Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THPT 2020-2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.98 KB, 17 trang )

VẬN DỤNG KIẾN THỨC: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH THANH HĨA

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
- Kiến thức của bộ môn Địa Lý là rất cần thiết liên quan đến các vấn đề thực tiễn của
quá trình phát triển kinh tế xã hội. Mang tính giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng hội nhập
và đặc biệt hơn nữa sự chuyển mình của nền kinh tế xã hội đang diễn ra mạnh mẽ, tác
động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội, môi trường …ở hầu khắp các địa phương trên
lãnh thổ.
- Thực tế cho thấy khoa học Địa lý là môn học cần thiết của học sinh trong việc vận
dụng kỹ năng và kiến thức. Sự cần thiết ứng dụng thực tiễn khoa học Địa lý trong
tương lai khi trở thành những người lao động chính thức trong xã hội.
- Trên cơ sở thực tiễn của việc đổi mới CT-SGK Địa lí 10, 11, 12 và thực tiễn của việc
giảng dạy mơn địa lí 10,11,12 tại trường THPT những năm vừa qua. Đất nước trong
thời kì đổi mới và hội nhập, mỗi địa phương trên cả nước đang nỗ lực chuyển đổi cơ
cấu kinh tế phát huy tiềm năng thế mạnh mỗi vùng.
-Tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Cơ cấu
kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ lệ thu hút đầu
tư không ngừng tăng lên. Dự kiến đạt trên 5 tỉ USD trong năm 2020.
- Một lý do quan trọng nữa đó là: Mặc dù kiến thức yêu cầu đề ra trong giảng dạy địa lí
địa phương song khi tiếp cận nội dung chuyên đề lại gây khó khăn lúng túng cho cả
giáo viên và học sinh về cơ sở học liệu và hướng tiếp cận và nguồn thông tin.
- Trong chương trình Địa lí lớp 12 có phần chương trình tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố.
Là một giáo viên giảng dạy bộ mơn Địa lí, sinh ra, lớn lên, được học tập cơng tác tại
tỉnh Thanh Hóa, nhận thấy những đổi thay tích cực đó. Đó chính là lí do khiến tôi chọn
đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ trong dạy và học địa lí địa
phương tỉnh Thanh hóa”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Cung cấp kiến thức về sự chuyển biến trong tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Thanh Hóa
cho học sinh, góp giáo dục tư duy định hướng nghề nghiệp, nâng cao tinh thần quê


hương, phấn đấu học tập rèn luyện trở thành cơng dân có ích, có tình cảm, kĩ năng lao
động phục vụ quê hương đất nước.
- Nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học của thầy và trò, vận dụng phát huy chương
trình đổi mới căn bản và tồn diện chương trình phổ thơng, tiệm cận tới định hướng
giáo dục, xây dựng bài dạy theo hướng dạy và học theo chuyên đề của Bộ Giáo Dục và
đào tạo trong xây dựng chương trình sách Giáo Khoa mới trong giáo dục ở các nhà
trường Trung Học Phổ Thông.
1


- Góp phần nâng cao trình độ chun mơn trong trong giảng dạy bộ môn Địa lý ở nhà
trường Trung Học Phổ Thông.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, sử dụng nền tảng đó vận dụng để giải
quyết vấn đề. Có ý thức trong học tập rèn luyện xây dựng cuộc sống và cống hiến cho
quê hương đất nước.
- Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào kiến thức và vận
dụng kiến thức dạy học bộ mơn Địa lí.
- Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của người giáo viên trước yêu
cầu cấp thiết của xã hội.
- Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. Cũng như mong muốn
có sự đóng góp kinh nghiệm của bản thân tới các bạn đồng nghiệp, đồng thời mong
nhận được sự đóng góp ý kiến trao đổi thảo luận nhằm nâng cao trình độ chun mơn
và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học thường xuyên, học suốt đời.
* Sáng kiến có giá trị trong ứng dụng vào thực tiễn dạy học bộ môn địa lý ở cấp
Trường Trung Học Phổ Thông.Là tài liệu cho nghiên cứu địa lí địa phương tỉnh Thanh
Hóa. Đáp ứng yêu cầu đổi mới về dạy và học.
1.3. Đối tượng:
- Hệ thống kiến thức khoa học Địa lí – Sách giáo khoa Địa lí nhà trường THPT lớp 1012.
- Là học sinh đang học trên ghế nhà trường Trung Học Phổ Thông.
- Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa Lý Trung Học Phổ Thông.

