Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tổ chức lưu trữ và khai thác sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học của viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.69 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------

NGUYỄN VINH SÁU

TỔ CHỨC LƯU TRỮ VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------

NGUYỄN VINH SÁU

TỔ CHỨC LƯU TRỮ VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Chuyên ngành:

Lưu trữ

Mã số:

60320301



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Văn Khảm

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

PGS.TS. Dương Văn Khảm

Hà Nội, 2015

PGS.TS. Vũ Thị Phụng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực.
Luận văn có tham khảo, kế thừa các cơng trình nghiên cứu của những
người đi trước và có bổ sung thêm những tư liệu mới.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Vinh Sáu


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới thầy PGS.TS.
Dương Văn Khảm, người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn cho tơi trong suốt
q trình nghiên cứu để hồn thành Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Lưu trữ học và
Quản trị Văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã truyền
đạt những kiến thức q báu trong suốt q trình học tập tại Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, viên chức Phịng Lưu trữ Thơng
tin Khoa học thuộc Trung tâm Thông tin - Tư liệu VHLKH&CNVN, Các lãnh
đạo và viên chức Văn phòng Viện và các đơn vị trực thuộc VHLKH&CNVN
đã nhiệt tình giúp đỡ tơi khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu cho Luận văn này.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi trong
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện Luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn Luận văn của tơi khơng tránh
khỏi một số thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ
bảo, góp ý của các thầy, cơ giáo và các đồng nghiệp để Luận văn được hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Nguyễn Vinh Sáu


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 4

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 5
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 7
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 7
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 8
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 8
7. Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 10
8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 11
9. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 11
10. Bố cục của Luận văn ........................................................................................... 12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ TỔ CHỨC LƢU TRỮ
VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ....................... 13
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 13
1.1.1. Khái niệm "Khoa học" .................................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm: "Nghiên cứu khoa học" ................................................................ 13
1.1.3. Khái niệm: "Tài liệu nghiên cứu khoa học".................................................... 14
1.1.4. Khái niệm “Tổ chức lưu trữ” .......................................................................... 14
1.1.5. Khái niệm “Khai thác, sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học” ...................... 15
1.2. Đặc điểm và nguyên tắc cơ bản trong tổ chức lƣu trữ tài liệu nghiên cứu
khoa học .................................................................................................................. 17
1.2.1. Đặc điểm ......................................................................................................... 17
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học .......... 18
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam ........................................................................ 17
1.3.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển ......................................................... 17
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ................................................................... 18
1.3.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 20
1



1.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam .................................................................................................................. 22
1.4.1. Hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học ........................................................ 22
1.4.2. Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học ........................................................ 23
1.5. Đặc điểm tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam ............................................................................................... 26
1.5.1. Thành phần tài liệu nghiên cứu khoa học ....................................................... 26
1.5.2. Đặc điểm nội dung tài liệu nghiên cứu khoa học ........................................... 29
1.6. Ý nghĩa và giá trị tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam ........................................................................ 30
1.6.1. Đối với công tác quản lý khoa học ................................................................. 30
1.6.2. Đối với hoạt động nghiên cứu và quản lý nghiên cứu khoa học .................... 31
1.6.3. Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học ............................................................ 31
1.6.4. Đối với lĩnh vực đào tạo ................................................................................. 32
1.6.5. Là nguồn sử liệu............................................................................................. 32
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 33
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LƢU TRỮ VÀ KHAI THÁC,
SỬ DỤNG TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ...................................................... 34
2.1. Thực trạng tổ chức lƣu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam ........................................................................ 34
2.1.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................................. 34
2.1.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác lưu trữ tài liệu
nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam........... 38
2.2. Thực trạng hoạt động lƣu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học của
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ................................................ 43
2.2.1. Thu thập tài liệu nghiên cứu khoa học ............................................................ 44
2.2.2. Tổ chức khoa học tài liệu nghiên cứu khoa học ............................................. 47

2.2.3. Bảo quản và thống kê tài liệu nghiên cứu khoa học ....................................... 52
2.3. Thực trạng về khai thác, sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học của
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ................................................ 54
2.3.1. Đối tượng, thẩm quyền và thủ tục khai thác, sử dụng .................................... 54
2.3.2. Các hình thức khai thác, sử dụng .................................................................... 58
2


2.3.3. Công cụ khai thác, sử dụng ............................................................................. 60
2.3.4. Hiệu quả khai thác, sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam ........................................................................... 61
2.4. Một số nhận xét đánh giá về tổ chức lƣu trữ và khai thác, sử dụng tài liệu
nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam .... 65
2.4.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 65
2.4.2. Tồn tại ............................................................................................................. 66
2.4.3. Nguyên nhân tồn tại ........................................................................................ 67
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 67
Chƣơng 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC LƢU TRỮ
VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ....................... 69
3.1. Nâng cao hiệu quả tổ chức lƣu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học của
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ việt Nam ................................................ 69
3.1.1. Ban hành các văn bản qui định về công tác lưu trữ và khai thác, sử dụng
tài liệu nghiên cứu khoa học ..................................................................................... 69
3.1.2. Tăng cường công tác phổ biến và kiểm tra, hướng dẫn thi hành pháp luật
về lưu trữ và khai thác, sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học ................................. 71
3.1.3. Kiện tồn tổ chức và nhân sự làm cơng tác lưu trữ và khai thác, sử dụng
tài liệu nghiên cứu khoa học ..................................................................................... 75
3.1.4. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho công tác lưu trữ và khai thác,
sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học ....................................................................... 76

