Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quan hệ philippines mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân sự từ 2001 tới 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

VŨ VĨNH HÀ

QUAN HỆ PHILIPPINES – MỸ
TRONG LĨNH VỰC AN NINH, QUÂN SỰ
TỪ 2001 TỚI 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUỐC TẾ HỌC


Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

VŨ VĨNH HÀ

QUAN HỆ PHILIPPINES – MỸ
TRONG LĨNH VỰC AN NINH, QUÂN SỰ
TỪ 2001 TỚI 2017

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUỐC TẾ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thu Mỹ


Hà Nội – 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 3
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 9
6. Nguồn tài liệu sử dụng .......................................................................... 10
7. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn ............................. 10
8. Bố cục của luận văn .............................................................................. 11
CHƢƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ PHILIPPINES –
MỸ TRONG LĨNH VỰC AN NINH, QUÂN SỰ TỪ 2001-2017 ....................... 12

1.1. Nhân tố khách quan ......................................................................... 12
1.1.1 Mơi trường chính trị-an ninh quốc tế............................................... 12
1.1.1.1. Sự kiện 11/9 và chủ nghĩa khủng bố ........................................... 12
1.1.1.2. Sự trỗi dậy của Trung Quốc........................................................... 14
1.1.1.3. Vấn đề Biển Đông và tầm quan trọng của yếu tố biển ................... 19
1.1.2. Những thách thức mới từ bên trong khu vực .................................. 20
1.2 .Các nhân tố chủ quan ...................................................................... 22
1.2.1. Quan hệ truyền thống giữa Philippines và Mỹ .......................... 22
1.2.2. Nhu cầu tăng cường quan hệ an ninh, quân sự song phương ......... 26
1.2.2.1.Những thách thức đối với an ninh, chính trị của Philippines ....... 26
1.2.2.2. Nhu cầu gia tăng hợp tác an ninh, quân sự giữa hai nước ........... 31
Tiểu kết ..................................................................................................... 37

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAB HỆ PHILIPPINES-MỸ TRONG LĨNH
VỰC AN NINH, QUÂN SỰ TỪ 2001-2017 .......................................................... 39

2.1. Cơ sở quan hệ Philippines – Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân sự39
2.1.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................. 39
1


2.1.2. Căn cứ về thể chế hợp tác ............................................................... 42
2.2Quan hệ an ninh Philippines- Mỹ .................................................... 43
2.2.1. Hợp tác bảo đảm an ninh ................................................................ 43
2.2.2. Hợp tác ứng phó với các mối đe dọa từ bên ngoài của Philippines 50
2.3.Quan hệ quân sự Philippines – Mỹ ................................................. 55
2.3.1. Mục tiêu hợp tác ............................................................................. 55
2.3.2. Các hình thức hợp tác cụ thể trong lĩnh vực quân sự ..................... 55
2.3.2.1. Đối thoại chiến lược song phương ............................................... 55
2.2.3.2. Tận trận quân sự chung ................................................................ 56
2.2.3.3. Trợ giúp quân sự .......................................................................... 61
Tiểu kết ..................................................................................................... 64
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ AN NINH, QUÂN SỰ PHILIPPINES
– MỸ GIAI ĐOẠN 2001-2017 VÀ TRIỂN VỌNG TRONG NHỮNG NĂM
SẮP TỚI ................................................................................................................... 66

3.1. Đặc điểm của quan hệ Philippines- Mỹ trong lĩnh vực an ninh,
quân sự ..................................................................................................... 66
3.2. Tác động quan hệ Philippines – Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân
sự ............................................................................................................... 74
3.2.1. Tác động tới mỗi nước .................................................................... 74
3.2.2.Tác động tới an ninh và ổn định ở Đông Nam Á ............................ 78
3.2.3. Tác động tới Trung Quốc, Nhật Bản .............................................. 80

3.2.4 Tác động đối với Việt Nam ............................................................. 82
3.3 Triển vọng quan hệ Philippines –Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân
sự ............................................................................................................... 84
Tiểu kết ..................................................................................................... 89
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 101

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADMM

ASEAN Defence Ministers Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

ADMM+

ASEAN Defence Ministers Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng

AFP

Armed Forces of Philippines
Lực lượng vũ trang Philippines/Quân đội

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn an ninh khu vực

BSD

Bilateral Strategic Dialogue
Đối thoại chiến lược song phương

CAFTA

China-ASEAN Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN

Châu Á-TBD

Asia – Pacific
Châu Á – Thái Bình Dương

EAS

East Asia Summit

Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á

EDCA

Enhanced Defence Cooperation Agreement
Hiệp định Tăng cường hợp tác quốc phòng

OEF-P

Operation Endurance Freedom – Philippines
Chiến dịch tự do bền vững - Philippines

MBA

Military Base Agreement
Hiệp định căn cứ quân sự

MDB

Mutual Defense Board
Ủy ban phòng thủ chung

3


MDT

Mutual Defense Treaty
Hiệp ước Phòng thủ chung


MILF

Moro Islamic Liberation Front
Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro

MLSA

Military Logistics Support Agreement
Hiệp định hỗ trợ hậu cần quân sự

MNLF

Moro National Liberation Front
Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro

NATO

North Atlatic Treaty Orgnazation
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

SEB

Security Engagement Board
Ủy ban can dự an ninh

VFA

Visiting Forces Agreement
Hiệp định thăm viếng


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cộng hòa Philippines, quốc gia Đơng Nam Á, có vị trí địa chiến lược, án ngữ
“cửa ra, vào” nối Biển Đơng với Thái Bình Dương, và là đồng minh quan trọng ngoài
NATO của Mỹ. Quan hệ đồng minh Philippines - Mỹ không chỉ đơn thuần giúp
Philippines ổn định an ninh nội địa từ lực lượng li khai ở miền Nam mà còn đảm bảo
lợi ích cho Mỹ tại khu vực. Đầu thế kỷ 21, mơi trường chiến lược Đơng Á thay đổi
nhanh chóng, nhu cầu an ninh của Philippines đòi hỏi đảm bảo ổn định bên trong và
giải quyết các mối đe dọa từ bên ngồi. Chủ nghĩa khủng bố đang có xu hướng phát
triển mạnh và lan nhanh tới các khu vực có chân rết của chúng. Cuộc đấu tranh đòi tự
trị của người Hồi giáo miền Nam, Philippines đang bị bọn khủng bố quốc tế lợi dụng,
biến khu vực này thành một trong những trung tâm hoạt động của chủ nghĩa khủng
bố quốc tế. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đã tác động tiêu cực tới Philippines,
tạo ra mối đe dọa từ bên ngoài đối với sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Với
khả năng quân sự yếu kém của mình, Philippines dường như khơng có khả năng đối
phó các mối đe dọa nảy sinh từ sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Do
đó, nhu cầu tìm kiếm hợp tác an ninh, quân sự của Philippines với Mỹ là một trong
những yếu tố chính trong chính sách đối ngoại của Philippines từ 2001 đến nay nhằm
đảm bảo khả năng phòng thủ tối thiểu trước đe dọa từ bên ngoài và thiết lập lại sự ổn
định chính trị ở các tỉnh miền Nam, nơi phong trào li khai của cộng đồng Hồi giáo đã
diễn ra và kéo dài từ nhiều thập kỷ nay.
Đối với Mỹ, lần đầu tiên nước Mỹ đã bị tấn công ngay trong lòng nước Mỹ
bởi lực lượng khủng bố vào đầu thế kỷ 21. Sự kiện 11/9/2001 đã khiến Mỹ phải
điều chỉnh chính sách an ninh quốc phịng của mình nhằm đảm bảo an toàn cho đất
nước và bảo vệ lợi ích của Mỹ tại các khu vực khác nhau trên tồn cầu. Đồng thời,
chính sự kiện 11/9 lại là cơ hội để Mỹ củng cố quan hệ đồng minh của họ ở từng
khu vực, cam kết và can dự mạnh hơn với các đồng minh, vốn không được họ dành

