Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí chất lượng trong giai đoạn thực hiện dự án tại ban quản lí các dự án khí tượng thủy văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 88 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài luận văn trên đây là sản phẩm nghiên cứu của riêng bản thân tơi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn hồn tồn trung thực và chưa được ai cơng bố
trong tất cả các cơng trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Sơn Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của PGS.TS Nguyễn Bá Uân, và những ý kiến về chuyên môn quý báu của
các thầy cô giáo trong khoa Cơng trình, bộ mơn Cơng nghệ và Quản lý xây dựng. Đến
nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn: “Giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện dự án tại Ban Quản lý các dự
án Khí tượng Thủy Văn”, chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy các cô trong Trường Thủy lợi đã tận tình
giảng dạy trong suốt quá trình học tại trường và xin cảm ơn anh em bạn bè đồng
nghiệp trong cơ quan đã cung cấp số liệu, giúp đỡ có đủ tài liệu để thực hiện luận văn.
Các kết quả đạt được là những đóng góp chưa lớn về mặt khoa học cũng như thực tiễn
trong việc nâng cao công tác quản lý chất lượng. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như
thời gian nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn


Phạm Sơn Tùng

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ..............................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ...............5
1.1 Khái niệm và vai trị của cơng trình khí tượng thủy văn ....................................5
1.1.1 Khái niệm về cơng trình khí tượng thủy văn...............................................5
1.1.2 Vai trị và ý nghĩa của cơng trình khí tượng thủy văn hiện nay ................13
1.2 Tình hình đầu tư xây dựng các cơng trình khí tượng thủy văn ........................15
1.2.1 Chủ trương đầu tư......................................................................................15
1.2.2 Kết quả đầu tư xây dựng ...........................................................................18
1.2.3 Tình hình quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng các cơng trình
khí tượng thủy văn. .............................................................................................19
1.2.4 Những vấn đề tồn tại trong công tác đầu tư và quản lý chất lượng. .........19
1.3 Những bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng
các cơng trình khí tượng thủy văn trong giai đoạn thực hiện dự án .......................20
1.3.1 Về cơ chế chính sách .................................................................................20
1.3.2 Tổ chức đầu tư và quản lý sử dụng sau đầu tư: .........................................20
1.4 Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................21
Kết luận Chương 1.........................................................................................................22
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG GIAI ĐOẠN
THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................................................23
2.1 Khái niệm chung về quản lý chất lượng cơng trình .........................................23
2.1.1 Khái niệm và ngun tắc của quản lý chất lượng cơng trình ....................23

2.1.2 Nội dung quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình theo các
giai đoạn quản lý dự án ......................................................................................24
2.1.3 Phương pháp và cơng cụ quản lý chất lượng cơng trình ...........................30
2.1.4 Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia trong quản lý chất lượng
cơng trình ............................................................................................................32
2.2 Nội dung quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện dự án .......36

iii


2.2.1 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế .............................................. 36
2.2.2 Quản lý chất lượng trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu ............................. 37
2.2.3 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng ............................. 39
2.3 Những căn cứ để quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện dự
án ............................................................................................................................ 39
2.3.1 Những quy chuẩn tiêu chuẩn..................................................................... 39
2.3.2 Những văn bản pháp quy .......................................................................... 40
2.4 Những đặc điểm của cơng trình khí tượng thủy văn có ảnh hưởng đến thi công
và quản lý chất chất lượng...................................................................................... 41
2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng cơng trình khí
tượng thủy văn ........................................................................................................ 42
2.5.1 Nhóm nhân tố chủ quan ............................................................................ 42
2.6 Những tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn
thực hiện dự án ....................................................................................................... 45
2.6.1 Tiêu chí đánh giá về chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực ......................... 45
2.6.2 Tiêu chí đánh giá về cơng tác tổ chức quản lý chất lượng ........................ 45
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 46
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG GIAI
ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................................... 47

