Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng triều khúc trong thời kỳ 2000 – 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

TRẦN THU HÀ

QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ
CỦA NGƢỜI DÂN LÀNG TRIỀU KHÚC
TRONG THỜI KỲ 2000 - 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

TRẦN THU HÀ

QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ
CỦA NGƢỜI DÂN LÀNG TRIỀU KHÚC
TRONG THỜI KỲ 2000 - 2012

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Hồng Tung


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của GS.TS. Phạm Hồng Tung.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Trần Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn Thạc sĩ Lịch sử với đề tài Quá
trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng Triều Khúc trong thời kỳ 2000
– 2012, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể và cá nhân.
Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
- Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để tơi hồn thành chương trình học tập,
nghiên cứu và bảo vệ Luận văn.
- Lãnh đạo UBND và các cán bộ làm việc tại UBND xã Tân Triều,
người dân làng Triều Khúc đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận, khai
thác các nguồn tư liệu cho Luận văn trong các đợt điều tra khảo sát từ năm
2011 đến 2012.
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên tạo điều kiện

tốt nhất cho tơi trong q trình thực hiện Luận văn.
- Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Phạm
Hồng Tung, đã tận tình chỉ bảo tơi trong việc định hướng đề tài, tiếp cận các
phương pháp nghiên cứu, các kinh nghiệm nghiên cứu, thu thập và xử lý tư
liệu, thực hiện các ý tưởng khoa học, để tơi hồn thành tốt Luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả Luận văn

Trần Thu Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN; TỔNG QUAN VỀ ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU ...............................................................................................13
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................13
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..........................................................................13
1.1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu – Khung sinh kế bền vững (SLF) ...............19
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu – Làng Triều Khúc, xã Tân Triều,
huyện Thanh Trì, Hà Nội. ...................................................................................23
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................23
1.2.2. Vài nét về lịch sử làng Triều Khúc...........................................................26
1.2.3. Dân số, lao động .......................................................................................27
1.2.4. Di tích lịch sử ...........................................................................................28
1.2.5. Sinh hoạt văn hóa làng xã và phong tục, tập quán ...................................33

Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................37
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN
LÀNG TRIỀU KHÚC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012 .....................................39
2.1. Sinh kế truyền thống trƣớc năm 2000 ........................................................39
2.1.1. Trước năm 1945 .......................................................................................39
2.1.2. Từ năm 1945 đến trước Đổi mới ..............................................................44
2.1.3. Từ khi Đổi mới đến năm 1999 .................................................................46
2.2. Sự chuyển đổi sinh kế từ năm 2000 đến 2012 ............................................50
2.2.1. Biến đổi sinh kế qua nguồn lực tự nhiên ..................................................51
2.2.2. Biến đổi sinh kế qua nguồn lực con người ...............................................53
2.2.3. Biến đổi sinh kế qua nguồn lực tài chính .................................................84
2.2.4. Biến đổi sinh kế qua nguồn lực vật chất ..................................................89
2.2.5. Biến đổi sinh kế qua nguồn lực xã hội .....................................................91
Tiểu kết Chƣơng 2 ...............................................................................................93
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ ĐẾN
ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN LÀNG TRIỀU KHÚC .....................................95
3.1. Những yếu tố tác động ..................................................................................95


3.1.1. Q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và đơ thị hóa ..........................95
3.1.2. Biến động kinh tế thị trường và hội nhập .................................................98
3.2. Tác động đến cuộc sống ngƣời dân làng Triều Khúc. .............................100
3.2.1. Tác động đến nghề nghiệp, việc làm ......................................................100
3.2.2. Tác động đến thu nhập, mức sống ..........................................................103
3.2.3. Tác động đến cơ hội tiêu dùng và các dịch vụ công ..............................105
3.2.4. Tác động đến xã hội ...............................................................................107
3.2.5. Tác động đến môi trường .........................................................................108
3.2.6. Bảo tồn, phục hồi nghề, làng nghề và lễ hội truyền thống .....................115
Tiểu kết chƣơng 3 ..............................................................................................118
KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN ...............................................................................120

1. Kết luận ...........................................................................................................120
2. Bàn luận ..........................................................................................................122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................126


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU,
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CN – TTCN : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
CNH, HĐH : Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CQ HCSN

: Cơ quan hành chính sự nghiệp

DN

: Doanh nghiệp

DV

: Dịch vụ

ĐTH

: Đơ thị hóa

GS.TS

: Giáo sư, tiến sĩ

HTX


: Hợp tác xã

DVSXNN

: Dịch vụ sản xuất nông nghiệp

KĐT

: Khu đô thị

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

Nxb

: Nhà xuất bản

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

Tp

: Thành phố

Tr.

: Trang


PTBV

: Phát triển bền vững

TM – DV

: Thương mại – dịch vụ

TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các loại ruộng đất của làng theo Địa bạ Gia Long 4 (năm 1805) ...........40
Bảng 2.2: Ruộng cấy lúa của làng Triều Khúc qua phân hạng theo địa bạ Gia
Long 4 (năm 1805) ..................................................................................41
Bảng 2.3: Tình hình đất đai của hộ điều tra năm 2000 và 2012 (Tính bình qn hộ) .....51
Bảng 2.4: Chủ hộ của các nhóm hộ điều tra thơn Triều Khúc năm 2012 ................53
Bảng 2.5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .............................55
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề thôn Triều Khúc .......................56
Bảng 2.7: Các mơ hình sinh kế của hộ điều tra năm 2012 .......................................60
Bảng 2.8: Một số lựa chọn sinh kế ở làng Triều Khúc hiện nay ..............................61
Bảng 2.9: Các nghề thủ công truyền thống Triều Khúc đã mất ...............................64
Bảng 2.10: Các nghề thủ cơng truyền thống Triều Khúc cịn được duy trì .............65

