Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống thủy lợi bắc đuống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN TẤT HỒN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG THỦY
LỢI BẮC ĐUỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN TẤT HOÀN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG
THỦY LỢI BẮC ĐUỐNG

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
Mã số: 60-62-30



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Ngọc Hải

HÀ NỘI - 2013


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.1. Phát triển tưới ở Châu Á Thái Bình Dương

3

Bảng 1.1.2.3. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá theo FAO

11

Bảng 1.1.2.4. Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh
giá hiệu quả hệ thống tưới ở một số nước trong khu vực

18

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH-MTV khai thác CTTL
Bắc Đuống

46

Bảng 3.2.5.1. Ý kiến chuyên gia về hệ thống chỉ tiêu


77

Bảng 3.2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quảnlý và khai thác hệ
thống thủy lợi (sau khi đã hiệu chỉnh)

78

Bảng 3.3.1: Kết quả đánh giá nhóm chỉ tiêu kỹ thuật

81

Bảng 3.3.2: Kết quả đánh giá nhóm chỉ tiêu kinh tế

84

Bảng 3.3.3: Kết quả đánh giá nhóm chỉ tiêu mơi trường

85

Bảng 3.3.4. Kết quả đánh giá nhóm chỉ tiêu thể chế, tổ chức

86


LỜI CAM ĐOAN
Tên tác giả: Nguyễn Tất Hoàn
Học viên cao học CH19Q
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Phạm Ngọc Hải
Tên đề tài Luận văn “Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

quản lý và khai thác hệ thống thủy lợi Bắc Đuống”.

Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư
liệu được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan
nhà nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách, báo, mạng… để
đưa ra một số đề xuất giải pháp. Tác giả không sao chép bất kỳ một Luận văn
hoặc một đề tài nghiên cứu nào trước đó.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tất Hồn


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và
khai thác hệ thống thủy lợi Bắc Đuống” được hoàn thành tại trường Đại học
Thủy lợi Hà Nội. Trong suốt quá trình nghiên cứu, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của
bản thân, em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô
giáo, của bạn bè và đồng nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, thày cô giáo Khoa
Sau đại học, thầy cô giáo các bộ môn trong Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới PGS. TS. Phạm
Ngọc Hải, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn em hồn thành luận
văn này.
Em xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo Cơng ty, các Phịng, Ban và các
Xí nghiệp khai thác cơng trình thủy lợi thuộc hệ thống Bắc Đuống đã tạo điều
kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã có những ý kiến
góp ý cho em hồn chỉnh luận văn.
Xin cảm ơn các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ em trong quá trình
điều tra thu thập tài liệu phục vụ luận văn.

Cuối cùng em xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã động
viên, cổ vũ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt q trình học tập và
hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng

Người đăng ký

Nguyễn Tất Hoàn

năm 2013


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủy lợi giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển nơng nghiệp
nói riêng và đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước. Hiện cả nước
có hàng chục nghìn cơng trình thủy lợi các loại; trong đó có 904 hệ thống thủy lợi
lớn và vừa, quy mơ diện tích từ 200ha trở lên; hơn 5.000 hồ chứa các loại; hơn
5.000 cống tưới tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa, hàng vạn công trình thủy
lợi vừa và nhỏ.
Tổng năng lực của các hệ thống thủy lợi đã bảo đảm tưới trực tiếp cho 3,45
triệu ha đất canh tác, tạo nguồn cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87
triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; cấp và tạo nguồn cấp nước 5-6 tỷ m3/năm
cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ; Cấp nước sinh hoạt nông thôn đạt 7075% số dân.
Tuy nhiên, do xây dựng đã lâu, nhiều hệ thống cơng trình thủy lợi xuống cấp
nghiêm trọng, nhiều nơi nhu cầu sản xuất ngày càng lớn trong khi hệ thống cơng

trình thủy lợi vừa thiếu, lại yếu về năng lực. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, các
công trình thủy lợi phục vụ nơng nghiệp chỉ khai thác được 60-65% năng lực thiết
kế, thậm chí có cơng trình mới khai thác được trên 30% năng lực. Nhiều trục kênh
tưới, tiêu lớn đã bị bồi lắng nghiêm trọng, giảm đáng kể khả năng dẫn nước. Nhiều
máy bơm lắp đặt từ đầu những năm 1960 tới nay chưa được thay thế, hiệu suất chỉ
cịn 70-75%. Nhiều hệ thống cơng trình thủy lợi được xây dựng cách đây 40, 50
năm, hầu hết đã xuống cấp, công nghệ lạc hậu, thiếu an toàn.
Mặt khác, ở hầu hết các hệ thống thủy lợi, khơng có hệ thống đánh giá một
cách tồn diện và đầy đủ hiệu quả quản lý và khai thác của hệ thống thủy lợi. Hệ
thống thủy lợi Bắc Đuống cũng khơng nằm ngồi các hệ thống trên. Vì thế chưa tìm
được những khía cạnh, những khâu cịn chưa đạt u cầu hoặc chưa hiệu quả để có
biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả một cách toàn diện của hệ thống tưới
tiêu xứng tầm với đầu tư của nhân dân và Nhà nước.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


2

Hiện nay, ở Việt Nam cũng chưa có một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ nào đánh
giá hiệu quả hoạt động quản lý và khai thác của hệ thống thủy lợi nhằm tìm ra
những khía cạnh, những khâu chưa đạt yêu cầu hoặc chưa hiệu quả để từ đó có
những giải pháp để cải tạo, nâng cao, khắc phục những khía cạnh tồn tại đó của hệ
thống thủy lợi. Chính vì thế yêu cầu đặt ra là phải lập một hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi. Trong khn khổ luận
văn tác giả muốn đề cập tới một phần vấn đề này qua đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác

hệ thống thủy lợi Bắc Đuống”
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác hệ
thống thủy lợi Bắc Đuống. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá và đưa ra các biện
pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác của hệ thống.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận quan điểm khai thác, sử dụng đa mục tiêu, tổng hợp và phát triển
bền vững trong khai thác tài nguyên nước.
- Tiếp cận về phương châm, đường lối nghiên cứu: Kết hợp chặt chẽ giữa
nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm trên thế giới và trong nước.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đánh giá nhanh, điều tra thực tế, tổng hợp phân tích số liệu.
- Phương pháp kế thừa các chỉ tiêu mà thế giới đã đề cập.
- Phương pháp đáp ứng yêu cầu; Phương pháp chuyên gia.
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Đưa ra cơ sở khoa học lập hệ thống chỉ tiêu;
- Đề xuất được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống
thủy lợi Bắc Đuống;
- Những kiến nghị về các giải pháp nâng cao năng lực phục vụ cho hệ thống
thủy lợi Bắc Đuống.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG TƯỚI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ
KHAI THÁC CỦA HỆ THỐNG TƯỚI TRÊN THẾ GIỚI.
1.1.1. Phát triển hệ thống tưới trên thế giới.
Theo dự đốn của Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên hợp quốc (FAO)
cho biết dân số trên địa cầu ước tính lên tới 9 tỷ người vào khoảng năm 2050. Nhu
cầu về lương thực qua đó tăng ngày càng lớn. Người ta cũng dự đoán rằng 80%
lương thực đáp ứng cho con người là sản phẩm của nền nông nghiệp được tưới. Để
đáp ứng nhu cầu lương thực, thủy lợi được coi như là một biện pháp quan trọng
hàng đầu. Trong gần 4 thập kỷ qua, tưới nước được quan tâm đáng kể, diện tích tưới
trên thế giới ngày càng được mở rộng:
Năm 1950 diện tích tưới đạt 96 triệu ha;
Năm 1989 diện tích tưới đạt 233 triệu ha;
Năm 1990 diện tích tưới đạt 260 triệu ha;
Năm 2000 diện tích tưới đạt xấp xỉ 300 triệu ha.
Như vậy chỉ trong vịng 50 năm, diện tích tưới trên thế giới đã tăng đến hơn
300%. Cũng theo số liệu của FAO, 73% diện tích tưới trên thế giới là của các nước
đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Tuy nhiên, diện tích được tưới mới chỉ
chiếm 21% đất trồng trọt của các nước này.
Châu Á cũng là châu lục phát triển tưới lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng
50% diện tích tưới toàn thế giới. Sự phát triển tưới ở các nước Châu Á Thái Bình
Dương thể hiện ở bảng 1.1.1
Bảng 1.1.1. Phát triển tưới ở Châu Á Thái Bình Dương (Đơn vị 1000 ha)
TT
I
1
2
3
4


Tên các nước
1965
1970
Các nước đang phát triển
Bangladesh
572
1.058
Bhutan
China
38.250
40.478
Cambodia
753
89

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

1975

1980

1985

1.335

1.639

2.073


42.665
89

45.388
89

44.461
90

1990
2.933
34
47.837
92

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


4

5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20

DPR.Korea
500
Fiji
India
26.510
Indonesia
4.150
Iran
4.900
Laos
15
Malaysia
245
Mongolia
Myanmar
753
Nepal
86
Pakistan
12.043
Philipines
958

Rep.Korea
702
Srilanka
341
Thailand
1.768
Việt Nam
500
Cộng
93.046
II Các nước phát triển
1 Australia
1.274
2 Japan
3.123
3 New Zealand
93
Cộng
4.490
Châu Á Thái
III
97.536
Bình Dương
IV Nước khác
59.701
Tồn thế giới 157.237

500

839

181
12.958
1.150
993
465
1.960
680
101.523

900
1
33.590
4.855
5.913
42
307
23
977
232
13.601
1.098
1.061
480
2.415
1.060
110.664

900
1
39.350

5.418
4.968
115
370
35
999
230
14.680
1.300
1.150
525
3.015
1.542
221.844

1.070
1
43.150
7.059
5.740
119
334
42
1.085
650
15.620
1.430
1.220
583
3.822

1.770
130.319

1.420
1
43.050
7.600
5.750
122
342
77
1.008
1000
16.500
1.560
1.355
520
4.300
1.840
137.341

1.476
2.836
111
4.423

1.472
3.282
150
4.904


1.500
3.250
166
4.916

1.620
2.931
256
4.807

1.900
2.847
280
5.027

105.946

115.568

126.760

135.126

142.368

66.243
172.189

72.906

188.474

83.566
210.326

89.094
224.220

95.053
237.421

30.420
4.280
5.200
17
255

* Nguồn: FAO
Trong hàng loạt các hệ thống tưới đang hoạt động ở vùng Châu Á có thể chia
ra làm 3 loại chính:
Hệ thống tưới tự chảy: Lấy nước từ hồ chứa hoặc đập dâng.
Hệ thống tưới bằng bơm: Lấy nước từ sông suối.
Hệ thống tưới bằng trạm bơm lấy nước ngầm: phổ biến ở Ấn Độ và
Bangladesh.
Các hệ thống tưới được phân loại thành quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ.
Tiêu chuẩn phân loại có nơi dựa vào vốn đầu tư xây dựng cơng trình, có nơi dựa
vào diện tích tưới thiết kế của cơng trình. Có cơng trình tưới chỉ đơn thuần phục vụ

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước


Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


5

tưới, có cơng trình có thể phục vụ đa mục tiêu như tưới, cấp nước sinh hoạt, vận tải
thủy, thủy sản, phát điện, phòng lũ và du lịch. Nhưng đều có điểm chung giống
nhau là cấp nước tưới cho nơng nghiệp. Việc tăng cường sử dụng nước cho sản xuất
nông nghiệp trong thời gian vừa qua đã đưa ra kết luận về việc đầu tư một cách
chiến lược là không chỉ tập trung vào cơ sở hạ tầng của hệ thống tưới, mà cả trong
nghiên cứu nông nghiệp và khuyến nông. Để đáp ứng những thách thức trong tương
lai, đầu tư cho nông nghiệp phải được xem xét lại và khuyến khích chiến lược trọn
gói bao gồm nghiên cứu, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực cho
những người sử dụng nước, và đẩy mạnh thương mại nông nghiệp trên tồn cầu.
Chính vì vậy mà trong tất cả các chiến lược phát triển thủy lợi đều nhận thấy có xu
hướng đảm bảo phát triển bền vững đặc biệt là phát triển bền vững tài nguyên nước.
1.1.2. Quản lý hệ thống tưới, hiệu quả quản lý và khai thác của hệ thống tưới.
1.1.2.1. Quản lý hệ thống tưới.
Có nhiều ý kiến đưa ra các định nghĩa khác nhau về quản lý hoạt động của hệ
thống tưới, song định nghĩa được nhiều người nhắc tới là: “Quản lý hoạt động của
hệ thống tưới là quá trình mà tổ chức hoặc cá nhân đưa ra các mục tiêu cho một hệ
thống tưới, từ đó thiết lập nên các điều kiện thích hợp, huy động các nguồn lực khác
nhau để đạt mục tiêu đã đề ra mà không gây ra những tác động xấu nào”. Các kết
quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đối với quản lý hệ thống tưới phải coi trọng cả 2
yếu tố là nội dung và phương pháp. Nội dung của công tác quản lý tưới được coi
như chất liệu tạo nên sự bền vững về mặt vật chất, còn phương pháp để thực hiện
các nội dung đó được coi là cơng nghệ tạo nên sản phẩm đó.
Theo tiến sĩ Mark Svedsen – Viện Quản lý nước Quốc tế (IWMI) “Khơng có
một bộ phận nào của cơng trình hạ tầng đảm bảo chức năng làm việc quá một vài