3.1 Giới thiệu về Ban Quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn ............................. 47
3.1.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý........................... 47
3.1.2 Các dự án do Ban đã và đang quản lý ....................................................... 47
3.2 Thực trạng cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện
dự án tại Ban quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn ............................................ 48
3.2.1 Tổ chức bộ phận quản lý chất lượng của Ban ........................................... 48
3.2.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực
hiện dự án tại Ban............................................................................................... 48
3.3 Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai
đoạn thực hiện tại Ban quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn ............................. 54
3.3.1 Giải pháp về tổ chức quản lý chất lượng .................................................. 54

iv


3.3.2 Giải pháp quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng
cho cơng trình xây dựng .....................................................................................61
3.3.3 Giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng cơng trình của nhà thầu 62
3.3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giám sát ..............66
3.3.5 Giải pháp trong nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu hồn cơng .............67
3.3.6 Giải pháp tăng cường chất lượng công tác kiểm định chất lượng.............74
Kết luận Chương 3.........................................................................................................76
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ..............................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................80

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Đơng Bắc và vườn khí tượng ...................... 6

Hình 2: Trạm thủy văn Phú Ốc thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế ........................ 7
Hình 3: Cơng trình chun mơn Tuyến cọc quan trắc mực nước ................................... 8
Hình 4: Cơng trình giếng tự ghi bên sơng ..................................................................... 10
Hình 5: Cơng trình cáp tuần hồn, đo lưu lượng tự động. ............................................ 14
Hình 6: Cơng trình trạm rada dự báo thời tiết Vinh ........................................................ 9
Hình 7: Cơng trình trạm rada thời tiết Phù Liễn ........................................................... 44
Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Quản lý các dự án KTTV ................................... 48
Hình 3.2 : Quy trình quản lý chất lượng tại Ban hiện nay ............................................ 49
Hình 8: Kè bị nứt và gãy do lũ quét gây ra. .................................................................. 53
Hình 3.6 : Đề xuất sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Quản lý dự án KTTV ............................ 55

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1. Một số dự án tiêu biểu mà Trung tâm đã và đang quản lý............................47
Bảng 3.3 : Đề xuất dự kiến một số kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ..........................67

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á


BTC

Bộ Tài Chính

BXD

Bộ Xây Dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HTX

Hợp tác xã

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

QLCL


Quản lý chất lượng

QLDA

Quản lý dự án

QH

Quốc hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường


viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay đất nước đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa các cơng trình xây
dựng được Đảng và nhà nước chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng và phục vụ đời
sống của nhân dân hơn nữa như: Nhà ở, các cơng trình xây dựng dân dụng, khu vui
chơi, hạ tầng giao thơng, hệ thống cấp thốt nước, các cơng trình hỗ trợ, phục vụ khả
năng dự báo thời tiết và cảnh báo sớm giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại do thiên
nhiên gây ra ... Chính vì vậy việc quản lý chất lượng một dự án xây dựng cơng trình là
việc hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả sử dụng
của cơng trình.
Trong thời gian qua, cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng được các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan tới hoạt
động xây dựng quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều cơng trình xây dựng hoàn thành,
đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều cơng trình xây dựng chất lượng cịn
thấp, có nhiều cơng trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp, chưa phát huy được hiệu
quả, công năng sử dụng, mất an toàn gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của,
khơng phát huy được hiệu quả vốn đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu do các đơn vị chủ
đầu tư, các đơn vị tư vấn và các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng cơng trình
khơng tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án đầu tư đến
thi công xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, nghiệm thu, bảo
hành, bảo trì cơng trình xây dựng. Hệ thống quản lý chất lượng cơng trình xây dựng từ
trung ương đến địa phương còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cấp, các ban và các ngành. Ban Quản lý các dự án khí tượng thủy
văn là đơn vị trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn quốc gia - Bộ Tài nguyên và
Môi trường đang quản lý một số dự án đầu tư xây dựng các cơng trình. Tuy nhiên cơng

tác quản lý chất lượng cơng trình của Ban, đặc biệt là chất lượng cơng trình trong giai
đoạn thực hiện dự án đang gặp nhiều vấn đề và một số tồn tại cần phải tìm giải pháp

