Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát các yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.76 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

Nghiên cứu

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC
VỀ BỆNH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẬU GIANG
Trần Thị Thanh Tâm*, Nguyễn Thắng**, Nguyễn Hương Thảo*

TÓM TẮT
Mở đầu: Khảo sát kiến thức về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bước đầu tiên quan trọng để đo lường hiệu
quả và tối ưu các chương trình giáo dục bệnh nhân (BN) ĐTĐ type 2.
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức về bệnh và một số yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh ở BN ĐTĐ type 2.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên BN ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang từ 02/01/2020 đến 29/02/2020. Đặc điểm BN và thông tin điều trị được
thu thập từ sổ khám bệnh. Kiến thức về bệnh ĐTĐ được đo lường bằng bộ câu hỏi Diabetes Knowledge
Questionnaire (DKQ). Hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan với kiến thức
về bệnh của BN.
Kết quả: Có 87 BN tham gia nghiên cứu (tuổi trung bình 66,87±9,93). Điểm trung bình kiến thức về bệnh
ĐTĐ là 12,99±5,62. BN có trình độ học vấn THPT trở lên có kiến thức về bệnh tốt hơn (B = 6,695; 95% CI:
5,877 – 7,514; p < 0,001) so với BN có trình độ học vấn thấp hơn. Chúng tôi chưa ghi nhận được mối liên quan
giữa giới tính, việc mắc các bệnh mắc kèm hay thời gian mắc bệnh ĐTĐ, việc có hay khơng sử dụng insulin với
kiến thức về bệnh của BN.
Kết luận: Điểm trung bình kiến thức về bệnh ĐTĐ của BN ĐTĐ type 2 còn khá thấp. Trình độ học vấn có
vai trò quan trọng đối với kiến thức về bệnh của bệnh nhân.
Từ khóa: kiến thức về bệnh, đái tháo đường, DKQ

ABSTRACT
AN INVESTIGATION OF THE DIABETES KNOWLEDGE AND ITS RELATED FACTORS
IN OUTPATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES AT HAU GIANG GENERAL HOSPITAL
Tran Thi Thanh Tam, Nguyen Thang, Nguyen Huong Thao


* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 3 - 2020: 137 - 143
Background: Investigating knowledge about diabetes is an important step to evaluate and optimize
education programs for type 2 diabetes patients.
Objectives: To investigate knowledge about diabetes and its related factors in outpatients with type 2 diabetes.
Methods: A cross-sectional study on outpatients with type 2 diabetes was conducted from January 2nd to
February 29th, 2020, at Hau Giang General Hospital. Patients’ sociodemographic characteristics and indicated
medications were obtained from outpatients’ medical records. Data on diabetes knowledge was evaluated using
the Diabetes Knowledge Questionnaire (DKQ). Multiple linear regression was used to identify factors associated
with knowledge about diabetes.
Results: There were 87 patients included in the study. The mean age of the patients was 66.87±9.93. The

*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
**Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Thành phố Cần Thơ
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Hương Thảo

B - Khoa học Dược

ĐT: 0918177254

Email:

137


Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

average score of the patients’ diabetes knowledge was 12.99±5.62. Education level was positively associated with
diabetes knowledge (B = 6.695; 95% CI: 5.877 – 7.514; p < 0.001). We have not found any relationships between

patient’s diabetes knowledge and other factors (gender, co-morbidity, duration of diabetes or insulin usage).
Conclusions: The average score of knowledge about diabetes of patients with type 2 diabetes was quite
low. Education level played a significant role in patient’s knowledge about diabetes.
Key words: knowledge about diabetes, diabetes, DKQ