năm trừ khi có một tổ chức vận hành, duy tu và nâng cấp nó”. Sự thành cơng của hệ
thống thủy lợi cần cả hai yếu tố “Phần cứng” và “Phần mềm”. Phần cứng ở đây gồm
cơng trình đầu mối, hệ thống kênh mương, cơng trình điều tiết và các trang thiết bị.
Phần mềm là công tác quản lý. Một trong hai phần trên sẽ trở nên vô dụng nếu
khơng có phần kia. Tuy nhiên, cơng tác quản lý nước trong thế kỷ mới không chỉ
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


6

đơn giản phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong khi mục tiêu cụ thể là cung cấp
nước cho cây trồng một cách đầy đủ với mức độ tin cậy hơn, quản lý nước ln có
những tác động có ý nghĩa đến các hoạt động kinh tế, tính bền vững về môi trường
và đảm bảo sức khỏe con người. Cũng như ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng
phải làm giảm các tác động bất lợi từ bên ngoài, đặc biệt là các tác động liên quan
đến sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.
Các vấn đề liên quan đến môi trường phải là một phần trong sử dụng và quản
lý nước. Khai thác nước sông và nước hồ và xây dựng các cơng trình tưới ln
chiếm chỗ của đất ngập nước tự nhiên, mà bản thân nó là thành phần có khả năng
sản xuất hàng hóa cao của hệ thống sinh thái nơng nghiệp. Vấn đề tiêu nước có liên
quan đến suy thoái chất lượng nước, tăng các bệnh liên quan đến dùng nước, và suy
thoái chất lượng đất do úng ngập và nhiễm mặn. Để giảm các tác động này việc
quản lý nước cần phải dựa vào chiến lược đánh giá mơi trường và phân tích chi
phí – lợi ích, quan trắc môi trường và sự thống nhất trong quản lý tưới. Tuy nhiên
cần phải công nhận là quản lý nước đem lại nhiều kết quả tốt, tăng khả năng phát
triển kinh tế - xã hội của toàn bộ khu vực nông thôn, mặc dù phát triển xã hội cần
thiết quản lý hệ thống tưới và mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông và thị trường để bán

sản phẩm. Các tác động mơi trường tích cực của tưới bao gồm cải tạo đất, tạo ra hệ
thống đất ngập nước, thay đổi vi khí hậu và đa dạng sinh học.
1.1.2.2. Hiệu quả quản lý và khai thác của hệ thống tưới
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất
nông nghiệp, và kết quả cho biết là hiệu quả tưới ở hầu hết các hệ thống thủy lợi chỉ
đạt khoảng 25 – 35%; hầu hết các hệ thống thủy lợi không thu được đầy đủ thủy lợi
phí để chi cho cơng tác quản lý và duy tu bảo dưỡng cơng trình. Chính vì vậy mà cơ
sở hạ tầng của các hệ thống thủy lợi ngày càng bị xuống cấp, và dẫn đến hiệu quả
tưới ngày càng giảm đi. Ngân hàng Thế giới, các ngân hàng phát triển khác và một
số nước đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi lớn. Xuất phát từ hiện trạng
hoạt động của các hệ thống, có nhiều ý kiến đối lập nhau về việc có nên đầu tư thêm
cho các hệ thống thủy lợi mới hay không. Ai cũng nhận thấy sự cần thiết phải đầu

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


7

tư nhiều cho hệ thống thủy lợi, cả đầu tư xây dựng hệ thống mới, cải tạo hoặc hiện
đại hóa hệ thống hiện có, nên đầu tư như thế nào? Đối với hệ thống thủy lợi nếu chỉ
đánh giá hiệu quả hệ thống bằng một chỉ tiêu như tổng sản lượng sản phẩm nơng
nghiệp thu được khi có tưới hoặc khơng tưới, hoặc thậm chí một vài chỉ tiêu khác
nữa cũng không thể đánh giá được đầy đủ công tác vận hành của cả hệ thống.
Chuyên gia về môi trường có thể quan tâm đến dịng chảy trên sơng, kênh và ngăn
chặn sự suy giảm khối lượng và chất lượng nước; Chuyên gia xã hội có thể quan
tâm nhiều đến vấn đề xã hội; Chuyên gia kinh tế có thể chỉ quan tâm đến hiệu quả
đầu tư, trong khi nhà nơng học có thể tập trung vào năng suất cây trồng trên mỗi

ha, …
Vậy hiệu quả hoạt động là gì? Và hiểu như thế nào cho đúng? Khi chúng ta
nói một hệ thống hoạt động yếu kém, không đạt yêu cầu hay hoạt động hiệu quả là
có hàm ý như thế nào? Hiệu quả hoạt động đã được định nghĩa theo một số cách
khác nhau. Small và Svendsen (1990) đưa ra một định nghĩa khá rộng về hiệu quả
hoạt động hệ thống tưới: “Bao gồm tổng thể các hoạt động (tiếp nhận các yếu tố đầu
vào và chuyển đổi các yếu tố đó thành sản phẩm đầu ra trung gian hay thành phẩm
cuối cùng) và ảnh hưởng của các hoạt động đó (tác động lên chính bản thân hệ
thống và mơi trường bên ngồi)”. Hơn thế họ cịn đưa ra các mơ hình khác nhau về
hiệu quả hoạt động của các tổ chức và kết luận rằng một mơ hình định hướng mục
tiêu hiệu quả là hết sức hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới.
Murray Rust và Snellen (1993) bổ sung thêm vào lý thuyết của Small và Svendsen
bằng cách đưa ra một khung phân tích và đánh giá hoạt động chi tiết của hệ thống.
Theo họ, hiệu quả hoạt động là: “Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc
người sử dụng về một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định nào đó”; “là hiệu quả có
được do hoạt động của các tổ chức tồn quyền sử dụng những nguồn lực của mình”.
Theo định nghĩa của IWMI thì: “Hiệu quả hoạt động của hệ thống tưới là
mức độ đạt được của những mục tiêu ban đầu đề ra đối với hệ thống đó”.
Bất kỳ một hệ thống tưới nào cũng cần phải đạt được các mục tiêu đề ra đối
với sản xuất nông nghiệp. Về căn bản, các hệ thống tưới góp phần tăng sản lượng

