Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.76 KB, 9 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN TRỊ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY
TNHH HOÀNG SƠN
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG
NHỮNG NĂM TỚI.
Mục tiêu trong những năm tới của công ty là nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng
doanh số, lợi nhuận, cả về số lượng và chất lượng thu hút thêm nhiều khách hàng .
Bên cạnh phát triển sản phẩm công ty còn không ngừng phát triển các sản phẩm
dịch vụ nhằm thu hút khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường .
Tăng cường tích luỹ vốn, giảm vốn vay ngân hàng, giảm chi phí kinh doanh tăng
lợi nhuận.
Tăng cường mối liên hệ với các cửa hàng trong mạng lưới, nhằm quản lý chặt
chẽ với các cửa hàng giúp cho các cửa hàng hoạt độnh một cách có hiệu quả hơn.Công
ty đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch cho những năm tới về sản lượng bán ra, lợi nhuận…Đối
với mỗi cửa hàng và các cửa hàng cần thực hiện tốt những kế hoạch mà công ty đã đề
ra.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ
MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG
SƠN.
1.Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường
Nhận biết được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường, trong thời gian
qua công ty đã thực hiện nghiên cứu thị trường. Công ty đã đầu tư cho việc nghiên cứu
khách hàng. Nhưng công tác nghiên cứu thị trường còn mang tính chắp vá thiếu đồng
bộ, chính vì vậy mà công ty cần có sự điều chỉnh và thành lập ra phòng nghiên cứu thị
trường vì hoạt động nghiên cứu thị trường đóng một vai trò quyết định sự thành công
trong kinh doanh. Thông qua nghiên cứu về thị trường công ty có thể xác định tổng
cung tổng cầu, giá cả và sự vận động của yếu tố thời gian nhằm đưa ra các chính sách,
sách lược cho phù hợp với thị trường.
2.Tổ chức sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
Việc mua vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất cần cân đối về chủng loại và số
lượng, chất lượng cũng như giá cả. Cômg ty cần quan tâm đến các kế hoạch sửa chữa


bảo dưỡng máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đào tạo đội ngũ cán bộ,
nâng cao tay nghề cho nhân viên.
3. Giải pháp phát triển mạng lưới bán hàng
Với tình hình phát triển của công ty hiện nay, nhìn chung các cửa hàng đại lý
trong mạng lưới đều kinh doanh có hiệu quả. Công ty đã và đang xây dựng thêm các
quầy hàng, các đại lý để phục vụ kinh doanh. Mở rộng thêm mạng lưới đại lý cả về bề
rộng và bề sâu. Tuy nhiên, việc phát triển mạng lưới bán hàng này cũng cần phải thận
trọng do công ty thiếu nguồn vốn đầu tư kinh doanh, việc mở rộng kinh doanh của một
số cửa hàng trong mạng lưới tỏ ra không hiệu quả và năng lực quản lý mạng lưới còn
nhiều bất cập, liệu rằng khi mở rộng mạng lưới cửa hàng công ty có khả năng quản lý
tốt được hay không? Việc xây dựng thêm các cửa hàng và các đại lý, mở rộng mạng
lưới đại lý không khó bằng việc quản lý, kiểm soát hoạt động của chúng có hiệu quả. Vì
vậy, trước khi tính đến việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, công ty cần cân nhắc, tính
toán xem xét về khả năng điều hành, kiểm soát, duy trì hoạt động của đại lý, cửa hàng
trong mạng lưới. Tránh việc làm cho hoạt động của mạng lưới bị xáo trộn, mất uy tín đã
gây dựng lâu nay của công ty.
4. Tăng cường các trang thiết bị kỹ thuật cho các thành viên
mạng lưới
Để giảm bớt khối lượng công việc cho người lao động, tạo tâm lý thoải mái cho
khách hàng. Tạo ra ấn tượng ban đầu tốt đẹp trong tâm trí khách hàng khi lần đầu đến
với mình về một nơi làm ăn có tính chuyên nghiệp, sử dụng các trang thiết bị hiện đại.
Ngoài ra, việc sử dụng các trang thiết bị tiên tiến, nối mạng internet cũng giúp cho việc
liên lạc giữa công ty với các thành viên trong mạng lưới trở nên nhanh chóng, thuận
tiện hơn. giúp công ty nắm rõ tình hình kinh doanh của các thành viên một cách tốt hơn
5. Giải pháp tăng cường hỗ trợ và khuyến khích thành viên mạng
lưới bán hàng của công ty
Tình hình hoạt động của công ty đôi khi cũng gặp khó khăn, khi mà các thành
viên trong mạng lưới gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển hoạt động bán
hàng của mình. Do đó công ty cần tăng cường hỗ trợ các thành viên trong mạng lưới
như mua sắm các trang thiết bị phục vụ bán, cải tạo sửa chữa các cửa hàng.

