ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
TRUYỀN THÔNG VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
TRUYỀN THÔNG VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Các số liệu
thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn
có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ
các sách, giáo trình, tài liệu....liên quan đến nội dung đề tài.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Tâm
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận
được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy - cơ giáo khoa Báo chí học,
Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ
bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy - cô giáo.
Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Thị
Thanh Huyền - người cơ đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn. Và hơn hết, trong q trình làm luận văn, tôi đã học tập ở cô một
tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm
việc hết mình. Xin được gửi đến cơ sự biết ơn và lịng kính trọng chân thành
nhất.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, anh chị em lớp cao học báo chí khóa
2018 là những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ. Cảm
ơn bạn bè và đồng nghiệp báo điện tử: Pháp luật Việt Nam; Pháp luật TP Hồ
Chí Minh; Vnexpreess cung cấp tài liệu để giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận văn
của mình.
Mặc dù, đã có nhiều cố gắng song luận văn vẫn cịn nhiều thiếu sót, tác
giả mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè... để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn !
Hà Nội, tháng 11 năm 2019
Nguyễn Thị Thanh Tâm
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT4
DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN5
DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN7
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 8
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 8
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 15
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 16
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn .................................................... 17
7. Bố cục luận văn ........................................................................................... 18
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG
LUẬT DOANH NGHIỆP TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ..................................... 19
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................. 19
1.1.1. Truyền thông ......................................................................................... 19
1.1.2. Luật doanh nghiệp................................................................................. 26
1.1.3. Truyền thông về luật doanh nghiệp....................................................... 27
1.1.4. Báo điện tử ............................................................................................ 27
1.2. Vai trị của báo điện tử với việc truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014..30
1.2.1. Báo điện tử là một kênh hữu hiệu cung cấp thông tin, phổ biến, tuyên
truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước về Luật doanh nghiệp 2014 ...................................................................... 30
1.3.2. Báo điện tử tham gia vào việc giám sát, phản biện xã hội; đưa ra kiến
nghị nhằm xây dựng các quy định về Luật doanh nghiệp 2014 ........................ 31
1
1.3. Một số yêu cầu đối với việc truyền thông về luật doanh nghiệp 2014
trên báo điện tử ............................................................................................. 33
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nội dung và hình thức truyền
thơng Luật doanh nghiệp 2014 trên báo mạng điện tử ............................. 41
1.4.1. Định hướng tuyên truyền của cơ quan tịa soạn báo chí ...................... 41
1.4.2. Sự hợp tác, phối hợp của cơ quan quản lí doanh nghiệp với báo chí ..........43
1.4.3. Nguồn nhân lực, phóng viên, biên tập viên .......................................... 44
1.4.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng cơng nghệ của tịa soạn .................... 46
Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 48
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ LUẬT DOANH
NGHIỆP 2014 TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ĐƢỢC CHỌN KHẢO SÁT ........ 49
2.1. Vài nét về các báo thuộc diện khảo sát ................................................ 49
2.1.1. Báo Pháp luật Việt Nam (baophapluat.vn) .............................................. 49
2.1.2. Báo Pháp luật (plo.vn) ........................................................................... 50
2.1.3. Báo Vnexpress điện tử (Vnexpress.net) .................................................. 51
2.2. Khảo sát thực trạng truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên
các báo điện tử đƣợc khảo sát ...................................................................... 53
2.2.1. Tần suất xuất hiện ................................................................................. 53
2.2.2. Về nội dung ............................................................................................. 54
2.2.3. Về hình thức thể hiện ............................................................................... 74
2.4. Đánh giá của công chúng về chất lƣợng truyền thông về Luật doanh
nghiệp 2014 trên báo điện tử ........................................................................ 82
2.4.1. Sự quan tâm đến thông tin truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014
trên báo điện tử ............................................................................................... 83
2.4.2. Về chất lượng truyền thông Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử . 85
2.5. Nhận xét những thành công và hạn chế và nguyên nhân của những
thành công, hạn chế....................................................................................... 88
2
2.5.1. Thành công ............................................................................................ 88
5.2.2. Hạn chế ................................................................................................. 93
5.2.3. Nguyên nhân những thành công và hạn chế ......................................... 96
Tiểu kết chương 2: ......................................................................................... 97
CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ LUẬT DOANH
NGHIỆP 2014 TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ TRONG THỜI GIAN TỚI ......... 99
3.1. Những vấn đề đặt ra .............................................................................. 99
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng truyền thông
Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử ................................................ 101
3.2.1. Tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị,
xã hội trong công tác truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 .................. 101
3.2.2. Đối với cơ quan báo chí ...................................................................... 106
3.2.3. Đối với những phóng viên làm cơng tác truyền thơng Luật doanh
nghiệp 2014 ................................................................................................... 114
Tiểu kết chương 3: ....................................................................................... 124
KẾT LUẬN .................................................................................................. 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 128
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 134
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 139
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................. 146
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TT-TT
Bộ Thông tin – truyền thông
Bộ TN&MT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luật DN
Luật doanh nghiệp
ĐHQGHN
Đại học Quốc gia Hà Nội
GS
Giáo sư
HCM
Hồ Chí Minh
Nxb
Nhà xuất bản
TS
Tiến sĩ
Th.s
Thạc sĩ
Tp.
