Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) so sánh dân ca của người nùng ở lạng sơn (việt nam) và người choang ở quảng tây (trung quốc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

YANG DONG MEI
(Dương Đông Mị)

SO SÁNH DÂN CA CỦA NGƢỜI NÙNG Ở LẠNG SƠN (VIỆT NAM)
VÀ NGƢỜI CHOANG Ở QUẢNG TÂY (TRUNG QUỐC)

LUẬN VĂN THẠC SĨVIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

YANG DONG MEI
(Dương Đông Mị)

SO SÁNH DÂN CA CỦA NGƢỜI NÙNG Ở LẠNG SƠN (VIỆT NAM)
VÀ NGƢỜI CHOANG Ở QUẢNG TÂY (TRUNG QUỐC)

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số : 60220113

LUẬN VĂN THẠC SĨVIỆT NAM HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Bích Lan

Hà Nội - 2019




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích của luận văn .................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 3
6. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 4
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀGIỚI
THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 5
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam ..................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc................................................. 7
1.1.3. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài................................................ 12
1.2. Một số khái niệm ...................................................................................... 13
1.3. Giới thiệu tộc người nghiên cứu .............................................................. 14
1.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .................................................................. 17
1.4.1. Về người Nùng ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ................................. 17
1.4.2. Về người Choang ở huyện Long Châu, khu tự trị dân tộc Choang
Quảng Tây ....................................................................................................... 18
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 20


CHƢƠNG 2.DÂN CA CỦA NGƢỜI NÙNG Ở HUYỆN CAO LỘC,TỈNH
LẠNG SƠN .................................................................................................... 23
2.1. Các thể loại dân ca ................................................................................... 23
2.2. Hình thức diễn xướng............................................................................... 32
2.3. Trường hợp diễn xướng............................................................................ 33

2.4. Xu hướng biến đổi.................................................................................... 35
2.5. Thực trạng bảo tồn và phát huy................................................................ 39
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 42
CHƢƠNG 3.DÂN CA CỦA NGƢỜI CHOANG Ở HUYỆN LONG
CHÂU KHU TỰ TRỊ DÂN TỘC CHOANG QUẢNG TÂY .................... 44
3.1

Các thể loại dân ca ................................................................................. 44

3.2

Hình thức diễn xướng ............................................................................ 53

3.3

Trường hợp diễn xướng ......................................................................... 53

3.4

Xu hướng biến đổi ................................................................................. 57

3.5

Thực trạng bảo tồn và phát huy ............................................................. 62

Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 68
CHƢƠNG 4.MỘT VÀI SO SÁNH VỀ DÂN CA CỦA NGƢỜI NÙNG Ở
TỈNH LẠNG SƠN VÀ NGƢỜI CHOANG Ở KHU TỰ TRỊ DÂN TỘC
CHOANG QUẢNG TÂY ............................................................................. 71
4.1


Về thể loại dân ca .................................................................................. 71

4.2

Về hình thức diễn xướng ....................................................................... 73


4.3

Về trường hợp diễn xướng..................................................................... 74

4.4

Về xu hướng biến đổi ............................................................................ 75

4.5

Về thực trạng bảo tồn và phát huy ......................................................... 78

4.6

Một số khuyến nghị ............................................................................... 80

Tiểu kết Chương 4 ........................................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được biết đến là một quốc gia đa tộc người với nền văn hóa
thống nhất trong đa dạng. Các tộc người đã cùng sinhsống, gắn kết và tương
trợ lẫn nhau trong suốt q trình lịch sử. Bức tranh văn hóa Việt Nam được
kết thànhtừ những bản sắc văn hóa đặc trưng, riêng có của mỗi tộc người.
Người Nùng là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Theo số liệu từ
Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có 968.800
người, là tộc người có dân số đơng thứ 7 trong cộng đồng các dân tộc ở Việt
Nam. Hiện tại, người Nùng hiện diện ở hầu khắp các tỉnh, thành từ Bắc chí Nam,
tuy nhiên, chỉ chủ yếu tập trung tại các tỉnh như LạngSơn (314.295 người), Cao
Bằng (157.607 người), Bắc Giang (76.354 người), Hà Giang (71.338 người),
Bắc Kạn (27.505 người),…Trong văn hóa dân gian của người Nùng, dân ca là
một trong những loại hình văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của tộc người vàđược
duy trì chủ yếu với hình thức truyền miệng từ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia. Với
họ, dân ca là một phương tiện giao tiếp và biểu đạt tình cảm giữ các cá nhân
trong cộng đồng. Những bài hát dân ca thường được cất lên từ sự rung động của
con tim, thể hiện tình cảm, nỗi lịng của người hát với nhữngngười xung quanh.
Nội dung của những bài dân ca phong phú, sâu sắc và được truyền tải dưới
những hình thức nghệ thuật đa dạng.
Trung Quốc cũng là một quốc gia đa dân tộc và Choang là một dân tộc
thiểu số có dân số đơng nhất tại đây. Dân tộc này chủ yếu được phân bố
ởQuảng Tây, Quảng Đơng, Vân Nam, Q Châu và Hồ Nam, trong đó, khu tự
trị dân tộc Choang Quảng Tây là nơi cư trú tập đông nhất củangườiChoang.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền
sông. Quan hệ ngoại giao, kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai nước đã được
hình thành từ rất lâu đời. Người Choang ở Trung Quốc có quan hệ gần gũi và

