùng loại không thể nào có được:
 Các yếu tố gắn với lịch sử: sản phẩm đó xuất hiện năm nào, nổi tiếng bởi
sự kiện lịch sử nào hay được ghi lại trong một số văn bản lịch sử nào.
 Đặc tính khác biệt, nổi trội của sản phẩm thu hút người tiêu dùng mà các
sản phẩm cùng loại khơng có được. Thơng thường chất lượng, đặc tính nổi
trội của hàng nơng sản chính là do sản phẩm được người tiêu dùng biết
đến rộng rãi và làm nên danh tiếng của sản phẩm.
Thứ hai, về mặt chất lượng, đặc tính của sản phẩm
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 81 Luật SHTT “Chất lượng, đặc tính
của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí được xác định bằng một số chỉ tiêu định
tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó
phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia
với phương pháp kiểm tra phù hợp”. Như vậy, chất lượng, đặc tính của sản


12


phẩm chủ yếu qua các yếu tố: chỉ tiêu vật lí, chỉ tiêu hóa học, cảm quan màu
sắc, mùi vị:
 Chỉ tiêu vật lí: gồm các yếu tố khối lượng, thể tích, kích thước sản phẩm
 Chỉ tiêu hóa học: gồm các yếu tố như các chất đường, protein, nước, tinh
dầu…tỉ lệ các chất trong một đơn vị khối lượng, thể tích sản phẩm…
 Cảm quan màu sắc, mùi vị:
Thứ ba, danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính của hàng nơng sản phải
do điều kiện địa lí của khu vực địa lí tương ứng với chỉ dẫn địa lí đó quyết
định
Các điều kiện địa lí này là những yếu tố tự nhiên, yếu tố con người
quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí
đó. Theo điều 82 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm hai yếu tố:
Yếu tố thứ nhất: yếu tố về tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy
văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
Yếu tố thứ hai: yếu tố về con người bao gồm kĩ năng, kĩ xảo của người
sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
Trong đó yếu tố tự nhiên đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành
nên tính chất, chất lượng đặc thù của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí. Cùng
một giống cây nhưng chăm sóc, sinh trưởng ở khu vực khác nhau sẽ cho ra
những sản phẩm mang chất lượng đặc tính khác nhau. Mặt khác dù điều kiện
tự nhiên gần đồng nhất nhưng cách chăm sóc khác nhau cũng khiến cho sản
phẩm có chất lượng khác nhau.
* Địa vị pháp lí của chủ thể đối với chỉ dẫn địa lí
Chủ sở hữu
Theo điều 121 Luật sở hữu trí tuệ thì Nhà nước là chủ sở hữu của chỉ
dẫn địa lí. Chỉ dẫn địa lí khơng phải là do cá nhân, tổ chức sáng tạo ra mà đó
là thành quả được tạo dựng qua nhiều thế hệ sản xuất sản phẩm ở địa phương;


13


chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí có được là do những
đặc thù về điều kiện tự nhiên kết hợp với kĩ năng, kĩ xảo đúc rút qua nhiều thế
hệ của người dân. Hơn nữa, chỉ dẫn địa lí cịn có ý nghĩa quan trọng đối với
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực địa phương, thậm chí là của cả
quốc gia. Vì vậy, chỉ dẫn địa lí chỉ có thể thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
Với tư cách là chủ sở hữu, nhà nước thực hiện những quyền sau:
- Nhà nước trực tiếp quản lí thơng qua các cơ quan quản lí hành chính
Nhà nước thực hiện hoạt động quản lí như các Bộ, cơ quan ngang bộ,
Ủy ban nhân dân, các Sở, phòng… Được sự cho phép của các cơ quan
hành chính Nhà nước, các tổ chức đại diện quyền lợi của những người
sản xuất cũng có thể được trao quyền quản lí.
- Nhà nước trao quyền cho các cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lí tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó
ra thị trường dưới sự giám sát của cơ quan quản lí chỉ dẫn địa lí.
Người có quyền sử dụng
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí cho tổ chức, cá nhân tiến
hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí tại các địa phương tương
ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Như vậy, chỉ có những chủ thể sản
xuất và kinh doanh hàng nơng sản mang chỉ dẫn địa lí tại địa phương tương
ứng mới có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí.
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ, người có
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí có các quyền sau:
- Gắn chỉ dẫn địa lí lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh
doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa
có mang chỉ dẫn địa lí được bảo hộ;

