Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.68 KB, 109 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính tác giả thực
hiện. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao
chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn
tài liệu đã được thực hiện trích dẫn rõ ràng, trung thực và ghi nguồn tài liệu tham khảo
đúng quy định.
Tác giả

Lại Đức Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân:
Tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo Trường Đại học
Thủy lợi, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Ngơ Thị Thanh Vân, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan, phòng ban chức năng, đặc biệt là
phòng Địa chính của các xã thuộc địa bàn huyện Đồng Hỷ, chủ tịch xã cùng các đồng
chí lãnh đạo, cán bộ địa chính đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
Tác giả

Lại Đức Giang

ii



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………….…………..VI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………….…….VII
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT ĐAI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI……………………………………………………………………………………..5
1.1. Đất đai, vai trò và phân loại............................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm đất đai.................................................................................................. 5
1.1.2. Vai trò của đất đai................................................................................................. 5
1.1.3. Phân loại đất đai ................................................................................................... 7
1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai ............................................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................................. 8
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về đất đai..................................................... 9
1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.............................................................. 11
1.2.4. Phân cấp quản lý Nhà nước về đất đai cấp huyện (HĐND-UBND cấp huyện,
phòng Tài ngun & Mơi trường)................................................................................ 18
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN về đất đai ........................................... 20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đất đai ............................................. 21
1.3.1. Các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội .......................................................... 21
1.3.2. Các nhân tố về cơ chế chính sách, luật pháp .................................................... 22
1.3.3. Các nhân tố về con người................................................................................... 22
1.4. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về đất đai ..................................................................... 23
1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương về quản lý nhà nước về đất đai ................... 23
1.4.2. Bài học rút ra cho công tác quản lý đất đai của huyện Đồng Hỷ .................... 28
1.5. Những cơng trình Nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG.............................................................................................. ..32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN…………………….33
2.1. Giới thiệu khái quát về huyện đồng Hỷ.......................................................................... 33
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................................... 33

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 34
iii


2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ ................................................................... 36
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................... 36
2.2.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2016 .................................................. 38
2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2013
- 2016 ....................................................................................................................................... 45
2.3.1. Công tác tổ chức, chỉ đạo, triển khai thi hành luật đất đai, phổ biến, giáo dục
pháp luật về đất đai ....................................................................................................... 45
2.3.2. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ......................................... 49
2.3.3. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ... 51
2.3.4. Cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất .................................. 56
2.3.6. Công tác Thống kê, kiểm kê đất đai .................................................................. 59
2.3.7. Cơng tác Quản lý tài chính về đất đai và giá đất .............................................. 63
2.3.8. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất ......................................................................................................................... 64
2.3.9. Công tác Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ............................. 65
2.4. Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Đồng Hỷ. 68
2.4.1. Đánh giá QLNN về đất đai của huyện Đồng Hỷ theo hệ thống 5 tiêu chí .......... 68
2.4.3. Những hạn chế .................................................................................................... 71
2.4.4. Nguyên nhân tồn tại hạn chế .............................................................................. 73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN................78
3.1. Quy hoạch sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 ........................................ 78
3.1.1. Các quan điểm khai thác sử dụng đất dài hạn................................................... 78
3.1.2. Các chi tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 .......................................... 79
3.2. Quan điểm về đề xuất giải pháp ..................................................................................... 81

3.2.1. Quan điểm kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng và đảm bảo sự quản
lý tập trung thống nhất của Nhà nước .......................................................................... 81
3.2.2. Quan điểm kết hợp quản lý đất đai với vấn đề bảo vệ môi trường và các vấn
đề xã hội......................................................................................................................... 82
3.2.3. Quan điểm quản lý đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ .................................... 83
iv


3.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Đồng Hỷ ..... 84
3.3.1. Hoàn thiện và nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ............. 84
3.3.2. Các giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................................... 85
3.3.3. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt quản lý đất đai ............................... 88
3.3.5. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý sử dụng đất ....................................... 91
3.3.6. Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp
luật và thông tin đất đai ................................................................................................ 93
3.3.7. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.............................................................. 96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………..………....98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………...99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….101

