Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

chuyen de cum mon su 2 2019 tran hung dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC

TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO

CHUYÊN ĐỀ:
“ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỊCH SỬ
CHO HỌC SINH LỚP 8 KHI DẠY CHƯƠNG III:
CHÂU Á THẾ KỈ XVIII-ĐẦU THẾ KỈ XX”

Thực hiện: NHÓM SỬ

Tháng 2/2019

1

1


PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO

CHUYÊN ĐỀ
“ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 8
KHI DẠY CHƯƠNG III: CHÂU Á THẾ KỈ XVIII-ĐẦU THẾ KỈ XX”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay, chủ trương chỉ đạo Sở và Phòng giáo dục đào tạo Dạy học và kiểm
tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các mơn
học nói chung và mơn Lịch sử nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Qua thực
tế giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THCS, tôi thấy việc dạy học Lịch sử vẫn còn
nhiều hạn chế. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS được
các thầy cô quan tâm nhưng chưa hiệu quả cũng chưa cao. Dạy học đôi lúc vẫn nặng


về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các
tình huống thực tiễn cho học sinh chưa thường xuyên. Chúng ta cũng chưa thường
xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử
dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
chưa nhiều. Đa số học sinh sợ học và ngại học mơn Lịch sử.
Do đó, để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề định
hướng phát triển năng lực cho học sinh nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, dưới sự
chỉ đạo của PGD-ĐT Đại Lộc, hôm nay buổi sinh hoạt Chun mơn cụm nhóm Sử
trường THCS Trần Hưng Đạo chúng tôi đã chọn nghiên cứu chuyên đề “ Định hướng
phát triển năng lực lịch sử cho học sinh lớp 8 khi dạy chương III: Châu Á thế kỉ
XVIII- đầu thế kỉ XX ” nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất
lượng dạy học Lịch sử, với tinh thần học hỏi và chia sẻ với các đồng nghiệp.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY-HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY:
Cho đến nay, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới
phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng đã được tiến hành ở bậc THCS xong còn
chậm, chưa mang lại hiệu quả cao, chưa chú ý hình thành các năng lực cần thiết cho
học sinh.
Qua thực tế, tôi thấy chúng ta thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối
hợp các phương pháp dạy- học cũng như sử dụng các phương pháp dạy- học phát huy
năng lực học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc
rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn chưa thực sự được
quan tâm. Trong dạy học lịch sử hiện nay, nhiều giáo viên còn gặp khó khăn, chưa tìm
được cho mình những biện pháp thích hợp để hình thành và phát triển năng lực học
sinh.
Về phía học sinh, đa số các em khơng thích học và sợ học lịch sử. Nhiều em còn
“mơ hồ” về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Những sự kiện quan trọng trong lịch sử
dân tộc và lịch sử thế giới, nhiều học sinh không biết và không hiểu. Các em còn thiếu
các kỹ năng cơ bản của bộ môn và năng lực vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học
để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra là rất yếu. Chất lượng môn học lịch sử còn
thấp. Điều này được thể hiện rất rõ khi tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 8

qua bài kiểm tra 15 phút vào đầu năm học cịn thấp.
Là một giáo viên dạy bộ mơn Lịch sử ở trường THCS, trực tiếp tham gia giảng
dạy chương trình Lịch sử lớp 8, tơi ln suy nghĩ và tự xác định cho mình làm thế nào
để sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học phát huy được năng lực của học sinh
2

2


trong mơn lịch sử nói chung và chương III lịch sử lớp 8 nói riêng, đồng thời góp phần
nâng cao chất lượng mơn học. Vì vậy, sinh hoạt chun mơn cụm kỳ này chúng tôi
nghiên cứu chuyên đề này.
III. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Khái niệm năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.
1.1. Khái niệm năng lực:
Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ
và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa
dạng của việc học tập và cuộc sống.
Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Các năng lực chung
cùng với năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và
dạy học.
1.2 Năng lực chung:
Là những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình
thường trong xã hội.
Năng lực chung được hình thành và phát triển do nhiều mơn học, liên quan đến
nhiều mơn học. Có 9 năng lực chung như sau:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo( Năng lực tư duy)

- Năng lực quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác, hội nhập
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ
- Năng lực tính tốn
1.3 Năng lực chun biệt:
Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở
các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt.
Năng lực chuyên biệt của mơn Lịch sử được hình thành trên cơ sở những năng
lực chung, kết hợp với đặc thù môn Lịch sử và chương trình giáo dục phổ thơng.
Năng lực chun biệt cần hình thành và phát triển cho học sinh trong môn Lịch
sử ở cấp THCS là:
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.
- Năng lực thực hành bộ môn.
- Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng tác động giữa các
sự kiện lịch sử với nhau.
- Năng lực so sánh, phân tích, phản biện, khái qt hóa.
- Năng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện
tượng, vấn đề, nhân vật lịch sử.
- Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn
đề thực tiễn đặt ra.
1.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn gọi là dạy học định hướng kết
quả đầu ra là xu hướng giáo dục quốc tế hiện nay. Dạy học theo định hướng phát triển
năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể có nghĩa là:
3

