Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao năng lực tự chủ tài chính của làng trẻ em SOS hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRỊNH PHƢƠNG THẢO

NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA LÀNG
TRẺ EM SOS HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội, 2014


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 6
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 7
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8
5. Mẫu khảo sát ............................................................................................. 8
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 8
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 8
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 9
9. Kết cấu của Luận văn ............................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ ...................................................................11
1.1. Tổ chức phi chính phủ (NGOs).............................................................11


1.1.1. Lịch sử hình thành tổ chức phi chính phủ ......................................11
1.1.2. Khái niệm tổ chức phi chính phủ ....................................................13
1.1.3. Phân loại các tổ chức phi chính phủ ...............................................17
1.1.4. Tổng quan các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam ........................21
1.2. Năng lực tự chủ tài chính của các tổ chức phi chính phủ ...................26
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm năng lực tự chủ tài chính của các tổ chức
phi chính phủ .............................................................................................26
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng tới năng lực tự chủ tài chính của tổ chức phi
chính phủ ...................................................................................................32
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá năng lực tự chủ tài chính của các tổ chức phi
chính phủ ...................................................................................................34
*Kết luận Chƣơng 1 .....................................................................................37
CHƢƠNG II. NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA LÀNG TRẺ EM SOS
VIỆT NAM .......................................................................................................38
2.1. Tổng quan về Làng trẻ em SOS Việt Nam ...........................................38
2.1.1. Lịch sử hình thành và lĩnh vực hoạt động của Làng trẻ em SOS Việt
Nam ............................................................................................................38
2.1.2. Bộ máy hoạt động của Làng trẻ em SOS Việt Nam .........................41
2.2. Sự cần thiết phải đảm bảo năng lực tự chủ tài chính tại Làng trẻ em
SOS Việt Nam ...............................................................................................43
2.3. Những hoạt động nhằm đảm bảo năng lực tự chủ tài chính của Làng
trẻ em SOS Việt Nam ...................................................................................46
2.3.1. Đối với nguồn kinh phí tự chủ từ nguồn học phí: ...........................48
2.3.2. Đối với nguồn gây quỹ (trong nước hoặc quốc tế) từ tổ chức hoặc cá
nhân hoặc doanh nghiệp ...........................................................................52
1


2.3.3. Đối với nguồn ngân sách nhà nước .................................................61
2.4. Đánh giá năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam .63

2.4.1. Năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam trong giai
đoạn 2010-2014. .........................................................................................63
2.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ
em SOS Việt Nam trong những năm tới ....................................................67
*Kết luận Chƣơng 2 .....................................................................................70
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ
CHỦ TÀI CHÍNH CỦA LÀNG TRẺ EM SOS VIỆT NAM .............................71
3.1. Phân tích SWOT Làng trẻ em SOS Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
.......................................................................................................................71
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho Làng
trẻ em SOS Việt Nam ...................................................................................76
3.2.1. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nhân sự Phịng
truyền thơng và phát triển Quỹ ..................................................................76
3.2.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông, gây quỹ và phát triển
hoạt động PR (Quan hệ công chúng) ........................................................79
B. Phát triển hoạt động PR (Public relations - Quan hệ cơng chúng) ......85
3.2.3. Phát triển hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp ............................87
3.2.4. Phát triển các hoạt động có thu liên quan đến lĩnh vực hoạt động
của Làng ....................................................................................................92
3.2.5. Vận động sự hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách cấp Trung ương
và địa phương ............................................................................................95
*Kết luận Chƣơng 3 .....................................................................................98
KẾT LUẬN ....................................................................................................100
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................102
PHỤ LỤC ........................................................................................................104

2



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “ Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của
Làng trẻ em SOS Hà Nội” tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của các thầy cô trong Khoa Khoa học quản lý, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS Bùi Thanh
Quất – thầy giáo trực tiếp hƣớng dẫn đã chỉ bảo tận tình giúp cho tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Làng trẻ em SOS, đặc biệt
là Chị Hồng Hồng Hạnh đã nhiệt tình chia sẻ và giúp đỡ tơi trong q trình làm
việc tại Làng.
Lời cuối cùng, tôi xin dành sự trân trọng cho những động viên, khích lệ,
tạo điều kiện mà gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho tơi để tơi có thể tồn
tâm tồn ý thực hiện luận văn.
TÁC GIẢ
Trịnh Phƣơng Thảo

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Lĩnh vực hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế……….tr 22
Bảng 1.2. Ngân sách dự kiến giai đoạn 2011- 2013 của các tổ chức phi chính phủ
quốc tế tại Việt Nam………………………………………………………….tr 24
Bảng 2.1. Tỷ lệ % kinh phí tự chủ do Làng trẻ em SOS Việt Nam huy động so
với tổng nguồn quỹ hoạt động thƣờng niên. Giai đoạn 2010 – 2014………...tr 60
Bảng 2.2. Lộ trình mức độ tự chủ tài chính. Giai đoạn 2015–2020………….tr 64

4



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng trẻ em SOS là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực
chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Kể từ ngày thành lập
năm 1949 cho đến nay, tổ chức này đã mở rộng mạng lƣới của mình khắp nơi
trên thế giới (133 quốc gia). Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Hệ thống
Làng trẻ em SOS tại Việt Nam hiện nay đang hoạt động tại 16 tỉnh thành dựa
trên nguồn ngân sách mà Hiệp hội Làng trẻ em SOS Quốc tế cung cấp hàng năm
nhằm triển khai các chƣơng trình, dự án trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, sự khủng hoảng nền kinh tế thế giới cũng nhƣ những bất ổn về
chính trị đã khiến cho Làng trẻ em SOS Quốc tế nói riêng và các tổ chức phi
chính phủ khác nói chung đứng trƣớc thách thức lớn khi nguồn tài trợ vốn chủ
yếu đến từ khu vực châu Âu, Bắc Mỹ và Úc có dấu hiệu suy giảm. Thêm vào đó,
việc Worldbank – Ngân hàng thế giới - đƣa Việt Nam ra khỏi nhóm nƣớc nghèo
và đánh giá là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp từ năm 2009 đã phần
nào ảnh hƣởng tới quyết định phân bổ ngân sách của SOS Quốc tế cho Việt
Nam. Bởi lẽ đó, đến năm 2010, Làng trẻ em SOS Quốc tế đã quyết định đặt mục
tiêu yêu cầu SOS Việt Nam cần nâng cao năng lực tự chủ tài chính để hoạt động
và phát triển trong tƣơng lai khơng xa, giảm tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn vốn tài
trợ của SOS Quốc tế.
Tuy nhiên, việc tự chủ tài chính khơng phải là vấn đề đơn giản. Đứng
trƣớc địi hỏi này, bài tốn đặt ra cho tồn bộ hệ thống các Làng trẻ em SOS ở
Việt Nam chính là làm thế nào để nâng cao năng lực tự chủ tài chính, vừa đảm
bảo cho mục tiêu hoạt động của Làng trong việc trợ giúp trẻ em có hồn cảnh
khó khăn, vừa đảm bảo thực hiện đúng theo Chiến lƣợc phát triển mà Làng trẻ
em SOS quốc tế đề xuất. Cụ thể hơn, đây chính là bài tốn mà Văn phịng trụ sở
Làng trẻ em SOS Việt Nam (Gọi tắt là Làng trẻ em SOS Việt Nam) nằm trong
khu Làng trẻ em SOS tại Hà Nội phải tìm lời giải. Bởi đây là cơ quan đầu não
5



chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động, đặc biệt là vấn đề tài chính của tồn bộ
hệ thống các Làng trẻ em SOS trên lãnh thổ Việt Nam.
Đứng trƣớc nhu cầu bức thiết đó, tác giả quyết định làm đề tài nghiên cứu
giải pháp Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Hà Nội nhằm
đƣa ra những khuyến nghị giúp SOS Việt Nam từng bƣớc phát triển và vƣợt qua
những khó khăn trong cơng tác quản lý.
Đồng thời, tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ đƣợc
áp dụng cho riêng hệ thống Làng trẻ em SOS ở Việt Nam, mà cịn có thể đƣợc
ứng dụng để giúp các tổ chức phi chính phủ khác nâng cao năng lực tự chủ tài
chính, góp phần phát triển hệ thống các tổ chức phi chính phủ vốn đóng vai trị
rất quan trọng trong việc giải quyết những hệ lụy của một xã hội phát triển.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Năng lực tự chủ tài chính là một khái niệm mới đƣợc nhắc đến nhiều trong
vài năm trở lại đây, đặc biệt từ khi Chính phủ ra quyết định về tự chủ tài chính
cho các cơ quan sự nghiệp. Các cơng trình nghiên cứu về năng lực tự chủ tài
chính có thể kể đến bao gồm:
- Trần Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các trường đại
học công lập ở Việt Nam, LATS Kinh tế. Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực trạng về cơ chế tự chủ tài chính của các trƣờng đại học cơng lập. Từ đó đƣa
ra giải pháp hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở đơn vị sự nghiệp nhƣ hệ thống
các trƣờng đại học công.
- Lƣơng Bá Tiến (1987), Thực hiện tự chủ tài chính của các xí nghiệp cơng
nghiệp quốc doanh, Nxb TP Hồ Chí Minh. Cuốn sách với 144 trang đã nêu lên
những nội dung và biện pháp cụ thể để thực hiện tự chủ tài chính ở các xí nghiệp
cơng nghiệp quốc doanh.
- Nguyễn Khánh Tƣờng (2005), Xây dựng quy chế như thế nào? Một số ý kiến về
việc xây dựng quy chế hướng dẫn thực hiện tự chủ tài chính trong các trường
đại học, cao đẳng ngồi cơng lập, Tạp chí tài chính, số 12/2005, tr. 34-35. Bài
6



nghiên cứu trên tạp chí đề xuất cách thức xây dựng quy chế thực hiện tự chủ tài
chính cho hệ thống các trƣờng cao đẳng, đại học ngồi cơng lập.
Những cơng trình nghiên cứu trên đều viết về tự chủ tài chính dƣới dạng
nội dung và cơ chế thực hiện, cũng nhƣ những phƣơng án đề xuất để hoàn thiện
cơ chế tự chủ hoặc thực hiện tự chủ trong trƣờng học hoặc trong xí nghiệp.
Đối với loại hình tổ chức phi chính phủ, có hai cuốn sách nổi bật bao gồm:
- Đinh Quý Độ (2012), Các tổ chức phi chính phủ quốc tế - Vấn đề nổi bật, xu
hướng cơ bản và tác động chủ yếu, NXH Khoa học xã hội. Cuốn sách đã khái
quát lịch sử hình thành và phát triển các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Nêu lên
những đặc trƣng nổi bật và những tác động chủ yếu của các tổ chức đối với nền
kinh tế, chính trị thế giới. Đồng thời tác giả cũng trình bày chính sách mà một số
quốc gia áp dụng cũng nhƣ những ý kiến đề xuất về chính sách của Việt Nam
với các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
- Nguyễn Văn Thanh (1995), Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngồi ở
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Quyển sách giới thiệu khái quát về
tổ chức và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới, tổ chức phi
chính phủ nƣớc ngồi đang hoạt động tại Việt Nam cũng nhƣ những dự án mà
các tổ chức đang triển khai ở Việt Nam.
Riêng đối với đối tƣợng là Làng trẻ em SOS ở Việt Nam, mới chỉ có các
khóa luận tốt nghiệp viết về hoạt động liên quan đến lĩnh vực công tác xã hội
đƣợc thực hiện tại Làng. Trong phạm vi hiểu biết của tác giả, chƣa có bất kì tài
liệu hoặc cơng trình nghiên cứu nào lấy hƣớng nghiên cứu về năng lực tự chủ tài
chính đối với một tổ chức phi chính phủ nhƣ Làng trẻ em SOS làm đối tƣợng
nghiên cứu. Bởi vậy, tác giả nghĩ rằng, đề tài này thuộc một hƣớng nghiên cứu
hồn tồn mới, có giá trị khơng chỉ về mặt lý luận mà cịn về mặt thực tiễn cho
những cơng trình nghiên cứu sau có liên quan.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện nhằm hai mục tiêu nghiên cứu sau:

7


- Đánh giá năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em
SOS Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu về năng lực tự chủ tài chính của
Làng trẻ em SOS Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu năng lực tự chủ tài chính của
Làng trẻ em SOS Việt Nam trong 5 năm (2010 - 2014)
5. Mẫu khảo sát
Văn phòng trụ sở Làng trẻ em SOS Việt Nam nằm trong Làng trẻ em SOS
Hà Nội.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam đƣợc đánh giá nhƣ
thế nào?
- Làm thế nào để nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho Làng trẻ em SOS Việt
Nam?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam ln đƣợc đảm bảo
duy trì trong giai đoạn 2010-2014, có xu hƣớng tăng nhẹ từ năm 2012 tuy chỉ đạt
ở mức thấp, chƣa đủ để đáp ứng chỉ tiêu tự chủ tài chính mà Làng trẻ em SOS
đặt ra trong chiến lƣợc phát triển đến năm 2020.
- Để nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho Làng trẻ em SOS Việt Nam cần thực
hiện đồng bộ những giải pháp sau: Tăng cƣờng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng
nhân sự Phịng Truyền thơng và phát triển Quỹ; Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động
truyền thông, gây quỹ và phát triển hoạt động PR (Public Relations – Quan hệ
cơng chúng);; Phát triển hoạt động tình nguyện chun nghiệp; Phát triển các
hoạt động có thu liên quan đến lĩnh vực hoạt động; Vận động sự hỗ trợ tài chính

từ nguồn ngân sách cấp Trung ƣơng và địa phƣơng.
8


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích tài liệu: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm xây
dựng cơ sở lý luận của luận văn, đánh giá năng lực tự chủ tài chính của
Làng thơng qua các tài liệu thu đƣợc.
- Đối chiếu, so sánh số liệu: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thấy sự
khác biệt về năng lực tự chủ tài chính của Làng giữa các năm trong giai
đoạn 2010-2014.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập
thông tin về thực trạng và nguyên nhân các vấn đề liên quan đến năng lực
tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS.
- Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
nhằm lấy ý kiến đánh giá năng lực tự chủ tài chính của Làng, các giải
pháp đề xuất của tác giả để đảm bảo tính khách quan và khả thi của nội
dung luận văn.
- Phƣơng pháp phân tích SWOT: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xác
định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Làng trong bối cảnh
hiện nay để từ đó có những cơ sở đề xuất giải pháp khả thi và hiệu quả.
9. Kết cấu của Luận văn
Luận văn gồm có:
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
PHÂN NỘI DUNG
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
1.1. Tổ chức phi chính phủ (NGOs)

1.2. Năng lực tự chủ tài chính của các tổ chức phi chính phủ
9


CHƢƠNG II. NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA LÀNG TRẺ EM SOS
VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Làng trẻ em SOS Việt Nam
2.2. Sự cần thiết phải đảm bảo năng lực tự chủ tài chính tại Làng trẻ em SOS
Việt Nam
2.3. Những hoạt động nhằm đảm bảo năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ
em SOS Việt Nam
2.4. Đánh giá năng lực tự chủ tài chính của Làng trẻ em SOS Việt Nam
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ
CHỦ TÀI CHÍNH CỦA LÀNG TRẺ EM SOS VIỆT NAM
3.1. Phân tích SWOT Làng trẻ em SOS Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự chủ tài chính cho Làng trẻ
em SOS Việt Nam
KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
1.1. Tổ chức phi chính phủ (NGOs)
1.1.1. Lịch sử hình thành tổ chức phi chính phủ

Chƣa có một tài liệu nào cơng bố đích xác thời gian xuất hiện tổ chức phi
chính phủ (NGOs – Non Governmental Organizations). Tuy nhiên nói về nguồn
gốc của loại hình tổ chức này, hầu hết các tài liệu đều có chung một quan điểm
thống nhất cho rằng những tổ chức có dạng thức hoạt động tƣơng tự nhƣ hình
thức tổ chức phi chính phủ mà chúng ta đang gọi ngày hôm nay đã xuất hiện từ
rất lâu trong lịch sử nhân loại dƣới dạng hình hoạt động tình nguyện cứu trợ
nhân đạo, từ thiện. Sở dĩ quan điểm về sự xuất hiện lâu đời nhƣ vậy của tổ chức
phi chính phủ bắt nguồn từ niềm tin tích cực cho rằng hoạt động nhân đạo, từ
thiện thực sự là một truyền thống, niềm tự hào dân tộc của mọi quốc gia trên thế
giới. Chính những hoạt động này đƣợc xuất phát từ nhu cầu giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong xã hội, gắn liền với con ngƣời có ý thức, và đặc biệt hơn là
gắn liền với một xã hội có giai cấp. Hơn bất kì lĩnh vực nào, hoạt động nhân đạo
và từ thiện đều mang tính chất Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Bởi một trong
những chức năng và mục tiêu cao nhất của nhà nƣớc là đảm bảo đƣợc vấn đề an
sinh xã hội cho nhân dân. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà nƣớc cũng đảm bảo
thực hiện đƣợc chức năng của mình một cách tồn diện nhất. Đó chính là lý do
vì sao, hoạt động nhân đạo, từ thiện khơng phải là lĩnh vực chỉ mang tính nhà
nƣớc, chính phủ, mà nó cịn mang tính quần chúng, nhân dân, cộng đồng, tƣ
nhân, diễn ra bên ngồi chính phủ. 1 Bởi vậy, một loại hình tổ chức khác, những
tổ chức mang tính phi chính phủ đã ra đời nhƣ là một tất yếu khách quan. Ở giai
đoạn sơ khởi này, tổ chức phi chính phủ tồn tại dƣới dạng một nhóm nhỏ những
1

Theo Nguyễn Văn Thanh (1995), Tổ chức và hoạt động phi chính phủ nước ngồi ở Việt Nam, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr 9-10.

11


ngƣời hoạt động từ thiện với tiêu chí cứu trợ nhân đạo với các nạn nhân bị chiến

tranh, thiên tai, nghèo đói mà khơng phân biệt chính kiến và địa dƣ.

2

Mặc dù xuất hiện dƣới những hình thức sơ khai từ rất sớm, nhƣng nhiều
quan điểm cho rằng phải đến khoảng giữa thế kỷ 19, những tổ chức phi chính
phủ thực sự mới bắt đầu đƣợc thành lập. Do đến thế kỷ này, cùng với sự phát
triển của chủ nghĩa tƣ bản, sự phân cách giàu nghèo giữa tƣ sản và ngƣời lao
động mới ngày càng sâu sắc. Sự phân hóa giai cấp, những cuộc cách mạng
chống lại áp bức, bất công đã khiến nƣớc Pháp – quốc gia đầu tiên quyết định
thừa nhận cần phải cứu trợ trẻ em bơ vơ, người tàn tật, người già không nơi
nương tựa [8,12] một cách chính thức trong Hiến pháp của mình. Cùng thời gian
đó, ở Mỹ, các tổ chức thuộc khu vực không vụ lợi về y tế, giáo dục, từ thiện,
nhân đạo cũng phát triển rầm rộ để đáp ứng việc cứu trợ những nạn nhân của
chủ nghĩa tư bản [8,12]. Đây chính là nền tảng quan trọng cho sự ra đời của tổ
chức phi chính phủ “thực sự” sau này. Theo tính tốn, từ năm 1850 đến nay, đã
có hơn 100,000 tổ chức tƣ nhân, phi lợi nhuận chính thức đi vào hoạt động.
Song, cũng phải sau đó một thế kỷ (sau Chiến tranh thế giới thứ hai), các tổ chức
phi chính phủ mới xuất hiện với tần suất ngày càng phổ biến hơn. Sự phổ biến
hơn của các tổ chức này đƣợc thể hiện ở hai chỉ số: Thứ nhất: Sau chiến tranh
thế giới thứ hai, mỗi năm có khoảng 90 tổ chức phi chính phủ quốc tế đƣợc
thành lập so với con số 10 tổ chức vào những năm 90 của thế kỷ IXX. Thứ hai:
Thêm vào đó, tỷ lệ % số tổ chức phi chính phủ quốc tế duy trì hoạt động đƣợc
sau chiến tranh thế giới thứ hai cao hơn so với trƣớc đó, với khoảng 30% có thể
tồn tại và phát triển. Ngồi các tổ chức phi chính phủ quốc tế, những tổ chức phi
chính phủ mang tính địa phƣơng, quốc gia, khu vực cũng đƣợc thành lập, tuy
nhiên không phải tất cả đều tồn tại hoặc thành công, ngay cả khi chúng hợp tác