ưu tiên từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Ngay sau sự kiện 11/9, Mỹ đã phát
động chiến dịch chống khủng bố quốc tế. Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, đã
trở thành mặt trận thứ 2 của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế.
Ngoài nguy cơ bị tấn công khủng bố, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã đe dọa

5


trực tiếp tới lợi ích của Mỹ tại khu vực châu Á – TBD, đặc biệt là lợi ích về tự do
hàng hải trên Biển Đơng. Nhằm ứng phó với những mối đe dọa trên, một mặt Mỹ tiếp
tục chính sách chống khủng bố, duy trì lợi ích của Mỹ tại Đơng Nam Á, mặt khác, họ
tìm cách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Sự trùng hợp giữa lợi ích an ninh và ổn định chính trị của Philippines và
những lợi ích chiến lược của Mỹ ở Đơng Nam Á đã tạo lực đẩy cho quan hệ
Philippines – Mỹ, nói chung, quan hệ an ninh, quân sự giữa hai nước này nói riêng,
nhất là từ khi bước vào thế kỷ 21 tới nay. Trong những năm qua, hợp tác an ninh,
quân sự Philippines – Mỹ đã đưa lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Thơng qua q
trình hợp tác đó, Mỹ đã tăng cường sự hiện diện về quân sự trong khu vực, một
trong những mục tiêu chính trong chiến lược “Xoay trục về châu Á” mà Chính
quyền Obama đang quyết tâm thực hiện. Về phần mình, Philippines đã có thêm sự
ủng hộ tinh thần và vật chất trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh
hải trước tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Biển Đơng nói chung, ở
những khu vực đang tranh chấp với Philippines trên vùng biển này, nói riêng.
Tuy nhiên, hợp tác an ninh, quân sự Philippines – Mỹ cũng gây nên những hệ
lụy đối với môi trường an ninh ở Đông Nam Á. Trung Quốc ngày càng trắng trợn
hơn trong việc hiện thực hóa tham vọng của họ ở Biển Đơng.
Trong bối cảnh như vậy, rất cần có những nghiên cứu sâu và hệ thống về hợp
tác an ninh, quân sự Philippines – Mỹ từ 2001 đến 2017. Các kết quả nghiên cứu sẽ
góp phần làm rõ thực trạng hợp tác giữa hai chủ thể trên, đồng thời chỉ ra những tác
động của sự hợp tác đó đối với an ninh và ổn định của Việt Nam.

Với nhận thức như vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Quan hệ Philippines Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân sự từ 2001 đến 2017” để viết luận văn Thạc sỹ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ đồng minh Philippines – Mỹ, từ lâu, đã được nhiều học giả, chuyên
gia quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Tuy nhiên, các cơng
trình nghiên cứu, bài viết về chủ đề này ở nhiều cấp độ và phạm vi nghiên cứu khác
nhau. Trong số các cơng trình đó có một số cơng trình đáng chú ý sau:

6


- Luận văn thạc sỹ của Vũ Hải Nam, “Những chuyển biến trong quan hệ
đồng minh Mỹ - Philippines từ 1992 đến nay” bảo vệ tháng 3/2016, tại Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bản luận văn này tập trung phân tích những
chuyển biến trong quan hệ đồng minh hai nước, đồng thời làm rõ bản chất của mối
quan hệ đồng minh trên qua các giai đoạn từ 1992 đến 2016.
- Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Đăng Khoa, “Vai trò của Philippines trong
chiến lược Châu Á – TBD mới của Mỹ hiện nay” bảo vệ năm 2013, tại Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP Hồ Chí Minh. Luận văn đã tập trung nghiên
cứu vai trò của Philippines trong chiến lược của Mỹ, đánh giá thách thức và cơ hội
của mối quan hệ này trong thời gian tới.
Ở nước ngoài, việc nghiên cứu về hợp tác quốc phòng Philippines- Mỹ được
chú ý hơn. Một số bài viết của giáo sư Renato Cruz De Castro, Trường Đại học De
La Salle, Philippines:
- “Philippines Defense Policy in the 21st Century: Autonomous Defense or
Back to the Alliance” Tạp chí Các vấn đề Thái Bình Dương, tập 78, quyển 3, tháng
8/2005: Với cách đặt vấn đề “tự phòng thủ” hay “trở lại với liên minh của Mỹ” tác
giả đã làm rõ chính sách quốc phịng của Philippines phải chọn liên minh Mỹ trước
môi trường quốc tế thay đổi và bất ổn.
- “The Aquino Administration’s 2011 Decision to Shift Philippine Defense

Policy from Internal Security to Territorial Defense: The Impact of the South China
Sea Dispute”, đăng tại Tạp chí Phân tích Quốc phịng Hàn Quốc, tập 24 quyển 1,
tháng 3/2012: Tác giả làm rõ tác động của tranh chấp Biển Đông ảnh hưởng tới
quyết định của Tổng thống Aquino về chính sách quốc phịng. Đồng thời với đó,
Mỹ ủng hộ quyết định này bằng việc viện trợ và trang bị cho quân đội Philippines.
Một số nghiên cứu chiến lược của sỹ quan Quân đội Philippines tại Học viện
Chiến tranh Lục quân Mỹ cũng đã làm rõ nhu cầu hợp tác an ninh, quân sự giữa
Philippines và Mỹ:
- Đại tá Victor A, Fleix, The Philippines – U.S. Security Relations:
Challenges and Opportunities after 9/11, tháng 3/2005.
- Đại tá Paterno Reynato C. Padua, Republic of the Philippines-United States

7


Defense Cooperation: Opportunities and Challenges, A Filipino Perspective, tháng
3/2010.
Ở Mỹ, Quốc hội Mỹ cũng có một số nghiên cứu với nội dung: “The Republic
of Philippines: US Interest” do tác giả Thomas Lum cùng đồng nghiệp nghiên cứu
và báo cáo trong những năm 2009, 2012 và 2014. Đây là báo cáo về kết quả hỗ trợ
của Mỹ cho Philippines trên các lĩnh vực an ninh nội địa, mối đe dọa từ bên ngoài,
hợp tác quân sự, và quản trị tốt. Báo cáo cũng đánh giá lợi ích của Mỹ tại
Philippines làm cơ sở giúp Quốc hội Mỹ nghiên cứu phân bổ ngân sách.
Một dự án do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, kết hợp với cơ
quan nghiên cứu Albert del Rosario tại Manila, đã triển khai “Sáng kiến chiến lược
Mỹ - Philippines” tại Mỹ, từ 2015 đến 2018. Theo đó, báo cáo nghiên cứu đầu tiên
của dự án này “Building a more robust US- Philippine Alliance” do Murray
Hiebert, Phuong Nguyen, Gregory B. Poling, báo cáo tháng 8/2015. Trong báo cáo,
các tác giả đã đưa ra những khuyến nghị chính sách cho cả Mỹ và Philippines nhằm
duy trì quan hệ đồng minh.

