Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông hồng giáp hà nội góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN QUANG DŨNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG Q
VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG GIÁP HÀ NỘI
GĨP PHẦN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀ
BẢO TỒNCÁC GIÁ TRỊ VĂN HỐ TRUYỀN THỐNG

Chun ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN QUANG DŨNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG QUÊ
VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG GIÁP HÀ NỘI
GĨP PHẦN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH VÀ
BẢO TỒNCÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM TRUNG LƯƠNG

Hà Nội - 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 5
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...................................................................6
4. Những nội dung nghiên cứu chính ...................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 7
6. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH LÀNG QUÊ ..8
1.1. Du lịch và du lịch làng quê ...................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch làng quê ...................................................... 8
1.1.2. Biểu hiện và các nguyên tắc phát triển du lịch làng quê ....................... 14
1.1.3. Những yếu tố tác động đến phát triển du lịch làng quê ......................... 17
1.2. Vai trò của du lịch làng quê trong bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống 24
1.2.1. Giá trị văn hóa truyền thống ở làng quê ..................................................... 24
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
làng q............................................................................................................................... 27
1.2.3. Vai trị của du lịch làng quê trong bảo tồn các giá trị văn hóa
truyền thống ....................................................................................................................... 32
1.3. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch làng quê ................ 33
1.3.1. Kinh nghiệm của Việt Nam ............................................................................... 33
1.3.2. Kinh nghiệm của Anh ......................................................................................... 35
1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................................... 38
Tiểu kết chƣơng 1: ........................................................................................... 40

CHƢƠNG 2:TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LÀNG QUÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ........................................ 41
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch làng quê .............................................................. 41
2.1.1.Tổng quan về vùng đồng bằng sông Hồng .................................................. 41
2.1.2. Tiềm năng tài nguyên du lịch làng quê.......................................................... 46

1


2.2. Hiện trạng phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng giáp
Hà Nội ............................................................................................................................. 55
2.2.1. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng quê...................................... 55
2.2.2. Những thuận lợi, khó khăn; cơ hội và thách thức cơ bản trong phát
triển du lịch làng quê ..................................................................................................... 69
Tiểu kết chƣơng 2: ........................................................................................... 77
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LÀNG QUÊ ..................................................................................................... 78
3.1. Định hƣớng phát triển các loại hình sản phẩm du lịch làng quê..................... 78
3.1.1. Quan điểm phát triển ......................................................................................... 78
3.1.2. Các loại hình sản phẩm du lịch làng quê .................................................... 81
3.2. Định hƣớng xúc tiến, quảng bá du lịch làng quê ............................................... 84
3.2.1. Những thị trường chính của du lịch làng quê ............................................ 84
3.2.2. Chính sách xúc tiến quảng bá ......................................................................... 84
3.2.3. Các hình thức xúc tiến quảng bá .................................................................... 85
3.3. Định hƣớng tổ chức không gian du lịch làng quê đồng bằng sông Hồng .. 85
3.3.1. Các địa bàn trọng điểm ..................................................................................... 85
3.3.2. Các điểm du lịch làng quê ................................................................................ 86
3.3.3. Các tours/tuyến du lịch chuyên đề ............................................................... 88
3.4. Đề xuất hệ thống giải pháp phát triển du lịch làng quê .................................... 89
3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển .................................... 90

3.4.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch và đầu tư phát triển ................................. 91
3.4.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của cộng đồng .......................... 92
3.4.4. Nhóm giải pháp về phối hợp liên ngành, địa phương............................. 94
Tiểu kết chƣơng 3: ........................................................................................... 94
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 99
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
ĐHQG: Đại học Quốc gia
HDV: Hướng dẫn viên du lịch
GDP: Tổng sản phẩm quốc dân
IUCN : Tổ chức bảo toàn thế giới
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
JICA: Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
MICE: Loại hình du lịch MICE
NGOs: các tổ chức phi chính phủ
NXB: Nhà xuất bản
PGS: Phó giáo sư
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Tr: trang
TS: Tiến sỹ
UNESCO: Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục liên hiệp quốc

UNWTO: Tổ chức Du lịch thế giới
UNDP: Tổ chức phát triển liên hiệp quốc
VHTTDL: Văn hóa thể thao du lịch
VHNT: Văn học nghệ thuật

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mức độ khai thác các giá trị văn hóa cho phát triển du lịch làng quê ở
Bát Tràng .......................................................................................................... 58
Bảng 2: Mức độ khai thác các giá trị văn hóa cho phát triển du lịch làng quê ở
Đường Lâm ....................................................................................................... 59
Bảng 3: Nhu cầu của khách du lịch nội địa đối với du lịch làng quê .................. 60
Bảng 4: Nhu cầu của khách du lịch quốc tế đối với du lịch làng quê .................. 61
Bảng 5: Bảng thống kê một số chỉ tiêu tổng hợp của Đường Lâm...................... 67
Bảng 6: Bảng thống kê tình hình lao động tại Đường Lâm ................................ 67

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Lượng khách du lịch đến làng nghề Bát Tràng, 2006-2012 ............... 64
Biểu đồ2: Lượng khách du lịch đến làng cổ Đường Lâm, 2006-2012 ................ 65

