Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thăng bình tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.92 KB, 43 trang )

Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Phần mở đầu của Luật đất đai 1993 nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai
là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các
cơ sở kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ
nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như
ngày nay”.
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia,
là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất.
C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để
sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản
trong nông, lâm nghiệp”.
Đối với nước ta một nước đang trong thời kỳ quá độ lên XHCN thì việc quản lý
và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý là vô cùng quan trọng. Luật đất
đai năm 2003 đã khẳng định : “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Để tiến hành quản lý chặt chẽ đất đai về mặt
quản lý Nhà nước, thì mỗi cấp, mỗi ngành cần phải thực hiện các văn bản pháp luật
của Nhà nước. Nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai ngày càng hiệu
quả, hợp lý và tiết kiệm hơn, đảm bảo môi trường trong sạch và phát triển bền vững
các nguồn tài nguyên nói chung và đất đai nói riêng góp phần quan trọng vào chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra trong thời kỳ công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước.
Huyện Thăng Bình là một Huyện nằm ở phía Bắc của Tỉnh Quảng Nam cách
Tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 25km, là một Huyện nằm trung tâm thuộc khu vực phát triển
năng động của tỉnh. Thăng Bình có diện tích tương đối rộng với tổng diện tích tự
nhiên là 38.560,24 ha, các loại đất phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, với lợi thế về
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Thăng Bình đã và đang có nhiều thuận lợi để
phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp của huyện
cũng đang phát triển mạnh, tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ và


sâu sắc dẫn đến nhu cầu về đất đai cũng gia tăng, gây sức ép lớn đến quỹ đất cho các
ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Điều này đòi hỏi UBND, phòng TNMT
huyện Thăng Bình phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm
khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý, chính vì vậy mà công
tác quản lý sử dụng đất đai phải được chú trọng và quan tâm. Hiện nay, công tác quản
lý đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam bên cạnh những kết quả đạt
được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Do đó công tác QLNN về đất đai phải được đưa
lên hàng đầu để thực hiện việc quản lý sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hiệu quả và
khoa học.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 1 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
1.2. Mục đích, Yêu cầu.
1.2.1. Mục đích.
- Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng đất đai một cách hợp lý, hiệu
quả và khoa học góp phần giảm thiểu các quy hoạch sử dụng đất không đúng mục
đích, yêu cầu đặt ra.
- Thông qua đánh giá tình hình QLNN về đất đai tại huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2007 – 2011, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác QLNN về đất đai cho địa phương trong năm tới.
- Góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất, kế hoạch hóa việc giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch.
- Khai thác sử dụng đất một cách có hiệu quả, đúng pháp luật, trên cơ sở tiết
kiệm, ổn định lâu dài, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.2. Yêu cầu.
Nắm được hệ thống pháp luật đất đai và các văn bản pháp quy liên quan đến
công tác quản lý đất đai.
Tài liệu, số liệu trong chuyên đề phải có cơ sở, đầy đủ và trung thực, đảm bảo
tính pháp uy của công tác đánh giá tình hình QLNN về đất đai.
Kết quả nghiên cứu phải mang tính khoa học và thực tiễn, những giải pháp đặt

ra phải mang tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và điều
kiện thực tế của địa phương.
Phải phân tích đánh giá đúng thực trạng về tình hình QLNN về đất đại trên địa
bàn huyện, từ đó rút ra kinh nghiệm về công tác QLNN về đất đai và đề xuất ý kiến
để thực hiện tốt công tác QLNN về đất đai trong những năm tới.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 2 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Các khái niệm:
- QLNN là một dạng quản lý đặc biệt, được sử dụng các quyền lực nhà nước
như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- QLNN về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất đai
nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng của từng loại đất ở từng vùng, từng địa
phương theo từng đơn vị hành chính để thống nhất về quy hoạch, kế hoạch, khai thác
và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước, trở thành một hệ
thống quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng không đúng
mục đích hoặc bỏ hoang, bỏ hóa làm cho đất xấu đi.
- Thống kê đất đai là việc nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chínhvề
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai
lần thống kê.
- Kiểm kê đất đai là việc nhà nước tổng hợp đánh giá trên hồ sơ địa chính và
trên thực trạng về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động
đất đai giữa hai lần kiểm kê.
- Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu
quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của cá nước, tổ chức
sử dụng đất như một tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nâng cao hiệu quả sản xuất
xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.

- Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai thể hiện các thửa đất
và các yếu tố địa lý có liên quan được đo vẽ ở tỷ lệ lớn thống nhất trên toàn quốc theo
đơn vị hành chính xã phường thị trấn và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
2.1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý nhà nước về đất đai.
2.1.2.1. Đặc điểm về đai đai.
Đất đai được hình thành do quá trình phong hoá của đá mẹ dưới tác động của
nhiều yếu tố bao gồm: đá mẹ, sinh vật, địa hình, khí hậu, thời gian và con người.
Còn đất đai theo định nghĩa của FAO thì đất đai được hiểu là: “đất đai là một
diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố hình thành nên môi
trường sinh thái ngay cả trên và dưới bề mặt đất”.
Đất đai có tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất
nào. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng và có giá trị cố định trong
không gian không thể thay thế, thay đổi theo chủ quan mong muốn của con người,
chính đặc điểm này là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về giá trị của đất đai ở những
vị trí khác nhau.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp.
Là một vật thể tự nhiên đồng thời cũng là nơi sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội
đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 3 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Đất đai là một tài sản đặc biệt, nếu quá trình sử dụng loại tài sản này với hình
thức khác nhau và có mức đầu tư khác nhau thì nó mang lại hiệu quả về sản xuất và
xã hội cũng khác nhau.
Với nông nghiệp, đất không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần
thiết cho sự tồn tại của ngành này mà nó còn là yếu tố quyết định cho sản xuất. Việc
sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc vào quá trình sinh học tự
nhiên. Đất có hai chức năng đặc biệt quan trọng :
- Đất là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản
xuất.

- Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng các yếu
tố cần thiết để đảm bảo cho cây trồng tồn tại và phát triển. Đất được xem là tư liệu sản
xuất đặc biệt và chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp và là tư liệu sản xuất không thể
thay thế.
Ngoài ra đất còn có các đặc điểm khác biệt so với các tư liệu sản xuất khác.
- Đặc điểm tạo thành: Mọi tư liệu sản xuất khác đều là sản phẩm của lao động,
còn riêng đất là sản phẩm của tự nhiên. Đất có trước lao động và là điều kiện của lao
động. Đất xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người, chỉ khi
tham gia vào quá trình sản xuất đất mới trở thành tư liệu sản xuất.
- Tính hạn chế về mặt số lượng: Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn cùng với sự
phát triển của sức sản xuất các tư liệu sản xuất khác tăng lên về mặt số lượng và tốt
lên về mặt chất lượng còn đất có giới hạn về số lượng trong lục địa.
- Tính không đồng nhất: Đất là tư liệu sản xuất có vị trí không thể thay đổi
trong không gian, làm cho các mảnh đất khác nhau cũng khác nhau về giá trị.
- Tính không thay thế: Trong quá trình sản xuất con người có thế thay thế tư
liệu sản xuất này bằng tư liệu sản xuất khác còn đất thì không thể thay thế.
- Tính vĩnh cửu: Trong quá trình sản xuất mọi tư liệu sản xuất khác bị hao mòn,
hư hỏng, bị đào thải còn đất là tư liệu sản xuất vĩnh cửu, không bị thời gian phá huỷ.
Đồng thời nếu sử dụng hợp lý đất không bị hư hỏng mà còn tăng sức sản xuất và hiệu
quả sử dụng.
Qua đó ta thấy được đất đai là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng của con
người. Vì vậy phải có sự quan tâm đúng mức trong quản lý đất đai sẽ làm cho hiệu
quả lao động của con người tăng lên, môi trường sinh thái sẽ được đảm bảo, là cơ sở
cho phát triển bền vững…
2.1.2.2. Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai.
Luật đất đai 2003 quy định tổ chức hệ thống cơ quan quản lý đất đai như sau:
- Hệ thống cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ Trung ương
đến cơ sở.
- Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở Trung ương là Bộ TNMT.
- Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố thuộc

Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 4 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
- Cơ quan quản lý đất đai ở cấp nào trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước ở
cấp đó.
- Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý
thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa
vụ.
- Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính.
- Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp UBND xã,
phường, thị trấn trong việc quản lý đất đai tại địa phương.
- Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn do UBND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Sơ đồ: Cơ cấu quản lý nhà nước về đất đai.
2.1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003. Quốc Hội đã thông qua Luật đất đai 2003. Tại
điều 6 luật này Nhà nước quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ
địa chính.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 5 -
Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường
Sở T
ài
Ng

uyê
n v
à M
ôi
Trư
ờng
Phòng Tài Nguyên và
Môi Trường
UBND xã, phường,
thi trấn
UBND huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc
tỉnh
UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung
ương
Cán bộ địa chính xã,
phường, thị trấn
Chính phủ
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
3. Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ hành chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai.
8. Quản lý tài chính về đất đai.
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường

bất động sản.
10. Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và xử
lý vi phạm pháp luật về đất đai.
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các hành vi vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
2.2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.1. Tổng quan tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta.
Vấn đề ruộng đất thuộc loại vấn đề chính trị và tác động đến sự phát triển kinh
tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển.
“Chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng và phát triển bền
vững, quản trị quốc gia hiệu quả, phúc lợi và các cơ hội kinh tế”.
* Thời kì phong kiến.
Đất nước ta với bề dày lịch sử rất đáng tự hào qua 4000 năm văn hiến, riêng về
lịch sử quản lý đất đai và đo đạc cũng đã được Quốc Tế thừa nhận. Năm 1428, triều
hậu Lê bắt đầu việc kiểm kê lập sổ sách đất đai, vua Lê Thánh Tông đã cho thành lập
bản đồ tổng hợp Quốc gia đầu tiên mang tên Hồng Đức Đồ Bản (1490). Dưới triều
Nguyễn, Luật Gia Long có 14 điều nhằm điều chỉnh quan hệ nhà, đất và thuế lúa.
Năm 1834, nhà Nguyễn đã cho thành lập bản đồ Quốc gia lần thứ hai, mang tên Việt
Nam thống nhất toàn đồ, đã ghi nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ
nước ta.
* Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.
Sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp điều chỉnh lại quan hệ đất đai theo
pháp luật của Pháp: công nhận quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai và đánh thuế
nông nghiệp rất cao ngoài các thứ thuế bất hợp lý khác, bên cạnh đó Pháp còn lập hệ
quy chiếu Bomb cho nước ta, đo đạc, thành lập bản đồ địa hình theo toạ độ, lập sổ địa
bạ.
* Thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 thành công đến năm 1986.
Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách về đất đai với những chủ trương:
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 6 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp để chống đói cho dân, Luật cải cách ruộng đất
(14/12/1953) được Quốc hội thông qua nhằm thực hiện triệt để khẩu hiệu người cày
có ruộng. . . .
Ngày 3/7/1958, Cơ quan QLNN về đất đai đầu tiên của nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng hòa được thành lập, đó là Sở Địa chính thuộc Bộ Tài Chính với chức năng
chủ yếu là quản lý ruộng đất để thu thuế nông nghiệp.
Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1960 đã xác lập quyền sở
hữu toàn dân, quyền sở hữu tập thể về đất đai. Lúc này, sở địa chính được chuyển từ
Bộ Tài Chính sang Vụ Quản Lý Ruộng đất thuộc Bộ Nông nghiệp với chức năng
quản lý sử dụng đất nông nghiệp, cải tạo và mở mang ruộng đất.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, hàng loạt các văn bản được ban hành
nhằm tổ chức lại hệ thống địa chính và hoàn thiện chính sách sử dụng đất đai, ngày
07/11/1979, Tổng Cục Quản lý ruộng đất thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý
ruộng đất ở địa phương thuộc UBND các cấp được thành lập. Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI (12/1986) đánh dấu bước ngoặt phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội ở
Việt Nam và khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi toàn diện ở Việt Nam bằng các
chính sách, pháp luật đất đai trong nông nghiệp: coi vấn đề lương thực - thực phẩm
trở thành một trong ba chương trình mục tiêu đổi mới kinh tế. Hiến pháp năm 1980
ban hành quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân,
được Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Tuy nhiên trong thời
gian này, chúng ta chưa có một hệ thống quản lý đất đai đủ mạnh trên phạm vi toàn
quốc, chưa thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc, Nhà nước mới
chỉ quan tâm tới việc quản lý và các chính sách đối với đất nông nghiệp nên đã dẫn
đến việc giao đất và sử dụng các loại đất tùy tiện, chuyển mục đích sử dụng các loại
đất không theo quy hoạch.
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Quảng Nam.

Với tổng diện tích tự nhiên là 1.040.683 ha, tỉnh Quảng Nam có 9 loại đất khác
nhau gồm: cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất
thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá, Quan trọng nhất là nhóm đất phù sa
thuộc hạ lưu các con sông thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau
đậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công
nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu,
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.040.683 ha. Đã sử dụng 651,5 nghìn ha
vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, trong đó:
- Đất sử dụng vào nông nghiệp là 106,8 nghìn ha (10,3% diện tích đất tự nhiên
của tỉnh).
- Đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp 430.033 ha (41,33% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh). Đất sử dụng vào các mục đích công nghiệp, xây dựng, kho tàng cơ sở khác
là 25,6 nghìn ha (2,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh).
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 7 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
- Diện tích đất ở có 6.980 ha (chiếm 0,67% diện tích tự nhiên) trong đó đất ở đô
thị có khoảng 1000 ha và đất ở nông thôn là 5.980 ha.
- Diện tích đất chưa sử dụng có 466.951 ha (44,87% diện tích tự nhiên), trong
đó đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng còn lớn, đặt ra vấn đề cần phủ
xanh vùng đất này.
Thực trạng cơ cấu sử dụng đất trên cho thấy, việc sử dụng lãnh thổ hiện nay chủ
yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong thời gian tới, với sự tác động của công
nghiệp hoá sẽ có những thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
giữ được quỹ đất nông nghiệp có năng suất cao, giữ được những đất rừng có vai trò
phòng hộ và có hướng sử dụng theo hướng bền vững những diện tích đất bằng và đất
đồi núi chưa sử dụng. Đó là các vấn đề cần tính đến trong quy hoạch tổng thể kinh tế -
xã hội tỉnh.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Sở
TNMT tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác

QLNN về đất đai.
Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường xuyên được sự quan
tâm chỉ đạo của các cấp các ngành nên tình hình sử dụng đất đạt kết quả cao. Sở
TNMT tỉnh Quảng Nam thường xuyên chỉ đạo Phòng TNMT các huyện trong công
tác quản lý chặt chẽ quỷ đất địa phương, nhờ đó đến nay việc lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật.
Ranh giới hành chính xã, phường, thị trấn theo bản đồ, hồ sơ địa chính đã được
xác lập theo Chỉ thị 364/CP và theo các quy định về điều chỉnh địa giới của Thủ
tướng Chính phủ. Năm 2007 thực hiện Nghị định số 85/2005/NĐ- CP của Chính phủ
ngày 07/7/2007 về việc thành lập các xã mới thuộc huyện Điện Bàn và Núi Thành
tỉnh Quảng Nam thì ranh giới và diện tích tự nhiên của xã thuộc huyện Núi Thành và
huyện Điện Bàn được điều chỉnh theo Nghị định nêu trên và năm nay đã đi vào ổn
định.
Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư liên quan đến đất đai cũng được Tỉnh chú
trọng nên trong thời gian qua việc khiếu kiện đông người có xu hướng giảm mạnh,
không xảy ra điểm nóng. UBND Tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành đều bố trí tiếp
công dân theo quy định. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
đất đai được kịp thời, đạt kết quả khá tốt.
Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
trong thời gian qua đã đạt được những kết quả và đã hoàn thành một số khâu trong
công tác QLNN về đất đai, đã thúc đẩy việc quản lý và sử dụng đất có hiệu quả. Kết
quả trên đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, an ninh
quốc phòng được ổn định.
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Thăng Bình.
Cũng như thực trạng QLNN về đất đai của Tỉnh thì huyện thăng bình cũng có 9
loại đất khác nhau gồm: cồn cát và bãi cát trắng vàng, đất mặn, đất phù sa, đất xám
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 8 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam

trên phù sa cổ và sản phẩm hồng tích, đất đỏ trên đá Macma axit, đất nâu vàng trên
phù sa cổ và sản phẩm của hồng tích, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất xói mòn
trơ sỏi đá, vàng đỏ biến đổi do trồng lúa. Quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ
lưu các con sông, suối thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu;
nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công
nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu…
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 38.560,24 ha. Đã sử dụng 35.566,79 ha
vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, trong đó:
- Đất sử dụng vào nông nghiệp là 24.940,23 ha (chiếm 64,68% diện tích đất tự
nhiên của huyện).
- Đất sử dụng vào phi nông nghiệp 10.626,46 ha (chiếm 27,56% diện tích tự
nhiên của huyện).
- Diện tích đất ở năm 2010 là 3.389,68 ha trong đó đất ở đô thị có khoảng
185,89 ha và đất ở nông thôn 3.203,79 ha.
- Diện tích đất chưa sử dụng có 2.993,45 ha (chiếm 7,76% diện tích tự nhiên),
trong đó đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng còn lớn, đặt ra vấn đề cần
phủ xanh vùng đất này.
Thực trạng cơ cấu sử dụng đất trên cho thấy, việc sử dụng đất đai hiện nay chủ
yếu vào nông nghiệp và phi nông nghiệp nhưng chưa khai thác hết được tiềm năng
của đất nông nghiệp, và cần phải tiến hành khai thác nguồn đất chưa sử dụng đưa vào
sử dụng cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp để góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế. Trong thời gian tới, với sự tác động của công nghiệp hoá sẽ có những
thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ được quỹ đất nông
nghiệp có năng suất cao, giữ được những đất rừng có vai trò phòng hộ và có hướng sử
dụng theo hướng bền vững những diện tích đất bằng và đất đồi núi chưa sử dụng. Đó
là các vấn đề cần tính đến trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện.
Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường xuyên được sự quan
tâm chỉ đạo của các cấp các ngành nên tình hình sử dụng đất đạt kết quả cao. Sở
TNMT tỉnh Quảng Nam thường xuyên chỉ đạo Phòng TNMT huyện trong công tác
quản lý chặc chẽ quỷ đất địa phương, nhờ đó đến nay việc lập bản đồ hiện trạng sử

dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật.
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Các vấn đề trong công tác sử dụng và QLNN về đất đai của huyện Thăng Bình,
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2007-2011.
3.2. Nội dung nghiên cứu.
- Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 9 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
- Đánh giá tình hình QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn
2007– 2011.
- Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLNN về đất đai tại địa bàn
huyện Thăng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLNN về đất đai trên
địa bàn huyện Thăng Bình trong năm tới.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
Để điều tra, thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho chuyên đề được thực hiện các
phương pháp sau:
- Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý như:
+ Báo cáo đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thăng
Bình.
+ Kết quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai huyện Thăng Bình qua các
năm: 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện.
+ Bản đồ đánh giá đất đai của huyện.
+ Các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện.
- Điều tra phỏng vấn chuyên gia, cán bộ quản lý địa phương và người sử dụng
đất.
3.3.2. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích.
- Thông kê các tài liệu, số liệu về tình hình quản lý đất đai của địa phương trong
giai đoạn 2007 – 2011 và một số tài liệu có liên quan.
- So sánh tài liệu, số liệu và tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập qua những năm
và tiến hành phân tích các tài liệu, số liệu đó.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu.
- Xử lý số liệu theo phần mềm Excel.
- Minh họa bằng bản đồ.
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thăng
Bình.
Thăng Bình "cửa ngõ phía Bắc của Thủ phủ Quảng Nam", là miền đất "đầu
cầu" của các tỉnh nam trung Trung Việt, cửa ngõ xuất quân của đoàn quân đi mở sinh
lộ vào miền Nam…
Trong suốt nhiều thế kỷ từ khi hình thành đến nay nhân dân Thăng Bình đã
chung sức, chung lòng chống chọi với thiên tai, họa hạn, xây dựng quê hương, bảo vệ
đất nước, đã hun đúc nên phẩm chất và phong cách tốt đẹp của người dân Phủ Thăng:
cần cù, dũng cảm, trung thực, nghĩa tình, yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lý.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 10 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Thăng Bình là một huyện thuộc duyên hải Miền trung, nằm Trung tâm của Tỉnh
Quảng Nam. (Được chia thành 3 vùng lãnh thổ: Vùng Đông là vùng đất ven biển,
vùng trung là vùng đồng bằng phù sa, vùng Tây là vùng đồi núi thấp).
Có toạ độ địa lý như sau:

15
0
30
/
dến 15
0
59
/
:

Vĩ độ Bắc
107
0
06
/
đến 108
0
30
/
: kinh độ Đông.
Huyện Thăng Bình được đặt trung tâm Thị trấn Hà Lam. Cách Tỉnh lỵ Quảng
Nam( Thành phố Tam Kỳ) 25 km về phía Bắc.
Có tổng diện tích tự nhiên là 38.560,24 ha ( Số liệu theo Công văn số 657 ngày
5/11/2007 của Sở TNMT tỉnh Quảng Nam về việc hướng dẫn điều chỉnh diện tích tự
nhiên cấp huyện, xã).
* Ranh giới hành chính được xác định:
- Phía Đông giáp :biển Đông.
- Phía Tây giáp : Hiệp Đức và Tiên Phước.
- Phía Nam giáp : Tam Kỳ và huyện Phú Ninh.
- Phía Bắc giáp : Quế Sơn và Duy Xuyên.

Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính,bao gồm xã Bình An, Bình Trung, Bình
Tú, Bình Quý, Bình Quế, Bình Triều, Bình Trị, Bình Phục, Bình Hải, Bình Giang,
Bình Minh, Bình Đào, Bình Dương, Bình Nguyên, Bình Định Bắc, Bình Định Nam,
Bình Sa, Bình Nam, Bình Chánh, Bình Lãnh và Thị Trấn Hà Lam.
Huyện Thăng Bình có vị trí địa lý khá thuận lợi, quốc lộ 1A, 14E, đường sắt
Bắc – Nam, đường ĐT 603 là trục đường chính kết nối huyện với các tỉnh phía Bắc,
phía Nam, cửa ngỏ đi các huyện phía Tây của tỉnh. Có bải biển kéo dài 25 km là một
tiềm năng và lợi thế để phát triển nghành du lịch của huyện. Nằm trong vùng kinh tế
phát triển trọng điểm của tỉnh nên huyện có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội.
4.1.1.2. Địa hình.
Là huyện trung du nhìn chung rất phức tạp, cao ở hướng Tây và thấp dần về
hướng Đông. Các sông suối chảy qua đều bắt nguồn từ phía Tây và đổ về sông
Trường Giang. Phía Tây có dãy núi cao tiếp giáp với huyện Tiên Phước và vùng đồi
gò nhấp nhô, vùng đồng bằng có nhiều khe, lạch và gò thấp nhô lên tạo tính phức tạp.
Địa hình chia thành ba dạng chính như sau:
- Dạng địa hình trung du miền núi:
Gồm các xã: Bình Phú, Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định Nam, Bình Định Bắc,
Bình Quế và Bình Chánh.
- Dạng địa hình vùng đồng bằng:
Gồm các xã: Bình Quý, Bình Trung, Bình Tú, Bình An, Bình Phục, Bình
Nguyên, Thị Trấn Hà Lam.
- Dạng địa hình vùng cát ven biển:
Gồm các xã: Bình Dương, Bình Hải, Bình Nam, Bình Minh, Bình Đào, Bình
Sa, Bình Giang, Bình Triều.
4.1.1.3. Khí hậu.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 11 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Huyện Thăng Bình thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo số liệu quan
trắc các trạm thủy văn Tam Kỳ thì huyện Thăng Bình có các yếu tố khí hậu sau:

* Nhiệt độ:
- Trung bình trong năm : 25
o
C.
- Nhiệt độ cao tuyệt đối : 40,9
o
C.
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 10,2
o
C
- Biên độ ngày và đêm là : 8,7
o
C.
* Nắng:
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2381 giờ.
Tháng có giờ nắng nhiều nhất là tháng 4, 5, 6,7.
Tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 9,10, 11.
* Mưa:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình hằng năm
thay đổi từ Đông sang Tây và đạt 2.064 mm.
Số ngày mưa trung bình trong năm là 129 ngày, tập trung chủ yếu tháng 10 và
tháng 11, chiếm 50% tổng lượng mưa cả năm.
* Độ ẩm và lượng bốc hơi nước:
Độ ẩm trung bình trong năm là 82%, lượng bốc hơi nước trung bình trong năm
là 1.354 mm.
* Gió:
Có 2 hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam.
- Gió Đông Bắc: thường xảy ra mưa to, tốc độ gió có lúc đến 20 m/s. bắt đầu từ
tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
- Gió Tây Nam: thường hoạt động từ tháng 3 đến tháng 7.

* Thuỷ văn:
Sông Trường Giang đoạn chảy qua huyện Thăng Bình có chiều dài 25 km.
Sông LyLy nằm giữa ranh giới huyện Thăng Bình và Quế Sơn chảy qua ranh giới
huyện Thăng Bình với chiều dài 16 km.
Ngoài ra huyện còn có một số suối nhỏ như: Suối La Ngà, suối Phú Xuân, Suối
Trường An, suối Cẩm Tú, Suối Điện An, Suối Ngọc Phô, Suối Bình Chánh, song các
suối này đều ngắn và hẹp, lưu lượng nước không lớn.
Hiện nay sông Trường Giang đang nạo vét lòng sông, xây dựng các đoạn kè
xung yếu góp phần khơi thông dòng chảy, phát triển giao thông đường thủy trong thời
gian đến.
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên.
4.1.1.4.1. Tài nguyên đất.
Do đặc điểm địa hình, địa thế của Huyện đã tạo nên thành 2 tổ hợp đất chính đó
là: Tổ hợp đất đồi gò ( tập trung ở các xã vùng Tây và phần lớn các xã vùng Trung)
và Tổ hợp đất cồn cát ven biển (tập trung ở các xã vùng Đông).
Chính từ những đặc tính của 2 tổ hợp đất đó đã tạo nên nhiều nhóm đất chính:
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 12 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
a) Đất cồn cát và bãi cát trắng vàng (C): Được phân bố ở các xã ven biển và ven sông
Trường Giang, thuộc các xã Bình Dương, Bình Giang, Bình Minh, Bình Đào, Bình
Sa , có diện tích là 12.574 ha chiếm 32,6% tổng diện tích tự nhiên.
b) Đất mặn (M): Được phân bố ở ven sông Trường Giang, có diện tích là 1.200 ha
chiếm 3,1% diện tích tự nhiên.
c) Đất phù sa (P): Có diện tích là 6.980 ha chiếm 18,1% diện tích tự nhiên.
d) Đất xám trên phù sa cổ và sản phẩm hồng tích (X): Nhóm đất này có diện tích là
7.091 ha chiếm 18,4% diện tích tự nhiên.
e) Đất vàng đỏ trên Đá Macma axit(Fa): Có diện tích là 2.448 ha chiếm 6,3% diện
tích tự nhiên.
f) Đất nâu vàng trên phù sa cổ và sản phẩm của hồng tích (Fp): Có diện tích là 1.254

ha chiếm 3,2% diện tích tự nhiên.
g) Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Có diện tích là 2.208 ha chiếm 6,1% diện
tích tự nhiên.
h) Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Có diện tích là 633 ha chiếm 1,6% diện tích tự nhiên.
i) Đất vàng đỏ biến đổi do trồng lúa (Fl): Diện tích là 1.576 ha chiếm 4,1% diện tích
tự nhiên.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số nhóm đất như: Đất phèn(Sm) diện
tích là 360 ha. Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) diện tích là 633 ha được phân bố ở các
xã Bình An, Bình Chánh, Bình Quý. Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D),
đất sông suối 1.603,24 ha.
4.1.1.4.2. Tài nguyên nước.
a. Nguồn nước mặt:
Hệ thống sông suối của huyện có 2 con sông chính chảy qua địa bàn huyện đó
là sông Trường Giang và sông Ly Ly.
Vùng Đông có sông Trường Giang: có chiều dài là 30 km, lòng sông rộng trung
bình 100 m. Sông Ly Ly chạy qua địa bàn huyện Thăng Bình khoảng 3 km (Bình
Định Bắc) và cũng là ranh giới giữa 2 huyện Thăng Bình và Quế Sơn, lòng sông rộng
khoảng 40 m.
Ngoài ra còn có nhiều khe suối lớn như suối La Nga, suối Phúc Xuân, suối
Bình Chánh, suối Ngọc Phô, suối Cách, suối Cẩm Tú đều bắt nguồn từ phía Tây
Nam của huyện và đã tạo nên các hồ, đập, ao Hồ Cao Ngạn: có diện tích lưu vực
4,78 km
2
, hồ Phước Hà có diện tích 11,48 km
2
phục vụ tưới được trên 700 ha đất nông
nghiệp.
b. Nguồn nước ngầm:
Nhìn chung nguồn nước ngầm của huyện dao động phụ thuộc vào địa hình,
càng xa sông biển lượng dao động càng mạnh và ngược lại, lượng dao động bình quân

