Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NGHIÊN cứu TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỂ THAO tại THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.4 KB, 10 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỂ
THAO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ThS. Lê Đức Thọ, CN. Nguyễn Đoàn Quang Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
(Kỷ yếu Hội thảo Khoa học tồn quốc: “Nâng cao chất lượng cơng tác giáo
dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học”, ISBN 978-604-80-5010-8,
Nxb. Thông tin và Truyền thông, tr.217-221. Năm 2020)

TÓM TẮT
Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp nghiên cứu về
tiềm năng phát triển loại hình du lịch thể thao trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Đà Nẵng có nhiều điều kiện để phát
triển loại hình du lịch thể thao với nhiều bãi biển, cung đường biển đẹp lạ
thêm bán đảo Sơn Trà. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch thể thao ở Đà
Nẵng vẫn chưa tương xứng tiềm năng của thành phố. Bài viết cũng đề xuất
một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch thể thao ở Đà
Nẵng hiện nay.
Từ khóa: Du lịch thể thao; phát triển du lịch thể thao; du lịch Đà
Nẵng.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực tập trung phát triển du lịch là ngành
kinh tế mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính
trị về phát triển Đà Nẵng trở thành đơ thị biển; liên kết với các tỉnh, thành
phố trong khu vực xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến du lịch mang tầm thế
1


giới. Để thực hiện thành công Nghị quyết 43, Đà Nẵng đã đẩy mạnh phát
triển du lịch nói chung và loại hình du lịch thể thao nói riêng. Đến với du
lịch Đà Nẵng du khách không chỉ tham quan các danh lam thắng cảnh nơi


đây như: Bà Nà, hay Ngũ Hành Sơn huyền bí….mà đến đây du khách sẽ
được hịa mình cùng biển đảo bao la tham gia các trị chơi mạo hiểm trên
biển như: Dù lượn có canơ kéo, lướt ván… là một trong những loại hình
thể thao biển đang rất được u thích ở Đà Nẵng khơng những thế hiện tại
Đà Nẵng vẫn đang quyết tâm và nỗ lực cao nhất trong việc từng bước phát
triển thể thao biển. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình du lịch thể thao tại
Đà Nẵng cũng gặp nhiều khó khăn thách thức về nguồn nhân lực, các sản
phẩm du lịch đặc thù,… Chính vì vậy, việc nghiên cứu tiềm năng của thành
phố và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mạnh loại hình du lịch thể
thao tại thành phố Đà Nẵng hiện nay là việc làm cần thiết.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm Du lịch thể thao
Du lịch thể thao (Sport tourism) đã có một q trình hình thành và
phát triển lâu dài trên thế giới. Ngày nay, thể thao kết hợp du lịch là những
loại hình phát triển bậc nhất, hồn tồn có khả năng cạnh tranh cao trong
lĩnh vực kinh doanh du lịch, là hoạt động kinh tế rất quan trọng trong thu
nhập của nhiều quốc gia. Du lịch giờ đây khơng chỉ gói gọn ở khái niệm
nghỉ dưỡng hay khám phá. Một xu hướng du lịch mới đang rất được ưa
chuộng, đặc biệt với những người ưa thích vận động, đó là du lịch thể thao.
Hiện nay, đi du lịch đến một vùng đất mới không chỉ là trải nghiệm ẩm
thực, văn hóa, mà cịn kết hợp với khám phá thiên nhiên, gắn liền với các
hoạt động leo núi, chạy bộ, đạp xe.
Du lịch thể thao là loại hình du lịch mà trong đó khách du lịch đến để
tham gia hoặc xem các hoạt động liên quan đến thể thao. Với tư cách là
2


một ngành công nghiệp đa dạng, du lịch gắn với thể thao được coi là một
cơ hội quan trọng đối với các điểm đến đang nổi và đã phát triển. Tất cả
các hình thức từ tham gia chủ động và bị động vào các hoạt động thể thao,