ĐẶT VẤNĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những
bệnh mạn tính khơng lây nhiễm phổ biến nhất
trên tồn thế giới(1). Theo Hiệp hội đái tháo
đường Thế giới (IDF), năm 2015 tồn thế giới có
415 triệu người chung sống với bệnh ĐTĐ, dự
kiến đến năm 2040 con số này sẽ là 642 triệu(2).
Trong đó, Việt Nam với 3,53 triệu bệnh nhân
(BN) trong độ tuổi từ 20-79 mắc đái tháo đường
và ước tính sẽ tăng lên đến 6,3 triệu người mắc
bệnh vào năm 2045(3). ĐTĐ là nguyên nhân gây
tử vong cao thứ ba tại Việt Nam (sau xơ vữa
động mạch và ung thư), chỉ tính riêng trong năm
2017 cả nước có gần 29.000 người trưởng thành
tử vong do các nguyên nhân liên quan đến
ĐTĐ(4). Bệnh ĐTĐ nếu không được quản lý và
kiểm soát tốt sẽ dẫn đến xuất hiện các biến
chứng và các nguy cơ tiềm ẩn trên nhiều hệ
thống và cơ quan trong cơ thể(5). Kiểm soát
đường huyết vẫn là một trọng tâm chính của
việc điều trị BN ĐTĐ type 2. Điều này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, bên cạnh việc kê đơn thuốc
hợp lý, thì kiến thức về bệnh ĐTĐ của BN, tuân
thủ dùng thuốc, chế độ ăn uống và luyện tập của
BN đều đóng vai trị quan trọng trong việc đạt

được hiệu quả điều trị ĐTĐ type 2. Vì thế, việc
đánh giá kiến thức về bệnh ĐTĐ là bước đầu
tiên quan trọng để đo lường hiệu quả và tối ưu
hóa các chương trình giáo dục BN(6). Trên cơ sở
đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu (NC) với
mục tiêu khảo sát kiến thức và các yếu tố liên
quan đến kiến thức về bệnh ở BN ĐTĐ type 2
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Hậu Giang.

ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.

138

Chúng tơi chọn các BN (≥ 18 tuổi) đến khám
tại phịng khám nội của khoa Khám bệnh - Bệnh
viện đa khoa tỉnh Hậu Giang trong khoảng thời
gian từ 02/01/2020 đến 29/02/2020 có chẩn đốn
ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú với ít nhất một
thuốc ĐTĐ đường uống từ ít nhất 6 tháng trước.
Chúng tơi loại trừ các BN có ít nhất một trong
các tiêu chí sau: phụ nữ có thai, khơng sử dụng
tiếng Việt (BN là người nước ngồi), khơng đồng
ý tham gia NC, không sử dụng điện thoại.
Cỡ mẫu
Chúng tôi muốn ước tính điểm trung bình
kiến thức về bệnh ĐTĐ theo bộ câu hỏi DKQ ở
người Việt Nam, và chấp nhận sai số trong vòng

2 điểm (d=2) với khoảng tin cậy 0,95 (tức α = 0,05)
và power = 0,80 (hay β = 0,20). Trong NC của Hu
(2012), độ lệch chuẩn của điểm trung bình của bộ
câu hỏi DKQ là 5,86 điểm(7). Như vậy, hệ số ảnh
hưởng là: ES = d/s = 0,34 và hằng số C = 7,85. Áp
dụng công thức tính cỡ mẫu cần thiết cho
NC: n = C/(ES)2 = 68 BN. Như vậy, cỡ mẫu tối
thiểu là 68 BN.
Phương pháp tiến hành
Các thông tin về đặc điểm BN bao gồm
tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thời gian mắc
bệnh (tính từ lúc phát hiện bệnh đến thời điểm
khảo sát) được thu thập bằng cách phỏng vấn
trực tiếp BN tại bệnh viện. Các thơng tin về
bệnh mạn tính mắc kèm và các thuốc ĐTĐ BN
đang sử dụng được ghi nhận từ sổ khám
bệnh/đơn thuốc. Kiến thức về bệnh ĐTĐ của
BN được đo lường bằng bộ câu hỏi Diabetes
Knowledge Questionnaire (DKQ)(6), gồm 24
câu hỏi. Với mỗi câu hỏi, BN có 3 lựa chọn:
Đúng, Sai hoặc Không biết. Mỗi câu trả lời
chính xác sẽ được tính 1 điểm và khơng có
điểm nào cho lựa chọn khơng chính xác hoặc

