Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 133 trang )

Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THU HÀ

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU
THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Nam

Hà Nội – 2010

Luận văn thạc sỹ

0

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
3


2. Lịch sử vấn đề
4
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
8
4. Phương pháp nghiên cứu
9
5. Cấu trúc luận văn.
9
Phần nội dung
Chương 1: Những nhân vật phụ nữ phản diện
10
1.1. Bối cảnh thời đại và những tư tưởng, lễ giáo phong kiến chi phối đến con người 10
1.2. Hình tượng người phụ nữ đại diện cho xã hội cũ
15
1.2.1. Hình tượng người phụ nữ lưỡng hoá
15
1.2.1.1. Người phụ nữ với gia đình, người thân
15
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu, giữa dì ghẻ - con chồng.
29
1.2.2. Các nhân vật xấu.
36
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ “mới”.
45
2.1. Điều kiện xã hội tác động tới sự hình thành tư tưởng mới.
45
2.2. Một số đặc điểm của những người phụ nữ “mới”
47
2.2.1. Những nét đẹp truyền thống trong hình tượng người phụ nữ “mới”
47

2.2.2. Người phụ nữ “mới” - nạn nhân của xã hội phong kiến.
51
2.2.3. Người phụ nữ với tư tưởng tiến bộ của thời đại
55
2.2.3.1. Ý thức về nhân phẩm, phẩm giá, danh dự của bản thân
55
2.2.3.2. Quan niệm về tình yêu, hạnh phúc gia đình.
60
2.2.3.3. Đấu tranh để bảo vệ tình yêu, quyền sống, quyền hạnh phúc cá nhân. 67
Chương 3 : Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự
Lực văn đồn
78
3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung, ngoại hình của nhân vật
78
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
95
3.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật thơng qua hành động
96
3.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật thơng qua lời nói
102
3.2.3. Miêu tả tâm lí nhân vật thơng qua ngoại cảnh
114
Kết luận
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
122

Luận văn thạc sỹ

2


Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cội nguồn của văn học là con người. Chính cuộc sống của con người đã khơi
nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn học được viết ra
khơng gì khác là để phản ánh cuộc sống của con người. Tuỳ từng thời kì lịch sử khác
nhau mà vấn đề con người được đề cập đến ở những phương diện khác nhau. Như vậy,
qua hình ảnh con người được phản ánh trong văn học người đọc có thể nhìn ra được
những quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn và tư tưởng thời đại chi phối sáng tác của
họ. Tìm hiểu hình tượng nhân vật cũng là một điểm mấu chốt để khám phá tài năng đích
thực của nhà văn và những đóng góp của họ trong nền văn học
Vấn đề con người từ lâu đã trở thành thước đo giá trị của văn học, là cơ sở để
đánh giá vị trí các hiện tượng văn học trong tiến trình văn học nước nhà. Tìm hiểu một
tác phẩm văn học thì điều trước tiên có lẽ là phải chú ý đến hệ thống nhân vật trong tác
phẩm đó. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận định rằng: “Khơng thể lí giải một hệ
thống văn, thơ mà bỏ qua con người được thể hiện trong đó. (…). Vấn đề quan niệm
nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề tính năng động của nghệ thuật trong việc
phản ánh hiện thực, lý giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật” [59, 20]. Con
người là yếu tố đầu tiên và cũng là trung tâm trong thế giới nghệ thuật của một tác phẩm
văn học, góp phần bộc lộ quan niệm nghệ thuật của một tác giả hay một trường phái, trào
lưu văn học. Trong tiến trình văn học Việt Nam chúng ta khơng thể khơng nói tới Tự
Lực văn đồn, một văn đồn đầu tiên, có lẽ cũng là duy nhất trong lịch sử có tổ chức quy
củ, chặt chẽ, có kỉ luật nghiêm ngặt, có cơ quan ngơn luận riêng, có nhà in riêng, có
chương trình hoạt động theo một mục đích, tơn chỉ rõ ràng, minh bạch. Lực lượng của họ
khơng đơng, nhưng “q hồ tinh bất q hồ đa”, họ đều trẻ, có tài năng, tâm huyết và đặc

biệt là có cùng chí hướng nên đã chung sức tạo nên sức sống mới cho một văn đồn bằng
chính nội lực của mình. Và họ đã gặt hái được những thành công rực rỡ ngay từ buổi
đầu.
Các nhà văn Tự Lực văn đoàn đã đấu tranh quyết liệt cho sự giải phóng cá nhân khỏi
vịng kiềm toả của lễ giáo phong kiến. Trong xã hội cũ, người phụ nữ là những người

Luận văn thạc sỹ

3

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
chịu khổ cực nhất vì những ràng buộc, quy định khắt khe mà xã hội thiết lập nên để bắt
họ phải phục tịng vơ điều kiện (Tại gia tịng phụ, xuất giá tịng phu, phu tử tịng tử). Với
tơn chỉ đề cao cái mới, trẻ, yêu đời, tin ở sự tiến bộ, trọng tự do cá nhân, làm cho mọi
người thấy đạo Khổng không hợp thời nữa…. trong các sáng tác họ cổ vũ cái mới, đấu
tranh cho tự do cá nhân, hạnh phúc con người, phê phán cái cũ, cái xấu xa, lỗi thời, lạc
hậu, những gì cản trở cái mới phát triển. Muốn thực hiện được điều đó và tấn cơng trực
diện vào thành luỹ phong kiến, họ phải xây dựng nên một hệ thống những hình tượng
nhân vật. Và đối tượng giúp họ nhiều nhất chính là những người phụ nữ. Họ không chỉ là
phương tiện giúp nhà văn phản ánh những bất cập trong xã hội thực dân nửa phong kiến
đương thời mà còn là thành viên tích cực trong cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ,
giữa cá nhân và xã hội để đòi quyền sống, quyền tự do yêu đương và lựa chọn hạnh phúc
cho bản thân. Nhìn nhận một cách tổng thể, hầu hết các nhân vật chính trong tác phẩm
của Tự Lực văn đoàn đều là nhân vật nữ, số lượng nhân vật nữ chiếm tỉ lệ lớn trong sáng
tác. Điều đó cho thấy các tác giả Tự Lực văn đồn đã dành tình cảm ưu ái như thế nào
cho người phụ nữ trong xã hội. Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam – những
cây bút chủ chốt của Tự Lực văn đoàn đều tỏ ra hết sức bênh vực những nhân vật phụ nữ

trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống tinh thần.
Từ những lí do đó chúng tơi chọn đề tài xem xét hình tượng người phụ nữ trong
tiểu thuyết Tự Lực văn đồn để qua đó có thể nhận ra được sự đổi mới cả về tư tưởng
và nghệ thuật trong việc khắc hoạ hình tượng người phụ nữ. Đây khơng phải là vấn đề
hồn tồn mới mẻ, nhưng mỗi người có cách tiếp cận và khai thác khác nhau sẽ cho
những cách hiểu khác nhau và vấn đề được nghiên cứu sẽ phong phú hơn lên. Mặt khác,
tìm hiểu nhân vật cũng chính là tìm hiểu về tư tưởng, quan điểm, tài năng của tác giả,
chúng tơi mong muốn qua việc phân tích những hình tượng người phụ nữ trong tiểu
thuyết Tự Lực văn đoàn sẽ đưa lại những kết quả để một lần nữa nhận ra chỗ mạnh, yếu,
góp phần đánh giá về hiện tượng văn học đặc biệt này.
2. Lịch sử vấn đề.
Từ khi ra đời đến nay Tự Lực văn đoàn đã trở thành tiêu điểm chú ý của giới nghiên
cứu văn học. Có rất nhiều cơng trình xuất sắc nghiên cứu từ trước năm 1945 ở cả hai