Bảng 2.11: Tình hình sản xuất một số mặt hàng chính của HTX Cơng nghiệp
Dệt Triều Khúc .....................................................................................69
Bảng 2.12: Doanh thu của HTX Công nghiệp dệt Triều Khúc ................................70
Bảng 2.13: Thành phần và khối lượng chất dẻo được thu gom và tái chế tại
làng nghề Triều Khúc năm 2012...........................................................74
Bảng 2.14: Hoạt động ngành nghề xã Tân Triều năm 2009 (6 nhóm nghề
chính) ....................................................................................................76
Bảng 2.15: Số lượng người đến th phịng trọ (2008 – 2012)................................78
Bảng 2.16: Số lượng các hộ kinh doanh dịch vụ ở xóm Chùa điều tra khảo sát
năm 2012 ...............................................................................................82
Bảng 2.17: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra năm 2012....................85
Bảng 2.18: Mức thu trung bình từ các nguồn thu của hộ điều tra năm 2012 ...........86
Bảng 2.19: Thu nhập từ hoạt động TMDV bình quân 1 hộ điều tra ........................87
Bảng 2.20: Thu nhập từ tiền cơng bình qn 1 hộ điều tra ......................................87
Bảng 2.21: Đánh giá của hộ về thay đổi thu nhập và khả năng kiếm sống sau
khi chuyển đổi sinh kế ..........................................................................88
Bảng 2.22: Một số khoản chi bình quân 1 hộ điều tra..............................................88
Bảng 2.23: Tình hình tài sản phục vụ sản xuất và đời sống của hộ .........................90
Bảng 2.24: Nhận định của hộ về sự thay đổi cơ sở hạ tầng tại địa phương .............91
Bảng 3.1: Kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế của xã Tân Triều .............101
Bảng 3.2: Chất thải từ hoạt động sản xuất ngành nghề của làng Triều Khúc ........109
Bảng 3.3: So sánh sự biến đổi của làng Triều Khúc với làng Yên Xá, xã Tân Triều.....117


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề làng Triều Khúc
trước năm 2000 ........................................................................... 58
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề làng Triều Khúc
Năm 2012.................................................................................... 59



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triều Khúc là một làng nghề truyền thống mang tính đặc thù, có tính chất
lịch sử và văn hóa quan trọng. Đồng thời làng cũng có một nền kinh tế đặc biệt với
những đóng góp khơng nhỏ trong sự phát triển chung của cả nước. Nó giữ vị trí và
vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội nói
chung và huyện Thanh Trì nói riêng. Nên quá trình chuyển đổi sinh kế của làng
trong những năm đầu thế kỷ XXI là vấn đề quan trọng và cần được nghiên cứu một
cách sâu sắc hơn.
Bởi lẽ, thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI là thời kỳ Cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) được xúc tiến một cách mạnh mẽ nhất. Cùng với đó đơ thị
hóa (ĐTH) được xem như là một khía cạnh quan trọng của sự vận động đi lên của
xã hội. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn hội nhập kinh tế được đẩy mạnh. Công
cuộc CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập kinh tế đã tạo ra thời cơ thúc đẩy kinh tế cả
nước nói chung và làng ven đơ Hà Nội nói riêng, trong đó làng Triều Khúc có sự
chuyển đổi một cách mãnh mẽ. Đồng thời, nó cũng làm thay đổi cả mơ hình quản
lý cũng như vấn đề văn hóa xã hội, tác động khơng nhỏ tới sự thay đổi các nguồn
lực sinh kế của làng.
Có thể nói, CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập kinh tế đã làm chuyển đổi sinh kế
của người dân Triều Khúc đồng thời cũng làm thay đổi cả chiến lược sinh kế bền
vững của làng. Sự chuyển đổi đó có những mặt tích cực khi nó đã làm cho đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội và con người của địa phương ngày càng được nâng cao. Nó
cũng mang lại nhiều tiềm lực kinh tế mới cho người dân sở tại. Tuy nhiên, CNH,
HĐH, ĐTH và hội nhập kinh tế cũng làm nảy sinh nhiều hệ lụy. Sự phát triển quá
nhanh dẫn tới sự mất cân bằng, đặc biệt là trong vấn đề về con người, mơi trường,
văn hóa, xã hội… Khơng phủ nhận những biến động tích cực mà q trình chuyển
đổi sinh kế mang lại trong thời kỳ này, nhưng cũng không thể loại trừ những tác
động tiêu cực mà nó tạo ra. Bởi vì, những vấn đề đó có ảnh hưởng không nhỏ làm
thay đổi chiến lược sinh kế bền vững của vùng.