Thành phố
UBND
Ủy ban nhân dân
KTTN
Kinh tế tư nhân
4
DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Hình 1.1. Mơ hình truyền thơng Harold D. Lasswell ...............................................22
Hình 1.2. Mơ hình truyền thơng C. Shannon ............................................................24
Hình 2.1 Giao diện báo Pháp luật Việt Nam điện tử - Nguồn:
/>Hình 2.2 Giao diện báo Pháp luật Tp. HCM điện tử - Nguồn: ......51
Hình 2.3 Giao diện báo VnExpress điện tử - Nguồn: />
5
DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1. Thống kê số lượng tin, bài truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014
trên các báo điện tử được khảo sát thời gian 01/2015- 12/2018 ..................... 54
Bảng 2.2. Nội dung truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên các báo
điện tử được khảo sát thời gian 01/2015- 12/2018 ......................................... 55
6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Biều đồ 2.1 Các thể loại được sử dụng để truyền thông về Luật doanh nghiệp
2014 trên các báo được chọn khảo sát từ 01/2015 đến 12/2018 ..................... 74
Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ nguồn đăng các tin, bài về truyền thông về Luật DN 2014
trên các báo được khảo sát thời gian từ 01/2015 đến 12/2018 ....................... 80
Biểu đồ 2.3. Mức độ quan tâm của công chúng đến thông tin83 truyền thông
về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử ................................................... 83
Bỉều đồ 2.4 Những nội dung truyền thông về84 Luật doanh nghiệp 2014 mà
công chúng quan tâm ...................................................................................... 84
Biểu đồ 2.5 Đánh giá của công chúng về chất lượng nội dung thông tin
truyền thông Luật DN 2014 trên báo điện tử .................................................. 85
Biểu đồ 2.6 Đánh giá của công chúng về chất lượng hình thức thơng tin
truyền thơng Luật DN 2014 trên báo điện tử .................................................. 86
Biểu đồ 2.7 Đánh giá của công chúng về số lượng tin, bài truyền thông về
Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử hiện nay ......................................... 86
Biểu đồ 2.8 Đánh giá của công chúng về mức độ dễ hiểu về nội dung truyền
thông Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử ............................................. 87
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự cần thiết am hiểu pháp luật trong đời sống nói chung và trong kinh
doanh nói riêng rất quan trọng. Chính vì vậy, Quốc hội Việt Nam đã ban hành
Luật doanh nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kinh tế trong
khn khổ luật pháp. Luật Doanh nghiệp tư nhân chính thức đi vào thực hành
từ năm 1990 đã mang lại nhiều thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp. Trải qua
nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, Luật Doanh nghiệp tiếp tục được
hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ sung để đáp ứng nhu cầu hội nhập: Luật Doanh
Nghiệp tư nhân năm 1990 được sửa đổi năm 1994, Luật doanh nghiệp Nhà
nước 1995, Luật Doanh Nghiệp 1999, Luật Doanh Nghiệp nhà nước 2003,
Luật Doanh Nghiệp 2005, Luật sửa đổi Điều 170 của Luật Doanh Nghiệp
năm 2013 và Luật Doanh Nghiệp 2014 là luật đang hiện hành. Tuy đã có
Luật nhưng sự am hiểu, tuân thủ và thực hiện luật hiện hành của các doanh
nghiệp vẫn rất còn nhiều vấn đề nảy sinh. Đơn cử như trong lĩnh vực thuế,
theo báo cáo của Tổng cục Thuế năm 2017, hơn 97% doanh nghiệp được
thanh tra vi phạm pháp luật về thuế. Số vụ việc tranh chấp trong giao dịch
kinh tế cũng ghi nhận con số ngày càng tăng. Trong năm 2017, VIAC đã tiếp