Luận văn thạc sỹ

4

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn
miền Nam Bắc. Nhưng ý kiến đánh giá lại khơng hồn tồn nhất qn, thậm chí trái
ngược nhau. Ý kiến khen cũng nhiều nhưng chê cũng khơng ít.
Trước năm 1945 đã xuất hiện các cơng trình của Trương Chính. Trong cuốn Dưới
mắt tôi (1939), ông đã dành nhiều trang để đánh giá những tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu
của Khái Hưng, Nhất Linh đang “làm mưa làm gió” trên văn đàn thời đó với thái độ tơn
trọng, ghi nhận sự tiến bộ, mới mẻ. Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử
yếu (1941), đã dành hẳn bốn trang đánh giá về Tự Lực văn đoàn, chủ yếu là Nhất Linh
và Khái Hưng, nhận định rằng Nhất Linh thiên về tiểu thuyết luận đề, còn Khái Hưng

thiên về khuynh hướng lí tưởng. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong bộ Nhà văn Việt
Nam hiện đại (1942) cũng đã dành hơn một trăm trang đánh giá về Tự Lực văn đồn,
thừa nhận tài năng của các nhà văn, ơng gọi Nhất Linh là “tiểu thuyết gia”. Ngồi ra cịn
có Trương Tửu (Loa số 76 - 1935), Lê Thanh (báo Ngày nay số 126/ 9- 1938), Trần
Thanh Mai (báo Phong hố số 2/1934 và Sơng Hương số 5/ 1941) đã đánh giá cao về Tự
Lực văn đồn. Các cơng trình trên bước đầu mới chỉ nêu lên một số đóng góp của tiểu
thuyết Tự Lực văn đồn về tư tưởng và nghệ thuật như đấu tranh giải phóng cá nhân,
nghệ thuật tả cảnh và miêu tả tâm lí nhân vật. Tuy nhiên những luận điểm nêu ra còn
được đánh giá chung chung và có phần cịn đơn giản.
Từ năm 1945 đến 1986, do điều kiện đất nước chiến tranh, công việc nghiên cứu văn
học tạm lắng xuống để nhường chỗ cho hoạt động tun truyền chính trị. Tuy nhiên
khơng vì thế mà vấn đề về Tự Lực văn đoàn, thơ Mới hay văn học lãng mạn ít được chú
ý. Tự Lực văn đoàn được nghiên cứu ở cả hai miền với những góc độ khác nhau.
Ở miền Nam, những tác phẩm của Tự Lực văn đoàn được in lại, nhiều vấn đề được
nghiên cứu sâu hơn. Nguyễn Văn Xung với Bình giảng về Tự Lực văn đồn (1958),
Phạm Thế Ngũ với Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III (1960), Dỗn Quốc Sỹ
có bài VềTự Lực văn đoàn (1960), Lê Hữu Mục viết Khảo luận về Đoạn tuyệt (1960),
Thanh Lãng có cuốn Phê bình văn học thế hệ 32 (1972), Vũ Hân xuất bản Văn học Việt
Nam thế kỷ XIX tiền bán thế kỷ XX 1800- 1945 (1973), Thế Phong viết Nhà văn tiền
chiến 1930 -1945 (1974), Bùi Xuân Bào viết Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1972).
Nhìn chung các tác phẩm này đánh giá nghiêng về khen nhiều hơn chê. Phần lớn họ đều

Luận văn thạc sỹ

5

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn

đề cao Tự Lực văn đoàn ở tiểu thuyết luận đề và nghệ thuật tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân
vật, cịn vấn đề về người phụ nữ có được đề cập đến nhưng còn tản mạn và chủ yếu được
gợi ra để minh chứng cho luận điểm khác.
Ở miền Bắc, có cơng trình nghiên cứu của nhóm Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử văn
học Việt Nam tập II- 1958), Bạch Năng Thi, Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930- 1945,
1961). Vũ Đức Phúc (Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930- 1945, 1961) và Bàn về
những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn học Việt Nam hiện đại 1930 – 1945, 1971) và
các bài phê bình của Nam Mộc, Nguyễn Đức Đàn….Nhìn chung các cơng trình chủ yếu
tập trung phê bình nội dung xã hội của tác phẩm trên phương diện chính trị, đạo đức, tư
tưởng. Họ có cái nhìn khắt khe đối với Tự Lực văn đoàn, cho những tác phẩm này “căn
bản là bạc nhược, suy đồi” vì khơng cổ vũ con người hành động trong cảnh nước mất
nhà tan mà “ru ngủ thanh niên” trong những chuyện tình cảm lãng mạn. Trong khi hàng
nghìn người đang sống chết cho một lí tưởng cao đẹp là độc lập dân tộc, giải phóng con
người thì Tự Lực văn đồn lại để cho các nhân vật của mình chìm đắm trong giấc mộng
tình yêu, hạnh phúc cá nhân. Vì thế nên Tự Lực văn đồn được xem như là “cơ hội chủ
nghĩa”, “tư tưởng tiểu tư sản”, “lãng mạn thoát ly”….
Từ năm 1986 đến nay, hiện tượng Tự Lực văn đồn đã được nhìn nhận lại một cách
khách quan và công bằng hơn. Chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã thực sự
thổi luồng sinh khí mới và “cởi trói” về mặt tư tưởng cho các văn nghệ sĩ và các nhà
nghiên cứu phê bình. Họ được tự do hơn trong việc tiếp cận theo những góc nhìn khống
đạt hơn, được mạnh mẽ và thẳng thắn cả khi khen và chê một cách khách quan và khoa
học. Các hiện tượng văn học, các nghi án văn học được đánh giá, xem xét lại với thái độ
bình tĩnh và khách quan hơn. Tự Lực văn đồn cũng nằm trong quỹ đạo đó. Nhiều bài
nghiên cứu, chuyên luận mới ra đời. Họ có những cách nhìn mới về văn xi Tự Lực văn
đồn. Huy Cận trong cuộc Hội thảo về Tự Lực văn đoàn ngày 27 tháng 5 năm 1989 tại
khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội đã đi tới kết luận: “Tự Lực văn đồn đã có
những đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng
góp vào tiếng nói và câu văn của dân tộc, với lối văn trong sáng và rất Việt Nam” [25,
9]. GS. Hà Minh Đức cho rằng Tự Lực văn đồn với những tiền đề về văn hố xã hội


Luận văn thạc sỹ

6

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn
mới đã “tạo nên những giá trị mới cho văn học”. Còn GS. Phan Cự Đệ khẳng định: “tiểu
thuyết Tự Lực văn đồn có cơng lớn trong việc đổi mới nền văn học vào những năm 30
của thế kỉ, đổi mới từ quan niệm nghệ thuật cho đến việc đẩy nhanh các thể loại văn học
trên con đường hiện đại hố làm cho ngơn ngữ trở nên trong sáng và giàu có hơn.” [35,
241]. Trương Chính trong Báo Người giáo viên nhân dân số đặc biệt, (27, 28, 29, 30, 31)
tháng 7/ 1989 cũng cho rằng “Tự Lực văn đồn có một vai trị rất quan trọng trong sự
phát triển của văn học ta những năm 30”. GS.Trần Đình Hượu nhấn mạnh: “Những năm
20 là quá trình khẳng định văn học mới và Tự Lực văn đoàn đánh dấu giai đoạn tồn
thắng với sự đóng góp lớn chủ động và tích cực”[42, 60]. Ngồi ra cịn hàng loạt các
cơng trình nghiên cứu chuyên sâu của Lê Thị Đức Hạnh (Thêm mấy ý kiến đánh giá Tự
Lực văn đoàn), Vũ Thị Khánh Dần (Nhìn nhận về tiểu thuyết Nhất Linh hơn nửa thế kỉ
qua,), Đỗ Đức Dục (Góp phần đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 19301945), Lê Thị Dục Tú (Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự Lực văn
đoàn), Phạm Quang Long (Tự Lực văn đoàn – một kiểu tư duy văn học), Mã Giang Lân
(chủ biên), (Q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900- 1945 và những đóng góp
của nó), Nguyễn Hữu Hiếu (Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam),
Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn) (Tự Lực văn đồn trong tiến trình văn học dân
tộc), Dương Hương (Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh),
Lê Minh Truyên (Thạch Lam với Tự Lực văn đoàn), Nguyễn Trác và Đái Xuân Ninh (Về
Tự Lực văn đoàn), Vũ Tiến Quỳnh (Tuyển chọn) (Nhất Linh - Khái Hưng - Hoàng Đạo),
Hà Minh Đức (Tự Lực văn đoàn – Trào lưu tác giả), Khúc Hà Linh (Anh em Nguyễn
Tường Tam – Nhất Linh ánh sáng và bóng tối)… Do được nhìn nhận một cách khách
quan và công bằng hơn nên ở miền Bắc Tự Lực văn đoàn đã trở thành đề tài thu hút sự

chú ý của nhiều sinh viên ngành Ngữ văn trong các luận văn, luận án và khoá luận tốt
nghiệp.
Tất cả những cơng trình đó đã cho thấy sức sống mạnh mẽ của văn chương Tự Lực
văn đoàn, thể hiện sự đổi mới thái độ đánh giá, ghi nhận những đóng góp thực sự của
văn đồn. Thời gian càng lùi xa thì độ sáng của hiện tượng văn học mà ta đang xem xét
dường như lại sáng hơn lên, diện mạo của những nhân vật nịng cốt trong Nhóm Tự lực