Rõ ràng sự chuyển đổi sinh kế của người dân làng Triều Khúc trong những
năm từ 2000 – 2012 diễn ra hết sức mạnh mẽ dưới sự tác động của CHH, HĐH,

1


ĐTH và hội nhập kinh tế chung của cả nước cũng như của thành phố Hà Nội.
Nhưng từ trước đến thời điểm hiện tại chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập
một cách chi tiết và cụ thể đến vấn đề này. Qua quá trình tìm hiểu thực địa và nguồn
tài liệu lưu trữ, tôi nhận thấy bản thân có đủ khả năng thực hiện nghiên cứu về vấn
đề này. Đó chính là lý do tơi lựa chọn vấn đề “Quá trình chuyển đổi sinh kế của
người dân làng Triều Khúc trong thời kỳ 2000 - 2012” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu vấn đề sinh kế
Có thể nói, sinh kế là một vấn đề quan trọng của mọi thời đại, mọi xã hội,
nên hầu hết các nhà nghiên cứu ln cố gắng tìm hiểu sinh kế trên nhiều góc độ
khác nhau. Và đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, do quá trình phát triển kinh
tế xã hội dưới tác động của CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập cùng với đó là sự thay
đổi mạnh mẽ của môi trường sống, dẫn đến người dân và cộng đồng phải thay đổi
và hình thành nhiều chiến lược sinh kế khác nhau để sinh tồn và phát triển.
Nghiên cứu sinh kế dưới góc độ về mơ hình lý thuyết chung, trong cuốn Môi
trường và sinh kế: các chiến lược phát triển bền vững (2003), tác giả Koos Neefjes đã
đề cập đến sinh kế, đặc biệt là sinh kế bền vững của con người trong mối quan hệ với
môi trường sống của họ là vùng nông thôn hay vùng đô thị. Để đề ra chính sách và
chiến lược bảo vệ và phát triển mơi trường bền vững chống đói nghèo trên toàn thế
giới… Cuốn sách đã nhận được sự đánh giá cao của các học giả trên thế giới và trở
thành phương pháp luận quý báu đối với những người nghiên cứu về vấn đề sinh kế.
Nghiên cứu sinh kế dưới góc độ thực tiễn ở Việt Nam cũng có khơng ít
những cơng trình nghiên cứu, các học giả có những cách tiếp cận sinh kế dưới nhiều

góc độ của các ngành khoa học khác nhau và có những kiến giải thú vị về sự thay
đổi sinh kế của con người.
Dưới góc độ Việt Nam Học, GS.TS Phạm Hồng Tung đưa ra các hướng tiếp
cận và phương pháp nghiên cứu sinh kế mới: Một số vấn đề về phương pháp và
cách tiếp cận (2014). Cách tiếp cận này dựa trên khung sinh kế bền vững với các
nguồn vốn cơ bản như vốn tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất, tài chính và con người.
Do vậy, theo nghiên cứu sinh kế cần phải liên ngành dựa trên các nguyên tắc toàn

2


diện, tương quan giữa các thành tố, cụ thể về quy mơ, tính bền vững của từng thành
tố, diễn thế từng thành tố và năng lực, vai trò của chủ thể. Từ nhận định các nghiên
cứu sinh kế từ trước tới nay vốn chỉ tập trung vào các lực đẩy trong khi đó thiếu
vắng lực kéo, hay thách thức trong việc sử dụng các nguồn vốn trong phát triển sinh
kế, bản chất là nhu cầu của con người, tác giả đã lồng ghép sáng tạo thêm tháp nhu
cầu của Abraham Maslow (1954) vào trong quá trình tiếp cận cũng như đánh giá
sinh kế cộng đồng. Đây được coi là hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu sinh kế
hiện nay.
Sinh kế dưới góc nhìn của Nhân học/Dân tộc học, tiêu biểu là các cơng
trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Sửu, có thể kể đến như: Khung sinh kế bền
vững: Một cách phân tích tồn diện về phát triển và giảm nghèo (2010), Tạp chí
Dân tộc học, số 2, trong bài viết này tác giả giới thiệu về nội dung cơ bản của
khung sinh kế bền vững DFID và phân tích tầm quan trọng của các loại vốn trong
việc hình thành sinh kế bền vững của nông dân. Để chứng minh cho những phân
tích lập luận trên, năm 2014, tác giả xuất bản cuốn sách: Cơng nghiệp hóa, đơ thị
hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội (2014), công trình nghiên cứu này tập
trung mơ tả, phân tích và lí giải về đơ thị hố, cơng nghiệp hố và những tác động
của nó đến biến đổi sinh kế của các hộ gia đình nơng dân ở khu vực ven đô Hà
Nội (qua hai trường hợp cụ thể ở làng Phú Điền và Gia Minh). Trong đó, tác giả

đã sử dụng khung sinh kế bền vững kết hợp với tiếp cận khơng gian phân tích và lí
giải q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố, đặc biệt là việc thu hồi quyền sử dụng
đất nông nghiệp và các tác động của nó đến biến đổi sinh kế nơng dân ở khu vực
ven đô Hà Nội.
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Thu Hà: Biến đổi sinh kế của người
Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay. Nghiên cứu trường hợp
thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Tác giả đã chỉ ra
những thành phần của sinh kế truyền thống của người Tày tại xã Tân Thanh và
nêu lên những biến đổi trong phương thức mưu sinh của họ từ đổi mới đến nay,
đồng thời chỉ ra những yếu tố tác động đến biến đổi sinh kế của người dân địa
phương. Tương tự, luận văn Thạc sĩ của Trịnh Thị Hạnh (2008), Biến đổi sinh kế
của người Mường vùng hồ thủy điện Hịa Bình (nghiên cứu trường hợp xã Hiền