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đã xác định những mục tiêu chiến lược để du lịch thực sự trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, theo đó phát triển du lịch văn hoá là một trong 2 định hướng ưu
tiên bên cạnh du lịch sinh thái. Để phát triển du lịch văn hoá, việc bảo tồn và khai
thác có hiệu quả những giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng các sản phẩm
du lịch đặc trưng tầm quốc gia, có khả năng cạnh tranh cao là yếu tố quyết định.
Việt nam là đất nước có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, có thể
phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau. Với bề dày hàng ngàn năm lịch sử
và sự đa dạng về văn hoá của 54 dân tộc anh em, các giá trị văn hố truyền
thống ln là nguồn cảm hứng hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch
quốc tế đến với Việt Nam. Một trong những giá trị văn hố truyền thống điển
hình đậm bản sắc là các làng quê Việt Nam hiện đang thu hút được sự quan tâm
đặc biệt của khách du lịch
Do nhiều nguyên nhân du lịch làng quê nói chung, làng nghề nói riêng là
loại hình du lịch cịn chưa phát triển nhiều ở Việt Nam, mặc dù những giá trị về
du lịch của làng quê Việt đã được khẳng định. Phát triển du lịch làng q khơng
chỉ có ý nghĩa tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh mà sẽ cịn góp
phần tích cực phát huy các giá trị văn hố truyền thống, tạo ra cơng ăn việc làm
cho cộng đồng địa phương, qua đó giúp xố đói giảm nghèo; giữ gìn vệ sinh mơi
trường sinh thái. Đồng thời với việc tham gia tích cực của cộng đồng địa phương,
du lịch làng quê sẽ giúp cộng đồng có ý thức hơn trong việc giữ gìn bản sắc văn
hố truyền thống - đó cũng chính là thứ tài sản vơ cùng quý báu mà họ có thể
khai thác để phục vụ cuộc sống hiện tại cũng như truyền lại cho các thế hệ con
cháu mai sau...
Thời gian qua, việc điều tra đánh giá có hệ thống và khai thác những giá
trị tài nguyên du lịch đặc biệt này còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm du lịch được

5


xây dựng trên cơ sở các giá trị văn hoá truyền thống làng q Việt Nam cịn đơn

điệu, chưa có sức cạnh tranh cao, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của du lịch
Việt Nam. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là cho đến
nay chưa có nghiên cứu mang tính tổng thể và hệ thống về vấn đề này.
Trong bối cảnh đó, việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển du lịch
làng quê vùng đồng bằng sơng Hồng giáp Hà Nội, góp phần thu hút khách du
lịch và bảo tồn các giá trị văn hố truyền thống” khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý
luận mà cịn có ý nghĩa thực tiễn góp phần thiết thực vào việc bảo tồn và phát
huy giá trị văn hố làng q Việt ở vùng đồng bằng sơng Hồng cũng như góp
phần tăng tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Hà Nội nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng qt
Góp phần nâng cao sức cạnh tranh, thực hiện Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam; đồng thời với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và
gắn du lịch với xố đói giảm nghèo nói chung, ở vùng nơng thơn nói riêng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác lập cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) cho phát triển du lịch làng quê Việt
Nam nói chung, ở vùng đồng bằng sơng Hơng và phụ cận Hà Nội nói riêng
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: du lịch làng quê, tập trung du lịch làng nghề và làng cổ
- Phạm vi về không gian: vùng đồng bằng sông Hồng, tập trung ở địa bàn phụ
cận Hà Nội trước khi mở rộng (sau đây gọi tắt là Hà Nội)
- Phạm vi về thời gian: các số liệu về hiện trạng du lịch từ năm 2005 đến nay
4. Những nội dung nghiên cứu chính
- Tổng quan một số vấn đề lý luận về du lịch làng quê
- Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về phát triển sản phẩm du lịch làng quê
- Điều tra nghiên cứu và hệ thống thống hoá các tiềm năng tài nguyên du lịch
làng quê ở vùng đồng bằng sông Hồng, tập trung chủ yếu trên địa bàn phụ cận
Hà Nội

6



- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng quê vùng đồng bằng sông Hồng,
tập trung đối với địa bàn phụ cận Hà Nội
- Định hướng phát triển các loại hình/sản phẩm du lịch làng q vùng đồng
bằn sơng Hồng nói chung và ở địa bàn phụ cận Hà Nội nói riêng
- Định hướng xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch làng quê
- Đề xuất một số tour du lịch làng quê Việt trên địa bàn phụ cận Hà Nội
- Đề xuất hệ thống giải pháp phát triển du lịch làng q ở vùng đồng bằng
sơng Hồng nói chung, địa bàn phụ cận Hà Nội nói riêng
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp điền dã.
+ Phương pháp phân tích thơng tin
+ Phương pháp điều tra xã hội học
6. Bố cục của luận văn
Nội dung của Luận văn, ngoài Mở đầu bao gồm tính cấp thiết, mục đích và
phương pháp nghiên cứu, sẽ gồm có 3 phần:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch làng quê
Chƣơng 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch làng quê vùng đồng
bằng sông Hồng
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch làng quê vùng đồng
bằng sông Hồng

7


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH LÀNG QUÊ
1.1. Du lịch và du lịch làng quê
1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch làng quê

1.1.1.1. Du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở
thành một nhu cầu tất yếu khơng thể thiếu được trong đời sống văn hố- xã hội
của người dân các nước trên thế giới.Xét dưới góc độ kinh tế, du lịch đã trở thành
một ngành kinh tế giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia.
Thậm chí ở một số quốc gia, du lịch được coi là ngành kinh tế giữ vị trí hàng đầu
trong việc thu hút ngoại tệ, tạo việc làm và là động lực thúc đẩy các ngành kinh
tế khác cùng phát triển.
Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở các nước
phát triển mà cảở những nước đang phát triển. Tuy nhiên cho đến nay, khái niệm
về “du lịch” cũng có sự chưa thống nhất, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh (thời gian, khu
vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mà có những cách hiểu
khác nhau về du lịch.
Khái niệm ngắn gọn nhất về du lịch được hai tác giả Ausher và Nguyễn
Khắc Viện nêu ra, theo đó “du lịch là nghệ thuật đi chơi của cá nhân”(Ausher),
hoặc “du lịch là sự mở rộng khơng gian văn hố của con người” (Nguyễn Khắc
Viện). Trong Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học xã hội (1995) “du lịch là đi
chơi cho biết xứ người”.
Theo nhà khoa học Guer Freuler (Đức) “du lịch là một hiện tượng của
thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự
đổi thay của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển những tình
cảm đối với vẻ đẹp của tự nhiên”
Hai học giả Thuỵ Sỹ là Hunziker và Kraff coi “du lịch là tổng hợp các
mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời
của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi cư trú và nơi làm việc thường
xuyên của họ”.