Luận văn thạc sỹ

7

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
lại càng hằn bóng nơi tâm trí chúng ta. Đó là bằng chứng chắc chắn của những giá trị tự
khẳng định bản chất, không để cho quy luật sinh tồn đào thải. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với
những công trình trên, chúng tơi nhận thấy vấn đề chống phong kiến, tính dân chủ, cá
nhân, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, ngơn ngữ….là những mảng được chú ý nhiều. Cịn
hình tượng người phụ nữ có được xem xét nhưng cịn tản mát, chưa có hệ thống, chủ yếu
là để chứng minh cho nội dung trung tâm của văn đồn đó là chống lễ giáo phong kiến
mà người phụ nữ là nạn nhân tiêu biểu. Có thể nhắc tới bài viết Nhìn lại vấn đề giải
phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn của Trương Chính. Lê Thị Dục Tú
trong cuốn Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn có đề cập đến
hình tượng người phụ nữ, đặc biệt là ở chương 2, 3 nói về Thế giới nội tâm và Vẻ đẹp thể
chất. Nhưng nhìn chung những bài viết này chủ yếu khai thác nhân vật để thấy sự đổi
mới về quan niệm, tư tưởng của tác giả so với đương thời, xem xét nhân vật ở bình diện
xã hội, triết học, mĩ học chứ chưa nhìn nhận nhân vật ở góc độ nhân cách con người.
Hình tượng người phụ nữ là hình ảnh quen thuộc và là đề tài quan trọng trong văn
học dân tộc ta. Tuy nhiên mỗi giai đoạn văn học lại có những cách phác họa hình tượng

này khác nhau. Các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo đã xây
dựng nên một hệ thống những nhân vật nữ rất độc đáo, rất hiện thực ở hai giới tuyến:
một phái “nệ cổ” là những phụ nữ đại diện cho xã hội cũ, chịu ảnh hưởng nặng nề của
giáo lý Khổng, Mạnh và phái đối lập là những cô “gái mới” tân thời theo tư tưởng Tây
phương. Cuộc chiến giữa hai phái này làm nảy sinh bao vấn đề trong gia đình, ngồi xã
hội, và chính điều này làm cho tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn trở nên hấp dẫn người đọc.
Qua những trang viết về họ, các nhà văn đã bộc lộ tài năng cũng như tư tưởng tiến bộ
của mình.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3.1.

Mục đích nghiên cứu.

Tự Lực văn đồn là một hiện tượng phức tạp. Những năm đầu xuất hiện họ có những
đóng góp và thành tựu nổi bật nhưng từ năm 1940 trở đi họ nghiêng về hoạt động chính
trị nhiều hơn. Các thành viên chủ chốt của văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng
Đạo tham gia vào các Đảng Việt Quốc, Việt Cách vì thế nên việc đánh giá các tác phẩm

Luận văn thạc sỹ

8

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
văn chương của họ gặp nhiều khó khăn, bởi vì tác phẩm văn học ra đời là sản phẩm của
tư tưởng, quan điểm của nhà văn. Tuy nhiên, chúng tơi đi nghiên cứu trong giai đoạn Tự
Lực văn đồn (khoảng 10 năm, từ 1932 đến 1942) và xem xét hình tượng người phụ nữ
trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn khơng đứng trên bình diện xã hội, chính trị mà tìm

hiểu dưới góc độ nhân cách con người, qua đó thấy được hình ảnh người phụ nữ trong xã
hội đương thời đã được các nhà văn nhìn nhận như thế nào, xây dựng những nhân vật
này để nhằm thể hiện tư tưởng gì của tác giả và cách họ xây dựng nên hình tượng có gì
độc đáo, mới mẻ, thành công. Với đề tài này chúng tôi mong muốn đóng góp một phần
nhỏ bé vào việc đánh giá, nhìn nhận lại hiện tượng Tự Lực văn đoàn.
3.2.

Đối tượng nghiên cứu.

Trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ đi nghiên cứu hình tượng người
phụ nữ trong tiểu thuyết của Tự Lực văn đồn, cịn hệ thống những truyện ngắn chúng
tơi xin dành cho một cơng trình khác.
3.3.

Phạm vi nghiên cứu.

Với mục đích và đối tượng nghiên cứu như vậy chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát ở
các tác giả, tác phẩm sau:
+) Nhất Linh: Đoạn tuyệt, Nắng thu, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng.
+) Khái Hưng: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Tiêu sơn tráng sĩ, Trống mái, Gia
đình, Thốt ly, Thừa tự, Đẹp, Hạnh, Băn khoăn.
+) Hoàng Đạo: Con đường sáng.
+) Thạch Lam: Ngày mới.
Ngoài ra, Nhất Linh cịn có tiểu thuyết Nho phong (1926), Giịng sơng Thanh Thuỷ
(1960, 1961) và Xóm cầu mới (1961) chúng tơi khơng xem xét vì khơng nằm trong giai
đoạn văn học Tự Lực văn đoàn.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, phương pháp
tâm lí học, phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp tiếp cận văn hoá học. Các phương
pháp này không tách rời nhau mà kết hợp hài hồ, thống nhất trong q trình nghiên cứu.

Cấu trúc luận văn.

Luận văn thạc sỹ

9

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ gồm 3 chương:
Chương 1: Những nhân vật phụ nữ phản diện.
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ “mới”.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn
đoàn

Luận văn thạc sỹ

10

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Những nhân vật phụ nữ phản diện
1.1.


Bối cảnh thời đại và những tư tưởng, lễ giáo phong kiến chi phối đến con người

Do chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hoá Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay nên
những tư tưởng, lễ giáo phong kiến đã ăn sâu bám rễ thâm căn cố đế vào tâm trí con
người Việt Nam. Có thể nói phong tục tập quán của chúng ta bắt nguồn và phụ thuộc rất
nhiều vào Nho giáo. Triết lý Khổng Tử luôn hiện hữu trong sinh hoạt của con người và
xã hội Việt Nam. Quan niệm giáo dục của Khổng Giáo là “nam ngoại”, “nữ nội” :
Trai thời đọc sách ngâm thơ,
Dùi mài kinh sử, đợi chờ kịp khoa.
Gái thời giữ việc trong nhà,
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa…
(Phận trai và gái – Nguyễn Trãi)
Người phụ nữ phải lui vào hậu cung để lo giữ việc trong nhà, còn những việc xã
hội hồn tồn là cơng việc của đàn ơng. Ngồi việc canh cửi thêu thùa, người phụ nữ còn
phải cáng đáng mọi việc trong gia đình để người đàn ơng có thời giờ đọc sách ngâm thơ,
dùi mài kinh sử. Bổn phận người phụ nữ là phục tòng và trau dồi tứ đức: công, dung,
ngôn, hạnh để trọn đạo làm con gái ngoan, dâu thảo, vợ đảm và mẹ hiền cho đẹp lịng
nam giới. Cho nên người phụ nữ khơng được coi trọng trong xã hội, thậm chí họ coi:
Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vơ. Khổng Tử nói rằng: “Duy đương nữ tử dữ tiểu nhân
nan giáo dã!” (Chỉ có đàn bà và kẻ tiểu nhân là khó dạy vậy!). Cho nên, Khổng Giáo có
một quy chế khắt khe trói buộc phụ nữ vào trong ngưỡng cửa gia đình, và bổn phận má
hồng là phải núp bóng tùng quân. Điều đó đã có từ xa xưa và bao đời họ quan niệm và
hành xử như thế nên họ coi đó là chân lí, là chuẩn mực xã hội. Đi ngược lại điều đó là
khơng thể chấp nhận được.
Thực tế là tư tưởng của Khổng giáo cũng có những mặt tích cực. Quan niệm trên,
nếu được thi hành đúng đắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đàn ông có được sự êm ấm
hạnh phúc, dành tồn tâm tồn ý cho sự nghiệp. Nhưng trong hoàn cảnh giáo dục này,
phụ nữ chỉ là những người nội trợ giỏi, chứ không phải là những người tham gia vào xây