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014-2016 ..... 39
Bảng 2.2: Biến động sử dụng các loại đất chính ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014-201639
Bảng 2.3: Biến động sử dụng đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính giai đoạn 20142016 ......................................................................................................................................... 42
Bảng 2.4: Biến động sử dụng đất phi nơng nghiệp theo đơn vị hành chính giai đoạn 20142016 ......................................................................................................................................... 43
Bảng 2.5: Biến động sử dụng đất chưa sử dụng theo đơn vị hành chính giai đoạn 20142016 ......................................................................................................................................... 44

Bảng 2.6. Số liệu giao đất của huyện Đồng Hỷ các năm 2013, 2014, 2015, 2016 ............ 52
Bảng 2.7. Số liệu giải quyết hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ
các năm 2013, 2014, 2015, 2016 ........................................................................................... 55
Bảng 2.8: Tổng hợp diện tích các loại đất theo địa giới hành chính ................................... 60
Bảng 2.9: Tổng hợp diện tích và cơ cấu đất đai theo đối tượng sử dụng............................ 61

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CDS

Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNN

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

CP

Cổ phần


GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSD

Giấy chứng nhận Quyền Sử dụng đất

GDC

Hộ gia đình cá nhân trong nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

Phịng TN&MT

Phịng Tài ngun và Mơi trường

QLNN

Quản lý Nhà nước

TCN


Cơ quan, đơn vị của Nhà nước

TKH

Tổ chức khác

TKT

Tổ chức kinh tế

TNG

Tổ chức ngoại giao

TSN

Tổ chức sự nghiệp cơng lập

TT

Thị trấn

TVN

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

UBND

Ủy ban nhân dân


vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất
của con người. Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đai là yếu tố không thể thay thế,
cịn đối với cơng nghiệp, dịch vụ, đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đất đai còn là
địa bàn cư trú của dân cư, tạo môi trường không gian sinh tồn cho xã hội con người.
Việc sử dụng đất đai cần phải có sự quản lý chung của nhà nước nhằm đảm bảo hiệu
quả đối với việc sử dụng đất và ổn định các mục tiêu chung của xã hội. Quản lý đất đai
hiệu quả hay không hiệu quả có tác động rất lớn tới nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của kinh
tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quản lý Nhà nước về đất
đai.Tuy nhiên, tình hình diễn biến quan hệ về đất đai xuất hiện những vấn đề mới và
phức tạp, về lý luận cũng như thực tiễn của công tác quản lý đất đai vẫn còn nhiều bất
cập, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế thị trường. Việc chấp hành kỉ luật, kỉ
cương trong quản lý sử dụng đất chưa nghiêm, có khơng ít những quy định của pháp
luật đất đai và những quy định của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đất đai khơng
được thực thi hoặc thực thi một cách hình thức. Nguồn lực đất đai chưa được sử dụng
và phát huy đầy đủ, các quy định của pháp luật chưa bảo đảm giải quyết hịa hợp lợi
ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất, chủ đầu tư. Tình trạng tham nhũng trong quản
lý Nhà nước về đất đai ngày càng gia tăng, việc chuyển nhượng trái phép, cho mượn
đất sai quy định...vẫn diễn ra thường xuyên. Chất lượng quy hoạch, sử dụng đất chưa
cao, chưa đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành, tính liên kết trong quản lý quy
hoạch cịn yếu.
Cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay còn
khá nhiều bất cập: về mặt pháp lý, số lượng văn bản quy phạm về đất đai được ban

hành nhiều nhưng chất lượng xây dựng văn bản triển khai của cấp huyện còn hạn chế
và chưa kịp thời. Công tác thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đơi
lúc cịn chậm, thủ tục có lúc cị phiền hà. Trình độ chun mơn, năng lực của một số
cán bộ còn yếu, nhất là ở các cấp chính quyền cơ sở, cơng tác thanh tra sử dụng đất
1