8



Dưới con mắt của các nhà kinh tế học, du lịch không chỉđơn thuần là một
hiện tượng xã hội mà nó liên quan mật thiết đến các hoạt động kinh tế.
Nhà kinh tế học Kalfiotis cho rằng “du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân
hay tập thể từ nơi ởđến một nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức
và do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”.
Để cụ thể khía cạnh kinh tế của hoạt động du lịch, nhà kinh tế học Picara
Edmod đã định nghĩa “du lịch là tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó
khơng chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do
khách chỉ ra và của những khách vãng lai đến với một túii tiền đầy, tiêu dùng
trực tiếp (trước hết trong khách sạn) và gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm
thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”.
Trong giáo trình Thống kê du lịch, tác giả Nguyễn Cao Thường và Tụ
Đăng Hải cho rằng “du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ
phục vụ nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi hoặc cũng kết hợp với các hoạt
động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Năm 1963, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma (Ý), các
nhà khoa học tham gia đã thống nhất đưa ra một định nghĩa có tính quốc tế về du
lịch và về sau được Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) chính thức thơng qua là “du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thểở bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họđến lưu
trú không phải là nơi làm việc của họ”
Đến năm 1991, tại Hội thảo quốc tế về lữ hành và thống kê du lịch, WTO
đã đưa ra thêm một định nghĩa về du lịch, theo đó “du lịch được hiểu là hoạt
động của con người đi tới một điểm ở bên ngồi mơi trường sống thường xun
của mình trong một thời gian nhất định và chuyến đi đó của họ khơng nhằm mục
đích kiếm tiền tại nơi họ đến tham quan”.
Theo quan điểm của học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt nam thì
khái niệm du lịch được hiểu theo hai nghĩa riêng biệt:


9


Nghĩa thứ nhất “du lịch được coi là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích
cực của con người ngồi nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa nghệ thuật...”
Nghĩa thứ hai “du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu
quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và
văn hố dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình u đất nước; đối với người
nước ngồi là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực
kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; cụ thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hố
và dịch vụ tại chỗ”.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp
phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay có khơng ít người trong đó
có cả những cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành du lịch, coi du lịch
đơn giản là một ngành kinh tế và mục tiêu quan trọng hàng đầu của du lịch là
phải đem lại hiệu quả kinh tế cao và như vậy đồng nghĩa với việc tận dụng triệt
để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh du lịch. Người ta đã quên
rằng “du lịch là một hiện tượng xã hội sâu sắc, nó góp phần nâng cao dân trí và
phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lịng u nước, tính đồn kết...” do vậy
tồn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển.
Luật Du lịch được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp
thứ 7 thơng qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 đã xác
định du lịch là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Khái niệm này cùng với định nghĩa nêu trong Từ điển Bách khoa tồn thư
Việt Nam có thể được coi là hai định nghĩa chính thức của Việt Nam về hoạt
động du lịch.

1.1.1.2. Du lịch nông thôn
Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt. Nói một
cách khác, phát triển du lịch ln gắn liền với việc khai thác các giá trị tài

10


nguyên du lịch. Dựa vào việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch ở các vùng
địa lý đặc thù khác nhau, du lịch có thể là du lịch biển (chủ yếu dựa vào tài
nguyên biển như các bãi biển, các hệ sinh thái biển, v.v.), du lịch núi (chủ yếu
dựa vào tài ngun núi nhưđịa hình, khí hậu, các hệ sinh thái núi điển hình, v.v.);
dựa vào việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch ở các lãnh thổ có hình thái
tổ chức xã hội khác nhau, du lịch có thể là du lịch thành phố/đơ thị (với nhiều
loại hình du lịch đặc trưng như du lịch MICE, du lịch mua sắm, v.v.), du lịch
nông thôn (với nhiều loại hình du lịch đặc trưng như du lịch làng nghề, du lịch
nông trang, du lịch ở tại nhà dân , v.v. ); dựa vào việc khai thác các giá trị tài
nguyên để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau, du lịch lúc này có thể là
du lịch nghỉ dưỡng (có thể ở vùng biển, vùng núi, vùng nông thôn, v.v.), du lịch
thăm quan, du lịch lễ hội, v.v. Như vậy có thể thấy du lịch nông thôn là hoạt
động du lịch được tổ chức phát triển ở địa bàn nông thôn trên cơ sở khai thác
các giá trị tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) nhằm thoả mãn nhu cầu đa
dạng của du khách.
Du lịch nông thôn đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới và có những
cách thức, hình thức tổ chức khác nhau. Ở một số nước, chính phủ hoặc tổ chức
nghề nghiệp (hợp tác xã) là chủ đầu tư chủ yếu, trong khi có nước chủ đầu tư chủ
yếu lại là các doanh nghiệp tư nhân. Ở Indonesia, du lịch nông thôn phát triển
chủ yếu ở các khu vực đồn điền thuộc Sumatra và Java, khách du lịch ở khách
sạn quanh đó và chỉ đến thăm quan các trang trại để quan sát, tìm hiểu các hoạt
động hoặc tham gia các hoạt động sản xuất như trồng lúa, cạo mủ cao su. Ở Nhật
Bản, Australia du lịch nông thôn phát triển phổ biến nhất là ở các trang trại, nơi

du khách có thể thăm quan cuộc sống, hoạt động sản xuất nơng nghiệp của người
dân và có thể tạn hưởng các dịch vụ lưu trú và ăn uống. Ở Hàn Quốc, du lịch
trang trại thường do nhóm cộng đồng gồm một số gia đình liên kết với nhau tổ
chức và điều hành; khách du lịch có thểở ngay tại những gia đình này và tham
gia vào các hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Ở Malaysia, chính phủ cung cấp
phần lớn tài chính cho hơn 30 trung tâm du lịch nông thôn, các trung tâm này

