Tải bản đầy đủ (.docx) (209 trang)

luận án tiến sĩ quan hệ hợp tác lào – việt nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 1986 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.03 KB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------

SOULATPHONE BOUNMAPHETH

QUAN HỆ HỢP TÁC LÀO - VIỆT NAM
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 1986-2016

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9 31 02 06

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------

SOULATPHONE BOUNMAPHETH

QUAN HỆ HỢP TÁC LÀO - VIỆT NAM
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 1986-2016

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế


Mã số: 9310206

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VŨ TÙNG

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án “Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực
giáo dục giai đoạn 1986-2016” là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các nội dung
nghiên cứu và các kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố.
Hà Nội, ngày…..tháng……năm 2020
Tác giả luận án


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước hai nước
Lào-Việt Nam, Bộ Giáo dục của hai nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ
quán nước CHDCND Lào tại Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi có cơ hội được
sang Việt Nam học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô của Học viện Ngoại giao, đặc biệt
là các thầy cơ trong Phịng Đào tạo sau đại học, Ban Đào tạo và các Thầy Cô
trong các hội đồng cấp bộ môn, cấp cơ sở đã luôn tạo điều kiện, chia sẻ, đóng
góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm để tơi có thể hồn thành luận án của
mình một cách tốt nhất.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Vũ Tùng,
người đã nhiệt tình trực tiếp chỉ dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận án,

hướng dẫn tơi xác định được hướng đi, khắc phục được những hạn chế, và giúp tơi
vượt qua nhiều khó khăn để hồn thành luận án đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra.

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của cơ quan quản lý
trực tiếp và các đồng nghiệp; gia đình và bạn bè đã ln động viên, cổ vũ tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam.
Một lần nữa, tôi xin chúc lãnh đạo của hai nước Lào-Việt Nam, các Bộ,
Ban, Ngành, cơ quan, tổ chức của hai nước, Hội đồng chấm Luận án, các thầy
giáo, cơ giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
công trong cuộc sống. Chúc cho tình hữu nghị đồn kết đặc biệt và sự hợp tác
toàn diện Lào-Việt Nam, Việt Nam-Lào ngày càng phát triển.
Hà Nội, ngày……tháng……. năm 2020
Tác giả luận án


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
APEC

ASEAN
CHDCND
CHXHCN
CLV
CLMV
CNTB
CNXH
CNH-HĐH
ĐCS
ĐHQG
GD&ĐT

GD&TT
GDP
GMS
HDI
LHS
MRBC
NDCM
NXB


UN
SEAMEO


RETRAC

UNDP

UNESCO

XHCN


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ về trình độ học vấn của Lào năm 1986............................. 55
Biểu đồ 2.1. Số lượng LHS Lào học tại Việt Nam thời đoạn 1986 – 2005....72
Biểu đồ 2.2. Số lượng LHS Lào học hệ ngắn hạn và dài hạn tại Việt Nam thời
đoạn 1991 – 2005............................................................................................73

Biểu đồ 2.3. Số vốn Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam viện trợ khơng
hồn lại cho CHDCND Lào trong lĩnh vực giáo dục từ 2001 đến 2005.........82
Biểu đồ 2.4. Số lượng LHS Lào học tập tại Việt Nam từ

năm 2006 đến

năm 2016.........................................................................................................91
Biểu đồ 2.5. Số lượng LHS Lào diện Hiệp định được tiếp nhận mới tại

Việt

Nam từ năm 2006 đến năm 2016....................................................................92
Biểu đồ 2.6. Số vốn Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam viện trợ khơng
hồn lại cho CHDCND Lào trong lĩnh vực giáo dục từ 2006 đến 2016.......104
Danh mục bảng

Bảng 2.1. Số lượng LHS Lào lĩnh vực chính trị, hành chính được tiếp nhận tại
Việt Nam thời đoạn 2006 - 2016.....................................................................98


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ.........................................................................v
MỤC LỤC........................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HỢP TÁC LÀO - VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 1986-2016............................................................... 27
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................ 27

1.1.1. Các khái niệm liên quan đến hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam.........27
1.1.1.1. Khái niệm hợp tác trong quan hệ quốc tế..................................... 27
1.1.1.2. Khái niệm giáo dục và hợp tác giáo dục...................................... 28
1.1.2. Các lý thuyết quan hệ quốc tế liên quan đến hợp tác giáo dục Lào –
Việt Nam....................................................................................................... 30
1.1.2.1. Chủ nghĩa hiện thực..................................................................... 30
1.1.2.2. Chủ nghĩa tự do............................................................................ 32
1.1.2.3. Chủ nghĩa kiến tạo........................................................................ 34
1.1.2.4. Chủ nghĩa Mác – Lênin................................................................ 36
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................ 39
1.2.1. Tình hình thế giới và khu vực............................................................. 39
1.2.1.1. Tình hình thế giới......................................................................... 39
1.2.1.2. Tình hình khu vực......................................................................... 42
1.2.2. Lợi ích của Lào và Việt Nam trong bối cảnh mới từ 1986 đến 2016 .. 46