1


khắc phục. Vì lý do đó tác giả lựa chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý chất
lượng công trình trong giai đoạn thực hiện dự án tại Ban Quản lý các dự án Khí tượng
Thủy văn” để đánh giá thực trạng về công tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai
đoạn thi cơng tại Ban đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường để khắc phục các vấn
đề và tồn tại hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài luận văn nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm tăng
cường cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện dự án tại Ban
Quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai
đoạn thực hiện dự án tại Ban Quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn và những nhân tố
ảnh hưởng đến quá trình quản lý chất lượng cơng tác này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi về mặt không gian và nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về cơng
tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện dự án các dự án do Ban
Quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn quản lý.
Phạm vi về mặt thời gian, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng cơng
tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện dự án tại Ban từ năm 2012
đến 2017 và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng cho giai đoạn
2017-2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau: phương pháp điều tra khảo sát thực địa thu thập số liệu thực tế;
phương pháp thống kê số liệu và phân tích tổng hợp; phương pháp nghiên cứu kế thừa

2


các tài liệu về quản lý chất lượng cơng trình; phương pháp đối chiếu với hệ thống văn
bản pháp quy và một số phương pháp khác để nghiên cứu giải quyết vấn đề đã đặt ra.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Với những kết quả sẽ đạt được luận văn sẽ góp phần hệ thống hố, cập nhật và hồn
thiện cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng công trình trong quá trình thực hiện
dự án và đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý chất lượng cơng
trình xây dựng trong q trình thực hiện dự án. Những kết quả nghiên cứu của luận
văn là một trong những tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên
cứu về quản lý chất lượng trong quá trình thực hiện dự án.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp của luận văn hi vọng sẽ là một trong
những tài liệu tham khảo trong việc tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác quản lý
chất lượng thi cơng cơng trình khơng chỉ cho Ban Quản lý các dự án khí tượng thủy
văn mà sẽ được thực hiện cho nhiều phòng, Ban QLDA khác nữa.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần phải nghiên cứu, giải quyết được
những vấn đề sau:
- Tổng quan về các dự án tăng cường dự báo thời tiết và cảnh báo sớm và các cơng
trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng để phục vụ công tác chuyên môn cho ngành. Nêu
ra những thực trạng và rút ra những bài học, kinh nghiệm trong công tác quản lý chất
lượng trong quá trình thực hiện dự án tại Ban Quản lý các dự án khí tượng thủy văn.
- Tạp hợp được hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn
thực hiện dự án xây dựng cơng trình;

- Phân tích và đánh giá thực trạng các công tác QLCL công trình trong giai đoạn thực
hiện dự án tại Ban Quản lý các dự án khí tượng thủy và đề xuấ một số giải pháp nhằm
nâng cao công tác quản lý chất lượng cơng trình tại Ban.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

3


luận văn bao gồm 3 chương với các nội dung như sau:
- Chương 1: Tổng quan về cơng trình khí tượng thủy văn;
- Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơng trình
khí tượng thủy văn trong giai đoạn thực hiện dự án;
- Chương 3: Thực trạng và giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng cơng trình
khí tượng thủy văn trong giai đoạn thực hiện dự án.

4


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
1.1 Khái niệm và vai trị của cơng trình khí tượng thủy văn
1.1.1 Khái niệm về cơng trình khí tượng thủy văn
- Cơng trình khí tượng thuỷ văn là hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để quan trắc, thu
thập các yếu tố, số liệu và hiện tượng khí tượng thuỷ văn, các yếu tố về mơi trường
khơng khí và nước.
- Cơng trình khí tượng thuỷ văn bao gồm: Đài khí tượng thủy văn ở các khu vực, Đài
khí tượng thủy văn Tỉnh, Trạm khí tượng thuỷ văn, tư liệu khí tượng thuỷ văn, các loại
phương tiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng, nhà phục vụ trực tiếp hoạt động khí
tượng thuỷ văn, diện tích đất chuyên dùng, hệ thống bảo vệ cơng trình, hành lang an
tồn kỹ thuật và các cơng trình phụ trợ khác.

Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn của nước ta đã có lịch sử trên 100 năm xây dựng
và phát triển, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 1867, trạm khí
tượng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam là trạm Nhà thương Sài Gòn. Đến năm
1902, khi Tồn quyền Đơng Dương ban hành Nghị định thành lập Đài Quan sát Từ
trường và Khí tượng Trung ương Đơng Dương - Cơ quan quản lý mạng lưới trạm khí
tượng đầu tiên tại Việt Nam, nước ta chỉ có 51 trạm (38 trạm khí tượng, 13 trạm thủy
văn). Đến nay, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn nước ta có 1269 trạm, bao gồm khí
tượng bề mặt, bức xạ, đo mưa, khí tượng nơng nghiệp, khí tượng cao khơng, thủy văn
và khí tượng thủy văn biển (sau đây gọi chung là trạm khí tượng thủy văn). Các trạm
này được phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ miền núi cao
đến đồng bằng ven biển, các hải đảo xa xôi và quan trắc ngày càng đầy đủ các yếu tố
về khí tượng thủy văn.
Để có được mạng lưới trạm như hiện nay, Nhà nước đã đầu tư cho nghiên cứu quy
hoạch và đầu tư xây dựng mạng lưới một cách khá cơ bản và toàn diện qua các thời
kỳ: Mạng lưới trạm khí tượng (1960); Mạng lưới trạm thủy văn cơ bản miền Bắc Việt
Nam (1961); Mạng lưới trạm thủy văn cơ bản tối thiểu từ Nam Bình Trị Thiên trở vào
(1976); Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn cơ bản (1987); Mạng lưới trạm đo mưa cơ
bản (1991); Hệ thống kiểm sốt mơi trường khơng khí và nước (1992) và Mạng lưới

5


trạm rađa thời tiết (1998).
Từ khi hình thành đến nay, Nha Khí tượng, Bộ Thuỷ lợi, Tổng cục Khí tượng Thuỷ
văn (trước đây) đã tổ chức nghiên cứu ban hành quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng
thuỷ văn và xây dựng các trạm này theo những tiêu chí chung của Tổ chức Khí tượng
thế giới. Đến nay, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn nước ta đã có 177 trạm khí
tượng, 14 trạm quan trắc bức xạ mặt trời, 248 trạm thủy văn, 17 trạm hải văn và 860
điểm đo mưa độc lập, phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam ngồi mạng lưới trạm
khí tượng thuỷ văn cơ bản, hoạt động liên tục, thu thập và cung cấp một khối lượng số

liệu điều tra cơ bản KTTV to lớn phục vụ cho công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu
khoa học, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng
tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (sau đây gọi tắt là phòng tránh và giảm nhẹ
thiên tai), tham gia hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Theo Luật khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015 thì các
cơng trình khí tượng thủy văn bao gồm:

Hình 1.1: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Đơng Bắc và vườn khí tượng (Nguồn
phịng kỹ thuật Ban Quản lý)

6


Hình 1.2: Trạm thủy văn Phú Ốc thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguồn
phòng kỹ thuật Ban Quản lý)
+ Cơng trình thủy văn: là những vật thể kiến trúc kiên cố, bán kiên cố hay tạm thời
được xây dựng tại vị trí cần thu thập tài liệu thủy văn, được đặt bên cạnh sông là cơ sở
hạ tầng, vật chất và thiết bị để phục vụ đo những giá trị định lượng của yếu tố quan
trắc như các loại máy và dụng cụ đo tốc độ dòng chảy, mực nước, độ sâu, mưa, bốc
hơi, nhiệt độ nước và khơng khí, độ cao và định vị.
Cơng trình đo đạc thủy văn bao gồm:
- Cơng trình đo lưu lượng nước như cáp thuyền, cáp nôi, cầu treo, cáp tời tuần hồn…
- Cơng trình đo mực nước như cọc, bậc cọc, thủy chí, cơng trình tự ghi, tự báo các
loại.
- Cơng trình đo bốc hơi mặt nước.
- Cơng trình mốc độ cao.

7



Mỗi cơng trình đều có hành lang an tồn kỹ thuật để cho cơng trình hoạt động an tồn,
đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Hình 1.3: Cơng trình chun mơn Tuyến cọc quan trắc mực nước (Nguồn phịng kỹ
thuật Ban Quản lý)
+ Cơng trình khí tượng và rada: là cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu thập các yếu tố khí
quyển, q trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển, đặc thù của
cơng trình khí tượng thường đặt ở các vị trí cao. (Hình 1.4)
+ Đài khí tượng thủy văn: Xây dựng và quản lý và phát triển hệ thống thông tin và các
công nghệ khác phục vụ điều tra cơ bản, dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo thiên tai
trong mạng lưới khí tượng thủy văn thuộc Đài khu vực quản lý. Quản lý, lắp đặt, sửa
chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị đo, cơng trình đo đạc khí tượng thủy văn, mơi trường,