11


được lập ra phục vụ hoạt động giáo dục và giải trí. Pháp là một ví dụ điển hình
phát triển du lịch nơng thơn ở châu Âu, theo đó cắm trại và nhà lưu động làm chỗ
nghỉ là cách thức phổ biến nhất ở nông thôn. Nhiều trại và nhà lưu động dựng
ngay trên các trang trại, nhiều nông dân còn dựng sẵn các khu cắm trại trên trang
trại của mình.
Loại hình du lịch nơng thơn mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần
đây, tuy nhiên khái niệm du lich
̣ nông thôn vẫn chưa được nhắc tới trong các văn
bản pháp lý . Ở Việt Nam du lich
̣ nông thôn với nhiều tên go ̣i khác nhau . Ví du ̣
:“Du lich
̣ trang tra ̣i ”,“Du lich
̣ nơng tra ̣i” , “Du lich
̣ nông nghiệp” , “Du lich
̣ đồng
quê”, “Du lich
̣ miệt vườn” , “Du lich
̣ sông nước” , “Du lich
̣ làng bản” , “Du lich
̣

làng nghề”,“Du lich
̣ sinh thái”. Mỗi tên gọi đều phản ánh yếu tố cốt lõi ta ̣o ra đặc
trưng của từng thể loa ̣i du lich
̣ trong hin
̣ nông thôn . Như vậy, Du
̀ h thức du lich
lịch nông thôn là tập hợp nhiều loại du lịch, dựa trên sự khác biệt của tài nguyên
thiên nhiên, nhân văn ở vùng nông thôn để thu hút du khách. Sự khác biệt về
cảnh quan, lối sống và những sản vật vùng nơng thơn sẽ góp phần tạo nên sự
khác biệt của sản phẩm du lịch nông thôn Các thành phần này nếu được khai thác
một cách hợp lý để phát triển sản phẩm du lịch sẽ tạo ra sự hấp dẫn rất riêng góp
phần đáp ứng nhu cầu trải nghiệm vùng nông thôn của khách du lịch.
1.1.1.3. Du lịch làng quê
Lũy tre làng, rặng nhãn bờ sơng, đồng lúa thẳng cánh cị bay, lối sống làng
quê mộc mạc cùng tiếng hát chèo hôm sớm nơi sân đình đã làm nên hồn quê sâu
lắng ở vùng châu thổ sông Hồng. Các làng quê thuần Việt chứa đựng giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc chính là nơi ẩn chứa tiềm năng phát triển du lịch
làng quê, một hướng phát triển bền vững mà không tốn nhiều công sức cũng như
tiền của đầu tư. Du lịch làng quê chính là nơi chuyển tải cái hồn, cái cốt cách
đậm chất truyền thống của người Việt đến với du khách: Một đêm chèo văn/Một
bát nước chè xanh/Một vũng nước trâu đằm/Nơi ấy tình ta chảy suốt trăm năm…
Hiện nay cịn có sự nhầm lẫn giữa du lịch nơng thơn với du lịch làng q vì
trong thực tế khi đề cập đến khái niệm du lịch nông thôn, nhiều người đã đồng

12


nhất với du lịch làng quê. Mặc dù hiện còn những điểm chưa thống nhất, tuy
nhiên đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng về bản chất du lịch nông thôn khác
với du lịch làng quê ở chỗ du lịch làng quê chỉ là một hình thức (mặc dù rất đặc

trưng) của du lịch nơng thơn.
Điều này có thể được lý giải là du lịch làng quê chỉ có thể phát triển ở vùng
nơng thơn và vì vậy được xem là một phần (mặc dù rất quan trọng) của du lịch
nông thôn. Du lịch làng quê khác với một số hình thức du lịch nơng thơn khác ở
chỗ du lịch làng quê được phát triển chủ yếu dựa vào việc khai thác những giá trị
tài nguyên du lịch tiêu biểu nhất của vùng nông thôn, đặc biệt là các giá trị văn
hoá truyền thống vật thể và phi vật thể. Những hình thức du lịch nơng thơn khác
như du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, v.v. thậm chí du lịch
biển diễn ra ở vùng nơng thơn vẫn có thể phát triển, miễn là những tài ngun du
lịch mà dựa vào đó những hình thức du lịch này phát triển là ở trên địa bàn nông
thôn và được khai thác để phát triển du lịch.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được Thủ tướng Chính Phủ phê
duyệt đã xác định phát triển du lịch văn hoá là một trong 2 định hướng ưu tiên
bên cạnh du lịch sinh thái. Để phát triển du lịch văn hố, việc khai thác có hiệu
quả những tài ngun du lịch nhân văn đặc sắc là yếu tố quyết định.
Một trong những tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc, mang đậm bản sắc
dân tộc là các làng quê Việt Nam, nơi còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá
truyền thống. Thời gian qua, phát triển du lịch nơng thơn nói chung, du lịch làng
q nói riêng trên cơ sở điều tra đánh giá có hệ thống và khai thác những giá trị
tài nguyên du lịch đặc biệt này còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm du lịch nông
thôn được xây dựng trên cơ sở các giá trị văn hố làng q Việt Nam cịn đơn
điệu, chưa có sức cạnh tranh cao, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của du lịch
Việt Nam. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là cho đến
nay chưa có nghiên cứu có hệ thống nào về vấn đề này bao gồm cả những vấn đề
lý luận và thực tiễn.
Phát triển du lịch làng quê nói riêng, du lịch nơng thơn nói chung ở vùng
Đồng bằng Sơng Hồng giáp Hà Nội cũng khơng nằm ngồi ý nghĩa này.