- Chuyên đề nghiên cứu KT-XH tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Tư duy nghiên cứu khoa học giảng dạy.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu, xử lí số liệu thống kê.
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ bảng số liệu.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
2


-Vận dụng kiến thức bài học sách giáo khoa kết hợp nghiên cứu các đề tài khoa học, tài
liệu chuyên khảo viết SKKN cho chương trình dạy và học Địa Lí địa phương Tỉnh
Thanh hóa.
- Có thể sử dụng cho việc nghiên cứu và thực hiện công tác quy hoạch,cơ sở cho định
hướng cho tổ chức, quy hoạch lãnh thổ kinh tế Tỉnh Thanh Hóa.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
- Xuất phát từ thực tiễn dạy học cùng với kinh nghiệm dạy học bộ mơn khoa học Địa
lí. Với kiến thức chuyên môn và thực tế dạy học, cụ thể từ việc giảng dạy chương trình
Địa lí lớp 10-11-12 THPT.
-Trong q trình giảng dạy nhiều giáo viên cịn ngại khi tích hợp kiến thức thực tế địa
phương trong các nội dung kiến thức bài học có liên quan… ( có thể do nhận thức về
vấn đề này, do sợ thiếu thời gian lên lớp, chưa có nhiều cơ sở học liệu, địa chỉ tích
hợp…)
-Các bài học trong sách giáo khoa 10 – 12 liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội địa
phương.
-Thanh Hoá là một tỉnh rộng, số dân đơng (3,6 triệu người), có địa giới hành chính tỉnh
ổn định, nằm liền kề và chịu ảnh hưởng mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,

đồng thời đang có những xung lực phát triển mới. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế sẽ có những
chuyển dịch quan trọng.
* Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, bản thân cảm nhận được vấn đề khi chuyển tải kiến
thức cho học sinh và mối liên hệ kiến thức liên quan mà đưa ra Sáng kiến kinh nghiệm
của bản thân với chủ đề: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ trong dạy và
học địa lí địa phương tỉnh Thanh hóa”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, trong quá trình dạy học giữa giáo viên
và học sinh gặp phải một số vấn đề như sau:
* Đối với giáo viên:
+ Gặp phải khó khăn khi chuyển tải kiến thức cụ thể về đơn vị kiến thức mục 3-4 SGK
Địa lí 12 cơ bản bài 44-45: Tìm hiểu địa lí Tỉnh, thành phố (Trang 202-203-204)
+ Dạy học một cách khiên cưỡng khi đề cập “ Đặc điểm kinh tế xã hội” của Tỉnh,
Thanh Hóa. Do thiếu nguồn thông tin, kiến thức cập nhật.
3


+ Khó cắt nghĩa và chỉ ra được sự chuyển biến về cơ cấu lãnh thổ kinh tế, xu hướng
hiện nay, những hướng phát triển của tổ chức lãnh thổ kinh tế hiện đang diễn ra mạnh
mẽ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
* Đối với học sinh:
+ Thực hiện các yêu cầu về báo cáo một vấn đề KT-XH một cách máy móc và mơ hồ,
chưa thực sự nắm rõ các đơn vị kiến thức liên quan và bản chất của vấn đề.
* Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi sẽ giải quyết về cơ bản các vấn đề đó.
2.3. Giải pháp cụ thể giải quyết các vấn đề nêu trên:
2.3.1. Vận dụng kiến thức kết hợp Địa lí: Nội dung cơ cấu nền kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế:
Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế - SGK cơ bản Địa lí 10
1. Khái niệm
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ

tương đối ổn định hợp thành.
- Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế:
+ Tổn thể các bộ phận hợp thành.
+ Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.
2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

4


a. Cơ cấu ngành kinh tế
- Một số khái niệm:
+ Cơ cấu kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối
quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.
+ Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế gồm 3 nhóm: Nông – lâm – ngư nghiệp (khu vực I), công nghiệp Xây dựng (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III).

b. Cơ cấu thành phần kinh tế
- Cơ sở hình thành: Hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần
kinh tế có tác động qua lại với nhau.
- Phân loại: Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngồi Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.
c. Cơ cấu lãnh thổ
- Bao gồm: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.
- Có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành.

5


Kết luận: Cơ cấu kinh tế là sản phẩm của q trình phân cơng lao động theo lãnh thổ,
các bộ phận cấu thành chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, cơ cấu hợp lí thì

thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ngược lại.
Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế -SGK Địa lí 12
1.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trong khu vực I và III.
- Tùy theo từng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng:
-Ngành nông nghiệp:
+Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
+Trong trồng trọt: Giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp (cây
CN xuất khẩu, nguyên liệu CN, có giá trị)
- Ngành công nghiệp – xây dựng:
+Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.
+Tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp giảm các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình.
-Ngành dịch vụ - du lịch:
+Kết cấu hạ tầng, đô thị phát triển nhanh, nhiều loại dịch vụ mới ra đời như: Viễn
thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ...
2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
-Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.
-Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng
-Thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia
nhập WTO.
3.Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
-Nơng nghiệp: hình thành các vùng chun canh cây lương thực, thực phẩm, cây cơng
nghiệp.
-Cơng nghiệp: hình thành các khu cơng nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mơ lớn...
-Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
+VKT trọng điểm phía Bắc.
+VKT trọng điểm miền Trung.
+VKT trọng điểm phía Nam.
2.3.2: Vận dụng kiến thức nêu trên vào giải quyết các nội dung kiến thức cụ thể:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của Tỉnh Thanh Hóa”.

Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế là qui luật của sự phát triển. Mỗi giai đoạn phát
triển, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế có những đặc điểm riêng. Trong giai đoạn
hiện nay, ngoài những yếu tố truyền thống như vị trí địa lý, nguồn lực tự nhiên, nguồn
lực kinh tế-xã hội, chính sách phát triển.... chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế-xã hội
còn chịu tác động mạnh của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, sự hoạt động của
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
6


Thanh Hố là một tỉnh rộng, số dân đơng (3,6 triệu người), có địa giới hành chính tỉnh
ổn định, nằm liền kề và chịu ảnh hưởng mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
đồng thời đang có những xung lực phát triển mới. Chắc chắn cơ cấu lãnh thổ kinh tế sẽ
có những chuyển dịch quan trọng. Tiếp theo nghiên cứu “Phân hoá lãnh thổ kinh tế-xã
hội tỉnh Thanh Hố” cơng bố năm 2008, nghiên cứu này nhằm phát hiện những hướng
chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế Thanh Hóa từ năm 2008 đến năm 2018. Từ đó tìm
kiếm những giải pháp tổ chức lãnh thổ hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực, lợi thế, đồng thời khắc phục những bất lợi, mặt trái nảy sinh trong quá trình phát
triển.
2.3.3-Quan niệm về lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ
Lãnh thổ là một phần của bề mặt Trái Đất, có vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên, nơi
sinh sống của một cộng đồng dân cư, được cộng đồng này chiếm lĩnh và tác động để
đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, sự tái sinh sản và nhu cầu phát triển của họ. Về mặt
hành chính và chính trị, lãnh thổ là một bộ phận của Trái Đất nằm dưới sự quản lý của
cơ quan chính quyền là nhà nước.
Cơ cấu kinh tế lãnh thổ được hình thành bởi việc bố trí sản xuất theo không gian địa
lý. Trong cơ cấu ngành kinh tế, lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều
kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Tuỳ theo tiềm nang phát triển kinh tế gắn với sự
hình thành phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài
ngành kinh tế nào đó.
Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế là sự chuyển dịch của cả nền kinh tế và các ngành

kinh tế xét theo từng lãnh thổ. Về thực chất, chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế cũng
là sự chuyển dịch của ngành, hình thành sản xuất chun mơn hóa, nhưng được xét ở
phạm vi hẹp hơn theo từng lãnh thổ.
2.3.4-Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế Thanh Hóa từ
năm 2008 đến nay.
Ngoài các yếu tố truyền thống như vị trí địa lý, sự phân hố theo lãnh thổ của các
nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế-xã hội.... hiện nay cịn có nhiều yếu tố tác
động đến phân hố lãnh thổ kinh tế-xã hội của Thanh Hóa.
-Q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa. Thanh Hóa ln quan tâm đến phát triển
công nghiệp. Nhưng từ những năm cuối của thập kỷ 90 đến nay, cơng nghiệp hố ở địa
bàn này được phát triển theo hai hướng: tập trung (hình thành các khu cơng nghiệp tập
trung) và phân tán (hình thành các cụm cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp-làng nghề) tại
những địa điểm hội tụ nhiều nguồn lực và lợi thế.
- Q trình đơ thị hố tuy diễn ra chậm hơn các lãnh thổ khác, song Thanh Hóa cũng
đã hình thành 4 đơ thị có vai trị trung tâm tỉnh hoặc trung tâm vùng thuộc tỉnh (1 đô
thị loại I và 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV) và 31 đô thị nhỏ (loại V, loại VI) làm
nhiệm vụ trung tâm huyện và tiểu vùng kinh tế thuộc huyện.
7


-Sự tác động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Theo các sơ đồ phân vùng kinh tế
hiện hành, Thanh Hóa thuộc vùng kinh tế Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên trong thực tế ngay
từ thập kỷ 60-70, Thanh Hóa đã chịu sức hút rất mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng
(trước kia) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hiện nay. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ là thị trường tiêu thụ: lâm sản (luồng, nứa, tre..), khoáng sản (quặng crôm, quặng
secpentin, ... ), một số nông sản (cói, lạc, vừng, ...), vật liệu xây dựng (xi măng, đá hoa,
cát,...), của Thanh Hóa, đồng thời là nơi cung cấp nguồn vốn đầu tư, công nghệ, kỹ
thuật và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho Thanh Hóa.
-Cơ chế thị trường và sự thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ chế thị trường đã tạo ra sự tự
do trong sản xuất, kinh doanh. Việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là thập kỷ 80 là

Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đường Lam Sơn, thập kỷ 90 là nhà máy Xi măng
Nghi Sơn, nhà máy đường Việt Đài, nhà máy đường Nơng Cống, Cơng trình thủy lợi thủy điện cửa Đạt. Giai đoạn 2008-2019 là Khu liên hợp lọc hóa lọc dầu Nghi Sơn có
tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm giai đoạn I và 20
triệu tấn/năm giai đoạn II. Nhà máy đã vận hành thương mại vào ngày 23/12/2018);
Hai dự án “tỉ đô” khác tại Nghi Sơn là: nhà máy điện mặt trời, và dự án cảng tổng hợp
quốc tế gang thép Nghi Sơn (NIS); Cảng nước sâu Nghi Sơn,…
-Sự hình thành một số cơng trình giao thông quan trọng: Cảng nước sâu Nghi Sơn, các
tuyến đường theo hướng Bắc – Nam (Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10)
và theo hướng Đông-Tây (các Quốc lộ 217, 45 và 47), Đường tránh TP Thanh Hóa
phía Tây, Đường Nghi Sơn-Thọ Xn); Sân bay Thọ Xn bắt đầu chở khách từ năm
2013.
-Sự thay đổi về phân chia hành chính: Tính đến ngày 01/7/2007, tồn tỉnh có 27 huyện,
thị xã, thành phố với 636 xã, phường, thị trấn và 5.772 thơn, làng, bản, phố. Tính đến
ngày 01-12-2019 Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương, 559
đơn vị hành chính cấp xã và tương đương, 4.393 thơn, tổ dân phố.
-Chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Thanh Hóa hiện đang thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội miền Tây, triển khai các chương trình 135, chương trình “xóa đói, giảm nghèo”,
Chương trình phát triển du lịch, Chương trình phát triển khu kinh tế tổng hợp Nghi
Sơn, Chương trình phát triển giao thơng… Những chính sách này có tác dụng giảm bớt
sự chênh lệch vùng. Hiện nay đang thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã
hội và các quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết.
Sự tác động tổng hợp của các nhân tố mới trên đây làm cho cơ cấu lãnh thổ kinh tế
Thanh Hóa đáng có những chuyển dịch sau đây:
2.3.5-Chuyển dịch cơ cấu các lãnh thổ kinh tế-xã hội tổng hợp
Ngoài 3 vùng kinh tế thuộc tỉnh, 27 vùng kinh tế-hành chính cấp huyện và tương
đương, 79 tiểu vùng kinh tế trong nội bộ huyện đã hình thành từ lâu, hướng chuyển
8


dịch quan trọng nhất từ năm 2008 đến nay là hình thành 6 vùng kinh tế liên huyện sau
đây:

- Vùng liên huyện trung tâm (vùng 1), gồm: TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn - Quảng
Xương - Hoằng Hóa - Đông Sơn. Chức năng của vùng là phát triển đô thị, công nghiệp
công nghệ cao, nông nghiệp (gạo chất lượng cao; rau, hoa, cây cảnh) và dịch vụ; là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh.
- Vùng 2, gồm: Thọ Xuân - Yên Định - Thiệu Hóa - Triệu Sơn. Chức năng của vùng là
phát triển công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (cây ăn
quả, cây công nghiệp, cây lương thực), dịch vụ hàng không và du lịch văn hóa lịch sử.
- Vùng 3, gồm: Thị xã Bỉm Sơn - Nga Sơn - Hậu Lộc - Hà Trung - Thạch Thành - Vĩnh
Lộc. Chức năng của vùng là phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt
nhuộm, hóa dược phẩm, du lịch văn hóa và nơng nghiệp (cây ăn quả, cây công nghiệp,
cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm).
- Vùng 4, gồm: Thị xã Nghi Sơn - Nông Cống - Như Thanh - Như Xuân. Chức năng
của vùng là phát triển cơng nghiệp lọc hóa dầu, cơng nghiệp hóa chất, cơng nghiệp
nặng, cơng nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ cảng biển, du lịch biển, du lịch sinh thái,
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và lâm nghiệp.
- Vùng 5, gồm: Ngọc Lặc - Cẩm Thủy - Lang Chánh - Thường Xuân. Chức năng của
vùng là phát triển nông nghiệp công nghệ cao (chăn nuôi quy mô lớn, cây công nghiệp,
cây ăn quả), lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
- Vùng 6, gồm: Quan Hóa - Quan Sơn - Mường Lát - Bá Thước. Chức năng của vùng
là phát triển lâm nghiệp, cây dược liệu, vùng bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du
lịch sinh thái, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và cơng nghiệp chế biến lâm sản.
Sự hình thành các vùng kinh tế liên huyện sẽ là cơ sở lập các quy hoạch, bố trí hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiệu quả hơn, bảo đảm tính
thống nhất chung tồn tỉnh trong việc phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội.
Kết quả của sự hình thành và phát triển các lãnh thổ kinh tế-xã hội tổng hợp các cấp là
diễn ra sự chuyên dịch khá nhanh của chỉ số thu nhập bình quân đầu người (Bảng 1).
Chuyển dịch rõ nhất về chỉ số thu nhập bình quân đầu người là sự chênh lệch giữa
thành thị và nông thôn đang dẫn giảm xuống. Tính chung chỉ số này của TP Thanh
Hố, TP Sầm Sơn và TX Bỉm Sơn năm 2007 chênh với 24 huyện còn lại là gần 3,8 lần,
những đến năm 2019 mức chênh này là 2 lần.