Nhìn chung các báo cáo, bài viết chủ yếu nghiên cứu về mối quan hệ đồng
minh Philippines – Mỹ, những chuyển biến mối quan hệ đồng minh, hay mối quan
hệ đồng minh Philippines – Mỹ trước những thách thức từ Trung Quốc ở Biển
Đông. Các báo cáo đều đưa ra khuyến nghị cho Mỹ và Philippines để tăng cường
liên minh và những lĩnh vực cần đẩy mạnh liên minh. Tuy nhiên, chưa có báo cáo
nào đánh giá kỹ, sâu về hợp tác an ninh, quốc phòng giữa hai nước; từ đó, chỉ ra tác
động của mối quan hệ đồng minh này tới an ninh khu vực và tới Việt Nam.
Luận văn “Quan hệ Philippines – Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân sự từ
2001 đến 2017” có kế thừa, chọn lọc các kết quả của các cơng trình nghiên cứu trên
và làm rõ đặc điểm của mối quan hệ này từ đó, rút ra những tác động của nó đối với
Việt Nam
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Nghiên cứu quan hệ Philippines – Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân sự từ
2001 đến 2017 nhằm:

8


- Làm rõ sự tiến triển và bản chất trong hợp tác an ninh, quân sự giữa hai
nước giai đoạn trên.
- Chỉ ra tác động của sự hợp tác trên đối với an ninh, ổn định của Philipines,
đối với việc triển khai “chiến lược tái cân bằng” của Mỹ ở Đông Nam Á, tới an
ninh, ổn định của Đông Nam Á và của Việt Nam
- Dự báo triển vọng hợp tác an ninh, quân sự giữa Philippines và Mỹ trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các nhân tố tác động tới quá trình hợp tác an ninh, quân sự giữa
Philippines và Mỹ từ 2001-2017.
- Làm rõ thực trạng và bản chất của sự hợp tác đó, trong so sánh với hợp tác

an ninh, quốc phòng Philippines- Mỹ ở các giai đoạn trước.
- Chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của hợp tác Philippines- Mỹ về
an ninh quân sự đối với lợi ích của mỗi bên, đối với khu vực và với Việt Nam.
- Trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức mà
Philippines và Mỹ đang đối diện, dự báo triển vọng của hợp tác an ninh, quân sự
giữa hai quốc gia trên trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan hệ Philippines - Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân sự từ 2001 đến 2017
và tác động của nó tới an ninh khu vực và tới Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Nghiên cứu hợp tác an ninh, quân sự Philippines - Mỹ từ 2001 đến 2017 (các
nhân tố tác động, mục tiêu, nội dung, quá trình, kết quả hợp tác và tác động).
Về thời gian
Luận văn lựa chọn giai đoạn từ 2001 đến 2017 – giai đoạn có nhiều thay đổi
trong môi trường chiến lược quốc tế và khu vực. Năm 2001, quan hệ đồng minh
Philippines –Mỹ bắt đầu được phục hồi sau thời gian gián đoạn từ năm 1992. Năm
2017 là thời điểm hiện nay.

9


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lenin, đường lối đổi ngoại của Đảng và nhà
nước ta để tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học của đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu chính sách đối ngoại, quan hệ quốc tế theo cấp
độ liên quốc gia/khu vực, tồn cầu/ hệ thống, phương pháp phân tích hệ thống – cấu
trúc và phương pháp phân tích văn bản… sẽ được sử dụng trong quá trình chuẩn bị

luận văn.
- Luận văn sẽ sử dụng một số lý thuyết về quan hệ quốc tế, đặc biệt là chủ
nghĩa hiện thực để tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học của đề tài
- Ngoài ra, luận văn kết hợp sử dụng một số phương pháp của các ngành
khoa học khác như nghiên cứu văn bản, phân tích vấn đề theo lịch đại, và đồng đại,
thống kê, tổng hợp, so sánh, khi cần thiết và thích hợp
6. Nguồn tài liệu sử dụng
6.1. Nguồn tài liệu cấp 1 (tài liệu gốc)
- Các văn kiện chính thức của Philippines và Mỹ về quan hệ giữa hai bên nói
chung, về hợp tác an ninh, quân sự, nói riêng
- Phát biểu của các lãnh đạo nhà nước, chính giới, nhân vật hoạt động chính trị.
- Các báo cáo của chính phủ, chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội, doanh
nghiệp và thống kê hàng năm.
6.2. Nguồn tài liệu thứ cấp
- Các cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan tới đề tài luận án đã được
cơng bố trên các tập san, tạp chí chuyên ngành.
- Các thông tin liên quan tới luận án hoặc các vấn đề của luận án thu thập
trên báo chí, trên các trang mạng chính thức của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng…
của hai nước
7. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn
- Luận văn đã làm rõ những nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng hợp tác về an
ninh, quân sự giữa Philippines và Mỹ từ đầu thế kỷ 21 tới nay, thực trạng của sự
hợp tác đó và tác động của nó tới các bên tham gia, tới Đông Nam Á và Việt Nam.

10


Qua đó, góp phần cung cấp căn cứ khoa học cho việc xác định chủ trương và các hướng
ưu tiên trong hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian sắp tới.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và

nghiên cứu về quan hệ Philippines- Mỹ nói riêng, quan hệ quốc tế ở Đơng Nam Á
nói chung.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Các nhân tố tác động tới quan hệ Philippines – Mỹ trong lĩnh vực an
ninh, quân sự từ 2001- 2017. Chương 1 tập trung vào các nhân tố chủ quan và nhân
tố khách quan tác động tới quan hệ Philippines – Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân
sự. Theo đó các nhân tố này vừa là động lực, vừa là chất xúc tác đẩy quan hệ
Philippines – Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân sự gần nhau hơn;
Chương 2: Thực trạng quan hệ an ninh, quân sự giữa Philippines và Mỹ từ 2001
-2017. Chương 2 làm rõ các cơ chế pháp lý và thể chế hợp tác của Philippines –
Mỹ. Đây là cơ sở để tăng cương quan hệ hai nước trên lĩnh vực an ninh, quân sự.
Từ cơ sở đó, Chương 2 chỉ ra hợp tác trong lĩnh vực an ninh: triển khai chiến dịch
tự do bên vững đảm bảo an ninh nội địa; hợp tác chống lại mối đe dọa từ Trung
Quốc và an ninh phi truyền thống (thiên tai). Trong khi đó, quan hệ quân sự tập
trung vào diễn tập trung hai nước và viện trợ quân sự của Mỹ cho Philippines;
Chương 3: Đánh giá về quan hệ Philippines – Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân
sự từ đầu thế kỷ 21 tới nay và triển vọng trong những năm sắp tới. Chương 3 đã chỉ
ra 4 đặc điểm trong hợp tác Philippines – Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân sự trong
giai đoạn 2001-2017: Tiếp tục phát triển mối quan hệ với mức độ rộng hơn, sâu
hơn; mối quan hệ không ổn định; phụ thuộc vào cá nhân lãnh đạo Philippines và
yếu tố Trung Quốc. Từ đó, Chương 3 cũng chỉ rõ những tác động của quan hệ này
tới bản thân Philippines và Mỹ đồng thời tác động tới Trung Quốc, Nhật Bản và
Việt Nam. Từ việc chỉ ra tác động, tác giả cũng đã đưa ra dự báo chiều hướng phát
triển hiện nay của hợp tác Philippines – Mỹ trong lĩnh vực an ninh, quân sự thời
gian tới.