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
không biết. Kiến thức về bệnh ĐTĐ của BN
được đánh giá qua tổng điểm của tất cả các

câu trả lời chính xác. Điểm cao hơn cho biết
BN có kiến thức về bệnh ĐTĐ tốt hơn.
Bộ câu hỏi DKQ chưa được dịch và thẩm
định trong điều kiện NC tại Việt Nam. Vì
vậy, chúng tơi đã xin phép tác giả bộ câu hỏi
DKQ (Garcia và cộng sự) tiến hành chuyển
ngữ và đánh giá bộ câu hỏi DKQ (trước khi
phỏng vấn bệnh nhân). Quá trình chuyển
ngữ bao gồm các bước sau: dịch thuận, tổng
hợp và dịch ngược để tạo thành các bản dịch
(lần lượt T1, T2, T12, BT1, BT2); các phiên
bản dịch trên sẽ được hội đồng chuyên gia
(gồm 8 thành viên: 5 dịch giả, 1 chuyên gia
về phương pháp NC, 2 bác sĩ có chun mơn
về lĩnh vực NC) so sánh với phiên bản gốc
để đạt được sự đồng thuận và tạo thành
phiên bản tiếng Việt hoàn chỉnh.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20
và Excel 2013. Thống kê mô tả được sử dụng để
xác định tần số, tỷ lệ % và trung bình ± độ lệch
chuẩn. Việc so sánh giá trị trung bình của 2
nhóm độc lập với biến có phân phối khơng
chuẩn được thực hiện bằng phép kiểm Mann Whitney, so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm
trở lên với biến có phân phối khơng chuẩn bằng
phép kiểm Kruskal - Wallis. Tính nhất quán
được đánh giá qua hệ số Cronbach’s alpha, giá
trị Cronbach’s alpha > 0,7 được cho là bộ câu hỏi
có tính nhất qn tốt(8). Hồi quy tuyến tính đa
biến được sử dụng để đánh giá mối liên quan

giữa các yếu tố khảo sát với kiến thức về bệnh
của BN. Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa
thống kê.
Y Đức
Nghiên cứu đã được chấp thuận của hội

Nghiên cứu
KẾT QUẢ
Có 87 bệnh nhân tham gia NC. Các đặc điểm
của BN về tuổi, giới tính, bệnh mắc kèm, thời
gian mắc bệnh, trình độ học vấn, việc có hay
khơng sử dụng insulin và điểm số trung bình
DKQ được trình bày trong Bảng 1. Tuổi trung
bình của mẫu NC là 66,87±9,93 tuổi, trong đó số
BN trên 65 tuổi chiếm 62,1% mẫu NC. Nữ giới
chiếm 51,7%. Số lượng BN có 1 bệnh mắc kèm
chiếm tỷ lệ cao (65,5%). Hơn một nửa BN mắc
bệnh ĐTĐ trên 10 năm (57,5%). Tỷ lệ BN được
sử dụng insulin chiếm 33,3%. Trình độ học vấn
chiếm tỷ lệ cao là tiểu học (43,7%). BN có trình
độ học vấn THPT trở lên có kiến thức về bệnh
tốt hơn so với BN có trình độ học vấn thấp hơn
(p<0,001). Có sự khác biệt về điểm kiến thức giữa
2 giới, BN nam có điểm kiến thức cao hơn BN nữ
(p=0,008) (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia
nghiên cứu và điểm số trung bình DKQ
Đặc điểm
Tuổi
Nhóm

tuổi
Giới
tính
Bệnh
mắc
kèm
Thời
gian
mắc
bệnh

Mean±SD*
<65
≥65
Nam
Nữ
0
1 bệnh
≥2 bệnh
<5 năm
5-10 năm

>10 năm
Tiểu học
Trung học cơ
Trình độ sở (THCS)
học vấn Trung học phổ
thơng (THPT)
trở lên
Sử

dụng
insulin

Số BN Tỷ lệ
(N=87) (%)
66,87±9,93
33
37,9
54
62,1
42
48,3
45
51,7
11
12,7
57
65,5
19
21,8
13
14,9