8


thiết bị quan trắc định vị sét, máy thông tin chuyên ngành phục vụ công tác chuyên
môn theo phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy phạm, tiêu
chuẩn, định mức, quy chế, thể lệ về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật của các đơn vị
trực thuộc; đánh giá chất lượng điều tra cơ bản gốc và chất lượng bản tin dự báo khí
tượng thủy văn; xây dựng, quản lý dữ liệu và lưu trữ tài liệu khí tượng thủy văn; tổ
chức cung cấp và khai thác dịch vụ thơng tin tư liệu khí tượng thủy văn; thực hiện bảo
mật thông tin theo quy định của pháp luật.

Hình 1.4 : Cơng trình trạm rada dự báo thời tiết Vinh (Nguồn phòng kỹ thuật Ban
Quản lý)
+ Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
- Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn gồm mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia
và mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.

- Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia gồm các trạm khí tượng thủy văn và
trạm giám sát biến đổi khí hậu, thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát biến

9


đổi khí hậu có hệ thống, liên tục, ổn định, lâu dài do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây
dựng, quản lý và khai thác.
- Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thực hiện quan trắc khí tượng thủy
văn theo mục đích riêng do bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân xây dựng, quản lý
và khai thác theo quy định của pháp luật.
- Khí tượng thủy văn là cụm từ chỉ chung khí tượng, thủy văn và hải văn.
- Khí tượng là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên
trong khí quyển.

Hình 1.5: Cơng trình giếng tự ghi bên song (Nguồn phòng kỹ thuật Ban Quản lý)

10


- Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối, kênh,
rạch, hồ.
- Hải văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước biển.
- Quan trắc khí tượng thủy văn là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một
cách có hệ thống các thơng số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của
khí quyển, nước sơng, suối, kênh, rạch, hồ và nước biển.
- Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác
định bằng các yếu tố và hiện tượng khí tượng.
- Dự báo khí tượng thủy văn là đưa ra thơng tin, dữ liệu về trạng thái, quá trình diễn
biến và hiện tượng khí tượng thủy văn trong tương lai ở một khu vực, vị trí với khoảng

thời gian xác định.
- Cảnh báo khí tượng thủy văn là đưa ra thơng tin, dữ liệu về nguy cơ xảy ra các hiện
tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại
về người, tài sản và môi trường.
- Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn là sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoạt
động dự báo, cảnh báo, thể hiện thông tin, dữ liệu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
dưới dạng văn bản, bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ, biểu tượng, hình ảnh, âm thanh.
- Thiên tai khí tượng thủy văn là hiện tượng khí tượng thủy văn bất thường có thể gây
thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống và các hoạt động
kinh tế - xã hội.
- Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định, đặc trưng bởi
các đại lượng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tượng tại khu vực đó.
- Dự báo khí hậu là đưa ra thơng tin, dữ liệu về trạng thái và xu thế của khí hậu trong
tương lai, mức độ dao động của yếu tố khí hậu theo tháng, mùa, năm so với giá trị
trung bình nhiều năm.

11


- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác
động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên
tồn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
- Giám sát biến đổi khí hậu là q trình thu thập thơng tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá,
theo dõi diễn biến của khí hậu trong khoảng thời gian dài để xác định các biểu hiện
của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến tài ngun, mơi trường, hệ
sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và có tính tin cậy về xu
hướng trong tương lai của khí hậu dựa trên mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế - xã
hội, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
- Trạm khí tượng thủy văn là nơi được lựa chọn theo các yêu cầu kỹ thuật chun mơn