3.2. Nâng cao hiệu quả việc thu thập tài liệu nghiên cứu khoa học ................... 77
3.3. Nâng cao hiệu quả tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu nghiên cứu
khoa học ................................................................................................................... 80
3.3.1. Đa dạng các hình thức khai thác, sử dụng ...................................................... 80
3.3.2. Xây dựng và hồn thiện các cơng cụ tra cứu .................................................. 82
3.3.3. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về khai thác, sử dụng tài liệu
nghiên cứu khoa học ................................................................................................. 88
3.4. Các giải pháp khác ........................................................................................... 88
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 98
3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Số TT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1

CSDL

Cơ sở dữ liệu

2

KHCN


Khoa học công nghệ

3

KHKT

Khoa học kỹ thuật

4

KTSD

Khai thác sử dụng

5

KQNC

Kết quả nghiên cứu

6

NCKH

Nghiên cứu khoa học

7

TLNCKH


Tài liệu nghiên cứu khoa học

8

TL

Tài liệu

9

TLLT

Tài liệu lưu trữ

11

TLKHCN

Tài liệu khoa học công nghệ

12

TLLTKHCN

Tài liệu lưu trữ khoa học công nghệ

13

VHLKH&CNVN


Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

14

VHL

Viện Hàn lâm

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài liệu lưu trữ là một nguồn di sản văn hóa vơ cùng to lớn đối với
không chỉ đất nước, cơ quan, tổ chức mà nó cịn có giá trị to lớn với mỗi cá
nhân. TLLT chứa đựng những thơng tin phong phú có độ tin cậy cao, phản
ánh một cách trung thực mọi mặt của đời sống xã hội, có ý nghĩa to lớn trên
các mặt như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, an
ninh, quốc phòng, ngoại giao, lịch sử …
Do nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội và sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và
cá nhân ngày càng đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung. Căn cứ vào
các đặc điểm ghi tin các nhà Lưu trữ học đã phân chia TLLT ra một số loại
hình cơ bản như: tài liệu hành chính, tài liệu khoa học cơng nghệ; tài liệu
nghe nhìn; tài liệu điện tử… Để quản lý một cách khoa học các loại hình
TLLT, các nhà Lưu trữ học phải nghiên cứu đặc điểm của mỗi loại hình tài
liệu, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp quản lý tốt từng loại tài liệu.
Tài liệu nghiên cứu khoa học là một trong những nhón tài liệu quan
trọng trọng của khối tài liệu khoa học và cơng nghệ, được hình thành ra

trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, các cơ quan chuyên môn như:
các Viện Khoa học, Viện nghiên cứu khoa học, các Trung tâm nghiên cứu
khoa học, các Sở, Ban ngành, các trường Đại học, Cao đẳng… Tài liệu
nghiên cứu khoa học là tài liệu ghi chép và phản ánh những thành tựu
nghiên cứu khoa học, những phát minh sáng chế, những cải tiến kỹ thuật
trong lao động sản xuất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây là loại hình
tài liệu rất quan trọng, là nguồn sử liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu
khoa học, phục vụ cho các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định quản lý về
Khoa học Công nghệ.

5


Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay,
TLNCKH sản sinh ngày càng lớn và có giá trị thiết thực. Nội dung tài
TLNCKH rất phong phú, đa dạng, có thể chia ra một số nhóm với nội dung
như sau:
+ TL nghiên cứu về khoa học tự nhiên. Đó là kết quả nghiên cứu các đề
tài về tốn học, vật lý học, hóa học, sinh học, di truyền học, điện tử…
+ TL nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn. Đó là kết quả nghiên
cứu các đề tài về sử học, văn học, ngôn ngữ học, xã hội học, luật học, triết
học, chính trị- kinh tế học…
+ TL nghiên cứu về kỹ thuật - công nghệ như các cơng trình nghiên
cứu về nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, hàng không, hàng hải, kỹ thuật
quân sự, cơ khí chế tạo máy…
+ TL về phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các giải pháp
hữu ích của cán bộ, công nhân, nhân dân lao động sáng tạo ra.
TLNCKH thể hiện các tiềm năng KHCN của quốc gia, thể hiện tài
năng và trí tuệ của con người Việt Nam. Đây là động lực quan trọng để xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì thế, TLNCKH chứa đựng nhiều bí mật nhà nước,