3


Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình). Trong đó tác giả đã nêu lên môi trường
sinh kế của người Mường ở Hiền Lương trước và sau tái định cư khi hồ thủy điện
Hịa Bình được xây dựng, qua đó chỉ ra những biến đổi về mặt sinh kế từ truyền
thống đến những năm sau giải phóng Miền Bắc và sau khi ở nơi tái định cư mới,
cùng với đó là những thích ứng về văn hóa của người Mường ở Hiền Lương với
sinh kế: biến đổi xã hội (xóm, dịng họ, gia đình), biến đổi một số nghi lễ, những
thích ứng về ăn, mặc, ở, đi lại...
Tiếp cận sinh kế dưới góc độ của Xã hội học có cuốn sách Tác động xã hội
vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam do Nguyễn Bình Giang (chủ biên) của
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), đã
nêu lên những tác động của khu công nghiệp đến cuộc sống của người dân và nêu ra
những kinh nghiệm của các nước và áp dụng vào Việt Nam để khắc phục những
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và những nguồn lực sống của con người.
Bên cạnh đó cịn có rất nhiều các bài tạp chí nghiên cứu sinh kế của nhiều tác

giả khác như: Nguyễn Thị Phương Châm (2014), Chuyển đổi sinh kế trong bối cảnh
đơ thị hóa hiện nay ở Xn Đỉnh, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5; Phan Mai Hương
(2008), Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân vùng ven đô
dưới tác động của đơ thị hóa, Tạp chí Xã hội học số 1 (101); Vũ Hào Quang (2008),
Tác động của đơ thị hóa đến biến đổi nghề nghiệp và hoạt động sản xuất của người
nơng dân Hải Dương, Tạp chí Xã hội học số 2 (102)... Các nghiên cứu này đều tập
trung tìm hiểu sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp và ứng xử
của họ. Hầu hết các nghiên cứu cho rằng việc thu hồi đất để phục vụ cho các dự án
xây dựng đơ thị có ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, mặc dù nó tạo cơ hội việc
làm mới cho nơng dân nhưng do trình độ của người dân thấp nên khơng thể đáp ứng
được nhu cầu lao động chất lượng cao của nhà máy, xí nghiệp. Dẫn đến tình trạng
thất nghiệp và khả năng kiếm sống của họ bị đe doạ.
Một số ấn phẩm trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế như: Trần Minh Yến (2011),
Vấn đề lao động, việc làm và thu nhập của nông dân nước ta hiện nay, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế số 393; Nguyễn Ngọc Sơn (2012), Phát triển bền vững các khu
công nghiệp ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 410;
Vũ Đình Tơn, Nguyễn Thị Huyền, Võ Trọng Thành (2007), Thách thức đối với sinh

4


kế và môi trường sống của người nông dân vùng chuyển đổi đất cho khu cơng
nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 351; Nguyễn Duy Thắng (2007), Sử dụng
vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đơ Hà Nội dưới tác động của
đơ thị hóa, Tạp chí Xã hội học, số 4. Trong các cơng trình nghiên cứu này, các tác
giả có những cái nhìn khác nhau trong vấn đề sinh kế, nhưng nhìn chung là phân
tích những thay đổi về cuộc sống của người dân dưới tác động của q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu về làng nghề và làng Triều Khúc
Các cơng trình nghiên cứu về làng nghề nói chung và làng Triều Khúc nói

riêng cũng được phân tích phong phú dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, tác
giả xin được điểm một vài cơng trình tiêu biểu về các làng nghề.
Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội (2001) của GS.
Phan Đại Dỗn là cơng trình nghiên cứu tổng thể về làng Việt dưới góc độ sử học.
Trong cuốn sách này, tác giả chỉ rõ một số đặc điểm cơ bản của nền kinh tế, sản
xuất tiểu nông mà điểm nổi bật nhất là thủ cơng nghiệp kết hợp chặt chẽ với nơng
nghiệp. Do đó sự phát triển của các nghề thủ công phụ thuộc gắn chặt vào kinh tế
hộ gia đình người nơng dân, vấn đề ruộng công, ruộng tư, mối quan hệ giữa nơng
thơn và thành thị…
Cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về bến đổi làng nghề phải nói đến: Làng
nghề, phố nghề, Thăng Long – Hà Nội (2000) của cố GS.Trần Quốc Vượng và Đỗ
Thị Hảo. Trong đó các tác giả đưa ra định nghĩa về làng thủ cơng, đặt vị trí làng
nghề trong diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp
để phát triển làng nghề đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cịn có các
ấn phẩm tạp chí như: Làng nghề, phố nghề Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa, Lê
Hồng Lý, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1/2007. Nghiên cứu của tác giả Trương Duy
Bích: Làng, phố nghề Hà Nội – Sự định hình và biến đổi, Tạp chí Văn hóa dân gian,
số 1/2007; Nghề thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam: Sự đa dạng và sự chậm biến đổi, Tạp
chí Văn hóa dân gian, số 1/2007.
Về chủ đề làng nghề trong q trình cơng nghiệp hóa, nổi bật là cơng trình
nghiên cứu: Làng nghề truyền thống trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
(2004) của tác giả Trần Minh Yến, trong đó tìm hiểu phân tích những nhân tố ảnh