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


8

nông nghiệp nhưng cũng phải đối mặt với một số vấn đề như thời gian hoàn vốn dài,

phân phối nước không đồng đều, hiệu quả sử dụng nước thấp và các vấn đề về môi
trường liên quan như nhiễm mặt, ngập úng, sức khỏe cộng đồng.
1.1.2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống tưới trên thế giới.
Bất kỳ một hệ thống tưới lớn hay nhỏ, việc đánh giá hiệu quả quản lý và khai
của hệ thống tưới là quan trọng để xem nó có đạt được các mục tiêu đề ra hay
không. Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống tưới cũng giúp cung cấp những
thông tin cần thiết về vận hành hệ thống tới người quản lý và người hưởng lợi góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống
tưới cũng là cơ sở quan trọng để quyết định phương án đầu tư nâng cao hiệu quả
cơng trình. Ngồi ra đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác của hệ thống tưới còn
giúp cho việc so sánh giữa các hệ thống tưới với nhau xem hệ thống nào hiệu quả
hoạt động tốt hơn.
Đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác của hệ thống tưới đã được nghiên cứu
ở các quốc gia khác nhau và thảo luận ở nhiều hội thảo quốc tế.
Ở cấp Quốc gia năm 1989 Ấn Độ đã cho ra đời 2 ấn phẩm: “Tiêu chuẩn đo
đạc quản lý vận hành hệ thống tưới” và “Giám sát đánh giá hệ thống tưới”. Tiếp sau
đó các chuyên gia Ấn Độ và IWMI đã tiến hành đánh giá hệ thống tưới Sirsa có sự
trợ giúp của công nghệ viễn thám và các mô hình thủy lực; đánh giá hệ thống tưới
Bhakra với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Năm 1990, tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO) đã có hội thảo ở
Thái Lan về cải tiến hệ thống tưới trong nền nông nghiệp phát triển bền vững, ở hội
thảo này đã có một vài nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiệu quả hoạt động của
hệ thống tưới và FAO đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu gồm 144 chỉ tiêu (bảng 1.1.2.3).
Năm 1993, IWMI đã có nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiệu quả hệ thống
phân phối nước của dự án tưới ở Pakistan và Srilanka.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác của hệ thống tưới được
các chuyên gia của IWMI và Srilanka sử dụng là:
- Chỉ tiêu lượng nước dùng trên một đơn vị diện tích canh tác;

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


9

- Năng suất cây trồng;
- Thu nhập trên 1 ha đất canh tác;
- Sản lượng trên 1m3 nước tưới;
- Sự công bằng trong phân phối nước ở đầu và cuối nguồn nước.
Trung Quốc, một cường quốc đông dân nhất trên thế giới, nông nghiệp là
một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực, 70%
tổng sản lượng lương thực, 80% sản lượng bông, 90% sản lượng rau được tạo ra từ
diện tích nơng nghiệp được tưới. Hiện nay cũng chưa có được một hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống tưới tiêu chuẩn. Tuy nhiên thấy được
tầm quan trọng phải đánh giá hiện trạng hoạt động của các hệ thống thủy lợi, trong
hai năm 1993 – 1994 Trung Quốc đã tiến hành đánh giá 195 hệ thống tưới lớn với 3
mức đánh giá:
Mức 1: Đánh giá kết cấu cơng trình hoặc kênh mương;
Mức 2: Đánh giá tồn bộ hệ thống;
Mức 3: Đánh giá cải tạo nâng cấp hệ thống.
Kết quả đánh giá cho thấy 70% cơng trình đầu mối bị xuống cấp hoặc trong
tình trạng nguy hiểm, 16% mất khả năng làm việc, 10% bị bỏ hoang chỉ có 4% hoạt
động bình thường. Đối với kênh mương, 60% chuyển nước tốt, 21% xuống cấp
nghiêm trọng, 9% mất khả năng làm việc, 10% bị bỏ hoang. Đối với các trạm bơm
36% mất khả năng làm việc, 32% xuống cấp hoặc trong tình trạng nguy hiểm.
Malaysia, với mục tiêu sản xuất lương thực đáp ứng tối thiểu 65% nhu cầu
lương thực trong nước, chính phủ đã thấy được tầm quan trọng phải đánh giá hiệu
quả hoạt động của hệ thống tưới và tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

khai thác của các hệ thống này. Từ những năm 1990 đã bắt đầu tiến hành đánh giá ở
8 vùng trọng điểm lúa với nội dung chính là đánh giá hiệu quả sử dụng nước. Trong
quá trình đánh giá, các chỉ tiêu đã được sử dụng là: Tỷ lệ cấp nước tương đối, hiệu
quả tưới, chỉ tiêu sử dụng nước, hệ số quay vịng ruộng đất… IWMI đã có nghiên
cứu ở Kerian năm 1991 cho thấy chỉ số hiệu quả dùng nước từ 0,035 đến 0,271
kg/m3, trung bình 0,12 kg/m3, trong khi đó theo tài liệu của FAO với hệ thống tưới