được lưu trữ tốt để phục vụ lâu dài.
Nhà nước đã có nhiều văn bản Qui phạm pháp luật qui định về quản lý
TLLT, trong các văn bản này chủ yếu đề cập đến tài liệu hành chính, đối với
tài liệu lưu trữ khoa học cơng nghệ trong đó có TLNCKH chưa có các qui
định cụ thể. Đây là một vấn đề quan trọng, đã và đang được sự chú ý của các
nhà nghiên cứu, các nhà lưu trữ, đã có một số cơng trình nghiên cứu về lưu
trữ tài liệu khoa học công nghệ nói chung và TLNCKH nói riêng, nhưng với
phạm vi và ở một mức độ nhất định. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải có
những nghiên cứu về tổ chức lưu trữ và khai thác sử dụng loại tài liệu này một
cách đầy đủ làm cơ sở cho việc tổ chức quản lý, bảo quản và khai thác, sử
dụng phục vụ cho hoạt động hoạt động nghiên cứu khoa học của cơ các quan,
tổ chức và của cá nhân.
6


Với chức năng là cơ quan nghiên cứu khoa học tự nhiên và phát triển
công nghệ hàng đầu của đất nước, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam trong quá trình hoạt động nghiên cứu đã sản sinh ra một khối lượng
lớn TLNCKH phong phú, đa dạng có giá trị về nhiều mặt. Để bảo vệ và phát
huy giá trị của khối tài liệu này, trong quá trình hình thành và phát triển,
VHLKH&CNVN đã có nhiều nỗ lực trong việc thu thập, chỉnh lý, bảo quản,
tổ chức khai thác, sử dụng TLNCKH và đã mang lại hiệu quả cho hoạt động
NCKH của Viện cũng như của từng cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đã đạt được, công tác lưu trữ và khai thác, sử dụng TLNCKH của
VHLKH&CNVN vẫn chưa đáp ứng hết các yêu cầu của công tác lưu trữ.
Việc thu thập, bổ sung TLNCKH chưa được đầy đủ, TL này chưa được bảo
quản tập trung ở một nơi, trong một hồ sơ cơng trình nghiên cứu khoa học, tài
liệu còn để ở nhiều nơi (Văn phịng Viện, Trung tâm Thơng tin-Tư liệu, các
đơn vị, Chủ nhiệm đề tài…) dẫn đến việc quản lý, bảo quản và tổ chức KTSD
chưa hiệu quả, chưa phát huy hết giá trị của TLNCKH vào mục đích quản lý

Nhà nước về khoa học công nghệ, công tác NCKH của VHLKH&CNVN và
cá nhân.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức lƣu
trữ và khai thác, sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Lưu trữ học.
2. Mục tiêu của đề tài
+ Đánh giá thực trạng việc tổ chức lưu trữ và khai thác, sử dụng tài liệu
nghiên cứu khoa học của VHLKH&CNVN;
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức lưu trữ và khai
thác, sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học của VHLKH&CNVN.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
+ Thực trạng việc tổ chức lưu trữ và khai thác, sử dụng tài liệu nghiên
cứu khoa học của VHLKH&CNVN;
7


+ Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tổ chức lưu trữ và khai thác, sử
dụng tài liệu nghiên cứu khoa học tại VHLKH&CNVN.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Khảo sát thực trạng việc tổ chức lưu trữ và khai thác
sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học tại VHLKH&CNVN;
+ Về thời gian: Nghiên cứu biện pháp tổ chức lưu trữ và khai thác, sử
dụng TLNCKH của VHLKH&CNVN từ năm 1975 đến nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tìm hiểu các vấn đề về lý luận và thực tiễn tổ chức lưu trữ tài liệu
nghiên cứu khoa học của VHLKH&CNVN;
+ Khảo sát, thu thập số liệu về tổ chức lưu trữ và khai thác, sử dụng tài
liệu nghiên cứu khoa học của VHLKH&CNVN;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức lưu trữ và khai thác, sử dụng

tài liệu nghiên cứu khoa học của VHLKH&CNVN;
+ Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức lưu trữ và khai
thác, sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học tại VHLKH&CNVN.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tài liệu nghiên cứu khoa học là một loại hình tài liệu phong phú, có đặc
điểm riêng nên vấn đề tổ chức lưu trữ và khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
khoa học cơng nghệ nói chung và TLNCKH nói riêng đã được một số nhà
khoa học đề cập trong một số cơng trình nghiên cứu. Trong đó đáng chú ý là
tập bài giảng: Lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ, của PGS.TS. Nguyễn
Minh Phương (Chủ biên), TS. Nguyễn Liên Hương, TS. Nguyễn Cảnh
Đương, Hà Nội, 2005; Giáo trình của Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp
vụ Văn phòng I (Nay là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội): Lưu trữ tài liệu
khoa học kỹ thuật, Hà Nội 1996; Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Hải Nam: Lưu
trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam-thực trạng và giải
pháp, Hà Nội, 2008; Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành lưu trữ của
Nguyễn Thu Loan: Tổ chức quản lý và khai thác, sử dụng tài liệu nghiên cứu
8