Điểm trung
bình DKQ
14,12±5,92
12,30±5,37
14,55±6,03
11,53±4,83
14,45±5,20

13,39±6,14
10,95±3,52
11,85±6,07

24

27,6 13,42±5,68

50
38

57,5 13,08±5,55
43,7 7,97±2,98

33

37,9 14,76±2,64

P

0,105
0,008

0,175

0,552

<0,001
16


18,4 21,25±0,93



29

33,3 14,03±6,15

Khơng

58

66,7 12,47±5,31

0,255

đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y Dược

Chú thích: *Trung bình ± độ lệch chuẩn

Thành phố Hồ Chí Minh và hội đồng khoa học

Kết quả trả lời bộ câu hỏi DKQ phiên bản
tiếng Việt của BN được trình bày trong Bảng 2.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang.

B - Khoa học Dược

139



Nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

Bảng 2. Kết quả trả lời bộ câu hỏi DKQ (N = 87)
Câu
hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24

Nội dung
Ăn quá nhiều đường và các loại thực phẩm ngọt là nguyên nhân của bệnh đái tháo đường
Nguyên nhân thường gặp của bệnh đái tháo đường là insulin hoạt động không hiệu quả trong cơ thể
Bệnh đái tháo đường là do khả năng giữ lại đường của thận bị giảm (làm cho đường vào nước tiểu)
Thận sản xuất ra insulin
Khi bệnh đái tháo đường không được điều trị, đường huyết thường tăng
Nếu ông/bà mắc bệnh đái tháo đường, các con của ơng/bà có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
cao so với bình thường.
Bệnh đái tháo đường có thể được chữa khỏi
Mức đường huyết đói bằng 210 mg/dl (= 11,55 mmol/L) là quá cao
Cách tốt nhất để kiểm tra bệnh đái tháo đường là xét nghiệm nước tiểu
Tập thể dục thường xuyên sẽ làm tăng nhu cầu về insulin hoặc các thuốc điều trị đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường có 2 type chính: type 1 (phụ thuộc insulin) và type 2 (khơng phụ thuộc insulin)
Insulin được tiết ra sau khi ăn quá nhiều
Để kiểm sốt bệnh đái tháo đường thì việc dùng thuốc quan trọng hơn chế độ ăn uống và luyện tập
Bệnh đái tháo đường thường dẫn đến tuần hoàn máu kém
Đối với các bệnh nhân bị đái tháo đường, các vết thương hay trầy xước lâu lành hơn
Bệnh nhân đái tháo đường nên cẩn thận hơn khi cắt móng tay chân
Người bị đái tháo đường nên rửa sạch vết thương bằng iốt và cồn
Cách ông/bà chế biến thức ăn cũng quan trọng như những thực phẩm ông/bà ăn
Bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng thận của ơng/bà
Bệnh đái tháo đường có thể gây mất cảm giác ở tay, ngón tay và bàn chân của ông/bà
Run và đổ mồ hôi là dấu hiệu của đường huyết cao
Đi tiểu thường xuyên và hay khát nước là dấu hiệu của đường huyết thấp
Vớ/tất áp lực không gây hại cho bệnh nhân đái tháo đường
Một chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường chủ yếu bao gồm các loại thực phẩm đặc biệt

Điểm trung bình cả bộ câu hỏi

Điểm trung bình kiến thức về bệnh ĐTĐ
của các bệnh nhân trong NC là 12,99±5,62
điểm. Các câu có tỷ lệ % BN trả lời đúng cao
nhất lần lượt là câu 11, 15 và 19 (tương ứng với
tỷ lệ 88,5%, 90,8% và 88,5%). Các BN mất trung
bình 9,43±1,79 phút để hồn thành bộ câu hỏi
(nhanh nhất là 5 phút và lâu nhất là 12 phút).

