Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả chăm sóc liên quan đến hoạt động thể lực và chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu, An Giang năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.81 KB, 6 trang )

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2020

KẾT QUẢ CHĂM SÓC LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
VÀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TÂN CHÂU, AN
GIANG NĂM 2020
Đào Hoàng Giang1, Châu Hữu Hầu2, Trương Việt Dũng1

Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện trên 355 người bệnh đái
tháo đường typ 2 đang điều trị ngoại trú tại khoa Khám
bệnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu từ tháng
01/2020 đến tháng 06/2020. Mẫu được chọn theo tiêu
chí. Trong đó, tỷ lệ nữ cao hơn nam (nữ 66,2% và nam
33,8%), nhóm tuổi 40-60 (61,1%) và thấp nhất là nhóm
tuổi dưới 40 (7,0%).
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh đạt đường huyết mục tiêu
là 60,6%. Đường huyết trung bình 7,1 ± 2,4 mmol/L( 17,1
- 4,4). Hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường
typ 2 đủ theo khuyến cáo là 74,4%. Mức độ tuân thủ chế
độ ăn uống của người bệnh ở mức tốt và kém lần lượt là
60,0% và 40,0%. Kết quả tư vấn chung của nhân viên y
tế về hoạt động thể lực, chế độ ăn uống, dùng thuốc, tuân
thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ thực
hiện tốt là 58,3% và chưa tốt là 41,7%. Có mối tương quan
nghịch biến giữa đường huyết và hoạt động thể lực (r =
-0,622; p < 0,01) nghĩa là hoạt động thể lực càng nhiều,
đường huyết càng giảm, đường huyết và chế độ ăn uống
một cách hợp lý (r = -0,610; p < 0,01), kết quả tư vấn của


nhân viên y tế với hoạt động thể lực và chế độ ăn uống
có tác động tích cực lần lượt là r = 0,606, p < 0,01 và r =
0,363, p <0,01.
Kết luận: Có 60,6% đối tượng đạt được mục tiêu
kiểm soát đường huyết. Việc tư vấn đầy đủ của nhân
viên y tế có tác động tích cực đến tuân thủ hoạt động thể
lực và chế độ ăn uống của người bệnh đồng thời tuân
thủ cũng liên quan khá chặt chẽ đến kết quả xét nghiệm
đường huyết .
Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, hoạt động thể lực,
chế độ ăn uống, đường huyết.

SUMMARY:
Results
of
care
concern
physical activities and diet with
type 2 diabetic patients at Tan Chau
Regional General Hospital An Giang
in 2020
The study was performed on 355 outpatients with
type 2 diabetes at the Clinic Department, Tan Chau
Regional General Hospital from January 2020 to June
2020. The sample is selected according to the criteria.
In which, the percentage of women is higher than that
of men (women: 66,2% and men 33,8%), the age group
40-60 (61,1%) and the lowest is the age group under
40 (7,0%).
Results: The percentage of patients reaching the

target blood sugar is 60,6%. Average blood sugar was 7,1 ±
2,4 mmol / L (17,1 – 4,4). Physical activity in subjects with
type 2 diabetes as recommended is 74,4%. The compliance
level of patients with good and poor diet is 60,0% and
40,0%, respectively. Overall consultation results of health
workers on physical activity, diet, medication, compliance
with target blood sugar and periodic health check performed
well was 58,3% and not good at 41,7%. There is an inverse
correlation between blood sugar and physical activity (r =
-0,622; p <0,01) meaning that the more physical activity,
the lower the blood sugar level, the blood sugar and good
diet. (r = -0,610; p <0,01), the results of consultation of
health-care workers on physical activity and diet having a
positive impact are r = 0,606, p <0,01, respectively and r =
0,363, p <0,01.
Conclusion: 60,6% of subjects achieved the goal of
glycemic control. Adequate counseling of health workers

1. Trường ĐH Thăng Long
2. Bệnh viện ĐK Nhật Tân
Chịu trách nhiệm chính: Đào Hoàng Giang; ĐT: 0349545104; Email:
Ngày nhận bài: 21/08/2020