Luận văn thạc sỹ


11

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
dựng xã hội. Và quan trọng hơn, họ khơng có quyền sống riêng, khơng được có tiếng nói
và được biết đến tình u và hạnh phúc lứa đơi đích thực. Họ phải sống âm thầm chịu
đựng và nhẫn nại hi sinh, chấp nhận như là cuộc sống tự nhiên của mình. Cuộc sống của
họ là những người tù chung thân khơng bao giờ thốt khỏi cảnh sống tù đày.
Chính vì sự bất tồn đó, có người ép mình vâng chịu, nhưng cũng có phụ nữ bày
tỏ sự bất phục, như lời tuyên bố hào hùng của TriệuThị Trinh: “ Tơi muốn cỡi cơn gió
mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển đơng, qt sạch giặc khỏi bờ cõi, để cứu
dân ta ra khỏi nơi đắm đuối; chớ không thèm bắt chước đám người cúi đầu cong lưng để
làm tì thiếp cho người ta!”. Nhưng người phụ nữ như Bà Trưng, Bà Triệu thì vơ cùng
hiếm hoi trong xã hội xưa. Ngay như người tài hoa, sắc sảo, “cái miệng chua ngoa” như
Hồ Xuân Hương cũng chỉ dám thốt lên:
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
( Đề đền Sầm Nghi Đống)
Nhưng cái thiên chức trời sinh ra đã cho là người phụ nữ rồi thì khơng thể thay
đổi được. Cho nên Hồ Xuân Hương đành ngậm ngùi:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lịng son.
(Bánh trơi nước)
Hầu hết những người phụ nữ trong xã hội đã ý thức được về phẩm chất tốt đẹp
của bản thân, muốn thoát khỏi cuộc sống này nhưng không thể, đành chung nhau cái
ngậm ngùi chua xót:
Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
(Ca dao)
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay khơng nhấc nổi mình mà bay.
(Ca dao)

Luận văn thạc sỹ

12

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn
Trải qua bao thế hệ, xã hội phong kiến vẫn tồn tại và bất bình đẳng như vậy. Cho
đến đầu thế kỉ XX, khi nước ta không chỉ tiếp xúc duy nhất với Trung Hoa nữa mà đã
giao lưu với phương Tây, chịu sự ảnh hưởng của nền văn minh rất mới lạ, thậm chí đối
lập với tư tưởng văn hố phương Đơng thì sự toả chiết của Khổng Giáo vẫn còn trong
cuộc sống, xã hội con người Việt Nam. Họ sống với niềm tin vào chân lí đã tồn tại hàng
ngàn năm.
Làm thế nào để mọi người thay đổi nếp sống, nếp nghĩ? Đó là cơng việc rất khó
khăn vì khơng đơn giản để con người ta thay đổi được hệ tư tưởng. Không phải là những
nhà tư tưởng cải cách xã hội nhưng những văn nghệ sĩ, những nhà thơ, nhà văn cũng góp
phần vào cơng việc tác động tới nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người. Công cụ
của họ là những tác phẩm văn học. Ý thức được điều đó nên trong những năm giao thời,
có một nhóm các nhà văn được tiếp xúc với tri thức và tư tưởng Tây phương đã nhận ra
hạn chế của thời đại, đã mạnh dạn làm cuộc cách mạng trong văn học. Qua đó họ mong
muốn thay đổi thành kiến, suy nghĩ của con người để xây dựng một xã hội tiến bộ, nhân
bản, vì quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Đó là nhóm Tự lực văn đồn.
Tự Lực văn đồn chính thức ra mắt độc giả trên số báo Phong Hoá tháng 3 năm

1933 với “bảy vì sao”: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hồng Đạo, Tú Mỡ, Thế Lữ,
Nguyễn Gia Trí. Ngồi ra, nhóm cịn có sự cộng tác của nhiều người khác như Nguyễn
Tường Cẩm, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Cát Tường, Trần Tiêu, Thanh Tịnh, Xuân
Diệu, Huy Cận…Các nhà văn, nhà báo trong Tự Lực văn đồn mà Nhất Linh đứng đầu
có tư tưởng duy tân, muốn đả phá cái xã hội với những tập tục, lễ giáo mà thế hệ Nho
Phong gọi là quốc hồn, quốc tuý, đả phá cái hủ tục của dân quê sau luỹ tre làng, đả phá
cái khơng khí bạc nhược, chán nản, bi quan để thay vào đó là cuộc sống sơi động, vui vẻ,
trẻ trung, đề cao tự do cá nhân, cổ vũ con người sống thoả mãn nhu cầu của bản thân,
giải thoát con người khỏi những trói buộc của khn vàng thước ngọc, đạo lí, ln lí giáo
điều. Những điều đó được nhóm cụ thể hố thành tơn chỉ hành động mà Hồng Đạo đã
đưa ra trong bài Mười điều tâm niệm cho thanh niên (báo Ngày nay 1936).
Tự Lực văn đoàn tỏ ra là một tổ chức văn học rất qui củ và hoàn toàn khác. Trong
lịch sử, các thi xã thường phải dựa vào thế lực của tầng lớp bên trên như vua quan, hay

Luận văn thạc sỹ

13

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn
lãnh chúa một vùng, chẳng hạn Hội Tao đàn của Lê Thánh Tơng, Chiêu Anh các của
Mạc Thiên Tích, Mặc Vân thi xã của Anh em Miên Thẩm. Các thi xã đó thành lập để
thoả mãn nhu cầu muốn được đàm đạo thơ văn, coi đó là một thú vui tao nhã nên chỉ lấy
việc ngâm vịnh văn chương để chơi. Sáng tác của họ chỉ nhằm mục đích tự thân, để nêu
cao gương sáng, tư tưởng trung quân ái quốc, vua sáng tôi hiền…Họ làm thơ để cho mọi
người noi theo, răn dạy những điều hay, lẽ phải, những điều được ca tụng. Tự lực văn
đoàn trái lại, là sự tập hợp những con người khơng có quan tước, cũng khơng có thế lực
nào bảo trợ. Họ viết văn như là một phương tiện, một nghề để kiếm sống nhưng khơng vì

thế mà thương mại hố nghệ thuật. Chính vì coi đó là cần câu cơm của mình cho nên
muốn được cơng chúng đón nhận, họ phải viết hết mình, ln phải sáng tạo, tìm tịi, trăn
trở viết thế nào cho hay, cho hợp với tâm lí độc giả để sách báo bán chạy. Nếu như
không lao động nghệ thuật nghiêm túc, họ sẽ bị đào thải và lu mờ nhanh chóng. Văn
chương Tự Lực văn đồn khơng chỉ nhằm để ni sống bản thân, gia đình mà cịn có ý
nghĩa cải tạo xã hội sâu sắc. Sau ba năm, Hồng Đạo đã tổng kết rằng: « Ba năm qua, sự
thay đổi của phong tục lễ nghi tuy chưa rõ rệt nhưng sự thay đổi linh hồn dân ta đã ngấm
từ tốn mà tiến hành, khơng có sức mạnh nào mà ngăn cản được nữa. Những lí tưởng,
những quan niệm cũ dần mất đi vẻ uy nghi lẫm liệt, tất rồi cũng phải theo thời gian mà bị
phá tan, nhường chỗ cho những quan niệm những lí tưởng mới » (Phong Hoá, số Kỷ
niệm ba năm, bài Bên đường dừng bước).
Từ thế kỉ XVIII- XIX, hình tượng người phụ nữ đã đi vào trong văn học với những
khát khao về hạnh phúc lứa đơi. Nhưng đó cũng chỉ là những ước ao, những khát vọng
không thành hiện thực của nàng Dao Tiên ( Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự), nàng Chinh
phụ (Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm dịch (?), nàng Vũ Nương
(Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ), nàng Vương Thuý Kiều (Truyện
Kiều của Nguyễn Du), Chu Kiều Oanh (Giấc mộng con của Tản Đà). Họ cũng chính là
tiếng nói đại diện cho con người cá nhân lần đầu tiên được đưa vào văn học, đã tạo nên
cuộc cách mạng trong văn học khi trên văn đàn lúc bấy giờ chỉ chú trọng làm thơ để nói
chí tỏ lịng, để ngâm vịnh cảnh đẹp trong lúc nhàn tản tức cảnh sinh tình. Chưa bao giờ

Luận văn thạc sỹ

14

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
văn học lại vang lên những tiếng nói thể hiện sự khát khao hạnh phúc tới mức mãnh liệt,

sự khơ héo trong mỏi mịn chờ đợi của người phụ nữ khi phải xa chồng:
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây un kinh đứt phím loan ngại chùng.
(Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)
Người phụ nữ cũng đã biết mạnh dạn, chủ động đến với hạnh phúc và tình u đích
thực, đã phá tan đi rào cản Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy mà Xăm xăm băng lối vườn
khuya một mình như nàng Kiều. Bước chân “xăm xăm” của Kiều đã thể hiện sự dũng
cảm đạp lên trên mọi khó khăn, mọi sự kiềm toả của lễ giáo phong kiến để đến với tình
yêu trong sáng đích thực. Hồ Xuân Hương mạnh mẽ khẳng định giá trị của bản thân và
lớn tiếng bảo vệ cho giới nữ:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.
Thế nhưng họ càng vùng vẫy thoát ra thì dường như lại càng bị chìm sâu hơn nữa.
Thuý Kiều vẫn phải đầu hàng số phận, chấp nhận hi sinh mối tình đầu đẹp như mơ để
làm trịn phận sự mà đạo lý Nho gia đã định sẵn: “Làm con trước phải đền ơn sinh
thành”. Hồ Xuân Hương vẫn phải hai lần cam chịu thân phận lẽ mọn lạnh lùng.
Sang đến thế kỉ XX, nàng Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã thể hiện ý thức độc
lập về hạnh phúc nhưng vẫn cịn rất yếu ớt, mong manh, khơng đủ sức chống chọi với
thành luỹ kiên cố bao đời của thế lực phong kiến, cuối cùng đành chấp nhận kết cục đau
khổ, bi thương. Mối tình sầu thảm bi đát ấy đã khơi mào cho thơ văn ái tình lãng mạn bắt
đầu hình thành với những tiếng khóc nỉ non. Văn chương lúc này vơ hình chung là phải
theo cái điệu sầu cảm, buồn rớt mộng rớt, luyến tiếc về mối tình đẹp dang dở. Với những
nam thanh nữ tú lúc bấy giờ, dường như họ thấy sự dang dở của mối tình mới là đẹp,
mới là đúng mốt. Cho nên chẳng thấy ai nói về sự sung sướng, hạnh phúc hay mối tình

