Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn ở huyện bắc yên, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 138 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Võ Thị Mỹ Yến

Mã số học viên: 1.48144E+12

Lớp: 22KHMT11
Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng

Mã số: 60440301

Khóa học: 2014-2016
Tơi xin cam đoan quyển luận văn đƣợc chính tơi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá hiệu quả
chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng đến quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn
ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không giống với các đề tài luận văn nào trƣớc đây, do
đó khơng có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn đƣợc thể hiện
theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tƣ liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn
đều đƣợc trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm
theo quy định.
Tác giả luận văn

Võ Thị Mỹ Yến

i


LỜI CÁM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tơi
ln nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình và trực tiếp của các Thầy, Cô hƣớng dẫn, tôi xin bày


tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Văn Thắng - Khoa Môi
trƣờng, Trƣờng Đại học Thủy Lợi - đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tơi hồn thành nội
dung nghiên cứu đề tài và mang lại kết quả ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Lãnh đạo Trƣờng Đại học
Thủy Lợi, Phòng Đào tạo đại học và sau đại học Trƣờng Đại học Thủy Lợi, Lãnh đạo
và tập thể giảng viên Khoa Môi Trƣờng - Trƣờng Đại học Thủy Lợi.
Xin chân thành cảm ơn giúp đỡ quý báu của chị Phan Thị Thúy, chuyên gia dự án phát
triển lâm nghiệp Hịa Bình và Sơn La(KFW7), cùng tập thể lãnh đạo và cán bộ Sở Tài
nguyên và môi trƣờng tỉnh Sơn La, Ủy ban nhân dân huyện Bắc Yên, Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Sơn La và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng huyện Bắc n đã giúp tơi hồn
thành luận văn này.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
giúp đỡ, động viên tơi trong q trình hồn thành luận văn này.
Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi mong muốn nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp của các thầy cơ giáo và các chun gia, các bạn đọc để tơi hồn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 01 năm 2018

Võ Thị Mỹ Yến

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích đề tài ............................................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................................3
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................3
4.1. Cách tiếp cận.................................................................................................................................................3
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................................................3
1) Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin số liệu ............................................... 3
2) Phương pháp nghiên cứu hiện trường..................................................................................... 4
3) Phương pháp thống kê .............................................................................................................. 4
5. Kết quả đạt đƣợc ..........................................................................................................4
6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................5
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG ................. 6
1.1. Các khái niệm về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ...................................................6
1.2. Giá trị khoa học của chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ..............................................7
1.3. Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên thế giới ........................................................ 13
1.3.1. Các hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng ở châu Mỹ.................................................................... 14
1.3.2 Hoạt động Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ở châu Á .................................................................... 17
1.2.3. Xu hƣớng mới trong phát triển dịch vụ môi trƣờng rừng ............................................................. 18
iii


1.4. Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ở Việt Nam ......................................................... 20
1.4.1. Chính sách chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng ở Việt Nam............................................................... 20
1.4.2. Các nghiên cứu có liên quan đến chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đã có ở trong nƣớc ........ 22
1.4.3. Vai trị sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng và thực hiện chính sách chi trả
dịch vụ môi trƣờng rừng.................................................................................................................................. 24

CHƢƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH
VỤ MƠI TRƢỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN ............................... 26
2.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu: Huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La .............................. 26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................................................. 26
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................................................................... 28
2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng........................................ 28
2.1.4. Đánh giá chung về những hạn chế còn tồn tại trong quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng ............ 29
2.2. Thu thập số liệu, điều tra hiện trƣờng về thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại
vùng nghiên cứu ............................................................................................................... 30
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu.......................................................................................................................... 30
2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp..................................................................................................................... 32
2.2.3. Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................................................................... 32
2.2.4. Phỏng vấn cán bộ chủ chốt .................................................................................................................. 32
2.3. Q trình chi trả chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng trên địa bàn huyện Bắc Yên ......... 34
2.3.1. Tình hình các bên sử dụng và cung ứng Dịch vụ môi trƣờng rừng trên địa bàn
huyện ............................................................................................................................. 34
2.3.2. Nội dung, trình tự các bƣớc lập phƣơng án quản lý bảo vệ rừng và kế hoạch thu chi, sử dụng
tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên địa bàn........................................................................................ 36
2.4. Quy trình chung chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng ....................................................................... 37
2.4.1. Chuẩn bị................................................................................................................................................... 38
2.4.3. Tổ chức bảo vệ và nghiệm thu ............................................................................................................ 38
2.4.4. Quy trình thẩm định và chi trả Dịch vụ môi trƣờng ......................................................... 39
2.4.5. Nghiệm thu ......................................................................................................................................... 40
2.5. Dự tốn chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng tại địa bàn .................................................................. 42
2.5.1. Phƣơng pháp tính tốn chi trả dich vụ môi trƣờng rừng áp dụng tại địa bàn............................. 42
2.5.2. Kết quả chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại huyện Bắc Yên theo số liệu thống kê.................. 43
iv


2.5.3. Diện tích rừng nhận và thu nhập từ chi trả dịch vụ môi trƣờng của các hộ ................................ 51

2.5.4. Nhận xét đánh giá về phƣơng pháp tính tốn chi, trả đã áp dụng…………… .51
2.6. Đánh giá thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên địa bàn huyện Bắc
Yên

................................................................................................................................................................ 57

2.6.1 Đánh giá về chính sách và việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trƣờng
rừng tại địa bàn .............................................................................................................. 57
2.6.2. Đánh giá về tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên địa bàn huyện Bắc Yên
đến hiệu quả bảo vệ rừng ................................................................................................................................ 62
2.6.3. Đánh giá hiệu quả của việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại huyện Bắc Yên ..................... 69
CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG
VÀ BẢO VỆ RỪNG ĐẦU NGUỒN TẠI HUYỆN BẮC YÊN ........................................ 73
3.1. Đánh giá chung về những tồn tại trong quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn huyện
Bắc Yên và trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại địa bàn
................................................................................................................................................................ 73
3.2. Yêu cầu bảo vệ rừng đầu nguồn tại địa bàn huyện .................................................................... 73
3.3. Mục tiêu đặt ra trong bảo vệ rừng đầu nguồn và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi
trƣờng rừng tại địa bàn................................................................................................................................ 76
3.4. Thuận lợi, khó khăn và các thách thức........................................................................................... 77
3.4.1. Về quản lý ............................................................................................................................................... 78
3.4.2. Giải pháp ................................................................................................................................................. 83
3.5. Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................................ 83
3.6. Giải pháp đề xuất..................................................................................................83
3.6.1. Giải pháp cải tiến thể chế chính sách ................................................................................................. 83
3.6.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý ............................................................................................................. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 88
1. Kết luận ..................................................................................................................... 88
2. Kiến nghị ...................................................................................................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 90
PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 93