khoa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, 2008.
Vấn đề này cũng được đề cập trong các khóa luận tốt nghiệp như: Khóa
luận tốt nghiệp Lưu trữ học và Quản trị Văn phịng khóa 48, của Trần Thị
Hằng: Tình hình quản lý tài liệu kỹ thuật các cơng trình xây dựng cơ bản tại
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội, 2007; Khóa luận tốt nghiệp Lưu trữ
học và Quản trị Văn phịng khóa 49 của Phan Hải Nam: Tổ chức khoa học tài
liệu kỹ thuật tại công ty Điện lực Hà Nội, Hà Nội, 2008; Khóa luận tốt nghiệp
Lưu trữ học và Quản trị Văn phịng khóa 49 của Trần Văn Quang: Thu thập,
bổ sung tài liệu khoa học kỹ thuật tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Hà
Nội, 2008; Khóa luận tốt nghiệp Lưu trữ học và Quản trị Văn phịng khóa 50

của Nguyễn Thị Thùy Dung: Nghiên cứu và đề xuất phương pháp phân loại
tài liệu kỹ thuật cơng trình thủy điện Hịa Bình hiện đang bảo quản tại Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội, 2009; Khóa luận tốt nghiệp Lưu trữ học và
Quản trị Văn phịng khóa 48 (tại chức) của Ngô Thị Thu Hiền: Các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ các đề tài nghiên cứu khoa học của Liên
hiệp khoa học-sản xuất công nghệ hóa học”, Hà Nội, 2003; Khóa luận tốt
nghiệp Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng (tại chức) của Nguyễn Thị Thùy
Liên: “Tổ chức khoa học tài liệu trắc địa bản đồ tại cơng ty đo đạc ảnh, Địa
hình - Bộ Tài nguyên và Môi trường”, Hà Nội, 2006.
Bên cạnh đó, vấn đề tổ chức lưu trữ và khai thác, sử dụng tài liệu lưu
trữ khoa học cơng nghệ nói chung và TLNCKH nói riêng cũng được một số
tác giả trình bày dưới dạng tham luận tại các hội thảo, được in trong các kỷ
yếu, đáng chú ý là kỷ yếu hội nghị chuyên đề ngành thông tin khoa học và
công nghệ: Đăng ký giao nộp và sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ trên tinh thần Luật Khoa học và Công nghệ, do Trung
tâm Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia tổ chức ngày 16 tháng 11 năm
2001 tại Hà Nội.
9


Những cơng trình nghiên cứu, những bài viết kể trên đã đề cập đến việc
thu nộp, quản lý, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu khoa học
cơng nghệ trong đó có TLNCKH. Cơng tác tổ chức lưu trữ và khai thác, sử
dụng kết quả nghiên cứu khoa học tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ
quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - một cơ quan có chức năng đăng
ký, lưu giữ và tổ chức khai thác, sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa
học và cơng nghệ, nhưng chưa có hẳn một cơng trình nghiên cứu, tổng kết,
đánh giá về cơng tác này. Ngay cả các đơn vị lưu trữ của các cơ quan khoa
học cũng khơng có được đề tài chuyên biệt mà thường là những bài viết về
thực trạng giao nộp sản phẩm khoa học - một trong những thành phần tài liệu

thuộc TLNCKH.
Đối với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nơi sản sinh
ra khối lượng lớn TLNCKH và công việc tổ chức lưu trữ và khai thác, sử
dụng TLNCKH đã và đang được tiến hành, đã có một số kết quả nhất định.
Nhưng vấn đề lưu trữ và khai thác, sử dụng TLNCKH vẫn chưa được đầu tư
nghiên cứu một cách thỏa đáng, mà chỉ dừng lại ở một số các bài viết trong
các cuộc hội thảo như: Bài viết của Trần Văn Hồng, Trần Ngọc Hoa Trung
tâm Thông tin - Tư liệu: ”Xây dựng cơ sở dữ liệu kết quả đề tài nghiên cứu
KHCN phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu khoa học ở Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam”, Hội thảo ”Thông tin Thư viện” do Trung
tâm Thông tin - Tư liệu tổ chức tháng 7 năm 2014, tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.
7. Tài liệu tham khảo
Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng những nguồn TL cơ bản
sau:
+ Tài liệu lý luận: Các giáo trình, tập bài giảng, tài liệu lý luận chung
về phương pháp luận khoa học và công tác lưu trữ như: “Lý luận và thực tiễn
công tác lưu trữ”; ”Lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ”.

10


+ Những văn bản của nhà nước, của Ngành, của cơ quan qui định về
quản lý tài liệu lưu trữ, công tác lưu trữ, lưu trữ tài liệu Khoa học và Cơng
nghệ…
+ Các cơng trình nghiên cứu, các kỷ yếu hội thảo khoa học, các bài viết
trên tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, các trang Website…
+ Các tư liệu, số liệu thu thập thông qua khảo sát thực tế: Phiếu khảo
sát, hỏi trực tiếp các cá nhân, các nhà khoa học, các chủ nhiệm đề tài, các
Phòng Nghiên cứu của các Viện như: Viện Toán học, Viện Vật lý, Viện Hóa
học, Viện Cơng nghệ thơng tin,...

