ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN ANH THƯƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH SINH
THÁI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 834.04.10
ĐÀ NẴNG - Năm 2020
Cơng trình được hồnh thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn KH: TS. Nguyễn Thị Bích Thủy
Phản biện 1:………………………………………
Phản biện 2:………………………………………
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc
sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào
ngày …….tháng 9 năm 2020.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển
nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngồi ý nghĩa góp phần
bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, sự
phát triển du lịch sinh thái còn mang lại những nguồn lợi kinh tế to
lớn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng
người dân các địa phương có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh
quan hấp dẫn. Bên cạnh đó, trình độ dân trí và sức khỏe cộng đồng
cũng được nâng cao thông qua các hoạt động giáo dục mơi trường,
văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí.
Đà Nẵng là thành phố nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
với nhiều tiềm năng, lợi thế về du lịch. Tuy nhiên, phát triển du lịch sinh
thái nơi đây vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng. Một là, sản phẩm
du lịch sinh thái đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Hai là, chưa tạo được mối liên
kết với các thành phố, vùng, khu vực, quốc tế. Ba là, chất lượng nguồn
nhân lực du lịch còn thấp. Bốn là, hoạt động thương mại cịn nhỏ lẻ,
thiếu tính chuyên nghiệp, hiện đại. Năm là, việc huy động các nguồn
vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế.
Vì vậy, tơi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý kinh tế tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chính của đề tài này là đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước (QLNN) về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN nhằm phát
triển loại hình du lịch này tương xứng với tiềm năng của thành phố.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về du lịch sinh thái, QLNN
về du lịch sinh thái.
- Đánh giá thực trạng, phân tích những thành tích và hạn chế của
cơng tác QLNN về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác
QLNN về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là QLNN đối với du
lịch sinh thái.
- Phạm vi nghiên cứu:
+
Phạm vi về nội dung: các nội dung liên quan về
QLNN đối với du lịch sinh thái trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
+
Phạm vi về thời gian: thực trạng từ năm 2017 đến
năm 2019; định hướng đến năm 2025.
+
4.
Phạm vi về không gian: địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng đồng thời bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp, hệ thống
cơ sở lý thuyết về công tác QLNN về hoạt động du lịch sinh
thái, kinh nghiệm QLNN của các địa phương trong và ngoài
nước.
- Phương pháp thống kê mô tả: bao gồm thu thập số liệu, tài
liệu, xử lý, phân tích, tổng hợp, thống kê số liệu, thông tin
trong các lĩnh vực liên quan đến công tác QLNN về du lịch
sinh thái.
- Phương pháp so sánh: so sánh công tác QLNN về du lịch sinh
thái ở Đà Nẵng với các địa phương khác để tìm ra những
điểm tương đồng có thể áp dụng và rút ra được những bài
học kinh nghiệm trong QLNN về du lịch sinh thái trên địa
bàn thành phố.
3
- Phương pháp kế thừa: phương pháp này sử dụng kết quả
nghiên cứu và số liệu thứ cấp từ các cơng trình khoa học có
liên quan đến QLNN về du lịch sinh thái.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, chọn lọc: từ những số liệu
thu thập, chọn lọc những kết quả nghiên cứu để đưa ra
những nhận định cụ thể, những mặt hạn chế và thành tựu đạt
được trong công tác QLNN về du lịch sinh thái trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Từ đó có được định hướng và các giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác này
5.
Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về du lịch sinh thái.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch sinh
thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về
du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
SINH THÁI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1. Du lịch và du lịch sinh thái
a. Khái niệm du lịch
b. Khái niệm du lịch sinh thái
Năm 1999, Việt Nam đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch
sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về
sinh thái và mơi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ mơi
trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho
cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
c. Đặc điểm của du lịch sinh thái
- Sản phẩm, tài nguyên của du lịch sinh thái là thiên nhiên.
- Du lịch sinh thái không tách rời giáo dục với mơi trường sinh thái.