tham gia một cách tự phát hoặc theo tổ chức, vì những lý do phi thương
mại hay thương mại/kinh doanh mà cần thiết phải đi ra khỏi nơi cư trú và
địa điểm làm việc. Các hoạt động và sự kiện của du lịch thể thao ngày càng
có xu hướng đại chúng, có thể thu hút được mọi tầng lớp dân cư, ở mọi lứa
tuổi, giới tính, thế hệ, văn hóa, tộc người, nguồn gốc [3]. Hiện nay, thể thao
và du lịch liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau như là một sự tiến bộ của tồn
cầu hóa, các triển vọng mới và hấp dẫn đang được mở ra để làm phong phú
hơn những kinh nghiệm du lịch thông qua thể thao và nâng cao sự phát
triển thể thao thông qua du lịch. Trong những thập niên gần đây, cụm từ du
lịch thể thao tăng dần trong các nghiên cứu khoa học thể thao [1]. Các hoạt
động và sự kiện của du lịch thể thao ngày càng có xu hướng đại chúng, có
thể thu hút được mọi tầng lớp dân cư, ở mọi lứa tuổi, giới tính, thế hệ, văn
hóa, tộc người, nguồn gốc.
Loại hình du lịch thể thao là một trong những loại hình đem lại ngn
thu rất lớn cho địa phương vì nó thu hút một lượng lớn khách du lịch. Du
lịch thể thao mang lại giá trị lớn hơn việc đăng cai những sự kiện lớn đó là
sự phát triển bền vững. Du lịch thể thao lan tỏa rộng hơn, gia tăng nhận
diện thương hiệu quốc gia, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp khởi
nghiệp, có được sự cơn nhận của các vận động viên tham gia sự kiện, công
dân thành phố năng động hơn [3]. Hiệu quả từ du lịch thể thao là khơng thể
phủ nhận được, chính vì vậy một trong những mục đích chính của quốc gia
dành giật đăng cai tổ chức các kì thể thao lớn khơng nằm ngồi mục đích
như được nguồn tài chính lớn từ khách du lịch.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

3


Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các
nguồn tài liệu thứ cấp để nghiên cứu về tiềm năng phát triển loại hình du

lịch thể thao tại thành phố Đà Nẵng và đề xuất một số biện pháp nhằm phát
triển mạnh loại hình du lịch thể thao tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch thể thao ở Đà Nẵng
Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng có điều kiện để phát triển du
lịch gắn với thể thao. Đà Nẵng khơng chỉ có biển xanh cát trắng hay núi
non đẹp đẽ mà còn là điểm hẹn của các cuộc thi thể thao mang tầm thế giới.
Từ đó, ngành du lịch thể thao được khai mở với hàng loạt sự kiện, thu hút
hàng nghìn du khách. Du lịch thể thao đang là động lực lớn của ngành du
lịch toàn cầu mà Đà Nẵng hội đủ các điều kiện để phát triển loại hình du
lịch này. Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã được chọn là nơi
diễn ra các sự kiện thể thao mang tầm khu vực và thế giới, thậm chí có
những giải thể thao thành phố Đà Nẵng được lựa chọn làm nơi tổ chức
thường xuyên.
Đà Nẵng có bờ biển dài 70 km với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ
Bắc đến Nam như Nam Ơ, Xn Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ
Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước... trong đó có những bãi tắm đã được du
khách thập phương biết đến như những địa điểm nghỉ ngơi, thư giãn, tắm
biển lý tưởng nhất trong khu vực. Nước biển ấm, ít sóng nên khách có thể
tắm gần như quanh năm. Thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố các khu
bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo
tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử mơi trường Nam Hải Vân.
Bên cạnh các tiềm năng về biển, rừng, Đà Nẵng cịn có nhiều danh lam
thắng cảnh kỳ thú như: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn

4


Trà, Suối Lương, Suối Hoa… có giá trị lớn để khai thác, phát triển các loại
hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phục vụ du khách.