13



Như vậy có thể thấy, phát triển du lịch làng q – một hình thức du lịch
nơng thơn đặc trưng, những giá trị tài nguyên du lịch về văn hoá truyền thống,
cảnh quan làng quê cần được ưu tiên đánh giá khai thác.
1.1.2. Biểu hiện và các nguyên tắc phát triển du lịch làng quê
 Du lịch làng quê có thể được nhận nhận biết thông qua một số biểu hiện
chủ yếu sau đây:
Một là: Du lịch làng quê được tổ chức ở vùng nơng thơn nơi có nhiều giá
trị tài nguyên du lịch, đặc biệt là những giá trị tài nguyên mang đậm bản sắc làng
quê Việt.
Hai là: Du lịch làng quê thường cung cấp cho khách du lịch những trải
nghiệm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt truyền thống
mang đậm chất quê của cộng đồng địa phương. Những trải nghiệm cụ thể mà
khách du lịch có thể có được thơng qua Du lịch làng quê là những cách thức
trồng trọt, thu hái và đánh bắt thủy hải sản, chế biến các món ăn, loại bánh, các
sản phẩm tiêu dùng ở vùng nông thôn… bằng các công cụ thủ công truyền thống
của cộng đồng. Thông qua các hoạt động này, khách du lịch vừa thỏa mãn được
nhu cầu hiểu biết vừa nâng cao nhận thức và các kinh nghiệm của mình đối với
các hoạt động sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, trong q trình du lịch tại các
vùng làng quê. Vì vậy, trong du lịch làng quê, khách du lịch sẽ có cơ hội trực tiếp
tham gia vào các hoạt động cùng với những người dân địa phương là một hoạt
động phổ biến và là một tiêu thức quan trọng để đánh giá và xác định du lịch làng
quê
Ba là: Du lịch làng quê được tổ chức trên cơ sở khách du lịch tiêu dùng các
dịch vụ do chính những người dân địa phương cung cấp. Du lịch làng quê đươc
tổ chức thực hiện tại các làng quê. Chủ thể cung cấp các dịch vụ này là các hộ gia
đình nơng dân và các cá nhân nông dân tham gia. Các hộ nông dân địa phương
trực tiếp cung cấp dịch vụ lưu trú, du khách được sống cùng với các gia đình để
hiểu được lối sống của người dân địa phương. Các bữa ăn của du khách cũng
được chế biến bằng các nguyên liệu do chính người dân địa phương sản xuất ra,

các mặt hàng lưu niệm cũng do nghề thủ công truyền thống của địa phương sản

14


xuất… Tuy nhiên, các dịch vụ cung cấp ở đây khơng địi hỏi cao về chất lượng
và điều kiện cũng như cách thức, phương thức cung cấp… như đối với các dịch
vụ tại khách sạn nhà hàng sang trọng. Khách hàng chấp nhận những các thức
cung cấp dịch vụ đơn giản, tiện lợi và gần gũi với cuộc sống của người dân địa
phương. Người dân địa phương sẽ là chủ thể rất quan trọng trong việc giới thiệu
với khách du lịch muốn tìm hiểu về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống
của địa phương như: các lễ hội, các phương thức canh tác, các đặc điểm sinh hoạt
gia đình và văn hóa ẩm thực với các món ăn truyền thống và các thức chế biến
đặc thù… mà không cần phải qua một khâu trung gian là các doanh nghiệp dịch
vụ khách sạn nhà hàng khác. Đó là mơ hình du lịch hữu hiệu nhất để du khách
hòa nhập vào các hoạt động để hiểu truyền thống, phong tục tập quán của người
dân địa phương và lối sống của họ. Tiêu chí này rất quan trọng trong việc xác
định các hoạt động của du lịch làng quê với các loại hình du lịch khác
Bốn là: Du lịch làng quê được tổ chức để khách du lịch có cơ hội giao lưu
với người dân địa phương. Trong quá trình tham gia hoạt du lịch làng quê như:
tham gia các hoạt động văn hóa lễ hội, sinh hoạt trong mơi trường làng quê với
các loại hình nhà nghỉ gia đình, các bữa ăn gia đình, tham gia cùng các thành
viên của các hộ gia đình trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, hoặc các hoạt
động khác, khách du lịch và người dân địa phương có những khoảng thời gian
cùng làm việc, học hỏi và có điều kiện tiếp xúc giao lưu. Thực tế, du lịch làng
quê không chỉ đơn giản là hoạt động tham quan thưởng ngoạn như các loại du
lịch khác, mà du khách vừa có thể tham quan thưởng ngoạn cảnh đẹp làng quê
vừa giao lưu trực tiếp với người dân địa phương để tìm hiểu phong tục tập quán,
kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, chế tác, văn nghệ dân gian… Do đó đây là tiêu chí
khơng thể thiếu trong du lịch làng quê

Năm là: Du lịch làng quê được tổ chức trên cơ sở khách du lịch sử dụng các
giá trị tài nguyên du lịch, đặc biệt là các giá trị cảnh quan vùng làng quê để thực
hiện các hoạt động theo sở thích. Ngồi những hoạt động tham gia cùng với
người dân địa phương, khách du lịch cũng có những hoạt động giải trí thưởng
ngoạn cho riêng mình như các hoạt động thư giãn, tản bộ chiêm ngưỡng cảnh