nhận và giải quyết 151 vụ tranh chấp với tổng trị giá lên đến 1.400 tỷ đồng
trong khi vào thời điểm năm 2000, con số này chưa vượt quá 20 vụ. Việc sai
phạm, thiếu am hiểu luật pháp ngày càng trở nên nhức nhối hơn khi thời gian
gần đây, từ lĩnh vực tư nhân đến nhà nước đều có những vụ án gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng phải kể như đại án Trịnh Xuân Thanh, Đinh La
Thăng, Hà Văn Thắm, vụ Khải Silk vụ án Epco Minh Phụng,… Có nhiều
nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng của các
vụ án vi phạm Luật Doanh nghiệp, song dù là vì nguyên nhân, lý do gì đi
8
chăng nữa, có thể thấy sự am hiểu, nhận thức pháp luật của doanh nghiệp,
doanh nhân Việt Nam chưa thực sự tốt.
Lâu nay luật pháp là yếu tố đảm bảo cho sự vận hành thông suốt và ổn
định của hoạt động doanh nghiệp. Nắm vững và thích ứng với thay đổi của
pháp luật giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược đầu tư đúng đắn, phát
triển chiến lược kinh doanh phù hợp, tối ưu hóa các nguồn lực, tận dụng các
cơ hội kinh doanh và quản lý hiệu quả những rủi ro. Môi trường pháp lý tốt là
nhân tố tác động rất lớn đến sự thành công của các doanh nghiệp trong bất kỳ
lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào.
Tại Việt Nam, với bối cảnh đất nước ta hiện nay vẫn đang trong thời kỳ
hội nhập sâu với nền kinh tế quốc tế, Luật doanh nghiệp 2014 ra đời tiếp tục
kế thừa, luật hóa những quy định vẫn cịn phù hợp của Luật Doanh nghiệp
2005 nhưng đồng thời cũng sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tháo
gỡ, hạn chế những bất cập của Luật cũ, tiếp tục tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí, vai trị vơ cùng quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước. Báo chí là một trong
những kênh quan trọng góp phần đưa thơng tin về pháp luật nói chung, Luật
doanh nghiệp nói riêng đến với công chúng. Nhiều năm qua công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật và đặc biệt là Luật doanh nghiệp đã
được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể quan tâm tổ chức
thực hiện, đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực trạng tun
truyền Luật doanh nghiệp trên báo chí nói chung báo điện tử nói riêng và đặc
biệt là cổng thơng tin điện tử của ngành Tư Pháp chưa được quan tâm nghiên
cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu.
Với những lí do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn vấn đề “Truyền
thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử” để làm đề tài luận văn
9
thạc sĩ, chun ngành Báo chí học của mình nhằm góp phần tăng cường
truyền thơng về Luật doanh nghiệp trên báo chí nói chung và báo điện tử nói
riêng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến thời điểm hiện nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào thực
hiện đề tài: “Truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử”. Tuy
nhiên, tại Việt Nam và trên thế giới việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề
truyền thơng nói chung và truyền thơng về Luật doanh nghiệp nói riêng thu
hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và
nhà kinh tế. Trong đó, tập trung ở hầu hết nghiên cứu về hoạt động truyền
thông về luật doanh nghiệp được đề cập trong những cuốn sách về quản trị
kinh doanh hay quan hệ cơng chúng. Những cơng trình nghiên cứu, bài báo,
cuốn sách này đề cập tới lí thuyết gắn với hoạt động truyền thông theo nhiều
cách khác nhau, tuy nhiên vẫn tập trung tới việc đưa những vấn đề lí luận
chung nhất gắn với khái niệm công cụ liên quan đến truyền thơng, vai trị của
hoạt động truyền thơng đối với luật doanh nghiệp, các cách thức để phát triển
kỹ năng cho người làm truyền thông và áp dụng hoạt động truyền thơng đối
với doanh nghiệp...