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


10

cho lúa, việc sử dụng nước có hiệu quả chỉ số này nằm trong khoảng từ 0,7 – 1,1
kg/m3.
Việc đánh giá hiệu quả quản lý và khai của hệ thống thủy lợi một cách chính
xác là rất khó khăn vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phục vụ nhiều mục tiêu khác
nhau.
Cho đến hội thảo vùng Châu Á Thái Bình Dương tại Bangkok tháng 5/1994
các chuyên gia đã nhất trí về các thơng số, tuy rằng mỗi nước có những mục tiêu
đánh giá khác nhau tùy theo điều kiện của hệ thống tưới đó.
Các thơng số để đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới được chia thành các
nhóm như sau:
- Hệ thống phân phối nước (bao gồm cơng trình trên kênh):
+ Hiệu quả vận chuyển nước ở các cấp kênh.
+ Hiệu quả phân phối nước.
+ Bồi lắng và cỏ rác.
- Hiệu quả môi trường trong hệ thống tưới:

+ Mức độ nhiễm mặn, kiềm hóa.
+ Chất lượng nước mặt, nước ngầm.
+ Ngập úng.
+ Cỏ dại trong kênh có nước đọng.
- Hiệu quả tưới mặt ruộng:
+ Hệ số quay vòng đất.
+ Hiệu ích tưới.
+ Hiệu quả sử dụng nước.
- Hiệu quả xã hội:
+ Lao động.
+ Sở hữu ruộng đất.
+ Giới trong hoạt động tưới.
+ Sự thỏa mãn của nông dân.
- Hiệu quả về sử dụng đa mục tiêu.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


11

- Hiệu quả về kinh tế.
Bảng 1.1.2.3. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá theo FAO
TT
1
2
3
4

5
6

Chỉ tiêu

Năm đánh giá
Tổng lượng nước tưới hàng năm sẵn có cấp cho người sử dụng (triệu m3)
Tổng lượng nước hàng năm cung cấp cho diện tích tưới (triệu m3)
Tổng khối lượng nước hàng năm sử dụng như ET trên ruộng (triệu m3)
Tổng lượng nước tưới hàng năm (gồm cả nước giếng trong vùng tưới nước
bơm hồi quy) (triệu m3) (có thể bao gồm cả nước hồi quy nhưng khơng tính
nước tiêu hoặc nước ngầm do nơng dân tự bơm)
Tổng lượng nước từ bên ngồi cung cấp- bao gồm tổng lượng mưa và lượng
nước ngầm sử dụng, nhưng không bao gồm lượng nước hồi quy (triệu m3)
Phân phối nước (nước mặt+nước ngầm) lấy từ ngoài hệ thống tới người
dùng - dùng hiệu quả chuyển tải nước mặt và nước ngầm (bao gồm nước
nông dân bơm lên) (triệu m3)
P

P

P

P

P

P

P


P

P

7

P

8

P

Lượng nước mặt tưới cho hệ thống từ bên ngồi chảy vào (tổng lượng tính ở
điểm nước vào hệ thống) (triệu m3)
Ước tính tổng lượng nước mặt bên trong + nước ngầm
Nước mặt hồi qui do nông dân hoặc Cty KTCTTL khai thác trong vùng hệ
thống
Lượng nước ngầm thực tế lấy vào hệ thống (triệu m3)
Tổng lượng nước ngầm hàng năm sử dụng trong khu tưới (triệu m3)
Tổng lượng nước ngầm do nông dân khai thác trong vùng hệ thống
Tổng lượng nước ngầm do Cty khai thác và sử dụng trong vùng hệ thống
P

9
10
11
12
13
14

15
16

19
20
21
22
23
24
25

P

P

P

P

P

Tổng lượng nước bốc hơi hàng năm trên cánh đồng được tưới (triệu m3)
Tổng lượng nước yêu cầu hàng năm (bốc thoát hơi (ET) - mưa hiệu quả )
(triệu m3)
Tổng lưu lượng dòng chảy tại đầu kênh chính
Lưu lượng lớn nhất tại đầu kênh chính trong năm nay
Tổng lượng mưa toàn phần trong khu vực hệ thống (lượng mưa trên diện tích
tự nhiên)
Lượng mưa hiệu quả tới các ruộng được tưới (không bao gồm lượng rửa
mặn)

Tổng lưu lượng lớn nhất trên toàn hệ thống, m3/s
Lưu lượng kênh chính tại điểm đầu kênh m3/s
Nhu cầu tưới lớn nhất, bao gồm tất cả tổn thất, m3/s
Nhu cầu tưới thực tế cao nhất ở mặt ruộng, bao gồm cả nhu cầu đặc biệt
Tỉ số cấp nước tương đối (RWS) của phân diện tích được tưới/tơng diện tích
khu tưới (tổng nguồn nước cấp từ bên ngoài/ET đồng ruộng trong mùa gieo
P

P

17
18

P

P

P

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

P

P

P

P


P

P

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


12

trồng +nước rửa mặn - mưa hiệu quả)
26
27
28
29

Tổng dịên tích khu tưới trong hệ thống (ha)
Diện tích canh tác trong vùng hệ thống (khơng bao gồm nhiều vụ), ha
Diện tích được tưới của tất cả các vụ (ha)
Lượng nước tưới hàng năm cho mỗi đơn vị dịên tích được tưới (không bao
gồm nhiều vụ) (m3/ha)
Lượng nước tưới hàng năm cho mỗi đơn vị diện tích gieo trồng (bao gồm
nhiều vụ) - (m3/ha)
Lượng nước tưới từ bên ngoài hàng năm cho mỗi đơn vị diện tích khu tưới
(m3/ha)
Tổng các nhu cầu nước tưới thực (ET - mưa hiệu quả + kiểm soát độ mặn +
các hoạt động đặc biệt)
Nước tưới cần để kiểm soát độ mặn (giá trị thực)
Nước tưới cần cho các hoạt động đặc biệt
Thay đổi mực nước ngầm trong 5 năm vừa qua (m)
Độ sâu mực nước ngầm trung bình hàng năm (m)