Trả lời đúng
Số
Tỷ lệ
BN
(%)
26
29,9
43
49,4
13
14,9
16
18,4
53
60,9
58

66,7

19

21,8
54
62,1
57
65,5
24
27,6
77
88,5
9
10,3
46
52,9
53
60,9
79
90,8
73
83,9
71
81,6
70
80,5
77
88,5
70
80,5
40
46,0
40

46,0
13
14,9
49
56,3
12,99±5,62

Hệ số Cronbach’s alpha cho cả 24 câu hỏi là
0,898 (Bảng 3).
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa
biến cho thấy có sự liên quan giữa điểm trả lời
câu hỏi và trình độ học vấn của BN (p < 0,001)
(Bảng 4).

Bảng 3. Giá trị Cronbach’s alpha của bộ câu hỏi (N = 87)
Câu hỏi Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại bỏ câu hỏi
1
0,895
2
0,889
3
0,892
4
0,893
5
0,894
6
0,896
7
0,894

8
0,893
9
0,891
10
0,891
11
0,896
12
0,896
Hệ số Cronbach’s alpha của cả bộ câu hỏi

140

Câu hỏi
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại bỏ câu hỏi
0,896

0,888
0,897
0,896
0,897
0,895
0,896
0,893
0,887
0,887
0,897
0,897
0,898

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
về mối liên quan giữa các yếu tố khảo sát và kết quả
trả lời bộ câu hỏi DKQ (N = 87)
Đặc điểm
Nhóm tuổi
Giới tính
Bệnh mắc kèm
Thời gian mắc bệnh
Trình độ học vấn
Sử dụng insulin

B
0,722

0,527
0,285
0,014
6,695
0,602

95% CI
P
-0,568 – 2,012 0,269
-0,674 – 1,729 0,385
-0,752 – 1,321 0,586
-0,770 – 0,799 0,971
5,877 – 7,514 <0,001
-0,615 – 1,819 0,328

BÀNLUẬN
Đặc điểm của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Trong NC này, tuổi trung bình của mẫu NC
là 66,87±9,93 tuổi, đặc điểm này tương đồng với
kết quả NC của Menino (2017) (68,0±9,7)(9). Tỷ lệ
BN nam và nữ gần như tương đương nhau
(48,3% vs. 51,7%). Số lượng BN có 1 bệnh mắc
kèm chiếm tỷ lệ cao (65,5%), có thể là do đa
phần BN trong NC là người cao tuổi (BN có
tuổi từ 65 trở lên chiếm 62,1%). Tuổi cao là yếu
tố nguy cơ của nhiều bệnh, ví dụ BN từ 45 tuổi
trở lên là có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2(10). Thời
gian mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm chiếm tỷ lệ
cao (57,5%). Tỷ lệ BN được chỉ định sử dụng
insulin chiếm 33,3%. Kết quả này tương đồng

với NC của Garcia (2001)(6).
Kiến thức của BN về bệnh ĐTĐ type 2
Trong NC của chúng tôi, về điểm tổng của cả
bộ câu hỏi, trung bình các bệnh nhân trong NC
của chúng tôi đạt 12,99±5,62 điểm, kết quả này
tương đồng với NC của Hu (2012) (12,71±5,86
điểm)(7). Có thể do có sự tương đồng về trình độ
học vấn giữa NC của chúng tơi với NC của Hu
(2012) – trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ khá cao
(43,7% vs. 36,1%)(7). Điểm trung bình bộ câu hỏi
trong NC của chúng tơi lại thấp hơn trong NC
của Garcia (2001) (13,66±3,82 điểm)(6). Có thể giải
thích điều này bởi 2 nguyên nhân. Thứ nhất, NC
của Garcia (2001) tiến hành trên nhóm BN đang
tham gia chương trình giáo dục bệnh ĐTĐ của
quận Starr, nội dung chương trình này có giáo
dục BN những kiến thức về bệnh, như chế độ ăn
uống, tự theo dõi glucose huyết, hoạt động thể
chất và tuân thủ dùng thuốc(6). Thứ hai, BN