là 2.300 m
3
/ha. Bình quân độ sâu mực nước ngầm trong năm từ 130 cm – 160 cm.
4.1.1.4.3. Tài nguyên rừng.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 13 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Hiện nay bức tranh hiện trạng rừng của huyện Thăng Bình tương đối phong phú.
Rừng sản xuất là 5.728,4 ha chiếm 14,86%, rừng phòng hộ 3.212,86 ha chiếm 8,33%.
Được thực hiện qua các dự án: 2780 – 4304 – 327 – 661 và dự án Pacsa
4.1.1.4.4. Tài nguyên khoáng sản.
Mặc dù chưa có số liệu thăm dò về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện.
Nhưng qua khảo sát cho ta thấy: tại các xã vùng Đông của huyện có cát Thạch Anh
(SiO
2
) là nguyên liệu để làm thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn. Ở vùng Tây có nhiều đất
sét dùng để làm gạch, ngói… Mỏ vàng sa khoáng ở Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Quế và
đá Granit.
4.1.1.4.5. Nguồn lợi thuỷ sản.
Thăng Bình có chiều dài bờ biển là 25 km, là vùng biển ngang, một ngư trường
đánh bắt hải sản thuộc loại trung bình, có nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm,
cá thu, mực với trữ lượng lớn. Ngoài ra còn có sông Trường Giang có hệ sinh thái
nửa biển nửa sông có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu như tôm, cá
4.1.1.4.6. Nguồn nhân lực.
Tính đến năm 2011 toàn huyện có 192.836 người. Tổng số lao động của toàn
huyện năm 2011 là 79.308 lao động. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 38,31%
lao động. Lao động ngành nghề khác 3,55% lao động.
4.1.1.4.7. Tiềm năng du lịch.
Thăng Bình có bờ biển dài 25 km và có tuyến đường thanh niên chạy dọc từ
cửa An Hoà ( Tam Kỳ) đến Cửa Đại (Hội An) song song với bờ biển. Có nhiều cồn

cát trắng sạch đẹp, đan xen bởi những cánh rừng phi lao rất phù hợp với du lịch sinh
thái nghỉ ngơi, cắm trại và có những bãi tắm đẹp như bãi tắm Bình Minh, Bình
Dương, Bình Nam
4.1.1.4.8. Thực trạng môi trường.
Trên địa bàn huyện Thăng Bình thì các vấn đề về môi trường cũng đang được
quan tâm và xử lý một cách có hiệu quả. Phần lớn trên địa bàn huyện là sản xuất nông
nghiệp, và vài khu cụm công nghiệp nhỏ, lượng chất thải đã được xử lý một cách hiệu
quả nên việc gây ô nhiễm đến môi trường là không đáng kể, nhưng không phải vì thế
mà chủ quan trong công tác xử lý các chất thải, gây độc hại cho môi trường như:
thuốc trừ sâu, chất thải của các cụm công nghiệp… Hiện nay thì Công ty Môi Trường
Đô Thị Quảng Nam đã thực hiện việc thu gom và xử lý rác thải tại trung tâm huyện
và các trục đường chính trên địa bàn huyện.
Các vấn đề về rác thải sinh hoạt cũng cần được quán triệt trong mỗi người dân
để tránh sự lạm dụng chủ quan của con người làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường. Do vậy cần phải sử dụng, xử lý, bảo vệ môi trường một cách hợp lý và hiệu
quả để đảm bảo cho nhu cầu phát triển bền vững.
4.1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội.
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện nhìn chung có sự
phát triển khá, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, hạ tầng nông nghiệp nông
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 14 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
thôn có nhiều thay đổi. Tổng giá trị sản xuất ( giá cố định 1994) năm 2010 là 871 tỷ
đồng, năm 2011 là 1.058 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người hằng năm là 7,29
triệu / người / năm( dân thành thị ) và 5,40 triệu / người/ năm ( dân nông thôn). Năm
2011 là 10,56 triệu / người / năm ( dân thành thị) và 7,80 triệu/người/năm (dân nông
thôn).
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi tích cực, theo hướng chuyển dần tỷ trọng nông
nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ngành

nông nghiệp 6,65%, Công nghiệp xây dựng tăng 32,27%, Thương mại dịch vụ tăng
29,78%.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ
18 (giai đoạn 2006 – 2010 ).
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu kinh tế qua các năm.

Chỉ tiêu
Đơn
vị
Nghị
quyế
t
Kết quả thực hiện
B.quân
/năm
Cơ cấu theo
ngành
% 2007 2008 2009 2010 2011
Nông nghiệp " 41 61,70 54,42 51,30 44,99 41,57
Công nghiệp- xây
dựng
" 25 15,71 18,10 19,74 22,68 25,04
Thương mại - dịch
vụ
" 34 22,60 27,48 28,96 32,33 33,39
Giá trị sản xuất
theo ngành
Tỷ
đồng
Nông nghiệp " 385 406 472 476 498 448

Công nghiệp - xây
dựng
" 98 135 182 240 300 955
Thương mại - dịch
vụ
" 141 205 267 342 400 1.355
Tốc độ tăng
trưởng bình quân
%
Nông nghiệp " 45 0,52 5,45 16,5 0,63 4,62 6,65
Công nghiệp- Xây
dựng
" 30 30,67 37,8 34,8 31,9 25 32,27
Thương mại - dịch
vụ
" 17 17,5 45,39 30,24 28,09 16,96 29,78
( Nguồn : Phòng Phòng - Tài Nguyên và Môi Trường huyện Thăng Bình)
.4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
4.1.2.2.1. Thực trạng phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 15 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá cố định 1994) năm 2011 là 498 tỷ
đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm là 4,62% tăng 0,12% so với nghị quyết.
a) Nông nghiệp:
Ngành nông nghiệp luôn giữ nhịp độ tăng trưởng, có nhiều chuyển biến trong
cơ cấu sản xuất, chuyển đổi mùa vụ, năng suất và sản lượng qua các năm đều tăng và
đạt kế hoạch đề ra.
* Trồng trọt:
Tổng sản lượng cây có hạt năm 2007 đạt 60.453 tấn, năm 2008 đạt 61.222 tấn,

năm 2009 là 62.504 tấn, năm 2010 là 62.090 tấn và năm 2011 là 63.000 tấn, giá trị
bình quân trên 1 ha là 27,56 triệu đồng. Một số cây công nghiệp đã được phát triển
nhân rộng trong vùng nguyên liệu.
Nhìn chung sản lượng trồng trọt tăng lên qua các năm, điều này đã nói lên được
công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất đã và đang đạt hiệu quả.
* Chăn nuôi:
Do bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, lỡ mồm long móng, dịch tai xanh ở lợn
đã làm thiệt hại số lượng lớn gia súc, gia cầm. Đến nay cùng với sự nỗ lực của các
ngành các cấp, dịch bệnh dần đã được khống chế và đàn gia súc gia cầm dần được
khôi phục. Tổng đàn gia cầm năm 2011 là 770.936 con, gia súc là 145.810 con.
Bên cạnh đó huyện còn phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại và kinh tế hợp
tác xã đã đạt được nhiều kết quả, có 8 trang trại làm ăn hiệu quả, tuy nhiên cũng có
một số trang trai chưa đạt hiệu quả hay sản xuất không hết diện tích và đã dược xử lý
và thu hồi. Cùng với đó thì công tác dồn điền đổi thửa cũng đã thực hiện được ở 14 xã
với tổng diện tích là 5.126 ha.
b) Lâm nghiệp:
Công tác bảo vệ chăm sóc rừng được chú trọng, diện tích đất lâm nghiệp đưa
vào trồng rừng theo dự án ngày càng nhiều. Từ năm 2009 - 2011huyện đã quy hoạch
phát triển cây cao su tiểu điền đến nay đã trồng được 93 ha.
c) Ngư nghiệp:
Thủy sản: Tổng sản lượng đánh bắt nuôi trồng thủy sản năm 2011 là 10.800
tấn, trong đó thủy sản đánh bắt là 7.806 tấn và nuôi trồng là 2.994 tấn.
4.1.2.2.2. Thực trạng phát triển ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp.
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua tăng trưởng khá,
bình quân 33,79%/năm vượt 3,79% so với Nghị quyết đề ra. Trong đó tập trung ở
công nghệ khai thác đá các loại, sản xuất gạch nung, nước mắm, quần áo may sẵn.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 là 153,5 tỷ đồng.
Về phát triển làng nghề, nhất là phát triển làng nghề ở nông thôn, trong thời
gian qua huyện đã tổ chức cho 14 cơ sở chế biến hàng nông sản đi học nghề và tìm
hiểu về kỹ thuật của các tỉnh phía Bắc và đã áp dụng thành công ở địa phương như