3



+ Về phương pháp: Giáo viên chủ yếu là người tổ chức hỗ trợ HS tự lực và tích
cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp. Chú
trọng sử dụng các quan điểm phương pháp dạy học tích cực, các phương pháp dạy học
thực nghiệm thực hành…
+ Hình thức dạy học: Tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thơng trong dạy và học.
Kết quả HS với vai trị chủ thể đạt được là các chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình đã được Bộ giáo dục quy định, trong đó chú trọng đến khả năng vận dụng
kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn và kết quả này có tính đến sự tiến bộ,
thái độ trong q trình học tập. Nói một cách khác kết quả học tập của học sinh đạt
được là: Học để biết- Học để làm- Học để cùng chung sống và học để tự khẳng định.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực khơng chỉ chú ý về hoạt động trí
tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của
cuộc sống, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn và nâng cao hứng
thú cho người học.
2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành khi dạy:
Chương III: Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX.
2.1. Kiến thức:
*HS biết:
- Nêu được sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh đối với Ấn Độ.
- Kể tên được các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.
- Trình bày được sự xâm lược của các nước đế quốc đối với Trung Quốc.
- Nêu được diễn biến của cách mạng Tân Hợi (1911).
- Trình bày được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đơng Nam Á.
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối thế
kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
*HS hiểu:
- Giải thích vì sao nhân dân Ấn Độ nổi dậy chống lại thực dân Anh.

- Giải thích được vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâu xé Trung Quốc.
* HS vận dụng:
- Nhận xét được chính sách cai trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ.
- Lập được niên biểu về phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa
thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX; bảng niên biểu về phong trào đấu của nhân dân Trung
Quốc, các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ tranh XX.
- Liên hệ với vấn đề biển Đông hiện nay; Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay,Việt Nam học tập được gì từ kinh nghiệm của Nhật Bản.
2.2. Kỹ nng:
- Khai thác nội dung và sử dụng kênh hình trong SGK.
- Xác định vị trí nớc Trung Quc, Nht Bn, n , cỏc nc ụng Nam
trên bn đồ.
- Kỹ năng lập bảng niên biểu.
- Kĩ năng phân tích, nhận xét các sự kiện, đánh giá nhân vật lịch sử.
2.3.Thái đợ:
- Bồi dưỡng cho học sinh lịng căm thù với sự thống trị dã man của chủ nghĩa thực dân
đối với các nước thuộc địa.
4

4


- Khâm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, các nước Đông Nam Á trong
cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc.
- Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hữu nghị với các nước trong khu vực Đơng Nam Á.
- Nhận thức rõ vai trị của cải cách tiến bộ đối với sự phát triển xã hội.
2.4 Bảng mô tả:
- Trong dạy học lịch sử để giáo viên xác định đúng mục tiêu bài học và kiểm tra
đánh giá theo các cấp độ tư duy thì cần chú ý tới các từ khóa tương ứng với các cấp độ
tư duy như sau:

+ Nhận biết: Với các động từ: nêu, liệt kê, trình bày, kể tên, nhận biết...
+ Thơng hiểu: Với các động từ: hiểu được, giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí
giải, khái qt...
+ Vận dụng thấp: Với các động từ: xác định, khám phá, dự đoán, vẽ sơ đồ, lập niên
biểu, phân biệt, chứng minh...
+ Vận dụng cao: Với các động từ: bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử,
liên hệ thực tiễn...
Việc xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng rất quan trọng, giúp giáo viên có định
hướng trong quá trình dạy học để đạt được mục tiêu bài học cũng như hình thành
được các năng lực cho học sinh. Tuy nhiên tùy theo đối tượng học sinh mà giáo viên
có sự nâng chuẩn sao cho phù hợp.
Khi dạy chương III: Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX (Lịch sử 8), chúng tôi
đã xây dựng bảng mô tả như sau:
Nội
dung

1. Ấn
Độ thế
kỉ
XVIII đầu thế
kỉ XX.

Nhận biết
(Mô tả mức độ cần
đạt)

Thông hiểu
(Mô tả mức độ cần
đạt)


Vận dụng thấp
(Mô tả mức độ cần
đạt)

Vận dụng cao
(Mô tả mức độ cần
đạt)

-Nêu được sự Giải thích vì sao - Nhận xét được
xâm lược và nhân dân Ấn Độ chính sách cai trị
chính sách thống nổi dậy chống lại của thực dân Anh
trị của Anh đối thực dân Anh.
và hậu quả của
với Ấn Độ.
nó đối với Ấn
- Kể tên được
Độ.
các cuộc đấu
- Lập được niên
tranh của nhân
biểu về phong
dân Ấn Độ
trào chống thực
chống thực dân
dân Anh của
Anh.
nhân dân Ấn Độ
từ giữa thế kỉ
XIX đến đầu thế
kỉ XX.