5


hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống và vai trị của làng nghề truyền
thống trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả cũng chỉ ra kinh
nghiệm phát triển làng nghề truyền thống một số nước châu Á, từ đó thấy được xu
hướng vận động và đề xuất một số giải pháp để phát triển làng nghề truyền thống

nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nơng thơn. Nghiên cứu Bảo tồn và
phát triển làng nghề trong q trình cơng nghiệp hóa (2003) của tác giả Dương Bá
Phượng đã nói về cơ sở hình thành và phát triển của các làng nghề; vai trò của các
nhân tố tác động và thực trạng phát triển các làng nghề; đề xuất các phương hướng
để bảo tồn và phát triển làng nghề trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng thơn.
Báo cáo quốc gia 2008 về môi trường làng nghề của Bộ Tài nguyên và Môi
trường là một nghiên cứu qui mô và tổng thể về các loại làng nghề, sự hình thành,
phát triển, vai trị và vị trí của nó trong đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt, báo cáo
phân tích và chỉ rõ thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, những nguyên
nhân, những tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng,
kinh tế - xã hội. Báo cáo cũng đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
và những nhận định về xu hướng phát triển các làng nghề trong tương lai.
Ngoài ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu khác về làng nghề, góp phần
cung cấp cho người đọc thấy được bức tranh tổng thể về các làng nghề, hiện trạng
phát triển và những vấn đề đặt ra ở các làng nghề hiện nay.
Tổng quan các nghiên cứu về làng Triều Khúc
Cuốn Tân Triều trên những chặng đường lịch sử (2000) do Đảng ủy, Ủy ban
nhân dân xã Tân Triều biên soạn đề cập đến lịch sử hình thành, đặc điểm kinh tế văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống cách mạng xã Tân Triều, gồm làng Triều
Khúc và làng Yên Xá.
Các nghề thủ công truyền thống Triều Khúc được đề cập đến trong một số
cơng trình nghiên cứu như cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ (2003) của tác
giả P.Gourou, coi làng Triều Khúc là “trung tâm quan trọng nhất của công nghiệp
dệt” ở Bắc Kỳ. Tài liệu Các nghề thủ cơng ở Hà Đơng của Hồng Trọng Phu (1932)
đã thống kê 15 nhóm nghề chính của làng nghề Triều Khúc. Ngồi ra có thể kể đến
các cuốn Lược truyện thần tổ các ngành nghề (1991) của Vũ Ngọc Khánh viết về

6



ông tổ nghề của làng Triều Khúc là Vũ Úy; Trong Hà Nội như tôi hiểu (2005), cố
GS.Trần Quốc Vượng ca ngợi làng Triều Khúc nổi tiếng với nghề dệt quai thao cho
nón thúng, nên cịn gọi là làng Đơ Thao để phân biệt với làng Đơ Bùi, tức làng Yên
Xá. Tương tự, Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội (2000) cũng đề cập đến
một số nghề thủ công truyền thống của làng như lông gà, lông vịt, tóc rối, chân chỉ
hạt bột và dây quai thao.
Trong các nghiên cứu chuyên sâu về nghề dệt và làng nghề của người Việt,
tiêu biểu là các cơng trình nghiên cứu của nhà Nhân học/Dân tộc học Lâm Bá Nam
như Nghề dệt cổ truyền ở một làng ven đô: Làng thủ công Triều Khúc (1992), tác
giả khẳng định “trong các ngành nghề thủ công truyền thống, nghề dệt ở Triều Khúc
đứng vị trí thứ nhất, có ý nghĩa rất quan trọng trong sinh hoạt kinh tế - văn hóa”.
Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam (1995), đề cập đến sự phát triển
nghề dệt của làng qua các thời kỳ…
Tình yêu quê hương và niềm tự hào về làng nghề cũng được thể hiện trong
các nghiên cứu của chính người dân Triều Khúc, đáng chú ý là một số cơng trình
nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Yến như Đình làng Triều Khúc, Lễ hội làng Triều
Khúc và gần đây nhất là Biến đổi làng nghề thủ công truyền thống Triều Khúc, xã
Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trong đó nghiên cứu tập trung làm rõ: Cơ sở
hình thành của các nghề thủ cơng, những đặc điểm cơ bản của làng nghề thủ công
Triều Khúc trước cách mạng Tháng Tám 1945; Chỉ ra thực trạng biến đổi của làng
nghề Triều Khúc dưới tác động của những thay đổi về điều kiện sống; Tạo cơ sở khoa
học để đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy làng nghề ở Triều Khúc nói riêng và các
làng nghề thủ cơng ở nước ta phát triển bền vững. Nhà nghiên cứu Giang Nguyên
Thái – là người làng Triều Khúc cũng đã có nhiều bài viết về các nghề thủ cơng của
làng được đăng trên các báo.
Dưới góc độ sử học và khảo cổ học, đề tài về làng nghề Triều Khúc cũng
được nghiên cứu triệt để trong khá nhiều khóa luận cử nhân của các thế hệ sinh viên
khoa Sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
trong những năm 1990, như: Lê Minh Hạnh (1990), Chuyển biến kinh tế - xã hội
của hộ gia đình ở Triều Khúc thời kì 1986 – 1993; Phạm Thị Nhung (1999), Di tích

