Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

“Trình bày quy định pháp luật về đấu giá hàng hoá”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.52 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
.………***………..

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI 2
ĐỀ BÀI:

Trình bày quy định pháp luật về đấu giá
hàng hoá
HỌ VÀ TÊN :
MSSV : K18DCQ
LỚP

: K18DCQ

NGÀNH

: Luật

Hà Nội, 2020
1
1


MỞ ĐẦU
Đấu giá hàng hoá trong những năm gần đây khơng cịn xa lạ
đối với Việt Nam, sự ra đời của nó trong nền kinh tế thị trường
Việt Nam như là một tất yếu khách quan trong tổng bức tranh
phát triển chung của tồn thế giới. Đấu giá hàng hố có ý nghĩa


quan trọng bởi những ưu điểm đặc thù mà nó mang lại đối với
sự phát triển của nền kinh tế trong nước, đặc biệt là trong lĩnh
vực thương mại. Nhưng thực tế các quy định về đấu giá hàng
hố cịn ít, chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến hoạt động đấu giá
hàng hố ở nước ta cịn khá non yếu. Chính vì vậy tơi xin chọn
đề tài “Trình bày quy định pháp luật về đấu giá hàng
hoá” để làm bài tập học kỳ của mình để có thể trình bày rõ
hơn.
NỘI DUNG
I.
Khái qt
1. Khái niệm

Đấu giá hàng hố là hoạt động thương mại, theo đó người bán
hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc
bán hàng hố cơng khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
(Quy định tại Khoản 1 Điều 185 LTM 2005)
Có thể nói đấu giá hàng hóa là phương thức để bên bán xác
định người mua hàng. Đấu giá hàng hố là một hình thức cơng
khai mà ở đó tất cả những người tham gia có quyền cạnh tranh
bình đẳng để mua hàng hố. Đấu giá hàng hố có tính chất đặc
thù thể hiện ở chỗ chỉ có một người bán hàng nhưng có nhiều
người tham gia mua hàng hố. Những người tham gia mua
hàng hố đều có quyền hỏi đáp thắc mắc, có quyền xem xét
hàng hố về chất lượng mặt hàng.
2
2


2. Bản chất

-

Là phương thức bán hàng đặc biệt, để bên bán xác định
người mua hàng.

- Quan hệ giữa 1 người bán và nhiều người mua
- Người mua được chọn là người mua trả giá cao nhất.
3. Vai trò
Đấu giá hàng hố đảm bảo tính cơng khai, trung thực
-

trong mua bán hàng hoá đặc biệt là trong vấn đề giá cả.
Giá cả thể hiện lượng hàng hoá bán đấu giá và khả năng

-

tài chính của người mua được hàng hố đấu giá.
Đấu giá hàng hố mang tính tự nguyện cao của người mua
do người mua hàng hoá là người quyết định giá cả đặt
mua, giá của hàng hoá sẽ là giá của người mua cho là

thích hợp.
4. Đặc điểm
- Một hoạt động bán hàng đặc biệt
Trong đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu
giá (thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá) thực hiện việc
bán hàng hóa cơng khai tại một địa điểm và trong thời gian đã
thông báo trước để người muốn mua đến trả giá. Quyền mua
hàng hóa sẽ thuộc về người trả giá cao nhất.
-


Mang tính chất cạnh tranh, cơng khai, lành mạnh

Đối với mua bán đấu giá, phiên bán đấu giá thường được thông
báo công khai để thu hút đông đảo người tham gia trả giá. Số
người tham gia trả giá thường lớn hơn số người cần mua. Chính
bởi vậy, mức độ cạnh tranh trong trả giá rất cao. Tất cả những
người tham gia đấu giá đều muốn mua được hàng hóa, bởi vậy
họ sẽ nâng giá của hàng hóa lên mức cao nhất có thể. Để đảm
3
3


bảo tính cạnh tranh lành mạnh, chính những người tham gia sẽ
cùng nhau trả giá và giám sát quá trình đấu giá để bảo vệ
quyền và lợi ích của mình một cách tốt nhất.
-

Hoạt động bán hàng thông qua trung gian

Trong quan hệ đấu giá hàng hóa, trừ trường hợp người bán đấu
giá (người có hàng hóa) tự mình tổ chức đấu giá, các trường
hợp khác, ngoài bên bán, bên mua cịn có sự tham gia của
trung gian là người làm dịch vụ đấu giá. Bên bán là chủ sở hữu
của hàng hóa, người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc là người
có trách nhiệm, lợi ích liên quan đến hàng hóa bán đấu giá. Bên
mua là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua hàng hóa và
đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia
trả giá. Người làm dịch vụ đấu giá là những tổ chức được người
bán hàng hóa ủy quyền tiến hành việc bán đấu giá.