1.2.3. Nhu cầu hợp tác giáo dục giữa hai nước............................................. 53
1.2.4. Quan hệ hợp tác giáo dục Lào - Việt Nam trước năm 1986................58
Tiểu kết............................................................................................................... 64


CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI HỢP TÁC LÀO
- VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 1986-2016....66
2.1. Thời đoạn 1986 - 2005............................................................................. 66
2.1.1. Nội dung hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam........................................ 66
2.1.2. Thực tiễn hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam....................................... 69
2.1.2.1. Về cơ chế phối hợp....................................................................... 69
2.1.2.2. Về số lượng và các hệ đào tạo...................................................... 71
2.1.2.3. Về loại hình và lĩnh vực đào tạo................................................... 74
2.1.2.4. Về hình thức hợp tác và chất lượng đào tạo................................. 78
2..1.2.5. Về kinh phí, chương trình, giáo trình và cơ sở vật chất, hạ tầng

giáo dục..................................................................................................... 81
2.2. Thời đoạn 2006-2016............................................................................... 84
2.2.1. Nội dung hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam........................................ 84
2.2.2. Thực tiễn hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam....................................... 87
2.2.2.1. Về cơ chế phối hợp....................................................................... 87
2.2.2.2. Về số lượng và các hệ đào tạo...................................................... 90
2.2.2.3. Về loại hình và lĩnh vực hợp tác đào tạo...................................... 94
2.2.2.4. Về hình thức hợp tác và chất lượng đào tạo................................. 99
2.2.2.5. Về kinh phí, chương trình, giáo trình và cơ sở vật chất, hạ tầng
giáo dục................................................................................................... 104
Tiểu kết............................................................................................................. 109
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TRONG HỢP TÁC GIÁO DỤC LÀO - VIỆT NAM................................... 110
3.1. Đánh giá hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn
1986 – 2016................................................................................................... 110
3.1.1. Những đặc điểm hợp tác................................................................... 110
3.1.2. Những thành tựu và hạn chế còn tồn tại........................................... 118
3.1.2.1. Thành tựu................................................................................... 118


3.1.2.2. Hạn chế...................................................................................... 130
3.2. Một số bài học kinh nghiệm trong hợp tác giáo dục Lào – Việt Nam
giai đoạn 1986-2016..................................................................................... 139
3.2.1. Ln phải biết thích ứng với bối cảnh mới....................................... 139
3.2.2. Nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục song phương là yếu tố sống còn
.................................................................................................................... 141
3.2.3. Hợp tác tồn diện nhưng có trọng tâm trọng điểm........................... 143
Tiểu kết............................................................................................................. 145
KẾT LUẬN...................................................................................................... 147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ....................150

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 151
PHỤ LỤC......................................................................................................... 170
Phụ lục 1........................................................................................................... 170
Phụ lục 2........................................................................................................... 175
Phụ lục 3........................................................................................................... 180
Phụ lục 4........................................................................................................... 191


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng chung sống trên bán đảo Đông Dương, hai dân tộc Lào – Việt vốn
có mối quan hệ láng giềng thân thiết lâu đời, gắn bó tự nhiên do điều kiện địa lý
và cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Hơn nửa thế kỷ qua, Lào và Việt Nam đã
luôn coi trọng và không ngừng phát triển mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, tạo nền
tảng thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa hai đất nước. Trong đó, giáo
dục là lĩnh vực hợp tác chiến lược có bề dày lịch sử lâu đời và được xem là một
lĩnh vực hợp tác thành công giữa hai nước.
Trong 30 năm qua kể từ khi hai nước cùng thực hiện đổi mới đất nước vào
năm 1986 đến năm 2016, hợp tác giáo dục tiếp tục trở thành lĩnh vực được ưu
tiên tăng cường và đẩy mạnh trong quan hệ hợp tác Lào – Việt với nhiều kết quả
tích cực và chuyển biến mới, đã khơng chỉ góp phần xây dựng nguồn nhân lực
quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi nước, mà còn cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước
ngày càng bền vững, đi vào chiều sâu, phục vụ sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội nhập quốc tế.
Hợp tác giáo dục là lĩnh vực hợp tác đặc thù, trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng con
người với những hoạt động hợp tác gắn kết về tư tưởng, văn hóa, xã hội, chính trị…
của hai dân tộc, từ đó nhân rộng, tác động đến tâm tư, tình cảm của các tầng lớp

nhân dân hai nước, có giá trị lan tỏa đến các mối quan hệ hợp tác song phương khác
như hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, hợp tác giáo dục Lào

– Việt đã và đang góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai
nước, nâng cao nhận thức của nhân dân về mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt không
thể tách rời, tạo cơ sở thuận lợi cho hợp tác song phương trên các lĩnh vực khác
giữa hai nước. Sự đoàn kết chặt chẽ và giúp đỡ lẫn nhau trong hợp tác giáo dục giữa
hai nước đã mang lại hiệu quả vượt trội, hun đúc nên truyền thống, lịch sử đồn kết
hữu nghị, góp phần quan trọng để cách mạng hai nước đạt được những