174

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 28/08/2020


Ngày duyệt đăng: 15/09/2020


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
has a positive impact on compliance with physical activity
and diet of the patient, and compliance is also quite closely
related to blood sugar test results.
Keywords: Type 2 diabetes, physical activity, diet,
blood sugar.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, hoạt động
thể lực (HĐTL) đóng vai trị quan trọng trong quản lý
bệnh ĐTĐ, giúp điều hịa rối loạn chuyển hóa, làm chậm
những biến chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc
sống và góp phần giảm tỷ lệ tử vong [7]. Dinh dưỡng là
phương pháp điều trị cơ bản, quan trọng và cần thiết cho
người bệnh ĐTĐ typ 2 ở bất kì loại hình điều trị nào, một
chế độ ăn cân đối và hoạt động thể lực hợp lý, điều hịa
khơng những rất hữu ích nhằm kiểm sốt đường huyết mà

cịn ngăn ngừa các biến chứng ĐTĐ, duy trì chất lượng
cuộc sống của người bệnh ĐTĐ typ 2. Theo nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thanh Tâm thì tỷ lệ người bệnh ĐTĐ typ
2 có thực hành tốt về chế độ ăn là 11,2% [3]. Tuy nhiên
ở Việt Nam theo nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh
chưa có được những hiểu biết đầy đủ để về căn bệnh này,
cũng như những hiểu biết về một chế độ ăn uống, vận
động như thế nào cho hợp lý để có thể tự cải thiện tình
trạng bệnh lý của mình. Hiện tại, tại Bệnh viện đa khoa
khu vực Tân Châu chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về vấn
đề này. Với những câu hỏi đặt ra là kết quả điều trị, chăm
sóc của người bệnh hiện nay ra sao? Hoạt động thể lực,
chế độ ăn uống có liên quan đến kết quả điều trị, chăm sóc
hay khơng? Thực trạng hoạt động chăm sóc, tư vấn cho
đối tượng có tác động thế nào lên tuân thủ chế độ hoạt
động thể lực và chế độ ăn uống của người bệnh? Nghiên
cứu nhằm mục tiêu:
1. Mơ tả kết quả điều trị, chăm sóc của người bệnh
đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú.
2. Phân tích mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với
hoạt động động thể lực và chế độ ăn uống của người bệnh.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng: ĐTNC của chúng tôi là 355 người
bệnh được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại

trú tại khoa khám bệnh, Bệnh viện ĐKKV Tân Châu
năm 2020.
Tiêu chuẩn chọn:
Được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ typ 2 theo tiêu chí

chẩn đốn ĐTĐ của ADA năm 2016.
Khám và điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh,
Bệnh viện đa khoa khu vực Tân Châu.
Thời gian mắc bệnh ít nhất 6 tháng.
Người bệnh có khả năng tham gia phỏng vấn.
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh mắc bệnh dưới 6 tháng.
Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Mơ tả cắt ngang có phân tích.
Phương pháp thu thập thông tin.
Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện, phỏng vấn,
chọn đối tượng theo tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn
loại trừ trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2020.
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức ước lượng một tỷ
lệ, dựa trên tham khảo kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Minh Tuấn và cộng sự, tỷ lệ người bệnh ĐTĐ typ 2 HĐTL
đủ theo khuyến cáo là 36,2%, do đó, lấy p = 0,362 [5].
Tổng số đối tượng được chọn là 355.
2.3. Biến số nghiên cứu
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi,
giới tính
Kết quả chăm sóc, điều trị: đường huyết, kết quả
tư vấn.
Hoạt động thể lực dựa vào bộ câu hỏi toàn cầu về
HĐTL [8].
Chế độ ăn uống: kiến thức và tuân thủ thực hành chế
độ ăn uống.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Người bệnh ĐTĐ typ 2 trong nghiên cứu có độ tuổi
lớn nhất là 93 tuổi, thấp nhất là 24 tuổi, trung bình là
55,8 tuổi. Nhóm tuổi từ 40-60 chiếm cao nhất (61,1%) và
nhóm dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,0%). Nữ chiếm
66,2% và nam chiếm 33,8%.
3.2. Kết quả điều trị, chăm sóc

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

175


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 3.1. Kết quả xét nghiệm đường huyết gần nhất
Kết quả
Cao nhất: 17,12 (mmol/L)
Thấp nhất: 4,44
Trung bình ± ĐLC: 7,1 ± 2,4

Phân nhóm

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Tốt (≤ 7,0 mmol/L)

215

60,6

Kém (> 7,0 mmol/L)