chưa thường xuyên và thiếu kiên quyết trong quá trình xử lý làm kéo dài thời gian
thanh tra, gây tác động xấu đến công tác quản lý trên địa bàn.
Quá trình hiện đại hố đặt ra những u cầu to lớn đối với công tác quản lý Nhà nước
về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó bao hàm cả cơng tác quản lý Nhà
nước về đất đai đối với tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng. Tốc
độ gia tăng dân số, q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu về đất đai
gia tăng, gây sức ép lớn đến quy hoạch, sử dụng quỹ đất. Vì vậy, việc nghiên cứu thực
tiễn q trình thi hành cơng tác quản lý để từ đó có những đề xuất bổ sung theo hướng
phù hợp hơn với những yêu cầu mới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu
và thực tiễn trên, học viên lựa chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý Nhà nước
về đất đai trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài có tính cấp
thiết và ý nghĩa cho luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất
đai trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp hệ thống hóa
- Phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
2


Luận văn chủ yếu nghiên cứu các nội dung và công cụ sử dụng trong quản lý Nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
b. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong giai đoạn 2014 - 2016,
và đề ra các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác này cho đến năm 2020 trên địa
bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu
các vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai. Hệ thống hóa cơ sở lý luận làm cơ sở cho việc
quản lý đất đai trên địa bàn cấp huyện.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu là những tham khảo hữu ích có giá trị gợi mở trong cơng
tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh Thái
Nguyên nói chung trong giai đoạn hiện nay.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Kết quả dự kiến đạt được bao gồm:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nước về đất đai.
- Đánh giá thực trạng công tác tổ chức quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Đồng Hỷ
- Đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai mang tính hiệu quả
và khả thi đối với huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
7. Nội dung của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
cấu trúc từ 3 chương Nội dung chính sau:

3


Chương 1: Tổng quan về đất đai và quản lý Nhà nước về đất đai
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

4


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT ĐAI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI
1.1. Đất đai, vai trò và phân loại
1.1.1. Khái niệm đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều
kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất. Có rất
nhiều cách định nghĩa về đất đai:
Đối với nhà địa lý, đất đai là cảnh quan, một sản phẩm của quá trình địa chất địa mạo.
Đối với nhà kinh tế, đất đai là nguồn tài nguyên cần được khai thác hoặc cần được bảo
vệ để đạt được những phát triển kinh tế tối ưu.
Đối với những luật gia, đất đai là một khoảng không gian trải dài vô tận từ trung tâm
trái đất tới vô cực trên trời và liên quan đến nó là một loạt các quyền lợi khác nhau
quyết định những gì có thể thực hiện được với đất.
Đối với hầu hết mọi người hiểu theo một cách đơn giản nó là khoảng khơng gian cho
các hoạt động con người được thể hiện ở nhiều dạng sử dụng đất khác nhau.
Ngày nay đất đai bao gồm các vật thể được gắn liền trực tiếp với bề mặt đất, kể cả
những vùng bị nước bao phủ. Nó bao gồm vơ số các tính chất tự nhiên trừu tượng, từ
các quyền lợi đối với sự phát triển hay xây dựng trên đất, đối với nước ngầm và

khoáng sản và các quyền lợi liên quan đến việc sử dụng và khai thác chúng.
1.1.2. Vai trị của đất đai
Đất đai có vai trị vơ cùng quan trọng:
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, tham gia vào hoạt động của đời sống kinh tế xã hội,
có vị trí có định, khơng di chyển được cũng không thể tạo ra thêm tuy nhiên đất đai lại
có khả năng tái tạo thơng qua độ phì của đất. Con người khơng thể tạo ra đất đai nhưng
bằng lao động của mình con người tác động vào đất, cải tạo đất để tạo ra các sản phẩm
cần thiết phục vụ cho cuộc sống của con người. Vì thế đất đai vừa là sản phẩm của tự
5