Có thể kể tới một số cuốn như: Luật doanh nghiệp & cẩm nang tra cứu,
Nxb Lao động (2017); Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) - Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư & chính sách ưu đãi hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp, Nxb Thế giới (2018); Luận giải về luật doanh
nghiệp (hiện hành): 36 kế sách pháp lý của doanh nghiệp, Nxb Chính trị
Quốc gia (2018); Luật doanh nghiệp - Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Luật thương mại và chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, Nxb
Lao động (2018); Cẩm nang dành cho giám đốc, lãnh đạo doanh nghiệp &
các chế độ, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, Nxb Chính trị Quốc
10
gia (2018); Pháp luật doanh nghiệp: Quy định và tình huống, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh (2019); Luật Doanh nghiệp Việt Nam: Tình huống - Dẫn giải Bình luận, Nxb Chính trị Quốc gia (2019); Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z của
Philip Kotler (Lê Hoàng Anh dịch, Nxb Thống kê, (2006); Quan hệ công
chúng biến công chúng thành “fan” của doanh nghiệp (Business Edge,
2006); Quan hệ công chúng – Lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội (2014), Truyền thơng chính sách kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc,
Nxb Chính trị Quốc gia (2017).... Nhìn chung các tác phẩm trên đã đưa ra hệ
thống các quan điểm có tính chất lí luận và thực tiễn về vấn đề truyền thông
và luật doanh nghiệp; khẳng định tầm quan trọng của truyền thông đối với
doanh nghiệp, tầm quan trọng của luật doanh nghiệp trên báo chí truyền thơng
đối với doanh nghiệp.
Ngồi ra, cịn có một số luận án, luận văn thạc sĩ trong những năm gần
đây đã lựa chọn đề tài liên quan một chút đến đề tài nghiên cứu, như:
Luận văn thạc sĩ Luật học Tác động của luật doanh nghiệp đối với phát
triển kinh tế nơng thơn của Lê Mạnh Hồn (2005) tại khoa Luật trường Đại
học Quốc gia Hà Nội. Tác giả luận văn đã phân tích một số chế định của Luật
Doanh nghiệp và tác động của nó tới q trình thành lập doanh nghiệp nói
chung và ở khu vực nơng thơn nói riêng. Tìm ra những bất cập nảy sinh trong
quá trình thi hành Luật Doanh nghiệp và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
Luận văn thạc sĩ Luật học Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân
dưới tác động của Luật doanh nghiệp của Lê Thị Thảo (2005) tại khoa Luật
trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả luận văn đã trình bày hiện trạng, vai
trị của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN). Đánh giá thực trạng phát triển của
khu vực KTTN từ khi có luật doanh nghiệp; phát hiện những mặt tích cực
cũng như hạn chế của luật doanh nghiệp và việc thực hiện luật. Đưa ra những
giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục phát huy hiệu lực của luật doanh nghiệp,
11
góp phần thúc đẩy khu vực KTTN phát triển và đóng góp vào cơng cuộc xây
dựng, kiến thiết đất nước. Đồng thời, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp
tục phát huy hiệu lực của luật doanh nghiệp, góp phần giải quyết những hạn
chế, vướng mắc đang cản trở khu vực KTTN và thúc đẩy khu vực kinh tế này
phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Tác động của báo chí đối với doanh
nghiệp” của Nguyễn Thanh Hương (2005) tại trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Luận văn này tập trung vào tác động của báo
chí đối với doanh nghiệp, bao gồm tác động tích cực và tiêu cực. Trong đó,
tác động tích cực là báo chí đã cung cấp thơng tin cho doanh nghiệp về chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông tin về thị trường,
về đối thủ cạnh tranh, báo chí cổ vũ doanh nghiệp tiêu biểu và phê phán các
doanh nghiệp vi phạm pháp luật để từ đó giúp doanh nghiệp phát triển sản
xuất kinh doanh. Tác giả luận văn còn phân tích những tác động tiêu cực là
báo chí sách nhiễu doanh nghiệp, không trung thực trong tiếp nhận thông tin,
vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn
trong kinh doanh.