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp hệ thống, phân tích: Được dùng trong việc phân tích
cơ sở lý luận về quản lý TLNCKH, đánh giá thực trạng tổ chức quản lý
TLNCKH;
+ Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn: Phương pháp này
sử dụng để thu thập các số liệu liên quan đến đề tài.
Ngồi các phương pháp trên cịn sử dụng phối hợp một số phương pháp
khác như: mô tả, so sánh, tổng hợp…
9. Đóng góp của đề tài
+ Báo cáo tổng thuật của Luận văn sẽ giúp cho việc tổ chức lưu trữ và
khai thác, sử dụng TLNCKH nói riêng và tài liệu khoa học và cơng nghệ nói
chung;
+ Góp phần làm rõ ý nghĩa, vai trò và hiệu quả của quản lý tài liệu
nghiên cứu khoa học đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân;
+ Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức lưu trữ và khai
thác, sử dụng TLNCKH của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam.
11


10. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung chính của đề
tài được bố cục thành ba chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để tổ chức lưu trữ và khai thác, sử
dụng tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam
Chương này nêu một số khái niệm cơ bản, Khái quát sơ lược về lịch sử
hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của VHLKH&CNVN, về

đặc điểm hoạt động nghiên cứu khoa học và TLNCKH. Với tính chất là dẫn
luận, mục đích của chương này giúp chúng ta nắm được một số khái niệm cơ
bản và thấy được đặc điểm về tổ chức và hoạt động của VHLKH&CNVN để
hình thành lên các nguồn tài liệu về NCKH và giá trị của nó.
Chương 2: Thực trạng tổ chức lưu trữ và khai thác, sử dụng tài liệu
nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đây là một trong hai chương chính của Luận văn và cũng là phần trình
bày về kết quả nghiên cứu và khảo sát về công tác lưu trữ và khai thác, sử
dụng TLNCKH của VHLKH&CNVN, trên cơ sở đó đánh giá những ưu điểm,
tồn tại. nguyên nhân của những tồn tại của công tác lưu trữ và khai thác, sử
dụng TLNCKH tại đây, là cơ sở để đề xuất các giải pháp trong chương 3.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức lưu trữ và khai
thác, sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam
Đây là chương quan trọng, là kết quả của đề tài. Với những phân tích từ
hai chương trước đó, chương này đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả việc tổ chức lưu trữ và khai thác, sử dụng TLNCKH ở
VHLKH&CNVN.

12


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ TỔ CHỨC
LƢU TRỮ VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm "Khoa học"
Theo Khoản 1, Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013:
"Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát

triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy". [ 26, tr. 1]
Khoa học nói chung được coi là một hệ thống tri thức về qui luật của
vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư
duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển
trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh
nghiệm và tri thức khoa học. Ở đây, Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết
được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con
người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Tri thức khoa học: là
những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH,
các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học.
1.1.2. Khái niệm: "Nghiên cứu khoa học"
Theo Khoản 4, Điều 3 của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013:
"Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất,
quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp
nhằm ứng dụng vào thực tiễn". [ 26, tr. 1]
Theo Luật này, Nghiên cứu khoa học được phân làm hai loại: nghiên
cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Khoản 5 Điều 3 của Luật đã qui định:
"Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy
luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy" và Khoản 6 Điều 3 của
Luật cũng đã qui định: "Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận
13


dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra cơng nghệ mới, đổi mới cơng
nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội". [ 24, tr. 3]
1.1.3. Khái niệm: "Tài liệu nghiên cứu khoa học"
Theo Từ điển Lưu trữ Việt Nam, Hà Nội.1992: Tài liệu nghiên cứu
khoa học: ”Tài liệu phản ánh quá trình và kết quả nghiên cứu các đề tài khoa
học”.[14, tr. 73]
Khái niệm này đã được nêu trong Từ điển thuật ngữ của các nước