11



CHƢƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ
PHILIPPINES – MỸ TRONG LĨNH VỰC AN NINH, QUÂN SỰ TỪ
2001-2017
1.1. Nhân tố khách quan
1.1.1 Mơi trường chính trị-an ninh quốc tế
1.1.1.1. Sự kiện 11/9 và chủ nghĩa khủng bố
Chủ nghĩa khủng bố quốc tế được Mỹ xem như là một trong những mối đe
dọa chủ yếu đối với an ninh quốc gia và an ninh thế giới.
Cuộc tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 là sự kiện mang
tính biến đổi đối với nước Mỹ vì nó cho thấy các xu hướng diễn ra ngồi lãnh thổ có
thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người dân Mỹ. Các cuộc tấn cơng đã
nhằm vào chính vị thế siêu cường của nước Mỹ, gây tổn hại đến lợi ích của Mỹ ở cả
trong nước và nước ngồi. Mỹ cho rằng những kẻ cực đoan đang phát động một cuộc
chiến toàn cầu để giành quyền lực, coi Mỹ và phương Tây là trở lực chủ yếu ngăn
chặn chúng; rằng những kẻ cực đoan sẽ sử dụng mọi phương tiện để tấn công khủng
bố vào Mỹ cũng như các xã hội “mở” và “tự do” khác. Lực lượng khủng bố tìm cách
sử dụng mọi phương tiện, kể cả vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhằm vào các mục tiêu ở
trong và ngoài nước Mỹ, đặc biệt “sự tiếp cận của các phần tử khủng bố với các thiết
bị hạt nhân có khả năng gây ra những hậu quả tàn phá đối với nước Mỹ”1.
Theo đánh giá của Mỹ, các mạng lưới khủng bố phân tán hơn và ít tập trung
hơn. Lực lượng khủng bố đã tấn công ở nhiều nơi kể cả ở Afghanistan, Ai Cập,
Indonesia, Iraq, Israel, Jorrdan, Marocco, Pakistan, Nga, Arab Saudi, Tây Ban Nha
và Anh... Mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan bạo lực không chỉ bó hẹp ở Nam Á.
Các nhóm như Al-Qeada ở Bán đảo Ảrập, Al-Qeada trong tổ chức Islamic
Maghreb, tổ chức al-Shabaab, tổ chức Lashkar-e-Tayyiba và những tổ chức khác có
nguồn gốc từ Somali, Yemen và những nơi khác trên toàn thế giới đều là những mối

1

US Department of Defense (2012), Sustaining US Global Leadership: Priorities for 21st Century Defense,

January 2012, pg 3.

12


đe doạ đến Mỹ2. Mỹ nhận định một số chế độ “độc tài” hậu thuẫn cho chủ nghĩa
khủng bố, “một số nhà nước như Syria và Iran tiếp tục trở thành nơi ẩn náu của lực
lượng khủng bố và đỡ đầu cho hoạt động khủng bố ở nước ngoài” 3 đe doạ trực tiếp
an ninh cũng như những lợi ích của Mỹ.
Trước sự nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố, chiến lược an ninh quốc gia
Mỹ năm 2002 nhấn mạnh: “Nước Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến chống khủng
bố trên phạm vi toàn cầu... Ưu tiên hàng đầu của Mỹ là đập tan và tiêu diệt các tổ
chức khủng bố trên phạm vi tồn cầu, tấn cơng vào hàng ngũ cầm đầu, chỉ huy,
kiểm sốt, thơng tin liên lạc; các nguồn hỗ trợ vật chất và tài chính của các tổ chức
đó”4. Mỹ cho rằng, việc tiêu diệt Osama Bin Laden và bắt giữ hoặc tiêu diệt nhiều
lãnh đạo cao cấp khác của Al Qaeda đã làm cho tổ chức này giảm bớt khả năng.
Tuy nhiên, Al Qaeda và các chi nhánh của nó vẫn hoạt động ở Pakistan,
Afghanistan, Yemen, Somali và những nơi khác, tiếp tục đe dọa những lợi ích, các
đồng minh, các đối tác và nước Mỹ5. Trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2015,
Tổng thống Obama cam kết nước Mỹ tiếp tục lãnh đạo liên minh quốc tế gồm hơn
60 đối tác trong chiến dịch toàn cầu nhằm làm suy yếu và cuối cùng là đánh bại Nhà
nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria, trong đó có việc ngăn chặn các chiến
binh nước ngoài đổ về hai nước này và tiếp tục gây áp lực với Al-Qaeda6.
“Chống khủng bố” trở thành một ngọn cờ triệu tập lực lượng mới của Mỹ và
cụm từ này như một ranh giới phân chia khu vực bạn – thù với Washington: hoặc
đứng về phía Mỹ chống chủ nghĩa khủng bố, hoặc là những kẻ khủng bố (dù chỉ
cung cấp vũ khí, hay chứa chấp hoặc chỉ đơn giản là không ủng hộ Mỹ trong cuộc
chiến mới do Tổng thống Bush phát động)7. Theo đó, Mỹ chủ trương củng cố sức
mạnh đồng minh, ngăn chặn kẻ thù không đe dọa đến Mỹ và đồng minh, đặc biệt là
2


Joint Chiefs of Staff of the US (2011), The National Military Strategy of the United States of America,
02/2011.
3
The White House (2006), The National Security Strategy of the United States of America, 03/2006.
4
The White House (2002), The National Security Strategy of the United States of America, 09/2002.
5
US Department of Defense (2012), Sustaining US Global Leadership: Priorities for 21st Century Defense,
01/ 2012, pg 1
6
The White House (2015), National Security Strategy, 02/2015
7
Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (2013), Khoa QHQT-Đại học KHXH&NV, Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ
quốc tế