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ địa lý huyện Bắc n..................................................................................... 26
Hình 2.2. Sơ đồ nội dung chính sách chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng ......................... 36
Hình 2.3. Quy trình lựa chọn diện tích rừng và thơn bản cho chi trả dịch vụ mơi trƣờng
....................................................................................................................................... 39
Hình 2.4. Quy trình thẩm định và chi trả dịch vụ mơi trƣờng ......................................34
Hình 2.5. Dịng lƣu chuyển tiền chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng trong chƣơng trình . 43
Hình 2.6. Diện tích rừng đƣợc chi trả cho các hộ ở 12 bản nghiên cứu ....................... 52
Hình 2.7. Nhóm nơng dân nịng cốt hồn thành bản đồ về diện tích rừng và phƣơng án
bảo vệ tuần tra ............................................................................................................... 53
Hình 3.1 Bà con huyện Bắc Yên chăm sóc rừng. ......................................................... 74

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp nguồn thu thập số liệu chính .................................................................... 32
Bảng 2.2. Tổng hợp tỷ lệ số hộ tham gia phỏng vấn ..................................................... 33
Bảng 2.3. Tổng hợp diện tích và tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng nguồn
năm 2016 cho các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, tổ chức và cộng đồng trên địa bàn
huyện Bắc Yên...............................................................................................................45
Bảng 2.4. Đặc điểm của diện tích rừng nhận chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng của 4 xã
nghiên cứu ..................................................................................................................... 47
Bảng 2.5. Tổng hợp số tiền từ chƣơng trình chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng của các xã

nghiên cứu ..................................................................................................................... 49
Bảng 2.6. Đặc trƣng của các hộ gia đình thuộc khu vực nghiên cứu có tham gia chi trả
dịch vụ mơi trƣờng rừng ................................................................................................ 50
Bảng 2.7. Tổng hợp diện tích và tiền chi trả của các hộ nghiên cứu ............................ 51
Bảng 2.8. Tổng hợp tuần tra của tổ bảo vệ rừng thôn bản qua các thời điểm .............515
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá các chức năng của rừng của ngƣời dân tại các thôn nghiên
cứu .................................................................................................................................62
Bảng 2.10. Bảng kết quả tổng hợp về tỷ lệ các động lực bảo vệ rừng của ngƣời dân ..64
Bảng 2.11. Đánh giá của ngƣời dân về hiệu quả của công tác bảo vệ rừng ..................65
Bảng 3.1. Tổng hợp một số trƣờng hợp điều chỉnh của huyện .....................................79

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

ARBCP:
Bộ NN&PTNT:
BQL:
KNK:
Quỹ BV&PTR:
RPH:
RSX:
RĐD:
UBND:

Chƣơng trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng Châu Á
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ban quản lý
Khí nhà kính

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất
Rừng đặc dụng
Ủy ban nhân dân

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Rừng ở Việt Nam đóng vai trị rất quan trọng trong bảo vệ mơi trƣờng chống xói mịn
đất, bảo vệ các hệ sinh thái và phát triển kinh tế. Khẳng định vai trò to lớn của rừng
chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ mơi
trƣờng rừng (Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng) và Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên
tại châu Á ban hành và triển khai chính sách ở cấp quốc gia. Mục tiêu của chính sách
chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng là bảo vệ diện tích rừng hiện có, nâng cao chất lƣợng
rừng, gia tăng chất lƣợng rừng và nâng cao đóng góp của ngành lâm nghiệp vào nền
kinh tế quốc dân giảm nhẹ gánh nặng lên ngân sách Nhà nƣớc, chất lƣợng đầu tƣ, bảo
vệ và phát triển rừng.
Sơn La là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Bắc có diện tích đất quy hoạch lâm
nghiệp là 934.039 ha, chiếm 65% diện tích đất tự nhiên và chiếm 40% diện tích đất
rừng của các tỉnh phía Bắc. Trong những năm qua công tác bảo vệ và phát triển rừng
gặp nhiều khó khăn do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng, kinh doanh
lâm sản chƣa phát triển thu hút các nguồn đầu tƣ vào xã hội hóa nghề rừng rất cịn hạn
chế. Nguồn lực đầu tƣ cho nghề rừng chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ƣơng chiếm
30% tổng diện tích rừng tồn tỉnh cịn lại 70% diện tích các chủ rừng phải tự quản lý
theo Luật.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên năm 2008 Sơn La là một trong hai tỉnh đƣợc chính
phủ lựa chọn cho phép thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng theo

Quyết định số 380/QĐ-TTg và thực hiện đại trà trên cả nƣớc theo Nghị định số
99/2010/NĐ-CP. Có thể khẳng định đây là chính sách đúng đắn phù hợp với thực tiễn
của cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La nói
riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung.
Bắc n là huyện có diện tích rừng phịng hộ lớn của vùng lƣu vực sơng Đà là lƣu vực
của nhiều nhà máy thủy điện, điều tiết nguồn nƣớc cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chính
sách đã đi vào cuộc sống gắn kết lợi ích giữa ngƣời sử dụng dịch vụ và ngƣời bảo vệ
rừng tạo ra lợi ích kinh tế mang tính bền vững giữa ngƣời sử dụng dịch vụ và ngƣời
1


cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng. Hầu hết cán bộ và nhân dân trong toàn huyện đã
nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng về thực hiện chính sách này, thấy đƣợc
trách nhiệm, quyền lợi của ngƣời cung ứng dịch vụ thông qua bảo vệ rừng nhờ vậy
công tác bảo vệ rừng đƣợc thực hiện ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện thì chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng tại
huyện Bắc Yên vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhƣ:
- Tình hình thu nộp nợ đọng tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đối với các đơn vị sử
dụng dịch vụ kéo dài ;
- Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng chi trả thấp và không đồng đều;
- Chƣa có các hệ thống giám sát đánh giá hiệu quả;
- Thiếu sự tăng cƣờng tính ràng buộc (tiền vẫn đƣợc chi trả ngay cả khi có vi phạm
luật);
- Thiếu các hƣớng dẫn cụ thể về việc sử dụng tiền chi trả từ chi trả dịch vụ mơi trƣờng
rừng có thể dẫn tới việc sử dụng tiền khơng đúng mục đích ở cấp độ thơn bản và cộng
đồng;
- Chƣa có một hệ thống ghi nhận khiếu nại hoặc phản hồi.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành: “Đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch
vụ mơi trường rừng đến quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn ở huyện Bắc Yên, tỉnh
Sơn La.”