Luận văn thạc sĩ Truyền thơng đại chúng“Một số vấn đề đầu tư nước
ngồi tại Việt Nam qua báo chí” của Nguyễn Thị Hồng Vân (2009), tại
trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận văn đã tìm hiểu
đường lối của Đảng, Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trị của
báo chí đối với lĩnh vực này; trình bày những nội dung phản ánh của báo chí
về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong các năm 2007 2008. Đồng thời đánh giá hiệu quả và tác động của báo chí đối với vấn đề đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam; nêu lên một số nguyên nhân và bài học
kinh nghiệm cho hoạt động báo chí khi phản ánh về vấn đề này; đưa ra những
12
kiến nghị và một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của báo chí
viết về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm tiếp theo.
Luận văn thạc sĩ Báo chí học Hoạt động PR của các doanh nghiệp và
báo in tại TP.HCM (qua khảo sát một số doanh nghiệp và cơ quan báo chí,
giai đoạn 2008-2010) của Lê Ngọc Hường (2011) tại trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả luận văn đã tìm hiểu và tổng
hợp các nguồn tư liệu cần thiết liên quan đến hoạt động PR và mối quan hệ
giữa PR - báo chí để phục vụ cơng tác nghiên cứu; khảo sát thực trạng mối
quan hệ PR - báo chí trong phạm vi một số doanh nghiệp và cơ quan báo
chí,đặc biệt là các tịa soạn báo in. Qua đó khảo sát nhận thức của người làm
PR trong doanh nghiệp và người làm báo về việc thiết lập và duy trì mối quan
hệ giữa hai bên. Đồng thời, đánh giá tác động thực tế của mối quan hệ đó trên
2 mặt tích cực và tiêu cực,ưu điểm và nhược điểm; tìm kiếm, đề xuất giải
pháp để xây dựng mối quan hệ chân chính giữa PR trong doanh nghiệp - báo
chí.
Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Thơng tin chỉ dẫn đầu tư trên báo chí
kinh tế Việt Nam” của Bùi Bửu Hà (2012), tại trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả luận văn đã có những phân tích sơ bộ
phác thảo một số vấn đề lý thuyết về thông tin chỉ dẫn đầu tư và thông tin chỉ
dẫn đầu tư trên báo chí kinh tế. Đồng thời, tác giả luận văn cũng đã tiến hành
khảo sát về nội dung và hình thức các thông tin chỉ dẫn đầu tư trên các báo
kinh tế để nhằm phân tích, đánh giá ưu điểm và bất cập của thông tin chỉ dẫn
đầu tư đối với bạn đọc - nhà đầu tư; tìm hiểu dựa trên những vấn đề lý thuyết
và thực tế đó để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thơng tin
chỉ dẫn đầu tư trên báo chí kinh tế Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ Báo chí học Thơng tin chỉ dẫn đầu tư cho các tỉnh
phía Bắc trên báo điện tử trung ương và địa phương của Mai Ngọc Quỳnh
13
(2019) tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Trên cơ
sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát vấn
đề thông tin chỉ dẫn đầu tư trên các báo điện tử như Đầu tư, báo Quảng Ninh,
báo Hà Giang, đánh giá thành công, hạn chế của các tờ báo điện tử trong hoạt
động này, trên hai bình diện nội dung và hình thức thể hiện, từ đó, đề xuất các
giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp cho các tờ báo điện tử trong diện khảo sát
nâng cao hơn nữa chất lượng của mình.