1



nhiều điểm tương đồng với người Nùng ở Việt Nam.Những nghiên cứu về
loại hình dân ca của từng tộc người, Nùng hoặc Choang đã xuất hiện từ lâu ở
Việt Nam hoặc Trung Quốc. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân, trong lịch sử
nghiên cứu, các cơng trình nghiên cứu về dân ca của cả hai tộc người này từ
góc nhìn so sánh cịn rất hiếm thấy. Vì vậy, qua nghiên cứu này, chúng tôi hi
vọng sẽ không chỉ làm sáng tỏ thể loại, hình thức diễn xướng, xu hướng biến
đổi,… mà cịn đi tìm sự tương đồng cũng như khác biệt trong dân ca của dân
tộc Nùng vàChoang - nhữngdân tộc vốn có chung một nguồn gốc lịch sử,
nhưng hiện đang cư trú ở hai quốc gia khác nhau, nơi có những sự khác biệt
nhất định về bối cảnh chính trị cũng như điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội.
2. Mục đích của luận văn
Mục đích nghiên cứucủa đề tài này là nghiên cứu một cách có hệ
thốngvề dân ca của người Nùng ở Việt Nam và người Choang ở Trung Quốc,
tìm ra sự tương đồng và khác biệt. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị nhằm bảo
tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của loại hình văn hóa này ở mỗi
quốc gia, đồng thời, góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng cường tình
đồn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dân ca của người Nùng và người
Choang, bao gồm các khía cạnh như:thể loại, hình thức diễn xướng, trường
hợp diễn xướng, xu hướng biến đổi,...
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là người Nùng ở huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và người Choang ở huyện Long Châu,khu
tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
- Về thời gian:Đề tài nghiên cứu dân ca hai dân tộc Nùng và Choang
trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể, ở Việt Nam là từ khi bắt đầu công cuộc Đổi
mới đất nước (năm 1986) đến nay và ở Trung Quốc là những năm 1980 đến
2



nay – thời kỳ mà văn hóa phi vật thể của các tộc người được chú trọng bảo
tồn, kế thừa và được tạo ra những cơ hội phát triển mới.
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Đềtài dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam và Trung
Quốc về xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới, với
những cách tiếp cận cụ thể như sau:
- Tiếpcận từ góc nhìn Dân tộc học/Nhân học: Biến đổi văn hóa liên
quan đến việc lựa chọn và thực hành văn hóa của chủ thể văn hóa. Vì vậy, kết
quả nghiên cứu cũng như những đề xuất, khuyến nghị về bảo tồn và phát huy
các giá trị của loại hình dân ca ở 2 tộc người được nghiên cứu cần phải dựa
trên cơ sở là quan điểm của chủ thể văn hóa và gắn với lợi ích của họ.
- Tiếp cận liên ngành: các khía cạnh của dân ca liên quan đến điều kiện
sống, bối cảnh xã hội, quan hệ giao lưu giữa các tộc người…Trong nghiên
cứu này, mỗi nội dung nghiên cứu của đề tài đều được bám sát tình hình và
điều kiện cụ thể tại các địa phương, văn hóa của mỗi tộc người. Những đề
xuất nhằm bảo tồn dân ca nói riêng và văn hóa truyền thống của mỗi tộc
người nói chung đều dựa vào điều kiện cụ thể tại địa phương, quốc gia nơi họ
sinh sống.Vì vậy, ngồi tiếp cận dân tộc học/nhân học, nghiên cứu này còn
tiếp cận liên ngành với các lĩnh vực như: địa lý học, văn hóa học, xã hội học,
tơn giáo học...
- Tiếp cận phát triển: Văn hóa gắn liền với phát triển bền vững của mỗi
tộc người. Nghiên cứu về dân ca của các tộc người Nùng và Choang là nhằm
phát huy các yếu tố tích cực của một loại hình văn hóa truyền thống, gắn liền
với nó là mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng quan tài liệu. Đây là phương phápđầu tiên, được sử
dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, baogồm tổng quan các tài liệu đã xuất bản

3


liên quan đến dân ca của dân tộc Nùng, dân tộc Choang và thu thập các tài liệu thứ
cấp tại địa bàn nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài.
- Phương pháp điền dã dân tộc học. Đây được xem là phương pháp chủ
đạo, với các công cụ như quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
vớinhiều đối tượng, thành phần trong cộng đồng dân cư, phỏng vấn hồi cố được
áp dụng để tìm hiểu các yếu tố văn hóa truyền thống hiện khơng cịn được duy trì
trong cộng đồng dân tộc. Bên cạnh đó, các kỹ thuật chụp ảnh, bảng biểu, ghi âm...
cũng được áp dụng để bổ trợ cho những phương pháp khác.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. Từ các số liệu thu thập
được, đề tài tiến hành phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,... để đem lại
những thơng tin cần thiết cho nghiên cứu.Để tìm ra sự tương đồng và khác
biệt, đề tài tiến hành so sánh lịch đại và đồng đại về những đặc điểm, nội
dung và hình thức của loại hình dân ca giữa 2 dân tộc được nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia. Mục đích là nhằmtranh thủ ý kiến từ các
chuyên gia có kinh nghiệm nghiên cứu về văn hóa và về các tộc người được
nghiên cứu.Ngoài việc tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học,
đề tài còn thực hiện những cuộc thảo luận nhanh nhằm thu thập và tham khảo ý
kiến của các nhà quản lý địa phương ở các địa bàn được lựa chọn nghiên cứu.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục,Phụ lục, Kết luận và Tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 4 chương:
Chƣơng I.Tổng quan tình hìnhnghiên cứu và giới thiệuđịa bàn nghiên
cứu
Chƣơng II. Dân ca của người Nùng ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Chƣơng III. Dân ca của người Choang ở huyện Long Châu, khu tự trị
dân tộc Choang Quảng Tây
Chƣơng IV.Một vài so sánh về dân ca của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn

và người Choang ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây
4


CHƢƠNG 1.
TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ
GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứucủa các tác giả Việt Nam
Ở Việt Nam, dân tộc Nùng có chung nguồn gốc lịch sử với dân tộc
Tày,nên đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu chung về văn hóa Tày Nùng.
Riêng về lĩnh vực dân ca, có thể nhắc đếnLượn cọi Tày Nùng:Sli, lượn Dân
ca trữ tình Tày Nùng của Vi Hồng (Nxb. Văn hóa, 1979); Dân ca trữ
tình/Cungvăn lược của Lê Bích Ngân sưu tầm và biên soạn (Nxb. Văn hóa
dân tộc, 1987); Sli lượn hát đơi của người Tày Nùngở Cao Bằng của Hoàng
Thị Quỳnh Nha (Nxb. Văn hóa thơng tin, 2003);... Trước đây, người Nùng và
người Tày thường chung sống, lao động sản xuất trong cùng một không gian
cư trú nhất định nên trong sinh hoạt văn hóa, họ có rất nhiều điểm tươngđồng.
Tuy nhiên, khơng ít những những đặc trưng, những nét độc đáo riêng trong
văn hóa của từng tộc người cũng được các nhà nghiên cứu tìm tịi, phân
tích.Trong những cơng trình nghiên cứu riêng về dân ca người Nùng,đáng lưu
ýlàDân ca Nùng của Mơng Ky Slay, Lê Chí Quế, Hồng Huy Phát sưu tầm,
tuyển, dịch vàbiên soạn (Nxb. Văn hóa dân tộc, 1992). Cuốn sách này tập
trung giới thiệumột phần vốn dân ca của hai nhóm địa phương dân tộc Nùng
là Nùng Cháo vàNùng Phàn Slình, trong đó có các bài đồng dao, các khúc hát
tang lễ, Cỏ Lẳu, Sli. Ngồi ra, cịn một số cơng trình sưu tập từng thể loại dân
ca của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn nhưBáo slao sli tị tp của Mã Thế Vinh
sưu tầm, biên dịch và giới thiệu (Nxb. Lao Động, 2011); Cỏ lẳu và sli Nùng
Phản Slình Lạng Sơn do Hồng San sưu tầm và Mã Thế Vinh biên dịch
(Nxb.Lao Động, 2012);Sli lớn – dân ca của người Nùng Phàn Slình – Lạng

Sơn do Hồng Tuấn Cư, Hoàng Văn Mộc sưu tầm, Lâm Xuân Đào, Hồng
Tuấn Cư dịch (Nxb. Hội nhà văn, 2016);...Những cơng trình trên đã cho thấy
5


kho tàng dân ca người Nùng khá đồ sộ về quy mô và phong phú về thể loại,
làn điệucũng như nội dung phản ánh.
Do người Nùng Việt Nam và người Choang Trung Quốc có quan hệ
chặt chẽ, nghiên cứu so sánh về hai tộc người này đã được một số học giả Việt
Nam quan tâm; trong đó phải kể đến “Một số hình thức tín ngưỡng dân gian
của người Tày, Nùng Việt Nam và người Choang Trung Quốc” của tác giả
Nguyễn Thị Yên (2004). Thông qua nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra dân tộc
Tày, Nùng ở Việt Nam và dân tộcChoang ở Trung Quốc đều thuộc nhóm ngơn
ngữ Tày-Thái. Các nhóm dân tộc này có nhiều điểm tương đồng về nguồn gốc
lịch sử, địa bàn cư trú, dẫn đến nhiều điểm tương đồng về văn hóa và phong
tục tập quán. Tác giả đã trình bày những điểm tương đồng cụ thể về tơn giáo
tín ngưỡng của hai tộc người này và phân tích nguyên nhân của sự tương
đồng đó.
Bên cạnh các cơng trình liên quan đến người Choang Trung Quốc, có
một số tài liệu đã đề cập trực tiếp đến dân ca người Choang Quảng Tây. Có
thể kể ra những nghiên cứu như: So sánh kết cấu vần luật trong ca dao của
tộc người Choang ở Trung Quốc và trong ca dao của tộc người Việt ở Việt
Namcủa tác giả Kiều Thu Hoạch dịch, Vi Thụ Quan (2005); Từ lễ hội Lồng
Tồng dân tộc Choang bàn về tết mồng Ba tháng Ba ở Việt Nam của Nguyễn
Ngọc Thơ (2008); Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao
dân tộc Tày Nùng – Lạng Sơn) của Hoàng Diệp Hằng (2013),…
Trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thơ, thông qua nghiên cứu về lễ
hội truyền thống của người Choang Quảng Tây Trung Quốc – lễ hội Long Tong,
tác giả kêu gọi sự coi trọng các hình thức văn hóa dân gian của dân tộc và kiến
nghị phục hồi lễ hội mồng Ba tháng Ba truyền thống của người Việt Nam.

Ca dao là phần lời của dân ca, là những bài thơ dân gian mang phong
cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca. Trong bài “So sánh kết cấu vần luật
trong ca dao của tộc người Choang ở Trung Quốc và trong ca dao của tộc
6


người Việt ở Việt Nam”, thông qua so sánh kết cấu vần luật trong các hình
thức ca dao của hai tộc người Choang – Việt, tác giả cho thấy kết cấu vần luật
của hai tộc người này đại thể giống nhau, và đã phân tích bối cảnh văn hóa
của sự tương đồng về vần luật trong ca dao hai dân tộc Choang – Việt. Luận
văn thạc sỹ của Hoàng Diệp Hằng “Ca dao dân tộc Choang – Quảng Tây (so
sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng – Lạng Sơn)” đã tập trung nghiên cứu ca
dao dân tộc Choang ở các khía cạnh như nguồn gốc văn hóa, nội dung và
những phương diện nghệ thuật, trong đó có sự so sánh với ca dao của dân tộc
Tày, Nùng ở Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giảTrung Quốc
Do sự tác động của các chính sách nhà nước Trung Quốc, các vấn đề về
văn hóa dân gian ngày càng được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Từ thập
kỷ 80 của thế kỷ XX, dân ca người Choang ngày càng được coi trọng trong
bối cảnh khuyến khích bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian truyền thống.
Hội nghị về dân ca người Choang lần đầu tiên được triệu tập tại Học viện Dân
tộc Quảng Tây vào năm 1984. Tình hình nghiên cứu về dân ca người Choang
cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, kể từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến
nay.Trong đó, các hướng nghiên cứu chủ yếu bao gồm: nghiên cứu về nguồn
gốc lịch sử, nghiên cứu về nội dung và hình thức, nghiên cứu về bản thể âm
nhạc, nghiên cứu về sự bảo tồn và phát huy. Trong số những cơng trình
nghiên cứu tiêu biểu, phải kể đến những bài viết được công bố trên các tạp chí
và báo chí như:
-潘其旭(



):


,壮族歌圩的起源及其发展问题的探讨;民族研究,
(Phan Kì Húc (1981),Nghiên cứu về vấn đề khởi nguyên và

phát triển của hội chợ dân ca dân tộc Choang; Nghiên cứu Dân tộc, 01 (001),
trang. 65-73).

