Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(Luận văn thạc sĩ) vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí văn hóa xã hội môi trườngtrong xây dựng nông thôn mới ở xã thiên lộc, huyện can lộc, tỉnh hà tĩnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THU HIỀN

VAI TRÒ CỦA DÒNG HỌ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN NHĨM
TIÊU CHÍ “VĂN HĨA – XÃ HỘI – MÔI TRƢỜNG” TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ THIÊN LỘC, HUYỆN CAN LỘC,
TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THU HIỀN

VAI TRÒ CỦA DÒNG HỌ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN NHĨM
TIÊU CHÍ “VĂN HĨA – XÃ HỘI – MÔI TRƢỜNG” TRONG XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ THIÊN LỘC, HUYỆN CAN LỘC,
TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Xuân Bình

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, tơi đã hồn thành báo
cáo với chuyên đề: “Vai trò của dòng họ đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí “văn
hóa - xã hội- mơi trường” trong xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc, huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay”.
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngồi sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo trong khoa Xã hội
học, cũng như các cán bộ xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tôi xin được
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo – PGS.TS. Trần
Xuân Bình, người đã tận tình chỉ bảo và chia sẻ cho tơi những kinh nghiệm trong
suốt q trình học tập, cũng như trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên quan tâm khích
lệ tơi giúp tơi hồn thành tốt luận văn này.
Trong q trình thực hiện luận văn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn
này khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Vì thế tôi rất mong nhận được ý kiến đánh giá
của các thầy cô giáo cũng như các học viên quan tâm. Đó sẽ là những ý kiến q báu
giúp tơi học hỏi những kinh nghiệm và hoàn thiện hơn nữa trong những nghiên cứu sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Học viên thực hiện
Nguyễn Thu Hiền



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS. Trần Xuân Bình.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học, dựa vào kết quả khảo sát thực tế. Các tài liệu tham khảo đều
có xuất xứ rõ ràng.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thu Hiền


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................01
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................01
2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề t i.........................................................03
2.1. Nghiên cứu ngồi nước về vai trị của dịng họ ...............................................03
2.2. Nghiên cứu trong nước về vai trò của dòng họ ..............................................04
2.3. Nghiên cứu về vai trò của dòng họ xây dựng nông thôn mới ở xã Thiên Lộc
– Can Lộc – Hà Tĩnh ....................................................................................................07
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..............................................................................08
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ..........................................................08
5. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................09
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................09
7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................09
8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................09
9. Phƣơng pháp luận v phƣơng pháp nghiên cứu ................................................10
9.1. Phương pháp luận ...........................................................................................10

9.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................10
10. Khung lý thuyết ....................................................................................................13
11. Kết cấu luận văn ...................................................................................................13
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................14
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................14
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ..........................................................14
1.1.2. Những quan điểm lý thuyết được vận dụng trong đề tài ..............................18
1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................22
1.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .................................................................22
1.2.2. Một số văn bản quy định của Đảng và Nhà nước xây dựng nông thôn mới 23
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA DÒNG HỌ THỰC HIỆN VĂN HĨA, XÃ
HỘI, MƠI TRƢỜNG TẠI XÃ THIÊN LỘC HIỆN NAY .....................................25
2.1. Các hoạt động của dòng họ trong lĩnh vực giáo dục .......................................26
2.1.1. Nâng cao công tác khuyến học, khuyến tài ..................................................26
2.1.2. Nâng cao ý thức về truyền thống, lịch sử của dòng họ ...............................30
2.1.3. Nâng cao ý thức tự quản của dòng họ ..........................................................38
2.2. Các hoạt động của dòng họ trong lĩnh vực y tế ................................................45
2.2.1. Khuyến khích người dân tham gia các loại Bảo hiểm y tế ..........................45


2.2.2. Chia sẻ tri thức địa phương trong chăm sóc sức khỏe của gia đình .............47
2.3. Các hoạt động của dịng họ trong lĩnh vực văn hóa .........................................50
2.3.1. Tham gia các phong trào thi đua của dòng họ ..............................................50
2.3.2. Dòng họ giúp nhau phát triển kinh tế ...........................................................56
2.3.3. Xây dựng nếp sống văn minh, mơi trường văn hóa nơng thơn ....................59
2.3.4. Quan hệ dòng họ với việc tổ chức quyền lực địa phương ...........................63
2.4. Các hoạt động của dòng họ trong lĩnh vực môi trƣờng ...................................66
2.4.1. Tham gia công tác phát triển vệ sinh môi trường của thôn ..........................66
2.4.2. Nghĩa trang dòng họ được xây dựng theo quy hoạch ...................................69

2.5. Thuận lợi v khó khăn của dịng họ trong thực hiện các tiêu chí xây dựng
nơng thơn mới tại xã Thiên Lộc ................................................................................71
2.5.1. Thuận lợi .......................................................................................................71
2.5.2. Khó khăn .......................................................................................................73
2.6. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................75
CHƢƠNG 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HỆ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA DÒNG HỌ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
XÃ THIÊN LỘC HIỆN NAY....................................................................................77
3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của dịng họ trong xây dựng nơng thơn
mới tại xã Thiên Lộc ..................................................................................................77
3.1.1. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và các bên liên
quan tại địa bàn nông thôn mới Thiên Lộc ..................................................................77
3.1.2. Tác động của môi trường văn hóa địa phương ............................................81
3.1.3. Nội lực của dịng họ......................................................................................82
3.2. Hệ giải pháp nâng cao vai trò của dòng họ trong xây dựng nông thôn mới
tại xã Thiên Lộc ..........................................................................................................93
3.2.1. Cơ sở đưa ra hệ giải pháp .............................................................................93
3.2.2. Các giải pháp cụ thể......................................................................................94
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................96
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................98
1. Kết luận ....................................................................................................................98
2. Kiến nghị .................................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DH:

Dịng họ


GĐ:

Gia đình

GD:

Giáo dục

MT:

Mơi trường

NT:

Nơng thơn

NTM:

Nơng thơn mới

PVS:

Phỏng vấn sâu

TLNTT:

Thảo luận nhóm tập trung

VH:


Văn hóa

XH:

Xã hội

YT:

Y tế


DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1. Dung lượng mẫu nghiên cứu từng thơn ở xã Thiên Lộc .................................12
Bảng 1.1: Các nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – mơi trường . .....................................18
Bảng 2.1: Hiệu quả hoạt động khen thưởng cá nhân và dịng họ xét theo nhóm tuổi ..43
Bảng 2.2: Đối tượng hợp tác khi có cơ hội nâng cao cuộc sống của người dân xét
theo độ tuổi. ...................................................................................................................58
Bảng 2.3: Mong muốn của người dân về đối tượng giúp đỡ khi có các cơng việc
quan trọng. .....................................................................................................................62
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thứ tự ưu tiên các hoạt động của dòng họ trong nông thôn mới .............25
Biểu đồ 2.2: Đánh giá các hoạt động khuyến học theo giới tính người được hỏi ........29
Biểu đồ 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động viết lịch sử dòng họ ...................................34
Biểu đồ 2.4: Hoạt động dịng họ khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế. .....46
Biểu đồ 2.5: Các đối tượng người dân mong muốn nhận giúp đỡ khi đau ốm .............47
Biểu đồ 2.6: Các gia đình đăng ký phấn đấu “gia đình hiếu học” ................................51
Biểu đồ 2.7: Các hoạt động xây dựng văn hóa nơng thơn mới của dịng họ.. ..............54

Biểu đồ 2.8: Đối tượng người dân hợp tác khi có cơ hội nâng cao đời sống ..............57
Biểu đồ 2.9: Ứng xử của người dân khi trong dịng họ có người kết hôn bị phản đối .60
Biểu đồ 2.10: Ứng xử của cá nhân khi trong dịng họ có các cơng việc chung ............62
Biểu đồ 2.11: Thái độ khi trong dòng họ có người lãnh đạo chính quyền.... ...............64
Biểu đồ 2.12: Tiêu chí bầu cử tổ chức chính quyền địa phương của người dân ..........65
Biểu đồ 2.13: Tầm quan trọng các hoạt động bảo vệ mơi trường của dịng họ ............68
Biểu đồ 2.14: Đánh giá về hoạt động xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch ...............70
Biểu đồ 2.15: Khó khăn của dịng họ trong xây dựng nông thôn mới ..........................74
Biểu đồ 2.16: Sắp xếp thứ tự ưu tiên các nguồn lực trong nông thôn mới Thiên Lộc..78
Biểu đồ 2.17: Đánh giá hiệu quả sự quan tâm của chính quyền đối với các dịng họ ..80
Biểu đồ 2.18: Mục đích hoạt động giáo dục truyền thống cho con cháu của dòng họ .84
Biểu đồ 2.19: Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố ý thức của thành viên, ý kiến người
cao tuổi và nhân lực trong dòng họ ...............................................................................84
Biểu đồ 2.20: Cơ cấu kinh tế của người dân Thiên Lộc ...............................................91


DANH MỤC HỘP

Hộp 2.1: Xây dựng tủ sách dòng họ ..............................................................................29
Hộp 2.2: Quy định riêng của dòng họ về cúng giỗ .......................................................32
Hộp 2.3: Nguồn gốc nhà thờ họ Võ Nhân ....................................................................36
Hộp 2.4: Cơ cấu và công việc của hội đồng gia tộc ......................................................39
Hộp 2.5: Phong trào thi đua giữa các dòng họ tại Thiên Lộc .......................................50
Hộp 2.6: Các dòng họ giao lưu văn nghệ, thể thao .......................................................55
Hộp 2.7: Ý thức bảo vệ môi trường của người dân ......................................................69
Hộp 2.8: Nền nếp sinh hoạt của các dịng họ ................................................................73
Hộp 2.9: Khó khăn về kinh tế của người dân các dòng họ ...........................................75
Hộp 2.10: Ý nghĩa phong trào liên kết các dòng họ ở Thiên Lộc .................................79
Hộp 2.11: Truyền thống, lịch sử dòng họ định hướng cho con cháu phấn đấu ............83
Hộp 2.12: Trình độ học vấn của con cháu trong dịng họ .............................................87

Hộp 2.13: Lợi thế của tộc trưởng khi nắm giữ các chức vụ xã hội khác ......................90


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề t i
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là sự nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn (NT) đã
khẳng định:“Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nơng nghiệp, nơng dân và NT
vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, NT.... Xây dựng NTM kết cấu hạ tầng kinh
tế- xã hội (XH) hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
XH NT ổn định, giàu bản sắc văn hóa (VH) dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi
trường (MT) sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở NT dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường”. Để cụ thể hóa mục tiêu này, ngày 16/4/2009 Thủ tướng
Chính phủ đã có Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
về NTM.
Trong những năm đầu thực hiện, bức tranh NT đã có nhiều sự thay đổi từ cơ
sở hạ tầng đến điều kiện dân trí, VH, MT... nhưng vẫn còn gặp rất nhiều bất cập
như: về cơ chế, chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng dân, NT; vấn đề ứng dụng
khoa học kỹ thuật trong q trình sản xuất; vai trị của cấp ủy Đảng trong lãnh đạo,
chỉ đạo; sự tham gia của nông dân... Đặc biệt, xây dựng NTM đã phần nào phá vỡ
các quan hệ làng xã NT truyền thống, trong đó có vai trò của các dòng họ (DH) NT.
Trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM khơng hề có tiêu chí nào liên quan đến
DH, vai trị của DH đã bị lu mờ và đây chính là một “lỗ hổng” cần được quan tâm.
Nước ta có 54 dân tộc anh em với 209 DH. Mỗi dịng họ lại có hàng trăm chi,
phái, sống xen kẽ rải rác trên khắp miền đất nước, một số ở nước ngoài [1, tr.30].
Hơn nữa, DH là một hiện tượng lịch sử XH mang tính phổ quát toàn nhân loại và liên
thời đại. Đối với đời sống cộng đồng NT, vai trị của gia đình (GĐ) khơng lớn bằng

vai trị của DH. Sự phát triển của mỗi DH và mối quan hệ đồng tâm, đồng chí, đồng
hành giữa các DH lại có một ý nghĩa quan trọng nhất trong mọi diễn biến lịch sử.
Không chỉ vậy, cách thức đồng quản lý ở làng xã với cấp độ khác nhau của các
thiết chế XH gồm có: Hệ thống chính quyền các cấp; hệ thống quản lý có tính chất
kinh tế và hệ thống DH với hội đồng tộc làng. Từ vị trí đồng quản lý đó có thể nói