- Có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
1.1.2. Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái
a. Quản lý nhà nước
“QLNN vừa là chức năng, vừa là quyền hạn và nhiệm vụ của
Nhà nước, nó được hiểu là việc Nhà nước sử dụng quyền lực chung
đã được thể chế hóa tác động thường xuyên và liên tục đến các quá
trình, lĩnh vực hay quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích quản lý.”
b. Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái
“QLNN đối với du lịch sinh thái là phương thức mà thơng qua đó,
hệ thống các cơng cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch,
kế hoạch Nhà nước tác động vào đối tượng quản lý để định hướng cho
các hoạt động du lịch sinh thái vận động, phát triển đến mục tiêu đã đặt
5
ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và
ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế”.
1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch sinh thái
- Một là, Nhà nước là chủ thể tổ chức và quản lý tất cả các hoạt
động du lịch sinh thái.
- Hai là, Nhà nước sử dụng hệ thống công cụ quản lý du lịch
sinh thái là pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch...
- Ba là, QLNN về du lịch sinh thái địi hỏi phải có một bộ máy
Nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ
QLNN có trình độ, năng lựcchun môn cao.
- Bốn là, với tư cách là công cụ quản lý thì QLNN về du lịch
sinh thái xuất phát từ chính nhu cầu gia tăng vai trị của
chính sách, pháp luật...
1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch sinh thái Thứ
nhất, định hướng và hoạch định hoạt động du lịch sinh thái:
hoạch định chiến lược, kế hoạch, phân tích và xây dựng chính sách,
quy hoạch và định hướng phát triển thị trường, các chương trình, dự
án để cụ thể hóa chiến lược về lĩnh vực du lịch sinh thái.
Thứ hai, tổ chức và phối hợp quản lý du lịch sinh thái.
Thứ ba, điều tiết hoạt động du lịch sinh thái và can thiệp thị
trường. Thứ tư, giám sát các hoạt động du lịch sinh thái.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH SINH
THÁI
1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
phát triển du lịch sinh thái
Nội dung này bao gồm việc đề ra và ban hành các quan điểm, chủ
trương, chính sách vĩ mơ; các mục tiêu tổng qt, chương trình, kế
hoạch phát triển du lịch dài hạn; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
6
luật về du lịch sinh thái, quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch
du lịch sinh thái…
Tiêu chí đánh giá:
- Quy hoạch du lịch sinh thái của địa phương phải phù hợp với
chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và phát
triển kinh tế xã hội của địa phương đó.
- Thể hiện được tính liên kết giữa các địa phương với nhau, thể
hiện được vị trí, vai trò của địa phương trong vị thế của
vùng.
- Thể hiện cách thức khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng
hiện có, phát huy tiềm năng, lợi thế mà địa phương có từ đó
làm cơ sở cho phát triển sản phẩm du lịch sinh thái.
- Trong quá trình lập quy hoạch du lịch sinh thái phải đảm bảo
có sự tham gia của các bên liên quan như cơ quan, tổ chức,
cộng đồng dân cư, cá nhân nhằm đảo bảo lợi ích của tất cả
các bên.
- Q trình lập quy hoạch đảm bảo tính khoa học, ứng dụng
cơng nghệ thông tin, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp
với định hướng phát triển của địa phương và xu hướng hội
nhập.
1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính
sách về du lịch sinh thái
Đây là một trong những nội dung quản lý quan trọng của Nhà
nước ta, tác động tới những đối tượng tham gia vào các hoạt động du
lịch sinh thái.
Tiêu chí đánh giá:
- Sự chủ động trong công việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung
tuyên truyền về chính sách du lịch sinh thái.
- Tính thường xuyên trong việc tuyên truyền các chính sách về
du lịch sinh thái, các văn bản phổ biến về du lịch sinh thái
hiện hành.
- Tính đa dạng trong hình thức tổ chức cơng tác tun truyền của
7
cơ quan chủ quản.
1.2.3. Quảng bá, xúc tiến dịch vụ du lịch sinh thái
Các chương trình xúc tiến du lịch sinh thái trong và ngoài nước cần
phải được các thành phần liên quan chủ động xây dựng phù hợp với
chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch, thương mại của địa
phương và của cả nước. Các chương trình này phải linh hoạt, phù hợp,
có khả năng thay đổi tương thích với từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu
đã xác định; cần gắn hoạt động xúc tiến du lịch sinh thái với xúc tiến du
lịch nói chung cũng như xúc tiến thương mại, đầu tư, ngoại giao.