Với lợi thế về địa hình là bờ cát trải dài, số lượng cơ sở lưu trú lớn
cùng với danh tiếng về cảnh đẹp, có vị trí và tên tuổi trong số những điểm
đến thế giới đã giúp Đà Nẵng tổ chức thành công Đại hội thể thao Bãi biển
chấu Á cùng các sự kiện thể thao khác như giải Marathon quốc tế với
đường chạy được đánh giá đẹp nhất Đông Nam Á. Đặc biệt, Ironman 70.3
là sự kiện thể thao đã được tổ chức 3 năm liên tiếp tại thành phố sông Hàn
với hàng loạt hoạt động dành cho vận động viên chuyên nghiệp, bán
chuyên và cho cả vận động viên nhí. Người dân Đà Nẵng dần quen với
những sự kiện thể thao, với hình ảnh những vận động viên chạy quanh núi
Sơn Trà hay đạp xe qua những cây cầu của thành phố. Để rồi, chính các sự
kiện tưởng chừng rất “thể thao” này lại trở thành một ngành du lịch đầy
triển vọng trong tương lai.
Đà Nẵng có đường bờ biển dài, bãi cát trắng mịn, có nhiều bãi tắm
nơng giúp phát triển du lịch biển tiện lợi. Các hình thức du lịch biển được
Đà Nẵng khai thác khá phong phú như: du lịch ngắm xem, du ngoạn,
nghỉ dưỡng, tắm biển, văn hóa biển, khoa học biển, du lịch hang động, du
lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đảo; du lịch thể thao biển…
một số môn thi đấu của thể thao biển như bóng đá bãi biển, bóng chuyền
bãi biển, bóng ném bãi biển, đá cầu bãi biển. Đối với du lịch biển, nghỉ
dưỡng cao cấp, Đà Nẵng phát triển các hoạt động thể thao giải trí biển tiêu
chuẩn quốc tế (lặn ngắm san hô, vịnh phao nổi, đi bộ dưới biển, ván bay,
tàu lặn…). Hàng loạt chương trình thể thao trên biển như mơ-tơ nước, lướt
sóng trên phao cá, phao chuối, ca-nô kéo dù bay, chèo thuyền kayak, lặn
ngắm san hô… đã thực sự gây ấn tượng với những du khách ưa thích mạo
hiểm và muốn tìm cảm giác mạnh.

5


Tuy có rất nhiều tiềm năng, nhưng đến nay, du lịch thể thao ở thành

phố Đà Nẵng vẫn chưa được chú trọng khai thác, thiếu định hướng lâu dài.
Là những môn thể thao mới phát triển nên ngay các cơ quan Trung ương
cũng chưa có những chính sách, quy định, hướng dẫn cụ thể. Vì thế, các địa
phương cũng phải vừa làm, vừa chờ đợi những văn bản pháp quy. Do đó,
dù muốn hay khơng, thành phố vẫn chưa thể quy hoạch đất dành cho một
số hạng mục trên bờ cũng như đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực. Cho nên
các doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực này vẫn cịn rất hạn chế.
Các dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu du lịch biển dường như quá
thiếu và nghèo nàn; đồng thời với chất lượng các loại hình kinh doanh dịch
vu ̣tại các khu du lịch biển còn quá nhiều bất cập. Nguồn nhân lực chưa đáp
ứng kịp với yêu cầu phát triển nhanh. Môi trường biển có nguy cơ ơ nhiễm.
Nguy cơ q tải về khả năng cung ứng của hạ tầng kỹ thuật thành phố
(thiếu bãi đỗ xe, xử lý nước thải; ùn tắc giao thơng cục bộ...), thiếu cơ chế
chính sách và quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ
cũng như nguồn lực để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch ở nước ngồi.
Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do thiếu ý thức của người
dân, của khách du lịch, của việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vu
̣phục vụ du lịch. Cùng với đó là tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn diễn
ra tại một số bãi tắm khu du lịch gây nhiều phiền nhiễu cho du kháchđã và
đang trở thành yếu tố cản trở sự phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
Có thể hiểu đơn giản, hoạt động thi đấu thể thao, bản thân nó đã là
một dịp quy tụ đông đảo các vận động viên, huấn luyện viên, những người
phục vụ đảm bảo cho các cuộc thi đấu thành công, đặc biệt là động đảo
những người hâm mô, các đối tượng khác giả đến từ các địa phương trong
nước và quốc tế. Vì vậy, với những tiềm lực và điều kiện của mình, Đà
Nẵng cần nắm bắt những cơ hội này để không chỉ trở thành điểm đến nghỉ
6