7


-周作秋(

),谈壮歌的形式问题;广西师范学院学报 (

):

(Châu Tác Thu (1982), Thảo luận về hình thức dân ca Choang; Báo
Học viện Sư phạm Quảng Tây, 04 (004), trang. 22-29).
-黄革(

), 广西壮族民歌概略; 广西大学报



):

(Hoàng Cách (1989), Khái lược dân ca dân tộc Choang Quảng Tây;

Báo Đại học Quảng Tây, 01(016), trang. 64-72).
),论广西民歌中的“对歌”;民族艺术

-覃桂清(



):

(ĐàmQuế Thanh (1994),Thảo luận về “Đối hát” trong dân ca
Quảng Tây; Nghệ thuật Dân tộc, 03(009), trang. 127-139).
,广西壮族民歌演唱风格的探析 ;民族音乐

- 韦桂喜




(Vi Quế Hỷ (2012), Nghiên cứu và phân tích vềphong cáchdiễn

xướng của dân ca người Choang Quảng Tây; Âm nhạc Dân tộc, 2012(01),
trang. 55-57).
-张承伟(


,广西龙州壮族民歌初探;歌海,



):


(Trương Thừa Vĩ (2015), Sơ lược về dân ca người Choang Long Châu Quảng
Tây;Ca Hải, 2015(03), trang. 40-44).
-张利群(

),“壮族三月三”歌圩传统及其节庆文化品牌构建;

广西师范学院学报,



):

của (Trương Lợi Quần(2017),

Truyền thống ngày chợ hội dân ca “Mùng Ba Tháng Ba dân tộc Choang” và
việc xây dựng thương hiệu văn hóa ngày lễ; Báo Học viện Sư phạm Quảng
Tây,03(018), trang. 106-111)...
Ngồi các cơng trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chívà báo

8


chí,ngày càng nhiều học giả chọn dân ca người Choang làm đềtài nghiên cứu
cho khóa luận cử nhân, luận văn thạc sỹ,...Về luận văn Thạc sỹ, có thể kể đến:
-李伟华,壮族歌咏文化的现代转型和阐扬;广西师范大学,桂林,
(Lý Vĩ Hoa, Sự tuyên truyền và chuyển hình hiện đại của văn hóa dân
ca dân tộc Choang; Đại học Sư phạm Quảng Tây, Quế Lâm, 2006).
- 吴晓山,壮族民歌的当下境遇;广西师范大学,


(Ngơ Hiểu Sơn,

Hồn cảnh hiện nay của dân ca người Choang; Đại học Sư phạm Quảng
Tây,Quế Lâm,2007).
- 李安然,改革开放以来壮族民歌的传承与创新研究;广西师范大
学,桂林,

(Lý An Nhiên, Nghiên cứu về sáng tác và kế thừa của dân ca

người Choang từ khi bắt đầu cải cách mở cửa;Đại học Sư phạm Quảng Tây,
Quế Lâm, 2011).
- 蔡阿利 南宁市壮族歌圩文化旅游开发研究 广西师范学院 南宁,
(Thái A Lợi, Nghiên cứu về khai thác ngành du lịch văn hóa hộichợ dân
ca người Choang ở thành phố Nam Ninh; Học viện Sư phạm Quảng Tây,
Nam Ninh, 2011)…
Các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về sự bảo tồn và
phát huy của dân ca người Choang,trong đó, đáng lưu ý hơn cả là luận văn
của Thái A Lợi,khi tác giả đã phân tích được tiềm năng du lịch của hội chợdân ca
và đề xuất những giải phápđể phát triển du lịch văn hóadân tộc. Thơng qua những
cơng trình nghiên cứu trên, người đọc thấy được những triển vọng của các loại
hình văn hóa dân gian của dân tộc trong phục vụ phát triển ngành du lịch.
Trong số những cơng trình về dân ca người Choang Quảng Tây, cómột
số tác giả Trung Quốc đề cập đến cả người Nùng ở Việt Nam, tiêu biểu là một

9


số luận văn Thạc sỹ và luận án Tiến sỹ như: 黄小奕 跨境壮语研究 华中科
技大学 武汉


(Hoàng Tiểu Dịch, Nghiên cứu về tiếng Choang vượt cảnh;

Đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung, Vũ Hán, 2005); 蒲春春 壮 岱侬语熟

语比较研究 广西民族大学 南宁

(Bồ Xuân Xuân, Nghiên cứu về sự so

sánh của tục ngữ tiếng Tày Nùng và tiếng Choang,Đại học Dân tộc Quảng
Tây, Nam Ninh, 2008); 欧阳武 越南岱侬语和中国壮语南部方言语音比较

研究 广西民族大学 南宁

(Âu Dương Vũ, Nghiên cứu về ngữ âm của

phương ngữ nam bộ tiếng Choang Trung Quốc và tiếng Tày Nùng Việt Nam
từ góc nhìn so sánh, Đại học Dân tộc Quảng Tây, 2015);…Những cơng trình
trên chủ yếu nghiên cứu về ngôn ngữ của dân tộc Tày-Nùng Việt Nam và dân
tộc Choang Trung Quốc, chỉ ra những điểm tương đồng trong ngơn ngữ của
hai nhóm dân tộc này, đồng thời cho thấysự liênquan giữa tiếng Tày-Nùng với
tiếng Choang.
Một số nghiên cứu khác đã chứng minh, dân tộc Choang Quảng Tây và
dân tộc Tày, Nùng Việt Nam có quan hệ gần gũi, qua việc tìm ra khá nhiều
điểm tương đồng về tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán và văn hóa xã
hội giữa hai tộc người này. Có thể kể đến: 阮庆如 中越边境地区岱侬壮三