5

5


Nội
dung

Nhận biết
(Mô tả mức độ cần
đạt)

Thông hiểu
(Mô tả mức độ cần
đạt)

Vận dụng thấp
(Mô tả mức độ cần
đạt)

- Lập được niên
biểu các cuộc
đấu tranh của
nhân dân Trung
Quốc từ cuối thế
kỉ XIX đến năm
1911.
- Nhận xét được
điểm tích cực và

hạn chế của Cách
mạng Tân Hợi
(1911).
- Lập được niên
biểu về các cuộc
đấu tranh giải
phóng dân tộc
của nhân dân
Đơng Nam Á
cuối thế kỉ XIXđầu thế kỉ XX.

2.Trun
g Quốc
giữa
thế kỉ
XIX đầu thế
kỉ XX.

-Trình
bày
được sự xâm
lược của các
nước đế quốc
đối với Trung
Quốc.
- Nêu được
diễn biến của
cách mạng Tân
Hợi (1911).


- Giải thích được
vì sao các nước đế
quốc tranh nhau
xâu xé Trung
Quốc.

3.Các
nước
Đơng
Nam Á
cuối thế
kỉ XIX
- đầu
thế kỉ
XX.

-Trình
bày
được q trình
xâm lược của
chủ nghĩa thực
dân ở Đơng
Nam Á.

- Giải thích được
vì sao khu vực
Đơng Nam Á trở
thành đối tượng
xâm lược của các
nước


bản
phương Tây.
- Giải thích được
vì sao phong trào
đấu tranh giải
phóng dân tộc của
các nước Đơng
Nam Á đều thất
bại.

4. Nhật
Bản
giữa
thế kỉ
XIX đầu thế
kỉ XX.

Trình bày được
nội dung và ý
nghĩa của cuộc
Duy tân Minh
Trị ở Nhật Bản
cuối thế kỉ XIX
- đầu thế kỉ
XX.

Giải thích được vì
sao Thiên hồng
Minh Trị thực hiện

cải cách.

Chứng minh được
vào cuối thế kỉ
XIX - đầu thế kỉ
XX Nhật Bản
chuyển sang giai
đoạn đế quốc chủ
nghĩa.

* Định hướng năng lực cần hình thành cho học sinh:
6

Vận dụng cao
(Mô tả mức độ cần
đạt)

-Nhận
xét
được đặc điểm
chung
của
phong trào giải
phóng dân tộc
ở Đơng Nam
Á.
- Liên hệ được
với bối cảnh
hiện nay, khi
Trung

Quốc
đang có âm
mưu và hành
động
xâm
chiếm
Biển
Đơng.
-Suy nghĩ về
chính sách cải
cách của Thiên
hồng
Minh
Trị.
-Đánh
giá
được cơng lao
của
Thiên
hồng
Minh
Trị.
-Liên hệ với
công cuộc xây
dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện
nay của nước
ta.
6



- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, tư
duy.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử: Trình bày được sự xâm lược và chính sách
thống trị của Anh đối với Ấn Độ; Kể tên được các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ
chống thực dân Anh; Trình bày được sự xâm lược của các nước đế quốc đối với Trung
Quốc; Nêu được diễn biến của cách mạng Tân Hợi (1911); Trình bày được quá trình
xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đơng Nam Á.
Trình bày được nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản cuối
thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
+ Năng lực thực hành bộ mơn lịch sử: Xác định được vị trí của Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản và các nước Đông Nam Á trên bản đồ châu Á; Lập được niên biểu về phong
trào giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á từ
giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX;
+ Năng lực nhận xét, đánh giá về vấn đề, nhân vật lịch sử: Nhận xét các phong trào
đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á; đánh giá được
cơng lao của Thiên hồng Minh Trị.
+ Năng lực vận dụng, liên hệ thực tiễn: liên hệ với vấn đề Biển Đông hiện nay: Trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Việt Nam học tập được gì từ kinh
nghiệm của Nhật Bản.
3. Biện pháp hình thành và phát triển một số năng lực cho học sinh khi dạy
chương III- Lịch sử 8.
Có rất nhiều năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử, ở đây tơi
chỉ đi sâu tìm hiểu một số năng lực chuyên biệt cần được hình thành và phát triển cho
học sinh khi dạy học chương III - Lịch sử lớp 8.
Để biết được các biện pháp hình thành năng lực, trước hết mỗi giáo viên cần
hiểu được mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng, thái độ. Một năng lực là
tổ hợp đo lường được các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học vận dụng để
thực hiện một nhiệm vụ trong bối cảnh thực tế. Kiến thức là cơ sở để hình thành năng