Tiêu chí đánh giá:
- Số sự kiện quảng bá về du lịch sinh thái trong và ngoài nước.
- Số lượng du khách cũng như nhà đầu tư biết đến thương hiệu
du lịch sinh thái của địa phương.
1.2.4. Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch sinh thái
Việc quản lý các cơ sở này là tất yếu khách quan nhằm duy trì trật
tự, kỷ cương pháp luật, tạo ra sân chơi bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
của mọi cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh du lịch sinh thái.
Tiêu chí đánh giá:
- Số lượng giấy phép kinh doanh cấp mới hoặc thu hồi hàng năm.
- Quy trình cấp hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch sinh
thái nhanh chóng, khoa học.
- Chất lượng quy trình cấp mới hoặc thu hồi giấy phép kinh
doanh du lịch sinh thái.
1.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch sinh thái
Hiệu quả và hiệu lực của QLNNvề du lịch nói chung và du lịch
sinh thái nói riêng được đảm bảo thông qua bốn thành phần: Tổ chức
bộ máy, cơ chế hoạt động, nguồn nhân lực quản lý, nguồn nhân lực
cho công tác quản lý.
8
Tiêu chí đánh giá :
- Số lượng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch và du lịch sinh
thái.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ QLNN về du
lịch và du lịch sinh thái.
1.2.6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch sinh
thái
Đây cũng là một nội dung không thể thiếu trong QLNN về du
lịch và du lịch sinh thái. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ
đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch cần được
quan tâm thực hiện thường xuyên.
Tiêu chí đánh giá :
- Số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch và du lịch sinh thái
được đào tạo hàng năm.
- Mức độ đáp ứng nhu cầu của nguồn nhân lực du lịch.
1.2.7. Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
môi trường du lịch sinh thái
Thứ nhất, tài nguyên du lịch sinh thái cần phải được khai thác
và sử dụng hợp lý, giảm thiểu chất thải và tác hại đến môi trường.
Thứ hai, việc khai thác, sử dụng và phát triển các sản phẩm du lịch
sinh thái cần phải tính đến việc bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên.
Thứ ba, việc phát triển du lịch sinh thái phải phù hợp với quy
hoạch tổng thể về du lịch cũng như kinh tế - xã hội địa phương.
Thứ tư, việc quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch sinh
thái cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, cần nâng cao
nhận thức về vai trò cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của các đối
tượng tham gia du lịch sinh thái.
Thứ năm, trong các hoạt động du lịch sinh thái thì vấn đề an
tồn cho du khách cần được đặt lên điều kiện ưu tiên hàng đầu.
9
Tiêu chí đánh giá :
- Số cơng trình, di tích được trùng tu, tôn tạo và bảo vệ.
- Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung.
1.2.8. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về du
lịch sinh thái
Công tác này nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cá
nhân, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch sinh thái và du khách.
Tiêu chí đánh giá:
- Số lần thanh tra, kiểm tra.
- Số vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý.
- Số tiền xử phạt.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.3.1. Nhân tố kỹ năng quản trị của chính quyền
1.3.2. Nhân tố về điều kiện tự nhiên
1.3.3. Nhân tố về kinh tế- xã hội
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
SINH THÁI TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong
nước a. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai
b. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam
1.4.2. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà
nước du lịch sinh thái cho thành phố Đà Nẵng
10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU
LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc Trung ương, nằm trong vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ.Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa
ngành, đa lĩnh vực; là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của khu vực
Miền Trung – Tây Ngun và của cả nước, có vai trị hạt nhân trong
việc phát triển cơng nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục
- đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ, khởi nghiệp, đổi
mới sáng tạo; tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế…
2.1.2. Tiềm năng du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng
Nét nổi bật của tài nguyên tự nhiên Đà Nẵng là đường bờ biển
kéo dài 60 km với nhiều bãi tắm nối tiếp nhau trải dài từ chân đèo
Hải Vân đến chân núi Ngũ Hành Sơn. Một số bãi biển tiêu biểu của
thành phố Đà Nẵng có thể kể đến như bãi Mỹ Khê, bãi biển Non
Nước, bãi biển Bắc Mỹ An, bãi biển Xuân Thiều,...