2


Theo Đinh Quý Độ, Các tổ chức phi chính phủ quốc tế - Vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu,
NXH Khoa học xã hội. tr 25

12


cùng với các tổ chức mang tầm cỡ quốc tế. 3 Giải thích lý do cho sự phát triển
khá nhanh về số lƣợng và quy mơ của loại hình tổ chức này, ngƣời ta cho rằng
đó là do hậu quả của tồn cầu hóa cùng với sự mở rộng hợp tác và phát triển
quan hệ quốc tế trong nhiều kĩnh vực khác nhau, sự nổi lên của các vấn đề tồn
cầu như mơi trường, dân số, nghèo đói, cách mạng thơng tin với mạng Internet
tồn cầu và xu hướng bùng nổ về dân chủ ở nhiều nước trên thế giới [5,26].
Nhƣ vậy, cùng với sự hình thành và phát triển của nhân loại trong lĩnh vực
an sinh và phúc lợi xã hội, những tổ chức này đã ra đời từ rất sớm, hoạt động
dƣới hình thức các nhóm ngƣời cùng chung tay hoạt động nhân đạo, từ thiện,
xóa bỏ bớt những hậu quả do sự phân hóa giai cấp gây ra. Nhƣng mãi đến sau
chiến tranh thế giới thứ II, loại hình này mới đƣợc chú trọng và phát triển một
cách chuyên nghiệp, hệ thống hơn, đƣợc thừa nhận là một tổ chức có vai trị
chính thức song song với chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.

1.1.2. Khái niệm tổ chức phi chính phủ
Tổ chức phi chính phủ khơng là tài sản của riêng quốc gia nào, mà nó là
tài sản của trí tuệ và lịng bác ái nhân loại. Mặc dù phổ biến nhƣ vậy, nhƣng cho
đến nay, những khái niệm về Tổ chức phi chính phủ vẫn chƣa đƣợc thống nhất.
Về mặt ngữ nghĩa, có thể hiểu tổ chức phi chính phủ là bất kỳ tổ chức nào
khơng thuộc chính phủ. Tuy nhiên bản thân từ phi chính phủ cũng có thể bị hiểu
sai lệch theo nghĩa tƣơng đồng với chống chính phủ hoặc khơng cùng với chính
phủ. Thêm vào đó, cách hiểu này cũng có thể bao hàm cả những tổ chức trong xã
hội dân sự có mục tiêu thƣơng mại, lợi nhuận. Bởi thế giải nghĩa này có phần
đơn giản và khơng thể hiện đƣợc những đặc trƣng về chức năng, mục tiêu của tổ

chức phi chính phủ.
Về mặt pháp lý, năm 1945, thời điểm Liên hợp quốc soạn thảo Hiến
chƣơng Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đã sử dụng thuật
3

www.ngohandbook.org, History of the NGO sector, 6.8.2008

13


ngữ Tổ chức phi chính phủ NGO để phân biệt quyền tham gia của các cơ quan
chun mơn liên chính phủ với quyền tham gia của các tổ chức tƣ nhân quốc tế.
Nhƣng trong Điều 71, chƣơng 10 của Hiến chƣơng cũng chỉ đề cập đến vai trò tƣ
vấn của các tổ chức khơng thuộc các chính phủ hay nhà nƣớc thành viên Liên
hợp quốc chứ không định nghĩa cụ thể về Tổ chức phi chính phủ. Phải đến năm
1950, lần đầu tiên khái niệm Tổ chức phi chính phủ mới đƣợc Hội đồng Kinh tế
và xã hội Liên hợp quốc định nghĩa một cách đơn giản: “Bất cứ tổ chức quốc tế
nào khơng do các thỏa thuận liên chính phủ lập nên sẽ được coi là một tổ chức
phi chính phủ… kể cả các tổ chức chịu nhận những người được các nhà cầm
quyền chỉ định làm thành viên, miễn là với tư cách đó, họ khơng can thiệp vào
việc tự do bày tỏ quan điểm của tổ chức đó.” Sau đó, đến năm 1996, Hội đồng
Kinh tế xã hội Liên hợp quốc đã xác định 4 đặc trƣng cơ bản của một tổ chức phi
chính phủ hợp pháp bao gồm: 1. Phi thương mại; 2. Không tham gia vào bạo lực
hoặc chủ trương bạo lực; 3. Khơng có ý định thay thế các chính phủ hiện có; 4.
Ủng hộ các mục tiêu và chương trình nghị sự của Liên hợp quốc [17,5].
Về mặt học thuật, một số lý thuyết sâu sắc hơn về Tổ chức phi chính phủ
đã đƣợc đƣa ra. Ví dụ, theo Salamon và Anheier, một tổ chức phi chính phủ phải
có 5 đặc trƣng: có tổ chức, độc lập, khơng vì mục đích lợi nhuận, tự quản và tự
nguyện [15,33]. Ngoài thuật ngữ Tổ chức phi chính phủ với 5 đặc trƣng nhƣ
Salamon và Anheier đƣa ra, hiện nay nhiều học giả khác cũng sử dụng những