và lễ hội làng Triều Khúc, xã Tân Triều; Nguyễn Thị Lan, Tục lên lão và các nghi

7


thức mừng thọ ở làng Triều Khúc; Vũ Thị Khánh Duyên (1992), Làng Triều Khúc
cổ truyền; Chử Tố Hoa (1990), Thực trạng gia đình ở xóm Án – Cầu làng Triều
Khúc; Phạm Minh Nguyệt (1990), Thực trạng gia đình ở xóm Chùa, làng Triều
Khúc; Hồng Thị Liên (1990), Thống kê thực trạng gia đình ở xóm Đình, làng Triều
Khúc; Lê Thanh Tâm (1990), Thống kê thực trạng gia đình ở xóm Lẻ, làng Triều
Khúc; Hà Hùng Tiến (1972), Những nhận xét bước đầu về di chỉ Triều Khúc; Phan
Tiến Ba (1972), Những ngơi mộ cổ ở Triều Khúc...
Ngồi ra cịn rất nhiều bài viết ấn phẩm về làng nghề Triều Khúc được công
bố trên các Kỷ yếu sưu tầm văn nghệ dân gian và tạp chí. Các cơng trình nghiên cứu
đều thể hiện nét đặc sắc, phong phú của làng cổ Triều Khúc trên nhiều bình diện
lịch sử, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Nhìn chung, từ trước đến nay có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về làng
Triều Khúc chủ yếu đề cập dưới các góc độ lịch sử làng, các di tích lịch sử văn hóa,
các phong tục tập quán và lễ hội, cơ sở hình thành các nghề thủ công truyền thống và
thực trạng kinh tế - xã hội Triều Khúc trong các giai đoạn lịch sử. Nhưng chưa có
nghiên cứu cụ thể nào về làng nghề Triều Khúc dưới góc độ sử học từ tiếp cận nghiên
cứu sinh kế của người dân địa phương trong mối quan hệ lưu giữ và bảo tồn nghề cổ
truyền cũng như phát triển kinh tế xã hội và sinh kế bền vững ở làng Triều Khúc hiện
nay. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài này cho luận văn nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này tập trung vào những mục đích sau:
- Nghiên cứu sự thay đổi của các nguồn lực sinh kế dưới tác động của q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa và hội nhập quốc tế. Dẫn đến sự
chuyển đổi lựa chọn sinh kế của người dân làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện

Thanh Trì, Hà Nội chủ yếu trong những năm 2000 đến 2012.
- Nghiên cứu hiện trạng quá trình chuyển đổi sinh kế và các hoạt động sinh
kế chính của người dân địa phương trong hiện tại.
- Nghiên cứu những ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi hoạt động sinh kế
hộ gia đình đến mơi trường sống và bảo tồn văn hóa truyền thống của làng nghề
Triều Khúc hiện nay.

8


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn tập trung làm rõ hiện trạng quá trình chuyển đổi sinh kế của các
hộ dân ở làng Triều Khúc trong những năm 2000 đến 2012 thông qua sự biến đổi
của các nguồn lực.
- Luận văn cũng chỉ ra những yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi các nguồn
lực sinh kế của các hộ dân.
- Luận văn đánh giá kết quả sinh kế của người dân làng Triều Khúc sau khi
thực hiện q trình chuyển đổi sinh kế.
- Luận văn phân tích sự ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế chính tới môi
trường tự nhiên và việc bảo tồn nghề truyền thống ở địa phương.
- Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp, định hướng cho người dân ven đô
chuyển đổi sinh kế phù hợp trong điều kiện hiện nay hướng tới phát triển sinh kế
bền vững.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động sinh kế và quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng Triều
Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội từ năm 2000 đến 2012.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn được thực hiện tại làng nghề Triều Khúc, xã
Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

- Phạm vi thời gian: Luận văn tiến hành điều tra thu thập số liệu chủ yếu từ
năm 2000 đến 2012. Đây là khoảng thời gian quá trình CNH – HĐH, ĐTH và hội
nhập diễn ra với tốc độ mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể của môi trường sinh
kế ở các làng ven đô Hà Nội.
5. Nguồn tài liệu nghiên cứu
- Tài liệu thành văn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Tân Triều, huyện
Thanh Trì, Hà Nội; Các tài liệu, bài báo viết về làng nghề, các vấn đề liên quan đến
sinh kế ở làng nghề nói chung và làng Triều Khúc nói riêng; Các ấn phẩm, sách
xuất bản viết về làng nghề hoặc có nội dung liên quan đến sinh kế làng nghề, sự
phát triển của làng nghề…

9


- Tài liệu điều tra thực địa: được tiến hành bằng các cuộc khảo sát tại địa
phương từ 2011 – 2012.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Xuất phát từ đối tượng và vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận văn áp dụng quan
điểm và phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống phương pháp nghiên cứu cơ bản
của khoa học lịch sử, trong đó đặc biệt là phương pháp nghiên cứu lịch sử và
phương pháp logic. Các phương pháp này giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá và lý
giải các sự vật, hiện tượng và quá trình lịch sử trong mối quan hệ đồng đại và lịch
đại của nó.
Tuy nhiên, để phù hợp với đối tượng nghiên cứu trong luận văn là chuyển
đổi về sinh kế của cư dân làng Triều Khúc, trên cơ sở đã nắm bắt được tình hình
chung, chúng tơi kết hợp bổ trợ thêm các phương pháp trong nghiên cứu và tiếp cận
sinh kế thông qua tiến hành các đợt khảo sát với các thao tác kĩ thuật cụ thể của điền
dã Dân tộc học và điều tra Xã hội học, đó là:
- Quan sát tham dự: tự quan sát, khảo sát các khu vực của làng để tìm hiểu
quy trình sản xuất các nghề, các mối quan hệ, phong tục tập quán… kết hợp ghi âm,

chụp ảnh nhằm thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phỏng vấn cấu trúc: Hệ thống câu hỏi phỏng vấn được soạn thảo và điều
tra để kiểm tra mức độ thu thập thông tin có thể và kiểm tra tính chính xác của
thơng tin thu thập. Các câu hỏi in sẵn tập trung vào việc thu thập các số liệu phục vụ
nghiên cứu thực trạng, đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng
nguồn vốn sinh kế của người dân, thơng qua đó trưng cầu ý kiến của người dân về
sự chuyển đổi sinh kế từ trước đến nay và sự ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã
hội, môi trường sinh sống hiện tại ở làng Triều Khúc.
- Phỏng vấn sâu cán bộ và người dân: Thông qua việc thu thập những người
nắm tin chính như cán bộ lãnh đạo xã Tân Triều, cán bộ chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch
vụ sản xuất nông nghiệp, chủ nhiệm Hợp tác xã Thủ cơng nghiệp Dệt Triều Khúc,
trưởng – phó thơn Triều Khúc, trưởng xóm/tổ trưởng cụm dân cư, các nghệ nhân
nghề, những người cao tuổi có uy tín (người dân gốc tại địa phương), một số hộ gia
đình kinh doanh điển hình (điều tra về tiểu sử kinh tế hộ gia đình thơng qua phỏng
vấn chủ hộ)… Nhằm mục đích thu thập các thơng tin cụ thể về tình hình kinh tế - xã