15


quan thơn xóm (cây đa, bến nước, mái đình), làng mạc, cổng làng, cảnh quan
nông nghiệp, câu cá, soi ếch… những hoạt động này đem lại cho du khách những
thỏa mãn về nhu cầu cá nhân
 Việc phát triển du lịch làng quê cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, bảo đảm tính cơng bằng cho các chủ thể tham gia. Phải đảm bảo
tính cơng bằng cho tất cả mọi người dân đã tham gia nhằm tạo lòng tin của người
dân. Có như thế thì mới có sự kết hợp bền chặt với người dân và như thế mới có
được sự phát triển lâu dài.
- Thứ hai, đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực của
từng địa phương. Đây là tiêu chí khá quan trọng bởi chỉ khi có lợi ích thì người
dân cũng như chính quyền địa phương mới tích cực tham gia vào loại hình du
lịch làng quê. Và khi người dân nhận thức được vai trò và quyền lợi của họ thì họ
sẽ nỗ lực hết mình cùng địa phương phát triển loại hình du lịch này.
- Thứ ba, bảo tồn phát huy vốn di sản và bảo vệ mơi trường. Khơng chỉ loại
hình du lịch làng q mà tất cả các loại hình du lịch khác đều cần có những đóng
góp cho bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển du lịch bền
vững, đem lại hiệu quả cho hiện tại mà cịn cho tương lai.
- Thứ tư, ln đổi mới và tạo sự khác biệt và tăng cường mối liên kết theo
chiều dọc (theo ngành, chuỗi cung ứng dịch vụ) và chiều ngang (theo lãnh thổ)
để làm phong phú thêm sản phẩm, qua đó tăng tính hấp dẫn để khách du lịch có
thể quay trở lại nhiều lần. Ngồi ra cần phải tạo ra sự khác biệt với các điểm du

lịch khác để tạo nên sự tò mò, hấp dẫn đối với du khách.
- Thứ năm, giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh trong lịng du khách. Đây là
ngun tắc cuối cùng nhưng cũng là nguyên tắc quan trọng nhất. Bởi du lịch làng
quê gắn liền với sự tìm hiểu bản sắc địa phương nơi khách đến, nếu không biết
giữ gìn thì khơng thể phát triển được loại hình du lịch này.

16


1.1.3.

Những yếu tố tác động đến phát triển du lịch làng quê

1.1.3.1. Tài nguyên du lịch làng quê
Hoạt động du lịch làng quê được hình thành và phát triển gắn với các tài
nguyên, đây là điều kiện tiên quyết để tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách.
Nguồn tài nguyên này được chia thành 3 nhóm:
Cảnh quan: cảnh quan thơn xóm gắn với thiên nhiên, bao gồm các yếu tố
nhân văn như kiến trúc, kết cấu, các yếu tố đặc trưng của thơn xóm, cùng với các
yếu tố tự nhiên sẵn có, các sản phẩm nội tại của hoạt động sản xuất, canh tác của
người dân.
Có thể chia thành 3 dạng cảnh quan như sau:
- Dạng cảnh quan nông nghiệp: là đồng lúa, cánh đồng hoa màu hay
trang trại chăn nI gia cầm, gia súc. Bên cạnh đó có thể kể đến cảnh quan
làng xã, với hình ảnh quen thuộc như cây đa, giếng nước, sân đình…với lối
kiến trúc truyền thống.
- Cảnh quan ngư nghiệp: là làng chài, với công cụ đi biển là thuyền, ghe,
lưới…hoặc các trang trại nuôi trồng hải sản như tôm, cua, cá…
- Cảnh quan lâm nghiệp: là cảnh quan rừng, tại các vườn quốc gia, khu dự
trữ sinh quyển nằm tại một vùng nông thơn nào đó. Nguồn tài ngun tự nhiên ở

đây rất phong phú như: các loài động thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu…Đây
là những yếu tố thu hút du khách.
Phong tục tập quán: có thể gọi nhóm tài nguyên này là tài nguyên nhân văn.
Bao gồm các lễ hội, phương thức và không gian sống, đặc điểm sinh hoạt, văn
hố ẩm thực của vùng làng q sản xuất nơng nghiệp, ngư nghiệp hay lâm
nghiệp…Đối với nhóm tài nguyên này dường như được bảo tồn trong các gia
đình nơng dân và có giá trị thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch.
Hoạt động canh tác, thu hoạch: là cách thức trồng cấy, thu hái hay cách
thức chăm sóc và chăn nuôi gia cầm, gia súc; hoạt động nụôi trồng và đánh bắt
thuỷ hải sản; hoạt động tại các vùng nông thôn mà hoạt động sản xuất nông

17


nghiệp là chủ yếu. Vùng hoạt động sản xuất ngư nghiệp thì hoạt động chính ở
đây là cách thức bắt các nguồn lợi từ biển hoặc cách chăn nuôi thuỷ hải sản. Đối
với vùng quê mà hoạt động lâm nghiệp chiếm ưu thế thì tài nguyên của hoạt
động sản xuất chính là cách thức chăm sóc và khai thác tài nguyên rừng sao cho
phù hợp mà không làm tổn hại đến mơi trường tự nhiên.
Các hoạt động này có giá trị cho việc tạo cho du khách có được sự trải
nghiệm, thoả mãn nhu cầu hiểu biết và tò mò của du khách trong quá trình tham
gia vào hoạt động sản xuất tại các làng quê.
1.1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng
Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch
trước tiên là vấn đề trang bị tiện nghi ở nơi du lịch, việc xây dựng và duy trì cơ
sở vật chất kỹ thuật cần thiết…Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch
và cơ sở hạ tầng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật để
thoả mãn nhu câu thường ngày của khách du lịch như: khách sạn, tiệm ăn,
phương tiện giao thông, các khu nhà giải trí, cửa hàng, cơng viên, đường sá trong

khu du lịch, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện…Cơ sở vật chất kỹ thuật cịn
gồm tất cả những cơng trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của
mình.
Cơ sở hạ tầng là những phương tiện vật chất không phải do tổ chức du lịch
xây dựng nên mà của xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng,
đường sắt, công viên. Cơ sở hạ tầng được xây dựng để phục vụ nhân dân địa
phương, phục vụ khách du lịch đến thăm điểm du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan
trọng đặc biệt, nó quyết định chất lượng phục vụ du lịch.
Cũng như du lịch thuần tuý, cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đến sự
phát triển du lịch làng q, vì nó liên quan đến sự sẵn sàng đón tiếp du khách của
điểm du lịch.
Để phục vụ tốt mục đích kinh doanh, cơ sở vật chất- kỹ thuật đều phải đáp
ứng được những nhu cầu nhất định. Với đặc trưng này, hệ thống cơ sở vật chất