B - Khoa học Dược

Nghiên cứu
trong NC của Garcia (2001) có trình độ học vấn
cao hơn NC của chúng tơi. Kết quả từ NC của
Garcia (2001) cũng cho thấy trình độ học vấn
càng cao thì điểm kiến thức càng tốt. Đồng thời,
trình độ dân trí (có thể khác nhau giữa 2 quốc
gia, NC của chúng tơi ở Việt Nam cịn NC của
Garcia (2001) tại Hoa Kỳ) cũng liên quan đến

kiến thức về bệnh của BN. Các câu đạt tỷ lệ %
BN trả lời đúng cao nhất, lần lượt là câu 11, 15 và
19 (tương ứng 88,5%, 90,8% và 88,5%). Kết quả
này khá tương đồng so với NC của Garcia (2001)
(lần lượt là 79,0%, 95,0% và 91,0%)(6). Trong đó,
câu 11 trong NC của chúng tơi có tỷ lệ BN trả lời
đúng cao hơn NC của Garcia (2001). Điều
này có thể được giải thích là do thời gian
mắc bệnh ĐTĐ của BN trong NC này đa
phần là trên 10 năm (57,5%), nên câu hỏi 11
(Bệnh đái tháo đường có 2 type chính: type 1
(phụ thuộc insulin) và type 2 (không phụ thuộc
insulin)) là một thông tin khá quen thuộc với
BN. Ngược lại, một số câu hỏi trong NC của
chúng tơi lại có tỷ lệ % BN trả lời đúng thấp hơn
so với NC của Garcia (2001) như câu 3 (Bệnh đái
tháo đường là do khả năng giữ lại đường của
thận bị giảm (làm cho đường vào nước tiểu))
(14,9% so với 17%) và câu 12 (Insulin được tiết ra
sau khi ăn quá nhiều) (10,3% so với 20%). Sự
khác biệt này có thể được giải thích là do sự khác
nhau về đặc điểm của BN tham gia NC. Đầu
tiên, có thể do các bệnh nhân trong NC sống chủ
yếu tại nông thôn, các BN này ít quan tâm đến
nguyên nhân gây ra bệnh hoặc cơ chế tiết insulin
là do ít được tiếp cận thơng tin này. Thêm nữa,
tỷ lệ BN có trình độ học vấn tiểu học trong NC
của chúng tôi khá cao (43,7%), mà điều này lại
tương quan thuận với kiến thức của BN.
Đặc điểm của bộ câu hỏi DKQ – Phiên bản

tiếng Việt
Với thời gian trung bình 9,43±1,79 phút để
hồn thành bộ câu hỏi (nhanh nhất là 5 phút và
lâu nhất là 12 phút), bộ câu hỏi DKQ - Phiên bản
tiếng Việt có thể được xem là cơng cụ nhanh
chóng và khả thi để khảo sát về kiến thức bệnh
ĐTĐ của BN. Về tính nhất quán, hệ số

141


Nghiên cứu
Cronbach’s alpha cho cả 24 câu hỏi là 0,898, giá
trị này nằm trong khoảng 0,70 đến 0,90 cho thấy
bộ câu hỏi đạt tính nhất quán tốt, thể hiện được
việc đo lường cùng một vấn đề(8). NC gốc của
Garcia (2001) có kết quả Cronbach’s alpha thấp
hơn NC của chúng tơi (hệ số Cronbach’s alpha
cho cả 24 câu hỏi là 0,780)(6). Điều này có thể
được giải thích bởi lý do, Cronbach’s alpha là giá
trị đặc trưng cho mẫu dân số khảo sát. NC của
Garcia (2001) tiến hành trên 502 người Mỹ gốc
Mexico tham gia chương trình giáo dục BN mắc
bệnh ĐTĐ tại quận Starr ở Hoa Kỳ, cịn NC của
chúng tơi thực hiện trên 87 BN tại Việt Nam. Do
đó, đặc điểm BN như tuổi, trình độ học vấn, tỷ lệ
các bệnh kèm có sự khác biệt giữa 2 NC nên có
thể ảnh hưởng đến kết quả trả lời câu hỏi của
BN. Nhiều NC dịch và điều chỉnh bộ câu hỏi
cũng cho kết quả Cronbach’s alpha không giống