2

thành quả to lớn, tạo nên sức mạnh chống lại âm mưu chống phá của các thế lực
thù địch, chia rẽ quan hệ hai nước thơng qua diễn biến hịa bình. Qua bề dày lịch
sử hợp tác giữa hai nước, hai nước Lào – Việt càng nhận thức rõ vai trò tiền đề,
xương sống của giáo dục và hợp tác giáo dục trong quan hệ song phương.
Đáng chú ý, trong thời kỳ kinh tế tri thức hiện nay, nguồn lực phát triển
kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc đã có bước chuyển cơ bản từ tài nguyên,
sức lao động là chính sang nguồn lực con người có tri thức. Giáo dục càng có vai
trị quan trọng trong vận mệnh của mỗi quốc gia và trở thành yếu tố quyết định
hàng đầu đối với sự phát triển bền vững. Vì vậy, giáo dục ln là quốc sách hàng
đầu của Việt Nam, trong khi Lào chủ trương coi giáo dục là điểm mấu chốt trong
việc xây dựng xã hội Lào văn minh hiện đại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế, cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ,
yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực, kinh nghiệm, đa dạng về
chun mơn, có hiểu biết sâu sắc đối với sự biến đổi, phát triển của xã hội…
càng được đặt ra hết sức cấp thiết đối với Đảng và Nhà nước Lào nhằm đáp ứng
được các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển hiện
nay. Trong khi, so với Lào, hệ thống giáo dục của Việt Nam có bước phát triển đi

trước hơn, có khả năng bổ sung và hỗ trợ Lào trong lĩnh vực này. Vì thế, hợp tác
tốt trong lĩnh vực giáo dục sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế của thời hậu Chiến tranh lạnh cùng với địa vị
quốc tế của mỗi nước từ sau đổi mới, mở cửa đã xuất hiện những nhân tố mới tác
động đến mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Lào và Việt Nam nói chung,
hợp tác giáo dục song phương nói riêng với cả cơ hội và thách thức. Thực tế
cũng cho thấy, thời gian qua, dù lĩnh vực này đã đạt được nhiều kết quả to lớn,
song cũng bộc lộ những hạn chế cần phân tích để làm rõ ngun nhân, tìm ra giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác trong tương lai, đáp ứng được mong muốn
và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại mới của hai nước. Hơn nữa,
trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, việc nâng cao chất


3

lượng và hiệu quả hợp tác giáo dục là vấn đề cấp thiết trong hợp tác Lào – Việt
Nam, qua đó góp phần thiết thực vun đắp mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam,
Việt Nam - Lào.
Đặc biệt, trong xu thế hợp tác hiện nay, các nước lớn và các nước phát
triển ngày càng tăng cường hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), nhất là với các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng, góp phần tạo nên
diện mạo mới cho khu vực. Từ một nước tương đối biệt lập với bên ngồi do
khơng có biển, Lào dần trở thành điểm trung chuyển và là bước đệm quan trọng
của khu vực Đông Nam Á lục địa, là nơi các nước lớn và các nước láng giềng
đang tìm mọi cách gia tăng ảnh hưởng chính trị và kinh tế, trong đó có lĩnh vực
giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện các chiến lược phát triển lâu dài của họ.
Điều này càng đặt mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt nói chung, hợp tác giữa hai
nước trong lĩnh vực giáo dục trước những thách thức to lớn.
Trong khi, dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quan hệ Lào – Việt nói
chung, hợp tác giáo dục giữa hai nước nói riêng, song vẫn chưa có một cơng

trình nào nghiên cứu tồn diện, chun sâu về vấn đề này tiếp cận từ góc độ quan
hệ quốc tế trong một giai đoạn dài 30 năm (1986-2016) kể từ khi hai nước tiến
hành sự nghiệp đổi mới đất nước. Vì vậy, trước bối cảnh mới của quốc tế, khu
vực cũng như của Lào – Việt Nam, việc đánh giá, tổng kết, nghiên cứu nghiêm
túc, đầy đủ về quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục từ đổi mới
đến nay là rất cần thiết để hai bên kịp thời có những điều chỉnh phù hợp trong
hợp tác song phương, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng hợp tác
Lào – Việt trong lĩnh vực giáo dục, một điểm nhấn trong quan hệ hữu nghị đặc
biệt Lào – Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Quan hệ hợp tác
Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục giai đoạn 1986-2016” làm đề tài nghiên
cứu sinh, chuyên ngành quan hệ quốc tế. Tuy vậy, do giai đoạn nghiên cứu dài,
lại trong thời kỳ hai nước thực hiện chuyển đổi nhiều mặt về kinh tế - xã hội nên