-

Đối tượng bán đấu giá là hàng hóa được phép lưu thơng
trên thị trường

Thơng thường người ta chỉ tổ chức đấu giá hàng hóa có đặc thù
về tính chất cũng như giá trị sử dụng. Đây là những loại hàng
hóa khó xác định giá trị thực, người mua có thể trả giá cao hơn
hay thấp hơn giá khởi điểm tùy thuộc vào phương thức đấu giá
trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh.
-

Hình thức của quan hệ đấu giá có thể tồn tại dưới dạng

+ Hợp đồng dịch vụ đấu giá (hợp đồng ủy quyền được xác lập
giữa người bán với người kinh doanh dịch vụ đấu giá có ghi
nhận quyền nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên)
4
4


+ Văn bản đấu giá hàng hóa (hợp đồng mua bán hàng hóa,
được xác lập giữa người bán, người mua hàng hóa và tổ chức
đấu giá).
Nhìn chung, đấu giá hàng hóa đảm bảo tính khách quan, trung
thực trong mua bán hàng hóa đặc biệt là trong vấn đề giá cả.
Giá cả thể hiện chất lượng hàng hóa bán đấu giá và khả năng
tài chính của của người mua được hàng hóa đấu giá Bán đấu
giá hàng hóa thực hiện một cách công khai, đảm bảo sự cạnh
tranh công bằng, ngăn ngừa được những hành vi tiêu cực gây

thiệt hại cho người bán hàng, người mua hàng và các chủ thể
khác có liên quan.
5. Chủ thể tham gia

Theo quy định tại Điều 186 và 187 LTM 2005, những chủ thể
tham gia hoạt động đấu giá hàng hoá được xác định gồm:
“Điều 186. Người tổ chức đấu giá, người bán hàng
1. Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh
dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường
hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.
2. Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở
hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hố
của người khác theo quy định của pháp luật.
Điều 187. Người tham gia đấu giá, người điều hành đấu giá
1. Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức, cá nhân đăng
ký tham gia cuộc đấu giá.
5
5


2. Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người
được người tổ chức đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá.”
-

Người bán hàng:

Chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ
quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hố của người khác
theo quy định của pháp luật.
-


Người tổ chức đấu giá:

Thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là
người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự
tổ chức đấu giá.
-

Người tham gia đấu giá:

Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức, cá nhân đăng ký
tham gia cuộc đấu giá.
-

Người điều hành đấu giá:

Người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá
uỷ quyền điều hành bán đấu giá.
6. Nguyên tắc đấu giá

Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện
theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của các bên tham gia. (Quy định tại Điều 188 LTM
2005)
Ta có thể thấy, giống như đấu thầu thì việc tổ chức bán đấu giá
hàng hóa cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định
nhằm đảm bảo sự canh tranh cơng bằng và tính trung thực của
cuộc bán đấu giá.
6
6


Công khai:


Đấu giá là hình thức cơng khai lựa chọn người mua hàng hóa
nên mọi vấn đề có liên quan đến cuộc bán đấu giá và những
thơng tin về hàng hóa bán đấu giá phải được công khai cho tất
cả những ai muốn mua dưới các hình thức như niêm yết, thông
báo, trưng bày, giới thiệu về tài sản…Những nội dung bắt buộc
phải công khai như địa điểm, thời gian tiến hành, tên loại hàng
hóa..
-

Trung thực:

Người bán hàng, người tổ chức bán đấu giá, người điều hành
đấu giá cần phải thông tin đầy đủ về cuộc bán đấu giá và thông
tin về hàng hóa, các giấy tờ có liên quan đến hàng hóa bán đấu
giá, những đặc điểm khuyết tật khơng nhìn thấy của hàng hóa,
các giấy tờ xác định tư cách người tham gia đấu giá phải thật rõ
ràng, chính xác và đầy đủ dể không tạo ra sự nhầm lẫn hay lừa
dối đối với các bên, sự nhầm lẫn hay lừa dối đó sẽ làm cho cuộc
đấu giá vơ hiệu.
-

Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia

Quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quan hệ
đấu giá hàng hóa đều phải được coi trọng và bảo đảm đầy đủ.
Người bán hàng có quyền xác định giá khởi điểm của hàng hóa,

có quyền yêu cầu tổ chức bán đấu giá thanh toán đầy đủ tiền
bán hàng hóa ngay sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc, được bòi
thường thiệt hại nếu tổ chức bán đấu giá hoặc bên mua có
hành vi xâm hại đến lợi ích của mình. Người mua hàng có
quyền xem hàng hóa, u cầu cung cấp đầy đủ thơng tin về
hàng hóa, được tự đặt giá, được xác lập quyền sở hữu đối với
hàng hóa sau khi hồn thành văn bản đấu giá và họ đã thực
hiện xong nghĩa vụ thanh toán.
7
7


Như vậy, đấu giá hàng hóa là hoạt động dân sự thương mại,
tạo ra một cơ chế đấu giá hàng hóa mang tính sinh lợi, cơng
khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nưóc, các
thương nhân, các tổ chức, cá nhân. Các cá nhân, tổ chức,
thương nhân nếu cần bán hàng hóa thuộc sở hữu chung, hàng
hóa khơng thể chia theo phần, hàng hóa khi chia ra thì hàng
hóa khơng cịn giá trị hoặc hàng hố đem ra bán thông thường
dễ dẩn đến phát sinh tranh chấp, do vậy việc đem bán đấu giá
công khai dễ được các bên chấp nhận vì bảo vệ được quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên sở hữu hàng hóa.
7. Phương thức thực hiện