10


hội của địa phương, thực trạng sử dụng các nguồn vốn sinh kế trong những năm qua
và khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế của người dân. Yếu tố thúc đẩy và cản
trở người dân tiếp cận nguồn lực. Đây là những thơng tin định tính quan trọng phục
vụ cho luận văn.
- Điều tra hồi cố: là một thao tác trong phỏng vấn, thông qua sự hồi cố trí
nhớ của người được hỏi để thiết lập lại dữ kiện hoặc yếu tố đời sống (kinh tế, văn
hóa, xã hội…) đã diễn ra trong quá khứ để có tư liệu so sánh, lý giải với các khía
cạnh của cuộc sống hiện tại của làng nghề.
- Thảo luận nhóm: ngồi việc phỏng vấn cá nhân, chúng tơi cịn tiến hành
thảo luận nhóm bằng cách tận dụng những dịp, những khu vực tụ tập đông người
dân trong làng, nhằm thu được lượng thông tin chân thực, khách quan và tổng quát

về vấn đề nghiên cứu.
Trong q trình phân tích số liệu thu thập được, luận văn sử dụng phương pháp:
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng để mơ tả
bức tranh tổng qt về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, thực trạng các
nguồn lực sinh kế bền vững tại địa phương. Bằng phương pháp này chúng tơi có thể
mơ tả được những nhân tố thuận lợi và cản trở sự tiếp cận và sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn sinh kế đối với người dân trong những năm từ 2000 đến 2012 .
- Phương pháp phân tích so sánh: Từ việc thống kê số lượng hộ dân điều tra
theo các tiêu chí cụ thể, chúng tơi tiến hành tìm hiểu về điều kiện và khả năng tiếp
cận nguồn vốn sinh kế của các hộ dân. Trên cơ sở đó phân tích được mức độ ảnh
hưởng, nguyên nhân của hạn chế của các hộ dân trong việc tiếp cận và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau. Đồng thời,
luận văn kế thừa những tài liệu nghiên cứu trước đây trong sự so sánh với tư liệu
điều tra ở thời điểm hiện tại.
- Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào nguồn tư liệu phỏng vấn sâu, để
phân tích định tính các vấn đề liên quan đến những khó khăn trở ngại, các nhân tố
hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để hướng tới sinh kế bền vững.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã tổng hợp, khái quát được bức tranh kinh tế - xã hội của làng
Triều Khúc tương đối đầy đủ và hệ thống trên nhiều bình diện. Từ đó phân tích chỉ

11


ra sự biến đổi chủ yếu trong hoạt động sinh kế của người dân từ năm 2000 đến 2012
cũng như những yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi sinh kế.
Trên cơ sở phương pháp điều tra liên ngành, tiếp cận khảo sát sâu đời sống
kinh tế - xã hội, trưng cầu ý kiến người dân thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu
các hộ dân, luận văn cũng đưa ra một số nhận xét về tác động hai mặt quá trình
chuyển đổi sinh kế ở địa phương, đồng thời đề xuất một vài định hướng và giải

pháp đối với sinh kế bền vững cũng như việc duy trì, bảo tồn nghề truyền thống ở
các làng nghề hiện nay.
8. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
dung gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn; Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
- Chương 2: Quá trình chuyển đổi sinh kế của người dân làng Triều Khúc từ
năm 2000 đến 2012.
- Chương 3: Tác động của quá trình chuyển đổi sinh kế đến đời sống của
người dân làng Triều Khúc.

12


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN;
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm sinh kế
Sinh kế (Livelihood) còn gọi là kế sinh nhai hay đơn giản là cái cách mà con
người sử dụng những nguồn lực sẵn có của mình để đạt được mục tiêu của mình. Sinh
kế bao gồm tất cả các khả năng, các nguồn lực và các hoạt động cần thiết cho một
phương thức sống.
Những ý tưởng về sinh kế được giới thiệu trong các nghiên cứu của Robert
Chambers vào giữa những năm 80 và sau đó được Robert Chambers và Gordon
Conway phát triển thêm vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Theo hai ông, “Sinh
kế là bao gồm những năng lực, tài sản (nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt
động đáp ứng cho việc sống”. Trong nghiên cứu này, các tác giả khẳng định vấn đề
xuyên suốt trong q trình của bất cứ lĩnh vực nào chính là phát triển bền vững
“Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được hết tiềm năng con

người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả
năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như những thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền
vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế
khác ở hiện tại và tương lai” (1992). Đây là định nghĩa sinh kế và sinh kế bền vững
(Sustainable livelihood approach – SLA) được chấp nhận phổ biến rộng rãi nhất.
Theo Bùi Đình Tối (2004) thì “Sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một
tập hợp các nguồn lực và khả năng con người kết hợp với những quyết định và hoạt
động mà họ sẽ thực hiện để khơng những kiếm sống mà cịn đạt đến mục tiêu đa
dạng hơn. Hay nói cách khác sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng cịn
được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó”.
Sinh kế hộ gia đình dựa trên các nguồn vốn con người (dân cư, nguồn lao
động), vốn xã hội (mạng lưới xã hội, các mối quan hệ xã hội), vốn thiên nhiên hay
tài nguyên (rừng, đất canh tác, đất phi nông nghiệp, đa dạng sinh học…), vốn vật
chất (nhà ở, nhà xưởng, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển, cơ sở hạ
tầng…), vốn tài chính (tiết kiệm, tín dụng, hàng hóa lưu chuyển…). Các nguồn lực
13