Năm 2007 mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa lãnh thổ cao nhất (TP
Thanh Hóa) và lãnh thổ thấp nhất (huyện Mường Lát) là 5,0 lần. Đến năm 2019 mức
chênh lệch này là 5,5 lân. Tương tự, trong nội bộ khu vực đồng bằng, mức chênh lệch
năm 2007 là 2,6 lần và năm 2019 là 2,36 lần, khu vực miền núi mức chênh lệch năm
2007 là 2,3 lần và năm 2019 là 2,1 lần , khu vực ven biển mức chênh lệch năm 2007 là
2,1 lần và năm 2019 là 1,74 lần.
Đáng chú ý là khu vực 11 huyện miền núi Thanh Hóa, tuy có trình độ phát triển thấp
hơn khu vực đồng bằng tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm hơn và tác động
9


của thị trường yếu hơn khu vực đồng bằng và ven biển nên khơng chỉ có chỉ số
GDP/người thấp mà cả sự chênh lệch của chỉ số này cũng thấp.
Bảng 1: Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 và 2019
phân theo huyện, thị xã, thành phố ở Thanh Hoá
ĐVT: Triệu đồng (Giá hiện hành)
TT Huyện, TX, 2007 2019 Tăng TT Huyện. TX, 2007 2019 Tăng
TP
(lần)
TP
(lần)
65
6,3 15
6,1
41
6,7
1
TP Sầm Sơn 10,3
Yên Định
5,0

44,1 8,8 16
5,4
39,5 7,3
2
Nga Sơn
Thiệu Hoá
3

Hậu Lộc

5,8

43,2 7,4

17

Thạch Thành 6,4

36

5,6

4

Hoằng Hoá

5,9

43


7,3

18

Cẩm Thuỷ

4,1

33

8,0

5

Quảng
Xương

6,2

48

7,7

19

Ngọc Lặc

4,8

36


7,5

6

Tĩnh Gia

7,5

75

10

20

Lang Chánh

4,8

26,5

5,5

7

TP
Hoá

Thanh 14,0


95

6,8

21

Như Xuân

5,1

28

5,5

8

TX Bỉm Sơn

15,0

75

5,0

22

Như Thanh

4,2


29

6,9

9

Thọ Xn

7,2

41,5 5,7

23

Thường
Xn

3,9

30

7,7

10

Hà Trung

6,4

34,2 5,3


24

Bá Thước

3,8

27,5

7,2

11

Đơng Sơn

6,6

54

8,1

25

Quan Hố

4,6

27,8

6,0


12

Vĩnh Lộc

5,8

41,5 7,1

26

Quan Sơn

3,4

25,0

7,3

13

Triệu Sơn

6,3

35,8 5,6

27

Mường Lát


3,0

17,0

5,6

6,4
36,5 5,7
14 Nơng Cống
Ghi chú: Thu nhập bình quân đầu người năm 2007. Thu nhập bình quân đầu người
năm 2019 tổng hợp từ 27 báo cáo Tổng kêt thực hiện kế hoạch KT-XH-AN-QP năm
2019 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020 của 27 HĐND các huyện, thị xã, thành phố của
tỉnh Thanh Hóa
2.3.6.Chuyển dịch cơ cấu các lãnh thổ kinh tế đặc thù
Ngồi việc hình thành khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn sự chuyển dịch quan trọng nhất
trong giai đoạn 2008-2019 là sự hình thành các hành lang phát triển và các trung tâm
kinh tế động lực.
-Các hành lang phát triển: Thanh Hóa đã hình thành có 6 hành lang phát triển kinh tế
sau đây.
10


- Hành lang kinh tế ven biển, kết nối Thanh Hóa với các tỉnh phía Bắc (Quảng Ninh,
Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) và tỉnh Nghệ An, thơng qua tuyến
đường bộ ven biển. Định hướng phát triển kinh tế biển, với trọng tâm là du lịch, dịch
vụ biển, kinh tế hàng hải và nghề cá.
- Hành lang kinh tế Bắc Nam, kết nối Thanh Hóa với Thủ đơ Hà Nội, các tỉnh phía
Bắc và Bắc Trung bộ, thơng qua tuyến đường Quốc lộ 1A và đường cao tốc Bắc Nam.
Định hướng phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ.

- Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh, kết nối Thanh Hóa với Hà Nội, các tỉnh phía
Bắc và Nghệ An. Định hướng phát triển là nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp
chế biến nông lâm sản “xa lộ nông nghiệp”.
- Hành lang kinh tế Đông Bắc, kết nối Cảng Lạch Sung - Nga Sơn - Bỉm Sơn - Thạch
Thành với các tỉnh phía Bắc thơng qua Quốc lộ 217B và Quốc lộ 217. Định hướng phát
triển công nghiệp chế biến, chế tạo và du lịch văn hóa.
- Hành lang kinh tế trung tâm, kết nối TP Sầm Sơn - TP Thanh Hóa - huyện Thọ Xn
thơng qua Đại lộ Nam sông Mã, Đại lộ Lê Lợi, đường từ TP Thanh Hóa đi Cảng Hàng
khơng Thọ Xn. Định hướng phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ.
- Hành lang kinh tế quốc tế, kết nối Cảng biển Nghi Sơn - Cảng Hàng không Thọ Xuân
với các tỉnh vùng Tây Bắc và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, thông qua tuyến
đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn, đường Hồ Chí Minh,
Quốc lộ 15, Quốc lộ 217 và Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo. Định hướng phát triển dịch vụ
xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, logictics và công nghiệp.
Các trung tâm kinh tế động lực. Hình thành 4 trung tâm sau:
- Trung tâm động lực TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn: Phát triển dịch vụ đa ngành, đa
lĩnh vực, chú trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, du lịch biển, du lịch văn hóa;
phát triển cơng nghiệp sạch, cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Trung tâm động lực phía Nam (Khu Kinh tế Nghi Sơn): Phát triển đa ngành, đa lĩnh
vực, trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế biến chế
tạo gắn với khai thác hiệu quả Cảng biển Nghi Sơn.
- Trung tâm động lực phía Bắc (Thạch Thành - Bỉm Sơn): Phát triển công nghiệp vật
liệu xây dựng, chế biến chế tạo; chế biến nông lâm sản, dược phẩm, da giày, dịch vụ,
du lịch.
- Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng): Phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao; công nghiệp hàng không, điện tử viễn thông, công nghiệp công
nghệ cao; du lịch di sản.
11



2.3.7-Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ công nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo huyện, thị. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo
lãnh thổ thể hiện sự thay đổi tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong GRDP của các huyện,
thị, thành phố theo hướng công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Năm
2007, vị trí số đứng đầu thuộc về huyện Tĩnh Gia, sau đó đến TX Bỉm Sơn, TP Thanh
Hóa, huyện Thọ Xuân, huyện Hà Trung…
Đến năm 2018 vị trí số 1 vẫn thuộc về huyện Tĩnh Gia, thứ hai thuộc về TX Bỉm Sơn,
thứ ba là huyện Đông Sơn, thứ tư là huyện Hà Trung, thứ năm là huyện Thạch Thành…
(Bảng 2). Đáng chú ý là tại các huyện miền núi và ven biển, tỷ trọng công nghiệp-xây
dựng tăng rất nhanh. Điều này cho thấy ngồi việc hình thành các khu công nghiệp tập
trung, trong giai đoạn 2008-2019, Thanh Hóa cũng đã chú ý phát triển cơng nghiệp theo
hình thức phân tán ở các huyện.
Bảng 2. Cơ cấu công nghiệp-xây dựng theo các huyện, thị, thành phố của Thanh
Hoá các năm 2007 và 2018 (%)
Năm 2007
Năm 2018
ST
Huyện, thị
Giá
trị Lao
Giá
trị Lao
T
SX*
động
SX*
động
Vùng ven biển
1