4

nguồn số liệu về hợp tác giáo dục song phương khơng được cập nhật đầy đủ và
thiếu tính hệ thống, vì vậy, người viết gặp khơng ít khó khăn trong q trình triển
khai đề tài. Song với những thơng tin có được, người viết đã cố gắng phân tích
thực trạng, đánh giá tình hình và rút ra một số đặc điểm tiêu biểu, bài học kinh
nghiệm, góp phần thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa hai nước ngày càng phát triển,
góp phần tích cực phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập quốc
tế, không ngừng vun đắp cho truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt và hợp tác
toàn diện Lào – Việt Nam ngày càng đơm hoa kết trái.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Quan hệ Lào - Việt Nam là mối quan hệ lâu đời, gắn bó, đặc biệt và hiếm
có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Chính vì thế, nghiên cứu về quan hệ Lào - Việt
Nam cùng với những nội dung hợp tác giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực hợp
tác giáo dục là đề tài hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học,

các học giả trong và ngoài nước triển khai thực hiện.
2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về quan hệ Lào - Việt Nam
Nghiên cứu về quan hệ song phương giữa hai nước Lào và Việt Nam
không thể không nhắc đến công trình nghiên cứu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Lào
- Việt Nam, Việt Nam - Lào (1930 - 2007)” (2012), do Bộ Chính trị (khóa X),
Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam và Bộ Chính trị (khóa
VIII), Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào cùng tổ
chức hợp tác, nghiên cứu, biên soạn. Cơng trình gồm có 12 cuốn: 1. Văn kiện (5
tập, 3.141 trang); 2. Biên niên sự kiện (2 tập, 1.957 trang); 3. Bài viết của lãnh
đạo Đảng và Nhà nước (546 trang); 4. Hồi ký các các chuyên gia và quân tình
nguyện Việt Nam giúp Lào qua các thời kỳ (2 tập, 1.271 trang); 5. Lịch sử quan
hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam (915 trang); 6. Sách, ảnh (195
trang) và bộ phim “Bản anh hùng ca quan hệ Việt – Lào”.


5

“Lịch sử quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào (1930 - 2007)” là
cơng trình nghiên cứu công phu của các tác giả Việt Nam và Lào nhằm tổng kết,
đánh giá, đúc kết những bài học lịch sử về quan hệ giữa hai Đảng, Nhà nước và
nhân dân hai nước trong tiến trình phát triển cách mạng của hai nước dưới sự lãnh
đạo của ĐCS Đông Dương trước đây và ĐCS Việt Nam, Đảng NDCM Lào sau này.
Đây là cơng trình chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử quý giá và mới về chặng đường
lịch sử đồn kết, gắn bó keo sơn của hai dân tộc Lào – Việt; là cơng trình quy mơ
lớn nhất từ trước tới nay về lịch sử quan hệ đặc biệt hai nước từ năm 1930 đến năm
2007. Các sản phẩm này đã phác họa một cách hệ thống, sâu sắc, tồn diện và khách
quan q trình xây dựng và phát triển của mối quan hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu
Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào qua các thời kỳ lịch sử trên các lĩnh vực trong giai
đoạn 1930-2007, trong đó có bao gồm nội dung hợp tác về lĩnh vực giáo dục giữa

hai nước. Đáng chú ý, trong bộ sách này, có một số bài viết phân tích chuyên sâu về
một số khía cạnh trong hợp tác giáo dục Lào - Việt như hợp tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ giữa hai nước, hợp tác giữa một số cơ sở giáo dục của hai bên như bài viết
“Sự hợp tác giữa Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Lào với Học viện Chính
trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Việt Nam) khơng ngừng phát triển” của
Kikẹo Khảy Khămphithun, hay bài viết “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho
Đảng và Nhà nước Lào tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh”
của Lê Hữu Nghĩa và q trình mở rộng và phát triển của hợp tác giáo dục song
phương từ những ngày đầu liên minh chiến đấu đến năm 2007 của Nguyễn Thiện
Nhân với bài viết “Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam
và Lào”.
Cuốn song ngữ Việt - Lào “50 năm quan hệ Việt Nam – Lào: Sáng mãi tình
anh em” do Tạp chí Vietnam Business Forum phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam
– Lào cùng các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức biên soạn, được Nhà xuất bản (Nxb)
Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2012. Cuốn sách được chia thành 4 phần
gồm: Quan hệ Việt Nam – Lào: Tài sản vô giá; Hợp tác giữa các địa phương;


6

Hợp tác giữa các doanh nghiệp và phần hình ảnh hợp tác Việt Nam – Lào. Trong
đó đã đề cập đến hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục. Cuốn sách tiếp
tục khẳng định quan điểm, đường lối, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước
và nhân dân hai nước trong việc duy trì, củng cố và tăng cường quan hệ đặc biệt
song phương, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong củng
cố, tăng cường tình đồn kết hữu nghị Lào – Việt. Cầu nối để doanh nghiệp, nhà
đầu tư hai nước tìm kiếm thông tin và cơ hội hợp tác. Tuy nhiên, cuốn sách mới
chỉ giới thiệu được một số tỉnh, cơ quan doanh nghiệp có quan hệ giao lưu kinh
tế, văn hóa, giáo dục... với Lào, cịn nhiều tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, cơ
quan cũng có quan hệ hợp tác song chưa có điều kiện đưa vào cuốn sách.