thuật ngữ khác mà họ cho rằng thể hiện đúng hơn bản chất, đặc trƣng của loại
hình tổ chức này nhƣ: Tổ chức tự nguyện tƣ nhân (Private voluntary
organization – PVO), Tổ chức phi lợi nhuận ( Non-profit organization), Tổ chức
nhân dân ( People organization). Một số quan điểm khác cũng đánh đồng tổ chức
phi chính phủ với tổ chức phi chính phủ quốc tế, bởi họ tin vào năng lực ảnh
hƣởng rộng lớn của loại tổ chức này trong xã hội. Những quan điểm này còn gọi
tổ chức phi chính phủ bằng các tên gọi khác nhƣ: các nhóm gây áp lực xuyên
14


quốc gia, các nhóm hoạt động xuyên quốc gia, xã hội dân sự tồn cầu, các nhóm
phong trào xã hội xuyên quốc gia… [5,19]
Ngay tại Việt Nam, thuật ngữ “tổ chức phi chính phủ” cũng mới đƣợc sử
dụng lần đầu tiên trong Luật tổ chức Chính phủ 1992, sau đó là Luật Hợp tác xã
1996 và một số văn bản pháp quy gần đây. Nhƣng, vẫn chƣa có một khái niệm
chính thức nào về tổ chức phi chính phủ ở nƣớc ta. Tại các cuộc hội thảo khoa
học, hầu hết các ý kiến trình bày về tổ chức phi chính phủ đều tập trung vào các
khía cạnh sau:
- Tổ chức phi chính phủ là một tổ chức được hình thành mang tính độc
lập tương đối với Chính phủ
- Được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc cơng nhận, có
sự quản lý của nhà nước
- Được lập ra do sự tự nguyện của nhân dân
- Hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật. [6,11].
Bởi vậy, trong cuốn Giáo trình về Quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức phi
chính phủ, Học viện Hành chính đã cho rằng: Quan niệm về tổ chức phi chính
phủ ở nƣớc ta đƣợc hiểu nhƣ sau: là tổ chức tự nguyện của nhân dân, có tư cách
pháp nhân, cùng ngành, nghề, giới, nhu cầu… hoạt động một cách thường xuyên
để thực hiện mục tiêu chung, khơng vì mục tiêu phân chia lợi nhuận và hoạt
động trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam [6,11].

Tổng hợp lại những quan điểm trên, trong luận văn này, khái niệm Tổ
chức phi chính phủ (NGOs) đƣợc hiểu là một loại hình tổ chức khơng phải của
bất kỳ chính phủ nào, phi lợi nhuận và mang tính tự nguyện.
 Là một tổ chức khơng thuộc bất kỳ chính phủ nào, các tổ chức phi chính phủ
nhìn chung khơng phụ thuộc và chịu ảnh hƣởng bởi chính phủ, không bị nhà
nƣớc hay bất kỳ tổ chức liên chính phủ nào quản lý. Nói cách khác, tổ chức
phi chính phủ khơng do chính phủ thành lập, mà cũng không phải là kết quả
của bất kỳ sự thỏa thuận liên nhà nƣớc nào. Vậy nên, nó tồn tại độc lập,
15


không hoạt động phụ thuộc vào quyền lực của bất kì quốc gia nào, hay biên
giới địa lý nào, nó chỉ hoạt động phụ thuộc vào lĩnh vực nó nhắm tới để trợ
giúp những ngƣời yếu thế và các chƣơng trình phát triển xã hội và tn thủ
tơn chỉ thành lập của chính nó. Dễ thấy, các tổ chức phi chính phủ là sự khái
qt một mơ hình tổ chức hoạt động song song, bổ trợ cho các chƣơng trình
xã hội và kinh tế của nhà nƣớc, do ngƣời dân tự đóng góp và xây dựng nên.
Tuy nhiên, khơng phải tổ chức phi chính phủ có nghĩa là khơng liên quan đến
chính phủ, những tổ chức này hồn tồn có thể nhận tài trợ từ chính phủ của
nƣớc mẹ (nƣớc mà từ đó tổ chức đƣợc thành lập), hay từ chính phủ nƣớc
khác. Nguồn tài trợ này có thể một phần hay là nguồn tài trợ duy nhất cho tổ
chức đó, điều đó cũng khơng ảnh hƣởng tới tính chất của tổ chức. Thậm chí,
trong số các thành viên của một tổ chức phi chính phủ, có một ngƣời là đối
tƣợng do chính nhà cầm quyền chỉ định, thì ngay cả trong trƣờng hợp này,
các đối tƣợng đó cũng khơng đƣợc can thiệp vào việc tự do bày tỏ quan điểm
của tổ chức. Nhƣ vây, cái căn bản của tổ chức phi chính phủ khơng phải là
nguồn tài trợ khơng đƣợc đến từ chính phủ, các thành viên khơng liên quan
đến chính phủ, mà quan trọng nhất tổ chức đó khơng đại diện cho nhà nƣớc,
chính phủ nƣớc mẹ, mà nó đại diện duy nhất cho chính tổ chức của mình.
 Là tổ chức phi lợi nhuận, cần phải hiểu tổ chức phi chính phủ khơng hoạt

động với mục đích chính là tiến hành hoạt động kinh doanh hay thƣơng mại,
khơng “chạy theo” mục tiêu tài chính trong ngắn hay dài hạn. Nhƣng điều đó
khơng có nghĩa rằng hoạt động của tổ chức phi chính phủ khơng cần đem lại
lợi nhuận. Hiểu một cách đơn giản, có thể sử dụng thuật ngữ “lợi nhuận
không phân phối” thay cho khái niệm “phi lợi nhuận” trong loại hình tổ chức
này. Điều này đƣợc hiểu là lợi nhuận/ giá trị thặng dƣ thu đƣợc ở các tổ chức
phi chính phủ đƣợc sử dụng nhằm hoàn thành mục tiêu, sứ mệnh hoạt động
của tổ chức. Khơng có bất kỳ khoản lợi nhuận rịng nào đƣợc phân phối cho
16


lợi ích của thành viên sáng lập, ban điều hành, nhân viên… hoặc bất kỳ ai trừ
các khoản bồi thƣờng dịch vụ hợp lý.
 Cuối cùng, là một tổ chức tự nguyện, tổ chức phi chính phủ khơng địi hỏi
phải tồn tại dựa trên luật pháp, nó đƣợc thành lập dựa trên sáng kiến cá nhân
và là kết quả của sự tự nguyên của từng thành viên trong tổ chức. Bản chất
này cũng chính là bản chất cơ bản của loại hình tổ chức phi chính phủ từ
những ngày đầu tiên xuất hiện với hình thức sơ khai trong xã hội. Sự tự
nguyện cũng chính là nền tảng quan trọng nhất cho việc duy trì và điều hành,
phát triển các hoạt động của loại hình tổ chức này.
Các tổ chức phi chính phủ xuất hiện phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới,
nhiều nhất vẫn là tại các nƣớc phát triển, nhƣng cánh tay của nó đã vƣơn rộng ra
cả những nƣớc cịn đang phát triển, hay nói đúng hơn là những nƣớc có nền kinh
tế nghèo nàn và có nhiều vấn đề xã hội. Có thể nói, gần nhƣ là một quy luật, khi
mà cứ bất cứ lĩnh vực nào có nhu cầu cần giải quyết, là tổ chức phi chính phủ
xuất hiện để bù vào cái khoảng trống mà nhà nƣớc không đủ khả năng bao quát.
Bởi vậy, hiểu về tổ chức phi chính phủ thực sự là một kiến thức quan trọng để
hiểu về xã hội hiện đại.