Thành phố Sầm Sơn

0,4

1,2

16,39

20,6

2

Nga Sơn

1,4

10,2

39,71

16,7

3

Hậu Lộc

0,7

4,5


42,10

25,3

4

Hoằng Hoá

1,5

5,9

43,00

28,3

5

Quảng Xương

1,6

8,8

32,83

18,6

6


Tĩnh Gia

26,3

5,6

82,40

48,7

12,1

45,67

26,0

Vùng đồng bằng
7

Thành
Hố

phố

Thanh 14,9

8

Thị xã Bỉm Sơn


20,5

4,6

71,60

67,8

9

Thọ Xn

8,7

6,8

39,89

20,9

10

Hà Trung

7,7

3,8

46,71


22,6

11

Đơng Sơn

5,5

7,7

48,21

28,8

12

Vĩnh Lộc

0,3

1,4

34,21

15,5

13

Triệu Sơn


1,1

4,1

42,90

15,8
12


Năm 2007

Năm 2018

Huyện, thị

Giá
SX*

Giá
SX*

14

Nơng Cống

2,6

4,5


31,28

22,6

15

n Định

0,9

2,8

25,34

23,4

16

Thiệu Hố

0,7

6,9

37,06

25,6

ST

T

trị Lao
động

trị Lao
động

Vùng núi
17

Thạch Thành

3,6

1,5

45,25

23,8

18

Cẩm Thuỷ

0,3

1,7

30,02


19

Ngọc Lặc

0,2

0,9

39,06

19,2
22.3

20

Lang Chánh

0,1

0,5

23,93

21

Như Xuân

0,1


0,4

33,80

22

Như Thanh

0,5

0,9

39,10

23

Thường Xuân

0,1

0,8

19,50

24

Bá Thước

0,1


1,1

17,66

25

Quan Hoá

0,1

0,7

22,30

26

Quan Sơn

0,06

0,4

20,30

27

Mường Lát

0,04


0,2

23,93

19.4
17
17
16.9
14.6
13.3
12.6
10.9

* Giá so sánh 1994, tỷ đồng
Tính tốn từ Niên giám thống kê Thanh Hoá năm 2007và năm 2018
- Đẩy mạnh sự phát triển các cụm công nghiệp. Bên cạch 6 khu cơng nghiệp tập
trung đã hình thành trước năm 2007, thì hướng chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu
lãnh thổ cơng nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2008-2019 là tập trung phát triển mạnh
các cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã và ghép một số cụm công nghiệp vào các
khu công nghiệp tập trung. Chẳng hạn Tĩnh Gia không cịn cụm cơng nghiệp, Bỉm
Sơn chỉ cịn 2 cụm, TP Thanh Hóa tuy có 4 cụm cơng nghiệp, nhưng phân bố tại địa
bàn các xã mới nhập vào do mở rộng địa giới hành chính thành phố..
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành 70 cụm cơng nghiệp. Tất cả các
huyện, thị xã đều có cụm cơng nghiệp, trung bình mỗi huyện có 2-3 cụm cơng
nghiệp. Nhiều nhất là huyện Hà Trung có 7 CCN. Các huyện Yên Định, Thọ Xuân,
Triệu Sơn và TP Thanh Hóa mỗi đơn vị có 4 CCN.
13


2.3.7. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nơng nghiệp

Ngồi việc định hình 4 vùng nơng nghiệp: vùng ven biển, vùng đồng bằng và vùng
trung du và vùng núi phía tây. Chuyển dịch quan trọng nhất trong giai đoạn 2008-2019
là sự hình thành các khu nơng nghiệp cơng nghệ cao và nông nghiệp đô thị
Khu nông nghiệp công nghệ cao.
Ngay từ tháng 8-2012, UBND tỉnh đã quy hoạch đầu tư 2 khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao giai đoạn 2012-2015 gồm: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Lam Sơn - Sao Vàng, Thọ Xuân, quy mô 200 - 500 ha; Khu nông nghiệp công nghệ
cao Nông trường Thống Nhất, Yên Định, quy mô 1.800 ha.
Giai đoạn 2016 – 2020 Đầu tư phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao Đơng Sơn,
quy mơ 200 ha; trong đó xây dựng Trung tâm dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao quy mơ 15 - 20 ha, có chức năng nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo nhân lực,
xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế và ươm tạo phát triển trang trại, doanh nghiệp,.
Nơng nghiệp đơ thị được hình thành và phát triển trong và xung quanh các đô thị như
TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn, TS Tĩnh Gia cùng nhiều đơ thị hạng IV
đóng vai trị huyện lị khác. Nơng nghiệp đơ thị ở Thanh Hóa đã hình thành 9 loại hình
và 10 hệ thống khác nhau.
Các loại hình nơng nghiệp đơ thị gồm: a)Nơng nghiệp tự cung, tự cấp, b) Nông nghiệp
phục vụ khách sạn nhà hàng. c).Nông nghiệp phục vụ xuất khẩu, d).Nông nghiệp xanh,
e).Nông nghiệp phịng hộ, f).Nơng nghiệp sinh thái, g).Nơng nghiệp du lịch, h).Nông
nghiệp nghỉ dưỡng, i). Nông nghiệp công nghệ cao
Các hệ thống nông nghiệp đô thị gồm: a).Hệ thống nông nghiệp gia đình. b).Hệ thống
nơng nghiệp trên đất cơng (đất của các cơng trình khác, đất ở hai bên đường giao
thơng, bờ kênh, bờ sông, dưới đường dây cao thế, đất cơng trình chưa xây dựng...).
c).Hệ thống nơng nghiệp tại các khuôn viên của các cơ quan, công sở, trường học, xí
nghiệp, nhà thờ, đình, đền, chùa..... d).Hệ thống cơng viên., e).Hệ thống vườn thương
mại qui mô nhỏ. f).Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm qui mô nhỏ. g).Hệ thống ni
thuỷ sản h).Hệ thống lâm nghiệp đơ thị. I).Xí nghiệp nông nghiệp. k).Hệ thống trang
trại đa chức năng.
Hiện nay, các nhân tố cơng nghiệp hố và đơ thị hố, đầu tư của nước ngoài, cơ chế thị
trường, tác động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các chính sách phát triển... so

với trước năm 2007, giai đoạn 2008-2019 cơ cấu lãnh thổ của nên kinh tế Thanh Hóa
có sự chuyển dịch theo hướng xuất hiện các hành lang kinh tế, các trung tâm kinh tế
động lực, các vùng liên huyện, các khu kinh tế tổng hợp, các khu nông nghiệp công
nghệ cao và nông nghiệp đô thị. Trong những năm tới chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh
tế-xã hội của Thanh Hố cịn diễn ra phức tạp hơn do sự phát triển mạnh của Khu kinh
tế tổng hợp Nghi Sơn, sự hình thành Đường cao tốc Bắc-Nam, Đường giao thông ven
biển, sự mở rộng Sân bay Thọ Xuân và Tp Thanh Hóa, sự hình thành đơ thị Lam SơnSao Vàng và sự phát triển của chuỗi đô thị dọc đường Hồ Chí Minh.
14