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 185 Luật thương mại 2005, việc
đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phương
thức sau đây:
“2. Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai
phương thức sau đây:
a) Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó

người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền
mua hàng;
b) Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo
đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức
giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua
hàng.”
-

Đấu giá theo phương thức trả giá lên

Đây là hình thức đấu giá phổ biến nhất được áp dụng nhiều tại
các nước trên thế giới. Ở nước ta hiện nay, phương thức trả giá
8
8


lên được áp dụng phổ biến và thông dụng nhất. Tại các cuộc
đấu giá, nhân viên điều hành nêu giá khởi điểm của lô hàng hay
tài sản bán đấu giá. Mức giá khởi điểm này là mức giá được
định bởi các chuyên gia, được sự nhất trí của người bán trên cơ
sở đánh giá giá trị hàng hóa. Giá khởi điểm được tính tương đối
sát với giá trị của hàng hóa để chỉ cần vượt qua (hoặc bằng giá
nếu có sự đồng ý của người bán) là có thể bán được. Tại cuộc
đấu giá, những người tham gia sẽ trả giá nâng dần lên theo
từng mức nhất định. Người điều hành đấu giá thông báo công
khai về giá đã trả của những người tham gia đấu giá hàng hoá
bằng cách nhắc lại ba lần một cách rõ ràng, chính xác bằng lời
nói giá đã trả cao nhất, mỗi lần cách nhau ba mươi giây. Người
điều hành đấu giá chỉ được cơng bố người mua được hàng hố
đấu giá nếu sau ba lần nhắc lại giá người đó đã trả mà khơng

có người nào trả giá cao hơn.
-

Đấu giá theo phương thức đặt giá xuống

Đấu giá theo phương thức đặt giá xuống được áp dụng trong
trường hợp một hàng hóa khơng được chấp nhận khi đưa ra một
mức giá cao hoặc một hàng hóa muốn được bán đi thật nhanh.
Ưu điểm của phương thức đấu giá này là hàng hóa được bán
thường là các hàng hóa giống nhau, có số lượng lớn hoặc hàng
hóa mau hỏng. Trong các cuộc đấu giá này, một món hàng được
chào bán với một mức giá rất cao. Giá ban đầu được đưa ra cao
hơn nhiều so với giá trị món hàng và khơng có người bán nào hi
vọng bán được món hàng với giá cao như vậy. Do đó, giá được
giảm xuống từ từ cho đến khi một người trả giá nào đó quyết
định mua thì người đó là người chiến thắng. Phương thức đấu
9
9


giá này thường được tổ chức bởi các nhà tổ chức đấu giá lớn và
nhiều kinh nghiệm. Cuộc đấu giá thường được thông báo cho
tất cả những người tham gia đấu giá. Họ sẽ tiến hành trưng bày
các hàng hóa được đấu giá để những người tham gia đấu giá có
cơ hội xem xét các hàng hóa mà họ sẽ mua. Trước mỗi cuộc đấu
giá, người tổ chức sẽ công bố số lượng gói hàng đem bán, giá
trị bán lẻ, giá cược thế chấp, độ giảm giá cược và thời gian
đóng cửa phiên đấu giá. Bằng việc đặt cược giá, nếu người
tham gia đấu giá có thể dự định mua. Trước tiên, hàng hóa được
chia thành các gói nhỏ.

8. Hợp đồng dịch vụ tổ chức

Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập thành
văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương như điện báo, fax, telex, … được quy định cụ thể tại Điều
193 LTM 2005:
“Điều 193. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
1. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập
thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương.
2. Trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế
chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý
của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho
các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế
chấp.
3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận
về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt
10
10


khơng có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch
vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu
giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người
tổ chức đấu giá”.”
KẾT LUẬN
Pháp luật về đấu giá hàng hóa là bộ phận cấu thành trong hệ
thống pháp luật dân sự - thương mại. Bộ phận pháp luật này có
tác động tương hỗ đối với các bộ phận khác trong tồn bộ thể
chế, ngày càng trở nên hồn thiện vì đã thực được vai trò là cơ

sở pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu giá hàng hóa trong nền
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta . Quy
định về đấu giá hàng hoá của Luật Thương mại 2005 ra đời đã
tạo ra sự bình đẳng và môi trường cạnh tranh công bằng khi tất
cả người tham gia trả giá đều có cơ hội ngang nhau, giúp quan
hệ mua bán diển ra nhanh chóng, với thời gian và địa điểm xác
định, thúc đẩy trao đổi thương mại phát triển.

11
11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam, Báo cáo Đại hội đại biểu toàn

Quốc lần thứ IX;
2. Đảng cộng sản Việt Nam, Báo cáo Nghị quyết đại hội đại
biểu toàn Quốc lần thứ X;
3. Luật Thương mại năm 2005;
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại
(tập 2), Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2006.

12
12


MUC LỤC

13

13



×