2. Mục đích đề tài
- Đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại trong thực hiện chi trả
dịch vụ môi trƣờng rừng tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La;
- Đề xuất đƣợc những ý kiến cải tiến về thể chế chính sách, cũng nhƣ công cụ kỹ
thuật và tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng để nâng cao hiệu quả bảo vệ
rừng đầu nguồn tại vùng nghiên cứu.

2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chính sách chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: khu vực huyện Bắc Yên.
- Phạm vi thời gian: căn cứ vào các số liệu công bố các năm chi trả thực hiện từ năm
2011 đến năm 2017 của huyện Bắc Yên.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận khảo sát hiện trƣờng: Học viên sẽ đi thực tế tại huyện Bắc Yên, và nghiên
cứu kỹ hơn tại một số xã trọng điểm quanh khu vực rừng Tà Xùa. Tiếp xúc với nhân
dân, chính quyền sở tại, nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời dân và chính quyền
địa phƣơng trong công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, mang lại lợi ích, hiệu quả
đến đâu, có những thiếu sót nào, có những bất cập nào trong cơng tác quản lý, sử dụng
tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Học viên ghi nhận, tổng hợp, chọn lọc, đánh giá
tổng quan công tác chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, luận văn sẽ sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu sau đây:
1) Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin số liệu

Bao gồm thu thập, phân tích tổng hợp các thơng tịn số liệu sau đây
- Thu thập các văn bản pháp luật Nghị định, thông tƣ và các văn bản hƣớng dẫn về
chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.
- Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, quản lý
bảo vệ rừng,... trong vùng nghiên cứu.
- Các văn bản pháp luật của các cấp có liên quan đến chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.
- Tình hình thực hiện chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng qua các năm 2011-2016.
- Các kết quả nghiên cứu về xác định giá trị môi trƣờng rừng đã đƣợc thực hiện.
3


2) Phương pháp nghiên cứu hiện trường
Tiến hành nghiên cứu tại hiện trƣờng các nội dung sau đây:
a) Điều tra thu thập thơng tin, số liệu cịn thiếu nhƣ thơng tin về hiện trạng vùng
nghiên cứu, tình hình quản lý bảo vệ rừng, thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
của các thành phần có liên quan (đối tƣợng đƣợc chi trả và đối tƣợng phải chi trả dịch
vụ môi trƣờng rừng);
b) Thực hiện đánh giá tại hiện trƣờng về thực hiện và hiệu quả thực hiện chi trả dịch
vụ môi trƣờng rừng để xây dựng bộ dữ liệu phục vụ cho đánh giá, nghiên cứu của luận
văn, cụ thể nhƣ sau:
Sử dụng phƣơng pháp RRA (phƣơng pháp đánh giá nhanh) và phƣơng pháp PRA
(phƣơng pháp đánh giá có sự tham gia) để đánh giá tại hiện trƣờng.
Xây dựng phiếu phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn nhƣ sau:
+ Phỏng vấn nhóm các cán bộ và các đối tƣợng liên quan.
+ Phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ gia đình các để đánh giá ảnh hƣởng của chi trả dịch
vụ môi trƣờng rừng đến quản lý và bảo vệ rừng, thái độ của ngƣời dân về vấn đề chi
trả dịch vụ môi trƣờng rừng.
3) Phương pháp thống kê: Tổng hợp, xử lý số hiệu, phân tích các kết quả bằng
phƣơng pháp thống kê.
5. Kết quả đạt đƣợc

- Đánh giá đƣợc sự phù hợp của việc xác định đối tƣợng thụ hƣởng của chi trả dịch vụ
mơi trƣờng rừng, tình hình thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng (ngƣời thực hiện,
đối tƣợng, định mức chi phí); tình hình sử dụng tiền quỹ của cộng đồng,...
- Thông qua các số liệu thu thập, điều tra đánh giá đƣợc hiệu quả của việc thực hiện
chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng và các tồn tại cần giải quyết tại vùng nghiên cứu;
- Đánh giá đƣợc chất lƣợng rừng đầu nguồn đƣợc bảo vệ bởi cộng đồng thơn bản từ
khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng;

4


- Đề xuất đƣợc các giải pháp để khắc phục các tồn tại trong thực hiện chính sách chi
trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại vùng nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng
đầu nguồn.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chƣơng chính và phần kết luận
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
Chƣơng 2: Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng
trên địa bàn huyện Bắc Yên
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách chi trả
dịch vụ mơi trƣờng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn huyện Bắc Yên
Kết luận và kiến nghị

5


CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG
1.1. Các khái niệm về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payment for Ecosystem Services – Chi trả dịch vụ môi

trƣờng) hay cịn đƣợc gọi là chi trả cho dịch vụ mơi trƣờng (Payment for
Environmental Services) đƣợc xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các
dịch vụ sinh thái bằng cách kết nối ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời sử dụng dịch vụ
hệ sinh thái.
Một khái niệm hẹp hơn về chi trả môi trƣờng đƣợc đƣa ra năm 2005 là: “ Chi trả dịch
vụ môi trƣờng là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó dịch vụ mơi trƣờng đƣợc
xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo có đƣợc dịch vụ này) đang
đƣợc ngƣời mua (tối thiểu một ngƣời mua) mua của ngƣời bán (tối thiểu một ngƣời
bán) khi và chỉ khi ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng đảm bảo đƣợc việc cung cấp
dịch vụ môi trƣờng này” [1].
- Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi
sinh vật, nƣớc, đất, khơng khí, cảnh quan thiên nhiên. Mơi trƣờng rừng có các giá trị
sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con ngƣời, gọi là giá trị sử dụng của môi trƣờng
rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nƣớc, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển,
phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lƣu giữ các bon, du lịch, nơi cƣ trú
và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác.
- Dịch vụ môi trường rừng (Dịch vụ môi trƣờng rừng) là công việc cung ứng các giá
trị sử dụng của môi trƣờng rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của
nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định
99/2010/NĐ-CP[2].
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng
dịch vụ môi trƣờng rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng theo quy
định tại Điều 6 của Nghị định 99/2010/NĐ-CP.