Cuốn sách “Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 - 2017) - Tài liệu
tuyên truyền kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 - 2017) và
40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 - 2017)” do Ban Tuyên
giáo Trung ương ĐCS Việt Nam biên soạn, được Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
xuất bản năm 2017. Trên cơ sở kế thừa tài liệu tuyên truyền “Lịch sử quan hệ đặc
biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam (1930-2007)”, đây là cơng trình nghiên
cứu cả chặng đường lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào (1930-2017), chỉ rõ
vai trò to lớn của mối quan hệ giữa hai dân tộc đối với tiến trình cách mạng mỗi
nước, suốt quá trình đấu tranh cách mạng, cũng như trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách gồm 4 chương, đi sâu phân tích quan hệ hai nước
từ giai đoạn 1930-1945 cùng hợp tác đấu tranh giành độc lập, tự do đến liên
minh chiến đấu Việt – Lào trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc 19451975 và hợp tác tồn diện song phương từ 1975 đến 2017; và trên cơ sở phân
tích các giai đoạn hợp tác đó, cuốn sách đánh giá bản chất, thành quả, bài học và
triển vọng quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào. Trong cuốn sách, hợp tác giáo dục
là một nội dung quan trọng được trình bày trong chương 3 về hợp tác tồn diện
Việt Nam – Lào (1975-2017) và chương 4 về quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
bản chất, thành quả, bài học và triển vọng, nhưng nội dung nghiên cứu lĩnh vực
giáo dục trong hợp tác giữa hai nước được trình bày trong cuốn


7

sách mới chỉ mang tính chất giới thiệu và điểm lại những kết quả chủ yếu đạt
được trong giai đoạn này, chưa có những đánh giá cụ thể về những mặt được,
chưa được trong hợp tác giữa hai bên.
Quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào – Việt Nam cịn
được đề cập ở các cơng trình, đề tài, luận án, tạp chí nghiên cứu của các tác giả ở
các cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học Lào, Việt Nam và nước ngoài. Với các cấp
độ, cách thức tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhiều cơng trình đã
góp phần gìn giữ những giá trị lịch sử, vun đắp mối quan hệ đặc biệt và hợp tác

toàn diện giữa hai nước, đáng chú ý có những cơng trình sau:
- Các cơng trình nghiên cứu của tác giả Lào:
Cuốn “Thành tựu 25 năm hợp tác giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân
(CHDCND) Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam (1975 –
2000)” của tác giả Outhoumphone Sithideth, do Nxb Viêng Chăn phát hành
tháng 10/2000. Cuốn sách đã tổng hợp, đánh giá về những thành tựu trong hợp
tác của Lào và Việt Nam trên một số lĩnh vực chủ chốt như chính trị, ngoại giao,
an ninh, quốc phịng, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Bên cạnh những thành tựu đã
đạt được, cuốn sách cũng nêu ra những hạn chế trong hợp tác giữa hai nước.
Trong đó, nội dung về hợp tác giáo dục giữa hai nước đã phản ánh được những
kết quả cơ bản mà hai bên đạt được từ năm 1975 đến năm 2000.
Cuốn “Tình đồn kết đặc biệt Việt Nam – Lào truyền thống và triển vọng”
của Xỉlửa Bunkhăm, Nxb Chính trị quốc gia năm 2005. Cuốn sách đã phân tích
và làm rõ mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào một điển hình mẫu mực, hiếm có về
tình đồn kết thủy chung, trong sáng và hiệu quả trong lịch sử cũng như hiện tại.
Hai dân tộc Việt Nam – Lào ln gắn bó bền chặt bên nhau, đấu tranh vì độc lập,
tự do và tiến bộ xã hội. Sự nghiệp đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế đã đặt ra
những yêu cầu khách quan đối với hai nước Việt – Lào nhằm tiếp tục tăng cường
vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với nội dung và phương thức mới cho
phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa.


8

Bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc
biệt Lào – Việt Nam” của Xamản Vinhakệt đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số
5 năm 2010. Tác giả nhấn mạnh công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với sự
nghiệp cách mạng của Lào, từ việc xây dựng tổ chức, bộ máy đến huấn luyện thế
hệ cán bộ đầu tiên cho Đảng NDCM Lào. Tác giả khẳng định vai trò của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam –

Lào. Từ khi có chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, từ
khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ĐCS Đông Dương, trực tiếp lãnh đạo hai
nước đứng lên, đấu tranh giải phóng dân tộc, tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai
nước Việt Nam – Lào lại ngày càng phát triển liên tục và mạnh mẽ, trên tinh thần
quốc tế cao cả, vì lợi ích sống cịn của mỗi nước.
Bài viết “Thành tựu trong hợp tác ngoại giao Việt Nam - Lào từ 1990 2010” của tác giả Lomsavath Sonthilath, đăng trên Tạp chí đối ngoại số 10 năm
2011. Trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày những thành tựu chính trong
hợp tác ngoại giao giữa hai nước giai đoạn 1990-2000, trong đó có đề cập đến
một số kết quả hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục.
Bài viết “Lào – Việt Nam, mối quan hệ mẫu mực trong quan hệ quốc tế” của
Xổmphon Xỉchạlơn, trên Tạp chí đối ngoại số 3 năm 2014. Tác giả nhấn mạnh,
thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý nguyện của Chủ tịch Cayxỏn
Phômvihẳn, cùng sự nỗ lực của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước,
chúng ta tin tưởng rằng mối quan hệ đoàn kết Việt Nam – Lào sẽ không ngừng phát
triển, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực vì lợi ích của nhân dân mỗi
nước, vì hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Bài viết “55 năm hợp tác và hữu nghị Lào - Việt Nam: Những thành tựu
và hạn chế” của tác giả Feuangsy LaoFoung, trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học
quốc tế “55 quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào” xuất
bản năm 2017 nhân dịp hai nước kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại
giao song phương (5/9/1962-5/9/2017). Trong bài viết, tác giả đã phân tích


9

những kết quả đạt được trong hợp tác giữa hai nước ở cả cấp độ song phương và
đa phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, an ninh quốc phịng,
nơng nghiệp, cơng nghiệp, viễn thơng, thể thao, văn hóa, du lịch cũng như hợp
tác giữa các địa phương. Đồng thời, bài viết cũng đã phân tích những hạn chế

trong hợp tác giữa hai nước và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa
hiệu quả hợp tác song phương, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
Bài viết “Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam: Triển vọng,
giải pháp và tầm nhìn 2030” của tác giả Bountheng Souksavatd, trong Kỷ yếu
hội thảo Khoa học quốc tế “55 quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt
Nam - Lào” xuất bản song ngữ năm 2017. Trên cơ sở 55 năm quan hệ hữu nghị
đặc biệt Lào – Việt Nam, tác giả đã phân tích triển vọng hợp tác giữa hai nước
trên cả cấp độ song phương và đa phương; đồng thời đưa ra một số giải pháp
nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Cuối cùng, tác giả đã
phân tích về bối cảnh thế giới, khu vực trong những năm tới để thấy được tầm
nhìn quan hệ Lào - Việt đến năm 2030.
- Các cơng trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam:
Cuốn “Quan hệ đặc biệt Việt – Lào” do tác giả Vũ Dương Huân (chủ
biên), và được Nxb Học Viện Ngoại giao xuất bản năm 2003. Cuốn sách trình
bày những nét cơ bản về hai nước Lào, Việt Nam, cơ sở hình thành mối quan hệ
hai nước, một số nội dung hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, an
ninh – quốc phịng, kinh tế, khoa học – cơng nghệ, giáo dục, y tế và các lĩnh vực
khác. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã phân tích những hạn chế, từ đó đưa ra
những bài học kinh nghiệm, triển vọng hợp tác giữa hai nước và một số giải pháp
nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác giữa hai nước trong thời kỳ mới. Trong đó,
cuốn sách đã đề cập đến nội dung hợp tác giáo dục giữa hai nước Lào và Việt
Nam với một số những thành tựu đạt được góp phần trong việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của hai nước.


10

Cuốn “Một số vấn đề quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao
Việt Nam” tập III của tác giả Vũ Dương Huân, do Nxb Chính trị – Hành chính
phát hành năm 2009. Trong đó, phần II về quan hệ của Việt Nam với các đối tác

châu Á có trình bày khái qt về quan hệ đặc biệt Việt – Lào qua các giai đoạn
lịch sử, đặc điểm và cơ sở quan hệ đặc biệt, những thành tựu đạt được trong giai
đoạn hiện nay trên các lĩnh vực chính trị, quốc phịng – an ninh, kinh tế, giáo
dục, khoa học – cơng nghệ và văn hóa, cũng như một số tồn tại, bài học kinh
nghiệm và triển vọng trong tương lai. Đặc biệt, trong phần này, cuốn sách đi sâu
phân tích những thành tựu chính của quan hệ song phương Việt – Lào trong thời
kỳ đổi mới trên tất cả các khía cạnh, trong đó có thành tựu trong hợp tác giáo dục
từ 1986 đến 2009.
Cuốn “Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới” của các tác giả
Nguyễn Hồng Giáp, Nguyễn Thị Quế do Nxb Chính trị – Hành chính phát hành
năm 2013 trình bày về sự đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt
Nam hơn 25 năm qua để hoạch định và hình thành chính sách đối ngoại đúng
đắn, từ đó nêu rõ tư tưởng, nguyên tắc, nhiệm vụ, phương châm chỉ đạo, lập
trường của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế lớn; phương hướng và thành tựu
hoạt động trong công cuộc đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước Việt Nam
và đối ngoại nhân dân trong việc phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù
địch, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và hội nhập khu vực, hội nhập quốc
tế… Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nhằm
tăng cường hoạt động đối ngoại trong thời gian tới. Trong đó, phần chính sách
của Việt Nam với Lào, tác giả đã đề cập đến hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh
vực trong đó bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Qua phân tích, các tác giả đã cho
thấy được những nét mới trong hợp tác giáo dục giữa Lào và Việt Nam từ khi hai
nước bắt đầu thực hiện đổi mới, những kết quả hợp tác giáo dục mà Lào và Việt
Nam đã đạt được.