Luận văn thạc sỹ


15

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
kết thúc có hậu mà chỉ tồn là chia tay, dằn vặt, đau khổ, ước ao. Ngày pháo nổ rợp
đường cũng là ngày bước chân ra đi đầm đìa nước mắt, lưu luyến, xót xa, chấp nhận lấy
người khơng u và giữ trong tim bóng hình xưa. Hay sầu thảm hơn là nhảy xuống hồ
Trúc Bạch tự tử để trọn vẹn với mối tình.
Tiểu thuyết của Tự Lực văn đồn cũng nói về mối tình lỡ dở, cũng buồn vì hạnh
phúc khơng thành nhưng khơng ai nghĩ đến chuyện qun sinh. Họ ln tỏ sự phản
kháng, chống lại hồn cảnh dù mạnh mẽ dữ dội hay âm thầm lặng lẽ. Nhân vật của họ
khơng than vãn, khơng khóc lóc nỉ non. Và điều làm cho độc giả thú vị nhất khi đọc tiểu
thuyết Tự Lực văn đồn có lẽ chính là cuộc đấu tranh khơng khoan nhượng giữa hai thế
hệ phụ nữ mà khoảng cách không được đo bằng thời gian mà bằng sự thay đổi của ý thức
hệ, sự cách biệt của hai nền văn hoá văn minh. Những bà mẹ chồng, mẹ kế từ bao năm
nay vẫn sống với nền ln lí cũ khơng thể cùng chung sống hồ bình với những cơ gái
mới, những nàng dâu tân thời đã trót nhiễm tư tưởng phương Tây mới mẻ, hiện đại. Sự
va chạm giữa những người cùng giới nhưng khác nhau về tư tưởng này đã tạo nên nét
hấp dẫn của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, giữa một bên bảo thủ, kiên quyết bảo vệ
những gì đã tồn tại hàng ngàn năm với một bên quyết tâm chống lại cái cổ hủ, lạc hậu để
được sống theo đúng nghĩa. Mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu vốn dĩ đã khơng tốt
đẹp gì, đã từng được dân gian ví rằng:
Thật thà cũng thể lái trâu
Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.
Cho nên mẹ chồng thường được coi là xấu xa, cay nghiệt, là người có quyền hành
hạ và nàng dâu có trách nhiệm phải phục tùng, hầu hạ vô điều kiện. Thế nhưng xem xét
kĩ hơn thì hình ảnh những bà mẹ chồng trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn khơng hồn

tồn là xấu xa, ác độc như thế. Họ vẫn có những nét phẩm chất đã trở thành truyền thống
của người phụ nữ Việt Nam.
1.2. Hình tượng người phụ nữ đại diện cho xã hội cũ được khắc họa trong tiểu thuyết Tự
Lực văn đoàn

1.2.1. Hình tượng người phụ nữ lưỡng hố

Luận văn thạc sỹ

16

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
1.2.1.1. Người phụ nữ với gia đình, người thân.
Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn rất phong phú và đa dạng.
Họ đã tạo ra một lớp nhân vật tượng trưng cho cội rễ của xã hội, mong muốn duy trì, bảo
vệ nền tảng xã hội đã được thiết lập hàng ngàn năm qua bằng những giáo lý, nguyên tắc,
những lời răn dạy của các bậc thánh nhân để lại. Như đã nói ở trên, giáo lý Khổng Mạnh
hoàn toàn là đúng đắn nếu như vận dụng linh hoạt, hợp lí hợp tình. Có thể nói triết lí đó
đã đem lại cho xã hội và con người những điều tốt đẹp, đã xây dựng lên một hệ thống có
tơn ti trật tự từ hạt nhân nhỏ nhất là gia đình cho tới tầm rộng lớn hơn là quốc gia, dân
tộc. Người phụ nữ góp cơng vào đó là sự giữ gìn gia đình trong ấm ngồi êm. Cũng
chính vì thế mà họ sống khơng phải cho mình mà là vì gia đình, vì người thân, vì chồng
vì con. Họ dồn tình yêu thương của mình cho những đứa con, làm mọi việc, kể cả dùng
thủ đoạn ác độc để làm cho con được hạnh phúc, sung sướng. Họ cay nghiệt với người
ngoài để mà giữ tiếng cho chồng, quản lí cơ nghiệp của chồng. Bà Án trong Nửa chừng
xuân (Khái Hưng) biện bạch rằng: “Tôi nào có ác nghiệt gì, tơi chỉ là một người bao giờ
cũng nghĩ tới hạnh phúc của con, cháu, nghĩa là nghĩ tới bổn phận của một người mẹ,

một người đàn bà” [10, tr 365]. Thế nên khuyên con không được thì bà dùng tới kế sách
chia rẽ, làm cho con trai mình nghi ngờ Mai mà dần dần xa lánh, ruồng bỏ Mai. Ngay cả
khi Mai đã mang trong mình giọt máu của dịng giống nhà bà, bà cũng kiên quyết khơng
chấp nhận, vì mong muốn con trai mình được thăng quan tiến chức, làm ông Huyện, ông
Chánh tương lai. Nếu như lấy Mai làm vợ thì Lộc, con trai bà sẽ mất hết tương lai sáng
lạn, gia đình bà sẽ bị ô nhục, phỉ báng, làm bia miệng tiếng đời cho thiên hạ đàm tiếu. Bà
làm mọi cách, kể cả biết rằng như thế con trai bà sẽ đau khổ và đó là việc thất đức.
Nhưng vì tương lai của con, vì sự danh giá của gia đình, bà bất chấp tất cả. “Phải làm
cho mau mới mong có kết quả. Kể thì cũng hơi ác. Nhưng vì lịng thương con, biết
sao”[10, tr 234]. Có thể nói bà Án là người phụ nữ rất mực thương con, yêu con nhưng
tình u đó trở thành mù qng khi làm cho con trai mình ln phải sống trong đau khổ,
ăn năn, dằn vặt. Bà thương con bằng tình thương của một người mẹ luôn chú trọng tới
môn đăng hộ đối, tới gia sản gia nghiệp chứ không quan tâm tới cuộc sống tinh thần của
con. Cái giá phải trả cho sự độc ác của bà Án khi từ chối cốt nhục của gia đình đó là vợ

Luận văn thạc sỹ

17

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
chồng Lộc khơng có con. Vì sự nối dõi tông đường mà một lần nữa, bà Án lại phải ra tay
để cứu vớt cho gia đình. Bà lặn lội lên tận Phú Thọ, muối mặt hạ mình cầu xin Mai trở
về để bà được nhận cháu đích tơn. Phải là một người mẹ thương con, một người đàn bà
lo toan cho gia đình thì bà Án mới chấp nhận hi sinh danh dự như vậy. Khơng dễ gì một
người bảo thủ, lại là bà Án quyền cao chức trọng lại phải hạ mình trước một người phụ
nữ bình thường như Mai. Đành rằng sự hi sinh đó là nhằm mục đích tư lợi, thế nhưng xét
ở bình diện nhân cách thì vẫn thấy sáng lên phẩm chất của người phụ nữ hết lòng thương