1


rằng trong lịch sử “tông tộc mới thật là hạt nhân cơ bản của làng mạc, của XH, là chỗ
dựa tinh thần vững chắc và vĩnh hằng của từng cá nhân” [38, tr.44]. DH và VH DH là
nhân tố nội sinh thúc đẩy sự phát triển VH và XH Việt Nam. Đặc biệt, xây dựng VH
- XH - MT trong đời sống NT là đặc trưng nổi bật của DH. Với vai trò quan trọng của
DH như vậy tại sao trong xây dựng NTM lại khơng có tiêu chí nào đề cập đến DH và
hội đồng tộc làng?
Xã Thiên Lộc là “điểm sáng” trong xây dựng NTM ở huyện Can Lộc nói riêng
và tỉnh Hà Tĩnh nói chung với nhiều thuận lợi như có sự quan tâm chỉ đạo của các
cấp chính quyền, kinh nghiệm thực hiện các chính sách, sự đóng góp của người dân,
đặc biệt là có sự tham gia của các DH... Vấn đề nâng cao sự tham gia của các DH
trong xây dựng NTM ở đây vẫn chưa được cụ thể hóa một cách chi tiết, chưa được
mơ phỏng thành một cách thức thực hiện có tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với
tình hình thực tế. Đã có nhiều cấp, nhiều ban ngành đề cập vấn đề này qua các hội
thảo chuyên đề, người dân cũng nhắc đến thông qua các cuộc họp làng họp họ và đề
cập đến ngay trong đời sống sinh hoạt hàng ngày nên yêu cầu được đặt ra là: cần
phải quan tâm vai trò của DH trong xây dựng NTM. Tham gia vào xây dựng NTM,
DH đã thể hiện vai trị của mình như thế nào? Thực tế, vai trị của DH đã được XH
ghi nhận hay chưa? Vai trò của DH được vinh danh có tương xứng với những đóng
góp của họ hay khơng và liệu có được nâng cao hơn nữa khơng? Điều đó địi hỏi
phải có những nghiên cứu để đánh giá đúng vai trò của DH trong xây dựng NTM,
qua đó đề xuất những giải pháp để nhằm cải thiện về chủ trương chính sách phát

triển NTM.
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vai trị của
DH trong đời sống XH với tên tuổi của các tác giả như Trần Từ, Mai Văn Hai, Vũ
Khiêu, Nguyễn Tuấn Anh... Những nghiên cứu đó bước đầu nêu lên được sự tham
gia của DH vào các hoạt động GD trong đời sống, từ đó tìm hiểu được vai trị của DH
nói chung. Tuy nhiên, các báo cáo tham gia hội thảo hoặc các cơng trình đã cơng bố
mới chỉ dừng lại ở cách đặt vấn đề, riêng khía cạnh khảo sát vai trị của DH trong xây
dựng NTM vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào đề cập đến một cách chính thức,
chưa có nghiên cứu khảo sát chuyên sâu nào. Trên địa bàn xã Thiên Lộc khơng có
những nghiên cứu, tìm hiểu về vai trò của DH trong xây dựng NTM tại địa phương.
Đến thời điểm hiện tại, bản thân nhà nghiên cứu chưa tiếp nhận các đề tài về lĩnh vực
này. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của DH trong xây dựng

2


NTM hiện nay là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng cách nhìn nhận
đúng đắn về đóng góp của DH, qua đó có những kiến nghị góp phần cải thiện chủ
trương, chính sách nâng cao vai trò DH đối với làng xã. Trong lịch sử và trong hệ
thống khoa học XH về NT đã đề cập đến DH, vậy mà trong điều kiện nước ta đang
xây dựng NTM thì lại khơng nhắc đến DH và VH DH. Khi khơng có những nghiên
cứu để tổng hợp vấn đề này thì liệu chúng ta có cần một nghiên cứu bổ sung hay
chăng?
Từ những yếu tố xuất phát về mặt lý luận và thực tiễn như vậy, đề tài “Vai trị
của DH đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí “VH – XH – MT” trong xây dựng NTM
ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay” được thực hiện làm luận
văn tốt nghiệp chuyên ngành XH học.
2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề t i
2.1. Nghiên cứu ngo i nƣớc về vai trò của dòng họ
Trong hơn một thập kỷ qua, giới khoa học nhân văn nước ngoài đã tập trung

một phần đáng kể cơng sức của mình vào việc nghiên cứu vấn đề nơng dân và làng
xã Châu Á, trong đó, vấn đề nông dân và làng xã Việt Nam mặc nhiên trở thành
trung tâm của cuộc tranh luận cho đến nay vẫn cịn tiếp diễn. Những cơng trình
nghiên cứu của nước ngồi viết về vai trị của DH gắn liền các tác giả tên tuổi. Có
thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như L.Morgan với “XH cổ đại”, Ph.Engel với
“Nguồn gốc của GĐ, chế độ tư hữu nhà nước”, Levi Strauss với “Những cấu trúc
cơ bản của DH”, MV.Kriukop với “Hệ thống thân tộc ở Trung Hoa” v.v..
“A Comparative Study of the structure and change of lineage villages in
Vietnam and Korea: with reference to structure of lineage groups and lineage
consciousness” (Cơ cấu tổ chức và ý thức cộng đồng của làng DH Việt Nam) của
GS. Do Huyn Han ở Viện Nghiên cứu Hàn Quốc học Trung ương là bài viết dựa
trên những khảo cứu thực nghiệm đưa ra nhiều nội dung làm rõ về Làng DH Việt
Nam, đặc biệt là những suy nghĩ về mối quan hệ của tổ chức DH với làng Việt
Nam. Bằng việc nghiên cứu so sánh những điểm giống và khác nhau giữa làng DH
và quan hệ huyết tộc của Việt Nam với Hàn Quốc và Trung Quốc đã đưa đến khẳng
định: DH có tầm quan trọng rất to lớn đối với cộng đồng làng xã. Tác giả trình bày
về cơ cấu tổ chức và ý thức cộng đồng của Làng DH như: ý thức nối dõi tông
đường, ý thức thờ cúng tổ tiên; số lượng và mật độ phân bố của DH trong cộng