族原始祭祀信仰比较研究 华东师范大学 上海

(Nguyễn Khánh Như,


Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng nguyên thủy của dân tộc Choang, Tày,
Nùng ở khu vực biên giới Việt-Trung từ góc nhìn so sánh, Đại học Sư phạm
Hoa Đơng, Thượng Hải,2012); 卢越胜 中越边境地区岱 壮 侬族历史社会

文化比较研究 华东师范大学 上海

(Lư Việt Thắng, Nghiên cứu về văn

hóa xã hội lịch sử của dân tộc Choang, Nùng và Tày ở khu vực biên giới
10


Việt-Trung từ góc nhìn so sánh, Đại học Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải,
2014); 覃肖华 广西壮族与越南岱 侬族节日习俗文化研究 广西民族大学
南宁

(Đàm Tiêu Hoa, Nghiên cứu về văn hóa tập tục ngày lễ của dân

tộc Tày, Nùng Việt Nam và dân tộc Choang Trung Quốc, Đại học Dân tộc
Quảng Tây, Nam Ninh, 2016). Từ việc tìm hiểu về tín ngưỡng, lễ hội dân gian,
đối hát, gia đình hơn nhân, nhà ở và trang phục của người Nùng Việt Nam và
người Choang Trung Quốc, các nghiên cứu đã chỉ ra những điểm tương đồng
và khác biệt cũng như nguyên nhân của sự khác biệt trong các khía cạnh được
nghiên cứu ở 2 dân tộc này.Ngồi ra, khơng thể khơng nhắc tới một số cơng
trình được cơng bố trên các tạp chí chun ngành như:杨然

越南岱

依 侬 泰等民族经济和社会的现代化变革 东南亚纵横
(Dương Nhiên (2014), Sự biến đổi hiện đại hóa xã hội và kinh tế dân

tộc của các dân tộc Thái, Tày, Nùng Việt Nam, Dọc ngang Đông Nam Á,
2004 (12), trang. 36-40); 金北凤

壮族天琴弹唱和越北侬族 岱族天

琴弹唱的异同 黄河之声

(Kim Bắc Phương (2010), Những

điểm tương đồng và khác biệt của sự hát Then tộc người Tày, Nùng ở phía
Bắc Việt Nam và tộc người Choang Trung Quốc, Hoàng Hà Chi Thanh,

论例壮、岱、侬等跨国民族的认同

2010(09), trang. 22-25); 罗柳宁

状况–以广西那坡县念井村为例 广西民族研究

(La Liễu

Ninh (2010), Nghiên cứu về tình trạng đồng cảm dân tộc của các dân tộc
vượt cảnh Choang, Tày, Nùng – thực địa khảo sát tại thôn Niệm Tỉnh huyện
Na Pha Quảng Tây, Nghiên cứu Dân tộc Quảng Tây, 2010 (03), trang.
95-100); 王明富

文山州边境地区“濮侬”和越南侬族的文化认同和
11


国家认同–基于实地田野调查 文山学院学报


(Vương Minh

Phú (2012), Đồng cảm dân tộc và văn hóa của người Nùng Việt Nam và
người Pu Nơng khu biên giới châu Văn Sơn Trung Quốc – căn cứ vào sự điều
tra điền dã thực địa, Báo Học viện Văn Sơn, 25(01), trang. 29-32);...
Có thể thấy rằng, ở Trung Quốc, các vấn đề liên quan đến văn hóa của
người Choang và người Nùng đã được khá nhiều học giả quan tâm, nhưng
nghiên cứu riêng về dân ca của hai tộc người này cịn chưa nhiều, nhất là từ
góc nhìn so sánh giữa người Choang ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây
với người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn.
1.1.3.Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Kể từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay, các cơng trình nghiên cứu về
dân ca của từng tộc người, Nùng hoặc Choang đã xuất hiện khá nhiều ở Việt
Nam hoặc Trung Quốc trong bối cảnh khuyến khích bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, do có quan hệ gần gũi, các vấn đề liên
quan đến hai tộc người này cũng được khơng ít học giả quan tâm trong cùng
một nghiên cứu; trong đó, bao gồm tác giả ngồi Việt Nam và Trung Quốc.
Tạp chí Journal of Southeast Asian Studies đã công bố bài viết Người Choang,
các dân tộc ít người vùng biên giới Việt-Hoa trong triều đại nhà Tống của tác
giả Jeffrey G.Barlow (1987). Trong đó, tác giả đã đề cập đến người Choang ở
khu biên giới Việt – Trung và nguồn gốc lịch sử của các nhóm dân tộc ở khu
vực này. Tác giả cho rằng ở Việt Nam, người Choang được xác định trong
lịch sử là người Nùng. Giáo sư người Nhật Shigeyuki Tsukada cũng quan tâm
tới 2 tộc người này trong một số nghiên cứu như Sự giao lưu và quan hệ dân
tộc giữa dân tộc Nùng Việt Nam và dân tộc Choang Trung Quốc (Báo Đại học
Dân tộc Quảng Tây, 2007) và Sự giao lưu của các dân tộc Việt Nam và dân
tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc (Hội nghị Trung Quốc, 2009). Qua đó,
chỉ ra mối quan hệ, nguồn gốc lịch sử cũng như quá trình giao lưu văn hóa và