Các cơng trình nghiên cứu tham khảo trên đã đề cập đến từng vấn đề cụ
thể, nhưng khơng có cơng trình nghiên cứu về truyền thơng, luật doanh
nghiệp nào trực diện, hệ thống nghiên cứu về truyền thông về Luật doanh
nghiệp 2014 trên báo điện tử. Vì vậy, việc nghiên cứu truyền thơng về Luật
doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử cần phải được đặt ra. Tác giả luận văn
mong muốn qua đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói vào lí luận chung về
truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo chí nói chung và báo điện
tử nói riêng. Đồng thời, luận văn sẽ đi tiên phong trong việc khảo sát nội
dung, hình thức của truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử.
Chính vì vậy có thể nói đây là lần đầu tiên có đề tài luận văn nghiên cứu về
vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. 1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa về vấn đề này, luận văn sẽ phân tích khảo sát
và đánh giá tình hình truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện
tử trong 3 năm (từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2018). Cụ thể là phân tích về
các nội dung và hình thức các tin, bài, ảnh về những vấn đề có liên quan đến
truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014, khảo sát ý kiến của các nhà quản lý,
công chúng về các vấn đề liên quan. Từ đó, đưa ra những đề xuất và khuyến
nghị để báo điện tử nâng cao trách nhiệm, vai trò và chất lượng truyền thông
về Luật doanh nghiệp 2014 cho công chúng.
14
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đặt ra, tác giả luận văn tập trung thực hiện
những nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu truyền
thông về Luật doanh nghiệp 2014.
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá phân tích nội dung, hình thức của các
tin, bài, ảnh về Luật doanh nghiệp trên báo điện tử được khảo sát trong 3
năm; qua đó, làm rõ những thành cơng và hạn chế về truyền thông Luật doanh
nghiệp 2014 trên báo điện tử.
- Khảo sát và thống kê đánh giá ý kiến của công chúng về truyền thông
Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử.
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy vai trị của
truyền thơng Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử, góp phần nâng cao
cơng tác quản lí báo chí truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo
điện tử trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về truyền thông Luật doanh nghiệp 2014 trên báo
điện tử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu và khảo sát nội dung và hình thức các tin,
bài, ảnh truyền thơng về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử: Pháp luật Việt
Nam điện tử (baophapluat.vn); báo Pháp luật điện tử (plo.vn); báo điện tử
Vnexpreess (Vnexpreess.net).
Sở dĩ, chúng tôi lựa chọn 03 trang báo điện tử này để khảo sát, vì đây
là những cơ quan báo chí được cho là uy tín đối với cơng chúng và có nhiều
15
các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc
truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014.
Về thời gian nghiên cứu, khảo sát giới hạn trong những tin, bài, ảnh từ
tháng 01/2015- 12/2018.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lí
luận chung về báo chí – truyền thơng; quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến báo chí – truyền thơng; lí luận
về Luật pháp, doanh nghiệp, luật doanh nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu,
tác giả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác tư tưởng, truyền thơng
báo chí, luật doanh nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa
học xã hội như:
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu: Cụ thể, tác giả tập hợp
các tài liệu về báo chí – truyền thơng và các ngành khoa học khác liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích nội dung: Được vận dụng trong việc thống kê
các bài viết về truyền thông Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử. Phương
pháp này được vận dung xuyên suốt các chương vừa mang tính khách quan,
vừa có ý kiến riêng của người viết.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả luận văn đã sử dụng
phương pháp điều tra bảng hỏi với những câu hỏi in sẵn trên giấy, gửi ý kiến
trực tiếp đến đối tượng cần hỏi. Cụ thể, chúng tôi tiến hành phát ra 300 phiếu
giấy nhằm trưng cầu ý kiến cho đối tượng là công chúng bao gồm cả nam và
nữ đang sinh sống và làm việc tại 03 quận tại thành phố Hà Nội (Hai Bà
16
Trưng, Hồn Kiếm, Cầu Giấy) có độ tuổi từ 18 đến trên 60 tuổi; có cơng việc
khác nhau như: cơng chức, viên chức, sinh viên nhằm lấy ý kiến của họ về nội
dung và hình thức truyền thơng Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử. Đây
được xem là cơ sở quan trọng để nhận định, đánh giá vấn đề. Thời gian tiến
hành khảo sát diễn ra trong các ngày 06/06/2019 (phát phiếu hỏi tại quận Hai
Bà Trưng); 12/06/2019 (phát phiếu hỏi tại quận Hoàn Kiếm); 22/06/2019
(phát phiếu hỏi tại quận Cầu Giấy).