làng nghề hương Quán Hương ở Hà Lam và nước nắm Cửa Khe ở Bình Dương. Bên
cạnh đó còn có 12 cơ sở làm tre đan, 50 cơ sở làm sản phẩm nông lâm ngư và giải
quyết cho 3.000 lao động.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 16 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Bảng 4.2: Tình hình cơ sở lao động và giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn
2007 -2011.
Chỉ Tiêu. Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm 2011
so với năm
2008 (lần)
Cơ sở 1.288 1.351 1.412 1.327 1,03
Lao động ( người) 3.946 4.036 4.327 4.655 1,18
GTSX cố định 1994(triệu đồng) 91.236 133.926 155.949 153.50
0
1,68
GTSX giá thực tế( triệu đồng) 96.706 146.126 173.42
0
195.744 2,02
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thăng Bình năm 2009 – 2010 – 2011.)
4.1.2.2.3. Thực trạng phát triển ngành thương mại - dịch vụ - du lịch.
Số doanh nghiệp thương mại khách sạn nhà hàng, du lịch dịch vụ năm 2009 là

41 doanh nghiệp, số hộ kinh doanh ăn uống công cộng, dịch vụ tư nhân là 2.349 hộ,
tổng số lao động tham gia 5.972 người.
Giá trị sản xuất năm 2009 là 342 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng
năm là 30,31%, tăng 13,31% so với Nghị quyết.
Bảng4.3: Tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ giai đoạn 2009 – 2011.
Chỉ Tiêu DVT Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm 2011 so với
năm 2008 (lần)
Cơ sở Doanh
nghiệp
37 40 57 41 1,11
Lao động người 4.254 4.331 6.805 5.927 1,40
Giá trị sản xuất(giá cố
định 1994)
tỷ
đồng
141 205 267 342 2,43
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thăng Bình năm 2009 – 2010 – 2011.)
4.1.2.3. Thực trạng phát triển xã hội.
4.1.2.3.1. Dân số - Lao động và việc làm.
a)Dân số:
Toàn huyện có 192.836 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên là 7,43% mật độ dân số 500
người/km

2
. Dân số tập trung không đồng đều giữa các khu vực nông thôn và thành
thị. Tỷ lệ dân số ở nông thôn chiếm phần lớn tổng số dân số: 90,43%, còn lại dân số
đô thị chiếm 9,57% dân số.
Cơ cấu dân số theo độ tuổi lao động: (nam từ 16tuổi – 60tuổi, nữ từ 16tuổi –
55tuổi) có 96.510 người chiếm 50,05% tổng dân số của huyện, đây là nguồn nhân lực,
yếu tố nội lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Cơ cấu theo giới tính: Tổng dân số 192.836 người trong đó Nữ 98.736 người
chiếm 51,20% dân số.
b) Lao động và việc làm:
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 17 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Lao động đang làm việc là 79.308 người, chiếm 41,13% dân số, trong đó lao
động nông nghiệp và thủy sản chiếm 38,31%, công nghiệp xây dựng chiếm 3,55%,
thương mại dịch vụ chiếm 3,09%. Về lao động, chất lượng nguồn nhân lực của huyện
còn nhiều bất cập. Lao động đã qua đào tạo còn ít, gây nhiều khó khăn cho việc phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Theo thống kê của bộ lao động thương binh và xã hội thì toàn huyện năm 2011
có 9.402 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 19,37% số hộ .
Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 7,29 triệu/người/năm (dân thành
thị) và 5,40 triệu/người/năm (dân nông thôn). Năm 2011 là 10,56 triệu/người/năm
(dân thành thị) và 7,80 triệu/người/năm (dân nông thôn), cao hơn thu nhập bình quân
chung của tỉnh.
4.1.2.3.2. An ninh quốc phòng.
Nhìn chung tình hình an ninh quốc phòng ở huyện Thăng Bình trong những
năm qua tương đối ổn định. Thời gian qua UBND huyện đã chỉ đạo các lực lượng
thực hiện tốt chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, tiếp tục củng cố
phong trào an ninh quốc phòng toàn dân.
Bên cạnh đó, nhờ nâng cao ý thức trong quần chúng nhân dân nên tình hình trật

tự xã hội ở địa phương trong những năm qua từng bước đi vào ổn định.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
a) Giao thông:
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện bao gồm đầy đủ các phương thức vận
tải: đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển. Giao thông là tiền đề huyết mạch
quan trọng cho quá trình giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn huyện cơ
bản hoàn chỉnh các tuyến giao thông đầu mối, từ trung tâm huyện đến các trung tâm
hành chính của UBND của 22 xã, thị trấn.
Giao thông nông thôn 22 xã, thị trấn đã tập trung bê tông hoá các tuyến đường
giao thông liên đội, liên thôn, liên xã, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân
cùng làm theo cơ chế dân 70% và nhà nước 30%. Các tuyến đường chính trên địa bàn
huyện là quốc lộ 1A, Quốc lộ 14E và đường ĐT 613 được nhà nước đầu tư mở rộng
và nâng cấp. Đặc biệt là tuyến đường thanh niên ven biển là tuyến đường quan trọng
mang tính chiến lược được tiếp nối với 2 khu công nghiệp lớn Điện Nam - Điện Ngọc
và khu kinh tế mở Chu Lai, huyện đã và đang triển khai xây dựng tuyến đường ĐT
613 đoạn qua thị trấn Hà Lam và đã khởi công xây dựng tuyến đường Tây Trường
Giang.
Giao thông đường thuỷ cũng được coi là tuyến giao thông chính bằng 2 tuyến
đường biển và sông Trường Giang, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát
triển kinh tế.
Tóm lại hệ thống giao thông của huyện khá hoàn chỉnh, có đầy đủ các phương
thức vận tải đường bộ, đường sông, đường sắt và đường biển, tuyến đường bộ phân
bố khá hợp lý gồm các trục đường dọc tuyến quốc lộ 1A, 14E và tuyến đường liên xã
ĐT 613, phân bố theo hướng Bắc – Nam và hướng Đông – Tây tạo mối quan hệ giao
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 18 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
lưu hàng hóa giữa các địa phương khá thuận lợi. Tuy vậy cơ sở hạ tầng còn yếu, tỷ lệ
đường đất chiếm tỷ lệ cao >70% ảnh hưởng đến tiến độ phát triển kinh tế - xã hội của
huyện. Trong thời gian tới cần nâng cấp và xây dựng thêm các tuyến đường nội huyện