chồng, yêu con, biết thu vén, lo toan cho gia đình cho dù cách làm cịn mù quáng, vì bản
thân và gia đình mình mà sẵn sàng chà đạp lên trên người khác, đẩy người khác xuống
tới đáy sâu của sự đau khổ, éo le.
Trong suốt cuốn Đoạn tuyệt (Khái Hưng) người đọc đều thấy hiện ra hình ảnh bà
Phán Lợi nanh ác, nham hiểm, cay nghiệt, điêu ngoa. Đó là nhân vật phản diện điển hình
để làm tăng thêm bi kịch giữa mẹ chồng – nàng dâu. Khó có thể tìm thấy cái gì đó tốt
đẹp ở nhân vật này. Nhưng đứng trên góc độ tâm lí học, nhân cách học thì vẫn có thể lí
giải được phần nào tại sao bà ta lại suy nghĩ và hành xử như thế. Trước hết cũng lại thấy
rằng bà Phán Lợi là người phụ nữ giỏi chu tồn việc nhà. Bà lớn tiếng nói rằng: “Tơi
ni các người để các người làm giúp đỡ tôi chứ để các người ăn không, ngồi đùa rỡn
đấy à? Chướng mắt lắm, không chịu nổi!” [17, tr 210] đã chứng tỏ rằng bà là người tay
hịm chìa khố, cai quản mọi việc trong nhà, biết thu vén cho gia đình. Là dâu trưởng,
một năm gia đình có tới hơn ba mươi cái giỗ lớn nhỏ, bà đều làm chu tất. Cuộc đời bà
cũng giống như bao người phụ nữ Việt Nam truyền thống khác, coi gia đình chồng là gia
đình mình, có nghĩa vụ và trách nhiệm lo toan, gánh vác, gây dựng, giữ gìn cái gia đình
ấy. Cho nên bà Phán mừng như bắt được vàng khi Loan sinh cho bà được đứa cháu trai
q tử nối dõi tơng đường. Xã hội truyền thống trọng con trai, thế nên gia đình nào cũng
mong có con trai. Với bà Phán, ở địa vị là dâu trưởng của cả dòng tộc, lại chỉ có mỗi
Thân là con trai nên bà mong muốn đứa cháu này là con trai hơn ai hết. Và bà đã toại
nguyện. Đứa bé đã làm bà bớt đi sự hằn học với mẹ nó khiến cho Loan rất ngạc nhiên.
Bà thay đổi ngay thái độ, lời nói trở nên nhẹ nhàng, mềm mỏng. Khi đứa bé ốm, bà cũng
chạy ngược chạy xi tìm cách chạy chữa nhưng đáng tiếc là cách làm của bà hoàn toàn

Luận văn thạc sỹ

18

Phạm Thị Thu Hà



Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
sai lầm. Khơng bao giờ bà nghĩ là bà sai vì bà chỉ làm theo cái cách mà người ta truyền
tai nói cho bà biết. Bà đau buồn khi mất đi đứa cháu đích tơn mà lại bị Loan nói thẳng
vào mặt bà chính là ngun nhân thì tất yếu bà không thể chịu nổi. Bà không hiểu và dĩ
nhiên khơng thể chấp nhận được điều đó. Niềm tin chân lí ăn sâu bám rễ trong đầu khiến
bà khơng thể ngờ là mình đã phạm lỗi. Trách nhiệm của bà là phải duy trì dịng tộc nên
bà ln nung nấu ý định tìm vợ bé cho Thân để tránh đường tuyệt tự. Dù biết thiên hạ sẽ
dị nghị, xì xào, bà vẫn tổ chức đám cưới cho con trai duy nhất với con gái ni thật
hồnh tráng, linh đình. Bà đã đạp trên dư luận, đương đầu với những lời bàn ra tán vào
của xóm làng. Điều đó khơng phải hồn tồn là dũng cảm chấp nhận vì lợi ích bản thân
mà sâu xa hơn đó là vì gia đình, dịng tộc nhà chồng mà bà đã cố cơng vun đắp, gây
dựng.
Cũng giống như bà Phán Lợi, bà Án Ba không muốn mất đi cái gia sản gia nghiệp
kếch xù nên cố cơng đi tìm người Thừa tự (Khái Hưng). Bà đã phải hạ mình đối đãi tử
tế, ngọt nhạt với ba người con chồng để mong có được người hương hoả cho bà sau này,
và cũng mong để lại cái tiếng gia đình trong ấm ngồi êm, xố đi những điều dị nghị về
mẹ ghẻ con chồng. Nhìn nhận một cách khách quan, bà Án Ba là người phụ nữ thông
minh, sắc sảo. Một tay bà gây dựng làm cho sản nghiệp của ông Án để lại vốn đã lớn lại
càng sinh sôi nảy nở hơn nữa. Giữa bao nhiêu người khơn ngoan, tinh ranh nhịm ngó
(như sư cụ Giáp, như bà Hai) bà vẫn có cách để bảo tồn tài sản của mình. Bà khơn
ngoan nói những gì nên nói khiến người ta khấp khởi hi vọng, chờ đợi. Bà cũng biết
điểm dừng đúng chỗ để không mất một đồng một xu nào cho thiên hạ. Ngay cả việc kén
rể, dù gặp phải bà mối tinh ranh, sắc sảo, chưa bao giờ chịu thiệt cái gì và chàng rể con
quan huyện chuyên đi đào mỏ, bà cũng chống đỡ được hết. Bà gả được con gái duy nhất
vào chỗ “thơm tho” mà khơng mất một chút gì cho chàng rể. Tất cả sự khéo léo khôn
ngoan bà đem ra trổ tài ấy khơng nằm ngồi mục đích bảo vệ tài sản cơ nghiệp bao năm
gây dựng lên và đánh bóng danh dự gia đình. Một người phụ nữ yếu ớt mảnh mai mà
chống đỡ với tất cả thế lực thù địch như thế thiết nghĩ cũng là người giỏi giang, mạnh
mẽ, dũng cảm.


Luận văn thạc sỹ

19

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn
Với những người phụ nữ vốn được coi là phản diện trong tiểu thuyết Tự Lực văn
đoàn được phản ảnh với những nét xấu xa, ác nghiệt, thâm độc. Nhưng khách quan mà
nhìn nhận thì họ đều một lịng phụng sự chồng con, hết sức lo vun vén gia đình để giữ
được tiếng thơm và nền nếp gia phong. Những bà Án, bà Phán, bà Tuần, bà Phủ đều trở
thành người cay nghiệt chỉ vì họ lo cho gia đình theo những chuẩn mực của ngũ luân ngũ
thường mà họ được dạy bảo từ khi còn rất nhỏ và noi gương theo liệt tổ liệt tông. Họ sẽ
trở thành “hiền mẫu” nếu như những người con tuân thủ và nghe theo lời họ. Họ bỗng
nhiên thành kẻ ác độc xấu xa khi có những người phản kháng, đối đầu với họ. Ngay như
bà Hai (Đoạn tuyệt - Nhất Linh) là người phụ nữ có lẽ là hiền lành nhất trong số hình
tượng những bà mệnh phụ cũng giận dữ quát tháo ầm ầm khi Loan cự lại việc cưới xin:
“À, ra bây giờ cô lại mắng cả tôi. Phải, tơi tự tiện, nhưng cơ phải biết, vì lẽ gì nên tôi
mới tự tiện chứ. À ra mất tiền cho cô ăn học, để cô văn minh, cô về cãi bố mẹ…Hỏng!”
[17, tr 169]. Vì vậy xét ở góc độ nhân cách con người thì họ khơng phải là những phụ nữ
hoàn toàn ác độc, cay nghiệt, chỉ toàn vùi dập người khác. Đây chính là khía cạnh rất
“người” của những nhân vật “xấu” như bà Án, bà Ba, bà Phán…..
Với những người con của mình, họ rất yêu thương và làm mọi việc để gây dựng
tương lai tốt đẹp cho con. Hầu hết các bà đều cho con đi học từ nhỏ, mong muốn sau này
đỗ đạt thăng quan tiến chức để mát mặt với đời. Kể cả con gái cũng được đi học, ít nhiều
biết chữ Tây chữ Ta. Một vài gia đình cịn cho con gái học lên cao, có được bằng thành
chung như Loan (Đoạn tuyệt), Thu (Đời mưa gió), Hiền (Trống Mái), Bảo (Gia đình),
Hảo, Hồng, Nga (Thoát ly), Cúc (Thừa tự), Mai (Nửa chừng xuân), Lan (Hồn bướm mơ
tiên), Nhị Nương, Quỳnh Như (Tiêu sơn tráng sĩ), Loan (Đôi bạn)… chứng tỏ những bà

mẹ cũng đã có sự tiến bộ về tư tưởng rất nhiều so với phái nệ cổ coi việc cho con gái đi
học là “chỉ tổ viết thư cho giai”. Bà Án (Gia đình – Khái Hưng) cịn cảm thấy rất hãnh
diện về cậu con trai sắp thi tú tài và cô con gái út đương học ở trường Đồng Khánh.
Những bà mẹ đã tạo dựng cơng trình tương lai cho con ngay từ khi cịn nhỏ như thế để
khơng thua chị kém em. Khi lớn lên, các bà cũng mong đời con được sung sướng nên
phải tìm những chỗ danh giá, môn đăng hộ đối để cưới gả. Bà Hai (Đoạn tuyệt) nghĩ
rằng con gái mình sẽ được giàu sang, sung sướng nếu lấy Thân, con trai bà Phán Lợi ở