3


đồng, ý thức cố kết DH... bảo tồn từ đường, nhà trưởng họ, bia văn, mồ mả, ruộng
họ, gia phả và duy trì việc giỗ tổ.
Bài viết đã kết luận được rằng trong làng DH của Việt Nam có nhiều DH cùng
sinh sống với nhau và ý thức đồng hương phát triển mạnh mẽ hơn so với làng DH
của Hàn Quốc, còn những đặc trưng gần giống với làng DH của Hàn Quốc thì rõ
ràng đang tồn tại. Làng DH được chọn làm đối tượng nghiên cứu được lựa chọn
một cách ngẫu nhiên nên khó có thể cho rằng làng này đã phản ánh được những nét
đặc trưng tiêu biểu cho làng DH Việt Nam. Mặc dù có những hạn chế như vậy

nhưng bài viết này lại mang một ý nghĩa là bài nghiên cứu bước đầu tìm hiểu về
làng DH Việt Nam [11].
2.2. Nghiên cứu trong nƣớc về vai trị của dịng họ
Những cơng trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam tiếp cận từ nhiều góc độ
khác nhau có nhiều bài viết rất sâu sắc về DH.
Trước hết, phải kể đến nhà nghiên cứu Trần Từ qua cuốn sách “Cơ cấu tổ
chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ”(1984) được coi là một cống hiến lớn lao
vào việc tìm hiểu làng Việt cổ truyền đã xác định lại vai trò của DH. Trong mục
“Tập hợp người theo huyết thống: HỌ” của tác phẩm này, tác giả cho rằng DH đóng
một vai trị nhất định trong lịch sử xây dựng làng mới và còn là “một chỗ dựa tinh
thần và đơi khi chính trị nữa” cho các thành viên trong làng Việt cổ truyền vốn
chằng chịt vô vàn mâu thuẫn. Vai trò của DH dừng lại ở đây, “ngoài tác dụng lịch
sử ấy ra”, tác giả “chưa thấy đâu là vai trị tích cực của tổ chức họ trong mâu thuẫn
làng mạc”. Trần Từ cho rằng DH không phải là một “đơn vị kinh tế”, DH chỉ đóng
vai trị hết sức quan trọng trong tâm tưởng chứ khơng phải trong hành vi thực tế của
con người. Điều còn thiếu ở cơng trình này là những gì Trần Từ cung cấp cho người
đọc gồm những nhận xét chung, khái quát hóa từ nhiều làng mà tách rời các địa
danh thực. Bên cạnh những ý kiến sâu sắc và xác đáng về DH, Trần Từ cũng có một
vài nhận xét chưa được sự hậu thuẫn của tài liệu thực nghiệm, nhất là bằng định
lượng và do đấy chưa thật đủ sức thuyết phục [38].
Nghiên cứu của Phan Đại Doãn với “Làng Việt Nam – Đa nguyên và chặt” đã
tìm hiểu về DH ở NT, về cấu trúc XH cùng loại hình nơng cơng thương có sự liên
kết chặt chẽ với nhau; làng xã là tổ chức có tính tự trị, tự quản từ nguồn gốc xa xưa
được thể hiện qua hương ước. Tác giả đã nhấn mạnh: Làng Việt Nam là một sự
phức hợp của nhiều tổ chức XH mà trước hết là DH. Các mối liên kết trong làng có

4


nghề nghiệp, tín ngưỡng tơn giáo, địa vực láng giềng, xóm, giáp, đơn vị hành chính

làng xã và họ hàng dòng máu nhưng mối liên kết họ hàng vẫn là bền vững nhất. Có
thể coi cộng đồng làng trước tiên là tập hợp của DH [13].
Bài viết “Mấy vấn đề về quan hệ thân tộc ở NT” của tác giả Trịnh Thị Quang
đăng trên tạp chí XH học số 2 năm 1984 dựa trên cơ sở số liệu định lượng từ nhiều
cuộc điều tra XH học khác nhau đã tìm hiểu vai trò của DH và quan hệ DH mà tác
giả gọi là “tổ chức thân tộc” trong những năm 80. Tác giả cho rằng quan hệ thân tộc
vốn thường đảm nhận 3 chức năng: là một cộng đồng pháp lý, một cộng đồng kinh
tế; cộng đồng sinh sống, đạo đức và tôn giáo và xem xét những chức năng đó đã và
đang biến đổi như thế nào. Về mặt phương pháp luận, bài viết có nhiều điều gây
hồi nghi do tác giả không khảo sát một hay một số làng cụ thể mà triển khai luận
điểm của mình trên cơ sở số liệu thực nghiệm bằng định lượng ở nhiều nơi khác
nhau, rồi ghép lại thành một bức tranh chung. Với khiếm khuyết này, ở mức độ nào
đấy, đã giảm sức thuyết phục trong luận điểm bài viết đưa ra [33, tr.47-52].
Tác giả Mai Văn Hai và các cộng sự nghiên cứu về “Quan hệ DH ở châu thổ
sông Hồng” được đánh giá cao khi đã dày công thu thập các bằng chứng thực
nghiệm tại hai làng cổ ở châu thổ sông Hồng: Đào Xá và Tứ Kỳ trong giai đoạn từ
năm 1992 đến 1997. Đây là một nghiên cứu có giá trị về cả nội dung lẫn phương
pháp tiếp cận. Trước hết, các tác giả phân tích những khía cạnh quan trọng bậc nhất
của các quan hệ DH như trong không gian cư trú, trong hoạt động kinh tế, trong tổ
chức quyền lực và quản lý làng xã, trong đời sống VH tín ngưỡng. Khi bàn về vai
trị của DH trong đời sống VH tín ngưỡng, tác giả cho thấy sức sống của các cố kết
DH trong đời sống tâm linh và sự thích ứng của nó đối với các điều kiện kinh tế XH
đang thay đổi nhanh chóng hiện nay. Tác giả đã nghiên cứu một làng ở ven đô và
một làng ở vùng sâu vùng xa để tiến hành khảo sát cho phép đưa ra sự so sánh về
tác động của cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa tới quan hệ DH. Nghiên cứu được xây
dựng trên cơ sở tổng hợp cơng phu, có phê phán các cơng trình nghiên cứu trước đó
và sử dụng phối hợp các phương pháp thu thập, phân tích thơng tin khác nhau của
chuyên ngành XH học, nhân học VH qua đó có những kết luận khách quan, khoa
học, logic. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một nghiên cứu trường hợp nên những nghiên
cứu tiếp theo ở địa bàn khác là cần thiết để đối sánh – điều này đã được chính các

tác giả thừa nhận [17].