1.1.3. Phân loại các tổ chức phi chính phủ

Có rất nhiều cách phân loại các tổ chức phi chính phủ. Bởi những tổ chức
này rất đa dạng về tính chất hoạt động, chức năng nhiệm vụ hay cả phạm vi địa
lý mà tổ chức đó có ảnh hƣởng… Ta có thể sắp xếp phân loại nhóm tổ chức phi
chính phủ nhƣ sau:
a, Theo phạm vi địa lý :
Phạm vi địa lý đƣợc nói tới ở đây có thể hiểu là phạm vi hoạt động/ phạm
vi ảnh hƣởng của tổ chức đó tới cộng đồng xã hội. Có thể phân tổ chức phi chính
phủ thành hai nhóm: Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (International Non
governmental organizations) hoặc các tổ chức phi chính phủ quốc gia (National
17


Non governmental organizations). Điểm khác biệt căn bản giữa hai loại hình tổ
chức này là các tổ chức phi chính phủ quốc tế thƣờng có định hƣớng và mối
quan tâm sâu sắc về các vấn đề ở tầm khu vực hoặc quốc tế. Thơng thƣờng, các
tổ chức phi chính phủ quốc tế thƣờng đặt trụ sở tại các quốc gia phát triển.
Những tổ chức này cũng thƣờng có năng lực kỹ thuật và tổ chức, khả năng tài
chính khá tốt. Thậm chí, một số tổ chức cịn có khả năng đảm đƣơng vai trị
trung gian chuyển thơng tin, nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật giữa các chính phủ, các
tổ chức, cơ quan phát triển quốc tế và các tổ chức phi chính phủ cấp quốc gia
hoặc cộng đồng. Nhiều ý kiến cho rằng, trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế,
các thành viên sáng lập thƣờng mang nhiều quốc tịch khác nhau.
Trong khi đó, các tổ chức phi chính phủ quốc gia/cộng đồng lại định
hƣớng về các vấn đề và mối quan tâm ở chính nƣớc/cộng đồng mà tổ chức đó
đặt trụ sở, những vấn đề này chỉ đƣợc giới hạn trong một khu vực địa lý nhất
định. Các thành viên trong những tổ chức này thƣờng là các cá nhân ở cùng khu
vực địa lý, bởi vậy, có thể khả năng kỹ thuật, thực thi, nguồn tài chính của tổ
chức khơng tốt, song những vấn đề đƣợc đƣa ra giải quyết đều thiết thực và
mang ý nghĩa thực tiễn cao.
Tuy phân chia vậy, nhƣng trong thực tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế

và quốc gia/cộng đồng thƣờng hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo thành các mạng
lƣới tổ chức phi chính phủ theo các vấn đề xã hội mạnh mẽ, phát huy đƣợc tối đa
năng lực, sở trƣờng của mỗi tổ chức.
b, Theo chức năng hoạt động:
Theo chức năng hoạt động, có thể phân thành hai loại: các tổ chức phi
chính phủ thực thi và các tổ chức phi chính phủ vận động. Có thể hiểu các tổ
chức phi chính phủ thực thi là nhóm các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực
nhân đạo, phát triển cộng đồng, phúc lợi xã hội nhằm phân bổ hay đem lại sự
phát triển hoặc các dịch vụ phúc lợi xã hội nhƣ cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ phát
triển kinh tế - xã hội, y tế, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ và quản lý môi trƣờng….
18


Những tổ chức này đề ra và thực hiện một loạt các chƣơng trình, cơ cấu tổ chức,
định hƣớng hoạt động và các khu vực hoạt động dựa trên khía cạnh chƣơng trình
cần thiết hoặc theo khía cạnh địa lý.
Ngƣợc lại, đúng nhƣ tên gọi, các tổ chức phi chính phủ vận động định
hƣớng các hoạt động chủ yếu là vận động làm thay đổi chính sách hoặc hành
động, từ đó giải quyết đƣợc các mối lo ngại, quan điểm hoặc mối quan tâm cụ
thể nào đó của quốc tế hay khu vực. Các hoạt động vận động của những tổ chức
này gây ảnh hƣớng tới chính sách, tập quán của các chính phủ, tới các thể chế
phát triển nhƣ Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Tổ chức thƣơng mại thế giới
và các tác nhân khác trong lĩnh vực phát triển cũng nhƣ tới công chúng và cộng
đồng quốc tế. Hầu hết các tổ chức phi chính phủ vận động có cùng mối quan
tâm, có quyền lợi bổ sung cho nhau đều có xu hƣớng tập hợp thành mạng lƣới và
liên minh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nhƣng, sự phân loại này cũng chỉ mang tính tƣơng đối bởi thực tế, hầu hết
các tổ chức phi chính phủ khơng hồn tồn thể hiện rõ chức năng hoạt động
riêng biệt nào. Rất ít các tổ chức chỉ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ (thực
thi) hoặc chỉ tập trung vào phân tích và vận động chính sách (vận động) mà

thƣờng lựa chọn hình thức hỗn hợp để hồn thiện sứ mệnh của tổ chức mình một
cách tồn diện nhất.
c, Theo tính chất hoạt động:
Dựa vào yếu tố này, cũng có một vài quan điểm phân chia loại hình tổ
chức phi chính phủ đƣợc nêu ra khác nhau trong các tài liệu. Tuy nhiên, quan
điểm về cách phân chia tổ chức phi chính phủ dựa trên tiêu chí tính chất hoạt
động của luận văn nhƣ sau: Có 3 loại hình tổ chức: các tổ chức mang tính trợ
giúp nhóm ngƣời yếu thế và phát triển cộng đồng; các tổ chức phi chính phủ
mang tính thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, tự do tơn giáo; các tổ chức mang tính
hiệp hội nghề nghiệp.
19