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện với những cán bộ,
chuyên gia trong lĩnh vực luật, kinh tế, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các
phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí được chọn khảo sát. Cụ thể, tác
giả luận văn tiến hành phỏng vấn sâu 3 chuyên gia:
Ông Mạc Quốc Anh - Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký tại
Hiệp Hội Doanh Nghiệp nhỏ và vừa Thành Phố Hà Nội (Hanoisme).
Ơng Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu kinh tế Trung
ương.
Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài – Giám đốc Công ty Luật TNHH Thuế
và Luật Hà Nội – Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Và 3 nhà báo chuyên viết về vấn đề Luật doanh nghiệp trên báo điện tử
được chọn khảo sát.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lí luận
Đây là cơng trình đầu tiên cấp độ luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về truyền
thông Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử. Luận văn góp phần hệ thống
hóa thêm khung lí luận trong nghiên cứu truyền thơng từ góc độ phân tích nội
dung, hình thức các bài báo trên báo điện tử, từ đó thấy được hiểu quả của hoạt
động báo chí nói chung, báo chí về luật doanh nghiệp nói riêng. Nêu nên những
17
yêu cầu cần thiết trong vấn đề truyền thông Luật doanh nghiệp 2014 của người
làm báo chuyên về pháp luật – doanh nghiệp – kinh tế.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp cái nhìn tổng thể nội dung truyền thơng về Luật doanh
nghiệp 2014 trên báo điện tử, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy
vai trò của truyền thông Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử.
Là một trong những căn cứ tin cậy để các cấp có thẩm quyền nghiên
cứu, tham mưu chính sách, luật pháp về luật cho doanh nghiệp.
Luận văn là tài liệu nghiên cứu tin cậy cho các nhà nghiên cứu – những
ai quan tâm đến Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử Việt Nam.
7. Bố cục luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, Nội
dung chính của luận văn gồm có 3 chương sau đây:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về truyền thông luật doanh nghiệp
trên báo điện tử
Chương 2: Thực trạng truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên
báo điện tử được chọn khảo sát
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
truyền thông về Luật doanh nghiệp 2014 trên báo điện tử
trong thời gian tới
18
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG LUẬT
DOANH NGHIỆP TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Truyền thông
- Khái niệm:
Truyền thơng là hiện tượng xã hội phổ biến, nó ra đời và phát triển
cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tác động đến mọi cá thể xã hội.
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về truyền thông,
tùy theo từng lĩnh vực và góc độ nghiên cứu mà người ta đưa ra những định
nghĩa về truyền thông khác nhau:
Theo như Từ điển Oxford định nghĩa “truyền thơng là q trình truyền
đạt, phổ biến và trao đổi thơng tin bằng cách nói, viết hoặc sử dụng những
phương tiện truyền thông khác”.
Nhà nghiên cứu Dean C. Barlund (1964) đưa ra quan điểm truyền
“truyền thông là q trình liên tục nhằm làm giảm độ khơng rõ ràng để có
hành vi hiệu quả hơn. Q trình làm giảm rõ độ không rõ ràng tức là làm cho
sự hiểu biết nhau tăng lên; nhờ đó hành vi ứng xử với nhau hiệu quả hơn” [2,
tr. 13].
Nghiên cứu của Gerald Miler tiếp cận truyền thơng với khía cạnh hành
vi con người. Ơng cho rằng, về cơ bản truyền thơng quan tâm nhất đến tình
huống hành vi, trong đó nguồn thơng tin truyền nội dung đến người nhận với
mục đích tác động đến hành vi của họ.
Ở Việt Nam, khái niệm này xuất hiện khá muộn. Trong cuốn Từ điển
Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, năm 2005 có đưa ra cách hiểu chung nhất về truyền
thơng “là q trình truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng” [58, tr. 1017].
19
Ở các từ điển Tiếng Việt đã xuất bản trước đó, khái niệm này cịn chưa được
đề cập đến.
Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng thì “đó
là sự trao đổi thơng điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã
hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [55, tr. 8].
Trong cuốn Truyền thơng, lí thuyết và kỹ năng cơ bản của tác giả
Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thu Hằng đưa ra khái niệm “Truyền thơng là q
trình liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh
nghiệm giữa hai hoặc nhiều người hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến
tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá
nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội” [19, tr. 14].
Có thể thấy rằng với các định nghĩa trên, các tác giả muốn nhấn mạnh
truyền thông là một q trình liên tục chứ khơng phải là một việc nhất thời
trong khuân khổ thời gian hạn hẹp, và kết quả của truyền thông không chỉ
dừng lại ở “sự hiểu biết lẫn nhau” giữa các thực thể tham gia q trình truyền
thơng mà cịn tiến tới “sự thay đổi trong hành động và nhận thức”. Sự thay
đổi này phù hợp với nhu cầu phát triển của đối tượng, có nghĩa là nếu truyền
thơng khơng gắn với nhu cầu của cơng chúng thì sẽ khơng đạt hiệu quả.
Qua q trình nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về truyền thông. Mỗi định nghĩa, quan điểm đều có những
khía cạnh hợp lí riêng và có những nét tương đồng căn bản. Theo đó, lí thuyết
truyền thơng thể hiện mối liên hệ giữa các dữ kiện truyền thông liên quan đến
nhận thức, thái độ và hành vi của con người. Giữa ba yếu tố đó ln có
khoảng cách. Truyền thơng là một q trình tạo nên sự đồng nhất hoặc rút
ngắn khoảng cách đó.
Bản chất của truyền thông là truyền đạt thông tin từ nơi này đến nơi
khác. Truyền thông thường được thực hiện thơng qua lời nói, chữ viết nhưng
20
cũng có thể thực hiện thơng qua cử chỉ, điệu bộ hay hành vi để biểu thị thái độ
hay cảm xúc.
Từ các cơ sở trên đó, tác giả luận văn xin đưa ra một khái niệm chung
nhất về truyền thông như sau: Truyền thơng là một q trình trao đổi thơng
tin, tư tưởng, tình cảm... giữa hai hay nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết
lẫn nhau, tiến tới thay đổi nhận thức dẫn đến điều chỉnh hành vi và thái độ.
- Các mơ hình truyền thơng:
Trong lịch sử nghiên cứu sự phát triển của truyền thông các nhà nghiên
cứu đã đưa ra rất nhiều các mơ hình truyền thơng khác nhau như: mơ hình
truyền thơng Harold D. Lasswell (1948), mơ hình truyền thơng C. Shannon &
Weaver (1949), mơ hình truyền thông Roman Jakobson (1960).... Trong
khuân khổ của luận văn này tác giả chỉ xin nêu ra hai mơ hình truyền thơng cơ
bản, được nhắc đến nhiều nhất đó là mơ hình truyền thơng tuyến tính – một
chiều của Harold D. Lasswell và mơ hình truyền thơng đại chúng hai chiều
mềm dẻo của Claude Shannon.
Mơ hình truyền thơng tuyến tính – một chiều áp dặt là mơ hình truyền
thơng đơn giản. Nó được hiểu là q trình truyền thơng tin giữa hai cá nhân,
hay hai nhóm người với nhau, trong đó một cá nhân hay một nhóm người giữ
vai trị là người truyền tin, truyền đi thông điệp với tư cách là những tác nhân
kích thích nhằm sửa đổi hành vi của những cá nhân hay nhóm người khác.
Năm 1948 Harold D. Lasswell đã đưa ra mơ hình truyền thơng đại
chúng trong nghiên cứu “The Structure and Function of Communication in
Society” của mình: Ai nói cái gì: Bằng kênh nào? Cho ai? Có hiệu quả gì?.
Theo đó q trình truyền thơng là q trình truyền tải thơng điệp giữa nguồn
phát để gây ảnh hưởng tới người nhận thông qua các kênh truyền thơng.
Mơ hình truyền thơng của Harold D. Lasswell bao gồm những yếu tố
sau:
21