18


kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản về mức độ tiện nghi, thẩm mỹ, vệ sinh
và mức độ an toàn. Tuy nhiên, do đặc thù của du lịch làng quê, yêu cầu cơ sở vật
chất kỹ thuật và hạ tầng của du khách có khác biệt so với loại hình du lịch khác.
Yêu cầu về lưu trú: Có thể xác định 2 hình thức lưu trú cơ bản của du
khách: tại khách sạn và tại nhà dân (homestay). Nếu lưu trú tại khách sạn, du
khách sẽ không quá bận tâm về các dịch vụ tối thiểu như ăn, ở. Còn nếu ở tại nhà
dân cũng cần phải có các tiêu chí lựa chọn khi đưa du khách ngủ lại. Theo nghiên
cứu cho thấy, đối tượng khách quốc tế tham gia du lịch làng quê hầu như không
ngủ nhà dân ma chỉ ghé thăm. Lý do đơn giản là mức độ vệ sinh của các hộ gia
đình cịn kém. Đây cũng là một hạn chế khiến cho sản phẩm du lịch làng quê ở
Việt Nam chưa có sức hấp dẫn du khách
Yêu cầu về ăn uống: Khi tham gia du lịch làng quê, du khách có nhu cầu
được thưởng thức ẩm thực đặc trưng của vùng/ miền, đây cũng là nhân tố thu hút

và hấp dẫn du khách.
Yêu cầu về vận chuyển: Du khách sẽ thích thú được trải nghiệm trên những
phương tiện vận chuyển hàng ngày mà người dân địa phương sử dụng. Có thể liệt
kê các phương tiện vận chuyể tại các vùng quê là: xe bị, xe trâu, thuyền,
ghe…Đây cũng có thể coi như một nguồn tài nguyên hấp dẫn du khách tham gia
vào loại hình du lịch làng quê.
Về cung ứng các dịch vụ khác: Nói chung du khách tham gia loại hình du
lịch này khơng có u cầu nhiều về dịch vụ bổ sung. Lý do là bởi, hầu hết các đối
tượng khi đã tham gia vào loại hình này đều đặt lợi ích của bản thân mình sau
những tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hoá bản địa.
1.1.3.3. Sự tham gia của các đối tác trong hoạt động du lịch
Khi nói về du lịch làng quê, ngoài sự thống nhất về khu vực lãnh thổ nơi
diễn ra hoạt động du lịch, khái niệm này thường đề cập đến những loại hình/ sản
phẩm du lịch được phát triển dựa tren những giá trị tài nguyên du lịch khá đặc
thù ở làng quê như các giá trị cảnh quan, văn hoá truyền thống làng quê, làng
nghề, v.v.

19


Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã
hội hố cao, vì vậy các đối tác tham gia hoạt động phát triển du lịch, trong đó bao
gồm cả du lịch làng quê là khá đa dạng. Để có thể xác định đầy đủ và có tính hệ
thống về các đối tác tham gia hoạt động du lịch cần được xem xét từ mối quan hệ
cung-cầu, mối quan hệ nền tảng của ngành kinh tế trong cơ chế thị trường.
Các đối tác tham gia hoạt động du lịch từ góc độ cung du lịch: Các đối tác
này là những chủ thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình khai thác tài
nguyên, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu đa dạng
của du khách cũng như xây dựng môi trường để thực hiện quá trình này (ví dụ:
xây dựng chính sách; hỗ trợ tư vấ, v.v). Các đối tác chủ yếu ở đây bao gồm:

- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: bao gồm các nhà quản lý nhà nước
về du lịch ở trung ương và địa phương.
Vai trò chủ yếu của đối tác này đối với phát triển du lịch làng quê là hoạch
định chính sách, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho du lịch làng
quê phát triển.Vai trị này rất quan trọng bởi nó tạo nền tảng cho du lịch làng quê
phát triển, đặc biệt trong bối cảnh vùng nơng thơn hiện đang cịn nhiều khó khăn;
khả năng thu hút đầu tư cho phát triển du lịch làng q cịn nhiều hạn chế. Bên
cạnh đó, đối tác này cũng sẽ thực hiện chức năng giám sát, quản lý đối với các
hoạt động phát triển của du lịch làng quê, đảm bảo những hoạt động này phù hợp
với những quy định hiện hành của nhà nước không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà
còn những lĩnh vực khác mà hoạt động phát triển du lịch làng quê có khả năng
gây ra những tác động như tài nguyên, mơi trường, văn hố, xã hội, v.v.. Hơn
nữa, vai trị của đối tác này còn được thể hiện ở trách nhiệm tạo dựng hình ảnh
của du lịch làng quê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nói một cách khác cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xúc
tiến điểm đến của du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch làng quê, để thu hút
khách du lịch quốc tế.
- Các cơ quan/ tổ chức tư vấn phát triển du lịch: bao gồm các tổ chức ( viện,
trường, v.v) nghiên cứu, tư vấn, các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch ( tài

20


nguyên du lịch, môi trường du lịch, thị trường sản phẩm du lịch, đầu tư du lịch, v.v),
quy hoạch phát triển du lịch, v.v. Các tổ chức này có thể là tổ chức nhà nước, tư
nhân hoặc phi chính phủ.
Đối tác này có vai trị quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch làng
quê bởi những đối tác này giúp cụ thể hố các chính sách, định hướng phát triển
thông qua việc xây dựng các đề án/ dự án quy hoạch, phát triển các sản phẩm du
lịch làng quê và tiếp cận thị trường. Ngoài ra, các cơ quan/ tổ chức tư vấn còn