5


Cùng nghiên cứu ở đồng bằng châu thổ sông Hồng cịn có “Kinh tế hộ GĐ và
các quan hệ XH ở NT đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ Đổi mới” của Nguyễn
Đức Truyến lại xem xét GĐ như là một cộng đồng và mỗi thành viên trong GĐ là
những cá nhân. Tác giả cũng đề cao vai trò của cộng đồng khi đặt trong bối cảnh tái
cấu trúc các quan hệ làng xã. Đặc biệt, sự tái cấu trúc trong quan hệ họ hàng được
xem xét về tổ chức và chức năng của DH như kiểm sốt hơn nhân, duy trì sự cố kết
của DH, tương trợ và bảo vệ lẫn nhau. Quan hệ họ hàng ở thời kỳ hợp tác hóa và
thời kỳ đổi mới có những nét riêng biệt ở nhóm hộ thuần nơng, nhóm hộ kinh doanh
hỗn hợp và nhóm hộ phi nơng nghiệp. Tác giả còn đề cập đến biến đổi kinh tế xã
hội NT và sự tăng cường quan hệ họ hàng. Đây là cuốn sách được đánh giá cao với
cơ sở khai thác số liệu và kết quả nghiên cứu sẵn có, xử lý thứ cấp và phân tích sâu
giàu giá trị khoa học [37].
Luận văn “Vai trò của DH trong đời sống cộng đồng làng xã: Nghiên cứu
trường hợp làng Quỳnh Đôi, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” của
tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2000) là một cơng trình có giá trị về chủ đề DH. Tác giả
đã bàn luận sâu về sự phục hưng của DH ở NT và qua sự phục hưng này thì DH có
vai trị gì đối với đời sống cộng đồng làng xã hiện nay. Trước hết, nghiên cứu đã
nhận định rằng kể từ khi tiến hành đổi mới đất nước đến nay, xu hướng trở về cội
nguồn, phục hưng các DH diễn ra sôi nổi. Ba nguyên nhân chính dẫn đến sự phục
hưng DH gồm: do sự khẳng định vai trò của hộ GĐ NT; do XH NT cần một thế tĩnh
để cân bằng và một sự điều hòa ở mỗi con người trong xu thế vận động của đổi
mới; do những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phục hưng
các giá trị VH dân tộc. Bằng phương pháp khảo sát XH học, cơng trình cịn tìm hiểu
ảnh hưởng của DH đến một số khía cạnh của đời sống VH làng xã như: đối với đời
sống kinh tế hộ GĐ; với đời sống chính trị và quản lý làng xã; trong xây dựng lối

sống VH. Tác giả đi đến kết luận khẳng định được DH thực sự có vai trị to lớn
khơng chỉ trong q khứ mà cịn ngay trong thời kỳ hiện tại nên cần có sự khuyến
khích để DH và các quan hệ DH được tự do phát triển, góp phần vào sự phát triển
chung của đất nước. Đặc biệt, đề tài đã có gợi mở những hướng nghiên cứu mới khi
tìm hiểu về DH ở NT hiện nay [2].
Bên cạnh đó, tác giả cịn có nhiều bài viết cùng chủ đề về DH đăng trên các
tạp chí chuyên ngành như: “Vài nét về quan hệ DH trong đời sống cộng đồng làng
xã hiện nay”, “Quan hệ họ hàng – một nguồn vốn XH trong phát triển kinh tế hộ

6


GĐ NT”, “Quan hệ DH với đời sống kinh tế hộ GĐ NT ở một làng Bắc Trung Bộ”,
“Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn
vốn XH ở một làng Bắc Trung Bộ”, “Quan hệ DH với việc tổ chức quyền lực địa
phương”, “Tộc ước trong đời sống cộng đồng làng xã quan nghiên cứu tại một làng
ở Bắc Trung Bộ”,“DH ở Việt Nam qua một số nghiên cứu gần đây”...
Có thể nhận thấy rằng, lưu lượng cơng trình nghiên cứu bàn về vai trò của DH
trong đời sống cộng đồng làng xã NT là khá lớn. Tuy vậy, số lượng những nghiên
cứu đề cập trực tiếp hoặc xem vai trị của DH như là đối tượng nghiên cứu chính
cịn rất hạn chế. Hầu hết, những cơng trình đều chỉ xem vai trị của DH như là một
khía cạnh cần phải có khi tìm hiểu về làng xã Việt Nam, khi đề cập đến XH NT.
2.3. Nghiên cứu về vai trị dịng họ xây dựng nơng thơn mới ở Thiên Lộc –
Can Lộc – H Tĩnh
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vai trò DH, tuy nhiên, đề cập đến vai trò
của DH trong thực hiện xây dựng NTM khá khan hiếm. Tại Thiên Lộc, chỉ có một
số bài viết về xây dựng NTM đăng tải trên các chuyên trang như: “Vai trò của
doanh nghiệp trong xây dựng NTM”, “Thiên Lộc huy động nguồn lực xây dựng
NTM... đăng tại nongthonmoihatinh.vn. Các bài viết này chủ yếu là mang tính chất
điểm tin, trao đổi về NTM nói chung chứ khơng nghiên cứu, phân tích sâu vấn đề

xây dựng NTM hay là vai trị của DH như thế nào?
Ngồi ra, cịn có nhiều tác phẩm, cơng trình nghiên cứu và bài viết về vai trò
cũng như quan hệ DH được đăng trên các tạp chí, các trang báo và các hình thức
khác. Những nghiên cứu khoa học trên đây đã cho thấy những nghiên cứu về DH
của các tác giả nước ngồi và Việt Nam khá phong phú, ngày càng có tính hệ thống,
đi vào chiều sâu hơn. Điểm qua các bài viết trong khuôn khổ tài liệu mà tác giả tiếp
cận được ở trên, phải thừa nhận rằng vai trò của DH trong đời sống cộng đồng làng
xã là những vấn đề đã và đang được quan tâm trong các cơng trình nghiên cứu XH
học. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu này mới chỉ nêu lên vai trò của DH trong
đời sống cộng đồng nói chung, đề cập đến bản chất, nguồn gốc, cơ cấu tổ chức, xu
hướng vận động, biến đổi của DH. Một vài cuộc nghiên cứu đã có đánh giá và nhận
diện vai trị của DH đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH. Tuy nhiên,
riêng khía cạnh khảo sát vai trị của DH trong tham gia thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta nói chung và chương trình xây dựng NTM nói
riêng thì chưa có nghiên cứu khoa học nào đề cập đến một cách chính thức, chưa có

7


nghiên cứu khảo sát chuyên sâu nào. Ở địa bàn khảo sát, chưa hề có một nghiên cứu
nào về vai trị của DH trong xây dựng NTM. Chính vì vậy, đề tài “Vai trò của DH
đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí “VH – XH – MT” trong xây dựng NTM ở xã
Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay” sẽ tìm hiểu sâu hơn vấn đề.
3. Ý nghĩa khoa học v thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn từ việc đóng góp về mặt khái niệm “vai trò của DH trong xây dựng
NTM” sẽ mở ra một chuyên đề mới, bổ sung thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về NT
cho các cán bộ, sinh viên và môn XH học NT. Trên cơ sở tiếp cận của XH học sẽ
giúp cho XH học NT có hướng nghiên cứu thực nghiệm mới. Đề tài còn là dẫn
chứng khoa học rất thuyết phục của việc vận dụng một số lý thuyết XH học như: Lý

thuyết về vai trò - vị thế XH, lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết mạng lưới XH
vào giải thích các vấn đề XH.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thỏa mãn nhu cầu thực tế của cộng đồng địa
phương và các cấp quản lý về nhận thức, giải thích và thay đổi thực trạng việc
người dân trong DH có ý thức được vai trị trong tiến trình xây dựng NTM. Bên
cạnh đó, cịn giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để nghiên cứu, đưa vai
trị của DH vào sự phát triển chung của địa phương. Đề tài có thể được dùng làm tài
liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu về vai trò DH
trong cộng đồng làng xã.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng
Vai trò của DH đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí “VH – XH – MT” trong
xây dựng NTM ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
4.2. Khách thể
Người dân trong các dòng họ ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
4.3. Phạm vi
Giới hạn về không gian: xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Giới hạn về thời gian khảo sát: Từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014.