để đặt một hoặc nhiều cơng trình khí tượng thủy văn, gồm các loại: trạm khí tượng bề
mặt, trạm khí tượng trên cao, trạm ra đa thời tiết, trạm khí tượng nơng nghiệp, trạm
thủy văn, trạm hải văn, trạm đo mưa, trạm định vị sét và các loại trạm chuyên đề khác.
- Trạm giám sát biến đổi khí hậu là trạm được lựa chọn trong số các trạm khí tượng
thủy văn hoặc được xây dựng riêng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế
để thực hiện quan trắc khí hậu, thành phần hóa khí quyển, mực nước biển.
- Hành lang kỹ thuật cơng trình khí tượng thủy văn là khoảng khơng, diện tích mặt đất,
dưới đất, mặt nước, dưới nước cần thiết để bảo đảm cơng trình khí tượng thủy văn hoạt
động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, dữ liệu khí tượng thủy văn thu được phản ánh khách
quan tính tự nhiên của khu vực, bảo đảm độ chính xác theo tiêu chuẩn quốc gia và
quốc tế.
- Tác động vào thời tiết là tác động của con người lên các q trình vật lý và hố học
của khí quyển thơng qua các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm ngăn ngừa hay
giảm nhẹ thiên tai hoặc tạo ra một dạng thời tiết thuận lợi trong một khu vực cụ thể,
trong khoảng thời gian xác định để phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh quốc gia.

12


- Chuẩn khí hậu là giá trị trung bình của các yếu tố khí tượng trong một khoảng thời
gian nhất định, thường là 30 năm; làm căn cứ để đánh giá sự khác biệt khí hậu giữa nơi
này với nơi khác, giữa thời kỳ này với thời kỳ khác.
- Hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan là hiện tượng khí tượng thủy văn bất thường
về mức độ, thời gian xuất hiện, khu vực xảy ra, có thể gây thiệt hại về người, tài sản,
ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Nước biển dâng là sự dâng lên của mực nước đại dương trung bình do tác động của
biến đổi khí hậu, trong đó khơng bao gồm triều cường, nước dâng do bão và các tác
động tự nhiên khác.
1.1.2 Vai trị và ý nghĩa của cơng trình khí tượng thủy văn hiện nay

1.1.2.1 Vai trò
- Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có chế độ khí hậu, thủy văn rất phức
tạp và đa dạng. Các loại thiên tai khí tượng thủy văn như bão, lũ lụt, nước biển dâng,
mưa lớn, hạn hán, rét hại... hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến sản xuất và đời
sống. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít các nước được đánh giá là bị tác động nặng
nề nhất của biến đổi khí hậu, thiên tai khí tượng thủy văn có xu hướng gia tăng cả về
tần suất, cường độ. Bên cạnh đó, các nhu cầu về thơng tin khí tượng thuỷ văn ngày
càng nhiều hơn, với các đối tượng đa dạng hơn, địi hỏi dịch vụ khí tượng thuỷ văn
phải phát triển tương xứng. Hoạt động khí tượng thuỷ văn theo truyền thống trước đây
chỉ có Nhà nước đảm nhiệm nay sẽ cần có thêm những thành phần khác tham gia và
xu hướng xã hội hóa hoạt động khí tượng thuỷ văn trở thành xu thế tất yếu. Vì vậy rất
cần có những cơ chế pháp lý quản lý các hoạt động khí tượng thủy văn, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu,
cũng như khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khí tượng thủy văn.
- Cơng trình khí tượng thủy văn là cơng trình được xây dựng để phục vụ công tác dự
báo thu thập số liệu, các yếu tố mơi trường, khơng khí, mưa gió, cảnh báo các hiện
tượng về thiên nhiên, môi trường để nâng cao công tác cảnh báo sớm, dự đốn trước
đường đi của gió, bão, yếu tố về dòng chảy giúp giảm thiểu các thiệt hại do thiên nhiên
và môi trường gây ra trong điều kiện biến đổi khí hậu, sự nóng, lên của Trái đất dẫn

13


đến tình trạng hạn hán, biến đổi khí hậu kéo dài.
- Hiện nay, tại một số vùng địa phương ở các tỉnh, công tác dự báo và cảnh báo sớm
thực sự chưa được đầu tư, các số liệu thu thập được, xuất phát từ công nghệ thủ công.
Nếu công nghệ dự báo và cảnh báo chưa thực sự mang lại nhiều lợi ích thì thiệt hại do
thiên nhiên gây ra, sẽ rất nguy hiểm và khó lường. Chính vì thế, vai trị của cơng trình
khí tượng thủy văn, với các vùng nông thôn, địa phương luôn luôn cần thiết. Nhất là
trong điều kiện khí hâu có nhiều diễn biến, sự nóng lên của Trái đất dẫn đến tình trạng