12


kinh tế giữa hai tộc người này.
1.2. Một số khái niệm
Dân ca
Dân ca là một bộ phận của văn học dân gian, được khởi nguyên và lưu
truyền trong dân gian ở một cộng đồng, một quốc gia hoặc khu vực và trở
thành văn hóa đặc biệt của họ, đa phận bài dân ca không rõ người sáng tác.
Dân ca của nhân dân lao động thông thường được lưu truyền bằng cách
truyền miệng từ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia. Nội dung chủ yếu đề cập đến
thế sự, là lời ca thán, là lời nhắc nhở, lời khuyên, lời cười nhạo, là câu châm
biếm, câu mỉa mai thói hư ở đời của một ai đó, về một sự việc nào đó. Đặc
điểm của dân ca là biểu đạt tư tưởng, tình cảm, ý chí, u cầu và nguyện vọng
của nhân dân lao động, mang tính hiện thực, là một bộ phận cấu thành quan
trọng trong các các loại hình văn hóa dân tộc. Thuật ngữ “dân ca” lần đầu
xuất hiện vào thế kỷ XIX1, được sử dụng để chỉ các loại hình âm nhạc như:
âm nhạc truyền miệng; âm nhạc của tầng lớp thấp; âm nhạc mà người sáng
tác là vô danh. Những điều này tương phản với các thể loại âm nhạc thương
mại và cổ điển.
Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, với
nhiều làn điệu từ khắp các vùng miền, các cộng đồng tộc người, với hình thức
có nhạc hoặc khơng có nhạc. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình
dân, giản dị, gần gũi với cuộc sống lao động. Các dịp để biểu diễn dân ca
thường là các dịp hội, hè, đình đám,... Ngày thường, người ta cũng hát dân ca
trong quá trình lao động sản xuất để quên đi sự mệt nhọc; cũng có khi là dịp
thể hiện tình u đơi lứa, tình cảm giữa người với người. Hát dân ca là một
trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc Nùng. Từ xa xưa, người Nùng đã coi
dân ca là phương tiện giao tiếp, lời tâm sự tỏ tình với người khác giới. Hát
dân ca là sự rung động của con tim, thể hiện tình cảm, nỗi lịng của mình với

1

/>
13


mọi người.
Dân ca Trung Quốc là một trong những thể loại của âm nhạc dân gian
dân tộc, là một nghệ thuật ca hát được sáng tác và phát triển qua truyền khẩu
trong cuộc sống thực tiễn của người dân lao động. Trong đó, dân ca người
Choang rất phát triển, bất cứ nam nữ, thiếu nhi hay người già đều thích hát.
Với họ, hát dân ca đã trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong
đời sống thường ngày.
1.3. Giới thiệu tộc ngƣời nghiên cứu
Người Nùng
Người Nùng ở Việt Namgồm các nhóm địa phương: Nùng Xuồng,
Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lịi, Nùng Phàn Slình, Nùng Cháo, Nùng Inh,
Nùng Quy Rịn, Nùng Dín,....
Ngơn ngữ, tiếng nói của người Nùng thuộc ngữ chi Tai của ngữ hệ
Tai-Kadai. Người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng (được phát triển
khoảng thế kỷ XVII) để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian. Trước đây, hầu
hết người Nùng đều không biết chữ, chỉ có những người giàu có mới được đi
học, nhưng là học chữ Hán hoặc tiếng Pháp. Hiện nay, phần lớn người Nùng
đều không biết viết chữ của dân tộc mình. Trẻ em đến trường được học chữ
Quốc ngữ của người Việt Năm 1924, tiếng Nùng lần đầu tiên được ghi theo h
ch Latinh nh linh mc ngi Phỏp Franỗois M. Savina. Viện Ngôn ngữ học
Mùa hè (Summer Institute of Linguistics) trước năm 1975 cũng có một bộ
chữ cho người Nùng Phàn Slình sống ở miền Nam Việt Nam. Ở miền Bắc
Việt Nam có thêm phương ngữ Tày-Nùng dựa trên cơ sở chữ Quốc ngữ từ
năm 19612. Văn học dân gian của người Nùng rất phong phú về nội dung và

đa dạng về thể loại. Trong đó, dân ca là một trong những loại hình văn hóa
đặc trưng, tiêu biểu của họ. Ngôi nhà truyền thống tiêu biểu cho người Nùng
là ngơi nhà sàn, lợp ngói máng, dưới gầm sàn là chuồng gia cầm, thậm chí cả
2

/>
14


gia súc. Nguyên liệu để làm nhà là gỗ, tre, ngói, là những thứ có sẵn tại chỗ.
Nguồn sống chính của người Nùng là lúa và ngô. Trồng trọt là hoạt động sinh
kế chính của người Nùng, họ kết hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với
trồng lúa cạn trên các sườn đồi. Các ngành nghề thủ công của người Nùng
cũng khá phát triển, gồm nghề dệt, nghề mộc, nghề đan lát, nghề gốm sứ.
Ngồi ra, họ cịn giữ kinh tế hái lượm và săn bắt, nhưng chỉ có vai trị bổ trợ.
Họ có quan hệ gần gũi với người Choang sống dọc biên giới với Việt - Trung.
Tại Trung Quốc, người Nùng cùng với người Tày được xếp vào dân tộc
Choang.
Người Choang
Người Choang (Zhuang) là một trong 55 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc.
Theo thống kê dân số lần thứ VI toàn quốc năm 2010, tổng dân số người
Choang là 16.926.381 người, là tộc người có dân số đông nhất trong cộng
đồng các dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Người Choangsống chủ yếu ở khu
tự trị dân tộc Choang Quảng Tây phía nam Trung Quốc. Ngồi ra, có một số
sống ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Qúy Châu và Hồ Nam.Zhuang (壮)、
Bu Zhuang (布壮) ban đầu là tên tự xưng của dân tộc Choang (Zhuang).
Trong các sử sách chữ Hán, dịch sang “撞”、“獞”, phát âm giống với “壮” và
“僮” (phát âm: Zhuang/Choang). Sau khi thành lập Trung Quốc mới, thống
nhất viết bằng “僮”. Sau đó, theo quyết định của Chính phủ thời kỳ đó và sự
đồng ý của nhân dân dân tộc Choang, năm 1965, chữ “僮” được thay bằng