nhiên lại vừa là sản phẩm của lao động. Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định vai trò to
lớn của đất đai như sau: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội, an ninh quốc phòng…”
Đối với mỗi lĩnh vực, đất đai lại có vai trị quan trọng khác nhau. Trong ngành
nơng nghiệp, đất đai có vai trị đặc biệt quan trọng, nó vừa là đối tượng lao động,
vừa là tư liệu lao động. Con người khai phá đất hoang để chăn nuôi trồng trọt, cũng
nhờ có đất mà cây trồng mới có thể sinh trưởng và phát triển được, cung cấp lương
thực thực phẩm để nuôi sống con người. Cho nên nếu khơng có đất, các hoạt động
sản xuất nơng nghiệp sẽ không thể tiến hành được. Trong công nghiệp và các ngành
khai khống, đất được khai thác để làm gạch ngói, đồ gốm phục vụ cho ngành xây
dựng. Đất còn làm nền móng, là địa điểm để tiến hành các hoạt động thao tác, là
chỗ đứng cho công nhân trong sản xuất cơng nghiệp. Trong cuộc sống, đất đai cịn
là địa bàn phân bố khu dân cư, là nơi để con người xây dựng nhà ở, hệ thống đường
sá giao thông, các tồ nhà cao tầng, các cơng trình văn hố kiến trúc tạo nên bộ mặt
tổng thể của một quốc gia. Ngồi ra, đất đai cịn là nơi để xây dựng các tụ điểm vui
chơi giải trí, thể dục thể thao, xây dựng các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh
để thoả mãn nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người.
Mặt khác, đất đai còn là bộ phận lãnh thổ quốc gia. Nói đến chủ quyền của một quốc

gia là phải nói đến sự tồn vẹn lãnh thổ của quốc gia đó. Để bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ,
nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để bảo vệ đất đai, ngăn chặn sự xâm lấn
của các thế lực bên ngoài. Trải qua các cuộc đấu tranh tự nhiên tạo ra, có trước con
người và là cơ sở để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người cho thấy đất đai là một tài ngun vơ giá và chứa đựng sẵn trong
đó các tiềm năng của sự sống, tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con
người trên trái đất. Chính vì vậy, dựng nước và giữ nước, đất đai của nước ta ngày nay
là thành quả của bao thế hệ đã hi sinh xương máu, dày công vun đắp mới có được. Từ
đó đất đai trở thành giá trị thiêng liêng và vơ cùng q giá, địi hỏi chúng ta phải giữ
gìn, sử dụng hợp lý đất đai.

6


Vai trị to lớn của đất đai chỉ có thể phát huy một cách đầy đủ khi mà có sự tác động
tích cực của con người một cách thường xuyên. Nếu như con người sử dụng, khai thác
kiệt quệ độ phì nhiêu của đất mà khơng bồi dưỡng cải tạo đất thì vai trị to lớn của đất
đai sẽ khơng thể được phát huy. Sự hạn chế về mặt diện tích đất cùng với sự hạn chế
trong việc khai thác tiềm năng đất do tiến bộ khoa học kỹ thuật địi hỏi con người phải
biết tính tốn đánh giá đầy đủ về đất đai để có thể khai thác hiệu quả nhất.
1.1.3. Phân loại đất đai
Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại
như sau:
1. Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau đây
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác
phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên đất;
xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp
luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập,
nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
2. Nhóm đất phi nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau đây
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
7


c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
d) Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp;
đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa
học và cơng nghệ, ngoại giao và cơng trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất
sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thơng (gồm cảng hàng không,
sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường
bộ và cơng trình giao thơng khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí cơng cộng; đất cơng trình
năng lượng; đất cơng trình bưu chính, viễn thơng; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải
và đất cơng trình cơng cộng khác;
g) Đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong
cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân

bón, máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình
khác của người sử dụng đất khơng nhằm mục đích kinh doanh mà cơng trình đó khơng
gắn liền với đất ở;
3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai
1.2.1. Khái niệm
Quản lý nhà nước (QLNN) là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
8


động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật
nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
QLNN về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai. Đó là các hoạt
động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy
hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các
nguồn lợi từ đất đai....
Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai để Nhà nước biết rõ các thông tin chính xác về
số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử
dụng đất đai. Từ đó, Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo
quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất.
Vì vậy, Nhà nước quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai. Đồng thời, Nhà
nước còn quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,
thu hồi đất; quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất; quản lý việc lập quy hoạch, kế
hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Để nắm được quỹ đất, Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và
sử dụng đất đai. Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng
đất, trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối
và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó.