6


- Các loại rừng và dịch vụ môi trường rừng được trả tiền dịch vụ môi trường rừng là
các khu rừng có cung cấp một hay nhiều dịch vụ mơi trƣờng rừng gồm: rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Các loại dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc chi trả tiền

dịch vụ môi trƣờng rừng gồm:
+ Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối;
+ Điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất và đời sống xã hội;
+ Hấp thụ và lƣu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng
các biện pháp ngăn chặn suy thối rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền
vững;
+ Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng
phục vụ cho dịch vụ du lịch;
+ Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nƣớc
từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
Theo Quyết định 380/2008/QĐ-TTg và Nghị định 99/2010/NĐ-CP. Hiện nay các loại
dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc tỉnh Sơn La chính thức chi trả gồm:
 Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nƣớc;
 Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mịn, chống bồi lắng lịng hồ;
1.2. Giá trị khoa học của chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng
1.2.1. Giá trị phịng hộ đầu nguồn
Nhiều nghiên cứu đã khẳng vai trò to lớn của rừng trong việc phòng hộ đầu nguồn.
Các chức năng này bao gồm: giữ đất – và do đó kiểm sốt xói mịn và q trình lắng
đọng bùn cát; điều tiết dịng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nƣớc, kiểm soát chất
lƣợng nƣớc,... Việc mất đi lớp rừng che phủ có thể

dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

nếu diễn ra việc khai thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng đất không hợp lý [2].

7


Chúng ta phải trả giá đắt cho việc suy giảm các vùng đầu nguồn do phá rừng và sử
dụng đất không hợp lý. Ngày nay, một phần năm dân số thế giới bị thiếu nƣớc sạch để

uống và một nửa dân số thế giới thiếu nƣớc cho các nhu cầu vệ sinh [3].
Việc tàn phá rừng đầu nguồn đã góp phần làm tăng các thảm họa tự nhiên gây ảnh
hƣởng lớn đến đời sống và sản xuất. Chẳng hạn nhƣ lũ lụt hàng năm làm hàng ngàn
ngƣời bị thiệt mạng, hàng vạn gia đình mất nhà cửa. Thiệt hại về tài sản trị giá hàng tỷ
đôla. Sự bồi lắng tại các hồ chứa thủy điện làm giảm tuổi thọ của hồ chứa và tăng
thêm chi phí trong việc sản xuất điện năng. Ô nhiễm nguồn nƣớc đe dọa cuộc sống của
các loài cá, động và thực vật trong hệ sinh thái nƣớc vốn rất nhạy cảm, đồng thời đe
dọa cả chất lƣợng nƣớc mà con ngƣời sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.
Nhƣ vậy có thể thấy hai chức năng quan trọng của rừng trong việc duy trì khả năng
phịng hộ của các vùng đầu nguồn là:
Thứ nhất rừng hạn chế xói mịn đất và bồi lắng. Xói mịn đất là một vấn đề nghiêm
trọng đối với sản xuất nông, lâm nghiệp ở nhiều vùng nhiệt đới và á nhiệt đới và là
một trong những ngun nhân chính gây thối hố đất và sa mạc hóa. Rừng bị tàn phá
dẫn đến bề mặt đất đai chịu ảnh hƣởng trực tiếp của nƣớc mƣa, dòng chảy bề mặt và là
nguyên nhân cơ bản làm cho xói mịn đất tăng nhanh.
Thứ hai rừng điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nƣớc. Rừng và nguồn
nƣớc không thể tách rời nhau. Rừng và nƣớc xuất hiện đồng thời, và thƣờng xun có
tác động qua lại. Các lồi cây đều sử dụng nƣớc cho đến khi nó bị chặt hạ. Sự xuất
hiện của thực vật là chỉ thị cho sự sẵn có của nguồn nƣớc. Vì vậy, trong vùng nhiệt đới
lớp thảm thực vật sẽ phát triển tốt tƣơi ở những nơi có nguồn nƣớc dồi dào. Nguồn
nƣớc dƣ dật sau khi đƣợc thực vật sử dụng sẽ thấm xuống đất rừng, tham gia vào mực
nƣớc ngầm và bổ sung vào dịng chảy sơng suối trừ một lƣợng nƣớc nhỏ bốc hơi vật lý
và thốt khỏi đất rừng hoặc đóng thành băng. Nguồn nƣớc nhả ra từ rừng và đất rừng
thƣờng mang lại lợi ích to lớn đối với đời sống và sinh hoạt của con ngƣời.
Lƣợng giá giá trị của rừng trong phòng hộ đầu nguồn cũng đã đƣợc nghiên cứu. Giá trị
của rừng trong hạn chế xói mịn là rất đáng kể. Xói mịn đất ở nơi phát rừng làm rẫy
cao gấp 10 lần ở những khu vực có rừng tự nhiên.
8



Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng giá trị của rừng trong phòng hộ đầu nguồn là
rất lớn. Hàng năm giá trị của rừng trong bảo vệ cố định đất là 11,5 tỷ NDT (khoảng
1,4 tỷ USD); bảo vệ độ phì đất là 226,6 tỷ NDT (khoảng 28 tỷ USD); phòng chống lũ
lụt là 78,5 tỷ NDT (khoảng 9,8 tỷ USD) và tăng nguồn nƣớc là 93,6 tỷ NDT (khoảng
11,6 tỷ USD).
Rõ ràng là rừng đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn mà nhờ đó
hạn chế đƣợc xói mịn đất và lũ lụt, q trình bồi lắng và đồng thời đảm bảo nguồn
nƣớc sạch dồi dào phục vụ cho sinh hoạt, tƣới tiêu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ
điện.
1.2.2. Giá trị bảo tồn Đa dạng sinh học
Rừng đƣợc coi là sinh cảnh cực kỳ quan trọng xét về mặt đa dạng sinh học mà chúng
sở hữu. Lấy số lƣợng lồi làm ví dụ minh chứng cho tính đa dạng sinh học. Tổng số
sinh vật đƣợc mô tả và phát hiện lên đến khoảng 1,75 triệu lồi và ngƣời ta phỏng
đốn rằng con số này chỉ chiếm 13% số lƣợng thực tế. Có nghĩa là số lồi thực tế có
thể là 13,6 triệu [4],[5]. Bao nhiêu trong tổng số này trú ngụ ở các cánh rừng trên thế
giới vẫn là điều chƣa đƣợc biết đến. Wilson (1992) cho rằng có lẽ một nửa trong số
các loài đƣợc biết đến sống ở rừng nhiệt đới và cịn rất nhiều lồi sẽ tiếp tục đƣợc
khám phá ở các khu rừng nhiệt đới.
Mất rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới – môi trƣờng sống quan trọng của đa dạng sinh
học, đồng nghĩa với việc mất đi tính đa dạng sinh học của nhân loại. Theo thống kê
của Tổ chức Nơng Lƣơng thế giới (FAO), ƣớc tính khoảng 24% các lồi động vật có
vú trên trái đất và khoảng 12% các loài chim đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các lồi vật kể trên là chúng bị mất đi
mơi trƣờng sống quen thuộc, mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng. Theo Viện Tài
nguyên thế giới việc chặt phá rừng nhiệt đới ƣớc tính sẽ làm mất đi 5 – 15% các loài
sinh vật trên trái đất trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2020.
Đánh giá giá trị bảo tồn đa dạng sinh học đã đƣợc một số quốc gia quan tâm thực hiện.
Các nghiên cứu đều khẳng định giá trị to lớn của đa dạng sinh học trong các hệ sinh
thái rừng nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy giá
9



trị đa dạng sinh học của rừng Trung Quốc là 7.030,8 tỷ NDT (khoảng 878 tỷ USD).
Trong đó giá trị đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới là cao nhất, khoảng
59.346 NDT/ha (tƣơng đƣơng 7.418 USD/ha) và thấp nhất là rừng ở khu cao nguyên
Thanh Tạng, bình quân là 4.395NDT/ha (khoảng 549,4 USD). Giá trị đa dạng sinh học
của rừng Trung Quốc bình quân cho mỗi hécta mỗi năm là 58.474 NDT (khoảng 7.039
USD) [6].
Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, đƣợc
công nhận là một quốc gia ƣu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái của Việt
Nam giàu có và đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối,...cùng tạo nên môi
trƣờng sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động,
thực vật độc đáo của Việt Nam khơng có ở nơi nào khác trên thế giới, đã khiến cho
Việt Nam trở thành nơi tốt nhất – trong một số trƣờng hợp là nơi duy nhất - để bảo tồn
các lồi đó.
Mặc dù chƣa có con số chính thức đánh giá giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam,
nhƣng không thể phủ nhận giá trị to lớn và tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh
học. Do vậy, đầu tƣ cho bảo tồn đa dạng sinh học từ Chính phủ và các nhà tài trợ quốc
tế có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 1996 – 2004,
tổng đầu tƣ cho bảo tồn đa dạng sinh học đạt 256 triệu USD, trong đó từ ngân sách
chính phủ là 81,6 triệu USD (chiếm 32%) và từ các nhà tài trợ quốc tế là 177 triệu
USD (chiếm 68%). Riêng trong năm 2005, tổng đầu tƣ cho bảo tồn đa dạng sinh học
có thể đạt 51,8 triệu USD [7].
1.2.3. Giá trị cố định, hấp thụ các bon và điều hịa khí hậu
Đa số các nhà khoa học môi trƣờng cho rằng việc gia tăng các khí nhà kính gây ra hiện
tƣợng nóng lên tồn cầu, có thể sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng thêm nhanh chóng từ 1
đến 50C. Hiện tƣợng này có thể dẫn đến việc tan băng, từ đó sẽ gây ra những thay đổi
đối với các hệ sinh thái ở dãy Himalaya, dãy Andes, và các vùng đất thấp hơn chịu ảnh
hƣởng của các dãy núi này. Băng tan ở hai đầu cực của trái đất sẽ làm dâng mực nƣớc
biển và làm ngập các vùng đất thấp ven biển nhƣ phía Nam của Bangladesh, đồng

bằng sơng Mê kơng ở Việt Nam và một phần lớn diện tích các bang Florida và
10


Louisiana của Mỹ. Nhiều hịn đảo trên biển Thái Bình Dƣơng sẽ biến mất trên bản đồ
thế giới. Những tác động khác của hiện tƣợng thay đổi khí hậu tồn cầu là khí hậu
ngày càng trở nên khắc nghiệt, xói mịn bờ biển, gia tăng q trình mặn hóa và mất đi
những rạm san hô.
Việc đốt cháy các nguồn năng lƣợng hóa thạch nhƣ xăng, dầu điêzel và than đá trong
công nghiệp và giao thông đã tạo ra khoảng 65% khí nhà kính. Trên tồn cầu, ngành
nơng nghiệp, tính cả việc đốt nƣơng trong canh tác du canh, cũng tạo ra khoảng 20%
khí nhà kính. Tổng số khí cácbon thải ra của thế giới là khoảng 1,1 tấn/ngƣời-năm.
Con số này là cao, nhƣng lƣợng khí thải ra từ các nƣớc phát triển là 3,1 tấn/ha, và ở
riêng Mỹ là 5,6 tấn/ha.
Nhằm hạn chế phát thải và sự biến đổi khí hậu toàn cầu, Nghị định thƣ Kyoto đƣợc
180 quốc gia ký kết năm 1997, đạt đƣợc cam kết của 38 nƣớc công nghiệp phát triển
trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2012 xuống mức 5,2%, thấp hơn so
với mức phát thải năm 1990[8].
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng giữ lại và tích trữ, hay hấp thụ
cácbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật có vai trị đáng kể trong việc
chống lại hiện tƣợng ấm lên toàn cầu. Sự phân hủy hoặc đốt các vật chất hữu cơ sẽ trả
lại cácbon vào khí quyển.
Nhiều nghiên cứu đã xác định lƣợng các bon và các bon hấp thụ ở nhiều loại rừng
khác nhau. Brown và Pearce (1994) [9] có đƣa ra các số liệu đánh giá lƣợng carbon và
tỷ lệ thất thoát đối với rừng nhiệt đới. Một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thu đƣợc
280 tấn carbon/ha và sẽ giải phóng 200 tấn carbon nếu bị chuyển thành du canh du cƣ
và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu đƣợc chuyển thành đồng cỏ hay đất nơng
nghiệp. Rừng trống có thể hấp thụ khoảng 115 tấn carbon và con số này sẽ giảm từ 1/3
đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp. Với sự ra đời của Nghị định
thƣ Kyoto, vai trị của rừng trong giảm phát thải khí nhà kính và sự nóng lên tồn cầu