Đà Nẵng còn nổi tiếng với những cảnh quan sinh thái khác như
vùng rừng và biển Sơn Trà ,khu du lịch sinh thái Tiên Sa. Trong
những năm gần đây, khu du lịch sinh thái Bà Nà Hill trở nên nổi
tiếng với khách du lịch trong nước và quốc tế với hình ảnh cáp treo
và cây Cầu Vàng đặc trưng.Các vùng đồi núi chuyển tiếp ở phía tây
thành phố Đà Nẵng có cảnh quan tương đối, có điều kiện phát triển
các loại hình du lịch giải trí gắn liền với khai thác khe, suối, khơng
gian xanh như xã Hịa Phú, Hịa Ninh, Hòa Bắc (Hòa Vang).
11
2.1.3. Quy mô hoạt động của du lịch sinh thái thành phố Đà
Nẵng
a. Hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch sinh thái
- Năm 2019: có 376 doanh nghiệp lữ hành với 174 đơn vị kinh
doanh lữ hành quốc tế cùng với 943 cơ sở lưu trú với 40.074
phòng.
- Dịch vụ vận chuyển du lịch tại thành phố Đà Nẵng khá đa
dạng bao gồm đường bộ, đường hàng không, đường thủy.
b. Tình hình hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng từ năm 2017-2019
Về khách du lịch, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà
Nẵng trong năm 2019 ước đạt 8.692.421 lượt, tăng 13,4% so với
cùng kỳ năm 2018, đạt 106,1% kế hoạch.
Năm 2019 doanh thu ngành du lịch đạt 30.973 tỷ đồng, tăng
28,7% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 113% kế hoạch năm. Trong giai
đoạn 2017 - 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch đạt
bình quân khoảng 16,9%/năm.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU
LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
Cơ cấu tổ chức lãnh đạo Sở Du lịch gồm 01 Giám đốc và 02
Phó Giám đốc. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên mơn
nghiệp vụ gồm có 05 phịng, ban chun mơn: Văn phòng Sở, Thanh
Tra Sở, Phòng Quản lý Lữ hành, Phòng Quản lý Cơ sở Lưu trú và
Phòng quy hoạch, phát triển tài ngun du lịch. Ngồi ra cịn có 02
đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Du lịch Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Ban
Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng.
12
2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
phát triển du lịch sinh thái
Dù rằng các văn bản được ban hành đầy đủ và kịp thời, tác động
của những văn bản này tới hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái cịn ở
mức trung bình (49,2% đánh giá từ mức tốt trở lên). Công tác quy
hoạch du lịch được đánh giá cao, đảm bảo tính khoa học và phù hợp
với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Mặc dù vậy, việc ứng dụng
công nghệ trong quy hoạch và nội dung quy hoạch còn khá hạn chế.
Kết quả này cho thấy công tác quy hoạch du lịch sinh thái thành phố
Đà Nẵng đạt ở mức khá..
2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính
sách về du lịch sinh thái
Trong năm 2019, Sở Du lịch kết hợp với Hiệp hội Du lịch thành
phố đã tổ chức triển khai, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến
hoạt động văn hóa, du lịch cho hơn 300 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh
liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái trên địa bàn. Trang
Thông tin điện tử Cổng thông tin du lịch thành phố được quản lý bởi
Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng trong năm 2019 đã đăng 60 bài
viết, nghiên cứu, 351 tin sự kiện nổi bật, 81 tin, bài sưu tầm, 1.048 hình
ảnh, 78 văn bản, thu hút 832.708 lượt người truy cập.
2.2.4. Quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái
Khoa học công nghệ đã được ứng dụng khá tốt trong quảng bá sản
phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Đà Nẵng khá tốt, với 69,4% đánh
giá ở mức tốt và rất tốt. Hoạt động quảng bá thông qua nhiều hình thức
vận dụng được ưu thế của cơng nghệ để giới thiệu du lịch tới du khách.