lực, là nguồn lực để người học tìm được các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ đặt
ra. Việc hình thành và rèn luyện năng lực được diễn ra theo hình xốy trơn ốc, trong đó
các năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới, kiến thức mới lại đặt cơ
sở để hình thành những năng lực mới.
Kỹ năng là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh
nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó. Kiến thức, kỹ năng là cơ sở cần thiết
để hình thành năng lực trong một hoạt động, lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên nếu chỉ có
kiến thức, kỹ năng thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử
dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kỹ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản
thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ.
3.1. Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử:
Là khả năng của học sinh tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử có
ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và dân tộc.
Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử của học sinh được thể
hiện dưới hình thức ngơn ngữ nói và viết. Trong dạy- học lịch sử hiện nay, nhiều khi
chúng ta cịn coi nhẹ việc hình thành năng lực này cho học sinh. Để hình thành được
năng lực này cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
Thứ nhất, học sinh phải nắm vững các sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử.
7

7


Thứ hai, ngơn ngữ trình bày trong sáng, gãy gọn, dùng từ chính xác và bằng
ngơn ngữ của mình.
Thứ ba, có thể kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo.
Nhiều học sinh rất lúng túng trong việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Do đó giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho các em, động viên các em tự tin, bình tĩnh
trình bày vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc.
Ví dụ:

Ở bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, khi tìm hiểu phần II: Nhật
Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, giáo viên đặt câu hỏi:
? Trình bày quá trình xâm lược và bành trướng của Nhật Bản cuối thế kỉ XIXđầu thế kỉ XX?
Để hình thành năng lực tái hiện lịch sử cho học sinh, giáo viên chiếu lược đồ
H.49 và hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp với phần kênh chữ ở sách giáo
khoa trang 69 để tìm hiểu về quá trình xâm lược của Nhật Bản.

Hình 49. Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
Giáo viên có câu hỏi gợi ý cho học sinh:
Kể tên các vùng đất mà Nhật chiếm được qua các năm? Việc đó nói lên điều gì?
Đối tượng xâm lược chính của Nhật Bản là nước nào? Tại sao?
Học sinh có thời gian 2 phút để chuẩn bị. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh lên
bảng trình bày chỉ trên lược đồ để thấy được quá trình bành trướng của giới cầm quyền
Nhật Bản.
Sau khi học sinh trình bày xong, HS khác nhận xét sau đó giáo viên sẽ nhận xét
và có thể cho điểm miệng đối với học sinh trình bày tốt. Với những học sinh trình bày
chưa tốt, giáo viên động viên rút kinh nghiệm cho các em về cách dùng từ, cách chỉ
trên lược đồ. Với cách làm như vậy, giáo viên sẽ hình thành năng lực tái hiện lịch sử
cho học sinh, giúp các em tự tin để trình bày tốt vấn đề lịch sử.
3.2. Năng lực thực hành bộ môn lịch sử:
Năng lực này được thể hiện ở chỗ học sinh biết quan sát, đọc, khai thác nội dung
lịch sử thông qua bản đồ, lược đồ, tranh ảnh... Các em còn biết lập niên biểu các cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm, các chiến dịch, các phong bảng trào đấu tranh giải
phóng dân tộc, thành tựu về kinh tế, văn hóa...
Qua dự giờ, tơi thấy nhiều giáo viên chưa chú ý đến năng lực thực hành bộ mơn
cho học sinh. Do đó, kỹ năng chỉ bản đồ, lược đồ và trình bày diễn biến trên lược đồ
8

8



của học sinh rất yếu. Một số giáo viên chưa chú ý đến việc khai thác kiến thức lịch sử
từ lược đồ, tranh ảnh mà chỉ dùng để minh họa cho bài giảng. Trong khi đó, bản đồ,
lược đồ và tranh ảnh là một kênh thông tin cần thiết, trực quan để cung cấp kiến thức
cho học sinh giúp các em dễ nhận biết và nhớ lâu kiến thức lịch sử.
* Hình thành cho học sinh năng lực quan sát, đọc và trình bày diễn biến trên
bản đồ, lược đồ và biết khai thác nội dung cần thiết thông qua bản đồ, lược đồ, giáo
viên cần chú ý:
- Thứ nhất, giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết tên của bản đồ, lược đồ.
- Thứ hai, hướng dẫn học sinh đọc bản chú giải để hiểu rõ nội dung các kí
hiệu thể hiện trên bản đồ, lược đồ.
- Thứ ba, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung các sự kiện lịch sử,
kiến thức lịch sử được diễn đạt bằng ngơn ngữ bản đồ, từ đó rút ra những kết luận cần
thiết.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đứng ở bên phải bản đồ, lược đồ, tay phải
dùng que chỉ các địa điểm cho thật chính xác. Đối với việc trình bày diễn biến một trận
đánh trên bản đồ hay lược đồ, giáo viên còn hướng dẫn học sinh kết hợp với phần kênh
chữ trong sách giáo khoa để tường thuật được đầy đủ hơn.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX cho học
sinh tìm hiểu nội dung phần I Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ, tơi đã tiến
hành như sau:
Để tìm hiểu “ Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc”, tôi
sử dụng bản đồ châu Á, hướng dẫn HS quan sát và yêu cầu học sinh lên xác định vị trí,
giới hạn của Trung Quốc trên bản đồ.