8


Giới hạn vấn đề nghiên cứu: đề tài tập trung vào nghiên cứu vai trò của DH
đối với việc thực hiện nhóm tiêu chí “VH – XH – MT” trong xây dựng NTM ở xã
Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2009 đến 2013.
5. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ hoạt động của DH thực hiện các tiêu chí “VH – XH – MT” trong xây
dựng NTM.
Xác định các yếu tố tác động đến vai trò của DH trong xây dựng NTM.

Dự báo xu hướng biến đổi và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của DH trong
quá trình xây dựng NTM hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích những hoạt động của DH thực hiện giúp địa phương hoàn thiện
“VH-XH-MT” trong xây dựng NTM tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh.
Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của DH trong xây dựng
NTM ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Dự báo xu hướng thực hiện vai trò và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao vai trò của DH xây dựng “VH - XH - MT” trong NTM ở xã Thiên
Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Các hoạt động của DH thực hiện “VH – XH – MT” trong xây dựng NTM hiện
nay là gì?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến vai trò DH với các hoạt động “VH – XH MT” trong xây dựng NTM?
Vai trò của DH sẽ thay đổi ra sao trong quá trình tiếp tục thực hiện xây dựng
NTM?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng NTM khơng thể thiếu vai trị của DH và ở nhóm tiêu chí “VH - XH MT”, hoạt động quan trọng nhất của DH thực hiện trong nội dung tiêu chí về “GD”.
Vai trị của DH trong xây dựng NTM ln luôn thay đổi dưới sự tác động của
nhiều yếu tố khác nhau.

9


DH tiếp tục thực hiện các hoạt động “VH – XH – MT” đóng góp cho sự phát
triển của NTM nói riêng và làng xã NT nói chung.
9. Phƣơng pháp luận v phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phƣơng pháp luận
Nguyên lý chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử với tư cách là thế giới quan và phương pháp luận của đề tài. Đây chính là thế giới
quan đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu về con người, nhấn mạnh vai trò và
địa vị XH của cá nhân, tổ chức trong sự tổng hòa các mối quan hệ XH, các sự vật
luôn luôn vận động biến đổi theo quy luật của nó và được đặt trong bối cảnh lịch sử
cụ thể.
Tìm hiểu về vai trò của DH trong xây dựng NTM, đề tài còn vận dụng các lý
thuyết XH học chuyên ngành gồm: lý thuyết vai trò; lý thuyết cấu trúc – chức năng;
lý thuyết về mạng lưới XH để làm phương pháp luận nghiên cứu.
9.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.2.1. Phƣơng pháp phân tích t i liệu
Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài này gồm các tài liệu văn tự và tài liệu phi
văn tự. Nguồn tài liệu văn tự ở đây là các tài liệu văn bản, các báo cáo tổng kết hàng
năm của cơ quan chức năng tại địa phương liên quan đến xây dựng NTM và DH. Đề
tài còn sử dụng các cơng trình nghiên cứu, tạp chí, bài báo hay cuốn sách... của các tác
giả liên quan. Tài liệu phi văn tự là những tranh ảnh về các hoạt động liên quan đến xây
dựng NTM và DH ở địa phương được giới thiệu trên các phòng truyền thống xã và tại
các địa điểm công cộng trên địa bàn. Những tài liệu trên được phân tích bằng phương
pháp truyền thống.
9.2.2. Phƣơng pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng để thu thập thông tin về các công việc,
cách thức, thời gian tiến hành và những hoạt động cụ thể về VH, XH, MT của DH
trong xây dựng NTM. Công cụ quan sát là bản hướng dẫn quan sát được thiết kế sẵn
[Xem phụ lục số 2]. Nghiên cứu được tiến hành bằng quan sát tham dự và quan sát
nhiều lần, có ghi lại biên bản kèm theo hình ảnh chân thực về các hoạt động.
9.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

10


Phương pháp phỏng vấn sâu (PVS) được tiến hành để thu thập thơng tin nhằm

tìm hiểu đời sống và các đóng góp của DH trong xây dựng NTM, những thuận lợi
và khó khăn, các kiến nghị của DH và chính quyền. Nghiên cứu đã tiến hành PVS 8
trường hợp, trong đó có 3 PVS dành cho chính quyền và 5 PVS dành cho đại diện
các DH được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về chức vụ, độ tuổi, ngành nghề, trình
độ học vấn. Cơng cụ thu thập thơng tin là bảng hướng dẫn PVS được thiết kế sẵn
[Xem phụ lục số 3 và số 4]. Các biên bản PVS được xử lý theo phương pháp truyền
thống.
9.2.4. Phƣơng pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia (PRA)
Để làm rõ mục tiêu, nghiên cứu đã tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm tập trung
(TLNTT) gồm: 1 TLNTT dành cho người dân và 1 TLNTT dành cho các cán bộ
phụ trách NTM và quản lý DH của xã Thiên Lộc. Công cụ thu thập là bảng hướng
dẫn TLNTT được thiết kế sẵn [Xem phụ lục số 5 và 6]. Các biên bản TLNTT được
xử lý theo phương pháp truyền thống.
Để thu thập được những thông tin cần thiết và đạt hiệu quả cao hơn thì trong
TLNTT có sử dụng kết hợp với công cụ SWOT để xác định những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức của DH và sơ đồ VENN để phân tích vai trị của các
bên liên quan trong tham gia xây dựng NTM. Thông tin thu được sẽ được minh họa
trong đề tài bằng cách trích dẫn và hình ảnh.
9.2.5. Phƣơng pháp khảo sát xã hội học
Phương pháp khảo sát xã hội học là phương pháp nghiên cứu chủ đạo để thu thập
các thông tin cho nghiên cứu này.
Công cụ thu thập thông tin là bảng hỏi được thiết kế sẵn nhằm đo lường thực
trạng; tìm các yếu tố tác động, tìm các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của DH trong
xây dựng NTM.
Dung lượng mẫu: Tính đến tháng 1/2014, số hộ GĐ xã Thiên Lộc là 1992 hộ,
với độ tin cậy 95%, sai số chọn mẫu không vượt quá 6%, để được mẫu đại diện đề
tài áp dụng cách thức chọn mẫu tỉ lệ với công thức sau:
n