đã đƣợc khẳng định. Giá trị này của rừng đã phần nào đƣợc ƣớc tính.
Xét trên phạm vi toàn cầu, số liệu thống kê năm 2003 cho thấy lƣợng các bon lƣu giữ
trong rừng là khoảng 800 – 1.000 tỷ tấn. Trong một năm rừng hấp thu khoảng 100 tỷ
11


tấn khí các bon níc và thải ra khoảng khoảng 80 tỷ tấn oxy [10]. Nếu quy đổi thành
tiền theo cơ chế phát triển sạch thì giá trị cố định/lƣu trữ các bon của rừng là từ 14.680
– 18.350 tỷ USD và hàng năm giá trị hấp thu khí các bon níc là khoảng 1.835 tỷ USD
(ƣớc tính theo giá 5$/tấn CO2).
1.2.4. Giá trị du lịch và giải trí/ vẻ đẹp cảnh quan
Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển và là biện pháp sử dụng rừng nhiệt đới
không cần khai thác nhƣng lại đem lại giá trị kinh tế cao và đầy tiềm năng. Tuy nhiên
cần lƣu ý rằng điểm cốt lõi là ngƣời đƣợc hƣởng lợi phải là nguời sống trong khu rừng
hay ngƣời sử dụng rừng; nguồn thu từ du lịch thƣờng rơi vào túi các nhà tổ chức du
lịch, những ngƣời không sống trong hay sống gần khu vực rừng và thậm chí có thể
khơng phải là ngƣời bản xứ; bản thân du lịch cũng phải “bền vững”, phải giới hạn
lƣợng khách tối đa có thể vào khu rừng. Về nguyên tắc, bất kỳ khu rừng nào có thể tới
đƣợc bằng đƣờng bộ hay đƣờng sơng đều có giá trị du lịch.
Các nghiên cứu về giá trị cảnh quan du lịch của các khu vực có rừng nhiệt đới đã đƣợc
tiến hành. Một số khu vực du lịch sinh thái thu hút một lƣợng lớn khách du lịch và do
đó có giá trị kinh tế tính trên mỗi hecta rất cao. Tuy nhiên khó có thể đƣa ra một con
số giá trị tiêu biểu bởi giá trị thay đổi theo khu vực và tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ
thể. Ví dụ, tính tốn giá trị du lịch giải trí hàng năm ở Trung Quốc cho thấy giá
trị này là khoảng 220,9 - 10.564,4 NDT/ha (tƣơng đƣơng 27,6 – 1.320 USD/ha). Trong
năm 1996, ngƣời Bristish Clumbia chi tiêu khoảng 1.9 tỷ USD cho các hoạt động du
lịch sinh thái, đóng góp cho ngành thuế của địa phƣơng là 116 triệu USD [11]. Cơ chế
chi trả cho dịch vụ giải trí và du lịch ở Châu âu và Bắc Mỹ đƣợc xác định theo mức
"Bằng lòng chi trả - WTP (Willingness To Pay) với mức giá từ 1- 3USD/ngƣời/lần
(David W. Pearce và Corin G T Pearce, 2001). Liên quan đến giá trị này Elsser (1999)

cho rằng giá trị du lịch giải trí của rừng ở Đức đƣợc xác định là khoảng 2.2 tỷ
USD/năm.
1.2.5. Giá trị lựa chọn và tồn tại

12


Ngoài các giá trị nêu trên, các giá trị lựa chọn và tồn tại cũng đƣợc đề cập. Giá trị này
thể hiện sự sẵn lòng trả tiền cho việc bảo tồn rừng hoặc hệ sinh thái mặc dù ngƣời sẵn
lòng trả tiền khơng hề nhận đƣợc lợi ích gì từ rừng. Có ba tình huống dẫn đến giá trị
này:
(a)

Một ngƣời sẵn lòng trả tiền để bảo tồn rừng nhằm mục đích sử dụng rừng trong

tƣơng lai, chẳng hạn nhƣ cho mục đích giải trí. Giá trị này đƣợc gọi là giá trị lựa chọn
(b)

Một ngƣời sẵn lòng trả tiền để bảo tồn rừng mặc dù họ không sử dụng và cũng

khơng có ý định sử dụng rừng. Mong muốn của họ là con cái họ hoặc thể hệ sau có cơ
hội sử dụng rừng. Đây là một dạng giá trị lựa chọn vì lợi ích của ngƣời khác, đơi khi
cịn đƣợc gọi là giá trị để lại.
(c)

Một ngƣời sẵn lòng trả tiền để bảo tồn rừng mặc dù họ không sử dụng và cũng

khơng có ý định sử dụng rừng hay không nhằm để ngƣời khác sử dụng rừng. Đơn giản
chỉ là vì họ muốn rừng tiếp tục sống. Mong muốn của họ cũng rất khác nhau, từ ý thức
về giá trị đích thực của rừng tới giá trị về tinh thần, tôn giáo, quyền của những sinh vật

sống khác, v.v. Đây đƣợc gọi là giá trị tồn tại.
Trên thực tế, rất khó phân biệt các động cơ kể cả khi áp dụng phƣơng pháp ƣu tiên
định trƣớc nhƣ đánh giá ngẫu nhiên. Carson (1998) [12] cho rằng các biện pháp đánh
giá ngẫu nhiên - khi các câu trả lời cho khả năng chi trả đƣợc gợi ý cụ thể trong bản
câu hỏi – có liên quan trực tiếp đến việc định giá rừng nhiệt đới.
1.3. Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên thế gi i
Chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng là một lĩnh vực đã có từ lâu trên thế giới, trong những
năm 90 của thế kỷ XX mới đƣợc các nƣớc trên thế giới quan tâm thực hiện. Với những
giá trị và lợi ích bền vững của việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đã thu hút đƣợc sự
quan tâm đáng kể của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học và các nhà hoạch định chính
sách trên thế giới. Chi trả dịch vụ mơi trƣờng đã nhanh chống trở nên phổ biến ở một
số nƣớc và đƣợc thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật. Hiện nay chi trả dịch vụ môi
trƣờng đƣợc xen nhƣ một chiến lƣợc dựa vào thị trƣờng để quản lý tài nguyên thiên
nhiên, khuyến khích, chia sẻ các lợi ích trong cộng đồng và xã hội.
13