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả hoạt động mạng lưới kinh doanh, công ty cần
đưa ra các hình thức khuyến khích về vật chất cũng như tinh thần đối với các thành viên
trong mạng lưới như: Thưởng cho đại lý đạt doanh số cao nhất, thưởng cho nhân viên
bán được nhiều hàng nhất, các cơ hội thăng tiến… các hình thức khuyến khích tạo được
niềm tin nơi cán bộ công nhân viên trong công ty, giúp họ gắn bó với công việc, hăng
hái làm việc.
6. Sử dụng hiệu quả các các công cụ quản trị
Qúa trình quản trị mạng lưới bán hàng là một công việc hết sức khó khăn, phức
tạp. Do đó muốn đạt được hiệu quả cao bên cạnh chủ trương, chiến lược đúng đắn còn
đòi hỏi nhà quản trị phải biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các công cụ quản trị.
* Lợi ích vật chất: Dùng các công cụ kinh tế chính là dùng các công cụ khuyến
khích lợi ích vật chất của người lao động, dùng lợi ích để tạo động lực cho người lao
động vì suy cho cùng thì người lao động đi làm để tạo ra thu nhập vì vậy để họ yên tâm
cống hiến hết mình cho công việc thì phải đảm bảo lợi ích vật chất cho họ.
* Trách nhiệm vật chất: Bên cạnh việc đưa ra những chế độ ưu đãi vật chất với
những người hoàn thành suất sắc nhiệm vụ thì cũng cần có những biện pháp trách
nhiệm vật chất đối với những nhân viên không chịu học hỏi, không chịu quan tâm chăm
lo đến công việc nhằm tạo ra một môi trường bình đẳng và công bằng trong các nhân
viên. Tuy nhiên, không nên lạm dụng công cụ này vì nó sẽ dẫn đến tâm lý chán trường,
bi quan trong công việc, khiến người lao động không còn muốn cố gắng, phấn đấu nữa.
* Khuyến khích về tinh thần: Ngoài các công cụ khuyến khích về kinh tế thì một
công cụ rất hiệu quả trong quản trị đó là những khuyến khích về tinh thần một cách kịp
thời: biểu dương khen thưởng, nêu gương người tốt việc tốt, cơ hội thăng tiến, tổ chức
các hoạt động vui chơi giải trí…
7. Giải pháp phối hợp liên kết toàn bộ hệ thống mạng lưới bán
hàng của công ty
Công ty quy định mỗi đại lý mỗi cửa hàng là một đơn vị kinh doanh độc lập, tự
hạch toán kinh doanh, giữa các thành viên trong mạng lưới hầu như không có mối liên
hệ gì với nhau nên không thể hỗ trợ nhau trong quả trình kinh doanh được. Chính vì vậy
mà để nâng cao hiệu quả công tác quản trị mạng lưới bán hàng công ty cần liên kết hoạt

động của các thành viên trong mạng lưới thành một khối vừa tạo điều kiện cho quản lý,
vừa hỗ trợ nhau trong quá trình kinh doanh.
8. Tăng cường kiểm tra sổ sách, yêu cầu các thành viên thực hiện
nghiêm túc các quy trình tài chính của công ty
Hàng tháng, công ty đều yêu cầu các thành viên trong mạng lưới nộp bản báo cáo
tài chính, danh sách tồn, xuất, nhập của các mặt hàng. Nhưng trên thực tế bản báo cáo
kinh doanh hàng tháng này không phản ánh tình hình kinh doanh thực tế của các thành
viên trong mạng lưới, do vậy mà công ty không thể nắm rõ tình trạng kinh doanh thực
tế. chính vì vậy, công ty cần yêu cầu các cửa hàng trung thực trong việc lập các báo cáo
tài chính. Có những hình thức xử lý nghiêm đối với các trường hợp không trung thực.
Để làm được điều này bên cạnh kiểm tra sổ sách, công ty cần thường xuyên thanh tra,
kiểm tra tình hình hoạt động của các thành viên trong mạng lưới.
9. Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa công ty với các thành
viên trong mạng lưới
Để đảm bảo cho sự phát triển của công ty thì giữa các thành viên trong mạng lưới
và công ty nên có mối quan hệ chặt chẽ. Công ty giám sát quản lý các hoạt động của các
thành viên trong mạng lưới chứ không phải thành lập ra để rồi để đấy không quan tâm
gì đến cứ mặc cho hoạt động như thế nào cũng được. Giữa công ty và các thành viên

×