Luận văn thạc sỹ

20

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn
ấp Thái Hà. Vợ chồng bà cảm thấy vui vẻ, an ủi biết bao nhiêu khi thấy Loan chấp nhận
sự sắp đặt của cha mẹ: “Ông Hai, bà Hai bữa ấy ăn rất ngon miệng vì thấy Loan vui vẻ
chứ không mặt ủ mày chau như mọi lần khi nhà trai đến sêu tết” [17, tr 168]. Cùng tư
tưởng đó nên bà Hai trong Đơi bạn (Nhất Linh) “lúc nào bà cũng tha thiết mong cho con
được sung sướng nên một cái hi vọng mong manh không căn cứ cũng làm cho bà rạo
rực, hồi hộp. (…) việc Loan lấy Thân thế nào rồi cũng thành. Ông bà Phán Lợi giàu có
lại chỉ mình Thân là con trai. Loan về làm dâu nhà ấy chắc sẽ được sung sướng” [18, tr
71]. Cuộc sống gia đình bà khó khăn, chồng phải đi dạy học xa, cái tình của người phụ
nữ ở tuổi xế bóng khi phải xa chồng con cũng thật cảm động. Bà ln miệng hỏi: “Trên
đấy nước có độc không?” Và luôn thốt lên: “Tôi lo quá”. Chồng đi xa, gánh nặng gia
đình đổ lên vai, bà khơng chắc số tiền ơng Hai gửi về có ni nổi mẹ con ở nhà không.
Với một người mẹ, không bao giờ muốn con mình chịu sống khổ sống sở, thế nên bà có
niềm tin là gả con vào nhà giàu sang thì con gái cũng sẽ được giàu sang, danh giá.
Nhưng tiếc rằng suy nghĩ đó của bà chỉ là sự hời hợt nhìn nhận bên ngồi, cái giàu sang

về vật chất không đánh đổi được sự sung sướng về mặt tinh thần.
Bà Nghè trong Lạnh lùng (Nhất Linh) cũng là một người phụ nữ nặng suy nghĩ
như vậy. Việc bà gả Nhung cho nhà bà Án hay không đồng ý cho Phương lấy Luỹ cũng
xuất phát từ mong muốn con được sống sung sướng. Nhưng bà Nghè lại cư xử tỏ ra rất
thương con thực lòng, thương con bằng cách không quả quyết ngăn ngừa hay mắng chửi
con. Trước việc Phương ngỏ ý muốn lấy Luỹ, bà chỉ nói: “Mẹ già nua tuổi tác, cũng
mong con lấy được chồng tử tế ở cùng làng để hôm sớm mẹ con được có nhau”[20, tr
31]. Luỹ là con nhà hèn hạ, lại xa xơi. Với tấm lịng của người mẹ khơng ai muốn con
mình sa vào chỗ đó. Thế nhưng bà Nghè không quyết liệt phản đối, mà chỉ “thấy buồn”,
“than thở” và khóc thầm thương con. Ngay cả việc Nhung thú nhận tình cảm và ngỏ ý
muốn ra đi cũng Nghĩa, bà cũng tỏ rõ quan điểm: “nếu cô đã muốn lấy chồng thì cái đó
tuỳ…Cho phép cơ lấy ơng giáo thì tơi khơng bao giờ cho phép. Cơ đã hỏi thì tơi cho cơ
biết vậy” [20, tr 135]. Cái lý bà đưa ra là: “Không phải là mẹ không biết thương con,
nhưng người ta ở đời khơng gì q hơn là tiếng thơm. Mẹ không nỡ nào để con trong một
lúc dại dột mà làm mất cả cơng trình của con, của thầy mẹ dạy dỗ con” [20, tr 139]. Như

Luận văn thạc sỹ

21

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
thế có thể thấy là bà Nghè hiểu lịng con gái, hiểu sự đau khổ mà Nhung đã phải chịu
đựng. Nhưng bà sống trong xã hội không cho phép người phụ nữ tái giá, được răn dạy kĩ
lưỡng rằng “gái chính chun chỉ có một chồng” nên bà khơng thể dễ dàng chấp nhận
điều đó. Ở người mẹ này, lòng thương con dường như đồng nghĩa với việc hiểu lịng
con. Bà chỉ khun con như vậy, chứ khơng bắt ép cũng khơng đồng tình. Có lẽ chính
nhờ tình mẫu tử thiêng liêng ấy đã ngăn Nhung ở lại, để nàng có thể “giúp cho mẹ nàng

giữ bền được tiếng thơm là một nhà gia giáo nhất vùng” [20, tr 136].
Điển hình cho mẫu người phụ nữ thương con quá mức thành nng chiều, dung
túng cho con làm gì tuỳ thích là hình ảnh bà tham Hậu trong Trống mái (Khái Hưng). Bà
nhà giàu, góa chồng sớm, có được hai đứa con gái. Con lớn lấy chồng và đã sinh được
một trai, một gái. Cịn Hiền, con út thì tuy tuổi đã ngoài hai mươi nhưng vẫn nhất định
chưa bằng lòng ai. Bà yêu con theo cách của bà mẹ muốn dành hết tình cảm cho con, bù
đắp cả sự thiếu hụt tình cảm của người cha. Với bà, con là nhất. Bà nng chiều q hố
nhát, hễ thấy con tỏ ý giận dỗi là hoặc đấu dịu, hoặc làm theo ý con ngay. Cho nên Hiền
được mặc sức đi chơi, kết giao bạn bè tuỳ thích. Mọi người thấy Hiền tự nhiên q có
phàn nàn bà Hậu khơng chịu uốn nắn dạy con thì bà cũng mặc kệ. Miễn sao con gái bà
được sống sung sướng, vui vẻ, trẻ trung, yêu đời. Cái sự nuông con này không phải là
trường hợp cá biệt ở bà Hậu, mà những bà lớn như bà Phán Lợi (Đoạn tuyệt) cũng dung
túng cho hai cơ con gái là Bích, Châu hỗn hào, bắt nạt, chèn ép, xúc phạm, hành hạ chị
dâu. Bà Hàn (Nắng thu) cho việc Nhung, Nga hống hách, lấy sự tàn tật của Trâm ra làm
trò tiêu khiển là việc thường. Với con gái nng chiều như thế thì với con trai, các bà
cịn bao bọc hơn rất nhiều. Vì con trai luôn được coi là “con vàng, con bạc” nên lẽ dĩ
nhiên bà dành hết tình yêu thương và chiều chuộng. Hậu quả của tình u đó là người
con trai trở nên nhu nhược, sống phụ thuộc và không dám quyết điều gì. Thân trở nên
yếu đuối, dựa dẫm vào gia đình cũng là vì thế. Khi xây dựng những nhân vật này, có lẽ
Nhất Linh, Khái Hưng muốn phản ánh những hạn chế, mù quáng, sai lầm của các bà mẹ
không chỉ trong xã hội thời xưa mà ở thời đại nào cũng vậy, nếu cứ chiều theo ý thích
của con, dung túng cho con thì khơng phải là cách giáo dục đúng đắn.