13


bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). Với chiến lược “đánh địn phủ đầu”, Mỹ đã
khởi xướng và lơi kéo các đồng minh của mình vào các cuộc tấn công vào
Afghanistan (2001) và Iraq (2003) để truy đuổi tàn quân Taliban và Al-Qaeda.
Chính những cuộc chiến sa lầy, đầy tốn kém và nhiều thương vong này mà nước
Mỹ từ chỗ được cộng đồng thế giới ủng hộ “chống khủng bố” đã bị ảnh hưởng
nghiêm trọng về uy tín – cả trên phương diện quốc tế và trong nước.
Philippines, một trong những nước được Mỹ liệt vào danh sách có những tổ
chức dính líu đến mạng lưới khủng bố của Al Qaeda, đồng thời cũng là nạn nhân
của hàng loạt các hành động khủng bố diễn ra thường xuyên những năm qua. Chính
phủ Philippines đã có nhiều nỗ lực đấu tranh chống khủng bố, chú trọng đến tăng
cường hợp tác khu vực và quốc tế. Nhờ đó Philippines đã đảm bảo được sự ổn định

chính trị, xã hội, khơng để xảy ra những biến động lớn.
1.1.1.2. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
i) Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, đến đầu thế kỷ 21,
Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ về mọi phương diện, nhất là kinh tế và quân sự.
Về kinh tế, mức tăng trưởng trung bình trong suốt thập kỷ đầu tiên, thế kỷ 21
của Trung Quốc đạt mức 9,5%, cao nhất thế giới. Tính đến 2010, Trung Quốc vươn
lên đứng thứ 2 thế giới về kinh tế. Tổng GDP từ năm 2001- 2011 tăng 4,72 lần
(theo đồng NDT), tăng khoảng 6 lần (theo USD). Năm 2009, xuất khẩu của Trung
Quốc vượt qua Đức, đứng đầu thế giới. Như vậy, chỉ trong vòng 1 thập kỷ, kinh tế
Trung Quốc đã từ vị trí thứ 9 tăng lên vị trí thứ 2, chỉ đứng sau Mỹ.8
Song song với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc luôn quan tâm tới việc hiện
đại hóa quân đội để nâng cao sức mạnh quân sự. Ngân sách quốc phòng của Trung
Quốc vào năm 1990 mới là 6,06 tỷ USD , đến năm 2009 đã lên tới 70,30 tỷ USD9.
Như vậy, chỉ trong vòng 20 năm, ngân sách quốc phòng của nước này đã tăng gấp
11,6 lần. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, năm 2015, ngân sách quốc phịng của Trung

8

Viện kinh tế và chính trị thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy, tác động đối với chính sách của các nước
ĐNA, trang 42-44
9
Koichi Sato (2010), “Biển Đông: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động tới hợp tác an ninh, truy cập tại
Ngày truy cập 12/8/2017

14


Quốc là 144 tỷ USD, khoảng 40% chi tiêu quân sự của Trung Quốc dùng cho phát
triển vũ khí cơng nghệ cao, hải qn và khơng qn .10 Cịn theo tạp chí quốc phịng

Jane, ngân sách quốc phịng của Trung Quốc, tăng hàng năm 7%, dự kiến năm 2020
sẽ là 260 tỷ USD11.
Nguồn nhân sách quốc phịng khổng lồ đó được tập trung vào hiện đại hóa
quân đội với mục tiêu: xây dựng một đội quân lớn mạnh của Đảng trong tình hình mới;
tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội; từ bỏ hoàn toàn mơ hình qn
đội hiện nay (vốn theo mơ hình của Liên Xô cũ); nâng cao năng lực tác chiến, xây dựng
một quân đội tinh nhuệ, có thể giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại, tương xứng
với vị thế quốc tế, bảo vệ lợi ích an ninh và phát triển của Trung Quốc. Đợt cải cách lần
này có quy mơ lớn nhất và triệt để nhất, được thể hiện các điểm nổi bật là: (1) Hệ
thống chỉ huy tác chiến rút gọn từ 4 cấp xuống còn 2 cấp, lấy tiểu đồn làm trung
tâm (chuyển từ mơ hình của Liên Xơ trước đây sang mơ hình tương tự như Hội
đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ); (2) Điều chỉnh tỷ lệ quân số giữa các lực
lượng, chuyển từ coi trọng lục quân sang hải quân, không quân, tên lửa tấn công
chiến lược và tác chiến điện tử, không gian mạng, nhằm xây dựng quân đội đáp ứng
yêu cầu của chiến tranh hiện đại, nâng cao khả năng tác chiến trên biển và tác chiến
trong môi trường điện từ, không gian mạng; (3) Cắt giảm khoảng 300.000 quân, chủ
yếu thuộc lực lượng phi tác chiến, nhưng tăng quân số cho các lực lượng tham chiến
trực tiếp, nhất là hải quân và không quân.12
Đánh giá về cải cách quân sự và hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc,
trong báo cáo thường niên đệ trình quốc hội Mỹ ngày 18/5/2012, Bộ Quốc phòng
Mỹ nhận định rằng Trung Quốc đang tăng cường hiện đại hóa qn đội ở quy mơ
ngày càng tăng, tập trung đầu tư vào năng lực quân sự, cho phép lực lượng vũ trang
Trung Quốc tiến hành các chiến dịch trên quy mô rộng, gồm cả những chiến dịch ở
xa Trung Quốc nhằm đề phòng các sự việc bất ngờ ở eo biển Đài Loan. Thời gian
qua, thay đổi lớn nhất của chiến lược quân sự của Trung Quốc là thay đổi chiến
10

Báo cáo thường niên của BQP Mỹ tại Quốc hội: Những diễn biến an ninh và quân sự liên quan tới TQ
năm 2016, đăng tải trên trang mạng www.defense.gov. Ngày truy cập 20/7/2016.
11

Trung Quốc đang đóng thêm 02 tàu sân bay (2015), truy cập tại Ngày truy cập 18/7/2017
12
Đức Cường, Hồng Cường, (2016): Vài nét về cải cách qn đội TQ, Tạp chí Quốc phịng tháng 6/2016

15


lược mặt đất thành chiến lược hải dương phục vụ cho chiến lược biển đầy tham
vọng của nước này. Trung Quốc tiếp tục duy trì đầu tư vào tên lửa hành trình hiện
đại, tên lửa đạn đạo tiêu chuẩn tầm ngắn và tầm trung, năng lực quân sự về không
gian, với mục tiêu cho phép thực hiện các nhiệm vụ chống tiếp cận/chống xâm nhập
khu vực (A2/AD)13. Thực tế cho thấy, quân đội Trung Quốc đã tự sản xuất và trang
bị được những chiến đấu cơ tiên tiến, thử nghiệm máy bay tàng hình J-20, máy bay
ném bom H-6K, tên lửa chiến lược Đơng Phong; triển khai đóng mới và đưa vào
hoạt động tàu sân bay, tàu ngầm; hợp nhất sức mạnh phịng vệ trên khơng, chiến
tranh dưới đại dương, tấn công chiến thuật và ngăn chặn hạt nhân; nâng cao năng
lực chỉ huy và tác chiến; cùng các hoạt động huấn luyện và diễn tập đa dạng hơn
trong tất cả các binh chủng lục quân, hải quân và không quân Trung Quốc.14
Về lĩnh vực chính trị, Trung Quốc chủ động tích cực tham gia vào nhiều diễn
đàn, tổ chức khu vực và quốc tế như đồng sáng lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải –
SCO (2001), lập ra Diễn đàn châu Á Bác Ngao (Boao Forum for Asia - BFA) thu
hút sự tham gia ngày càng nhiều của các quốc gia ở châu lục này. Trung Quốc cũng
đã đưa ra khái niệm An ninh mới (New Concept of Security - NCS 1998) chủ
trương xây dựng một trật tự thế giới đa cực và đề cao vai trò của Liên Hợp Quốc
trong việc giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán. Trong quan hệ với các
nước đang phát triển, Trung Quốc nêu ra nguyên tắc hợp tác “cùng thắng”, theo đó
các quốc gia tham dự đều có thể hưởng lợi từ kết quả hợp tác và điều này đã nhận
được sự phản ứng tích cực từ các nước, kể cả các nước ASEAN.
ii) Tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với Mỹ và Đông Nam Á
Trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm thay đổi hệ