N  t 2  p  (1  p)

N   2  t 2  p  (1  p )

11


Trong đó: N
t

: Tổng số hộ dân
: Độ tin cậy

p; 1- p : Phương án trả lời nhị phân
ε

: Sai số trong chọn mẫu

Theo cơng thức ta có: n =

1992 x 22 x0,25

= 243

1992 x (0,06)2 + 22 x 0,25
Như vậy, dung lượng mẫu nghiên cứu của đề tài này là 243 mẫu. Cụ thể:
Bảng 1. Dung lượng mẫu nghiên cứu từng thơn ở xã Thiên Lộc
(ĐVT: Hộ gia đình)
Xã Thôn Thôn Thôn Thôn Thôn Thôn Thôn Thôn Thôn Thôn

Thiên Đơng Trường Trung n Thiên Trung Hịa Hồng
Tân

Đồn
cấu
Lộc Nam
Lộc
Hải Đình Hương Thiên Thịnh Tân Thượng Kết
251
173
133
156
235
254
218
184
137
N 1992 251
243
31
31
21
16
19
29
31
25
22
17
n
Từ khung mẫu đã có, với bước nhảy k = 8, theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống nghiên cứu được tiến hành cứ 8 hộ GĐ theo danh sách thì chọn đại diện 1 hộ
để khảo sát. Trong đó, chú ý đến sự phân phối giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp... Cụ thể

một số tỷ lệ mẫu như sau: Về giới tính (60,9% nam và 39,1% nữ); về độ tuổi
(12,8% từ 18 -25, 21,8% từ 26-35, 28,8% từ 36-45, 25,9% từ 46-60 và 10,7% trên
60 tuổi); về số thế hệ trong GĐ (1 thế hệ 7,0%, 2 thế hệ 44,9%, 3 thế hệ 42,8%, 4
thế hệ 5,3%)... Do đặc điểm của địa bàn, để tránh những sai sót trong q trình thu
thập thơng tin, đề tài tính thêm 10% mẫu phụ so với mẫu chính, tương đương với 24
mẫu.
Thu thập thơng tin được tiến hành bằng cách điều tra viên tiếp cận từng đối tượng
để ghi các câu trả lời vào phiếu thu thập thơng tin. Tồn bộ phiếu điều tra được tổng
hợp, làm sạch, mã hóa và được xử lý theo chương trình SPSS 16.0. Trong báo cáo,
thơng tin được minh họa bằng biểu bảng và biểu đồ.

12


10. Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế - xã hội
Đặc điểm nhân
khẩu – xã hội:
- Trình độ học
vấn
-Nghề nghiệp
- Ngơi thứ
trong dịng họ
- Uy tín
- Mức độ ảnh
hưởng
- ...

Nội dung tiêu chí
giáo dục

Nội dung tiêu chí
y tế
VAI TRỊ CỦA DỊNG HỌ
THỰC HIỆN VĂN HĨA –
XÃ HỘI – MƠI TRƢỜNG
TRONG XÂY DỰNG
NƠNG THƠN MỚI

Nội dung tiêu
chí văn hóa
Nội dung tiêu chí

mơi trường

Giải pháp nâng cao vai trò
của dòng họ trong xây dựng
nơng thơn mới

11. Kết cấu luận văn
Tồn bộ nội dung luận văn được trình bày trong 3 phần gồm: Phần mở đầu,
phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị. Trong phần nội dung có 3 chương
sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Hoạt động của dịng họ thực hiện văn hóa, xã hội và môi trường tại
xã Thiên Lộc hiện nay
Chương 3. Các yếu tố ảnh hưởng và hệ giải pháp nâng cao vai trị của dịng họ
trong xây dựng nơng thơn mới tại xã Thiên Lộc hiện nay.
Kết cấu luận văn được triển khai dựa trên mục tiêu và nội dung nghiên cứu
theo logic từ tìm hiểu thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao vai trò của DH trong xây dựng NTM.


13


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
“Vai trò”
Từ cuối những năm 1940 đến đầu những năm 1960, khái niệm “vai trò” đã giữ
một vị trí quan trọng trong XH học. Trong đó, thường có nhiều khái niệm liên quan
như “vai trị XH”, “vai trò giới”... Để hiểu về khái niệm “vai trò” ở đề tài này, trước hết
cần hiểu về khái niệm “vai trò XH”.
Người đề xuất thực sự khái niệm vai trò là nhà nhân học VH Ralph Linton (1893
– 1953), ơng đã đưa ra định nghĩa vai trị trong tác phẩm “Study of Man” (1936).
“Thuật ngữ vai trò sẽ được dùng để chỉ ra toàn bộ tổng số về hình mẫu VH được tạo
nên với một địa vị cụ thể. Do vậy, nó bao gồm các quan điểm, các giá trị hành vi được
XH gán cho mỗi cá nhân và tất cả các cá nhân đang chiếm giữ nó” [9, tr.35]. Sau này
trong bản thảo được biên soạn lại (1945) khái niệm này được thể hiện như sau: “Từ nay
trở đi chúng ta gọi vị trí do một cá nhân chiếm lĩnh vào một thời gian cụ thể, trong một
hệ thống cụ thể là trạng thái của cá nhân đó…Vế thứ hai, vai trị được coi là tổng thể
của những khuôn mẫu VH gắn liền với một trạng thái cụ thể. Như vậy vai trò XH sẽ
bao gồm “những quan điểm, ước lệ về giá trị và phương thức hành động được XH quy
định cho chủ nhân của trạng thái này” [9, tr.35].
Theo D.J.Levinson cho rằng, trong XH học hiện đại, tối thiểu chúng ta cũng có
ba định nghĩa về vai trò. Định nghĩa thứ nhất, coi vai trò như một hệ thống các yêu
cầu (những quy tắc, những địi hỏi…) gắn liền với một vị trí XH nhất định. Đó là hệ
thống tác động đến cá nhân từ bên ngoài, gồm những nhân tố tạo thuận lợi và kìm
hãm, điều chỉnh hoạt động của cá nhân như là nhân cách. Định nghĩa thứ hai, xác

định vai trò như là sự định hướng hoặc quan niệm về cá nhân ở chỗ cá nhân đó phải
đóng góp gì cho XH. Định nghĩa thứ ba, vai trò như là một hệ thống hành động của
cá nhân được xem xét trong sự liên hệ với hệ thống giá trị và quy tắc nào đó từ bên
ngồi. Ở đây, vai trị dành để chỉ các phương thức hành động của cá nhân đang giữ
một vị trí XH nhất định phù hợp hoặc khơng phù hợp với hệ thống quy tắc đó [9,
tr.46].