Bản đờ các nước châu Á.
Từ việc quan sát và xác định vị trí của Trung Quốc trên bản đồ, học sinh sẽ thấy
được Trung Quốc là một nước có diện tích rộng lớn, đơng dân, giàu tài ngun. Đó
cũng chính là một trong những nguyên nhân để các nước đế quốc tranh nhau xâm
chiếm Trung Quốc. Tiếp theo, tôi hướng dẫn học sinh quan sát Lược đồ Trung Quốc

bị các nước đế quốc chia xẻ.

9

9


Mãn Châu

Mông Cổ

Bắc Kinh
Sơn Đông

Sông Dương Tử
Quảng Tây

Phúc Kiến
Quảng Đông

:Anh
: Pháp
: Nga- Nhật
: Đức
: Nhật
Sau đó yêu cầu học sinh lên xác định trên lược đồ những khu vực của Trung
Quốc bị các nước đế quốc xâm chiếm. Ngoài ra cịn kết hợp cho học sinh quan sát
Hình 42- Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc.
Giáo viên giới thiệu vài nét về nội dung thể hiện qua bức tranh như cái bánh,
dòng chữ, chân dung các nhân vật xung quanh... rồi có những câu hỏi gợi mở. Qua đó

học sinh hiểu được Trung Quốc được ví như một chiếc bánh ngọt để các nước đế quốc

10

10


Hình 42. Các nước đế quốc xâu xé “ cái bánh ngọt” Trung Quốc
mỗi tên chiếm một phần. Kể từ trái qua phải là Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga
hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ và Thủ tướng Anh.
Với việc làm này, giáo viên đã hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng chỉ
lược đồ và biết khai thác nội dung lịch sử thông qua lược đồ, tranh ảnh.
Ví dụ 2: Dạy bài 11 Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Giáo viên cũng cho học sinh quan sát bản đồ khu vực Đơng Nam Á cuối thế kỉ
XIX rồi chú thích cho học sinh biết các kí hiệu trên lược đồ. Sau đó giáo viên hướng
dẫn học sinh kết hợp phần kênh chữ trong sách giáo khoa với việc quan sát lựơc đồ trả
lời câu hỏi: Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước
tư bản phương Tây?

Bản đồ khu vực Đông Nam Á
Giáo viên yêu cầu học sinh lên trình bày trên bản đồ. Học sinh sẽ thấy được khu
vực Đông Nam Á rộng lớn đông dân, gồm 10 nước trên lục địa và hải đảo (HS chỉ tên
từng nước trên lược đồ). Đơng Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng: nằm trên đường
hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Ngồi ra
giáo viên hướng dẫn HS kết hợp với phần kênh chữ trong sách giáo khoa (trang 63)
HS cũng thấy được đây là khu vực giàu tài nguyên: lúa gạo, hương liệu, động vật,
khống sản...Các dân tộc có nền văn hóa rực rỡ, chế độ phong kiến suy yếu.Vì vậy khu
vực Đơng Nam Á sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
* Hình thành năng lực lập bảng niên biểu cho học sinh:
Bảng niên biểu là hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian,

đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong
một thời kì.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách lập bảng niên biểu như sau: Đối với
bảng niên biểu tổng hợp: liệt kê những những thành tựu trên các lĩnh vực trong một
thời gian hay nhiều thời gian, giáo viên hướng dẫn học sinh lập theo mẫu sau:
Thời gian
Thành tựu về các lĩnh vực
Qn sự
Chính trị
Văn hóa
Kinh tế
Đối với việc lập bảng niên biểu chuyên đề đi sâu tìm hiểu một vấn đề quan trọng
của một thời kì lịch sử nhất định (cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các chiến
dịch...), giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ ghi những sự kiện cơ bản.
Thời gian
Những sự kiện quan trọng
Hoặc khi tìm hiểu về các phong trào giải phóng dân tộc của một nước trong
những thời điểm khác nhau, giáo viên có thể hướng dẫn HS lập theo mẫu sau:
11