dưỡng, du lịch văn hố,… mà cịn là nơi tổ chức các sự kiện thể thao mang

tầm thế giới. Là một thành phố biển và thành phố du lịch, việc phát triển
thể thao biển sẽ tạo cơ hội để ngành thể dục thể thao tổ chức các sự kiện
liên quan, qua đó góp phần quảng bá tốt hơn nữa hình ảnh của thành phố
đến bạn bè quốc tế.
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch thể thao ở
Đà Nẵng hiện nay
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch thể thao; tổ chức các cuộc
hội thảo, các lớp tập huấn để trao dồi, phổ biến; tổ chức các chương trình
truyền thơng trên các báo, đài, các cơ quan truyền thơng; hình thành diễn
đàn trao đổi thơng tin, kinh nghiệm về phát triển du lịch thể thao. Tăng
cường hợp tác nhằm đẩy mạnh tuyên truyền hình ảnh đất nước và du lịch
thể thao ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng cho các
nước. Xúc tiến công tác tiếp thị, phát triển thị trường du lịch thể thao trên
cơ sở xác định nhu cầu, thị hiếu, sở thích của khách du lịch trong nước và
nước noni.
Nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển du lịch thể thao trên cơ sở
điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch và quy hoạch phát triển thể dục thể
thao; có kế hoạch chi tiết phát triển du lịch thể thao ở các khu vực có tiềm
năng, đặc biệt là du lịch thể thao biển. Thành phố Đà Nẵng cần quan tâm
khảo sát, quy hoạch những địa điểm, khu vực thích hợp tổ chức các chương
trình du lịch thể thao, kêu gọi đầu tư hạ tầng để tổ chức các hoạt động thể
thao kết hợp khai thác du lịch.
Đầu tư các loại hình dịch vụ thể thao giải trí ở các điểm đến. Trước
xu hướng phát triển chung với nhiều cơ hội để phát triển kinh tế du lịch thể
thao, một yêu cầu mới được đặt ra đối với các điểm đến không chỉ các
nước trên thế giới, mà ngay cả ở Việt Nam cũng cần phải được tính đến, đó
7


là sự đầu tư các loại hình dịch vụ thể thao giải trí ở các điểm đến. Điều này

sẽ có sức hấp dẫn và có ý nghĩa tạo nên cơ hội thu hút du khách cho các
điểm đến. Những cơ hội và tiềm năng lớn trong phát triển loại hình dịch vụ
du lịch, gắn với thể thao đã được coi là một trong những ngành kinh tế
“mũi nhọn [2]. Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật liên hợp của ngành thể thao và ngành du lịch, đặc biệt là các cơng
trình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hạ tầng du lịch thể thao chất lượng cao,
các di tích thể thao.
Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch thể thao trên cơ sở kết
hợp các trường đào tạo của thể thao và du lịch. Chuẩn hóa chất lượng đội
ngũ lao động du lịch hiện có. Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân
tài, chuyên gia, các nhà thể thao nổi tiếng, các cơ sở du lịch thể thao tham
gia vào phát triển du lịch thể thao của thành phố. Đầu tư giáo dục, tuyển
chọn, thu hút nhân lực địa phương tham gia các hoạt động bảo vệ khu du
lịch biển, hướng dẫn viên, bán hàng, trông xe, vệ sinh môi trường. Cần ưu
tiên cho công tác đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ thấp về
chun mơn, nghiệp vụ bằng cách mời các chuyên gia có uy tín của ngành,
mở các lớp đào tạo tại chỗ, đáp ứng nhu cầu trước mắt về nguồn nhân lực
của ngành.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển và hướng tới sản phẩm có giá trị
cao. Trước tiên, ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng biển chất
lượng cao theo hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mơ lớn,
chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế
giới. Bên cạnh đó, với định hướng đưa biển trở thành sản phẩm du lịch hấp
dẫn, Đà Nẵng cần tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch biển hấp
dẫn du khách như thuyền buồm, du thuyền, thám hiểm đại dương, câu mực
về đêm, ngắm san hô; phát triển các loại hình thể thao trên biển như: dù