này có quan hệ mật thiết với nhau và có thể làm gia tăng khả năng tiếp cận các
nguồn lực khác, chẳng hạn như nếu hộ có đất (có chứng nhận pháp lý về quyền sử
dụng đất) có thể vay mượn, thế chấp, cầm cố để có nguồn vốn tài chính phục vụ cho
mục tiêu kinh tế hay đời sống nào đó.
Chiến lược sinh kế (Livelihood strategies) là các kế hoạch làm việc dài hạn
của cộng đồng để kiếm sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và
lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình.
Chiến lược sinh kế hộ gia đình là sự kết hợp sử dụng các nguồn lực hộ gia
đình (hay sử dụng các tài sản sẵn có của hộ gia đình) và cộng đồng nhằm đạt tới
mục tiêu kinh tế hộ. Chiến lược sinh kế hộ gia đình có thể là sự định hướng mục
tiêu sản xuất, kinh doanh hay cách thức đạt được mục tiêu như bằng sự tận dụng ưu
thế của một hay vài loại nguồn lực sinh kế hay đầu vào sản xuất có lợi thế…

Chuyển đổi sinh kế của người dân làng Triều Khúc, xã Tân Triều là khái
niệm để chỉ sự thay đổi trong phương thức kiếm sống (mưu sinh) của họ dưới sự tác
động của sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, môi trường sống và nhiều nhân tố khác.
Kết quả sinh kế (Livelihood outcomes) là những thay đổi có lợi cho sinh kế
của cộng đồng, nhờ các chiến lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn,
cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng
bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Khái niệm làng nghề
Làng nghề là những làng mà tại đó hầu hết cư dân tập trung vào làm một
nghề hoặc nhiều nghề thủ cơng, có khi chỉ là một cơng đoạn của nghề; nghề của họ
làm thường có tính chun mơn hóa cao, sản phầm mang đặc điểm riêng biệt và thu
nhập của nghề chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các hoạt động kinh tế khác; hoạt động
nghề có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của
làng. Làng nghề có thể có hoặc khơng có truyền thuyết về tổ nghề.
Làng nghề truyền thống là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong
lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ cơng truyền thống, là nơi quy tụ
các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chun làm
nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu

14


thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên ln có ý thức tn thủ
những ước chế xã hội và gia tộc.
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày 18/12/2006, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định tiêu chí cơng nhận làng nghề như sau: có tối thiểu
30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; hoạt
động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị cơng
nhận; chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghề được công nhận là
nghề truyền thống phải đạt ba tiêu chí sau: Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50

năm tính đến thời điểm được công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc
văn hóa dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi
của làng nghề.
Căn cứ theo những điều khoản trên, từ ngày 30/12/2009, làng Triều Khúc được
công nhận là Làng nghề truyền thống Hà Nội theo Quyết định số 6846/QĐ-UBND.
- Khái niệm Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa, Đơ thị hóa
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử nhân loại đã diễn ra những
cuộc cách mạng công nghiệp mà kết quả là tạo ra những loại hình cơng nghiệp hóa
(CNH) khác nhau: CNH tư bản chủ nghĩa và CNH xã hội chủ nghĩa. Trong số
những loại hình CNH này, xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ là
giống nhau. Song chúng có sự khác nhau về mục đích, về phương thức tiến hành, về
sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị. CNH diễn ra ở các nước khác nhau, vào
những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác
nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau.
Đặt trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan
niệm về CNH, HĐH trong Nghị quyết Hội nghị TW 7 khóa VII, tháng 7/1994 như
sau: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ cơng là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

15


Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình CNH, HĐH ở nước ta phải kết hợp
chặt chẽ hai nội dung CNH và HĐH trong cùng một quá trình phát triển. Q trình
ấy, khơng chỉ đơn thuần phát triển cơng nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch
cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng

kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Q trình ấy khơng chỉ tuần tự trải qua các bước cơ
giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà cịn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ cơng truyền
thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể
và mang tính quyết định.
Đặc điểm CNH, HĐH ở Việt Nam được khái quát như sau:
- CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- CNH, HĐH trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
- CNH, HĐH trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế và Việt Nam tích cực, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế.
Đơ thị hóa (Urbanization)
Đơ thị hóa (ĐTH) là q trình tập trung dân số vào các đơ thị, là sự hình thành
nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống.
Theo Bách khoa toàn thư, ĐTH là sự mở rộng của đơ thị, tính theo tỉ lệ phần
trăm giữa số dân đơ thị hay diện tích đơ thị trên tổng số dân hay diện tích của một
vùng hay khu vực gọi là mức độ ĐTH. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của
hai yếu tố đó theo thời gian nên còn gọi là tốc độ ĐTH. ĐTH cịn là q trình phát
triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất
lượng cuộc sống...
Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, ĐTH là một quá trình tập trung dân cư đơ thị.
Đồng thời đó là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông
nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại,
khơng gian đơ thị mở rộng. Trong đó, dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung
phần lớn những người dân lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu
thành thị.

16



×