14


Theo Dalrendort: vai trò XH là “một tập hợp những kỳ vọng ở trong một XH
gắn với hành vi của những người mang các địa vị… ở mức độ này thì mỗi vai trị
riêng là một tổ hợp hay nhóm các kỳ vọng hành vi [28, tr.32].
I.Robentsons cho rằng vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ
và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định [28, tr.32].
Một cách định nghĩa khác coi vai trò là một tập hợp những mong đợi, các quyền
lợi và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Hay vai trị XH là chức năng
XH, là mơ hình hành vi được xác lập một cách khách quan bởi vị thế của các cá nhân
trong hệ thống quan hệ XH hoặc quan hệ giữa cá nhân với cá nhân [28, tr.32].
J.H Fischer cho rằng sự phối hợp và tương tác qua lại của các khuôn mẫu được
tập trung thành một nhiệm vụ XH gọi là vai trò. Hay nói cách khác vai trị là những
hành động, hành vi, ứng xử những khuôn mẫu tác phong mà XH chờ đợi hay địi
hỏi ở một người hay một nhóm XH nào đó phải thực hiện trên cơ sở vị thế của họ
[28, tr.32]. Trong các định nghĩa này, chỉ có “vai trị” theo cách hiểu của J.H Fischer
có đề cập đến nhóm XH.
Như vậy, nói đến vai trị XH có nghĩa là nói đến những hành vi mà XH mong đợi
ở một cá nhân hoặc nhóm XH nào đó. DH là một tổ chức, một thiết chế bao gồm tập
hợp các cá nhân với những vai trò XH cụ thể, vậy vai trò của DH ở đề tài này được
hiểu là tập hợp những mong đợi, chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của DH được thực
hiện trên cơ sở vị thế của DH.

“Dịng họ”
Tính đến thời điểm này có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “DH” của
các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước. Có thể kể đến một số định nghĩa tiêu biểu
sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt: DH là từ dùng để chỉ “tồn thể nói chung những
người cùng huyết thống làm thành các thế hệ nối tiếp nhau” [34, tr.45].
Nelly Krowolski định nghĩa: “Tộc hay DH tập hợp toàn thể con cháu bên nội
của cùng một ông tổ được thừa nhận.” [23, tr. 62].
Nguyễn Từ Chi quan niệm: “Họ, quá lắm cũng chỉ có thể xem là một dạng đặc
biệt của GĐ mở rộng, mà tác dụng chính đối với các thành viên của nó (tức là các
GĐ nhỏ hợp thành nó) là tạo ra một niềm cộng cảm dựa trên huyết thống.” [10, tr.
72].

15


Phan Đại Dỗn đã viết: “Theo nghĩa rộng thì DH, ngồi mối liên hệ ngang lại
có mối liên hệ dọc đứng đến 9 đời (cửu tộc), ngồi ra cịn có quan hệ nội ngoại,
nhưng huyết thống bên nội là quan hệ quyết định nhất.” [13, tr. 41].
GS. Phan Văn Các trong cuộc hội thảo VH DH ở Nghệ An tổ chức tại Vinh
ngày 4 và 5 tháng 3 năm 1997, đã cho rằng: “DH là một hiện tượng lịch sử XH đặc
biệt mang tính phổ quát của nhân loại. Ý thức về DH là dấu hiệu quan trọng đánh
dấu bước phát triển của XH lồi người từ mơng muội đến văn minh.” [2, tr. 21].
Tác giả Mai Văn Hai xác định rằng: “DH là toàn thể những người cùng huyết
thống với nhau. Mỗi DH thường bắt nguồn từ một thủy tổ thường là người có cơng
“khai sơn phá thạch”, khởi đầu DH tại một địa vực nhất định, mặc dù khái niệm vị
thủy tổ chỉ mang ý nghĩa hết sức tương đối. Theo thời gian DH có thể sinh sơi nảy
nở bao gồm nhiều chi ngành, thế hệ nối tiếp thế hệ.” [47, tr. 67].
Theo cách hiểu của Nguyễn Tuấn Anh: “DH là một thiết chế XH mang tính
phổ quát tồn nhân loại. Là một cộng đồng người hình thành trên cơ sở quan hệ

huyết thống thể hiện qua ý niệm về dịng dõi từ một ơng tổ chung. DH là một thực
thể vừa mang tính sinh học vừa mang tính XH và biến đổi qua thời đại.” [2, tr.22].
Như vậy, ở đề tài này có thể hiểu khái niệm “DH” theo cách hiểu của Nguyễn
Tuấn Anh, nghĩa là DH như một thiết chế XH, có quan hệ huyết thống với ý niệm
về ông tổ chung và biến đổi qua thời gian.
“Nông thôn”
Theo Wirth (1938: 7): “NT là nơi xa xơi so với các trung tâm thành phố, là nơi
có mật độ dân số thấp, sản xuất các mặt hàng giản đơn và liên quan nhiều đến nơng
nghiệp; có ít dịch vụ XH; duy trì kiểm sốt XH bằng cách phi chính thức và tính tổ
chức rất giản đơn.” [22, tr. 16].
Theo Osipov (1976: 94): “ NT là một cộng đồng XH-lãnh thổ được hình thành
một cách nhất định về lịch sử trong q trình phân cơng lao động XH và đặc điểm
của nó là số lượng dân cư ít ỏi, mật độ dân cư tương đối thấp với vai trị đáng kể
của lao động nơng nghiệp.” [22, tr. 16].
Howard Newby (1988:17-25) đã tập hợp các khái niệm và rút ra 4 đặc điểm
chung nhận dạng NT mà hầu hết các khái niệm đều có: 1/ Sản xuất nơng nghiệp
hoặc có liên quan nhiều đến nơng nghiệp dựa trên đất đai, 2/ Cộng đồng quy mơ
nhỏ và có mật độ dân số tương đối thấp, 3/ VH truyền thống thuần nhất và biến đổi

16


×