Luận văn thạc sỹ

22

Phạm Thị Thu Hà



Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
Ngồi việc thể hiện tình thương con rất mực của các bà mẹ vốn trở thành truyền
thống của dân tộc Việt Nam, có khác chăng là ở những bà mẹ này, tình u, cách giáo
dục cịn nhiều sai lầm cần lên án, phê phán, các nhà văn Tự Lực văn đồn cịn thể hiện
hình ảnh những người vợ thực sự là “cánh tay phải” của chồng. Đằng sau sự thành cơng
của người chồng là bao cơng lao khó nhọc của người vợ. Nga (Gia đình) đã tìm mọi cách
để có thể thuyết phục chồng bước vào quan trường. Nàng áp dụng mọi chiêu bài có thể,
từ cương quyết đến nhẹ nhàng, mềm mỏng, thậm chí cả hờn dỗi, dằn vặt, khóc lóc. Như
thế chưa đủ, nàng cịn viện đến cả ơng chú chồng, đến cả gia đình nhà mình nữa. Cuối
cùng nàng đã đạt được ước nguyện bấy lâu. An đỗ đạt ra làm quan tri huyện khiến nàng
được mở mày mở mặt. Nhưng khốn nỗi An làm quan mà khơng ham thú gì, chỉ để vui
lịng vợ, tránh được những xích mích gia đình. Thế nên chàng bê trễ, chểnh mảng việc
quan. Nga lại phải ra tay để bảo vệ chồng. Nàng chấp nhận bỏ ra hai vạn bạc để lo cho
chồng, chưa kể một mình nàng đến hầu cụ lớn, bà lớn, ông quan Tuần, quan Phủ để An
có thể ngồi được ở cái ghế tri huyện tốt. Có thể nói việc làm quan của An là cơng trình
của Nga, con đường thăng quan tiến chức của An cũng là công lao và tài khéo léo, giỏi
giang của Nga. Nga là người thiết kế và cũng là người thi cơng cơng trình này. An chỉ có
việc là ngồi vào ghế quan. An vẫn tiếp tục làm tri huyện được là nhờ Nga thông minh,
chịu bỏ tiền nhà ra mà lo lót cho chồng được êm thấm. Nga quả là người phụ nữ đã đem
danh giá về cho gia đình, làm cho cha mẹ nàng được mát mặt và kiêu hãnh với hàng xóm
có hai con rể là tri phủ, tri huyện. Bản thân vợ chồng Nga thì được trọng vọng, được kêu
ông lớn, bà lớn, quyền uy trong tay cai trị cả một huyện rộng lớn và tốt nhất trong hàng
tỉnh.
Với nhân vật Tuyết (Đời mưa gió), mọi người đều khơng có cái nhìn thiện cảm dù
ở thời nào cũng vậy vì nàng là một gái giang hồ. Nhưng xét ở góc độ nhân cách học thì
Tuyết khơng phải hồn tồn là xấu. Sự sa ngã của nàng là do hồn cảnh xơ đẩy. Nàng
vốn con nhà gia giáo danh giá, về nhà chồng bị bắt ne bắt nét từng li từng tý, chồng thì
mải chơi, trẻ con, vơ dụng. Khơng chịu được cảnh sống đó nên nàng sa vào con đường
truỵ lạc. Thế nhưng trong tác phẩm người đọc không hề thấy một cảnh ái ân truỵ lạc nào.
Tuyết hiện ra là người phụ nữ khéo léo, biết chăm chút nhà cửa, nấu ăn ngon, biết cách


Luận văn thạc sỹ

23

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
cư xử phải phép để khơng làm mất lịng ai. Nàng giao thiệp với các bạn chồng rất khéo,
tỏ ra là người hiểu biết, lại có tài nắm bắt tâm lí người khác thế nên ai đã từng nói
chuyện với Tuyết đều khơng cịn coi khinh nàng nữa. Tuy Tuyết ăn chơi vơ độ, phung
phí tiền của các tình nhân khác khơng cần nghĩ suy thì với Chương, được Chương yêu
thương, coi như vợ thì nàng tỏ ra là người biết qn xuyến, chi tiêu trong nhà: “Thơi
mình ạ, em không muốn mượn đứa ở nữa. Em làm lấy. Bắt đầu từ nay, chúng ta phải cần
kiệm mới được” [7, tr 481]. “Hai người cùng nhau bàn bạc việc nhà, việc cửa. Tuyết
nhất định rút bớt các khoản chi tiêu, để dành tiền trả nợ. Nàng không quên rằng, vì nàng,
Chương đã mắc món nợ hơn nghìn bạc” [7, tr 482]. Tưởng như một cô gái giang hồ như
Tuyết thì chẳng cịn liêm sỉ, chỉ biết bịn tiền cho thoả mãn thói ăn chơi phóng đãng.
Tuyết khơng bao giờ có ý định lợi dụng Chương. Lúc đầu chỉ là trêu tức cho thoả lòng
đố kị ghen ghét với Thu, sau đó thì nàng u thật lịng. Và khơng muốn người yêu chịu
mang tiếng xấu, bị coi khinh vì mình, nàng quyết tâm rời bỏ Chương để ra đi. Ngay cả
khi nàng trở nên tàn tạ, tiều tuỵ, bệnh tật, ốm đau Chương vẫn dang rộng vịng tay đón
nàng nhưng Tuyết cương quyết dứt áo ra đi, dấn thân vào trời mưa gió rồi biệt tích.
Trong người con gái làng chơi ấy vẫn còn lòng tự trọng, vẫn còn ý thức về thân phận và
danh dự, đặc biệt là hi sinh thú vui bản thân để người yêu được sống sung sướng. Ta hãy
nghe Tuyết tâm sự với Chương: “Trời ơi, anh mà yêu em thì anh sẽ khổ sở, khổ sở
không biết đến đâu mà kể” [7, tr 427]. Khơng chỉ vì tình u cao thượng của Chương mà
Tuyết hành xử như thế mà “Tuyết vẫn có tình khẳng khái và tự trọng, tuy Tuyết đã sống
một đời xấu xa, nhơ nhuốc. Tuyết cho dù tấm thân Tuyết có dơ bẩn đến đâu, Tuyết cũng

khơng có quyền để ai bình phẩm được danh dự của nhà Tuyết, của cha mẹ Tuyết” [7, tr
507]. Những hành động đó cho thấy Tuyết vẫn cịn là một người có nhân cách, có lịng
tự trọng, khơng phải là hạng gái làng chơi vơ liêm sỉ, mất hết danh dự, đáng lên án,
khinh rẻ.
Qua việc khắc hoạ nhân vật xấu nhưng vẫn để lại trong người đọc dư âm của một
chút lòng thương cảm, xót xa, vừa giận lại vừa thương đã cho thấy các nhà văn vẫn có
niềm tin thánh thiện vào giá trị nhân phẩm của con người. Nhất Linh, Khái Hưng muốn
thơng cảm với họ, chia sẻ những khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc đời. Phải có cái

Luận văn thạc sỹ

24

Phạm Thị Thu Hà


Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đồn
nhìn nhân đạo sâu sắc thì nhà văn mới xây dựng lên được hình tượng nhân vật như vậy.
Nếu đọc thoáng qua, tưởng như nhà văn phê phán họ, nhưng thực ra các ông vẫn bênh
vực, cảm thông nên mới để Tuyết còn giữ được nhân cách như vậy, để cho nàng vẫn
được là Người, được người ta cảm thơng, thương xót. Điều này có thể tìm thấy nét đồng
điệu trong nhân vật Tám Bính của Nguyên Hồng. Một bỉ vỏ chuyên móc túi, trộm cắp đã
thành nghề nhưng khơng bị người ta ghét bỏ, khinh thường bởi chính vẻ đẹp trong tâm
hồn, trong nhân cách còn lưu lại qua tình mẫu tử với đứa con trai duy nhất đã mất tích
bao năm trời. Hay như cơ Diên trong Nửa chừng xuân, một cô gái giang hồ nhưng trong
tác phẩm lại hiện lên như một ân nhân của chị em Mai. Khi Huy ốm nặng, Mai túng bấn,
khó khăn, Diên đã chủ động đi mời bác sĩ đến, tận tình chăm sóc chị em Huy trong
những ngày tháng đen tối của cuộc đời. Diên giúp với tấm lịng vơ tư khơng toan tính.
Dù là gái giang hồ nhưng Diên rất thương người. Huy từng nói với Mai: “Chị ấy tốt lắm,
khơng những thương Trọng, mà cịn đem lịng thương chung cả những người khốn khổ ở

trên đời…Em vẫn ái ngại cho chị ấy là người thơng minh, có nhan sắc mà sao lại bị sa
vào cái cảnh bùn lầy như vậy” [10, tr 118]. Một lần nữa Khái Hưng lại muốn chứng
minh khơng phải những người xấu xa thì hoàn toàn đáng ghét, đáng khinh bỉ. Bên trong
họ vẫn có những nét nhân cách đáng q ẩn giấu trong đáy sâu tâm hồn. Chính Thạch
Lam cũng đã từng phát biểu trong bài Quan niệm trong tiểu thuyết: “Cái hoàn tồn tốt
hay hồn tồn xấu khơng có ở trên đời, đó là một điều ai cũng biết: Người ta là một động
vật rất phiền phức. Tâm hồn người ta không giản dị như một biểu hiện và bao giờ cũng
có một phần bí mật. Một người rất tốt có thể có những lúc giận dữ, tàn ác, nhưng một
người rất ác có thể có những lúc hiền hậu, nhân từ. Người ta là người với những sự cao
quý và hèn hạ của người” [15, tr 394]. Mỗi người khi sinh ra vốn dĩ mang bản chất tốt
đẹp, bị tác động của hoàn cảnh sống mới trở nên xấu xa, độc ác. “Nhân chi sơ tính bản
thiện”. “Thiện căn đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chí Minh).
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu, giữa dì ghẻ - con chồng.

a, Người phụ nữ trong quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.

Luận văn thạc sỹ

25

Phạm Thị Thu Hà


×