Các nƣớc phát triển ở Mỹ La Tinh đã áp dụng thực hiện các mơ hình chi trả dịch vụ
mơi trƣờng sớm nhất. Ở Châu u, chính phủ một số nƣớc cũng đã quan tâm đầu tƣ và
thực hiện nhiều chƣơng trình, mơ hình chi trả dịch vụ mơi trƣờng. Chi trả dịch vụ rừng
phòng hộ đầu nguồn hiện đang đƣợc thực hiện tại các quốc gia Costa Rica, Ecuador,
Bolivia, Ấn Độ, Nam Phi, Mexico và Hoa Kỳ. Trong hầu hết các trƣờng hợp này thực
hiện tối đa hóa các dịch vụ rừng phịng hộ đầu nguồn thơng qua các hệ thống chi trả
đều mang lại kết quả góp phần giảm nghèo. Ở Châu

c, Australia đã lập pháp hóa

quyền phát thải cacbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tƣ đăng ký quyền sở hữu
hấp thụ cacbon của rừng. Chi trả dịch vụ môi trƣờng cũng đã đƣợc phát triển và thực
hiện thí điểm ở Châu Á nhƣ Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Nepal và Việt Nam

bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc các chƣơng trình chi trả dịch vụ mơi trƣờng có quy mơ
lớn, chi trả cho các chủ rừng để thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng nhằm tăng cƣờng
cung cấp các dịch vụ thủy văn, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mịn, hấp thụ
cacbon, tạo cảnh quan du lịch sinh thái, và đã thu đƣợc một số thành công nhất định
trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng
đầu nguồn.
Chi trả cho các dịch vụ môi trƣờng rừng đang đƣợc thực hiện ở một số nƣớc trên thế
giới, Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ năm 2002, Trung tâm Nơng
lâm thế giới (ICRAF) đã tích cực giới thiệu khái niệm chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
(Chi trả dịch vụ môi trƣờng) vào Việt Nam. Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế
(IFAD) đã hỗ trợ dự án cho ngƣời nghèo vùng cao cho các Chi trả dịch vụ môi trƣờng
mà họ cung cấp tại Indonesia, Philippines và Nepal là “xây dựng cơ chế mới để cải
thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao ở Châu Á” thông
qua xây dựng các cơ chế nhằm đền đáp ngƣời nghèo vùng cao về các chi trả dịch vụ
môi trƣờng họ cung cấp cho các cộng đồng trong nƣớc và trên phạm vi toàn cầu.
1.3.1. Các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường ở châu Mỹ
- Tại Hoa Kỳ, là quốc gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mơ hình chi trả dịch vụ
mơi trƣờng sớm nhất, ngay từ giữa thập kỷ 80, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện
“Chƣơng trình duy trì bảo tồn”, ở Hawaii đã áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua
nhƣợng quyền để bảo tồn bảo vệ rừng đầu nguồn, duy trì, cải thiện nguồn nƣớc mặt và
14


nƣớc ngầm, phục vụ đời sống sinh hoạt, phát triển du lịch, nông nghiệp và các ngành
nghề khác. Ở Oregon, Portland áp dụng chính sách bảo tồn và phát triển cá Hồi và môi
trƣờng sinh thái của chúng. Từ việc xác định và đầu tƣ đúng mục tiêu sẽ hình thành
các dịch vụ hệ sinh thái, cụ thể họ đã phát triển du lịch sinh thái, lấy dịng sơng nơi cá
Hồi đẻ là nơi tham quan về sinh thái, lấy các khu rừng bị khai thác quá mức xƣa kia là
nơi giáo dục cho học sinh, sinh viên và du khách về ý thức bảo vệ rừng, v.v.. Ở New
York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chƣơng trình mua đất để quy hoạch và

bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chƣơng trình hỗ trợ cho các chủ đất áp dụng các
phƣơng thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối với
nguồn cung cấp nƣớc cho thành phố. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất cho chủ đất đƣợc
đầu tƣ từ nguồn tiền nƣớc bán cho ngƣời sử dụng nƣớc ở thành phố, kể cả du khách.
Chính quyền thành phố đã lập ra công ty phi lợi nhuận để tiếp thu nguồn kinh phí này
và hỗ trợ các hộ nơng dân là chủ đất đã nhƣợng quyền sử dụng đất cho thành phố.
- Tại Costa Rica, năm 1996, Chi trả dịch vụ mơi trƣờng thơng qua Quỹ Tài chính
Quốc gia về rừng (FONAFIFO) đã chi trả cho các chủ rừng và các khu bảo tồn để
phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng. FONAFIFO hoạt động nhƣ một ngƣời trung gian
giữa chủ rừng và ngƣời mua các dịch vụ hệ sinh thái. Nguồn tài chính thu đƣợc từ
nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: thuế nhiên liệu hố thạch, bán tín chỉ cacbon, tài trợ
nƣớc ngoài và khoản chi trả từ các dịch vụ hệ sinh thái. FONAFIFO và nhà máy thủy
điện chi trả cho các chủ rừng tƣ nhân cung cấp dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn
khoảng 45USD/ha/ năm cho hoạt động bảo vệ rừng của mình, và 116 USD/ha/ năm
cho phục hồi rừng [13]. Một số khách sạn tham gia vào cơ chế chi trả dịch vụ môi
trƣờng để bảo vệ lƣu vực. Cơ sở của việc chi trả này là mối tƣơng quan chặt chẽ giữa
ngƣời cung cấp dịch vụ mơi trƣờng nƣớc do bảo vệ, duy trì cải thiện chất lƣợng nƣớc
và dòng chảy với ngƣời hƣởng lợi là ngành du lịch. Lý do là các hoạt động ngành du
lịch phụ thuộc rất lớn vào trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc. Vì vậy, từ năm 2005 một số
khách sạn chi trả hàng năm 45,5 USD cho mỗi ha đất của các chủ rừng địa phƣơng và
trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mơ hình chi trả dịch vụ môi trƣờng. Tuy
nhiên, cũng ở Cốt-xơ-ta Ri-ca, “vẫn chƣa có một cơ chế đƣợc thừa nhận chung nào
dựa vào lợi ích của mọi ngƣời đƣợc chi trả trực tiếp từ vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa
dạng sinh học” gần đây tại Tan-za-ni-a có một nhóm 5 công ty du lịch đã liên kết cùng
15