ET của cây trồng được tưới trong hệ thống (lượng bốc thoát hơi cây trồng)
Hệ số chuyển nước của hệ thống, % (được đánh giá dựa vào các chỉ số bên
ngoài và chỉ số bên trong của Cơng ty )
Hệ số chuyển nước ngầm ước tính, (%)
Lượng nước cấp tương đối hàng năm (RWS)
Lượng nước tưới tương đối hàng năm (RIS)
Khả năng cấp nước của hệ thống
Tỉ lệ phần trăm trung bình nước nhận được, (%)
Mức đảm bảo cung cấp, (%)
Hiệu quả phân phối nước trên toàn hệ thống , (%)
Hiệu quả sử dụng nước trên toàn bộ hệ thống
Hiệu quả chuyển nước của kênh (cho là mất nước do ngấm, tràn và dòng
chảy ra cuối kênh)
Hiệu quả tưới trung bình trên ruộng , (%)
Hiệu quả tưới trên toàn khu tưới, (%)
Năng lực chuyển tải tương đối của kênh (RGCC) - (Nhu cầu tưới thực lớn
nhất trong tháng)/(năng lực kênh chính)
Lưu lượng thực tế tương đối của kênh (RACF) - (Nhu cầu nước thực lớn
nhất trong tháng)/(tốc độ dịng chảy lớn nhất của kênh chính)
Quan hệ cấp nước tương đối hàng năm không bao gồm thấm sâu trên ruộng
lúa
Quan hệ cấp nước tưới tương đối hàng năm không bao gồm thấm sâu trên
ruộng lúa
Hệ số sử dụng đất
P

30

P


31

P

32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54

P


P

P

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


13

55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68

Tổng doanh thu từ người sử dụng nước, bao gồm cả dịch vụ bằng hiện vật,
($US)
Tổng chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống, ($US)

Tổng chi tiêu hàng năm cho duy tu bảo dưỡng , ($US)
Tổng số nhân viên
Tổng chi lương của nhân viên, ($US)
Tổng chi phí lương cho mỗi nhân viên (US$/người)
Tổng số nhân viên làm việc thực sự trên kênh
Tổng doanh thu từ người sử dụng nước , ($US)
Tỉ số bồi hồn chi phí
Tỉ số giữa chi phí duy tu bảo dưỡng và doanh thu
Tổng chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng trên 1 đơn vị dịên tích ($/ha)
Tổng chi phí cho mỗi nhân viên (US$/người)
Chỉ số doanh thu
Doanh thu trung bình có được trên mỗi mét khối nước tưới được IMC phân
chia cho người sử dụng (US$/m3)
P

69

P

Tổng chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng (MOM) trên mỗi mét khối
nước do nhân viên phân phối (US$/m3)
Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp hàng năm (US$)
Tỉ lệ phần trăm của tổng Chi phí vận hành và bảo trì (O&M) trong dự án
(bao gồm cả WUA) được thu dưới hình thức dịch vụ vật chất, và/hoặc lệ phí
nước từ người dùng nước? (%)
Ước tính của người điều tra về tỷ lệ (%) giữa tiền thu thực tế (từ tất cả các
nguồn) với tổng tiền cần có để duy trì cơng việc Vận hành và bảo dưỡng
(O&M) phù hợp với cách thức vận hành hiện tại là bao nhiêu? (%)
Tỉ lệ phần trăm của tổng ngân sách (dự án và WUA) dùng cho hiện đại hố
việc vận hành/cơng trình tưới (%)

U

U

70
71

72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84

P

P

Giá mỗi đơn vị nước tiêu thụ (US$/m3)
Giá trị sản phẩm trên mỗi đơn vị dịên tích tưới (US$/ha)
Giá trị sản phẩm trên mỗi đơn vị dịên tích được tưới, gồm tất cả các vụ cây
trồng (US$/ha)
Giá trị sản phẩm trên mỗi đơn vị nước tưới (US$/m3)

Giá trị sản phẩm trên mỗi đơn vị nước cung cấp (US$/m3)
Giá trị sản phẩm nông nghiệp trên đơn vị nước tiêu thụ bởi cây trồng (ETc),
(US$/m3)
Giá trị sản phẩm trên lượng nước bốc hơi (ET) (US$/m3)
Phần trăm chi phí O&M đã sử dụng cho bơm nước (%)
Chất lượng nước : Độ mặn trung bình trong nước tưới (dS/m)
Chất lượng nước : Độ mặn trung bình trong nước tiêu (dS/m)
Chất lượng nước : BOD trung bình trong nước tưới (mgm/liter)

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

P

P

P

P

P

P

P

P

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên



14

85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111

112
113
114
115
116
117
118

Chất lượng nước : BOD trung bình trong nước tiêu (mgm/liter)
Chất lượng nước : COD trung bình trong nước tưới (mgm/liter)
Chất lượng nước : COD trung bình trong nước tiêu (mgm/liter)
Độ chênh lệch tổng lượng muối vào và ra
Độ sâu mực nước ngầm tầng nông (m)
Thay đổi độ sâu mực nước ngầm tầng nơng trong vịng 5 năm qua (m) (+ là
tăng)
Số nhân viên trên mỗi đơn vị dịên tích được tưới (người/ha)
Số cống lấy nước do một nhân viên vận hành phụ trách
Tổng sản lượng nông nghiệp hàng năm, tấn
(Số cống lấy nước do nhân viên vận hành)/(tổng số nhân viên làm việc ngoài
hiện trường)
Số thửa ở hạ lưu kênh mặt ruộng
Đo khối lượng nước cấp
Tính linh hoạt trong dịch vụ
Độ tin cậy trong điều hành, dịch vụ
Sự công bằng trong dịch vụ.
Kế hoạch điều tiết lưu lượng tới đầu kênh cấp 2
Mức độ nước không được lấy khi không cho phép, hoặc với lưu lượng lớn
hơn mức cho phép
Đánh giá tính khơng tồn tại của các cống lấy nước trái phép trên kênh.
Đánh giá các hành vi phá hoại cơng trình trên hệ thống.