- Nhập khẩu có mang chỉ dẫn địa lí được bảo hộ;

14


- Có quyền ngăn cấm khơng cho người khác sử dụng chỉ dẫn địa lí trừ
hai trường hợp: (1) sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn
địa lí được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đạt được sự bảo hộ trung thực
trước ngày nộp đơn đăng kí chỉ dẫn đó; (2) sử dụng một cách trung
thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, cơng
dụng, giá trị, nguồn gốc địa lí và các đặc tính khác của hàng hóa hoặc
dịch vụ.
Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí khơng được chuyển giao cho người khác.
Tổ chức quản lí chỉ dẫn địa lí
Chỉ dẫn địa lí là một loại tài sản chung. Tất cả những người sản xuất
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí đều có quyền sử dụng. Tuy nhiên khơng phải ai
cũng có thể tự do, tùy tiện sử dụng. Để đảm bảo cho uy tín, chất lượng của
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí cần có một tổ chức thực hiện việc bảo vệ, giám
sát chỉ dẫn địa lí. Theo khoản 4, điều 121 Luật sở hữu trí tuệ: “Nhà nước trực
tiếp thực hiện quyền quản lí chỉ dẫn địa lí hoặc trao quyền quản lí chỉ dẫn địa
lí cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí đó”.
Theo Điều 19 Nghị định 103/2006/NĐ-CP thì những cơ quan, tổ chức này
bao gồm:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực
địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý
thuộc một địa phương;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo
uỷ quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong

trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;

15


- Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ
chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của
Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo Điều 123 khoản 2 Luật sở hữu trí tuệ quy định tổ chức, cá nhân
được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lí chỉ dẫn địa lí theo quy định
tại khoản 4 Điều 121 Luật này có hai quyền sau:
Thứ nhất, tổ chức được trao quyền quản lí chỉ dẫn địa lí có quyền cho
phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lí;
Thứ hai, tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được
trao quyền quản lí chỉ dẫn địa lí có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ
dẫn địa lí.
Quy định như vậy là cịn thiếu, chưa thể hiện đủ chức năng của tổ chức
này. Một số nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng của tổ chức quản lí chỉ dẫn
địa lí lại khơng được đề cập như: quyền kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng chỉ
dẫn địa lí, trong đó có thể bao gồm việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận sản
phẩm đủ điều kiện mang chỉ dẫn địa lí cho mỗi lơ, mỗi đơn vị sản phẩm:
quyền tiến hành các biện pháp để phát triển uy tín, danh tiếng và giá trị của
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí…
.1.1.1.2. Xác lập quyền đối với CDĐL và thời hạn bảo hộ
Khái niệm
Luật SHTT cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay chưa
đưa ra khái niệm xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Do đó CDĐL là đối
tượng của SHCN nên quyền được xác lập ở đây là quyền SHCN đối với

CDĐL. Trước đây, điều 5 Nghị định 54/2000/CP-NĐ quy định quyền SHCN
đối với CDĐL tự động được xác lập khi có đủ một số điều kiện mà không cần

16


phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, theo quy định
tại điều 1.3 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị
định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Sở hữu trí tuệ về SHCN (sau
đây viết tắt là Thơng tư 01/2007) thì căn cứ xác lập quyền SHCN đối với
CDĐL phải trên cơ sở quyết định của Cục SHTT về việc cấp giấy Chứng
nhận đăng ký CDĐL cho tổ chức quản lý CDĐL. Như vậy, theo pháp luật
hiện hành, quyền SHCN đối với CDĐL không được xác lập một cách tự động
nữa mà phải trên cơ sở quyết định của Cục SHTT về việc cấp Giấy chứng
nhận đăng ký CDĐL cho tổ chức quản lý CDĐL.
Theo quy định của Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01
năm 2004, thì Cục SHCN được đổi tên thành Cục SHTT với phạm vi thẩm
quyền được mở rộng hơn. Cục SHTT vừa đảm nhiệm chức năng của một cơ
quan quản lý nhà nước, vừa là một đơn vị sự nghiệp trực tiếp thực hiện các
thủ tục xác lập quyền đối với các đối tượng của SHCN phải đăng ký. Do
CDĐL là một trong những đối tượng của SHCN phải đăng ký nên việc xác
lập quyền đối với CDĐL phải được thông qua Cục SHTT.
Điều 88 Luật SHTT 2005 có quy định quyền đăng ký CDĐL thuộc về
Nhà nước nhưng Nhà nước không trực tiếp thực hiện quyền này mà cho phép
một số chủ thể nhất định thực hiện; đó là: tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm
mang CDĐL hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có CDĐL. Và
những chủ thế có quyền đăng ký CDĐL muốn được cấp giấy chứng nhận
đăng ký CDĐL thì phải thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp
luật SHTT. Nếu các trình tự, thủ tục này được thực hiện đúng và đầy đủ theo