nhau làm hợp đồng với một làng nằm trong khu vực đồng cỏ ở địa phƣơng để bảo vệ
các loài hoang dã chủ yếu thơng qua chi trả tài chính hàng năm [14].
- Tại Ecuador, Năm 1999 Quỹ bảo tồn nƣớc quốc gia (FONAG) đƣợc thành lập các

công ty nƣớc đô thị ở Quito và Pimampiro xây dựng bằng cách áp phí lên nƣớc sinh
hoạt. Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nƣớc dành 1% doanh thu đóng góp
vào FONAG. Quỹ này đƣợc đầu tƣ cho việc bảo tồn lƣu vực đầu nguồn và chi trả trực
tiếp cho các chủ rừng.
- Tại Colombia, những ngƣời sử dụng nƣớc phục vụ công – nông nghiệp ở Thung lũng
Cauca đã thành lập các hiệp hội để thu các khoản chi trả tự nguyện cho các chủ rừng để
cải thiện dòng chảy và giảm bồi lắng 0,5 USD/m3 nƣớc thƣơng phẩm [15].
- Tại Bolivia, hai công ty năng lƣợng Mỹ phối hợp với một tổ chức phi chính phủ của
Bolivia và Uỷ ban bảo vệ thiên nhiên để tài trợ cho việc ngừng khai thác gỗ và các
hoạt động khác nhằm mở rộng diện tích và chất lƣợng của Vƣờn Quốc gia Noel
Kempff với mục đích tăng cƣờng hấp thụ cácbon.
- Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, Chƣơng trình về dịch vụ mơi trƣờng thủy văn
(PSA-H) là chƣơng trình chi trả dịch vụ mơi trƣờng lớn nhất châu Mỹ. PSA-H tập
trung vào bảo tồn các rừng tự nhiên bị đe dọa nhằm duy trì các dịng chảy và chất
lƣợng nƣớc. Mexico đã thành lập Quỹ Thủy Lợi năm 2002, thực hiện Chi trả dịch vụ
môi trƣờng từ việc sử dụng đất. Uỷ ban Thủy Lợi Quốc gia ký hợp đồng với chủ đất
để quản lý nhằm duy trì các dịch vụ đầu nguồn. Ngồi ra ngƣời nơng dân ở Ugada và
Mexico đã tiến hành liên kết với nhau để tham gia thị trƣờng cac bon quốc tế, bên mua
là cơng ty sản xuất bao bì Teltra Pak có trụ sở tại Vƣơng quốc Anh. Nhóm nơng dân
này đã liên hệ với tổ chức phi chính phủ Ecotrust có trụ sở tại Uganda, sau đó tổ chức
này lại phối hợp với Trung tâm quản lý các bon Edinburg. Theo hợp đồng, nhóm nơng
dân phải trồng các lồi cây bản địa. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, những cây
này sẽ hấp thụ đƣợc 57 tấn các bon và họ sẽ nhận đƣợc 8 USD/ tấn. Trong khi cây
trồng đang lớn, họ có thể ni dê dƣới tán cây. Khi hợp đồng kết thúc, họ có thể sử
dụng hoặc bán số gỗ đó[15].

16


- Tại Brazil, Nhà nƣớc phân bổ ngân sách cho các thành phố để bảo vệ các khu rừng

phòng hộ đầu nguồn và phục hồi diện tích rừng nghèo kiệt. Ở Parana cũng nhƣ ở
Minas Gerais, 5% doanh thu từ lƣu thơng hàng hóa và dịch vụ (ICMS) – một loại thuế
gián tiếp đánh vào tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ đƣợc phân bổ cho các thành phố có
cơ quan bảo tồn hay diện tích rừng cần bảo vệ hoặc cho các thành phố cung cấp nƣớc
cho các thành phố lân cận[15].Chính phủ cũng đã thực hiện “Chƣơng trình ủng hộ mơi
trƣờng” trong đó, chi trả để thúc đẩy sự bền vững môi trƣờng của khu vực Amazon.
Một số sáng kiến cacbon cũng đã đƣợc thực hiện, nhƣ dự án Plantar đƣợc tài trợ bởi
Ngân hàng Thế giới, nhằm cung cấp các biện pháp kinh tế cho việc cung cấp gỗ bền
vững để sản xuất gang ở Bang Minas Gerais.
1.3.2.

oạt động Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở châu Á

Trong những năm gần đây, các chƣơng trình về chi trả dịch vụ môi trƣờng đã đƣợc
phát triển và thực hiện thí điểm tại các nƣớc châu Á nhƣ Indonesia, Philippines, Trung
Quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam nhằm xác định điều kiện để thành lập cơ chế chi trả
dịch vụ môi trƣờng. Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển
hình về chi trả dịch vụ môi trƣờng đối với việc quản lý lƣu vực đầu nguồn.
Từ năm 2001-2006, nhiều nhà tài trợ cũng đã khảo sát khả thi các chƣơng trình chi trả
dịch vụ môi trƣờng ở châu Á. Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Quốc tế về Phát triển
nông nghiệp (IFAD), Trung tâm Nơng – Lâm thế giới (ICRAF) đã đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao nhận thức về khái niệm chi trả dịch vụ mơi trƣờng bằng
chƣơng trình chi trả cho ngƣời nghèo vùng cao dịch vụ môi trƣờng ở châu Á. Chi trả
dịch vụ mơi trƣờng đang tích cực thực hiện các chƣơng trình thí điểm ở Indonesia,
Philippines và Nepal. Tại Indonesia, thiết lập cơ chế chuyển giao dịch vụ từ các chức
năng rừng phòng hộ đầu nguồn. Khách hàng của Cơng ty PDAM (40.000 hộ gia đình)
ở Mataram đồng ý trả 0,15-0,20 USD hàng tháng cho công tác bảo tồn chức năng
phòng hộ đầu nguồn tại huyện Tây Lombok.
Năm 1998, Trung Quốc đã bổ sung, sửa đổi Luật quy định hệ thống bồi thƣờng sinh
thái rừng. Triển khai thí điểm hệ thống bồi thƣờng giai đoạn 2001-2004. Năm 2004,

thành lập Quỹ bồi thƣờng lợi ích sinh thái rừng.

17


×