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường:
- Với sáng kiến kinh nghiệm nêu trên khi áp dụng vào thực tiễn công tác giáo dục tại
trường THPT Nông Cống I. Nơi tôi trực tiếp giảng dạy bộ mơn Địa lí kết quả đạt được
rất tích cực.
+ Đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân: Bài dạy trở nên cụ thể súc
tích hấp dẫn, hiệu quả hơn về mặt chuyển tải kiến thức địa lí địa phương. Một chuyên
đề chưa thực sự được coi trọng trong giáo dục nhà trường.
+ Đối với đồng nghiệp: Có thể sử dụng sáng kiến kinh nghiệm này để vận dụng trong
công tác soạn giáo án và giảng dạy chuyên đề địa lí địa phương.
+ Đối với các em học sinh: Tạo được hứng thú, ham tìm hiểu và u thích mơn học.
Giúp các em hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, qua đó học
tập và rèn luyện để trở thành cơng dân có ích cho q hương trong thời kì đổi mới, nắm
bắt và hiểu sâu hơn về kiến thức khoa học Địa lí và ý nghĩa thực tiễn của kiến thức đó
trong thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực tư duy: Phát huy được năng lực tư duy tổng quát đến tư duy cụ thể chi tiết.
Giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức phát huy năng lực tư duy sáng tạo…
-Khả năng hợp tác: Hình thành khả năng hợp tác làm việc theo nhóm - hỗ trợ thảo luận
rút ra kết luận đánh giá vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể: Biết vận dụng kiến thức,

tổng hợp kiến thức để giải thích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề cụ thể đặt ra trong
quá trình làm việc.
- Kỹ năng tổng hợp phân tích đánh giá: Kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng xử lý vấn
đề. Tổng hợp, phân tích, đánh giá…
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Mặc dù là đề tài sáng kiến kinh nghiệm ở phạm vi địa phương tỉnh Thanh Hóa, mang
tính định hướng nắm bắt xu thế đổi mới giáo dục, mang tính thực tiễn địa phương đã
có sự kiểm chứng rõ ràng. Kết quả học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, có sự phù hợp với đặc điểm tư duy và
năng lực học tập của các em.
Gắn liền kiến thức học tập sách giáo khoa với thực tiễn kinh tế xã hội tại địa phương.
Những biến chuyển tích cực trong thay dổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế Thanh Hóa trong
những năm gần đây.
15


Do thời gian làm đề tài chưa nhiều, việc áp dụng chắc chắn khơng tránh khỏi sai sót.
Mong được sự đóng góp kiến của các thầy cơ và các bạn đồng nghiệp để quá trình dạy
học sinh phù hợp với năng lực tư duy, phù hợp với xu hướng đổi mới học tập và giáo
dục của nước nhà, tiệm cận đến xu hướng đổi mới năm học 2020 -2021 và những năm
tiếp theo, cũng như việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của tôi được tốt hơn.
3.2. Kiến nghị:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tính thực tiễn và có khả năng ứng dụng cao. Vì
vậy xin kính đề xuất lên cấp trên nên mở rộng phong trào, khuyến khích các thầy cơ
giáo phát huy trí tuệ, mạnh dạn hơn nữa trong việc nghiên cứu sáng tạo khoa học gắn
liền với thực tế địa phương, để bài học ngày càng hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn, thu hút
khích lệ niềm hăng say hứng thú học tập và nghiên cứu của các em học sinh và đồng
nghiệp .
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

CƠ QUAN

Thanh Hóa, ngày

tháng

Năm 2020

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của tôi,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Đức Phượng

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 10 – THPT
2. Sách giáo viên Địa lí 12- THPT
4. Tranh ảnh khoa học Địa lí.
5.Boston Consulting Group (2017). Báo cáo rà soát, cập nhật, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, quy hoạch giai đoạn 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2040.
6-Lê Thơng, Nguyễn Văn Phú., Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam.
NXB Giáo dục. Hà Nội. 2004.
7-Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá. Niên giám thống kê các năm 2007, 2010, 2015, 2018
8-Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hố (2008). Địa chí Thanh Hố. Tập 3. NXB
Văn hố Thơng tin. Hà Nội.
9-UBND tỉnh Thanh Hố (2015). Báo cáo tổng hợp điều chính Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

10-Lê Văn Trưởng. Địa lý kinh tế-xã hội đại cương. NXB Chính trị Quốc gia. 2005
11.Lê Văn Trưởng (2008). Phân hoá lãnh thổ kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hoá. Kỷ yếu
Hội nghị địa lý toàn quốc lần thứ III, Hà Nội. Tr 806-817
12.Lê Văn Trưởng (2012) Nghiên cứu các hệ thống sản xuất nông nghiệp đơ thị ở TP
Thanh Hố.

17



×