Nhà nước cũng thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai để đảm bảo các lợi
ích một cách hài hịa. Hoạt động này được thực hiện thơng qua các chính sách tài
chính về đất đai như: thu tiền sử dụng đất, thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng
đất nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư
của người sử dụng đất mang lại.
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về đất đai
Xuất phát từ vai trò vị trí của đất đai đối với sự sống và phát triển của xã hội lồi
người nói chung, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói riêng, mà đất đai địi
hỏi phải có sự quản lý của nhà nước. Đất đai là tài sản quốc gia thể hiện quyền lãnh
9


thổ của quốc gia đó. Vì vậy cần thiết có sự quản lý Nhà nước về đất đai. Ngoài các yếu
tố trên trong điều kiện hiện nay khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, những yếu tố
thị trường, trong đó có sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản. đất đai
và nhà ở là nhu cầu vật chất thiết yếu của con người, là những yếu tố quan trọng bậc
nhất cấu thành thị trường bất động sản. Hiện nay thị trường hàng hoá, dịch vụ phát
triển nhanh nhưng còn mang nhiều yếu tố tự phát, thiếu định hướng, thị trường bất
động sản, thị trường sức lao động chưa có thể chế rõ ràng, phát triển cịn chậm chạp, tự
phát, thị trường vốn và cơng nghệ cịn yếu kém. Do vậy việc hình thành đồng bộ các
loại thị trường nói chung và hình thành, phát triển thị trường bất động sản nói riêng là
tạo động lực phát triển cho nền kinh tế. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà
nước đối với đất đai được bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của việc sử dụng có hiệu
quả tài nguyên đất đáp ứng nhu cầu đời sống của xã hội, do tính định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta qui định.
Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, đất đai có sự thay đổi căn bản về bản chất
kinh tế - xã hội: Từ chỗ là tư liệu sản xuất, là điều kiện sống chuyển sang là tư liệu sản
xuất chứa đựng yếu tố sản xuất hàng hoá, phương diện kinh tế của đất trở thành yếu tố
chủ đạo quy định sự vận động của đất đai theo hướng ngày càng nâng cao hiệu quả.
Chính vì vậy việc quản lý nhà nước về đất đai là hết sức cần thiết nhằm phát huy

những ưu thế của cơ chế thị trường và hạn chế những khuyết tật của thị trường khi sử
dụng đất đai, ngồi ra cũng làm tăng tính pháp lý của đất đai. Quản lý nhà nước về đất
đai là để:
- Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả và cơng bằng: Đất đai cần được sử dụng một cách
khoa học, tiết kiệm nhằm mang lại nguồn lợi cao nhất.
- Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Nhà nước có chính sách phát huy tạo
nguồn vốn từ đất đai thông qua việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế
thu từ đất, từ đó điều tiết hợp lý các khoản thu - chi ngân sách.