thống quốc tế và trực tiếp thách thức vai trò truyền thống của Mỹ ở châu Á - Thái
Bình Dương, nhất là trong thời điểm Mỹ đang phải đối phó với các vấn đề ngân
sách, hai cuộc chiến kéo dài chưa có hồi kết và sự chia rẽ chính trị trong nước. Theo
Robert Sutter, khi nước Mỹ ngày càng sa lầy trong cuộc chiến Iraq và có vẻ như đã

13

Annual Report to Congress: China Military Power Report 2008, pg 24. Truy cập:
www.mcsstw.org/dowload/china-military-power-report-2008.pdf. Ngày truy cập 18/7/2017
14
Office of the Director of National Intelligence (2009), The National Intelligence Strategy of the United
States of America, 08/2009, pg 4.

16


nhấn mạnh thái quá tới cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố” thì Trung Quốc sử
dụng chiến lược ngoại giao hiệu quả và đã nhanh chóng mở rộng thương mại và đầu
tư dựa trên một nền kinh tê tăng trưởng hai chữ số, từ đó mở rộng tầm ảnh hưởng
trong khu vực và triển khai vững chắc, thúc đẩy nhanh chóng tiềm năng quân sự.15
Theo đánh giá của giới quân sự Mỹ, sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc
sẽ ngăn chặn Mỹ triển khai các hành động quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Mặc dù hiện tại “tỷ lệ xảy ra xung đột là khá thấp, nhưng Bắc Kinh hồn
tồn có thể gây ra thiệt hại nặng nề tới lợi ích của Mỹ và đồng minh tại châu Á Thái Bình Dương”16, thậm chí có khả năng gây thiệt hại nặng cho lực lượng truyền
thống của Mỹ ở khu vực này. Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc vừa là thách
thức, cũng vừa là cơ hội để Mỹ tập hợp lực lượng bao vây, kiềm chế quân sự đối
với Trung Quốc ở cả khu vực Đông Á và trên thế giới.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng tác động đối với an ninh và phát triển của
Đơng Nam Á.
Thứ nhất,q trình trỗi dậy của Trung Quốc cũng đồng nghĩa với quá trình

gia tăng sự cạnh tranh quyết liệt giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á.
Trung Quốc đang trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp không chỉ thu hút nguồn vốn
FDI và lấy đi nhiều cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp ASEAN, mà còn tỏ rõ sự
vượt trội trong xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng truyền thống như hàng may mặc,
đồ chơi, đồ gia dụng, thiết bị văn phịng,…
Các nước Đơng Nam Á đã và đang chịu sức ép không nhỏ của Trung Quốc
tại các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, EU, ngay cả những nước có trình
độ cơng nghiệp phát triển tương đối cao như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và
Philipines cũng không nằm ngoài thách thức này. Nếu như vào năm 1990, hàng dệt
may của Trung Quốc tại thị trường Nhật Bản mới chỉ có 4 tỷ Yên, nhưng đến năm
2000 đã tăng lên 1.800 tỷ Yên, tức là tăng từ 0,2% lên tới 68%. 17 Nhiều học giả đã

15

Robert Sutter (2009), Đánh giá chính sách của Chính quyền Obama tại châu Á, Tạp chí châu Á Đương
đại-Anh, Số tháng 09/2009, Trung tâm thông tin Khoa học, Công nghệ và Môi trường-Bộ Quốc phòng
dịchvà phát hành tháng 10/2009.
16
Jeffrey D. Sachs (2015), The War with Radical Islam, Project Syndicate, 15/1/2015
17
Salvatore Babones (2011), Sự cường điệu và thực tế về sự trỗi dậy của Trung Quốc, Tạp chí Foreign
Affairs, tháng 10/2011.

17


có lý khi cho rằng Trung Quốc và các nước Đông Nam Á là đối thủ cạnh tranh trực
tiếp trong nhiều ngành xuất khẩu. Có sự trùng hợp đáng kể trong cơ cấu hàng xuất
khẩu giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á nhưng ưu thế nghiêng về Trung
Quốc do Trung Quốc có nguồn lực dồi dào, nhân cơng giá rẻ, có đội ngũ kỹ sư trình

độ và tay nghề cao.
Bên cạnh đó, cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) là một thực tế rất rõ ràng giữa Trung Quốc và ASEAN. Chỉ tính riêng trong
năm 2003, nước này đã thu hút được hơn 54 tỷ USD vốn FDI - tương đương 60%
tổng đầu tư nước ngoài vào châu Á.

18

Năm 2004, FDI vào Trung Quốc đạt con số

60 tỷ USD, cao gấp ba lần con số chảy vào các nước ASEAN cộng lại. Tính đến
tháng 9/2011, FDI từ các nước châu Âu và Mỹ vào Trung Quốc đạt 1,8 tỷ USD và
theo dự kiến đến 2015, tổng FDI của Trung Quốc ở nước ngoài sẽ lên tới con số
351 tỷ USD và trở thành nước có FDI lớn nhất thế giới19. Có thể thấy, tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, giá nhân công rẻ, hệ thống luật pháp và bộ máy hành chính…
được cải thiện liên tục trong những năm gần đây đã khiến cho Trung Quốc trở thành
tâm điểm thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Đây chính là bài tốn khó dành
cho các nước Đơng Nam Á trong q trình hội nhập khu vực và quốc tế, dù cho khu
vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) được thành lập. Đánh giá về
sức mạnh từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang
Diệu đã nhấn mạnh “Trung Quốc sẽ trở thành một đối thủ khủng khiếp trong khu
vực. Khơng có sự kết hợp nào của các nền kinh tế Đông Á: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, ASEAN sẽ có thể cân bằng với họ”20.
Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc trên lĩnh vực quân sự là quan ngại sâu
sắc nhất đối với các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, sự hiện diện ngày càng gia tăng
và áp lực từ phía Trung Quốc tại Biển Đông đã khiến khu vực này trở nên căng
thẳng và khó kiểm sốt. Chiến lược thiết lập đường “chữ U” trên Biển Đông được
18

ASEAN kết hợp nội ngoại lực để phát triển. Truy cập: Ngày truy cập 17/8/2017

19
Giấc mộng “Trùm sò FDI” của Trung Quốc. Truy cập: Ngày truy cập 17/8/2017
20
Lý Quang Diệu (2000), Need for a Balancer on East Asia’s Way to World Eminence. Truy cập:
Ngày truy cập 12/8/2017