140

39,4

Nhận xét: Chỉ số đường huyết cao nhất là 17,12, thấp nhất 4,44 và trung bình 7,1. Theo phân nhóm: tốt là cao
nhất chiếm 60,6% và kém chiếm 39,4%.
Bảng 3.2. Mức độ tư vấn của nhân viên y tế
Mức độ tư vấn của NVYT

Nội dung tư vấn

Tổt

Chưa tốt

Hoạt động thể lực

224 (63,1%)

131 (36,9%)

Chế độ ăn uống


207 (58,3%)

148 (41,7%)

Chế độ dùng thuốc

217 (61,1%)

138 (38,9%)

Tuân thử kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ

238 (67,0%)

117 (33,0%)

Chung

207 (58,3%)

148 (41,7%)

Nhận xét: Tư vấn tốt về tuân thủ kiểm soát đường
huyết và khám sức khỏe định kỳ là cao nhất chiếm 67,0%,
thấp nhất là chế độ dùng thuốc chiếm 58,3%. Kết quả tư

vấn chung: tốt chiếm 58,3% và chưa tốt chiếm 41,7%.
3.3. Mối liên quan giữa kết quả đường huyết với
hoạt động thể lực và chế độ ăn uống


Bảng 3.3. Tương quan giữa đường huyết lúc đói với điểm đánh giá HĐTL và chế độ ăn uống
Biến độc lập

Đường huyết lúc đói (r)

p

Hoạt động thể lực

-0,622

<0,01

Chế độ ăn uống

-0,610

<0,01

Nhận xét: Có mối tương quan nghịch biến ở mức trung bình giữa đường huyết với điểm HĐTL và chế độ ăn uống
lần lượt là r = -0,622 (p < 0,01), r = -0,610 (p < 0,01).
Bảng 3.4. Tương quan giữa kết quả tư vấn của NVYT với hoạt động thể lực và chế độ ăn uống
Biến

Kết quả tư vấn của NVYT (r)

p

Hoạt động thể lực


0,606

<0,01

Chế độ ăn uống

0,363

<0,01

Nhận xét: Có mối tương quan thuận giữa hoạt động
tư vấn của NVYT với HĐTL và chế độ ăn uống của NB

176

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,606 (p < 0,01), r =
0,363 (p < 0,01).


EC N
KH
G
NG

VI N


S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.5. Liên quan giữa hoạt động tư vấn và tuân thủ của NB về hoạt động thể lực và chế độ ăn uống
Hoạt động tư vấn của NVYT

Tuân thủ của NB

HĐTL theo khuyến cáo

Chế độ ăn uống

Tốt

Không tốt

Đủ

201 (76,1%)

63 (23,9%)

Chưa đủ

23 (25,3%)

68 (74,7%)


Tốt

154 (72,3%)

59 (23,7%)

Khơng tốt

53 (37,3%)

89 (62,7%)

OR

9,4
4,4

p

p < 0,01

p < 0,01

Nhận xét: Có mối liên quan giữa HĐTL theo khuyến cáo và chế độ ăn uống với sự tư vấn của NVYT với OR =
9,4; p < 0,01 và OR = 4,4; p < 0,01.
Bảng 3.6. Kết quả đường huyết liên quan đến tuân thủ của người bệnh về HĐTL theo khuyến cáo và chế độ ăn uống
Tuân thủ của người bệnh

HĐTL theo khuyến cáo


Chế độ ăn uống

Đường huyết
Tốt (<7,0 mmol/L) Kém (≥ 7,0 mmol/L)

Đủ

202 (76,5%)

62 (23,5%)

Chưa đủ

13 (14,3%)

78 (85,7%)

Tốt

163 (76,5%)

50 (23,5%)

Không tốt

52 (36,6%)

90 (63,4%)