XHCN, xuất bản bằng tiếng Nga, có sự tham gia của các chuyên gia Việt
Nam, trang 38, thuật ngữ số 223: ”Tài liệu khoa học là hệ thống tài liệu ghi
lại các bước và kết quả các cơng trình nghiên cứu khoa học” [49,Tr. 38]
Tổng hợp từ hai định nghĩa nêu trên, qua nghiên cứu nhiều khái niệm
khác nhau và từ thực tiễn, chúng tôi đề xuất định nghĩa sau đây về khái niệm
tài liệu nghiên cứu khoa học: ”Tài liệu nghiên cứu khoa học là những tài liệu
ghi chép và phản ánh những thành tựu nghiên cứu khoa học, những phát
minh, sáng chế, những cải tiến kỹ thuật trong lao động sản xuất của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân”. ”Tài liệu nghiên cứu khoa học là tài liệu phản ánh
q trình và kết quả nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu khoa học”.
1.1.4. Khái niệm “Tổ chức lƣu trữ”
Khái niệm: “Tổ chức lưu trữ”: Trong luận văn này được chúng tơi hiểu
là xác định loại hình cơ cấu tổ chức để thực hiện hoạt động lưu trữ, ví dụ như
là: “Lưu trữ cơ quan”, “Lưu trữ lịch sử”. Như vậy khái niệm "Tổ chức lưu
trữ" ở đây được hiểu là xác định chủ thể thực hiện nghiệp vụ lưu trữ như: Thu
thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ.
Với cách hiểu này, nhiệm vụ của luận văn sẽ là khảo sát, đánh giá tình hình tổ
chức lưu trữ ở VHLKH&CNVN và các đơn vị trực thuộc, bao gồm cả lưu trữ
ở Văn phòng Viện. Đồng thời xem xét mối quan hệ giữa các lưu trữ đó trong
hệ thống tổ chức lưu trữ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
với lưu trữ cơ quan Trung tâm Thơng tin - Tư liệu là hạt nhân. Qua đó xem
xét tới thực trạng mối quan hệ của hệ thống đó với Lưu trữ lịch sử và Lưu trữ
cơ quan quản lý chuyên ngành, ở đây là Bộ Khoa học và Công nghệ.
14


1.1.5. Khái niệm “Khai thác, sử dụng tài liệu nghiên cứu khoa học”
Trong cuốn Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư, lưu trữ Việt Nam của
PGS-TS. Dương Văn Khảm, NXB Văn hóa Thơng tin, HN. 2011: “Khai thác,
sử dụng tài liệu lưu trữ là quá trình khai thác, sử dụng thông tin tài liệu lưu

trữ phục vụ cho các yêu cầu nghiên cứu”, “Sử dụng tài liệu lưu trữ là q
trình khai thác thơng tin tài liệu lưu trữ”. [18, tr. 197]
Khai thác, sử dụng TLNCKH là quá trình khai thác, sử dụng thông tin
trong TLNCKH phục vụ cho các yêu cầu nghiên cứu.
Phân tích và làm rõ các khái niệm cơ bản trên để chúng ta hiểu và
thống nhất, từ đó giúp tác giả nghiên cứu và giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ mà
đề tài Luận văn đề ra.
1.2. Đặc điểm và nguyên tắc cơ bản trong tổ chức lƣu trữ tài liệu
nghiên cứu khoa học
1.2.1. Đặc điểm
TLNCKH có giá trị lâu dài, khơng phụ thuộc vào thời đại, phản ánh qui
luật khách quan, nó phản ánh hồn chỉnh một vấn đề được nghiên cứu ở một
giai đoạn nhất định. Đối với TL hành chính sau thời gian bảo quản ở lưu trữ
hiện hành phải nộp vào lưu trữ lịch sử, cịn đối với TLNCKH có tính đặc thù
chuyên ngành phục vụ lâu dài nhu cầu thực tiễn, do đó TLNCKH nói riêng và
TL chuyên ngành nói chung phải để lại ở lưu trữ hiện hành của cơ quan để
tiếp tục khai thác, sử dụng phục vụ cho nghiên cứu khoa học và không phải
chuyển vào lưu trữ lịch sử. Vấn đề này đã được khẳng định tại Khoản 1 Điều
18 Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Bộ Khoa
học và Công nghệ Quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố
thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ: ”Kết quả thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ đã đăng ký là tài liệu chuyên môn nghiệp vụ có giá trị
bảo quản vĩnh viễn, cần thiết cho hoạt động khoa học và công nghệ, được lưu
trữ lâu dài và không phải chuyển vào lưu trữ lịch sử theo qui định của Điều
15 Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ
qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ”. [4, tr. 11].
15


Về nội dung TLNCKH rất phong phú, hình thức rất đa dạng, được thể

hiện trên nhiều vật mang tin như: trên giấy, trên đĩa CD, băng, tài liệu ảnh,
mẫu vật, tài liệu điện tử...
Phương thức lập ra TLNCKH phải dùng các phương tiện máy móc để
đo vẽ, chụp ảnh, thực nghiệm...Thời gian tạo ra TL rất lâu dài, đầu tư nhiều
kinh phí. Chỉ người có kiến thức chun ngành đó mới tổ chức khoa học được
TLNCKH.
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức lƣu trữ tài liệu nghiên cứu
khoa học
Thứ nhất, TLNCKH phải được tổ chức theo nguyên tắc logic, nghĩa là
theo qui luật của tự nhiên, ở đây TLNCKH được tổ chức theo bộ tài liệu (theo
chuyên đề, theo đối tượng khảo sát,...).
Thứ hai, phải đảm bảo mối liên kết giữa quyết định hành chính với kết
quả nghiên cứu: TLNCKH có mối liên kết chặt chẽ với tài liệu quản lý hành
chính nhà nước, tài liệu này chỉ có giá trị khi có quyết định hành chính (Đề tài
phải được xét chọn, giao, nghiệm thu, phải được một Hội đồng thông qua).
Thứ ba, phải đảm bảo phương tiện kỹ thuật, phương thức tạo lập, bảo
quản và sử dụng: Như chúng ta biết rằng TLNCKH rất đa dạng về vật mang
tin (trên giấy, trên đĩa CD, băng, tài liệu ảnh, mẫu vật, bản đồ, biểu đồ, tài liệu
điện tử…) do đó việc sản sinh, bảo quản, sử dụng về cơ bản đều phải gắn chặt
với các phương tiện, kỹ thuật và phương thức chế tác (đo đạc, đo vẽ, chụp
ảnh, thử nghiệm...)
Đối với tổ chức khai thác và sử dụng TLNCKH, như chúng ta biết rằng
TLNCKH có tính chun mơn sâu, chỉ những người có kiến thức và kỹ năng
tương ứng, phải hiểu biết về lĩnh vực chuyên ngành mới có thể tổ chức khoa
học và khai thác được TLNCKH, Yêu cầu ngoài kiến thức chung về lưu trữ
học cần được đào tạo đại cương về ngành khoa học tương ứng.
16