11


Thời gian

Tên phong trào

Lãnh đạo

Khi lập bảng niên biểu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh liệt kê những sự kiện

hoặc những thành tựu nổi bật. Đồng thời kẻ bảng khoa học, ghi ngắn gọn tránh trình
bày dài dịng.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc, Ấn
Độ và khu vực Đông Nam Á, giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu về các
phong trào đó để các em dễ nhớ kiến thức và rèn kỹ năng của bộ môn.
Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (gồm 6 đến 8 học sinh) về việc
lập bảng niên biểu các phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á vào cuối thế kỉ
XIX- đầu thế kỉ XX. Học sinh các nhóm sẽ thảo luận trong thời gian 3 phút, sau đó đại
diện các nhóm sẽ báo cáo kết quả. Giáo viên và học sinh sẽ nhận xét, bổ sung để hồn
thiện bảng niên biểu như sau:
Thời gian

Tên các c̣c đấu tranh và sự ra đời các tổ chức Cách mạng

Tên nước

1884-1913 Khởi nghĩa Yên Thế
Việt Nam
1885- 1896 Phong trào Cần Vương
1885
Kháng chiến chống thực dân Anh
Miến Điện
1896-1898 Cách mạng bùng nổ
Phi-líp-pin
1901
Cuộc đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét
Lào
1901- 1907 Khởi nghĩa ở cao ngun Bơ-lơ-ven
1905
Cơng đồn của cơng nhân xe lửa ra đời

In-đô-nêxi-a
1908
Hội liên hiệp công nhân In- đô-nê-xi-a thành lập.
3.3. Năng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện,
hiện tượng, vấn đề, nhân vật lịch sử.
Năng lực này thể hiện ở chỗ học sinh biết nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử:
các phong trào yêu nước theo những khuynh hướng khác nhau, những hoạt động của
các cá nhân tiêu biểu, các phong trào cách mạng, các hoạt động quân sự, chính trị,
ngoại giao...
Trong q trình dạy- học lịch sử hiện nay, một số giáo viên đã chú ý đến việc
hình thành năng lực nhận xét, đánh giá của học sinh về một vấn đề, hiện tượng, nhân
vật lịch sử. Tuy nhiên, còn nhiều giáo viên chưa chú ý đến điều đó mà chỉ dừng lại ở
việc học sinh trình bày những kiến thức lịch sử có sẵn trong sách giáo khoa. Vì vậy,
học sinh khơng hiểu rõ bản chất của vấn đề lịch sử, không rút ra được bài học lịch sử
cần thiết.
Ví dụ 1: Dạy bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX, để học sinh hiểu được
chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ, tôi đã hướng dẫn học sinh quan sát
bảng thống kê về giá trị lương thực xuất khẩu và số người chết đói qua các năm:
Giá trị lương thưc xuất khẩu
Số người chết đói
Năm
Số lượng
Năm
Số người chết
1840
858 000 livrơ
1825- 1850
400 000
1858
3 800 000 livrơ

1850- 1875
5 000 000
1901
9 300 000 livrơ
1875- 1900
15 000 000
Kết hợp với việc quan sát một số hình ảnh về nạn đói ở Ấn Độ:

12

12


Học sinh làm việc theo cặp đôi thảo luận câu hỏi:
Qua bảng thống kê trên, nhận xét về chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn
Độ và hậu quả của chính sách đó?
GV sẽ gợi ý cho học sinh như: giá trị lương thực xuất khẩu và số người chết đói
qua các năm ra sao? Từ đó cho thấy chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
như thế nào?
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên và qua việc thảo luận với bạn trong nhóm học
sinh sẽ nhận xét, rút ra kết luận: Bảng thống kê cho thấy, xuất khẩu lương thực của Ấn
Độ tăng nhanh nhưng số người chết đói lại khủng khiếp. Chỉ trong 25 năm, từ 1875
đến 1900 đã có 15 triệu người chết đói. Như vậy cho thấy sự tham lam, tàn bạo của
thực dân Anh trong việc đẩy mạnh vơ vét, cướp bóc lương thực, của cải của nhân dân
Ấn Độ. Chính sách cai trị đó của thực dân Anh đã làm đời sống nhân dân Ấn Độ khổ
cực( nhiều người bị chết đói). Đó chính là ngun nhân làm bùng nổ phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ chống lại thực dân Anh.
Ví dụ 2: Ở bài 11 Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX sau
học sinh đã tìm hiểu xong về các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực
Đông Nam Á, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận câu hỏi: Nhận xét về phong

trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
Để HS rút ra được những nhận xét đúng đắn, giáo viên sẽ gợi ý cho HS về: lực
lượng tham gia, quy mô và kết quả... Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ
tích cực suy nghĩ, tìm tịi và đưa ra những nhận xét: Phong trào đấu tranh bùng nổ
mạnh mẽ ở nhiều nước Đông Nam Á, lôi cuốn đông đảo lực lượng tham gia (công
nhân, nông dân, nhà sư, tư sản...). Các phong trào cuối cùng đều thất bại.
Ví dụ 3: Ở bài 12 Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, sau khi học sinh
tìm hiểu xong cuộc Duy tân Minh Trị, GV giao bài tập về nhà cho học sinh: Viết một
đoạn văn khoảng 250 từ nói về cơng lao của Thiên hồng Minh Trị đối với Nhật Bản.
Để làm bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà khai thác thông tin
trên mạng Intenet, kết hợp với nội dung bài học trên lớp. Đến giờ học hôm sau, giáo
viên kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của các em. Đây là bài tập phát triển nhiều năng
lực của học sinh. Qua việc chuẩn bị bài của học sinh, giáo viên đánh giá được năng lực
tự học, năng lực khai thác công nghệ thông tin, khả năng viết văn của học sinh như thế
nào. Học sinh trình bày bài tập của mình, học sinh khác bổ sung sau đó giáo viên chốt
ý đúng về cơng lao của Thiên hồng Minh Trị đối với Nhật Bản. Qua việc kiểm tra
việc làm bài ở nhà của các em tôi thấy đa số học sinh nêu được về: tình hình Nhật Bản
giữa thế kỉ XIX, đơi nét về Thiên hồng Minh Trị, nội dung cơ bản và kết quả của cuộc
Duy tân do ông tiến hành. HS thấy được Thiện hoàng Minh Trị là vị vua sáng suốt, tài
giỏi, với đường lối đúng đắn đã đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
và vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh ở châu Á.
3.4. Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn đặt ra.
13

13


Năng lực này thể hiện ở việc học sinh biết vận dụng kiến thức lịch sử và liên hệ
với thực tiễn để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hiện nay: ô nhiễm môi

trường, xung đột trên thế giới, tranh chấp biên giới, biển đảo, xu thế toàn cầu hóa...
Trong dạy- học lịch sử hiện nay, đa số giáo viên chưa chú ý hình thành cho học
sinh năng lực vận dụng và liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Do đó, học sinh khơng có sự liên hệ giữa q khứ với hiện tại, không biết vận dụng
những điều đã học vào thực tiễn, những bài học trước vào bài học sau hoặc tích hợp
kiến thức liên mơn…
Để hình thành năng lực này cho học sinh, giáo viên cần định hướng cho các em
vấn đề cần liên hệ giữa kiến thức đã học với thực tiễn là gì: vấn đề mơi trường hay vấn
đề biển đảo, tranh chấp biến giới hoặc xu thế tồn cầu hóa...
Tùy từng nội dung liên hệ mà giáo viên sẽ có những gợi ý cần thiết cho học
sinh. Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trên lớp hoặc giao cho học
sinh về nhà làm. Bằng tư duy tích cực của bản thân, kết hợp trao đổi với bạn bè, học
sinh sẽ trình bày ý kiến theo cách hiểu và lập luận của mình.
Giáo viên cũng cần lưu ý với những câu hỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì
câu trả lời là đáp án mở, khơng có lời giải cố định. Học sinh có thể đưa ra những cách
giải quyết khác nhau với lập luận chặt chẽ, hợp lý đều đúng.
Ví dụ: Ở bài 11 Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, sau khi
học xong phần II phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tơi đã tổ chức cho học sinh
thảo luận câu hỏi sau:
"Ngay khi bị thực dân phương Tây xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á
đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc" (SGK Lịch sử 8, trang 63). Trong bối cảnh
hiện nay, khi Trung Quốc đang có âm mưu và hành động xâm chiếm biển Đông, theo
em, các nước Đông Nam Á cần phải làm gì? Tại sao?
Với câu hỏi mở này địi hỏi học sinh phải tích cực suy nghĩ, đồng thời thường
xuyên cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề Biển Đơng hiện
nay. Có nhóm học sinh đã nêu ra được câu trả lời rất tốt như các nhóm HS lớp 8.1, 8.3.
Các em đã nêu ra các nước Đông Nam Á cần phải làm:
- Đoàn kết cùng nhau lên án hành động của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc
phải tôn trọng Luật Biển quốc tế.
- Các nước Đông Nam Á sẽ kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế.