Nhận xét: Có mối liên quan giữa HĐTL theo khuyến

cáo với đường huyết (OR=19,548; p < 0,01) và chế độ ăn
với đường huyết (OR = 5,6; p < 0,01).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi: ĐTNC có độ tuổi trung bình là 55,8 tuổi, thấp
hơn nghiên cứu của Cao Quý Tư (58,0 tuổi) [9], cao hơn
nghiên cứu của Tamirat (55,3 tuổi) [6] và có sự tương
đồng với hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết
của Bộ Y tế là đối tượng có nguy cơ bị bệnh ĐTD typ 2 có
độ tuổi từ 45 trở lên [3]. Có sự khác biệt về độ tuổi giữa
các nghiên cứu có thể do thời gian và địa điểm nghiên
khác nhau.
Giới tính: ĐTNC đa phần là nữ chiếm 66,2%. Kết
quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Như
Ngọc (nữ: 60,6%) [2], cao hơn nghiên cứu của Lê Thị
Hương Giang (nữ: 42,4%), thấp hơn nghiên cứu của tác
giả Fattahi (71,6%). Có sự dao động về tỷ lệ nữ giữa các
nghiên cứu nhưng nhìn chung tỷ lệ người bệnh nữ thường
cao hơn người bệnh nam.

OR

p

19,5
(10,2- 37,5)

p < 0,01

5,6

(10,3 -38,4)

p < 0,01

4.2. Kết quả chăm sóc, điều trị
Đường huyết: Kết quả đường huyết lúc đói của
ĐTNC cho thấy chỉ số đường huyết (≤ 7,0 mmol/L) chiếm
60,6% cao hơn nhóm có đường huyết (> 7,0 mmol/L) là
11,6%. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ người bệnh
có đường huyết ở mức kém (> 7,0 mmol/L) chiếm 39,4%
thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Thủy đường huyết (>
7,0 mmol/L: 65,8%) [4]. Có nhiều lý do giải thích cho tình
trạng kết quả là do chưa tuân thủ điều trị hoặc thuốc được
chỉ định chưa hợp lý và nhiều lý do khác của đối tượng.
Kết quả tư vấn của nhân viên y tế: ở mức tốt 58,3%
so với 41,7% là không tốt. Trong đó, tư vấn về kiểm sốt
đường huyết và khám sức khỏe định kỳ chiếm tỷ lệ cao
nhất (tốt: 67,0% và không tốt 33,0%) và thấp nhất là nội
dung tư vấn về chế độ dung thuốc (tốt: 61,1% và không
tốt 38,9%). Có sự khác biệt trên có thể giải thích như sau:
kỹ năng tư vấn của nhân viên y tế, khả năng tiếp thu, nhận
thức, độ tuổi của người bệnh.
4.3. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với hoạt
động thể lực và chế độ ăn uống
Xét mối tương quan giữa giữa kết quả chăm sóc
Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

177



JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

với hoạt động thể lực và chế độ ăn uống của người bệnh,
chúng tôi sử dụng hệ số tương quan R Pearson. Kết quả
nghiên cứu (bảng 3.5; bảng 3.6) cho thấy có mối tương
quan nghịch giữa hoạt động thể lực, chế độ ăn uống với
đường huyết (r = -0,622, p < 0,01; r = -0,610, p < 0,001)
và có mối tương quan thuận giữa hoạt động thể lực, chế độ
ăn uống với kết quả tư vấn của nhân viên y tế (r=0,36 và
0,40. P<0,05). Điều này cho thấy người bệnh có HĐTL,
chế độ ăn uống càng tốt thì đường huyết càng thấp (<7,0
mmol/L) và sự tư vấn của NVYT càng tốt thì người bệnh
có thời gian HĐTL, chế độ ăn uống tốt hơn và ngược lại.
Do đó, sự tư vấn của NVYT góp phần quan trọng trong
cơng tác chăm sóc và điều trị bệnh.
Liên quan giữa kết quả tư vấn của nhân viên y tế
với việc tuân thủ chế độ hoạt động thể lực và chế độ ăn
uống theo khuyến cáo: Kết quả (Bảng 3.5) cho thấy những
người bệnh được nhân viên y tế tư vấn tốt theo từng nội
dung thì có chế độ ăn uống tốt và hoạt động thể lực đủ theo
khuyến cáo cao hơn nhóm cịn lại. Cụ thể: người bệnh
được tư vấn tốt thì tuân thủ chế độ ăn uống tốt (72,3%)
cao hơn không tốt (37,3%) với tỷ số chênh OR = 4,4 và
p<0,01. Tương tự, tỷ lệ người bệnh hoạt động thể lực đủ
theo khuyến cáo (76,1%) cao hơn nhóm người bệnh chưa
đủ (25,3%) với OR = 9,4 và p<0,01.
Liên quan giữa đường huyết với hoạt động thể lực
theo khuyến cáo và chế độ ăn uống: Kết quả bảng 3.6
cho thấy 76,5% người bệnh ở nhóm hoạt động thể lực