bản gốc. NC của Bukhsh (2017) dịch và điều
chỉnh bộ câu hỏi DKQ sang tiếng Urdu có giá trị
Cronbach’s alpha là 0,702 trong khi giá trị
Cronbach’s alpha của bộ câu hỏi gốc trong NC
của Garcia (2001) là 0,780(6,11). Bên cạnh đó, trong
NC dịch thuật và điều chỉnh bộ câu hỏi DKQ
của Qamar (2019) sang tiếng Mã lai, của Menino
(2017) sang tiếng Bồ Đào Nha kết quả cho thấy
giá trị Cronbach’s alpha (0,86) (0,863) tốt hơn bản
gốc (0,702)(6,9,12).
Các yếu tố liên quan với kiến thức về bệnh
ĐTĐ type 2
Có sự liên quan giữa điểm trả lời câu hỏi và
trình độ học vấn của BN (p < 0,001). Kết quả này
tương tự với nhiều NC khác về kiến thức về
bệnh của BN mắc ĐTĐ, như Garcia (2001),
Bukhsh (2017), Menino (2017)(6,9,11). Những NC
này đều cho thấy trình độ học vấn của BN càng
cao thì điểm kiến thức càng tốt. Nếu kiến thức về
bệnh tốt thì có thể giúp BN tuân thủ dùng thuốc
cũng như ăn uống/vận động tốt hơn, từ đó giúp
cải thiện kết cục lâm sàng(13). Kết quả này gợi ý,
trong thực hành lâm sàng cần cân nhắc cung cấp
các thông tin về bệnh nhằm nâng cao kiến thức
cho BN mắc ĐTĐ type 2, đặc biệt là nhóm BN có
trình độ học vấn thấp. Trong NC của chúng tơi,

142

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020

có sự khác biệt về điểm số giữa 2 giới, BN nam
có điểm kiến thức cao hơn BN nữ (p = 0,008)
(Bảng 1). Kết quả này có sự khác biệt với NC của
Bukhsh (2017) (điểm số của 2 nhóm BN khơng
khác biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,11)(11), có thể
do sự khác biệt về dân số khảo sát giữa các NC.
Đồng thời, kết quả này có thể bị ảnh hưởng bởi
trình độ học vấn giữa nhóm BN nam và nữ.
Nhìn chung, BN nam trong NC của chúng tơi có
trình độ học vấn cao hơn so với BN nữ. Cụ thể là
có 66,7% (28/42) BN nam có trình độ học vấn từ
THCS trở lên so với 46,7% (21/45) ở BN nữ.
Trong khi đó, trình độ học vấn của BN (trong
NC của chúng tôi) lại có mối liên quan với điểm
kiến thức. Vì vậy, sự khác biệt của điểm số theo
giới tính thể bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn.
Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu
NC sử dụng bộ câu hỏi về kiến thức bệnh
đái tháo đường (DKQ), đã được chúng tôi tiến
hành dịch thuật và điều chỉnh sang tiếng Việt,
với từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với
bệnh nhân Việt Nam. NC của chúng tơi đã phần
nào tìm hiểu được kiến thức về bệnh ĐTĐ của
BN ĐTĐ type 2 và các yếu tố liên quan. Tuy
nhiên, NC cũng có mặt hạn chế, chẳng hạn như
chưa đánh giá được mối liên quan giữa kiến
thức và hiệu quả điều trị của BN (ví dụ: HbA1c
mục tiêu, do rất ít BN được chỉ định xét nghiệm
này). NC chỉ khảo sát kiến thức về bệnh ĐTĐ
của BN tại một cơ sở y tế nên không thể ngoại

suy cho tất cả BN ĐTĐ type 2 tại Việt Nam.