8



kéo, mô-tô nước, lướt ván, lướt ván buồm, thuyền chuối cùng một số các
dịch vụ bổ sung làm tăng thêm sức hấp dẫn cho du lịch Đà Nẵng. Không tổ
chức dàn trải mà chú ý đến những môn thể thao có thể đáp ứng được nhu
cầu thi đấu của du khách quốc tế; tổ chức thêm một số môn thể thao dân
tộc để du khách khám phá những nét sinh hoạt văn hoá, đặc sắc của người
dân thành phố Đà Nẵng.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với du lịch thể thao. Tuy có
rất nhiều tiềm năng, nhưng đến nay, du lịch thể thao ở thành phố Đà Nẵng
vẫn chưa được chú trọng khai thác, thiếu định hướng lâu dài. Vì vậy, Đà
Nẵng cần quan tâm khảo sát, quy hoạch những địa điểm, khu vực thích
hợp tổ chức các chương trình du lịch thể thao, kêu gọi đầu tư hạ tầng để tổ
chức các hoạt động thể thao kết hợp khai thác du lịch. Bên cạnh đó, ngành
chức năng có kế hoạch kêu gọi và hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức các giải thể
thao để thu hút khách du lịch; trong quá trình xúc tiến quảng bá du lịch cần
nhấn mạnh đến việc trải nghiệm các hoạt động thể thao. Về lâu dài, Đà
Nẵng nên tính đến việc tổ chức các giải golf thường niên để thu hút du
khách quốc tế.
4. KẾT LUẬN
Ngày nay, du lịch là ngành cơng nghiệp số 1 trên thế giới, cịn thể thao
được xem số 1 trong lĩnh vực giải trí. Thơng qua du lịch, chúng ta có cơ hội
để quảng bá con người, đất nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực và từ đó tạo
thế thu hút các sự kiện thể thao. Từ mối quan hệ biện chứng, tương tác giữa
thể thao và du lịch, cần xác định những giải pháp trọng tâm và cần thiết để
thể thao thực sự là “đòn bẩy” phát triển du lịch. Lợi ích từ du lịch thể thao
sẽ có sức lan tỏa rộng lớn, điều đó sẽ có ý nghĩa gia tăng nhận diện thương
hiệu du lịch Đà Nẵng. Tuy thể thao biển ở Đà Nẵng không phát triển mạnh
như Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu nhưng trong tương lai sẽ là một sản
9



phẩm du lịch thu hút khách. Với cách làm của mình, chắc chắn thời gian tới
Đà Nẵng sẽ trở thành một điểm đến không chỉ hấp dẫn về du lịch mà cịn ở
những hoạt động thể thao sơi động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Công Lý (2014), “Du lịch thể thao rất cần được phát triển ở nước
ta”, .
[2]. Thu Thủy (2016), Du lịch - Thể thao: Cơ hội và tiềm năng,
.
[3]. Thùy Trang (2016), Du lịch thể thao: Động lực tương lai của
ngành du lịch thế giới, .

10



×