yêu cầu của pháp luật SHTT thì chủ thể nộp đơn đăng ký CDĐL sẽ được Cục
SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký CDĐL. Khác với các đối tượng khác của
SHCN văn bằng bảo hộ thường chỉ làm phát sinh quyền SHCN đối với chủ sở

17


hữu đối tượng của SHCN. Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL sẽ làm phát sinh
quyền với không chỉ chủ sở hữu mà còn phát sinh quyền với một số chủ thể
khác nữa. Cụ thể là: Quyền Sở hữu CDĐL luôn luôn thuộc về chủ thể Nhà
nước; quyền quản lý được xác lập với tổ chức quản lý CDĐL và quyền sử
dụng thuộc về cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm mang CDĐL.
Từ những phân tích trên xác lập quyền đối với CDĐL có thể được hiểu
như sau: Xác lập quyền đối với CDĐL là hành vi pháp lý của các chủ thể có
liên quan tiến hành thủ tục đăng ký CDĐL theo trình tự, thủ tục được pháp
luật SHTT quy định nhằm hướng tới mục đích làm phát sinh quyền đối với
CDĐL đó.
Đặc điểm của xác lập quyền đối với CDĐL
Nguyên tắc xác lập quyền đối với CDĐL theo pháp luật hiện hành được
thực hiện trên nguyên tắc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, chứ không phải dựa trên nguyên tắc
bảo hộ tự động như trước đây.
Căn cứ xác lập quyền Sở hữu đối với CDĐL phát sinh trên cơ sở quyết
định cấp Văn bằng bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo trình tự, thủ tục
luật định.
Việc đăng ký xác lập quyền đối với CDĐL có ý nghĩa là một sự kiện
pháp lý làm phát sinh quyền SHCN của Nhà nước; quyền sử dụng đối với cá
nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm mang CDĐL và quyền quản lý đối với tổ
chức quản lý CDĐL.
Thủ tục đăng kí xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp đối với chỉ dẫn địa lí

Về cơ bản, đơn đăng kí cũng như quy trình thời hạn xem xét đơn đăng
kí chỉ dẫn địa lí được quy định cụ thể từ mục 7 đến mục 18 Thông tư số
01/2007/TT- BKHCN. Đơn đăng kí gồm:
- Tờ khai đăng kí ( mẫu do Cục sở hữu trí tuệ cấp);

18


- Bản mơ tả tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lí;
- Bản đồ khu vực địa lí tương ứng với chỉ dẫn địa lí;
- 10 mẫu thể hiện cách trình bày chỉ dẫn địa lí (nếu khơng phải là từ
ngữ);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Cũng theo quy định tại Thơng tư số 01/2007/TT-BKHCN từ mục 13
đến mục 19, đơn đăng kí chỉ dẫn địa lí được xử lí tại Cục sở hữu cơng nghiệp
theo trình tự sau:
Thứ nhất, thẩm định hình thức
Là đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối
tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay
khơng hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Thứ hai, công bố đơn hợp lệ
Đăng kí chỉ dẫn địa lí hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công
nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội
dung công bố đơn đăng kí chỉ dẫn địa lí là các thơng tin liên quan đến đơn
hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, tóm tắt tính chất đặc thù của
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí.
Thứ ba, thẩm định nội dung
Đơn đăng kí chỉ dẫn địa lí đã được cơng nhận là hợp lệ được thẩm định
nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lí

cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định
cho nội dung đơn chỉ dẫn địa lí là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Thứ tư, cấp văn bằng bảo hộ và hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Theo Khoản 2 Điều 92 Luật sở hữu trí tuệ, Giấy chứng nhận đăng kí
chỉ dẫn địa lí ghi nhận tổ chức quản lí chỉ dẫn địa lí, các tổ chức, cá nhân có

19


×