1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện

Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
1.3.1. Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển
Phát triển Khoa học Công nghệ là một chủ trương lớn mà Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm. Trước năm 1970, Đảng và Nhà nước đã có chủ
trương xây dựng một Trung tâm Khoa học của cả nước và quyết định xây
dựng Viện Khoa học Tự nhiên. Ngay trong thời gian chống Mỹ một số cơ sở
nghiên cứu được tiến hành thành lập như Viện Toán học, Viện Vật lý, Viện
Nghiên cứu Biển. Năm 1970 các Viện trên và nhiều đơn vị nghiên cứu khác
được tập hợp lại thành Trung tâm nghiên cứu khoa học, thuộc Uỷ ban Khoa
học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Ngày 20
tháng 5 năm 1975 Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ban hành Nghị
định số 118/CP về việc thành lập Viện Khoa học Việt Nam, trên cơ sở tách
khối nghiên cứu khoa học kỹ thuật khỏi Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà
nước, thành lập Viện Khoa học Việt Nam.
Ngày 20 tháng 9 năm 1977 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định
số 265/CP thành lập phân viện Khoa học trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 18 năm hoạt động, để phù hợp với sự sự phát triển đất nước cũng
như sự phát triển của khoa học và cơng nghệ, Ngày 22 tháng 5 năm 1993,
Chính phủ ban hành Nghị định số 24/CP về việc thành lập Trung tâm Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Viện Khoa học
Việt Nam. Đến năm 2004, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia lại đổi thành Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Năm 2012 Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đổi tên là: Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam theo Nghị định số: 108/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 12
năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
17



Trải qua thời gian, thay đổi nhiều tên gọi nhưng VHLKH&CNVN vẫn
giữ vai trò là cơ quan nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển
công nghệ hàng đầu của đất nước. Nơi qui tụ các nhà nghiên cứu hàng đầu về
khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ, là nơi tạo ra những sản phẩm về
NCKH và cơng nghệ phong phú, đa dạng có giá trị cho đất nước.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Ngay khi thành lập, Nghị định số 118/CP ngày 20 tháng 5 năm 1975
của Hội đồng Chính phủ đã xác định nhiệm vụ chính của Viện Khoa học Việt
Nam (nay là VHLKH&CNVN) là: nghiên cứu những vấn đề khoa học, kỹ
thuật có tầm quan trọng lớn về kinh tế; những vấn đề có tính chất tổng hợp
liên quan đến nhiều ngành; những vấn đề phải tích lũy số liệu trong nhiều
năm để qua điều tra, khảo sát rút ra các qui luật, nhằm giải quyết các nhiệm
vụ kinh tế quan trọng và lâu dài; những vấn đề khoa học cơ bản để làm cơ sở
cho sự phát triển nền khoa học nước ta.
Ngày 22 tháng 5 năm 1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 24/CP về
việc thành lập Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, trên cơ
sở tổ chức lại Viện Khoa học Việt Nam. Theo Nghị định này thì Trung tâm
Khoa học tự nhiên và cơng nghệ quốc gia là cơ quan thuộc Chính phủ, hoạt
động theo cơ chế riêng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chịu sự quản lý
nhà nước của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hoạt động khoa học
và công nghệ. Trung tâm Khoa học tự nhiên và cơng nghệ quốc gia có chức
năng tổ chức và thực hiện các hoạt động nghiên cứu về khoa học tự nhiên và
công nghệ theo các hướng trọng điểm của nhà nước, nhằm tạo ra và triển khai
các công nghệ tiên tiến có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển
kinh tế và xã hội của nước ta.
Ngày 25 tháng 12 năm 2012 Chính phủ ban hành Nghị định số
108/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam. Theo Điều 1 thì
18