10


1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
1.2.3.1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất lập bản đồ địa chính
Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất là côn việc đầu tiên của công tác
quản lý đất đai. Thông qua công tác này nhà nước mới nắm chắc được toàn bộ vốn đất
đai cả về số lượng lẫn chất lượng trong lãnh thổ quốc gia. Mặt khác nhà nước mới có
thể đánh giá được khả năng đất đai ở từng vùng, từng địa phương để có mục đích sử
dụng đất phù hợp.
Để nắm được diện tích đất đai, nhà nước phải tiến hành khảo sát đo đạc. Công tác này
thuộc về Cục đo đạc trong bộ máy quản lý. Việc đo đạc được tiến hành trên phạm vi
cả nước cũng như từng vùng, địa phương. Từ đó cho phép đánh giá về mặt kinh tế của
đất đai.
Việc đánh giá và phân hạng đất là một công việc rất phức tạp. Định giá đất đòi hỏi
phải phân hạng đất. Đối với phân hạng đất, nhà nước phải căn cứ vào 5 yếu tố đó là:
Điều kiện địa hình, khí hậu, chất đất, điều kiện tưới tiêu, vị trí của khu đất so với
đường giao thông hoặc nơi tiêu thụ sản phẩm.
Để quy định giá đất, Chính phủ đã ban hành nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014. Giá đất được xác định cho từng hạng đất, tính thuế sử dụng đất nơng
nghiệp chia theo ba loại xã: đồng bằng, trung du, miền núi.

Luật đất đai khẳng định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản
lý. Bởi vậy việc định giá đất ở nước ta là xác định gía trị của quyền sử dụng đất,
còn quyền chiếm hữu và quyền định đoạt không được xác định giá trị.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đòi hỏi phải xây dựng giá cả quyền sử dụng đất
một cách hợp lý phù hợp với giá thị trường và được cả hai bên chấp nhận đó là một
yêu cầu cơ bản của công tác định giá đất. Từ đó làm cho giá đất là cầu nối của quan hệ
đất đai trên thị trường với sự quản lý của nhà nước. Nhà nước có thể điều tiết đất đai
thơng qua giá cảvà khi đó giá đất mới thật sự phản ánh được tiềm năng kinh tế to lớn
của đất đai.

11


Cơng tác lập bản đồ địa chính được quy định trong điều 31 của luật Đất Đai. Chính
phủ chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính thống nhất trên phạm vi cả nước. Cơ
quan quản lý đất đai ở trung ương ban hành quy trình kĩ thuật quy phạm xây dựng bản
đồ địa chính. UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo và tổ chức việc lập
bản đồ địa chính ở địa phương mình. Bản đồ địa chính đươc lập theo đơn vị hành
chính xã phường, thị trấn và là căn cứ để có thể hạn chế, ngăn chặn các hiện tượng
tranh chấp đất đai hiện nay.
1.2.3.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp lý
của nhà nước về tổ chức sử dụng quản lý đất đai một cách đầy đủ hợp lý khoa học và
có hiệu quả cao nhất, thơng qua việc tính tốn phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục
đích sử dụng, các tổ chức và cá nhân sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã
hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường sinh thái.
Thông qua quy hoạch, căn cứ vào những thuộc tính tự nhiên của đất như vị trí, diện tích mà
các loại đất được sử dụng theo từng mục đích nhất định và hợp lý.
Về thẩm quyền lập quy hoạch: Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong
cả nước trình quốc hội quyết định. UBND các cấp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

trong địa phương mình. Bộ quốc phịng, bộ Công an căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn
của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do bộ mình phụ trách và trình chính
phủ xét duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất bao gồm quy hoạch tổng thể sử dụng đất trên phạm vi cả nước,
quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch sử
dụng đất cấp xã. Quy hoạch sử dụng đất cấp trên là căn cứ để lập quy hoạch sử dụng
đất của cấp đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.
Nội dung của công tác quy hoạch là: Khoanh định các loại đất trong từng địa phương
và trong phạm vi cả nước, điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với giai
doạn phát triển kinh tế xã hội.
Kế hoạch sử dụng đất là chỉ tiêu cụ thể hố quy hoạch. Cơng tác kế hoạch tập trung
12