Hình 1.6: Cơng trình cáp tuần hồn, đo lưu lượng tự động (Nguồn phòng kỹ thuật Ban
Quản lý)

14


thời tiết khác thường kéo dài thì nhu cầu cảnh báo và dự báo của người dân ngày càng
cần thiết hơn.
- Trong những năm gần đây khí hậu tồn cầu đang biến đổi mạnh mẽ, tần suất và
cường độ xảy ra thiên tai ngày càng gia tăng trên khắp toàn thế giới; đã cướp đi sinh
mạng của hàng triệu người và làm thiệt hại giá trị kinh tế của nhiều nước trên thế giới.
Các năm qua trong nước đã xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan: đợt rét kéo dài
lịch sử 32 ngày, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động bất thường không theo quy luật,
mùa mưa ít mưa, hạn hán nghiêm trọng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trên diện
rộng, nguy cơ cháy rừng rất cao… gây ra nhiều tổn thất lớn về người và tài sản, cơ sở
hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các quy luật khí
hậu bị phá vỡ khiến ngành Khí tượng Thủy văn ngày càng gặp nhiều khó khăn trong
việc dự báo và cảnh báo. Với sự phát triển của xã hội ngày nay, việc dự báo thời tiết
đón đầu những biến đổi vận của thiên nhiên phục vụ cho đời sống cộng đồng nên
ngành khí tượng thủy văn ngày càng đóng vai trị quan trọng.
1.1.2.2 Ý nghĩa
Cơng trình khí tượng thủy văn có một ý nghĩa rất thiết thực về sự phát triển kinh tế xã
hội cũng như với đời sống nhân dân, mà đặc biệt đối với các địa phương vùng sâu
vùng xa khi mà thông tin về dự báo thời tiết chưa đầy đủ.
Nhờ sự đầu tư hiệu quả của đảng, nhà nước và chính phủ nên càng ngày càng nhiều
người dân được tiếp cận thông tin về dự báo thời tiết các dự án xây dựng cơng trình
khí tượng thủy văn, chính vì vậy tính đến hết năm 2014, đã có hơn 75% người dân ở
các khu vực tỉnh thành, địa phương tiếp nhận được các thông tin về dự báo thời tiết và
cảnh báo sớm các yếu tố của thiên nhiên nhằm giảm bớt các thiệt hại do thiên nhiên

gây ra.
1.2 Tình hình đầu tư xây dựng các cơng trình khí tượng thủy văn
1.2.1 Chủ trương đầu tư
1.2.1.1 Nguồn vốn nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn
tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh

15


nghiệp nhà nước. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Là nguồn chi của ngân sách
Nhà nước có vai trò quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp cho các công tác lập và
thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch
xây dựng đô thị và nông thôn.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành phần chủ đạo
trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá
lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà
nước vẫn đóng một vai trị chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.
1.2.1.2 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của
các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế
ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động
triệt để. Nguồn vốn tiềm năng trong dân cư tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền
mặt... nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống
ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình.
Quy mơ của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:
- Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có
quy mơ và tỷ lệ tiết kiệm thấp).

- Thói quen tiêu dùng của người dân
- Chính sách động viên của Nhà nước thơng qua chính sách thuế thu nhập và các
khoản đóng góp với xã hội.
1.2.1.3 Nguồn vốn nước ngồi.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dịng lưu
chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển
vốn quốc tế là biểu thị q trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia
trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ

16


vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm.
Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và
điều kiện thực hiện riêng, không hồn tồn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn,
có thể phân loại các nguồn vốn nước ngịai chính như sau:
Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance). Nguồn này bao
gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các
hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF;
Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;
Đầu tư trực tiếp nước ngoài;
Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
1.2.1.4 Nguồn vốn ODA
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung
cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác,
ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện
ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố
khơng hồn lại (cịn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.
Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các điều
kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao

vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thịi ít
nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu khơng việc tiếp
nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này có
hàm ý rằng, ngồi những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, cịn cần có nghệ thuật
thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tính ngun
tắc.
1.2.1.5 Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại
Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này khó hơn nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó
có ưu điểm rõ ràng là khơng có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy,

17


×