18


hiện thực hóa thơng qua việc chiếm đóng bằng vũ lực, chế định các luật pháp, vẽ
bản đồ, củng cố xây dựng trên thực địa nhằm mở rộng vùng biển tranh chấp, tăng
cường khả năng ứng phó, nhất là việc tăng cường lực lượng hải quân trong những
năm gần đây của Trung Quốc đã tạo sức ép lớn đối với các quốc gia Đông Nam Á.
Trên thực tế, Trung Quốc đã và đang tiến hành nhiều hành động bành
trướng, vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và
Tuyên bố ứng xử Biển Đông (DOC) năm 2002 như thành lập huyện Tam Sa, đưa
giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lập các quy tắc gây
cản trở các hoạt động trên biển của ngư dân Việt Nam và Philipines… Nguy hiểm
hơn, Trung Quốc tỏ ra luôn sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự trong mọi trường
hợp để đạt được mục tiêu đề ra đối với các vùng biển mà nước này tự cho là có chủ
quyền. Điều này chứng tỏ một tham vọng chủ quyền lớn hơn, một tâm lý dân tộc
kiên quyết hơn. Đây chính là điều mà Trung Quốc muốn để cho các nước trong khu
vực và trên thế giới thấy rõ sức mạnh trỗi dậy của một cường quốc hùng mạnh, đặc
biệt là khả năng tác chiến của lực lượng hải quân ngày càng được phát triển theo
hướng hiện đại hóa.
1.1.1.3. Vấn đề Biển Đơng và tầm quan trọng của yếu tố biển
Yếu tố biển sẽ tiếp tục trở nên quan trọng hơn trong các thập kỷ tới, khi
Đông Nam Á và Đông Á tiếp tục phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu và
tăng trưởng kinh tế. Điều này sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng địa chiến lược của yếu
tố biển, trong đó Biển Đông trở thành cầu nối từ Vịnh Arập và Ấn Độ Dương tới

Tây Thái Bình Dương21.
Xu hướng này có cả những mặt tích cực và tiêu cực. Một mặt, tất cả các
nước châu Á - Thái Bình Dương sẽ có lợi ích chung lớn trong việc duy trì an ninh
cho các tuyến đường thương mại mà sự thịnh vượng kinh tế cũng như an ninh quốc
gia của họ phụ thuộc vào. Đây cũng sẽ là trường hợp đặc biệt đối với các nền kinh
tế Đông Á, vốn phụ thuộc vào các đường giao thông trên biển đi qua Đông Nam Á
để giao thương và nhập khẩu các nguồn năng lượng sống còn. Tầm quan trọng ngày

21

Rowena Pangilinan (2008), Enhancing Philippine Natinonal Security against External Challenges and
Threats, Asia Center, University of Philippines Diliman, pg 16-17.

19


càng lớn của yếu tố biển làm nổi lên khả năng tăng cường hợp tác đa phương để
đảm bảo an ninh biển.
Mặt khác, các tuyến đường giao thông trên biển đi qua Biển Đông, nơi đang
diễn ra tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Rõ
ràng các chương trình hiện đại hóa và chuyển hóa qn sự hiện nay có những đặc
điểm của một cuộc chạy đua vũ trang hải quân mang tính cạnh tranh hơn là các
chiến lược hợp tác trên biển.
Chính tầm quan trọng của yếu tố biển, kết hợp với vị trí quan trọng của Biển
Đông đã biến khu vực này trở thành điểm nóng có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc
nào. Năm 2009, Trung Quốc chính thức đệ trình Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về giới
hạn thềm lục địa bản đồ 9 đoạn của mình nhằm phản đối việc đệ trình của Việt Nam
và Malaysia22. Bản đồ 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ chiếm 8% diện tích Biển Đơng.
Kể từ lúc đó, Trung Quốc coi tất cả các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên
trong vùng bản đồ 9 đoạn của mình là vi phạm luật pháp Trung Quốc. Các vụ việc

nghiêm trọng trên Biển Đông liên tiếp xẩy ra, thậm chí có nguy cơ bùng nổ xung
đột vũ trang, như vụ cắt cáp tàu Việt Nam 2009, Vụ bế tắc Scarborough 2012, vụ
giàn khoan HD981 năm 2014, các vụ tôn tạo đảo, đá trái phép của Trung Quốc trên
Biển Đơng, điển hình năm 2015. Vấn đề Biển Đơng đã trở thành điểm nóng tại các
hội nghị khu vực và quốc tế, thậm chí cịn là ngun nhân gây mâu thuẫn trong nội
bộ ASEAN.
Tóm lại, mơi trường an ninh tại Đông Nam Á đang bị quyết định bởi các xu
hướng trong từng nước, rộng hơn là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tồn
cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã đẩy nhanh sự nổi lên của Trung Quốc
cũng như q trình hiện đại hóa qn sự và tầm ảnh hưởng của nước này trong các
vấn đề khu vực.
1.1.2. Những thách thức mới từ bên trong khu vực
Bên cạnh sự phức tạp về tình hình khu vực, quan hệ song phương giữa các
22

Commission
on
the
Limits
of
the
Continental
Shelf
(CLCS)
Outer limits of the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines:Submissions to the
Commission:
Submission
by
the
People's

Republic
of
China
(2009)
Truy
cập:
Ngày truy cập
15/8/2017

20


nước Đơng Nam Á cũng có những khó khăn, thậm chí đã tạo ra xung đột vũ trang
dọc biên giới. Một trong ví dụ mới nhất là tranh chấp chủ quyền đối với đền Preah
Vihear giữa Thái Lan – Campuchia. Tranh chấp đã dẫn tới xung đột vũ trang biên
giới xung quanh ngôi đền trên vào năm 2008.23
Không chỉ tranh chấp biên giới trên đất liền, khơng ít các nước Đơng Nam Á
cịn tranh chấp với nhau về lãnh thổ, lãnh hải, về nguồn tài ngun trên các dịng
sơng chảy qua lãnh thổ nhiều nước trong khu vực. Đáng lo ngại nhất là, tranh chấp
chủ quyền trên Biển Đông giữa 4 nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Mặc dù các tranh chấp đó chưa dẫn tới xung đột vũ trang , nhưng nguy cơ bùng nổ
xung đột rất cao.
Nguy cơ xung đột từ tranh chấp lãnh thổ, biên giới giữa các nước trong khu
vực cùng với sự phát triển quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc đã tạo ra mối đe
dọa đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước trong khu vực. Điều này buộc
các nước đó phải tăng cường ngân sách quốc phịng, mua sắm vũ khí trang bị hiện đại
để bảo vệ chủ quyền của chính mình. Nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang đã xuất
hiện ở Đông Nam Á.
Malaysia – quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Philippines – đã chi 1,58 tỷ
USD cho quốc phòng năm 2000. Năm 2016, con số này đã là 4,21 tỷ USD.