để góp phần giao lưu giữa các xã ngày càng hiệu quả hơn.
b) Thuỷ lợi:
Trên địa bàn huyện Thăng Bình có tuyến kênh Phú Ninh đi qua từ Tam Kỳ đến
Quế Sơn và được phân chia thành nhiều nhánh đến các xã vùng Trung, vùng Đông và
vùng Tây của huyện. Đã phục vụ tưới cho 12.500 ha đất sản xuất nông nghiệp. Đây là
điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó thì trên địa bàn huyện còn có các nhánh của sông Trường Giang,
sông LyLy chảy vào cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung hệ thống thủy lợi của huyện cũng khá thuận lợi, đáp ứng nhu cầu sản xuất
nông nghiệp đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
c) Năng lượng:
Hiện nay trên địa bàn huyện có 22 xã, thị trấn đều được dùng mạng lưới điện
quốc gia, hệ thống điện được coi là một cơ sở tương đối hoàn chỉnh đều khắp từ các
xã vùng sâu, vùng xa của huyện, trên 97% số hộ được sử dụng điện thắp sáng phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo được sự cần thiết cho việc sản xuất,
sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn huyện, đảm bảo cho nhu cầu tìm hiểu và tiếp cận
với thông tin của nhân dân.
Phát triển kinh doanh hệ thống xăng dầu trong những năm qua được thực hiện
khá tốt, toàn huyện có 12 điểm kinh doanh xăng dầu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử
dụng, đi lại của người dân.
d) Cấp thoát nước:
Thăng Bình đã xây dựng nhà máy nước, hiện có 3 xã có nước sạch phục vụ cho
sản xuất như Bình Quý, thị trấn Hà Lam, Bình Nguyên. Tạo điều kiện thuận lợi cho
nhân dân trong sinh hoạt.
e) Y tế:
Mạng lưới ngành y tế trên địa bàn huyện có: Phòng y tế, Bệnh viện, Trung tâm
y tế huyện và 22 trạm y tế tuyến xã. Tổng số nhân viên làm việc trong ngành y tế là
233 người.
Công tác triển khai các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được thực hiện có
hiệu quả, hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra như phòng chống dịch bệnh, công tác dân số

bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, bệnh lao…
Cơ sở vật chất nhìn chung là chưa đảm bảo, nhất là y tế tuyến xã, một số cơ sở
y tế đã xuống cấp do vậy cần có kế hoạch mở rộng, nâng cấp đúng theo quy định.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 19 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Bảng 4.4: Cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế qua các năm.
Chỉ Tiêu Đơn vị
tính
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1. Cơ sở khám chữa bệnh Cơ sở 23 23 23 24 24
Bệnh viện phòng khám khu vực, viện
điều dưỡng
2 2 2 2 2
Trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí
nghiệp
21 21 21 22 21
2. Gường bệnh giường 284 284 331 332 332
Bệnh viện, phòng khám khu vực, viện
điều dưỡng
122 122 170 167 171

Trạm y tế xã phường, cơ quan, xí
nghiệp.
162 162 161 165 160
3. Cán bộ ngành y người 245 245 230 227 233
Bác sỹ và trình độ cao hơn 35 36 36 32 30
Y sỹ 131 135 89 91 70
Điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh
và các cán bộ khác
79 74 105 104 133
4. Cán bộ ngành dược người 25 25 23 26 26
Dược sỹ cao cấp 1 1 1
Dược sỹ trung cấp 7 7 5 13 13
Dược tá 18 18 17 12 12
(Nguồn: niên giám thống kê huyện thăng bình từ 2007 – 2011)
f) Bưu chính viễn thông:
Về thông tin liên lạc: Toàn huyện có 22 điểm bưu điện văn hóa xã và một bưu
điện trung tâm huyện, số máy điện thoại trên 100 dân thì có 7,57 máy. Mạng lưới viễn
thông trên đại bàn huyện ngày càng phát triển, bao gồm mạng lưới viễn thông VNPT,
Viettel, Mobifone, EVN đã xuất hiện và phủ sóng trên toàn huyện, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc trao đổi thông tin.
g) Giáo dục:
Hiện trạng mạng lưới giáo dục trên địa bàn huyện năm 2010 - 2011 như sau:
- Nhà trẻ : 3 điểm trường có 29 cháu
- Bậc mẫu giáo : 22 điểm trường với 155 lớp/3649 học sinh.
- Bậc Tiểu học : 30 điểm trường với 588 lớp/14.657 học sinh.
- Trung học cơ sở : 21 diểm trường với 404 lớp/15.913 học sinh.
- Trung học phổ thông : 4 điểm trường 172 lớp/8.726 học sinh.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 20 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam

Nhìn chung mạng lưới trường đã được quan tâm đầu tư trong những năm qua,
tuy nhiên quy mô diện tích của một số trường còn chưa được đảm bảo, trang thiết bị
dạy học còn nhiều hạn chế, đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều. Vì vậy việc quản lý và
phân bố về quỹ đất cho phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành trong thời gian
đến.
h) Văn hóa - thông tin- thể dục thể thao:
Lĩnh vực văn hóa của toàn huyện có 131/131 thôn có nhà sinh hoạt văn hóa xã.
Đây là nơi giao lưu văn hóa, sinh hoạt cộng đồng trong khu dân cư.
Toàn huyện có 20 khu di tích lịch sử văn hóa được UBND tỉnh công nhận gắn
với tinh thần đấu tranh giải phóng của dân tộc, của người dân nơi đây như: Di tích
Trảm Trầm ở xã Bình Dương, di tích Phước Châu ở xã Bình Triều
Về hoạt động thông tin truyền thông nhìn chung đáp ứng nhu cầu truyền thông,
trao đổi thông tin nhân dân, các hoạt động này được thông qua điểm bưu điện huyện,
các bưu điện xã, điện thoại cố định và các trạm thu phát sóng.
Về hoạt động thể dục thể thao trong những năm qua có sự phát triển, các hoạt
động thể dục thể thao diễn ra khắp nơi trên địa bàn huyện.
i) Cơ sở hạ tầng khác:
Xây dựng cơ bản: Năm 2007 các công trình xây dựng trên địa bàn huyện đã và
đang phát triển mạnh, hoàn thiện về mặt số lượng lẫn chất lượng như hệ thống giáo
dục - y tế đảm bảo nhu cầu phục vụ học tập và khám chữa bệnh cho nhân dân trong
vùng của huyện.
Bên cạnh đó các hoạt động văn hóa - thể dục thể thao cũng được phát triển
mạnh ở nhiều địa phương.
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thăng Bình.
Trong những năm qua, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế thay đổi theo
hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ. Kết cấu hạ
tầng, kinh tế - xã hội được tập trung và nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, tác động
mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Các vấn đề xã hội
được giải quyết đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống xã
hội.

Trong nông nghiệp chưa có quy hoạch tổng thể của ngành nên một số lĩnh vực
như trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế trang trại có bước chuyển biến khá nhưng
chưa đồng bộ, còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài như hạ tầng kỹ thuật, thị
trường tiêu thụ, khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch hầu như chưa phát triển.
Kinh tế Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, tập trung ở một số
ngành thế mạnh của huyện như khai thác chế biến vật liệu xây dựng, công nghiệp
may mặc, chế biến nước mắm, phát triển nghề hương truyền thống… Tuy nhiên để
cho ngành phát triển nhanh và bền vững cần có một cơ chế chính sách nhất quán từ
Trung ương đến địa phương, chính sách thu hút đầu tư, thực hiện tốt công tác giải
phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, ổn định đời sống nhân dân vùng dự án, đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cho ngành.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 21 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, các hoạt
động ngày càng đa dạng và phong phú, tuy nhiên chỉ tập trung nhiều ở khu vực kinh
doanh và dịch vụ tư nhân.
Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn khá cao trên 19% số hộ, thu nhập bình quân đầu
người vẫn chưa cao, chất lượng nguồn nhân lực của huyện còn hạn chế, lao động chưa
qua đào tạo còn khá cao, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn với
38,31% tổng dân số.
Tóm lại điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thăng Bình có rất nhiều lợi thế
để phát triển các ngành nghề, nông nghiệp, dịch vụ… Trong những năm đến việc đẩy
mạnh phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội là điều kiện cần thiết, điều này cũng làm
cho nhu cầu sử dụng đất khá cao dẫn đến gây áp lực cho đất đai trong thời gian tới.
Diện tích đất đáp ứng cho xây dựng các cụm công nghiệp, các khu du lịch dịch vụ,
các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và khu dân cư
nông thôn… làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu lao động và các yếu tố xã hội
khác. Vì vậy cần phải xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý quỹ đất đai cho
các mục đích, giải quyết hài hòa các mối quan hệ về đất đai nhằm khai thác hiệu quả

tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội trong sự phát triển bền vững, lâu dài
về quỹ đất.
4.2. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Thăng Bình–
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2007- 2011.
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thăng Bình – tỉnh Quảng Nam.
4.2.1.1. Khái quát hiện trạng sử dụng đất huyện Thăng Bình năm 2011.
Ranh giới hành chính huyện Thăng Bình theo Chỉ thị 364/CP của Chính Phủ và
đã được điều chỉnh theo Công văn số 657 ngày 5/11/2007 của Sở TNMT Quảng Nam
về việc hướng dẫn điều chỉnh diện tích tự nhiên cấp huyện, xã.
Theo số liệu kiểm tra đất đai năm 2011 Thăng Bình có tổng diện tích tự nhiên
là 38.560,24 ha. Trong đó:
Đất nông nghiệp là : 24.940,33 ha chiếm 64,68% tổng diện tích tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp là : 10.626,46 ha chiếm 27,56% tổng diện tích tự nhiên.
Đất chưa sử dụng là : 2.993,45 ha chiếm 7,76% tổng diện tích tự nhiên.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 22 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Bảng4.5 : Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu đất đai huyện Thăng Bình
năm 2011.
đơn vị tính : ha.
STT
Loại đất Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 38.560,24 100,00
1
Đất nông nghiệp NNP 24.940,33 64,68
1.1

Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15.464,66 40,11
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm CHN 13.912,01 36,08
1.1.1.1
Đất trồng lúa LUA 9.266,07 24,03
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 36,70 0,10
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.609,24 11,95
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm CLN 1.552,65 4,03
1.2
Đất lâm nghiệp LNP 8.941,35 23,19
1.2.1
Đất rừng sản xuất RSX 5.728,49 14,86
1.2.2
Đất rừng phòng hộ RPH 3.212,86 8,33
1.2.3
Đất rừng đặc dụng RDD
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 529,09 1,37
1.4
Đất làm muối LMU
1.5
Đất nông nghiệp khác NKH 5,23 0,01
2
Đất phi nông nghiệp PNN 10.626,46 27,56
2.1
Đất ở OTC 3.389,68 8,79
2.1.1

Đất ở tại nông thôn ONT 3.203,79 8,31
2.1.2
Đất ở tại đô thị ODT 185,89 0,48
2.2
Đất chuyên dùng CDG 3.343,56 8,67
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp
CTS 24,57 0,06
2.2.2
Đất quốc phòng CQP 414,52 1,07
2.2.3
Đất an ninh CAN 3,05 0,01
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh
nông nghiệp
CSK 320,36 0,83
2.2.5
Đất có mục đích công cộng CCC 2.581,06 6,69
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 63,77 0,17
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2.053,82 5,33
2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
SMN 1.772,75 4,60
2.6
Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,88 0,01
3
Đất chưa sử dụng CSD 2.993,45 7,76
3.1

Đất bằng chưa sử dụng BCS 2.414,77 6,26
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 23 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 576,83 1,50
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 1,85 0,00
( Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Thăng Bình)
a) Đất nông nghiệp:
Đất sản xuất nông nghiệp là 15. 464,66 ha, chiếm 40,11 % so với tổng diện tích
đất tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu là lúa, cây lương thực ngắn
ngày và một số loại cây công nghiệp dài ngày như quế .
Đất lâm nghiệp là 8.941,35 ha, chiếm 23,19 % so với tổng diện tích tự nhiên.
Đất lâm nghiệp của huyện chủ yếu là đất rừng sản xuất tập trung chủ yếu ở các xã
Bình Quế , Bình Chánh, Bình Phú, và một số xã khác.
Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là 529,09 ha, chiếm 1,37 % so với diện
tích đất tự nhiên. Đất nuôi trồng thủy sản của huyện Thăng Bình chủ yếu là nuôi tôm,
cá, phân bố chủ yếu ở các xã Bình Minh, Bình Đào, Bình Triều, Bình Sa, Bình Hải,
Bình Nam…
b) Đất phi nông nghiệp:
Đất ở: 3.389,68 ha, chiếm 8,79 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. Nhìn
chung đất ở trên toàn huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, đẹp, thuận lợi cho việc
xây dụng các loại nhà ở.
Đất chuyên dùng như đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng
an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng:
3.343,56 ha, chiếm 8,67 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất tôn giáo tín ngưỡng : 63,77 ha chiếm 0,17 % so với tổng diện tích tự nhiên.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 2.053,82 ha chiếm 5,33 % so với tổng diện tích đất
tự nhiên.
Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: 1.772,75 ha chiếm 4,60 % so với tổng

diện tích đất tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp khác: 2,88 ha chiếm 0,01 % so với tổng diện tích đất tự
nhiên.
c) Đất chưa sử dụng:
Diện tích hiện trạng năm 2011 là 2.993,45 ha, chiếm 7,76% diện tích đất tự
nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 2.414,77 ha chiếm 6,26 % so với diện tích tự
nhiên, đất đồi chưa sử dụng 576,83 ha chiếm 1,50% diện tích tự nhiên, núi đá không
có rừng cây 1,85 ha.
Nhìn chung đất chưa sử dụng còn nhiều. Thời gian gần đây do sức ép dân số và
nhu cầu phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, diện tích đất phi nông nghiệp có chiều
hướng biến động tăng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có chiều hướng giảm
xuống.
4.2.1.2. Tình hình biến động đất đai huyện Thăng Bình giai đoạn 2007 – 2011.
Theo thống kê đất đai năm 2011 cho thấy hầu hết diện tích các loại đất trên địa
bàn huyện đều có sự biến động so với năm 2007.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 24 -
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam
Bảng4.6: Biểu so sánh diện tích giữa năm 2007 và năm 2011.
Loại đất
Diện tích
năm 2010(ha)
So với năm 2007
Diện tích (ha)
Tăng (+)
Giảm (-)
Tổng diện tích tự nhiên 38.560,24 38.560,24 0,00
1. Đất Nông Nghiệp 24.940,33 20.924,20 4.016,13
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 15.464,66 14.776,34 688,32
1.2 Đất lâm nghiệp 8.941,35 5660.29 3.281,06

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 529,09 485,57 43,52
1.4 Đất nông nghiệp khác 5,23 2,00 3,23
2. Đất phi nông nghiệp 10.626,46 9326,26 1.300,2
2.1 Đất ở 3.389,68 3.251,32 138,36
2.2 Đất chuyên dùng 3.343,56 2.531,64 811,92
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 63,77
72,00 -8,23
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.053,82
1.519,80 534,02
2.5 Đất sông suối và MNCD 1.772,75
1.948,45 -175,7
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 2,88
3,05 -0,17
3. Đất chưa sử dụng 2.993,45 8.309,78 -5.316,33
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.414,77 4.911,55 -2.496,78
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng
576,83 3.396,38 -2.819,55
3.3 Núi đá không có rừng cây
1,85 1,85 0
Tổng diện tích đất tự nhiên từ năm 2007 đến năm 2011 của huyện Thăng Bình
không thay đổi và tổng diện tích toàn huyện năm 2011 là : 38.560,24 ha.
-
SVTH: Nguyễn Thiện Tài Trang - 25 -

×