VHLKH&CNVN có vị trí và chức năng là cơ quan thuộc Chính phủ, thực
hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công
nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, cơng nghệ
và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đào
tạo nhân lực khoa học, cơng nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 2 Nghị định số 108/2012/NĐ-CP, ngoài nhiệm vụ và quyền hạn về
tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ, tài chính, tài sản thì Viện Hàn lâm Khoa học
và Cơng nghệ Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau:
- Về nghiên cứu khoa học và công nghệ:
+ Nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ
trong các lĩnh vực: Tốn học; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ sinh học;
công nghệ thông tin; điện tử, tự động hóa; cơng nghệ vũ trụ; khoa học vật
liệu; đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học; khoa học trái đất;
khoa học và cơng nghệ biển; mơi trường và năng lượng; dự báo, phịng,
chống và giảm nhẹ thiên tai;
+ Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự
nhiên và môi trường;
+ Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các KQNC khoa học, cơng
nghệ;
+ Đề xuất và chủ trì thực hiện các chương trình KHCN trọng điểm cấp
nhà nước theo sự phân cơng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đào tạo nhân lực khoa học, cơng nghệ có trình độ cao; tổ chức đào
tạo sau đại học về khoa học tự nhiên và công nghệ theo quy định của pháp
luật;
- Báo cáo và cung cấp thông tin động đất, cảnh báo sóng thần với cơ
quan có thẩm quyền theo quy định;
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, KQNC khoa học và phát triển
công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học, công nghệ;
19



- Tham gia thẩm định trình độ cơng nghệ, xét duyệt luận chứng kinh
tế-kỹ thuật các cơng trình trọng điểm, quan trọng của Nhà nước và của các địa
phương theo sự phân cơng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Quyết định các dự án đầu tư của VHLKH&CNVN theo quy định của
pháp luật;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về KHCN theo quy định của pháp luật.
Phân tích vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của
VHLKH&CNVN cho thấy, một trong đặc điểm cơ bản trong hoạt động của
Viện là nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ. Đặc
điểm này chúng ta cần lưu ý về sự khác biệt của Viện này so với Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đặc biệt là khác biệt trong hoạt động của nó
so với hoạt động của hệ thống các cơ sở nghiên cứu thuộc các Bộ, Ngành và
các địa phương trên cả nước. Đặc điểm này là một trong căn cứ cơ bản để giải
quyết mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài Luận văn đề ra. Đó là đặc điểm thứ
nhất. Đặc điểm thứ hai cần được chú ý đến. Đó là đặc điểm về cơ cấu tổ chức
của VHLKH&CNVN.
1.3.3. Cơ cấu tổ chức
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khoa học và công nghệ
đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, ngày 20 tháng 5 năm 1975
Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 118/CP về việc thành lập Viện
Khoa học Việt Nam. Kể từ đây, cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ
thực sự là tổ chức độc lập với cơ cấu tổ chức riêng, theo Nghị định 118/CP thì
cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Việt Nam gồm có: Viện Tốn học, Viện
Vật lý, Viện nghiên cứu biển, Viện Sinh vật học, Viện các khoa học về trái
đất, Văn phòng, các phòng nghiên cứu trực thuộc Viện, các đơn vị sản xuất,
sự nghiệp hành chính thuộc diện quản lý của Viện.
Viện có một Viện trưởng và một số phó Viện trưởng, một Tổng thư ký
khoa học giúp Viện trưởng.

20


Ngày 22 tháng 5 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/CP về
việc thành lập Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Cơng nghệ Quốc gia, theo đó
cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có:
+ Các viện nghiên cứu khoa học và cơng nghệ: có 17 viện;
+ Các cơ quan chức năng giúp việc Giám đốc Trung tâm: Văn phịng,
Ban Kế hoạch - Tài chính, Ban hợp tác quốc tế, Ban Tổ chức Cán bộ, Thanh
tra, Trung tâm Thơng tin - Tư liệu, Văn phịng 2 tại thành phố Hồ Chí Minh;
+ Lãnh đạo Trung tâm gồm 01 Hội đồng trung tâm và 01 giám đốc,
một số Phó Giám đốc giúp việc.
Năm 2004, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia lại
đổi thành Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, theo Nghị định số
27/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ qui định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam thì cơ cấu tổ chức của Viện gồm:
+ Các tổ chức giúp Chủ tịch Viện: có 6 đơn vị;
+ Các tổ chức sự nghiệp nghiên cứu trực thuộc Viện: có 21 đơn vị.
Ngày 12 tháng 5 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số
62/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, theo Nghị định này, cơ cấu tổ
chức của Viện gồm: 7 đơn vị giúp việc Chủ tịch, 24 Viện nghiên cứu và 3
đơn vị sự nghiệp. Lãnh đạo có 01 Chủ tịch và 04 Phó Chủ tịch.
Ngày 25 tháng 12 năm 2012 Chính phủ ban hành Nghị định số
108/2012/NĐ-CP Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của VHLKH&CNVN, theo Điều 3 của Nghị định cơ cấu tổ chức của Viện
gồm 38 đơn vị, trong đó có 6 đơn vị giúp việc Chủ tịch, 27 đơn vị sự nghiệp
nghiên cứu, 05 đơn vị sự nghiệp khác.
Lãnh đạo Viện có Chủ tịch và khơng q 4 Phó Chủ tịch.

21


×