chữ “壮” (phát âm giống nhau là Zhuang/Choang). Chữ “壮” có ý nghĩa mạnh

15


khỏe.Từđó đến nay, dân tộc Choang được thống nhất gọi là“壮族”3. Người
Choang có hơn 10 nhóm địa phương và có các tên tự gọi như: Bu Zhuang (布
壮, Bố Choang), Bu Nong (布侬, Bố Nùng, Pu Nong), Bu Tu (布土, Bố Thổ),
Bu Yue (布越, Bố Việt), Bu Man (布曼, Bố Man), Bu Dai (布傣, Bố Thái),
Bu Liao (布僚, Bố Lão), Bu Long (布陇, Bố Lung), Bu Pian (布偏, Bố
Thiên), Bu Yang (布央, Bố Ương), Bu An (布安, Bố An), Bu Min (布敏, Bố
Mẫn)[33, tr.4-6],...
Về ngôn ngữ,tiếng Choang thuộc ngữ chi Tai, bị ảnh hưởng nhiều bởi
các phương ngữ của tiếng Hán. Tiếng Choang chia thành hai phương ngữ
Nam và Bắc, nhưng kết cấu ngữ pháp và từ vựng cơ bản đại thể giống nhau.
Tiếng Choang chuẩn dựa trên một phương ngữ phía bắc gọi là Choang Ung
Bắc,được sử dụng tại huyện Vũ Minh Quảng Tây. Người Choang có chữ cổ
riêng của dân tộc mình là chữ khối vng Choang, nhưng không được sử
dụng phổ biến, chủ yếu là những người già, thầy mo, nghệ nhân,.. dùng để ghi
chép, viết kinh thư, biên soạn kịch bản và dân ca. Năm 1955, chính phủ Trung
Quốc tổ chức xây dựng bộ chữ Choang mới dựa trên chữ Latinh. Từ đó, chữ
Choang mới được phát triển, sử dụng rộng rãi hơn và bắt đầu được dạy ở các
cấp trường học ở khu dân tộc Choang vào thập kỷ 80 của thế kỷXX. Với sự
phát triển kinh tế- xã hội, tiếng Hán ngày càng được sử dụng phổ biến đã
khiến cho tiếng Choang dần bị mai một ở các thành phố, ngay cả ở những thị
trấn và huyện lỵ - nơi chữ Choang vốn được sử dụng nhiều cũng chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ. Hiện nay, đa số người Choang không thể viết được chữ
Choang của dân tộc mình. Văn học dân gian người Choang được sáng tác và
壮族_百度百科


3

/>
16


lưu truyền bằng miệng với các thể loại chủ yếu như thần thoại, truyền thuyết,
dân ca và kịch dân gian.Họ tin vàođa thần, khơng có tín ngưỡng và tơn giáo
thống nhấtvới 2 hình thức: một là lấy sự vật tự nhiênđể làm đối tượng sùng
bái, thuộc hình tháinguyên thủy, hai là giáo sỹ thông qua những nghi thức
nhất định (đọc kinh và cầu nguyện,….)[33, tr.14].
Ngôi nhà truyền thống của người Choang là ngôi nhà sàn, dưới gầm sàn
là chuồng nhốt gia cầm. Nguyên liệu để làm nhà là tre, gỗ và ngói. Với sự
phát triển của xã hội, những ngơi nhà truyền thốngđã dần dần được thay thế
bởinhững ngôi nhà cao tầng. Về thức ăn, thực phẩm chính của người Choang
là gạo, thực phẩm phụ có ngơ và khoai. Về hoạt động kinh tế, trồng lúa nước
là nghề chính của người Choang, ngoài ra, họ thường trồng rau củ quanh
vườn nhà và đất đồi. Chăn nuôi và nghề thủ công của người Choang cũng khá
phát triển, đặc biệt là dệt vải.
1.4. Giới thiệuđịa bàn nghiên cứu
1.4.1. Về người Nùng ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn có ba nhóm khác nhau là Nùng Phàn Slình,
Nùng Cháo và Nùng Inh.Theo Dã sử và địa chí Lạng Sơn thì người Nùng ở
Lạng Sơn từ Vạn Thành, Long Châu và Long An của Quảng Tây, Trung Quốc
đến, trong đó, người Nùng Phàn Slình di cư vào Lạng Sơn muộn hơn các nhánh
khác[11, tr.11-12].Người Nùng ở huyện Cao Lộc chủ yếulàNùng Phàn Slình.
Cao Lộc là một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn, giáp biên giới Việt -Trung.
Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Lạng Sơn; phía bắc và phía đơng của huyện là khu
tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc, phía nam là huyện Văn Lãng
và Văn Quan của tỉnh Lạng Sơn. Với diện tích 644km2, dân số là 74,588người

(năm 2010), huyện có 2 thị trấn là Đồng Đăng, Cao Lộc và 21 xã; gồm 5 dân
tộc cùng sinh sống là: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa. Thị trấn Cao Lộc cách
thành phố Lạng Sơn 3 km về hướng đông bắc và cách cửa khẩu quốc tế Hữu
Nghị khoảng 15km, nối sang thành phố Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc.
17