- Tăng cường lực lượng quân đội để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Khi dạy bài 12 Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, giáo viên nêu câu
hỏi liên hệ để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh:
?Theo em, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Việt Nam có
thể học tập kinh nghiệm gì từ cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản?
GV gợi ý cho HS: để kinh tế đất nước phát triển, bảo vệ chủ quyền biển đảo,
Việt Nam học tập được gì về các chính sách, lãnh đạo...
Với việc tìm hiểu về nguyên nhân, nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở
Nhật Bản (1868), bằng tư duy sáng tạo của mình, các em đã nêu ra những điều mà Việt Nam
có thể học tập với nhiều cách diễn đạt khác nhau: Có học sinh nêu ra là cần phải có những
người lãnh đạo tài giỏi với đường lối đúng đắn; có em nêu cụ thể là phải đầu tư về quân sự để
bảo vệ được chủ quyền biển đảo trước hành động xâm chiếm của Trung Quốc trên Biển
Đông... Với cách ra các câu hỏi và bài tập mở như vậy đã góp phần quan trọng trong việc phát
triển năng lực của học sinh.
5. Kết quả thực hiện giải pháp:
14

14


Sau khi áp dụng chuyên đề: “ Định hướng phát triển năng lực lịch sử cho học
sinh lớp 8 khi dạy chương III: Châu Á thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX ” chúng tôi thu
được kết quả như sau:
* Về phía giáo viên: Có những cơ sở định hướng trong việc hình thành và phát
triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử nói chung và dạy chương III lịch sử lớp 8
nói riêng.
* Về phía học sinh: Trong q trình áp dụng sáng kiến tơi quan sát, theo dõi diễn
biến tâm lý tình cảm của học sinh và tôi nhận thấy rằng trong giờ học, học sinh tích
cực chủ động, lĩnh hội tri thức. Học sinh đã biết trình bày vấn đề lịch sử một cách rõ
ràng, các em không rụt rè như trước. Không chỉ vậy kĩ năng thực hành bộ môn được

nâng lên, các em khơng cịn lúng túng khi trình bày diễn biến hoặc sự kiện lịch sử trên
lược đồ, bản đồ. Đặc biệt đối với những câu hỏi vận dụng, liên hệ kiến thức đã học vào
thực tiễn, học sinh rất tích cực tư duy, trao đổi với bạn và tìm kiếm thơng tin trên mạng
Internét để đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình với những lập luận phù hợp.
Như vậy với việc dạy- học học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học
sinh, giáo viên đã giúp học sinh khơng chỉ biết mà cịn hiểu và có khả năng vận dụng
kiến thức lịch sử, các em tích cực, chủ động, khơng khí học tập rất sơi nổi. Học sinh
khơng cịn “sợ học”, “ngại học” lịch sử như trước mà có sự thay đổi lớn về nhận thức,
các em đã u thích bộ mơn hơn. Chúng tơi nhận thấy những ưu điểm và tính khả thi
của chun đề, góp phần quan trọng vào hình thành, phát triển năng lực cho học sinh,
tạo hứng thú học tập cho các em và nâng cao chất lượng môn Lịch sử ở trường THCS.

III. KẾT LUẬN:
Việc đổi mới phương pháp dạy học giai đoạn hiện nay là vấn đề tất yếu khách
quan phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội trong nền “kinh tế tri thức”. Vì vậy,
khơng những được ngành giáo dục đào tạo xúc tiến một cách mạnh mẽ, khẩn trương
mà nó cịn được cả dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Với mục tiêu là đào tạo cho đất
nước những con người mới có đủ năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu mới trong sự
nghiệp phát triển đất nước. Song đổi mới những gì, đổi mới như thế nào cho phù hợp
có hiệu quả để đạt được những mục tiêu đặt ra vẫn còn là một thử thách lớn trong sự
nghiệp giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định rằng khơng thể có
cơng thức chung nào cho cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học. Do đó, người giáo
viên phải dựa trên hệ thống lí luận của phương pháp dạy học lịch sử nói chung và dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng mà có sự kết hợp vận dụng
linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng nội dung và kiểu bài lên lớp. Đặc biệt, trong dạy
học lịch sử hiện nay cần phải phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong
học tập làm giờ học sôi nổi, học sinh phấn khởi khắc phục được sự buồn tẻ, nhàm
chán. Giáo viên cần chú ý hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh: tái hiện,
thực hành bộ môn, nhận xét, vận dụng liên hệ kiến thức...Như vậy, các em không chỉ
biết, hiểu sâu sắc kiến thức mà còn vận dụng tốt những điều đã học để giải quyết các

vấn đề trong thực tiễn. Việc vận dụng khéo léo, linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các
phương pháp dạy học của giáo viên đã góp phần hình thành và phát triển năng lực học
sinh, thái độ học tập của các em cũng có sự thay đổi rõ rệt, tiết học trở lên sôi động bởi
sự hăng say góp ý xây dựng bài, số lượng các em sẽ u thích, mơn học nhiều hơn. Từ
đó, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của bộ môn lịch sử ở trường
THCS.

15

15


Qua việc tìm tịi, nghiên cứu để hình thành nên nội dung chuyên đề cũng có
nhiều khó khăn và chắc chắn cịn nhiều hạn chế, mong q đồng nghiệp vui lịng đóng
góp ý kiến thêm để nội dung được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn tất cả quí Thầy Cô!

16

16


17

17



×