KẾT LUẬN
Bộ câu hỏi DKQ phiên bản tiếng Việt có thể
được xem như là một cơng cụ để khảo sát kiến
thức của BN về bệnh ĐTĐ type 2 tại Việt Nam.
Kiến thức về bệnh ĐTĐ của BN ĐTĐ type 2 còn
khá thấp, cơ chế tiết insulin là câu hỏi cịn khá xa
lạ với hầu hết BN. Trình độ học vấn liên quan có
ý nghĩa với kiến thức về bệnh của bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Raaijmakers LG, Martens MK, Bagchus C, et al (2015).
Correlates of perceived self-care activities and diabetes control
among Dutch type 1 and type 2 diabetics. Journal of Behavioral
Medicine, 38(3):450-9.

B - Khoa học Dược


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 3 * 2020
2.
3.

4.

5.


6.

7.

8.
9.

International Diabetes Federation (2017). IDF Diabetes Atlas. 8th ed,
pp.1-150. International Diabetes Federation, United Kingdom UK.
Davidson MB, Peters AL (1997). An overview of metformin in
the treatment of type 2 diabetes mellitus. The American Journal
of Medicine, 102(1):99-110.
Bộ Y Tế - Cục Y Tế Dự Phòng (2015). Điều tra quốc gia: Yếu tố
nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS). Quyết định số
346/QĐ-BYT ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y Tế.
Inzucchi SE, Bergenstal RM, Buse JB, et al (2015). Management
of hyperglycemia in type 2 diabetes, 2015: a patient-centered
approach: update to a position statement of the american
diabetes association and the european association for the study
of diabetes. Diabetes Care. 38(1): 140-149.
Garcia AA, Villagomez ET, Brown SA, et al (2001). The starr
county diabetes education study development of the SpanishLanguage Diabetes Knowledge Questionnaire. Diabetes Care,
24(1):16-21.
Hu J, Gruber JK, Liu H, et al (2012). Diebetes knowledge
among older adults with diabetes in Beijing, China. Journal of
Clinical Nursing, 22(1-2):51-60.
Tavakol M, et al (2011). Making sense of Cronbach’s alpha.
International journal of medical education, 2:53-55.
Menino GE, Dos ADM, Clarisse ALM (2017). Validation of
Diabetes Knowledge Questionnaire (DKQ) in the Portuguese

Population. Diabetes and Obesity International Journal,
2(S1):000S1-002.

B - Khoa học Dược

Nghiên cứu
10.
11.

12.

13.

American Diabetes Association (2018). Standards of medical
care in diabetes - 2018. Diabetes Care 2018, 41(1):850-858.
Bukhsh A, Lee HWS, Pusparajah P, Khan AH, et al (2017).
Psychometric properties of The Urdu Version of Diabetes
Knowledge Questionnaire. Frontiers in public Health, 139(5).
DOI: 10.3389.
Qamar M, Iqubal RM, Ahmad S (2019). Psychometric
Analysis of the newly translated Malaysian version of
Diabetes Knowledge Questionnaire by Rasch analysis.
Frontiers
in
Pharmacology.
URL:
https://www.
frontiersin.org/10.3389%2Fconf.fphar.2018.63.00077/event_a
bstract (access on 10/5/2020).
Sweileh WM, et al (2014). Influence of Patients’ Disease

Knowledge and Beliefs about Medicines on Medication
Adherence: Findings from a Cross-Sectional Survey Among
Patients with type 2 Diabetes Mellitus in Palestine. BMC Public
Health, 14:94 DOI: 10.1186/1471-2458-14-94.

Ngày nhận bài báo:

25/05/2020

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

02/06/2020

Ngày bài báo được đăng:

20/07/2020

143



×