Ngoài ra cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, địa bàn huyện Cao Lộc cịn có cửa khẩu
Đồng Đăng, các trục giao thông đường bộ và đường sắt quốc tế, quốc lộ 1A,
1B, 4A, 4B liên kết với tất cả các huyện, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
Bắc bộ.Đây cũng là điểm cuối của đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn4.Những
năm trước đây, Cao Lộc vốn là một huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn. Nguồn
sống kinh tế chủ yếulà trồng trọt; ngồi ra cịn có chăn ni gia súc, gia cầm
và phát triển một số ngành thủ công. Những năm gần đây, thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng và nhà nước, huyện đã tập trung mọi tiềm lực để khai thác
lợi thế biên giới và kinh tế cửa khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tếđúng hướng.
Nhờ đó, các hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển ngày càng sôi động,
đem lại cho huyện nguồn thu cơ bản, đưa Cao Lộc từ huyện nghèo trở thành
một trong nhữnghuyện khá của tỉnh Lạng Sơn5.
Xã Cao Lâu là một xã thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, tiếp giáp
với Quảng Tây, Trung Quốc.Xã có diện tích 58,61 km², dân số năm 2018 là
3523 người, trong đó người Nùng chiếm 65.34%6. Xã bao gồm nhiều làng
bản như Bản Xâm, Bản Rằn, Bản Đon, Pác Cuồng, Nà Va, Pò Nhùng, Bản
Vàng, Còn Nàn, Co Sâu. Người dân chủ yếu là dân tộc Nùng và Tày, vốn đã
sinh sống lâu đời. Khi Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng thì ngày càng có thêm
nhiều người Kinh đến cư trú và lập nghiệp tại đây.Hiện nay, với sự hỗ trợ của
Nhà nước cũng như sự nỗ lực tự thân, đời sống của các tộc người nơi đây
ngày càng được nâng cao trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo
dục, y tế,…
1.4.2. Về người Choang ở huyện Long Châu, khu tự trị dân tộc

Choang Quảng Tây
4

Bộ Thương mại-trang thông tin thương mại biên giới, miền núi, hải đảo –huyện Cao Lộc
/>5
Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn-huyện Cao Lộc
/>6
tư liệu do ủy ban xã Cao Lâu cung cấp.

18


Dân tộc Choang có hơn 10 nhóm địa phương và có một số tên tự gọi
như: Bu Zhuang (布壮, Bố Choang), Bu Nong (布侬, Bố Nùng), Bu Tu (布土,
Bố Thổ), Bu Yue (布越, Bố Việt), Bu Man (布曼, Bố Man), Bu Dai (布傣, Bố
Thái), Bu Liao (布僚, Bố Lão), Bu Long (布陇, Bố Lung), Bu Pian (布偏, Bố
Thiên), Bu Yang (布央, Bố Ương), Bu An (布安, Bố An), Bu Min (布敏, Bố
Mẫn),...Trong đó, người Choang ở huyện Long Châu, Quảng Tây chủ yếu
thuộc nhóm Bu Nong, và có một phần nhỏ tập trung ở thị trấn Kim Long
thuộc nhóm Bu Dai. Theo một nghiên cứuthìhai nhóm này có một bộ phậndi
cư sang miền Bắc Việt Nam[33, tr.4-5].
Huyện Long Châu là một huyện thuộc thành phốSùng Tả khu tự trị dân
tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Huyện nằm ở phía tây namcủa Quảng
Tây, cách thủ phủ Nam Ninh 239 km.Phía tây và phía nam giáp khu Giang
Châu, huyện Ninh Minh và thành phố Bằng Tường; phía đơng bắc giáp huyện
Đại Tân; phía tây bắc giáp tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Huyện có diện
tích2317.8 km2, dân số năm 2010 là 260.200 người7; có 12 thị trấn và 123
thơn, với12 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là: Choang, Hán,Miêu, Dao, Hồi,
Động,...trong đó, 95,89% là người Choang. Long Châu là một thành thị văn
hóa nổi tiếngvới hơn 1000 năm lịch sử vềthương mại vùng biên giới. Năm

1889, Long Châu đã trở thành một cảng thương mại lục địa đối ngoại, là cảng
thương mại mở cửa đối ngoại sớm nhất của Quảng Tây; đồng thời cũng là
một cổng thông tin quan trọng của sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa Trung
Quốc và các nướcĐông Nam Á với các tên “Trọng trấn biên cương”và “Hồng
Kơng nhỏ”. Long Châu có nhiều danh lam thắng cảnh, vẻ đẹp tự nhiên, cảnh
quan địa chất độc đáo, cũnglà nơi dưỡng sinh thiên nhiên tuyệt vời.Tuổi thọ
bình quân người dân nơi đây rất cao, được gọi là “quê hương trường thọ
7

/>
19


Trung Quốc”.Loại hình hát then cổ của người Choang ở Long Châu rất nổi
tiếng, và được xem là “quê hương của nghệ thuật hát then Trung Quốc”.Các
lễ hội dân gian như “Chợ hội Dân ca” ngày 13 tháng 4 (theo âm lịch) và “Lễ
hội Nùng Động (cũng gọi là Lồng Tồng, 侬峒节)” cùng các phong tục tập
quán của người Choang đều là tài nguyên du lịch sinh thái hấp dẫn cho Long
Châu, thu hút được hàng nghìn khách du lịch đến tham quan.Nông nghiệp là
hoạt động kinh tếchủ yếu của người dân huyện Long Châu, trong đó, trồng
trọt chiếm tỷ trọng lớn bao gồm cây lương thực và cây hànghóa8.Những năm
gần đây, kinh tế cửa khẩu của huyện phát triển nhanh chóng. Năm 2015, tổng
lượng ngoại thương đã tăng lên vị trí thứ 2 trong 8 thành thịbiên giới của
Quảng Tây9.
Xã Vũ Đức nằm ở phía bắc của huyện Long Châu, phía đơng giáp thị
trấn Kim Long, phía nam giáp xã Thượng Long, phía tây kết nối với thị trấn
Thủy Khẩu, phía bắc giáp Việt Nam với đường biên giới dài 25 km. Đặc điểm
địa hình tồn xã là tây bắc cao, đông nam thấp, phần lớn là khu núi đá. Xã Vũ
Đức có 8 thơn vớitổng diện tích tồn xã là 204 km2 và dân số 18.572 người10.
Nông sản chính của xãlà lúa, ngơ, đậu nành và lạc, cây hàng hóa có mía và

khoai sắn,…

Tiểu kết chƣơng 1
Trong bối cảnh khuyến khích bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi
8

/>
中新网广西新闻 /> />
9

10

20


×