những nguồn lực hạn hẹp vào giải quyết có hiệu những vấn đề trọng tâm của kế hoạch
trong từng thời kì.
Nội dung của kế hoạch sử dụng đất là: Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong
từng thời kì kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch.
1.2.3.3. Ban hành văn bản pháp luật và hướng dẫn thực hiện văn bản đó
Văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất là những văn bản khơng chỉ cung cấp thơng
tin mà cịn thể hiện ý chí mệnh lệnh của các cơ quan quản lý đối với người sử dụng đất
nhằm thực hiện các quy định luật lệ của nhà nước.
Công tác xây dựng văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất là một nội dung quan
trọng không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Dựa trên việc ban
hành các văn bản pháp luật này, nhà nước buộc các đối tượng sử dụng đất phải thực
hiện các quy định về sử dụng theo một khuôn khổ do nhà nước đặt ra. Văn bản pháp
luật quản lý sử dụng đất biểu hiện quyền lực của các cơ quan quản lý nhà nước về đất
đai, nhằm lập lại một trật tự pháp lý theo mục tiêu của các cơ quan quản lý. Văn bản
pháp luật nói chung và văn bản pháp luật quản lý sử dụng đất nói riêng mang tính chất
nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy văn bản pháp

luật đất đai vừa thể hiện được ý chí của nhà nước vừa thể hiện được nguyện vọng của
đối tượng sử dụng đất đai
Ngoài ra, văn bản pháp luật đất đai còn là cơ sở để giúp cho các cơ quan quản lý tiến
hành kiểm tra, thanh tra giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, hộ
gia đình cá nhân sử dụng đất. Kiểm tra là một khâu tất yếu để đảm bảo cho việc sử
dụng đất đạt hiệu quả. Nếu khơng có kiểm tra thì các Nghị quyết, nghị định, chỉ thị
được ban hành chỉ là hình thức.
Văn bản quản lý nhà nước về đất đai có hai loại hình:
- Văn bản quy phạm pháp luật: bao gồm các văn bản luật và dưới luật. Các văn bản
Luật bao gồm Luật, Hiến pháp, pháp luật. Các quy định của Hiến pháp là căn cứ cho
tất cả các ngành luật. Còn luật là các văn bản có giá trị sau Hiến pháp nhằm cụ thể hoá
các quy định của Hiến pháp.
13


- Văn bản quy phạm pháp quy: là các văn bản dưới luật, chứa đựng các quy tắc sử sự
chung được áp dụng nhiều lần do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một
trình tự thủ tục nhất định nhằm cụ thể hoá luật, pháp lệnh. Văn bản pháp quy bao gồm:
Nghị định, quy định, chỉ thị, thông tư… nhằm hướng dẫn thực hiện các quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, giải thích các chủ trương chính sách và đề
ra các biện pháp thi hành các chủ trương đó.
1.2.3.4. Giao đất, cho thuê, thu hồi đất.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước đã giao đất đến từng hộ gia đình
cá nhân sử dụng lâu dài và ổn định để sản xuất nơng nghiệp. Hộ gia đình cá nhân được
nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp
giá trị quyền sử dụng đất.
* Chính sách giao đất của nhà nước thể hiện như sau:
- Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:
+ Các tổ chức trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
+ Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội sử dụng đất để xây

dựng trụ sở làm việc, sử dụng vào mục đích an ninh quốc phịng, xây dựng các cơng
trình thuộc các ngành và lĩnh vực sự nghiệp về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kĩ
thuật, ngoại giao.
+ Hộ gia đình cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, làm
muối mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó.
+ Tổ chức sử dụng đất vào mục đích cơng cộng.
- Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
+ Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc
để bán kết hợp cho thuê;
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
14


được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp
cho thuê;
+ Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa
để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
- Nhà nước cho thuê đất:
+ Tổ chức kinh tế sử dụng đất để sản xuất kinh doanh theo dự án đã được phê duyệt
trừ các doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản làm muối.
+ Các tổ chức và cá nhân người nước ngoài.
* Thu hồi đất:
Nhà nước thu hồi một phần hoặc toàn bộ đất đã giao sử dụng trong những trường hợp
sau:
- Tổ chức sử dụng đất bị giải thể phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm nhu cầu sử dụng
đất, cá nhân người sử dụng đất đã chết mà khơng có người được quyền tiếp tục sử
dụng đất đó.
- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất dược giao.