11

Cuốn “55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào: Nhìn lại và hướng
tới” của Lê Đình Chỉnh do Nxb Thông tin và truyền thông phát hành năm 2017.

Cuốn sách giới thiệu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong
quá khứ, hiện tại và những triển vọng kết nối trên tất cả lĩnh vực từ năm 1930 khi
ĐCS Đông Dương thành lập cho đến năm 2017. Qua đó, cuốn sách đã phác họa
được những nét chính của quan hệ Việt Nam – Lào từ buổi ban đầu cho đến nay
một cách toàn diện, trong đó có hợp tác giáo dục song phương với những thành
tựu và triển vọng đạt được, giúp cho việc triển khai hiệu quả kế hoạch hợp tác
giữa hai nước trong thời gian tới, đồng thời hiện thực hóa đường lối, chủ trương,
chính sách đối ngoại của hai Đảng, hai Nhà nước nhằm củng cố, tăng cường và
phát triển hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai
nước Việt Nam-Lào.
Năm 2017 nhân dịp hai nước kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị
và hợp tác (18/7/1977-18/7/2017) và 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao
song phương (5/9/1962-5/9/2017), cuốn “Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện
Việt Nam – Lào giai đoạn 1954-2017” của PGS,TS Lê Đình Chỉnh cũng đã được
Nxb Thơng tin và truyền thơng phát hành. Cuốn sách phân tích cụ thể về quan hệ
hai nước qua các giai đoạn 1954-1964, 1964-1973, 1973-1975, 1976-1990,
1991-2000, 2001-2017, trong đó hợp tác Việt Nam – Lào trong lĩnh vực giáo dục
trong các giai đoạn này hầu như chỉ điểm xuyết, riêng trong giai đoạn từ 20012017 được trình bày cụ thể như là một thành tựu chủ chốt, cùng với hợp tác
trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao và lĩnh vực kinh tế, nhưng về cơ bản nội
dung hợp tác giáo dục mới chỉ nêu khái quát những kết quả tiêu biểu.
Bài viết “Những nhân tố tác động đến quan hệ Lào – Việt Nam” (19862016) của Nguyễn Viết Xuân, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học xã hội
và nhân văn, tập 129, số 6A, 2020. Tác giả khẳng định quan hệ giữa hai nước
Lào và Việt Nam là mối quan hệ truyền thống đặc biệt, được chính phủ và nhân
dân hai nước dày công vun đắp qua nhiều thế hệ. Trong 30 năm kể từ khi hai


12

nước cùng thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa đất nước (1986-2016), mối
quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết

quả quan trọng trên các lĩnh vực hợp tác. Tuy nhiên khi hai nước cùng thực hiện
công cuộc đổi mới đất nước – đã chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố
chủ quan và khách quan khác nhau, bao gồm các nhân tố bên trong (nhân tố nội
sinh) và nhân tố bên ngồi (nhân tố ngoại sinh). Vì vậy, bài viết chú trọng phân
tích, đánh giá các nhân tố tác động đến quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn
1986-2016, nhận diện những nhân tố tác động tích cực và những nhân tố tiềm ẩn
nguy cơ tác động tiêu cực đến quan hệ Lào – Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Các cơng trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài:
Bài viết “LAOS: The Vietnamese Connection” của Martin Stuart-Fox
đăng trên Southeast Asian Affairs năm 1980, do ISEAS - Yusof Ishak Institute
xuất bản. Quay trở lại quan hệ Lào – Việt Nam từ cách đây 30 năm, tác giả làm
rõ những cơ sở lợi ích chung trong quan hệ song phương giữa hai nước và những
cam kết mạnh mẽ trong hợp tác từ các thỏa thuận đã ký đến tuyên bố của các nhà
lãnh đạo hai nước. Trên cơ sở này, tác giả phân tích rõ những kết nối của hai
nước, nhất là lợi ích mà mỗi nước đạt được trong mối quan hệ hợp tác song
phương Lào – Việt Nam. Tuy nhiên, theo tác giả, dù cả Lào và Việt Nam đều đạt
được những lợi ích nhất định trong mối quan hệ này nhưng đây là mối quan hệ
khơng bình đẳng khi Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến các quyết định chính sách
của Lào, thậm chí trong giai đoạn này các nhà lãnh đạo Lào đã đặt an ninh quốc
gia và sự tồn vong của chế độ vào nguy hiểm khi ủng hộ Việt Nam trong chiến
tranh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và lực lượng Khơme Đỏ - Campuchia
năm 1978 và chiến tranh biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bài
viết đã khai thác sâu bối cảnh và hai sự kiện lớn này để làm rõ mối quan hệ giữa
Lào và Việt Nam trước đổi mới 1986.
Cuốn “North Vietnam and the Pathet Lao - Partners in the Struggle for
Laos” của Paul F. Langer và Joseph J. Zasloff được Nxb Đại học Harvard xuất