Sự dễ dàng của việc vận hành cống điều tiết theo mục tiêu vận hành hiện tại.
Việc đánh giá này chỉ đề cập đên mức độ khó hay dễ của việc dịch chuyển
cống điều tiết để đáp ứng được các mục tiêu.
Đánh giá mức độ dao động mực nước ngoài ý muốn của các cống điều tiết
trên kênh chính.
Thời gian cần thiết để thay đổi lưu lượng dịng chảy trong suốt kênh chính
Đánh giá mức độ khó, dễ trong vận hành
Đánh giá mức độ bảo dưỡng các cống lấy nước, cơng trình dẫn nước trên
kênh chính
Đánh giá về khả năng lấy nước, dẫn nước
Sự phù hợp của số lượng các địa điểm
Hiệu quả vận hành hồ chứa
Đánh giá tính phù hợp của dung tích chứa/điều tiết
Tần xuất thông tin liên lạc của cấp dưới với cấp trên hơn liền kề? (giờ)
Tần xuất thông tin liên lạc của cấp trên với cấp dưới
Độ tin cậy của thông tin liên lạc bằng lời hoặc qua điện thoại hoặc radio.
Chỉ số đánh giá tần xuất kiểm tra chỉ đạo của cấp trên.
Đánh giá sự hoạt động và tần xuất giám sát, quan trắc từ xa.
Đánh giá tình trạng đường giao thơng dọc kênh chính.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


15

119
120

121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144

Chỉ số mức độ bảo dưỡng bờ và đáy kênh chính
Chỉ số về mức độ rị rỉ nước ngồi mong muốn.
Chỉ số về công tác chuẩn bị nhân lực, vật lực cho việc bảo dưỡng kênh chính
Chỉ số mức độ linh hoạt trong vận chuyển, đi lại để bảo dưỡng kênh chính
Cơng ty hoặc tổ điều hành cơng trình đầu mối đáp lại những yêu cầu của

công nhân vận hành dọc theo kênh chính như thế nào khi có những trường
hợp như tràn kênh, lưu lượng cuối kênh bị thiếu...
Đánh giá hiệu quả của của các quy trình, mệnh lệnh phân phối nước trên
kênh chính để đáp ứng được nhu cầu nước thực tế
Đánh giá tính chính xác và mức độ rõ ràng của các chỉ thị tới người vận
hành.
Đánh giá tính thường xun của việc kiểm tra trên tồn bộ chiều dài kênh
chính để phát hiện các vấn đề, sự cố và báo cáo lên công ty.
Đánh giá độ chênh lệch đầu nước ngoài mong đợi tại các cống điều tiết trên
kênh
Chỉ số về thời gian chuyển tải do thay đổi lưu lượng trên kênh
Đánh giá về khả năng lưu lượng kênh
Hiệu quả vận hành điều tiết kênh
Tính thường xuyên và hợp lý của việc tập huấn cho công nhân vận hành và
người quản lý từ cấp công ty đến các đơn vị (cụm) (không kể thư ký và lái
xe).
Các qui chế làm việc bằng văn bản đối với cán bộ, nhân viên, công nhân
Khả năng ra quyết định, chủ động công việc của các cán bộ, nhân viên và
cơng nhân
Khả năng sa thải nhân viên vì lý do nào đó
Khen thưởng cho cán bộ, cơng nhân viên co thành tích tốt
Chỉ số mức lương tương đối của người vận hành so với người lao động công
nhật (giá trị tính tốn)
Tỉ lệ phần trăm hội dùng nước có chức năng tham gia vào việc phân phối
nước
Khả năng thực của các Hội người dùng nước mạnh tác động tới việc phân
phối nước tức thời tới WUA
Khả năng của WUA dựa vào sự giúp đỡ có hiệu quả từ bên ngồi để thi hành
các qui chế của WUA
Cơ sở pháp lý cho các WUA

Năng lực tài chính của WUAs
Hiệu quả làm việc của một nhân viên dựa trên tỉ lệ nhân viên vận hành với
số cống phân phối nước.
Chỉ số mức độ sử dụng máy tính vào cơng việc kế tốn và và quản lý lưu trữ
Chỉ số mức độ dùng máy tính (tại trung tâm hoặc trên hiện trường) để tính
tốn điều hành hệ thống kênh mương

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


16

Nhận xét đánh giá:
Hiện tại trên thế giới cũng chưa có tiêu chuẩn hay hướng dẫn đánh giá hiệu
quả tưới cụ thể nào. Qua việc đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống tưới ở
nhiều quốc gia khác nhau và thảo luận ở nhiều hội thảo quốc tế, tác giả có nhận xét:
Ưu điểm:
- Tính đầy đủ và toàn diện: Việc đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác hệ
thống tưới trên thế giới mang tính đầy đủ và tồn diện, các tiêu chí đánh giá đưa ra
phản ánh khá đầy đủ về các mặt kỹ thuật, kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội.
- Tính phù hợp với điều kiện cụ thể của hệ thống và mỗi quốc gia: Mỗi hệ
thống, mỗi quốc gia, vùng miền tùy vào điều kiện tự nhiên, hình thức quản lý cơng
trình mà lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp, các quốc gia đang phát triển
thì hiệu quả về môi trường thường không được chú ý, cịn ở các quốc gia đã phát
triển thì các hiệu quả về xã hội và môi trường thường được đặt lên hàng đầu. Do
vậy, khơng có một hệ thống chỉ tiêu nào được coi là hoàn chỉnh để áp dụng cho tất
cả các nước. Để giúp cho việc chọn các thông số giám sát đánh giá một số nước tại

Châu Á đã đưa ra các thông số và mức độ quan trọng về các khía cạnh trong hệ
thống tưới như bảng 1.1.2.4
- Tính khả thi: Việc đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống tưới trên
thế giới có tính khả thi cao, có thể thực hiện được với trình độ khoa học kỹ thuật và
chun mơn của cơ quan quản lý.
- Tính cụ thể: Việc đánh giá hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống tưới
mang tính cụ thể. Thơng qua các tài liệu thu thập, đo đạc có thể tính tốn, định
lượng được các chỉ tiêu đánh giá.
Tồn tại, hạn chế:
Hệ thống 144 chỉ tiêu của FAO mang tính tổng qt, rất đầy đủ, tồn diện
nhưng khi áp dụng cho từng nước, từng hệ thống thủy lợi với điều hiện cụ thể thì
cịn chưa phù hợp. Một số chỉ tiêu rất cao siêu như chỉ tiêu về môi trương… phải
thu thập tài liệu cũng như tính tốn rất phức tạp khơng phù hợp với điều kiện các
nước đang phát triển đặc biệt như Việt Nam. Bên cạnh đó tại một số quốc gia, việc

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


17

tiếp cận với cơ sở dữ liệu quản lý tưới cịn khó khăn, quy trình tổ chức đánh giá, xác
định vị trí đo đạc, thời gian đo…. cũng chưa được cụ thể hóa trong các tài liệu có
liên quan. Đây chính là các yếu tố hạn chế trong việc áp dụng đánh giá hiệu quả
quản lý và khai thác hệ thống tưới.
Như vậy, vấn đề quan trọng của đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý và khai
thác hệ thống tưới là ở chỗ:
- Định ra các thông số quan trọng để đánh giá. Các thơng số này có thể được

thiết lập từ giai đoạn quy hoạch hệ thống.
- Chỉ tiêu hay nói cách khác là tiêu chuẩn mà các thông số nêu trên phải đạt
được đối với một hệ thống cụ thể.