- Đất không sử dụng trong 12 tháng liền mà khơng được cơ quan có thẩm quyền cho
phép.
- Người sử dụng đất không thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Đất giao không đúng thẩm quyền.
Trong trường hợp thu hồi đất để phục vụ mục đích cơng cộng, lợi ích quốc gia, xây
dựng các cơ sở hạ tầng nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội, nhà nước có chính
sách đảm bảo cuộc sống cho những người có đất bị thu hồi, có các chính sách đền bù
hỗ trợ theo các quy định của chính phủ.

15


1.2.3.5. Đăng ký đất, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê đất
Đăng ký đất là một thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước thực hiện đối với các đối
tượng sử dụng đất là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Vì đất đai là một tư liệu sản xuất
đặc biệt, có giá trị cao bởi vậy việc sử dụng đất của bất kỳ đối tượng nào cũng phải
đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký đất được thực hiện đối
với mọi loại đất trên phạm vi cả nước trong những trường hợp sau:
- Khi nhà nước giao quyền sử dụng đất.
- Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Khi thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế quyền sử dụng đất.
- Khi thực hiện các hợp đồng về sử dụng đất.
Thông qua đăng ký đất, xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước với người
sử dụng đất làm cơ sở để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo pháp luật vầ cũng là
để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng. Đăng ký đất phải được thực hiện thương
xuyên liên tục để có thể phản ánh kịp thời cập nhật những biến động đất đai.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai ở trung ương
phát hành. UBND tỉnh, thành phố thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho tổ chức và đối tượng được chính phủ quyết định giao đất. UBND huyện,

huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia
đình cá nhân.
Quá trình đổi mới kinh tế đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đây chính là nguyên
nhân làm cho đất đai bị biến động cả về diện tích cũng như đối tượng sử dụng đất. Vì
vậy phải tổ chức cơng tác thống kê, kiểm kê đất đai để có thể nắm rõ được những biến
động đó. Thống kê đất đai được tiến hành hàng năm và kiểm kê đất đai được tiến hành
5 năm một lần. Đơn vị thống kê, kiểm kê đất đai là đơn vị lập sổ địa chính, đó là
UBND xã phường, thị trấn. UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc
thống kê, kiểm kê đất đai ở địa phương mình.
16


1.2.3.6. Thanh tra việc chấp hành các văn bản về quản lý sử dụng đất
Chính phủ tổ chức việc thanh tra đất đai trong cả nước, UBND các cấp tổ chức thanh tra
đất đai trong địa phương mình. Nội dung thanh tra đất đai như sau:
- Thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các cấp.
- Thanh tra việc chấp hành luật đất đai của người sử dụng đất.
- Giải quyết các khiếu nại tố cáo đối với hành vi vi phạm luật đất đai.
Về xử lý các sai phạm trong việc quản lý sử dụng đất tùy theo tính chất nghiêm trọng,
mức độ tác hại và hậu quả của các trường hợp sai phạm mà các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện phương sách cho phù hợp.
1.2.3.7. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết các khiếu nại tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất
Quá trình sử dụng đất không thể không xảy ra các tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng giữa
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhau. Việc này xảy ra khi các đối tượng sử dụng
đất bị xâm phạm đến lợi ích cuả mình. Chính vì vậy, vai trị của nhà nước là rất lớn
trong việc giải quyết những vấn đề này. Nhà nước khuyến khích việc hịa giải các
tranh chấp đất đai trong nhân dân, đảm bảo trật tự công bằng xã hội đơi bên cùng có
lợi. Cơng tác giải quyết các tranh chấp được quy định theo chức năng thẩm quyền của
cơ quan quản lý từ UBND huyện, huyện đến UBND thành phố trực thuộc trung ương.

Theo Điều 22, Luật Đất đai 2013 quy định về nội dung quản lý nhà nước về đất đai
bao gồm:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực
hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ
hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
17


×