đủ khuyến cáo có kết quả đường huyết tốt, trong khi
người bệnh ở nhóm hoạt động thể lực chưa đủ khuyến
cáo có 85,7% đạt mức đường huyết mục tiêu kém (> 7,0
mmol/L) với OR=19,5 ; p < 0,01. Tương tự đối với người
bệnh ở nhóm có chế độ ăn uống tốt thì có mức đường
huyết tốt (76,5%) cao hơn nhóm có chế độ ăn không tốt

2020

(36,6%) với tỷ số chênh OR = 5,642 sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa 2 giữa các nhóm đối tượng tham gia
nghiên cứu với p < 0,01. Kết quả này cho thấy kết quả
chăm sóc (đường huyết) với hoạt động thể lực và chế độ
ăn uống tỷ lệ thuận với nhau. Đến đây ta thấy: nếu được
tư vấn tốt, tuân thủ chế độ hoạt động thể lực sẽ tốt hơn và
kết quả tác động làm cho chỉ số mục tiêu về đường huyết
trên người bệnh về đích với tỷ lệ cao hơn.
V. KẾT LUẬN
Kết quả chăm sóc điều trị của người bệnh đái
tháo đường typ 2
- Kết quả xét nghiệm đường huyết đạt mức tốt, đạt
mục tiêu (60,6%).
- 58,3% số đối tượng được tư vấn đầy đủ về sử dụng
thuốc, chế độ ăn uống, vận động và tái khám.
Mối liên quan giữa hoạt động tư vấn chăm sóc
với HĐTL, chế độ ăn uống và xét nghiệm đường máu
- Trong nhóm ĐTNC cho thấy tư vấn của NVYT có
mối liên quan với HĐTL theo khuyến cáo và chế độ ăn
uống của người bệnh với OR=9,433 (p < 0,01) và OR=
4,383 (p < 0,01). Những người bệnh có chế độ ăn uống

tốt và hoạt động thể lực đủ là những bệnh này được tư
vấn tốt hơn.
- Có mối tương quan thuận giữa mức độ tư vấn của
NVYT với mức độ tuân thủ điều trị của NB (r=0,36 và
0,40. P<0,05).
- Có mối tương quan nghịch giữa điểm hoạt động
thể lực, chế độ ăn uống với mức đường huyết (r = -0,62 và
r = -0,61; p < 0,01).
- Kết quả đường huyết có mối liên quan với HĐTL
theo khuyến cáo và chế độ ăn uống của NB với OR=19,548
(p < 0,01) và OR= 5,642, p < 0,01.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2. Quyết Định Số 3319/QĐ-BYT Ngày 19
Tháng 7 Năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Trần Thị Như Ngọc (2018). Mức độ hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo đường típ 2 và mối liên quan với
sự tự tin, hỗ trợ xã hội. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 22(8), tr. 141 - 145.
3. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2018). Kiến thức, thái độ thực hành về chế độ ăn điều trị của bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường đại học Y khoa Thái Ngun. Tạp chí Y học Dự Phịng, 28(6),
tr. 50.
4. Phạm Thị Thủy (2019). Đặc điểm người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Quảng Ninh và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.
5. Nguyễn Minh Tuấn (2016). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể lực ở người bệnh đái tháo
đường type 2. Y học Việt Nam, 449, tr. 3 - 9.

178

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn



EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
6. Tamirat A et al (2014). Prediction of physical activity among Type-2 diabetes patients attending Jimma
University specialized Hospital, southwest Ethiopia: Application of health belief model. Science Journal of Public
Health, 2(6), pp. 524-531.
7. American Diabetes Association (2017). Standards of medical care in diabetes - 2017, Diabetes Care, 40,
pp. 38.
8. World Health Organization (2011). Global Physical Activity Questionnaire (GPAQ) Analysis Guide, pp.
14 - 15.
9. Cao Quy Tu (2020). Clinical and subclinical characteristics of pulmonary tuberculosis in patients with diabetes
at Thai Nguyen tuberculosis and lung disease hospital. TNU Journal of Science and Technology, 225(05), 10-15.

Tập 60 - Số 7-2020
Website: yhoccongdong.vn

179




×