Các tổ chức mang tính trợ giúp nhóm ngƣời yếu thế và phát triển cộng
đồng thực chất là các tổ chức hỗ trợ chính phủ trong việc giải quyết những vấn
đề về an sinh, phúc lợi xã hội. Ngay trong nhóm các tổ chức này, cũng có thể
phân chia theo đối tƣợng thụ hƣởng (trẻ em, ngƣời tàn tật, nhóm LGBT (ngƣời
đồng tính, song tính, chuyển giới), ngƣời cao tuổi, nạn nhân chiến tranh, một
cộng đồng…) hay theo lĩnh vực tác động (giáo dục, y tế, bảo vệ môi trƣờng, văn
hóa…). Có thể nói, số lƣợng các tổ chức thuộc nhóm này chiếm phần lớn trong
loại hình tổ chức phi chính phủ vì khả năng bao qt rộng, nhiều lĩnh vực và giải
quyết những vấn đề xã hội cần thiết nảy sinh trong xã hội hiện đại.
Ngoài ra, dựa vào định nghĩa về tổ chức phi chính phủ, khơng thể khơng
nhắc tới nhóm hoạt động vì dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Do những biến tƣớng
trong hoạt động nên đôi khi nhóm tổ chức này bị hiểu là nhóm chống đối chính
phủ. Nhƣng nếu hiểu đúng và thực hiện đúng, những nhóm tổ chức này có chức
năng chủ yếu là vận động chính sách để đảm bảo việc thúc đẩy quyền dân tộc,
dân chủ, tự do tôn giáo… đƣợc nâng cao, đem đến cuộc sông tốt đẹp hơn cho
con ngƣời, cố vấn cho chính phủ cách xây dựng chính sách phù hợp trong quản
lý nhà nƣớc.

Cuối cùng, các tổ chức mang tính Hiệp hội nghề nghiệp lại mang tính chất
trợ giúp những ngƣời trong nhóm cùng hồn cảnh trong hoạt động, đời sống xã
hội. Nhóm tổ chức này tuy khơng có số lƣợng lớn nhƣng là “cơng cụ” đắc lực hỗ
trợ cho sự phát triển của ngành nghề, từ đó tạo ra sự phát triển của tồn xã hội.
Có nhiều cách để phân loại các tổ chức phi chính phủ. Các cách phân loại
tổ chức phi chính phủ đƣợc luận văn giới thiệu trên đây không mang nghĩa tuyệt
đối. Bởi hoạt động của các tổ chức phi chính phủ rất đa dạng và phức tạp. Để đạt
hiệu quả cao trong điều hành tổ chức, đặc biệt đối với các tổ chức có quy mơ
rộng lớn, việc phân loại trên càng mang ý nghĩa tƣơng đối vì những vấn đề cần
giải quyết, đối tƣợng thụ hƣởng, dịch vụ cung ứng của mỗi tổ chức… rất cần có
ranh giới mở. Sự đóng kín ranh giới hoạt động sẽ gây nên những khó khăn
20


không cần thiết cho mục tiêu cuối cùng và tối thƣợng của các tổ chức phi chính
phủ vốn là giải quyết triệt để các vấn đề xã hội.

1.1.4. Tổng quan các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
Giống nhƣ lịch sử hình thành tổ chức phi chính phủ trên thế giới, các tổ
chức phi chính phủ tại Việt Nam cũng có nguồn gốc từ hoạt động nhân đạo, từ
thiện – truyền thống của dân tộc Việt. Cho tới ngày nay, sự tồn tại tất yếu, sự
phát triển khách quan của rất nhiều nhóm tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp, tơn
giáo, tổ chức cứu trợ cho nhóm ngƣời yếu thế, phát triển cộng đồng… hoạt động
trong phạm vi quốc gia, cộng đồng ngƣời Việt Nam là không thể phủ nhận. Nói
đến các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, phải kể đến những tổ chức phi chính
phủ quốc tế và cả những tổ chức phi chính phủ quốc gia (theo cách phân loại
theo phạm vi địa lý phần 1.1.3). Tuy nhiên, trong giới hạn luận văn, tác giả chỉ
đƣa ra những nét khái quát về các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngồi/ quốc tế
hoạt động tại Việt Nam, để từ đó nêu bật lên bối cảnh mà tổ chức phi chính phủ
SOS đang hoạt động.

(Để tiện sử dụng, từ đây, trong luận văn này, cách gọi tổ chức phi chính
phủ là cách gọi tắt của tổ chức phi chính phủ quốc tế).
Các tổ chức phi chính phủ bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ những năm
1950, đặc biệt từ sau Hiệp định Gionevo 1954 và trong thời kỳ Mỹ xâm chiếm
miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc nƣớc ta. Từ sau năm
1975, các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ nƣớc Việt Nam thống nhất hàn gắn
những vết thƣơng chiến tranh, cứu trợ những vùng bị thiên tai, giúp đỡ những
ngƣời khuyết tật, những ngƣời từ trại tị nạn trở về. Những năm đó, những tổ
chức này bắt đầu chú ý đến những dự án phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo,
các dự án bảo vệ môi trƣờng, chống những căn bệnh nguy hiểm nhƣ HIV/AIDS,
bại liệt, suy dinh dƣỡng ở trẻ, hay quan tâm nhiều tới những vấn đề cho ngƣời
yếu thế. Trong suốt giai đoạn 1975 – nay, các tổ chức phi chính phủ đã có nhiều
21


bƣớc đi thận trọng khi giơ tay hỗ trợ Việt Nam. Từ năm 1975 – 1978, khoảng 70
tổ chức phi chính phủ vào Việt Nam viện trợ với số tiền lên tới 30 triệu đô.
Nhƣng từ 1979 – 1988, do những lo lắng về chính trị tại Việt Nam, các tổ chức
phi chính phủ tuy khơng ngừng hoạt động nhƣng đều hoạt động cầm chừng, giá
trị các dự án đổ vào Việt Nam chỉ bằng ¼ so với trƣớc đó. Nhƣng từ năm 1989 –
2000, số lƣợng tổ chức phi chính phủ tăng mạnh. 4 Theo Ủy ban điều phối viện
trợ nhân dân (PACCOM)5, 49,5% các tổ chức phi chính phủ bắt đầu đến Việt
Nam hoạt động trong giai đoạn 1990-2000, so với con số 32,5% trƣớc năm 1990
và 15,4% sau năm 2000. Cũng theo PACCOM, trong Hội nghị quốc tế lần thứ 3
về Hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngồi, ƣớc tính
có khoảng 990 tổ chức phi chính phủ và Văn phịng đại diện đang hoạt động tại
nhiều lĩnh vực trên khắp các tỉnh thành cả nƣớc tính đến năm 2013. Có thể thấy,
mặc dù tốc độ tăng trƣởng về số lƣợng các tổ chức phi chính phủ vào Việt Nam
bắt đầu giảm từ sau năm 2000, nhƣng đó vẫn là một số lƣợng tổ chức rất lớn, hỗ
trợ Việt Nam rất nhiều lĩnh vực để giải quyết các vấn đề xã hội. Cũng trong Hội