13


bản năm 2013. Cuốn sách trình bày chi tiết về quá trình hình thành và phát triển
của phong trào cách mạng Lào với vai trị của Việt Nam, trong đó đi sâu phân
tích q trình hợp tác đấu tranh vì độc lập của cách mạng hai nước, thông qua hai
tổ chức cách mạng lần lượt tại Việt Nam và Lào là Việt Minh và Pathet Lào giai
đoạn 1949-1954, cũng như những nỗ lực đấu tranh cách mạng của những người
cộng sản Lào và Bắc Việt giai đoạn 1954-1962. Cuốn sách cũng đã làm rõ bối
cảnh của cuộc đấu tranh đó, những hỗ trợ và ủng hộ của Bắc Việt đối với Pathet
Lào như cử chuyên gia quân sự, cử quân tình nguyện sang giúp Lào.
Nhìn chung, đã có các cơng trình nghiên cứu dày dặn, bài bản, tổng quan
về quan hệ Việt Nam – Lào trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, trong đó có hợp tác
giáo dục giữa hai nước từ khi thiết lập quan hệ cho đến nay. Tuy nhiên, đây là
các cơng trình nghiên cứu tổng quát chung về quan hệ song phương hai nước nên
nội dung nghiên cứu về hợp tác giáo dục mới chỉ được trình bày mang tính khái
qt, thiếu những phân tích, đánh giá chuyên sâu trong từng giai đoạn cụ thể.
2.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về hợp tác giáo dục Lào - Việt Nam
Hợp tác Lào - Việt ngày càng được tăng cường, phát triển toàn diện trên
mọi lĩnh vực. Trong đó hợp tác về giáo dục ln là lĩnh vực được hai nước quan
tâm, ưu tiên và đạt được những kết quả nhất định. Một số cơng trình nghiên cứu
về hợp tác giáo dục giữa Lào và Việt Nam đã được cơng bố gồm:
- Các cơng trình nghiên cứu của tác giả Lào:
Bài viết “Việt Nam địa chỉ đào tạo tin cậy của Lào” của nguyên Bộ
trưởng Bộ Giáo dục Lào Xổmcốt Măngnômếc đăng trong “Đặc san Việt Nam –
Lào: 45 năm hợp tác hữu nghị” do báo Thế giới và Việt Nam xuất bản kỷ niệm
45

năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt – Lào (5/9/1962-

5/9/2007). Bài viết đã điểm lại những thành tựu cơ bản trong hợp tác giáo dục
giữa Việt Nam và Lào từ những năm 60 thế kỷ XX cho đến những năm đầu thế
kỷ XXI, từ đó nêu lên phương hướng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu

quả hợp tác giáo dục giữa hai nước trong thời gian tới.


14

Bài viết “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện góp phần tơ
thắm quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam” của Khămphăn Vơngphachăn đăng trên
Tạp chí Lịch sử Đảng số 9 năm 2009. Bài viết đã nêu rõ tầm quan trọng của công
tác đào tạo cán bộ đối với cách mạng Lào, những kết quả đạt được trong công tác
đào tạo cán bộ của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho
Đảng và Nhà nước Lào. Theo tác giả đánh giá, các cán bộ Lào đào tạo tại Việt
Nam không chỉ được nâng cao kiến thức về lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, thế giới quan, nhân sinh quan kiến thức về khoa học mà còn được rèn
luyện về đạo đức cách mạng, bản lĩnh giai cấp, được Đảng và Chính phủ Lào tin
tưởng.
Bài viết “The Higher Education in Lao PDR and Roles of International
Cooperation for Its University Development - National University of Laos” của
Bounheng Siharath, National University of Laos. Bài viết đã giới thiệu chung về
Lào và hệ thống giáo dục của Lào, đồng thời trình bày khái quát về lịch sử hình
thành và phát triển của giáo dục đại học tại Lào với sự hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ
của các đối tác quốc tế, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích
thực trạng giáo dục đại học của Lào hiện nay và rút ra những vấn đề và cơ hội
cho giáo dục đại học tại Lào trong bối cảnh ngày này, cũng như vai trò của hợp
tác quốc tế trong phát triển giáo dục đại học của Lào.
- Các công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam:
Một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam có đề cập đến lĩnh
vực hợp tác giáo dục giữa hai nước Lào - Việt Nam tiêu biểu như:
Bài viết “Hợp tác giáo dục và khoa học Việt Nam – Lào vì mục tiêu phát
triển nguồn nhân lực” của Nguyễn Sỹ Tuấn trong Nghiên cứu Đông Nam Á số 3
năm 2004. Bài viết đã nêu lên được một số đặc điểm nổi bật của thời đại, nhu cầu

phát triển nguồn nhân lực của Lào, thực trạng hợp tác giáo dục Việt Nam – Lào và
một số vấn đề góp phần phát triển nguồn nhân lực trong hợp tác giữa hai bên.


×