Malaysia đang tăng cường hiện đại hóa qn đội; đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp
quốc phịng; tập trung mua sắm vũ khí trang bị, ưu tiên cho Hải quân và không
quân. Malaysia chủ trương mua sắm tàu ngầm đủ để bảo vệ lợi ích của Malaysia
trên biển; 06 máy bay trực thăng trinh sát MD-530G; 05 ra đa biển SPEXER-2000;
24 pháo tự hành M-109/A6 của Mỹ; hiện đại hóa xe thiết giáp.24
Việt Nam, với tuyên bố trang bị vũ khí để tăng cường bảo vệ toàn vẹn lãnh
thổ, cũng kịp thời trang bị cho mình 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo. Ngồi ra, Việt Nam
tăng cường hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là Hải quân với phương châm tiến thẳng
lên hiện đại. Với việc bổ sung 02 tàu khu trục mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý
Thái Tổ, Hải quân Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động diễn tập Hải quân
23

Pou Sothirak, Cambodia’s Border Conflict with Thailand, Southeast Asian Affairs, Vol 2013, pg 87
Bộ Quốc phòng Úc (2015), Defence Economic Trends in the Asia-Pacific-2015, trang 19. Truy cập:
. Ngày truy cập 9/8/2017
24

21


đa phương của khu vực.
Nằm trong vịng xốy chương trình hiện đại hóa quân đội của các nước trong
khu vực, cũng như mối đe dọa tấn công vũ trang từ bên ngồi buộc Philippines phải
thực hiện chương trình hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của
chương trình đó chính là thiếu ngân sách. Ngân sách quốc phịng của Philippines
trước đó chủ yếu nhằm giải quyết các mối đe dọa trong nước như khủng bố, ly khai
ở miền Nam, trong khi đó việc xây dựng khả năng đối phó với mối đe dọa tấn cơng
vũ trang từ bên ngồi hầu như khơng có. Điều này buộc Philippines phải dựa vào
Mỹ để vừa rút ngắn thời gian thực hiện chương trình hiện đại hóa qn đội, vừa có
thể đáp ứng được khả năng phòng thủ đáng tin cậy ở mức độ tối thiểu trước mối đe

dọa từ bên ngoài. Mặc dù các dự án hỗ trợ của Mỹ cả bằng tiền cũng như bằng trang
bị quân sự thực tế cũng không thể tạo ra sức mạnh ngay lập tức cho quân đội
Philippines trên chiến trường, nhưng chính điều đó lại đặt ra nhu cầu hợp tác cao
hơn nữa về an ninh, quân sự giữa Philippines và Mỹ.
1.2 .Các nhân tố chủ quan
1.2.1. Quan hệ truyền thống giữa Philippines và Mỹ
Kể từ năm 1898, lịch sử Philippines ln có sự hiện diện của Mỹ. Sau khi
Mỹ tiếp quản Philippines từ Tây Ban Nha, năm 1935, Philippines đã được trao
quyền tự trị với Thủ tướng là Manuel Quezon.
Trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, Philippines là tiền đồn quan trọng và là
đồng minh thân cận của Mỹ tại khu vực. Năm 1947, Philippines và Mỹ đã ký Hiệp
định căn cứ quân sự, theo đó đã cho phép Mỹ đưa các cơ sở quân sự của mình tới
Philippines, tăng thời gian máy bay và tàu chiến của Mỹ có mặt tại Philippines,
đồng thời giúp Mỹ nhanh chóng triển khai sức mạnh của mình tới các khu vực
chiến sự. Bên cạnh đó, Philippines cũng gửi lính tham gia cuộc chiến tại Bắc Triểu
Tiên, Việt Nam, do Mỹ phát động. Bước vào thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, quan hệ
an ninh, quân sự giữa Philippines - Mỹ có sự “thả lỏng” hơn, do hai nước ít phải đối
diện với mối đe dọa chung như thời kỳ trước. Cùng với sự suy yếu của nền kinh tế
Mỹ, viện trợ của Mỹ cho nước ngoài giảm, kéo theo viện trợ Mỹ dành cho
Philippines cũng giảm mạnh. Năm 1992, quan hệ Philippines – Mỹ đã bị gián đoạn,

22


khi Mỹ rút quân khỏi Philippines25. Sự kiện này đánh dấu sự thay đổi lớn trong
quan hệ hai nước. Thậm chí theo một số nhà nghiên cứu, việc Thượng viện
Philippines từ chối Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và An ninh với Mỹ là một đòn gây
tổn thương cho những di sản mà mối quan hệ Mỹ-Philippines để lại. Trong một bài
phát biểu tại New York năm 1993, cựu Đại sứ Mỹ tại Philippines Frank G. Wisner
cho rằng: những vấn đề của quan hệ Mỹ - Philippines trong những năm đầu thập kỷ

90 của thế kỷ XX chính là “sự điều chỉnh từ những thay đổi định mệnh của thế
giới”, rằng “quan hệ viện trợ đã chấm dứt, tôi tin rằng chúng ta có thể phát triển
quan hệ đối tác dựa trên sự bình đẳng… tạo thành từ thương mại và đầu tư… Đó sẽ
là mối quan hệ bền vững”26.
Tháng 6/1992, Tổng thống Fidel Ramos nhậm chức và nhanh chóng điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Philippines theo hướng đa phương hóa. Chính quyền
Ramos nhận thấy rằng các chính sách đơn phương như tự chủ quân sự là không đủ
để đối phó với những mối đe dọa tới an ninh quốc gia. Philippines tăng cường tìm
kiếm hợp tác quốc phịng với Mỹ, Pháp và Tây Ban Nha, chủ yếu nhằm tìm kiếm
nguồn cung cấp vũ khí27. Tuy nhiên, hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Philippines
gặp nhiều trở ngại bởi chủ nghĩa dân tộc tại Philippines đang thắng thế tại Thượng
viện – cơ quan được Hiến pháp Philippines trao quyền quyết định đối với các hiệp
định quốc tế.
Tại Mỹ, tháng 1/1993, Tổng thống Bill Clinton tiếp quản Nhà trắng, xây
dựng chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Tổng thống Bill Clinton coi chủ nghĩa song
phương và đa phương là chiến lược song song đối với châu Á-TBD. Nếu như
George Bush coi việc tăng cường các liên minh với Thái Lan và Philippines (trong
đó có việc duy trì các căn cứ không quân Clark và hải quân Subic) là một trong
những chính sách an ninh quan trọng, thì chính quyền Bill Clinton coi trọng việc
25

Giai đoạn 1991-1992, một loạt các sự kiện đã xẩy ra như việc núi lửa Pinatubo hoạt động trở lại (tháng
6/1991) phá hủy căn cứ không quân Clark của Mỹ tại Philippines; sự phản đối của nhân dân Philippines về
sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ đã khiến cho Thượng viện Philippines quyết định không gia hạn
Hiệp định Căn cứ Quân sự Philippines-Mỹ, cũng như từ chối Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và An ninh do Mỹ
đề xuất. Các sự việc trên đã dẫn đến việc Mỹ rút hoàn toàn quân đội khỏi Philippines (tháng 11/1992), chấm
dứt gần 100 năm hiện diện quân sự tại đây.
26
Lewis Gleeck (1998), On Their Own: Midwifing a Post Colonial Philippine-American Relationship. Loyal
Printing Inc., Philippines, pg. 50

27
Gina Rivas Pattugalan (1999), A Review of Philippine Foreign Policy Under the Ramos Administration,
Kasarinlan: Philippine Journal of Third World Studies, vol 14, no 3 (1999), pg 131-146

23


×