thực hiện các nghiên cứu, đánh giá các giá trị tài nguyên, thực trạng môi trường
và tác đồng môi trường cho từng phương án phát triển du lịch làng quê trên
những địa bàn cụ thể, góp phần đảm bảo phát triển du lịch làng quê bền vững.
Đây là những vấn đề mà các đối tác tham gia khác ít có năng lực đề thực hiện.
- Các doanh nghiệp du lịch: có thể là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
tư nhân hoặc doanh nghiệp cổ phần/ liên doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch
như lưu trú, lữ hành, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ có liên quan khác.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, doanh nghiệp du lịch có thể là doanh nghiệp liên
doanh/ cổ phần với đối tác nước ngoài hoặc 100%vốn nước ngoài theo những
điều khoản mà Việt Nam cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới
(WTO)
Đây là đối tác quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển các sản phẩm du
lịch làng quê, cung cấp các dịch vụ du lịch làng quê có liên quan nhằm thoả mãn
nhu cầu đa dạng của du khách. Tất nhiên việc xây dựng, phát triển các sản phẩm
và các dịch vụ có liên quan sẽ được dựa trên kết quả hoạt động của các đối tác đã
phân tích trên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp du lịch có vai trị đặc biệt quan trọng
trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch làng quê nói riêng bởi đối tác
này trực tiếp tham gia vào quá trình cung các sản phẩm du lịch làng quê cụ thể.
Các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, ngoài vai trị như
những doanh nghiệp khác, cịn có vai trị chuyển tải những kinh nghiệm nước
ngoài vào hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nói chung, từng vùng miền và địa
phương nói riêng. Đây là vai trị có ý nghĩa đối với phát triển du lịch làng quê,

21


đặc biệt trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang hội nhập ngày một đầy đủ hơn với
du lịch khu vực và thế giới.
- Các chủ sở hữu/ chủ quản lý tài nguyên du lịch: là các tổ chức, cá nhân có
quyền quản lý hoặc sở hữu các tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự

nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn (vật thể và phi vật thể). Trong thực tế có
những dạng tài nguyên rất có giá trị, hấp dẫn khách du lịch như các sinh hoạt văn
hoá (hoặc đời sống) truyền thống, các lễ hội truyền thống, v.v. do cộng đồng tự
quản lý ( theo nghĩa duy trì và phát triển).
Tính đa dạng của các tài nguyên du lịch cho thấy sự đa dạng của các đối tác
chủ sở hữu/ chủ quản lý tài nguyên du lịch.Vai trò của các đối tác này rất quan
trọng từ góc độ bảo tồn những giá trị tài nguyên, tạo điều kiện cho sự phát triển
du lịch làng quê lâu dài và bền vững. Quan điểm và mức độ hợp tác của các đối
tác này với các doanh nghiệp du lịch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và chất
lượng các sản phẩm du lịch làng quê được tạo ra và như vậy sẽ ảnh hưởng toàn
cục đến hoạt động phát triển du lịch làng quê.
Hiện nay còn tồn tại những mâu thuẫn/ xung đột trong hoạt động phát triển
du lịch nói chung, phát triển du lịch làng quê nói riêng từ góc độ khai thác và bảo
tồn các giá trị tài nguyên du lịch. Những xung đột này hiện cịn tồn tại ở cả tầm
vĩ mơ và vi mô và ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch. Chính vì vậy, vai
trị của những chủ thể này là rất quan trọng và cần được quan tâm thoả đáng
trong quá trình hoạt động phát triển du lịch làng quê ở bất cứ quy mô nào.
1.1.3.4.

Các đối tác tham gia hoạt động du lịch từ góc độ cầu du lịch:

Khách du lịch là đối tác tham gia hoạt động du lịch với tư cách là những
người tiêu thụ sản phẩm du lịch tại những nơi những sản phẩm này được xây
dựng và bán. Điều 34, Luật Du lịch đã xác định rõ khách du lich bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch;
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

22



Vai trị chính của khách du lịch là tiêu thụ các sản phẩm du lịch được tạo ra
phù hợp với nhu cầu của bản thân mình. Với vai trị này, có thể khẳng định du
lịch nói chung, du lịch nơng thơn nói riêng khơng thể tồn tại nếu thiếu sự tham
gia của đối tác này. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng cần được đề cập bên cạnh
vai trò trên là vai trò phản biện đối với các sản phẩm và các dịch vụ bổ sung có
liên quan được tạo ra trong quá trình hoạt động phát triển du lịch làng quê. Nếu
thiếu sự phản biện của đối tác này, các sản phẩm du lịch và các dịch vụ có liên
quan khác khơng thể hồn thiện và tiệm cận với nhu cầu của thị trường và vì vậy,
sẽ khơng thể phát triển được như mong muốn. Nói một cách khác, khách du lịch
có vai trị quan trọng trong việc góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch làng quê
bền vững thơng qua vai trị phản biện của minh.
Các đối tác có liên quan tham gia vào hoạt động du lịch
Ngồi 2 nhóm đối tác chính tham gia hoạt động du lịch nêu trên, một số đối
tác có liên quan đó là:
- Các cơ quan quản lý nhà nứơc ở các lĩnh vực có liên quan đến phát triển
du lịch như giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nơng thơn, tài ngun
và mơi trường, văn hố, v.v.
Hoạt động du lịch sẽ không thế phát triển nếu thiếu sự tham gia của các đối
tác có liên quan như giao thơng vận tảI, bưu chính viễn thơng, ngân hàng, bảo
hiểm, v.v. Vai trò của các đối tác này lại càng trở nên quan trọng đối với hoạt
động phát triển du lịch làng quê bởi đây là địa bàn còn nhiều hạn chế, khó khăn
trong phát triển.
- Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Chương
trình phát triển của Liên Hơp Quốc ( UNDP), v.v
Hoạt động du lịch không thể thiếu sự hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm
của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO).
Điều này là thực tế bởi hoạt động phát triển du lịch khơng thể bó trong một quốc
gia, một vùng mà hoạt động này ln có tính liên vùng, liên quốc gia. Điều này

sẽ còn ý nghĩa hơn khi du lịch Việt Nam đang hội nhập đầy đủ hơn với khu vực

23


×