nghị, PACCOM tổng kết những lĩnh vực mà các tổ chức phi chính phủ tại Việt
Nam đang hoạt động hiện nay bao gồm y tế, giáo dục – đào tạo, phát triển kinh
tế - xã hội, tài nguyên – môi trƣờng, cứu trợ khẩn cấp, nhân quyền, bình đẳng
giới, quản trị nhà nƣớc, phát triển xã hội dân sự… Tuy nhiên, mặc dù có sự phân
chia các lĩnh vực nhƣ vậy, nhƣng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tỉnh
thành trong cả nƣớc, hầu hết các tổ chức phi chính phủ đều hoạt động đồng thời
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo số liệu thống kê, có khoảng một nửa các tổ
chức đồng thời hoạt động từ 2 – 4 lĩnh vực, chỉ một phần tƣ trong số đó tập trung
vào riêng một lĩnh vực chun mơn của mình. Biểu đồ 1 dƣới đây cho thấy
những lĩnh vực mà các tổ chức phi chinh phủ quốc tế đang hoạt động tại Việt
4

Theo Viện nghiên cứu Kinh tế, xã hội và môi trƣờng, Báo cáo kết quả nghiên cứu: Quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong năm năm qua và định hướng tương lai,.
5
PACCOM có cơ quan thƣờng trực là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đƣợc Chính phủ giao làm đầu
mối trong vận động viện trợ Phi chính phủ nƣớc ngồi.

22


Nam trong năm 2013. Có thể thấy, lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, xóa đói
giảm nghèo và cung cấp dịch vụ xã hội nhƣ y tế, giáo dục là những lĩnh vực
truyền thống và thu hút đƣợc nhiều tổ chức đến Việt Nam nhất. Song, PACCOM
nhấn mạnh, trong những năm tới, trong báo cáo hoạt động của mình các tổ chức
cũng chỉ rõ sẽ giảm sự tập trung vào các lĩnh vực truyền thống mà thay vào đó là
ƣu tiên cho các lĩnh vực nhƣ nhân quyền, quản trị nhà nƣớc, phát triển các tổ
chức xã hội dân sự…để đảm bảo thực hiện tốt những nỗ lực phát triển toàn diện
và bền vững tại Việt Nam.


Bên cạnh số lƣợng và lĩnh vực hoạt động, nói riêng về nguồn vốn tài trợ,
theo thống kê của PACCOM, nếu vào năm 2002, viện trợ phi chính phủ nƣớc
ngồi giúp Việt Nam chƣa vƣợt qua mốc 100 triệu USD thì đến những năm gần
đây đã đạt mức khoảng 300 triệu USD/năm. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 20022012, các tổ chức phi chính phủ nước ngồi đã tài trợ, triển khai tổng cộng
28.052 chương trình, dự án và các khoản viện trợ với tổng trị giá giải ngân xấp
xỉ 2,4 tỷ USD cho Việt Nam; trong đó trên 1,12 tỷ USD viện trợ đến từ khu vực
Bắc Mỹ (47%), 813 triệu USD từ châu Âu (34%) và trên 450 triệu USD từ khu
vực châu Á-Thái Bình Dương (19%). Hoạt động viện trợ của các tổ chức phi
chính phủ nước ngồi được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố và ở hầu hết các bộ,
23


ngành, tổ chức nhân dân. Những năm gần đây, một số tỉnh, thành phố như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Khánh
Hòa, Thái Nguyên tiếp nhận được từ 10-35 triệu USD/năm từ nguồn viện trợ phi
chính phủ. Một số Bộ, tổ chức nhân dân như Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ tiếp nhận được từ 5-20 triệu USD/năm. 6
Nếu nhìn tổng thể, viện trợ phi chính phủ nƣớc ngồi chiếm tỷ trọng trong GDP
của Việt Nam không phải lớn, tính trong cả q trình vừa qua, năm cao có thể
đạt 0,45% GDP, năm thấp (năm 2012) chiếm khoảng 0,21% GDP. Hơn nữa, con
số 300 triệu USD tuy lớn, nhƣng chỉ chiếm 1% trong tổng số 30 tỷ USD viện trở
phi chính phủ tồn cầu. Nếu tính theo đầu ngƣời, Việt Nam nhận đƣợc 3,1
USD/ngƣời, thấp hơn nhiều so với mức 9-10 USD/ngƣời ở Lào, 17 USD/ngƣời
tại Campuchia. Nhƣ vậy có thể thấy, tiềm năng vận động nguồn vốn tài trợ của
tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam cịn rất lớn, vấn đề là PACCOM và mỗi tổ
chức phi chính phủ nƣớc ngồi tại Việt Nam đã, đang và sẽ làm gì để tranh thủ
đƣợc nguồn tài trợ khổng lồ và hữu ích đó.
Có thể thấy, về tổng thể, tổng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính
phủ nhìn chung đều tăng, song, nói riêng về ngân sách hoạt động của các tổ chức

thì lại khơng có xu hƣớng tăng chung nhƣ vậy. Trong Báo cáo kết quả nghiên
cứu Quan hệ hợp tác giữa Việt nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong
năm năm qua và định hướng tương lai của Viện nghiên cứu Kinh tế, xã hội và
môi trƣờng (ISEE), ISEE nhận định các nhóm tổ chức phi chính phủ nƣớc ngồi
gồm 3 nhóm dựa theo nguồn ngân sách hoạt động năm 2010: Nhóm có ngân
sách hoạt động dƣới 500.000 USD (nhóm I), nhóm có ngân sách hoạt động từ
500.000 – 1.000.000 USD (nhóm II), nhóm có ngân sách hoạt động trên
1.000.000 USD (nhóm III). Xét theo ngân sách, 70% các tổ thức thuộc nhóm I,
so với con số 15% của mỗi nhóm còn lại. Số liệu thu thập đƣợc cho thấy các tổ
6

www.vietnamplus.vn, Hồng Thị Hoa, Tăng cường cơng tác viện trợ phi chính phủ nước ngồi, 19.11.2013.

24


×