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật
nước

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên


18

Bảng 1.1.2.4. Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các thông số đánh giá hiệu quả hệ thống tưới ở một số nước trong khu vực
Việt
Nam
x

1

xx

xx

- Tính cơng bằng

xx

x

xx


xx

- Hiệu suất

xx

xx

xx

x

xx

xx

2

- Mức độ tin cậy

x

xx

xx

x

x


xx

Hiệu quả các
cơng trình
Hiệu quả sử
dụng
mặt
ruộng

xx

xx

x

xx

xx

xx

3

xx

x

xx


xx

- Hiệu ích tưới

xx

x

xx

x

- Hệ số quay vịng

xx

x

xx

xx

xx

x

xx

x


x

x

x

x

xx

x

x

x

xx

x

xx

Thơng số
Sự thích hợp
của hệ thống
tưới

Lào

Philippin


Trung
Quốc

Ấn
Độ

Thái
Lan
xx

TT

Indonesia

Malaysia

Myanmar

Nepal

Pakistan

Hàn
Quốc

xx

xx


xx

xx

xx
xx

x

x

Banglades

Bhutan

xx

Srilanka
xx

x

xx

x

xx

xx


xx

x

x

xx

xx

xx

xx

x

xx

xx

x

x

xx

x

xx


x

xx

xx

xx

x

xx

x

xx

xx

xx

xx

x

x

xx

x


xx

x

x

xx

xx

x

xx

xx

x

xx

x

x

xx

xx

x


x

x

xx

xx

x

x

đất
- Sản phẩm

4

Mơi trường
xx

x

xx

- Úng

x

- Thối hóa đất


xx

- Nước ngầm

xx

x

x

x

x

x

x

- Tiêu nước

x

xx

x

xx

xx


xx

x

- Cỏ dại

x

x

x

x

x

xx

- Sức khỏe cộng

xx

x

x

xx

xx


x

x

xx

xx

x

xx

x

xx

xx

x

x

xx

xx

x

xx


xx

xx

xx

x

xx

x

xx

x

xx

x

x

x

xx

xx

x


xx

x

x

x

xx

x

x

x

x

x

xx

xx
x

x
xx

đồng


5

Xã hội

xx

- Sở hữu đất

xx

xx

x

xx

- Sự di chuyển

x

x

x

x

xx
x

xx


x

x

xx

xx

xx

xx

x

x

x

x

x

x

xx

x

x


x

xx

chỗ ở của nông

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên nước


19

dân
- Sự thỏa mãn của

xx

xx

x

xx

x

xx

x


x

xx

x

xx

x

xx

xx

- Hội dùng nước

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx


x

xx

xx

xx

x

xx

x

Sử dụng tổng
hợp
nguồn
nước

x

x

xx

- Thủy sản

x


xx

x

xx

x

xx

x

x

x

xx

- Vận tải

x

x

x

x

Kinh tế


xx

xx

xx

- Tự túc tài chính

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx

- Tỷ số B/C

xx

xx

xx


xx

x

xx

x

nông dân

6

-

Nước

trong

xx

x
xx

xx

x

xx

xx


x

x

x

x

x

x

x

x

x

xx

xx

xx

xx

xx

xx


xx

xx

x

xx

xx

xx

x

x

x

x

thành phố

7

x

xx
xx


Nguồn tài liệu: FAO – 1994

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

x

x: quan trọng xx: rất quan trọng

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên nước


20

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ KHAI
THÁC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI TẠI VIỆT NAM.
1.2.1. Những nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá hiệu quả quản lý và khai
thác của hệ thống tưới.
Ở Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tưới chung cho các hệ
thống cơng trình thủy lợi. Một số kết quả nghiên cứu về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả hoạt động của hệ thống tưới được đưa ra tại các hội thảo, một số văn bản liên
quan, những dự án điều tra, những đề tài nghiên cứu và những nghiên cứu của các nhà
khoa hoạc đã đạt được một số kết quả như:
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu tổng hợp
đánh giá nhanh hiện trạng (cơ sở hạ tầng, quản lý vận hành) và hiệu quả KT-XH cơng
trình thủy lợi, phục vụ nâng cấp hiện đại hóa và đa dạng hóa mục tiêu sử dụng”
(2001 – 2005) do Viện khoa học Thủy lợi thực hiện đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá nhanh (RAP) dùng để đánh giá hiệu quả các cơng trình thủy lợi.
- Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hệ thống tưới, GS – TS Tống Đức
Khang đưa ra khái niệm “Hiệu quả khai thác các hệ thống thủy nông là hiệu quả của
tưới sau khi xây dựng công trình, sản lượng nơng nghiệp tăng thêm trong điều kiện tự

nhiên và điều kiện sản xuất nông nghiệp cụ thể của vùng tức là hiệu ích của tưới”, tác
giả cũng đưa ra 2 cách đánh giá về hiệu quả quản lý và khai thác cơng trình:
+ Cách thứ nhất là lấy thực trạng trước khi xây dựng cơng trình làm chuẩn.
+ Cách thứ hai là lấy hiệu quả thiết kế trong văn bản được duyệt thiết kế kỹ
thuật làm chuẩn. Sau đó từ hiệu quả do cơng trình mang lại sau khi xây dựng để so
sách với chuẩn mà đánh giá.
Tác giả cũng đưa ra hệ chỉ tiêu đánh giá hệ thống tưới như sau:
+ Chỉ tiêu nước tưới;
+ Chỉ tiêu về diện tích tưới và trạng thái cơng trình;
+ Chỉ tiêu về cải tạo đất;
+ Chỉ tiêu về sản lượng và hiệu ích tưới;
+ Chỉ tiêu tổng hợp nhiều mặt.
- PGS.TS Lê Đình Thỉnh đã nghiên cứu chế độ tưới, kỹ thuật tưới lúa vụ Đông
Xuân, với các chế độ tưới sau:
+ Nông lộ liên tiếp (N): 60 – 0 cm.
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật

Chuyên ngành Quy hoạch quản lý tài nguyên nước


×