Bên cạnh đó, có tổng 55% đánh giá hoạt động du lịch được xây dựng
bài bản, khoa học. Qua những số liệu trên có thể thấy hoạt động quảng
bá du lịch ở Đà Nẵng đã bước đầu đạt được hiệu quả thực tiễn.
13
2.2.5. Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch sinh thái
Quy trình cấp phép và thu hồi tốt, có 61,6% đánh giá ở mức tốt và
rất tốt. Việc ứng dụng khoa học công nghệ để gia tăng hiệu quả quản lý
cấp phép cũng như thu hồi chỉ đạt 32,5% tốt và rất tốt. Đây là con số rất
nhỏ, chưa tới một phần ba, trong bối cảnh hiện đại quá, ứng dụng khoa
học công nghệ vào các lĩnh vực hoạt động. Đánh giá chất lượng về hoạt
động này có 35% trung bình trở xuống. Như vậy, vẫn cịn khoảng cách
để có thể hồn thiện hơn nữa hoạt động này, đặc biệt là nâng cao ứng
dụng khoa học công nghệ vào hoạt động cấp và thu hồi giấy phép.
2.2.6. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du
lịch sinh thái
Công tác đào tạo nguồn nhân lực được đánh giá thơng qua các
chính sách khuyến khích, thu hút, và chất lượng đầu ra.Chính sách
khuyến khích người lao động tự đào tạo để nâng cao nghiệp vụ du
lịch hầu như tại doanh nghiệp và của địa phương còn chưa đạt được
hiệu quả cao, chỉ 36,7% đồng ý chính sách này hiện ở mức tốt và rất
tốt . Về chính sách thu hút nguồn nhân lực, gần một nửa số người
được phỏng vấn đánh giá tốt và rất tốt hiệu quả của cơng tác này
(49,2%)... Nhờ các chính sách này, chất lượng nguồn nhân lực đầu ra
đã được nâng cao cải thiện, cụ thể, 45% đồng ý chất lượng nguồn
nhân lực du lịch có khả năng đáp ứng tốt u cầu cơng việc.
2.2.7. Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
môi trường du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng hiện đang
được khai thác khá hiệu quả, có 55,8% cán bộ đánh giá là đang được
khai thác tốt và rất tốt. Tiếp đến là môi trường du lịch sinh thái được
đảm bảo mức tốt và rất tốt đạt 57,5%. Công tác khai thác tài nguyên du
lịch sinh thái tính đến phát triển bền vững chưa được thực hiện tốt với
14
62,5% đánh giá trung bình và dưới trung bình. Tồn bộ hoạt động
khai thác và quản lý tài nguyên du lịch sinh thái chỉ được đánh giá ở
mức trung bình, trong đó 55% đánh giá ở mức trung bình và dưới
trung bình. Điều này cũng là điểm hạn chế mà công tác QLNN về du
lịch sinh thái tại Đà Nẵng cần quan tâm.
2.2.8. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về du
dịch sinh thái
Công tác thanh tra, kiểm tra luôn được thực hiện theo đúng quy
định với tỷ lệ đánh giá ở mức tốt là 61,7% . Bên cạnh đó, trên ba
phần tư cán bộ được hỏi (76,7%) đánh giá tính thường xuyên của
hoạt động thanh kiểm tra từ mức trung bình trở lên. Tuy hoạt động
thanh kiểm tra được thực hiện thường xuyên và đúng quy định, việc
xử phạt vẫn chưa được thực hiện tốt với gần một nửa (47,5%) cán bộ
đánh giá hoạt động này ở mức dưới trung bình.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, việc xây dựng, tổ chức các chiến lược quy hoạch, kế
hoạch phát triển du lịch sinh thái của thành phố có sự đổi mới cả về
nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện.
Thứ hai, việc chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện
các văn bản, các cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái ngày
càng tiến bộ.
Thứ ba, việc tổ chức bộ máy QLNN về du lịch sinh thái được
kiện tồn. Vai trị QLNN đồng hành cùng các doanh nghiệp và Hiệp
hội du lịch tiếp tục được đặc biệt quan tâm.
Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân
15
lực cho hoạt động du lịch được tăng cường.
Thứ năm, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái được
đổi mới và có hiệu quả thiết thực.
Thứ sáu, hoạt động kinh doanh phát triển du lịch sinh thái
những năm qua có chuyển biến tích cực, một số dự án lớn đang trong
giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Thứ bảy, hợp tác quốc tế về phát triển du lịch sinh thái đạt được
những kết quả quan trọng, đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển với
nhiều nước trên thế giới.
Thứ tám, công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch sinh
thái được duy trì thường xun, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh
các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, giữ gìn kỷ cương pháp luật.
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế
Một là, những căn cứ để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch còn chưa đầy đủ và chính xác.
Hai là, việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách để quản lý, điều hành các
hoạt động du lịch sinh thái còn chậm, nội dung chưa sát với điều
kiện, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở thành.
Ba là, bộ máy tổ chức quản lý hoạt động cịn thiếu đồng bộ,
chưa có sự phối hợp, phân chia nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các
ban, ngành liên quan.
Bốn là, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo
nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, chưa khắc
phục được những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch
trước yêu cầu phát triển của ngành hiện nay.
Năm là, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái tuy đã được
đổi mới, song chưa theo kịp sự phát triển của ngành cũng như hình ảnh
16
của ngành du lịch sinh thái thành phố.
Sáu là, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh
vực du lịch sinh thái nhìn chung cịn nhiều bất cập, hiệu quả mang lại
không cao mặc dù được chính quyền thành phố quan tâm chỉ đạo
thực hiện.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, du lịch thành phố có xuất phát điểm cịn thấp, thiếu
kiến thức và kinh nghiệm.
Thứ hai, thành phố còn thiếu cơ chế, chính sách mạnh để phát
huy tiềm năng, thế mạnh du lịch sinh thái.
Thứ ba, phân bổ nguồn lực không hợp lý và thiếu liên kết trong
đầu tư các lĩnh vực then chốt như hạ tầng, xúc tiến quảng bá và phát
triển nguồn lực.
Thứ tư, chậm đổi mới về cơ chế chính sách cho ngành du lịch
sinh thái khiến cho năng lực quản lý chưa theo kịp yêu cầu phát triển
nhanh và bền vững.
Thứ năm, chương trình và chất lượng đào tạo đội ngũ làm du
lịch còn nhiều bất cập, nặng về tính lý thuyết, khơng có nhiều điều
kiện để học sinh, sinh viên có thể tiếp cận với thực tế nhất là trong
việc giảng dạy ngoại ngữ.
Thứ sáu, tư duy quản lý với tầm nhìn ngắn hạn,chưa nhanh
chóng tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến và tham gia được vào chuỗi giá
trị tồn cầu.
Thứ bảy, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như lạm
phát tăng cao, giá cả leo thang, nhất là xăng dầu và dịch bệnh đã ảnh
hưởng đến một số nhà đầu tư và doanh nghiệp.
17
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu ảnh hưởng đến du
lịch sinh thái thành phố Đà Nẵng
Dự báo đến năm 2025, tổng khách lưu trú dự báo tăng từ 12 15%/năm. Thành phố sẽ đón 10,5 - 12 triệu lượt khách, trong đó
khoảng 5,5 - 6 triệu lượt khách quốc tế.
Dự báo đến 2030, tổng khách lưu trú dự báo ước tăng 10 12%/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu dịch vụ lưu trú
dự báo tăng khoảng dưới 14%/năm. Đến năm 2030 có 18 - 19,5 triệu
lượt khách, trong đó có 9 - 10,5 triệu lượt quốc tế.
3.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển của du lịch sinh
thái thành phố Đà Nẵng
a. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chính mang tính định hướng là đưa Đà Nẵng trở thành
một trong những trung tâm du lịch sinh thái lớn của Việt Nam, tương
xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố.
b. Phương hướng phát triển
Một là, phát huy mọi nguồn lực để duy trì và đẩy mạnh tốc độ
tăng trưởng du lịch sinh thái ở Đà Nẵng trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn và Đà Nẵng thành một trong những trung tâm du lịch sinh thái
lớn của cả nước.
Hai là, tăng đầu tư và thu hút đầu tư hạ tầng du lịch sinh thái
tương xứng với tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
18
Ba là, phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái phù hợp
với lợi thế Đà Nẵng.
Bốn là, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái
phù hợp với thị trường và mục tiêu của thành phố.
Năm là, phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ cho du lịch sinh thái.
Sáu là, tăng cường hợp tác liên kết với trong nước và quốc tế để
phát triển du lịch sinh thái.
Bảy là, tăng cường công tác đào tạo nhân lực chuyên ngành, tạo
cơ hội để thực hành, nâng cao năng lực và chất lượng đầu ra cho
nguồn nhân lực.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch
sinh thái thành phố Đà Nẵng
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch sinh thái.
Hai là, nâng cao năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của Sở Du
lịch trong quản lý du lịch sinh thái.
Ba là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và
liên ngành, kiểm soát chất lượng dịch vụ hệ thống điểm du lịch sinh
thái, các doanh nghiệp lữ hành, đội ngũ hướng dẫn viên.
Bốn là, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, phát huy tiềm
năng, thế mạnh và khai thác các cơ hội, nguồn lực để phát triển, gắn
kết du lịch sinh thái Đà Nẵng với du lịch sinh thái của các tỉnh thành
trong khu vực và trong cả nước, đồng thời khắc phục những hạn chế
của du lịch sinh thái thành phố.
19
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật, chính sách về du lịch sinh thái
- Quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về
tầm quan trọng của phát triển du lịch sinh thái; đẩy mạnh
cơng tác tun truyền phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật
du lịch.
- Việc giáo dục và tuyên truyền cần phải được làm thường
xuyên, liên tục thông qua nhiều hình thức
- Truyền thơng hướng dẫn cho người dân địa phương và du
khách thực hiện nghiêm túc các quyết định, luật lệ về chặt
cây, phá rừng, săn bắn thú quý hiếm mỗi khi có vi phạm.
3.2.2. Hồn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng làm
quy hoạch về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Sở Du lịch cần khoanh vùng khu vực phát triển du lịch sinh
thái.
- Thực hiện các quy hoạch thông qua xây dựng và thực hiện các
chương trình, đề án, dự án cụ thể nhằm phát triển du lịch
sinh thái.
- Quy hoạch và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của các khu du lịch sinh thái
3.2.3. Xây dựng, ban hành các chính sách trọng điểm phát
triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố
- Cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tư: Đà Nẵng cần tạo
mọi điều kiện và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu
hút các nhà đầu tư trong và ngồi nước.
- Có các cơ chế chính sách về thị trường để khuyến khích du
lịch sinh thái phát triển.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành
chính
20
để thu hút đầu tư như các chính sách về đất đai.
3.2.4. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý chuyên nghiệp về du lịch
- Tăng cường năng lực quản lý của bộ máy QLNN về du lịch
sinh thái từ cấp thành phố đến địa phương.
- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính có liên quan
như minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng thật tốt
mơ hình một cửa liên thơng trong việc thực hiện các thủ tục
hành chính.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong QLNN đối với
du lịch cũng như du lịch sinh thái
- Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch
giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, có năng lực
tổ chức quản lý điều hành theo mục tiêu đã đề ra.
3.2.5. Tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch sinh
thái
- Xây dựng chương trình quảng cáo về du lịch sinh thái Đà
Nẵng thường xuyên, dài hạn.
- Phối hợp và liên kết với tỉnh, thành phố như Huế, Quảng Nam
tổ chức các chương trình hội chợ du lịch sinh thái, các
chương trình xúc tiến,...
- Xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái dài hạn
cho giai đoạn 5 năm và kế hoạch từng năm. Nâng mức hỗ trợ
ngân sách nhà nước cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch
sinh thái.
- Thực hiện cơ chế xã hội hóa, cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích
và trách nhiệm hợp lý cùng doanh nghiệp trong hoạt động
xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái Đà Nẵng.
- Liên kết để tạo các sản phẩm du lịch sinh thái liên vùng với
các tỉnh, thành trong khu vực.